Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Biển trong văn học cổ điển việt nam công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.4 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: VĂN HỌC VÀ NGƠN NGỮ

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2010

Tên cơng trình:

BIỂN TRONG VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Hạ Nguyên
(Lớp Cử nhân tài năng khoá 2008-2012, năm thứ hai)
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Giang
(Bộ môn: Văn học Việt Nam, Khoa Văn học và Ngôn ngữ


MỤC LỤC

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: HÌNH TƯỢNG BIỂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN SƠ KỲ TRUNG ĐẠI (TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XV)....... 11
1.1. Tổng quan – Tư liệu: ............................................................................... 11
1.2. Biển trong tâm thức dân gian: ................................................................ 13
1.3. Biển trong buổi đầu dựng nước và giữ nước: ........................................ 16
1.4. Biển trong quá trình xây dựng và mở mang đất nước: ......................... 24
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG BIỂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI .................................................................... 39
(TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVII) ............................................... 39
2.1. Tổng quan – Tư liệu: ............................................................................... 39


2.2. Biển trong chiến thắng chống ngoại xâm và mở mang bờ cõi: ............. 41
2.3 Biển trong thơ ca ẩn dật: ......................................................................... 50
CHƯƠNG 3: HÌNH TƯỢNG BIỂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN HẬU KỲ TRUNG ĐẠI ......................................................................... 56
(TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVIII ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX) ................................... 56
3.1. Tổng quan – Tư liệu: ............................................................................... 56
3.2 Biển – tâm thức dân gian và điển cố bác học trong văn học viết: .......... 59
3.3. Đi ra biển và cảnh báo nguy cơ từ phía biển: ........................................ 66
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

Đề tài Biển trong văn học cổ điển Việt Nam tiến hành khảo sát ý nghĩa của
hình tượng Biển trong văn học trung đại Việt Nam theo ba giai đoạn: sơ kỳ trung
đại (từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV), trung kỳ trung đại (đầu thế kỷ XV đến cuối
thế kỷ XVII), hậu kỳ trung đại (đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX). Hình
tượng Biển trong giai đoạn Sơ kỳ trung đại được thể hiện thành những luận điểm:
Biển trong tâm thức dân gian, Biển trong buổi đầu dựng nước và giữ nước; Biển
trong quá trình xây dựng và mở mang đất nước. Hình tượng Biển trong văn học
giai đoạn trung kỳ trung đại thể hiện ở hai nội dung: Biển trong chiến thắng chống
ngoại xâm và mở mang bờ cõi; biển trong thơ ca ẩn dật. Hình tượng Biển trong
văn học giai đoạn Hậu kỳ trung đại được khảo sát với hai luận điểm: Biển – tâm
thức dân gian và điển cố bác học trong văn học viết; đi ra biển và cảnh báo nguy
cơ từ phía biển.
Đề tài có phần phụ lục là hai bản đồ: “Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XV” và
“Đại Nam nhất thống toàn đồ” (Đời Minh Mạng (1820 – 1841)).



2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
1.1. Văn học cổ điển là đỉnh cao của nền văn học dân tộc. Những tác phẩm
của văn học trung đại đã nâng cao giá trị của ngôn ngữ dân tộc, phản ánh một cách
chân thực và sinh động tâm hồn Việt và đã trở thành mẫu mực của văn học dân tộc.
Nghiên cứu văn học cổ điển để bảo tồn và phát huy vốn quý của văn học nước nhà,
góp phần bảo tồn nguồn “di sản văn hóa tinh thần’’ quý báu của dân tộc.Thơng
qua việc tìm hiểu một hình tượng nghệ thuật trong kho tàng văn học cổ điển, đề tài
giới thiệu và cung cấp những tác phẩm đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam
theo một hệ thống luận điểm nhất định có liên quan đến hình tượng nghệ thuật ấy.
1.2. Tuy là một hình tượng nghệ thuật đẹp, sinh động và phong phú trong
kho tàng văn học trung đại Việt Nam nhưng hình tượng Biển vẫn chưa được quan
tâm, nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Hình tượng Biển là một hình
tượng quan trọng trong văn học Việt Nam, sự phát triển về nội dung của hình
tượng Biển trong tiến trình văn học trung đại có ý nghĩa rất lớn đối với việc tìm
hiểu sư vận động của ý thức văn học trung đại.
1.3. Công trình này có tính chất như một tài liệu dùng để tham khảo khi
nghiên cứu về hệ thống thi tài, thi liệu của văn học cổ điển và nghiên cứu sự vận
động của một hình tượng nghệ thuật trong một thời kỳ văn học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Đề tài Biển trong văn học cổ điển từ trước đến nay chưa có tác phẩm nghiên
cứu nào tập trung như một chuyên luận. Biển chỉ được đề cập đến ở khía cạnh
“khơng gian nghệ thuật” của các tác phẩm văn học trung đại. Trần Nho Thìn trong
tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa ở mục Quan niệm về
xã hội và các kiểu hình tượng xã hội trong văn học cho rằng: “Không gian xã hội



3

còn được con người tiếp nhận qua những biểu tượng như “đất khách quê người”,
“chân trời góc bể”, các biểu tượng về “cõi người ta’”, “miền nhân gian”, các biểu
tượng liên quan đến thế giới âm phủ, Diêm vương, đến mồ mả nghĩa địa, các loại
khơng gian lãng mạn, có tính khơng tưởng như Tiên cảnh, suối Đào hoa, động Từ
Thức…” [27; tr 27] và “Trong thơ văn thời trung đại, con người sợ xã hội và nỗi
sợ ấy kết đọng lại trong hình ảnh “đất khách quê người”, “chân trời góc bể”. Tâm
lý sợ hãi đó hình thành do nhiều nhân tố văn hóa xã hội phức tạp, từ bất công và
tội ác về mặt xã hội, hay sự yếu kém của hệ thống pháp luật cho đến trình độ khoa
học kỹ thuật, trình độ tổ chức giao thơng liên lạc.” [27; tr 27, 28]
Trần Đình Sử, trong Thi pháp văn học trung đại, ở mục không gian nghệ
thuật trong thơ đã nhận xét: “Không gian Vũ trụ chiếm vị trí ưu thế. Sự phát triển
chậm chạp của lịch sử cũng làm cho người ta thiên về cảm nhận tính bất biến của
khơng gian. “Bể dâu” chỉ là cách hình dung trần thế của tiên nữ nhìn từ thế giới
tiên cảnh. Mặt khác, giao lưu thơng thương ít phát triển nên người trung đại chưa
có quan niệm về thế giới như là tổng thể của các nước. Họ hình dung thế giới là
“thiên hạ”, hình dung quốc gia cũng “thiên hạ” hoặc hình dung qua mơ hình sinh
tồn: “non nước”, “giang sơn”, “sơn hà”… Như vậy, dù muốn hay không không
gian đã được cảm nhận qua năng lực chiếm lĩnh khơng gian của người đương thời
và mang đậm tính chất chủ quan.” [22, tr 215]. Trần Đình Sử cịn phân biệt các
loại không gian trong văn học trung đại như: khơng gian nhàn tản thốt tục; khơng
gian hoang dại, tiêu điều, biến dịch; không gian luân lạc trong thơ Nguyễn Du và
các tác giả khác; không gian trần tục hóa trong thơ Hồ Xn Hương; khơng gian
thế tục hóa của Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
Phạm Tuấn Vũ trong tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam trong nhà trường
có bình về bài Sông Lấp như sau: “Sông Lấp viết về một hiện tượng cụ thể nhưng
sức lay động của bài thơ là do khơi dậy một biểu trưng diễn tả thái độ của con
người trước thế cuộc. “Thương hải biến vi tang điền” (Biển xanh thành bãi dâu) là

