Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tìm hiểu cảnh huống song ngữ việt hoa ở cộng đồng người hoa tại địa bàn TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.28 KB, 80 trang )

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái quát về hiện tƣợng song ngữ

11

1.2 Lịch sử hình thành hiện tƣợng song ngữ Việt- Hoa tại TP Hồ Chí Minh

18

1.3 Khái quát về tiếng Hán và phƣơng ngữ Hán liên quan đến đề tài nghiên cứu

25

1.4 Tình hình sử dụng song ngữ Việt- Hoa của ngƣời Hoa tại TP Hồ Chí Minh

31

1.5 Chính sách ngôn ngữ của Việt Nam

32

1.6 Tiểu kết

38

CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT CẢNH HUỐNG SONG NGỮ VIỆT- HOA Ở CỘNG
ĐỒNG NGƢỜI HOA TẠI KHU VỰC QUẬN 5 , QUẬN 6 VÀ QUẬN 11
2.1 Đánh giá chung về năng lực ngôn ngữ và tình hình sử dụng song ngữ trong
giao tiếp của ngƣời Hoa ở quận 5, quận 6 và quận 11


39

2.2 Kết quả khảo sát cảnh huống song ngữ Việt- Hoa của ngƣời Hoa tại quận 5,
quận 6 và quận 11

44

2.3 Chiến lƣợc ngôn ngữ trong giao tiếp song ngữ Việt- Hoa của cộng đồng
ngƣời Hoa tại khu vực quận 5, 6, 11

54

2.4 Tiểu kết

55

CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
SONG NGỮ VIỆT - HOA
3.1 Bảo tồn và phát huy song ngữ Việt- Hoa trong giao tiếp

56

3.2 Bảo tồn và phát huy song ngữ Việt- Hoa trong văn hóa - nghệ thuật

57

3.3 Bảo tồn và phát huy song ngữ Việt- Hoa trong dạy học tại nhà trƣờng

59


3.4 Tiểu kết

63
1


TỔNG KẾT

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

Phụ lục

68

2


BẢN TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NGƢỜI HOA TẠI ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH>
Mã số: <SV2016-13>
1. Vấn đề nghiên cứu (vấn đề, tính cấp thiết)
Trong giáo dục hiện nay, ngoài việc học tiếng Việt và chữ quốc ngữ, học sinh
sinh viên phải đƣợc học tập và tiếp thu thêm ngoại ngữ. Hiện nay ngoại ngữ đã trở
thành một bộ môn chính trong hệ thống môn học ở nhà trƣờng, trong đó tiếng Trung

Quốc cũng đƣợc áp dụng một cách rộng rãi và chọn lọc để đáp ứng nhu cầu ngoại ngữ
cho con em ngƣời Việt cũng nhƣ con em ngƣời Hoa trên địa bàn cả nƣớc. Việc nghiên
cứu hiên tƣợng song ngữ Việt - Hoa sẽ góp phần đáng kể vào công cuộc nghiên cứu
về giáo dục tiếng Hoa tại nhà trƣờng ở nƣớc ta nói chung và tại TP Hồ Chí Minh nói
riêng.
2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu: Thông qua việc khảo sát cảnh huống song ngữ Việt- Hoa, từ đó
chung tay góp phần vào việc nghiên cứu hiện tƣợng đa ngữ của ngôn ngữ học xã hội.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô, các bạn sinh
viên và những ai muốn nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội cũng nhƣ các vấn đề thuộc
về văn hóa- dân tộc.
3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu
Ngoài phần mục lục, danh mục cách chữ viết tắt, mở đầu, kết luận tài liệu tham
khảo và phụ lục thì nội dung chính sẽ đƣợc triển khai cấu trúc thành ba chƣơng .
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp khảo sát, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh - đối chiếu
5. Kết quả nghiên cứu (ý nghĩa của các kết quả) và các sản phẩm (Bài báo khoa học,
phần mềm máy tính, quy trình công nghệ, mẫu, sáng chế, …)(nếu có)
Tìm hiểu và khảo sát đƣợc tình hình sử dụng song ngữ Việt- Hoa của cộng đồng
ngƣời Hoa tại TP Hồ Chí Minh để đƣa ra các kiến nghị, phƣơng hƣớng cho sự bảo tồn
và phát huy ngôn ngữ của ngƣời Hoa. Từ đó phát triển giáo dục song ngữ và giáo dục
ngôn ngữ thông qua các loại hình nghệ thuật truyền thống, đồng thời cũng gìn giữ và
phát huy nét đẹp văn hóa giữa Việt Nam- Trung Hoa.
3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Dân số dân tộc Hoa ở Nam Bộ phân theo giới tính
Bảng 1.2 Dân số ngƣời Hoa ở Nam Bộ


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP: thành phố
THCS: trung học cơ sở
THPT: trung học phổ thông
HS-SV: Học sinh - sinh viên

5


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Công trình này đã khảo sát đƣợc cách dùng và mức độ sử dụng tiếng Việt và
tiếng Hoa của cộng đồng ngƣời Hoa tại TP Hồ Chí Minh , đồng thời đƣa ra đƣợc
phƣơng hƣớng và kiến nghị để phát triển, bảo tồn song ngữ Việt- Hoa trong lời ăn
tiếng nói hằng ngày, trong giáo dục và trong văn hóa nghệ thuật.

6


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài ( Đánh giá những kết quả trước đây, những vấn đề
đang đặt ra có liên quan đến đề tài; sự cần thiết của đề tài )
Lịch sử vấn đề:
Đề tài về ngôn ngữ, văn hóa của ngƣời Hoa ở miền Nam nói chung và ở khu
vực TP Hồ Chí Minh nói riêng là một mảng đề tài thu hút khá nhiều sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nƣớc. Nhƣ ta thấy những công trình tiêu biểu có
thể kể đến nhƣ sau:
Trƣớc năm 1975, Người Hoa ở miền Nam Việt Nam của Tsai Maw Kuey

