Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Cộng đồng người hoa tại huyện di linh, tỉnh lâm đồng thông qua tư liệu bia mộ công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.2 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
TRUNG QUỐC KHÓA 13


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA TẠI HUYỆN DI LINH,
TỈNH LÂM ĐỒNG THÔNG QUA TƯ LIỆU BIA MỘ

GVHD:
ThS. Hoàng Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện:
Lê Nguyễn Bảo Ngân
1356110081
Trần Bảo Ngọc
1356110089
Trương Nguyễn Quỳnh Như 1356110105
Nguyễn Đức Tiến
1356110156

Tháng 4, năm 2017


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Thống kê diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Di Linh ................................... 12


MỤC LỤC


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.................................................................... 5
DẪN LUẬN ........................................................................................................................ 2
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 2
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 4
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................... 8
7. Bố cục của đề tài ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA
Ở HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG .................................................................... 10
1.1.

Vài nét về huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng .......................................................... 10

1.1.1.

Giới thiệu ....................................................................................................... 10

1.1.2.

Vị trí địa lý .................................................................................................... 10

1.1.3.

Cơ cấu dân số ................................................................................................ 11

1.2. Tổng quan về cộng đồng người Hoa ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và một số
kiến thức có liên quan đến bia mộ của người Hoa tại đây ............................................. 12

1.2.1.

Tổng quan về cộng đồng người Hoa ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 12

1.2.2. Một số kiến thức có liên quan đến việc xây dựng bia mộ của người Hoa ....... 13
Tiểu kết ....................................................................................................................... 14
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGHĨA ĐỊA VÀ BIA MỘ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA
Ở HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG .................................................................... 15
2.1.

Miêu tả chung và đặc điểm của từng nghĩa địa ................................................... 15

2.1.1.

Nghĩa địa Hoa kiều........................................................................................ 15

2.1.2. Các nghĩa địa khác tại địa phương (nghĩa địa Tây Di Linh, nghĩa địa Đông Di
Linh, nghĩa địa Liên Đầm, nghĩa địa Tân Châu) ........................................................ 16


2.1.3.

Khu mộ vườn tại xã Liên Đầm và xã Tân Châu ........................................... 20

Tiểu kết ....................................................................................................................... 22
2.2.

Miêu tả chung và đặc điểm bia mộ ...................................................................... 22


2.2.1.

Vị trí phong thủy ........................................................................................... 22

2.2.2.

Văn tự ............................................................................................................ 24

2.2.3.

Chất liệu xây dựng ........................................................................................ 26

2.2.4.

Hoa văn ......................................................................................................... 27

2.2.5.

Hình dạng mộ phần ....................................................................................... 28

2.2.6.

Thổ địa........................................................................................................... 32

Tiểu kết: ...................................................................................................................... 33
CHƯƠNG 3
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA THÔNG QUA GHI CHÉP TRÊN BIA MỘ .............. 34
3.1.

Lịch sử hình thành và nguồn gốc ......................................................................... 35


3.2.

Quan hệ cộng đồng .............................................................................................. 37

3.2.1.

Địa vị của người Hoa .................................................................................... 39

3.2.2.

Nguồn gốc gia tộc: ........................................................................................ 40

3.3.

Đặc sắc văn hóa của cộng đồng người Hoa thơng qua ghi chép trên bia mộ ...... 43

3.3.1.

Hình thức mai táng ........................................................................................ 44

3.3.2.

Phong thủy .................................................................................................... 48

3.3.3.

Thổ địa........................................................................................................... 49

3.3.4.


Giao thoa văn hóa.......................................................................................... 53

3.3.5.

Lễ tảo mộ ....................................................................................................... 56

3.4.

Văn tự ngôn ngữ .................................................................................................. 56

3.4.1.

Văn tự chữ Hán ............................................................................................. 57

3.4.2.

Văn tự song ngữ Hán – Việt.......................................................................... 58

3.4.3.

Văn tự tiếng Việt ........................................................................................... 60

3.4.4.

Câu đối .......................................................................................................... 61

Tiểu kết ....................................................................................................................... 63
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 66
HẬU KÝ ........................................................................................................................... 69



MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Bản đồ huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ................................................................. 10
Hình 2. Tổng quan nghĩa địa Đơng Di Linh....................................................................... 16
Hình 3. Nghĩa địa Tây Di Linh ........................................................................................... 17
Hình 4. Tổng quan nghĩa địa Đơng Di Linh....................................................................... 18
Hình 5. Một số ngơi mộ người Hoa ở nghĩa địa Liên Đầm ............................................... 19
Hình 6. Cổng vào quần thể mộ gia tộc họ Trịnh ................................................................ 19
Hình 7. Tổng quan nghĩa địa Tân Châu ............................................................................. 20
Hình 8. Một số ngơi mộ vườn tại xã Liên Đầm ................................................................. 21
Hình 9. Một số ngơi mộ vườn tại xã Tân Châu .................................................................. 21
Hình 10. Mộ hướng về phía Thanh Long - Bạch Hổ ......................................................... 24
Hình 11. Mộ phần có chữ Hán và câu đối .......................................................................... 25
Hình 12. Mộ phần người Hoa bị Việt hóa .......................................................................... 26
Hình 13. Mộ bằng Xi - măng.............................................................................................. 27
Hình 14. Mộ bằng gạch men .............................................................................................. 27
Hình 15. Mộ bằng đá hoa cương ........................................................................................ 27
Hình 16. Mộ phần cầu kì .................................................................................................... 28
Hình 17. Mộ phần bình thường .......................................................................................... 28
Hình 18. Mộ móng ngựa viền ngang bình thường ............................................................. 29
Hình 19. Mộ móng ngựa viền hoa sen ............................................................................... 30
Hình 20. Mộ móng ngựa nhiều vịng.................................................................................. 30
Hình 21. Mộ hình trịn ........................................................................................................ 31
Hình 22. Mộ người Hoa khắc tiếng Việt ............................................................................ 31
Hình 23. Bàn thờ thổ địa .................................................................................................... 32
Hình 24. Bàn thờ thổ địa phía bên phải mộ chính .............................................................. 32
Hình 25.Bàn thờ thổ địa nằm trong phần mộ ..................................................................... 33
Hình 26. Bia Bảo Đại năm thứ 6 ........................................................................................ 36

