Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Ẩn dụ tri nhận trong số đỏ của vũ trọng phụng công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.7 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGƠN NGỮ

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2010

ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG “SỐ ĐỎ” CỦA
VŨ TRỌNG PHỤNG

Giảng viên hướng dẫn : TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH
Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ THUÝ AN
Lớp : Ngơn ngữ 3

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03/ 2010


MỤC LỤC

DẪN NHẬP..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ẨN DỤ TRI NHẬN VÀ TIỂU THUYẾT
“SỐ ĐỎ” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ........................................................... 4
1.1 Khái quát về ẩn dụ tri nhận ................................................................ 4
1.2 Các loại ẩn dụ tri nhận (Ẩn dụ ý niệm) ............................................. 11
1.3. Vài nét về Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số đỏ ............................. 20
CHƯƠNG II: SƠ KHẢO VỀ ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG “SỐ ĐỎ” CỦA
VŨ TRỌNG PHỤNG ................................................................................... 26
2.1. Ẩn dụ liên quan đến con người.......................................................... 26
2.2. Các loại ẩn dụ khác. ........................................................................... 38
KẾT LUẬN ................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54




1

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Ẩn dụ từ trước đến nay vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh
vực văn chương. Đó là phương thức tu từ hữu hiệu, giúp chủ thể sáng tạo có
thể trình bày những vấn đề muốn nói một cách ước lệ kiểu “hoạ vân hiển
nguyệt”, mà vẫn đảm bảo văn bản được hiểu đúng tinh thần như người tạo ra
nó đã định. Nói đến ẩn dụ là ta đang nói đến một thế giới thực sự rộng lớn, đa
dạng về hình thái, cung bậc, phong phú về hình ảnh, màu sắc. Qua ẩn dụ, hàng
loạt các hình ảnh dù cho mộc mạc đến đâu cũng trở nên sống động, gợi cảm lạ
lùng. Cũng qua đấy, một sự kiện, hình ảnh đơn giản cũng có thể chuyển tải
nhiều hàm ý sâu xa, súc tích. Nghiên cứu ẩn dụ với vai trị là một biện pháp tu
từ tượng trưng, giàu tính biểu cảm, xuất hiện chủ yếu trong văn chương từ lâu
đã là hướng tiếp cận chủ yếu mang tính truyền thống của các nhà ngôn ngữ
học. Ở đấy, ẩn dụ chỉ mới được hiểu là một biện pháp tu từ tích cực, có lịch sử
lâu đời, là “cánh tay đắc lực” của những “tâm hồn bay bổng”, thuộc tính riêng
của thế giới văn chương, mà chưa thấy được tầm quan trọng của ẩn dụ trong
cuộc sống đời thường, trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày của chúng ta
(không phải ai cũng nhận ra). Ẩn dụ, ngồi đảm nhiệm vai trị “chuyển tải cái
hoa mĩ” (biện pháp tu từ) thì cịn là một công cụ hữu hiệu giúp con người tư
duy. Ngôn ngữ học tri nhận ra đời, với những cách nhìn, thái độ, cách đánh giá
mới đã đưa ẩn dụ lên một tầm cao mới, là hiện tượng không thể thiếu của con
người nếu con người cịn muốn sử dụng ngơn ngữ như một phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất, ẩn dụ giúp con người tư duy tất cả các vấn đề trong cuộc
sống. Như vậy, ẩn dụ khơng cịn bị bó hẹp trong địa hạt văn chương mà đã bao
trùm toàn bộ đời sống xã hội con người. Đề ra thuyết ẩn dụ tri nhận (hay ẩn dụ
ý niệm) các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã mang đến cho tất cả chúng ta cách

nhìn nhận mới mẻ về ẩn dụ và tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống.
Nghiên cứu những ẩn dụ mang tính tri nhận trong tác phẩm Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng là một hướng đi mới, giúp ta hình dung cụ thể sự thể hiện của
ẩn dụ tri nhận trong đời sống hàng ngày qua những trang văn thấm nhuần hiện
thực. Khám phá những ẩn dụ về con người và đời sống trong Số đỏ, độc giả


2

cảm nhận được toàn vẹn bức tranh cuộc sống của cái xã hội “chó đểu” thời ấy
như chính “ơng vua phóng sự đất Bắc” đã miêu tả. Bên cạnh đó, thông qua các
ẩn dụ ý niệm trong tác phẩm, chúng ta hiểu thêm sự tri nhận về các đối tượng
trừu tượng cũng như các q trình ý niệm hố chúng trong tư duy của con
người càng rõ nét.
Từ những lí do trên, thiết nghĩ việc bước đầu khảo sát các ẩn dụ ý niệm
trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là vấn đề rất cần thiết.
2. Lịch sử vấn đề
Lịch sử nghiên cứu văn chương trong nước cho thấy, từ trước đến nay
đã có khá nhiều các cơng trình khoa học, luận án, luận văn, bài báo, báo cáo,
tham luận…về ẩn dụ trong văn chương, về tiểu thuyết Số đỏ cũng như “vấn đề”
Vũ Trọng Phụng. Riêng phần luận án có thể nêu ra một vài cơng trình tiêu biểu:
1. Đinh Trí Dũng (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, 1999), Nhân vật trong tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng, Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Đinh Lưu (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, 2002), Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
3. Phan Thế Hưng (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, 2009), Ẩn dụ dưới góc độ
ngơn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh), Đại học
Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Văn Đức (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, 2007), Phong cách ngôn
ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930- 1945: so sánh phương thức ẩn

dụ trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên, Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh.
v.v..
Và nhiều bài báo khác được đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ. Thế nhưng cho
đến hiện nay, như chúng tơi được biết vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào
đi vào tìm hiểu ẩn dụ ý niệm trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng
Phụng.


3

3. Mục đích của đề tài
Bước đầu nghiên cứu hệ thống ẩn dụ trong tiểu thuyết Số đỏ trên tinh thần lí
thuyết ẩn dụ tri nhận- hướng nghiên cứu mới mẻ của ngôn ngữ học tri nhận.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu khoa học như: phương pháp thống kê- phân loại, phương pháp phân
tích... Trong đó, phương pháp thống kê- phân loại nhằm vào mục đích liệt kê
hệ thống ẩn dụ tri nhận trong tác phẩm, sau đó cũng bằng phương pháp này,
chúng tơi tiến hành phân loại, phân nhóm các ẩn dụ tri nhận theo từng mục
riêng để thấy được sự đa dạng trong phong cách sử dụng phương tiện nghệ
thuật này; còn phương pháp phân tích dùng để chỉ ra tính chất, trạng thái, mục
đích biểu hiện của ẩn dụ tri nhận trong Số đỏ, những vấn đề người viết cảm
nhận, suy ngẫm về cách vận dụng ẩn dụ tri nhận của Vũ Trọng Phụng trong
sáng tác của mình.
5. Phạm vi của đề tài
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát đánh giá một
số ẩn dụ ý niệm (ẩn dụ tri nhận) đặc trưng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng (Số đỏ, 2004, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội).
6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, về tổng thể, đề tài được cơ cấu thành hai
chương:
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ẨN DỤ TRI NHẬN VÀ TIỂU THUYẾT SỐ
ĐỎ CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG
Chương này người viết đi vào giới thiệu những nét chính yếu của thuyết
ẩn dụ tri nhận, bước đầu nhận dạng ẩn dụ tri nhận và điểm lại vài nét về nhà
văn Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số đỏ.
Chương 2. SƠ KHẢO VỀ ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG TIỂU THUYẾT
“SỐ ĐỎ” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Chương này chủ yếu nêu và phân tích, phân nhóm một vài ẩn dụ tri nhận
khảo sát được trong tác phẩm Số đỏ.


