Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tâm lý học phân tích các đặc điểm của tư duy, trình bày những ví dụ cụ thể từ đó nêu ứng dụng đặc điểm của tư duy trong học tập, cuộc sống hằng ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.97 KB, 9 trang )

------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài:
PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY, TRÌNH BÀY
NHỮNG VÍ DỤ CỤ THỂ. TỪ ĐĨ NÊU ỨNG DỤNG ĐẶC
ĐIỂM CỦA TƯ DUY TRONG HỌC TẬP, CUỘC SỐNG HẰNG
NGÀY

TP.HCM, tháng 12/2022

1


PHỤ LỤC
I. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 3
II. NỘI DUNG .................................................................................................................3
1. Định nghĩa “Tư duy” ..............................................................................................3
2. Các đặc điểm của tư duy ........................................................................................ 3
a. Tính có vấn đề của tư duy. ............................................................................... 3
b. Tính gián tiếp của tư duy ................................................................................. 4
c. Tư duy là một q trình ....................................................................................4
d. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy .........................................................5
e. Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ ...................................................... 5
f. Tư duy có liên quan mật thiết với cảm xúc .......................................................5
III. VẬN DỤNG QUÁ TRÌNH TƯ DUY VÀO HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN .........6
1. Trong học tập ..........................................................................................................6
2. Trong cuộc sống hằng ngày ................................................................................... 8
IV. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 9



2


I. MỞ ĐẦU

Qua học phần “Tâm lý học đại cương” do giảng viên Đinh Phương Duy
trình bày, hướng dẫn, bản thân tôi đã học được rất nhiều điều hay, bổ ích. Đặc
biệt là nắm vững được các nội dung cơ bản về Tâm lý học, biết và hiểu được các
quá trình, thuộc tính của Tâm lý học, đặc điểm nhân cách con người, phân biệt
được các hành vi hợp chuẩn và lệch chuẩn. Được học tập qua sáu chương với
những chủ đề rất hay, rất có ý nghĩa và nó giúp tơi có những cái nhìn rất mới về
tâm lý con người. Bài học mà bản thân tôi tâm đắc nhất chính là q trình tư duy
của con người. Nội dung phần này nằm ở chương số 2: “Hoạt động nhận thức”
của con người. Tư duy đã giúp con người giải quyết được các vấn đề trong học
tập, công việc và cuộc sống. Đồng thời, nó cũng có ý nghĩa rất lớn đối với sinh
viên Việt Nam nói chung và bản thân tơi nói riêng. Vì vậy tơi chọn đề tài “Phân
tích các đặc điểm của tư duy, trình bày những ví dụ cụ thể. Từ đó nêu những
ứng dụng đặc điểm của tư duy trong học tập, cuộc sống hằng ngày” làm tiểu
luận cuối kì.
II. NỘI DUNG
1. Định nghĩa “Tư duy”
Tại sao khi đun nước sơi lại có hơi nước? Tại sao bầu trời lại có màu xanh?
Cái gì đã giúp máy bay bay được trong khơng khí? Tại sao bánh xe lại có hình trịn?
Trong cuộc sống có mn vàn câu hỏi “tại sao?”,“vì sao?” Sự vật đó lại như
vậy? Để giải đáp được thắc mắc trên thì buộc con người chúng ta phải tư duy.
Vậy tư duy là gì?
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan mà trước đó con người chưa biết. Tư duy là quá trình suy nghĩ, tìm kiếm

những đáp số cho các bài tốn của khoa học và của cuộc đời.
2. Các đặc điểm của tư duy
Tư duy thuộc bậc thang nhận thức cao – nhận thức lý tính – tư duy có sáu đặc
điểm cơ bản.
a. Tính có vấn đề của tư duy.

