Tải bản đầy đủ (.docx) (183 trang)

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, dự phòng một số bệnh truyền nhiễm ở địa bàn trọng điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 183 trang )

Biểu B1-2a-TMĐTCN
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ1

10/2014/TT-BKHCN

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1

Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến 1a Mã số: KC.10.11/16-20
trong chẩn đốn, dự phịng một số bệnh truyền
nhiễm ở địa bàn trọng điểm

2

Thời gian thực hiện: 36 tháng
(Từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2019)

4

3

Cấp quản lý

Quốc gia
Tỉnh

Bộ
Cơ sở

Kinh phí: 12.750,00triệu đồng, trong đó:


Nguồn
- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học

Tổng số
.000 đồng

12.750.000

- Từ nguồn tự có của tổ chức
- Từ nguồn khác
5

Phương thức khoán chi:
Khoán đến sản phẩm cuối cùng

Khốn từng phần, trong đó:
- Kinh phí khốn: 9.121,70 triệu đồng
- Kinh phí khơng khốn: 3.628,30 triệu đồng

6

Thuộc Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển cơng nghệ tiên tiến phục vụ bảo

vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Mã số: Chương trình KC.10/16-20

Thuộc dự án KH&CN;
Đề tài độc lập;
7

Lĩnh vực khoa học

Tự nhiên;
Kỹ thuật và công nghệ;

Nông, lâm, ngư nghiệp;
Y dược.

Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa
học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4
1


8

Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên:
Nguyễn Trọng Chính
Ngày, tháng, năm sinh: 15/04/1959
Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị:
Phó giáo sư, tiến sĩ
Chức danh khoa học:
Chức vụ.: Chính ủy – Học viện Quân y.
Điện thoại:
Tổ chức:
Nhà riêng: 043 9333121
Mobile: 0913248717
Tên tổ chức đang công tác: Học viện Quân y
Địa chỉ tổ chức: 160 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: 60/33 Phạm Ngũ Lão, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội


9

Thư ký đề tài
Họ và tên: Nguyễn Văn Ba
Ngày, tháng, năm sinh: 10/09/1975.
Nam/ Nữ: nam.
Học hàm, học vị/ Trình độ chun mơn: Phó giáo sư, Tiến sỹ.
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên. Chức vụ: Phó chủ nhiệm Bộ mơn
Điện thoại:
Tổ chức: 069566346.
Nhà riêng: 0438360034 Mobile: 0982401848
Fax: .................................................. E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Học viện Quân y.
Địa chỉ tổ chức: Số 104, đường Phùng hưng, Phường Phúc la, Quận Hà đông, Hà nội.
Địa chỉ nhà riêng: 22 Trần Cung, Nghĩa Tân, Hà Nội

10 Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Học Viện Quâny - Bộ Quốc Phòng.
Điện thoại: 069566100
Fax : 04.36884779
Website: vmmu.edu.vn.
Địa chỉ: Số 160, đường Phùng hưng, Phường Phúc la, Quận Hà đông, Hà nội .
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Thiếu tướng, GS.TS. Đỗ Quyết.
Số tài khoản: Số tài khoản: 3713.0 (3713.0.905336.00000)

Mã ĐVQHNS: 9053336
Mã Kho bạc: 0026
Tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông, Hà Nội
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Khoa học và Cơng nghệ
11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài

Tổ chức 1 : Viện Y học Dự phòng Quân Đội
Tên cơ quan chủ quản: Cục Quân y – Bộ Quốc Phòng
Điện thoại: : 069.587.203Fax:
2


Địa chỉ: 21 Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Đức Mạnh
Số tài khoản: 0681100683005
Ngân hàng: Ngân hàng TNCP Quân đội, chi nhánh Thăng Long.
Tổ chức 2 :
Tên cơ quan chủ quản :
Điện thoại: ...................................... Fax:
Địa chỉ:
Họ và tên thủ trưởng tổ chức:
Số tài khoản:
Ngân hàng:
12

Các cán bộ thực hiện đề tài

(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức
chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài.
Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký)
Thời gian làm

TT

Họ và tên,


Tổ chức

Nội dung,

học hàm học vị

cơng tác

cơng việc chính tham gia

việc cho đề tài

(Số tháng quy
đổi)

1

PGS.TS. Nguyễn

HVQY

Chủ nhiệm đề tài

14

HVQY

Thư ký đề tài

14


BV 103 - HVQY

Thành viên chính

11

BV 103 - HVQY

Thành viên chính

HVQY

Thành viên chính

HVQY

Thành viên chính

HVQY

Thành viên chính

Trọng Chính
2

PGS.TS. Nguyễn
Văn Ba

3


4
5
6
7

PGS.TS. Nguyễn
Thái Sơn
PGS.TS. Hồng
Vũ Hùng
PGS.TS. Nguyễn
Khắc Lực
PGS.TS. Đinh
Hồng Dương
TS. Hồ Hữu Thọ

3

12
12
10
12


8

ThS. Nguyễn Văn
Chun

HVQY


Thành viên chính

12

9

PGS.TS. Phan
Quốc Hồn

BVTWQĐ 108

Thành viên chính

10

10 PGS. TS. Nguyễn
Ngọc San

Viện YHDPQĐ

Thành viên chính

10

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI
13 Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)
1. Xác định đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ bệnh sốt mò, bệnh do liên cầu khuẩn
lợn, nhiễm khuẩn do não mô cầu, bệnh do Leptospira tại địa bàn trọng điểm.

2. Xây dựng quy trình chế tạo các bộ sinh phẩm phát hiện O. Tsutsugamushi,
Streptococcus suis, não mô cầu và Leptospira quy mơ phịng thí nghiệm.
3. Đánh giá hiệu quả sàng lọc, phát hiện, chẩn đốn các bệnh sốt mị, bệnh do liên cầu
khuẩn lợn, nhiễm khuẩn do não mô cầu, bệnh do Leptospira dựa trên các bộ phận
sinh phẩm đã được chế tạo.
4. Xây dựng được bản hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật mới tại thực địa.
14 Tình trạng đề tài
Mới
Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác
15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung
nghiên cứu của đề tài
15.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài
- Nghiên cứu được triển khai theo đơn đạt hàng của Bộ Quốc phòng, với mục tiêu
là giúp ngành quân y cũng như y tế tuyến cơ sở kiểm soát tốt dịch bệnh sốt mò, bệnh do
liên cầu khuẩn lợn, nhiễm khuẩn do não mô cầu, bệnh do Leptospira cho cộng đồng dân
cư bản địa và đặc biệt là cho lực lượng vũ trang tại các tại địa bàn trọng điểm trong cả
nước.
- Địa bàn trọng điểm là những vùng có tỷ lệ mắc bệnh sốt mị, bệnh do liên cầu
khuẩn lợn, nhiễm khuẩn do não mô cầu và bệnh do Leptospira cao và có vị trí chiến lược
4


về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phịng.
+ Đặc điểm dịch tễ: căn cứ vào tình hình dịch bệnh trong những năm gần đây cho
thấy. Một số mặt bệnh mới nổi gần đây như là bệnh sốt mò, viêm màng não, sốt Lepto,
viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt với các đơn vị
quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới ở các địa bàn trọng điểm, khi hành quân qua
hoặc đóng quân do sinh hoạt tập trung, làm việc và luyện tập tác chiến ở các khu vực
hiểm trở cũng là những nơi có ổ bệnh thiên nhiên lại chưa có miễn dịch tự nhiên với các

