Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Hiện trạng sử dụng túi nylon trong sinh hoạt tại quận thủ đức thành phố hồ chí minh công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ 10 năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.35 MB, 75 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-EURÉKA
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NYLON
TRONG SINH HOẠT TẠI QUẬN THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Mã số cơng trình:


ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-EURÉKA
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NYLON


TRONG SINH HOẠT TẠI QUẬN THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thanh Hải
Thực hiện : Văn Thị Hịa chủ nhiệm
Âu Thiên Đức tham gia
Ngơ Thị Thùy tham gia

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ của đề tài .......................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 3
5. Giới hạn của đề tài ............................................................................................ 3
6. Tình hình nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 4
7. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 4
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn .................................................................. 4
9. Kết cấu của đề tài............................................................................................. 5
PHẦN 2: NỘI DUNG – KÉT QUẢ: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................ 6
1.1.

CÁC KHÁI NIỆM ..................................................................................... 6


1.1.1 Định nghĩa chất dẻo và nylon ..................................................................... 6
1.1.2 Chất thải rắn............................................................................................... 8
1.1.3 Tiết giảm ............................................................................................................. 9
1.1.4 Tái sử dụng........................................................................................................ 10
1.1.5 Tái chế............................................................................................................... 10
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẬN THỦ ĐỨC ......................................................... 13
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 13
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................... 14
CHƯƠNG 2: ƯU ĐIỂM VÀ TÁC HẠI CỦA TÚI NYLON ............................... 17
2.1 Ưu điểm........................................................................................................ 17
2.2 Tác hại của túi nylon ..................................................................................... 18
2.2.1 Đối với môi trường đất............................................................................... 18
2.2.2 Đối với môi trường nước............................................................................ 19
2.2.3 Đối với mơi trường khơng khí .................................................................... 19
2.2.4 Tác hại của nylon đối với sức khỏe con người............................................ 20


CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NYLON TRONG SINH HOẠT
Ở QUẬN THỦ ĐỨC .......................................................................................... 25
3.1 Thu thập số liệu............................................................................................. 25
3.2 Sơ lược về hiện trạng rác thải sinh hoạt – Hoạt động tái chế chất thải rắn
ở quận Thủ Đức .................................................................................................. 26
3.2.1 Sơ lược về hiện trạng rác thải sinh hoạt và rác thải nylon ở quận Thủ Đức. 26
3.2.2 Hoạt động tái chế chất thải rắn ................................................................... 27
3.3 Đối với người sử dụng túi nylon.................................................................... 31
3.3.1 Hiểu biết của người sử dụng về túi nylon ................................................... 31
3.3.2 Hiện sử dụng túi nylon tại quận Thủ Đức ................................................... 34
3.3.3 Vấn đề thải bỏ và tái sử dụng túi nylon tại quận ......................................... 36
3.3.4 Ý thức của người dân đối với việc hạn chế sử dụng túi nylon ..................... 40
3.4 Đối với những người cung cấp (người bán hàng) túi nylon............................ 42

3.5 Công tác tuyên truyền về túi nylon ................................................................ 45
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÚI NYLON
TẠI QUẬN THỦ ĐỨC....................................................................................... 46
4.1 Giải pháp đã có ............................................................................................. 46
4.1.1 Dùng vật liệu thay thế để hạn chế sử dụng túi nylon................................... 46
4.1.2 Những giải pháp của một số nước trên thế giới đã thực hiện ...................... 48
4.1.3 Giải pháp trong việc xử lý túi nylon ........................................................... 50
4.1.3.1 Phương pháp chôn lấp ............................................................................. 51
4.1.3.2 Phương pháp đốt ..................................................................................... 52
4.1.3.3 Phương pháp thu gom và tái chế túi nylon............................................... 53
4.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 56
4.2.1 Giải pháp hành chính ................................................................................. 56
4.2.2 Nâng cao ý thức người sử dụng .................................................................. 58
PHẦN 3: KẾT LUẬN......................................................................................... 61
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 68


BẢNG BIỂU – HÌNH ẢNH
Trang

Bảng 1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh ..............9
Báng 2: Khối lượng rác thải sinh hoạt của quận Thủ Đức qua các năm. ............26
Bảng 3: Số lượng và sự phân bố các cơ sở thu mua,tái chế nhựa và các phế
liệu khác..............................................................................................28
Bảng 4: Hiểu biết của người sử dụng về tác hại của túi nylon ...........................32
Bảng 5: Mục đích sử dụng túi nylon của người sử dụng....................................35
Bảng 6: Cách thải bỏ túi nylon của người sử dụng ............................................37
Bảng 7: Ý kiến của người dân trong việc hạn chế sử dụng túi nylon .................40
Bảng 8: Hiểu biết của người sử dụng về các vật liệu thay thế túi nylon .............41

Bảng 9: Thơng tin về nguồn phát chương trình truyền thơng về túi nylon .........44

Biểu đồ 1: Sự hiểu biết của người sử dụng về tác hại của túi nylon ...................32
Biểu đồ 2: Hiểu biết của người sử dụng về tác hại của túi nylon đối với
sức khỏe con người..........................................................................33
Biểu đồ 3: Tỷ lệ vật dụng được mang theo khi người sử dụng đi mua đồ ..........34
Biểu đồ 4 : Mục đích sử dụng túi nylon của người sử dụng...............................35
Biểu đồ 5: Cách thải bỏ túi nylon của người sử dụng ........................................37
Biểu đồ 6: Hiểu biết của người sử dụng về các vật liệu thay thế túi nylon .........41
Biểu đồ 7: Thơng tin về nguồn phát chương trình truyền thơng về túi nylon .....45

