Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG TAM PHÚ, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.2 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI
DÂN PHƯỜNG TAM PHÚ, QUẬN THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM VIỆT TUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiêp đại học khoa kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG TAM PHÚ, QUẬN THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do PHẠM VIỆT TUÂN, sinh viên khóa 31, ngành
KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày _______________

ThS. NGUYỄN DUYÊN LINH
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm 2009



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm 2009

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian hơn 3 tháng (01/03-20/6/2009) thực hiện đề tài “Hiện trạng sử
dụng nước sinh hoạt của người dân Phường Tam Phú quận Thủ Đức Thành Phố
Hồ Chí Minh” cũng đã hoàn tất. Để đạt được kết quả này, cùng với sự cố gắng của
bản thân thì tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều đơn vị cũng như các
cá nhân. Tôi vô cùng cảm ơn những sự giúp đỡ đó.
Trước hết, tôi kính gởi lời cảm ơn đến:
- Cha, mẹ tôi đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi lớn lên với bao nhiêu vất vả để tôi
có được ngày hôm nay.
- Tập thể giảng viên của Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh nói
chung và các thầy cô trong khoa kinh tế nói riêng, đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến
thức bổ ích góp phần giúp tôi thực hiện đề tài này.

- Th.S Nguyễn Duyên Linh người đã tận tình chỉ dạy để tôi hoàn thành đề tài
này.
- Các cô chú anh chị đang công tác tại Ủy ban phường Tam Phú , các cô chú ở
trạm cung cấp nước Tam Phú 1, Tam Phú 2, Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức và
toàn bộ bà con phường Tam Phú đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp
và sơ cấp.
- Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị khóa trước và những người bạn
đã giúp đỡ để tôi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày…tháng…năm 2009
Sinh Viên
Phạm Việt Tuân


NỘI DUNG TÓM TẮT

PHẠM VIỆT TUÂN. Tháng 7 năm 2009. “Hiện Trạng Sử Dụng Nước Sinh
Hoạt Của Người Dân Phường Tam Phú Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí
Minh”
PHAM VIET TUAN. JULY 2009. “Current Use of Domestis Water of
People in Tam Phu Commune, Thu Duc District, Ho Chi Minh City”
Tam Phú là một phường trung tâm của quận Thủ Đức, một quận nằm ở ngoại
thành của TP Hồ Chí Minh, có tốc độ đô thị hóa nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao;
nhưng bên cạnh đó mặt trái của quá trình đô thị hóa đã có tác động không nhỏ tới
nguồn nước. Hiện phường Tam Phú đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn
nước nghiêm trọng, cùng với sức ép của việc gia tăng dân số nhanh; khả năng cung
cấp của các hệ thống đã vượt ngưỡng thì nhu cầu về nước sạch cho sinh hoạt lại càng
trở nên cấp thiết. Bên cạnh đó việc gia tăng khai thác nước ngầm một cách tự phát,
thiếu sự quản lý đã góp phần làm suy giảm tài nguyên nước và làm hạn chế khả năng
đáp ứng nhu cầu về nước sạch của người dân.

Khóa luận tìm hiểu về hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại
phường Tam Phú được tiến hành trên cơ sở phân tích số liệu điều tra thực tế 70 hộ gia
đình và các công ty, trạm cấp nước trên địa bàn phường.
Mục tiêu nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:
- Hiện trạng cung nước máy tại địa phương.
- Nhu cầu về nước máy và các nguồn nước người dân đang sử dụng.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây thiếu nước tại địa phương.
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị đối với ban quản lý các công ty, trạm
nước, chính quyền địa phương.
Kết quả điều tra cho thấy: Thực trạng cung cấp nước ở địa phương tuy còn
nhiều thiếu xót nhưng đã nỗ lực hết sức để phục vụ cho nhu cầu của người dân.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................1
U

1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận.......................................................................3
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
1.4. Cấu trúc của khóa luận .........................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan.....................................................5
2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu.........................................................6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................6
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................9

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................16
U

3.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................16
3.1.1. Tầm quan trọng của nước đối với sự sống trong môi trường sinh thái .......16
3.1.2. Các khái niệm ..............................................................................................16
3.1.3. Sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước ..........................................................17
3.1.4. Chất lượng nước sinh hoạt và sức khỏe của con người...............................18
3.1.5. Khái niệm chung về ô nhiễm nước..............................................................18
3.1.6. Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng môi trường nước tại Việt Nam .................20
3.1.7. Tác động của nước ô nhiễm đến sức khỏe của người dân...........................22
3.1.8. Nhu cầu về nước và vấn đề thiếu nước hiện nay.........................................22
3.1.9. Nguyên nhân gây thiếu nước và biện pháp bảo vệ nguồn nước..................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................24
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................24
3.2.2. Chỉ tiêu phân tích.........................................................................................25
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................26
v


