1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2011
TÊN ĐỀ TÀI
KHÓ KHĂN CỦA TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH
ĐẶC BIỆT TRƯỚC KHI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
(Điển cứu tại nhà tình thương Diệu Giác: 6/10, Đường Trần Não,
Phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh)
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Đinh Văn Mãi Lớp K3 CTXH, Khóa học: 2009 – 2013
Thành viên: Bùi Thị Anh Lớp K3 CTXH, Khóa học: 2009 – 2013
Nguyễn Thị Trường Giang Lớp K3 CTXH, Khóa học: 2009 – 2013
Nguyễn Thị Thanh Lớp K3 CTXH, Khóa học: 2009 – 2013
Lưu Thị Thu Lớp K3 CTXH, Khóa học: 2009 – 2013
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tùng – Bộ môn Công tác xã hội
TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 3 NĂM 2012
MỤC LỤC
2
TÓM TẮT ĐỀ TÀI 01
PHẦN MỞ ĐẦU 03
1. Lý do chọn đề tài 03
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 05
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 08
3.1. Mục đích nghiên cứu 08
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 08
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 09
4.1. Ý nghĩa lý luận 09
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 09
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 09
5.1. Đối tượng nghiên cứu 09
5.2. Khách thể nghiên cứu 09
6. Phạm vi nghiên cứu 10
7. Phương pháp nghiên cứu 10
8. Câu hỏi nghiên cứu 10
9. Khung nghiên cứu 11
10. Kết cấu của đề tài 12
PHẦN NỘI DUNG 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 13
1.1. Lý thuyết tiếp cận 13
1.1.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái 13
1.1.2. Lý thuyết xã hội hóa 14
1.2. Các khái niệm liên quan 16
1.2.1. Trẻ em 16
1.2.2. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 17
1.2.3. Trẻ em đường phố 18
1.2.4. Trẻ em mồ côi 20
1.2.5. Cộng đồng 21
1.2.6. Hòa nhập cộng đồng 22
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 23
2.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 23
2.1.1. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 23
2.1.2. Những thành tựu của Tp. Hồ Chí Minh khi hội nhập kinh tế
quốc tế 24
2.1.3. Hậu quả của việc phát triển kinh tế - xã hội 25
2.2. Trẻ em có hòa cảnh đặc biệt tại Việt Nam 27
2.2.1. Tình hình trẻ em có hòa cảnh đặc biệt tại Việt Nam 27
2.2.2. Tình hình trẻ em đường phố tại Tp. Hồ Chí Minh 29
3
2.2.3. Tình hình trẻ em mồ côi tại Tp. Hồ Chí Minh 32
2.3. Tổng quan về nhà tình thương Diệu Giác 33
CHƯƠNG 3: KHÓ KHĂN CỦA TRẺ EM CÓ HÒAN CẢNH ĐẶC
BIỆT TRƯỚC KHI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
35
3.1. Khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập
cộng đồng 35
3.1.1. Trình độ học vấn thấp 35
3.1.2. Thiếu kĩ năng sống 37
3.1.3. Tâm lý, tình cảm 39
3.2. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt trước khi hòa nhập cộng đồng 40
3.2.1. Nguyên nhân khách quan 40
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 42
3.3. Mong muốn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 45
3.3.1. Mong muốn của trẻ đối với nhà tình thương 45
3.3.2. Mong muốn của trẻ đối với cộng đồng 46
PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 48
1. Kết luận 48
2. Kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. CLB Câu lạc bộ
3. ĐH Đại học
4. GDP Thu nhập bình quân đầu người
5. KT - XH Kinh tế Xã hội
6. LĐTB&XH Lao động Thương Binh và Xã hội
7. NĐ-CP Nghị định Chính phủ
8. NXB Nhà xuất bản
9. QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng
10. QH Quốc Hội
11. THPT Trung học phổ thông
12. TP Thành phố
13. Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
14. UBND Uỷ ban nhân dân
15. UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
5
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Theo Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội, trẻ mồ côi là một trong mười nhóm
trẻ có hoàn cảnh đặc biệt (Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn
cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện
quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy
định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em
bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em
nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại;
trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em
nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”.). Theo một nghiên cứu mới đây, Việt Nam có
khoảng trên 150.000 trẻ em mồ côi nhưng chỉ có gần 12.000 em được nuôi dưỡng tại các
trung tâm bảo trợ xã hội (chiếm tỷ lệ chưa đến 10%). Còn rất nhiều địa phương có số
lượng trẻ mồ côi rất đông và Nhà nước hầu như không đủ sức thực hiện công tác chăm
sóc trẻ em mồ côi, nên họ cần phải kêu gọi sự hảo tâm của các cơ quan, cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước hỗ trợ trong lĩnh vực này. Nhiều địa phương đã có những hoạt động
6
quan tâm đến các trại trẻ mồ côi như xây dựng nhà tình bạn, tủ sách thiếu nhi cho mái
ấm, khám chữa bệnh Nhiều tổ chức tôn giáo cũng thành lập các cô nhi viện và nhận
nuôi các trẻ mồ côi. Tuy nhiên những trung tâm này chủ yếu mới chỉ đáp ứng được đầy
đủ vật chất cho các em như về chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ sinh hoạt…còn hỗ trợ, cung cấp kỹ
năng để giúp các em sau khi ra khỏi trung tâm có thể hòa nhập tốt với cộng đồng thì
không được chú trọng nhiều, điều này dẫn tới những khó khăn trong cuộc sống sau khi
rời khỏi mái ấm, trung tâm của các em. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điển cứu tại nhà
tình thương Diệu Giác 6/10, Đường Trần Não, Phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí
Minh và nhận thấy vấn đề này hiện vẫn còn tồn tại. Hiện nay, số lượng trẻ thiếu may mắn
đến với nhà tình thương chùa Diệu Giác là 166 cháu, nhỏ nhất là 01 tháng tuổi, lớn nhất
là 16 tuổi. Có 53 nam và 63 nữ. Tất cả các cháu đều được tới trường học, trừ các cháu sơ
sinh đến 4 tuổi. Tổng số lượng trẻ đang theo học các trường là 86 cháu. Trong đó, trẻ học
cấp I là 47 cháu ,trẻ học cấp II là 28 cháu,trẻ học cấp III là 11 cháu. Tổng số trẻ chưa đến
tuổi đi học là 24 cháu.
Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, chúng tôi muốn tìm hiểu những
khó khăn của trẻ trước khi hòa nhập với cộng đồng và nguyên nhân dẫn đến khó khăn đó.
Từ đó, nhóm sẽ đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết những khó khăn để các
trẻ hòa nhập tốt với cộng đồng.
Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả: khó khăn của trẻ trước khi
hòa nhập cộng đồng là thiếu tình thương gia đình, tâm lý mặc cảm, thiếu kĩ năng sống,
trình độ học vấn thấp. Nguyên nhân là do ở trong nhà tình thương, trẻ được nhà tình
thương đáp ứng đầy đủ điều kiện vật chất cho trẻ học tập vui chơi, vì thế đã tạo cho trẻ
tâm lý ỷ lại. Mặt khác, là do nhà tình thương thiếu đội ngũ nhân lực. Nhân sự trong nhà
tình tương là các Ni Cô và bảm mẫu. Mỗi bảo mẫu trong nhà tình thương chăm sóc 10 trẻ
trong đó có 1-2 trẻ nhỏ còn lại là trẻ lớn. Số bảo mẫu này đến với nhà tình thương chủ
yếu là bằng tình cảm của mình dành cho trẻ mồ côi chứ không được qua trường lớp đào
tạo chuyên môn nào. Bên cạnh đó, xã hội luôn có thái độ xem thường trẻ nên dẫn đến tâm
lý của trẻ ngày càng mặc cảm. Trẻ sống thiếu tình thương yêu, giáo dục của gia đình nên
tâm lý trẻ mặc cảm tự ti. Ở trong nhà tình thương, trẻ rất năng động nhưng khi ra bên
7
ngoài, trẻ sống một cách khép kín, ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính tâm lý
mặc cảm cộng thêm sự quản lý thiếu nghiêm khắc ở nhà tình thương đã khiến trẻ lười
biếng trong học tập, lao động và có suy nghĩ ngắn, hờ hợt, không biết quý trong những gì
mình đang có. Điều đó dẫn đến trẻ có trình độ học vấn thấp. Tuy nhiên, cũng có một số
em y thức tốt nên tích cực học tập và rèn luyện kĩ năng trước khi hòa nhập cộng đồng.
Nhưng số lượng trẻ có ý thức như vậy không nhiều. Từ những khó khăn trên. chúng tôi
tìm hiểu được những mong muốn của trẻ đối với cơ sở nuôi dưỡng và từ phía xã hội. Trẻ
mong muốn đươc nhận sự yêu thương và quan tâm chăm sóc nhiều hơn tại nhà tình
thương, tạo điều kiện tốt hơn cho các em tới trường và nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ
phía cộng đồng, xã hội. Từ đó, chúng tôi đưa kiến nghị về mô hình hỗ trợ trẻ cò hoàn
cảnh đặc biệt nhằm giúp trẻ chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi hòa nhập cộng đồng.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Nhờ có chính sách đổi mới nên đời sống người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể
từ cuối những năm 1990. Theo thống kê Quốc Gia, GDP bình quân đầu người của Việt
Nam tăng từ 156 USD vào năm 1992 lên 482 USD năm 2002, năm 2005 là 636 USD.
Theo thống kê vào cuối năm 2010, GDP bình quân đầu người của nước ta là khoảng 1200
USD. Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo đói có xu hướng giảm mạnh. Vào năm 1993, tỷ
lệ dân số sống dưới mức nghèo đói là 58%, nhưng đến năm 1998 chỉ còn 37,4%, năm
2002 còn 28,9%, và đến năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 14,5%. Chỉ trong vòng 15 năm đã có
25 triệu người dân Việt Nam thoát nghèo. Năm 2008, tại các khu vực thành thị, chỉ có
3,5% số dân thuộc diện nghèo đói mặc dù giá sinh hoạt tiếp tục tăng. Tỷ lệ người giàu
tăng mạnh do Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế đáng kể trong 20 năm qua và là một
trong số các nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới
1
. Với những thành tựu
đã đạt được, Việt Nam là một nước có thành tích tốt trong công cuộc xóa đói, giảm
nghèo. Mặc dù vậy, chính sự phát triển và hội nhập nhanh chóng đó đã gây nên không ít
1
Trích: />8
những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, trong đó phải kể đến sự phân hóa giàu nghèo, di
dân từ nông thôn lên thành thị ngày càng nhiều kéo theo vấn đề người già và trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội
Hiện nay, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là một trong những vấn đề mà xã hội cần
phải quan tâm đúng mức. Chúng ta không còn quá xa lạ đối với những hình ảnh trẻ em
đường phố bán kẹo cao su, bán vé số, đánh giày, ăn xin, lượm ve chai Qúa trình đô thị
hóa diễn ra mạnh mẽ tạo điều kiện cho các luồng di dân từ nông thôn lên thành thị kiếm
sống trong đó có trẻ em. Tình trạng trẻ em lang thang ngày càng nhiều ở Hà Nội và Tp.