3


Như chúng ta đã biết không phải ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều tạo nên tư
duy. Tư duy xuất hiện khi gặp phải một hồn cảnh, tình huống khó khăn mà bằng
những kiến thức cũ con người khơng thể giải quyết được. Để nhận thức được thì con
người phải vượt ra khỏi phạm vi cũ và đi tìm cái mới để đạt mục đích mới của bản
thân. Như vậy những hoàn cảnh như thế gọi là hoàn cảnh có vấn đề. Chính những
hồn cảnh ấy đã kích thích con người tư duy.
Ví dụ: Khi gặp phải bài tốn khó, bằng cơng thức, phương pháp truyền thống
cũ mà ta vẫn khơng thể giải quyết bài tốn đó được thì ngay lúc này đây con người
phải tư duy để tìm ra cách giải bài tốn mới.
Hồn cảnh có vấn đề sẽ kích thích con người tư duy. Đồng thời con người cần
phải nhận thức được mâu thuẫn chứa đựng trong vấn đề. Và chủ thể cũng phải có nhu
cầu nhận thức, nhu cầu giải quyết vấn đề. Bằng những tri thức mà bản thân có được,
con người cần tư duy, liên hệ đến các vấn đề liên quan để giải đáp được vấn đề. Để
kích thích tư duy con người tốt hơn thì phải đặt họ trong một tình huống bức xúc,
mong muốn tìm tịi, suy nghĩ để giải quyết vấn để và thỏa mãn nhu cầu của chính họ.
b. Tính gián tiếp của tư duy
Ở mức độ cảm tính con người mới chỉ phản ánh trực tiếp sự vật bằng các giác
quan cho chúng ta những hình ảnh cảm tính về sự vật. Cịn đến tư duy thì con người
không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức một cách gián
tiếp. Tính gián tiếp của tư duy thể hiện ở chỗ:
- Trước hết là tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng và quy luật

giữa chúng nhờ sử dụng các cơng cụ, phương tiện như là máy móc, đồng hồ,...và các
kết quả của hoạt động nhận thức như: công thức, quy tắc, định luật, định lý,...của loài
người cùng kinh nghiệm cá nhân.
- Tính gián tiếp của tư duy cịn thể hiện ở chỗ nó được biểu hiện trong ngơn
ngữ, con người dùng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ vào ác đặc điểm này mà tư duy không
ngừng mở rộng giới hạn và khả năng nhận thức của con người.
c. Tư duy là một quá trình
Hoạt động tâm lý nào của con người đều được xem là một hình ảnh chủ quan
về thế giới khách quan và còn được xem xét như một q trình. Tư duy có nảy sinh,
diễn biến và có kết thúc. Người ta khơng thể ngay lập tức có được một quyết định hay
một đáp số nào đó mà phải trải qua một thời gian nhất định để tìm tịi, sáng tạo và suy

4


nghĩ…Do đó, cá nhân sẽ tích cực tư duy nếu họ được tự do lựa chọn phương pháp
trong những quỹ thời gian nhất định, quá trình thay đổi tư duy sẽ khơng thể diễn ra có
hiệu quả trong thời gian ngắn…
d. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
Khác hẳn với nhận thức cảm tính, tư duy có khả năng đi sâu vào nhiều sự vật,
hiện tượng nhằm tìm ra những thuộc tính chung, những mối liên hệ, quan hệ có tính
quy luật giữa chúng. Tư duy phản ánh bản chất chung nhất chi nhiều loại sự vật, hiện
tượng để hợp thành một nhóm, một loại hay một phạm trù.
Vì thế tư duy vừa mang tính khái qt vừa mang tính trừu tượng.Nhờ có tính
khái qt và trừu tượng, tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại mà còn
cả những nhiệm vụ trong tương lai của con người
e. Tư duy có quan hệ mật thiết với ngơn ngữ
Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngơn ngữ, nhưng lại không đồng nhất với nhau.
Khi chúng ta tư duy thì ngơn ngữ chính là phương tiện của tư duy. Trong cuộc sống
hàng ngày ngơn ngữ chính là phương tiện để chúng ta diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng, điều

