Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích thuộc tính của hàng hóa và liên hệ hàng hóa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.06 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HĨA.
LIÊN HỆ HÀNG HĨA ĐƯỢC SẢN XUẤT Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

1


MỤC LỤC
MỞ BÀI ................................................................................................................. 3
NỘI DUNG ............................................................................................................3
1. Hàng hóa là gì? ............................................................................................. 3
2. Thuộc tính của hàng hóa ...............................................................................4
a. Giá trị sử dụng của hàng hóa .................................................................4
b. Giá trị của hàng hóa ...............................................................................5
3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính ...................................................................6
4. Liên hệ hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam hiện nay ................................ 6
a. Về giá trị sử dụng của hàng hóa ............................................................ 6
b. Về giá trị của hàng hóa .......................................................................... 8
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 11

2


MỞ BÀI
Hàng hóa đóng một vai trị rất quan trọng trong đời sống thực tiễn
đối với mỗi người chúng ta. Mà con người không thể tự sản xuất ra được
tất cả các loại hàng hóa để đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân. Chính vì vậy,
họ tiến hành trao đổi hàng hóa với nhau thơng qua hoạt động mua - bán
để đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển. Vậy “hàng hóa” là gì? Nó có
những thuộc tính nào? Thì đến với mơn Kinh tế chính trị Mác-Lênin


chúng ta sẽ có thể hiểu rõ hơn, sâu hơn và đầy đủ hơn điều đó. Nội dung
của phần này nằm ở Chương số 2: “Hàng hóa, thị trường và vai trò của
các chủ thể tham gia thị trường”. Từ trước Mác, đến Mác và sau Mác đã
có rất nhiều lý luận ra đời nhằm nghiên cứu cho loại vật chất mang tên
“hàng hố”. Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm của
“hàng hóa” , các thuộc tính của hàng hóa và liên hệ hàng hóa được sản
xuất ở Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG
1. Hàng hóa là gì?
Hàng hố là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào
đó của con người thơng qua trao đổi, mua bán.
Ví dụ như máy tính Casio, bút lông Thiên Long, máy quạt điện
Senko, tủ lạnh Tosiba đều là hàng hóa.
Có thể phân loại hàng hóa thành hàng hố hữu hình và hàng hố
vơ hình. Hàng hóa hữu hình là hàng hóa tồn tạo dưới dạng vật thể (lương
thực, quần áo, tư liệu sản xuất,...). Hàng hóa vơ hình là hàng hóa tồn tại
dưới dạng phi vật thể (các dịnh vụ vận tải, dịnh vụ y tế,...)
Như vậy, một sản phẩm muốn trở thành hàng hóa thì phải đảm bảo
3 yếu tố đó là:
+ Hàng hóa là sản phẩm của lao động.
+ Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.
+ Thơng qua trao đổi, mua bán.
3


2. Thuộc tính của hàng hóa
Dù khác nhau về hình thức tồn tại, song mọi thứ hàng hóa đều có
hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
a. Giá trị sử dụng của hàng hóa
Giá trị sử dụng của hàng hố là cơng dụng hay tính có ích của

hàng hố, nó thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Đối với giá trị sử
dụng, hàng hóa có các đặc điểm như sau:
Thứ nhất là giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của vật quy
định.
Ví dụ: Gạo là một sản phẩm lương thực được thu hoạch từ cây lúa.
Gạo thường có màu trắng, chứa nhiều chất dinh dưỡng và công dụng của
gạo là để ăn.
Thứ hai là giá trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát
triển của tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
Ví dụ: Nước ban đầu dùng để uống, bổ sung chất khoáng nhưng
với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nước cịn được sử dụng để tạo
ra điện sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Hay
gạo là lương thực để con người nấu thành cơm để ăn qua sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật thì đã phát hiện ra cơng dụng của gạo có thể sử dụng
làm bia, rượu và chế biến ra các loại mỹ phẩm làm đẹp.
Thứ ba là giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
Ví dụ: Gạo thì để ăn, vải thì để may mặc, nước thì để uống, bổ
sung chất khoáng cho con người.
Thứ tư là giá trị sử dụng của hàng hoá là giá trị sử dụng cho người
khác, cho xã hội thông qua con đường trao đổi, mua bán.
Ví dụ: Nhà sản xuất tủ lạnh hãng Toshiba đã sản xuất ra tủ lạnh để
nhằm phục vụ cho nhu cầu của người khác, của xã hội. Muốn sử dụng
được tủ lạnh Toshiba thì phải thơng qua trao đổi, mua bán.