Hồ Chí Minh. Do đó, các em dễ trở thành nạn nhân của các hình thức bóc lột như bóc lột
sức lao động, xâm hại tình dục, vướng vào các tệ nạn xã hội Trước thực trạng này, nhiều
tổ chức xã hội trong và ngoài nước đã có những dự án hỗ trợ các em và đạt được nhiều
kết quả khả quan. Các tổ chức xã hội, mái ấm, nhà mở trong việc chăm sóc các trẻ có
hoàn cảnh đặc biệt thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích giúp các em hòa nhập
với cuộc sống. Trong các cơ sở xã hội đó, nhà tình thương Diệu Giác không phải trường
hợp ngoại lệ. Ngoài việc tạo điều kiện cho các em đến trường để học kiến thức, nhà tình
thương còn tạo ra các cơ sở dạy nghề như gỗ, may, thêu; tập huấn các kĩ năng sống, học
tiếng anh ở Trường Quốc Tế để giúp các em hòa nhập cộng đồng và đạt được những
thành công nhất định. Tuy nhiên, những khó khăn nào tác động đến trẻ trước khi hòa
nhập cộng đồng? Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó xuất phát từ đâu?
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt trước khi hòa nhập cộng đồng” (Điển cứu tại nhà tình thương Diệu Giác: 6/10,
Đường Trần Não, Phường Bình An, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh) để làm nghiên cứu.
Thông qua nghiên cứu này, nhóm mong muốn đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp
nhằm xây dựng một mô hình giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hòa nhập tốt hơn với
cộng đồng.
9
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là một đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm của
xã hội. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều công trình, đề tài, bài báo trên nhiều lĩnh vực
khác nhau hướng đến đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đặc biệt là lĩnh vực khoa
học xã hội.
“Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: đánh giá pháp luật và chính sách
bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hòa cảnh đặc biệt ở Việt Nam” do Bộ Lao Động
Thương Binh Xã Hội Việt Nam được sự giúp đỡ của UNICEF tổ chức biên soạn năm
2009. Bài báo cáo đã nêu ra tổng quan về tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ dễ bị
tổn thương trên thế giới và ở Việt Nam. Đồng thời, báo cáo còn cho chúng ta thấy các
hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em theo Công ước Quốc Tế về quyền trẻ em ở Việt Nam,
các dịch vụ hỗ trợ cho tất cả các đối tượng trẻ em như trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị lạm
dụng và bóc lột tình dục, trẻ đường phố…dựa trên luật pháp, chính sách của Việt Nam.
“Khả năng tái hội nhập với gia đình của trẻ lang thang và trẻ em lao động” do
Viện Nghiên cứu thanh niên thực hiện, biên soạn Đỗ Ngọc Hà và Barabara Franklin,
NXB chính trị Quốc Gia Hà Nội 1999. Nghiên cứu được thực hiện tại một xã nghèo nhất
của huyện Ninh Thanh – Hải Dương, nơi mà 70% trẻ bỏ nhà ra đi. Nghiên cứu nêu lên
10
những giá trị cổ truyền, chuẩn mực, quan niệm, thái độ của trẻ về đời sống gia đình. Tuy
nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra những giải pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ lang thang, trẻ lao
động sớm hội nhập với gia đình.
“Nghiên cứu tình hình học nghề của trẻ em đường phố tại TP. Hồ Chí Minh” do
Đỗ Văn Bình, Trần Thị Vân , Nguyễn Thị Nhật, Tống Thanh Vân (Trung tâm nghiên cứu
xã hội/ hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, SCF/UK phòng nghiên cứu tư vấn phát triển
xã hội 1995) tiến hành. Nghiên cứu đã cho thấy những thuận lợi và khó khăn trong việc
học nghề của trẻ đường phố cũng như việc dạy nghề cho các em. Đồng thời, qua nghiên
cứu, chúng ta nắm được tình hình học nghề của trẻ em đường phố tại Tp. Hồ Chí Minh.
Những chính sách hỗ trợ để trẻ đường phố có được công việc phù hợp với khả năng của
mình để trẻ có thể tự chăm lo cho cuộc sống của bản thân.
Dương Kim Hồng và Kenichi Ohno Trẻ đường phố Việt Nam những nguyên nhân
truyền thống và nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền kinh
tế đang phát triển, Diễn đàn phát triển Việt Nam tháng 7 năm 2005. Bài viết đã nêu lên
khái niệm về trẻ em đường phố. Từ đó, tác giả đã phân loại trẻ đường phố. Bên cạnh đó,
tác giả còn điểm lại những hoạt động nghiên cứu về trẻ đường phố tại hai thành phố lớn
nhất nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Qua bài viết, tác giả đã cho chúng ta thấy được
tình hình chung của trẻ đường phố, phân tích nguyên nhân và làm rõ mối quan hệ qua lại
giữa nguyên nhân và tình trạng của trẻ đường phố. Đề tài đã giúp chúng tôi có được cái
nhìn tổng quan về tình hình trẻ đường phố ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Đồng thời, đề
tài đã cung cấp khá cụ thể các định nghĩa về trẻ đường phố của các tổ chức quốc tế.