4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ẨN DỤ TRI NHẬN VÀ TIỂU THUYẾT
“SỐ ĐỎ” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

1.1 Khái quát về ẩn dụ tri nhận
Ẩn dụ từ trước đến nay thường được cho là một biện pháp tu từ dựa vào
sự giống nhau giữa nghĩa đen và nghĩa bóng của ngơn ngữ. Tuy nhiên, các nhà
ngôn ngữ học tri nhận lại cho rằng ẩn dụ cịn là một cơng cụ tri nhận hữu hiệu
để con người ý niệm hóa các khái niệm trừu tượng. Ẩn dụ do vậy không chỉ là
một phương thức diễn đạt ý nghĩ bằng ngôn ngữ mà còn là một phương thức để
tư duy về sự vật.
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng, tri nhận và ngơn ngữ khơng
phải tự nhiên mà có, nó có cơ sở vật chất và sinh lí nhất định, có quan hệ với cơ
thể con người, đồng thời thể hiện quan hệ tương hỗ giữa con người với thế giới
bên ngồi. Vì thế, đặc trưng quan trọng nhất của ngơn ngữ học tri nhận là cơ
thể hố (embodiment) ngơn ngữ và tư duy. Việc cơ thể hoá tư duy do cơ chế cơ

bản của tư duy quyết định. Cơ chế này bao gồm: mơ hình ý niệm (image
schemas), khung (frame), điển dạng (prototype), ẩn dụ (metaphor), hốn dụ
(metonomy)… Trong đó ẩn dụ đóng vai trị quan trọng nhất.
Trong hơn ba trăm năm qua, các nhà triết học và ngôn ngữ học châu Âu
đã tiên liệu được những nguyên lí và một số kết quả nghiên cứu về lí thuyết ẩn
dụ tri nhận. Trong số những học giả có thể được xem như là “tổ tiên” của
phương pháp tri nhận về ẩn dụ có thể nêu ba tên tuổi tiêu biểu : Kant,
Blumenberg và Weinrich. Quan điểm của ba nhà nghiên cứu này về mối quan
hệ giữa ẩn dụ và tri nhận đã bước đầu tạo nền tảng của lí thuyết ẩn dụ ý niệm
sau này.
Kant là người đầu tiên nghiên cứu khá cụ thể về thuyết tri nhận ẩn dụ.
Trong khi phát triển lí thuyết về tri thức luận, Kant (1781) đã xác định hai cội
nguồn của tri thức: hiểu biết qua khái niệm và trực giác qua cảm xúc. Chỉ khi
hai yếu tố này kết hợp với nhau thì mới có được tri thức thật sự. Trực giác là
một thành tố hết sức quan trọng của tri thức. Có những khái niệm không gắn
liền trực tiếp với trực giác cảm xúc và những khái niệm này cần phải được gián


5

tiếp “cảm xúc hóa”; theo Kant, đây chính là chức năng tri nhận của ẩn dụ.
Trong các tác phẩm của mình, Kant chưa nhắc tới từ ẩn dụ (metaphor) nhưng
đã đề cập đến biểu tượng (symbol). Theo ông, “nhận xét qua sự tương tự (do
trực giác trải nghiệm có được) đưa đến hai việc: trước hết, ứng dụng khái niệm
vào một sự vật có được từ trực giác cảm xúc, rồi ứng dụng quy luật phản ánh
với trực giác vào một sự vật hồn tồn khác, trong đó sự vật trước chỉ là biểu
tượng. Như vậy, một nhà nước quân chủ có thể được ý niệm hóa là một sinh vật
nếu dùng luật lệ dân chủ để cai trị, nhưng chỉ là bộ máy (như cối xay) nếu cai
trị theo đường lối của một nhà độc tài. Dẫu vậy, cả hai trường hợp đều được ý
niệm hóa bằng biểu tượng. Khơng có sự tương tự giữa một nhà nước chun

quyền và một cái cối xay, nhưng có sự tương tự giữa quy luật phản ánh trong
cả hai trường hợp và thiệt hại mà cả hai đem lại… Ngôn ngữ của chúng ta có
rất nhiều những ý niệm hóa gián tiếp như vậy nhờ vào sự tương tự và sự biểu
trưng lại chỉ chứa đựng các biểu tượng…” [9,10; 11]. Như vậy, mặc dù không
dùng từ ẩn dụ rõ ràng mà là biểu tượng, nhà triết học đã đề cập đến điều mà hai
trăm năm sau Lakoff và Johnson gọi là ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor).
Kant đã nói về sự tương tự như là sự chuyển đổi phản ánh từ một sự vật trực
giác đến một khái niệm hoàn toàn khác, có thể là một khái niệm mà trực giác
khơng trực tiếp tương ứng, khái niệm có thể sử dụng thực nghiệm mà trước đó
chưa từng có trong trải nghiệm. Chúng ta có thể hiểu rõ nhận định này qua một
số thí dụ của Kant. Để phản ánh một khái niệm trừu tượng như NHÀ NƯỚC
(có tính chất chính trị), con người sử dụng nhiều cách so sánh (qua sự giống
nhau) tạo nên cảm xúc gián tiếp hay tiền đề cho ẩn dụ. Việc ý niệm hóa NHÀ
NƯỚC chỉ là một CỖ MÁY (như CỐI XAY) để nói lên những mặt khác biệt
với SINH VẬT. Theo Kant, ý niệm đầu tiên để chỉ cơ cấu có quyền hành tuyệt
đối của nhà nước quân chủ, còn ý niệm thứ hai để chỉ các mặt dân chủ của một
nhà nước. Điều đáng ca ngợi nhất trong thuyết về ẩn dụ của Kant là khơng có
sự tương tự “giữa nhà nước chun quyền và một cối xay”, nhưng có sự giống
nhau giữa quy luật phản ánh trong cả hai trường hợp và thiệt hại mà cả hai đem
lại, phản ánh qua ẩn dụ khái niệm tạo nên những điểm giống nhau nhờ những
quan hệ tương cận giữa các yếu tố và những liên kết chức năng của hai sự vật.


6

Sự tương tự này (trong nghĩa định lượng) dường như rất mới trong thời đại
khoa học tri nhận của chúng ta, được minh họa cụ thể trong nhiều tác phẩm của
Kant. Do vậy, chúng ta ý niệm hóa ẩn dụ THỜI GIAN như là MỘT ĐƯỜNG
THẲNG CÓ TỪNG ĐIỂM, SỰ SÁNG TẠO CỦA THƯỢNG ĐẾ như là MỘT
TUYỆT TÁC. Tóm lại, mặc dù khơng hồn tồn rõ ràng nhưng “cảm xúc hóa

hình tượng” của Kant dựa vào sự tương tự đã đề ra được những nguyên lí quan
trọng nhất của thuyết ẩn dụ ý niệm sau này.
Nhà triết học Đức Blumenberg (1960) qua một số tác phẩm của mình đã
phát triển lí thuyết ẩn dụ và phương pháp của ẩn dụ học và giới thiệu đó là ẩn
dụ tuyệt đối (absulute metaphor) trong những trường hợp khi chúng ta không
phải đối mặt với hiện tượng tu từ thái quá, trong trường hợp những biểu trưng
có thể được diễn dịch theo nghĩa đen khơng mấy khó khăn. Ơng cũng nhận xét
rằng ẩn dụ cũng có thể là những thành tố cơ bản của ngôn ngữ triết học. Tuy
nhiên những nhận xét của ơng khơng chỉ bó hẹp trong ngơn ngữ viết dành cho
triết học, mà cũng có thể áp dụng cho ngơn ngữ nói chung. Chúng ta cũng tìm
thấy ý tưởng cốt lõi trong phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận
với giải thích sau đây của Blumenberg (1960): Ẩn dụ học cố gắng tìm hiểu cấu
trúc sâu của tư tưởng, lớp dưới của bề mặt, chất liệu để tạo nên hệ thống. Để
đạt được mục đích này, cần phải thu thập, phân tích, so sánh những ẩn dụ ngơn
ngữ, bởi vì chỉ cần so sánh các ẩn dụ sẽ tìm ra được cấu trúc nền tảng của nhận
thức. Với cấu trúc bề sâu của nhận thức, chúng ta sẽ tìm thấy “những định
hướng có thể đọc được qua mơ hình tri nhận sơ đẳng, mà mơ hình này sẽ bộc lộ
qua ngơn ngữ dưới dạng ẩn dụ”. Chính điều này đã thể hiện sự tương thích với
thuyết ẩn dụ ý niệm sau này. Các ẩn dụ ngôn ngữ được xem như là các biểu
trưng và các dấu hiệu của mơ hình tri nhận- cấu trúc hệ thống của tư tưởng
cung cấp định hướng chung mặc dù chúng thường lưu trữ trong tiềm thức của
người nói. Ngồi mơ hình ẩn dụ, Blumenberg (1960) cũng đề cập đến “ẩn dụ
nền” (background metaphors), là “sự sử dụng ẩn dụ có hàm ý”. Những ẩn dụ
nền này hầu như tương đương với những ẩn dụ ý niệm. Vì các ẩn dụ này cũng
hiện diện trong ngôn ngữ thông dụng hàng ngày, việc tìm hiểu ẩn dụ học một
cách có hệ thống cũng quan trọng ngoài phạm trù triết học. Ẩn dụ học có thể


