Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bao cao tu van phat trien he thong cap cuu truoc benh vien ha noi theo mo hinh samu cua aphp 2019 final v2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.18 KB, 22 trang )

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ VÀ TƯ VẤN
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CẤP CỨU TRƯỚC BỆNH
VIỆN TẠI HÀ NỘI, VIỆT NAM

Tháng 5/2019

1


MỤC LỤC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACD
ACP
ACR
BLS
CCS
CPR
CTI
DCH
ECG
EFT
EMS
GIS
GPS
HR
ICU
IDC
MICU
MRA


PR
RCS
VIS

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Advanced Call Distribution
Advanced Command Post
Advanced Call Routing
Basic Life Support
Casualty Clearing Station
Cardio Pulmonary Resuscitation
Computer Telephony Integration
Dispatch Center of Hanoi
Electrocardiogram
Equivalent Full Time
Emergency Medical Services
Geographic Information System
Geographic positioning System
Human Resources
Intensive Care Unit
International Diseases Classification
Mobile Intensive Care Unit
Medical Regulation Assistant
Physician Regulator
Recording Call System
Vocal Interactive Server


Hệ thống phân bố cuộc gọi nâng cao
Vị trí chỉ huy (di động) hiện đại
Hệ thống định tuyến cuộc gọi nâng cao
Hồi sinh tim phổi cơ bản
Trạm xử lý thương vong
Hồi sinh tim phổi
Hệ thống tích hợp điện thoại và máy tính
Trung tâm điều phối cấp cứu Hà Nội
Điện tâm đồ
Tương tương (làm việc) tồn thời gian
Cấp cứu trước bệnh viện
Hệ thống thơng tin địa lý
Hệ thống định vị địa lý
Nhân lực
Khoa Hồi sức tích cực
Xếp loại bệnh tật Quốc tế
Xe hồi sức cấp cứu di động
Nhân viên hỗ trợ điều phối y khoa
Bác sĩ điều phối y khoa
Hệ thống ghi âm cuộc gọi
Máy chủ tương tác giọng nói

2


DANH SÁCH NHÓM CHUYÊN GIA AP - HP
Khảo sát đánh giá và lập báo cáo:





Christophe HODEE, Giám đốc kinh doanh, AP-HP International
Gs Claude LAPANDRY, Giám đốc danh dự SAMU 93, Chuyên gia về Hệ thống cấp
cứu, AP-HP
Bs Cécile URSAT, Bệnh viện SAMU 92, Chuyên gia về Hệ thống cấp cứu, AP-HP

Xem báo cáo:


Gs Didier HOUSSIN, Chủ tịch AP-HP International



Sanaa TAHIR, Giám đốc dự án, AP-HP International

3


4


CHƯƠNG 1: NHU CẦU CẤP CỨU TRƯỚC BỆNH VIỆN CỦA HÀ NỘI
A. NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA HÀ NỘI
1. Dân số và sự phát triển
1.1 Biến đổi dân số ở Thành phố Hà Nội
3. Các yếu tố dịch tễ
Giống như ở các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sự chuyển biến dịch tễ học ở Việt
Nam diễn ra nhanh chóng5. Tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam đã được cải thiện
đáng kể theo thời gian. Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,54 năm 1990 lên 76,25 năm 2016. Tỷ
lệ tử vong bà mẹ giảm từ 233 xuống còn 54 trường hợp trên 100.000 ca sinh sống trong

cùng thời kỳ. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm từ 44,4 xuống còn 14,7 trường hợp trên 1.000
ca sinh sống.
Những cải thiện về sức khỏe là do sự phát triển của hệ thống y tế. Tuy nhiên, những cải tiến
này đang gặp thách thức bởi mơ hình cc sống hiện đại và sự gia tăng các bệnh khơng lây
nhiễm.
Các ngun nhân chính gây tử vong ở Việt Nam được thể hiện trong bảng 2:
Bảng 2: Các nguyên nhân tử vong năm 20126

5


____________________________
5 - Van Minh Hoang, MD, PhD., Nasca, Philip, PhD.: “Public health in Transitional Vietnam: Achievements and
Challenges”, in Journal of Public Health Management and Pratices; March/April 2018 – Volume 24 – Issue – p S1-S2;
6 - WHO Statistical profile, January 2015

