Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Biên soạn tập tài liệu hướng dẫn thực tập thực tế dành cho sinh viên khoa địa lý khối kiến thức cơ sở ngành báo cáo tổng kết đề tài nckh cấp trường năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.87 MB, 190 trang )

Đại học Quốc gia Tp.HCM
Trường Đại học KHXH&NV

Mẫu T05
Ngày nhận hồ sơ
(Do P.QLKH-DA ghi)

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
CẤP TRƯỜNG NĂM 2012

Tên đề tài:

BIÊN SOẠN TẬP TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC TẬP THỰC TẾ
DÀNH CHO SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÝ – Khối kiến thức cơ sở ngành

Tham gia thực hiện

1.

Học hàm, học vị,
Họ và tên
GVC.ThS. Phạm Văn Đồng

2.

GVC.ThS. Nguyễn Thanh Hải

Tham gia

0913629533




3.

ThS. Nguyễn Văn Hoàng

Tham gia

0918766159



4.

CN. Hồ Kim Thi

Tham gia

0914944274



TT

Chịu trách
nhiệm
Chủ nhiệm

0918919990




Điện thoại

Email

5.
6.
7.
8.
9.
10.

TP.HCM, tháng 9 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Quản Lý Khoa học – Dự Án,
Ban Chủ Nhiệm Khoa Địa Lý – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tơi hồn thành đề tài nghiên cứu
này.
Chúng tôi cũng xin cám ơn những góp ý quý báu của Tiến sĩ Lê Minh Vĩnh, nhờ đó
nội dung của đề tài được hồn chỉnh hơn.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
BRVT: Bà Rịa – Vũng Tàu
UBND: Ủy ban nhân dân
Khu BTTN: Khu Bảo tồn thiên nhiên

Sở NN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


MỤC LỤC
TÓM TẮT
.................................................................................................................. 1
ABSTRACT .................................................................................................................. 2
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 3
CHƯƠNG I. CÁC BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ TRONG CÁC TUYẾN THỰC TẬP –
THỰC TẾ .................................................................................................. 9
I.1.
Lập kế hoạch.............................................................................................. 9
I.2.
Chuẩn bị nội dung chun mơn, hình thức và kinh phí thực tập ............... 10
I.3.
Triển khai nội dung đến sinh viên ............................................................ 11
I.4.
Triển khai công tác liên hệ và xác nhận thông tin .................................... 11
I.5.
Tổ chức thực hiện .................................................................................... 12
I.6.
Báo cáo kết quả ....................................................................................... 12
CHƯƠNG II. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG CHÍNH TRONG KHẢO SÁT
THỰC TẬP THỰC TẾ ............................................................................ 14
II.1.
Một số kỹ năng cơ bản cần thiết trong khảo sát thực địa .......................... 14
II.2.
Các phương pháp chính trong khảo sát thực địa ...................................... 27
CHƯƠNG III. TỔNG QUAN CHUNG VỀ KHU VỰC THỰC TẬP ......................... 45
III.1.

Khu vực thực tập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ................................................. 45
III.2.
Khu vực thực tập tỉnh Bình Thuận ............................................................ 50
III.3.
Khu vực thực tập An Giang ...................................................................... 54
III.4.
Khu vực thực tập Kiên Giang ................................................................... 58
III.5.
Khu vực thực tập Cần Thơ ....................................................................... 63
CHƯƠNG IV. CÁC THÔNG TIN CỤ THỂ CỦA CÁC TUYẾN – ĐIỂM ................. 67
IV.1.
Tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Bình Châu – Bà Rịa - Vũng Tàu............ 67
IV.2.
Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết – Bình Châu – Bà Rịa Vũng
Tàu
101
IV.3.
Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Châu Đốc – Hà Tiên – Cần Thơ ........ 116
CHƯƠNG V. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP THỰC TẾ............... 138
V.1.
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập thực tế dành cho sinh viên: ................ 138
V.2.
Hướng dẫn đánh giá kết quả thực tập thực tế dành cho giảng viên: ....... 141
V.3.
Đánh giá hiệu quả của đợt thực tập thực tế............................................ 142
V.4.
Hướng dẫn thanh quyết tốn kinh phí thực tập thực tế ........................... 143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 147
PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................................... 149



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

HÌNH 1.
LƯU ĐỒ 6 BƯỚC CHÍNH ĐỂ TỔ CHỨC MỘT THỰC TẬP THỰC TẾ .... 9
HÌNH 2.
CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT ĐỊA BÀN (NẮP ĐỊA BÀN ĐƯỢC MỞ
NẰM NGANG VỚI MẶT ĐỊA BÀN) ...................................................................................... 18
HÌNH 3.
NẮP ĐỊA BÀN ĐƯỢC DỰNG THẲNG ĐỨNG VỚI MẶT ĐỊA BÀN ........ 18
HÌNH 4.
CÁCH CẦM GIỮ ĐỊA BÀN KHI SỬ DỤNG LẤY ĐƯỜNG NHẮM ......... 18
HÌNH 5.
CÁCH NHẮM XÁC ĐỊNH PHƯƠNG GIÁC CỦA MỘT VẬT CHUẨN ... 18
HÌNH 6.
CÁCH ĐỊNH HƯỚNG BẢN ĐỒ TRONG THỰC ĐỊA................................ 19
HÌNH 7.
CÁCH ĐỊNH ĐIỂM TRÊN BẢN ĐỒ THEO PHƯƠNG PHÁP GIAO
ĐIỂM.
......................................................................................................................... 19
HÌNH 8.
CÁCH ĐỊNH ĐIỂM TRÊN BẢN ĐỒ THEO PHƯƠNG PHÁP KHÁC...... 19
HÌNH 9.
MẶT TRƯỚC CỦA MÁY GARMIN GPS V. ............................................... 20
HÌNH 10.
CÁC PHÍM CHỨC NĂNG ............................................................................ 20
HÌNH 11.
CÁC MÀN HÌNH CHÍNH ............................................................................. 22
HÌNH 12.

THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA ĐẤT............................................................... 29
HÌNH 13.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU .............................. 46
HÌNH 14.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH THUẬN ........................................... 51
HÌNH 15.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG ................................................ 54
HÌNH 16.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KIÊN GIANG ............................................ 59
HÌNH 17.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................... 64
HÌNH 18.
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC ĐIỂM THỰC TẬP THỰC TẾ CỦA TUYẾN TP
HCM – BRVT. ......................................................................................................................... 68
HÌNH 19.
THỂ ĐÁ RIOLIT PHỦ CHỒNG LÊN TRÊN THỂ ĐÁ GRANIT. ............. 70
HÌNH 20.
KHỐI ĐÁ GRANIT Ở KHU KHAI THÁC NÚI DINH. ............................... 70
HÌNH 21.
“HỐC KHỐNG” TRONG ĐÁ GRANIT CHỨA CÁC TINH
KHỐNG THẠCH ANH. ........................................................................................................ 70
HÌNH 22.
KHỐI ĐÁ RIOLIT Ở KHU KHAI THÁC NÚI DINH. ................................ 71
HÌNH 23.
DẠNG “HOA ĐÁ” TRONG ĐÁ RIOLIT. .................................................... 71
HÌNH 24.
KHỐI ĐÁ RIOLIT ĐANG BỊ PHONG HĨA DẦN. ..................................... 71
HÌNH 25.
CẢNH QUAN HẦM HỐ VÀ Ơ NHIỄM KHĨI BỤI DO KHAI THÁC
ĐÁ.