Hình 1: Sơ đồ hệ thống tái chế rác ....................................................................10
Hình 2: Bản đồ quận Thủ Đức ..........................................................................13
Hình 3: Sơ đồ quy trình tái chế nhựa từ nylon (Nguồn: Trung tâm Vật Liệu
Xây Dựng Miền Nam)..........................................................................29
Hình 4 và 5 : Đốt rác và Rác nylon trên kênh ....................................................33


Hình 6 và 7: Rác nylon trên đường gần KTX ĐH Quốc Gia..............................37
Hình 8 và 9: Rác nylon tại bến xe buýt làng Đại Học ........................................38
Hình 10 và 11: Rác nylon bên vệ đường quốc lộ 1A .........................................38
Hình 12 và 13: Túi Nylon dùng để đựng rác .....................................................39
Hình 14: Túi nylon sử dụng nhiều lần của siêu thị Metro ..................................46
Hình 15: Sơ đồ phân loại rác tại nguồn .............................................................54


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABS: acrylonitril – butadien - styren
DOP: dioctin phatalat
HDPE: High Density Polyethylen - polyethylene trọng lượng cao

LDPE: Low Density Polyethylen - polyethylene trọng lượng thấp
MF: Melamine formaldehyde
PCBs: Poly Cloride Biphenyl
PE : polyetylen
PET: Polyetylen terephtalat
PF: phenolfolmaldehyde
PP: Polypropylen
PS: polystyren
PVC: polyvinyl chloride,
TMPL: thu mua phế liệu
TNHH: trách nhiệm hữu hạn


1

PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển, con người với những hoạt động của mình đã khơng
ngừng tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp làm biến đổi môi trường sống. Ở
giai đoạn đầu, dân số ít, phương thức sản xuất cịn thô sơ, lạc hậu, con người bước
đầu tác động đến mơi trường nhưng ở mức độ thấp; do đó các chức năng của mơi
trường nhanh chóng được phục hồi, tạo được trạng thái tương đối cân bằng.
Tuy nhiên, bằng bàn tay lao động và tư duy sáng tạo, con người đã tự nghiên
cứu, chế tạo ra những công cụ, những thiết bị sản xuất tinh xảo và hiện đại. Quá
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố với những thành tựu khổng lồ của khoa học
công nghệ, ngày càng phục vụ tốt hơn hoàn chỉnh hơn những nhu cầu của con người
cả về vật chất lẫn tinh thần, cũng đồng nghĩa với việc tài nguyên thiên nhiên và môi
trường tự nhiên bị suy kiệt nghiêm trọng. Một trong những sản phẩm của cơng nghệ
hiện đại đó là túi nylon.

Túi nylon - một sản phẩm với nhiều đặc tính ưu việt: tiện, nhẹ, dai, bền,
chống thấm ướt, mốc, đựng được mọi thứ… Nhưng cũng gần nấy năm, con người
phải đối diện với mặt trái của cái gọi là “văn minh bao bì”. Giả sử trung bình mỗi
người dân nước ta sử dụng 1 túi nylon/1 ngày; cũng đồng nghĩa với 1 ngày có tới 86
triệu chiếc túi được dùng và 1 năm tổng số túi nylon được dùng sẽ lên tận 31,4 tỉ túi.
Ở nước ta chưa có thống kê điều tra cụ thể về số túi nylon sử dụng nhưng với ước
lượng con số ban đầu như thế và khi con số này tiếp tục tăng lên theo cấp số nhân
theo thời gian, thì sẽ thấy số lượng túi nylon bị thải vào môi trường là khổng lồ.
Điều đáng lo là ở nước ta, phần lớn túi nylon được làm từ nhiều chất liệu khó
phân huỷ (như: PE - polyetylen, PVC – polyvinyl chloride, PP, HDPE/2 –
polyethylene trọng lượng cao…). Người ta tính rằng, 1 túi nylon nếu khơng có sự
tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 đến 1000 năm
mới có thể phân huỷ được. Chúng ta có thể bắt gặp túi nylon vứt trên khắp các


2

đường phố, các cống rãnh, các bãi biển, các con sơng, các khu du lịch… Nói chung,
nó có thể tồn tại ở bất kì nơi nào trong cuộc sống của chúng ta. Ta ln thấy ít nhiều
túi nylon đựng rác hay bay phất phơ trên vỉa hè, đường phố làm mất cảnh quan đơ
thị. Đồng thời, rác thải nylon cịn gây tắc nghẽn hệ thống cống rãnh, đường dẫn
nước thải gây ngập lụt cho đô thị dẫn đến ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.
Khi lẫn vào đất, rác nylon làm đất bị “ngộp thở” ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ
sinh thái đất. Khi bị ném xuống nước, chúng có thể làm chết các sinh vật thủy sinh,
phủ kín nhiều vùng biển…
Tuy những tác hại của túi nylon là vậy, nhưng thực trạng sử dụng một cách
lạm dụng sản phẩm này ở nước ta hiện nay là quá lớn và đã gây ô nhiễm nặng nề
đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Quận Thủ Đức nói riêng, thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng khơng nằm
ngồi hiện trạng đó. Cùng với sự phát triển khơng ngừng của nền kinh tế, vốn đầu tư

