Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ai đã đặt tên cho dòng sông: Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.59 KB, 4 trang )

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DỊNG SƠNG? (1981) - HỒNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Đề 1: Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
“Phải nhỉều thế kỉ qua đỉ, người tình mong đợỉ mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng
Châu Hỏa đầy hoa dại. Nhưng ngay tử đầu vửa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục,
vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi
tói noi gặp thành phố tương lai của nó. Tử ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hịn Chén; vấp
Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thêm đất bãi Nguyệt Biểu, Lương Quản rồi đột ngột vẽ một
hình cũng thật trịn về phía đơng bắc, ôm lấy chân đồỉ Thiên Mụ, xuôỉ dần về Huế. Từ tuần về đây, sông Hương vẫn
đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản đề sắc nuớc trỏ nên xanh
thẳm, và từ đó nó trơi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng
Cảnh, Tam Thai, Lưu Bảo mà từ đó, người ta ln ln nhìn thấy dịng sơng mềm như tấm lụa, với những chiếc
thuyền xuôỉ ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc
trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần
sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lịng những rừng thơng u tịch và
niềm kỉêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trâm mặc nhất của sơng Hương, như triết lí, như cổ thỉ,
kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chng chùa Thỉên Mụ ngân nga tận bị bên kia, giữa
những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà..........................................”
Phân tích hình tượng sơng Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn về cái “tơi” tài hoa, un bác
của HPNT.
I. MỞ BÀI:
- HPNT là 1 người gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
- Ông là một trong những nhà văn chuyên viết về bút kí.
- Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận và tư
duy đa chiều. Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích và tài hoa.
- Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của HPNT là "Ai đặt tên cho dịng sơng?".
- Bằng nghệ thuật nhân hóa và vận dụng nhiều liên tưởng hấp dẫn, ông đã khắc họa được vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình
của con sơng Hương ở ngoại vi thành phố Huế.
- Điều đó được thể hiện qua đoạn trích sau: “ghi câu đầu… ghi câu cuối”. Từ đó chúng ta thấy được
II. THÂN BÀI: 1. KHÁI QUÁT CHUNG:
- “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” là một trong những bài bút kí đặc sắc của Hồng Phủ Ngọc Tường, được viết ở
Huế vào năm 1981, in trong tập sách cùng tên.


- Bài bút kí gồm 3 phần, đoạn trích trong SGK nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm.
- Khi viết tác phẩm này, HPNT lấy cảm hứng mãnh liệt từ dịng sơng Hương thơ mộng của xứ Huế.
- Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương - con sơng gắn bó với lịch sử, văn hố của Huế và cũng là của dân tộc.
PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH ĐỀ CHO:
Đ1: Tóm tắt: HPNT đã cảm nhận sơng Hương từ nhiều góc độ: địa lí, lịch sử, thơ ca. Ở mỗi góc độ, nhà văn đều
thể hiện cảm nghĩ sâu sắc, mới mẻ về con sông đã trở thành biểu tượng của Huế. Nhưng có lẽ SH đẹp và để lại ấn
tượng sâu sắc nhất là qua cảm nhận trên phương diện địa lí. Tác giả đã tái hiện chi tiết, đầy đủ, chính xác hành trình
của SH qua bốn chặng đường khi nó tìm về thành phố Huế. Ở thượng nguồn, SH được ví như một bản trường ca
của rừng già, giống như một cô gái Di-gan đồng thời là người mẹ phù sa của một vùng văn hố xứ sở. Khi xi về
đồng bằng, SH là người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng, có lúc mềm mại như tấm lụa, có lúc trầm mặc khi chảy qua
lăng mộ của vua chúa. Đến thành phố Huế thân yêu, SH đã có thêm những vẻ đẹp mới, độc đáo mà các dịng sơng
khác trên thế giới khơng có.
Đ2: Hồng Phủ Ngọc Tường đã khéo léo gợi nhắc khoảng thời gian dài đằng đẵng từ quá khứ đến thực tại “phải
nhiều thế kỉ trôi qua”, mở ra một khoảng khơng mơ màng, n ắng lạ kì. Nhắm mắt mường tượng hình ảnh dịng
sơng như đang “kéo lê” dịng chảy của mình qua nhỉều thế kỉ để rồỉ nó trở nên nhẹ nhàng, sâu lắng. sơng Hương ví
như “người gáỉ đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”, nó tựa như nàng cơng chúa ngủ
trong rừng chờ đợi chàng hoàng tử đến đánh thức viết tiếp giấc mơ tươi đẹp cịn dang dở.
Đ3: Hồng Phủ Ngọc Tường đã ghi lại thủy trình của sơng Hương khỉ nó bắt đầu về xi tựa như một cuộc tìm
kiếm có ý thức về người “tình nhân” đích thực của một cơ gái đang chìm đắm trong câu chuyện tình u lãng mạn,
nhuốm màu cổ tích của chính mình. Sơng Hương như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, con sơng như đuợc thổi vào
trong nó một mảnh tình riêng, một mảnh tâm hồn đặc biệt sâu sắc. Sơng Hương mang một vóc dáng mới, sức sống
mới đây khát khao và lãng mạn.
Đ4: Vẻ đẹp của sông Hương trước khi vào thành phố Huế là cái đẹp mềm mại của một người con gái đang phô