......................................................................................................................... 71
HÌNH 26.
BẦU NƯỚC NĨNG Ở SUỐI KHỐNG NĨNG BÌNH CHÂU - PHƯỚC
BỬU.
......................................................................................................................... 73
HÌNH 27.
MỘT ĐIỂM XUẤT LỘ TRONG BẦU NƯỚC NĨNG BÌNH CHÂU PHƯỚC BỬU. ......................................................................................................................... 73
HÌNH 28.
BỒN LUỘC TRỨNG (NƯỚC NĨNG 820C). ................................................ 73
HÌNH 29.
HỒ SUỐI MƠ. ................................................................................................ 73
HÌNH 30.
CỔNG KHU BẢO TỒN BÌNH CHÂU - PHƯỚC BỬU. .............................. 74
HÌNH 31.
CỔNG VƯỜN SƯU TẬP CÂY GỖ RỪNG BÌNH CHÂU - PHƯỚC
BỬU.
......................................................................................................................... 76
HÌNH 32.
BẢNG TÊN CÁC LOÀI THỰC VẬT TRONG VƯỜN SƯU TẬP. ............. 76
(NGUỒN: PHẠM VĂN ĐỒNG) ................................................................................................ 76
HÌNH 33.
RỪNG KÍN NỬA RỤNG LÁ. ........................................................................ 76
HÌNH 34.
RỪNG TRÀM VEN BIỂN. ........................................................................... 76
HÌNH 35.
CẢNH QUAN BÀU NHÁM VỚI RỪNG TRÀM.......................................... 76
HÌNH 36.
CON TRĂN ĐƯỢC NI PHỤC DƯỠNG.................................................. 76
HÌNH 37.
KHU ĐÁ CHẺ TRONG CĂN CỨ MINH ĐẠM. .......................................... 78

HÌNH 38.
PHỊNG TRUYỀN THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ MINH ĐẠM. .................. 78
HÌNH 39.
CỔNG ĐỀN LIỆT SĨ CĂN CỨ MINH ĐẠM................................................ 79
HÌNH 40.
MẶT TIỀN ĐỀN LIỆT SĨ CĂN CỨ MINH ĐẠM. ....................................... 79
HÌNH 41.
HIỆN TƯỢNG PHONG HĨA DO THỰC VẬT. .......................................... 81


HÌNH 42.
HANG HỐC DO HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO VÀ XĨI MỊN. ...................... 81
HÌNH 43.
CỔNG TAM QUAN CỦA ĐÌNH THẮNG TAM. ......................................... 82
HÌNH 44.
ĐÌNH THẮNG TAM VỚI KIẾN TRÚC LIÊN HỒN. ............................... 83
HÌNH 45.
CỔNG MIẾU BÀ. (NGUỒN: PHẠM VĂN ĐỒNG) ....................................... 84
HÌNH 46.
LĂNG THỜ ƠNG NAM HẢI Ở KHU ĐÌNH THẦN THẮNG TAM. ......... 87
HÌNH 47.
BỘ XƯƠNG ƠNG NAM HẢI ĐƯỢC BẢO TỒN, THỜ CÚNG. ................. 87
HÌNH 48.
TỊA NHÀ BẠCH DINH. (NGUỒN: PHẠM VĂN ĐỒNG) ........................... 88
HÌNH 49.
BỨC TƯỢNG BÁN THÂN Ở TƯỜNG NGỒI BẠCH DINH. (NGUỒN:
PHẠM VĂN ĐỒNG) ................................................................................................................. 89
HÌNH 50.
RỪNG GIÁ TỴ TRONG KHN VIÊN BẠCH DINH............................... 90
HÌNH 51.

CÂY GIÁ TỴ. ................................................................................................. 90
HÌNH 52.
TƯỢNG CHÚA KITƠ TRÊN ĐỈNH NÚI NHỎ VÀ TÁC PHẨM NỔI
TIẾNG “BỮA TIỆC BIỆT LY” CỦA DANH HỌA Ý LEONA DE VINCI. ......................... 91
HÌNH 53.
MỘT ĐẠI PHÁO CỦA TRẬN ĐỊA PHÁO CỔ NÚI NHỎ. ......................... 93
HÌNH 54.
CÁC AO SEN (CÁC MẶT NƯỚC BÊN TAY TRÁI) NHÌN TỪ TƯỢNG
CHÚA KITƠ. ......................................................................................................................... 94
HÌNH 55.
NHÀ LỚN (NHÌN THẲNG). ......................................................................... 96
HÌNH 56.
NHÀ LỚN (NHÌN NGHIÊNG). ..................................................................... 96
HÌNH 57.
NHÀ GHE SẤM. ............................................................................................ 97
HÌNH 58.
NHÀ CHỢ....................................................................................................... 97
HÌNH 59.
SINH VIÊN NGHE BÁO CÁO VÀ PHỎNG VẤN CÁN BỘ XÃ LONG
SƠN VỀ HOẠT ĐỘNG NI HẢI SẢN. ............................................................................. 100
HÌNH 60.
GIÀN NI HÀU Ở XÃ LONG SƠN. ........................................................ 101
HÌNH 61.
HÀU ĐANG BÁM VÀO MIẾNG FIBRO XI MĂNG. ................................ 101
HÌNH 62.
TƠN FIBRO XI MĂNG CHƯA SỬ DỤNG Ở BÈ HÀU XÃ LONG SƠN. 101
HÌNH 63.
TƠN FIBRO XI MĂNG ĐÃ QUA SỬ DỤNG Ở BÈ HÀU XÃ LONG
SƠN.
....................................................................................................................... 101

HÌNH 64.
SINH VIÊN THAM QUAN VÀ NGHE BÁO CÁO TẠI CƠNG TY
THANH LONG HỒNG HẬU.............................................................................................. 103
HÌNH 65.
SINH VIÊN NGHE BÁO CÁO TẠI NHÀ NGƯ ......................................... 105
HÌNH 66.
SINH VIÊN NGHE BÁO CÁO TẠI NGỌA DU SÀO ................................ 105
HÌNH 67.
SINH VIÊN THAM QUAN ĐỒI CÁT ........................................................ 111
HÌNH 68.
ĐỊA HÌNH BÃI BẰNG PHẲNG CỦA CÁT ĐỎ HỆ TẦNG PHAN
THIẾT
....................................................................................................................... 112
HÌNH 69.
ĐỊA HÌNH VÁCH SẠT LỞ CỦA TẦNG CÁT ĐỎ DO XÂM THỰC
CỦA NƯỚC MẶT .................................................................................................................. 112
HÌNH 70.
KHE RÃNH XĨI MỊN................................................................................ 112
HÌNH 71.
NHŨ ĐẤT CÁT ĐỎ PHAN THIẾT ............................................................ 113
HÌNH 72.
CẢNH QUAN BÀU TRẮNG ....................................................................... 114
HÌNH 73.
NÚI SAM ...................................................................................................... 117
HÌNH 74.
CHÙA TÂY AN ............................................................................................ 118
HÌNH 75.
ĐỒN THỰC TẬP TRƯỚC LĂNG THOẠI NGỌC HẦU........................ 119
HÌNH 76.
ĐỒN THAM QUAN – THỰC TẬP TẠI MIẾU BÀ CHÚA XỨ .............. 120