ngày càng được mở rộng trong mọi lĩnh vực, quận Thủ Đức vốn là một quận ngoại
thành nhưng nay cũng đã được nâng cao kịp theo bước tiến của toàn thành phố.
Quận Thủ Đức với tổng dân số là 346.329 người (2005), chia thành 12 phường, là
nơi tập trung của nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Linh Trung I, II; Linh
Xuân… nhiều cơng ty, xí nghiệp nhà nước cũng như tư nhân, nên lượng công nhân
tại quận cũng lớn. Đồng thời, quận cũng là nơi tập trung các trường Đại học, Cao
đẳng lớn trong cả nước (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Nơng Lâm,
Đại học Ngân Hàng, Đại học An Ninh, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật… ) với số
lượng sinh viên đơng. Ngồi lượng dân bản địa thì cư dân từ nơi khác đến khơng
phải là một con số nhỏ. Vì vậy, nhu cầu sử dụng túi nylon trong mọi hoạt động cũng
dần tăng lên, lượng thải cũng tăng lên trong khi đó việc thu gom và xử lý loại rác
thải nylon còn chưa tốt đã tác động không nhỏ tới môi trường sống .
Mỗi đối tượng với những đặc điểm khác nhau về tuổi, giới, nghề nghiệp, thu
nhập… nên cũng có thái độ, hành vi và thói quen sử dụng túi nylon khác nhau, trong
cách dùng cũng như thải bỏ. Vậy nhận thức của cư dân quận về túi nylon như thế
nào? Hiện trạng sử dụng (đầu vào và đầu ra) sản phẩm túi nylon của cư dân quận


3

như thế nào? Và ảnh hưởng của nó đến mơi trường quận ra sao? Đồng thời, chúng
tơi muốn góp phần đưa ra những kiến nghị nhằm giảm thiểu cũng như tái sử dụng
lại sản phẩm này trong cộng đồng dân cư quận. Từ tất cả lý do trên, nhóm nghiên
cứu chúng tôi quyết định chọn đề tài “HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NYLON
TRONG SINH HOẠT TẠI QUẬN THỦ ĐỨC - TP. HỒ CHÍ MINH”.
2. Mục tiêu của đề tài
Hồn thành đề tài này, nhóm nghiên cứu chúng tơi hy vọng:


Người dân quận sẽ có cái nhìn mới về sản phẩm túi nylon về cả ưu điểm lẫn

tác hại của nó, từ đó để có hướng sử dụng tốt hơn; qua đó nhằm bảo vệ tốt hơn
mơi trường quận.



Đồng thời, đề tài cũng hy vọng sẽ góp phần đề xuất một vài giải pháp nhằm
hạn chế việc sử dụng cũng như giải pháp xử lý hiệu quả rác thải nylon.

3. Nhiệm vụ của đề tài
 Tìm hiểu thực trạng sử dụng túi nylon của cư dân trên toàn quận.
 Nêu lên tác hại cũng như lợi ích trong việc sử dụng sản phẩm này.
 Góp phần nâng cao cách nhìn của nhân dân quận đối với sản phẩm nylon (trong
việc dùng cũng như thải bỏ)
 Đồng thời đề xuất một số hướng mới nhằm hạn chế sử dụng nylon trong đời
sống của nhân dân quận.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Thu thập thơng tin thứ cấp từ các đơn vị có liên quan: sở tài nguyên môi trường,
nguồn từ các đề tài nghiên cứu khác, từ các báo cáo, tạp chí, internet…
 Thông tin sơ cấp từ phỏng vấn sâu, câu hỏi điều tra…
 Khảo sát thực tế, chụp hình…
 Dùng phương pháp phân tích - tổng hợp.
5. Giới hạn của đề tài
Chất thải rắn đang trở thành vấn đề cấp bách của quận, của tồn thành phố
cũng như trong các đơ thị trên toàn quốc. Tuy nhiên, chất thải rắn bao gồm nhiều
loại với nhiều nguồn gốc khác nhau và tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng mà sẽ


4

có những sự phân loại khác nhau. Song với giới hạn về thời gian cũng như thành

viên tham gia nên đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi sản phẩm túi nylon – khi sử
dụng cũng như lúc thải bỏ.
Mặt khác, chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đã được thực hiện
thí điểm tại một vài quận trong thành phố Hồ Chí Minh như quận 1, 4, 5, 6, 10 và
huyện Củ Chi; nhưng chưa được đề cập tại quận Thủ Đức. Túi nylon cũng là một
loại rác thuộc thành phần rác vô cơ mà các quận khác đã phân loại. Do vậy khi tìm
hiểu về sản phẩm này trong địa bàn quận, chúng tôi cũng hy vọng rằng quận sẽ có
hướng mới trong kế hoặch phân loại rác tại nguồn.
6. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Chất thải rắn nói chung là nội dung của nhiều đề tài đã được nghiên cứu của
nhiều tác giả trong và ngồi nước nhưng túi nylon vẫn cịn là vấn đề mới mới có
một vài tác giả nghiên cứu.
Chúng tơi, có tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu có liên quan như:
Sách tham khảo: “Hỏi đáp về tài nguyên và môi trường”
“Hỏi đáp về sinh thái và môi trường”, chủ biên Lê Văn
Khoa, nhà xuất bản Giáo Dục, năm 2005. Sách đã nêu những hiểm họa tổng quát từ
rác thải nylon, nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu tại một địa bàn cụ thể.
Tất cả các sách tham khảo chỉ nghiên cứu những nội dung liên quan chứ chưa
có đề tài nào của sinh viên nghiên cứu về vấn đề túi nylon cả về hiện trạng dùng và
thải bỏ tại quận Thủ Đức.
7. Đóng góp mới của đề tài
Tìm hiểu được thực trạng sử dụng túi nylon của người dân trên địa bàn quận
Thủ Đức.
Qua việc tìm hiểu thái độ của người dân đối với sản phẩm nylon, những hậu
quả của nó, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm
hạn chế và giải quyết vấn đề đó sao cho phù hợp với lối sống và điều kiện mọi mặt
của cư dân trên địa bàn quận Thủ Đức.
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn



5

8.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài hoàn thành sẽ làm tư liệu tham khảo cho các đề tài của sinh viên về
sau.
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài là cơ sở để cơ quan chức năng địa phương tham khảo, qua đó đưa ra kế
hoạch, chiến lược nhằm sử dụng hợp lý hơn sản phẩm nylon.
9. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan
1.1. Các khái niệm:
1.1.1. Chất dẻo và nylon
1.1.2. Chất thải rắn
1.1.3. Tiết giảm
1.1.4. Tái sử dụng
1.1.5. Tái chế
1.2. Tổng quan về quận Thủ Đức
Chương 2: Ưu điểm và tác hại của túi nylon
2.1

Ưu điểm

2.2

Tác hại của túi nylon

Chương 3: Hiện trạng sử dụng túi nylon trong sinh hoạt tại quận Thủ Đức
3.1


Thu thập số liệu

3.2

Sơ lược về hiện trạng rác thải sinh hoạt và rác thải nylon tại quận

3.3

Hiểu biết của người dân về túi nylon

3.4

Vấn đề sử dụng túi nylon của người dân ở quận

3.5

Vấn đề về việc thải bỏ và tái sử dụng túi nylon tại quận

3.6

Ý thức của người dân đối với việc hạn chế sử dụng túi nylon

3.7

Đối với người cung cấp túi nylon

3.8

Công tác tuyên truyền về túi nylon tại quận


Chương 4: Giảp pháp nhằm giải quyết vấn đề túi nylon tại quận


6

PHẦN 2: NỘI DUNG – KÉT QUẢ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1. Định nghĩa chất dẻo và nylon
Công nghệ muốn phát triển, một trong những khâu then chốt là phải giải
quyết tốt vấn đề vật liệu. Ngày nay vật liệu chất dẻo được hầu hết các nước phát
triển quan tâm đến, vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội, ví như: mềm dẻo và bền, chắc
và dễ tạo dáng, có thể pha mầu hoặc để trong suốt, nhẹ nhàng và nhiều đặc tính q
khác. Vì thế, ngày nay chất dẻo đang dần dần thay thế bớt sắt thép, gỗ và tiến tới
thay dần cả hợp kim cứng trong tương lai không xa. Một ưu điểm khác nữa là, để
sản xuất ra sản phẩm chất dẻo thì cơng bỏ ra chỉ bằng 1/3 công cần thiết để sản xuất
các sản phẩm như thế từ kim loại, tiết kiệm được năng lượng, vận chuyển và giá
thành hạ, phù hợp với túi tiền của các nước đang phát triển như nước ta.
Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polyme, là các hợp chất cao phân tử,
được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày
cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người.
Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp
suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thơi tác dụng.
- Tính chất chính của polyme:
+ Thường là chất rắn, không bay hơi.
+ Hầu hết Polyme không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường
 Các phản ứng tổng hợp polyme
Phản ứng trùng hợp
Phản ứng trùng hợp là phản ứng kết hợp nhiều monome của cùng một chất
tạo thành polyme: nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n

Phản ứng trùng hợp Butađien1,3
Phản ứng trùng ngưng


7

Phản ứng trùng ngưng là phản ứng kết hợp nhiều monome tạo thành polyme
và một sản phẩm phụ (như nước).
n(OH-CH2-CH2-OH) → (-CH2-CH2-O-CH2-CH2-)n + nH2O
Phản ứng đồng trùng hợp
Phản ứng trùng hợp là phản ứng kết hợp nhiều monome của hai hay nhiều
chất tạo thành polyme.
 Phân loại polyme
Phân loại theo tính chất:
1. Nhựa nhiệt dẻo : Là loại nhựa khi gia nhiệt thì sẽ hóa dẻo, ví dụ như : PP, PE,
PVC, PET, PS...
PE có hai dạng:
-

HDPE (High Density Polyethylen - polyethylene trọng lượng cao) thường
được sử dụng để đựng thực phẩm.