bản thân muốn nói ra. Tư duy tốt, lành mạnh thì ngơn ngữ giao tiếp sẽ được cải thiện
và tốt hơn. Đồng thời, tư duy chưa tốt thì sẽ dẫn đến ngôn ngữ giao tiếp sẽ bị hạn chế,
thiếu sót, khơng được hay,...Nếu khơng có ngơn ngữ thì q trình tư duy của con
người khơng được bộc lộ, diễn đạt ra được, đồng thời các sản phẩm tư duy (khả năng
phán đốn, suy nghĩ, khái niệm,...) cũng khơng được chủ thể hay người khác tiếp nhận.
Ngơn ngữ chính là kết quả của tư duy, là phương tiện biêủ đạt kết quả của quá trình tư
duy. Và điều ngược lại nếu như khơng có tư duy thì ngơn ngữ cũng trở thành các chuỗi
âm thanh vô nghĩa. Tư duy là nội dung cịn ngơn ngữ là hình thức.
Ví dụ: Khi tìm ra các định lý trong mơn tốn học như Pytago hay Talet thì các
nhà khoa học đã dùng ngơn ngữ để ghi lại các cơng thức tốn học. Như vậy, nhờ có
ngơn ngữ mà con người mới có thể tiếp nhận được một cách trọn vẹn và có hiệu quả
nguồn tri thức.
f. Tư duy có liên quan mật thiết với cảm xúc
Cảm xúc có ảnh hưởng đến phương pháp tư duy của mỗi người, thậm chí ảnh
hưởng đến kết quả của tư duy. Cảm xúc thể hiện sự phù hợp giữa những điều chúng ta
nghĩ với những điều chúng ta cần trong một hoàn cảnh nhất định. Một cảm xúc tức

5


thời có thể kích thích con người tư duy cho dù lúc đó hịan cảnh có vấn đề vẫn chưa rõ
ràng.
Ví dụ: khi chúng ta phấn trấn, hạnh phúc, minh mẩn thì khả năng tư duy của ta
sẽ cho ra kết quả nhanh, chính xác và thành cơng. Ngược lại thì ta buồn, mệt mỏi thì tư
duy sẽ khơng được minh mẫn dễ dẫn đến kết quả sai, kết quả khơng như mong muốn.
III. VẬN DỤNG Q TRÌNH TƯ DUY VÀO HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN
1. Trong học tập
Tư duy là một quá trình nhận thức quan trọng giúp con người có thể nhận thức
được thế giới khách quan, đặc biệt tư duy có vai trị rất quan trọng đối với sinh viên
trong hoạt động học tập. Trong quá trình học tập sinh viên luôn phải tư duy, suy luận

để nhận thức được bài học. Nếu sinh viên không tư duy thì sẽ khơng thể hiểu được
những vấn đề mà mình đang đề cập đến. Khả năng tư duy của mỗi người sẽ quyết định
xem người đó có tiếp thu được bài học và áp dụng vào trong thực tế một cách đúng
đắn và đạt hiệu quả cao hay không. Nếu khơng tư duy tốt thì ta khó có thể đạt kết quả
cao, tuy nhiên tư duy là một kỹ năng mà mỗi người đều có thể học tập và rèn luyện
được. Vì vậy, việc nâng cao khả năng tư duy là là một quá trình rèn luyện lâu dài, học
tập trau dồi để có được.
Dựa vào các đặc điểm của tư duy, chúng ta có thể vận dụng vào ngay trong
việc học tập của sinh viên. Trước hết tình huống có vấn đề sẽ thúc đẩy, là động lực cho
tư duy. Muốn kích thích được q trình tư duy thì giảng viên sẽ đưa sinh viên vào các
hồn cảnh, tình huống “có vấn đề”. Để sinh viên cảm thấy bức xúc, khó chịu và mong
muốn tìm ra được hướng giải quyết để thỏa mãn nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, sinh
viên cần độc lập suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Nhờ vào quá trình tư duy mà
sinh viên sẽ hiểu bài một cách sâu sắc hơn, nhớ bài lâu hơn và tìm ra những hướng giải
quyết riêng. Đồng thời, tư duy giúp cho sinh viên không ngừng học tập, trau dồi bản
thân, có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với những vấn đề phức tạp, từ đó nâng cao kỹ
năng giải quyết các vấn đề. Đối với sinh viên, việc học tập và rèn luyện không phải
ngày một ngày hai mà đó là q trình rèn luyện lâu dài, đầy khó khăn, thử thách,

chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần
cù chịu khó ln là yếu tố chính dẫn đến thành cơng. Tư duy cịn là động lực giúp
sinh viên ngày càng giỏi hơn, trưởng thành hơn.

