Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Bước đầu tìm hiểu đời sống cư dân tiền sử khánh hòa dưới ánh sáng những phát hiện mới đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.85 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN KHẢO CỔ HỌC – KHOA LỊCH SỬ


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG NĂM 2013

TÊN CƠNG TRÌNH:

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG CƯ DÂN TIỀN SỬ
KHÁNH HÒA DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm

: La Ngọc Điệp

Lớp lịch sử k35 (2009 -2013)

Thành viên

: Phùng Quốc Danh

Lớp lịch sử k35 (2009 – 2013)

Nguyễn Thị Ngọc Giàu

Lớp lịch sử k35 (2009 – 2013)


Lê Thị Thu Vân

Lớp lịch sử k35 (2009 – 2013)

Người hướng dẫn: PGS. Tiến sỹ Phạm Đức Mạnh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 11
Chương 1. ĐÔI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ, THIÊN NHIÊN VÀ CON
NGƯỜI KHÁNH HÒA ..................................................................................... 11
1.1.

Lịch sử kiến tạo địa chất ....................................................................... 11

1.2.

Con nguời Khánh Hịa .......................................................................... 13

Chương 2. DI TÍCH VÀ DI VẬT KHẢO CỔ HỌC TIỀN SỬ KHÁNH
HÒA
15
2.1.

Các loại hình di tích, di vật ................................................................... 15

2.2.

Đơi điều nhận thức về Khảo cổ học Tiền sử Khánh Hòa ....................... 47


Chương 3. ĐỜI SỐNG CƯ DÂN TIỀN SỬ KHÁNH HÒA QUA ÁNH
SÁNG KHẢO CỔ HỌC .................................................................................. 55
3.1.

Đời sống vật chất.................................................................................. 55

3.2.

Đời sống tinh thần ................................................................................ 67

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 77
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 83


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khánh Hịa vốn là mảnh đất khá lý tưởng để nghiên cứu khảo cổ học.
Những phát hiện gần đây cho thấy vùng đất Khánh Hịa thời tiền sử đã có cư dân
đến sinh sống với sự phát triển liền mạch của các di chỉ khảo cổ kéo dài từ phía
Bắc tỉnh Khánh Hòa mà tiêu biểu là di chỉ Vĩnh Yên (Vạn Ninh) sau đó là di chỉ
Bích Đầm, di chỉ Bãi Trủ (Hịn Tre – Nha Trang) tiến vào phía Nam liền kề với
Nha Trang là di chỉ Diên Sơn (Diên Khánh) vào sâu nữa phải kể đến di chỉ Văn
Tứ Đông, di chỉ Trản Cháy (Cam Lâm) và điểm dừng cuối cùng của vùng cực
phía Nam Khánh Hịa đó là di chỉ Hịn Lao, di chỉ Hịa Diêm, văn hóa Xóm Cồn
(với 2 đại diện là Bình Ba và Bình Hưng), cịn phần phía Tây Khánh Hịa đó là
huyện Khánh Sơn nơi phát hiện ra đàn đá Khánh Sơn – do chính những cư dân

tiền sử Khánh Hịa sáng tạo ra. Như vậy, dải đất Khánh Hòa với những di chỉ văn
hóa khá dày đặc như vậy thì q trình sinh sống tụ cư ở đây sẽ dẫn đến sự tiếp
xúc giao lưu văn hóa giữa các di chỉ. Các cơng trình, chun khảo, luận án
nghiên cứu về tiền sử Khánh Hòa cũng khá nhiều tuy nhiên hầu hết đều dừng lại
ở việc nghiên cứu đặc trưng di chỉ, tầng văn hóa hay chỉ nói đến một khía cạnh
nào đó của đời sống cư dân của di chỉ đó chứ chưa có cơng trình hay chun
khảo nào nghiên cứu khái quát về bức tranh đời sống cư dân tiền sử Khánh Hòa
thời bấy giờ. Ngay cả trong cuốn sách khá đầy đủ nội dung là "Văn hóa Xóm
Cồn với tiền sử và sơ sử vùng đất Khánh Hòa" nhưng cũng chưa khái quát hết
được nhất là tác phẩm này đợc xuất bản năm 1993 cho đến nay cũng đã khá lâu
rồi, những phát hiện mới về khảo cổ học Khánh Hòa từ năm 1999 đến nay là rất
nhiều. Là một người con của vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời nên ý tưởng tìm
hiểu về nguồn cội của mình, nhất là về những lớp tiền nhân sớm đến khai phá, tụ
cư lâu dài trên mảnh đất này đã ý thức niềm tự hào, lịng nhiệt huyết để tơi tìm
hiểu nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu đời sống cư dân tiền sử Khánh Hòa
qua ánh sáng những phát hiện mới”.


2

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến trước năm 1975, Khảo cổ học Khánh Hòa được biết đến chủ yếu qua
những nghiên cứu về kiến trúc Tháp Bà và bi ký Chăm Pa của các học giả người
Pháp như E.Aymonier, A.Bergaigne, J.Cleys, G.Coedes, L.Finot, G.Maspero,
H.Parmentier, P.Stern, J.Boisselier (1) nhất là trong nghiên cứu bia ký để làm sáng
tỏ những vấn đề về khảo cổ học lịch sử, mà tiêu biểu là bia ký Võ Cạnh (đây là
bia có niên đại sớm nhất được biết đến được viết bằng chữ Phạn cổ). Ngược lại,
việc nghiên cứu về khảo cổ học tiền sử vùng đất Khánh Hịa hầu như là khơng có
ngoại trừ hai phát hiện khảo cổ học của 2 học giả người Pháp đó là vào năm
1925, H.Mansuy nhà địa chất đồng thời là một trong những nhà khảo cổ lớp đầu

của Pháp ở Đông Dương đã công bố hai cơng cụ bằng đá mài đợc tìm thấy ở làng
Bích Đầm, đảo Hịn Tre, trong vịnh Nha Trang. Hai cơng cụ này được Mansuy
công bố do một sỹ quan Pháp là đại úy Marchand, cộng tác viên của Sở địa chất,
tìm được ở gần làng Bích Đầm - một địa danh mà sau này chúng tôi sẽ trở lại ở
những trang sau - nằm về phía Đơng Nam Hịn Tre gần thành phố Nha Trang.
Đây là phát hiện ngẫu nhiên, khơng có bối cảnh địa tầng, bản thân Mansuy cũng
chưa tới địa điểm này mà chỉ nghiên cứu hai hiện vật nói trên. Hai cơng cụ có
hình dáng khá giống nhau, kích thước tương đối lớn thuộc loại có vai. Chiếc thứ
nhất dài tới 30.2 cm, lưỡi rộng 5.3 cm, dày 1.8 cm ở phần chuôi. Lưỡi được mài
vát ở một mặt, đốc chỉ chiếm 1/7 chiều dài (4.3 cm), rộng đốc 3.4 cm. Chiếc thứ
hai nhỏ hơn chút ít, dài toàn thân 29.1 cm, lưỡi 5.5 cm, dày 1.9 cm ở phần gần
lưỡi, rìa tác dụng cũng giống tiêu bản trên được mài vát một phía với một góc
lưỡi 25. Bề mặt công cụ phủ một lớp patine mỏng, một chiếc màu vàng xám,
chiếc còn lại màu vàng xẫm. Mansuy đặc biệt chú ý đến phần chi. Ơng nhận
thấy chúng có tỉ lệ ngắn so với tồn thân, vì vậy có vẻ khó khăn khi tra vào một
cán gỗ đục thủng. Về chức năng, ông cho rằng những công cụ này khơng thích
hợp cho việc gia cơng đồ gỗ vì phần lưỡi dài, dễ gãy vỡ, mặc dù chất liệu đá khá
tốt. Chúng tôi muốn lưu ý thêm là. Góc lưỡi của cơng cụ chỉ có 250, lại mài vát
một phía quả là khơng thể dùng để chặt cắt mà chỉ có thể đẽo gọt nếu chế tác đồ
(1)

Tống Trung Tín (2010), "Khảo cổ học Khánh Hịa sau 5 năm nghiên cứu (2006 - 2010)" trong Kỷ yếu Hội thảo
khoa học Khảo cổ học Khánh Hòa, Nha Trang, tr. 8.