4.1. Tổng quan về nhóm hộ điều tra..........................................................................26
4.1.1. Trình độ học vấn..........................................................................................26
4.1.2. Quy mô hộ dân ............................................................................................27
4.1.3. Thu nhập và chi phí bình quân 1 năm của hộ điều tra.................................27
4.1.4. Giá nước sinh hoạt.......................................................................................31
4.2. Tình hình sử dụng nước của nhóm hộ điều tra...................................................32
4.2.1. Nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt của nhóm hộ mẫu.............................32
4.2.2. Lượng nước sử dụng trung bình các hộ sử dụng nước máy (lít/người/ngày)
...............................................................................................................................33

4.2.3. Cách thức sử dụng nước máy của các hộ (lít/người/ngày)..........................35
4.2.4. Mục đích sử dụng nước sinh hoạt của người dân........................................36
4.3. Nhận thức của người dân về nguồn nước tại địa phương...................................36
4.3.1. Nhận thức của người dân về nguồn nước đang sử dụng .............................36
4.4. Hiện trạng cung cấp nước sinh hoạt tại phường.................................................40
4.4.1. Hiện trạng cung nước tại địa phương ..........................................................40
4.4.2. Doanh thu hàng tháng của đơn vị cung cấp nước .......................................41
4.4.3. Tình trạng thiếu nước ..................................................................................43
4.5. Nhu cầu nước sinh hoạt ......................................................................................43
4.6. Mức sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước sinh hoạt ...................44
4.7. Vai trò quản lý của nhà nước đối với nguồn nước tại phường...........................44
4.7.1. Tổ chức quản lý nguồn nước mặt ................................................................44
4.7.2. Các chương trình tác động đến ý thức người dân .......................................44
4.8. Giải pháp bảo vệ và đảm bảo nguồn nước .........................................................45
4.8.1. Mục tiêu.......................................................................................................45
4.8.2. Giải pháp......................................................................................................45
4.8.3. Giải pháp mở rộng mạng lưới đường ống ...................................................46
4.8.4. Giải pháp về quản lý....................................................................................47
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................49
5.1. Kết luận...............................................................................................................49
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................50
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương .................................................................50
vi


5.2.2. Đối với ban quản lý các trạm cấp nước.......................................................50
5.2.3. Đối với người dân........................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52

DANH MỤC VIẾT TẮT

vii


TP

Thành phố



Quy định

BYT

Bộ y tế

vs

Vệ sinh

TT

Trung tâm

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài Nguyên và Môi Trường


BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐVT

Đơn vị tính

UBND

Uỷ ban nhân dân

NT & VSMT

Nông thôn và vệ sinh môi trường

DANH MỤC CÁC BẢNG
viii


Trang
Bảng 2.1. Tình hình phân lớp theo thu nhập của người dân phường Tam Phú
năm 2008 .......................................................................................................................11
Bảng 2.2. Số Học Sinh Và Phòng Học Trong Toàn Phường Năm 2007. .....................11
Bảng 2.3. Hiện Trạng Chất Lượng Giếng Khoan Trên Dịa Bàn Phường .....................14
Bảng 3.1. Một Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Ăn Uống, Sinh Hoạt Đối Với Khu
Đô Thị Nhỏ Và Nông Thôn Theo Quy Định 505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế. ...................21
Bảng 3.2. Một Số Trị Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Mặt. .....................................22
Bảng 4.1. Trình Độ Học Vấn của Các Hộ Được Phỏng Vấn. .......................................26