HÌNH 77.
KÊNH VĨNH TẾ NHÌN TỪ NÚI SAM ....................................................... 121
HÌNH 78.
ĐỒN THỰC TẬP THAM QUAN LÀNG NI CÁ BÈ .......................... 123
HÌNH 79.
NÚI CẤM VÀ TƯỢNG PHẬT DI LẶC TRÊN NÚI CẤM ........................ 124
HÌNH 80.
DẤU TÍCH HANG CHÂN SĨNG CỔ TẠI HANG CÁ SẤU ..................... 125
HÌNH 81.
HANG CÁ SẤU ............................................................................................ 126
HÌNH 82.
CỔNG VÀO CHÙA HANG ......................................................................... 126
HÌNH 83.
DẤU TÍCH HÀU HĨA THẠCH BÊN TRONG CHÙA HANG ................. 127
HÌNH 84.
HÒN PHỤ TỬ TRƯỚC VÀ SAU KHI BỊ ĐỔ ............................................ 127
HÌNH 85.
TỒN CẢNH HỊN PHỤ TỬ NGÀY NAY................................................. 128
HÌNH 86.
TRƯỚC CỔNG VÀO ĐỀN THỜ MẠC CỬU VÀ NGÔI MỘ MẠC CỬU 129
HÌNH 87.
ĐỒN THỰC TẬP THAM QUAN LĂNG MẠC CỬU.............................. 129


HÌNH 88.
TỒN CẢNH THẠCH ĐỘNG .................................................................... 130
HÌNH 89.
CHNG ĐÁ BÊN NGỒI THẠCH ĐỘNG ............................................. 131
HÌNH 90.
CỬA KHẨU QUỐC TẾ HÀ TIÊN .............................................................. 131

HÌNH 91.
ĐỒN THỰC TẬP THAM QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ HÀ TIÊN.... 132
HÌNH 92.
TỒN CẢNH BIỂN MŨI NAI .................................................................... 132
HÌNH 93.
BÃI BIỂN MŨI NAI ..................................................................................... 133
HÌNH 94.
CỔNG TAM QUAN ĐỀN THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC VÀ MƠ
HÌNH TÀU L’ESPERANCE ................................................................................................. 134
HÌNH 95.
ĐỒN THỰC TẬP THAM QUAN NHÀ CỔ BÌNH THỦY ...................... 135
HÌNH 96.
ĐỒN THỰC TẬP THAM QUAN NHÀ CỔ BÌNH THỦY ...................... 135
HÌNH 97.
CHỢ NỔI CÁI RĂNG TRƯỚC LÚC BÌNH MINH ................................... 136


TĨM TẮT
Trong chương trình đào tạo khoa Địa Lý - trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, hàng năm đều tổ chức các đợt thực tập thực tế nhằm đưa sinh
viên tiếp cận với thực tiễn thiên nhiên và xã hội. Một trong các đợt thực tập đó
là đợt thực tập thực tế của khối kiến thức cơ sở. Đợt thực tập thực tế này có khối
lượng một tín chỉ và thường được tổ chức vào cuối học kỳ 4 của chương trình
đào tạo.
Đề tài “Biên soạn tập tài liệu hướng dẫn thực tập thực tế dành cho sinh
viên ngành Địa lý- khối kiến thức cơ sở ngành” đề ra một lưu đồ các bước cần
thực hiện để tổ chức tốt một đợt thực tập thực tế và cung cấp các thông tin, nội
dung cụ thể cho từng tuyến – điểm. Đây cũng là một tài liệu hướng dẫn thực tập
thực tế nhằm giúp giáo viên có tập tài liệu để tham khảo trước và trong chuyến
thực tập thực tế.


1


ABSTRACT
According to the curriculum of the Geography Department of the
University of Social Sciences and Humanities, field trips are organized every
year to help students relate what they learn to nature and social realities. The
field trip of the Fundamental of Geography courses is one of those. It takes one
credit and shall normally held at the end of 4 th semester.
The research “Design a field trip guide for Geograpgy students – the
common knowledge basic curriculum” aims to establish the flowchart of steps to
make a successful field trip and to support the specific informations and contents
for every trip and visiting point. This guide is designed to help lecturers to
review before and in the field trip.

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề:
Thế giới hiện thực vô cùng phong phú và đa dạng, đó là mối tổng hòa của
các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội. Địa lý chính là ngành khoa học tổng hợp
nghiên cứu và tìm hiểu các mối tổng hịa này. Do vậy, để nâng cao sự hiểu biết
rõ hơn về thế giới tự nhiên và xã hội chúng ta không chỉ nghiên cứu trên cơ sở lí
thuyết mà cần phải biết chủ động tìm hiểu thế giới hiện thực cụ thể một cách có
qui luật. Địa lý học cũng là một trong các ngành khoa học thực nghiệm, gắn liền
với thực tiễn. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào sách vở mà khơng thực hành, khơng đi
sâu vào thực tế thì chưa thể hiểu đúng bản chất của sự vật hiện tượng.

Thực tập thực tế là một phần không thể thiếu trong chương trình học tập
của sinh viên Địa Lý. Xuất phát từ phương châm giáo dục “Biến quá trình đào
tạo thành q trình tự đào tạo”, “Học đi đơi với hành”, trong chương trình đào
tạo khoa Địa Lý - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hàng năm đều
tổ chức các đợt thực tập thực tế nhằm đưa sinh viên tiếp cận với thực tiễn thiên
nhiên và xã hội. Một trong các đợt thực tập đó là đợt thực tập thực tế của khối
kiến thức cơ sở. Đợt thực tập thực tế này có khối lượng một tín chỉ và thường
được tổ chức vào cuối học kỳ 4 của chương trình đào tạo.
Đợt thực tập thực tế này nhằm giúp sinh viên củng cố các kiến thức lý
thuyết đã được cung cấp trước đó qua các mơn học khối cơ sở ngành như: Cơ sở
địa lý tự nhiên, Địa lý nhân văn, Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, Bản đồ đại
cương, Dân số học đại cương, Địa lý đô thị, Địa lý tự nhiên Việt Nam, Địa chất địa mạo đại cương, Khí hậu học đại cương, Thủy văn đại cương, … Đây cũng là
bước quan trọng cho sinh viên trong quá trình định hướng chọn chuyên ngành
phù hợp với khả năng và sở thích của mình.
Thơng qua q trình khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu, sinh viên có
điều kiện tiếp cận các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong nghiên cứu địa lý
như khảo sát thực địa, thu thập thông tin, xử lý thơng tin, trình bày và thuyết
minh kết quả nghiên cứu. Qua chuyến thực tập, sinh viên bước đầu làm quen với
công tác khảo sát địa lý địa phương cũng có cơ hội hiểu thêm về đất nước, thiên
nhiên, con người Việt Nam, qua đó bồi dưỡng tình cảm u quê hương, yêu
đồng bào, trân trọng nguồn tài nguyên của đất nước.
Tuy đã có một số tác giả viết về thực tập thực tế địa lý nhưng chỉ đề cập
đến các điều kiện tự nhiên mà chưa quan tâm đến mảng kinh tế - xã hội. Do đó
chúng tơi muốn về thực tập thực tế địa lý mang tính tổng hợp bao gồm các mảng
tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Nhằm chuẩn bị trước những kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết để giáo
viên có tài liệu tham khảo trước qua đó giáo viên có thể tổ chức đợt thực tập
3