Nghiên cứu “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng
– những cơ sở xã hội và thách thức” của Nguyễn Hồng Thái và Phạm Đỗ Nhật Minh,
công trình đã góp phần tìm hiểu những cơ sở xã hội và thách thức của việc chăm sóc trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng. Đề tài giúp chúng tôi hiểu rõ hơn những
khó khăn, thách thức mà các cơ sở xã hội phải đối mặt trong quá trình chăm sóc trẻ có
hoàn cảnh đặc biệt dựa vào nguồn lực từ cộng đồng.
11
“Nghiên cứu về trẻ em đường phố ở TP. Hồ Chí Minh” NXB chính trị Quốc Gia
Hà Nội 2004, công trình đã khảo sát và phân loại trẻ em đường phố, hoàn cảnh sống của
trẻ em đường phố…Đề tài đã giúp chúng tôi biết được tình hình trẻ đường phố ở Tp. Hồ
Chí Minh. Thông qua đề tài, chúng tôi hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống và những nguy cơ
mà trẻ đường phố phải đối mặt trong cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, đề tài chưa tìm hiểu
mong muốn của trẻ đối với cộng đồng xã hội. Vì vậy, đề tài chưa đưa ra được những giải
pháp hỗ trợ cho trẻ để khắc phục những khó khăn trong cuộc sống hiện tại.
“ Vai trò của nhân viên xã hội trong việc giúp các trẻ em đường phố tái hòa nhập
cộng đồng” do Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Bài
viết cho chúng ta thấy được thực trạng trẻ đường phố tại TP. Hồ Chí Minh và những khó
khăn khi hòa nhập cộng đồng của trẻ đường phố. Từ những khó khăn đó, chúng ta thấy
được vai trò của nhân viên xã hội trong việc giúp các em đường phố hòa nhập cộng đồng.
Bài viết đã hỗ trợ cho chúng tôi trong việc tìm hiểu những khó khăn khi hòa nhập cộng
đồng của trẻ đường phố - một trong những đối tượng thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt. Bài viết giúp chúng tôi nhận thấy được vai trò của nhân viên xã hội khi làm việc
với trẻ đường phố. Từ đó, chúng tôi có thể đưa ra những hoạt động phù hợp để hỗ trợ trẻ
đường phố nói riêng và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt nói chung trước khi hòa nhập cộng
đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là bài viết ngắn, chưa lột tả hết được vai trò của nhân viên xã
hội chuyên nghiên trong việc giúp đỡ trẻ em đường phố.
Dự án “Tăng cường khả năng hòa nhập của trẻ em nhập cư” của UNICEF. Kết
quả nghiên cứu mới nhất được UNICEF công bố ngày 21/10/2009 cho thấy khả năng hòa
nhập xã hội của trẻ em và thanh niên các gia đình nhập cư là một trong những vấn đề
mấu chốt đối với các nước phát triển trong suốt những năm sắp tới.
Tại một số trang web như vietbao.vn hay vicongdong.vn đã nêu được các khó khăn
của trẻ em mồ côi, trẻ em đường phố. Trên trang diendan.bacgiangview.com đăng bài
Tìm trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ. Các cơ quan, tổ chức đã tạo mọi điều
kiện để giúp đỡ trẻ em về mặt vật chất và mang đến tính chất tạm thời. Như trang
12
vietbao.vn có bài viết Tặng quà tết cho trẻ em mồ côi, đó cũng là một cách thể hiện sự
quan tâm của các tổ chức xã hội đối với các trẻ mồ côi, không gia đình người thân trong
các ngày lễ tết để chia sẻ tình thương với các em. Trong khi đó, trang
binhdang.com/yeutre có bài viết Hãy yêu thương trẻ mồ côi như là lời kêu gọi mọi người
hãy dành tình thương của mình đối với các trẻ em mồ côi, trẻ em đường phố. Các bài viết
đã nêu lên được những khó khăn của trẻ mồ côi, trẻ đường phố và giải pháp như tặng quà
cho các em vào ngày lễ tết, có những xuất học bổng cho các em vượt khó vươn lên trong
học tập…Tuy nhiên những bài viết này chưa đưa ra tình hình của trẻ mồ côi, trẻ đường
phố ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của trẻ trong cuộc sống, và
những giải pháp chưa cụ thể, lâu dài để giúp các em nâng cao kĩ năng, kiến thức để các
em tự tin hơn trong việc hòa mình vào cuộc sống.
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các công trình nghiên cứu trên đây đã cho thấy sự
quan tâm, hỗ trợ của các cấp ban ngành đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên,
những nghiên cứu này chỉ mới đế cập đến những nhu cầu của trẻ, hoạt động hỗ trợ cho
trẻ mang tính chất thời vụ, không trọng tâm, việc học nghề của trẻ…mà chưa đề cập đến
những khó khăn mà trẻ gặp phải trước khi hòa nhập cộng đồng. Do đó, đề tài của chúng
tôi sẽ tìm hiểu và mô tả những khó khăn trẻ trước khi hòa nhập cộng đồng
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập
cộng đồng.
- Từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt trước khi hòa nhập cộng đồng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những khó khăn của trẻ trước khi hòa nhập cộng đồng.
