Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Bước đầu so sánh giới từ trong tiếng tiếng hindi và tiếng anh công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP KHOA NĂM 2015 – 2016
Tên cơng trình:

BƯỚC ĐẦU SO SÁNH GIỚI TỪ TRONG
TIẾNG HINDI VÀ TIẾNG ANH
Sinh viên thực hiện:
Châu Khánh Tâm
Lớp Ấn Độ, Khoa Đơng Phương học, khóa 2012- 2016
Người hướng dẫn:
TS. Trịnh Thu Hương
Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2016


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trong chương đầu tiên của đề tài, chúng tôi sẽ trình bày những đặc điểm ngữ
pháp căn bản trong tiếng Hindi và trong tiếng Anh dựa theo các đặc trưng cơ bản của
loại hình ngơn ngữ hịa kết. Tiếng Hindi và tiếng Anh thể hiện khá đầy đủ những đặc
điểm này: Trong hoạt động ngơn ngữ, từ có biến đổi hình thái, hay nói cách khác, các
từ phải hợp dạng với nhau; Sự kết hợp chặt chẽ căn tố – phụ tố trong hoạt động ngôn
ngữ; một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu diễn bằng nhiều phụ tố; ngược lại, nhiều
ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu diễn đồng thời bằng một phụ tố. Hơn nữa, chúng
tôi sẽ đề cập đến những quan niệm về giới từ trong tiếng Anh và tiếng Hindi của các


tác giả nước ngoài và Việt Nam. Theo hầu hết các khái niệm được đề cập, giới từ nói
chung là những từ thể hiện mối quan hệ giữa danh từ (đại từ) với các thành phần khác
trong câu. Các mối quan hệ này bao gồm: nguyên nhân – kết quả, phương hướng, nơi
chốn, thời gian,... Có thể nói, chương này sẽ là chương tiền đề, nền tảng giúp làm rõ
phần nội dung chính của đề tài, tức là giới từ trong tiếng Hindi và tiếng Anh.
Chương II: Miêu tả hệ thống giới từ trong tiếng Hindi
Chương này đề cập đến các giới từ của tiếng Hindi. Các giới từ sẽ được phân
loại, liệt kê, và nêu ra những chức năng, ngữ nghĩa chính thơng qua những định nghĩa
và ví dụ điển hình trong những quyển từ điển Hindi – Anh, Anh – Anh – Hindi, Hindi
– Việt, các sách ngữ pháp tiếng Hindi cũng như từ ví dụ của chúng tơi. Cụ thể, chúng
tôi xin đề cập đến 6 giới từ đơn và 56 giới từ ghép mà chúng tôi đã lựa chọn dựa trên
ngữ nghĩa và mức độ phổ biến của chúng. Qua đó, chúng tơi sẽ gộp thành nhóm và
khái quát lên những ngữ nghĩa, chức năng chủ yếu của từng giới từ.
Chương III: Miêu tả hệ thống giới từ trong tiếng Anh
Có một số cách phân chia hệ thống giới từ khác nhau trong tiếng Anh, cụ thể như
phân chia theo cấu tạo và phân chia theo ngữ nghĩa. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ
phân chia và miêu tả giới từ theo hình thức cấu tạo của chúng: giới từ đơn và giới từ
phức. Đối với giới từ đơn, chúng tôi lựa chọn dựa trên mức độ thường xuyên của
chúng trong phát ngôn hằng ngày và dựa vào số lượng nghĩa mà chúng biểu đạt được
ghi nhận trong quyển từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary (2010). Trong số
các giới từ phức, có nhiều giới từ bắt đầu bằng những giới từ đơn như IN, ON, AS,


UP. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, chúng tôi xin đưa ra một số giới từ phức bắt
đầu bằng các giới từ IN, ON, AS, UP vì tần số xuất hiện cao của chúng trong số những
giới từ phức.
Chương IV: Những nét tương đồng và khác biệt trong giới từ của tiếng Hindi và
tiếng Anh.
Trên cơ sở cùng ngữ hệ và loại hình ngơn ngữ, chúng tơi đã so sánh, đối chiếu
những nét tương đồng và khác biệt giữa hệ thống giới từ trong tiếng Hindi và tiếng

Anh. Những điểm tương đồng chính giữa giới từ của tiếng Hindi và giới từ của tiếng
Anh là: Ngữ nghĩa của giới từ trong tiếng Hindi và tiếng Anh có nhiều điểm giống
nhau, có thể so sánh tương đương giữa giới từ của hai ngơn ngữ; Mỗi giới từ có thể
biểu hiện nhiều nghĩa khác nhau, đặc biệt là các giới từ đơn. Trong cả hai ngôn ngữ,
giới từ đơn thường biểu đạt nhiều ngữ nghĩa hơn so với giới từ phức. Những điểm
khác biệt cơ bản giữa giới từ trong tiếng Hindi và giới từ trong tiếng Anh bao gồm:
Khác nhau về vị trí (trong khi giới từ trong tiếng Hindi được đặt phía sau danh từ, giới
từ trong tiếng Anh được đặt phía trước danh từ); Sự khác biệt khi kết hợp với các
thành phần khác trong câu (giới từ trong tiếng Anh chỉ làm thay đổi hình thức của
động từ theo sau nó, khiến động từ thêm đi “ing”, trong khi đó tiếng Hindi làm biến
đổi nhiều thành phần khác của câu, cụ thể như đại từ, chỉ từ, từ để hỏi, danh từ, động
từ); Sự khác biệt về ý nghĩa biểu đạt (trong tiếng Hindi, việc sử dụng một số giới từ
nhất định cùng với cấu trúc câu có thể tạo ra nhiều ý nghĩa khác nhau, cịn trong tiếng
Anh, giới từ chủ yếu kết hợp với danh từ hoặc động từ để tạo ra những cụm từ có ý
nghĩa khác biệt). Những đặc điểm về giới từ của hai ngôn ngữ sau khi được đưa ra sẽ
được cho ví dụ và phân tích để làm rõ những sự tương đồng và khác biệt.