Bảng 4.2. Quy Mô Hộ Dân Theo Nhân Khẩu của Các Hộ Điều Tra. ...........................27
Bảng 4.3. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Của Các Hộ Điều Tra trong Năm 2008..28
Bảng 4.4. Các Nguồn Thu Chính. .................................................................................29
Bảng 4.5. Cơ Cấu Chi Phí Của Nhóm Hộ Được Điều Tra............................................30
Bảng 4.6. Các Nguồn Nước Chính Người Dân Sử Dụng .............................................32
Bảng 4.7. Tình Hình Sử Dụng Nước Sinh Hoạt của Nhóm Hộ Mẫu............................33
Bảng 4.8. Tình Hình Sử Dụng các Nguồn Nước trong Sinh Hoạt của Các Hộ Dân
trong phường, tính Theo Mẫu Điều Tra. .......................................................................35
Bảng 4.9. Tổng Số Ca Bệnh Liên Quan Đến Chất Lượng Nước Qua Các Năm 20062008 ...............................................................................................................................37
Bảng 4.10. Đánh Giá của Người Dân Về Nguồn Nước Trạm Đang Sử Dụng. ............37
Bảng 4.11. Đánh Giá của Người Dân Về Nguồn Nước Máy Đang Sử Dụng...............38
Bảng 4.12. Chất Lượng Mẫu Nước Trạm Và Nước Máy .............................................39
Bảng 4.13. Nhận Thức của Người Dân Về Nước Sạch.................................................40
Bảng 4.14. Giá Và Định Mức Tiêu Thụ Nước Năm 2008 ............................................41
Bảng 4.15. Tỷ Lệ Thất Thóat Nước Trạm Và Nước Máy Qua Các Năm 2003-2008...42
Bảng 4.16. Giải Pháp Mở Rộng Mạng Lưới Đường ống Cung Cấp Nước Cho Người
Dân ở từng khu phố .......................................................................................................46
Bảng 4.17. Giải Pháp Tăng Số Lần Kiểm Tra Sửa Chữa Định Kỳ Hệ Thống Đường
Ống ................................................................................................................................48

ix


x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Địa Lý phường Tam Phú.........................................................7
Hình 2.2. Biểu Đồ Gia Tăng Dân Số Qua Các Năm 2005-2008...................................10
Hình 2.3. Sơ Đồ Mạng Lưới Đường Ống Cung Cấp Nước Tại Phường Tam Phú.......12

Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Sử Dụng Nước Của Người Dân Phường ...........................13
Hình 2.5. Biểu Đồ So Sánh Công Suất Thiết Kế Và Công Suất Tiêu Thụ Qua 2 Năm
2007-2008......................................................................................................................14
Hình 3.1 Tác Động của Hóa Chất BVTV Đến Môi Trường .........................................20
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Mối Quan Hệ Giữa Khối Lượng Nước Tiêu Thụ Của Hộ
Dân So Với Thu Nhập Hàng Tháng ..............................................................................29
Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Chi Phí Cho Việc Sử Dụng Nước Trong Tổng Chi
Phí Mỗi Năm .................................................................................................................30
Hình 4.3. Biểu Đồ Phân Bố giữa Giá và Khối Lượng Nước Sạch Tiêu Thụ ................31
Hình 4.4. Biểu Đồ Lượng Nước Trạm, Nước Máy Được Sử Dụng Trung Bình của
Nhóm Hộ Mẫu ở Các Khu Phố .....................................................................................34
Hình 4.5. Sơ Đồ Quy Trình Xử Lý Nước Trạm Và Nước Máy ....................................41
Hình 4.6. Sơ Đồ Mạng Lưới Đường ống Mở Rộng ......................................................47

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi .....................................................................................................
Phụ lục 2. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước ăn uống về phương diện vật lý
và hóa học theo quyết định số 505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế ...............................................
Phụ lục 3: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước ăn uống về phương diện vi khuẩn và sinh
vật theo quyết định số 505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế. ..........................................................
Phụ lục 4. Danh sách và địa chỉ người được phỏng vấn ...................................................

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Từ thời xa xưa, nước đã là một phần thiết yếu không thể tách rời của mọi sinh
vật trên trái đất, có thể nói nếu không có nước thì sẽ không có sự sống như ngày nay.
Thật vậy, nước bắt đầu sự sống cho mọi thứ ví dụ như 3/4 trọng lượng cơ thể của con
người là nước, 3/4 diện tích của trái đất là nước… Nước có ở khắp mọi nơi và ở nhiều
trạng thái khác nhau như thể hơi, thể lỏng và thể rắn. Nước tham gia vào nhiều quá
trình chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa chất hữu cơ giúp duy trì và phát triển sự
sống của tất cả sinh vật… Nước tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra
dưỡng khí cung cấp oxy cho mọi sinh vật. Từ thuở ban đầu của nền văn minh nhân
loại, con người cũng đã biết lựa chọn địa điểm định cư gần những nơi có nguồn nước,
dọc theo các con sông, suối hoặc gần nơi có các mạch nước ngầm tự nhiên, và chính
những điều kiện đó cũng đã góp phần bảo đảm cho cuộc sống của họ. Cho đến ngày
nay vai trò của nước đối với đời sống của con người vẫn không hề thay đổi thậm chí
còn bức thiết hơn vì song song với quá trình phát triển công nghiệp và tốc độ tăng dân
số thì mức độ ô nhiễm nước cũng tăng lên theo tỉ lệ thuận do chất thải công nghiệp và
chất thải sinh hoạt chưa được xử lý đã thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn nước
tự nhiên ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm. Bởi vậy các tp, các trung tâm đô thị, khu công
nghiệp, nơi tập trung dân cư đông dần dần được đầu tư phát triển các hệ thống cung
cấp và xử lý nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Tại Việt Nam, tài nguyên nước chỉ có hạn và hiện đang chịu một sức ép nghiêm
trọng trước tình trạng ô nhiễm và sử dụng nước quá mức cho phép diễn ra tràn lan.
Đây là hậu quả tổng hợp của các yếu tố như sự bùng phát về dân số, các hoạt động
kinh tế gia tăng và công tác quản lý chưa thoả đáng. Ngoài ra, mức chênh lệch về khả
năng tiếp cận với nước giữa các tỉnh/thành đã trở nên rõ rệt hơn. Tỷ lệ hộ được tiếp