7


nhìn nhận ẩn dụ ngơn ngữ là “kim chỉ nam” cho việc quan sát thế giới hàng
ngày của chúng ta. Trong những cơng trình của mình, Blumenberg cũng đưa ra
nhiều ẩn dụ làm chúng ta liên hệ tới các ẩn dụ ý niệm được ngơn ngữ học tri
nhận phân tích như sau: SỰ THẬT là ÁNH SÁNG; THẾ GIỚI là MỘT SINH
VẬT, CÁI ĐỒNG HỒ, RẠP HÁT, CON TÀU, hay là CUỐN SÁCH; LỊCH
SỬ là MỘT CÂU CHUYỆN; CUỘC ĐỜI là MỘT CHUYẾN ĐI BIỂN. Những
ví dụ này của Blumenberg cũng phần nào xác định phương hướng của việc
chuyển đổi ẩn dụ từ phạm trù này sang phạm trù khác. Dù Blumenberg dẫn
những ví dụ chủ yếu từ các tác phẩm cổ điển về triết học, khoa học và văn học,
chúng ta cũng phải thừa nhận sự đóng góp tiên phong của ông về thuyết ẩn dụ
ý niệm, về mối quan hệ giữa ẩn dụ ngơn ngữ và mơ hình văn hóa (cultural
models) cũng như sự phân tích về chức năng của ẩn dụ. Ngoài ra, phương pháp
của Blumenberg cũng đưa ra một mẫu hình cho phương pháp nghiên cứu
thuyết ẩn dụ ý niệm về sau.
So với các nhà ngôn ngữ học trước đó, thuyết ẩn dụ của nhà ngơn ngữ
học Đức Haralh Weinrich được trình bày trong những bài viết xuất bản từ năm
1958 đến năm 1976 được xem là gần nhất với thuyết ẩn dụ tri nhận sau này.
Bằng phương pháp tiếp cận riêng của mình, ơng đã dự báo tất cả những nguyên
lí liên quan đến thuyết ẩn dụ tri nhận. Ngay từ đầu trong khi trình bày lí thuyết
của mình, Weinrich (1958) trình bày hiểu biết về ẩn dụ ý niệm, phân tích ẩn dụ
ngơn ngữ khơng phải biệt lập mà theo “trường hình ảnh” tương tự như ẩn dụ ý
niệm ngày nay. Để giải thích cho những ví dụ ngơn ngữ, ơng hình thành trường
hình ảnh TỪ- TIỀN (WORD- CURRENCY) mà sau này theo Lakoff và
Johnson (1980) chúng ta có TỪ LÀ ĐỒNG XU (WORDS ARE COIN) hay
NGÔN NGỮ LÀ TIỀN BẠC (LANGUAGE AS FINANCE). Nhìn chung mỗi
trường hình ảnh của Weinrich thuộc loại “A là/ như B” và ngược lại. Như thế,
một số trường hình ảnh của Weinrich có mẫu như sau: CUỘC ĐỜI- HÀNH
TRÌNH; THẾ GIỚI- RẠP HÁT; ÁNH SÁNG- LÍ TRÍ; HƠN NHÂNCHUYẾN XE; TÌNH U- CHIẾN TRANH; CHIẾN TRANH- NGƠN TỪ và
nhiều trường hình ảnh khác trong số các ẩn dụ ý niệm được khám phá trở lại
trong khi nghiên cứu ẩn dụ tri nhận. Thậm chí Weinrich cịn hình thành thuyết



8

phạm trù (domain hypothesis) rõ ràng: điều diễn ra trong ẩn dụ thật sự và cụ
thể là sự nối kết giữa hai phạm trù khái niệm. Sau đó ơng giải thích rằng ẩn dụ
là hành động lời nói, tiềm ẩn trong khả năng ngôn ngữ của chúng ta là một
trường hình ảnh đóng vai trị cấu trúc ảo. Trong hầu hết các trường hợp, trường
hình ảnh này khơng cần phải tạo nên vì nó có sẵn từ vơ số các nguồn khác
nhau. Phạm trù ẩn dụ như thế, theo ngữ nghĩa học truyền thống, là trường ngữ
nghĩa (semantic fields). Trường hình ảnh có thể được hiểu như là sự kết nối của
hai phạm trù ngữ nghĩa bao gồm “cho hình ảnh” (image donor) và “nhận hình
ảnh” (image recipient). Thuật ngữ của Weinrich cũng tương tự như phạm trù
nguồn (source domain) và phạm trù đích (target domain) trong phương pháp tri
nhận ngày nay. Chẳng hạn NGÔN NGỮ sẽ là “phạm trù nhận hình ảnh” trong
khi đó TIỀN BẠC là “phạm trù cho hình ảnh”. Theo Weinrich, nhiệm vụ cho
các nhà ẩn dụ học tương tự như ngôn ngữ học tri nhận ngày nay là phải lập
danh mục các trường hình ảnh, mơ tả các phạm trù và giải thích mối tương
quan giữa chúng. Hai ngun lí về mơ hình ẩn dụ (metaphorical models) và sự
cần thiết của ẩn dụ cũng được tập trung trong phương pháp của Weinrich.
Trước tiên, ơng hình thành một giả thiết về sự cần thiết về mặt ngơn ngữ, dùng
phạm trù đích THỜI GIAN làm ví dụ (1963): “Chúng ta khơng thể nói tới thời
gian mà khơng nói theo cách ẩn dụ”. Lí do tận cùng trong việc tìm kiếm về mặt
ngơn ngữ nằm ở sự cần thiết về nhận thức đối với ẩn dụ cũng được xác nhận
trong khi Weinrich bàn về phạm trù đích TRÍ NHỚ. Chúng ta không thể nghĩ
về một thực thể như trí nhớ mà khơng dùng đến ẩn dụ. Ẩn dụ, nhất là nếu
chúng xuất hiện theo những trường hình ảnh mang tính nhất quán, chắc chắn
phải được xem như là mơ hình tri nhận (cognitive models). Với vai trị của mơ
hình tri nhận, ẩn dụ ý niệm (tương tự như “trường hình ảnh”) thực sự quyết
định cái nhìn về thế giới của chúng ta. Weinrich (1958) kết luận rằng cái nhìn

của chúng ta về thế giới chủ yếu do trường hình ảnh quyết định hơn là do
trường ngơn ngữ và ẩn dụ của chúng ta không phản ánh sự giống nhau
(similarities), có thực hay tưởng tượng như thuyết ẩn dụ cổ điển, mà ẩn dụ chỉ
thiết lập nên sự tương tự (analogies), tạo nên các mối tương đẳng
(correspondences). Weinrich qua thuyết ẩn dụ của mình cũng đã trả lời cho câu