6


Đột quỵ (21,7%) và bệnh thiếu máu cơ tim (7%) chiếm gần 1/3 tổng số các ca tử vong trên
toàn quốc. Một số nguyên nhân gây tử vong có thể tránh được, như tai nạn giao thơng đang
có xu hướng tăng lên, với hơn 21.000 ca tử vong mỗi năm. Các nguyên nhân này có thể
giảm được.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống y tế Việt Nam vẫn phải đối mặt
với nhiều thách thức. Quá trình chuyển đổi dịch tễ học đang diễn ra nhanh chóng, có ý nghĩa
đối với chính sách y tế cơng cộng. Trong bối cảnh tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu
giảm của các bệnh truyền nhiễm, hệ thống y tế sẽ cần phải được điều chỉnh lại để giải quyết
những thách thức liên tục của bệnh truyền nhiễm đồng thời với sự gia tăng tỷ lệ mắc các
bệnh khơng lây nhiễm cần chăm sóc lâu dài. Ở Việt Nam, sự chuyển đổi dịch tễ học có đặc
trưng là gánh nặng hàng đầu do các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,

ung thư và bị thúc đẩy do việc sử dụng rượu (44%) và hút thuốc ở nam giới (46%). Một đặc
trưng duy nhất ở Việt Nam là tỷ lệ đột quỵ cao ở các nhóm trẻ và tỷ lệ này có thể quan trọng
hơn ở Hà Nội.
Một thách thức khác cho sự phát triển của thành phố Hà Nội là ơ nhiễm khơng khí. Đây là
vấn đề lớn ảnh hưởng tới sự hấp dẫn và sự phát triển bền vững của Thành phố.

6. Danh sách các bệnh viện công, bệnh viện tư, phân vùng và chuyên khoa
Các bệnh viện được chia ra là bệnh viện tỉnh/ thành phố, hoặc bệnh viện quốc gia. Chúng
được phân hạng thành 3 hạng căn cứ theo thiết bị và nhân viên của bệnh viện.

B. CẤP CỨU TRƯỚC BỆNH VIỆN TẠI HÀ NỘI
1. Mối liên hệ giữa bệnh viện và cấp cứu trước bệnh viện
Tổ chức hoạt động của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội độc lập với mạng lưới bệnh viện và
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện. Cũng khơng có kết nối chính thức giữa 115
Hà Nội và các bệnh viện, đặc biệt là khơng có kết nối nào với các chun khoa sâu như
trung tâm đột quỵ, trung tâm can thiệp tim mạch hoặc ICU.
Trung tâm Cấp cứu 115 có danh sách số điện thoại của tất cả các bệnh viện của Hà Nội,
ngồi ra khơng có thơng tin thêm gì khác (số giường có thể thu dung bệnh nhân, các chuyên
khoa sâu như trung tâm đột quỵ hoặc khoa tim mạch…), vì vậy bệnh nhân được gửi một
cách có hệ thống đến khoa cấp cứu gần nhất nơi có khoa ICU tốt. Bệnh nhân đôi khi cũng

7


có thể được chuyển trực tiếp đến ICU hoặc đơn vị can thiệp mạch vành. Lý do chính có thể
do sự thiếu tin tưởng vào chẩn đốn do kíp cấp cứu trước bệnh viện đưa ra.
Hầu hết các cơ sở cấp cứu đều có khoa ICU để điều trị bệnh nhân nặng trước khi chuyển
sang các khoa chuyên khoa luôn trong tình trạng hoạt động 100% cơng suất. Đối với hội
chứng mạch vành cấp hoặc đột quỵ cũng xảy ra tình trạng tương tự, bệnh nhân khơng được
trực tiếp chuyển đến các khoa phù hợp có khả năng tiến hành thủ thuật trong thời gian sớm

nhất.
Cách tổ chức này không thúc đẩy sự phát triển của EMS và điều này gợi ý rằng nhiều
trường hợp tử vong có thể tránh được nếu một cách tổ chức khác được triển khai.
2. Cấp cứu trước bệnh viện
Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội có đội xe gồm 20 xe cứu thương ở trụ sở và các trạm vệ
tinh. Trong số 20 xe cứu thương, 14 xe cứu thương và các kíp cấp cứu hoạt động liên tục
hàng ngày.
Xe cứu thương được đặt tại trụ sở Trung tâm Cấp cứu 115 và tại 4 trạm vệ tinh bố trí ở các
bệnh viện huyện hoặc trung tâm y tế. Trụ sở chính và các trạm vệ tinh bao phủ chủ yếu các
quận trung tâm thành phố.
Một chỉ số quan trọng cho cấp cứu trước bệnh viện là thời gian đến hiện trường sau khi tiếp
nhận cuộc gọi. Thời gian trung bình được ghi nhận muộn nhất là 20 phút.
Xem xét tổ chức và vị trí thực tế của Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm vệ tinh, phạm vi
khu vực đô thị, không tính đến thời gian đến và chất lượng của hệ thống, ước tính độ phủ
EMS đạt 54% dân số thành phố Hà Nội.
Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội cung cấp dịch vụ cấp cứu ban đầu và vận chuyển.
Bệnh viện cấp quốc gia và bệnh viện đa khoa của thành phố Hà Nội có xe cứu thương riêng
và cung cấp dịch vụ vận chuyển bệnh nhân giữa các bệnh viện. Trong hệ thống hiện tại,
cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng của bệnh nhân thực sự là yếu tố quan trọng nhất
quyết định sự sống còn của họ.
Trong mọi trường hợp, xe cứu thương được phân loại A * và thiết bị cứu thương cho phép xử
lý các trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng.
Trụ sở chính chịu trách nhiệm điều phối thơng tin và chuyển các cuộc gọi đến xe cứu
thương gần nhất (trụ sở hoặc vệ tinh) và cử đến hiện trường.
Bác sĩ trên xe cứu thương điền vào bệnh án cấp cứu trước bệnh viện và cung cấp cho bệnh
viện tiếp nhận. Các ghi chép này được chuyển đến bộ phận điều phối. Bệnh viện tiếp nhận
bệnh nhân được quyết định bởi bác sĩ trên xe cứu thương và hầu hết là bệnh viện gần nhất.
8