cận với nước sạch ở khu vực thành thị là 78%, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực nông
thôn chỉ có 44%.
Thủ Đức là một quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

nhưng hiện nay vẫn còn tình trạng các hộ ở một số phường vẫn chưa tiếp cận được
nguồn nước sạch từ các hệ thống cung cấp. Do đó trong quá trình khai thác và sử dụng
đang đặt ra một số vấn đề như: chất lượng nguồn nước, lượng khai thác, nhu cầu và
khả năng cung cấp, vấn đề ô nhiễm nguồn nước…. Từ thực tế trên được sự đồng ý của
khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Duyên Linh, và sự chấp thuận của UBND phường Tam Phú quận Thủ Đức TP
Hồ Chí Minh cũng như sự giúp đỡ của ban quản lý trạm cấp nước Tam Phú 1 và 2,
công ty cp nước Thủ Đức chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiện Trạng Sử
Dụng Nước Sinh Hoạt Của Người Dân Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Thành
Phố Hồ Chí Minh”. Đề tài được thực hiện sẽ phản ánh được hiện trạng cung ứng
nước tại địa phương cũng như thấy được nhu cầu về nước sinh hoạt và nước sạch của
người dân tại phường, qua đó tập trung nghiên cứu về nhu cầu và khả năng đáp ứng về
nước sạch của các hệ thống trong giai đoạn hiện nay giúp cho các cấp lãnh đạo, chính
quyền địa phương thấy được thực trạng và qua đó thực hiện vai trò của mình trong
việc giải quyết nhu cầu về nước cho người dân tại địa phương. Từ đó có kiến nghị để
cải thiện tình hình thiếu nước sạch cho sinh hoạt và những định hướng để đáp ứng nhu
cầu nước sinh hoạt cho người dân; đồng thời sử dụng nguồn nước một cách bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân phường Tam Phú, quận Thủ
Đức, TP. Hồ Chí Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu và phản ánh đúng thực trạng cung ứng nước tại địa phương.
+ Đánh giá khả năng cung cấp của các hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh
hoạt so với nhu cầu.
+ Tìm hiểu về nhu cầu nước máy của người dân đối với việc có được nguồn
nước sạch đảm bảo nhu cầu hàng ngày của người dân.

2



Tìm hiểu về tình hình thu nhập của người dân cũng như chi tiêu cho việc sử
dụng nước, qua đó thấy được mối liên hệ giữa chi phí cho việc sử dụng nước, việc
cung ứng nước, và chất lượng nước được cung ứng tại phường Tam Phú.
Đưa ra những giải pháp và kiến nghị để giúp cho việc cung nước được thuận lợi
hơn, đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt cho người dân tại phường Tam Phú.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: đề tài được thực hiện tại phường Tam Phú quận Thủ Đức TP Hồ
Chí Minh
Thời gian: từ tháng 03/2009 đến tháng 06/2009
Đề tài sử dụng số liệu chủ yếu từ năm 2006-2008
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quận Thủ Đức là quận ngoại thành, nằm ở phía Đông – Bắc TP Hồ Chí Minh,
có 12 phường đó là: Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh Trung, Linh Xuân, Hiệp
Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Trường Thọ, Bình Chiểu, Bình Thọ, Tam
Bình; dân số tính đến nay là khoảng 250.000 người. (http//www.Thủ Đức.com.vn)
Phường Tam Phú có vị trí trung tâm địa giới của quận, tiếp giáp với năm
phường trong quận là phường Tam Bình, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh
Đông, Linh Tây và xã An Bình huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Với dân số khoảng
16.398 người phân bố ở 5 khu phố (nguồn: UBND phường Tam Phú 2006).
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương1: Mở đầu. Chương này nêu lên lý do của việc chọn vấn đề nghiên cứu, mục
tiêu cũng như phạm vi của đề tài.
Chương 2: Tổng quan. Mô tả tổng quan về một số nghiên cứu và tài liệu có liên quan
đến vấn để sử dụng, cung cấp và quản lý tài nguyên nước; tổng quan về địa bàn nghiên
cứu bao gồm đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phần nội dung nghiên cứu trình
bày các khái niệm cơ bản: như thế nào là nước sạch, nước tương đối sạch, nước sinh
hoạt, ô nhiễm nguồn nước; tầm quan trọng của nước đối với môi trường sinh thái;