3

gỗ. Theo Mansuy, dường như chúng thích hợp với cơng cụ làm đất hoặc nơng cụ
(outils aratoires) hơn. Ơng cịn nghiêng về phía giả thuyết, cũng có thể chúng là
những vật dụng trong tế lễ (Objets votif) khi thờ cúng. Dựa vào sự chế tác hoàn

mỹ và trau chuốt của cả hai di vật, Mansuy xếp chúng vào giai đoạn đá mới hậu
kỳ, là giai đoạn - theo quan niệm của ơng - đã xuất hiện kim khí, nghĩa là buổi
đầu của thời sơ sử. Đương thời, khi mới phát hiện, hai hiện vật ở Hịn Tre là
những cơng cụ đá có kích thước lớn nhất Đơng Dương. Hiện nay, dạng cơng cụ
trên thấy có mặt ở nhiều vùng trên đất nước ta, tuy ở mỗi nơi hình dáng của
chúng có những khác biệt ít nhiều. Chúng đã được Nguyễn Khắc Sử tập hợp gần
đủ trong một chuyên khảo nhan đề rìu, cuốc hay mai? . Theo tác giả thì hai cơng
cụ Hịn Tre là những chiếc mai. Dù là cuốc hay mai, đây là bằng chứng khá rõ
ràng của một nền nông nghiệp dùng cuốc tồn tại trước lúc xuất hiện cày. Niên đại
xuất hiện của chúng khoảng sơ kỳ thời đại đồng thau và ở đôi nơi được bảo lưu
tới tận thời đại sắt sớm. Sự hiện diện của dạng cơng cụ có vai ở Khánh Hịa là
điều đáng ghi nhận vì, cho tới nay, những sưu tập cơng cụ đá ở Làng Bích Đầm
(Hịn Tre) cũng như trong đất liền và các đảo kế cận, đều thuộc loại tứ giác. Sau
phát hiện đầu tiên này, mãi tới năm 1973, học giả Pháp E.Saurin mới thông báo
về dấu tích văn hóa Sa Huỳnh trong một địa điểm gần nhà thờ Mỹ Ca (Cam
Ranh). Thông tin mà E.Saurin cung cấp rất sơ lược, ông chỉ cho biết, tại đây đã
tìm thấy một số mảnh gốm giống Sa Huỳnh và cả rìu đá. Địa điểm Mỹ Ca cách di
chỉ Xóm Cồn khoảng 10 km, năm 1990 chúng tôi đã tới khảo sát địa điểm này,
nhưng đáng tiếc khơng tìm thấy dấu tích khảo cổ học. Dầu vậy, thơng tin của
Saurin cũng phần nào lấp đi nỗi băn khoăn ở một số nhà nghiên cứu khi nhận
thấy sự đứt đoạn về khơng gian phân bố của văn hóa Sa Huỳnh

(2)

. Đó là những

gì chúng ta biết được về khảo cổ học tiền sử và sơ sử Khánh Hòa trước ngày 30 4 - 1975. Từ những năm 1976 trở lại đây, chính quyền các cấp trong tỉnh dù có
biết bao cơng việc bộn bề, nhưng vẫn tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng
của địa phương và Trung ương thực hiện chương trình, từng bước đi sâu nghiên
cứu có hệ thống nhiều lĩnh vực của lịch sử đất nước. Khánh Hịa là một trong


(2)

Nguyễn Cơng Bằng và nnk (1993), Văn hóa Xóm Cồn với tiền sử và sơ sử Khánh Hòa, Nha Trang, tr. 6 - 8.


4

những tỉnh đã có gặt hái đáng khích lệ trong lĩnh vực khảo cổ học, mà còn ở
nhiều mặt trong lĩnh vực sử học. Tháng 9 - 1979, Trịnh Sinh và Nguyễn Trọng
Hiền thông báo trong Hội nghị thông báo khảo cổ học thường niên của Viện khảo
cổ học về kết quả đợt khảo sát ở địa điểm Xóm Cồn năm 1979. Các tác giả của
thông báo đã xếp địa điểm Xóm Cồn thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Tháng 3 - 1980,
Trương Hoàng Châu, cán bộ viện bảo tàng lịch sử Việt Nam khảo sát lần thứ 2
địa điểm Xóm Cồn. Người trực tiếp khảo sát lần thứ 2 ở đây, đã xếp di chỉ Xóm
Cồn vào sơ kỳ văn hóa Sa Huỳnh. Tháng 5 -1980, Nguyễn Duy Tỳ và Bùi Chí
Hồng đại diện cho Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh, là đồn thứ
ba tiến hành nghiên cứu thực địa ở di chỉ Xóm Cồn. Và, cuối năm 1980 Sở văn
hóa thơng tin tỉnh Phú Khánh cũ đã phối hợp với Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam
tiến hành khai quật lần thứ nhất di chỉ khảo cổ này. Trong báo cáo khai quật di
chỉ Xóm Cồn, Vũ Quốc Hiền cho rằng: "Xóm Cồn là di chỉ thuộc sơ kỳ thời đại
Đồng thau, có niên đại tồn tại khoảng thiên niên kỷ II trước công nguyên". Lướt
qua một số ý kiến của các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu ở di chỉ Xóm Cồn,
chúng ta vẫn còn thấy những nhận thức khác nhau về di chỉ khảo cổ học này.
Vậy thì, di chỉ Xóm Cồn thuộc hệ thống văn hóa Sa Huỳnh - dù sớm hay muộn hay thuộc một văn hóa thời đại đồ đồng thau nằm ngồi hệ thống Sa Huỳnh? Có
thế, kết quả của lần khai quật thứ 2 ở di chỉ Xóm Cồn được thực hiện vào những
tháng cuối năm 1991, sẽ cung cấp đầy đủ những tư liệu thu được để qua đấy, các
nhà nghiên cứu cùng với những người trực tiếp khai đào tự rút ra những nhận xét
về một di chỉ khảo cổ được nhiều người quan tâm này. Di chỉ khảo cổ học Xóm
Cồn được phát hiện và cơng bố, xung quanh nó cịn những ý kiến khác hẳn nhau

- cả về tính chất và niên đại - từ đó, những vấn đề, những câu hỏi được đặt ra, cơ
bản là lẽ nào chỉ có một Xóm Cồn ở đây hay sao? Cần phải phát hiện thêm
những Xóm Cồn mới, những di tích mới. Để khắc phục tình trạng "treo" đang
được đặt ra đối với khảo cổ học tỉnh Phú Khánh (cũ), Sở văn hóa thơng tin tỉnh
đã ký kết với Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam chương trình hợp tác nghiên cứu
nhiều năm những di tích thời tiền sử và sơ sử thuộc địa phận tỉnh Phú Khánh (cũ)


5

- nay là địa phận của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa (3) Qua kết quả điều tra và
khảo sát trên địa bàn đã phát hiện được khá nhiều địa điểm như Gò Cắc Cu, gò
Mả thuộc 2 xã Diên Điền và Diên Sơn, thành cổ (huyện Diên Khánh)., Đồng
Thành, Ninh Thân, Ninh Tây, Ninh Đơng, Hịn Thị (huyện Ninh Hòa), Bãi Trũ,
Đầm Già, đầm Báy trên đảo Hòn Tre, Bình Tân, Bãi Tiên (thành phố Nha
Trang),...đã phát hiện nhiều di vật thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Tuy nhiên, tầng văn
hóa của các di chỉ này cịn khá mỏng, hiện vật thu được chủ yếu là đồ gốm, chưa
phát hiện được nhiều hiện vật kim loại và nếu có cũng khơng thật tiêu biểu. Nhìn
chung, các di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh nói trên đều thuộc giai đoạn
Sa Huỳnh muộn. Trong số những di chỉ khảo cổ đó thì khu mộ cổ Diên Sơn khá
điển hình. Diên Sơn được người dân xã Diên Sơn (huyện Diên Khánh) phát hiện
đầu năm 1988. Tháng 6 - 1988 Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam và bảo tàng Phú
Khánh tiến hành khảo sát và khai quật cụm mộ chum đã phát hiện. Năm 1994
trong khi khảo sát tiếp tục khu vực này các nhà khoa học đã tìm thêm 1 chiếc nữa
trong tình trạng bảo quản rất tốt, ở cách địa điểm tìm thấy chiếc chum trên
khoảng 2m về phía Bắc. Về cơ bản, chiếc chum này có số đo tương ứng với chiếc
trên song điều quan trọng nhất là đã tìm thấy dấu vết của quẳng sắt bị ô xi hóa
vụn ra. Tuy vậy, trong khu di chỉ mộ chum này các loại hình cơng cụ bằng kim
khí cịn rất mờ nhạt, chưa tìm ra đồ trang sức với các loại hình như khun tai có
mấu, khun tai 2 đầu thú hoặc hạt mã não...vốn rất quen thuộc trong các khu mộ

chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh ở các địa phương khác. Niên đại của 2 chiếc
chum này được xác định vào khoảng gần 2000 năm cách ngày nay. Việc phát
hiện được khu mộ chum ở Diên Sơn với các đặc trưng cơ bản cùng một số đồ tùy
táng kèm theo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiều về lịch sử - văn hóa
thời sơ sử ở Khánh Hịa, mà kết quả của nó đã góp phần khẳng định về sự tồn tại
của cư dân Sa Huỳnh, vốn được coi là tiền thân của dân tộc Chăm Pa sau này ở
khu vực Miền Trung, đã từng hiện diện một cách chắc chắn trên mảnh đất này.
Sau năm 1996, trong khoảng thởi gian gần 10 năm, khảo cổ học tiền sơ sử Khánh
Hịa, ngồi phát hiện và khai quật di tích Hịa Diêm, khơng có nhiều hoạt động.