Có thể đưa bệnh nhân đến một đơn vị phù hợp hơn như đơn vị mạch vành hoặc trung tâm
đột quỵ nhưng việc đó hiếm khi xảy ra và phụ thuộc vào mối quan hệ cá nhân.
Xe cứu thương của Trung tâm Cấp cứu 115 không thực hiện chuyển bệnh nhân giữa
các bệnh viện, việc này do các xe cứu thương của các bệnh viện đảm nhiệm
3. Mối liên hệ với các dịch vụ liên quan ( Cứu hỏa, cảnh sát, cấp cứu )
Khơng có liên kết đặc thù nào (giữa cấp cứu 115) với cảnh sát, cứu hỏa, hội chữ thập đỏ hay
bất kỳ công ty cứu thương tư nhân nào
Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội không được tham gia vào các kế hoạch đáp ứng khẩn cấp
nhưng cử kíp cấp cứu tham gia đảm bảo y tế một số sự kiện lớn mà không điều phối y tế tại
chỗ.

__________________
* Chi chú: Theo phân loại của SAMU, có 3 loại xe cứu thương A,B,C, trong đó loại cao cấp nhất là loại C
(xin xem thêm trang 49-50)

9


CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM CẤP CỨU 115 HÀ NỘI
A. HIỆN TRẠNG CỦA CỦA TRUNG TÂM CẤP CỨU 115 HÀ NỘI
1. Vị trí
Trụ sở của Trung tâm Cấp cứu 115 được đặt tại trung tâm thành phố Hà Nội, phố Phan Chu
Trinh, quận Hồn Kiếm. Tịa nhà chính đã được xây dựng cách đây nhiều năm bao gồm tịa
nhà 2 tầng. Mỗi tầng có diện tích khoảng 800 mét vuông.
Việc tổ chức các hoạt động tại trụ sở có thể được mơ tả như sau:
- Tầng trệt là điểm đỗ của 5 xe cứu thương và xe máy của nhân viên. Tầng trệt cũng là nơi
bố trí bộ phận điều phối thơng tin với diện tích khoảng 16 mét vng và có một khu chụp
cắt lớp
- Tầng một tổ chức một phòng khám ngoại trú với một số chuyên khoa.
- Tầng thứ hai là khối các phịng chức năng hành chính của trụ sở. Bốn phịng khác dùng để:

+ lưu trữ trang thiết bị dùng trên xe cứu thương,
+ lưu trữ dược, vật tư tiêu hao
+ lưu trữ dụng cụ giảng dạy,
+ một phịng họp có thể chứa 50 người có thể dùng để giảng dạy.
Ngồi ra, cịn có bốn trạm vệ tinh tĩnh được bố trí quanh Hà Nội.
Mỗi trạm vệ tinh được đặt trong một bệnh viện quận/huyện hoặc một trung tâm y tế với hai
hoặc ba xe cứu thương nhưng độc lập với các cơ sở y tế sở tại. Cơ sở vật chất trong các trạm
vệ tinh ở mức cơ bản, bao gồm 3 phòng: 2 phòng làm việc và một phòng để lưu trữ. Nhiệm
vụ là nhận các chuyến cấp cứu qua điện thoại và viết bệnh án vào sổ. Không có các phác đồ
điều trị.
Rõ ràng, với vị trí thực tế đó, xe cứu thương chỉ đáp ứng được một phần dân cư của Hà Nội.
Một số vùng khác là “vùng trắng” về dịch vụ cấp cứu trước bệnh viện. Trung tâm cấp cứu
115 Hà Nội không thể phục vụ một số huyện ngoại thành như Ba Vì hay Sơn Tây, Sóc Sơn,
Mê Linh và Xuân Mai, nơi cách trạm vệ tinh gần nhất từ 30 km đến 50 km.
Ngoài ra, giao thông trong trung tâm Hà Nội và khoảng cách từ các trạm vệ tinh tới hiện
trường không cho phép cung cấp một dịch vụ có chất lượng cho người dân.