13
- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến khó khăn của trẻ trước khi hòa nhập với
cộng đồng.
- Tìm hiểu mong muốn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đối với cơ sở nuôi
dưỡng và cộng đồng – xã hội.
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
trước khi hòa nhập cộng đồng.
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa lý luận
- Tìm hiểu những khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa
nhập cộng đồng. Từ đó góp phần làm phong phú hệ thống lý luận, lý thuyết về vấn đề
này.
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu tham khảo thông tin học tập cho các
bạn sinh viên các khóa kế tiếp và những ai quan tâm đến đề tài này.
- Bổ sung những kiến thức cần thiết cho chuyên ngành công tác xã hội với
trẻ em.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Qua đề tài này, nhóm chúng tôi mong đóng góp vào việc mô tả những khó
khăn của có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập cộng đồng, để xã hội có cái nhìn tích
cực hơn về trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
- Thông qua đề tài, chúng tôi hy vọng những nhà hoạt động trong lĩnh vực
công tác xã hội sẽ có những chính sách, chương trình phù hợp để giúp đỡ trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt trước khi ra hòa nhập với cộng đồng.
- Từ những kết quả nghiên cứu trong đề tài, chúng tôi sẽ xác định được mô
hình giáo dục kỹ năng, nghề nghiệp phù hợp để giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước
khi hòa nhập cộng đồng.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
14
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là khó khăn của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
trước khi hòa nhập cộng đồng.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hiện đang sống tại nhà tình thương Diệu Giác,
Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
hiện đang sống tại nhà tình thương Diệu Giác, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: công cụ phỏng vấn sâu
gồm: 14 cuộc trong đó 10 cuộc cho trẻ trong mái ấm, 1 cuộc cho người chăm sóc trẻ và 1
cuộc cho người quản lý, 1 cuộc cho cơ sở dạy nghề, 1 cuộc cho giáo viên ở trường mà trẻ
đang theo học.
- Ngoài ra, đề tài còn kết hợp nghiên cứu tư liệu sẵn có và quan sát.
8. Câu hỏi nghiên cứu
- Những khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập cộng
đồng là gì?
- Những nguyên nhân tác động đến trẻ khiến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
gặp khó khăn trước khi hòa nhập cộng đồng ?
- Mong muốn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đối với cơ sở nuôi dưỡng và
cộng đồng – xã hội là gì?
15
9. Khung nghiên cứu
10.Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận,
kiến nghị.
Phần nội dung gồm có ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
- Chương 2: Tổng quan về bối cảnh nghiên cứu.
- Chương 3: Khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trước khi hòa nhập
cộng đồng.
Khó khăn của trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt trước khi hoà nhập cộng đồng
Kinh tế - xã hội Bản thân trẻ
Trình độ học
vấn thấp
Thiếu kĩ năng sống Khó khăn về tâm lý,
tình cảm
Giải pháp
Cộng đồng – Xã hội Nhà tình thương
Diệu Giác
Bản thân trẻ
Nhà tình thương
Diệu Giác
Mô hình hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
trước khi hòa nhập cộng đồng
16
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết tiếp cận
1.1.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái
Lý thuyết hệ thống chỉ sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng
và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương
tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi trường. Theo Barker: “Hệ thống là
một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và ranh giới dễ nhận biết”.
Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội, hoặc kết hợp những yếu
17
tố này. Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống. Có thể định nghĩa ba
cấp độ hệ thống như sau:
Cấp vi mô: Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống sinh
học, tâm lý và xã hội tác động lên cá nhân ấy.
Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến các nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân
như gia đình, nhóm làm việc, và những nhóm xã hội khác.
Cấp vĩ mô: Hệ thống này nói đến các nhóm và những hệ thống lớn hơn gia đình.
Bốn hệ thống vĩ mô quan trọng tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế cộng
đồng và nền văn hóa.
Đối với những cá nhân trong xã hội khi môi trường sống có đấy đủ tài nguyên cho
sự tăng trưởng và phát triển của họ, thì họ có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Đối với
những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thì môi trường sống lại thiếu thốn tài nguyên, từ đó sự
phát triển thể chất, xã hội, tình cảm, và việc thực hiện chức năng sẽ bị ảnh hưởng. Mạng
lưới hỗ trợ xã hội sẽ bao gồm bạn bè, người thân, láng giềng, bạn đồng nghiệp có tác
động rất quan trọng đến mỗi cá nhân. Những trường hợp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thiếu
mạng lưới hỗ trợ xã hội sẽ dẫn đến những căng thẳng cuộc sống, có hành vi đối phó
không phù hợp.
Khái niệm “chỗ đứng” trong lý thuyết này nói đến địa vị hay vai trò của một thành
viên trong cộng đồng. Những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khi trưởng thành cũng có nhiệm
vụ là tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội, để được mọi người nể trọng và đạt được
cảm giác ổn định về bản thân. Để thực hiện được điều này bản thân những trẻ có hoàn
cảnh đặc biệt phải nỗ lực rất nhiều, bên cạnh đó họ cũng cần đến sự hỗ trợ của người
khác. Lý thuyết hệ thống sinh thái đặt cá nhân vào vị trí tương tác liên tục với những
người khác và với những hệ thống khác nhau trong môi trường và những con người và hệ
thống khác nhau này tác động hỗ tương với nhau.
18
Hơn nữa mỗi hệ thống là độc nhất, khác nhau về đặt tính và cách thức tương tác.