mầm bệnh trên nên hay bị mắc làm ảnh hưởng đến sức chiến đấu.
Dịch tễ học Tây Nguyên, Tây và Tây Nam bộ luôn là vấn đề thời sự được quan
tâm của những người làm cơng tác vệ sinh phịng dịch. Với đặc điểm thuận lợi về mặt địa
lý, khí hậu, Tây Nguyên là nơi khá nhiều ổ dịch thiên nhiên. Những khu vực có sốt rét
nặng ở nước ta phần lớn tập trung ở Tây Nguyên. Ngoài ra, các dịch bệnh khác như dịch
hạch, sốt mị, thương hàn … ln đe dọa phát triển thành dịch trong cộng đồng dân cư
các dân tộc Tây Ngun. Trong cơng tác vệ sinh phịng dịch, vấn đề phức tạp và khó
khăn nhất khi triển khai hoạt động là trình độ dân trí thấp, kém với những tập tục lạc hậu
đã tồn tại từ nhiều đời nên khi tuyên truyền nếp sống vệ sinh khoa học gặp nhiều khó
khăn, có những khu vực hầu như khơng có hệ thống y tế dân sự mà chủ yếu là bà đỡ và
hỗ trợ của đội ngũ cán bộ quân y.
+ Về mặt an ninh, quốc phòng: khu vực biên giới và biển đảo được coi là những
vùng trọng điểm về an ninh, quốc phòng. Đối với biên giới trên bộ, khu vực Tây Bắc,
Tây Nguyên và Tây Nam Bộ được coi là khu vực trọng điểm về quốc phòng và an ninh
của cả nước. Đây là những khu vực tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia. Khu
vực Tây Bắc là vị trí đóng qn chiến lược của Quân khu 2, khu vực Tây Nguyên là do
Quân đoàn 3 đảm bảo và khu vực Tây Nam Bộ là do Quân khu 9 đảm bảo phòng thủ.
+ Về mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Cả nước phân ra làm 7 vùng sinh thái, kinh tế,
gồm: Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.
Trong đó, khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ là những vùng có tỷ lệ
người dân tộc thiểu số cao nhất cả nước và là khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, xã
hội cịn chậm phát triển so với mặt bằng chung của cả nước.
+ Chính sách của Đảng và Nhà nước: Đảng và Nhà nước luôn coi các khu vực Tây
5


Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ là những vùng trọng điểm cần quan tâm, phát triển.
Điều này được thể hiện qua chính sách của Đảng và Nhà nước. Các chương trình Quốc
gia đã được Nhà nước phê duyệt để giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh, xã hội của

những khu vực này như Chương trình Tây Nguyên 3 và Chương trình Tây Bắc.
Do vậy, 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ được coi là những địa
bàn trọng điểm. Đây là những khu vực có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh
và quốc phịng và là khu vực có tỷ lệ lưu hành dịch bệnh sốt mò, bệnh do liên cầu khuẩn
lợn, nhiễm khuẩn do não mô cầu, bệnh do Leptospira cao.
15.1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới dịch bệnh tại địa bàn
trọng điểm
* Khu vực Tây Bắc:
Vùng Tây Bắc là khu vực gồm các vùng địa lý: Đồng bằng, đồi núi, biên giới, có
nhiều cửa khẩu lớn như cửa khẩu Lào Cai, Điện Biên.... thơng thường với Lào, Trung
Quốc. Do vậy có rất nhiều yếu tố liên quan đến dịch tễ, cũng như làm đa dạng và phức
tạp hố tình hình các bệnh dịch truyền nhiễm trên địa bàn.
Khí hậu khu vực Tây Bắc ít chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới, cho nên mùa
đông lạnh ở đây ngắn và ổn định hơn so với các vùng phía đơng Hồng Liên Sơn. Điều
kiện tự nhiên ở đây (chế độ nhiệt-ẩm, đất đai,...) thuận lợi cho việc phát triển các loại côn
trùng gây bệnh đặc biệt là các loại muỗi là trung gian truyền bệnh như sốt rét, sốt xuất
huyết, viêm não. Điều kiện địa hình, sơng ngịi và mưa khá lớn ở thượng nguồn (Sìn Hồ,
Lai Châu,...) cũng là điều kiện phỏt trin cỏc bnh truyn nhim.
Trên địa bàn khu vực, các tỉnh bị ảnh hởng của các dịch bệnh
trong khu vực trên miền Bắc và cả nớc, do điều kiện giao thông thuận
tiện, có cửa khẩu biên giới, giao lu kinh tế văn hóa tăng mạnh. Dịch
bệnh xảy ra quanh năm, nhng cao điểm của các bệnh đờng hô hấp
là vào mùa Đông - Xuân và các bệnh đờng tiêu hoá vào các tháng mùa
Hè. Tuy nhiên, một số bệnh dịch đờng tiêu hóa, đờng hô hấp nh cúm,
cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy cấp có nguyên nhân do phẩy
khuẩn tả... gần đây xuất hiện bệnh nhân và có chiều hớng gia tăng
đà làm thay đổi tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn
đồng thời đà ít nhiều tác động đến đến tình hình kinh tế - xà héi
6



của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 2.
Mt s mặt bệnh mới nổi gần đây như là bệnh sốt mò, viêm màng não, sốt Lepto,
viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt với các đơn vị
quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới ở các địa bàn trọng điểm, khi hành quân qua
hoặc đóng quân do sinh hoạt tập trung, làm việc và luyện tập tác chiến ở các khu vực
hiểm trở cũng là những nơi có ổ bệnh thiên nhiên lại chưa có miễn dịch tự nhiên với các
mầm bệnh trên nên hay bị mắc làm ảnh hưởng đến sức chiến đấu (Số liệu nghiên cứu của
Viện Y học dự phòng Quân đội và Tập san Địa lý quân y).
* Khu vực Tây Nguyên:
Nằm ở phía tây Trường Sơn, Tây Nguyên là một vùng lãnh thổ rộng lớn của Việt
Nam, với diện tích tự nhiên chiếm khoảng 16,8% tổng diện tích cả nước và có tỷ lệ bao
phủ rộng chiếm 63% diện tích tự nhiên của khu vực Sơng Ba (sông Đà Rẵng) là ranh giới
phân Trường Sơn thành 2 phần: phía Bắc cao hơn, được gọi là khối núi Kon Tum; phần
phía Nam thấp hơn, gọi là khối núi cực Nam Trung Bộ. Nét nổi bật của địa hình Tây
Ngun là tính phân bậc rõ ràng. Các bậc cao nằm ở phía Đơng, bậc thấp nhất về phía
Tây. Mạng sơng, suối tương đối phát triển; q trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ và đường
phân thủy khá phức tạp. Tây Ngun có vị trí chiến lược hết sức quan trọng cả về kinh tế,
quốc phòng. Những điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên chứa đựng những yếu tố thuận
lợi và không thuận lợi ảnh hưởng tới sức khỏe và công tác tổ chức bảo đảm y tế cho đồng
bào.
Trong mùa khơ, có gió mạnh nên càng làm tăng sự bốc hơi nước, ảnh hưởng đến
cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể người; tác động xấu đến sức khỏe của cộng đồng,
đặc biệt là đối với các đối tượng lao động nặng nhọc.
Đất ở Tây Nguyên có hàm lượng feralir cao; đây là loại đất bở, tơi nên nhiều bụi
đặc biệt dọc các trục đường giao thông bộ nơi chưa được trải nhựa,bụi bám đỏ hai bên
đường, có nới bụi dày tới 30-40 cm nên ảnh hưởng rất lớn nên ảnh hưởng rất lớn đến vệ
sinh môi trường, tới sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng.
Mùa khô, gió mang nhiều bụi đỏ có ở khắp nới nên dễ gây ra các bệnh về mắt,
bệnh viêm đường hô hấp ….