khoe những đường cong tuyệt mĩ. Bằng nghệ thuật so sánh, nhà văn đã ví sơng Hương như “ người gái đẹp đang
ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” thì được người tình mong đợi đến đánh thức. Với lối so sánh
ấy, dòng chảy uốn lượn của con sơng, những khúc quanh của nó hiện lên như những đường cong trên cơ thể của
một người thiếu nữ đương thì xn sắc: “sơng Hương đã chuyển dịng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột
ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Động từ “vịng”, “uốn mình” khiến dịng sơng trở nên sinh

động hơn, ta cảm như những trang văn kia cũng đang rung rinh những con chữ, rung theo từng nhịp điệu, những
chữ ấy xơ đẩy nhau trên trang giấy mà thành. Đó là một “cuộc tìm kiếm có ý thức” mà đích đến chính là thành phố
tuơng lai của nó - thành phố Huế thân u. Hóa ra tồn bộ thủy trình của dịng sơng Hương chính là cuộc tìm kiếm
người tình đích thực của người con gái trong câu chuyên tình yêu lãng mạn nhưng cũng đầy khó khăn, thử thách.
Đ5: Hành trình đến với người tình mong đợỉ của ngườỉ con gái đẹp khá gian truân và nhiều thử thách khi nó phải
vượt qua hàng loạt các “chướng ngại vật”: “Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hịn Chén:
vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Bỉều, Lương Quán rồỉ đột ngột vẽ
một hình cung thật trịn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồỉ Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”. Có thể thấy, bằng một lối
hành văn uyển chuyển, ngơn ngữ đa dạng và giàu hình ảnh, Hồng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả một cách sinh động
và hấp dẫn những khúc quanh, ngã rẽ của con sông. Mỗi đường đi nước bước của sông Hương gắn liền với những
địa danh khác nhau của xứ Huế được nhà văn dành cho một cách diễn đạt riêng. Nhờ đó mà hành trình về xi của
dịng sơng khơng đơn điệu, nhàm chán mà trái lại nó ln ln biến hóa khiến người đọc đi từ ngạc nhiên, thú vị
này đến bất ngờ, ấn tượng khác.
Đ6: Có những câu văn giàu chất họa đến mức cứ ngỡ như đường cọ của người họa sĩ đang đưa những nét vẽ về
sông Hương trên bức tranh thiên nhiên xứ Huế: “vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán… vẽ một hình
cung thật trịn về phía đơng bắc”. Lại có câu văn gợi một nét mơ hồ với nhiều liên tưởng và cảm xúc rất thích
“sơng Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”. Thủ pháp nhân hóa và so sánh được sử dụng kết hợp với hệ
thống ngôn từ giàu cảm xúc và hình ảnh cũng góp phần đáng kể vào việc khắc họa một dịng sơng thơ mộng, trữ
tình. Nó khiến cho cảm nhận về con sông như người con gái đẹp càng trở nên rõ nét và gợi cảm: sông Hương “ôm
lấy chân đồi Thiên Mụ trước khi xuôi dần về Huế”.
Đ7: Nhịp điệu câu văn như giãn ra ngân dài theo tiếng chuông chùa Thiên Mụ: “Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn
đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nuớc trở nên xanh
thẵm và từ đó nó trơi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, vóỉ những diễm cao đột ngột như Vọng Cảnh,
Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta ln nhìn thấy dịng sơng mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi
ngược chỉ bé vừa bằng con thoi”. Hồng Phủ Ngọc Tường đã tạo nên một dịng chảy mỉên man của cảm xúc, con
sông Hương vừa mạnh mẽ vừa phảng phất những dư vang của Trường Sơn. Có thể thấy bằng một lối hành văn uyển
chuyển, ngôn ngữ đa dạng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả một cách sinh động hấp dẫn từng bước đi của dịng
sơng Hương. Mỗi đường đi nước bưóc của sơng Hương đều gắn liền vóỉ một địa danh khác nhau của xứ Huế nhờ đó
mà cách cửa vào sơng Hương trở nên thú vị, đầy hấp dẫn với những “ơ cửa bí mật” như mời gọi những ngưịỉ khách
phương xa. Sơng Hương như con người biết tự làm mới mình, trang điểm cho mình đẹp hơn trước khi gặp người