4


Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng.
Nhưng khơng phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng
hóa.Ví dụ như ánh sáng tự nhiên, khơng khí rất cần cho cuộc sống của

chúng ta nhưng nó khơng phải là hàng hóa. Như vậy, một vật muốn trở
thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để
bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi.
b. Giá trị của hàng hóa
Một vật, khi đã là hàng hố thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng.
Nhưng khơng phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá.
Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải
là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải
có giá trị trao đổi. Để nhận thức được giá trị của hàng hố chúng ta phải
thơng qua giá trị trao đổi của hàng hoá.
Giá trị trao đổi của hàng hoá là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi
lẫn nhau giữa những hàng hố có giá trị sử dụng khác nhau.
Ví dụ: 1 m vải = 10kg thóc
Hai hàng hố khác nhau (vải và thóc) muốn trao đổi được với nhau thì
giữa chúng phải có cơ sở chung giống nhau. Cái chung đó khơng thể là thuộc
tính tự nhiên, không thể là giá trị sử dụng, mà cái chung đó là do chúng đều là
sản phẩm của lao động. Nhờ cái chung đó mà tất cả các hàng hoá trao đổi được
với nhau. Thực chất của trao đổi hàng hố cho nhau là trao đổi hao phí lao
động của những người sản xuất hàng hóa đó. Trong ví dụ trên, giả sử người

thợ dệt làm ra được 1 m vải mất 5 giờ, người nông dân làm ra 10 kg thóc
cũng mất 5 giờ. Trao đổi 1 m vải lấy 10 kg thóc thực chất là trao đổi 5 giờ
lao động sản xuất ra 1 m vải với 5 giờ lao động sản xuất ra 10 kg thóc.
C.Mác cho rằng, sở dĩ các hàng hóa trao đổi được với nhau là vì
chúng có một điểm chung. Điểm chung đó ở chỗ, chúng đều là kết quả
của sự hao phí sức lao động. Tức là hàng hóa có giá trị. Khi là hàng hóa,

5



dù khác nhau về giá trị sử dụng, chúng đều là kết quả của sự hao phí sức
lao động của người sản xuất ra hàng hóa ấy, nên hàng hóa có giá trị.
Giá trị của hàng hố là lao động xã hội của người sản xuất hàng
hoá kết tinh trong hàng hố đó. Giá trị của hàng hóa gồm có hai đặc trưng:
Thứ nhất là giá trị của hàng hoá là một phạm trù lịch sử, thể
hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.
Thứ hai là giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngồi của
giá trị, giá trị là nội dung bên trong của giá trị trao đổi.
3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính
Giá trị sử dụng của hàng hóa và giá trị của hàng hóa có mối quan
hệ vừa thống nhất với nhau, vừa đối lập nhau. Về mặt thống nhất, cả hai
thuộc tính trên cùng tồn tại, khơng tách rời trong một hàng hóa. Cịn về
mặt đối lập, xét về mặt giá trị sử dụng hàng hóa khơng đồng nhất về chất
nhưng xét về mặt giá trị hàng hóa đồng nhất về chất. Đồng thời, q trình
thực hiện hai thuộc tính là khác nhau cả về thời gian và không gian. Giá
trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước. Và giá trị
sử dụng được thực hiện sau, thực hiện trong lĩnh vực tiêu dùng. Đặc biệt
là mối quan tâm của người bán và người mua đối với hai thuộc tính là
khác nhau. Người bán ( người sản xuất) quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt
được mục đích giá trị cao thì buộc họ phải chú ý đến giá trị sử dụng.
Ngược lại, đối với người tiêu dùng họ quan tâm đến giá trị sử dụng để
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của bản thân thì họ phải trả mức đúng với
mức giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu mà người mua khơng thực
hiện giá trị thì sẽ khơng có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn về giá trị sử dụng
và giá trị hàng hóa chính là một trong những ngun nhân dẫn đến khủng
hoảng sản xuất thừa.
4. Liên hệ hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam hiện nay
a. Về giá trị sử dụng của hàng hóa