Công tác tổ chức đảm bảo ý tế ở Tây Nguyên trong mùa mưa gặp rất nhiều khó
khăn. Mùa mưa kéo dài trên 6 tháng (từ tháng 5 đến thánh 11) và phân bố không đều,
7


tổng lượng mưa của vùng mưa nhiều gấp 3-4 lần vùng mưa ít. Mưa tập trung từ tháng 5
đến tháng 10, thời kỳ hình thành của gió mùa Tây Nam. Tổng lượng mưa trong thời kỳ
này hầu hết các vùng của Tây Nguyên đều chiếm trên 75% tổng lượng mưa cả năm. Mưa
lớn tại tập trung vào một thời gian nhất định nên thừa nước và làm xói mịn mạnh đất đai.
Hàng năm, ở Tây Nguyên mưa làm cuốn trôi từ 200-300 tấn màu/ha nên dễ làm thay đổi
địa hình và gây lũ cục bộ ở nhiều khu vực gây tai nạn thương tích và dịch bệnh sau lũ
cho cộng đồng. Đặc biệt mưa nhiều kéo dài, lại khơng có thời gian nắng xen kẽ nên ảnh
hưởng lớn đến hoạt động cơ sở y tế.Thuốc men dễ bị ẩm mốc; đồ vải không giặt được
dẫn đến ẩm mốc không đảm bảo vô trùng trong phẫu thuật, hậu phẫu… Mặt khác, hệ
thống kho tàng trong mùa mưa nếu không chú trọng, để thấp dễ bị lũ cuốn trôi và làm
mốc thuốc, hỏng các dụng cụ quang học và các trang thiết bị điện tử. Mưa nhiều kéo dài
còn ảnh hưởng lớn đến việc tiếp nhận, vận chuyển người bị thương, bị bệnh cả trong điều
kiện ban ngày và ban đêm.
Rừng Tây Nguyên phong phú và đa dạng, còn nhiều rừng già, rừng bụi, trảng cỏ...
Nhiều rừng rậm cũng là nơi phát sinh, tồn tại và lưu hành nhiều loại động vật trung gian
truyền bệnh và các bệnh thiên nhiên.
Dịch tễ học Tây Nguyên luôn là vấn đề thời sự được quan tâm của những người
làm cơng tác vệ sinh phịng dịch. Với đặc điểm thuận lợi về mặt địa lý, khí hậu, Tây
Nguyên là nơi khá nhiều ổ dịch thiên nhiên. Những khu vực có sốt rét nặng ở nước ta
phần lớn tập trung ở Tây Nguyên. Ngoài ra, các dịch bệnh khác như dịch hạch, sốt mị,
thương hàn … ln đe dọa phát triển thành dịch trong cộng đồng dân cư các dân tộc Tây
Nguyên. Trong công tác vệ sinh phịng dịch, vấn đề phức tạp và khó khăn nhất khi triển
khai hoạt động là trình độ dân trí thấp, kém với những tập tục lạc hậu đã tồn tại từ nhiều
đời nên khi tuyên truyền nếp sống vệ sinh khoa học gặp nhiều khó khăn, có những khu
vực hầu như khơng có hệ thống y tế dân sự mà chủ yếu là bà đỡ và hỗ trợ của đội ngũ cán

bộ quân y.
Đây cũng là vùng trọng điểm cho các bệnh mới nổi đang được quan tâm lây
truyền từ dân vào lực lượng quân đội bảo vệ địa bàn như các bệnh sốt mò, viêm não, sốt
Lepto, viêm màng não liên cầu khuẩn lợn.
* Vùng Tây Nam Bộ:
Biến đổi khí hậu và tác hại của biến đổi khí hậu đã làm mực nước biển dâng cao,
8


hạn hán, xâm nhập mặn và lũ lụt xảy ra ở ĐBSCL. ĐBSCL chiếm trên 4% diện tích tồn
lưu vực của sơng Mekong, xấp xỉ 36.000 km2, chiều dài dịng sơng chính ở Việt Nam là
225 km (chiếm trên 5% tổng chiều dài sơng Mekong). Đồng bằng có 2 mặt giáp biển dài
hơn 600 km, bao gồm 12 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh,
Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau) và 1
thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ. Diện tích canh tác nơng nghiệp
trên dưới 2 triệu ha, với số dân gần 14,2 triệu người (1995) chiếm vào khoảng 24% tổng
dân số Việt nam. Khoảng 8% dân số là các ngừi dân tộc: Khmer (khoảng 850.000 người),
Hoa (234.000 người), Chăm (10.000 người) và mật độ dân số trung bình khoảng 355
người /km2.
Đây cũng là vùng trọng điểm trong chiến lược quân sự bảo vệ đất nước, do bị ảnh
hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu nên dịch bệnh đang có xu hướng phát sinh trong dân
chúng và quân đội khi đóng quân và hoạt động ở khu vực.
15.1.2. Bệnh sốt mò (ICD-10 A75.3: Scrub Typhus)
Bệnh sốt mị thuộc nhóm C trong Luật Phịng, chống bệnh truyền nhiễm
Đặc điểm của bệnh: 
- Vị trí của bệnh: Bệnh Sốt mò là một bệnh do tác nhân Orientia tsutsugamushi,
có ổ dịch thiên nhiên, truyền ngẫu nhiên sang người khi bị ấu trùng mò đốt. Bệnh lưu
hành chủ yếu ở Châu Á và Tây Thái Bình Dương. Ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX tới
nửa đầu thế kỷ XX, bệnh chưa được chú ý; chỉ được mô tả lẻ tẻ năm 1923-1932 (P.E.
Lagrange; Souchard E et al); tới tháng 6/1965 một vụ dịch Sốt mò lớn bùng phát ở Sơn