 


HỆ THỐNG PHIÊN ÂM TRONG TIẾNG HINDI
Do sự có hạn của phạm vi đề tài, ngoài ra cũng để đơn giản hóa và tiện lợi cho
người đọc, bảng phiên âm này chỉ phiên âm cho những chữ cái (nguyên âm và phụ âm)
đã được sử dụng trong đề tài. Những cách phát âm này được tham khảo từ Từ điển Hindi
– Việt của hai tác giả Ths. Sadhna Saxena và Phạm Đình Hướng biên soạn năm 2013.
- Nguyên âm:
Chữ cái trong tiếng

Phiên âm Latin


Hindi

Cách phát âm và các

Dạng rút gọn

chữ cái tương đương

(được sử dụng khi

trong tiếng Việt

kết hợp trực tiếp
với phụ âm)



/a/

Ngun âm ngắn,

Khơng có

khẩu hình hơi mở,
khơng trịn môi, được
phát âm như /â/ hoặc
/ơ/ của tiếng Việt.


/aa/


Tương tự như âm /a/



của tiếng Việt nhưng
kéo dài hơn


/i/

Nguyên âm ngắn,

िा

khẩu hình đóng,
khơng trịn mơi, phát
âm tương tự như âm
/i/ của tiếng Việt
nhưng khơng kéo dài


/ii/

Ngun âm dài, khẩu
hình đóng, khơng
trịn môi, phát âm





tương tự như âm /i/
của tiếng Việt nhưng
kéo dài


/u/

Nguyên âm ngắn,



khẩu hình đóng trịn
mơi, phát âm giống
âm /u/ trong tiếng
Việt nhưng khơng
kéo dài


/uu/

Ngun âm dài, khẩu



hình đóng trịn mơi,
phát âm tương tự như
/u/ của tiếng Việt
nhưng kéo dài.



/rị/

Về bản chất đây



không phải là nguyên
âm mà là phụ âm.
Tuy nhiên người ta
đưa âm này vào danh
sách nguyên âm bởi
tiếng Hindi có nhiều
từ mượn từ tiếng
Phạn mà trong tiếng
Phạn âm này được
xem là ngun âm


/e/

Ngun âm dài, khẩu
hình nửa đóng, phát
âm giống chữ /ê/,




hoặc /ây/ trong một
số ít trường hợp trong

tiếng Việt


/ai/

Nguyên âm dài, khẩu



hình nửa mở, phát âm
giống /e/, và đơi khi
là /ay/ trong một số ít
trường hợp của tiếng
Việt


/o/



Nguyên âm căng,
khẩu hình nửa đóng,
phát âm giống /ơ/
trong tiếng Việt



/au/

Ngun âm dài, khẩu




hình nửa mở, phát âm
giống chữ /o/ trong
tiếng Việt

- Phụ âm:
Chữ cái trong tiếng Hindi

Phiên âm Latin

Cách phát âm và các chữ cái
tương đương trong tiếng
Anh và tiếng Việt



/ka/

Âm tắc, ngạc mềm, vô
thanh, không bật hơi, phát
âm giống âm /c/ trong tiếng
Việt, giống âm /k/ trong từ
“speaker” của tiếng Anh.




/kha/


Âm tắc, ngạc mềm, vô
thanh, bật hơi, phát âm
giống âm /kh/ của tiếng Việt
nhưng mạnh hơn.



/ga/

Âm tắc, ngạc mềm, hwuuc
thanh, không bật hơi, phát
âm giống âm /g/ của tiếng
Việt.



/gha/

Âm tắc, ngạc mềm, hữu
thanh có bật hơi.



/ca/

Âm tắc xát, ngạc cứng, hữu
thanh, không bật hơi, phát
âm giống âm /ch/ trong
tiếng Việt nhưng nhẹ hơn.




/cha/

Âm tắc xát, ngạc cứng, vô
thanh, bật hơi, phát âm
giống âm /ch/ của tiếng Việt
nhưng mạnh hơn và có bật
hơi.



/ja/

Âm tắc xát, ngạc cứng, hữu
thanh, khơng bật hơi, khơng
có âm tương ứng trong tiếng
Việt, phát âm giống âm /j/
trong từ “jug” của tiếng
Anh.



/jha/

Âm tắc xát, ngạc cứng, hữu
thanh có bật hơi, phát âm
giống âm /dʒ/ trong từ



“large”

của

tiếng

Anh

nhưng bật hơi mạnh hơn.


/Ta/

Âm tắc, vô thanh, không bật
hơi, đầu lưỡi cong, khơng
rung, khơng có âm tương
ứng trong tiếng Việt.



/THa/

Âm tắc, vơ thanh, có bật
hơi, đầu lưỡi cong, khơng
rung, khơng có âm tương
ứng trong tiếng Việt.




/ta/

Âm răng, tắc, vơ thanh,
không bật hơi, phát âm gần
giống âm /t/ của tiếng Việt.



/tha/

Âm răng, tắc, vơ thanh, có
bật hơi, phát âm giống âm
/th/ trong tiếng Việt, là dạng
bật hơi của âm त /ta/.