6



Trong bối cảnh, mở cửa hội nhập như ngày hôm nay thì sản xuất
hàng hóa của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt nhưng với sự quan
tâm chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc, quyết liệt, chỉ đạo kịp
thời của toàn Đảng, toàn dân và các doanh nghiệp, nhất là trong năm
2021 vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa duy trì, phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta đã vượt qua khó khăn, thách
thức và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá tồn diện, tạo nhiều
dấu ấn nổi bật.
Nói đến hàng hóa của Việt Nam thì khơng thể khơng nói đến
những mặt ưu điểm của nó. Trước hết là số lượng nhiều, đa dạng, phong
phú về mẫu mã, chủng loại. Chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước
và xuất khẩu. Hàng hóa ở Việt Nam ngày càng được cải tiến nhiều về
chất lượng, nhiều công dụng hơn, tiện lợi hơn và đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng trong nước.
Bên cạnh những mặt tích cực thì hàng hóa được sản xuất ở Việt
Nam cũng có một số hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân
lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: còn nặng về lý thuyết,
nhẹ về thực hành. So với hàng hóa cùng chủng loại thì sức cạnh tranh
hàng hóa ở Việt Nam chưa được cao. Ví dụ như cơng ty sản xuất xe máy
“Honda” của Việt Nam được thành lập vào năm 1996, trụ sở chính là ở
Vĩnh Phúc về giá trị sử dụng thì phải cơng nhận là mẫu mã đẹp, đa dạng
về chủng loại, khả năng vận hành tốt, cơng nghệ tiên tiến và đảm bảo an
tồn cho người dùng. Nhưng về độ bền thì xe máy Honda Việt Nam chưa
thể cạnh tranh với xe máy Honda của Nhật Bản bởi những linh kiện và
phụ tùng của Nhật Bản được đảm bảo chất lượng cao, tốt, đẹp và bền.
Bên cạnh đó thì đội ngũ nhân viên kỹ thuật của Nhật Bản có trình độ
chun mơn cao, dày dặn kinh nghiệm và áp dụng những kỹ thuật tiên
tiến vào sản xuất để sản xuất ra chiếc xe máy Honda có nhiều tính năng

hoạt động hơn xe máy Honda Việt Nam.
7


Để nâng cao hơn nữa giá trị sử dụng của hàng hóa thì cần đề ra
những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Đối với nền
kinh tế nước ta, sản xuất phải chú trọng đến chất lượng của hàng hóa,
mang lại giá trị sử dụng tốt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đem
đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng hàng hóa. Giá
trị sử dụng phải làm cho hàng hóa tốt - bền - đẹp - nhiều cơng dụngnhiều tính năng. Với tình hình thực tiễn, hàng hóa ở Việt Nam về cơ bản
đã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, với sự
phát triển của xã hội đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì hàng
hóa ở Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng hết những nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, để hàng hóa ngày
càng nâng cao giá trị sử dụng thì chúng ta cần chú trọng đến những vấn
đề sau:
Một là, Nhà nước, các công ty và doanh nghiệp phải nghiên cứu thị
trường trong và ngồi nước để tìm hiểu thêm về những xu hướng các mặt
hàng hóa nào đang cần cho thị trường hiện nay.
Hai là, tiếp tục nâng cao đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay, chủ động, sáng tạo và linh
hoạt trong việc quản lý, đào tạo nguồn nhân lực cho người lao động.
Thực hiện có hiệu quả việc lý thuyết song song với thực hành để nâng
cao chất lượng sản phẩm hơn nữa.
Ba là, áp dụng những thành tựu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên
tiến để tạo ra những mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, đa dạng hơn về chủng
loại và độ bền ngày càng lâu hơn. Qua đó, đáp ứng được những nhu cầu
của người tiêu dùng đối với sản phẩm mà họ mong muốn.
b. Về giá trị của hàng hóa
Về mặt ưu điểm giá trị hàng hóa ở Việt Nam là hao phí giảm, năng

suất lao động tăng lên, giá cả điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn
để người tiêu dùng có thể mua - bán. Đã ứng dụng được công nghệ, khoa
8