La (dân vào hang trú bom, bùng phát hàng trăm bệnh nhân); từ đó bệnh được chú ý hơn,
được đăng ký chính thức trong báo cáo ngành, nhiều ổ dịch được xác định thêm, nhiều
bệnh nhân được phát hiện thêm; trong bộ đội năm 1969 tại Hà Tuyên có 175 bệnh nhân
với 2 ca tử vong. Gần đây, nghiên cứu đã xác định 3 điểm đáng lưu ý: 
+ Sốt mị có mặt ở hầu hết 24 tỉnh phía Bắc, Tây Ngun và Khánh Hịa (chưa kể
phía Nam); 
+ Chiếm 38,51% số bệnh nhân sốt nhập viện, không rõ căn ngun; 
+ Khoảng 31,8% bệnh nhân Sốt mị khơng rõ nốt loét đặc trưng. 
Ba điểm trên gợi ý Sốt mò cần được tăng cường giám sát và phịng chống. 
Theo Đồn Trọng Tuyên và cộng sự (2008-2010) kết quả điều tra sơ bộ huyết
9


thanh học và xác định một số yếu tố nguy cơ phơi nhiễm O. tsutsugamushi trong cộng
đồng dân cư tại các khu vực nghiên cứu thuộc Nam Trung bộ và Tây Nguyên cho thấy:
(1) Tỷ lệ người mang kháng thể kháng O. tsutsugamshi ở khu vực Khánh Hòa (21,04 ±
4,41%), cao hơn khu vực Gia Lai (10,58 ± 2,75%) và KonTum (5,21 ± 5,65%), với p <
0,05- 0,001. Trong tỉnh Gia Lai, điểm huyện Chưprong có tỷ lệ người mang kháng thể
13,99 ± 4,36% cao hơn điểm huyện Krongpa (7,14 ± 3,26%).
+ Ca bệnh lâm sàng: Ủ bệnh, trung bình 8-12 ngày (6 đến 21 ngày); Lúc đầu tại
nơi ấu trùng mị đốt có một nốt phỏng nước bằng hạt đỗ, không đau, bệnh nhân thường
không chú ý; sau 1 số ngày nung bệnh, bệnh phát ra với những triệu chứng sau:
Sốt  ≥ 38 - 400C, liên tục, kéo dài 15-20 ngày thậm chí tới 27 ngày nếu khơng điều
trị; Có khi rét run 1-2 ngày đầu kèm theo sốt thường có nhức đầu nặng, đau mỏi cơ.
Nốt loét đặc trưng (điển hình của Sốt mị): thường ở vùng da mềm, ẩm, như bộ
phận  sinh dục, vùng hạ nang, hậu mơn, bẹn, nách, cổ…, đơi khi ở vị trí bất ngờ trong
vành tai rốn, mi mắt (dễ nhầm với lẹo mắt); đặc điểm của nốt loét: không đau, không
ngứa; người bệnh thường chỉ có một nốt hiếm có 2-3 nốt; hình trịn/bầu dục đường kính
1mm đến 2 cm; nốt phỏng ban đầu phát triển dần thành dịch đục trên một nền sẩn đỏ, sau
4 - 5 ngày vỡ ra thành một nốt có vẩy nâu nhạt hoặc sẫm tùy vào vùng da mềm hay cứng

và độ non hay già của nốt loét; sau một thời gian, vẩy bong để lộ nốt loét đáy nông, hồng
nhạt, không mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc thâm tùy theo bệnh đang phát
triển hay đã lui; từ khi hết sốt nốt loét liền dần; nốt loét gặp ở 65 - 80% các trường hợp.
Hạch và ban dát sẩn: Hạch khu vực nốt loét thường hơi sưng và đau, không đỏ,
vẫn di động, xuất hiện cùng với sốt hoặc sau 2 - 3 ngày, là chỉ điểm tìm nốt lt; Hạch
tồn thân sưng đau nhẹ hơn, trừ những ca nặng. Ban dát sẩn mọc cuối tuần thứ nhất đầu
tuần thứ hai, mọc khắp người, trừ lòng bàn tay bàn chân, tồn tại vài giờ đến 1 tuần, thưa
hơn so với sốt Dengue cổ điển, khoảng 35 - 70% số bệnh nhân xuất hiện ban, tùy thời
điểm bệnh nhân được khám; đơi khi có đốm xuất huyết (dưới 10%). Trong mấy ngày
đầu, da và niêm mạc xung huyết ở đa số các trường hợp (khoảng 88%); khác với sốt rét
và thương hàn.
Ở bệnh nhân nặng hay gặp: tiếng tim mờ, huyết áp thấp, mạch chậm so với nhiệt
độ, chảy máu cam, viêm phế quản, viêm phổi khơng điển hình...
Ngồi ra, Sốt mị cịn có thể ẩn và thể khơng điển hình (khơng có nốt loét).
10


Nếu được điều trị bằng kháng sinh thích hợp, sẽ cắt sốt nhanh. Tái phát thường 
sau 5-14 ngày do Chlorocid vàTETRACYCLINE chỉ kìm khuẩn, mầm bệnh vẫn tồn tại
trong các hạch. Nếu can thiệp muộn hoặc khơng hiệu quả, có thể có biến chứng như viêm
cơ tim, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não - màng não.
Tử vong khác nhau ở từng nước, từng vùng, phụ thuộc vào chủng lưu hành ở địa
phương: Việt Nam 1%, Indonesia và Đài Loan 5-20%, Malaysia 15-20%, Nhật Bản 2060%.
Tác nhân gây bệnh:
- Mầm bệnh là Orientia tsutsugamushi (cịn có tên R.orientalis, hoặc
R.tsutsugamushi), ký sinh nội bào bắt buộc, bắt màu Giemsa 2 cực đậm, dài 1,2 - 3 m,
rộng 0,5-0,8 m, hình cầu hoặc cầu trực khuẩn, xếp thường thành đám mầu tím đỏ, dưới
kính hiển vi điện tử có màng bọc.
- R.orientalis có hệ men khơng hồn chỉnh buộc phải ký sinh trong tổ chức sống.
Cấu trúc kháng nguyên đa dạng, tùy thuộc vào lồi mị, gặm nhấm và vùng địa lý. Trong

vùng có thể có nhiều chủng cấu trúc kháng nguyên khác nhau nên tái nhiễm dễ có và sản
xuất vắc xin khó khăn. Hiện có 3 týp huyết thanh chủ yếu Gilliam, Karp và Kato, có phản
ứng chéo với kháng ngun các chủng khác; ngồi ra có hơn 30 chủng huyết thanh khác
đã xác định trên toàn cầu; ngồi kháng ngun đặc hiệu, R.orientalis cịn có kháng
ngun khơng đặc hiệu giống kháng nguyên OXK của Proteus mirabilis. Độc lực rất
khác nhau tùy chủng: ở Nhật Bản và Trung Quốc, thường nặng hơn Malaysia và Việt
Nam.
- Sức đề kháng yếu, dễ bị diệt bởi nhiệt độ cao, trong môi trường bên ngồi và
thuốc sát trùng thơng thường, dung dịch 0,1% ÚP formaldehyde diệt trong vài giờ, sống
lâu ở dạng đơng khơ trong bảo quản lạnh -700C. Nhật Bản cịn thơng báo một số chủng
sốt mị khơng điển hình như Shichitonetsu, R.seunetsu gây bệnh khơng điển hình.
Đặc điểm dịch tễ học:
Bệnh phân bố chủ yếu ở Châu Á (Trung Á, Đơng Á, Đơng Nam Á và Tây Thái
Bình Dương), từ Nhật Bản sang Pakistan, từ Triều Tiên xuống Bắc Úc, tính chất những ổ
dịch nhỏ rải rác (đảo Typhus) trên các trảng bìa rừng, các rừng mới phá hoặc mới trồng,
vùng giáp danh, nơi nhiều cây con bụi rậm, các bãi cỏ ven sơng suối, trên nương rẫy,
những điểm có bóng mát dâm và đất ẩm, thậm chí vùng sa mạc mới khai khẩn và núi cao
11