/da/

Âm răng, tắc, hữu thanh,
không bật hơi, phát âm
giống âm /đ/ của tiếng Việt.



/dha/

Âm răng, tắc, hữu thanh, bật
hơi, không có âm tương ứng
trong tiếng Việt, là dạng bật

hơi của द /da/.



/na/

Âm mũi, răng, hữu thanh,
phát âm giống âm /n/ trong
tiếng Việt.




/pa/

Âm môi, tắc, vô thanh
không bật hơi, phát âm như
/p/ của tiếng Anh.



/pha/

Âm môi, tắc, vô thanh, dạng
bật hơi của प /pa/.



/ba/


Âm môi, tắc, hữu thanh
không bật hơi, phát âm như
/b/ của tiếng Việt.



/bha/

Âm môi, tắc, hữu thanh,
dạng bật hơi của ब /ba/.



/ma/

Âm môi, hữu thanh, phát
âm tương tự như /m/ của
tiếng Việt.



/ya/

Âm xát, bán nguyên âm,
đọc như chữ /d/ của tiếng
Việt hay chữ /y/ trong
“yahoo” của tiếng Anh.




/ra/

Âm hữu thanh, không bật
hơi, phát âm như chữ /r/ của
tiếng Việt nhưng lưỡi cong
và đặt sâu hơn.



/la/

Âm cạnh, hữu thanh, không
bật hơi, phát âm tương tự
như /l/ của tiếng Việt.



/va/

Âm xát, hữu thanh, môi
răng, phát âm nửa giống /v/
nửa giống /qu/ của tiếng


Việt.


/s’a/

Âm xát, vô thanh, không bật

hơi, phát âm giống chữ /s/
trong tiếng Việt.



/sạ/

Âm xát, vô thanh, không bật
hơi, hầu hết người nói tiếng
Hindi đồng nhất phụ âm này
với श /s’a/.



/sa/

Âm xát, răng – gốc lợi, vô
thanh, không bật hơi, phát
âm giống âm /x/ trong tiếng
Việt.



/ha/

Âm xát, thanh hầu – ngạc
mềm, hữu thanh, không bật
hơi, phát âm giống /h/ của
tiếng Việt.



MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 2
3. Tổng quan về đề tài nghiên cứu .................................................................................... 3
3.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc: ............................................................................. 3
3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc .............................................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................. 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................................... 7
6.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................... 7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................... 7
7. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................................... 8
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................................... 12
1.1. Một số đặc điểm ngữ pháp cơ bản của tiếng Hindi và tiếng Anh (phân tích
theo đặc điểm của loại hình ngơn ngữ học khuất chiết)................................................ 12
1.2. Giới từ trong tiếng Hindi .......................................................................................... 17
1.2.1. Định nghĩa giới từ ................................................................................................... 17
1.2.2. Vai trò và vị trí của giới từ .................................................................................... 17
1.2.3. Phân loại giới từ ...................................................................................................... 17
1.2.4. Cách dùng giới từ ................................................................................................... 18
1.3. Giới từ trong tiếng Anh ............................................................................................. 26
1.3.1. Định nghĩa giới từ ................................................................................................... 26
1.3.2. Vai trị và vị trí của giới từ .................................................................................... 27
1.3.3. Phân loại giới từ ...................................................................................................... 28
1.3.4. Cách dùng giới từ ................................................................................................... 28

CHƢƠNG II: MIÊU TẢ HỆ THỐNG GIỚI TỪ TRONG TIẾNG HINDI ............... 31
2.1. Các giới từ đơn của tiếng Hindi ............................................................................... 31
2.1.1. Giới từ का /kaa/ ....................................................................................................... 31


2.1.2. Giới từ को /ko/ ......................................................................................................... 34
2.1.3. Giới từ भं /men/ ....................................................................................................... 41
2.1.4. Giới từ ने /ne/ ........................................................................................................... 43
2.1.5. Giới từ ऩय /par/ ....................................................................................................... 47
2.1.6. Giới từ से /se/ ........................................................................................................... 49
2.2. Các giới từ phức của tiếng Hindi ............................................................................. 53
2.2.1. Những giới từ bắt đầu với के /ke/ .......................................................................... 53
2.2.1.1. Nghĩa không gian (nơi chốn) .............................................................................. 53
2.2.1.2. Nghĩa phi không gian (trừu tƣợng) .................................................................... 60
2.2.2. Những giới từ phức bắt đầu với की /kii/ ............................................................... 72
2.2.2.1. Nghĩa không gian ................................................................................................. 72
2.2.2.2. Nghĩa phi không gian .......................................................................................... 72
2.2.3. Giới từ phức bắt đầu với से /se/ ............................................................................. 74
2.2.3.1. Nghĩa không gian ................................................................................................. 75
2.2.3.2. Nghĩa phi không gian .......................................................................................... 76
CHƢƠNG III: MIÊU TẢ HỆ THỐNG GIỚI TỪ TRONG TIẾNG ANH ................. 78
3.1. Một số giới từ đơn phổ biến trong tiếng Anh .......................................................... 78
3.1.1. Giới từ ON ............................................................................................................... 78
3.1.2. Giới từ OUT ............................................................................................................ 81
3.1.3. Giới từ IN ................................................................................................................ 83
3.1.4. Giới từ AT ............................................................................................................... 85
3.2. Một số giới từ phức phổ biến trong tiếng Anh ........................................................ 87
3.2.1. Giới từ phức bắt đầu bằng IN ............................................................................... 87
3.2.2. Giới từ phức bắt đầu bằng ON .............................................................................. 89
3.2.3. Giới từ phức bắt đầu bằng AS ............................................................................... 89