thực tế đạt hiệu quả giúp sinh viên tiếp thu tốt hơn các thông tin và bước đầu
nhận biết được các hiện tượng, qui luật trong thực tiễn, với lý do đó chúng tơi
chọn thực hiện đề tài “Biên soạn tập tài liệu hướng dẫn thực tập thực tế dành cho
sinh viên ngành Địa lý- khối kiến thức cơ sở ngành”.

2. Mục đích nghiên cứu:
-Mục tiêu tổng quát: Biên soạn tập tài liệu hướng dẫn thực tập thực tế nhằm
giúp cho giáo viên ngành Địa lý tham khảo trước và trong các chuyến thực tập
theo chương trình đào tạo của khoa.
-Mục tiêu cụ thể:

- Biên soạn tập tài liệu nhằm hướng dẫn sinh viên thực hành các phương pháp
phổ thông nhất trong nghiên cứu thực địa (thu thập, xử lý thơng tin, tổng hợp
trình bày kết quả).
- Cung cấp tập tài liệu nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản
theo từng chương trình tham quan thực tập cụ thể.
- Giúp cho chuyến thực tập thực tế của sinh viên thực sự được bổ ích nhờ vào
những kiến thức được trang bị trước thông qua tập tài liệu này.

3. Giới hạn đề tài:
Nội dung của tuyến thực tập mang tính tổng hợp gồm nhiều mảng
chun mơn của địa lý (tự nhiên, kinh tế - xã hội) nhưng do thời gian thực tập
thường lại rất ngắn (chỉ 3 đến 4 ngày), kinh phí có hạn, phụ thuộc nhiều vào đặc
điểm của lộ trình nên chúng tơi giới hạn nội dung chỉ tập trung vào các vấn đề
sau:
- Mỗi tuyến – điểm không thể đầy đưa đủ các mảng chuyên mơn. Ngồi ra,
trong q trình học, một số mơn học đã cho sinh viên thực tập môn học (như :
thổ nhưỡng, thủy văn, …) nên số môn này không đưa vào điểm thực tập .
- Bước đầu vận dụng những kiến thức cơ bản về địa lý để giải thích các hiện
tượng xảy ra trong thực tiễn nên yêu cầu đối với sinh viên chưa cao, chỉ thiên

nhiều về quan sát, thu thập chưa đi vào nghiên cứu sâu.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp điều tra thực địa:
Để thực hiện được đề tài này, nhóm chúng tơi nghiên cứu sẽ phải tiến hành đi
nghiên cứu, đo đạc, khảo sát ngồi thực địa theo từng chương trình tham quan cụ
thể để từ đó thu thập những dữ liệu cần thiết biên soạn tập tài liệu hướng dẫn
thực tập thực tế.
b. Phương pháp bản đồ
Phương pháp Bản đồ được sử dụng phổ biến trong dạy học Địa lý cả Địa lý tự
nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội, vì vậy có thể nói bản đồ là ngơn ngữ đặc biệt
trong Địa lý học.
4


c. Phương pháp nghiên cứu mô tả
Đề tài sẽ được biên soạn thông qua phương pháp mô tả bằng những thơng tin, số
liệu, bản đồ và hình ảnh đối với từng nội dung thực tập cụ thể.
d. Các phương pháp thu thập dữ liệu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng 2 loại dữ liệu là sơ cấp và thứ cấp:
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Những số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
được kế thừa từ các nguồn tài liệu đã được xuất bản và công bố chính thức như
sách, báo, tạp chí, báo cáo của các sở ban ngành, trang web chính thức của từng
địa phương.
- Các chương trình tham quan thực tập thực tế cụ thể của sinh viên trình độ đại
cương đã và đang được thực hiện mà đã được Khoa Địa lý thông qua.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp:
-Vẽ sơ đồ tuyến thực tập thực tế theo từng tuyến cụ thể trong tập tài liệu

- Số liệu, hình ảnh mà nhóm nghiên cứu tiến hành đo đạc, chụp ảnh minh họa
ngoài thực tế.
e. Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ
sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong
tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng
đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ
phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan
trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự
phân tích, khả năng trìu tượng, khái qt nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều
khía cạnh định lượng khác nhau.
Nhiệm vụ của phân tích là thơng qua cái riêng để tìm ra được cái chung,
thơng qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thơng qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ
biến. Tổng hợp là q trình ngược với q trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho
q trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.

5. Sơ lược tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngồi
a) Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu thực địa (Đức / Áo / Italy)- Mùa thu năm 2009 của Giáo sư
Stephen Swales, Giáo sư David Atkinson và Tiến sĩ Wayne Forsythe thuộc Đại
học Ryerson, đây là một khóa học thực tập chuyên nghiệp dành cho sinh viên
năm thứ 3 và thứ 4 của Chương trình Phân tích địa lý. Nội dung trình bày cụ thể
về thời gian đi thực tập, các yêu cầu sinh viên cần phải chuẩn bị, cách đánh giá
học tập và các điều kiện để đậu khóa học, ....

5


b) Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và nhiều nhà xuất bản khác

có phát hành vài loại sách chuyên ngành về địa lý như:
-Bộ sách giáo khoa Địa lý dành cho học sinh Trung học cơ sở, Trung học
phổ thông.
-Tập bản đồ Atlas Địa lý Việt Nam, Địa lý thế giới…
Và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm có phát hành sách Thực tập Địa Lý tự
nhiên do Phan Khánh làm chủ biên.
Tuy nhiên, chưa có một tài liệu nào hướng dẫn sinh viên thực tập thực tế
dành cho sinh viên Địa lý mang tính tổng hợp cả Địa lý tự nhiên và kinh tế xã
hội.
Do đặc thù và theo chương trình đào tạo của khoa Địa lý trực thuộc
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM là sinh viên học ngành
địa lý ít nhất phải hồn tất 01 chuyến thực tập thực tế trước khi chuyển từ giai
đoạn đại cương qua giai đoạn chuyên ngành. Cho nên việc biên soạn tập tài liệu
này là hoàn toàn cần thiết cho giáo viên tham khảo cũng như chuẩn bị cho việc
biên soạn những tài liệu hướng dẫn khác cho sinh viên khi bước vào từng
chuyên ngành cụ thể của khoa.