Hymalayia cũng có. Mọi lứa tuổi đều thụ bệnh nhưng chủ yếu bệnh phân bố ở lứa tuổi
lao động, phân bố tính chất nghề nghiệp, lâm nghiệp, nơng nghiệp, bộ đội; bệnh gặp chủ
yếu ở vùng nông thôn rừng núi (80,5%), hiếm ở thành thị.ở vùng ôn đới và nhiệt đới
bệnh phát triển về mùa hè và những tháng mưa có độ ẩm cao là thời gian chỉ số mị cao.
Bệnh xuất hiện ở Việt Nam quanh năm nhưng chủ yếu về mùa mưa từ tháng 4-5 đến
tháng 9-10, đỉnh cao vào những tháng 6-7. Bệnh thường tản phát nhưng dịch có thể bùng
ra khi có nhiều người chưa miễn dịch vào đúng giữa một ổ dịch (dân đi khai hoang, bộ
đội hành quân tập luyện dã ngoại).
Nguồn truyền nhiễm:
- Ổ chứa: R.orientalis có 2 ổ chứa trong thiên nhiên là mò và gặm nhấm - thú nhỏ.

+ Ổ chứa nguồn truyền nhiễm chủ yếu là mò nhiễm R.orientalis: mò có khả năng
truyền mầm bệnh cho các lồi gặm nhấm và thú nhỏ, truyền dọc mầm bệnh qua trứng
sang đời sau; truyền ngẫu nhiên mầm bệnh sang người.
+ Ổ chứa thứ yếu có vai trị nguồn truyền nhiễm khơng đáng kể là gặm nhấm thú  nhỏ: khả năng nhiễm mầm bệnh từ gậm nhấm/thú nhỏ vào ấu trùng mò thường thấp,
mầm bệnh nhiễm vào thường khơng nhân lên được mị và sau đó khơng được truyền sang
người hoặc thú nhỏ khác vì ấu trùng mị chỉ đốt hút máu 1 lần trong đời.
Những lồi mị ổ chứa mầm bệnh: chủ yếu là Trombicula akamushi, Trombicula
delhiensis; thứ yếu là T.scutellaris, T.pallida..T. akamushi có nhiều ở Nhật Bản;
T.pallidum và T.scutellaris lưu hành ở các nước khí hậu ơn hịa như Nhật, Hàn Quốc,
Viễn Đông Nga; T.delhiensis phân bố rộng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc Úc và các nước
Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan,...; Ở Việt Nam, tại một ổ dịch T.delhiensis chiếm
62% trong 19 loại mò đã phân lập được 91 mẫu R.orientalis gồm 21 mẫu từ 108 mò, 41
mẫu từ 174 chuột, 3 mẫu từ 16 sóc và 26 mẫu từ 40 bệnh nhân.
Những loài gặm nhấm - thú nhỏ là ổ chứa mầm bệnh thứ yếu: chuột, sóc, chồn,
nhím, cầy, cáo, thỏ, chim;  một số gia súc (gà, chó, lợn...) cũng có thể bị mị đốt và chứa
mầm bệnh từ phủ tạng 25 loài thú nhỏ ở Mộc Châu, Nghi Sơn, Đồ Sơn, Kiến An phân
lập được R.orientalis trên 14 loài (9 loài chuột: chuột rừng R.koratensis, chuột bóng
R.nitidus, chuột núi R.sabanus, chuột dang (puộc) R.bowersi, chuột nhà R.flavipectus; 3
lồi Sóc (sóc má đào, sóc chuột, sóc bụng đỏ) và 2 loài chuột (chuột chũi và chuột trù núi
đuôi trắng); và phát hiện kháng thể R.orientalis ở 9 trên 15 loài thú nhỏ bắt ở Tây
12


Nguyên
Phương thức lây truyền - Côn trùng trung gian truyền bệnh:
- Đường truyền bệnh: Sốt mò là bệnh truyền sang người qua cơn trùng trung gian
ấu trùng mị; như vậy mò vừa là vật chủ vừa là vectơ truyền bệnh; người bị nhiễm bệnh
khi bị ấu trùng mò đốt. Người bệnh khơng có khả năng truyền bệnh sang người khác
- Cơn trùng trung gian truyền bệnh: Ấu trùng mị nhiễm R.orientalis là vectơ
truyền bệnh; Mò Trombiculidae thuộc họ ve bét (Acariformes), lớp nhện (Arachnida),

ngành chân đốt (Arthropoda); kích thước bé dưới 1 mm, mầu sắc từ vàng đến da cam,
còn gọi là mò đỏ; phát triển qua 4 giai đoạn: trứng ấu trùng, nhộng và mò trưởng thành;
ấu trùng là giai đoạn phát triển duy nhất của mò ký sinh ở động vật có xương sống (chuột
và thú nhỏ); thời gian đốt kéo dài trung bình 48-72 giờ; đốt xong ấu trùng trở về mặt đất,
trưởng thành,và sinh sản ra thế hệ sau; chu kỳ sinh trưởng của mò dài 2-3 tháng (vùng
ấm) và trên 8 tháng (vùng lạnh); mò trưởng thành sống trung bình 15 tháng; ấu trùng
chưa đốt động vật có thể sống 30 ngày và có tầm di chuyển rất hạn chế cho nên ổ dịch
Sốt mò có tính chất nhỏ hạn chế (thú nhỏ-gặm nhấm tuy di chuyển được xa nhưng vai trò
ổ truyền bệnh thấp như đã phân tích ở trên).
- Điều kiện lây truyền sang người: Mò và ấu trùng ưa sống ở nơi đất xốp, ẩm mát
trong các khe hang, ven bờ sông suối, nơi dâm mát có bụi rậm và cây thấp có quả hạt để
chờ thú nhỏ - gặm nhấm lui tới. Người có thể bị đốt trong các điều kiện sau:
+ Sinh hoạt lao động trong ổ dịch
+ Phát rẫy làm nương
+ Bộ đội đi dã ngoại
+ Ngồi, nằm nghỉ, trên bãi cỏ, để mũ nón buộc võng vào gốc cây…
*Bệnh liên cầu khuẩn lợn
- Streptococcus suis, còn được gọi là liên cầu khuẩn lợn, là tác nhân gây bệnh
quan trọng ở lợn, đôi khi gây bệnh trên người.
- Ổ chứa chính của vi khuẩn là lợn ốm/chết nhưng cũng có thể thấy sự có mặt của
vi khuẩn ở lợn lành và các động vật khác như dê, bò, cừu, thậm chí cả chó, mèo... Vi
khuẩn lây sang người do tiếp xúc trực tiếp. Đường vào của vi khuẩn là các vết thương ở
da và niêm mạc. Bệnh ở người hay xảy ra ở các đối tượng suy giảm miễn dịch như già
yếu, cắt lách, nghiện rượu và có sẵn bệnh mạn tính từ trước.
13