3.2.4. Giới từ phức bắt đầu bằng UP .............................................................................. 90
CHƢƠNG IV: NHỮNG NÉT TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG GIỚI
TỪ CỦA TIẾNG HINDI VÀ TIẾNG ANH ................................................................... 91
4.1. Những điểm tƣơng đồng giữa giới từ trong tiếng Hindi và tiếng Anh ................. 91
4.2. Những điểm khác biệt giữa giới từ trong tiếng Hindi và tiếng Anh ..................... 92


4.2.1. Khác nhau về vị trí ................................................................................................. 92
4.2.2. Sự khác biệt khi kết hợp với các thành phần khác trong câu ............................ 94
4.2.3. Sự khác biệt về ý nghĩa biểu đạt............................................................................ 96
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 98


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Anh và tiếng Hindi là hai ngôn ngữ được rất nhiều người trên thế giới hiểu
và sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Tiếng Anh phổ biến tại hầu hết các quốc gia trên
thế giới đến mức nó có thể được xem như một thứ “lingua franca” (quốc tế ngữ, ngôn
ngữ chung) giúp kết nối mọi người trên thế giới lại với nhau. Trong khi đó, tiếng Hindi
là một trong những ngơn ngữ chính tại Ấn Độ và được hơn 40% dân số Ấn Độ sử
dụng1, tức khoảng hơn 500 triệu người có thể giao tiếp với nhau hàng ngày bằng thứ
tiếng này. Hơn nữa, cả hai ngôn ngữ này đều thuộc ngữ hệ Ấn – Âu và loại hình ngơn
ngữ hịa kết nên giữa chúng có nhiều nét tương đồng về cấu trúc ngữ pháp và từ vựng.
Do đó, việc tìm hiểu tiếng Anh và tiếng Hindi, mà cụ thể là một khía cạnh ngữ pháp có
nét tương đồng giữa chúng, chúng tôi xét thấy là một đề tài đáng để quan tâm và
nghiên cứu.
Trong q trình nghiên cứu một ngơn ngữ nhất định cũng như so sánh giữa hai
ngôn ngữ cùng loại hình, chúng ta khơng thể bỏ qua việc tìm hiểu về các loại từ loại
trong câu. Từ loại là một trong những đơn vị căn bản của ngôn ngữ, phân loại chức
năng và ý nghĩa cơ bản của một từ. Trong một số ngôn ngữ như tiếng Anh và tiếng

Hindi có khoảng tám loại từ loại cơ bản. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu hơn về
bộ phận giới từ trong tiếng Hindi và tiếng Anh dựa trên sự so sánh về giới từ giữa hai
ngôn ngữ.
Đa số các ngơn ngữ đều có sự hiện diện của giới từ, nhưng chức năng và ngữ
nghĩa của chúng có sự khác biệt khơng hề nhỏ. Chức năng chính của giới từ là thể hiện
mối quan hệ giữa các từ trong câu, trong đó chúng ta thường thấy các giới từ xác định
thời gian và nơi chốn diễn ra trong câu hoặc trong một tình huống nhất định. Tiếng
Hindi và tiếng Anh đều có hệ thống giới từ phong phú với nhiều ngữ nghĩa và chức
năng riêng biệt.
Dù rất phổ biến trong ngôn ngữ, những giới từ vẫn thường bị dùng sai do tính đa
dạng và đa nghĩa của chúng. Đôi khi, cùng một giới từ nhưng khi kết hợp với động từ
1

Tham khảo trên trang web: mapsofindia.com, truy cập ngày 18/02/2016

1


hoặc danh từ khác sẽ cho ra một ý nghĩa riêng biệt. Đó là điều khó khăn lớn nhất trong
việc học và tìm hiểu giới từ. Giới từ trong tiếng Hindi và tiếng Anh vô cùng phong phú
và đa dạng về số lượng cũng như ngữ nghĩa và cách sử dụng. Trong tiếng Anh có hơn
100 giới từ (trong một số tài liệu đưa ra con số là khoảng 150 giới từ trong tiếng Anh),
cịn trong tiếng Hindi cũng có khoảng hơn 60 giới từ. Do đó, đối với những người học
tập hai ngơn ngữ này, thì việc học, ghi nhớ và nắm vững được cách dùng những giới
từ không phải là một công việc một sớm một chiều. Tuy vậy, khi đã nắm vững được
về giới từ, người học ngơn ngữ có thể hiểu rõ hơn ý nghĩa của câu và các tình huống
giao tiếp trong thực tế cuộc sống. Và việc so sánh giới từ trong tiếng Anh và tiếng
Hindi có thể giúp người học hai ngơn ngữ có cái nhìn so sánh, đối chiếu và từ đó giúp
người học dễ dàng nắm rõ và sử dụng giới từ hơn.
Với những lí do khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi mong muốn thực hiện