6. Nội dung đề tài
Để thể hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nội dung của đề tài gồm
các phần chính sau đây:
A) PHẦN MỞ ĐẦU
Phần mở đầu chúng tơi trình bày lý do thực hiện đề tài với các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể và nêu rõ giới hạn phạm vi, đối tượng nghiên cứu, những ý
nghĩa thực tiễn của đề tài trong quá trình trong các tuyến thực tập thực tế.
B) PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Các bước cần chuẩn bị trong các tuyến thực tập thực tế
Chương này giới thiệu những bước cần chuẩn bị cho một chuyến thực tập thực
tế như: mục đích, nội dung, địa bàn thực tập, xác định các tuyến – điểm sẽ tham
quan, vạch kế hoạch, chuẩn bị các trang thiết bị, các tài liệu tham khảo liên
quan, ...

Chương 2: Trình bày các phương pháp - kỹ năng chính trong khảo sát
thực địa.
Bao gồm các kỹ năng cơ bản như: đọc hiểu bản đồ, cách sử dụng địa bàn
và cách xác định vị trí đang đứng trên bản đồ. Và các phương pháp chính để
khảo sát về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế xã hội.

6


Chương 3: Tổng quan chung về các địa bàn thực tập.
Phần tổng quan các địa bàn này chủ yếu giới thiệu các đặc điểm chính về
các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các tỉnh theo 3 tuyến thực tập chính
của khoa, đó là các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang
và Cần Thơ
Chương 4: Các thông tin cụ thể của các tuyến- điểm
Đây là chương quan trọng của đề tài, cung cấp thông tin về sơ đồ tuyến,
điểm, bản đồ tuyến, những nội dung chính và các hình ảnh minh họa cho của
từng điểm tham quan cụ thể theo từng tuyến thực tập thực tế như: tuyến tp Hồ
Chí Minh – Bà Rịa Vũng Tàu, tuyến tp Hồ Chí Minh – Phan Thiết – Bình Châu
– Bà Rịa Vũng Tàu, tuyến tp Hồ Chí Minh – Châu Đốc – Hà Tiên – Cần Thơ.
Chương 5: Tổ chức đánh giá kết quả đợt thực tập thực tế
Chương này, chúng tơi trình bày về cách viết một báo cáo thực tập thực tế để
giáo viên hướng dẫn sinh viên, hướng dẫn giáo viên cách đánh giá kết quả thực tập
thực tế, nhận xét và thảo luận những kết quả đạt được qua từng tuyến thực tập cụ thể và
cách thức thanh quyết toán kinh phí thực tập thực tế.
C) PHẦN KẾT LUẬN

7



PHẦN NỘI DUNG
Đây là nội dung cần thiết để chuẩn bị cho một đợt thực tập thực tế được hoàn
chỉnh, chúng tơi sẽ trình bày 5 vấn đề chính bao gồm:
- Các bước cần chuẩn bị trong các tuyến thực tập thực tế.
- Các kỹ năng – phương pháp cần thiết trong khảo sát thực địa.
- Tổng quan chung về các địa bàn thực tập thực tế.
- Các thông tin cụ thể của các tuyến - điểm.
- Tổ chức đánh giá kết quả đợt thực tập thực tế.

8


CÁC BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ TRONG
CÁC TUYẾN THỰC TẬP – THỰC TẾ

CHƯƠNG I.

Để tổ chức tốt một đợt thực tập thực tế luôn cần phải chuẩn bị nhiều bước,
chúng tôi đề xuất thực hiện theo một lưu đồ gồm có 6 bước chính như sau:

1.Lập kế
hoạch

6.Báo cáo
kết quả

2.Chuẩn bị
nội dung,
hình thức
thực tập


5.Tổ chức
thực hiện

3.Triển
khai nội
dung đến
sinh viên
4.Triển
khai cơng
tác liên hệ

Hình 1.

Lưu đồ 6 bước chính để tổ chức một thực tập thực tế

I.1. Lập kế hoạch
I.1.1. Xác định mục đích:

-

Việc xác định mục đích của một chuyến thực tập cần phải được xem xét cụ thể, rõ
ràng. Trong các chuyến thực tập dành cho sinh viên sau khi kết thúc các môn học
thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương thường được xác định các mục đích dưới
đây:
Giúp sinh viên hiểu rõ hơn phần lý thuyết các môn học thuộc khối kiến thức
giáo dục đại cương, làm quen với một số kỹ năng quan sát trong thực tế.
Bước đầu làm quen với công việc khảo sát địa lý địa phương tại các vùng mà
đoàn thực tập đi qua và đến tham quan, nghiên cứu.
Tăng cường khả năng tư duy, phân tích và tổng hợp các vấn đề địa lý tự nhiên

và địa lý kinh tế - xã hội trong tuyến thực tập.
Rèn luyện tinh thần đoàn kết và kỹ năng làm việc nhóm.

9


I.1.2. Xây dựng tuyến điểm:
Việc lựa chọn các tuyến điểm cho các chuyến thực tập đối với khối kiến thức cơ
sở ngành phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu của chương trình đào tạo ban đầu.
Tuy nhiên, xây dựng các tuyến điểm thực tập có thể linh động để phù hợp với
những biến động ngoài thực địa. Trong thời gian qua, khoa Địa Lý thường tổ
chức tuyến thực tập thực tế cho đối tượng là sinh viên năm thứ 2 theo một trong 3
tuyến chính dưới đây:
- Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Châu – Bà Rịa - Vũng Tàu
- Thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết – Bình Châu – Bà Rịa Vũng Tàu
- Thành phố Hồ Chí Minh – Châu Đốc – Hà Tiên – Cần Thơ
I.1.3. Thời gian và nội dung thực tập:
Thời gian mỗi chyến thực tập thực tế thường ngắn chỉ khoảng 3 – 4 ngày, thời
điểm thực tập thường được tổ chức vào cuối học kỳ 4 hay học kỳ hè của năm thứ
2 (sau khi sinh viên đã hoàn tất chương trình khối kiến thức cơ sở ngành). Thời
gian và thời điểm của từng chuyến thực tập cụ thể phụ thuộc vào việc lựa chọn
tuyến - điểm thực tập và nội dung của từng điểm thực tập này. Tuy nhiên, nội
dung của toàn tuyến thực tập phải đảm bảo liên quan đến các môn học của khối
kiến thức cơ sở ngành. Ví dụ:
- Về tự nhiên: trong q trình thực tập sinh viên sẽ được hướng dẫn và học hỏi
liên quan đến các khối kiến thức về địa lý tự nhiên: địa chất, địa mạo, thủy văn,
thổ nhưỡng, sinh vật…
- Về kinh tế xã hội: các khối kiến thức liên quan đến địa lý kinh tế: phân vùng
kinh tế, kinh tế vùng, kinh tế trang trại, dân số học và địa lý dân cư, địa lý đô
thị, du lịch…


I.2.