- Viêm màng não là một trong các thể lâm sàng chủ yếu của bệnh do S. suis. Bệnh
cảnh điển hình là viêm màng não mủ diễn biến cấp tính, có kèm theo rối loạn ý thức, rối
loạn tiền đình và giảm thính lực. Bệnh đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh. Các điều trị hỗ

trợ khác là quan trọng giúp duy trì sự sống người bệnh.
- Cho đến nay, việc phịng bệnh vẫn dựa vào các biện pháp khơng đặc hiệu như
tránh tiếp xúc lợn ốm/chết, không ăn thịt lợn chưa nấu chín. Hiện vẫn chưa có vắc-xin
phịng bệnh.
- Streptococcus suis, được De Moor mô tả lần đầu như một tác nhân gây nhiễm
cho lợn vào năm 1963. Bệnh do Streptococcus suis ở người với 2 trường hợp viêm màng
não và một trường hợp nhiễm trùng nặng đến mức tử vong đã được mô tả lần đầu tiên tại
Đan Mạch năm 1968 [29]. Sau đó, bệnh do vi khuẩn này dần được báo cáo ở Hà Lan,
Anh và nhiều nước khác. Từ đó đến nay, vi khuẩn này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu
của nhiều nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có tác giả như M. Gottschalk
đã có gần 100 bài báo xoay quanh các khía cạnh của vi khuẩn này.
- S. suis là vi khuẩn Gram dương hiếu khí tuỳ tiện. Vi khuẩn hình cầu hoặc hình
bầu dục, đứng riêng rẽ hay xếp đơi hoặc xếp thành chuỗi ngắn. Dựa trên các
polysaccharid vỏ vi khuẩn, người ta đã xác định 35 typ huyết thanh (typ 1-34 và ½),
trong đó typ 2 hay gây bệnh nhất cho lợn và người.
- Cư trú tự nhiên của S. suis là đường hô hấp trên, nhất là ở a-mi-đan và khoang
mũi cũng như ở đường sinh dục và tiêu hoá của lợn. S. suis typ 2 có thể quần cư tự nhiên
ở a-mi-đan của lợn lành. Những con lợn lành mang mầm bệnh là nguồn lây nhiễm quan
trọng trong đàn lợn.
- S. suis typ 2 có sức đề kháng tương đối tốt trong điều kiện ngoại cảnh. Vi khuẩn
có thể sống 10 phút ở 60oC, 2 giờ ở 50oC và 6 tuần trong xác súc vật ở 10 oC. Ở 0oC vi
khuẩn có thể tồn tại 1 tháng trong bụi và trên 3 tháng trong phân. Ở 25 oC vi khuẩn có thể
sống 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân. Tuy nhiên, vi khuẩn bị tiêu diệt dễ dàng với
thuốc tẩy 5% pha loãng 1:799.
- Vi khuẩn nhạy cảm với nhiều kháng sinh, trong đó có penicillin, ceftriaxone,
cephalosporin, ampicilin và amoxicillin. Penicillin G hay được dùng để điều trị cũng như
dự phòng vi khuẩn này. Tuy nhiên đã có báo cáo về các chủng kháng penicillin cũng như
các chủng kháng các kháng sinh thường dùng khác. Có lẽ tình hình kháng kháng sinh của
14



vi khuẩn có liên quan đến việc sử dụng rộng rãi kháng sinh cho lợn.
- Bộ gen của S. suis đã được giải trình tự bao gồm 20.074.917 cặp base, trong đó
41,3% là thành phần G+C. Hiện có đến 20-30% các gen cịn chưa được biết rõ nhưng
nhiều gen có vai trị trong sinh bệnh học của S. suis đã được nghiên cứu như sinh
polysaccharid, vận chuyển vỏ, các yếu tố hạn chế sắt, suilysin, các protein liên quan độc
lực, nhiều loại enzyme, hệ thống deiminase arginine và các protein gắn IgG.
- Những nghiên cứu về các yếu tố độc lực của S. suis đang bắt đầu làm sáng tỏ cơ
chế sinh bệnh của vi khuẩn này. Độc lực của S. suis khác nhau giữa các typ huyết thanh,
và cũng khác nhau ngay giữa các chủng của cùng typ huyết thanh. Những yếu tố độc lực
đã được nghiên cứu và mơ tả bao gồm vỏ, protein giải phóng muramidase và yếu tố
protein ngoại bào, suilysin và các chất kết dính.
Dịch tễ học:
- Bệnh do S. suis ở người gặp khắp nơi trên thế giới [28, 27]. Những khu vực đẩy
mạnh chăn ni lợn thì có khả năng gặp các trường hợp nhiễm S. suis cao hơn, nhất là ở
các nước đang phát triển.
- Ở Pháp, bên cạnh các tác nhân gây bệnh kinh điển liên quan đến lợn như Listeria
monocytogenes, Pasteurella multocida vàStreptococcus zooepidemicus, viêm não màng
não do S. suis đang ngày được quan tâm [14]. Một báo cáo mới đây về trường hợp viêm
não màng não do S. suis ở một người làm nghề mổ thịt lợn, mặc dù triệu chứng lâm sàng
khá điển hình và kết quả ni cấy dịch não tuỷ phân lập được S. suis typ 2 nhưng không
thể phát hiện được nguồn lây [14]. Các nước Tây Âu khác cũng lẻ tẻ có những báo cáo
về các trường hợp bệnh tương tự [8, 5]. Ở Tây Ban Nha đã có một báo cáo trường hợp
viêm màng não do S. suisvới yếu tố nguy cơ duy nhất là hít cocaine [17].
- Nhật Bản đã có báo cáo 7 trường hợp nhiễm S. suis ở người trong thời gian
1994-2006 [10]. Cả 7 trường hợp này đều ở tuổi trung niên, đều có tiếp xúc trực tiếp với
lợn, trong đó có 5 trường hợp viêm màng não. Cả 5 trường hợp này đều có di chứng điếc
sau khi lành bệnh. Vi khuẩn cịn nhạy cảm tốt với các kháng sinh nhóm bêta-lactam.
- Bên cạnh lợn ni, đã có những nghiên cứu phát hiện thấy sự có mặt của S.
suis ở lợn lịi và có những báo cáo về viêm màng não do S. suis xảy ra ở những thợ săn

làm thịt lợn lịi [4]. Có lẽ có khoảng 10% lợn lòi mang S. suis với mức độ độc lực có thể
gây bệnh cho người.
15