đề tài này khơng chỉ để chúng tơi có thể hiểu rõ hơn và mà cịn giúp những người học
khác có thêm phương tiện để nắm vững hơn giới từ trong tiếng Anh và tiếng Hindi.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Bước đầu so sánh giới từ trong tiếng Hindi và
tiếng Anh” với những mục đích như sau:
- Xác lập khung lý thuyết cho việc nghiên cứu so sánh bước đầu hệ thống giới từ
trong tiếng Hindi và tiếng Anh thơng qua việc trình bày những khái niệm và nội dung
cơ bản.
- Với thời gian và kiến thức có hạn, chúng tơi khơng có tham vọng lí giải sâu
nguyên nhân của những điểm giống nhau và khác nhau của giới từ trong tiếng Hindi
và tiếng Anh, chúng tôi chủ yếu tập trung liệt kê, hệ thống hóa một cách đầy đủ nhất
có thể những giới từ trong hai ngơn ngữ này (đặc biệt là tiếng Hindi bởi vì đã có khá
nhiều đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án về đề tài giới từ trong tiếng Anh) giúp người
xem, nhà nghiên cứu nắm được khái niệm, ngữ nghĩa và chức năng căn bản của giới từ
trong hai ngôn ngữ này. Do giới từ thường mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo văn
cảnh, do đó việc đưa ra những ví dụ cụ thể, sinh động sẽ giúp cho người đọc, những
nhà nghiên cứu hình dung tốt hơn về ý nghĩa và chức năng của từng giới từ.

2


- So sánh, và từ đó phát hiện ra những điểm tương đồng hay khác biệt cơ bản và
nguyên tắc hoạt động ngôn ngữ của hệ thống giới từ trong hai ngơn ngữ là tiếng Hindi
và tiếng Anh.
- Từ đó, đề tài có thể giúp người học, người nghiên cứu có thêm một cái nhìn so
sánh, đối chiếu bước đầu, và nhờ đó giúp cho việc học tập, nghiên cứu về giới từ trong
tiếng Hindi và tiếng Anh sẽ có thêm nhiều thuận lợi và thú vị hơn.
3. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
3.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc:
Tiếng Anh là một ngoại ngữ phổ biến và được giảng dạy, nghiên cứu tại Việt

Nam từ nhiều năm nay. Do đó, tài liệu về ngữ pháp tiếng Anh tại Việt Nam khá đầy đủ
và phong phú. Là một đặc điểm ngữ pháp thường gây bối rối cho nhiều người học
tiếng Anh, từ loại giới từ đã được đề cập khá nhiều trong một số sách và luận văn, luận
án của các tác giả Việt Nam. Có thể đơn cử qua một số luận án, luận văn nổi bật như
sau: Luận án của tiến sĩ Trịnh Thu Hương năm 2014 mang tên “Giới từ trong thành
ngữ tiếng Anh (có so sánh với tiếng Việt)”, luận án tiến sĩ khoa học của Nguyễn Lai
(1985) mang tên “Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt”, luận án tiến sĩ ngữ
văn của Nguyễn Cảnh Hoa (2001) “Nghiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ
tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt”, luận án tiến sĩ ngữ văn mang tên “Ngữ nghĩa của
các giới từ chỉ không gian trong tiếng Anh (trong sự đối chiếu với tiếng Việt)” của tác
giả Lê Văn Thanh (2003)…Không chỉ được nghiên cứu trong các luận án, giới từ
trong tiếng Anh đã được trình bày một cách có hệ thống trong một số quyển sách được
các tác giả Việt Nam biên soạn. Chúng ta có thể điểm qua một số tác phẩm như:
+ Giới từ trong tiếng Anh của tác giả Trần Anh Thơ, NXB Hà Nội, năm 2006. Trong
cuốn sách của mình, Trần Anh thơ đã liệt kê, phân tích 48 giới từ đơn (trình bày ngữ
nghĩa và ví dụ minh họa cụ thể) cùng rất nhiều giới từ phức khác nhau. Ơng cịn nêu ra
các cách sử dụng của giới từ khi nó kết hợp với danh từ, động từ và tính từ. Tác phẩm
này có ưu điểm là trình bày, minh họa rất ngắn gọn và dễ hiểu, tuy nhiên tác giả lại
thiếu đi những khái niệm và lí thuyết liên quan đến giới từ. Vì thế, cuốn sách này rất
phù cho những ai muốn học tiếng Anh thực hành để áp dụng nhanh chóng vào thực tế
cơng việc.
3


+ Cách dùng giới từ của hai tác giả Nguyễn Xuân Khánh và Nguyễn Thanh Chương,
NXB Trẻ, năm 2006. Hai tác giả đã đưa ra các định nghĩa về giới từ; trình bày vị trí
của giới từ trong câu; phân chia các loại giới từ theo ngữ nghĩa; phân biệt giữa các
khái niệm giới từ, trạng từ, và liên từ; nêu lên các cách dùng của giới từ và sự kết hợp
giữa giới từ và các thành phần khác trong câu. Quyển sách thật sự là một cơng trình
nghiên cứu cơ đọng, súc tích về giới từ trong tiếng Anh.