Hình 27. Nghĩa địa Hoa kiều .............................................................................................. 38


Hình 28. Đình Di Linh, di sản văn hóa cấp quốc gia ......................................................... 39
Hình 29. Lưu trạch địa giới ................................................................................................ 41
Hình 30. Một phần mộ của gia tộc họ Lưu......................................................................... 41
Hình 31. Một phần mộ của gia tộc họ Trịnh ...................................................................... 43
Hình 32. Mộ vườn Tân Châu.............................................................................................. 45
Hình 33. Nghĩa địa tập trung Tây Di Linh ......................................................................... 45
Hình 34. Mộ hình móng ngựa bình thường ........................................................................ 46
Hình 35. Bia mộ con rùa Trung Quốc ................................................................................ 47
Hình 36. Mộ dựa vào núi .................................................................................................... 48
Hình 37. Miếu thổ thần mộ................................................................................................. 49
Hình 38. Miếu thổ thẩn đặt trong vành móng ngựa, phía sau và bên trái nấm mộ ............ 50
Hình 39. Số chum nước người nhà cúng cho người đã mất ............................................... 51
Hình 40. Miếu thổ thần núi ở nghĩa địa Hoa kiều .............................................................. 52
Hình 41. Tượng kì lân bên cạnh mộ phần .......................................................................... 54
Hình 42. Tượng sư tử bên cạnh mộ phần ........................................................................... 54
Hình 43. Tượng hai chú chó canh giữ mộ .......................................................................... 55
Hình 44. Tượng rồng bao quanh mộ phần.......................................................................... 55
Hình 45. Mộ chữ Hán ......................................................................................................... 58
Hình 46. Mộ song ngữ Hán- Việt ....................................................................................... 59
Hình 47. Mộ người Hoa chữ Việt ....................................................................................... 60
Hình 48. Câu đối từ phải sang trái ...................................................................................... 61
Hình 49. Mộ có câu đối tiếng Việt ..................................................................................... 62
Hình 50. Những câu đối chính trên bia mộ ........................................................................ 63


1


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Q trình hình thành cộng động người Hoa tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng với
những biến chuyển lịch sử mang tính chất đặc thù đã tạo nên những nét văn hóa khác biệt
so với văn hóa bản địa. Theo đó, sự hình thành và phát triển của cộng đồng này góp phần
làm tăng thêm sự đa dạng và phong phú về tộc người tại đây.
Trong q trình thực hiện, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau. Nhóm nghiên cứu đã thu thập tư liệu thông qua sách vở, công trình nghiên
cứu, tạp chí,… bài nghiên cứu bước đầu thơng qua việc khảo sát về tư liệu bia mộ của
cộng đồng người Hoa tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, qua đó nhằm xây dựng lại một
cách chi tiết, đầy màu sắc về bức tranh đời sống xã hội, đời sống tinh thần của cộng đồng
người Hoa tại đây, đồng thời thể hiện những nét đặc sắc nghệ thuật về mặt văn tự, kiến
trúc xây dựng, điêu khắc hoa văn, chạm trổ… thông qua tư liệu bia mộ.


2

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam với 54 dân tộc anh em sinh sống trải dài từ Bắc chí Nam, sự hình thành và
phát triển cũng như bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc đã góp phần vẽ nên bức tranh
đầy màu sắc về tộc người ở Việt Nam. Với 54 nét riêng không thể lẫn vào đâu được, trải
qua một thời gian dài phát triển, những nét riêng này ít nhiều đã tác động qua lại lẫn nhau,
tuy nhiên vẫn giữ được “hồn” và “chất” riêng của từng tộc người. Tất cả những điều đó đã
làm nên một đất nước Việt Nam thống nhất trong đa dạng giữa các nền văn hóa, làm cho
bốn nghìn năm văn hiến của nước ta càng thêm phong phú, đa dạng và vô cùng độc đáo.
Để nghiên cứu một dân tộc thì việc tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của
tộc người đó là vơ cùng quan trọng. Nó sẽ cho ta cái nhìn tổng quan về tộc người, và là
nền móng cơ sở để chúng ta tiến hành nghiên cứu vấn đề khác có liên quan. Nói một cách
chính xác, nếu như chúng ta khơng nắm bắt được lịch sử hình thành tộc người thì sẽ
không thể nào tiến hành nghiên cứu sâu về tộc người đó trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực

khác nhau.
Người Hoa sống tại Việt Nam chiếm một số lượng rất lớn, họ phân bố trải dài từ
Bắc chí Nam… Người Hoa là một cộng đồng có q trình di cư và định cư lâu dài trên
nước Việt Nam. Nghiên cứu về cộng đồng người Hoa cùng với các đặc trưng bản sắc văn
hóa của họ được rất nhiều người chọn làm đề tài nghiên cứu. Cộng đồng người Hoa ở
huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng đã định cư tại đây khoảng một trăm năm, họ là một trong
những người đầu tiên sinh sống và định cư tại đây. Hiện nay, cộng đồng người Hoa tại
đây khơng cịn đơng đúc nữa, họ chỉ sống tập trung tại thị trấn và một vài xã khác của
huyện. Việc nghiên cứu về các vấn đề của người Hoa tại khu vực này gặp không ít khó
khăn do chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa học hay một tài liệu cụ thể nào về lịch
sử hình thành cũng như phát triển của cộng đồng người Hoa nơi đây. Các tài liệu nói về
lịch sử hình thành của người Hoa nơi đây chỉ đơn thuần là những ghi chép, sử liệu đơn
giản, điều đó chưa cung cấp một thông tin cụ thể hay một cái nhìn chính xác về cộng
đồng người Hoa ở huyện Di Linh.
Khi nhóm nghiên cứu đến địa bàn huyện Di Linh, thơng qua q trình tìm hiểu và
khảo sát người Hoa tại huyện, nhóm nhận thấy rằng vị trí và vai trò của người Hoa ở đây