-

LDPE (Low Density Polyethylen - polyethylene trọng lượng thấp) thường
được sử dụng để đựng quần áo, giày dép…

2. Nhựa nhiệt rắn : Là loại nhựa khi gia nhiệt sẽ rắn cứng, ví dụ như : PF, MF…
Phân loại theo ứng dụng:
1. Nhựa thông dụng : là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng

nhiều trong những vật dụng thường ngày, như : PP, PE, PVC, PET, ABS…
2. Nhựa kỹ thuật : Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa
thông dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như: PC, PA, ......
3. Nhựa chuyên dụng : Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho
từng trường hợp.
Phân loại theo cấu tạo hóa học
1. Polyme mạch cacbon: polyme có mạch chính là các phân tử cacbon liên kết
với nhau.
2. Polyme dị mạch: polyme trong mạch chính ngồi ngun tố cacbon cịn có
cac ngun tố khác như O, N, S... Ví dụ như polyoxymetylen, polyeste,
polyuretan, polysiloxan…


8

1.1.2 Chất thải rắn
Chất thải là toàn bộ vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh
tế xã hội gồm có hoạt động sản xuất, hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng
đồng.
Lượng chất thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như: sự tăng
trưởng phát triển của sản xuất, sự gia tăng dân số, q trình cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa, sự phát triển đời sống trình độ dân trí.
Chất thải rắn là bất kỳ vật liệu nào ở dạng rắn bị loại bỏ ra mà không được
tiếp tục sử dụng như ban đầu.
Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn chính sau:
-

Khu dân cư

-


Khu thương mại

-

Khu cơng nghiệp

-

Khu đất trống

-

Thành phố

-

Nhà máy xử lý chất thải

-

Nông nghiệp

Chất thải rắn sinh hoạt là các chất thải phát sinh từ các hoạt động của hộ gia
đình, chung cư, khu cơng cộng, công sở, trường học, viện nghiên cứu, khu thương
mại, chợ và chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của con người trong các khu công
nghiệp.
Thành phần chất thải rắn ở các đơ thị khác nhau thì khơng giống nhau song
đều có hai đặc điểm chung gồm:
-


Thành phần rác thải hữu cơ dễ phân hủy, thực phẩm hư hỏng với số lượng trung
bình từ 30 – 60%.

-

Thành phần đất cát, vật liệu xây dựng các chất vô cơ khác với số lượng trung
bình từ 20 – 40%.
Thành phố Hồ Chí Minh với dân số hơn 6,24 triệu người (năm 2005) đã tiếp

nhận hàng ngày một lượng chất thải rắn đô thị vào khoảng 6.000 → 6.500 tấn, bao


9

gồm chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị là 3.500 → 4.500 tấn/ ngày, chất thải
rắn từ cơ sở y tế - công nghiệp là 800 →1.200tấn/ ngày, chất thải rắn xây dựng (xà
bần) từ 700→ 1.200 tấn/ ngày, và chất thải rắn công nghiệp là 700 →900 tấn/ngày;
trong đó có khoảng 150 →200 tấn chất thải nguy hại. Theo số liệu ước tính của Sở
Tài Nguyên và Mơi Trường thành phố thì lượng rác thải bình quân ở thành phố tăng
từ 0,61kg/người/ngày (1996) sẽ lên tới hơn 1kg/người/ngày vào năm 2010.
Bảng 1 : Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh
STT

Thành phần

Khối lượng (%)

1


Thực phẩm

69 – 95

2

Giấy

1,05 – 25

3

Carton

0,00 – 0,01

4

Vải

0,00 – 5,00

5

Túi nylon

1,5 – 17,0

6


Nhựa cứng

0,00 – 0,04

7

Da

0,00 – 0,05

8

Gỗ

0,00 – 3,5

9

Caosu mềm

0,00 – 1,5

10

Lon cứng

0,0 – 0,01

11


Lon đồ hộp

0,0 – 0,06

12

Kim loại nặng

0,00 – 0,03

13

Thủy tinh

0,0 – 1,3

14

Sành sứ

0,0 - 1,4

(Trung tâm nghiên cứu công nghệ và quản lý môi trường CENTEMA – 2007)
1.1.3 Tiết giảm
Giảm phát sinh chất thải, tiêu dùng một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng ít hơn
thơng thường để giảm lượng rác phát sinh.


10


Bạn nên: chỉ mua những thứ bạn cần và dùng hết những thứ bạn mua. Chọn
những sản phẩm mà bao bì có thể tái chế, ít tốn nhiên liệu, tránh bao gói cầu kì. Bảo
trì, sửa chữa vật dụng gia đình để có thể sử dụng lâu hơn.
Nói khơng với túi nylon khi mua hàng hoặc sử dụng càng ít càng tốt, mang
theo túi hoặc giỏ đựng khi đi mua hàng.
1.1.4 Tái sử dụng
Là việc sử dụng lại những sản phẩm, những vật dụng đã qua sử dụng nhằm
tiết kiệm chi phí và tận dụng tối đa khả năng sử dụng của vật dụng đó (nghĩa là sử
dụng lại, có thể sử dụng vào mục đích khác).
Các sản phẩm có thể sử dụng như sau: Ly uống nước, chén, đĩa, đũa... nên sử
dụng nhiều lần hơn là sử dụng một lần. Quần áo cũ – hãy cho người khác hoặc đem
đến các tổ chức từ thiện. Khăn ăn - sử dụng khăn giặt được thay vì sử dụng khăn
giấy. Các chai, hũ thuỷ tinh - sau khi rửa sạch có thể dùng chúng làm vật hữu ích.
Giấy gói, thùng, hộp giấy - giữ lại để gói quà, chứa đồ...Khi thay thế các vật dụng
lớn trong nhà (tủ, bàn ghế...), thay vì cho ra bãi rác, hãy bán đi hoặc cho các gia
đình cần đến chúng....
Tái sử dụng túi nylon là dùng lại các túi nylon đã qua sử dụng nhằm giảm
chất thải ra mơi trường và giảm chi phí.
1.1.5 Tái chế
Là quá trình sản xuất ra sản phẩm dựa trên nguồn nguyên liệu là những sản
phẩm đã qua sử dụng.
Những sản phẩm có thể tái chế được trong rác thải: Giấy viết, báo, tạp chí,
bìa carton, các thiết bị điện tử, gỗ, sơn, hoá chất, vật liệu xây dựng, lon nhôm, sắt,
kim loại các loại, chai nhựa, chai PET, túi nylon, thuỷ tinh các loại...
Bạn có biết rằng: 60% những thứ bạn vứt vào thùng rác có thể được tái chế.
50% rác thải gia đình có thể làm phân compost; 100% thuỷ tinh có thể tái chế. Tái
chế 1 hộp thiếc có thể tiết kiệm năng lượng đủ để mở tivi trong 3 giờ. Tái chế 1 chai
thủy tinh có thể tiết kiệm năng lượng để phát cho máy tính trong 25 phút. Tái chế 1