phân loại và phân bố nguồn nước trong tự nhiên; tình hình sử dụng nước trên địa bàn
phường Tam Phú. Về phần phương pháp nghiên cứu trình bày chi tiết được sử dụng
3


trong đề tài gồm phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp, phương pháp
thống kê mô tả.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Phần này nêu lên đặc điểm tài nguyên nước của
phường Tam Phú, các hệ thống cung cấp, các nguồn nước đang sử dụng của nhân dân,
các biện pháp nhằm bảo vệ, cung cấp và sử dụng nguồn nước một cách bền vững.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tóm tắt thực trạng khai thác, sử dụng nước sinh
hoạt của phường Tam Phú và một số kiến nghị.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Để tiến hành đề tài này chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu có liên quan chính
là những nghiên cứu tương tự đã được thực hiện trước đó, bao gồm những đề tài liên
quan và nội dung như sau:
Thứ nhất theo nghiên cứu của Đỗ Hòang Vân, 2007 nói về “Thực Trạng Cung –
Cầu Nước Sinh Hoạt Tại Xã Phước Chỉ Huyện Trảng Bàng Tỉnh Tây Ninh”. Nghiên
cứu này nói về mục tiêu tìm hiểu thực trạng cung – cầu nước sinh hoạt tại địa phương,
những bất cập trong công tác cung cấp nước và mức sẵn lòng chi trả cho viêc sử dụng
nước sạch. Số hộ phỏng vấn là 70 hộ trên địa bàn 5 ấp tại xã Phước Chỉ huyện Trảng
Bàng tỉnh Tây Ninh.
Thứ hai theo nghiên cứu của Võ Ngàn Thơ, 2004 nói về “Hiện Trạng Nước

Sinh Hoạt Phường Long Phước Quận 9 TPHCM”.Nghiên cứu này được tiến hành với
các mục tiêu như: tìm hiểu chung về hộ dân, hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt, nhu
cầu và ý thức về bảo vệ môi trường của người dân, nhận thức nguyện vọng của người
dân về nguồn nước sạch, tác động của nhà nước từ đó đề xuất giải pháp để cải thiện
chất lượng nước sinh hoạt, tăng lượng nước cung cấp cho sinh hoạt. Số hộ tiến hành
phỏng vấn là 75 hộ trên địa bàn của 5 ấp tại phường Long Phước.
Thứ ba theo nghiên cứu của Mai Thế Dinh, 2005 “Nghiên Cứu Nhu Cầu Nước
Sinh Hoạt Địa Bàn Khu Vực Đất Đỏ Huyện Đất Đỏ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”.Đề tài
này chủ yếu nghiên cứu về nhu cầu nước sinh hoạt tại địa phương và sử dụng phương
pháp mô tả thống kê, dự báo đường cầu về nước, ước lượng nhu cầu nước sinh hoạt
của người dân, phân tích hồi quy, xây dựng phương trình đường cầu về nước sinh
hoạt.


Thứ năm là nghiên cứu của Phạm Thị Thảo,2008 “ Đánh Giá Hiện Trạng Cung
Cấp, Sử Dụng Nước Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí
Minh”. Đề tài này chủ yếu nghiên cứu về nhu cầu nước sinh hoạt tại địa phương và sử
dụng phương pháp mô tả thống kê, dự báo đường cầu về nước, ước lượng nhu cầu
nước sinh hoạt của người dân, phân tích hồi quy, xây dựng phương trình đường cầu về
nước sinh hoạt.
Cuối cùng là theo như nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến, 2006 “Đánh Giá Hiện
Trạng Nước Sinh Hoạt tại Xã Giao Hòa Huyện Châu Thành Tỉnh Bến Tre”. Đề tài
được tiến hành trên cơ sở phỏng vấn 60 hộ nông dân trong địa bàn của 4 ấp và thu thập
những thông tin chủ yếu như sau: tổng quan về hộ dân, hiện trạng sử dụng nước và
nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân, tình hình vệ sinh và ý thức của người
dân đối với nguồn nước ở địa phương, những yếu tố tác động đến việc cung cấp và
phân phối nguồn nước, ảnh hưởng của nguồn nước tới các hoạt động sinh hoạt và sản
xuất của người dân từ đó phản ánh những mặt tích cực và hạn chê, đề xuất giải pháp.
Từ những tài liệu nghiên cứu ở trên cùng với thực trạng nước sinh hoạt tại địa
phương chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Hiện Trạng Sử Dụng

Nước Sinh Hoạt Của Người Dân Phường Tam Phú quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí
Minh”. Nội dung của đề tài này cũng có những phần nghiên cứu tương tự các đề tài
trên nhưng đi sâu hơn vào vấn đề sử dụng nước sinh hoạt, phân tích và so sánh chi phí
của 2 nhóm hộ cũng như lượng nước sử dụng bình quân 1 ngày của nhóm hộ sử dụng
nước máy, khả năng cung ứng nước của các công ty, trạm nước trên địa bàn phường.
2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Phường Tam Phú có vị trí trung tâm địa giới của quận, tiếp giáp với năm
phường trong quận là phường Tam Bình, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh
Đông, Linh Tây và xã An Bình huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Phường Tam Phú được
chuyển từ toàn bộ xã Tam Phú cũ thành lập phường Tam Phú từ ngày 01/04/1997.
Phường có diện tích 308,51 ha.

6


Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Địa Lý phường Tam Phú

Nguồn: http//www.Thủ Đức.com.vn
Phường Tam Phú nằm trung tâm quận giáp với tỉnh Bình Dương và 5 phường
khác.
Ranh giới địa lý của quận giáp với:
- Phía Đông: giáp phường Linh Tây, Linh Đông.
- Phía Tây: giáp phường Hiệp Bình Chánh.
- Phía Nam: giáp phường Hiệp Bình Phước.
- Phía Bắc: giáp phường Tam Bình và huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
b) Địa hình
Phường có địa hình vùng thấp có độ cao từ 0,6→1,5m, chiếm tỷ trọng 53% diện
tích tòan phường. Vùng thấp có thành phần chủ yếu là bùn sét, cường độ chịu lực thấp

hơn vùng gò < 1,5kg/cm2, vùng thấp thuận lợi cho xây dựng nhà vườn, phát triển cây
kiểng.
c) Thổ nhưỡng
Địa bàn phường Tam Phú có 2 loại đất chính:
- Đất xám: có diện tích khoảng 128 ha chiếm tỷ trọng 41,49%, phân bố chủ yếu
ở các khu phố 2, 3, 5 một phần của khu phố 4.
- Đất phèn phát triển: 182 ha chiếm tỷ trọng 58.51%, phân bố chủ yếu ở các khu
phố 1, khu phố 2, khu phố 4 và một phần ở khu phố 3, khu phố 5.
7


d) Khí hậu và thời tiết
Với những đặc điểm tổng quát về vị trí địa lý cho thấy khí hậu của phường Tam
Phú là một bộ phận của khí hậu TP Hồ Chí Minh - nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, có hai mùa (mưa, khô) với đặc điểm:
- Mùa mưa: tương ứng với mùa gió Tây Nam, từ tháng 5 tới tháng 10.
- Mùa khô: tương ứng với mùa gió Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt: Thừa hưởng một số chế độ bức xạ phong phú và ổn định, nhiệt
độ của TP tương đối cao và ít biến đổi qua các tháng trong năm (không có mùa đông
lạnh). Nhiệt độ trung bình/ngày trong các tháng lạnh nhất trong năm cũng luôn trên
200C. Tháng nóng nhất là tháng 4 và nhiệt độ trung bình với suất bảo đảm 50%, đạt
đến 290C. Tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình cũng đạt đến 25,50C. Biên
độ nhiệt độ trung bình/năm chỉ khoảng 3,50C. Đặc điểm về nhiệt độ không khí ở TP
khá ổn định, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm của nhiệt độ vùng nhiệt đới.
Độ ẩm không khí: Sự phân mùa theo cán cân ẩm cũng được thể hiện theo giá
trị biến thiên năm của độ ẩm không khí, các tháng mùa khô từ 70% – 75%. Độ ẩm
tương đối thấp nhất vào tháng mùa mưa. Độ ẩm tương đối nghịch biến với nhiệt độ
cho nên trong ngày khi nhiệt độ đạt đến cực tiểu cũng là lúc độ ẩm tương đối đạt lớn
nhất và ngược lại.
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi rõ rệt theo mùa.

- Từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau, chủ yếu là gió Bắc, từ tháng 02 đến tháng
4 gió Đông và lệch Đông Nam.
- Từ tháng 5 đến tháng 10 gió Tây Nam và Tây, thịnh hành nhất từ tháng 6 đến
tháng 9. Tháng 10 tuy còn gió Tây Nam nhưng đã suy yếu dần.
Tốc độ gió trung bình lớn nhất xảy ra trong các tháng 6 đến tháng 9 từ 3,7 m/s –
4,5 m/s. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tốc độ gió trung bình nhỏ nhất chỉ vào
khoảng 2,3 m/s – 2,4 m/s.
Đặc điểm mưa: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân làm hai
gió Tây Nam vào mùa mưa. Do tính chất của gió mùa nhiệt đới nên mưa rào đến
nhanh và kết thúc nhanh, một ngày thường có 1– 2 trận mưa (mà thường là một trận
mưa).

8


- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu như không đáng
kể, chiếm từ 3,2% – 6,7% lượng mưa cả năm, có tháng hầu như không mưa.
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, có lượng mưa chiếm từ 93,3% – 96,8%
lượng mưa cả năm, có tổng lượng mưa trung bình từ 1300 mm – 1950 mm tùy theo
vùng.
- Thời gian mưa trong ngày: thời gian mưa thường tập trung vào buổi chiều từ
12 giờ -21 giờ chiếm từ 70% – 85%, trong đó mưa có cường độ cao chủ yếu từ 13 giờ
30 – 19 giờ 30 chiếm từ 55% – 60%.
e) Hệ thống thủy văn
Nhìn chung điều kiện thủy văn không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên lại có ý nghĩa cho việc thoát nước.
Nước ngầm khá phong phú tuy nhiên hiện tại khu vực vùng gò mực nước ngầm tầng 1
đã bị ô nhiễm, tầng 2 chất lượng nước còn khá tốt đã đáp ứng tốt nhu cầu nước sinh
hoạt cho người dân.
f) Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Về thuận lợi
Phường Tam Phú nằm ở vị trí trung tâm của quận, có các đường giao thông trục
chính nối liền các phường khác. Phường có các mặt thuận lợi về vị trí địa lý cho việc
phát triển kinh tế, khu dân cư mới, các khu dịch vụ, các khu công nghiệp.
Về khó khăn
Do địa hình thấp dốc thoải từ hướng Bắc xuống hướng Nam, khu phố 2 địa hình
thấp, sông rạch bao quanh nên hay xảy ra tình trạng úng ngập trong những đợt mưa
lớn.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tình hình chung về kinh tế
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ: giá trị tổng sản lượng
trong 5 năm qua (từ 2001 đến 2005) là 29,79 tỷ đồng đạt 98% so với chỉ tiêu nghị
quyết đề ra , mức tăng trưởng bình quân từ 10-20%. Trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt
4,911 tỷ (61,4% chỉ tiêu năm)
Nông nghiệp có xu hướng giảm dần diện tích giá trị sản xuất được duy trì qua việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giá trị sản lượng trong 5 năm qua đạt 22,6 tỷ .
9


Dân số và mật độ dân số
Dân số toàn phường tính đến 31/12/2008 là:
- Tổng số hộ: 3260 hộ
- Tổng nhân khẩu 16398 người
- Tốc độ tăng dân sô trong năm vừa qua
+ Tăng tự nhiên 1,02%
+ Tăng cơ học 1,62%
Trong đó
Diện KT2 gồm 162 hộ - 515 nhân khẩu
Diện KT3 gồm 367 hộ - 1392 nhân khẩu
Diện KT4 gồm 1342 nhân khẩu

Mật độ dân số 11.314,62 người/km2
Hình 2.2. Biểu Đồ Gia Tăng Dân Số Qua Các Năm 2005-2008

Số người

20,000
15,000
10,000
5,000
0
2005

2006
2007
Năm

2008

Nguồn tin: Niên giám thống kê phường Tam Phú qua các năm 2005-2008
b) Lao động việc làm
Năm 2008 giới thiệu ký chuyển 542 hồ sơ lao động và giải quyết 967 lao động
đạt 148,7% chỉ tiêu.
c) Điều kiện nhà ở
Tòan phường có 5 khu phố với 3309 nhà ở của các hộ dân.

10


d) Phân lớp theo thu nhập
Bảng 2.1. Tình hình phân lớp theo thu nhập của người dân phường Tam Phú

năm 2008
Khỏan mục

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Hộ giàu

764

23,42

Hộ khá

1.092

33,53

Hộ trung bình

1.225

37,57

179

5,48

3.260


100,00

Hộ nghèo
Tổng

Nguồn tin: Phòng Thống Kê phường
Theo báo cáo của phòng thống kê phường trong năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo là
5,48% giảm đáng kể (8,24% năm 2007) do những chính sách quan tâm của nhà nước,
của phường làm cho đời sống người dân được cải thiện.
e) Giáo dục
Bảng 2.2. Số Học Sinh Và Phòng Học Trong Toàn Phường Năm 2007.
Cấp học

Số lượng trường
(trường)

Số học sinh
(người)

Mẫu giáo

5

596

Tiểu học

3


1.437

THCS

2

1.293

PTTH

2

1.493

Tổng cộng

12

4.819
Nguồn tin: Phòng Thống Kê phường

Hoạt động giáo dục và đào tạo của phường tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và
học, kết quả như sau:
+ Hiện phường có 5 trường mẫu giáo, 7 trường phổ thông với 461 lớp học,
4223 học sinh.
+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục, trong 5 năm qua, hệ thống mầm non tư thục,
dân lập phát triển khá mạnh, góp phần giảm tải cho các trường công lập trên địa bàn.

11



f) Y tế
Hiện trên địa bàn phường có 1 trạm y tế, 1 trung tâm Y tế, một trung tâm điều
dưỡng người bệnh tâm thần
Năm 2006 phường đã hòan thành tốt 10 chương trình y tế quốc gia do cấp trên giao và
đã vận động hiến máu nhân đạo được 105 ca đạt 105% chỉ tiêu.
g) Cơ sở hạ tầng
Về hạ tầng cơ sở trên địa bàn có các tuyến đường chính là Tô Ngọc Vân và
đường Tam Bình, các tuyến đường có bề mặt trên 5m đều đã đuợc nhựa hóa, các tuyến
đường hẻm trong khu dân cư trên 90% đã được nhựa hóa theo phương thức nhà nước
và nhân dân cùng làm, từ năm 2001 đến nay tòan phường nâng cấp mở rộng được 40
tuyến đường và hẻm (trong đó đường và hẻm chiều rộng trên 3m là 22 công trình,
đường hẻm chiều rộng dưới 3m là 10 công trình)
Đến nay các khu đan cư trên địa bàn đã có hệ thống điện lưới quốc gia, có hệ
thống cấp nước gồm nước máy và nước sử dụng từ 2 trạm cấp nước nông thôn.
Về thóat nước các tuyến đường giao thông đều có xây dựng hệ thống thóat nước,
nguồn nước thóat đều được thóat về các rạch Hương Việt, Ông Bông, Rạch Gò Dưa và
đổ ra sông Sài Gòn.
h) Tổng quan tình hình cung cấp nước trên địa bàn phường hiện nay
Hình 2.3. Sơ Đồ Mạng Lưới Đường Ống Cung Cấp Nước Tại Phường Tam Phú

Nguồn: Điều tra tổng hợp
12


Từ sơ đồ mạng lưới đường ống cấp nước trên địa bàn phường ta thấy mạng lưới
nước trạm và nước máy đã có mặt ở khắp các khu phố nhưng mật độ đường ống không
đồng đều, chủ yếu tập trung ở các khu phố 3, 4, 5 và một phần ở khu phố 1. Đặc biệt ở
khu phố 2 không có đường ống nước máy mà đường ống nước trạm lại rất thưa.
Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Sử Dụng Nước Của Người Dân Phường


17.68 %
44.12 %

38.18 %
Nước máy

Nước trạm

Nước giếng khoan
Nguồn: Phòng TN&MT quận Thủ Đức

- Nguồn nước trạm: hiện có 2 trạm với sự đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của tổ
chức UNICEF, có 38,18% hộ dân sử dụng, được cung cấp chủ yếu cho tấc cả các khu
phố, Với công suất trạm Tam Phú 1 là 234.000 m3/năm và trạm Tam Phú 2 184.240 là
m3/năm thủy đài cao 10 mét có dung tích 10m3, vốn đầu tư từ 350 – 450 triệu
đồng/trạm.
- Nguồn nước máy do công ty cổ phần cung cấp nước Thủ Đức cung cấp: Có
17,68% số hộ sử dụng nước máy, các khu phố có mạng lưới nước máy là: khu phố 1,
khu phố 3, khu phố 4 và khu phố 5.
- Nguồn nước ngầm từ các giếng khoan gia đình hiện nay còn sử dụng nhiều chủ yếu ở
tất cả các khu phố đặc biệt ở khu phố 2 vì mạng lưới nước trạm và nước máy ở đây
còn rất ít.
Khả năng lựa chọn nguồn nước phụ thuộc vào những yếu tố như: các nguồn
nước có thể tiếp cận và sử dụng được (mạng lưới cung cấp. khả năng cung cấp và chất
lượng nước giếng của hộ). vị trí. địa hình. đặc điểm khu dân cư. giá cả. mức sống và
thu nhập của hộ (khả năng kinh tế)...
Phường Tam Phú có nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt khá phong phú: với sự
hiện diện của 2 trạm nước sạch của trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông
13



×