Chuẩn bị nội dung chun mơn, hình thức và kinh phí thực
tập

I.2.1. Chuẩn bị nội dung chuyên môn:
Sau khi đã thống nhất được tuyến, điểm thực tập cho đối tượng mỗi lớp. Cán bộ
phụ trách (thường là giáo viên chủ nhiệm) đề xuất và xây dựng chương trình thực
tập chi tiết để xin ý kiến của Ban chủ nhiệm Khoa hoặc các thành viên dự kiến sẽ
tham dự trong chuyến thực tập. Mỗi một cán bộ sẽ phụ trách đề xuất nội dung
chuyên môn được phân công và chuẩn bị tư liệu liên quan đến chuyến thực tập.
Tổ chức họp (toàn cán bộ trong đoàn thực tập) để thống nhất ý kiến về nội dung
chuyên môn sẽ được giới thiệu và về các yêu cầu sinh viên thực hiện trong suốt
quá trình thực tập.
I.2.2. Hình thức và kinh phí thực tập:
Vì đây là tuyến thực tập dành cho sinh viên đại cương thuộc khoa địa lý nên tính
chất cũng có những nét đặc thù riêng. Do vậy, hình thức thường là cán bộ phối
hợp với ban cán sự lớp để cùng tổ chức các chuyến thực tập. Để xác định kinh phí
cho chuyến thực tập, người phụ trách phải tiến hành đi tiền trạm hoặc dựa vào
10


những nguồn thông tin khác để lập dự trù kinh phí cho cả đồn và cho mỗi thành
viên trong chuyến thực tập. Xác định số tiền mà mỗi sinh viên phải đóng dựa vào
chi phí thực tế cho mỗi người (có khấu trừ khoản tiền kinh phí hỗ trợ cho mỗi
sinh viên của nhà trường).

I.3. Triển khai nội dung đến sinh viên
I.3.1. Họp sinh viên lần 1:

Tổ chức cuộc họp giữa cán bộ phụ trách thực tập với sinh viên để phổ biến kế
hoạch thực tập; chương trình chi tiết; kinh phí và hình thức tổ chức; nội dung sinh
viên cần chuẩn bị; những quy định chung trong chuyến thực tập.
I.3.2. Họp sinh viên lần 2:
Phổ biến chương trình thực tập chính thức; tiến hành giao nhiệm vụ thu kinh phí;
phân cơng cơng việc cụ thể cho ban cán sự lớp; từng nhóm sinh viên sẽ làm trong
suốt q trình đi thực tập.

I.4. Triển khai công tác liên hệ và xác nhận thông tin
I.4.1. Liên hệ phương tiện đi lại:
Cán bộ phụ trách thực tập cần xác định số lượng chính xác của đồn thực tập (bao
gồm cả sinh viên và cán bộ hướng dẫn); xác định thời gian và lộ trình của chuyến
thực tập để lựa chọn phương tiện đi lại cho phù hợp. Cần lưu ý những chỗ nào có
sử dụng tàu thuyền, xe trung chuyển…phải liên hệ trước cho đoàn thực tập.
I.4.2. Liên hệ các điểm tham quan, thực tập:
Có những điểm tham quan cần phải liên hệ trước để xin được miễn giảm giá vé
hoặc những điểm thực tập không phải là điểm tham quan du lịch cần phải tìm
hiểu kỹ đường đi, khả năng đón tiếp đồn thực tập như thế nào, có cơ quan nào
quản lý hay không để chuẩn bị liên hệ trước chuyến đi.
I.4.3. Liên hệ các cơ quan quản lý nhà nước (nếu có):
Thơng thường các tuyến thực tập có tiếp xúc với các cơ quan quản lý nhà nước là
các trung tâm nghiên cứu, các sở ban ngành cần phải liên hệ trước về thời gian và
địa điểm làm việc, nội dung cần làm việc là gì, có cần nghe thuyết minh, báo cáo
của chuyên viên hay không…phải gởi công văn liên hệ, đặt vấn đề với cơ quan và
phải được sự đồng ý của các cơ quan mới xúc tiến công việc.
I.4.4. Liên hệ chỗ lưu trú và ăn uống:
Cán bộ phụ trách cần nắm rõ lịch trình trong chuyến thực tập để xác định có bao
nhiêu buổi ăn chính, bao nhiêu buổi ăn phụ, bao nhiêu đêm lưu trú ở đâu…để từ
đó lựa chọn các loại hình lưu trú cho thích hợp: lưu trú tại khách sạn, nhà nghỉ
hay cắm trại, lưu trú tại nhà dân…cần phải lập bản dự trù kinh phí chi tiết cho

cơng việc này và phải đặt dịch vụ này trước chuyến đi.

11


I.5. Tổ chức thực hiện
I.5.1. Chuẩn bị hồ sơ thực tập (trước chuyến đi):
Hồ sơ bao gồm: (Phụ lục 1.a – Hồ sơ thực tập)
- Bản kế hoạch thực tập và nội dung đã được duyệt
- Chương trình thực tập chi tiết
- Danh sách cán bộ hướng dẫn và sinh viên
- Chuẩn bị giấy đi đường (công lệnh), các giấy giới thiệu
- Chuẩn bị công văn liên hệ
- Chứng từ kèm theo sau khi đã ký hợp đồng mua bảo hiểm
- Người phụ trách liên hệ việc ăn ở cho đoàn thực tập phải mang theo giấy xác
nhận về việc đặt ăn ở trong suốt chuyến đi.
I.5.2. Chuẩn bị trang thiết bị, vật dụng, tài liệu
- Trang thiết bị: cần chuẩn bị loa tay để thuyết minh ngoài thực địa, máy định vị
GPS, la bàn, đèn pin, pin,…
- Vật dụng: dùng để thực tập địa chất như: kính lúp soi đá, búa địa chất, ống
nhòm,…
- Tài liệu: bản đồ hành chính và các bản đồ chun đề khác (địa hình, thủy văn,
động thực vật, du lịch…) của các tỉnh mà tuyến thực tập thực tế sẽ đi qua.
I.5.3. Trong quá trình thực hiện (trong chuyến đi)
- Nhiệm vụ của sinh viên: quan sát, theo dõi, ghi chép, trả lời câu hỏi của giáo
viên
- Nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn: chuẩn bị nội dung thực tập để hướng dẫn cho
sinh viên trong suốt tuyến đường đi và tại các điểm tham quan thực tập.
I.5.4. Công việc tại mỗi điểm tham quan, thực tập:
Tổ chức hướng dẫn sinh viên theo từng nhóm tại mỗi điểm tham quan để tránh

tình trạng tập trung q đơng sinh viên gây khó khăn cho cơng việc giảng ngoài
thực địa.
I.5.5. Sau khi kết thúc chuyến đi:
Tiến hành viết báo cáo tổng kết chuyến đi, thanh quyết tốn các chứng từ, các
khoản kinh phí đã tạm ứng.

I.6.