11

chai nhựa có thể tiết kiệm năng lượng đủ để phát bóng đèn 60 W trong 3 giờ; phải
mất 24 cây to để làm một tấm giấy báo.
Tái chế nhựa và chất dẻo nói chung là q trình sản xuất ra các sản phẩm mới
từ nguồn nguyên liệu là nhựa, chất dẻo đã qua sử dụng.
Sơ đồ hệ thống tái chế được tóm tắt trong hình sau:

Hình 1: Sơ đồ hệ thống tái chế rác
Từ quy trình thu gom trên ta thấy: Những người nhặt rác và người mua ve
chai từ các hộ gia đình là cấp thấp nhất trong hệ thống này. Từ những gánh ve chai,
phế liệu được tập trung về vựa ve chai quy mô nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư.
Các vựa này thu mua tất cả các loại phế liệu, tại đây phế liệu sẽ được phân
loại thành các thành phần riêng và bán lại cho các vựa thu mua phế liệu quy mô
trung bình và lớn hoặc bán trực tiếp cho các cơ sở tái chế. Các vựa quy mô trung


12

bình và lớn chỉ tập trung thu mua một hay hai loại phế liệu nhất định từ các vựa nhỏ.
Các phế liệu này đã qua xử lý sơ bộ như: làm sạch, ép nhỏ nên hoạt động của các
vựa này tương đối đơn giản hơn. Sau đó phế liệu từ các vựa lớn được chuyển đến
các cơ sở tái chế trong thành phố. Tại các cơ sở tái chế, phế liệu được phân loại lần
cuối, làm sạch và được tái chế thành nguồn nguyên liệu mới hoặc các sản phẩm.
Tuỳ thuộc vào loại hình tái chế mà hình thành các khu vực tái chế riêng biệt như: tái
chế nhựa, tái chế thuỷ tinh.
Một trong những loại vật liệu được tái chế phổ biến nhất là nhựa (plastic).
Nhựa được phân loại, thu gom, làm sạch sau đó được đưa vào một quy trình tái sinh.
Các ngun liệu sợi cơng nghiệp làm từ nhựa tái chế được dùng để chế tạo ra nhiều
loại sản phẩm khác nhau: quần áo, giày, khăn tắm, chăn…



13

1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẬN THỦ ĐỨC

Hình 2: Bản đồ quận Thủ Đức
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Theo Nghị định 03/CP của chính phủ ban hành ngày 06/01/1997 thì quận Thủ
Đức cũng như Quận 2 và Quận 9 được thành lập trên cơ sở tách từ huyện Thủ Đức.
Quận Thủ Đức nằm ở phía Đơng – Bắc Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích
47,76 km2, bao gồm diện tích và dân số của 12 phường: Linh Đông, Linh Trung,
Linh Tây, Linh Xuân, Linh Chiểu, Tam Phú, Trường Thọ, Bình Thọ, Bình Chiểu,
Tam Bình, Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước.
Thủ Đức được xem như là vùng đất “cầu nối” giữa Thành phố Hồ Chí Minh
với các tỉnh miền Đơng Nam Bộ giàu tiềm năng (như Bình Dương, Đồng Nai… ).
Ba con đường lớn chạy qua quận đều thuộc quốc lộ bao gồm: xa lộ Hà Nội, quốc lộ
13 và xa lộ vành đai ngoài (tức là xa lộ Đại Hàn cũ) cùng với nhiều tuyến đường
trong quận được mở rộng, nâng cấp, thay mới cầu khỉ bằng cầu bê tông…
Bao bọc 3 mặt Thủ Đức là hai con sông lớn: sơng Đồng Nai và sơng Sài Gịn,
rất thuận lợi cho giao thông đường thủy. Tất cả đã tạo điều kiện cho hàng hóa lưu
thơng, qua đó thúc đẩy sản xuất công – nông nghiệp cùng phát triển.


14

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số quận Thủ Đức tính đến
năm 2005 là khoảng 346.329 người.
Một thập kỷ qua (1997-2007) với những tiềm năng sẵn có kết hợp với những

chính sách phù hợp của Đảng và Nhà Nước cùng với sự nỗ lực phát triển của nhân
dân, Thủ Đức ngày nay đã trở thành một quận đô thị có bước phát triển tương đối
vững chắc với những thành tựu Kinh Tế - Văn Hóa - Xã Hội đáng kể.
 Về Kinh Tế
-

Sự khôi phục và phát triển nhanh của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong
những năm đổi mới đã làm tăng tỷ trọng trong tổng giá trị kinh tế của Quận lên
62% - một trong những Quận có tỷ trọng cơng nghiệp cao nhất thành phố Hồ Chí
Minh.Cơng nghiệp phát triển đã tạo điều kiện củng cố và phát triển giai cấp công
nhân.

-

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của quận Thủ Đức
tăng trưởng nhanh, đặc biệt từ năm tách quận. Năm 1995 giá trị sản lượng của
ngành công nghiệp huyện Thủ Đức (bao gồm 3 quận Thủ Đức, quận 2 và quận
9) lá 118 tỉ đồng, đến năm 1997, riêng quận Thủ Đức đã là 248 tỉ đồng. Trong
các năm tiếp theo, đặc biệt là từ năm 2000, tỉ lệ tăng trưởng giá trị sản lượng đạt
bình quân hơm 50% / năm. Năm 2000 là 529,4 tỉ, năm 2002 là 902,7 tỉ, năm
2003 là 1.119,6 tỉ và năm 2004 đạt 1.444,12 tỉ đồng.

-

Là địa phương có nền sản xuất cơng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp lâu năm, từ
năm 1991 đến nay, nhiều mặt hàng truyền thống của Thủ Đức nhanh chóng có
chỗ đứng trong nước là tại thị trường nhiều nước.

-


Thập niên 90 đánh dấu sự phát triển nhanh và bền vững của hoạt động thương
mại trên địa bàn quận Thủ Đức, tốc độ tăng bình quân 30% / năm. Kinh doanh
nhà hàng – khách sạn, nhà và biệt thự cho thuê, dịch vụ văn phòng cũng phát
triển dù Thủ Đức là vùng ngoại thành. Một hình thức dịch vụ mới đang được
triển khai có kết quả là xây và cho thuê dạng nhà phố, biệt thự cạnh các khu vui
chơi giải trí và sinh hoạt thể thao.


15

-

Trên địa bàn Thủ Đức, ngoài chợ Thủ Đức ở trung tâm thị trấn, cịn có 15 “chợ
q” với hơn 5.500 hộ bn bán, điều đó đã nói lên phần nào quy mô hoạt động
thương nghiệp tại đây. Trong quy hoạch chợ của thành phố, quận Thủ Đức đã có
chợ đầu mối Tam Bình thay cho chợ đầu mối Cầu Muối – thuộc quận 1.

-

Một hoạt động có hiệu quả của Thủ Đức là ngoại thương, tăng trưởng đạt bình
quân 14% / năm, vừa bảo đảm sản phẩm công – nông nghiệp của quận tham gia
thị trường xuất khẩu, vừa thu ngoại tệ để nhập máy móc, nguyên phụ liệu phục
vụ sản xuất và nhu yếu phẩm cho thị trường nội địa.

-

Doanh thu thương mại-dịch vụ: năm 1991 đạt 310 tỉ, năm 1995 đạt 920 tỉ, năm
1997 (tách quận – khơng tính quận 2 và quận 9) đạt 753 tỉ, năm 2000 đạt 928 tỉ,
năm 2001 đạt 1.188 tỉ, năm 2003 đạt 1.746 tỉ và năm 2004 đạt 2.252 tỉ đồng.


-

Nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất
nông nghiệp mà hiệu quả sản xuất tăng trưởng nhanh. Năm 1997 giá trị tổng sản
lượng công nghiệp của quận mới đạt 248 tỷ đồng thì đến năm 2005 con số này
đã lên tới 1778 tỷ đồng (tăng gấp 8 lần) với mức tăng trưởng bình quân năm trên
16%.

-

Hiện nay trong tổng số 1.802 cơ sở thương mại và dịch vụ thì có 47 là thuộc
cơng ty, cịn lại là do tư nhân và cá thể. Thủ Đức còn là nơi sản xuất cây mai
ghép và lan cắt cành nổi tiếng, cùng với hai loại vật ni có giá trị kinh tế cao là
cá giống và bò sữa.
 Về xã hội
Đặc điểm dân cư đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Thủ

Đức nói riêng chính là tình hình dân cư khá phức tạp do dân cư từ nhiều vùng miền
khác nhau quy tụ về đây sinh sống, làm việc và học tập.
Quận Thủ Đức là nơi tập trung rất nhiều nhà máy, xí nghiệp của quốc doanh
hay tư nhân; các khu chế xuất – khu công nghiệp Linh Trung (I và II), Linh Chiểu,
các công ty TNHH, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, chợ nông sản thực phẩm… nên
thu hút nhiều nguồn lao động trong cả nước. Thủ Đức còn là nơi tập trung của phần


16

lớn các trường đại học, cao đẳng phía Nam như: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, Đại học Nông Lâm, Đại học An Ninh (phường Linh Trung), Đại học

Ngân Hàng (phường Linh Chiểu), Đại học Sư phạm kỹ thuật (phường Bình Thọ)…
trên địa bàn cũng có số lượng học sinh, sinh viên đơng đảo. Cho nên hình thức cư
trú chủ yếu của người dân ở đây là tạm trú, có nhiều người ở khơng đăng ký, ít có
hộ khẩu thường trú.
Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của người dân và ý thức của
họ đối với môi trường ở đây. Một bộ phận không nhỏ người dân ở đây có lối sống
tạm bợ, khơng quan tâm tới các vấn đề môi trường xung quanh khu vực họ sống ơ
nhiễm như thế nào, có thể họ vẫn biết được tác hại hay những hành động của họ có
thể gây tác động xấu đến mơi trường sống nhưng lại chưa có ý thức bảo vệ và khác
phục hậu quả đó.
Đây cũng là lý do mà nhóm chúng tôi chọn quận Thủ Đức là địa bàn điển hình
để nghiên cứu vấn đề sử dụng túi nylon – vật dụng phổ biến trong sinh hoạt hàng
ngày nhưng đang gây nên vấn nạn không chỉ ở riêng một địa bàn, một quốc gia nào
trên Trái Đất này!