6


Việc phát triển tư duy phải được tiến hành song song với việc lĩnh hội tri
thức. Trên giảng đường, sinh viên chỉ thụ động nghe giảng từ thầy cô thôi thì khơng
thể phát triển được khả năng tư duy mà phải chủ động, tư duy thì mới có thể tiếp thu
và vận dụng vào thực tiễn được. Muốn tư duy tốt thì sinh viên phải học tập, rèn luyện,

trau dồi thêm vốn kiến thức liên quan đến nhiều chuyên ngành, nhiều lĩnh vực khác
nhau. Thường xuyên tham gia vào các hoạt động nhận thức và thực tiễn đặt các câu
hỏi tích cực cho người khác hay chính bản thân tại sao “vấn đề đó lại như vậy?”. Để
suy nghĩ, tìm tịi thêm thơng tin để thúc đẩy tư duy phát triển. Quá trình phản biện
trong các mối quan hệ bạn bè, thầy cơ cũng góp phần giúp bạn nâng cao tư duy nhạy
bén, suy luận logic, khả năng giao tiếp ngày càng hồn thiện.
Ngơn ngữ chính là phương tiện của tư duy vì vậy để kích thích con người
tích cực tư duy thì cần phải trau dồi ngơn ngữ. Khi có ngơn ngữ tốt thì tư duy cũng sẽ
rất hiệu quả. Vì vậy, mỗi sinh viên cần học tập thêm những ngôn ngữ khác như Tiếng
Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp,..., những ngôn ngữ ấy giúp sinh viên hiểu biết được
nhiều điều hay và bổ ích hơn.
Tư duy ln mang tính khái quát nên sinh viên cần phải biết khái quát vấn đề,
hiểu được cái cốt lõi, cái chung thì sẽ đi sâu phân tích được cái cụ thể, chi tiết. Trừu
tượng hóa giúp chúng ta chắt lọc những kiến thức cơ bản nhất để dễ ghi nhớ và vận
dụng vào thực tiễn. Trong q trình học tập, để có thể hiểu bài sâu sắc thì sinh viên
nên kết hợp nhiều thao tác tư duy như kết hợp so sánh, phân tích, tổng hợp, suy
luận,… để đạt hiệu quả tư duy cao. Nhờ vào đặc điểm trừu tượng và khái quát hóa, mà
sinh viên có thể tìm ra những thuộc tính bản chất chung của nhiều vấn đề riêng lẻ, từ
đó khái quát lên thành quy luật. Đây chính là phần kiến thức cốt lõi nhất mà sinh viên
cần nắm trong mỗi bài học để vận dụng một cách có hiệu quả nhất vào hoạt động thực
tiễn.
Điều quan trọng là luôn giữ vững cảm xúc tốt, không để cảm xúc xấu ảnh
hưởng đến tư duy của chúng ta. Khi cảm xúc tốt thì chúng ta sẽ tư duy nhanh và cho ra
kết quả tốt nhất nhưng tư duy không tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả của tư duy. Phát
triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ
của con người. Đối với sinh viên, muốn tư duy, muốn hiểu bài mới thì cần phải có cơ
sở ban đầu, phải nắm vững kiến thức cũ, nền tảng. Do đó, việc học bài cũ và đọc trước
bài mới là việc làm cần thiết nếu khơng muốn nói là bắt buộc. Vì việc học tập là một

7



q trình, các phần kiến thức có mối quan hệ với nhau, bổ trợ cho nhau chứ khơng
hồn tồn riêng rẽ, do đó, kiến thức của bài cũ chính là phần tài liệu của nhận thức
cảm tính dành cho tư duy trong việc tiếp nhận kiến thức của phần bài mới.
Mỗi người trong xã hội đều có những suy nghĩ và tư duy khác nhau. Qua
những phân tích trên, thơng qua năm đặc điểm cơ bản của tư duy, có thể thấy được
tầm quan trọng của tư duy trong hoạt động nhận thức của con người. Tư duy được sử
dụng đối với cuộc sống của con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nó ứng
dụng cao trong hoạt động học tập của sinh viên.
2. Trong cuộc sống hằng ngày
Tư duy có vai trị đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống chúng ta. Trong cuộc
sống có rất nhiều vấn đề cần phải tư duy mới có thể giải quyết được. Khả năng tư duy
sẽ quyết định xem người đó có thể giải quyết vấn đề một cách dễ dàng, đơn giản hay
không.
Trên cơ sở các đặc điểm của tư duy chúng ta có thể ứng dụng vào trong cuộc
sống thường ngày. Tình huống có vấn đề có tác dụng thúc đẩy, là động lực cho tư duy.
Cuộc sống thường ngày ln đặt ra cho chúng ta những tình huống “có vấn đề”.
Ví dụ: Bình thường ta sử dụng các công cụ thô sơ như liềm, cào, cuốc,...để trồng,
gặt hái lúa thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, cơng sức, tiền bạc. Để tìm ra những phương
hướng cách cải tiến mới áp dụng vào sản xuất nơng nghiệp thì con người tư duy xem
có cách làm nào để đem lại hiệu quả hơn hay không? Với những cách làm truyền
thống vẫn thu lại thành quả nhưng hiệu quả, năng suất khơng cao chính vì vậy con
người đã tư duy và chế tạo ra máy gặt lúa để phục vụ cho nhu cầu quá trình sản xuất
đạt hiệu quả như mong muốn. Một ví dụ điển hình chính là 20/01/2004, anh Hồng
sinh sống tại Hịn Đất tỉnh Kiên Giang đã chế tạo thành cơng và chính thức đưa máy
gặt lúa liên hoàn mà do anh chế tạo vào hoạt động. Đem lại hiệu quả về kinh tế, tiết
kiệm về nhân lực, thời gian.
Tư duy mang tính khái quát nên cần phải khái quát các vấn đề trong cuộc sống.
Trừu tượng hóa giúp chắt lọc những kiến thức cơ bản, những thuộc tính bản chất