học kỹ thuật vào quy trình sản xuất làm tăng thêm các cơng dụng, tính
năng để hàng hóa có giá trị cao hơn.
Bên cạnh những ưu điểm về giá trị của hàng hóa thì cũng có một
số hạn chế đó là so với các mặt hàng cùng loại thì chất lượng hàng hóa
của Việt Nam vẫn cịn thấp hơn so với các mặt hàng hiện có. Giá cả cũng
cịn cao hơn so với các loại hàng hóa cùng loại. Từ đó làm ảnh hưởng đến
chất lượng hàng hóa, mối quan tâm của người mua đối với sản phẩm.
Những nguyên nhân của hạn chế trên chính là quy mơ sản xuất
cịn nhỏ, liên kết giữa các vùng kinh tế còn lỏng lẻo chưa đáp ứng được
đầy đủ các mặt hàng, chất lượng của sản phẩm. Trình độ lao động, tay
nghề cịn thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến chất lượng hàng hóa
chưa cao, chưa thể đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu, mong muốn của
người sử dụng. Đồng thời các ngành cơng nghiệp phụ trợ chưa phát triển
mạnh, cịn nhập khẩu các nguyên - vật liệu, máy móc từ bên ngồi. Chính
vì vậy mà giá thành của sản phẩm cịn cao hơn so với các mặt hàng hiện
có trên thị trường. Dịch bệnh Covid - 19 cũng góp phần làm cho giá trị
hàng hóa của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi không thể xuất - nhập khẩu
được.
Vậy, chúng ta cần đưa ra những giải pháp để khắc phục nhược
điểm, nâng cao giá trị hàng hóa của Việt Nam lên để đáp ứng kịp với tình
hình thực tiễn của nước ta. Để thực hiện được giá trị trao đổi của hàng
hóa hay nói cách khác là muốn bán được hàng hóa sản xuất ra thì cần
phải làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội mới có lãi,
thu lại lợi nhuận. Vì vậy để làm được đều này cần thực hiện những giải
pháp hữu ích sau đây:

Thứ nhất là, cần tiến hành đổi mới kỹ thuật công nghệ, sử dụng
những công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất làm tăng năng suất sản
xuất và đem đến những chất lượng hàng hóa cao, đáp ứng nhu cầu của

9


người tiêu dùng, đồng thời tối đa hóa chi phí sản xuất làm tăng giá trị trao
đổi hàng hóa.
Thứ hai là, hồn thiện các chính sách về kinh tế hàng hóa, thương
mại cho phù hợp với điều kiện của đất nước và trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
Thứ ba là, đảm bảo giá trị của hàng hóa được đưa ra phù hợp với
nhu cầu, khả năng của người tiêu dùng.
Thứ tư là tăng năng suất lao động, hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm
các nguồn lực trong sản xuất và kinh doanh, liên kết mở rộng quy mô sản
xuất hàng hóa.
Thứ năm là, ưu tiên nhập khẩu các thiết bị máy móc, vật tư,
nguyên - vật liệu để áp dụng vào q trình sản xuất hàng hóa để đem đến
chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.
KẾT LUẬN
Như vậy, chúng ta đã nắm rõ được “hàng hóa” là gì ? và nó có
những thuộc tính cơ bản nào. Và để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng,
phong phú của người tiêu dùng, thì cần phải coi trọng cả hai thuộc tính
của hàng hóa. Đồng thời cần nghiên cứu thị trường, cải tiến chất lượng
mẫu mã, chủng loại, nâng cao trình độ tay nghề, ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất để mang lại hiệu quả cao cho sản phẩm đúng chuẩn với
thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, thúc đẩy q trình trao đổi
hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Đối với nền kinh tế hàng
hóa của Việt Nam hiện nay thì sản xuất hàng hóa góp phần thúc đẩy nền

kinh tế phát triển hơn, củng cố được địa vị kinh tế nước ta trên trường
kinh tế, giúp đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh và phát triển.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin ( Dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị )_Tr.22 - 24.
2. Nguyễn Nam (2021) “Hai thuộc tính của hàng hóa liên hệ với hàng hóa
được sản xuất ở Việt Nam” ( )
3. “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2021-2025” ( )

11



×