Vì thế những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không phải là tác nhân phản ứng với các lực
của môi trường. Đúng ra họ tác động vào môi trường từ đó hình thành những đáp ứng của
người khác, nhóm khác và các thiết chế khác và của môi trường vật chất.
Vì vậy việc đánh giá đúng những vấn đề của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt để lên kế
hoạch can thiệp cần xem xét tác động hỗ tương giữa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt với môi
trường sống của trẻ để có những nhận định chính xác. Từ đó những nhân viên xã hội có
các biện pháp phù hợp để giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hòa nhập cộng đồng.
1.1.2. Lý thuyết xã hội hóa
Xã hội hóa là quá trình học tập văn hóa của một người và phong cách sống trong
nền văn hóa đó. Đối với cá nhân, xã hội hóa mang lại những động lực cần thiết cho hoạt
động và tham gia xã hội. Đối với xã hội, xã hội hóa là phương tiện để đạt sự tương tác
văn hóa của xã hội thông qua việc đưa các thành viên cá nhân vào các luật lệ, cách cư xử,
giá trị, động lực của xã hội. Đây là ý tưởng tập hợp của Clausen (1968). Từ nền tảng các
lý thuyết xã hội hóa vốn đã có từ Platon, Montaigne và Roussean, Clausen định nghĩa:
“Xã hội hóa là khiến cho con người có tính xã hội, thích hợp với xã hội”.
Ely Chinoy (1961) xác định xã hội hóa gồm hai chức năng chủ yếu:
Chuẩn bị cho cá nhân những vai trò mà người ấy sẽ thực hiện, cung cấp nội dung
cần thiết về thói quen tín ngưỡng, các giá trị, mẫu thức đúng về sự ứng dụng tình cảm,
cách cảm nhận, các kỹ năng và kiến thức cơ bản.
Truyền thông những nội dung văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì sự
bền vững và tương ứng về văn hóa.
Tự điển American Heritage đã định nghĩa xã hội hóa một cách tổng quát. Xã hội
hóa là “Một quá trình tương tác, nhờ đó một cá nhân đạt được sự nhận biết mình và các
chuẩn tắc, giá trị, cách cư xử và các kỹ năng xã hội thích hợp với vị trí xã hội của mình.
Một hành động hoặc một quá trình hành động tạo tính xã hội”.
19
Xã hội hóa sẽ mang đến cho cá nhân các kỹ năng cần thiết mà xã hôi đòi hỏi, nhờ
các kỹ năng đó có đủ khả năng hòa nhập vào trong xã hội mà chính anh ta đang sống và
làm việc. Qúa trình xã hội hóa có thể đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp , từ ít
tới nhiều. Qúa trình xã hội hóa diễn ra ở ba giai đoạn đó là: giai đoạn gia đình, giai đoạn
nhà trường, giai đoạn mà người ta phải thực sự bước vào đời. Đây là ba tác nhân quan
trọng giúp cá nhân hòa nhập vào xã hội. Trong quá trình xã hội hóa của một cá nhân
chúng ta cần chú ý đến việc đứt đoạn xã hội hóa thì phải “tái hóa nhập” cộng đồng mình
đang sống, dù vậu ở đây xảy ra trường hợp nếu một cá nhân mà bị đứt đoạn quá trình xã
hội hóa quá lâu thì việc tái hòa nhập thật sự là một khó khăn.
Lý thuyết này cho phép chúng ta tìm hiểu và phân tích đề tài đối với trẻ có hoàn
cảnh đặc biệt dưới góc độ tìm hiểu những yếu tố tác động và ảnh hưởng của môi trường
sống lên trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như chúng tiếp xúc, dần dần học theo cách
cư xử của những người xung quanh, chúng học tập và làm quen để có thể thích nghi với
môi trường sống. Từ đó hình thành nên những nét đặc trưng của trẻ có hoàn cảnh đặc
biệt. Có thể nói, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt do sống trong môi trường thiếu tình thương yêu
của gia đình nên trẻ cảm thấy mặc cảm tự ti về bản thân. Qúa trình trước khi hòa nhập
với cộng đồng là một quá trình vô cùng quan trọng. Trẻ phải trang bị cho mình những
kiến thức, kĩ năng, nghề nghiệp để khi hòa nhập với cộng đồng trẻ sẽ có cuộc sống tốt
đep hơn. Tuy nhiên, quá trình trước khi trẻ hòa nhập với cộng đồng cũng gặp không ít
khó khăn vì bản thân trẻ thiếu tình yêu thương của gia đình, trẻ mặc cảm, ỷ lại vào mọi
người xung quanh, không có thái độ tích cực trong học tập, lao động. Vì vậy, sự hỗ trợ
của các tổ chức xã hội, mái ấm, dự án… và đặc biệt là các nhân viên xã hội có vai trò và
vị trí vô cùng quan trọng đối với trẻ trước khi hòa nhập cộng đồng.
1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Trẻ em
Là thành viên trong xã hội nhưng khác với người lớn, trẻ đang phát triển và cần có
được điều kiện tối ưu để phát triển. Điều kiện này thay đổi theo mỗi hoàn cảnh, có mặt
mạnh mặt yếu, mặt mạnh sẽ giảm bớt thiệt hại do mặt yếu gây ra. Thí dụ: Con nhà nghèo
20
không được cha mẹ thương yêu quan tâm, mồ côi nhưng được cha mẹ nuôi hết lòng chăm
sóc, khuyết tật nhưng được nhà nước, cộng đồng và gia đình kết hợp tốt nên cuộc sống
được an ủi thoải mái
2
.