chung cho sự vật hiện tượng. Như vậy, với khối kiến thức khổng lồ trong cuộc sống thì
sẽ được quy về những thuộc tính bản chất thì sẽ dễ nhớ và vận dụng hơn trong đời
sống thực tiễn. Ví dụ khi ta đọc kiến thức về các chuyên ngành khác nhau mà thấy

8


giữa chúng có mối liên hệ gắn bó mật thiết thì chọn lọc những điều tiêu biểu nhất, chi
tiết nhất, cô đọng nhất để ghi nhớ, khi cần tư duy thì sẽ linh động hơn.
Trong cuộc sống muốn tư duy tốt phải học hỏi từ người những xung quanh.
Bên cạnh tư duy để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thì cần phải học tập các kinh
nghiệm của các đời trước và vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn. Ví dụ như
thiết kế một cơng trình khoa học kỹ thuật thì bên cạnh khả năng tư duy thì cần phải
học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước, những người đã từng làm và thành
công để biết thêm thông tin về sản phẩm nghiên cứu.
Tư duy cũng gắn liền với ngôn ngữ, nhu cầu giao tiếp của con người chính là
điều kiện để phát sinh ngơn ngữ. Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn
ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ. Vì vậy bạn cần phải trau dồi thêm ngơn
ngữ của bản thân, phát âm chuẩn, học hỏi thêm các ngôn ngữ khác đặc biệt là Tiếng
Anh. Việc trau dồi ngơn ngữ khơng những có thể giúp chúng ta biết thêm nhiều ngơn
ngữ mà cịn biết nhiều hơn về văn hóa, xã hội của đất nước có ngơn ngữ đó, sẽ giúp
cho chúng ta hiểu biết hơn. Cuối cùng phải giữ cho bản thân thật bình tĩnh, làm chủ
được cảm xúc để quá trình tư duy được minh mẫn và đạt hiệu quả cao nhất có thể.
IV. KẾT LUẬN
Như vậy, tư duy rất cần thiết và quan trọng đối với con người chúng ta. Trong
cuộc sống và hoạt động thực tiễn đòi hỏi con người phải thấu hiểu những cái chưa biết
ngày một sâu sắc và chính xác hơn vì thế tư duy sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này
một cách đơn giản nhất. Tư duy đã mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo ra khả năng để
vượt ra ngoài những giới hạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác đem lại.
Đồng thời tư duy đã phát triển khả năng suy nghĩ, suy luận logic, đưa ra những hướng

giải quyết một cách triệt để nhất. Phải khẳng định rằng tư duy chính là chìa khóa để
dẫn dắt ta đến thành cơng. Tư duy đã biến những lý thuyết thành việc làm cụ thể trong
đời sống xã hội. Tư duy giúp cho các bạn sinh viên ngày càng nhạy bén trước những
tình huống phức tạp của cuộc sống, giúp các bạn giải quyết các vấn đề trở nên dễ dàng
hơn. Đồng thời, tư duy giúp chúng ta ngày càng trưởng thành, chững chạc hơn trong
suy nghĩ và hành động.

9



×