10


2. Tổ chức của bộ phận điều phối cấp cứu
Các cuộc gọi đến được tiếp nhận tại bộ phận điều phối cấp cứu đặt tại tại trụ sở của Trung
tâm cấp cứu 115 Hà Nội. Căn phòng nằm ở tầng trệt trên diện tích 16 mét vng. Phịng này
có một bàn với 4 máy điện thoại để nhận các cuộc gọi đến số 115 và 2 đường điện thoại cố
định khác để liên lạc với nhân viên trên xe cứu thương hoặc các bệnh viện, ngồi ra có thêm
một máy tính, phần mềm theo dõi GPS, một iPad 4G.
Nhân lực của bộ phận điều phối gồm ba điều dưỡng đảm bảo 24/7 theo ca 24 giờ để tiếp
nhận các cuộc gọi đến, đơi khi có một bác sĩ làm người giám sát.
Một màn hình lớn cho phép định vị tất cả các xe cứu thương bằng GPS.
Hình 4 : Bộ phận điều phối cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội


Tại trụ sở, có 3 đội cấp cứu, mỗi đội cấp cứu chỉ định 3 người trực trong phịng điều phối và
điều phối thơng tin cấp cứu trong ca trực
 Bộ phận điều phối thường cung cấp các dịch vụ sau:
 Nhận yêu cầu cấp cứu từ cộng đồng và các tổ chức
 Phân loại thông tin qua điện thoại
 Điều động kíp cấp cứu đến hiện trường
 Hướng dẫn cấp cứu qua điện thoại
 Điểm kết nối các nguồn lực cấp cứu: bệnh viện, xe cứu thương, phòng cấp cứu, chuyên
gia
 Giám sát hoạt động hàng ngày của mạng lưới xe cứu thương
 Thu thập dữ liệu phục vụ công tác quản lý
 Kết nối bệnh nhân với các cơ sở y tế

11


Khơng có các phác đồ y khoa để phân loại. Trong thực tế, điều dưỡng yêu cầu xe cứu
thương gần nhất, có xem xét đến các yếu tố gây chậm chễ trên thực địa. Tư vấn y tế trực
tuyến rất hiếm, một hoặc hai lần mỗi năm.
Mỗi cuộc gọi được ghi lại trên một quyển sổ viết tay với tất cả các lịch trình, tình trạng bệnh
nhân và lựa chọn xe cứu thương. Các thông tin này được chuyển tiếp lần nữa đến một máy
tính.
Các cuộc gọi được chuyển đến các trạm vệ tinh qua điện thoại và mỗi trường hợp gọi cấp
cứu đều được ghi lại cụ thể về thời gian tiếp nhận, khởi hành, thời gian đến hiện trường, thời
gian đến bệnh viện trên một cuốn sổ khác. Kết nối với bệnh nhân chỉ là cung cấp số điện
thoại của bệnh viện cho họ.
Điều dưỡng có số điện thoại của từng bệnh viện tại thành phố Hà Nội. Tuy nhiên khơng có
một tài liệu (ROR) chính thức nào về liệt kê bệnh viện, chuyên khoa của bệnh viện và số
giường đang trống tại các khoa chuyên sâu như ICU, trung tâm chấn thương, trung tâm sơ