biểu tượng dễ khơi dậy những cảm xúc ở cả người viết lẫn công chúng thưởng


4

thức xưa. Không nhất thiết cứ phải biển, cũng không theo thước đo thời gian của
địa lý học. “Vũng nên đồi” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), “cuộc bể dâu” (Nguyễn Du),
“bãi bể nương dâu” (Nguyễn Gia Thiều) đều biểu thị sự đổi thay bất như ý, bất
khả kháng. Lời thì nói về đổi thay của thiên tạo mà ý lại ngậm ngùi nỗi đau do
nhân tạo” [28; tr 170].
Nhìn chung, các cơng trình trên chỉ nghiên cứu về biển ở khía cạnh không
gian nghệ thuật thông qua các biểu tượng “chân trời góc bể”, “bể dâu”, “bãi bể
nương dâu”… Các biểu tượng là những điển cố bác học đã được sử dụng phổ biến,
trở nên quen thuộc trong văn học cổ điển.
Ngoài ra, Biển còn được nghiên cứu như một cổ mẫu. Trong bài viết Đi tìm
cổ mẫu trong văn học Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã phân tích cổ mẫu
Biển trong các truyện kể dân gian: Con Rồng cháu Tiên; Sơn Tinh Thủy Tinh; Mỵ
Châu, Trọng Thủy. Bài viết có những nhận xét rất đáng chú ý: “Có người nói rằng
trong văn chương Trung Quốc cũng không mặn mà với Biển: “Thi sĩ Phương
Đông không ưa tả biển, không biết tả biển, nhưng tả cảnh thanh phong minh
nguyệt thì thật là thần bút.” Và những năm Bắc thuộc dài dằng dặc đã xua đi cái
biểu tượng lẽ ra rất là gần gũi đó trong vơ thức người Việt. Trong giấc mơ của
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà… đặt biệt là Hồ Xuân
Hương (với những bài thơ mà Đỗ Đức Hiểu khi đọc đã phải kêu lên “rất nhiều
nước, sao lắm nước thế”) – những con người tràn đầy khát vọng tự do, thấm thía
cái chật hẹp ngột ngạt của khơng gian văn hóa Việt Nam thuở ấy – vẫn chưa có
chỗ dành cho Biển. Cái hình ảnh “Buồn trơng cửa bể chiều hơm/ Thuyền ai thấp
thống cánh buồm xa xa? Buồn trơng gió cuốn mặt ghềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu
quanh ghế ngồi” vẫn là một điểm xuyết quá nhạt, trong khi sông Tiền Đường đã là
một biểu tượng quan trọng.” Kết luận phần tìm hiểu về cổ mẫu Biển, Nguyễn Thị

Thanh Xuân cho rằng: “Dù thế nào, cũng nhận ra rằng trong văn chương Việt Nam,
Biển đã không tạo thành một cảm hứng nghệ thuật lớn và liên tục. Dân tộc Việt
phần lớn đã quay lưng lại Biển. Phải chăng bởi vì người Việt thống nhận ra, từ


5

bản chất, Biển luôn ở trạng thái chuyển động mạnh, là sự “q độ giữa các khả
năng cịn phi hình và các thực tại đã hiện hình, một tình thế nước đôi, bấp bênh, hồ
nghi” nên e ngại? Bên cạnh đó, quan niệm “Nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy”
thốt thai từ Trung Quốc, có lẽ ít nhiều cũng thuyết phục trí thức Việt Nam, vốn
chọn chữ Nhân làm đầu.”
Tìm hiểu Biển như một cổ mẫu trong văn học Việt Nam là một hướng nghiên
cứu mới vận dụng Phân tâm học của Sigmund Freud và C.G.Jung trong nghiên
cứu văn học. Tuy nhiên, bài viết chỉ có tính chất như một trong những bài “mở
đường” cho lĩnh vực phê bình cổ mẫu còn khá xa lạ với văn học Việt Nam. Hình
tượng Biển chỉ được khai thác ở những tích truyện mang đậm dấu ấn của tâm thức
dân gian. Biển trong văn học trung đại rất ít được đề cập đến.
Trong các bài viết, các cơng trình nghiên cứu trước đây, Biển chỉ được đề cập
đến ở khía cạnh khơng gian nghệ thuật hoặc một biểu tượng quen thuộc trong hệ
thống điển cố, điển tích với những hình ảnh: “chân trời góc bể”, “bãi bể nương
dâu”, “cuộc bể dâu”… Gần đây, Biển cũng được tìm hiểu trong lĩnh vực phê bình
cổ mẫu, mở ra một hướng đi mới trong việc nghiên cứu hình tượng Biển và các
hình tượng văn học khác. Nhưng nhìn chung, vẫn chưa có cơng trình nào tìm hiểu
về hình tượng Biển trong văn học cổ điển Việt Nam một cách sâu sắc và có hệ
thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Thực hiện đề tài Biển trong văn học cổ điển Việt Nam, chúng tơi hướng tới
những mục đích sau đây:
3.1. Tìm hiểu về hình tượng Biển, một hình tượng đẹp, một đề tài quan

trọng nhưng chưa được chú ý đúng mức trong văn học cổ điển Việt Nam. Thơng
qua việc tìm hiểu hình tượng Biển trong văn học trung đại Việt Nam, có thể nhận
thấy sự vận động của ý thức trong văn học trung đại Việt Nam.