17

CHƯƠNG 2
ƯU ĐIỂM VÀ TÁC HẠI CỦA TÚI NYLON
2.1.

Ưu điểm
Túi nylon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ, tiện lợi, gọn gàng và

giá cả phải chăng: chỉ 15.000 đ/1kg túi cỡ nhỏ (chiều dài đáy khoảng 20 cm) và
khoảng 25.000đ/1kg túi cỡ lớn (chiều dài đáy 30 cm) với nhiều màu sắc khác nhau
trông rất bắt mắt. Khác với các loại nguyên liệu khác, túi nylon không dễ bị vi sinh
vật phân hủy, cũng khó bị phân giải dưới ánh sáng Mặt trời. Bên cạnh đó, túi nylon
được làm từ sợi nhựa tổng hợp bền dẻo với nhiều kích cỡ khác nhau có thể tái chế

được.
Có thể khẳng định rằng túi nylon vơ cùng tiện dụng, nó được sử dụng rộng
rãi với nhiều mục đích khác nhau trong hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt củ
con người:
-

Đóng gói thực phẩm

-

Đựng bột giặt.

-

Đựng các chế phẩm hóa học.

-

Đựng thức ăn một cách tiện lợi, có thể nâng lên đặt xuống ở bất cứ đâu mà

cũng không làm bẩn thức ăn đựng bên trong. Mỗi lần đi chợ, chỉ cần mua từ mớ rau,
khúc cá, miếng thịt, nước mắm, xì dầu, tương, quần áo, giày dép… cũng được người
bán hàng đựng vào từng túi nylon riêng biệt, có khi cịn được cho thêm túi lớn để
đựng chung tất cả những túi nhỏ ấy nữa. Đi siêu thị cũng vậy, do túi ở siêu thị
thường phát miễn phí và túi ở đây cũng dày hơn, đẹp hơn nên người mua thường
tranh thủ xin thêm về để dùng dần cho nhiều mục đích khác nữa.
-

Túi nylon bọc bên ngồi hàng hóa để bảo quản vật dụng chống bụi bẩn, nước


mưa, gỉ sét, che nắng…
-

Túi nylon đựng hàng hóa để dễ vận chuyển, bảo quản an tồn (ví dụ; đóng cá

cảnh để vận chuyển đi các nơi, đóng trùng vỉ…)


18

-

Sau khi sử dụng nhiều mục đích khác túi nylon còn được dùng để đựng rác,

chứa các loại phế thải mà khơng làm rỉ nước rác ra ngồi…
Như vậy, chính những đặc tính ưu việt của túi nylon đã giúp nó thay thế gần
như hồn tồn các loại sản phẩm hữu dụng trước đây như giấy, các loại lá (lá chuối,
lá sen,… ). Thậm chí người ta sẽ khơng tưởng tượng được nếu như khơng có túi
nylon thì sẽ rất khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, người ta mới chỉ nhìn thấy ở
những ưu điểm của nó mà chưa lường trước được những tác hại từ chính những đặc
tính đó và hậu quả của một xã hội tràn ngập rác nylon.
2.2

Tác hại của túi nylon

2.2.1 Đối với môi trường đất
Rác thải nhựa nói chung và rác túi nylon nói riêng có chu kỳ phân hủy rất
chậm: từ hơn 10 năm đến cả nghìn năm, những túi làm bằng chất dẻo PVC thì ít
nhất cũng phải mất đến 34 năm; còn làm bằng chất dẻo PE phải cần đến 400 năm
mới bị phân hủy hoàn toàn…

Các bãi biển của Pháp luôn bị ô nhiễm bởi khoảng 122 triệu chiếc túi nylon.
Ở Việt Nam tuy chưa có một thống kê chính thức nào được công bố nhưng chắc
chắn mức độ ô nhiễm và khối lượng rác thải nylon cũng không phải là nhỏ.
Vấn đề đáng lo ngại ở đây là túi nylon không tự phân hủy; nhờ vào các yếu tố
nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, vi sinh vật thì một túi có thể mất từ 40 – 500 năm để
phân hủy được trong môi trường. Hiện nay ở Việt Nam, một biện pháp xử lý rác
được áp dụng phổ biến nhất là chơn lấp, túi nylon nằm lại trong lịng đất làm thành
kẽ hở len lỏi xuyên qua hệ thống lọc làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Túi nylon làm
cho đất “ngộp thở”, đất “nghẹn” túi nylon nên bị hoang hóa, nước khơng thể chảy
qua dẫn đến suy kiệt độ màu của đất; ngăn cản sự sinh trưởng của lớp phủ thực vật
làm cho đất dễ bị xói mịn.
Khi túi nylon vào trong mơi trường đất rất khó bị mục nát chính vì vậy chúng
ta thường thấy những mảnh nylon lẫn trong phân đất suốt một thời gian dài vẫn trơ
ra làm hỏng kết cấu đất. Phải sau một thời gian dài, một vài loại sản phẩm mới bị
phân hủy nhưng lại tan ra nhiều chất độc hại làm ô nhiễm đất đai (chì, cadimi…).


×