9

hỏi vị trí của ẩn dụ ý niệm hay trường hình ảnh như thế nào qua ba bước. Trước
hết, hầu hết các ẩn dụ không chỉ là việc của một người nói hay sử dụng, mà là
của một thế giới hình ảnh của một cộng đồng. Thứ hai, cộng đồng khơng nhất
thiết phải bó hẹp trong chỉ một ngơn ngữ. Thứ ba, thậm chí giữa các nền văn
hóa khác nhau lại có những trường hình ảnh giống nhau đến ngạc nhiên; điều
này chỉ ra rằng con người chia sẻ những trải nghiệm cơ bản giống nhau. Nói
cách khác, ẩn dụ ý niệm vừa có tính đa dạng vừa có tính phổ quát. Quan điểm
này của Weinrich cũng được các nhà nghiên cứu thuyết ẩn dụ ý niệm về sau
quan tâm.
Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, Lakoff bắt đầu phát triển lí thuyết
tri nhận về ẩn dụ. Năm 1980, cùng với nhà triết học M. Johnson, ông công bố
quyển sách đã trở thành bất hủ về mặt trí tuệ Ẩn dụ chúng ta đang sống
(Metaphor we live by, 1980) đặt cơ sở cho một quan điểm, theo đó ẩn dụ khơng
chỉ là hình thái tu từ của thi ca, mà chủ yếu là một cơ chế cực kì quan trọng để
nhận thức thế giới bằng tư duy của con người. Cơ chế này bảo đảm việc chuyển
những tri thức về những lĩnh vực khái niệm đã được biết tốt hơn sang những
lĩnh vực được biết kém hơn, rất chú trọng đến những dữ liệu nhận được qua
kinh nghiệm cảm tính trực tiếp của con người.
Trong cơng trình Ẩn dụ chúng ta đang sống (Metaphor we live by,
1980), cả Lakoff và Johnson đều khẳng định rằng “Đối với nhiều người ẩn dụ
là cơng cụ của óc tưởng tượng của các nhà thơ (the poetic imagination), của

những lối hùng biện rườm rà (rhetorical flourish)- là một bộ phận của thứ
ngôn ngữ đặc biệt nào đó, chứ khơng phải của thứ ngôn ngữ đời thường. Hơn
nữa, ẩn dụ thường được xem như là đặc điểm của ngôn ngữ liên quan đến từ
hơn là đến tư duy và hoạt động. Vì nguyên nhân đó, nhiều người cho rằng họ
vẫn có thể sống tốt mà khơng cần có ẩn dụ. Ngược lại với ý kiến đó, chúng tơi
đã phát hiện ra rằng ẩn dụ đã thấm sâu không chỉ vào ngôn ngữ, mà vào cả tư
duy và hoạt động nữa. Hệ thống ý niệm thường nhật mà chúng ta đang dùng để
suy nghĩ và hành động về bản chất đều mang tính ẩn dụ”.[97; 4]
Lakoff và Johnson (1980) cho rằng đối với nhiều người ẩn dụ là một
công cụ trong thi ca và là một biện pháp tu từ, vấn đề thuộc về ngôn ngữ bậc


10

cao chứ không phải thuộc về ngôn ngữ hàng ngày. Hơn nữa, ẩn dụ thường chỉ
được xem là vấn đề ngôn ngữ thuần túy, vấn đề của từ ngữ hơn là vấn đề thuộc
phạm trù tư tưởng và hành động. Vì lí do này, nhiều người nghĩ rằng họ khơng
cần dùng đến ẩn dụ mà “vẫn có thể sống tốt”. Thật vậy, các từ ngữ con người
sử dụng để mô tả các khái niệm trừu tượng như thời gian, ý tưởng, cảm xúc,
tình yêu hay thù hận đều biểu hiện qua từ ngữ ẩn dụ. Nhiều nhà ngôn ngữ học
từ lâu đã nhận thấy rằng ngôn ngữ ẩn dụ không chỉ biểu hiện qua việc sử dụng
từ vựng để mô tả các khái niệm mà còn tập trung vào một số chủ đề mang tính
ẩn dụ. Ta có thể hình dung lí thuyết này qua các ví dụ sau:
- Chúng ta đã cùng nhau đi một chặng đường dài từ khi gặp nhau.
- Anh e rằng cuộc tình của chúng ta đang đi vào ngõ cụt.
- Chúng ta đang sa lầy trong tình u của chúng ta.
- Có lẽ em đi đường em, anh đi đường anh mà thôi.
Những cụm ngữ trên đây khơng mang tính đặc thù thơ ca hay tu từ, mà
chỉ là những câu nói thường ngày có thể bắt gặp đâu đó, khơng chỉ dùng để nói
về tình u (chẳng hạn như Tơi đã chọn con đường nghiên cứu hay Công việc

của tôi gặp phải ngõ cụt), nhưng đưa vào để chỉ tình yêu thì chúng ta hiểu được
ngay. Những cụm ngữ trên diễn tả những khía cạnh khác nhau trong một cuộc
tình, dựa trên cơ sở tương đồng giữa tình yêu và cuộc hành trình. Những người
yêu nhau là những lữ khách, mối quan hệ là chiếc xe trên đường đi, mục tiêu
của những người yêu nhau là đích đến, các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ
là những chướng ngại vật trên đường đi và còn nhiều mối tương quan khác nữa.
Theo Lakoff (1993), mối tương quan giữa cuộc hành trình và cuộc tình
khơng chỉ là hình thức dùng ngơn ngữ để diễn tả tình u mà cịn là cấu trúc
thuộc về trí não mà ông gọi là ẩn dụ ý niệm. Sự có mặt của ẩn dụ được hiểu qua
các cụm ngữ thơng thường khi so sánh cuộc hành trình là tình yêu, nhưng
Lakoff (1993) khẳng định rằng ẩn dụ ý niệm là cái nằm đằng sau sự biểu hiện
của các từ ngữ. Ở đây có thể xác định phạm trù nguồn chính là cuộc hành trình;
phạm trù đích là tình u. Đấy chính là sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH UCUỘC HÀNH TRÌNH. Như vậy có thể nói rằng xuất phát điểm của sơ đồ ánh
xạ trong thuyết ẩn dụ ý niệm là mơ hình tri nhận tuyệt đối (các biểu trưng về


11

miền cụ thể) và thuyết ẩn dụ ý niệm được hình thành dưới góc độ ngơn ngữ học
tri nhận.
1.2 Các loại ẩn dụ tri nhận (Ẩn dụ ý niệm)
Trên cơ sở chức năng tri nhận, cơ sở hình thành, ẩn dụ tri nhận (ẩn dụ ý
niệm) có thể xếp thành bốn loại cơ bản: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ
“kênh liên lạc/ truyền tin” và ẩn dụ định hướng (Lakoff và Johnson, 1980,
Kövecses 2002).
1.2.1. Ẩn dụ cấu trúc (Structural Metaphors)
Trong cơng trình “Metaphors we live by” (Ẩn dụ mà chúng ta đang
sống, 1980), G. Lakoff và M. Johnson có đưa ra khái niệm “ẩn dụ cấu trúc”
(structural metaphors). Theo đó, ẩn dụ cấu trúc chính là sự ý niệm hóa từng
miền riêng lẻ bằng cách chuyển sang chúng sự cấu trúc hóa một miền khác

(ẩn dụ cấu trúc: nghĩa của một khái niệm, một phạm trù A được hiểu thông
qua hệ thống từ ngữ của một khái niệm, một phạm trù B khác dựa trên cơ sở
biểu trưng hóa và sự liên tưởng). Trong cơng trình của mình, G. Lakoff và M.
Johnson khẳng định rằng chính ẩn dụ là nguồn mà thơng qua nó nhận thức
(thể hiện qua hệ thống ý niệm) của chúng ta được thực hiện. Theo hai ông,
những ý niệm chi phối tư duy của chúng ta không đơn thuần là sản phẩm của
trí tuệ (intellect). Chúng ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật của chúng ta
đến tận những chi tiết tầm thường nhất. Ý niệm của chúng ta cấu trúc hóa cảm
giác, hành vi, quan hệ của chúng ta với những người khác. Đồng thời hệ
thống ý niệm đóng vai trị trung tâm trong việc xác định những thực thể
(realities) của đời sống thường nhật. Giả sử hệ thống ý niệm của chúng ta ở
mức độ đáng kể là mang tính ẩn dụ, thì lúc đó cái mà chúng ta suy nghĩ, cái
mà chúng ta biết được thông qua kinh nghiệm và cái mà chúng ta làm hằng
ngày đều có quan hệ trực tiếp nhất với ẩn dụ. Như vậy, cả G. Lakoff và M.
Johnson đều khẳng định rằng phần lớn hệ thống ý niệm thường nhật của
chúng ta về thực chất là mang tính ẩn dụ. Và việc ẩn dụ cấu trúc- cái đang cấu
trúc hóa tri giác, tư duy và hoạt động của chúng ta thường ngày tham gia điển
hình vào hoạt động nhận thức- tri nhận của chúng ta là điều không thể tránh
khỏi.