6

3.2. Tập hợp một cách có hệ thống những tác phẩm khai thác hình tượng
Biển trong văn học trung đại Việt Nam qua các giai đoạn: Sơ kỳ trung đại (từ thế
kỷ X đến đầu thế kỷ XV), Trung kỳ trung đại (từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ
XVII), Hậu kỳ trung đại (từ đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX).
3.3. Giới thiệu những tác giả tiêu biểu, những tác phẩm tiêu biểu khai thác
hình tượng Biển trong văn học trung đại Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống lý thuyết của bộ môn Lý luận văn học
vận dụng vào nghiên cứu sự vận động, phát triển của một hình tượng văn học
trong một tiến trình lịch sử nhất định và những kiến thức về lịch sử văn học (văn
học trung đại Việt Nam). Đặc biệt, hệ thống luận điểm của đề tài được xác định
dựa trên cách phân kỳ văn học trung đại của Lê Giang trong Luận án Tiến sĩ Ngữ
văn: Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung:
Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét quá trình
vận động, phát triển của hình tượng Biển trong văn học cổ điển Việt nam. Hình
tượng văn học cùng với sự xuất hiện, vận động của nó thể hiện sự vận động của ý
thức văn học, vố gắn chặt với hoàn cảnh lịch sử kinh tế xã hội nhất định. Hình
tượng Biển cũng bị chi phối chặt chẽ bởi những tư tưởng triết học, tơn giáo, chính
trị xã hội, đạo đức, Đồng thời, hình tượng Biển cũng chịu ảnh hưởng của văn học
Trung Quốc và trong q trình vận động, nó cịn bị quy định bởi hình tượng Biển

trong truyền thống văn học những giai đoạn trước, trong tâm thức dân gian. Tìm
hiểu hình tượng Biển trong văn học cổ điển Việt Nam, chúng tơi cố gắng đặt hình


7

tượng này trong tất cả các điều kiện ấy để có được một cái nhìn tổng hợp, khách
quan.
4.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp thống kê: thu thập tư liệu bằng phương pháp thống kê những
tác phẩm có sự xuất hiện của hình tượng Biển trong văn học trung đại Việt Nam.
- Phương pháp mô tả lịch sử: mô tả chân xác về lịch sử đất nước và lịch sử
văn học gắn liền với những giai đoạn nhất định của văn học trung đại Việt Nam.
- Phương pháp khái quát lý luận: tìm hiểu ý nghĩa của hình tượng Biển trong
mỗi tác phẩm rồi khái quát nội dung của hình tượng lên thành những luận điểm.
- Phương pháp hệ thống: đề tài trình bày vấn đề theo một hệ thống riêng.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh nội dung, ý nghĩa của hình tượng
Biển giữa các tác phẩm, giữa các giai đoạn văn học để thấy được sự đa dạng và sự
vận động, phát triển của hình tượng Biển trong tiến trình văn học trung đại.
5. Giới hạn của đề tài:
Vấn đề văn học cổ điển Việt Nam là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong
giới học thuật. Hiện nay, khái niệm văn học cổ điển Việt Nam được dùng để gọi
tên hai giai đoạn văn học khác nhau: văn học cổ điển Việt Nam là tên gọi khác của
văn học trung đại Việt Nam và văn học cổ điển Việt Nam là giai đoạn văn học từ
giữa thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.
Đề tài đã lựa chọn cách dùng khái niệm văn học cổ điển Việt Nam để gọi tên
văn học trung đại Việt Nam. Như vậy, tìm hiểu Biển trong văn học cổ điển Việt
Nam cũng chính là tìm hiểu Biển trong văn học trung đại Việt Nam.
Giới hạn của đề tài là những tác phẩm có khai thác yếu tố biển, có đề cập đến
hình tượng Biển trong mười thế kỷ văn học trung đại Việt Nam: từ thế kỷ X đến

hết thế kỷ XIX. Đề tài đã sử dụng cách phân kỳ văn học trung đại Việt Nam của


8

Lê Giang trong Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam
như sau:
- Sơ kỳ trung đại: từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV (Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý,
Trần – Hồ)
- Trung kỳ trung đại: từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII (Lê sơ, Nam
Bắc triều, Lê Trung hưng)
- Hậu kỳ trung đại: từ đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX (Lê mạt và
Nguyễn)
6. Đóng góp mới của đề tài:
Đề tài Biển trong văn học cổ điển Việt Nam là đề tài tìm hiểu về ý nghĩa, sự
vận động, phát triển của một hình tượng văn học trong một tiến trình văn học nhất
định, chưa có thật nhiều cơng trình khoa học đi theo hướng nghiên cứu này. Thực
hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ có thật nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học
tiếp tục đi theo mơ hình này: tìm hiểu về một hình tượng văn học một cách sâu sắc
và có hệ thống, làm rõ sự vận động, phát triển của hình tượng đó trong một chặng
đường văn học nhất định với cái nhìn khách quan, tổng hợp.
Đóng góp mới của đề tài cịn thể hiện ở việc nghiên cứu hình tượng Biển
trong văn học cổ điển Việt Nam một cách sâu sắc, tồn diện và có hệ thống. So với
các cơng trình nghiên cứu chỉ đề cập đến hình tượng Biển như một không gian
nghệ thuật, một cổ mẫu khởi nguồn từ tâm thức dân gian …, đề tài này đã thật sự
tập trung vào tìm hiểu, khảo sát sự vận động của hình tượng Biển như một chuyên
luận. Đề tài đã cho thấy hình tượng Biển trong văn học trung đại là một hình
tượng đẹp, sinh động và nhiều ý nghĩa. Đặc biệt, nghiên cứu sự vận động, phát
triển của hình tượng Biển trong văn học trung đại cho ta thấy được phần nào sự
vận động của ý thức văn học trung đại.



9

7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
7.1. Ý nghĩa lý luận:
Đề tài có ý nghĩa trong lý luận nghiên cứu về hình tượng văn học. Đồng thời,
đề tài cũng cho thấy sự vận động của ý thức văn học thơng qua một hình tượng
văn học cụ thể.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài cung cấp tư liệu và những nhận xét, đánh giá về hình tượng Biển, một
hình tượng đẹp và quan trọng trong văn học cổ điển Việt Nam. Đề tài này có thể
được sử dụng như một tài liệu tham khảo khi tìm hiểu về văn học trung đại Việt
Nam và sự vận động của ý thức văn học trung đại.
8. Kết cấu của đề tài:
Đề tài Biển trong văn học cổ điển Việt Nam có kết cấu như sau:
Chương 1: Hình tượng Biển trong văn học Việt Nam giai đoạn Sơ kỳ trung
đại (từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV).
1.1.

Tổng quan – Tư liệu.

1.2.

Biển trong tâm thức dân gian.