Có nhiều định nghĩa về trẻ em. Theo định nghĩa của Luật Bảo Vệ Bà mẹ và Trẻ
em thì trẻ em là những công dân dưới 16 tuổi. Theo Công ước Quốc Tế: trẻ em là người
dưới 18 tuổi.
Theo định nghĩa sinh học, trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ khi còn
trong trứng nước tới tuổi trưởng thành.
Nhìn dưới góc độ xã hội học thì trẻ em là giai đoạn con người đang học cách tiếp
nhận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trò xã hội của mình. Đây là giai đoạn xã
hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách
của mỗi con người. Trong đề tài, khái niệm trẻ em được hiểu là con người ở giai đoạn
phát triển, từ khi còn trong trứng nước tới tuổi trưởng thành (18 tuổi).
1.2.2. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình
thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà
nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 của Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004 đã quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em
mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn
nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc,
nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang;
trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”. Theo đó:
Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi
cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang.
2
Trích: An sinh xã hội và các vấn đề xã hội. Chủ biên: Nguyễn Thị Oanh, 1997, Trang 29
21
Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất
nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹ
nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa. Trẻ em mồ côi còn được hiểu bao gồm cả trẻ em
dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo
quy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn
tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng
và không có người thân thích để nương tựa.
Trẻ em khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc
chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động,
khiến cho sinh hoạt, học tập và lao động gặp nhiều khó khăn.
Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học: Là trẻ em bị dị dạng, dị tật do hậu quả
chất độc hóa học.
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS: Là trẻ em đã được cơ quan y tế có thẩm quyền kết luận
bị nhiễm HIV/AIDS.
1.2.3. Trẻ em đường phố
Trẻ đường phố là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất được các tổ chức quốc
tế và các cơ quan có liên quan sử dụng cho nhóm trẻ được đề cập đến trong nghiên cứu
này của chúng tôi. Thuật ngữ này cũng được chấp nhận ở Việt Nam và được sử dụng
chính thức trong các bộ và các cơ quan trực thuộc chính phủ. Tuy nhiên, gần đây, một số
nhà nghiên cứu trong các cơ quan nhà nước của Việt Nam chuyển sang dùng thuật ngữ
trẻ lang thang và kiếm sống trên đường phố. Trong đề tài này, thuật ngữ trẻ đường phố
vẫn được sử dụng vì đây vẫn là thuật ngữ đã và đang được dùng rộng rãi và phổ biến trên
thế giới.
Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa trẻ đường phố. Phần này sẽ giới thiệu về
một số định nghĩa được sử dụng rộng rãi hiện nay, đó là định nghĩa của Bộ LĐTB&XH,
định nghĩa của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).
22
Theo Bộ LĐTB&XH, trẻ đường phố là một trong mười nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc
biệt (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình
thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà
nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 của Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004 đã quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em
mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn
nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc,
nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang;
trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”). Trẻ em
lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn
định, hoặc là trẻ em cùng với gia đình đi lang thang (Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục
trẻ em, QH nước CHXHCNVN khóa XI thông qua, kỳ họp lần thứ 5 thông qua ngày 15
tháng 6 năm 2004, trang 2).
UNICEF định nghĩa trẻ em đường phố là những trẻ dưới 18 tuổi dành phần lớn
thời gian của mình trên đường phố. Theo UNICEF, trẻ em đường phố có thể được chia
làm 3 nhóm khác nhau: Trẻ sống trên đường phố, trẻ lao động trên đường phố và trẻ lang
thang sống cùng gia đình trên đường phố. Trẻ sống trên đường phố là những trẻ đã mất
mối liên hệ cùng gia đình và phải sống một mình trên đường phố. Trẻ lao động trên
đường phố là những trẻ dành toàn bộ hoăc một phần thời gian trên đường phố để lao
động kiếm sống cho gia đình hoặc cho bản thân trẻ. Trẻ lang thang sống cùng gia đình
trên đường phố là những trẻ sinh sống cùng gia đình và lang thang kiếm sống trên đường
phố.
Hiện nay có hai khái niệm về trẻ đường phố được đưa ra như sau:
Thứ nhất là trẻ đường phố do chương trình mà các tổ chức phi chính phủ dành cho
trẻ em và thanh niên đường phố đưa ra trong thập niên 1980: “trẻ đường phố là những trẻ
em mà đường phố ( nhà hoang, đất hoang, góc phố…) chứ không phải gia đình đã trở
23
thành nhà thật sự của chúng, một cảnh ngộ trong đó không có sự bảo vệ, chăm sóc hay
hướng dẫn của người lớn”.
3
Thứ hai là sau đó UNICEF đề nghị phân biệt “trẻ em trên đường phố” (children on
the street) với “trẻ em cuả đường phố” ( children of the street) dựa trên kinh nghiệm của
Châu Mỹ La Tinh. Trẻ em trên đường phố là những trẻ em mà nến móng nuôi dưỡng
chúng trong gia đình ngày càng suy yếu đi khiến chúng phải chia sẻ trách nhiệm để gia
đình sống bằng cách làm lụng trên các đường phố và những nơi hộp họp tại đô thị. Đối
với các em này, nhà không còn là trung tâm vui chơi, trao đổi và sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, dù đường phố trở nên hoạt động ban ngày của chúng, hầu như các em này đều
trở về nhà vào buổi tối. Dù rằng các quan hệ gia đình của chúng có thể đang xấu dần đi,
nhưng vẫn còn tồn tại và các em này vẫn sống theo quan điểm của gia đình”. Còn trẻ em
của đường phố “có một số lượng ít hơn nhiều, là những trẻ hàng ngày kiếm sống đơn
độc, không được gia đình nâng đỡ. Tuy thường gọi là bị bỏ rơi, nhưng có thể chính chúng
từ bỏ gia đình do chán ngán cảnh bất an, sự ngược đãi hay đau khổ vì bạo hành, những
mối dây liên hệ với gia đình đã tan nát, chúng là những kẻ thật sự vô gia đình”.