12

Để giải thích tính ẩn dụ của ý niệm và nó cấu trúc hóa hoạt động thường
nhật của chúng ta ra sao, đồng thời minh họa cho lí thuyết ẩn dụ cấu trúc, hai
tác giả Lakoff và Johnson đã đưa khá nhiều các ví dụ mà qua đó ta có thể hình
dung vai trị của ẩn dụ cấu trúc trong nhận thức thường nhật của mỗi người:
a. “ARGUMENT IS WAR/ TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH”
-


He attacked every weak point in my argument/ Anh ta tấn
công vào mỗi chỗ yếu trong lập luận của tôi.

-

His criticisms were right on target/ Những lời phê phán của
anh ta đã đánh trúng đích.

-

I’ve never won an argument with him/ Tôi không bao giờ
thắng anh ta trong tranh luận.

-

He shot down all of my argument/ Anh ta đã phá tan (bắn hạ)
mọi luận cứ của tôi.

b. “TIME IS MONEY/ THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC”
-

You’re wasting my time/ Bạn tiêu phí thời gian của tơi.

-

This gadget will save you hours/ Cái máy này sẽ tiết kiệm cho
bạn nhiều thời gian.

-


I don’t have enough time to spare for that/ Tơi khơng có đủ
thời gian để dành cho việc đó.

-

You need to budget your time/ Bạn cần lập quỹ thời gian cho
mình.

-

I lost a lot of time when I got sick/ Tôi đã đánh mất nhiều
thời gian khi tơi ốm.

c. “LOVE IS A JOURNEY/ TÌNH U LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH”
-

Look how far we’re come/ Xem kìa, chúng ta đã đi quá xa.

-

We’re at a crossroads/ Chúng ta đang ở ngã ba đường.

-

I don’t think this relationship is going anywhere/ Tôi không
nghĩ rằng những quan hệ này sẽ đi đến đâu.

-

We can’t turn back now/ Chúng ta không thể nào quay trở lại

lúc này.


13

d. “IDEAS ARE FOOD/ TƯ TƯỞNG LÀ THỨC ĂN”
-

What he said left a bad taste in my mouth/ Điều anh ta nói
đã để lại mùi vị xấu trong mồm tơi.

-

There are too many facts here for me to digest them all/ Có
q nhiều dữ kiện ở đây để tơi có thể tiêu hóa hết.

-

I can’t swallow that claim/ Tơi khơng thể nuốt trôi luận điểm
này.

-

That idea has been fementing for years/ Tư tưởng này ở trạng
thái lên men nhiều năm.

v.v…
Như vậy, qua một loạt các ví dụ, theo Lakoff và Johnson, điều quan
trọng nhất mà chúng ta có thể khẳng định là ẩn dụ không chỉ thuộc về ngôn
ngữ, nghĩa là không chỉ thuộc về ngôn từ. Chúng ta khẳng định rằng quá trình

tư duy của con người trong nhiều khía cạnh mang tính ẩn dụ. Vậy nên khi nói
theo kiểu “Tranh luận là chiến tranh”, “Thời gian là tiền bạc”, “Tình yêu là
cuộc hành trình”, “Tư tưởng là thức ăn”…thì chúng ta phải hiểu rằng hệ thống
ý niệm của con người đã được cấu trúc hóa và đã được xác định nhờ vào ẩn dụ.
Theo đó, ta có thể giải mã ẩn dụ cấu trúc “Tranh luận là chiến tranh” theo
hướng: người tham gia tranh luận là đối phương của nhau, ngơn ngữ là vũ khí,
nội dung tranh luận là chiến lược, cách thức tranh luận là những phương thế tấn
cơng, phịng thủ, bảo vệ và kết quả cuộc tranh luận chính là phần thắng- thua.
1.2.2. Ẩn dụ bản thể (Ontological Metaphors)
Ẩn dụ bản thể chính là sự phạm trù hóa những bản thể trừu tượng bằng
cách vạch ranh giới của chúng trong không gian. Theo Lakoff và Johnson, việc
xác định ẩn dụ bản thể dựa trên kinh nghiệm bản thân là chủ yếu. Kinh nghiệm
của chúng ta xử lí những khách thể vật lí và những chất đã làm nên một cơ sở
dễ hiểu hơn. Cơ sở này vượt ra khỏi khuôn khổ của sự định hướng đơn giản.
Kinh nghiệm của con người có thể chia thành từng mảng nhỏ và phân loại
khách thể. Chỉ cần đồng nhất những bộ phận của kinh nghiệm chúng ta với
những khách thể hoặc những chất, thì sẽ có được khả năng dựa vào chúng, đưa
chúng đến những phạm trù nhất định, tập hợp chúng lại, xác định số lượng của


14

chúng, và bằng cách đó suy nghĩ về chúng. Ẩn dụ bản thể bao gồm: không gian
hạn chế; trường thị giác (vật chứa); sự kiện, hành động, công việc, trạng thái.
Ẩn dụ bản thể phục vụ những mục đích khác nhau, và những dạng khác
nhau của ẩn dụ phản ánh những mục đích khác nhau. Lakoff và Johnson lấy ví
dụ về kinh nghiệm của con người đối với hiện tượng tăng giá (lạm phát):
a. “INFLATION IS ENTITY/ LẠM PHÁT LÀ BẢN THỂ”
-


Inflation is lowering our standard of living/ Lạm phát hạ thấp
mức sống của chúng ta.

-

We need to combat inflation/ Chúng ta cần đấu tranh chống
lạm phát.

-

Inflation is taking its toll at the checkout counter and the gas
pump/ Lạm phát gây thiệt hại nặng ở các quầy kiểm tra và ở
trạm khí đốt.

b. “THE MIND IS A MACHINE/ TRÍ TUỆ LÀ CÁI MÁY”
-

My mind just isn’t operating today/ Đầu óc tôi không làm
việc hôm nay.

-

I’m a little rusty today/ Tôi rỉ sét (suy nghĩ hơi chậm) một
chút hôm nay.

-

We’ve been working on this problem all day and now we’re
running out of steam/ Chúng tôi nghiên cứu vấn đề này suốt
ngày rồi, và bây giờ chúng tôi đã hết hơi.


c. “THE MIND IS A BRITTLE OBJECT/ TÂM HỒN LÀ MỘT VẬT
DỄ VỠ”
-

Her ego is very fragile/ Cái “tôi” của nàng rất dễ vỡ.

-

I’m going to pieces/ Tôi bị vỡ vụn ra.

-

The experience shattered him/ Cảm nhận này làm anh ta suy
sụp.

v.v…
Lakoff và Johnson cũng đưa ra những ví dụ về ẩn dụ vật chứa (trường thị giác)
và ẩn dụ về sự kiện, hành động, công việc và trạng thái để minh họa và bổ sung
cho ẩn dụ bản thể.


15

d. “VISUAL FIELDS ARE CONTAINER/ TRƯỜNG THỊ GIÁC LÀ
VẬT CHỨA”
-

The ship is coming into the view/ Con tàu lọt vào tầm nhìn.


-

I have him in sight/ Tơi có nó trong tầm nhìn.

-

That’s in the center of my field of vision/ Cái đó ở trung tâm
tầm nhìn của tơi.

-

I can’t get all of the ship in sight at once/ Tôi không thể thâu
tóm được tất cả các con tàu trong tầm nhìn cùng một lúc.

e. “RACE IS CONTAINER/ CUỘC CHẠY LÀ VẬT CHỨA”
-

Are you in the race on Sunday?/ Bạn có trong cuộc chạy vào
chủ nhật không?

-

Are you going to the race?/ Bạn đang đi đến cuộc chạy à?

-

There was a lot of good running in the race/ Có nhiều người
chạy giỏi trong cuộc thi chạy.

-


He’s out of the race now/ Nó ở ngồi cuộc chạy bây giờ.