3

là vô cùng quan trọng. Nhưng đến hiện nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về
lịch sử hình thành cũng như quá trình di cư, nguồn gốc của cộng đồng người Hoa tại địa
bàn huyện Di Linh.
Hiện nay, số lượng người Hoa trên địa bàn huyện Di Linh cịn lại rất ít, họ đang có
nguy cơ bị Việt hóa, những bản sắc văn hóa truyền thống của họ đang có dấu hiệu bị phai
mờ. Vì thế việc nghiên cứu tái hiện lại những nét văn hóa truyền thống của họ trước khi
bị Việt hóa hồn tồn là một vấn đề vô cùng cấp thiết và quan trọng.
Sau khi tiếp cận và nghiên cứu thực địa, nhóm thấy rằng những thông tin được ghi
chép từ bia mộ của người Hoa nơi đây là những thông tin tương đối chắc chắn, ít bị thay
đổi theo thời gian và có lý tính cao. Bên cạnh đó, những thơng tin ghi chép trên bia mộ ở

khu vực huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng từ trước đến nay hầu như chưa từng được một
nhóm nghiên cứu nào khai thác. Đây là một nguồn thơng tin có tính xác thực cao, nó
chính là bằng chứng lịch sử hùng hồn, phản ánh một cách khái quát đời sống cũng như
những thay đổi trong tiến trình lịch sử của người Hoa ở huyện Di Linh.
Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu đời sống của cộng đồng người Hoa tại đây thay đổi
như thế nào trong tiến trình lịch sử, nhóm nghiên cứu là những sinh viên thuộc chuyên
ngành Trung Quốc học, quyết định tiến hành nghiên cứu dựa trên khía cạnh độc đáo và
chưa ai nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu đi vào phân tích những thông tin được ghi
chép trên bia mộ của người Hoa từ xưa đến nay, tiếp đó tiến hành xây dựng lại một cái
nhìn tổng quan về đời sống, lịch sử hình thành cũng như những thay đổi trong đời sống
của người Hoa tại huyện Di Linh. Đề tài có ý nghĩa quan trọng và mang tính thực tiễn cao.
Đồng thời, với mong muốn người đọc càng hiểu rõ hơn về những giá trị, cũng như những
nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Hoa ở huyện Di Linh - một cộng đồng đang
ngày càng ít ỏi và dần bị văn hóa của các dân tộc khác trong khu vực tác động. Nhóm
nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài “Cộng đồng người Hoa tại huyện Di Linh, tỉnh
Lâm Đồng thông qua tư liệu bia mộ ”.


4

2. Mục đích nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tất cả các nơi tập trung bia mộ của người
Hoa tại huyện Di Linh gồm có nghĩa địa Hoa kiều, các nghĩa địa địa phương (nghĩa địa
Đông Di Linh, nghĩa địa Tây Di Linh, nghĩa địa Liên Đầm, nghĩa địa Tân Châu) và khu
mộ vườn tại Liên Đầm, Tân Châu cụ thể là khảo sát về văn tự trên bia mộ, vị trí và kiến
trúc xây dựng bia mộ tại đây. Thơng qua việc khảo sát này, nhóm nghiên cứu muốn giới
thiệu đến người đọc những nét cơ bản nhất về cộng đồng người Hoa ở huyện Di Linh
cũng như những đặc trưng văn hóa của họ thơng qua tư liệu bia mộ.
Đồng thời, từ việc nghiên cứu tìm hiểu bia mộ ở các khu chơn cất tập trung đã đóng
góp thêm tư liệu cho việc phục dựng lại lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa tại

huyện. Ngồi ra, việc nghiên cứu cịn nhằm tăng thêm nguồn tư liệu cho người đọc có
quan tâm đến vấn đề trên và các cơng trình nghiên cứu có liên quan sau này.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Việt Nam được đề cập đến trong một số
cơng trình nghiên cứu, sách báo và tạp chí. Tuy nhiên tất cả các cơng trình nghiên cứu
đều tập trung ở một số khu vực có mật độ người Hoa sinh sống khá đông như thành phố
Hồ Chí Minh, Đơng Nam Bộ, Đồng Nai,…Xét về khu vực Lâm Đồng cũng có một số
cơng trình nghiên cứu nhưng số lượng ít và tập trung chủ yếu ở huyện Đức Trọng. Hiện
tại các cơng trình nghiên cứu về người Hoa tại Di Linh rất hiếm. Riêng đối với việc
nghiên cứu cộng đồng người Hoa thông qua tư liệu bia mộ ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng thì chưa tìm thấy cơng trình nghiên cứu nào có liên quan.
Đối với vấn đề cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, đã có một số cơng trình đề cập tới
ở những mức độ khác nhau, cụ thể là:
-

Cuốn Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam của tác giả Châu Hải, 1992,

trình bày quá trình người Hoa di cư đến Việt Nam: các thời kỳ và các đặc điểm, các loại
hình liên kết của người Hoa ở Việt Nam.
-

Cuốn Các nhóm Hoa và vấn đề thống nhất tên gọi của tác giả Nguyễn Trúc Bình.

Thơng báo dân tộc học - 1973 - Số 3. Bài báo này chủ yếu tìm hiểu tên gọi và quá trình
hình thành tộc người của dân tộc Hoa ở Việt Nam qua ngôn ngữ và văn hóa của họ.