+ English Pronouns and Prepositions của tác giả Trịnh Thanh Toản, NXB Từ điển
Bách khoa, năm 2007. Không chỉ giới thiệu khái niệm giới từ, tác giả còn phân chia
giới từ theo ngữ nghĩa biểu đạt (chỉ vị trí, phương hướng, thời gian,..), theo cấu tạo
(giới từ đơn, giới từ phức) và cách giới từ kết hợp với thành phần khác trong câu (cách
giới từ kết hợp với danh từ, tính từ, động tự). Dù dung lượng không nhiều, nhưng thật
sự tác phẩm này rất có ích và hiệu quả đối với những ai bước đầu nghiên cứu về giới
từ.
Tiếng Hindi chỉ được giảng dạy và nghiên cứu tại ngành Ấn Độ học, khoa Đông
phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2000. Tại Việt Nam, Hindi là ngơn ngữ ít được nhiều người
tìm hiểu quan tâm nghiên cứu do mức độ phổ biến thấp của nó. Do vậy, các nguồn ngữ
liệu và nghiên cứu viết về tiếng Hindi tại Việt Nam khá hạn chế và chưa có hệ thống.
Về hệ thống “giới từ” trong tiếng Hindi, hiện chúng tơi chưa tìm thấy nghiên cứu
(sách, luận văn, luận án) nào của các tác giả, học giả Việt Nam viết về đề tài này. Vì
thế, đề tài của chúng tơi có thể được xem là một nghiên cứu mới và mang tính sơ lược,
bước đầu về một khía cạnh ngữ pháp, từ vựng của tiếng Hindi là giới từ.
3.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc
Do “tiếng Anh là một ngơn ngữ có nhiều giới từ hơn những ngơn ngữ khác”2 và
“gây ra nhiều rắc rối cho người học hơn bất cứ từ loại nào khác”3 nên giới từ trong
tiếng Anh đã và đang được nhiều học giả, nhà ngơn ngữ nước ngồi tìm hiểu, nghiên
cứu. Các học giả của Alexandria dựa trên cơng trình của Stoic xếp các lớp từ thành
tám từ loại riêng biệt, trong đó có giới từ”4. Ngày nay, nghiên cứu giới từ đã có định

2, 3

Trịnh Thu Hương (2014), Giới từ trong thành ngữ tiếng Anh (có so sánh với thành ngữ tiếng Việt), Luận án
tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học KHXH&NV TPHCM, tr. 1.
4

Trịnh Thu Hương (2014), Giới từ trong thành ngữ tiếng Anh (có so sánh với thành ngữ tiếng Việt), Luận án

tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học KHXH&NV TPHCM, tr. 2

4


hướng mới theo ngôn ngữ học tri nhận nhờ vào những nghiên cứu tiên phong của Ray
Jackendoff, Evans, George P. Lakoff…
Giới từ trong tiếng Hindi được đề cập khá cụ thể và chi tiết trong một số sách
ngữ pháp tiếng Hindi của các tác giả Ấn Độ và phương Tây như Modern Hindi
Grammar của nhà ngôn ngữ học Omkar N. Kou. Cơng trình này đã đưa ra được một
hệ thống những giới từ trong tiếng Hindi cũng như các ngữ nghĩa và chức năng chính
của chúng. Tuy nhiên, số ví dụ trong tư liệu này còn hạn chế và chưa có những phân
tích cụ thể, khiến người đọc khó nắm bắt cũng như hiểu rõ những ngữ nghĩa này.
Ngoài ra, giới từ cịn được trình bày trong một số cơng trình khác như: Learn
Hindi through English của tác giả Dr. N. Sreedharan, Hindi An Essential Grammar
của nhà ngôn ngữ Rama Kant Agnihotri, Outline of Hindi Grammar của tác giả R. S.
McGREGOR, Hindi for non – Hindi speaking people của Kavita Kumar…Tuy nhiên,
giới từ trong các sách này chỉ được trình bày như các từ loại khác như danh từ, tính
từ,… chứ không được tập trung đề cập như một chủ đề riêng biệt. Hơn nữa, những tài
liệu này cũng chưa đưa ra nhiều ví dụ minh họa và giải thích cụ thể cho những giới từ.
Do đó, người đọc, người xem khó có thể hình dung cách sử dụng cụ thể của từng giới
từ.
Những ví dụ trong đề tài được lấy từ nhiều nguồn khác nhau: Từ điển Hindi –
Việt của hai tác giả Sadhna Saxena và Phạm Đình Hướng; Từ điển Oxford EnglishEnglish-Hindi, các sách giáo trình và sách ngữ pháp do chúng tôi sưu tập; những bài
giảng của giảng viên dạy tiếng Hindi tại trường Đại học KHXH&NV TPHCM là ThS.
Sadhna Saxena; và những ví dụ do chúng tơi tự đặt (có sự kiểm tra, chỉnh sửa và góp ý
của giảng viên Sadhna Saxena).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là giới từ trong hai ngơn ngữ Hindi và

tiếng Anh. Tuy nhiên, trước khi đề cập cụ thể về giới từ trong hai ngôn ngữ, đề tài cần
phải trình bày những khái niệm và phạm trù nền tảng. Do đó, đề tài sẽ trình bày sơ
lược về các khái niệm cơ bản của hai ngôn ngữ như loại hình ngơn ngữ, giới từ…
trong tiếng Anh và tiếng Hindi.

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung xoay quanh nghiên cứu hai ngơn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng
Hindi hiện đại đang được sử dụng ngày nay. Do phạm vi và tính chất của đề tài, nhóm
nghiên cứu lưu tâm chính đến phương diện ngữ pháp và từ vựng của ngôn ngữ, không
tập trung nhiều vào phần ngữ âm. Trong q trình nghiên cứu, thực hiện, nhóm nghiên
cứu cịn sử dụng những ngơn ngữ như tiếng Anh và tiếng Việt – những ngôn ngữ quen
thuộc đối với chúng ta để phiên âm và giải thích các khái niệm và ví dụ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do đây là một đề tài nghiên cứu so sánh, đối chiếu ngôn ngữ, nhóm nghiên cứu
đã sử dụng kết hợp một số phương pháp trong nghiên cứu ngôn ngữ học:
Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả, liệt kê cụ thể
một số điểm ngữ pháp căn bản, quan trọng của từng ngơn ngữ. Để đọc giả có cái nhìn
căn bản và tồn diện về hai ngơn ngữ Anh và Hindi, đề tài trước hết miêu tả những đặc
điểm ngữ pháp của hai ngôn ngữ như những từ loại, đặc điểm loại hình ngơn ngữ, cú
pháp qua những ví dụ sinh động và dễ hiểu.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Được áp dụng xuyên suốt trong quá trình xác
định cách khái niệm ngữ pháp và đặc biệt là “giới từ” của hai ngôn ngữ. Đề tài không
chỉ đưa ra những khái niệm, định nghĩa, ví dụ đơn thuần mà cịn phân tích, giải thích,
đưa ra ý kiến cá nhân về những khái niệm, ví dụ này để làm rõ bản chất của những
điểm ngữ pháp. Từ những ví dụ riêng lẻ về “giới từ” của hai ngôn ngữ, đề tài khái qt
và mơ hình hóa lên thành những luận điểm; Từ những đặc điểm được hệ thống lại của
“giới từ” trong từng ngơn ngữ, nhóm tác giả đã cố gắng hệ thống hóa chúng thành