tình mà nó mong đợi “vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm” sông
Hương như “tấm lụa” mềm mại trên cơ thể người thiếu nữ.
Đ8: Sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi khi chảy qua lăng tẩm, thành qch của vua
chúa thời Nguyễn. Con sơng hiền hịa ở ngoại vi thành phố Huế, đến đây, như đang nép mình bên “giấc ngủ nghìn
năm của những vua chúa được phong kín trong lịng những rừng thơng u tịch”. Chảy bên những di sản văn hóa ấy,
con sơng như bỗng trở nên nghiêm trang hơn, nó như khốc lên mình tấm áo “trầm mặc” mang cái “triết lí cổ thi”
của cổ nhân. Dịng sơng hay chính là dịng chảy của lịch sử vẫn bền bỉ chảy qua năm tháng và đang vọng về trong
ngày hơm nay? Trên hành trình của một con sông mềm mại như lụa, nhà văn đã “hướng ống kính máy quay” ra
khơng gian xung quanh hai bên bờ sơng.
Đ9: Hình ảnh thu được là khơng gian văn hóa Huế thể hiện ở cảnh sắc thiên nhiên và những lăng tẩm đền đài của
vua chúa thời Nguyễn “sông Hương trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách... Những ngọn đồi này tạo
nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố,“sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Như
vậy, sơng Hương đi trong vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên Huế và chính nó lại là tấm gương phản chiếu nét đẹp của
cảnh quan đất trời hai bên bờ sông. Khơng có sơng Hương, những ngọn đồi ở ngoại vi Huế vẫn có vẻ đẹp riêng
nhưng vẻ đẹp ấy sẽ mất đi cái long lanh, cái đa sắc màu và khơng cịn những “điểm cao đột khởi” xuất hiện như một
điểm nhìn văn hố, thưởng thức. Sơng Hương chính là “trung tâm cảnh”, là linh hồn của thiên nhiên cảnh vật. Chảy
bên dịng chảy của lịch sử văn hóa, sơng Hương như khóac lên mình một chiếc áo mới, cởỉ bỏ sự mạnh mẽ, hoang
sơ của núi rừng để hòa điệu vói những vẻ đẹp mang gỉá trị văn hóa, tỉnh thân nơi đây.
ĐÁNH GIÁ:
- Khi xây dựng hình tượng con SH, HPNT đã sử dụng ngơn ngữ gợi hình, gợi cảm, giàu chất thơ.
- Ngồi ra nhà văn cịn dùng nhiều BPTT như: nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, …và sự liên tưởng, tưởng tượng
phong phú.
- Đồng thời tác giả vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học, địa lí, lịch sử, âm nhạc, hội hoạ,…


- Nhờ đó nhà văn đã khắc họa con sơng Hương khi chảy vào TP Huế giống như một con người có linh hồn, có sự sống.
-Từ đó chúng ta thấy được tâm hồn đa cảm, lãng mạn và tình cảm yêu mến, tự hào, thái độ trân trọng của nhà thơ
đối với dịng sơng q hương.
NHẬN XÉT… (VĐBL T2): Từ đoạn trích trên, chúng ta thấy được cái tơi tài hoa, un bác của Hồng Phủ Ngọc.
Đó là một cái tôi uyên bác thể hiện ở vốn tri thức, vốn sống phong phú. Tác giả đã vận dụng vốn hiểu biết từ nhiều

phương diện khác nhau như địa lí, lịch sử, văn hoá (thơ ca, âm nhạc, hội họa…) để cảm nhận vẻ đẹp của dịng sơng
Hương. Nó cịn là một cái tôi tài hoa, tinh tế, lãng mạn thể hiện ở cái nhìn mang tính phát hiện về sông Hương
(sông Hương mang vẻ đẹp hùng tráng bên cạnh vẻ thơ mộng, trữ tình) và ở khả năng quan sát tinh tường, sức tưởng
tượng và liên tưởng phong phú (phát hiện ra những vẻ đẹp phong phú của sông Hương; Sơng Hương được hình
dung như người gái đẹp lúc mãnh liệt, tự do, lúc dịu dàng e ấp, tình tứ…,) ; ở tài năng nghệ thuật của nhà văn khi
miêu tả vẻ đẹp của sông Hương ( liên tưởng phóng túng, tài hoa; vốn ngơn ngữ phong phú; câu văn dài, giàu nhạc
điệu, giàu chất thơ…). Một “cái tôi” có tình u sơng Hương, u xứ Huế tha thiết, gắn bó sâu nặng với quê hương
đất nước.
III. KẾT BÀI: Đoạn trích trên là một trong những đoạn trích hay nhất của bài kí “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”.
Nó đã thể hiện vẻ đẹp của sơng Hương khi ở ngoại vi thành phố Huế đồng thời còn cho thấy được
. Đoạn trích trên đã góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm“Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”. Tìm hiểu đoạn
trích trên cũng như tồn bộ bài kí, em càng thêm yêu mến, trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên đất
nước Việt Nam hơn.




×