5

-


Cuốn Người Hoa ở Nam Bộ của Phan An, 2005. Đây là quyển sách bao gồm một

số bài viết cho các chương trình, đề tài về người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
và ở Nam Bộ nói chung. Đa phần cuốn sách này đào sâu vào tìm hiểu đời sống, tín
ngưỡng, tơn giáo,…của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh đó, tác
giả cũng đề cập đến cộng đồng nguời Hoa ở Sóc Trăng: lịch sử và hiện đại.
-

Đề tài Các nhóm cộng đồng người Hoa ở tỉnh Đồng Nai – Việt Nam của tác giả

Trần Hồng Liên, đã đề cập đến quá trình du nhập của người Hoa vào Đồng Nai, các nhóm
người Hoa ở Đồng Nai và đặc điểm của các nhóm thơng qua đời sống kinh tế, văn hóa, xã
hội. Qua đó thấy được người Hoa, dù thuộc nhóm nào, họ cũng liên kết với nhau trong
kinh tế, tín ngưỡng và văn hố để có thể tồn tại và phát triển không chỉ ở Đồng Nai, ở
Việt Nam mà cả trong khu vực và trên thế giới.
-

Cơng trình nghiên cứu khoa học Người Hoa ở Bình Dương- lịch sử và hiện trạng

của TS. Huỳnh Ngọc Đáng, cơng trình giúp người đọc thấy được lịch sử quá trình hình
thành cộng đồng người Hoa ở miền Nam cũng như các nhóm cộng đồng người Hoa ở
Bình Dương. Bên cạnh đó cũng đề cập tới hoạt động kinh tế, đời sống văn hóa, đời sống
xã hội của các nhóm cộng đồng người Hoa tại đây.
-

Bài báo Những giá trị đặc sắc của văn hố người Hoa ở Việt Nam của TS. Trương

Quốc Bình nói về những phẩm chất và giá trị truyền thống của người Hoa và văn hố Hoa.
-


Tạp chí Văn hóa người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Vũ Lê nói về

các giai đoạn, phương thức hội nhập của người Hoa vào Việt Nam đặc biệt là Sài Gịn Gia
Định và Nam Bộ thêm vào đó là những nét đặc sắc về văn hóa của người Hoa tại thành
phố Hồ Chí Minh.
-

Tác phẩm Gia Định Thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức, Phủ biên tập lục của Lê

Quý Đôn đã cung cấp những tư liệu về sinh hoạt vật chất, văn hóa tinh thần của cư dân
đương thời ở Đàng trong, đặc biệt là người Hoa ở Nam Bộ.
Về tư liệu bia mộ của người Hoa ở Việt Nam, tài liệu hầu như rất hiếm, nhóm
nghiên cứu chỉ tìm thấy một số đề tài liên quan đến bia chữ Hán trong Hội quán người
Hoa ở Việt Nam và một số cơng trình nghiên cứu về bia mộ của người Việt, cụ thể như
sau:


6

-

Cuốn Bia chữ Hán trong Hội quán người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh của

Nguyễn Cẩm Thúy, 1999. Cuốn sách này mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về
Hội quán của người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cuốn sách này cũng đề
cập đến văn bia, một hệ thống sử liệu thể hiện nhiều đặc trưng trong sinh hoạt kinh tế - xã
hội và đời sống văn hóa – tâm lý của cả một cộng đồng, hội quán người Hoa, góp phần
ghi lại lịch sử cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.
-


Đề tài Sơ khảo các ngơi mộ cổ ở Đà Nẵng của Nguyễn Phước Bảo Đàn, tạp chí

phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng năm 2010. Bài viết là kết quả khảo sát bước đầu về bia
mộ cổ ở Đà Nẵng thông qua những đặc điểm cơ bản của văn bia góp phần bổ khuyết,
củng cố thêm cho những lập luận, khẳng định sự tồn tại của một giai đoạn nghệ thuật tạo
hình trên bia mộ; thêm vào đó kết quả của việc đưa ra sự so sánh của bia mộ tại đây với
bia mộ cổ tại các địa phương khác đã chứng tỏ những ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo
trong giai đoạn lịch sử này.
-

Bài viết Sơ bộ khảo sát tư liệu văn bia chữ Nôm của ThS. Nguyễn Thị Hường khảo

sát một cách tổng quan về hệ thống văn bia chữ Nôm hiện sưu tầm được ở Việt Nam.
Trong bài viết tác giả chủ yếu tiến hành khảo sát về văn bia chữ Nôm của người Việt. Từ
đó đưa ra được những đặc điểm cơ bản về sự phân bố, đặc điểm văn bản trên văn bia, nội
dung cơ bản được phản ánh trong văn bia chữ Nơm.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đều quan tâm đến đời sống văn hóa tinh
thần, vật chất của cộng đồng người Hoa trên phương diện rộng (phạm vi cả nước) và
phương diện hẹp (phạm vị một tỉnh). Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào
đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa thông qua tư liệu
bia mộ. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều dựa vào sử lược và tài liệu thống kê, mà
các tài liệu này qua đối chiếu so sánh với nhau cịn có nhiều sai sót. Bên cạnh đó, cộng
đồng người Hoa ở huyện Di Linh vẫn chưa được nghiên cứu cũng như tìm hiểu trên một
khía cạnh mới nào khác. Xuất phát từ nhu cầu trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định đi
theo một hướng hoàn toàn mới là tiến hành nghiên cứu đề tài “Cộng đồng người Hoa ở
huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng thông qua tư liệu bia mộ”.


7


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm có khách thể là cộng đồng người Hoa tại
huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng; chủ thể bao gồm tất cả bia mộ tại các nghĩa địa thuộc
huyện Di Linh: Nghĩa địa Hoa kiều, các nghĩa địa địa phương (nghĩa địa Đông Di Linh,
nghĩa địa Tây Di Linh, nghĩa địa Liên Đầm, khu mộ vườn Tân Châu và khu mộ vườn
Liên Đầm.
Về phần phạm vi nghiên cứu: huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp tổng hợp tư liệu: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm kiếm, tham khảo
các tư liệu sách vở, tạp chí và đề tài nghiên cứu khoa học cùng những luận văn có liên
quan đến đề tài “Cộng đồng người Hoa ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng thơng qua tư
liệu bia mộ”, sau đó trích dẫn những thơng tin chính xác và cần thiết, hình thành cơ sở lý
luận làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu; phương pháp này nhóm nghiên cứu chủ yếu sử
dụng phục vụ cho chương một của đề tài.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhóm nghiên cứu thực hiện điều tra thơng qua hình
thức phỏng vấn một số người Hoa lớn tuổi để có những thơng tin về các nghĩa địa trong
vùng và những thơng tin có liên quan… Thơng qua người dân địa phương cung cấp thơng
tin về vị trí của các nghĩa địa, phỏng vấn quản trang tại các nghĩa địa cịn được quản lí để
tìm hiểu về số lượng mộ phần người Hoa một cách chính xác cũng như những thơng tin
liên quan đến bia mộ. Nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp này trong chương
hai và chương ba.
Phương pháp phân tích, đánh giá: Tiến hành phân tích dữ liệu trên bia mộ qua đó
xác định được nguồn gốc, quan hệ gia đình,… Bên cạnh đó, việc đánh giá về kiến trúc,
cấu trúc mộ phần cho thấy được những giá trị văn hóa truyền thống, địa vị xã hội…Tìm
hiểu các hình thức chơn cất cho thế hệ sau nắm rõ để duy trì và phát huy giá trị văn hóa
trong đời sống tâm linh của cộng đồng người Hoa tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Kết



8

quả thu được từ phương pháp này, nhóm nghiên cứu dùng để phục vụ cho chương hai và
chương ba, cũng là nội dung chính của đề tài.
Ngồi ra, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ như:
Phương pháp thống kê định lượng (thu thập và xử lý văn tự trên tất cả các bia mộ của
người Hoa tại huyện, từ đó thống kê thành một bảng số liệu cụ thể về họ tên, giới tính,
năm sinh, năm mất, nguyên quán…), Phương pháp so sánh (hình thức chôn cất và kiến
trúc mộ của người Hoa huyện Di Linh xưa-nay, thêm vào đó là sự giao thoa Hoa-Việt
trong kiến trúc xây dựng mộ phần của người Hoa).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu và xây dựng lịch sử hình thành của cộng đồng người
Hoa tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, từ đó cho thấy vị trí và tầm quan trọng của cộng
đồng này trong sự phát triển về nhiều mặt như kinh tế, xã hội,… tại huyện. Đặc biệt, đề
tài sẽ là nguồn tư liệu có giá trị với những chuyên ngành: Dân tộc học, Nhân học, Châu Á
học, Văn hóa học v.v… trong việc nghiên cứu bia mộ của người Hoa cũng như lịch sử
hình thành của cộng đồng này.
Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu bia mộ và cộng đồng người Hoa tại huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn, tổng quan, chi tiết hơn về
nguồn gốc hình thành và các khía cạnh khác trong đời sống của họ, góp phần giữ gìn và
phát huy những nét đặc sắc về văn hóa, ngơn ngữ, kiến trúc bia mộ, phong tục chơn cất
của cộng đồng người Hoa tại đây.
7. Bố cục của đề tài
Nội dung đề tài gồm 3 phần chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về cộng đồng người Hoa ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng và một số kiến thức có liên quan đến việc xây dựng bia mộ của người Hoa.
Chương này nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu đến người đọc vài nét về vùng đất Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về
lịch sử hình thành dân tộc Hoa tại Việt Nam nói chung và cộng đồng người Hoa tại huyện

Di Linh, tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Đồng thời, bổ sung thêm một số kiến thức có liên quan
đến việc xây dựng bia mộ của người Hoa.


9

Chương 2: Đặc điểm nghĩa địa và bia mộ của cộng đồng người Hoa tại huyện
Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Thông qua quá trình khảo sát và thống kê, trong chương này nhóm nghiên cứu sẽ
giới thiệu với người đọc những nét cơ bản, đặc điểm quan trọng của từng nghĩa địa tập
trung và mộ vườn của người Hoa trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Thêm vào
đó, nhóm nghiên cứu cung cấp thêm những thông tin chi tiết mộ phần người Hoa gồm có
những thơng tin về: vị trí - phong thủy, văn tự, chất liệu xây dựng, hoa văn,… Những
thông tin trong chương này sẽ là bước đệm cơ bản và vững chắc để nhóm nghiên cứu đi
vào chương ba cũng là chương quan trọng nhất của đề tài.
Chương 3: Cộng đồng người Hoa thông qua ghi chép trên bia mộ.
Từ kết quả khảo sát đã có ở chương hai, trong chương ba nhóm nghiên cứu chủ yếu
xây dựng lại hình ảnh tổng quan về cộng đồng người Hoa từ xưa đến nay tại huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng, những đặc trưng văn hóa thơng qua ghi chép trên bia mộ cũng như
văn tự ngôn ngữ của họ.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA
Ở HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
1.1.

Vài nét về huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

1.1.1.

Giới thiệu

Di Linh là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ cao
1000m so với mặt nước biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring, theo nhiều người, đây là
tên của vị chủ làng có cơng thành lập ra bn này. Di Linh là vùng đất bazan màu mỡ, có
tổng diện tích tự nhiên hơn 162.000 ha; trong đó có 47.000 ha đất nơng nghiệp. Di Linh
có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây cơng nghiệp mà đặc biệt là
cây cà phê.

Hình 1. Bản đồ huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 1
1.1.2.

Vị trí địa lý

Di Linh có diện tích là 1614.63 km2. Phía Đơng giáp với huyện Đức Trọng, phía
Tây giáp với huyện Bảo Lâm, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, cịn phía Bắc giáp huyện
Lâm Hà. Mạng lưới giao thông đối ngoại gồm quốc lộ 20, quốc lộ 28, tạo điều kiện thuận
lợi cho huyện Di Linh giao lưu hàng hóa với cả khu vực Tây Nguyên, khu vực duyên hải
1

Theo Trang Cổng thông tin điện tử bộ kế hoạch và đầu tư www.mpi.gov.vn


11

Nam Trung bộ và khu vực miền Đông Nam bộ, vì thế đây là khu vực giàu tiềm năng
trong lĩnh vực thương mại, hàng hóa, sau khi sản xuất dễ dàng vận chuyển đi các tỉnh
thành trên cả nước. Huyện Di Linh có nhiều dạng địa hình khác nhau, nhưng chủ yếu có

hai dạng địa hình đó là địa hình bình sơn nguyên và địa hình núi cao.
-

Địa hình bình sơn nguyên : vùng này tương đối bằng phẳng, phân bố ở các quốc lộ

20, thích hợp trồng các loại cây cơng nghiệp.
-

Địa hình núi cao: phân bố ở phía Nam và Tây Nam huyện Di Linh. Hiện nay còn

rừng tự nhiên che phủ, vùng này chủ yếu là phát triển lâm nghiệp với chức năng phòng hộ
và bảo vệ môi trường .
Huyện Di Linh bao gồm thị trấn Di Linh và 18 xã: Bảo Thuận, Đinh Lạc, Đinh Trang Hoà,
Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Gia Hiệp, Gung Ré, Hoà Bắc, Hoà Nam, Hoà Ninh, Hoà
Trung, Liên Đầm, Sơn Điền, Tam Bố, Tân Châu, Tân Nghĩa, Tân Thượng.
1.1.3.

Cơ cấu dân số

Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng có diện tích khoảng 1614.14 km2. Dân số tăng đều
từ năm 2005- 2015 được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dưới đây:
Năm

Diện tích (km )
2

Dân số
trung bình (Người)

Mật độ dân số

(Người/km2)

2005

1628.32

148,356

91

2006

1614.14

150,236

93

2007

1614.14

152,570

94

2008

1614.14


154,268

96

2009

1614.14

164,786

96

2010

1614.14

155,814

97

2011

1614.14

157,707

98

2012


1614.14

158,609

98

2013

1614.14

161,112

100

2014

1614.14

162,900

101

2015

1614.14

164,719

102



12

Bảng 1. Thống kê diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Di Linh 2
1.2.

Tổng quan về cộng đồng người Hoa ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và một

số kiến thức có liên quan đến bia mộ của người Hoa tại đây
1.2.1.

Tổng quan về cộng đồng người Hoa ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

Một trong những đặc điểm nổi bật của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đó là địa bàn
cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Vì vậy, nơi đây có sự giao lưu và pha trộn giữa các
nền văn hóa khác nhau tạo nên một bức tranh vô cùng đa dạng và đặc sắc giúp đời sống
tinh thần của người dân thêm phong phú. Hiện nay hiện có hơn 20 dân tộc cùng sinh sống
bao gồm các dân tộc: Kinh, Hoa, K’Ho, Nùng, Tày, Khmer…
Dân cư ở huyện Di Linh chủ yếu gồm đồng bào dân tộc và đồng bào từ các tỉnh
đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ di cư đến đây lập nghiệp và sinh sống. Mặc dù đến
từ nhiều vùng miền khác nhau nhưng họ vẫn phát huy tốt tinh thần đồn kết, cùng nhau
xây dựng một cuộc sống hịa bình, ổn định góp phần cho sự phát triển của huyện như
ngày nay.
Theo số liệu thống kê từ Chi cục thống kê huyện Di Linh (năm 2009), dân tộc Hoa
có 326 người, chiếm 1.73%, nhiều thứ 3 trong tổng số dân tại huyện, sau dân tộc Kinh và
dân tộc K’Ho. Họ di cư đến đây vì nhiều lý do khác nhau như: điều kiện kinh tế, khí hậu,
chất lượng cuộc sống,…Theo người dân địa phương cung cấp thơng tin thì cộng đồng
người Hoa vào những đợt di cư đầu tiên đến đây họ bao gồm năm nhóm người chủ yếu:
người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Khách Gia.
Cộng đồng người Hoa đến huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng từ rất sớm qua nhiều giai

đoạn khác nhau, chủ yếu gồm các mốc thời gian sau: khoảng trước những năm 1930, năm
1954 và sau năm 1975 (nhóm nghiên cứu sẽ nói rõ hơn ở chương ba). Họ rời quê hương
để đến nơi đất khách quê người sinh sống, lập nghiệp nên hiển nhiên gặp khơng ít khó
khăn nhưng nhờ có sự giúp đỡ lẫn nhau và hội nhập với những nhóm người khác tại đây,
cộng đồng người Hoa tại huyện Di Linh phát triển khá mạnh mẽ. Bên cạnh một số ngành
nghề truyền thống như kinh doanh nhà thuốc Đơng y, bán trà thuốc v.v.. , thì người Hoa
hiện nay còn theo nghề trồng trọt cà phê.
2

Theo Chi cục thống kê huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.


13

Cộng đồng người Hoa tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng là một cộng đồng tương
đối lớn. Tuy nhiên, hiện nay người Hoa tại đây đang dần có xu hướng bị Việt hóa, họ
khơng cịn sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ thường xuyên nữa mà thay vào đó là sử dụng luôn
tiếng Việt như người Việt. Ngay cả những người lớn trong gia đình như ơng bà, cha mẹ
cũng rất ít khi nói tiếng mẹ đẻ với con cháu của mình, vì thế các thế hệ trẻ khơng nói
được tiếng của tổ tiên, ông bà họ, dần dần những thế hệ sau đã khơng cịn biết gốc gác của
mình như thế nào. Mặc khác, tại địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng vẫn cịn một số ít
hộ gia đình vẫn giữ được tiếng nói truyền thống, vẫn cho con cháu của họ học tiếng Hoa,
trong gia đình vẫn có người khi làm việc sử dụng tiếng Hoa.
Người Hoa khi đi đến đâu họ đều sống tập trung với nhau tại một thôn hay một xã
để giúp đỡ nhau trong q trình lập nghiệp, gắn bó mật thiết với nhau. Nhưng cộng đồng
người Hoa ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng có một khác biệt lớn so với các cộng đồng
người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh hay cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai,…là ở đây
người Hoa ít có nơi nào để tập hợp, sinh hoạt cộng đồng, bởi thế họ cũng không thường
xuyên sử dụng phương ngữ của mình.Tuy rằng họ vẫn biết những thơng tin về nhau, vẫn
thường xuyên liên lạc nhưng một nơi để sinh hoạt chung thì hồn tồn khơng có. Mặc dù

vậy, có thể thấy rằng, các sinh hoạt tín ngưỡng của họ vẫn được duy trì và gần như cịn
ngun vẹn. Điều nay chứng tỏ các quan niệm thâm căn cố đế trong đời sống tâm linh của
họ vẫn còn rất đậm nét, ăn sâu bén rễ cùng năm tháng; đặc biệt trong việc xem phong
thủy khi xây dựng mộ phần cho người đã khuất hay các lễ nghi cúng bái,…nhóm nghiên
cứu sẽ tiếp tục phân tích ở những chương sau.
1.2.2.

Một số kiến thức có liên quan đến việc xây dựng bia mộ của người Hoa

Người Hoa từ cổ xưa đã nhận thức “vạn vật hữu linh”( 万物有灵论). Con người sau
khi chết, linh hồn vẫn không tiêu tan mà tồn tại vĩnh viễn tại chốn “minh gian” (thế giới u
minh của các linh hồn). Linh hồn ấy vẫn có cuộc sống như lúc sinh tiền. Quan niệm “sự
tử như sự sinh” ấy khiến người Hoa “sùng tơng kính tổ”, đời đời phụng tế, từ đó hình
thành nên một loại hình kiến trúc chuyên sử dụng cho việc an táng và tế tự người đã mấtkiến trúc bia mộ.
Kiến trúc lăng mộ gồm hai bộ phận hợp thành là địa thượng (bộ phận phía trên mặt
đất) và địa hạ (bộ phận phía dưới mặt đất). Phần địa hạ phần nhiều mô phỏng tỉnh cảnh


14

sinh sống của người đã mất lúc sinh thời, dùng để an táng thi thể người đã mất và chôn
theo các vật dụng, đảm bảo cho cuộc sống tương tự như cuộc sống lúc còn ở trần gian.
Phần địa thượng chủ yếu để cho người sau cử hành lễ tế tự và đặt thần chủ. Hai bộ phận
trên kết hợp với nhau tạo thành một hợp thể vừa để an táng vừa để tế tự. Đây cũng là nét
đặc trưng độc đáo của kiến trúc lăng mộ so với các loại hình kiến trúc khác.
Ngồi ra, mơ phần từ hình thức đến kiến trúc, vật liệu xây dựng, trang trí, các hoa
văn cho đến màu sắc đều có những quy định chặt chẽ về giai cấp. Mộ phần của người
bình thường sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với mộ phần của những gia đình khá giả. Những
người bình thường thường là phần mộ riêng biệt. Còn những dòng tộc có tiếng thường sẽ
có khu vực mộ riêng của mình (dẫn chứng về hình ảnh sẽ được đưa ra ở chương thứ 2).

Từ những kiến thức trên về việc xây dựng mộ phần, nhóm nghiên cứu có được một
cái nhìn khái quát về cách thức xây dựng mộ của người Hoa. Thơng qua đó tiền hành
khảo sát các khu vực mộ phần của người Hoa trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Tiểu kết
Di Linh là một vùng đất bazan màu mỡ thích hợp cho việc trồng cây cà phê và cây
chè, đa phần người dân đều theo nghề trồng cà phê hoặc trồng chè kết hợp chăn nuôi gia
súc, gia cầm; đây cũng là khu vực tiếp giáp với Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung
Bộ và khu vực Đơng Nam Bộ vì thế người dân sinh sống tại đây sau khi trồng trọt ra
thành phẩm dễ dàng vận chuyển đến bn bán ở những khu vực có khả năng tiêu thụ cao
ở trên. Cộng đồng người Hoa từ khi di cư đến đây bên cạnh một số nghề khác thì đa phần
họ đều trồng cà phê. Người Hoa tại đây tuy không thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ
của mình và khơng có nơi sinh hoạt cộng đồng riêng nhưng vẫn có những hộ gia đình cho
con em của mình học tiếng Hoa, vẫn cố gắng giữ gìn những đặc trưng văn hóa của mình.
Thêm vào đó, từ một số kiến thức về việc xây dựng mộ phần của người Hoa, nhóm
nghiên cứu dựa vào cơ sở đó tiếp tục tiến hành khảo sát ở chương 2.


15

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGHĨA ĐỊA VÀ BIA MỘ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA
Ở HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
Sau những tìm hiểu sơ nét về huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng cũng như cộng đồng
người Hoa tại đây, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục đưa ra những mô tả chi tiết về vị trí, đặc
điểm của từng nghĩa địa đã khảo sát. Ngồi ra trong chương này chúng tơi cũng sẽ mô tả
lại những nét đặc trưng nhất về bia mộ của cộng đồng người Hoa tại huyện Di Linh, tỉnh
Lâm Đồng.
2.1.

Miêu tả chung và đặc điểm của từng nghĩa địa

2.1.1.