những luận điểm có thể được dùng để so sánh giữa hai ngôn ngữ.
Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây này là phương pháp quan trọng được dùng
trong đề tài để so sánh hai ngơn ngữ có cùng loại hình là tiếng Anh và tiếng Hindi.
Phương pháp này giúp chúng ta phát hiện được những điểm tương đồng và khác biệt
giữa những chủ thể được so sánh trên các bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa.

6


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Về mặt lí luận khoa học, đề tài sẽ làm phong phú thêm lí luận ngơn ngữ học
thơng qua các ngữ liệu và nghiên cứu đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Hindi, mà cụ
thể là về hệ thống giới từ. Ngồi ra, từ cơng trình so sánh, đối chiếu này, các nhà ngơn
ngữ học có thể đào sâu, so sánh những thành phần, đặc điểm ngữ pháp khác trong hai
ngôn ngữ này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ là một nguồn ngữ liệu hữu ích về ngơn ngữ cho sinh viên hai chuyên
ngành tiếng Anh và Ấn Độ học (đặc biệt là những sinh viên ngành Ấn Độ học bởi vì
họ là những người trực tiếp học và tiếp xúc cả với cả Hindi và tiếng Anh) và những
người quan tâm tới hai ngôn ngữ này. Tài liệu học tập tiếng Hindi mà sinh viên ngành
Ấn Độ học sử dụng chủ yếu viết bằng tiếng Hindi hoặc bằng tiếng Anh chứ chưa có
những cơng trình tham khảo quy mơ lớn được viết bằng tiếng Việt. Do đó, đề tài sẽ
cung cấp một tài liệu tham khảo tóm lược bằng tiếng Việt một số phạm trù, khái niệm
căn bản của hai ngôn ngữ để người đọc nắm bắt dễ dàng hơn, phù hợp với nhiều thành
phần đọc giả hơn.
Đây là tài liệu nghiên cứu nền tảng giúp cho các nhà nghiên cứu ngơn ngữ sau
này có thể nghiên cứu rộng và sâu hơn, nhờ đó giải quyết được những vướng mắc, khó
khăn cịn tồn tại chưa giải quyết được khi nghiên cứu hệ thống giới từ của hai ngôn
ngữ tiếng Anh và Hindi.


7


7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được chia làm bốn chương như sau:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trong chương đầu tiên của đề tài, chúng tôi sẽ trình bày những đặc điểm ngữ
pháp căn bản trong tiếng Hindi và trong tiếng Anh. Hơn nữa, chúng tôi sẽ đề cập đến
những quan niệm về giới từ trong tiếng Anh và tiếng Hindi của các tác giả nước ngồi
và Việt Nam. Có thể nói, chương này sẽ là chương tiền đề, nền tảng giúp làm rõ phần
nội dung chính của đề tài, tức là giới từ trong tiếng Hindi và tiếng Anh.
1.1. Một số đặc điểm ngữ pháp cơ bản của tiếng Hindi và tiếng Anh (phân tích
theo đặc điểm của loại hình ngơn ngữ học khuất chiết)
1.2. Giới từ trong tiếng Hindi
1.2.1. Định nghĩa giới từ
1.2.2. Vai trị và vị trí của giới từ
1.2.3. Phân loại giới từ
1.2.4. Cách dùng giới từ
1.3. Giới từ trong tiếng Anh
1.3.1. Định nghĩa giới từ
1.3.2. Vai trị và vị trí của giới từ
1.3.3. Phân loại giới từ
1.3.4. Cách dùng giới từ
Chƣơng II: Miêu tả hệ thống giới từ trong tiếng Hindi
Chương này đề cập đến các giới từ của tiếng Hindi. Các giới từ sẽ được phân
loại, liệt kê, và nêu ra những chức năng, ngữ nghĩa chính thơng qua những định nghĩa
và ví dụ điển hình trong những quyển từ điển Hindi – Anh, Anh – Anh, Hindi – Việt.
Qua đó, tác giả sẽ khái quát lên những ngữ nghĩa chủ yếu của từng giới từ.
8