- Ở Hồng Kông, một nghiên cứu điều tra các mẫu thịt lợn sống bán ở chợ cho thấy
có 6,1% các mẫu có S. suis nhưng khơng phải typ 2. Từ trường hợp mắc trên người đầu
tiên năm 1983 đến nay Hồng Kơng đã có trên 50 trường hợp mắc trên người, trong đó
ngồi viêm màng não chiếm ưu thế, cịn có các thể bệnh lâm sàng khác như viêm khớp,
viêm phế quản phổi và viêm nội tâm mạc [23]. S. suis là một trong 4 căn nguyên thường
gặp nhất gây viêm màng não mủ ở Hồng Kông [21].
- Đáng quan tâm nhất là trường hợp vụ bùng phát ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
năm 2005. Ban đầu chỉ có một trường hợp nghi ngờ sốt xuất huyết với hội chứng thận
nhập viện địa phương huyện Tư Dương ngày 11/07/2005. Bệnh nhân này một ngày trước
khi khởi phát bệnh có làm thịt một con dê chết khơng rõ ngun nhân. Ngay sau đó, việc
tăng cường giám sát dịch tễ và phát hiện trường hợp bệnh đã được triển khai khắp tỉnh
Tứ Xuyên. Cho đến khi kết thúc thời gian tăng cường giám sát ngày 18/08/2005, đã phát
hiện được 215 trường hợp (66 trường hợp có xét nghiệm khẳng định, 149 trường hợp
chẩn đốn lâm sàng), trong đó có 39 người tử vong (18%). Phần lớn các trường hợp là
nam giới (84%) và có tiền sử phơi nhiễm với lợn ốm/chết như làm thịt lợn, pha thịt lợn...
Có 102 trường hợp viêm màng não (48%), trong đó có 1 trường hợp tử vong. Các trường
hợp tử vong còn lại là ở thể shock nhiễm khuẩn [36]. Trước vụ bùng phát này, năm 1998
và 1999, Trung Quốc đã có các vụ bùng phát ở tỉnh Giang Tơ. Ngồi ra, nhiễm khuẩn  S.
suis chỉ gặp lẻ tẻ ở một số khu vực miền nam Trung Quốc như Quảng Châu. Chỉ trong
vòng 8 năm qua, riêng Trung Quốc đã có 237 người nhiễm, trong đó 53 người tử vong.
- Tại Bệnh viện Đại học Chiang Mai ở miền Bắc Thái Lan từ tháng 5/2000 đến
tháng 12/2002 đã có 41 trường hợp nhiễm S. suisvới tỷ lệ tử vong 19,5%, trong đó có 13
trường hợp viêm màng não (31,7%). Tất cả các chủng vi khuẩn đều nhạy với penicillin.
Qua phân tích đơn biến, các yếu tố liên quan đến tử vong là giảm albumin, tăng bilirubin
toàn phần máu, giảm tiểu cầu và khởi phát ngắn. Điều đặc biệt là trong nghiên cứu này số

trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn lại chiếm ưu thế [34]. Năm 2004 các tác giả
Thái Lan ở Bệnh viện Đại học Chulalongkorn, Bangkok thông báo 12 trường hợp viêm
màng não do S. suis nhập viện trong vòng 6 năm 1997-2002. Những trường hợp này
được so sánh với các trường hợp đã báo cáo ở Hồng Kông và Hà Lan thì các trường hợp
ở Hồng Kơng và Thái Lan có biểu hiện nhiễm trùng da và phần mềm nhiều hơn hẳn [30].
- Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có nghiên cứu điều tra về S. suis ở người. Theo
16


những thông tin cung cấp từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm
1998 trở về trước, mỗi năm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới chỉ tiếp nhận 1-3 trường hợp
nhiễm S. suis nhưng từ năm 1999, số bệnh nhân tăng lên, khoảng 10-20 trường hợp mỗi
năm. Riêng trong hai năm 2005 và 2006 có đến 72 người nhiễm vi khuẩn trên, trong đó
69 trường hợp viêm màng não mủ, 3 trường hợp còn lại bị nhiễm trùng huyết. Tại Viện
Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2007, Viện đã
tiếp nhận 41 trường hợp nhiễm S. suis được khẳng định bằng kết quả vi sinh, trong đó có
tới 33 trường hợp viêm màng não mủ. Các trường hợp viêm màng não mủ đều khỏi. Tử
vong có 3 trường hợp đều ở những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nặng.
- Đường vào chủ yếu là qua các vết thương ngoài da và niêm mạc. Tuy nhiên, qua
quan sát có những trường hợp phơi nhiễm đường tiêu hoá và tiền chứng ỉa chảy, một số
tác giả đề xuất khả năng đường vào từ đường tiêu hoá [3]. 
- Các cơ địa suy giảm miễn dịch như người già, nghiện rượu và cắt lách và có sẵn
bệnh mạn tính từ trước dường như dễ mắc bệnh hơn và bị bệnh ở mức độ nặng hơn.
Phòng bệnh:
- Nguồn bệnh chủ yếu là lợn nên biện pháp mấu chốt hàng đầu là kiểm sốt bệnh
trên lợn. Bên cạnh đó, việc kiểm sốt chăn ni và giết mổ lợn cũng đóng vai trị quan
trọng để bệnh khơng truyền sang người. Cần phải tăng cường giáo dục sức khoẻ, tuyên
truyền về căn bệnh này để mọi người dân, cả những người chăn ni, giết mổ cũng như
người tiêu dùng cảnh giác phịng tránh dịch bệnh. Thịt lợn luộc chín > 700C (miếng thịt
khơng cịn lịng đào) khơng cịn khả năng mang mầm bệnh S. suis.

- Vắc-xin cho lợn đang được nghiên cứu triển khai. Một trong các hướng tiếp cận
là vắc-xin vi khuẩn chết dùng đường khí dung [6] để gây miễn dịch tại chỗ và tồn thân,
trong đó chú trọng gây miễn dịch niêm mạc để phịng nhiễm trùng hơ hấp ở lợn. Vắc-xin
dùng chủng vi khuẩn sống khơng có độc lực cũng đang được nghiên cứu triển khai [7].
Kháng thể đơn dòng đối với epitope vách vi khuẩn đang được nghiên cứu nhưng chưa có
hiệu quả thực sự bảo vệ cho động vật thực nghiệm khỏi nhiễm và tử vong [11].
- Vụ bùng phát S. suis vừa qua tại Trung Quốc là bài học lớn. Những yếu tố thúc
đẩy dịch bệnh bùng phát với quy mô lớn như vậy là:
+ Chăn nuôi lợn phi tập trung, rải rác ở hộ gia đình làm cho lợn dễ nhiễm S. suis.
+ Những người làm thịt lợn tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn sống.
17


+ Ăn thịt lợn ốm/chết nấu chưa chín.
+ Chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị.
+ Độc lực vi khuẩn cao
+ Thiếu sự điều phối và hợp tác giữa các cơ quan ban ngành.
- Các biện pháp chúng ta cần triển khai thực hiện ngay là:
+ Kiểm soát bệnh trên lợn: phối hợp với ngành Thú y để phòng chống dịch bệnh
trên lợn.
+ Kiểm sốt chăn ni và giết mổ lợn.
+ Không tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm/chết.
Nếu phải xử lý lợn ốm/chết cần sử dụng trang bị phịng hộ: găng tay, ủng, khẩu
trang...
Khơng làm thịt và ăn thịt lợn ốm/chết và lợn không rõ nguồn gốc.
+ Không ăn thịt lợn chưa nấu chín như thịt thủ luộc tái, lòng lợn và nội tạng trần,
tiết canh, nem chua.
* Bệnh sốt xoắn khuẩn
Leptospirosis là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do xoắn khuẩn Leptospira gây ra.
Lây truyền chủ yếu qua đờng da, niêm mạc. Đặc điểm lâm sàng là hội chứng nhiễm