Nghĩa địa Hoa kiều

Nghĩa địa Hoa kiều là nghĩa địa nằm ở khu vực trung tâm Thị trấn Di Linh, tỉnh
Lâm Đồng có diện tích là 8602m2 3; nằm trên một ngọn đồi nhìn ra hướng Đơng, đối diện
có nhiều dãy núi trập trùng bao quanh. Nghĩa địa này đã có từ trước năm 1930, đến năm
1970 chính thức lấy tên là nghĩa địa Hoa kiều, đến 1992 được cộng đồng người Hoa trùng
tu lại. Hiện nay do quỹ đất có hạn nên người dân khơng thể tiếp tục chơn cất tại đây nữa
và cũng khơng chịu sự quản lí của cơ quan hay đơn vị nào của huyện. Ở đây có tổng cộng
khoảng hơn 150 ngơi mộ (do nhóm nghiên cứu tự thống kê vì nghĩa địa đã bị bỏ hoang
lâu năm, khơng cịn người dân nào biết chính xác số lượng các ngôi mộ): phần lớn là mộ
người Hoa khoảng hơn 100 cái, hơn 20 ngôi mộ đã được bốc đi hoặc bị vùi lấp không thể
thấy được văn tự trên bia; khoảng 30 ngôi mộ người Việt.
Mặc dù bị bỏ hoang nhiều năm nhưng có thể nói nghĩa địa Hoa kiều là nơi tập trung
nhiều ngôi mộ người Hoa nhất của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

3

Theo Thống kê Ủy ban thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.


16

Hình 2. Tổng quan nghĩa địa Đơng Di Linh
(Nguồn: nhóm nghiên cứu)
2.1.2.

Các nghĩa địa khác tại địa phương (nghĩa địa Tây Di Linh, nghĩa địa


Đông Di Linh, nghĩa địa Liên Đầm, nghĩa địa Tân Châu)
- Nghĩa địa Tây Di Linh nằm ở phía tây thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trên quốc
lộ 20, gần hồ tây Di Linh và có diện tích là 33610.6 m2, được xây dựng vào năm 1907.
Tính đến thời điểm hiện tại thì số lượng mộ trong khu vực này lên đến hơn 10 000 ngôi
mộ 4, chia thành hai khu vực: khu vực mộ Phật giáo và khu vực mộ Công giáo. Hầu hết
các ngơi mộ trong nghĩa địa này đều hướng về phía Đông, được bao bọc xung quanh bởi
đồi cà phê dày đặc. Tại đây không quy hoạch khu chôn cất riêng biệt dành cho người Hoa
mà phải chôn cất xen kẽ với người Việt, trong đó số lượng mộ người Hoa không đáng kể
khoảng gần 100 ngôi mộ (theo thống kê từ nhóm nghiên cứu vì khơng cịn người quản
trang nên khơng nắm bắt được số liệu chính xác). Hiện nay tại khu vực mộ Phật giáo
không được phép tiến hành chơn cất vì khơng đủ diện tích đất.

4

Theo Thống kê Ủy ban thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.


17

Hình 3. Nghĩa địa Tây Di Linh
(Nguồn: nhóm nghiên cứu)
- Nghĩa địa Đông Di Linh (Nghĩa địa Phạm Văn): Nghĩa địa Đơng Di Linh nằm ở
phía đơng thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, gần hồ đông Di Linh và trạm điện Di Linh, có
diện tích là 35654 m2, được xây dựng vào năm 1987. Tất cả có khoảng hơn 2000 ngôi mộ,
các ngôi mộ ở nghĩa địa này đều hướng về phía Đơng, nhìn xuống thung lũng, ruộng đất,
đối diện là những ngọn núi trùng điệp. Đây là khu vực đã được quy hoạch để làm nghĩa
địa nên những ngôi mộ ở đây đều được xây theo hàng, theo lối và đến nay vẫn được phép
chôn cất. Mộ người Hoa ở nghĩa địa này được chôn cất xen kẽ với mộ người Việt và
chiếm số lượng rất ít khoảng 10 đến 15 ngôi mộ (đa phần là những ngôi mộ được cải táng
từ nghĩa địa Hoa kiều sang đây chôn cất).



18

Hình 4. Tổng quan nghĩa địa Đơng Di Linh
(Nguồn: nhóm nghiên cứu)
- Nghĩa địa Liên Đầm: nghĩa địa Liên Đầm là nghĩa địa tọa lạc trên quốc lộ 20 thuộc
xã Liên Đầm, tỉnh Lâm Đồng. Khu vực này cùng với xã Tân Châu là hai xã tập trung
nhiều người Hoa sinh sống nhất trong huyện. Tuy nhiên những người Hoa tại đây lại
chuộng cải táng mộ tổ tiên tại vườn nhà (phần này nhóm sẽ trình bày kỹ ở những phần
sau). Nghĩa địa Liên Đầm hiện nay chỉ còn lại khoảng 30 ngơi mộ người Hoa (là những
mộ cịn dùng văn tự chữ Hán, còn rất nhiều bia mộ khác nhóm cho rằng có lẽ là người
Việt gốc Hoa, do nhóm căn cứ trên họ tên, q qn từ phía Bắc chuyển vào). Trong đó
ngồi khu vực chơn tập trung người Việt và người Hoa, cịn có một khu vực chơn riêng
của người Hoa dịng họ Trịnh.


19

Hình 5. Một số ngơi mộ người Hoa ở nghĩa địa Liên Đầm
(Nguồn: nhóm nghiên cứu)

Hình 6. Cổng vào quần thể mộ gia tộc họ Trịnh
(Nguồn: nhóm nghiên cứu)
- Nghĩa địa Tân Châu: nghĩa địa Tân Châu thuộc thôn 6, nằm trên địa bàn thị xã Tân
Châu với diện tích hơn 1000 m2, nằm ở khu vực hẻo lánh phía sau một trường tiểu học.
Đây là khu mộ tập trung của người Việt, người Hoa và người K’Ho. Đa số các mộ ở đây
đều là mộ của người K’Ho, còn mộ của người Việt và người Hoa thì chiếm số lượng ít
hơn. Nghĩa địa Tân Châu có tổng cộng hơn 200 ngơi mộ, trong đó mộ của người Hoa



×