1.3.

Biển trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.


1.4.

Biển trong quá trình xây dựng và mở mang đất nước.

Chương 2: Hình tượng Biển trong văn học Việt Nam giai đoạn Trung kỳ trung đại
(từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII).
2.1.

Tổng quan – Tư liệu.

2.2.

Biển trong chiến thắng chống ngoại xâm và mở mang bờ cõi.

2.3.

Biển trong thơ ca ẩn dật.


10

Chương 3: Hình tượng Biển trong văn học Việt Nam giai đoạn Hậu kỳ trung
đại (từ đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX).
3.1. Tổng quan – Tư liệu.
3.2 Biển – tâm thức dân gian và điển cố bác học trong văn học viết
3.3.Đi ra biển và cảnh báo nguy cơ từ phía biển


11


CHƯƠNG 1: HÌNH TƯỢNG BIỂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN SƠ KỲ TRUNG ĐẠI (TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XV)

1.1. Tổng quan – Tư liệu:
Văn học Việt Nam giai đoạn Sơ kỳ trung đại (từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ
XV), hay còn gọi là Văn học thời Lý – Trần, là “thời kỳ văn học chính thức mở
đầu, có nhiệm vụ khai phá, mở đường cho văn học Việt Nam kể từ sau khi nước
nhà giành lại độc lập ở thế kỷ thứ X (năm 939)” (Nguyễn Công Lý, Văn học Phật
giáo thời Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm). Về lịch sử, thời đại Lý – Trần là thời
đại hào hùng, an lạc, dân chủ. Dân tộc ta sau khi thoát khỏi ách thống trị của
phong kiến phương Bắc (chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền chống quân Nam
Hán năm 938), đã ra sức xây dựng đất nước theo tinh thần độc lập tự chủ, theo
hình thái xã hội phong kiến ngày một rõ nét. Giai cấp phong kiến thời kỳ này đang
có vai trị lịch sử tích cực, về mặt đối ngoại thì hăng hái bảo vệ đất nước, chống
ngoại xâm; đối nội thì tích cực thúc đẩy sản xuất, xây dựng một nền văn hóa giàu
tính truyền thống. Về văn học, đây là thời đại chứng kiến sự ra đời của dòng văn
học viết, mở đường cho nền văn học trung đại Việt Nam, với những tác phẩm nổi
tiếng ban đầu: Đáp Quốc vương quốc tộ chi vấn (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận,
Ngọc lang quy từ của Khuông Việt Ngô Chân Lưu. Đây cũng là thời chứng kiến
sự ra đời của văn học viết bằng chữ Nôm, vào cuối thế kỷ XIII. Nguyễn Thuyên là
người đầu tiên áp dụng luật Đường vào việc làm thơ tiếng Việt. Văn học viết bao
gồm văn vần (vận văn) và văn xuôi (biền văn và tản văn), hầu hết đều vay mượn
những thể loại của văn học Trung Quốc để sáng tác. Văn vần (vận văn) thì có các
thể thơ luật Đường (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt), thơ cổ
phong, từ khúc, ca, ngâm. Văn xuôi (biền văn và tản văn) thì có các thể: hịch, phú,
cáo, chiếu, biểu, bi, kí, truyện…Lực lượng sáng tác chủ yếu là vua quan, tăng lữ
và nho sĩ. Tác phẩm sáng tác chủ yếu là chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo,
Đạo giáo trên tinh thần “tam giáo đồng nguyên” và đều in dấu ấn tâm lý của tầng



12

lớp trên, tầng lớp có học nhưng vẫn mang đậm tinh thần dân tộc, cảm hứng nhân
đạo, thể hiện tâm hồn, khí phách cao đẹp Việt Nam. Đặc điểm chủ đạo của văn
học thời kỳ này là “khẳng định dân tộc” (Bùi Duy Tân, Theo dòng khảo luận văn
học trung đại Việt Nam), mở ra một dòng văn học yêu nước, đồng thời mang đậm
những giá trị nhân bản, nhân văn cao đẹp.
Các tác phẩm Đáp Quốc vương quốc tộ chi vấn (Quốc tộ) của sư Đỗ Pháp
Thuận, Ngọc lang quy từ của Khuông Việt Thiền sư Ngô Chân Lưu, Thiên đô
chiếu của Lý Thái Tổ, Thơ Thần (Nam quốc sơn hà) được Lý Thường kiệt sử dụng
trong kháng chiến chống Tống…đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước thời kỳ
này. Tiếp theo, dưới thời nhà Trần, tinh thần dân tộc, “hào khí Đơng A”thể hiện
bằng những tác phẩm: Dụ chư tỳ tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn; Tụng giá
hoàn kinh sư của Trần Quang Khải; Thiên trường vãn vọng của Trần Nhân Tông,
Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu; Thuật hoài của Đặng Dung; Thơ của
Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát,
Nguyễn Trung Ngạn, Trần Quang Triều, Trần Lâu…Văn học Phật giáo cũng phát
triển rực rỡ với những tác phẩm: Thiền uyển tập anh ngữ lục;Tam tổ thực lục;
Khóa hư lục và Thiền tông chỉ nam của Trần Thái Tông; Thượng sĩ ngữ lục của
Tuệ Trung Thượng sĩ, những bài kệ Cáo tật thị chúng của Sư Mãn Giác, Ngơn
hồi và Ngư nhàn của sư Khơng Lộ, Hưu hướng Như Lai của sư Quảng
Nghiêm…; Thơ Thiền của Pháp Loa, Huyền Quang và nhiều bài thơ mang cảm
hứng Thiền đạo của vua quan nhà Trần. Mảng văn học hiện thực – nhân văn có
thơ của Trần Nguyên Đán, Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Phi Khanh,
Phú thời Trần – Hồ…Văn xi tự sự chữ Hán cũng có những thành tựu đáng chú
ý: Báo cực truyện, Ngoại sử ký của Đỗ Thiện; Việt điện u linh tập của Lý Tế
Xuyên; Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp; Thiền uyển tập anh ngữ lục
(có thể là do Thường Chiếu, Thông Biện, Thần Nghi, Kim Sơn truyền nhau chép
các thế hệ các dòng Thiền ở Việt Nam), Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, Nam ông
mộng lục của Lê Trừng (Hồ Nguyên Trừng)…