Ẩn dụ bản thể cung cấp cấu trúc tri thức ít hơn ẩn dụ cấu trúc. Công cụ tri nhận
của loại này dường như chỉ cung cấp tình trạng bản thể dẫn đến các phạm trù
chung của các khái niệm đích trừu tượng. Nói cách khác, chúng ta thường diễn
đạt trải nghiệm của chúng ta dưới dạng sự vật, chất liệu hay vật chứa. Vì tri
thức của chúng ta về sự vật, chất liệu hay vật chứa khá hạn chế, chúng ta không
thể sử dụng các phạm trù bậc cao để hiểu nhiều về miền đích. Do vậy, cơng
việc của ẩn dụ cấu trúc sẽ cung cấp một cấu trúc cụ thể về các khái niệm trừu
tượng. Nói chung, ẩn dụ bản thể khiến chúng ta có thể hiểu rõ hơn các khái
niệm trừu tượng. Nếu các trải nghiệm không thể mô tả rõ ràng hoặc được hiểu
rõ ràng hơn qua ẩn dụ bản thể, người nói có thể sử dụng các ẩn dụ loại này cho
các công việc cụ thể hơn: để đề cập, định tính, xác định các mặt của trải
nghiệm đã được làm rõ hơn. Chẳng hạn khi chúng ta ý niệm hóa sự sợ hãi như
là một sự vật, chúng ta có thể “sở hữu” sự sợ hãi. Do vậy trong ngơn từ chúng
ta có “nỗi sợ hãi của tơi” hay “cái sợ của anh”. Ẩn dụ cấu trúc lại ý niệm hóa
các trải nghiệm có được qua ẩn dụ bản thể. Nếu chúng ta ý niệm hóa tâm trí là


16

một sự vật, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được cấu trúc của ý niệm này qua “bộ
máy” như trong câu “Đầu óc tơi rỉ rét cả rồi!”.
Nhân hóa cũng là một hình thái của ẩn dụ bản thể. Trong nhân hóa,
thuộc tính hoạt động của con người được dùng để biểu thị thuộc tính hoạt động
của đối tượng khác loại dựa trên mối quan hệ liên tưởng nét tương đồng về
thuộc tính, về hoạt động giữa người và đối tượng khác loại (Cù Đình Tú, 1983).
Nhân hóa rất phổ biến trong văn học nhưng cũng diễn ra trong ngơn ngữ hàng
ngày như một vài ví dụ dưới đây:

-

Lí thuyết của ông ấy đã dẫn dắt tôi đến bến bờ xa lạ.

-

Cuộc đời đã bỏ mặc tơi.

Lí thuyết hay cuộc đời không phải là con người nhưng chúng đã được trao cho
thuộc tính của con người là dẫn dắt hay bỏ mặc. Nhân hóa sử dụng một trong
những miền nguồn tốt nhất là bản thân con người.
1.2.3. Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor)
Nếu ẩn dụ cấu trúc cấu trúc hóa các ý niệm về mặt ẩn dụ trong một thuật
ngữ của một ý niệm khác thì ẩn dụ định hướng khơng cấu trúc hóa một ý niệm
này trong thuật ngữ của một ý niệm khác, mà tổ chức cả một hệ thống ý niệm
đối với một hệ thống khác. Sở dĩ Lakoff và Johnson gọi đấy là ẩn dụ định
hướng bởi trong số đó có nhiều ẩn dụ liên quan đến việc định hướng trong
không gian: lên- xuống, trên- dưới, trước- sau, trong- ngoài, sâu- cạn, trung
tâm- ngoại diên…Những loại quan hệ như thế này nảy sinh do chỗ con người
vốn có cơ thể với những hình dạng nhất định tác động tương hỗ với thế giới vật
chất. Những kiểu ẩn dụ như trên khơng phải là võ đốn mà chúng có cơ sở trên
cơ sở vật lí và văn hóa của chúng ta. Mặc dù những đối lập phân cực trêndưới, trước- sau, trong- ngoài…về bản chất là mang tính vật lí, song những ẩn
dụ định hướng dựa trên cơ sở đó phân biệt nhau từ nền văn hóa này đến nền
văn hóa khác. Chẳng hạn đối với người Việt, trạng thái tình cảm tích cực là “ở
trên” như “vui lên”, còn trạng thái tiêu cực là ở dưới như “buồn hẳn đi”…
Một loạt các ví dụ được đưa ra để minh họa và làm rõ nghĩa cơ chế của
ẩn dụ định hướng như sau:


17


a. “HAPPY IS UP; SAD IS DOWN/ HẠNH PHÚC HƯỚNG LÊN;
NỖI BUỒN HƯỚNG XUỐNG”
-

I’m feeling up/ Tôi cảm thấy phấn chấn lên.

-

My spirits rose/ Tinh thần tơi sảng khối lên.

-

Thinking about her always gives me a lilf/ Những ý nghĩ về
nàng luôn luôn nâng tôi lên cao.

-

I’m feeling down/ Tôi cảm thấy chán nản đi.

-

I feel into a depression/ Tôi bị rơi vào tình trạng trầm cảm.

 Tư thế cúi nghiêng của con người thường ứng với nỗi buồn và trầm
cảm, tư thế thẳng ứng với trạng thái tình cảm tích cực.
b. “HEALTH AND LIFE ARE UP; SICKNESS AND DEATH ARE
DOWN/ SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG HƯỚNG LÊN; BỆNH
TẬT VÀ CÁI CHẾT HƯỚNG XUỐNG”
-


He’s at the peak of health/ Nó đang ở đỉnh cao của sức khỏe.

-

Lazarus rose from the dealth/ Lazarus sống dậy từ cõi chết.

-

As to his health, he’s way up there/ Về sức khỏe thì nó đang
trên đường đi lên.

-

He fell ill/ Nó rơi vào bệnh tật.

-

He’s sinking fast/ Nó nhanh chóng chìm xuống (kiệt sức).

 Bệnh tật bắt chúng ta phải nằm; có sức khỏe tốt giúp bạn hưng phấn
làm mọi việc; khi bạn chết bạn ngã xuống.
c. “MORE IS UP; LESS IS DOWN/ NHIỀU HƯỚNG LÊN; ÍT
HƯỚNG XUỐNG”
-

The number of books printed each year keeps going up/ Số
lượng sách in hàng năm tăng lên.

-


My income rose last year/ Năm ngối thu nhập của tơi tăng.

-

The amount of actistic activity in this state has gone down in
last year/ Số lượng những hoạt động văn nghệ ở bang này
năm ngoái bị giảm xuống.

-

If you’re too hot, turn the heat down/ Nếu bạn thấy nóng quá,
bạn hãy giảm nhiệt độ xuống.


18

Nếu bạn thêm một số lượng nào đó những thực thể hay khách thể vật
lí vào một vật chứa hay vào một đống, thì mức độ của cái đựng trong vật chứa
tăng lên, cịn đống thì phình ra.
d. “VIRTUE IS UP; DEPRAVITY IS DOWN/ ĐỨC HẠNH HƯỚNG
LÊN; TỘI LỖI HƯỚNG XUỐNG”
-

She is an upstanding citizen/ Cô ta là một người ngay thẳng.

-

That was a low trick/ Đây là mánh khóe thấp hèn.


-

He is high- minded/ Nó cao thượng.

-

I wouldn’t stoop to that/ Tơi khơng khom lưng (hạ mình)
trước việc đó.

-

That was a low- down thing to do/ Đó là một cử chỉ thấp hèn.