Báo cáo kết quả

 Sinh viên cần phải nộp bài báo cáo theo đúng yêu cầu về nội dung và hình thức
do ban chủ nhiệm khoa biên soạn và đã thống nhất với cán bộ hướng dẫn tham
gia chuyến thực tập thực tế.
 Sau khi đợt thực tập kết thúc chậm nhất là 1 tháng, nhóm cán bộ phụ trách hướng
dẫn thực tập phải tổ chức cho sinh viên báo cáo những kết quả đạt được, những
bài học kinh nghiệm và những đóng góp sửa đổi cho các chuyến thực tập sau.
 Báo cáo kết quả thực tập thực tế là cơ sở để đánh giá khả năng lĩnh hội của sinh
viên trong các chuyến thực tập thực tế, đồng thời cũng đánh giá lại công tác tổ
12


chức của khoa và cán bộ hướng dẫn để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
cho các chuyến thực tập sau.
 Báo cáo kết quả thực tập thực tế còn là cơ sở để nhà Trường đánh giá lại công tác
tổ chức của các Khoa và Bộ môn, hiệu quả của các chuyến thực tập thực tế trong
chương trình đào tạo của các đơn vị để từ đó nhà Trường sẽ phân bổ kinh phí phù
hợp với tính chất đặc thù của các Khoa và Bộ môn.

13



CHƯƠNG II.

CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG CHÍNH TRONG
KHẢO SÁT THỰC TẬP THỰC TẾ

II.1. Một số kỹ năng cơ bản cần thiết trong khảo sát thực địa
Để có thể giúp sinh viên dễ tiếp cận với thực tiễn, giáo viên cần hướng dẫn sinh
viên các kỹ năng đọc hiểu bản đồ, cách sử dụng địa bàn và xác định điểm tham
quan trên bản đồ.
II.1.1. Kỹ năng đọc hiểu bản đồ
Theo các nhà bản đồ: Bản đồ là sự miêu tả khái quát, thu nhỏ bề mặt Trái Đất
hoặc bề mặt thiên thể khác trên mặt phẳng trong một phép chiếu xác định, nội
dung của bản đồ được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu quy ước. Bản đồ phản ảnh
đầy đủ của một phần mặt đất, trên đó ghi rõ những đặc điểm thiên nhiên và nhân
tạo như: Núi, rừng, sông, rạch, đường xá, đơ thị, xóm làng, chùa chiền, nhà
thờ... bằng những qui ước quốc tế, có ký hiệu và màu sắc khác nhau.
Để có khả năng đọc hiểu bản đồ, ta cần chú ý đến các qui ước và tỉ lệ bản đồ.
II.1.1.1. Qui ước (Ước hiệu)
Các cảnh vật ngồi thực địa như sơng, suối, đường sắt, đường bộ, phố xá, nhà
ở,... đều được ghi lại trên bản đồ nhưng khơng phải bằng những hình ảnh thật
mà bằng các qui ước. Các qui ước không cần vẽ theo tỷ lệ, nhưng tơn trọng
chiều hướng và vị trí của đối tượng.
- Thường có 5 loại qui ước:
a) Đường giao thơng: đường sắt, đường nhựa, đường đất, đường mòn.
b) Thuỷ lộ: Sông, suối, mương, kênh....
c) Thảo mộc: Rừng rậm, rừng thưa, đồn điền...
d) Kiến trúc: Nhà cửa, phố xá,làng mạc, thành luỹ, tàn tích, phi trường…
e) Linh tinh: Địa giới, vịng cao độ…
- Màu sắc của qui ước

a) Màu đỏ: Thể hiện cho xa lộ, đường nhựa, phố thị…
b) Màu xanh lam: Thể hiện cho dịng nước hay những gì thuộc về nước (sông,
suối, biển…)
c) Màu xanh lục - (đậm hay nhạt): Thể hiện cho thảo mộc, cánh rừng.
d) Màu đen: Thể hiện cho làng mạc, nhà cửa, cơng trình kiến trúc.
e) Màu nâu: Thể hiện cho vòng cao độ, thế đất …
II.1.1.2. Tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa khoảng cách hai điểm đo được trên bản đồ so với
khoảng cách thực sự ở ngoài thực địa. Có hai loại tỷ lệ: tỷ lệ số và tỷ lệ xích.

14


a. Tỷ lệ số :
Là tỷ lệ được viết bằng phân số, tử số luôn luôn là số một (1) và mẫu số
là số chẳn. Kí hiệu của tỉ lệ số có dạng 1/M, trong đó số M thể hiện cho khoảng
cách thực tế lớn gấp bao nhiêu lần khoảng cách tương ứng đo trên bản đồ. Bản
đồ có tỉ lệ lớn thì càng chi tiết và tương ứng với số M nhỏ. Bản đồ tỉ lệ nhỏ kém
chi tiết hơn và có số M lớn.
Thí dụ: bản đồ có tỷ lệ 1/50.000, nghĩa là một mm trên bản đồ thì bằng 50
mét (50.000 mm) ở ngồi thực địa.
Tỷ lệ = Khoảng cách 2 điểm trên bản đồ / Khoảng cách 2 điểm ngoài thực
địa.
Hay : T = k / K
Với : T = Tỷ lệ của bản đồ
k = Khoảng cách trên bản đồ
K = Khoảng cách ngoài thực địa
Thí dụ: Một đoạn đường từ A đến B dài 500 mét. Ta thể hiện cho vẽ trên bản đồ
đoạn ab dài 20mm. Vậy ta đã vẽ con đường AB theo tỷ lệ là 20/500.000 hay là
1/25.000.

- Để tính khoảng cách ngồi thực địa:
Chúng ta dùng cơng thức: T = k / K suy ra: K = k / T
Thí dụ: Chúng ta biết khoảng cách (k) trên bản đồ là 140mm. Nếu dùng bản đồ
tỷ lệ (T) 1/25.000 thì chúng ta có: K = 140mm x 25.000 = 3.500.000 mm.
Vậy K = 3.500.000 mm hay 3.500 mét.
Như vậy: Muốn tìm khoảng cách (K) ngồi thực địa, ta lấy khoảng cách (k) trên
bản đồ chia cho tỷ lệ (T).
b. Tỷ lệ xích
Tỷ lệ xích là một hình vẽ giống như cái thước, in sẵn trên bản đồ, giúp ta
suy ra khoảng cách trên bản đồ thành khoảng cách ngoài thực địa, mà không cần
áp dụng công thức tỷ lệ số. Tỷ lệ xích có thể ghi bằng mét hoặc bằng dặm Anh
(mile=1,609m) hoặc bằng Mã (yard=0,9144). Chúng ta thường dùng mét để làm
đơn vị đo đạc trong tỷ lệ xích.

Khi sử dụng, chúng ta lấy số không (0) làm chuẩn, bên phải thước, chúng ta thấy
ghi 1000m, 2000m… Có nghĩa là một khoảng cách như thế trên bản đồ thì bằng
1000 hoặc 2000 mét ở ngoài thực địa. Bên trái có ghi 1000m chia làm10 phần,
như vậy mỗi phần tương ứng với 100m ngoài thực địa.