4
Trong đề tài, khái niệm trẻ em đường phố được hiểu là trẻ lang thang kiếm sống
trên đường phố, không có nơi ở ổn định nên được chính quyền đưa vào cơ sở xã hội để
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.
1.2.4. Trẻ em mồ côi
Theo Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội, trẻ mồ côi là một trong mười nhóm
trẻ có hoàn cảnh đặc biệt (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn
cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện
quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy
định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em
3
Judith Ennnew ( 1996), “Trẻ em đường phố và trẻ em lao động”. NXB Đại học Mở-Bán Công TP. Hồ Chí Minh,
Khoa Phụ Nữ học, Trang 29.
4
Trích: Judith Ennnew ( 1996), “Trẻ em đường phố và trẻ em lao động”. NXB Đại học Mở-Bán Công TP. Hồ Chí
Minh, Khoa Phụ Nữ học, Trang 29.
24
bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em
nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại;
trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em
nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”.)
Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất
nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹ
nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa.
5
Trẻ em mồ côi còn được hiểu bao gồm cả trẻ em
dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo
quy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn
tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng
và không có người thân thích để nương tựa.
6
Trong đề tài, khái niệm trẻ em mồ côi là trẻ dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ
hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt để
nương tựa. Trẻ em trong nhà tình thương Diệu Giác đều là những trẻ em mồ côi bị gia
đình bỏ rơi trước Chùa Diệu Giác, hoặc cơ quan chính quyền đưa vào nhà tình thương
nhớ nuôi dưỡng, chăm sóc.
1.2.5. Cộng đồng
Khái niệm cộng đồng là một khái niệm được hình thành và phát triển trong quá
trình lịch sử. Fesdinant Tonnies, nhà xã hội học người Đức (1887) đã đưa ra khái niệm
cộng đồng truyền thống và mối quan hệ giữa xã hội và cộng đồng. Theo F.M.Charton
(1989) (Sociology Aconceptual approach, second edition – Allyn anh Bason): cộng đồng
là một thuật ngữ dùng để mô tả một tổ chức xã hội có trình độ cao trong tổ chức và hoạt
động. Nó là một nơi, một thực thể địa lý, giống như một làng, một thành phố, hay một
trung tâm. Một cộng đồng là một tổ chức xã hội có quan tâm đến những như cầu cơ bản
như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, chính trị… của các thành viên của mình…
5
Trích: khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
6
Trích: khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
25
F.H.Fichter khi nói về cộng đồng hoàn chỉnh, cho rằng cộng đồng có 4 yếu tố :
Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan mặt đối mặt,
tương quan thân mật.
Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và công
tác xã hội của tập thể.
Có sự hiến dâng trong tinh thần hoặc dấn thân đối với những giá trị được tập thể
coi là cao cả và có ý nghĩa.
Một ý thức đoàn kết với những người trong tập thể.
Như vậy khái niệm cộng đồng là một thuật ngữ đa nghĩa. Chẳng hạn, xét về phạm
vi không gian, các loại hình cộng đồng có thể co dãn từ cộng đồng nhân loại/ thế giới
nhỏ, dẫn đến cộng đồng quốc gia. Về mặt lĩnh vực, có thể cộng đồng tôn giáo, cộng đồng
dân tộc, cộng đồng kinh tế, cộng đồng nông thôn…xong, dù khác nhau bao nhiêu đi nữa
thì cộng đồng cũng có một điểm chung. Cộng đồng là một từ dùng để chỉ một nhóm
người có cùng sở thích hoặc cùng cư trú trong một vùng lãnh thổ nhất định. Trong cộng
đồng thường có những quy tắc chung được mọi người thống nhất thực hiện. Một cách
tổng quát nhất, cộng đồng xã hội là một quần thể người mà trong đó các thành viên liên
hệ với nhau và liên hệ với quần thể, tạo thành một cấu trúc xã hội nhất định. Nói khác đi,
cộng đồng là một nhóm người sống cùng với nhau như một đơn vị xã hội nhỏ trong một
đơn vị xã hội lớn hơn, chia sẻ những tập quán, lợi ích, đặc điểm hoặc niềm tin giống
nhau. Như vậy, thuật ngữ cộng đồng xã hội thường bao hàm khái niệm cộng đồng dân cư
(cùng sinh sống trong một đơn vi nhất định) lẫn cộng đồng chức năng ( cùng có chung
những mối quan tâm cơ bản). Trong đề tài này, khái niệm cộng đồng được hiểu là cộng
đồng xã hội có cùng sinh sống trong một đơn vị nhất định và có chung những mối quan
tâm như giáo dục, văn hóa, y tế, việc làm, lao động.
1.2.6. Hòa nhập cộng đồng
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, NXB Đà Nẵng 2005: