Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Ôn tuyển sinh 10 đầy đủ các tác phẩm ( kèm đề luyện)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.7 KB, 136 trang )

Tiết 1, 2

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
-Nguyễn Dữ-

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI, giai đoạn chế độ xã hội phong kiến đang từ đỉnh cao của sự phát
triển, bắt đầu rơi vào tình trạng suy yếu.
- Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi về ở ẩn, giữ cách sống thanh cao đến trọn đời, dù vậy qua
tác phẩm, ông vẫn tỏ ra quan tâm đến xã hội và con người.
2. Tác phẩm:
Vị trí đoạn trích: "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của
Truyền kỳ mạn lục.
a. Nội dung:
- Chuyện kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương.
- Chuyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới
chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
b. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật dựng truyện.
- Miêu tả nhận vật.
- Sử dụng yếu tố tự sự kết hợp với trữ tình.
c. Chủ đề.
- Số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến.
B. CÁC DẠNG ĐỀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1:
Ý nghĩa của các yếu tố kỳ ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương".
Gợi ý:
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích.


b. Thân đoạn:
- Các yếu tố kỳ ảo trong truyện:
+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
+ Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp, gặp lại Vũ Nương, được xứ
giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
+ Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến
đi mất.
- Ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo.
+ Làm hồn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: Nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm
đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân ta.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo đối với truyện.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm


Đề 1 : Cảm nhận của em về văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
*Gợi ý
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu giá trị nhân đạo, hiện thực và nghệ thuật đặc sắc của truyện.
b. Thân bài:
1. Giá trị hiện thực:
- Tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nát ...
+ Chàng Trương đang sống bên gia đình hạnh phúc phải đi lính.
+ Mẹ già nhớ thương, sầu não, lâm bệnh qua đời.
+ Người vợ phải gánh vác công việc gia đình.
- Người phụ nữ là nạn nhân của lễ giáo phong kiến bất công.
+ Vũ Thị Thiết là một người thuỷ chung, yêu thương chồng con, có hiếu với mẹ ...

+ Trương Sinh là người đa nghi, hồ đồ, độc đoán -> đẩy Vũ Nương đến cái chết thảm thương.
+ Hiểu ra sự thật Trương Sinh ân hận thì đã muộn.
2. Giá trị nhân đạo
- Đề cao, ca ngợi phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ qua hình ảnh Vũ Nương.
+ Đảm đang: Thay chồng gánh vác việc nhà...
+ Hiếu thảo, tơn kính mẹ chồng ...
+ Chung thuỷ: Một lòng, một dạ chờ chồng ...
3. Giá trị nghệ thuật:
- Ngơn ngữ, nhân vật.
- Kịch tính trong truyện bất ngờ.
- Yếu tố hoang đường kỳ ảo.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung của truyện.
- Truyện là bài học nhân sinh sâu sắc về hạnh phúc gia đình.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 dịng) tóm tắt lại "Chuyện người con gái Nam Xương"
của Nguyễn Dữ.
* Gợi ý:
- Vũ Nương là người con gái thuỳ mị, nết na. Chàng Trương là con gia đình hào phú vì cảm
mến đã cưới nàng làm vợ. Cuộc sống gia đình đang xum họp đầm ấm, xảy ra binh đao, Trương
Sinh phải đăng lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con. Khi Trương Sinh về thì con đã
biết nói, đứa trẻ ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm đến với mẹ nó. Chàng nổi máu
ghen, mắng nhiệc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi, khiến nàng phẫn uất, chạy ra bến Hoàng Giang tự
vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái
Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
* Gợi ý:
a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Vẻ đẹp, đức hạnh và số phận của Vũ Nương.


b. Thân bài:
- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.
- Phẩm hạnh của Vũ Nương:
+ Thuỷ chung, yêu thương chồng (khi xa chồng ...)
+ Mẹ hiền (một mình ni con nhỏ ...)
+ Dâu thảo (tận tình chăm sóc mẹ già lúc yếu đau, lo thuốc thang ...)
- Những nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.
+ Cuộc hôn nhân bất bình đẳng.
+ Tính cách và cách cư xử hồ đồ, độc đốn của Trương Sinh.
+ Tình huống bất ngờ (lời của đứa trẻ thơ ...)
- Kết cục của bi kịch là cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
- Ý nghĩa của bi kịch: Tố cáo xã hội phong kiến.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
b. Kết bài:
- Khẳng định lại phẩm chất, vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
.....................................................................................................
Tiết 3,4:

HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
-Ngơ gia văn Phái-

A/ TĨM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tác giả:
Ngô gia văn Phái là một nhóm tác giả thuộc dịng họ Ngơ Thì ở làng Tả Thanh Oai nay thuộc
huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Trong đó hai tác giả chính là Ngơ Thì Chí, Ngơ Thì Du làm quan

thời Lê Chiêu Thống...
2.Tác phẩm:
a/ Nội dung: phản ánh vẻ đẹp hào hùng của ngừơi anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công
đại phá quân Thanh. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và bè lũ bán nước Vua tôi nhà Lê.
b/ Nghệ thuật:
- Lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động. Thể loại tiểu thuyết viết theo lối chương
hồi. Tất cả các sự kiện lich sử trên đều được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
- Tác phẩm được viết bằng văn xi chữ Hán, có quy mô lớn đạt được những thành công xuất sắc
về mặt nghệ thuật , đặc biệt trong những lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử.
c/ Chủ đề: Phản ánh chân thực vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với lịng u
nước, quả cảm, tài trí, nhân cách cao đẹp. Sự hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã
của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê.
B/ CÁC DẠNG ĐỀ:
Đề 1: Phân tích ngắn gọn hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ở hồi 14 trong tác phẩm
Hồng Lê nhất thống chí
* Gợi ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm.


- Giới thiệu chung về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ở hồi 14.
* Gợi ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- Giới thiệu chung về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ở hồi 14.
II. Thân bài:
1. Trước hết Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đốn:
- Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xơng xáo,
nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết.
- Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông

không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”.
- Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời
đất”, lên ngơi hồng đế, dốc xuất đại binh ra Bắc…
2. Đó là một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén:
* Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang
mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Nguyễn Huệ đã quyết định
lên ngơi hồng đế để chính danh vị, lấy niên hiệu là Quang Trung.
Việc lên ngơi đã được tính kỹ với mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn là
“để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”, được dân ủng hộ.
* Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta:
- Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy”
người phương Bắc khơng phải nịi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ơng cịn vạch rõ tội ác của
chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết
hại dân ta, vơ vét của cải, người mình khơng thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.
- Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống
giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên
Hoàng, Lê Đại Hành…
- Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê
“thay lòng đổi dạ” với mình nên ơng đã có lời dụ với qn lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các
người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên cơng lớn.
Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lịng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không
tha một ai”.
* Sáng suốt trong việc xét đốn bề tơi:
- Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân ta thấy rõ: Ông rất
hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì “qn thua chém tướng” nhưng khơng
hiểu lịng họ, sức mình ít khơng địch nổi đội qn hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ
thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân khơng bị trừng phạt mà
cịn được ngợi khen.
- Đối với Ngơ Thì Nhậm, ơng đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sĩ “đa mưu túc trí” việc
Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng,

vừa gây cho địch sự chủ quan. Ơng đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để
dẹp việc binh đao.
3. Quang Trung là người có tầm nhìn xa trơng rộng:
- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như
đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.


- Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch
10 tới ta hồ bình. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được vì
xỉ nhục của nước lớn cịn đó. Nếu “chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy
giờ nước giàu qn mạnh thì ta có sợ gì chúng”.
4. Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người:
- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa
hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7
tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày.
- Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng là do tài tổ chức của người
cầm quân.
5. Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận
- Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy
chiến dịch thực sự.
- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật
đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.
- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm
liệt: trong cảnh “khói tỏ mù trời, cách gang tấc khơng thấy gì” nổi bật hình ảnh nhà vua “cưỡi voi
đi đốc thúc” với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.
- Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt,
nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
III. Kết bài
Qua ngịi bút tài tình, điêu luyện của Ngơ  Gia Văn Phái, nhân vật Quang Trung Nguyễn Huệ đã
hiện lên thật chân thực, đẹp đẽ, vừa tài năng lại vừa lẫm liệt, anh dũng.

Đề 2: Cảm nhận của em về sự thất bại của quân tướng nhà Thanh và số phận thảm hại của bọn
vua tôi phản nước hại dân.
* Dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.
b. Thân bài:
- Sự thất bại của quân tướng nhà Thanh:
+ Tôn Sĩ Nghị là một tên tướng bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch.
+ Khơng đề phịng, suốt ngày chỉ lo vui chơi, yến tiệc.
+ Khi quân Tây Sơn tấn cơng thì sợ mất mật, qn tướng ai nấy đều rụng rời sợ hãi xin hàng, ai
nấy đều rụng rời sợ hãi hoảng hồn tan tác.
- Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân:
+ Đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược nên đã phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của
kẻ di cầu cạnh van xin, khơng cịn tư cách của một quân vương.
+ Chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc.
+ Tình cảnh của vua tơi nhà Lê trên đường tháo chạy.
+ Suy nghĩ của bản thân.
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
....................................................................................


TRUYỆN KIỀU
Nguyễn Du
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tác giả: Nguyễn Du
- Bản thân.
- Gia đình.
- Thời đại.
- Cuộc đời

- Sự nghiệp.
- Tư tưởng- tình cảm.
2. Tác phẩm:
- Hồn cảnh sáng tác:
- Xuất xứ
- Tóm tắt tác phẩm.
B. CÁC DẠNG ĐỀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
Đề 1: Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Truyện Kiều trong 20 dòng.
* Gợi ý:Tóm tắt truyện.
Phần 1. Gặp gỡ và đính ước
- Chị em Thúy Kiều đi chơi xuân, Kiều gặp Kim Trọng ( bạn Vương Quan ) quyến luyến.
- Kim Trọng tìm cách dọn đến ở gần nhà, bắt được cành thoa rơi, trò chuyện cùng Thuý Kiều,
Kiều- Kim ước hẹn nguyền thề.
Phần 2. Gia biến và lưu lạc
- Kim về hộ tang chú, gia đình Kiều gặp nạn. Kiều bán mình chuộc cha.
- Gặp Thúc Sinh, Chuộc khỏi lầu xanh . Bị vợ cả Hoạn Thư đánh ghen, bắt Kiều về hành hạ trước
mặt Thúc Sinh.
- Kiều xin ra ở Quan Âm Các, Thúc Sinh đến thăm, bị Hoạn Thư bắt, Kiều sợ bỏ trốn ẩn náu ở
chùa Giác Duyên. Kiều rơi vào tay Bạc Bà, rồi lại rơi vào lầu xanh lần hai.
- Kiều gặp Từ Hải, được chuộc khỏi lầu xanh. Kiều báo ân báo oán. Bị mắc lừa HồTôn Hiến. Từ
Hải chết. Kiều bị gán cho viên Thổ quan. Kiều nhảy xuống dòng Tiền Đường tự vẫn. Sư bà Giác
Duyên cứu thoát về tu ở chùa.
Phần 3. Đoàn tụ 
- Sau khi hộ tang trở về được gả Thúy Vân, Kim vẫn khơn ngi nhớ Kiều, tìm kiếm Kiều. Kim
lập đàn lễ, gặp Kiều, gia đình sum họp. Kiều không muốn nối lại duyên xưa. Chỉ coi nhau là bạn.
Đề 2: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật Tác phẩm Truyện Kiều - Nguyễn Du.
* Gợi ý:
1. Nội dung:
- Giá trị nhân đạo: Đề cao tự do, ước mơ đẹp về tình u; khát vọng cơng lí, khát vọng về quyền

sống... Ca ngợi phẩm chất con người (Kiều: Đẹp, tài, trí, hiếu thảo, trung hậu, vị tha)
- Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất cơng. Tiếng nói lên án, tố cáo các thế lực
tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
2. Nghệ thuật:


- Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ
thể loại (Văn học dân tộc; thể thơ lục bát; nghệ thuật tự sự ; Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ; khắc
hoạ tính cách , tâm lý con người).
CHỊ EM THUÝ KIỀU
A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Nội dung:
- Khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc tài năng, tính cách số phậnThuý Vân, Thuý Kiều.
- Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
2. Nghệ thuật:
- Bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con người.
B/ CÁC DẠNG ĐỀ:
Đề 1: Cảm nhận của em về đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" (Trích "Truyện Kiều" Nguyễn Du).
a. Mở bài.
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích;
- Cảm nhận chung về đoạn trích.
b. Thân bài.
* Bốn câu đầu.- Vẻ đẹp chung của hai chị em.
- Nhịp điệu, hình ảnh được lựa chọn theo bút pháp ước lệ cổ điển “ Mai cốt cách.... mười phân
vẹn mười” hoa, tuyết ước lệ cho người phụ nữ, người đẹp.
Hình mảnh mai, sắc rực rỡ, hương quý phái. Tinh thần trắng trong, tinh khiết, thanh sạch. Hai vế
đối nhau, câu thơ trở nên tao nhã gợi cảm. Âm điệu nhịp nhàng nhấn mạnh sự đối xứng làm nổi
bật vẻ đẹp cân đối hoàn hảo của hai chị em.
* 16 câu tiếp theo: - Vẻ đẹp của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều.
- Bốn câu tả Thúy Vân.

+ Hình ảnh: Khuôn mặt đầy đặn, cân đối phúc hậu, suối tóc óng như mây, điệu cười, giọng nói
đoan trang, làn da sáng hơn tuyết.
Tác gỉa miêu tả Thúy Vân toàn vẹn bằng những nét ước lệ hình ảnh ẩn dụ thích hợp, tinh tế từ
khn mặt, nét mày, điệu cười giọng nói, mái tóc làn da. Kì diệu hơn Nguyễn Du vừa miêu tả
nhan sắc đã cho thấy ngay số phận an bài hạnh phúc của nhân vật.
- 12 câu tả Kiều.
+Số lượng câu chứng tỏ Nguyễn Du dùng hết bút lực, lòng yêu mến vào nhân vật này.
lấy Vân làm nền để làm nổi bật Kiều, Vân xinh đẹp là thế nhưng Kiều còn đẹp hơn.
Nếu Vân đẹp tươi thắm, hiền dịu thì Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo “ nghiêng nước, nghiêng thành”
Trích dẫn: Thơ
Nhận xét: - Kiều đẹp tuyệt đối,
Phân tích: bằng nghệ thuật ước lệ, tác giả điểm xuyết một đôi nét dung nhan khiến Thúy Kiều hiện
lên rạng rỡ :
+ “làn thu thủy”: đôi măt trong xanh như nước mùa thu gợi cảm mà huyền ảo.
+ “ nét xuân sơn”: nét mày thanh thản tươi xanh mơn mởn đẹp như dáng núi mùa xuân tươi trẻ.
Phân tích: phép tu từ nhân hóa, từ ngữ chọn lọc thể hiện thái độ của thiên nhiên với Kiều. Với vẻ
đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố kị mà chịu thua, chịu nhường còn với vẻ đẹp của Kiều “ hoa
ghen”, “ liễu hờn” thể hiện sự đố kị.


Tả vẻ đẹp lấy từ điển cố “ nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc" tạo sự súc tích, có sức gợi
lớn làm bật vẻ đẹp có sức hút mạnh mẽ
*Tóm lại: Vẻ đẹp của Kiều gây ấn tượng mạnh, một trang tuyệt sắc.
- Không chỉ là giai nhân tuyệt thế mà Kiều còn rất đa tài.
- Tài đánh đàn, Soạn nhạc: khúc “ bạc mệnh oán” (Tâm hồn đa sầu, đa cảm, phong phú. Khúc
nhạc dự đoán cho số phận đau khổ, bất hạnh của Kiều sau này).
So với đoạn tả Thúy Vân, chức năng dự báo còn phong phú hơn.
Những câu thơ miêu tả nhan săc, tài năng dự đoán số phận đã thể hiện quan niệm “ thiên mệnh”
của nho gia, thuyết tài mệnh tương đố” của Nguyễn Du.
- Nét tài hoa của Nguyễn Du bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật tả người ở đoạn thơ.

- Bút pháp nghệ thuật có tính truyền thống của thơ văn cổ nhưng ông đã vượt lên được cái giới
hạn đó. 16 câu tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều gần như đầy đủ vẻ đẹp của người phụ nữ theo quan
niệm xưa: Công - dung - ngôn - hạnh. Tài ấy thể hiện cả ở tả tình, tâm hồn của nhân vật và dự báo
số phận nhân vật.
* Đức hạnh và phong thái của hai chị em Kiều.
- Cuộc sống “êm đềm”, “ phong lưu” khuôn phép, đức hạnh mẫu mực.
- Đoạn cuối: khép lại bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều đồng thời khép lại tồn đoạn trích
khiến nó thêm chặt chẽ với tác phẩm, với số phận từng nhân vật. Vân êm ái, Kiều bạc mệnh.
- Cách miêu tả - giới thiệu chính xác số phận từng nhân vật.
Cuối đoạn miêu tả vẫn trong sáng, đằm thắm như chở che bao bọc cho chị em Kiều - 2 bơng hoa
vẫn cịn trong nhụy.
* Nhận xét chung về nội dung - nghệ thuật.
C.Kết bài:
Khẳng định vẻ đẹp trong sáng thanh cao của chị em Thuý Kiều. Nghệ thuật miêu tả nhân vật
tài tình, tình cảm yêu quý trân trọng của tác giả dành cho Vân, Kiều.

----------------------------------------------KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH.
A/ TĨM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1.Nội dung:
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều.
2.Nghệ thuật:
- Khắc họa nội tâm nhân vật qua ngơn ngữ độc thoại.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
B/ CÁC DẠNG ĐỀ:
Đề 1.
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:
    "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
    Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

    Xót người tựa cửa hơm mai,


Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
    Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm,"
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2012, tr.93 – 94)
Gợi ý
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ơng có rất nhiều tác phẩm để lại nhiều tiếng vang
Tác phẩm “Truyện Kiều” là một tuyệt phẩm của tác giả Nguyễn Du.
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy
Kiều.
- Giới thiệu 8 câu giữa: Nỗi nhớ của Kiều khi đứng trước lầu Ngưng Bích
2. Thân bài
* Khái quát về Thúy Kiều và hoàn cảnh đưa đẩy nàng đến như bây giờ
* Khái quát về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Sau khi biết mình bị lừa bán vào chốn lầu
xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú bà vì sợ mất tiền nên đã hứa khi nào Kiều bình phục sẽ gả nàng
vào nơi tử tế, nhưng lại đưa nàng ra lầu Ngưng bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một
mình nơi đất khách quê người Kiều sống một mình ở lầu ngưng bích với tâm trạng cơ đơn buồn tủi
* Khái quát nội dung tám câu thơ: Là nỗi nhớ thương của Kiều về người yêu và cha mẹ
* Nỗi nhớ về người yêu:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trơng mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Chữ "tưởng": hồ tưởng, nhớ lại.
Nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng: “chén đồng” – chén rượu thề nguyền, đồng lòng mà Thúy

Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng.
Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn
đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi
Động từ “gột rửa”: diễn tả tấm lịng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ khơng thể gột rửa được.
-> Nỗi nhớ người yêu da diết.
-> tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng,
tủi nhục
* Nỗi nhớ về cha mẹ
“Xót người tựa cửa hơm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” điển cổ ” sân lai” ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm
lịng hiếu thảo của Kiều.
“Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể
nào chăm sóc.
Cụm từ” cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên
sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật


-> Kiều là một con người hiếu thảo.
* Kiều nhớ đến người yêu trước khi nhớ đến cha mẹ
Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc
cha, Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu
Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã
hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí.
-> Thể hiện sự tinh tế trong ngịi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Du.
* Nghệ thuật:
Ngơn ngữ độc thoại nội tâm.

Hình ảnh, từ ngữ tinh tế.
3. Kết bài
Khẳng định lại văn đề
Đề 2
Cảm nhận của em về khổ thơ sau
“Buồn trông cửa bể chiều hơm
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu 
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
( Theo “Kiều ở lầu Ngưng Bích, Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
1. Mở bài
Giới thiệu về nội dung đoạn trích và tám câu thơ cuối:
Đoạn trích miêu tả tâm trạng đau buồn, tủi phận của Thúy Kiều khi gặp biến cố bị bán vào lầu
xanh, tự tử không thành và bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích có nhiều giá trị nghệ thuật
đặc sắc.
Tám câu thơ cuối diễn tả “nỗi lòng tê tái” của Kiều trong những ngày đầu tiên của kiếp đoạn
trường.
2. Thân bài
Phân tích bốn cặp thơ lục bát “buồn trông” để thấy được những đặc sắc nội dung và nghệ thuật:
a. Buồn trơng cửa bể chiều hơm
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa?
- Không gian, thời gian, cảnh vật:
Không gian cửa bể mênh mông, rộng lớn
Thời gian: chiều hôm. Trong ca dao, thơ ca, thời điểm chiều tà là thời điểm dễ khiến con người
buồn, nhớ (dẫn chứng một vài câu thơ, câu ca dao: Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trơng về q mẹ
ruột đau chín chiều…)

Cảnh vật: chỉ có bóng con thuyền và cánh buồm thấp thống, càng khiến không gian trở nên mênh
mông, cô quạnh, không một bóng người.
- Nghệ thuật: đảo ngữ thấp thống lên trước, cùng từ láy xa xa làm tăng thêm cảm giác xa xôi, nhỏ
bé của con thuyền, tăng cảm giác cô độc của nhân vật.


b. Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
- Hình ảnh ẩn dụ: hoa trơi trên dòng nước ẩn dụ cho thân phận người con gái chìm nổi trên dịng
đời. Kiều nhìn cánh hoa trơi mà cảm thương cho số phận chìm nổi lênh đênh của mình.
+ Liên hệ với ca dao: Thân em như thể bèo trơi/ Sóng dập gió dồi biết tựa vào đâu; Thân em như
thể cánh bèo/ Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi…
⇒ Cánh hoa, cánh bèo, cánh lục bình… đều ẩn dụ cho sự mong manh, yếu đuối, không thể tự định
đoạt của thân phận người con gái trong xã hội phong kiến. Sóng, dịng nước ẩn dụ cho cuộc đời.
c. Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
- Màu sắc của cảnh vật:
“Rầu rầu”: màu sắc ảm đạm, úa tàn
“Xanh xanh”: ý nói khơng gian khơng có sự sống con người, trời đất lẫn vào nhau một màu xanh.
⇒ Tâm trạng mệt mỏi chán chường của Thúy Kiều, nhìn đâu cũng thấy sự ảm đạm, thê lương; câu
thơ tiêu biểu cho thủ pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ).
Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
- Âm thanh dữ dội của sóng, gió gợi sự kinh hãi. Câu thơ như báo trước những sóng gió trong cuộc
sống sắp tới với Kiều.
d, Đánh giá chung về nghệ thuật của đoạn thơ
- Điệp từ “buồn trông”: tạo nên âm hưởng trầm buồn, như một điệp khúc của đoạn thơ, là ngọn
nguồn lí giải cảnh sắc trong đoạn thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: cảm xúc của Thúy Kiều ảnh hưởng tới cảnh vật nàng nhìn thấy ⇒
cảnh nào cũng buồn, cô quạnh, u ám, đáng sợ.

- Hệ thống từ ngữ tả cảnh: tính từ, từ láy.
- Nhịp thơ thay đổi ở 2 câu cuối: đang từ chậm buồn trở nên gấp gáp.
- Thủ pháp đối lập giữa 2 câu cuối và 6 câu trước: âm thanh dữ dội đối lập với những hình ảnh ảm
đạm.
- Hình ảnh được tả từ xa đến gần: sự thay đổi điểm nhìn của nhân vật, đứng trên lầu cao nhìn từ xa
lại.
3. Kết bài
Tổng kết về nội dung và nghệ thuật:
Nội dung: Nỗi buồn, lo sợ của Thúy Kiều trong cảnh cô đơn, vô vọng, phiêu bạt. Dự cảm về số
phận bất hạnh đầy sóng gió của Kiều. Thể hiện sự cảm thơng, thấu hiểu, thương xót số phận người
phụ nữ của Nguyễn Du.
Nghệ thuật: thủ pháp tả cảnh ngụ tình, điểm nhìn trần thuật được đưa từ xa tới gần làm tăng thêm
giá trị nội dung.
Đề 3

Đề1: Cảm nhận của em về tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua nghệ thuật
miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du.
* Gợi ý:
a Mở bài: Giới thiệu chung về đoạn trích (Đoạn thơ hay nhất biểu hiện bút pháp nghệ thuật đặc
sắc về tự sự, tả cảnh ngụ tình, ngơn ngữ độc thoại thể hiện nỗi lòng và tâm trạng của nhân vật
Thuý Kiều)


b. Thân bài:
* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:
- Đó là tâm trạng cơ đơn buồn tủi, đau đớn xót xa
- Nàng nhớ đến Kim trọng, thương chàng
- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.
- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước
một tương lai mờ mịt, bế tắc.

* Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du:
- Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.
- Vừa tạo ra sự đối lập Thiên nhiên rộng lớn- con người nhỏ bé cô đơn vừa tạo ra sự tuơng
đồng : cảnh ngổn ngang - tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt nhạt nhoà - tâm trạng u buồn, bế
tắc.
- Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lịng của Kiều đang
" Lớp lớp sóng dồi"
C. Kết bài:
- Khẳng định nghệ thuật Vịnh cảnh ngụ tình đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du.
- Xót thương số phận tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều.
- Căm ghét xã hội phong kiến xấu xa, thối nát, tàn bạo.
Đề 4: Nêu cảm nhận của em về số phận của người phụ nữ việt nam dưới chế độ xã hội phong kiến
thơng qua hình ảnh Vũ thị Thiết - (Chuyện Người con gái nam xương) và Thuý Kiều - (Truyện
Kiều - Nguyễn Du).
* Gợi ý:
1. Mở Bài:
- Nhấn mạnh về số phận bất hạnh của người phụ nữ việt nam xưa.
- Giới thiệu hai tác phẩm Chuyện Người con gái nam xương- Nguyễn Dữ và Truyện Kiều Nguyễn Du).
2. Thân bài:
- Số phận bi kịch của người phụ nữ xưa:
+ Đau khổ, bất hạnh, oan khuất tài hoa bạc mệnh . Hồng nhan đa truân.
( - Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc, một mình ni già, dạy trẻ, bị chồng nghi oan , phải
tìm đễn cái chết, vĩnh viến khơng thể đồn tụ với gia đình chồng con… - Nàng vũ thị Thiết.
- Số phận vương Thuý Kiều: Bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ, phải bán mình chuộc cha,
thanh lâu hai lượt thanh y hai lần ( Hai lần tự tử, hai lần đi tu, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần
làm con ở) quyền sống và quyền hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều lần…).
+ Cảm thương xót xa cho cuộc đời của những người phụ nữ xưa. Căm giận xã hội phong kiến bất
công tàn bạo đã trà đạp lên nhân phẩm cuộc đời họ…
- Vẻ đẹp, nhân phẩm của họ:
+ Tài sắc vẹn toàn:

- Chung thuỷ son sắt (Vũ Thị Thiết)
- Tài sắc hiếu thảo nhân hậu, bao dung khát vọng tụ do cơng lý và chính nghĩa (Th Kiều).
3. Kết bài:
- Nêu cảm nhận bản thân. (Xót xa thương cảm) .
- Bày tỏ thái độ khơng đồng tình, lên án chế độ xã hội phong kiến bất công vô nhân đạo
xưa).


- Khẳng định sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa hôm nay…
PHẦN THƠ
THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - 1945
ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
A. TĨM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Tên thật là Trần Đình Đắc( 1926 -2007) quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ trưởng thành trong quân đội.
- Thơ của ơng hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến.
- Thơ của Chính Hữu có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm
súc.
2. Tác phẩm:
a. Nội dung:
- Cơ sở hình thành tình đồng chí : Bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của
những người lính. Hình thành từ chỗ chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau
trong hàng ngũ chiến đấu. Tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ
với nhau.
- Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí : Tình đồng chí là sự cảm thơng sâu sắc tâm
tư nỗi niềm của nhau (nỗi nhớ quê hương, người thân, những khó khăn nơi quê nhà), là cùng nhau
chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính (những năm tháng chống Pháp).
- Hình ảnh kết thúc bài thơ : Bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội, là biểu tượng đẹp về

cuộc đời người chiến sĩ. Hình ảnh khép lại của bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực
và chất lãng mạn.
b. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do
- Chi tiết, hình ảnh, ngơn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
c. Chủ đề: Người lính và tình u đất nước và tinh thần cách mạng.
d. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, trích đầu súng
trăng treo, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
e. Ý nghĩa nhan đề
Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện từ đầu thời kỳ kháng chiến chống
Pháp và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất
sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng. Bài thơ ca ngợi tình đồng chí của những
người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
B. CÁC DẠNG ĐỀ.
Đề 1
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua


Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chăng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đội tri kỉ.
Đồng chí !
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà khơng, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
(Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.128)
BÀI LÀM

I/Mở bài
Chính Hữu là cây bút nổi bật thời kì kháng chiến chống Pháp. Thơ ông đã mở ra trong ta bao
cảm nhận về con người trong kháng chiến đặc biệt là chân dung những anh bộ đội cụ Hồ. Và đẹp
hơn cả ở họ là tình đồng chí, đồng đội gắn kết được nhà thơ khắc họa qua bài thơ Đồng chí. Mười
câu thơ đầu của bài đã cho chúng ta những cảm nhận, những hiểu biết về cơ sở hình thành tình
đồng chí và những biểu hiện cảm động của tình đồng chí trong gian khổ chiến tranh:
“Q hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chăng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đội tri kỉ.
Đồng chí !
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
II/Thân bài
1.Khái quát chung
Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch
Việt – Bắc thu đông 1947. Bài thơ là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống
và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến. Bài thơ được in trong tập “Đầu
súng trăng treo” ( 1966) – tập thơ phần lớn viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp.
2.Cảm nhận về đoạn thơ
a. Cơ sở hình thành tình đồng chí
Thật vậy, trong 7 câu thơ đầu, nhà thơ lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng
của những người lính cách mạng.
*Cùng chung cảnh ngộ xuất thân
Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, những chiến sĩ dũng cảm, kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc khơng ai khác chính là những người nơng dân mặc áo lính. Từ giã q hương, họ ra đi tình

nguyện đứng trong đội ngũ những người chiến đấu cho một lí tưởng chung cao đẹp, đó là độc lập
tự do cho dân tộc. Mở đầu bài thơ là những tâm sự chân tình về con người và cuộc sống rất bình dị
và cũng rất quen thuộc:


Quê hương anh nước mặn đồng chua.
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Hai câu đầu với cấu trúc sóng đôi cùng cách xưng hô “anh - tôi” thân mật gần gũi đã thể hiện sự
tương đồng về hoàn cảnh của những người lính. Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện,
tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Họ đều là con em
của những vùng quê nghèo khó, là những nơng dân ở nơi “nước mặn đồng chua” hoặc ở chốn “đất
cày lên sỏi đá”. Đúng như Nguyên Hồng đã viết: “Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ”, họ có người
đến từ miền biển, có người đến từ đồi núi. Nhưng tất cả họ đều lớn lên từ những vùng cơ cực, lớn
lên trong cảnh nghèo khó, lam lũ, vất vả. Hình ảnh “quê hương anh” và “làng tôi” hiện lên với biết
bao nỗi gian lao vất vả, mặc dù nhà thơ không chú ý miêu tả. Nhưng chính điều đó lại làm cho
hình ảnh vốn chỉ là danh từ chung chung kia trở nên cụ thể đến mức có thể nhìn thấy được, nhất là
dưới con mắt của những người con làng quê Việt Nam. Thành ngữ dân gian được tác giả vận dụng
rất tự nhiên, nhuần nhuỵ khiến người đọc có thể dễ dàng hình dung được những miền quê nghèo
khổ, nơi sinh ra những người lính. Khi nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ sẵn sàng ra đi
và nhanh chóng có mặt trong đoàn quân chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Hai câu thơ đầu theo cấu trúc
sóng đơi, đối ứng: “Q anh – làng tôi” đã diễn tả sự tương đồng về cảnh ngộ. Và chính sự tương
đồng về cảnh ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở cho tình đồng chí, đồng đội của
người lính.
* Cùng chung lí tưởng chiến đấu
Những tưởng hai con người ở hai vùng quê nghèo đói đấy sẽ chẳng bao giờ gặp được nhau, ấy vậy
mà chiến tranh nổ ra, những con người hoàn toàn xa lạ ấy lại “quen nhau”
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Những câu thơ mộc mạc, tự nhiên, mặn mà như một lời thăm hỏi. Họ hiểu nhau, thương nhau, tri
kỉ với nhau bằng tình tương thân tương ái vốn có từ lâu giữa những người nghèo, người lao động.

Nhưng “tự phương trời” họ về đây không phải do cái nghèo xô đẩy, mà họ về đây đứng trong
cùng đội ngũ do họ có một lí tưởng chung, cùng một mục đích cao cả: chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
Giống như những anh lính trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên: “Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ
- Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ - Quen nhau từ buổi “một, hai” - Súng bắn chưa quen - Quân sự
mươi bài - Lịng vẫn cười vui kháng chiến”. Hình ảnh : “Anh – tơi” riêng biệt đã mờ nhồ, hình
ảnh sóng đơi đã thể hiện sự gắn bó tương đồng của họ trong nhiệm vụ và lí tưởng chiến đấu:
“Súng bên súng đầu sát bên đầu”
“Súng” và “đầu” là hình ảnh đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng
cao đẹp. Điệp từ “súng” và “đầu” được nhắc lại hai lần như nhấn mạnh tình cảm gắn bó trong
chiến đấu của người đồng chí.
*Tình đồng chí nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. Đó là
mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể,
giản dị mà hết sức gợi cảm:
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
Cái rét ở rừng Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chống Pháp vì đó là một thực tế ai cũng
nếm trải trong những năm chinh chiến ấy.
Đêm Việt Bắc thì quá rét, chăn lại quá nhỏ, loay hoay mãi không đủ ấm. Đắp được chăn thì hở
đầu, đắp được bên này thì hở bên kia. Có điều lạ là câu thơ nói đến cái rét lại gợi cho người đọc
một cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Chính trong những ngày thiếu thốn, khó
khăn ấy từ “xa lạ” họ đã trở thành “tri kỉ” của nhau. “Tri kỉ” là người bạn thân thiết hiểu rất rõ về


ta. Vất vả nguy nan đã gắn kết những người đồng chí khiến họ trở thành người bạn tâm giao gắn
bó. Những câu thơ giản dị mà hết sức sâu sắc, như được chắt lọc từ cuộc sống, từ cuộc đời người
lính gian khổ. Bao nhiêu yêu thương được thể hiện qua những hình ảnh vừa gần gũi vừa hàm súc
ấy. Chính Hữu đã từng là một người lính, đã trải qua cuộc đời người lính nên câu thơ bình dị mà
có sức nặng, sức nặng của tình cảm trìu mến, yêu thương với đồng đội. Sự gắn bó mỗi lúc lại càng
thêm sâu sắc: Là súng bên súng đến đầu bên đầu, rồi thân thiết hơn nữa là đắp chung chăn, thành
tri kỉ. Hình ảnh thật giản dị nhưng rất cảm động.
 Để rồi khép lại đoạn thơ đầu là dịng thơ chỉ với một từ “Đồng chí!”. Từ “đồng chí” được đặt

thành cả một dịng thơ ngắn gọn mà ngân vang, giản dị mà thiêng liêng. Từ “đồng chí” với dấu
chấm cảm như một nốt nhấn đặc biệt mang những sắc thái biểu cảm khác nhau, nhấn mạnh sự
thiêng liêng cao cả trong tình cảm mới mẻ này. Đồng chí là cùng chí hướng, cùng mục đích.
Nhưng trong tình cảm ấy một khi có cái lõi bên trong là « tình tri kỉ » lại được thử thách, được tơi
rèn trong gian khổ thì mới thực sự vững bền. Khơng cịn anh, cũng chẳng cịn tơi, họ đã trở thành
một khối đồn kết, thống nhất gắn bó. Như vậy, trong tình đồng chí có tình cảm giai cấp (xuất thân
từ nơng dân), có tình bạn bè tri kỉ và có sự gắn bó giữa con người cùng chung lí tưởng, chung mục
đích chiến đấu. Và khi họ gọi nhau bằng tiếng “đồng chí” họ khơng chỉ cịn là người nơng dân
nghèo đói lam lũ, mà họ đã trở thành anh em trong cả một cộng đồng với một lý tưởng cao cả vì
đất nước quên thân để tạo nên sự hồi sinh cho quê hương, cho dân tộc. Câu thơ vẻn vẹn có 2 chữ
như chất chứa, dồn nén bao cảm xúc sâu xa từ sáu câu thơ trước và khởi đầu cho những suy nghĩ
tiếp theo. Câu thơ như một nút nhấn nổi bật trong bản nhạc, là sự thăng hoa và kết tinh của mọi
cảm xúc, mọi tình cảm. Quả thật ngơn từ Chính Hữu thật là hàm súc.
b.Biểu hiện đẹp của tình đồng chí
Nếu 7 câu đầu tác giả nêu lên cơ sở để hình thành tình đồng chí thì 3 câu tiếp theo tác giả đi tìm
biểu hiện đẹp đầu tiên của tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng sâu nặng này. Biểu hiện đẹp đầu
tiên của tình đồng đội, đồng chí là sự thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau. Các
anh đều là những người lính tạm gác tình riêng, để nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc,
dũng cảm ra đi vì nghĩa lớn để lại sau lưng mảnh trời quê hương với biết bao nhiêu trăn trở:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Họ vốn gắn bó sâu nặng với ruộng nương, với căn nhà thân thiết, nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ tất
cả để ra đi. Nhà thơ đã dùng những hình anh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam
như biểu tượng của q hương những người lính nơng dân. Giếng nước, gốc đa khơng chỉ là cảnh
vật mà cịn là làng quê, là dân làng. Cảnh vật ở đây được nhân cách hố, như có tâm hồn hướng
theo người lính. Hình ảnh “gian nhà khơng” là hình ảnh khá lắng đọng trong tâm trí những người
chiến sĩ ấy và cũng hết sức ám ảnh trong tâm trí người đọc. Gian nhà khơng khơng chỉ gợi cái
nghèo mà cịn diễn tả nỗi trống trải của lòng người ở lại. Trong câu“Ruộng nương anh gửi bạn
thân cày” nếu ta thay từ “anh” bằng từ “tơi” thì ý nghĩa câu thơ sẽ thay đổi hẳn. Ruộng nương