khuẩn nhiễm độc toàn thân và hội chứng tổn thương gan, thận. Là bệnh của động vật lan
truyền sang người, có ổ bệnh thiên nhiên.
Lịch sử nghiên cứu:
Trước năm 1886, bệnh do Leptospira thường được chẩn đoán nhầm với bệnh sốt
vàng, sốt rét, sốt xuất huyết Dengue, viêm gan…
Năm 1886, Weil đã mô tả bệnh do Leptospira như một bệnh riêng biệt khác với
những bệnh trên, nhng phảI đến năm 1914 Spiroche mới được nuôi cấy thành công. Từ
năm 1914 đến 1940 nhiều bệnh được khám phá là do Leptospira gây ra như bệnh sốt mùa
thu, sốt 7 ngày ở Nhật Bản, sốt đầm lầy ở châu âu…
+ Mầm bệnh
Là xoắn khuẩn họ Leptospiraceae,  soi tươi dưới kinh hiển vi nền đen thấy xoắn
khuẩn hình sợi dài, mảnh có 15-30 vòng xoắn nhỏ rất sát nhau, 2 đầu thường cong hình
chữ C. Kích thước: 4-30 mm 0,1-0,2mm di động mạnh theo kiểu xốy và bật thẳng như
lị xo. Xoắn khuẩn có khả năng xuyên qua da và niêm mạc, nhất là da bị xây xước. Bắt
18


mầu Gram âm, ưa khí, mọc chậm ở các mơi trường ni cấy, pH thích hợp 7,2-7,5, nhiệt
độ 28-300C.
Xoắn khuẩn có sức đề kháng yếu, bị diệt ở nhiệt độ 50 0C/10 phút. ánh sáng và các
thuốc khử trùng thông thường dễ diệt được Leptospira. Tuy vậy Leptospira chịu được
lạnh, và sống được lâu ở nước tới 3 tuần. Sống dai dẳng trong bùn lầy, nước đọng với pH
bazơ (pH = 7,7), tốt nhất là nước cống rãnh ruộng đồng, khe suối.
Leptospira gây bệnh cho người và động vật đến nay được biết chia thành khoảng
23 nhóm, bao gồm 240 typ huyết thanh, mỗi typ huyết thanh có các kháng nguyên đặc
hiệu riêng. Giữa các typ, có ngưng kết chéo một phần, gây khó khăn cho chẩn đốn. ở
Việt Nam đã phát hiện được 15 typ, trong đó 5 typ thường hay gây bệnh là:
L. ictero-hemorragiae.
L. australis.
L. grippotyphosa.

L. bataviae.
L. hebdomadis.        
+ Nguồn bệnh
Là động vật, gồm gia súc như cừu dê, lợn, chó, mèo…Ngồi ra cịn ở nhiều loại
động vật hoang dã như gấu, báo, chuột…
Người mắc bệnh ngẫu nhiên chứ không phải là nguồn bệnh. Tuy nhiên một số tác
giả cho rằng, có sự lây truyền từ người sang người do thải xoắn khuẩn qua đờng nước
tiểu của người bệnh.
+ Đường lây
Đường da, niêm mạc: Do tiếp xúc với nước, bùn, đất có ơ nhiễm xoắn khuẩn. Đây
là đường lây chủ yếu.
Đường tiêu hố: Qua thức ăn, nước uống (khơng đun sơi, nấu chín) bị ơ nhiễm. Cá
biệt là đường hơ hấp do hít phải các giọt nước nhiễm khuẩn ở dạng khí dung.
+ Cơ thể cảm thụ và miễn dịch
Mọi lứa tuổi, mọi giới đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh mang tính chất
nghề nghiệp hay gặp ở nông dân lội ruộng, người chăn nuôi súc vật, bộ đội luyện tập nơi
bùn lầy nước đọng v.v... Hiện nay, Leptospirosis được xếp vào nhóm bệnh nghề nghiệp
được bảo hiểm
19


Miễn dịch: Sau khi bị bệnh để lại miễn dịch bền vững nhng chỉ với typ huyết
thanh mắc bệnh. Do vậy vẫn có thể bị lại với typ khác.
Dịch thường tản phát ở vùng có ổ dịch lưu hành, có khi gây dịch lớn. Hay xảy ra
vào mùa hè thu. ở nước ta có nhiều ổ dịch ở Lương Sơn - Hồ Bình, Hà Bắc, Tây Bắc,
Tây Ngun v.v..
* Bệnh não mô cầu do Neisseria meningitidis
Neisseria meningitidis (Nm) là vi khuẩn song cầu Gram âm và gây bệnh não mô
cầu trên người. Vi khuẩn được phân vào 12 nhóm huyết thanh, trong đó có 6 nhóm huyết
thanh (A, B, C, W135, X, và Y) có thể gây thành dịch.

Bệnh phân bố trên tồn thế giới, trong đó châu Phi và châu Á là vùng dịch tễ lưu
hành cao của bệnh. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kì (CDC),
hàng năm có 1,2 triệu ca bệnh viêm màng não do vi khuẩn gây ra, trong đó có 500.000 ca
bệnh và khoảng 50.000 ca tử vong do nhiễm vi khuẩn Nm. Trong đó tỉ lệ tử vong tại các
nước đang phát triển là từ 20-40%. Bên cạnh đó, tỉ lệ người lành mang trùng từ 5-10%,
nhưng đặc biệt tăng cao tới 60-80% tại những nơi có mật độ dân cư cao như trong quân
đội. Thời gian ủ bệnh thường từ 3-4 ngày (khoảng 1-10 ngày), và 10-20% ca bệnh có
biểu hiện nhiễm trùng huyết.
Theo điều tra sơ bộ ở khu vực phía Bắc từ năm 2008 đến tháng 06 năm 2016,
Quân đội xảy ra 31 vụ dịch với 457 ca bệnh (07 ca tử vong) với triệu chứng lâm sàng phù
hợp, trong đó 39 ca được xác định bằng các phương pháp xét nghiệm trong phịng thí
nghiệm. Bên cạnh đó, với cơng tác giám sát chủ động sự lưu hành của vi khuẩn Nm trên
người lành mang trùng và đánh giá sự nhạy cảm với các loại kháng sinh thường xuyên
được tiến hành tại Viện Y học Dự phịng Qn đội. Qua phân tích nhóm huyết thanh dựa
vào kĩ thuật sinh học phân tử, nhóm huyết thanh lưu hành chủ yếu trên ca bệnh và giám
sát người lành mang trùng là nhóm B, thỉnh thoảng xuất hiện nhóm C, W135 và nhóm
khơng xác định. Thêm vào đó, tỉ lệ người lành mang trùng trong thời điểm ca bệnh xuất
hiện tại đơn vị cũng tăng cao, cá biệt lên đến trên 60%.
Tác nhân gây bệnh khơng có vật chủ trung gian, mà chỉ được biết đến ở trên
người, và lây từ người sang người qua tiếp xúc gần và giọt bắn.
Hiện nay trên Thế giới, theo khuyến cáo có thể có vắc xin phịng bệnh não mơ cầu
với các nhóm A, C, X, Y, W135 (dựa trên cấu trúc kháng nguyên đặc hiệu có bản chất là
20



×