13

Tiến hành khảo sát những tác phẩm của Văn học Việt Nam giai đoạn Sơ kỳ
trung đại (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV) để phục vụ cho đề tài Biển trong văn
học cổ điển Việt Nam, chúng tơi đã tìm thấy tương đối nhiều tác phẩm có đề cập
đến hình tượng Biển. Trong văn xi tự sự, Biển được nhắc đến khá nhiều trong
các tác phẩm Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam chích quái lục
của Trần Thế Pháp. Cụ thể, ở Việt điện u linh tập là các tích truyện Khâm Minh
Anh Liệt Nhân Hiếu Thánh Vũ Hoàng Đế, Minh Đạo Khai Cơ Thánh Liệt Hoàng
Đế (hay là Truyện Triệu Việt Vương, Lý Nam Đế); Tản Viên Hựu Thánh Khuông
Quốc Hiển Linh Ứng Vương (Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh) và Lợi Tế Linh Thơng
Huệ Tín Vương (Truyện Nam Hải Long Vương Quân). (Ngoài ra theo Tục Việt
điện u linh do Nguyễn Văn Chất biên soạn cịn có truyện Kiền Hải Mơn Từ
(Truyện Thần cửa bể Càn Hải)). Ở Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp,
hình tượng Biển xuất hiện trong các tích truyện: Truyện Họ Hồng Bàng,truyện
Ngư tinh, truyện Rùa vàng, truyện Thần Núi Tản Viên, truyện Thần núi Vọng Phu.
Trong thơ của giai đoạn văn học này, không gian biển xuất hiện trong Ngọc lang
quy từ của Khuông Việt Thiền sư Ngô Chân Lưu; bài thơ Giang hồ tự thích (kỳ
nhị) của Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung; hai bài thơ Hạnh An Bang phủ và Hạnh
Thiên Trường hành cung của Trần Thánh Tông; bài Chinh Chiêm Thành hồn chu
bạc Phúc Thành cảng của Trần Anh Tơng; Đề Phúc Thành từ đường của Cúc
Đường chủ nhân Trần Quang Triều; Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu;
Đông Triều thu phiếm của Trần Nguyên Đán; Chu trung vãn thiếu của Nguyễn Tử
Thành…
1.2. Biển trong tâm thức dân gian:
Vốn xuất hiện từ lâu trong văn học dân gian qua các truyền thuyết, truyện cổ
tích, những câu ca dao, tục ngữ, hình tượng Biển từ lâu đã tồn tại trong tâm thức
người Việt như một thế lực tự nhiên mênh mông, rộng lớn, vĩnh cửu, vừa là nơi



14

khởi nguồn của sự sống, vừa ẩn chứa trong mình những mối nguy hiểm khơn
lường của sóng gió, bão tố.
Trong văn học dân gian Việt Nam, Biển tượng trưng cho sự sống, sự trù phú
của quê hương đất nước, là “rừng vàng biển bạc”, là một niềm tự hào dân tộc.
“Khoe” về sự giàu có của xứ sở, chúng ta có những câu ca dao:
- Ruộng đồng mặc sức chim bay,
Biển hồ lai láng, cá bầy đua bơi.

-Đất ta bể bạc, non vàng,
Bể bạc Nam Hải, non vang Bồng Miêu.
Biển trong tâm thức dân gian còn thể hiện sự mênh mơng, rộng lớn, vĩnh cửu.
Trong trời đất, khơng cịn gì bao la hơn biển. “Tát biển” vì thế trở thành một hành
động phi thường:
- Đố ai tát bể Đông Khê,
Tát sông Bồ Đề, nhổ mạ cấy chiêm.

-Đối ai lượm đá quăng trời,
Đan gầu tát biển, ghẹo người trong trăng.
Sự thuận hịa trong tình cảm vợ chồng có thể tạo nên sức mạnh vượt qua
những chướng ngại to lớn cũng được nhân dân hình tượng hóa bằng câu tục ngữ
“Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”.
Biển mênh mông, trường cửu, ngàn đời không thay đổi. Đôi lứa yêu nhau
“chỉ non thề biển”:
-Rủ nhau xuống bể mò cua,



15

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Em ơi! Chua ngọt đã từng,
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
-Lòng lại dặn lòng,
Non mòn biển cạn,
Bạn lại dặn bạn,
Đá nát vàng phai,
Bây giờ trúc mọc thành mai…
Hỡi em ơi, chớ ngi lịng lạt dạ, nghe ai phỉnh phờ!

-Chừng nào cho sóng bỏ gành,
Cù lao bỏ biển, anh đành bỏ em.
Đồng thời, Biển cũng tượng trưng cho sự mờ mịt, xa thẳm, cho sự hiểm nguy,
những tai họa không thể nào lường trước:
Trời cao, cao bấy không xa,
Đất kia rộng vậy, thế mà dày sâu.
Bể xa, mây nước mù mù,
Biết mô cửa lạch, biết mơ sơng cùng…
Gắn bó đơi lứa trong những lời thề thủy chung, Biển đồng thời cũng tượng
trưng cho sự mờ mịt, xa cách:
-Ngó lên biển bốn trời ba,
Buồm giương hai cánh, cửa nhà hai nơi.


16

-Sóng sầm sịch lưng chừng ngồi bể bắc,
Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên…


-Tay tiên rót chén rượu đào,
Đổ đi thì tiếc uống vào thì say.
Chẳng chè, chẳng chén sao say,
Chẳng thương, chẳng nhớ sao hay đi tìm.
Tìm em như thể tìm chim,
Chim bay bể Bắc, anh tìm bể Đơng!
Ẩn chứa trong mình sự nguy hiểm của sóng gió, bão tố, Biển còn là biểu
tượng của sự chết. Vượt biển băng rừng, trên đường di cư vào Nam khai hoang lập
ấp, dân tộc Việt gặp phải bao hiểm nguy trước những cửa biển:
-Một trăm cửa bể cũng nể cửa Tuần Vường.
-Đi bộ thì khiếp Hải vân,
Đi thuyền thì khiếp sóng Thần, hang Dơi.
-Lênh đênh qua cửa Thần Phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
Như vậy, từ trong tâm thức dân gian, Biển đi vào văn học viết như một hình
tượng vơ cùng sống động, đa nghĩa.
1.3. Biển trong buổi đầu dựng nước và giữ nước:
( Hình tượng Biển trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục)
Hình tượng Biển trong buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc được
phản ánh thật sinh động và đầy màu sắc qua hai tác phẩm văn xuôi tự sự: Việt điện


17

u linh tập (Những chuyện linh thiêng ở đất Việt) của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam
chích quái lục (Nhặt lại những chuyện quái lạ ở đất Lĩnh Nam) thường nói là của
Trần Thế Pháp. Hai tác phẩm trên đã mở đầu cho việc ghi lại thành văn (văn bản
hóa) các sáng tác văn học dân gian, vì vậy hình tượng Biển được xây dựng mang
đậm dấu ấn của tâm thức dân gian.