sinh….
3. Quản lý dịch vụ cấp cứu trước bệnh viện
Hầu hết việc vận chuyển bệnh nhân đều được thực hiện bởi các nhân chứng tại hiện trường
(gia đình, bạn bè, taxi….) sẵn sàng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất. Mặc dù
q trình này làm giảm sự trì hỗn đến bệnh viện, nhưng việc vận chuyển đó có thể làm xấu
đi tình trạng của nạn nhân. Hơn nữa, bệnh viện gần nhất chưa chắc đã có được trang bị cần
thiết tốt nhất để điều trị cho bệnh nhân và việc vận chuyển lần hai (đến cơ sở y tế khác) có
thể dẫn đến trì hỗn điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay, chẩn đốn khơng do các bác sĩ tại
hiện trường đưa ra. Nạn nhân được gửi đến bệnh viện gần nhất, cũng như Trung tâm Cấp
cứu 115 Hà Nội không hoạt động như một mắt xích thực sự trong chuỗi cấp cứu.
Các cuộc gọi đến được tiếp nhận bởi bộ phận điều phối, cần phải được xử trí chun mơn (y
khoa) trước khi điều xe cứu thương. Kíp cấp cứu ổn định bệnh nhân trước khi chuyển đến
bệnh viện và các bệnh nhân thường được chuyển đến khoa cấp cứu của bệnh viện, hiếm khi
chuyển đến đơn vị khoa chuyên sâu. Các khoa cấp cứu bệnh viện quốc gia (Bạch Mai, Việt
Đức) hay bệnh viện chuyên khoa khác được trang bị số lượng lớn giường ICU. Nếu được
yêu cầu, bệnh nhân có thể tiếp tục được chuyển đến khoa chuyên sâu (trung tâm bỏng, trung
tâm tim mạch, phòng chụp chiếu…) trong cùng một bệnh viện hoặc trong một bệnh viện
khác.
Hiện tại, chẩn đốn khơng do các bác sĩ tại hiện trường đưa ra. Trên thực tế, bệnh nhân
được gửi đến bệnh viện gần nhất. Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội không phải là một điểm
nối thực sự trong chuỗi cấp cứu.
4. Nguồn nhân lực
12


4.1 Lực lượng làm việc
Nhân viên của EMS 115 Hà Nội bao gồm 186 người (làm việc toàn thời gian):
- 28 BS trong đó 21 người đi xe cứu thương, những người khác là nhân viên hành chính,
- 27 Y sỹ ,
- 65 điều dưỡng,

- 47 lái xe.
Mỗi kíp cấp cứu bao gồm một bác sĩ hoặc y sỹ, một điều dưỡng và một lái xe. Tổng cộng có
42 kíp cấp cứu, bảo đảm có 14 kíp hoạt động mỗi ngày.
Ngồi ra cịn đáp ứng y tế cho các tình huống đặc biệt. Mỗi đội làm việc theo ca 24 giờ, sau
đó nghỉ 2 ngày.
4.2 Nhiệm vụ của kíp cấp cứu
- Nhiệm vụ của y/bác sĩ cấp cứu:
+ Cấp cứu bệnh nhân trước bệnh viện
+ Hỗ trợ các cuộc gọi, tư vấn y tế trực tuyến tại bộ phận điều phối cấp cứu (nếu cần)
+ Tham gia đào tạo cấp cứu trước bệnh viện
- Nhiệm vụ của điều dưỡng cấp cứu:
+ Cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng trong môi trường trước bệnh viện
+ Tham gia đào tạo cấp cứu trước bệnh viện
+ Quản lý trang thiết bị y tế trên xe cứu thương
- Nhiệm vụ của lái xe cứu thương:
+ Lái xe và bảo dưỡng xe cứu thương và các thiết bị liên quan
+ Hỗ trợ y/ bác sĩ và điều dưỡng tiến hành sơ cấp cứu
Vấn đề đặt ra là hoạt động cấp cứu trước bệnh viện (EMS) độc lập tách rời khỏi các bệnh
viện. Sự kết hợp (của hệ thống EMS) với các bệnh viện sẽ tạo điều kiện các các y/bác sĩ có
thêm kinh nghiệm điều trị cấp cứu, thực hành lâm sàng và phân loại tại khoa cấp cứu. Điều
này cũng sẽ cho phép các bác sĩ của khoa cấp cứu có thêm kinh nghiệm về cấp cứu trước
bệnh viện, để biết các thực hành cấp cứu trước bệnh viện và các khó khăn khi làm việc
trong điều kiện gian khổ (khí hậu, mơi trường gia đình, an ninh tại hiện trường..).
4.3 Quản lý
Hình 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội
Ban Giám Đốc
1 Giám đốc, 2 PGD

13
Phịng

Kế hoạch

Phịng
Tổ chức

Phịng
Tài chính

3 Đội cấp cứu
tại trụ sở (5 xe

4 Trạm


Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội có quyền tự chủ một phần và phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ Sở
Y tế Hà Nội. Trung tâm có trách nhiệm rất lớn và tự chủ liên quan đến việc tuyển dụng nhân
viên, bao gồm cả y/bác sĩ và điều dưỡng. Ban giám đốc được xác định rõ ràng và chịu trách
nhiệm về tất cả các hoạt động của trung tâm.
Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân viên, đặc biệt là bác sĩ
vì thu nhập thấp và bởi vì hầu hết các bác sĩ thích làm việc trong bệnh viện.
4.4. Đào tạo
Hiện nay, tại Việt Nam, khơng có đào tạo cấp cứu trước bệnh viện cho điều dưỡng và lái xe
của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội. Do đó, chỉ có hình thức vừa làm vừa học việc.
Các y/bác sĩ được đào tạo bằng cách đi theo học hỏi các y/bác sĩ cấp cứu trước bệnh viện
làm việc lâu năm trong 3 tháng. Có thể tiếp tục học tại đại học y, tuy nhiên qua quan sát
trình độ được đào tạo trong lĩnh vực cấp cứu trước bệnh viện là thấp. Cấp cứu trước bệnh
viện không được dạy như một chuyên ngành tại các trường đại học y .
5. Trang thiết bị
Tại bộ phận điều phối cấp cứu, tổng đài điện thoại chỉ có thể nhận được tối đa 4 cuộc gọi
đồng thời và khơng có tất cả các chức năng cần thiết (ghi dữ liệu, thống kê các cuộc gọi

không phản hồi, cuộc gọi bị mất, chậm phản hồi và truy xuất nguồn gốc của các cuộc gọi).
Không được cài đặt phần mềm chuyên nghiệp để vận hành, giám sát và báo cáo. Tất cả dữ
liệu được thu thập thủ công sau đó nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để phân tích.
14


Diện tích của phịng điều phối (16 mét vng) khơng đủ để tiếp nhận thiết bị của một trung
tâm điều phối hiện đại.
Khơng có trung tâm mơ phỏng đào tạo, tài liệu đào tạo cịn hạn chế, mới ở trình độ cơ bản
và thường lỗi thời.
Các thuốc sử dụng cho các xe cứu thương được lĩnh từ trụ sở chính hàng ngày.
6. Xe cứu thương 
Đội xe cứu thương về cơ bản bao gồm 20 xe cứu thương Toyota Hiace nhưng hiện tại chỉ có
14 chiếc được sử dụng hàng ngày. Hầu hết các xe cứu thương đã cũ và hơn 50% đã chạy
hơn 300.000 km. Có 6 xe dự phịng sẵn sàng hoặc đang sửa chữa. Các xe cứu thương thuộc
loại A có điều hịa khơng khí.
Vật tư, trang thiết bị y tế trên xe cứu thương chỉ đủ phục vụ cấp cứu cơ bản khơng đủ để xử
trí tất cả các trường hợp bệnh nhân nặng.
Thuốc và thiết bị y tế trên xe cứu thương được liệt kê như trong bảng dưới đây:

__________________
* Chi chú: Theo phân loại của SAMU, có 3 loại xe cứu thương A,B,C, trong đó loại cao cấp nhất là loại C (xin
xem thêm trang 49-50)

15


- Niên hạn của các thiết bị y tế đặt ra vấn đề cần phải thay thế sớm.
- Về chất lượng xử trí cấp cứu, việc thiếu máy thở khơng cho phép xử lý tốt các trường hợp
suy hô hấp.

- Cần có một số thiết bị phục vụ cho việc xét nghiệm nhanh như máy đường huyết và
hemocue (máy xét nghiệm công thức máu nhanh).
Các thiết bị liên lạc vô tuyến đã lỗi thời và việc liên lạc được thực hiện bằng điện thoại
thơng minh giữa các kíp cấp cứu và bộ phận điều phối. Tuy nhiên, Trung tâm cấp cứu 115
Hà Nội gần đây có mua một ứng dụng phần mềm được sử dụng xác định vị trí xe cứu
thương bằng GPS.
7. Điều hành y khoa
Khơng có điều phối y khoa thực sự. Phần lớn các cuộc được đáp ứng bằng cách điều động
một kíp cấp cứu xuất phát từ trạm cấp cứu gần nhất. 90% các cuộc gọi là các cuộc gọi giả:
lỗi hoặc đùa. Việc tiếp nhận các cuộc gọi được đảm bảo bởi 2 điều dưỡng khơng có phác đồ
điều phối. Đơi khi một bác sĩ hướng dẫn điều phối y khoa nhưng khơng có cán bộ chuyên
trách. Các trạm vệ tinh được hiển thị trên màn hình tại bộ phận điều phối và cung đường đi
cấp cứu được theo dõi qua GPS. Sự lựa chọn điểm đưa bệnh nhân đến được thực hiện bởi
các y/bác sĩ trên xe cứu thương, có tham khảo ý kiến của bộ phận điều phối và đôi khi bệnh
viện tiếp nhận bệnh nhân được bộ phận điều phối thông báo trước.
Hầu hết các bệnh nhân được chuyển đến khoa cấp cứu.
Điều dưỡng của bộ phận điều phối được luân chuyển mỗi 6 tháng, họ được quay lại làm
việc trong kíp cấp cứu trên xe cứu thương.
Trung tâm Cấp cứu 115 được yêu cầu đảm bảo y tế cho một số sự kiện tập trung đông
người,.
8. Đánh giá hoạt động
Bảng 4 cho thấy tỷ lệ đáp ứng các cuộc gọi cấp cứu là 99,9% nhưng số liệu thống kê cuộc
gọi không tính đến các cuộc gọi giả, (tỷ lệ các cuộc gọi giả này) được đánh giá lên đến mức
90%. Năm 2018, tổng số cuộc gọi có thể ước tính là 367.320 các cuộc gọi, trung bình mỗi 5
phút có 3,5 cuộc gọi.
Từ năm 2016 đến 2018, số cuộc gọi đã tăng 8%. Việc đáp ứng của Trung tâm cấp cứu 115
Hà Nội cũng đã tăng lên với sự gia tăng số lượng vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện là
khoảng 8% từ năm 2016 đến 2018. Hơn nữa, 30% số chuyến xe khơng đón được bệnh nhân
(tỷ lệ về khơng là 30%).
16



Bảng 4: Hoạt động của Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội trong 3 năm qua

Tổng số cuộc gọi
Khơng có xe
Tổng số chuyến cấp cứu
Số chuyến khơng có bn
Tổng số bệnh nhân
Số bệnh nhân đến bệnh viện
Tử vong tại hiện trường
Tử vong trước khi xe đến
Tử vong sau khi xe đến
Số lượt phục vụ các sự kiện
Cấp cứu tai nạn giao thông
Bệnh nhân TNGT
Bệnh nhân tâm thần lang thang

2016

2017

2018

33941

37150

33929
11896

22110
16487
1160
1157
3
544
4343
2606
156

37147
11346
26004
19904
788
785
9
1029
6273
3440
185

36732
2053
36694
10048
26842
20743
1450
1442

7
1128
6371
3744
182

Xu thế
Xu thế
2016-2017 2017-2018
9,5%
-1%
9,5%
-4,6%
17,6%
20,7%
23,0%
22,6%
200%
89,2%
44,4%
32,0%
18,6%

-1%
-11%
3%
4%
2%
2%
-20%

10%
2%
9%
-1%

Năm 2018, số liệu thống kê của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội cho thấy trung bình mỗi xe
cứu thương trong vòng 24 giờ đi khoảng 5,25 chuyến có bệnh nhân và 4,05 chuyến chuyển
bệnh nhân đến bệnh viện.
Số chuyến đi vì tai nạn giao thơng tăng 46% và số lượt tham gia phục vụ các sự kiện (tập
trung đông người) của Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tăng lên gấp đôi.
Bảng 5 cho thấy nguyên nhân số một của cấp cứu trước bệnh viện là do tai nạn giao thông
và chấn thương. Thứ hai là đột quỵ. Các số liệu thống kê đã chứng minh tỷ lệ bị đột quỵ
hoặc bệnh phổi và chấn thương do giao thông ở Hà Nội tương tự như số liệu dịch tễ quốc
gia của Việt Nam.
Bảng 5: 15 lý do gọi cấp cứu và chẩn đoán hàng đầu trong cấp cứu trước bệnh viện
1
2

Top 15 lý do gọi cấp cứu
Tai nạn giao thơng
Hơn mê

Top 15 chẩn đốn trước bệnh viện
Chấn thương sọ não
Đột quỵ
17


3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Mệt
Chóng mặt
Khó thở
Ngã cao
Sốt
Co giật
Đau bụng
Tăng huyết áp
Thay đổi ý thức
Liệt
Đau ngực
Khó nói
Nơn máu

HC tiền đình
Cơn tăng huyết áp
Viêm phổi
Sốt chưa rõ NN

Chấn thương phần mềm đầu mặt cổ
Động kinh
Chấn thương cột sống
Gãy cổ xương đùi
Xuất huyết tiêu hóa
Đợt cấp COPD
Hạ đường huyết
Đau thắt ngực
Các rối loạn liên quan đến ung thư

Một điểm quan trọng là các bệnh tim mạch đứng thứ 13 (đau ngực) trong các lý do hàng đầu
gọi cấp cứu và đứng thứ 14 trong chẩn đoán hay gặp trước bệnh viện.
Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân đã chết trước khi xe cứu thương 115 đến. Điểm này
khẳng định sự cần thiết phải có một mơ hình chăm sóc (trước bệnh viện) mới cho các bệnh
có tỷ lệ mắc cao nhất. Một kế hoạch hành động cụ thể cần bao gồm:
- Đào tạo các bác sĩ (đọc điện tâm đồ) và kíp cấp cứu (hồi sinh tim phổi và cấp cứu chấn
thương)
- Truyền thông cho cộng đồng và cách xử lý tình huống ngừng tim
- Phát triển mạng lưới tốt với các trung tâm tim mạch
- Đảm bảo nguồn lực cho Trung tâm Cấp cứu 115.

9. Truyền thơng cộng đồng
Khơng có truyền thơng cộng đồng để khuyến khích mọi người gọi số 115 hoặc được hướng
dẫn trong trường hợp khẩn cấp. Điều này dẫn đến hậu quả là có một số lượng lớn các cuộc
gọi giả làm mất ổn định hoạt động của bộ phận điều phối.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội trong 2 năm gần đây đã thay đổi
hình ảnh của mình đặc biệt là với một logo mới.
Truyền thông cộng đồng cũng nên tập trung vào các điểm chính: ngừng tim, đột quỵ.

18



B. PHÂN TÍCH SWOT: ĐIỂM MẠNH/CƠ HỘI VÀ ĐIỂM YẾU/THÁCH THỨC
Cơ hội lớn nhất là có được sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Hà Nội. Tuy nhiên, cách tổ chức hiện tại không cung cấp được dịch vụ đảm bảo chất
lượng cho người dân. Bên cạnh đó, cách tổ chức này cũng làm mất lòng tin của người dân
đối với Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội.
Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cũng thiếu sự hấp dẫn đối với các bác sĩ và các kíp cứu do
thu nhập thấp, quan điểm nghề nghiệp không rõ ràng và điều kiện làm việc khó khăn. Thực
tế này khiến cho chúng tơi đề xuất một phương thức tổ chức khác của Trung tâm cấp cứu
115 Hà Nội.

19


Bảng 6: Phân tích SWOT
ĐIỂM MẠNH
- Sự sẵn sàng và mạnh mẽ của người đứng đầu Trung tâm Cấp
cứu 115 để cải thiện chất lượng Trung tâm Cấp cứu 115
- Sự sẵn sàng thay đổi
- Người đứng đầu Trung tâm Cấp cứu 115 có mối quan hệ tốt
với các khoa cấp cứu của các bệnh viện và một số đơn vị /bệnh
viện chuyên khoa đem lại sự tin cậy đối với các hoạt động của
115
- Các kíp cấp cứu có thể đáp ứng ban đầu cho các trường hợp
khẩn cấp
- Khả năng mở rộng thêm không gian ở trụ sở 115 để bố trí
chỗ cho bộ phận điều phối và Trung tâm đào tạo mô phỏng
- Sự tham gia của các đội cấp cứu lưu động trong các sự kiện
tập hợp đơng người

CƠ HỘI
- Ý chí chính trị mạnh mẽ của Chủ tịch UBND TP Hà Nội
- Các khoa của bệnh viện chuyên khoa đồng ý cải thiện hoạt
động của Trung tâm Cấp cứu 115 và để tiếp cận tốt hơn và
chăm sóc phù hợp
- Tất cả các quận/huyện đều có các cơ sở y tế có thể bố trí trạm
cấp cứu
- Cơ hội cải thiện chất lượng cấp cứu trước bệnh viện thông
qua GP Công thức 1

ĐIỂM YẾU
- Trung tâm Cấp cứu 115 mới chỉ bao phủ được khu vực đô thị
- Số lượng bác sĩ và đội ngũ không đầy đủ
- Thu nhập của nhân viên thấp hơn bệnh viện cơng.
- Kích thước của phịng điều phối q nhỏ
- Điều dưỡng điều phối không hướng dẫn (được) cấp cứu
- Khơng có phác đồ đáp ứng cuộc gọi cho bộ phận điều phối
- Thiếu đào tạo cho các kíp cấp cứu
- Thiết bị y tế lạc hậu và không thích ứng với các nhiệm vụ của
Trung tâm Cấp cứu 115
- Tổ chức gồm trụ sở chính và các vệ tinh không tối ưu để phát
huy đầy đủ nguồn nhân lực và vật lực

THÁCH THỨC
- Khơng có liên kết giữa Trung tâm Cấp cứu 115 và các khoa
chuyên sâu như trung tâm đột quỵ, khoa ICU
- Khơng có mạng lưới cấp cứu trước bệnh viện
- Khơng có mối liên hệ nào được thiết lập với công an và cứu
hỏa
- Thiếu uy tín đối với người dân

- Hệ thống luật pháp phải (bổ xung) quy định về Trung tâm
Cấp cứu 115
- Phát huy vai trò của xe cứu thương trong các bệnh viện
20



×