Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thong tin luan an tieng viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.69 KB, 3 trang )

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS PHẠM THỊ MINH
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm của q trình khống hóa một số
hợp chất hữu cơ họ azo trong nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp Fenton
điện hóa
 

Nghiên cứu sinh               : Phạm Thị Minh
Tḥc cơ sở đào tạo        : Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học
và Cơng nghệ Việt Nam
Chun ngành                  : Hóa lý thuyết và Hóa lý
Mã sớ                               : 62.44.01.19
Người hướng dẫn khoa học  : PGS. TS. Nguyễn Thị Lê Hiền
                                          PGS. TS. Đinh Thị Mai Thanh
 
1. Mục tiêu của luận án
1.1. Tổng hợp được oxit phức hợp cấu trúc spinel Cu 1,5Mn1,5O4 bằng
phương pháp đồng kết tủa.
1.2. Tổng hợp được màng Ppy và Ppy(Cu1,5Mn1,5O4)/Ppy trên điện cực nền
cacbon.
1.3. Xác định được chế độ tối ưu cho quá trình xử lý các hợp chất hữu cơ
họ azo trong nước thải dệt nhuộm.
1.4. Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm của một số cơ sở dệt nhuộm
bằng hiệu ứng Fenton điện hoá.
2. Các kết quả chính của luận án
2.1. Đã tổng hợp thành cơng oxit phức hợp Cu 1,5Mn1,5O4 bằng phương
pháp đồng kết tủa với kích thước hạt nhỏ mịn, khá đồng đều và có cấu
trúc spinel.
2.2. Đã tổng hợp thành công màng Ppy và Ppy(Cu 1,5Mn1,5O4)/Ppy trên nền
cacbon bằng phương pháp dòng tĩnh tại mật độ dịng điện i = 2 mA/cm2.
Vật liệu catơt Ppy(Cu1,5Mn1,5O4)/Ppy có độ ổn định cao và có khả năng



xúc tác điện hố tốt nhất cho q trình khử oxy tạo H 2O2 tại pH3, tốt hơn
so với điện cực C và C/Ppy.
2.3. Các hợp chất màu azo như metyl đỏ, metyl da cam, cơng gơ đỏ có thể
bị oxy hóa hồn tồn bằng hiệu ứng Fenton điện hóa sử dụng điện cực
cacbon có phủ màng Ppy(Cu1,5Mn1,5O4)/Ppy, ở mật độ dịng áp đặt 1
mA/cm2, trong dung dịch pH3, có ion sắt(II) nồng độ 1 mM, sục khí oxy
trên catơt tốc độ 1 lít/phút.
Bằng phương pháp phổ UV-Vis, đã xác định được hiệu suất phân hủy
metyl đỏ 0,35 mM, công gô đỏ 0,25 mM và metyl da cam 1,0 mM đạt các giá
trị tương ứng: 88 %, 75 % và 72 % sau 5 giờ xử lý.
Bằng phương pháp xác định chỉ số COD cho kết quả phù hợp với kết
quả phân tích phổ UV-Vis. Hiệu suất suy giảm COD đối với metyl đỏ 0,35
mM, công gô đỏ 0,25 mM và metyl da cam 1,0 mM sau 20 giờ xử lý đạt các
giá trị tương ứng: 76 %; 91 % và 74 %.
2.4. Động học của q trình khống hóa các hợp chất azo được xác định
trên cơ sở các kết quả thực nghiệm tuân theo phương trình động học giả
bậc nhất phù hợp với các nghiên cứu đã được cơng bố trên một số tạp chí
quốc tế.
2.5. Các kết quả xử lý nước thải dệt nhuộm từ các làng nghề dệt nhuộm
Vạn Phúc và Dương Nội trong phịng thí nghiệm ở điều kiện tối ưu mở ra
triển vọng ứng dụng hiệu ứng Fenton điện hóa trong xử lý các hợp chất
hữu cơ họ azo nhiễm trong nước thải dệt nhuộm.
Đối với nước thải dệt nhuộm Dương Nội, chỉ số COD suy giảm từ 450
xuống còn 70 mg/l (hiệu suất suy giảm COD tương ứng đạt 84 %), độ màu
suy giảm từ 1360 xuống 85 Pt-Co sau 10 giờ xử lý.


Đối với nước thải dệt nhuộm Vạn Phúc: chỉ số COD suy giảm từ 1000
xuống còn 80 mg/l (hiệu suất suy giảm COD tương ứng đạt 92 %), độ màu

suy giảm từ 1750 xuống 95 Pt-Co sau 14 giờ xử lý.
3. Những điểm mới và đóng góp của luận án
3.1. Tổng hợp thành công oxit phức hợp Cu1,5Mn1,5O4 bằng phương pháp
đồng kết tủa với kích thước hạt nhỏ mịn, khá đồng đều và có cấu trúc
spinel.
3.2. Bằng phương pháp điện hóa tổng hợp được 2 loại điện cực C/Ppy và
C/Ppy(Cu1,5Mn1,5O4)/Ppy. Các điện cực này đều có đặc tính xúc tác tốt đối
với q trình khử oxy hịa tan tạo hydro peoxit.
3.3. Đã tìm được điều kiện thích hợp (về nồng độ Fe2+, mật độ dịng áp đặt,
vật liệu điện cực catơt và tốc độ sục khí oxy) để khống hóa các hợp chất
metyl đỏ, công gô đỏ và metyl da cam bằng phương pháp Fenton điện hóa,
làm cơ sở cho quá trình khống hóa các hợp chất azo trong nước thải dệt
nhuộm.
3.4. Bước đầu sử dụng vật liệu C/Ppy và C/Ppy(Cu1,5Mn1,5O4)/Ppy làm điện
cực catơt để khống hóa nước thải dệt nhuộm Dương Nội và Vạn Phúc
bằng phương pháp Fenton điện hóa. Chỉ số COD và độ màu của nước thải
sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B theo TCVN
2008/BTNMT.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×