(3)

Nguyễn Cơng Bằng và nnk (1993), Văn hóa Xóm Cồn với tiền sử và sơ sử Khánh Hòa, Nha Trang, tr. 9 - 10.


6

Hoạt động khảo cổ học Tiền - sơ sử Khánh Hịa thực sự sơi động và có nhiều kết
quả khả quan từ năm 2005 với dấu mốc là chương trình hợp tác điều tra, khai
quật và nghiên cứu khảo cổ học giữa bảo tàng Khánh Hòa và Viện khảo cổ học.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu Hòa Diêm giữa Bảo tàng Khánh Hòa với Trung
tâm nghiên cứu khảo cổ học - Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Đại học
Waseda (Nhật Bản) và với Bảo tàng nhân học - trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn Hà Nội, từ năm 2007 đến nay, cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng
ghi nhận. Địa điểm Hòa Diêm: được Viện khảo cổ học và Bảo tàng Khánh Hòa
phát hiện vào đầu tháng 2 - 1998, đào thám sát lần thứ nhất năm 1999, đào thám
sát lần thứ hai tháng 2 - 2002 với diện tích 15m2 và tiến hành khai quật lần thứ
nhất vào tháng 7 - 8/ 2002 với diện tích 100 m2. Kết quả ghi nhận, tầng văn hóa
dày trung bình 0.5 m, di tích gồm các cụm di tích mộ táng, bếp và hố đất đen có
niên đại từ thế kỷ III trước cơng ngun đến thế kỷ II - III sau công nguyên. Tiếp

tục nghiên cứu làm rõ đặc trưng văn hóa di tích Hịa Diêm, Bảo tàng Khánh Hòa
đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ - Viện phát triển bền vững vùng
Nam Bộ, Đại học Waseda Nhật Bản khai quật lần thứ II vào tháng 01/2007 và
khai quật lần thứ III vào tháng 3/2010. Cuộc khai quật cho thấy có một giai đoạn
sớm của cư dân Hòa Diêm, mà tư liệu minh chứng quan trọng nhất là ngôi mộ
nằm nguyên trạng dưới lớp cư trú ở khu vực Hòa Diêm 2. Địa điểm Gị Duối và
đình Hịa Diêm nằm trong tổng thể di tích Hịa Diêm, được Bảo tàng Khánh Hịa
và Bảo tàng Nhân học - Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội phối hợp
khai quật tháng 7 - 8/2007. Kết quả khai quật ghi nhận đây là khu cư trú có tầng
văn hóa dày 0.7 m - 0.8 m chứa nhiều đồ xương, vỏ nhuyển thể, đồ kim loại và
mảnh gốm vụn. Địa điểm Văn Tứ Đơng được Bảo tàng Khánh Hịa phát hiện và
khảo sát vào tháng 9/2005, tháng 10/2005, Bảo tàng Khánh Hòa đã phối hợp với
Viện Khảo cổ học đào thám sát với diện tích 8m2 và tháng 6 - 7/2006, di chỉ
được khai quật lần thứ nhất với tổng diên tích 79m2. Tầng văn hóa di chỉ dày
trung bình 120cm cấu tạo từ lớp vỏ nhuyễn thể, trong chứa các vết tích bếp lửa
và nhiều hiện vật đồ đá, đồ xương, vỏ nhuyễn thể, đồ gốm và hàng vạn mảnh
gốm vỡ. Địa điểm Vĩnh Yên được Bảo tàng Khánh Hòa và Viện Khảo cổ học
phát hiện và khảo sát tháng 7/2006 và khai quật lần thứ nhất tháng 7 - 8/2007 với


7

diện tích 50m2. Do di chỉ nằm trong khu tái định cư Vĩnh Yên thuộc dự án xây
dựng Cảng biển quốc tế Vân Phong, từ tháng 7 - 12/2009 Bảo tàng Khánh Hòa
và Viện khảo cổ học tiến hành khai quật nghiên cứu và di dời toàn bộ di chỉ về
Bảo tàng Khánh Hòa. Các lần khai quật đã thu được các dạng loại hình mộ táng,
các cụm phế tích sinh hoạt, hàng ngàn hiện vật đồ đá, đồ kim loại, đồ xương,
nhuyễn thể và trên 10 tấn mảnh gốm. Kết quả khai quật ghi nhận Vĩnh Yên là di
chỉ cư trú - mộ táng, có niên đại trên dưới 2500 năm BP. Địa điểm Cù Hin được
Bảo tàng Khánh Hòa và Viện Khảo cổ học phát hiện và khảo sát tháng 7/2006 và

tiến hành khai quật tháng 5 - 6/2008 với diện tích 50m2 . Tầng văn hóa dày 30
cm, trong đó có một số mảnh gốm vụn. Địa điểm Đồi Cơ Đơn được Bảo tàng
Khánh Hịa và Viện Khảo cổ học phát hiện và khảo sát vào tháng 4/2006 và đào
thám sát tháng 7/2006. Tầng văn hóa mỏng, hiện vật thu được một số ít mảnh
gốm và vỏ sò

(4)

. Như vậy, Khánh Hòa là địa bàn khá phong phú về di chỉ khảo

cổ học. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, các bài viết, tạp chí chưa đề cập
nhiều đến đời sống tiền sử mà hầu như chỉ đề cập đến đặc trưng văn hóa và tính
chất của di tích. Do đó, hướng đi cho đề tài là dựa vào đặc trưng của các di tích
cũng như hiện vật khảo cổ để làm sáng tỏ đời sống cư dân tiền sử Khánh Hịa.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Làm sáng tỏ vùng đất Khánh Hòa từ lâu đã là nơi tụ cư lâu dài của người tiền
sử.
- Khẳng định Khánh Hịa khơng phải là vùng đất trắng về khảo cổ học mà ngược
lại vùng đất này là vùng đất giàu về văn hóa khảo cổ với chuỗi phát triển liên tục
của các di tích khảo cổ học: di chỉ Văn Tứ Đơng - văn hóa Xóm Cồn - di chỉ
Vĩnh n - di chỉ Hịa Diêm - Khu mộ chum Diên Sơn - Di chỉ Dốc Gạo.
- Đặc biệt, làm rõ được đời sống cư dân tiền sử Khánh Hịa qua tìm hiểu các di
chỉ khảo cổ học để nâng cao lòng tự hào, ý thức của cá nhân về vùng đất nơi
mình sinh ra và lớn lên.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
(4)

Nguyễn Tâm (2010), "Khảo cổ học Khánh Hòa những thành tựu và định hướng phát triển" trong Kỷ yếu Hội thảo
khoa học khảo cổ học Khánh Hòa, Nha Trang, tr. 16 - 17.



8

Những phương pháp nghiên cứu được dùng để tiếp cận và phân tích tư liệu di vật
đá và những tư liệu có liên quan, gồm:
- Phương pháp điền dã và khai quật theo khảo cổ học thực hiện trong quá trình
thu thập tư liệu hiện trường, hiện vật.
- Phương pháp thống kê, mơ tả, phân tích và so sánh – đối chiếu.
- Các phương pháp nghiên cứu liên ngành như: dân tộc học, văn hóa học…
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng trong nghiên
cứu của đề tài nhằm đem lại kết quả khoa học mang tính khách quan và mang
tính thuyết phục cho những nhận định khoa học đưa ra trong đề tài.
5. Giới hạn của đề tài
- Về thời gian: giai đoạn tiền sử, từ Hậu kỳ đá mới đến Kim khí (trong khoảng
4000 – 2000 năm BP).
- Về khơng gian: tồn bộ vùng đất Khánh Hịa
6. Đóng góp mới của đề tài
Từ trước đến nay việc nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học thời tiền sử Khánh
Hòa mặc dù được đẩy mạnh và nghiên cứu trên diện rộng khắp địa bàn trong
tỉnh, tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ ở phạm vi riêng lẻ chưa thật sự kết nối các di
tích khảo cổ lại với nhau. Hầu như đều cho rằng các di chỉ khảo cổ học đều nằm
trong không gian văn hóa Xóm Cồn nên khi tiến hành nghiên cứu cũng có những
hạn chế nhất định. Đề tài " Bước đầu tìm hiểu đời sống cư dân tiền sử vùng đất
Khánh Hòa dưới ánh sáng những phát hiện mới" mặc dù thật sự rất khó, đề tài
này khơng chỉ tổng hợp được đặc điểm riêng biệt của các di chỉ mà từ những đặc
điểm đó làm bật lên được những giá trị của bộ di vật có ý nghĩa như thế nào
trong đời sống kinh tế vật chất và đời sống tinh thần của cư dân cổ vùng đất
Khánh Hịa trong suốt 2000 năm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với giá
trị văn hóa thời tiền sử của vùng đất này. Cùng với đó tác giả thấy rằng ở Khánh
Hịa giai đoạn tiền sử khơng chỉ có văn hóa Xóm Cồn, văn hóa Xóm Cồn chỉ là

một sự phát triển của một giai đoạn trong tiền sử vùng đất này, nơi đây cịn có
những di chỉ khảo cổ học khá độc đáo, mang tính chất riêng biệt của nhiều giai
đoạn khác nhau, ngay cả loại hình tính chất di tích cũng có sự khác nhau. Nên đề
tài này có những đóng góp nhất định trong nghiên cứu khảo cổ học một vùng đất.


9

Nếu khai quật di tích khơng thì vẫn khơng thể nào hiểu hết di tích được bởi vì di
tích vẫn khơng nói lên được tiếng nói của mình, mà chúng ta phải làm rõ về bộ di
vật như đồ đá, đồ gốm, đồ trang sức, để từ đó nghiên cứu chúng trong mơi trường
sống của cư dân cổ thì vấn đề làm sáng tỏ di tích mới thực sự khả thi được. Đóng
góp lớn nhất của đề tài chính là phác thảo được bức tranh đời sống thời tiền sử
vùng đất Khánh Hịa, nét văn hóa của cư dân cổ để góp phần rộng hơn trong việc
làm phong phú thêm vào bức tranh tiền sử của Việt Nam nói chung. Đồng thời từ
đó nêu bật lên giá trị của nó trong giai đoạn chuyển tiếp lên hình thành nhà nước
Chăm Pa, chấm dứt giai đoạn tiền sử để bước vào thời kỳ lịch sử.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn :
Về ý nghĩa lý luận, đề tài cung cấp một hệ thống kiến thức khoa học nhất định
trong lĩnh vực khoa học xã hội ngành khảo cổ học. Hệ thống kiến thức này giúp
cho vấn đề nghiên cứu khảo cổ học ở Khánh Hịa nói riêng và nền khảo cổ học
Việt Nam nói chung được rõ ràng và sáng tỏ hơn.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài cũng là cơ sở chung cho những ai muốn nghiên
cứu cụ thể hơn về từng di tích khảo cổ học ở vùng đất Khánh Hòa trong giai đoạn
tiền sử. Đồng thời ý nghĩa thực tiễn lớn nhất của đề tài đó chính là muốn mọi
người biết đến vùng đất Khánh Hịa khơng chỉ là một tỉnh giàu đẹp về biển, về di
tích lịch sử mà nó cịn là vùng đất đã sớm có dấu tích cư trú của cư dân cổ cùng
với nó là những yếu tố văn hóa ban sơ được tích lũy dần dần qua thời gian để
hình thành nên một văn hóa giàu bản sắc, một sắc thái riêng biệt.
8. Kết cấu của đề tài

Được chia làm 3 chương với các mục nhỏ
Chương 1: ĐÔI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ, THIÊN NHIÊN VÀ
CON NGƯỜI KHÁNH HÒA
Chương 2:DI TÍCH VÀ DI VẬT KHẢO CỔ HỌC TIỀN SỬ KHÁNH
HỊA
2.1. Các loại hình di tích, di vật
2.1.1. Di chỉ cư trú
2.1.2 Di chỉ mộ táng
2.1.3. Di chỉ công xưởng chế tác


10

Chương 3: ĐỜI SỐNG CƯ DÂN TIỀN SỬ KHÁNH HÒA QUA ÁNH
SÁNG KHẢO CỔ HỌC
3.1. Đời sống vật chất
3.2. Đời sống tinh thần
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


11

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.

ĐÔI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ, THIÊN NHIÊN VÀ

CON NGƯỜI KHÁNH HỊA

Khánh Hịa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần
lãnh thổ trên đất liền nhơ ra xa nhất về phía biển Đơng. Phía bắc giáp tỉnh Phú
n, điểm cực bắc: 12 052'15" vĩ độ bắc. Phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm
cực nam: 114250 vĩ độ bắc. Phía tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng tỉnh cực tây:
108040'33" kinh độ đơng. Phía đơng giáp biển Đơng, điểm cực đơng: 109 027'55 "
kinh độ đơng, tại mũi Hịn Đơi trên bán đảo Hịn Gốm huyện Vạn Ninh, cũng
chính là điểm cực đơng trên đất liền của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hịa cịn có các vùng biển,
vùng thềm lục địa các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất
liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hịa.
Tỉnh Khánh Hịa có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là
núi phía Đơng giáp biển. Nếu tính theo đường chim bay, chiều dài của tỉnh theo
hướng bắc nam khoảng 160km, cịn theo hướng đơng tây, nơi rộng nhất khoảng
khoảng 60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía bắc, cịn ở phía nam là 10 đến
15km. Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km (kể cả các đảo và quần đảo),
đứng vào loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền.
Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hịn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô
trong quần đảo Trường Sa (5). Như vậy với vị trí địa lý và hình dạng khá thuận lợi
thì Khánh Hịa có nhiều cơ hội trong việc phát triển kinh tế biển và giao thông
trên biển. Do đó yếu ố biển ảnh hưởng rất nhiều trong đời sống kinh tế của người
dân.
1.1.

Lịch sử kiến tạo địa chất

Phần đất của tỉnh Khánh Hòa ngày nay là một bộ phận thuộc rìa phía đơng
nam của khối nền cổ Kon Tum (còn gọi là đới Đà Lạt), được nổi lên trên mặt
biển từ đại Cổ sinh. Khối nền cổ Kon Tum nằm ở rìa đơng nam của khối nền cổ

(5)


Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hịa (2003), Địa chí Khánh Hịa, NXB Chính trị quốc gia, tr. 13.


12

lớn hơn, đó là khối Inđơxini ăn lan sang Lào và Campuchia. Vào thời tiền
Cambri thuộc đại Cổ sinh cách đây khoảng 570 triệu năm, khối nền cổ Inđôxini
đã nhô lên khỏi mặt biển. Trong nền cổ này có địa khối Kon Tum ngày nay là
khu vực chịa ảnh hưởng mạnh mẽ của chu kỳ uốn nếp Calêđôni xảy ra ở kỷ
Silua, đầu Đêvôn. Chu kỳ uốn nếp Calêđôni đã tạo ra những nếp uốn mạnh
quanh khu vực địa khối cổ Kon Tum, hình thành những gị núi bao quanh rìa
đơng nam của địa khối này, tạo nên những nét địa hình cơ bản, các dãy núi,
hướng núi chính trong tỉnh Khánh Hịa đều theo hướng tây bắc - đơng nam và tạo
ra các đèo trên trục đường quốc lộ Bắc Nam. Chu kỳ uốn nếp này cũng tạo thành
các phức hệ đá xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới như: đaxit, granit, riôlit. Sau
chu kỳ uốn nếp Calêđôni là chu kỳ uốn nếp Hecxini ở đại Cổ sinh, với sự xâm
nhập mạnh mẽ của các phức hệ đá xâm nhập, về sau đã củng cố vững chắc địa
hình của tỉnh Khánh Hòa. Ở đại Trung sinh, hai chu kỳ tạo núi Inđơxini và
Kimêri có ảnh hưởng một phần đến tỉnh Khánh Hịa. Chu kỳ Inđơxini được thể
hiện dưới hình thức những đứt gãy nâng lên, hạ xuống kèm theo những hoạt
động mắcma, phun trào riôlit, đaxit. Chu kỳ Kimêri cũng tạo nên những pha uốn
nếp nhẹ. Hai chu kỳ tạo sơn này đã góp phần tạo nên các dãy núi ở phía tây tỉnh
Khánh Hịa. Cho đến cuối đại Trung sinh, cấu trúc địa hình cơ bản trong phần đất
của tỉnh Khánh Hịa ngày nay đã được hình thành. Ở Đại Tân sinh, phần đất lãnh
thổ Việt Nam, trong đó có tỉnh Khánh Hịa đã chấm dứt giai đoạn địa tào và bước
sang giai đoạn lục địa, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình ngoại lực: hạ thấp,
san bằng địa hình, bồi tụ. Vào cuối địa Tân sinh có chu kỳ tạo sơn Hymalaya.
Chu kỳ này tuy mạnh nhưng chỉ ảnh hưởng nhẹ đến địa hình của phần đất của
tỉnh Khánh Hịa ngày nay, vì bề mặt địa hình đã được củng cố vững chắc nhờ cấu

trúc hecxini ở đại Cổ sinh. Tuy vậy, ảnh hưởng của sóng kiến tạo đã gây ra
những biến động nhất định, góp phần làm cho địa hình trẻ lại. Các pha uốn nếp
Hymalaya đã làm cho toàn bộ gờ núi Trường Sơn, trong đó có phần đất tỉnh
Khánh Hịa tự nâng cao đứt gãy ở nhiều nơi, sườn Đông Trường Sơn trở thành
vách đứng về phía biển, trong khu đó vùng thềm lục địa tiếp cận lại bị tụt xuống
thấp hơn tạo thành dạng bờ biển cao với nhiều vách đứng về phía biển, trong khi
đó vùng thềm lục địa tiếp cận lại bị tụt xuống thấp hơn tạo thành dạng bờ biển


13

cao với nhiều vách đứng về phía biển. Hiện tượng lún sụt cũng tạo thành các
đường đứt gãy sâu chạy dọc bờ biển, làm cho thềm lục địa của tỉnh Khánh Hịa
rất hẹp. Chu kỳ tạo sơn Hymalaya có nhiều chu kỳ lắng động trầm tích ven bờ,
tạo thành nhiều vũng vịnh rải rác trong tỉnh. Từ sau vận động tạo sơn Hymalaya
đến nay là thời kỳ yên tĩnh, ổn định của bề mặt địa hình. Tuy vậy, do tỉnh Khánh
Hòa nằm gần khu vực ảnh hưởng của vành đai núi lửa Thái Bình Dương nên
những chấn động nhẹ do hoạt động núi lửa cũng có thể xảy ra ở vùng thềm lục
địa (6). Địa hình tỉnh Khánh Hịa đợc cấu tạo chủ yếu bằng đá mắcma axit: granit,
riôlit, đaxit. Ngồi ra, cịn có các loại đá biến chất, đá trầm tích và sa diệp thạch.
Đặc điểm địa hình và tính chất đất đá có ảnh hưởng rõ nét đến diện mạo bề mặt
địa hình của tỉnh Khánh Hịa như: núi non trùng điệp, có dạng hình khối, đồ sộ,
nặng nề, đỉnh cao, nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. Do q trình phong hóa vật
lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, riôlit...đã tạo ra cho núi non Khánh Hịa
những dạng địa hình độc đáo như Đá Chồng, Bàn Cờ Tiên và rất nhiều khối đá
sót với nhiều hình dáng phong phú mà hình ảnh của chúng phụ thuộc vào trí
tưởng tượng của người quan sát, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hịa có
nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Khánh Hịa là một tỉnh có đầy đủ các dạng địa hình cơ
bản: vùng núi bán sơn địa, đồng bằng duyên hải, biển, bờ biển và các đảo, quần
đảo. Đặc điểm này tạo điều kiện cho Khánh Hòa phát triển kinh tế toàn diện và

quan trọng nhất là thế tổng hợp kinh tế biển. Đặc điểm địa hình cấu tạo đất đá
của Khánh Hịa có ảnh hưởng quan trọng đến đặc điểm về khí hậu, thủy văn, đất
trồng và lớp phủ sinh vật (7). Đồng thời, các chu kỳ biển tiến và biển thối đã dần
hình thành nên các doi cát nối đảo nằm sát bờ biển hiện đại dưới dạng cồn cát, đê
cát ngăn cách biển với đồng bằng hoặc tạo ra các vịnh nửa kín như vịnh Vân
Phong, vịnh nước ngọt, vịnh Cam Ranh...(8)
1.2.

Con nguời Khánh Hòa

(6)

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hịa (2003), Địa chí Khánh Hịa, NXB Chính trị quốc gia, tr. 14 - 15.

(7)

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hịa (2003), Địa chí Khánh Hịa, NXB Chính trị quốc gia, tr. 15 - 16.

(8)

Trần Đình Nghị (1994), "Các chu kỳ biển tiến và biển thoái với lịch sử hình thành các đồng bằng và cồn cát ven

biển miền Trung trong kỷ đệ tứ" trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1994, NXB Khoa học xã hội, tr.15 17.


14

Trong số 32 tộc người, người Chăm và người Raglai vốn định cư từ rất
sớm, được coi là cư dân bản địa của Khánh Hòa. Họ là một bộ phận của nhóm
tộc người theo hai dịng ngơn ngữ chủ yếu: dòng Mã lai Đa đảo hay Nam đảo gốc

biển và dòng Nam Á gốc đồi núi, cư trú rải rác trên một địa bàn khá rộng ở các
vùng ven biển Nam và Đông Nam Châu Á. Họ đã đến định cư ven biển miền
Trung và Tây Nguyên, trong đó có Khánh Hòa cách đây khoảng 3000 - 3500
năm. Bằng chứng là trên mảnh đất Khánh Hòa, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy
dấu vết cư trú của họ ở Dốc Gạo (xã Tơ Hạp - Khánh Sơn), Xóm Cồn (phường
Cam Linh, thị trấn Ba Ngòi, thị xã Cam Ranh), xã Diên Sơn (huyện Diên
Khánh), đảo Hòn Tre (phường Vĩnh Ngun thành phố Nha Trang), Hịa Diêm
(xã Cam Phước Đơng, thị xã Cam Ranh) và một số nơi khác. Trong số đó, người
Chăm ở Khánh Hịa cùng với cộng đồng người Chăm ở dải đất miền Trung từ
Quảng Bình vào đến Bình Thuận đã xây dựng được một nền văn hóa Chăm Pa
phát triển rực rỡ từ thế kỷ II đến thế kỷ IV

(9)

. Như vậy, từ rất sớm trên địa bàn

vùng đất Khánh Hịa đã có những cư dân đầu tiên đến sinh sống, mở rộng lãnh
thổ, cùng phát triển kinh tế biển và nông nghiệp sơ khai. Dần dần trong q trình
phát triển đó, họ đã cùng nhau quầy tụ với nhau tạo nên những nét văn hóa bản
địa của mình, đồng thời trong bước phát triển ấy họ đã chuyển ra khỏi thời kỳ
tiền sử đến tiến tới thành lập nhà nước của mình mà truyền thuyết có nói đến câu
chuyện về bộ lạc Cau và bộ lạc Dừa.

(9)

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2003), Địa chí Khánh Hịa, NXB Chính trị quốc gia, tr. 53 - 54.


15


Chương 2.

DI TÍCH VÀ DI VẬT KHẢO CỔ HỌC TIỀN SỬ

KHÁNH HỊA
2.1.

Các loại hình di tích, di vật

Từ những bằng chứng khảo cổ học để lại có thể thấy rằng, ngay từ khi
những cư dân đầu tiên đặt chân đến vùng đất này sinh sống, họ đã lựa chọn
những địa bàn phù hợp cho việc tồn tại nhất là về nguồn lương thực, thực phẩm
cùng nguồn động vật, nhuyễn thể...để đảm bảo cho đời sống hàng ngày của họ.
Không chỉ cư trú trên vùng đất mới mà dần dần họ có sự tách biệt giữa nơi cư trú
và nơi mai táng, chôn cất người chết cũng như là công xưởng chế tác. Sự đa dạng
về loại hình di tích ở Khánh Hòa bao gồm di chỉ cư trú, di chỉ cư trú - xưởng, di
chỉ mộ táng, di chỉ xưởng đã tạo nên bức tranh tiền sử ở đây.
2.1.1. Di chỉ cư trú
Cư trú là loại hình di chỉ khá phổ biến trong các di chỉ khảo cổ học. Ở Khánh
Hòa cũng vậy ngay từ đầu những cư dân tiền sử đầu tiên khi đến sinh sống họ
cũng đã chọn cho mình một địa bàn cư trú khá lâu dài. Điển hình trong số loại
hình di chỉ cư trú ở đây chính là Xóm Cồn. Di chỉ Xóm Cồn nằm ngay sát ven
biển phía Tây của một mũi đất nhỏ nằm ngay vịnh Cam Ranh nổi tiếng. Hiện
nay, đường bờ biển cách Xóm Cồn khoảng chừng 500m. Về mặt địa lý hành
chính, Xóm Cồn mang tính chất khu ven thị, dân cư khá sầm uất thuộc khóm II,
phường Cam Linh, thị trấn Ba Ngòi, huyện Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa (nay là
thành phố Cam Ranh), nằm ở tọa độ 11054 '35" vĩ độ Bắc, 109008'30" kinh độ
Đơng. Đường tới Xóm Cồn rất thuận tiện. Nếu từ thành phố Nha Trang ta xuôi
Nam theo quốc lộ 1A 60 km sẽ gặp ngã ba thị trấn Ba Ngòi. Từ đây rẽ trái theo
đường ra cảng Đá Bạc khoảng 1 km là sẽ đến di chỉ. Xóm Cồn nằm trên một khu

đất cao trên dưới 5.0 m so với mặt biển. Ở về phía Bắc, cách di chỉ 5 km theo
đường chim bay là dãy núi Hịn Rồng. Từ Hịn Rồng càng xi xuống phía Nam,
địa thế càng có xu hướng thấp dần, nhưng tới sát biển địa hình ít bằng phẳng hơn,
tạo ra các ơ trũng và gị cao. Xóm Cồn chính là một kiểu gò như vậy, và bản thân
tên gọi của di chỉ cũng đã gợi cho chúng ta phần nào về địa thế của nó. Bọc
quanh phía Đơng Nam của di chỉ Xóm Cồn chúng tơi cịn nhận ra một số dấu vết


16

cịn sót lại của một ơ trũng chứa nước ngọt, hiện thời còn được sử dụng trồng rau
muống. Theo nhân dân địa phương xưa kia vốn là bầu nước ngọt nuôi thả cá.
Khoảng cuối những năm 60, người chủ cồn này là ông Bửu Tề đã san lấp cồn lấy
đất lấp bầu nước. Vì vậy chúng ta có thể gặp các hiện vật khảo cổ như mảnh
gốm, mảnh đá co dấu ghè và cả những chiếc rìu hồn chỉnh rải rác trên những
ruộng rau muống ấy. Bầu nước nói trên hiện cịn thơng với một con ngịi nhỏ đổ
nước từ Hòn Rồng xuống và chảy ra biển. Hiện nay, ở nhiều đoạn của con ngòi
vẫn còn đầy nước, ngay cả trong mùa khơ hạn. Về phía Đơng Nam, cách Xóm
Cồn khơng xa có những đụn, dải cát trắng, chứng tích của nhiều đợt gió mạnh
thổi từ phía Biển Đơng. Cát trắng ở đây là một trong những nguồn lợi xuất khẩu
của địa phương. Như vậy, về mặt địa - sinh thái, Xóm Cồn thuộc dạng di tích
kiểu Cồn - Bàu ven biển (10). Qua đợt khảo sát vào đầu tháng 8 - 1979 Trịnh Sinh
và Nguyễn Trọng Hiền cho rằng: “Xóm Cồn là di chỉ cư trú rộng khoảng hai vạn
mét vng (100×200m) nhưng đã bị phá hoại khá nghiêm trọng...Xóm Cồn có
hai tầng văn hóa. Tầng trên có rìu đá giống rìu đá nhặt được ở địa điểm Hịn Đỏ
(Thuận Hải), có gốm giống với một số địa điểm thuộc văn hóa Sa Huỳnh ở ven
biển Trung Bộ nước ta. Tầng dưới có gốm giống với gốm ở một số địa điểm hậu
kỳ đá mới sơ kỳ thời đại đồng ở miền Bắc nước ta như Hoa Lộc, Hạ Long.v.v...
Tầng văn hóa này có thể giúp ích cho chúng ta tìm hiểu một số vấn đề về các giai
đoạn văn hóa sớm trước văn hóa Sa Huỳnh cổ điển ở vùng này. Xóm Cồn là địa

điểm thuộc văn hóa Sa Huỳnh đầu tiên được biết ở Phú Khánh’’

(11)

. Tháng 5 -

1980, Nguyễn Duy Tỳ và Bùi Chí Hồng đã đến thám sát lại địa điểm Xóm Cồn,
sau khi tiến hành khảo sát xung quanh, đoàn quyết định mở hố thăm dị với diện
tích 30,25m 2 (5.5m× 5.5m) đã thu được một số đồ đá, đồ đá, công cụ xương cùng
với xương động vật và các loài nhuyễn thể. Nhận định về Xóm Cồn, họ cho rằng:
"Xóm Cồn là di chỉ cư trú đầu tiên tìm thấy ở ven biển miền Trung. Các địa điểm
trước đây như Long Thạnh, Bình Châu có thể gợi lên những tranh luận. Nhưng ở
Xóm Cồn di chỉ cư trú là điều đầu tiên khẳng định...Tính chất di tích ở đây gần
(10)

Nguyễn Cơng Bằng và nnk (1993), Văn hóa Xóm Cồn với tiền sử và sơ sử Khánh Hòa, Nha Trang, tr.26 - 27.

(11)

Trịnh Sinh và Nguyễn Trọng Hiền (1979), "Di chỉ Xóm Cồn (Phú Khánh)" trong Những phát hiện mới về khảo cổ

học năm 1979, tr.152, Khoa học xã hội Hà Nội.


17

giống với các cồn sò điệp ở Quỳnh Văn, Quỳnh Hồng, Gò Lạp Bắc (Nghệ Tĩnh)
mà người ta quen gọi là Kjokmodkending...Niên đại tương đối của địa điểm này
có thể ở giai đoạn chuyển tiếp từ thời đại đá sang thời đại kim khí, mà mốc 3500
- 4000 năm là có thể chấp nhận."


(12)

. Những nhận xét này bị coi là những nhận

xét có phần dễ dãi và kém chính xác, do vậy gây một số nhận thức sai lệch cho
một số người về Xóm Cồn (13). Cùng năm, vào tháng 9 - 1980 Vũ Quốc Hiền tiến
hành khai quật di chỉ văn hóa Xóm Cồn, với những kết quả thu được thì ơng cho
rằng:" Xóm Cồn là một di chỉ cư trú. Các hiện vật thu được cho thấy cư dân Xóm
Cồn sống về nghề nơng là chính...Có thể xếp Xóm Cồn thuộc sơ kỳ thời đại đồng
thau, tồn tại trong khoảng thiên niên kỷ II trước Công nguyên." (14). Tháng 12 1981, Trương Hồng Châu coi Xóm Cồn thuộc giai đoạn đầu của văn hóa Sa
Huỳnh. Tuy nhiên, với kết quả khai quật ở Xóm Cồn (hai lần vào cuối năm 1980
và năm 1991), ở di chỉ Bình Hưng (xã Cam Bình, thị xã Cam Ranh) năm 1990, di
chỉ Bích Đầm (đảo Hịn Tre, phường Vĩnh Ngun thành phố Nha Trang) năm
1993 cùng các đợt khảo sát khác thì những nhận thức về Xóm Cồn đã có những
thay đổi cơ bản. Vũ Cơng Q xếp "Xóm Cồn vào giai đoạn Sa Huỳnh sơ kỳ của
loại hình Phú Khánh - Thuận Hải - Đồng Nai và đặt tên giai đoạn này là Xóm
Cồn - Hịa Vinh" (15). Các tác giả viết cuốn Văn hóa Xóm Cồn với tiền sử và sơ
sử vùng đất Khánh Hịa thì cho rằng "Xóm Cồn là một văn hóa có niên đại sớm
nhất thuộc thời đại kim khí ở Khánh Hịa nói riêng miền Trung nước ta nói
chung. Tuy chưa thấy xuất hiện một di vật kim khí nào, nhưng dựa vào sự tiến bộ
của đồ gốm cũng như đặt nó trong mối quan hệ so sánh với các văn hóa khác, có
thể đưa Xóm Cồn vào phạm trù nghiên cứu thời đại kim khí và là một trong
những văn hóa mở đầu thời đại này ở miền Trung. Xóm Cồn rõ ràng khơng thuộc
văn hóa Sa Huỳnh, bởi lẻ khơng thấy những chum vị lớn, cơng cụ và vũ khí sắt,
những khun tai hai đầu thú và khuyên tai có mấu (linlingo)v.v...Như vậy, Xóm
(12)

Nguyễn Duy Tỳ và Bùi Chí Hồng (1980), "Thám sát lại địa điểm Xóm Cồn (Phú Khánh)" trong Những phát hiện


mới về khảo cổ học năm 1980, tr. 149 - 150, Khoa học xã hội Hà Nội.
(13)

Nguyễn Công Bằng và nnk (1993), Văn hóa Xóm Cồn với tiền sử và sơ sử Khánh Hòa, Nha Trang, tr.29.

(14)

Vũ Quốc Hiền (1980), "Khai quật di chỉ Xóm Cồn" trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1980,tr.137,

Khoa học xã hội Hà Nội.
(15)

Vũ Cơng Q (1991), Văn hóa Sa Huỳnh, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.


18

Cồn là một văn hóa trước Sa Huỳnh...niên đại tuyệt đối của nó chỉ nằm trong
khoảng 3.000 năm cách ngày nay tương đương với văn hóa Phùng Nguyên muộn
- Đồng Đậu sớm ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ." (16) Cho đến nay đã phát hiện
được 8 địa điểm thuộc văn hóa Xóm Cồn. Các di tích này phân bố ở đồng bằng
ven biển và đảo ven bờ thuộc hai tỉnh Phú Yên và chủ yếu ở Khánh Hòa. Đây là
những dải đồng bằng nhỏ hẹp, không tách biệt với vùng núi về mặt nguồn gốc
phát sinh. Trên dải đồng bằng này, đến nay vẫn còn thấy những cồn cát trắng bọc
những đầm phá lớn, đường ven biển lô nhô dạng răng cưa, xen kẽ với những
vũng vịnh tự nhiên khá kín, che chắn cho các bãi biển trong vùng. Trong số 8 địa
điểm văn hóa Xóm Cồn, về mặt tự nhiên có thể nhận thấy rõ hai loại hình cư trú:
trong đất liền (Xóm Cồn, Gị Ốc, Giồng Đồn) và các đảo gần bờ (Bình Hưng,
Bình Ba, Bích Đầm, Bãi Trũ và Đầm Già) (17). Vũ Quốc Hiền và Ngơ Thế Phong
xếp Hịn Đỏ, Mỹ Tường (Ninh Thuận) cũng nằm trong khơng gian văn hóa Xóm

Cồn

(18)

. Nguyễn Ngọc Quý và Trần Quý Thịnh còn cho rằng ngay cả di chỉ Văn

Tứ Đông, Trản Cháy, Cù Hin (Huyện Cam Lâm), Vĩnh Yên (Huyện Vạn Ninh)
cũng nằm trong không gian của Xóm Cồn

(19)

. Về vấn đề này sẽ quay trở lại ở

chương 3. Như vậy, có thể thấy rằng, dù cư trú trên đất liền hay trên đảo, người
cổ Xóm Cồn đều tụ cư trên các cồn cát, một mặt liền kề với biển, một mặt liền kề
với những vạt rừng chân núi. Biển - núi là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho
cư dân cổ ở đây. Về di vật, thông qua các di vật thu được ở đây có thể nhận thấy
đặc trưng cơ bản của văn hóa Xóm Cồn như sau:
- Về địa tầng: Nhìn chung ở các di chỉ này tầng văn hóa khá dày và được
chia thành nhiều lớp, trong đó có những lớp vỏ sò ken dày, chủ yếu là ở
các khu vực là những cồn cát, ngay sát bờ biển và có nguồn nước ngọt ở
gần đó.
(16)

Nguyễn Cơng Bằng và nnk (1993), Văn hóa Xóm Cồn với tiền sử và sơ sử Khánh Hịa, Nha Trang, tr.82 - 83.

(17)

Nguyễn Cơng Bằng (2003), "Khái quát về văn hóa Tiền - sơ sử ở Khánh Hịa" trong Diện mạo văn hóa Khánh


Hịa (sách kỷ niệm Khánh Hịa 350 năm), tr.34 - 35, Chính trị quốc gia.
(18)

Vũ Quốc Hiền, Ngơ Thế Phong (1997), "Phải chăng Hịn Đỏ, Mỹ Tường là các di tích thuộc văn hóa Xóm Cồn"

trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996, Khoa học xã hội Hà Nội.
(19)

Nguyễn Ngọc Quý, Trần Quý Thịnh (2010), "Văn hóa Xóm Cồn, một số vấn đề thảo luận" trong Kỷ yếu Hội thảo

khoa học Khảo cổ học Khánh Hòa, Nha Trang, tr.25 - 31.


19

- Về cơng cụ có chất liệu đá: Với gần 100 rìu đá thu được trong các hố
khai quật ở di chỉ Xóm Cồn mà phổ biến là loại rìu tứ giác dài, đốc thu
hẹp. Chất liệu là đá Granit được khai thác tại chỗ. Đã tìm thấy hơn 60 bàn
mài các loại, chất liệu là đá phiến thạch (schiste) và sa thạch
(Grès)....Ngồi ra cịn có nhiều hịn ghè, hịn kê và mũi khoan bằng đá.
- Công cụ bằng vỏ nhuyễn thể và xương rất phong phú. Chủ yếu là các
loại mũi dùi, mũi lao được chế tác từ xương ống của những loài thú lớn
như tê giác, hươu nai...cùng các loại công cụ vẩy ốc cũng như các loại đồ
trang sức như mảnh vòng đeo tay, khuyên tai...cũng được làm từ vẩy con
ốc mà nhân dân địa phương gọi là "Ốc mặt trăng".
- Đồ gốm hết sức phong phú và đa dạng, cả về chủng loại cũng như số
lượng. Tiêu biểu là loại đồ đựng đáy tròn, đồ đựng có chân đế...được làm
ra theo kỹ thuật nặn tay, bàn dập - hòn kê và phương pháp gắn kết được
trang trí bằng một số hoa văn có tính chủ đạo, thống nhất. Như hoa văn
khắc vạch - in chấm, hoa văn đắp nổi..., một trong những điểm nổi bậc của

gốm Xóm Cồn là được làm đẹp bằng cách bơi màu và vẽ màu. Lần đầu
tiên được biết đến ở Việt Nam (20). Như vậy, có thể thấy rằng Xóm Cồn là
một văn hóa tiêu biểu trong giai đoạn tiền sử của vùng đất Khánh Hòa,
một di chỉ cư trú rộng lớn có phạm vi phân bố rộng ở nhiều nơi và cũng là
một trong những nguồn cội trong vấn đề hình thành văn hóa Sa Huỳnh.
Ngồi Xóm Cồn là một di chỉ cư trú có mức độ phân bố rộng thì di chỉ Văn Tứ
Đơng cũng thuộc loại hình di chỉ cư trú có phạm vi rộng và mang đặc trưng là
cồn sò điệp hay còn gọi là Đống rác bếp (kjokkenmodding). Loại hình này lần
đầu tiên được khai quật và phát hiện ở Khánh Hịa.
Di chỉ Văn Tứ Đơng nằm ở thơn Văn Tứ Đơng xã Cam Hịa, huyện Cam
Lâm, tỉnh Khánh Hòa, tọa độ 1207199 vĩ Bắc và 10909567 kinh Đông, độ cao 5 7m so với mực nước biển. Di chỉ rộng khoảng 8000m chạy dài từ phía Nam chân
(20)

Nguyễn Cơng Bằng (2003), "Khái qt về văn hóa Tiền - sơ sử ở Khánh Hịa" trong Diện mạo văn hóa Khánh

Hịa (sách kỷ niệm Khánh Hịa 350 năm), tr.35 - 36, Chính trị quốc gia.


20

núi Hịn Nhọn đến đầm ni hải sản thơn Văn Tứ Đơng. Di tích đã bị phá hủy
một phần, phần có thể khai quật rộng khoảng 2500m2. Di chỉ được cán bộ bảo
tàng Khánh Hòa phát hiện và khảo sát vào tháng 9 - 2005. Đợt khảo sát đã thu về
hơn 80 đồ đá gồm hòn ghè, hòn kê, bàn mài, mảnh vòng, rất nhiều gốm mảnh và
vài mảnh xương động vật cỡ lớn. Tầng văn hóa, quan sát ở các hố đào vỏ sò, chủ
yếu là lớp vỏ sò điệp, có chỗ dày tới 2m. Đầu tháng 10/2005, Bảo tàng Khánh
Hòa phối hợp với Viện khảo cổ học điều tra và đào hai hố thám sát với tổng diện
tích 8m2 để kiểm tra địa tầng di chỉ. Địa tầng các hố thám sát dày 160cm gồm:
Lớp mặt đất màu xám đen dày 40 cm. Tầng văn hóa là lớp vỏ sò điệp ken chặt
dày 120cm. Sinh thổ là lớp đất sét vàng lẫn nhiều đá vụn. Hiện vật trong hố thám

sát: 1 mảnh rìu, 1 mảnh vịng và 250 mảnh gốm, ngồi ra cịn sưu tầm được 67
hiện vật đá. Những người khảo sát nhận định di chỉ là một trong những địa điểm
có tầng văn hóa dày nhất Khánh Hịa hiện biết cho đến nay. Để có một cái nhìn
tồn diện hơn về di chỉ Văn Tứ Đơng trong khơng gian văn hóa tiền sơ sử Khánh
Hịa, tháng 6-7/2006 Bảo tàng Khánh Hòa đã phối hợp với Viện khảo cổ học tiến
hành khai quật và thám sát với tổng diện tích 79m2, trong đó diện tích khai quật
là 75m2 , chia làm hai hố: Hố H1 50m2 (10m×5m), hố H2 25m2 (5m×5m). Giữa
hai hố có một bờ ngăn cách dài 3m, rộng 50cm. Địa tầng di chỉ Văn Tứ Đơng
dày trung bình 130cm, chia làm các lớp:
 Lớp mặt dày 10cm, chỉ ở hố H1, còn hố H2 vỏ sò điệp xuất lộ ngay từ trên
bề mặt. Lớp mặt đất màu xám đen, lẫn nhiều rễ cây, đất rất cứng và kết
vón lại thành từng tảng nhỏ, khi gặp nước đất lại rất mềm và tơi xốp.
Trong đất có lẫn nhiều mảnh gốm, mảnh sị vụn, đá tự nhiên và một vài
mảnh xương động vật.
 Tầng văn hóa dày trung bình 120cm, nghiêng theo hướng đơng nam - tây
bắc, dày nhất là ở góc A hố H2 (130cm), mỏng ở vách nam H1 (40cm).
Tầng văn hóa là lớp vỏ sị điệp ken dày đặc, đóng thành từng vỉa mỏng,
được xếp như giấy tập, có màu trắng đục, do thân mỏng nên dễ vỡ vụn và
chóng bị mục. Lớp vỏ sò lẫn với lớp đất đen nằm rải rác ở khắp hố và
xen lẫn với lớp vỏ sò điệp.


21

 Sinh thổ là lớp đất sét màu nâu có lẫn những tảng đá basalte đang trong
q trình phong hóa mạnh. Hố kiểm tra ở góc A hố H2 có kích thước 2m
0.5m cho thấy, dưới lớp đất sét màu nâu lẫn đã tự nhiên khoảng 30cm là
lớp đá dăm vụn xen lẫn với những tảng đá lớn hơn (21).
Địa tầng ở các hố thám sát:
 Hố thám sát 1 mở ở rìa phía đơng nam gị, trên đường đi vào di tích,

khơng thu được kết quả.
 Hố thám sát 2 cũng được mở ở phía đơng nam gị, cách các hố khai quật
khoảng 60cm và cách hố thám sát 1 về phía Bắc 15m. Hố nằm ở triền
thấp của cồn sị điệp sát đầm tơm. Diễn biến địa tầng tương tự ở hố khai
quật H1 và H2.
Kết quả thám sát cho thấy diện phân bố di chỉ khá rộng, từ chân dãy núi Hòn
Nhọn xuống đến sát khu vực đầm tôm thôn Văn Tứ Đông. Tuy nhiên, càng tiến
về phía đầm tơm tầng văn hóa càng mỏng và hiện vật xuất lộ cũng thưa hơn.
Di tích: Xuất hiện 4 vết tích bếp lửa và có liên quan đến bếp lửa nằm chia đều ở
hai hố khai quật. Tiêu biểu là cụm di tích kí hiệu 06.VTĐ.H2.L6. Cụm 1, là một
cụm gốm vụn, hình gần bầu dục, nằm dốc nghiêng theo địa hình của hố khai
quật. Độ sâu trung bình so với lớp mặt 60cm. Trong cụm gốm tìm thấy 1 hịn kê,
1 mũi nhọn xương có chức năng làm dùi, rất nhiều than tro và xương vụn dạng
xương cá, xương càng cua...
Ngoài ra, trong cả hai hố khai quật xuất lộ những viên đá tự nhiên có kích
thước trung bình khoảng 10 - 15cm nằm tập trung thành từng nhóm 3 - 5 viên.
Bộ di vật: Trong hai hố khai quật thu được 261 hiện vật gồm các loại
hình đồ đá, đồ xương, đồ gốm, hàng vạn mảnh gốm, tàn tích xương động vật và
vỏ nhuyển thể.
(21)

Trần Quý Thịnh và nnk (2006) "Khai quật di chỉ cồn sò điệp Văn Tứ Đơng (Khánh Hịa) năm 2006" Trong Những

phát hiện mới về khảo cổ học năm 2006, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, Tr. 40 - 41.


22

 Đồ đá: 151 hiện vật được chia làm 3 nhóm:
9. Nhóm cơng cụ lao động: 54 rìu, 10 mảnh rìu, 47 bàn mài, 17 bàn đập

- hịn kê. Rìu đá với 54 hiện vật được chia làm hai loại dựa vào mặt
cắt ngang là rìu hình bầu dục và rìu tứ giác. Cả hai nhóm này đều có
đặc điểm chung là phần đốc rìu thu nhỏ tạo cho mặt ngồi rìu có
dạng gần hình thang. Nhóm rìu bầu dục chiếm đại đa số nhóm rìu đá
với số lượng 42/54 tiêu bản. Nhóm rìu có mặt bổ dọc và mặt cắt
ngang thân hình bầu dục, phần đốc thu nhỏ, phần lưỡi rộng, lưỡi xịe
cân. Rìu được làm từ đá basalte màu xanh đen, mặt ngoài phủ một
lớp patine màu vàng nhạt, một số chiếc có mặt ngồi bị phong hóa
tạo lớp lỗ chỗ. Rìu mài tồn thân, tuy nhiên vẫn quan sát rõ vết ghè
đẽo tạo hình dáng. Dựa vào những vết mẻ lớn hoặc vỡ lớn ở phần
lưỡi cho thấy nhóm rìu này được sử dụng với lực chặt, đập rất mạnh.
Nhóm rìu tứ giác chiếm 12/54 tiêu bản. Rìu có hình thang và mặt cắt
ngang hình tứ giác (loại gần hình chữ nhật hoặc hình thang có mặt
trên và mặt đáy hơi lồi), phần đốc thu phần lưỡi rộng, xòe cân. Về
chất liệu cũng được làm từ đá basalte, màu xanh đen như nhóm rìu
hình bầu dục. Rìu được mài tồn thân kỹ hơn nhóm trên, nhưng
những vết ghè đẽo vẫn còn thấy rõ. Bàn mài gồm 47 tiêu bản có hai
nhóm chính là nhóm bàn mài phẳng - lõm và nhóm bàn mài trong.
Trong nhóm bàn mài phẳng - lõm chiếm đa số với 44/47 tiêu bản.
Bàn mài được làm từ nhóm đá cát màu nâu xám hoặc xám trắng, một
số chiếc được làm từ đá phiến schiste hạt mịn màu xám xanh. Bàn
mài ở đây được sử dụng rất nhiều, có chiếc độ dày chỉ cịn 0,5cm.
Bàn đập - hịn kê có 17 tiêu bản gồm có hịn ghè, hịn kê hoặc hịn
đập. Chúng đều được sử dụng từ đá cuội tự nhiên có hình trong dẹt
hoặc hình thoi làm từ loại đá Granite, màu xanh đen, hạt thơ. Mặt
ngồi các viên cuội đều có màu xám nhạt.
10. Đồ trang sức: 13 mảnh vòng, 2 tinh thể thạch anh. Mảnh vịng có 13
hiện vật được làm từ loại đá phiến schiste, màu xanh đen, một số



23

chiếc được làm từ đá basalte màu xanh xám. Vòng được chế tạo từ
đá xấu, bản rộng, độ dày lớn và thơ. Có hai nhóm chính là vịng mặt
cắt hình tam giác và nhóm có mặt cắt gần hình chữ nhật hay chữ D
kéo dài. Về mặt kỹ thuật chế tạo là đục lỗ giữa sau đó dùng bàn mài
trong mài lại. Có chiếc chỉ được mài phần mặt ngồi cịn phần lõi
trong vẫn để ngun vết đục. Nhóm có mặt cắt ngang gần hình tam
giác chiếm đa số, được làm từ chất liệu đá phiến schiste màu xanh
đen. Kỹ thuật chế tác tương tự như loại trên. Nhóm có mặt cắt ngang
gần hình chữ nhật hay hình chữ D kéo dài có hai tiêu bản được chế
tạo từ đá basalte màu xanh xám. Nhóm này có hiện tượng khoan tách
lõi và chỉ tìm được ở các lớp trên. Tinh thể thạch anh được tìm thấy ở
các lớp trên. Chúng có hình lăng trụ 6 cạnh, có một đầu nhọn và một
đầu kia để thô.
11. Phác vật - phế vật vòng: 8 phác vật - phế vật vòng đều được làm từ
đá phiến Schiste dạng phiến màu đen, hạt mịn (22).
 Đồ xương: Hiện vật xương thu được trong cả hai hố khai quật gồm 84
hiện vật chia làm các nhóm: mũi nhọn có ngạnh, khơng ngạnh và mảnh
xương mài. Các hiện vật xương hầu hết đều được làm từ mảnh xương
ống các loại thú lớn.
 Đồ gốm:
 Hiện vật gốm có 26 tiêu bản: 3 mảnh vịng, 2 chiếc có mặt cắt ngang
hình tam giác, 1 chiếc có mặt cắt ngang hình trịn, 17 mảnh gốm ghè
trịn, đường kính trung bình 5cm, dày 0.5cm.
 Gốm mảnh thu được trên hai vạn mảnh:
 Về loại hình: chủ yếu là đồ đun nấu, đồ đựng như vị, nồi, bát
bồng...Các loại bình, nồi, vị thường có miệng thẳng hoặc hơi
(22)


Nguyễn Ngọc Q, Trần Q Thịnh (2006), "Nhóm cơng cụ đá di chỉ Văn Tứ Đơng (Khánh Hịa)" trong Những

phát hiện mới về khảo cổ học năm 2006, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tr. 43 - 45.


×