“tôi”....là lời bộc bạch tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nhưng rõ ràng nhân vật trữ tình trong bài
thơ khơng nói về mình mà nói về đồng đội của mình. Điều đó nghĩa là họ thấu hiểu cảnh ngộ và
mối bận lòng của nhau. Từ “mặc kệ” không phải là vô tâm, vô trách nhiệm. “Mặc kệ” là ý chí
quyết tâm của họ khi đi theo cách mạng, làm rắn lịng mình để khỏi mềm lòng khi bước vào trận
chiến, là sự lựa chọn dứt khốt. Tâm trạng ấy cũng được Nguyễn Đình Thi nói tới trong bài “Đất
nước”:
“ Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội


Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Thái độ quyết liệt ấy có vẻ như lạnh lùng nhưng người bạn tri kỉ của anh hiểu được rằng đó chỉ là
những biểu hiện bề ngồi cịn trong sâu thẳm tâm hồn người lính vẫn dành cho hậu phương biết
bao yêu mến, vẫn hình dung ra cảnh “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.“Giếng nước, gốc
đa” vốn là những vật vơ tri, vơ giác nay đã được nhân hóa lên để thể hiện nỗi nhớ thương da diết
của quê hương yêu dấu với những người lính đã rời đi và rất khó để hẹn ngày trở lại. Ngồi ra
giếng nước, gốc đa còn dùng để ám chỉ những người ở lại, những người vợ chờ chồng, mẹ chờ con
luôn nhớ thương, mong ngóng tới ngày người lính trở về. Tại sao người lính đang ở trong chiến
trường mà lại thấu hiểu hết những tâm sự của quê hương, gia đình, ấy là bởi vì chính người lính
cũng đang nhớ về họ da diết, một nỗi nhớ hai chiều, nhớ về q hương chính là cách để họ vượt
qua khó khăn. Đấy chính là vẻ đẹp tâm hồn, những tình cảm chất chứa trong những người chiến sĩ
ấy. Ba câu thơ với các hình ảnh: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa, hình ảnh nào cũng
thân thương, cũng ăm ắp một tình quê, một nỗi nhớ thương vơi đầy. Nhắc tới nỗi nhớ da diết này,
Chính Hữu đã nói đến sự hi sinh khơng mấy dễ dàng của người lính. Tâm tư ấy, nỗi nhớ nhung ấy
của “anh” và cũng là của “tơi”, là đồng chí họ thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau. Tình đồng chí đã
được tiếp thêm sức mạnh bởi tình yêu quê hương đất nước ấy.
3.Đánh giá, mở rộng
Đánh giá=>Bằng ngôn từ cô đọng, hàm súc, vận dụng thành ngữ linh hoạt, hành ảnh chân
thực mang tính khái quát cao, đoạn thơ đã khắc họa được hình ảnh những người lính một cách

chân thực, cũng như tình đồng chí keo sơn gắn bó của họ trong những ngày đầu chống Pháp. Mở
rộng=>Từ hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của người
lính trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xn hay hình ảnh người lính trong bài
“Nhớ” của Hồng Ngun, hay hình ảnh người lính trong bài “Tây tiến” của nhà thơ Quang
Dũng… Họ là kết tinh cao độ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta trong suốt bốn ngàn năm
dựng nước và giữ nước. Họ mãi là hình ảnh đẹp nhất trong thơ, mãi là chân dung đẹp nhất của thời
đại chúng ta.
III/ Kết bài
Khẳng định giá trị của tác phẩm=> Tóm lại, chỉ với 10 câu thơ nhưng Chính Hữu đã giúp người
đọc thấy rõ cơ sở hình thành nên tình đồng đội, đồng chí vững chắc của những người lính cũng
như biểu hiện đẹp về tình đồng chí thiêng liêng, sâu nặng. Dư âm của tác phẩm với bạn đọc=> Từ
đó, chúng ta cảm thấy tự hào, yêu mến và kính trọng hơn những người lính cách mạng đã hy sinh
để bảo vệ nền hịa bình của đất nước.
Đề số 2
Cảm nhận về khổ thơ sau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
                             Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
                             Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
                             Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
                             Rét run người vầng trán ướt mồ hôi
                             Áo anh rách vai
                             Quần tơi có vài mảnh vá
                             Miệng cười buốt giá
                             Chân không giày


                             Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một)
BÀI LÀM
I/Mở bài

Chiến tranh gây ra cho chúng ta nhiều mất mát đau thương về người, của và cả tinh thần.
Nhưng cũng tại những trận địa khốc liệt chỉ có khói bom đạn, máu đỏ tươi ấy những bông hoa đẹp
nhất về tình u q hương, đất nước, tinh thần đồn kết, đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội gắn
bó sâu sắc vẫn vươn mình nở rộ. Nhà thơ Chính Hữu - ngòi bút trẻ tiêu biểu cho văn học chống
Pháp thời kỳ đầu - đã sáng tác nên tác phẩm “Đồng chí”. Bài thơ được sáng tác năm 1948. Bài thơ
có nhiều khổ, khổ nào cũng đẹp, khổ nào cũng hay nhưng em thích nhất là mười câu thơ giữa vì nó
nêu lên những biểu hiện cụ thể, cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí trong chiến tranh.
II/Thân bài
1.Khái quát chung
“Đồng chí” là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của
bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến. Bài thơ được in trong tập “Đầu súng trăng treo”
( 1966) – tập thơ phần lớn viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nó
được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954. Đoạn thơ chỉ vẻn
vẹn có 10 câu nhưng lại có sức lay động trái tim của nhiều độc giả. Bởi nó ghi lại một cách chân
thực và cảm động mối tình keo sơn, gắn bó giữa những người lính. Họ đã cùng nhau chia sẻ những
khó khăn, thiếu thốn, cùng nhau vượt qua những thử thách của cuộc chiến ác liệt để đến với nhau
bằng tình đồn kết, u thương.
2.Cảm nhận khổ thơ
Dẫn=>Nếu 7 câu đầu tác giả nêu lên cơ sở để hình thành tình đồng chí thì 10 câu tiếp theo tác giả
đi tìm những biểu hiện đẹp của tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng sâu nặng này.
Luận điểm 1: Trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau. Các
anh đều là những người lính tạm gác tình riêng, để nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc,
dũng cảm ra đi vì nghĩa lớn để lại sau lưng mảnh trời quê hương với biết bao nhiêu trăn trở:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Họ vốn gắn bó sâu nặng với ruộng nương, với căn nhà thân thiết, nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ tất
cả để ra đi. Nhà thơ đã dùng những hình anh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam
như biểu tượng của q hương những người lính nơng dân. Giếng nước, gốc đa khơng chỉ là cảnh
vật mà cịn là làng q, là dân làng. Cảnh vật ở đây được nhân cách hố, như có tâm hồn hướng