Về Lĩnh Nam chích quái lục, trước đây, theo lưu truyền, người ta vẫn cho
rằng Trần Thế Pháp là người có cơng sưu tầm, biên soạn. Tuy nhiên, dựa trên vấn
đề xác định văn bản Lĩnh Nam chích quái hiện vẫn còn tồn tại hai giả thuyết khác
nhau. Một số nhà nghiên cứu, căn cứ vào hai bài Tựa của Vũ Quỳnh và Kiều Phú
chép trong một vài bản của bộ sách đó, cho rằng có thể Trần Thế Pháp là tác giả
nhưng những bản Lĩnh Nam chích quái lưu truyền đến hiện nay đều là bản biên
soạn lại của Vũ Quỳnh và Kiều Phú ở thế kỷ XV. Một số nhà nghiên cứu khác,
trong khi nghiên cứu sâu hơn bài Hậu tự của Kiều Phú, rồi áp dụng phương pháp
thống kê đối với tất cả những bản Lĩnh Nam chích qi, cho rằng bản hiện cịn về
căn bản vẫn là bản đời Trần, cổ hơn bản do Kiều Phú sửa chữa, nhuận sắc. Theo
bài Tựa, Vũ Quỳnh cho biết ơng tìm được sách này và tiến hành nhuận chính vào
năm 1492. Cịn bài Hậu tự của kiều Phú cho biết ơng nhuận chính Lĩnh Nam chích
qi vào năm 1493. Lĩnh Nam chích quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn
gồm có 22 hoặc 23 truyện. Sau Vũ Quỳnh và Kiều Phú, Lĩnh Nam chích qi cịn
được sửa chữa, bổ sung thêm nhiều truyện khác.
Về nội dung, Lĩnh Nam chích quái ghi chép lại những chuyện lỳ lạ, quái dị
xảy ra ở Lĩnh Nan, các tích truyện đều mang đậm tính dân gian. Nhìn chung,
những truyện trong Lĩnh Nam chích quái đem lại cho ta những hiểu biết về tổ tiên,
về anh hùng lịch sử, về non song đất nước, về những phong tục, tập quán lâu đời
với một ngịi bút tự sự sinh động, trí tưởng tượng dân gian bay bổng, ngây thơ và
một tinh thần tự hào dân tộc đáng quý. Thuở ban đầu dựng nước và giữ nước được
thuật lại trong truyện Họ Hồng Bàng, truyện Ngư tinh, truyện Hồ tinh, truyện Mộc
tinh, truyện Núi Tản Viên, truyện Đổng Thiên Vương. Truyện Bánh chưng, truyện


18

Cây cau giải thích những phong tục tập quán lâu đời dân tộc. Truyện Rùa vàng,
truyện Man nương giới thiệu những di tích lịch sử - văn hóa. Những anh hùng
chống xâm lược được nhắc đến trong truyện Hai Bà Trưng, truyện Nhất dạ trạch.

Ngồi ra, Lĩnh Nam chích qi cịn có những truyện phản ánh ảnh hưởng của Đạo
giáo, Phật giáo vào đời sống xã hội như: truyện Giếng Việt, truyện Dương Không
Lộ và Nguyễn Giác Hải, truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không.
Việt điện u linh tập là tập truyện chép sự tích các vị thần thờ ở các miếu đền,
do Lý Tế Xuyên biên soạn và viết bài tựa vào năm Khai hựu thứ nhất đời Trần
Hiến Tông (1329). Tiểu sử Lý Tế Xuyên đến nay chưa rõ, chỉ biết ông làm quan
dưới đời Trần Hiến Tông (1329-1341), chuyên coi giữ việc tế lễ, tham gia việc
quản giám bách thần. Theo Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục thì tác phẩm gồm
có 28 truyện, trong các văn bản cịn lại đến ngày nay thì số truyện được chép là 27
truyện. Trong quá trình biên soạn, Lý Tế Xuyên đã sử dụng và viết lại một số
truyện lấy từ các sách Báo cực truyện (Tập truyện về lẽ cùng cực của báo ứng),
Ngoại sử ký (Những ghi chép ngồi chính sử), Đại Việt sử ký (Bộ sử ký của nước
Đại Việt) của Lê Văn Hưu (xuất hiện sau thế kỷ X) và các sách Giao Chỉ ký (Ghi
chép về Giao Chỉ), Giao Châu ký (Ghi chép về Giao Châu) (xuất hiện trong thời
Bắc thuộc). Ngoài ra, Lý Tế Xuyên còn sử dụng những nguồn tài liệu dân gian,
những bản thần tích ở các miếu đền và các đạo sắc chỉ phong thần của các vua đời
Trần. Sau Lý Tế Xuyên, nhiều nhà Nho các đời sau còn tiếp tục sưu tầm, bổ sung
thêm nhiều truyện khác với danh nghĩa tục bổ, tăng bổ, tục biên hoặc sửa chữa,
thêm bớt, sắp xếp nguyên bản theo ý mình với danh nghĩa tân đính, hiệu bình. (Để
phục vụ cho đề tài này, chúng tôi đã sử dụng truyện Kiền Hải môn từ (hay là
truyện Thần cửa bể Càn Hải) do Nguyễn Văn Chất thêm vào).
Các tích truyện của Việt điện u linh tập được chia làm ba phần: Lịch đại đế
vương, Lịch đại phụ thần và Hạo khí anh linh. Lịch đại đế vương có các tích
truyện như truyện Hai Bà Trưng, truyện Triệu Việt vương và Lý Nam Đế, truyện
Phùng Hưng…; Lịch đại phụ thần có các truyện: truyện Cao Lỗ, truyện Lý Phục