Một người có đức hạnh nghĩa là hành động phù hợp với chuẩn mực
do xã hội/cá nhân đặt ra để đảm bảo hạnh phúc của con người; còn tội lỗi là
những hành động trái với chuẩn mực đạo đức.
Ẩn dụ định hướng thậm chí cịn cung cấp cấu trúc tri thức ít hơn cả ẩn
dụ bản thể. Do vậy, về mặt tri nhận, loại ẩn dụ này tạo nên một loạt các khái
niệm thuộc miền đích trong hệ thống ý niệm của con người. Chúng ta có thể
hiểu rằng những khái niệm đích có khuynh hướng được ý niệm hóa theo một
thể đồng nhất (chẳng hạn ta quy các khái niệm đích dùng làm ví dụ ở trên đều
có chiều “lên” hoặc “xuống”) .
1.2.4. Ẩn dụ “kênh liên lạc/truyền tin” (Conduit Metaphor)
Ẩn dụ “kênh liên lạc/ truyền tin” là “quá trình giao tiếp như sự vận động
của nghĩa “làm đầy” các biểu thức ngôn ngữ (vật chứa) theo “kênh” nối người
nói với người nghe”[40; 4 ]. Đây là hình thái ẩn dụ mà Michael Reddy (1979)
cho rằng “phức tạp hơn nhiều” về việc che lấp kinh nghiệm của chúng ta.
Reddy nhận xét rằng những phán đoán của chúng ta về ngôn ngữ dưới dạng
chung nhất được cấu trúc hóa bởi những ẩn dụ phức tạp kiểu như:
-


IDEAS (or MEANING) ARE OBJECTS/ NHỮNG TƯ
TƯỞNG (hoặc Ý NGHĨA) LÀ KHÁCH THỂ.

-

LINGUISTIC EXPRESSIONS ARE CONTAINERS/ CÁC
BIỂU NGỮ LÀ NHỮNG VẬT CHỨA.


19

-

COMMUNICATION IS SENDING/ GIAO TIẾP LÀ
TRUYỀN ĐI.

Người nói đưa những tư tưởng (những khách thể) vào từ (những vật
chứa) và truyền chúng đi (trong một thông điệp) cho người nghe, người này lấy
ra những tư tưởng/ khách thể từ trong từ/ vật chứa. Để khẳng định điều này,
Reddy đã dùng rất nhiều các ví dụ mà theo tính tốn của ông, đạt tới 70% tất cả
các biểu thức được sử dụng trong ngơn ngữ. Có thể kể ra đây một số ví dụ:
-

It’s hard to get that idea across to him/ Khó đưa được những
tư tưởng này đến với nó.

-

I gave you that idea/ Tôi cho bạn ý tưởng này.


-

Don’t force your meaning into the wrong words/ Đừng nhồi
nhét ý nghĩa vào trong những từ không phù hợp.

-

Yours words seem hollow/ Những từ của bạn hình như trống
rỗng.

-

The sentence is without meaning/ Câu khơng có ý nghĩa.

-

The idea is buried in terribly dense paragraphs/ Tư tưởng bị
chôn vùi dưới những đoạn văn rất dở hơi.

Trong những ví dụ này khó phát hiện ra rằng ẩn dụ che lấp cái gì đó,
thậm chí cũng khơng ý thức được bản thân ẩn dụ. Đây là phương thức tri giác
ngôn ngữ quá quen thuộc đến nỗi đơi khi khó hình dung cái gì ở đây không
tương hợp với hiện thực.
Theo Lakoff và Johnson, những ví dụ dẫn trên chứng tỏ rằng những ý
niệm ẩn dụ chúng ta vừa khảo sát chỉ đảm bảo hiểu một phần sự giao tiếp, cuộc
tranh luận và thời gian trong khi chúng ta che giấu nhiều khía cạnh của những ý
niệm này. Điều quan trọng là phải thấy rằng việc cấu trúc hóa mang tính ẩn dụ
đối với các lĩnh vực ý niệm rõ ràng chỉ bao quát được bộ phận, chứ khơng phải
tồn cục. Giá như việc cấu trúc hóa mang tính tồn cục, thì một ý niệm này

tuyệt đối trùng với một ý niệm khác, chứ không đơn thuần là được hiểu trong
những thuật ngữ của nó.
Mặt khác, các ý niệm ẩn dụ có thể vượt ra khỏi ranh giới của tư duy và
lời nói thơng thường để đi vào lĩnh vực ta gọi là tư duy và ngơn ngữ hình ảnh,


20

thơ ca, mĩ miều hoặc tưởng tượng. Tóm lại, nếu những tư tưởng là khách thể
thì chúng ta có thể diện cho chúng những bộ trang phục diêm dúa, tung hứng
chúng, trưng chúng thành hàng lộng lẫy và cân đối…Vậy nên, khi chúng ta nói
rằng ý niệm được cấu trúc hố bởi ẩn dụ là hàm ý nó được cấu trúc hóa bộ phận
và chỉ có thể mở rộng theo một hướng nhất định mà thôi.
1.3. Vài nét về Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số đỏ
1.3.1. Vài nét về nhà văn Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20- 10- 1912 tại Hà Nội trong một gia đình
nghèo, một thứ “nghèo gia truyền” (chữ dùng của Ngô Tất Tố). Nhà văn quê ở
làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông bố làm thợ điện ở Ga-ra
Charles Boillot, mất từ khi Vũ Trọng Phụng mới 7 tháng tuổi. Bà mẹ làm nghề
may vá thuê, khi chồng chết mới 24 tuổi, đã ở vậy ni con. Đó là một “người
mẹ chí từ của một người con chí hiếu”- lời Nguyễn Tuân- đã tận tuỵ hi sinh vì
con. Vũ Trọng Phụng từ nhỏ đã tỏ ra có năng khiếu nghệ thuật: giỏi vẽ, biết
chơi đàn, soạn bài hát cải lương, cũng thích làm thơ. Học hết cấp I ở trường
Hàng Vơi, 15 tuổi, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng tiểu học nhưng vì nghèo túng,
phải thơi học để đi làm kiếm sống. Thoạt đầu, ơng làm thư kí nhà Godart được
hai tháng thì bị đuổi. Ít lâu sau, xin được chân đánh máy chữ cho nhà in Viễn
Đông (IDEO) nhưng cũng chỉ được hai năm rồi bị đuổi. Người ta nói hai lần
ơng bị mất việc đều vì “tội” ham viết truyện, đánh máy bản thảo truyện trong
giờ làm việc. Nhưng lí do chính có lẽ là vì cuộc khủng hoảng kinh tế lớn 19291933 đã dẫn đến việc sa thải công nhân viên chức (đặc biệt ở các sở tư) của bọn
thực dân tư bản. Từ đó, Vũ Trọng Phụng chuyển hẳn sang nghề viết báo, viết

văn và sống một cách bấp bênh, chật vật, nhất là từ khi có một gia đình nhỏ
(ơng lấy vợ đầu năm 1938 và cuối năm thì có con). Ngày 13 tháng 10 năm
1939, Vũ Trọng Phụng qua đời vì bệnh lao trong cảnh nghèo túng, để lại người
vợ trẻ và mụn con gái chưa đầy một tuổi.
Sinh thời, Vũ Trọng Phụng viết cho rất nhiều tờ báo xuất bản từ khoảng
1930 đến 1939: Hà Thành Ngọ báo, Nhật Tân, Hải Phòng tuần báo, Tân thiếu
niên, Công dân, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Tương lai, Tiểu thuyết thứ
năm, Sông Hương, Đông Dương tạp chí, Thời vụ, Tao đàn tạp chí…Và viết đủ


21

thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch nói, xã luận chính tri, thời
đàm, bút chiến, phỏng vấn, phê bình văn học…Ngồi ra, ơng cịn dịch một vài
tác phẩm của Victor Hugo. Trong suốt quá trình viết báo và sáng tác, ông chủ
yếu dùng hai bút danh Vũ Trọng Phụng và Thiên Hư.
Trong đời sống vật chất, Vũ Trọng Phụng ln gặp chuyện khơng may,
ln trong tình trạng túng quẫn, đã thế lại còn bị bệnh lao nặng. Nhưng trong
nghề văn, ơng nổi danh rất nhanh chóng. Khi Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ
lấy Tây (1934) ra đời, người ta gọi ơng là “ơng vua phóng sự đất Bắc”. Khi
Giông tố, Số đỏ (1936) xuất hiện, dư luận càng xơn xao hơn, vị thế Vũ Trọng
Phụng càng có ảnh hưởng to lớn trên văn đàn. Ngịi bút của ơng sắc sảo một
cách gai góc và phức tạp nên khi ông còn sống cũng như sau khi ông đã mất,
người ta ln ln bàn tán, tranh luận về ơng. Ơng thuộc loại nhà văn được mọi
người chú ý, nhưng ít được hiểu rõ, hiểu đúng.
Tuy chỉ với 27 tuổi đời và ngót 10 năm cầm bút ngắn ngủi, nhưng bằng
năng lực sáng tạo dồi dào, Vũ Trọng Phụng đã để lại một di sản văn học đồ sộ,
phong phú bao gồm 8 tiểu thuyết, 1 truyện vừa, 7 tập phóng sự, 6 vở kịch, 29
truyện ngắn, 2 tác phẩm dịch và rất nhiều bài báo. Điều đáng quý là sự nghiệp
văn học của Vũ Trọng Phụng không chỉ lớn về số lượng, mà nói như nhà văn