2.1. Các giới từ đơn của tiếng Hindi
Phần này sẽ liệt kê và giới thiệu sáu giới từ đơn phổ biến và điển hình trong tiếng
Hindi qua các định nghĩa và ví dụ trong các quyển từ điển và sách ngữ pháp.
+ Giới từ का /kaa/
+ Giới từ को /ko/
+ Giới từ भं /men/
+ Giới từ ने /ne/
+ Giới từ ऩय /par/
+ Giới từ से /se/
2.2. Các giới từ phức của tiếng Hindi
Tiếng Hindi có khá nhiều giới từ phức. Trong phạm vi có giới hạn, đề tài chỉ đề cập
đến một số giới từ phức chính và phổ biến.
- Những giới từ bắt đầu với के /ke/ như:
+ Giới từ के साभने /ke saamne/
+ Giới từ के फाद /ke baad/
+ Giới từ के नीचे /ke niice/
- Những giới từ bắt đầu với की /kii/ như:
+ Giới từ की ओय /kii or/
+ Giới từ की तयह /kii tarah/
- Những giới từ bắt đầu với से /se/ như:
+ Giới từ से दयू /se dur/
+ Giới từ से फाहय /se baahar/
Chƣơng III: Miêu tả hệ thống giới từ trong tiếng Anh
Có một số cách phân chia hệ thống giới từ khác nhau trong tiếng Anh, cụ thể như
phân chia theo cấu tạo và phân chia theo ngữ nghĩa. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ
9



phân chia và miêu tả giới từ theo hình thức cấu tạo của chúng. Do vậy, theo cách phân
loại này, chúng tôi sẽ chia giới từ thành giới từ đơn và giới từ phức.
3.1. Giới từ đơn trong tiếng Anh
3.2. Giới từ phức trong tiếng Anh
Chƣơng IV: Những nét tƣơng đồng và khác biệt trong giới từ của tiếng Hindi và
tiếng Anh.
Trên cơ sở cùng loại hình ngơn ngữ và đều có những giới từ tương tự nhau,
chương IV là chương so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ
thống “giới từ” trong tiếng Anh và Hindi. Những đặc điểm về giới từ của hai ngôn ngữ
sau khi được đưa ra sẽ được cho ví dụ và phân tích để làm rõ những sự tương đồng và
khác biệt.
4.1. Những điểm tƣơng đồng giữa giới từ trong tiếng Hindi và tiếng Anh
- Ngữ nghĩa của giới từ trong tiếng Hindi và tiếng Anh có nhiều điểm giống nhau, có
thể so sánh tương đương giữa giới từ của hai ngôn ngữ.
- Các giới từ của tiếng Anh và tiếng Hindi đều mang tính đa nghĩa (mang nhiều nghĩa
khác nhau tùy theo văn cảnh).
- Trong cả hai ngôn ngữ, giới từ đơn thường biểu đạt nhiều ngữ nghĩa hơn so với giới
từ phức.
4.2. Những điểm khác biệt giữa giới từ trong tiếng Hindi và tiếng Anh
- Vị trí của giới từ trong tiếng Anh và tiếng Hindi
+ Giới từ trong tiếng Anh được đặt trước danh từ.
Ví dụ: on the plane: trên máy bay; in my house: trong nhà của tôi …
+ Tuy nhiên, giới từ trong tiếng Hindi được đặt phía sau danh từ.
Ví dụ: हवाई जहाज ऩय /havaaii jahaaj par/: trên máy bay, भेये घय भं /mere ghar men/:
trong nhà của tôi…
- Sự khác biệt khi kết hợp với các thành phần khác trong câu
+ Giới từ trong tiếng Anh chỉ làm thay đổi hình thức của động từ theo sau nó, khiến
động từ thêm đi “ing”
+ Khi kết hợp, giới từ trong tiếng Hindi làm biến đổi nhiều thành phần khác của câu,
cụ thể như đại từ, chỉ từ, từ để hỏi, danh từ, động từ

- Sự khác biệt về ý nghĩa biểu đạt
10


+ Trong tiếng Anh, giới từ chủ yếu kết hợp với danh từ hoặc động từ để tạo ra những
cụm từ có ý nghĩa khác biệt
+ Trong tiếng Hindi, việc sử dụng một số giới từ nhất định cùng với cấu trúc câu có
thể tạo ra nhiều ý nghĩa khác nhau

11


CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số đặc điểm ngữ pháp cơ bản của tiếng Hindi và tiếng Anh (phân tích
theo đặc điểm của loại hình ngôn ngữ học khuất chiết)
Do cùng thuộc ngữ hệ Ấn – Âu và loại hình ngơn ngữ hịa kết, tiếng Hindi và
tiếng Anh có nhiều điểm tương đồng về ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc. Vì thế, chúng
tơi xin trình bày một số những đặc điểm ngữ pháp cơ bản của hai ngôn ngữ để xây
dựng nên nền tảng cho những phân tích tiếp theo trong đề tài.
 Trong hoạt động ngơn ngữ, từ có biến đổi hình thái, hay nói cách khác, các từ
phải hợp dạng với nhau. Vì thế, ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện ngay trong
chính từ đó.
- Biến đổi số ít – số nhiều của danh từ
+ Trong tiếng Hindi
भेये कभये भं एक बफल्री है /mere kamre men ek billii hai/ => Có một con mèo trong
phịng tơi. (1)
भेये कभये भं दस बफल्ल्रमाॉ हं /mere kamre men das billiyãn hain/ => Có mười con mèo
trong phịng tơi. (2)
Trong ví dụ (1), danh từ con mèo बफल्री /billii/ được chia ở dạng số ít (vì chỉ có một
con mèo) ở dạng số ít và trong ví dụ (2), danh từ con mèo बफल्री ở dạng số nhiều (có

đến 10 con mèo nên bị biến thành बफल्ल्रमाॉ /billiyãn/.
+ Trong tiếng Anh
You can eat one apple => Bạn có thể ăn một quả táo (1)
You can eat many apples => Bạn có thể ăn nhiều quả táo (2)
Trong ví dụ một, danh từ quả táo apple được chia ở dạng số ít, cịn trong ví dụ thứ (2),
danh từ quả táo được sử dụng ở dạng số nhiều (có thêm phụ tố “s”)
12


×