(1965) là luận án tiến sĩ Đại Học Sorbonne - Pháp, tác giả nghiên cứu và nêu lên đƣợc
rõ nét tình hình phát triển, kinh tế, xã hội văn hóa của ngƣời Hoa ở miền Nam Việt
Nam. Bên cạnh đó còn có Đào Trinh Nhất với tác phẩm Thế lực khách trú và vấn đề
di dân vào Nam Kì cũng phản ánh chân thật và rõ nét bối cảnh, lịch sử di dân của
ngƣời Hoa tại miền Nam Việt Nam.
Sau năm 1975, đất nƣớc bƣớc vào thời kì xây dựng và đổi mới, vị thế của
ngƣời Hoa ngày càng quan trọng và ảnh hƣởng đến nhiều mặt trong xã hội, Các nhóm
cộng đồng người Hoa ở Việt Nam của Châu Hải đã nêu lên đƣợc giá trị văn hóa, nếp
sống, sinh hoạt và hoạt động văn hóa của ngƣời Hoa thời điểm đó.
Và mãi đến 1994, Mạc Đƣờng xuất bản cuốn Xã hội người Hoa ở TP Hồ Chí
Minh sau 1975 mới nhắc đến nhiều khía cạnh hơn về ngƣời Hoa và đặc biệt bắt đầu đề
cập đến vấn đề giáo dục của ngƣời Hoa.
Vào năm 2016, GS.TS Nguyễn Văn Khang đã xuất bản công trình khoa học
mang tên Ngôn Ngữ Học Xã hội, không dừng lại ở các nội dung lí thuyết, mỗi nội
dung khoa học đều đƣợc tác giả nhìn nhận, gắn với đời sống thực tế của các ngôn ngữ
cụ thể, đặc biệt là các ngôn ngữ ở Việt Nam nhƣ tiếng Việt- chữ Việt, tiếng nói- chữ
viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam .Chú trọng tới sự tƣơng tác giữa xã hội với
ngôn ngữ, vận dụng lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội. Đây là một nghiên cứu có giá
trị thực tiễn về song ngữ.
Gần nhất là vào năm 2015, Cảnh huống song ngữ Việt Hoa tại đồng bằng sông
Cửu Long của tác giả Tiến sĩ Hoàng Quốc ra đời. Nó thể hiện rõ nét về đặc điểm sử
dụng ngôn ngữ tại từng khu vực, mô tả nên bức tranh tổng quát về ngƣời Hoa và
tiếng Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long, đi sâu vào nghiên cứu hành vi ngôn ngữ cụ
thể tại Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Để nối tiếp con đƣờng nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội, chúng tôi muốn
đóng góp thêm sức lực và cũng nhƣ để có cái nhìn mới về hiện tƣợng song ngữ ViệtHoa.
7


Sự cần thiết và tính cấp thiết của đề tài :

Đất nƣớc Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và đa văn hóa. Về
việc thống nhất lãnh thổ, Việt Nam còn thống nhất và bình đẳng ngôn ngữ, chọn tiếng
Việt là quốc ngữ để sử dụng chung cho tất cả các vùng miền trên toàn lãnh thổ. Nhƣng
bên cạnh sử dụng chữ Việt làm chữ quốc ngữ, các dân tộc ở nƣớc ta đều giữ gìn, phát
huy chữ và tiếng của dân tộc của mình. Do quá trình du nhập của các nền văn hóa,
cũng nhƣ sự nhập cƣ của cƣ dân từ phƣơng bắc, tiếng Hoa của dân tộc Hoa- một trong
54 dân tộc ở Việt Nam- đƣợc xem nhƣ tiếng mẹ đẻ thứ hai của dân tộc này.
Ngƣời Hoa ở Việt Nam chiếm tỷ lệ dân số đông thứ tám trên tổng dân số, và
cùng song hành với tiếng Việt; tiếng Hoa hiện nay đƣợc sử dụng rộng rãi ở nƣớc ta .
Việc nghiên cứu về tiếng Hoa sẽ cho chúng ta tiếp cận gần hơn với văn hóa, bản sắc,
lịch sử của địa phƣơng, vùng miền cũng nhƣ cung cách sống thƣờng nhật của ngƣời
Hoa tại địa bàn nghiên cứu.
Để bảo tồn bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết, hiện tƣợng song ngữ Việt- Hoa
cũng từ đó mà hình thành, nó trở thành công cụ chính yếu trong việc giao tiếp, thông
tin cũng nhƣ truyền tải tƣ tƣởng, nhƣng cho đến nay, đề tài này vẫn chƣa đƣợc nghiên
cứu rộng rãi.
Với sự phát triển về kinh tế- xã hội, đất nƣớc ngày càng tiến bộ và việc tiếp cận
với ngoại ngữ là bƣớc đầu để phát triển và hội nhập. Chính vì thế trong giáo dục,
ngoài việc học tiếng Việt và chữ quốc ngữ, học sinh sinh viên phải đƣợc học tập và
tiếp thu thêm ngoại ngữ. Hiện nay ngoại ngữ đã trở thành một bộ môn chính trong hệ
thống các môn học ở nhà trƣờng và trong đó tiếng Hoa cũng đƣợc đƣa vào giáo dục
một cách rộng rãi và chọn lọc để đáp ứng nhu cầu ngoại ngữ cho con em ngƣời Việt
cũng nhƣ con em ngƣời Hoa trên địa bàn cả nƣớc. Việc nghiên cứu hiện tƣợng song
ngữ Việt- Hoa sẽ góp phần đáng kể vào công cuộc nghiên cứu về giáo dục tiếng Hoa
tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và ở nƣớc ta nói chung.
Đối với bài nghiên cứu này, chúng tôi chọn địa bàn TP Hồ Chí Minh, cụ thể là
các quận: 5, 6, 11, nơi cộng đồng ngƣời Hoa tập trung đông nhất làm đối tƣợng khảo
sát: “TÌM HIỂU CẢNH HUỐNG SONG NGỮ VIỆT- HOA Ở CỘNG ĐỒNG
NGƢỜI HOA TẠI ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH.”
Mục tiêu đề tài

Mục tiêu chung:
Mục tiêu: Thông qua việc khảo sát cảnh huống song ngữ Việt- Hoa, chúng tôi
8


muốn góp phần xây dựng và nghiên cứu hiện tƣợng song ngữ Việt- Hoa ở địa bàn TP
Hồ Chí Minh, từ đó chung tay góp phần vào việc nghiên cứu hiện tƣợng đa ngữ của
ngôn ngữ học xã hội.
Mục tiêu cụ thể:
Giúp ích cho sinh viên hiểu thêm kiến thức xã hội, nâng cao trình độ học vấn,
trau dồi thêm vốn kiến thức về ngôn ngữ học rèn luyện kĩ năng quan sát, xử lý và tiếp
thu chọn lọc, từ đó giúp sinh viên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn một cách dễ dàng.
Ngoài ra sẽ ứng dụng vào việc hình thành các học phần về ngôn ngữ học xã hội, ngôn
ngữ học ứng dụng cho sinh viên ngành ngôn ngữ học, hoặc sinh viên ngành sƣ phạm
Ngữ Văn.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô, các bạn
sinh viên và những ai muốn nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội cũng nhƣ các vấn đề
thuộc về văn hóa- dân tộc.
Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Phƣơng ngữ của ngƣời Hoa, mối liên hệ giữa tiếng Hoa và tiếng Việt, hiện
tƣợng song ngữ Việt- Hoa, cách thức và hoàn cảnh sử dụng song ngữ Việt- Hoa và
vấn đề bảo tồn và phát huy hiện tƣợng song ngữ Việt- Hoa tại địa bàn nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu là những ngƣời Hoa và ngƣời Việt tại ba quận 5, 6, 11
thuộc TP Hồ Chí Minh.
Quận 5 và Quận 6, hai quận này còn đƣợc gọi chung là Chợ Lớn, một khu trung
tâm thƣơng mại lớn nhất của ngƣời Hoa ở Việt Nam.
Hiện nay, quận 5 có 15 phƣờng, từ phƣờng 1 đến phƣờng 15, với diện tích là
4,27 km², dân số là 174.154 ngƣời , trong đó có 72.142 ngƣời Hoa.