15


II.1.2. Cách sử dụng địa bàn
Cách tìm phương hướng dễ dàng chính xác và nhanh chóng nhất là dùng địa bàn.
Có nhiều loại địa bàn lớn nhỏ, đơn giản, tinh vi, khác nhau, nhưng tựu trung có thể
phân ra làm hai loại: Loại kim di động và loại mặt số di động.
Trong phần này chúng ta sẽ hướng dẫn sinh viên sử dụng địa bàn quân sự. “Địa bàn
quân sự” là một dụng cụ rất tinh vi, chính xác và dễ sử dụng.
II.1.2.1. Các thành phần của địa bàn quân sự.
Địa bàn quân sự gồm có những thành phần sau đây (Hình 2, 3):

a) Khoen đồng: Dùng để luồn ngón cái, giữ địa bàn khi nhắm hướng và khoá
nắp địa bàn.
b) Nắp địa bàn: Nắp được gắn với thân địa bàn bằng một bản lề. Trên nắp có
một khe hình chữ nhật, giữa có một sợi dây thép nhỏ gọi là “chỉ nhắm hướng”,
để nhắm hướng.
c) Mặt địa bàn: Mặt xoay trịn được, và có 120 nấc (mỗi nấc bằng 3 độ). Trên
mặt kính có hai vạch vàng hợp với nhau thành một góc 45 độ, góc là trục của địa
bàn. Vạch vàng dài được gọi là vạch chuẩn.
d) Mặt kính khắc số di động: Được gắn vào một kim nam châm và xoay quanh
một trục. Trên đó, có hai vịng số.
- Vịng ngồi: Màu đen, thể hiện cho ly giác (Elongation)1, có 6400 ly giác.
- Vịng trịn: Màu đen (hay đỏ), thể hiện cho độ. Có 360 độ.
Trên mặt kính di động này có những chữ E (East = Đông), W (West =
Tây), S (South=Nam). Và một mũi tên lân tinh thể hiện cho về hướng Bắc hay
6400 ly giác hoặc 360 độ.
e) Bộ phận nhắm: Gồm có khe nhắm và kính phóng đại.
f) Thước đo: Nằm ngồi cạnh trái của địa bàn khi mở ra, sử dụng cho những bản
đồ có tỷ lệ là 1/2500.
II.1.2.2. Cách cầm giữ địa bàn.
Để có thể sử dụng thuận tiện ta cần biết cách cầm giữ địa bàn (Hình 4) như sau:
- Mở và ấn khoen đồng xuống phía dưới.
- Mở nắp và bẻ nắp thẳng góc với mặt địa bàn.
- Mở bộ phận ngắm nghiêng 45 độ so với mặt địa bàn.
- Luồn ngón cái tay phải qua khoen đồng.
- Ngón trỏ tay phải ơm quanh thân địa bàn, ba ngón cịn lại đỡ đáy địa bàn.
- Tay trái ơm và nâng bàn tay phải.
- Đưa địa bàn sát vào mắt, lấy đường ngắm.

1


đơn vị đo góc dùng trong pháo binh, bằng góc ở tâm đường trịn chắn 1 cung có độ dài bằng 1/1000 bán kính. Với độ đo này, góc
đầy (cả vịng trịn) sẽ có giá trị 1000 x 2 π =6283,18 LG. Để tiện tính tốn, các loại pháo và khí tài pháo binh Liên Xơ quy chẵn li
giác bằng 1/6000 góc đầy (cả vịng trịn), cịn pháo và khí tài pháo binh Mĩ, Anh, Pháp... quy chẵn li giác bằng 1/6400 góc đầy.

16


II.1.2.3. Xác định điểm đứng trên bản đồ
Làm thế nào để biết chúng ta đang đứng ở đâu trên bản đồ, hay là xác
định một điểm trên bản đồ tương ứng với một điểm ngồi thực địa. Có nhiều
phương pháp để xác định điểm đứng nhưng các phương pháp sau đây là đơn
giản và dễ dàng.
a. Sử dụng địa bàn với phương pháp giao điểm.
Để dùng phương pháp này, ta phải căn cứ ít nhất vào hai vật chuẩn của
địa thế và hai vật chuẩn này đã có thể hiện trên bản đồ. Vật chuẩn có thể là núi
non (địa hình), tháp truyền hình, nhà cửa cơng trình cây cối (địa vật),… Bạn lần
lượt làm theo tiến trình sau:
- Định hướng bản đồ:
Định hướng bản đồ là làm thế nào để đặt trùng các phương hướng trên
bản đồ với các phương hướng ở ngoài thực địa. Một trong các cách đơn giản là
sử dụng địa bàn quân sự:
Đặt cạnh trái của địa bàn (phần có thước đo) lên trùng với trục tung độ của bản
đồ và giữ cho địa bàn không xê dịch. Nhẹ nhàng xoay bản đồ cho đến khi kim từ
tính (có hình mũi tên vàng) nằm song song với hướng Bắc trên bản đồ (Hình 6).
Lúc này nhớ cố định bản đồ (tránh bản đồ bị lệch hướng), địa bàn có thể cầm lên
sử dụng cho bước sau.
- Xác định phương giác vật chuẩn thứ nhất của địa thế .
Đưa địa bàn lên ngang tầm mắt, nhắm một đường thẳng tưởng tượng xuất
phát từ khe nhắm qua chỉ nhắm và hướng thẳng đến mục tiêu. Liếc mắt nhìn qua
kính phóng đại xuống mặt kính và đọc số độ (hay ly giác) nằm dưới vạch chuẩn

màu vàng (hay đen) (Hình 5). Ghi nhận góc đo này (lệch với hướng bắc bao
nhiêu độ (ly giác).
Đặt địa bàn lên bản đồ, xoay địa bàn đúng phương giác vừa tìm thấy. Vẽ
một đường thẳng theo phương giác đó, cắt ngang vật chuẩn thứ nhất.
- Xác định phương giác vật chuẩn thứ hai của địa thế.
Thực hiện lại như thế với vật chuẩn thứ hai, sẽ có phương giác thứ hai.
- Hai phương giác đó sẽ cắt nhau tại một điểm trên bản đồ, giao điểm của
2 đường này đó là vị trí đìểm đứng của bạn trong bản đồ (Hình 7).
b. Dựa vào điểm chuẩn của thực địa
Tìm và đứng ngay vào một điểm chuẩn đặc biệt của địa hình mà các bạn có
thể tìm thấy dễ dàng trên bản đồ như: ngã ba đường, cầu, đình chùa … tức là đã
xác nhận được điểm đứng của mình (Hình 7).
c. Phương pháp ước lượng khoảng cách
Tìm một điểm chuẩn đặc biệt ngồi thực địa mà có thể tìm thấy trên bản
đồ. Ước lượng xem khoảng cách từ điểm chuẩn đó cách ta là bao nhiêu. Tính tỷ
lệ, ta sẽ định được điểm đứng trên bản đồ.

17


Hình 2. Các thành phần của một địa bàn (nắp địa bàn
được mở nằm ngang với mặt địa bàn)

Hình 4. Cách cầm giữ địa bàn khi sử
dụng lấy đường nhắm

Hình 3. Nắp địa bàn được
dựng thẳng đứng với mặt địa
bàn


Hình 5. Cách nhắm xác định phương
giác của một vật chuẩn

18


×