19

Man, truyện Lê Phụng Hiểu, truyện Lý Thường Kiệt…; Hạo khí anh linh gồm các

truyện Thần Núi Tản Viên, truyện Thần Đất Bạch Hạc, truyện Thần Long Đỗ,
truyện Thần Núi Đồng Cổ, truyện Thần Núi Vọng Phu… Việt điện u linh tập ra đời
trong một thời đại rất xưa nên không khỏi mang những hạn chế do điều kiện lịch
sử quy định. Tập truyện chứa đựng trong nó thế giới quan thần bí, mang tư tưởng
thần linh chủ nghĩa trộn lẫn với ý thức hệ phong kiến. Hầu hết các truyện đều kể
về chuyện các thần báo mộng điềm lành, điềm dữ cho vua chúa, quan tâm hoặc
hiển linh âm phù giúp triều đình giết giặc, trừ họa. Các vị thần. từ “đế vương”,
“phụ thần” cho đến “hạo khí anh linh” đều tỏ lịng gắn bó vận mệnh của mình với
vận mệnh của triều đình phong kiến và được phong tước ban ân. Tuy nhiên, nếu
tước đi lớp vỏ tôn giáo thì đằng sau mỗi câu chuyện về những vị thần linh lại bao
trùm và phản ánh những lý tưởng tốt đẹp và niềm tin chân thành của nhân dân
ngày xưa. Tác phẩm thể hiện mối quan hệ bền chặt giữa quá khứ và hiện tại, tạo ra
sức mạnh của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; phản ánh
những tâm tư tình cảm của người Việt xưa, thể hiện những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
Trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích qi lục, khá nhiều tích truyện
có sự góp mặt của hinh tượng Biển. Ở Việt điện u linh tập là các tích truyện Khâm
Minh Anh Liệt Nhân Hiếu Thánh Vũ Hoàng Đế, Minh Đạo Khai Cơ Thánh Liệt
Hoàng Đế (truyện Triệu Việt Vương và Lý Nam Đế); Tản Viên Hựu Thánh Khuông
Quốc Hiển Linh Ứng Vương (truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh); Lợi Tế Linh Thơng
Huệ Tín Vương (truyện Nam Hải Long Vương Quân) và truyện Kiền Hải Môn Từ
(truyện Thần cửa bể Càn Hải) do Nguyễn Văn Chất thêm vào. Lĩnh Nam chích
qi lục thì yếu tố biển xuất hiện ở các truyện: truyện Họ Hồng Bàng, truyện Ngư
tinh, truyện Rùa vàng, truyện Thần núi Tản Viên, truyện Thần núi Vọng Phu.


20

1.3.1. Tính chất hai mặt của hình tượng Biển:
Trong Từ điển Biểu tượng Văn hóa Thế giới của hai tác giả Jean Chevalier và

Alain Gheerbrant, biểu tượng Biển được giải thích như sau: “một biểu tượng của
động thái sự sống. Tất cả từ biển mà ra và tất cả trở về biển: đây là nơi của những
cuộc sinh đẻ, những biến thái và những tái sinh. Là nước trong sự chuyển động,
biển tượng trưng cho một trạng thái quá độ giữa các khả năng cịn phi hình và các
thực tại đã hiện hình, cho một tình thế nước đơi tình thế bấp bênh, đầy hồ nghi,
chưa quyết định và có thể kết thúc tốt hay xấu. Từ chỗ đó biển là hình tượng vừa
của sự sống, vừa của sự chết”. Hình tượng Biển trong Việt điện u linh và Lĩnh
Nam chích quái cũng hiện với đầy đủ những tính chất của biểu tượng Biển mà Từ
điển Biểu tượng Văn hóa Thế giới đề cập đến.
Trong hai tác phẩm Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích qi có nhiều tích
truyện đề cập đến tính chất cội nguồn sự sống của hình tượng Biển. Bắt nguồn từ
truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên rất quen thuộc trong văn học dân gian Việt
Nam, truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái là truyện kể về nguồn gốc
của người Việt, về quá trình dựng nước của vua Hùng và về những phong tục tập
quán trong sinh hoạt cộng đồng của người Việt cổ. Biển trong truyện Họ Hồng
Bàng chính là Thủy phủ, Thủy quốc, là quê hương, là chốn đi về của Lạc Long
Quân. Lạc Long Quân vốn là nòi rồng, con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục
và con gái Long Vương ở hồ Động Đình. Được Lộc Tục cho nối ngơi để trị đất
Nam, Long Quân đã “dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần,
tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng” nhưng vẫn đi đi về về với Thủy phủ mà “trăm
họ vẫn yên vui vô sự”. Sau này, khi đã lấy Âu Cơ và có được một trăm người con,
Sùng Lãm (Lạc Long Quân) vẫn thường về biển và ở lâu dưới Thủy quốc khiến vợ
con thương nhớ, mong chờ, thường muốn trở về đất Bắc. Phải chăng, vốn mang
trong mình dịng máu của loài rồng, lại đứng đầu thủy tộc, Lạc Long Quân không
thể xa rời biển quê hương, nguồn mạch của sự sống? Truyện cịn kể rằng,mỗi khi
dân có việc lại ra biển lớn tiếng gọi Long Quân: “Bố ơi! Sao không lại cứu chúng


21


tơi?”. Chi tiết này cho ta thấy Biển chính là nơi che chở thiêng liêng mà người
Việt xưa luôn hướng đến trong cơn hoạn nạn. Tính chất này của Biển cịn được thể
hiện trong hai tích truyện : truyện Rùa vàng (Việt điện u linh tập) và truyện Triệu
Việt Vương và Lý Nam Đế (Lĩnh Nam chích quái). Hai tích truyện này có cốt
truyện tương đối giống nhau và gần gũi với người Việt qua truyền thuyết Mỵ Châu,
Trọng Thủy của văn học dân gian. Nhân vật của truyện Rùa vàng là Thục Phán An
Dương Vương, Sứ giả Thanh Giang (Kim Quy), Triệu Đà, Mỵ Châu, Trọng Thủy.
Ở truyện Triệu Việt Vương và Lý Nam Đế, tương ứng với vai trị của các nhân vật
đó là những nhân vật: Việt Vương Triệu Quang Phục, Hoàng Long, Nam Đế Lý
Phật Tử, Cảo Nương, Nhã Lang. Hình tượng Biển tiếp tục mang tính chất thiêng
liêng, là nơi chở che, nương nhờ với hai nhân vật hỗ trợ là Rùa Vàng (Sứ giả
Thanh Giang) và Rồng Vàng (Hoàng Long). Ở truyện Rùa vàng, Rùa Vàng là Sứ
giả Thanh Giang, đến từ cửa biển phía Đơng, giúp vua diệt trừ u qi, xây dựng
Loa thành và để lại một cái vuốt thần làm lẫy nỏ để vua chống giặt ngoại xâm.
Trong truyện Triệu Việt Vương và Lý Nam Đế, Rồng Vàng cho Triệu Quang Phục
một cái móng rồng cắm trên đâu mâu, giúp ơng đánh đâu thắng đó, xưng vương,
lập quốc. Và ở cuối truyện, cả hai vị thần này đều hiển linh rẽ nước cho vua xuống
biển khi vua gặp đường cùng. Tính chất thiêng liêng, u huyền của Biển cũng được
thể hiện qua tích truyện Kiền Hải mơn từ (Truyện Thần cửa bể Càn Hải, được
Nguyễn Văn Chất thêm vào Việt điện u linh tập).Truyện kể về tấm lòng trinh bạch
của Triệu phu nhân, công chúa nhà Nam Tống. Chi tiết đền thờ của Phu nhân ở
cửa biển Càn Hải rất linh ứng, “hễ thuyền biển gặp cơn gió to sóng lớn, nguy cấp
lắm, van vái với Phu nhân thì đều được bình an vơ sự” thể hiện sự u huyền, linh
thiêng trong lòng biển.
Là biểu tượng của sự sống, là nơi bắt đầu của những mối lương duyên tốt đẹp,
nhưng đồng thời, Biển cũng là biểu tượng của sự xa cách, ngóng trơng, là nơi
chứng kiến những bi kịch của người đời. Trong truyện Họ Hồng Bàng, cuộc phân
ly giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân, một người đem năm mươi con lên đất Phong