Quận 6 có Chợ Lớn, đây đƣợc xem một khu trung tâm thƣơng mại lớn nhất của
ngƣời Hoa ở Việt Nam. Quận có 14 phƣờng, từ phƣờng 1 đến phƣờng 14. Trong đó,
phƣờng 1 là trung tâm quận, với diện tích là 7 km2, dân số là 253.474 ngƣời, trong đó
có 66.000 ngàn ngƣời Hoa.
Và cuối cùng là quận 11, quận có 16 phƣờng với diện tích là 5 km², dân số là
230.014 ngƣời, ngƣời Hoa có 108.003 ngƣời.
9


Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu hiện tƣợng song ngữ Hoa- Việt , chúng tôi sẽ sử dụng phƣơng
pháp khảo sát, thống kê, so sánh đối chiếu và số liệu.
Phƣơng pháp khảo sát: giúp ta thu thập đƣợc nhiều cứ liệu, tiếp xúc trực tiếp
với đối tƣợng, trao đổi, tiếp thu từ nhiều nguồn ý kiến và từ đó tạo tƣ liệu cho bài
nghiên cứu thêm phong phú. Với phƣơng pháp này ta sẽ khảo sát điều tra theo độ tuổi,
nghề nghiệp và ngữ cảnh. Hình thức khảo sát chủ yếu là đến tận nơi khảo sát và đối
thoại trực tiếp.
Phƣơng pháp thống kê: sau khi khảo sát, ta sẽ thống kê lại những gì đã tìm hiểu
đƣợc, chọn lọc ra những thông tin cần thiết và loại bỏ những thông tin dƣ thừa, giúp
bài nghiên cứu trở nên chặt chẽ hơn. Với phƣơng pháp này ta sẽ thống kê trên máy
tính hoặc chép tay. Hình thức thống kê chủ yếu là soạn văn bản bằng Word hoặc
Excel.
Phƣơng pháp so sánh- đối chiếu : thông tin đã tổng kết thống kê, sẽ đƣợc mang
ra so sánh đối chiếu, vì đây là hiện tƣợng song ngữ , ta sẽ so sánh những điểm giống
và khác với đơn ngữ cũng nhƣ so sánh với phƣơng ngữ gốc tại Trung Quốc. Với
phƣơng pháp này ta sẽ so sánh trên giấy, lập sơ đồ và soạn lại bằng văn bản. Hình
thức so sánh chủ yếu là tìm điểm giống và khác nhau.

Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện
Ngoài phần mục lục, danh mục cách chữ viết tắt, mở đầu, kết luận tài liệu tham

khải và phụ lục thì nội dung chính sẽ đƣợc triển khai cấu trúc thành ba chƣơng :

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT CẢNH HUỐNG SONG NGỮ VIỆT- HOA Ở CỘNG
ĐỒNG NGƢỜI HOA TẠI KHU VỰC QUẬN 5 , QUẬN 6 VÀ QUẬN 11
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
SONG NGỮ VIỆT - HOA

10


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái quát về hiện tƣợng song ngữ
1.1.1 Song ngữ xã hội
Cảnh huống ngôn ngữ là một khái niệm hết sức quan trọng trong việc nghiên
cứu ngôn ngữ học xã hội bởi nó thể hiện rõ nét mặt chức năng của ngôn ngữ.
Nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội là nghiên cứu trên nhiều bình diện về ngôn
ngữ quốc gia, ngôn ngữ dân tộc, lịch sử ngôn ngữ, chính sách ngôn ngữ,... Mà từ cảnh
huống ngôn ngữ là cơ sở để giải quyết các vấn đề trên. Ngoài ra nghiên cứu ngôn ngữ
học xã hội là tập trung nghiên cứu về vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ trong xã hội song ngữ.
Cảnh huống ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định chính
sách ngôn ngữ, làm cho chính sách ngôn ngữ trở nên khách quan, bình đẳng, đúng đắn
và phù hợp với xã hội. “Chính sách ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với cảnh huống ngôn
ngữ. Chỉ có chính sách ngôn ngữ nào tính đến tất cả các nhân tố của cảnh huống ngôn
ngữ thì mới có thể có kết quả tốt đẹp” [Mikhaichenko, 1988]. [18, 58]
Về cảnh huống ngôn ngữ, trong quyển Cảnh huống song ngữ Việt - Hoa ở Đồng
bằng sông Cửu Long của Tiến sĩ Hoàng Quốc có viết:
Cảnh huống ngôn ngữ là “Toàn bộ các ngôn ngữ hoặc toàn bộ các hình thức tồn
tại của một ngôn ngữ có quan hệ tƣơng hỗ về mặt lãnh thổ và xã hội, có sự tác động

qua lại với nhau về mặt chức năng trong phạm vi một vùng địa lý hoặc một thể thống
nhất về chính trị, hành chính nhất định” (Nguyễn Nhƣ Ý, 1996). [25, 17; 18]
Hoặc theo Theo V.Yu. Mikhalchenko, nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ gồm
bốn nhân tố, đó là:
1. Các nhân tố dân tộc– nhân khẩu (thành phần dân tộc cƣ dân trong một khu vực,
cách cƣ trú của những ngƣời thuộc các dân tộc khác nhau, sự phân hóa xã hội, trình độ
học vấn của họ, v.v…).
2. Các nhân tố ngôn ngữ học (trạng thái cấu trúc và chức năng của một số ngôn ngữ
nhƣ sự hiện hữu ở ngôn ngữ này các phong cách chức năng, hệ thống thuật ngữ,
truyền thống chữ viết, v.v...).
3. Các nhân tố vật chất (các cuốn tự điển, sách hội thoại, tài liệu, giáo viên, hệ thống
các lớp học ngôn ngữ, v.v…).
11


4. Nhân tố con ngƣời (những định hƣớng có giá trị của ngƣời bản ngữ, tri năng ngôn
ngữ, sự sẵn sàng học ngôn ngữ mới của họ, v.v…). Cảnh huống ngôn ngữ là sự phân
bố đã đƣợc hình thành trong suốt thời gian dài trên một lãnh thổ nhất định, những hình
thức tồn tại khác nhau (ngôn ngữ văn học, khẩu ngữ, các phƣơng ngữ) và những hình
thức thể hiện khác nhau (nói và viết) của các ngôn ngữ đang hành chức trên lãnh thổ
này.
Theo R. Hall, nghiên cứu cảnh huống ở các cộng đồng song ngữ cần tập trung
một số nội dung sau đây:
- Hoàn cảnh, trong đó xuất hiện các trạng thái song ngữ nhƣ: 1) Việc cùng tồn tại các
nhóm thuộc hai đơn vị ngôn ngữ khác nhau; 2) Áp lực của nhóm này đối với một
nhóm khác (thực dân hóa); 3) Nhu cầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài thuộc các lĩnh
vực nhƣ kinh tế, văn hóa, v.v…
- Các điều kiện làm cho song ngữ phát triển nhƣ: 1) Các ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ
(thực dân hóa); 2) Các ngôn ngữ thân thuộc; 3) Các ngôn ngữ thân thuộc gần hơn; 4)
Các ngôn ngữ chuẩn hóa có liên hệ chặt chẽ với nhau; 5) Các ngôn ngữ chƣa chuẩn

hóa có liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Tình hình ở các quốc gia đa ngữ gồm: 1) Số lƣợng ngƣời nói ngôn ngữ nay hay ngôn
ngữ khác nhƣ nhau; 2) Số lƣợng ngƣời nói ngôn ngữ thứ hai nhiều hơn số lƣợng
ngƣời nói ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ); 3) Số lƣợng ngƣời nói ngôn ngữ thứ nhất
(tiếng mẹ đẻ) đông hơn số lƣợng ngƣời nói ngôn ngữ thứ hai.
- Ý nghĩa của tác động qua lại giữa các nhóm ngôn ngữ. Cụ thể: 1) Sự tác động qua lại
trên cơ sở bình đẳng về chính trị và bình đẳng truớc pháp luật; 2) Sự tác động qua lại
trên cơ sở bình đẳng về chính trị nhƣng không bình đẳng truớc pháp luật.
- Ảnh hƣởng các nhân tố tập trung của ngƣời nói đối với ngôn ngữ thứ hai. Các nhà
ngôn ngữ học xã hội đã dựa vào các quan niệm trên để đƣa ra ba tiêu chí tổng hợp về
cảnh huống ngôn ngữ, đó là: tiêu chí về lƣợng, tiêu chí về chất và tiêu chí về thái độ
ngôn ngữ.
- Các tiêu chí về lƣợng gồm: Số lƣợng ngôn ngữ trong xã hội đa ngữ, số lƣợng biến
thể ngôn ngữ trong xã hội đa phƣơng ngữ; Số lƣợng ngƣời sử dụng từng ngôn ngữ,
biến thể ngôn ngữ trong quan hệ với số lƣợng chung cƣ dân khu vực đó; Phạm vi giao
tiếp của từng ngôn ngữ trong quan hệ chung với số lƣợng các phạm vi giao tiếp; Số
lƣợng ngôn ngữ, biến thể ngôn ngữ nổi trội về mặt chức năng.
- Theo tiêu chí về chất gồm các thông số: Các ngôn ngữ trong xã hội đa ngữ có phải là
biến thể của một ngôn ngữ, hay là các ngôn ngữ độc lập; Quan hệ giữa các ngôn ngữ
12


về cấu trúc và cội nguồn: các ngôn ngữ giống nhau hay khác nhau về loại hình, cội
nguồn, mức độ quan hệ cội nguồn; Tính chất cân bằng hay không cân bằng về chức
năng của các ngôn ngữ.
- Tiêu chí về thái độ ngôn ngữ thể hiện thái độ của cƣ dân đối với với từng ngôn ngữ,
biến thể của ngôn ngữ của cộng đồng mình hay cộng đồng khác về tính hữu ích, giá trị
văn hóa.
Ngoài ra, khi xét cảnh huống ngôn ngữ thì các điều kiện tự nhiên– xã hội và cả
chính sách ngôn ngữ của Nhà nƣớc cũng đƣợc xét đến.

Do chính sách ngôn ngữ của một quốc gia thay đổi nên chính sách ngôn ngữ
của Nhà nƣớc cũng thay đổi theo cho phù hợp. Do đó, việc nghiên cứ cảnh huống
ngôn ngữ để hoạch định chính sách ngôn ngữ luôn luôn có tính thời sự. [25, 18; 19]
Khái niệm về song ngữ xã hội cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong
việc nghiên cứu ngôn ngữ:
Theo Tiến sĩ Hoàng Quốc, song ngữ xã hội có thể hiểu là việc sử dụng hai hoặc
trên hai ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.
Nhƣ hiện nay, ngƣời Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh vừa nói tiếng mẹ đẻ là
tiếng Hoa, đồng thời vẫn dùng tiếng Việt để giao tiếp, ngoài ra một bộ phận còn dùng
cả tiếng Anh để giao tiếp trong công việc của mình.
Song ngữ không chỉ nói đến một cá nhân, một cá thể mà còn nói đến cộng đồng
giao tiếp. Các cá nhân sử dụng ngôn ngữ mà họ biết để giao tiếp, trao đổi thông tin tạo
nên hiện tƣợng song ngữ xã hội.
Ví dụ, cộng đồng song ngữ hiện tại là ở TP Hồ Chí Minh là khu vực Chợ Lớn,
với sự cộng cƣ của đại đa số ngƣời Hoa và ngƣời Việt, tại nơi đây chuộng cách dùng
ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Việt và tiếng Hán (phƣơng ngữ).
Nhƣ thế, song ngữ là hiện tƣợng không chỉ nói đến một cá nhân hay một cá thể
mà còn đến một cộng đồng, là sự hành chức của hai hoặc trên hai ngôn ngữ trong
cùng một cộng đồng xã hội.
Bên cạnh hiện tƣợng song ngữ thì ngƣời song ngữ cũng là yếu tố quan trọng bậc
nhất quyết định tính bền vững và lâu dài của cộng đồng song ngữ. Ngƣời song ngữ là
ngƣời có thể sử dụng từ hai ngôn ngữ trở lên một cách luân phiên trong quá trình giao
tiếp.
Ngoài quan niệm về ngƣời dùng song ngữ, còn xuất hiện quan niệm về ngƣời
13


“biết” song ngữ. Vậy thế nào là ngƣời “biết” song ngữ ?
Theo GS. TS Nguyễn Văn Khang, nếu ngƣời dùng song ngữ với mức độ thuần
thục, có thể tƣ duy một lúc bằng nhiều ngôn ngữ mà không cần phiên dịch, những

ngƣời đó đƣợc xem là ngƣời song ngữ hoàn toàn hay ngƣời song ngữ đầy đủ. Tuy
nhiên, ngƣời song ngữ hoàn toàn rất hiếm hoi, bởi ít ai có thể có khả năng biết thuần
thục hai ngôn ngữ ở mức độ nhƣ nhau. Chỉ có trẻ em đƣợc sinh ra ở môi trƣờng song
ngữ thì mới có thể trở thành ngƣời trong ngữ hoàn toàn. Trên thực tế, ngƣời song ngữ
là ngƣời ngoài tiếng mẹ đẻ họ còn học thêm một ngôn ngữ khác nhằm mục đích phục
vụ cho chuyên ngành hoặc công việc nào đó của họ, những ngƣời nhƣ thế đƣợc gọi là
song ngữ không hoàn toàn.
Ví dụ nhƣ tại khu vực Chợ Lớn, ngƣời Việt sống cùng ngƣời Hoa một thời gian
dài cho nên ngƣời Việt cũng có thể nghe và hiểu hoặc thậm chí nói đƣợc tiếng Hán
(phƣơng ngữ) nhƣng không biết viết và nhìn mặt chữ, điều dễ hiểu hơn họ học cách
nói đó nhằm mục đích buôn bán, trao đổi thông tin với ngƣời Hoa một cách thuận tiện
nhất.
Về nghiên cứu song ngữ, ngƣời ta lại còn chú ý tới “tiếng mẹ đẻ” (mother
tongue). Khi nói đến “tiếng mẹ đẻ” ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay đến ngôn ngữ đầu tiên
của đứa bé đƣợc tiếp xúc (ngôn ngữ của cha hoặc mẹ). Nhƣng về khái niệm tiếng mẹ
đẻ ta cần hiểu đúng và tƣờng tận. Vì ví dụ một đứa bé đƣợc sinh ra bởi một cặp vợ
chồng là ngƣời Việt nhƣng sống ở Trung Quốc, lớn lên học tiếng Trung Quốc và quên
dần đi tiếng Việt, vậy thì tiếng Việt hay Tiếng Trung là tiếng mẹ đẻ của nó ? Một ví
dụ khác nhƣ một cô bé sinh ra ở Nga do một cặp vợ chồng ngƣời Anh, từ nhỏ học
tiếng Nga, khi lớn lên chuyển sang Việt Nam định cƣ và dần quên hẳn đi Nga vậy
tiếng mẹ đẻ của cô bé là tiếng Anh, Nga hay tiếng Việt ? Về vấn đề này ta phải hiểu:
- Theo nghĩa rộng, tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ mà con ngƣời vừa sinh ra đã tiếp xúc đầu
tiên bằng cách nói, cho dù chƣa hình thành chữ viết, cho dù đó là phƣơng ngữ thì vẫn
đƣợc xem là tiếng mẹ đẻ.
- Theo nghĩa hẹp, là tiếng nói dùng trong gia đình. Nhƣng cách hiểu là không hợp
chuẩn vì nó không ổn định về mặt thời gian.
Ví dụ, một cậu bé từ nhỏ sinh ra trong một khu vực nhiều ngƣời Hoa sinh sống,
mẹ của cậu bé là ngƣời Việt, ba của cậu là ngƣời Hoa và từ nhỏ cậu giao tiếp trong gia
đình bằng tiếng Hoa. Khi lớn lên, cậu đi học trong chƣơng trình giáo dục quốc dân
của Việt Nam. Tuy ở nhà vẫn giao tiếp bằng cả hai ngôn ngữ nhƣng ở môi trƣờng học

đƣờng lại giao tiếp và học bằng tiếng Việt. Lớn hơn nữa, cậu học đại học chuyên
ngành Sƣ phạm Ngữ Văn, nghiên cứu chuyên sâu về văn học và ngôn ngữ Việt Nam,
14


từ đó, trong gia đình , cậu luôn giao tiếp với ba mẹ bằng tiếng Việt và ba của cậu để
thuận tiện giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội cũng chuyển sang nói tiếng Việt, từ
đó phát sinh hiện tƣợng cả gia đình đều dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp chính
và cậu xem tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của mình .
Qua ví dụ cho thấy, không thể khẳng định ngôn ngữ dùng trong gia đình là
tiếng mẹ đẻ đƣợc, bởi theo mặt thời gian và về những yếu tố tác động, tiếng mẹ đẻ vẫn
có thể thay đổi trong quá trình phát triển của một cá nhân. Vì thế ta không nên mặc
định tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ dùng từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi.
Le Page(1992) đã cho rằng, nhƣng ngƣời sống trong một xã hội đa ngữ mà một
lúc biết từ hai đến hai ngôn ngữ trở lên thì khái niệm tiếng mẹ đẻ là tƣơng đối. [25,
26]
Vậy tiếng mẹ đẻ và quan niệm về sự hiểu biết một ngôn ngữ đƣợc xem là tiếng
mẹ đẻ cũng có sự trùng nhau, cho nên ta có thể tạm chấp nhận khái niệm:
Tiếng mẹ đẻ là tiếng nói được sử dụng trong phạm vi giao tiếp gia đình (bất kỳ
trình độ phát triển của thứ tiếng ấy như thế nào) và được cá nhân/cộng đồng ấy tự
thừa nhận. [25, 27]
1.1.2 Nguồn gốc của hiện tƣợng song ngữ
Hiện tƣợng song ngữ là kết quả tất yếu của sự kết hợp hàng loạt các nhân tố xã
hội : di dân vì các lý do khác nhau, vấn đề giáo dục song ngữ, sự cộng cƣ giữa các dân
tộc, mối quan hệ giữa các ngôn ngữ về loại hình, cội nguồn,... Trong đó nổi lên ba
nguyên nhân chính.
Trƣớc hết là sự cộng cƣ của những ngƣời nói các ngôn ngữ khác nhau: Những
ngƣời dùng các ngôn ngữ khác nhau lại chung sống với nhau trên cùng một khu vực,
một vùng lãnh thổ.
Lí do quan trọng dẫn đến sự xuất hiện của hiện tƣợng cộng cƣ là xuất phát từ

tình trạng di dân từ vùng lãnh thổ này sang vùng lãnh thổ khác. Ta có thể thấy, hiện
tƣợng di dân là do nguyên nhân về kinh tế, chiến tranh hay chính trị. Trong suốt thời
gian vừa qua, đều có sự di dân của ngƣời Việt ra nƣớc ngoài. Tại nƣớc ngoài, họ luôn
sống trong môi trƣờng song ngữ tiếng Việt - tiếng của nƣớc sở tại.
Ở Việt Nam, 53 dân tộc thiểu số không sống biệt lập mà họ sống xen kẽ với
nhau trải dài từ Bắc đến Nam.
Theo số liệu điều tra năm 2009, ở các tỉnh miền núi phía Bắc, 20/ 107 huyện có
15


từ 10 dân tộc trở lên cùng sinh sống. Số xã có duy nhất một dân tộc cƣ trú chỉ chiếm
khoảng 2,7%. Chính đặc điểm này đã khiến cho trạng thái song ngữ ở nƣớc ta trở nên
rất phong phú, đa dạng.
Nguyên nhân tiếp theo là do sự thay đổi về chính trị trong các quốc gia đa dân
tộc.
Ví dụ: Liên Xô (cũ) trƣớc đây là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, tiếng
Nga đƣợc coi là ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc. Bên cạnh tiếng Nga là
ngôn ngữ quốc gia, các ngôn ngữ dân tộc vẫn đƣợc sử dụng trong giao tiếp. Chính
sách này đã tạo nên một trạng thái song ngữ bằng sự phân bố chức năng giữa tiếng
Nga và tiếng dân tộc khá đa dạng.
Tuy nhiên từ tháng 8/1991, sau khi Liên Xô bị tan rã, tình hình song ngữ ở đây
đã phát triển theo chiều hƣớng rất phức tạp do các nƣớc Cộng hòa vùng Ban Tích tách
ra thành quốc gia độc lập và theo đó, vị thế của các ngôn ngữ vốn là ngôn ngữ dân tộc
thiểu số đã thay đổi, lại “trở thành ngôn ngữ quốc gia độc lập", còn tiếng Nga trở
thành ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở các nƣớc cộng hòa này.
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến hiện tƣợng song ngữ là việc giáo dục song ngữ
trong các cộng đồng dân tộc.
Giáo dục song ngữ cộng đồng đang đƣợc đẩy nhanh để tạo ra sự phát triển song
ngữ xã hội. Hiện tƣợng này đang rất phổ biến ở chính sách giáo dục ngoại ngữ của
một số quốc gia.

Ví dụ, việc dạy ngoại ngữ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung,... trong các trƣờng phổ
thông và đại học ở Việt Nam đã tạo nên một trạng thái song ngữ tiếng Việt - tiếng
nƣớc ngoài.
Hiện tƣợng song ngữ xã hội nhờ giáo dục còn có thể thấy rõ ở các vùng dân tộc
thiểu số. Ngƣời dân tộc thiểu số đều có quyền lợi và nghĩa vụ học ngôn ngữ giao tiếp
chung - tiếng Việt. Vì thế, tạo nên hiện tƣợng song ngữ tiếng Việt - tiếng dân tộc thiểu
số.
Ở Việt Nam, để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà
nƣớc đã đảm bảo về mặt pháp lý quyền có ngôn ngữ riêng của tất cả các dân tộc và
ngôn ngữ dân tộc sẽ đƣợc phát triển tự do. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
dân tộc sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong đời sống sinh hoạt hằng
ngày và trong lĩnh vực hoạt động xã hội.
Nhờ đó, đã khuyến khích các dân tộc thiểu số học tiếng Việt (hay tiếng phổ
16


thông) một cách tự nguyện. Tạo ra trạng thái song ngữ tiếng dân tộc - tiếng Việt. Tạo
điều kiện cho trạng thái song ngữ tồn tại ở nƣớc ta. [25, 28; 29]
Đó là nguồn gốc xuất hiện của hiện tƣợng song ngữ.
1.1.3 Hiện tƣợng trộn mã và chuyển mã ngôn ngữ
1.1.3.1 Hiện tƣợng trộn mã ngôn ngữ
Đây là hiện tƣợng pha trộn các ngôn ngữ khi giao tiếp, đòi hỏi ngƣời nói và
ngƣời nghe và có vốn từ vựng rộng. Trộn mã ngôn ngữ khi giao tiếp cho phép ta đơn
giản hóa các phƣơng ngữ tiếng Hoa, hạn chế tối đa sự khó hiểu đối với những ngƣời
khác dân tộc hoa hoặc có trình độ tiếng Hoa thấp.
Trộn mã (code - mixing) là hiện tƣợng thƣờng xuất hiện ở các khu vực cộng
cƣ, đa dân tộc, đa ngữ. Hiện tƣợng này không có một quy luật nào cả, đó nhƣ là thói
quen, cách ứng xử trong các phát ngôn để cho ngƣời nghe tiếp nhận và hiểu đƣợc
thông tin mà ngƣời nói đang truyền tải. Hiện tƣợng này xuất hiện phổ biết trong cộng
đồng song ngữ Việt - Hoa, giữa ngƣời Hoa và ngƣời Kinh:

Ví dụ :
A: Lị hảy biến tù ?
B: Ngọ hảy Nguyễn Trãi lù ló .
A: Lị kiu mách dẹ mẻn ?
B: Ngọ xinh Hoàng , ngọ kiu Hoàng Tâm
Hiện tƣợng trộn lẫn tiếng Việt và tiếng Hoa khi giữa ngƣời Hoa giao tiếp với
ngƣời Hoa và ngƣời Hoa giao tiếp với ngƣời Việt là chuyện rất thƣờng xảy ra.
1.1.3.2 Hiện tƣợng chuyển mã ngôn ngữ
Hiện tƣởng chuyển mã (code switching) là sự chuyển đổi ngôn ngữ hay
phƣơng ngữ trong giao tiếp. Đây là hiện tƣợng khi giao tiếp, ngƣời giao tiếp đang sử
dụng một mã ngôn ngữ có thể chuyển đổi sang một mã ngôn ngữ khác. Theo
Gal(1978) xem hiện tƣợng này là chiến lƣợc ngôn ngữ vì do nhiều yếu tố:
Chuyển mã để giữ bí mật trong giao tiếp. Ví nhƣ một ngƣời Hoa đang đối thoại
giữa những ngƣời bạn, trong đó có cả ngƣời Hoa lẫn ngƣời Việt, để đảm bảo những
câu nói bí mật hay ngụ ý mà ngƣời nói cố tình không muốn cho ngƣời Việt nghe,
ngƣời nói đó sẽ chuyển mã ngôn ngữ thành ngay một câu tiếng Hoa .
17


Ví dụ :
A (ngƣời Việt): Anh thấy ngƣời yêu có tốt không ?
B (ngƣời Hoa 1): Tôi thấy cũng khá tốt .
C (ngƣời Hoa 2) : Hụy co làm dảnh tú ùm hày hủ kẻ , tú hủ thù phá a .
Chuyển mã do thói quen khi giao tiếp [25, 38]. Đây là trƣờng hợp những ngƣời
tự tin vào sự thành thạo song ngữ.
Chuyển mã để thể hiện ƣu thế giao tiếp [25, 38]. Đây là hiện tƣợng thƣờng thấy
trong các cuộc đối thoại giữa ngƣời Hoa và ngƣời Kinh. Trong một cuộc giao tiếp, với
bản tính tự hào dân tộc, họ luôn muốn ngôn ngữ của mình luôn ở thế chủ động và để
ngƣời Kinh phải tò mò, họ luôn cố ý nói bằng tiếng Hoa, để ngƣời Kinh sẽ thắc mắc
mà hỏi lại từ đó, câu đó có nghĩa gì, và dần rồi đó trở thành thói quen, ngƣời Kinh sẽ

tự động hiểu và có thể nói luôn cả tiếng Hoa.
1.2 Lịch sử hình thành hiện tƣợng song ngữ Việt - Hoa tại TP Hồ Chí Minh
1.2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tại TP Hồ Chí Minh
1.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
TP Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông.
Phía Bắc TP Hồ Chí Minh giáp tỉnh Bình Dƣơng, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây
và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Nằm ở miền Nam Việt Nam, TP Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo
đƣờng bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đƣờng chim bay.
Với vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao
thông quan trọng về cả đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không, là vùng giao thoa
của nền kinh tế, văn hóa trong vùng, là cửa ngõ quốc tế quan trọng.
Thuộc vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao
nằm ở phía bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ
có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét nhƣ đồi Long Bình ở quận 9. Ngƣợc lại,
vùng trũng nằm ở phía nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình
trên dƣới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ
Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới
18


10 mét.
TP Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:
Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hƣng, huyện Củ Chi.
Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
Đó là những đặc điểm nổi bật về mặt tự nhiên của TP Hồ Chí Minh.

1.2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Kinh tế :
TP Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của
Việt Nam.
Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhƣng chiếm
tới 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án
nƣớc ngoài.
Tính đến năm 2012, GDP đạt khoảng 9,2%, trong đó khu vực dịch vụ đạt
khoảng 10,8%, công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 9,2%, nông lâm và thủy sản đạt
5%. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 3.700 USD. Thu ngân sách năm 2012 ƣớc đạt
215.975 tỷ đồng, nếu không tính ghi thu chi là 207.000 tỷ đồng, đạt 92,42% dự toán,
bằng 105,40% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 109.500 tỷ đồng, bằng
88,81% dự toán, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 70.000 tỷ đồng, bằng 88,72% dự
toán.
Nền kinh tế của TP Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy
sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh
tế của thành phố, khu vực nhà nƣớc chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%,
phần còn lại là khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ
chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%,
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh đã thu hút đƣợc 1.092 dự án đầu tƣ, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài với tổng vốn đầu tƣ hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND.
Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
19


với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm
2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD.Trong bảng xếp hạng về Chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, TP Hồ Chí Minh xếp ở vị trí

thứ 20/63 tỉnh thành.
Về thƣơng mại, TP Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị,
chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tƣợng về giao lƣu thƣơng mại từ xa xƣa của
thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng.
Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thƣơng mại hiện đại xuất hiện nhƣ
Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của TP Hồ Chí Minh cũng cao
hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN- Index,
đƣợc thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị
trƣờng đã có 507 loại chứng khoán đƣợc niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng
giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của TP Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong
đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa
chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo
máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố
lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây
khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hƣớng tới các lĩnh
vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
Xã hội
Tính đến năm 2012, dân số toàn TP Hồ Chí Minh đạt gần 7.750.900 ngƣời
Với diện tích 2095,6 km2, mật độ dân số đạt 3699 ngƣời/km².
Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 6.433.200 ngƣời, dân số sống tại
nông thôn đạt 1.317.700 ngƣời. Dân số nam đạt 3.585.000 ngƣời, trong khi đó nữ đạt
3.936.100 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 7,4 ‰.
Trong các thập niên gần đây, TP Hồ Chí Minh luôn có tỷ số giới tính thấp nhất
Việt Nam, luồng nhập cƣ từ các tỉnh khác vào Thành phố Hồ Chí Minh luôn có số nữ
nhiều hơn số nam. Năm 2015, Thành phố có 8.224.000 triệu ngƣời. Nếu tính luôn
những ngƣời dân không đăng kí cƣ trú thì dân số thành phố đã vƣợt trên 10 triệu
ngƣời.

20


Sự phân bố dân cƣ ở TP Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi một số quận
nhƣ 4, 5,10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 ngƣời/km², thì huyện ngoại thành Cần
Giờ có mật độ tƣơng đối thấp 98 ngƣời/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ
lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%. Những năm gần đây
dân số các quận trung tâm có xu hƣớng giảm, trong khi dân số các quận mới lập vùng
ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và ngƣời nhập cƣ từ các tỉnh
đến sinh sống. Theo ƣớc tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách
vãng lai tại TP Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2
triệu.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm
2009, toàn TP Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phần dân tộc cùng ngƣời nƣớc ngoài sinh
sống Trong đó, nhiều nhất là ngƣời Kinh có 6.699.124 ngƣời, các dân tộc khác nhƣ
ngƣời Hoa có 414.045 ngƣời, ngƣời Khmer có 24.268 ngƣời, ngƣời Chăm 7.819
ngƣời, ngƣời Tày có 4.514 ngƣời, ngƣời Mƣờng 3.462 ngƣời, ít nhất là ngƣời La Hủ
chỉ có 1 ngƣời.

DÂN SỐ NGƢỜI HOA PHÂN THEO GIỚI TÍNH
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18

Tỉnh, thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh
Bình Phƣớc
Tây Ninh
Bình Dƣơng
Đồng Nai
Bà Rịa - Vũng Tàu
Long An
Đồng Tháp
An Giang
Tiền Giang
Vĩnh Long
Bến Tre
Kiên Giang
Cần Thơ
Trà Vinh
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Cần Thơ


Tổng số
428.768
7.947
3.892
14.456
102.444
10.761
2.721
2.629
11.256
4.917
6.091
5.213
32.693
22.824
9.835
68.404
22.619
10.576

Nam
212.727
4.363
2.086
7.495
52.918
5.638
1.454
1.337
5.686

2.579
3.119
2.698
15.901
11.541
4.948
33.383
10.974
5.306

Nữ
216.041
3.584
1.806
6.960
49.526
5.123
1.267
1.292
5.570
2.338
2.972
2.515
16.792
11.283
4.887
35.021
11.672
5.370


(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam ngày 01/04/2009)
21


DÂN SỐ NGƢỜI HOA Ở NAM BỘ
Tỉnh/ thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh
Bình Phƣớc
Tây Ninh
Bình Dƣơng
Đồng Nai
Bà Rịa - Vũng Tàu
Long An
Tiền Giang
Bến Tre
Trà Vinh
Vĩnh Long
Đồng Tháp
An Giang
Kiên Giang
Cần Thơ
Hậu Giang
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Cà Mau

Tổng
số
(ngƣời)
7.162.864

873.598
1.066.513
1.481.550
2.486.154
996.682
1.436.066
1.672.271
1.255.946
1.003.012
1.024.707
1.666.467
2.142.709
1.688.248
1.188.435
757.300
1.292.853
856.518
1.206.938

dân Dân số ngƣời Tỉ lệ (%)
Hoa
414.045
5,78%
9.770
1,12
2.495
0,23
18.783
1,26
95.162

3,83
10.042
1,00
2.690
0,19
3.863
0,23
8.811
0,30
7.690
0,76
4.879
0,47
1.855
0,11
8.075
0,37
29.850
1,76
14.199
1,19
6.363
0.84
64.910
5,02
20.082
2,34
8.911
0,73


(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam ngày 01/04/1999)

Về y tế: TP Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng
thêm một lƣợng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức
khỏe. Các tệ nạn xã hội, nhƣ mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng... gây
ảnh hƣởng lớn tới sức khỏe dân cƣ thành phố.
Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nƣớc đang phát triển nhƣ sốt rét, sốt
xuất huyết, tả, thƣơng hàn... hay các bệnh của những quốc gia công nghiệp phát triển,
nhƣ tim mạch, tăng huyết áp, ung thƣ, tâm thần, bệnh nghề nghiệp... đều xuất hiện ở
TP Hồ Chí Minh. Tuổi thọ trung bình của nam giới ở thành phố là 73,19, con số ở nữ
giới là 77,00.
Nhìn chung hệ thống y tế cộng đồng tƣơng đối hoàn chỉnh, tất cả các xã,
phƣờng đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nƣớc, thành phố cũng có 2.303 cơ sở
22


y tế tƣ nhân và 1.472 cơ sở dƣợc tƣ nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện
lớn. Cũng tƣơng tự hệ thống y tế nhà nƣớc, các cơ sở này tập trung chủ yếu trong nội
ô và việc đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chƣa đƣợc chặt chẽ.
Sở Y tế thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên
khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nƣớc ngoài để tăng chất lƣợng
phục vụ.
Về giáo dục: Mặt hành chính, Sở Giáo dục TP Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ
sở giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trƣờng đại học, cao đẳng phần lớn
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành
phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tƣ thục.
Hệ thống các trƣờng từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố.
Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn
huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các trƣờng ngoại ngữ ở TP
Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trƣờng dạy

quốc tế ngữ, một trƣờng dạy Hán Nôm, bốn trƣờng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc
ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trƣờng quốc tế do các lãnh sự
quán, công ty giáo dục đầu tƣ.
Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trƣờng, đa số do Bộ
Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trƣờng đại học công lập (Trƣờng Đại
học Sài Gòn và Trƣờng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Là
thành phố lớn nhất Việt Nam, TP Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học
lớn bậc nhất, cùng với Hà Nội. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh với 6 trƣờng đại
học thành viên thuộc Chính phủ. Nhiều đại học lớn khác của thành phố nhƣ Đại học
Kiến trúc, Đại học Y Dƣợc, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Kinh tế, Đại
học Sƣ phạm, Đại học Mở, Đại học Tài chính - Marketing đều là các đại học quan
trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trƣờng đại
học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia.
Mặc dù đạt đƣợc những bƣớc tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhƣng
giáo dục TP Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chƣa cao và
chênh lệch giữa các thành phần dân cƣ, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. Tỷ lệ trẻ em
ngƣời Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em ngƣời Kinh. Giáo dục đào
tạo vẫn chƣa tƣơng xứng với nhu cầu của xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo
dục thành phố còn kém. Nhiều trƣờng học sinh phải học ba ca. Thu nhập của giáo viên
chƣa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành.
Đó là những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và kinh tế- xã hội của thành phố Hồ
23


Chí Minh.
1.2.2 Lịch sử di cƣ và vai trò của ngƣời Hoa và việc hình thành hiện tƣợng song ngữ
Việt - Hoa tại TP Hồ Chí Minh
1.2.2.1 Lịch sử di cƣ của ngƣời Hoa
Ngƣời Trung Quốc bắt đầu di cƣ vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trƣớc Công
nguyên, từ đầu thời kỳ Bắc thuộc.

Trong 2 thiên niên kỷ kể từ đó, nhiều làn sóng ngƣời Trung Quốc, gồm lính, quan,
dân, tội phạm...đã đến định cƣ tại Việt Nam.
Nhiều thế hệ ngƣời Trung Quốc định cƣ tại Việt Nam đã có quan hệ hợp hôn với
ngƣời Việt bản xứ và con cháu họ dần trở thành ngƣời Việt Nam.
Vào thế kỷ 17 tại Trung Quốc, sự sụp đổ của nhà Minh dẫn đến làn sóng ngƣời
Hoa trung thành với nhà Minh và không thần phục nhà Thanh bỏ quê hƣơng di dân
sang vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Những cộng đồng ngƣời Hoa này đƣợc gọi là ngƣời Minh Hƣơng. Chữ "hƣơng"
ban đầu dùng chữ 香 có nghĩa là "thơm" khi kết hợp với chữ Minh 明 có nghĩa là
hƣơng hỏa nhà Minh (明香), đến năm 1827 thì vua Minh Mạng cho đổi chữ Hƣơng 香
sang chữ Hƣơng 鄉 nghĩa là "làng" để tránh đụng chạm với nhà Thanh, từ đó Minh
Hƣơng (明鄉) có thể hiểu là "làng của ngƣời Minh" và cũng có thể hiểu là "làng sáng
sủa".
Năm 1698, ở vùng Phiên Trấn - Bến Nghé - Sài Gòn đã hình thành nên làng Minh
Hƣơng ở Gia Thạnh, Chợ Lớn cũ.
Tuy thu lợi từ những ngƣời Hoa định cƣ tại Việt Nam, nhƣng các vị vua chúa Việt
Nam chƣa bao giờ cảm thấy yên tâm về lòng trung thành của họ. Tại thời điểm xấu
nhất của quan hệ giữa hai bên, 10 ngàn ngƣời Hoa vùng cù lao Phố đã bị quân Tây
Sơn tàn sát vào thế kỷ 18. Những khi khác, ngƣời Hoa rất có khiếu làm ăn, đƣợc
hƣởng tự do và sự giàu có nhƣng họ luôn bị ngƣời Việt kỳ thị.
Sau khi nhà Nguyễn ban hành qui chế thành lập các Bang Hoa Kiều, ngƣời Hoa
sinh sống ở Việt Nam có tất cả là 7 bang: Quảng Triệu (còn gọi là Bang Quảng Đông),
Khách gia, Triều Châu, Phƣớc Kiến, Phƣớc Châu, Hải Nam và Quỳnh Châu. Trụ sở
của 7 Bang (giống nhƣ Văn phòng Đại diện) thƣờng đƣợc gọi là "Thất Phủ công sở"
hoặc "Thất Phủ hội quán".
Đến thế kỷ 19, ngƣời Pháp tạo điều kiện cho ngƣời Hoa vào định cƣ ở Sài Gòn,
24


Chợ Lớn. Thời kì này ngƣời Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền

của ngƣời Pháp. Tháng Giêng năm 1885, Pháp ra lệnh sát nhập Bang Phƣớc Châu vào
trong Bang Phƣớc Kiến; Sát nhập Bang Quỳnh Châu vào trong Bang Hải Nam. Vì vậy
mà từ đó về sau, ngƣời Hoa chỉ còn 5 bang.
Trải qua một quảng thời gian khá dài đến thời điểm năm 1965, có khoảng 200
nghìn ngƣời Hoa, phần lớn sống tập trung ở quanh Sài Gòn, chia thành 5 bang, gồm
Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ (hay còn gọi là Khách gia, Hà Cá) và Hải
Nam.
1.2.2.2 Vai trò của ngƣời Hoa trong việc hình thành hiện tƣợng song ngữ Việt- Hoa
Ngƣời Hoa muốn học tập ngôn ngữ của địa phƣơng(tiếng Việt), nhƣng đồng thời
họ cũng muốn giữ gìn bản sắc cho dân tộc của mình( tiếng Hoa) nên trong giao tiếp
hằng ngày, họ học tập từ ngƣời Việt và giao tiếp bằng tiếng Việt. Nhƣng khi giao tiếp
với ngƣời thân trong gia đình họ dùng tiếng Hoa. Những cá nhân này có thể sử dụng
trực tiếp hai ngôn ngữ, tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.
Không chỉ ngƣời Hoa học tiếng Việt mà ngƣời Việt cũng muốn học tiếng Hoa.
Từ đó, ngoài những ngôi trƣờng dạy học tiếng Việt thì còn xuất hiện những ngôi
trƣờng dạy tiếng Hoa để bảo tồn đƣợc văn hóa, truyền thống của ngƣời Hoa, đáp ứng
nhu cầu của ngƣời dân trong khu vực.
Những gia đình sinh sống trong khu phố ngƣời Hoa hầu hết đều muốn giữ lại bản
sắc của mình, cho nên ở họ luôn tồn tại và biết đƣợc hai ngôn ngữ Việt- Hoa một cách
thông thạo. Con cái của họ cũng sẽ đƣợc học tập từ nhỏ cả hai ngôn ngữ.
Ngƣời Hoa đến nơi đây, hình thành nên một dân tộc Hoa với lực lƣợng không nhỏ
đã góp phần tạo nên một hiện tƣợng mới cho khu vực. Hiện tƣợng song ngữ Việt Hoa.
1.3 Khái quát về tiếng Hán và phƣơng ngữ Hán liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.3.1 Tiếng Hán
Tiếng Hán là ngôn ngữ thuộc dân tộc Hán – một dân tộc đông nhất – trở thành
ngôn ngữ quốc gia của nƣớc Trung Hoa.
Hán ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, theo tiến sĩ Hoàng Quốc có những đặc
điểm sau:
- Từ không biến đổi hình thái.
25



×