Ngơ Tất Tố, đó thực sự là “những tác phẩm đáng khóc, đáng cười”, trong đó có
cuốn được gọi là “ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn
Khải). Không phải ngẫu nhiên mà sinh thời, bạn bè đồng nghiệp đã trân trọng
khẳng định, Vũ Trọng Phụng là một “mặt lạ” trong văn chương Việt Nam, là
“ơng vua phóng sự đất Bắc”, là “một tiểu thuyết gia xuất sắc”, và “người thư kí
trung thành của thời đại”, “Vũ Trọng Phụng, đối với thời đại Vũ Trọng Phụng
cũng giống như Balzac đối với thời đại của Balzac”.
Xung quanh Vũ Trọng Phụng đã từng có những cuộc tranh luận nảy lửa
và trong nhiều năm, ông trở thành một “vụ án văn học” nghiêm trọng kéo dài.
Từ khi có cơng cuộc “đổi mới” trên đất nước, “vụ án” đó mới chính thức được
giải toả và vị trí xứng đáng của nhà văn trong lịch sử văn học dân tộc đã được
khẳng định dứt khốt. Song sự “nhìn lại” đối với sự nghiệp sáng tác của Vũ
Trọng Phụng lại nảy sinh những vấn đề mới, và nói chung, việc nghiên cứu một


22

cách toàn diện, khoa học để thật sự làm chủ di sản văn học phong phú và khá
phức tạp đó vẫn còn đang tiếp tục…
1.3.2. Vài nét về tiểu thuyết “Số đỏ”.
Tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng ra đời năm 1936, đầu
tiên được đăng trên Hà Nội báo từ số 40, ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in
thành sách lần đầu vào năm 1938.
Số đỏ là một cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng
hiện thực chủ nghĩa. Ở phương diện một cuốn tiểu thuyết trào phúng, thành
cơng của nó đã gây được một tiếng cười, đúng hơn là một trận cười giịn giã từ
đầu đến cuối, thơng qua một loại tình tiết, tình huống hài hước và một loạt chân
dung hí hoạ, biếm hoạ hết sức độc đáo và sinh động. Ở phương diện một tác
phẩm hiện thực chủ nghĩa, nó đã phát hiện được một cách chính xác và sâu sắc
bản chất và quy luật khách quan của xã hội.

Những cây bút phê bình văn học có uy tín hiện nay đều đánh giá tiểu
thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một kiệt tác. Về nội dung, Số đỏ vẽ lên
một bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX với những thói lố
lăng, kệch cỡm, rởm đời xung quanh “cơng cuộc Âu hố”. Đấy là cái xã hội
của tất cả các yếu tố Ta- Tàu- Tây lẫn lộn, thật giả không phân định rõ ràng;
một cái xã hội mà một thằng ma- cà- bông trong phút chốc có thể leo lên đến
những ngơi vị to lớn với tầm ảnh hưởng xa rộng, được mọi người tung hơ,
ngưỡng mộ “hết sức”. Số đỏ chỉ có độ ba chục nhân vật có tên và khơng tên mà
đã tập hợp đủ các hạng người trong xã hội thành thị Việt Nam vào những năm
30 của thế kỉ trước, từ u em, u già, anh bếp, đứa bé nhặt banh quần, chị hàng
mía, ơng thầy số, mấy cụ lang băm, những thành viên của một gia đình trưởng
giả, công chức sở thám, từ cụ cố tổ đến cả con dâu, con rể, những me Tây,
những vua thuốc lậu kiêm chủ khách sạn, những nhà hoạt động xã hội, nhà cải
cách Âu hố: chính khách, nhà báo, nghệ sĩ, nhà thể thao, thầy thuốc, không
quên “nhà thi sĩ lãng mạn”, ơng hội viên Khai trí tiến đức làm từ điển, ông sư
kiêm chủ bút nhà báo, không quên “những người nhà nước”: cò, cẩm, mật
thám, đầy đủ “cảnh sát giới”, đến cả giám đốc chính trị Đơng Dương, đến cả
vua nước láng giềng với những cố vấn quân sự người Đức, người Nhật. Theo


23

chân nhân vật chính- Xn Tóc Đỏ, tác giả đã đưa bạn đọc từ sân quần vợt ra
vỉa hè xem số tử vi, xem tướng, vào bóp cảnh sát, đến hiệu may quần áo thời
trang phụ nữ, đến nhà cụ cố Hồng nghe các cụ lang vặc nhau, xem cụ cố uống
thuốc thánh đền Bia, dự đám tang rất tân thời, lên chơi khách sạn Bồng Lai,
nghe những nữ lưu tân tiến nói về ái tình trong nhà săm, nghe thi nhân lãng
mạn đọc thơ tình mộng mơ, đến biệt thự lộng lẫy của me Tây Phó Đoan, chiêm
ngưỡng cậu con cầu tự, nghe ông bác sĩ diễn thuyết về tuổi hồi xuân của phụ
nữ, gặp nhà sư chùa Bà Banh thuyết về Phật giáo, đến Tổng cục thể thao gặp

gỡ các anh tài, vào những tiệm ăn sang trọng nghe lỏm chuyện chính trị, việc
an ninh, theo dân chúng đi đón vua, xem những vụ âm mưu hãm hại nhau, dự
một cuộc đấu quần vợt thực sự ngoại giao, có đủ vua hai nước, cố vấn quân sự
các cường quốc phát xít, để cuối cùng trở lại nhà cụ cố Hồng chứng kiến cảnh
thành công tuyệt đỉnh của Xuân Tóc Đỏ có cái “số đỏ” lạ lùng.
Số đỏ với các đám nhân vật điển hình đủ các hạng người, với những
hồn cảnh điển hình từ gia đình ra xã hội, từ vỉa hè và nhà săm đến nơi đón
rước vua chúa, đã trở thành một “bộ sử thi” (chữ dùng của Hoàng Thiếu Sơn)
về xã hội thành thị Việt Nam trong thời Pháp thuộc. “Bộ sử thi” ấy không chỉ
đơn thuần phản ánh hiện thực xã hội, mà thực sự là tái hiện xã hội theo một
hình thức hài hước và cốt để phê phán, đả kích, châm biếm cái xấu xa thực chất
của xã hội bấy giờ.
Một điều khác góp phần nâng tầm ảnh hưởng của Số đỏ trên văn đàn
cũng như tạo sự khác biệt với các tiểu thuyết cùng thể loại trên thế giới là nhãn
quan chính trị của tác giả. Các tiểu thuyết khác nặng về đả kích xã hội, Số đỏ
khơng ngần ngại đi sâu đả kích chính trị thật mạnh, khơng chỉ nói chung chung,
mà đánh hẳn vào các hoạt động chính trị rởm đời đã diễn ra như “ngự giá Bắc
tuần” như các cuộc thi đấu quần vợt, xe đạp, như việc quy định những khoản
tiền các cơ quan phải nộp cho nhà nước một cách vơ lí đến nỗi họ phải bạ ai
phạt nấy mới kiếm ra tiền mà nộp.
Về phương diện nghệ thuật, Số đỏ đặc sắc bởi được xây dựng từ một
loạt các tình tiết mâu thuẫu trào phúng nối tiếp nhau gây cười. Cịn gì vơ lí hơn
một mụ me Tây dâm ơ đến như mụ Phó Đoan mà lại được sắc ban “tiết hạnh


×