22

Châu dựng nước, một người đem năm mươi con về Thủy phủ chia trị các xứ, cũng
đồng thời là cuộc phân ly giữa hình tượng Núi và hình tượng Biển trong văn học.
Sự xa cách giữa núi và biển, sau này đã in đậm dấu ấn trong tâm thức người Việt,
“một người về đầu non, một người về vực sâu” (Trịnh Công Sơn). Nguyễn Thị
Thanh Xuân, trong bài viết Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam cho rằng:
“Cuộc phân ly này, theo như mạch chuyện huyền thoại, tưởng như một chọn lựa
chủ động và bình thản. Kỳ thực, dường như từ đó trở đi, trong văn chương người
Việt, Núi và Biển ngàn trùng cách biệt”. Trong hai tích truyện Triệu Việt Vương
và Lý Nam Đế và truyện Rùa vàng, Biển là nơi chứng kiến những bi kịch lồng
ghép: bi kịch của người anh hùng lỡ vận, bi kịch tình yêu, bi kịch của phận làm
con bên tình bên hiếu. Biển trong tích truyện Thần núi Vọng Phu (Lĩnh Nam chích
quái lục) tượng trưng cho sự xa cách, cho nỗi nhớ nhung, chờ đợi khắc khoải, cho
một bi kịch tình u éo le. Truyện bắt nguồn từ Sự tích Hòn Vọng Phu trong kho
tàng văn học dân gian, câu chuyện là lời giải thích của nhân dân về hình thù của
những tượng đá ở các cửa biển của nước ta. Hình ảnh người phụ nữ ơm con chờ
chồng đến hóa đá đã trở thành một nỗi ám ảnh khơn nguôi trong văn học về sau.
1.3.2. Chinh phục Biển:
Bên cạnh việc thể hiện tính chất hai mặt của Biển, Việt điện u linh tập và
Lĩnh Nam chích qi lục cịn thể hiện một khát vọng to lớn và đẹp đẽ của người
Việt xưa: khát vọng chinh phục biển. Khát vọng này thể hiện trí tuệ, sức mạnh và
niềm khát khao vượt lên trên tự nhiên của người Việt. Truyện Ngư tinh trong Lĩnh
Nam chích quái lục là một bài ca chinh phục biển, truyện kể về loài yêu quái ở
biển thường làm hại người, thương dân, Lạc Long Quân đã nghĩ kế diệt trừ Ngư
tinh. Truyện có những chi tiết thật ấn tượng và kỳ vĩ:
“Long quân thương dân bị hại, bèn hóa phép thành một chiếc thuyền của dân,
hạ lệnh cho quỷ dạ thoa ở thủy phủ cấm hải thần khơng được nổi sóng, rồi chèo
thuyền đến bờ hang đá Ngư tinh, giả cách cầm một người sắp ném vào cho nó ăn.



23

Ngư tinh há miệng định nuốt, Long quân cầm một khối sắt nung đỏ ném vào
miệng cá. Ngư tinh chồm lên, quẫy mình quật vào thuyền. Long quân cắt đứt đi
cá, lột da phủ lên trên núi, nay chỗ đó gọi là Bạch Long Vĩ, cịn cái đầu trơi ra
ngồi biển biến thành con chó. Long quân bèn lấy đá ngăn biển rồi chém. Nó biến
thành cái đầu chó, nay gọi là Cẩu Đầu Sơn. Thân Ngư tinh trôi ra ngồi Mạn Cầu,
chỗ đó gọi là Mạn Cầu Thủy, cịn gọi là Cẩu Đầu Thủy”.
Truyện mang vẻ đẹp của trí tưởng tượng dân gian ngây thơ, bay bổng. Nhân
vật Lạc Long Qn được miêu tả với tính chất hồnh tráng của nhân vật thần thoại.
Khát vọng chinh phục biển được thể hiện qua hình ảnh Lạc Long Quân tiêu diệt
Ngư tinh trừ họa cho dân. Chi tiết này thể hiện khát vọng vươn lên làm chủ thiên
nhiên và ước mơ được sống trong yên bình của người Việt xưa. Chinh phục biển,
một khát vọng thật vĩ đại và đẹp đẽ, cho ta thấy tâm hồn phóng khống và sức
sống mạnh mẽ của dân tộc.
Nội dung chinh phục biển còn được đề cập đến ở tích truyện Tản Viên Hựu
Thánh Khng Quốc Hiển Linh Ứng Vương (Việt điện u linh tập) và Thần Núi Tản
Viên (Lĩnh Nam chích quái lục). Tích truyện này rất gần gũi với chúng ta qua
truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Trong hai
tích truyện này, hình tượng Biển được thể hiện thông qua nhân vật Thủy Tinh. Là
một vị thần đứng dầu thủy tộc, nhưng Thủy Tinh cũng có những tình cảm u
thương, ốn hận rất “người”. Thủy Tinh và Sơn Tinh vốn “làm bạn rất thân thiết”
(Việt điện u linh tập), nghe tin vua Hùng kén rể, cả hai cùng hăm hở đến ứng tuyển.
Tuy có tài “lấy nước phun lên không biến thành mây mưa” (Lĩnh Nam chích qi),
có “thuật nhập vào nước lửa” (Việt điện u linh tập) và cũng đã chuẩn bị các thứ
thủy vật “trân châu, đồi mồi, san hô, hổ phách, với lại cá kình, cá nghê, các thứ cá
ngon mỗi thứ một trăm, đem đến bày ra để dâng vua” (Việt điện u linh tập) nhưng
Thủy Tinh vẫn chỉ là kẻ đến sau, đời đời mang nỗi ốn hận khơng lấy được Mỵ
Nương. Hằng năm, cứ vào khoảng tháng bảy, tháng tám, Thủy Tinh lại làm mưa

làm gió, dâng nước lên đánh Sơn Tinh. Chi tiết nhân dân cùng nhau đắp đê giúp


×