theo người lính. Hình ảnh “gian nhà khơng” là hình ảnh khá lắng đọng trong tâm trí những người
chiến sĩ ấy và cũng hết sức ám ảnh trong tâm trí người đọc. Gian nhà khơng khơng chỉ gợi cái
nghèo mà cịn diễn tả nỗi trống trải của lòng người ở lại. Trong câu“Ruộng nương anh gửi bạn
thân cày” nếu ta thay từ “anh” bằng từ “tơi” thì ý nghĩa câu thơ sẽ thay đổi hẳn. Ruộng nương
“tôi”....là lời bộc bạch tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nhưng rõ ràng nhân vật trữ tình trong bài
thơ khơng nói về mình mà nói về đồng đội của mình. Điều đó nghĩa là họ thấu hiểu cảnh ngộ và
mối bận lịng của nhau. Từ “mặc kệ” khơng phải là vô tâm, vô trách nhiệm. Mặc kệ là ý chí quyết
tâm của họ khi đi theo cách mạng, làm rắn lịng mình để khỏi mềm lịng khi bước vào trận chiến,
là sự lựa chọn dứt khoát. Tâm trạng ấy cũng được Nguyễn Đình Thi nói tới trong bài “Đất nước”:
“ Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may


Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Thái độ quyết liệt ấy có vẻ như lạnh lùng nhưng người bạn tri kỉ của anh hiểu được rằng đó chỉ là
những biểu hiện bề ngồi cịn trong sâu thẳm tâm hồn người lính vẫn dành cho hậu phương biết
bao yêu mến, vẫn hình dung ra cảnh “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.“Giếng nước, gốc
đa” vốn là những vật vô tri, vô giác nay đã được nhân hóa lên để thể hiện nỗi nhớ thương da diết
của quê hương yêu dấu với những người lính đã rời đi và rất khó để hẹn ngày trở lại. Ngồi ra
giếng nước, gốc đa cịn dùng để ám chỉ những người ở lại, những người vợ chờ chồng, mẹ chờ con
ln nhớ thương, mong ngóng tới ngày người lính trở về. Tại sao người lính đang ở trong chiến
trường mà lại thấu hiểu hết những tâm sự của q hương, gia đình, ấy là bởi vì chính người lính
cũng đang nhớ về họ da diết, một nỗi nhớ hai chiều, nhớ về quê hương chính là cách để họ vượt
qua khó khăn. Đấy chính là vẻ đẹp tâm hồn, những tình cảm chất chứa trong những người chiến sĩ
ấy. Ba câu thơ với các hình ảnh: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa, hình ảnh nào cũng
thân thương, cũng ăm ắp một tình quê, một nỗi nhớ thương vơi đầy. Nhắc tới nỗi nhớ da diết này,
Chính Hữu đã nói đến sự hi sinh khơng mấy dễ dàng của người lính. Tâm tư ấy, nỗi nhớ nhung ấy
của “anh” và cũng là của “tơi”, là đồng chí họ thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau. Tình đồng chí đã
được tiếp thêm sức mạnh bởi tình u q hương đất nước ấy. Cùng nói về nỗi nhớ ấy, trong bài

thơ "Bao giờ trở lại", Hồng Trung Thơng viết:
"Bấm tay tính buổi anh đi,
Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về ?
Lúa xanh xanh ngắt chân đê,
Anh đi là để giữ quê quán mình.
Cây đa bến nước sân đình,
Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường.
Hoa cau thơm ngát đầu nương,
Anh đi là giữ tình thương dạt dào.
(...) Anh đi chín đợi mười chờ,
Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?"
Luận điểm 2: Tình đồng chí cịn là sự đồng cam cộng khổ, sự sẻ chia những gian lao thiếu thốn
của cuộc đời người lính:
“Anh với tơi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tơi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân khơng giày”
Bằng những hình ảnh tả thực, các câu thơ có cấu trúc sóng đơi: áo anh, rách vai, quần tôi, mảnh
vá, miệng cười buốt giá, chân không giày, tác giả đã tái hiện chân thực những khó khăn thiếu thốn
trong buổi đầu kháng chiến: thiếu lương thực, thiếu vũ khí, quân trang, thiếu thuốc men…Người
lính phải chịu “từng cơn ớn lạnh”, những cơn sốt rét rừng hành hạ như cơm bữa. Chính nhà thơ
Quang Dũng cũng nhói lịng nhắc về hình tượng người lính đang mắc phải căn bệnh sốt rét trong
bài thơ “Tây Tiến”: “ Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc/ Qn xanh màu lá dữ oai hùm”. Hay
trong bài “Dấu chân qua trảng cỏ”, nhà thơ Thanh Thảo cũng từng viết “Những người sốt rét
đương cơn/ Dấu chân bầm xuống đường trơn ướt nhòe”. Chỉ như vậy thơi cũng đủ để hiểu, người
lính phải gian khổ ra sao. Căn bệnh sốt rét- nỗi kinh hoàng ám ảnh của người lính trong chiến



tranh đã hành hạ họ khiến họ tiều tụy, xanh xao, vàng da, tóc rụng. Vì thế lúc này chỉ có tình
thương u, đùm bọc mới là liều thuốc bổ tinh thần giúp họ vượt qua bệnh tật. Cái đọng lại trong
câu thơ là từ “biết”. Người lính khơng nói tôi “biết” mà là tôi với anh “biết” từng cơn ớn lạnh.
Nghĩa là họ cùng nếm trải, cùng chịu đựng, cùng trải qua. Họ đã đồng cam cộng khổ, chia ngot xẻ
bùi trong khó khăn gian khổ. Tất cả những khó khăn gian khổ được tái hiện bằng những chi tiết
hết sức thật, không một chút tô vẽ. Không dừng lại ở đó người lính ngay từ những ngày đầu của
cuộc kháng chiến, bộ đội ta thiếu thốn đủ đường, quần áo rách bươm phải buộc túm lại nên người
lính vệ quốc cịn được gọi là “vệ túm”. Những hình ảnh “áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân
không giày” đã nói lên điều đó.
Luận điểm 3: Lạc quan, yêu đời.
Nhưng trên hết họ vẫn lạc quan, yêu đời “Miệng cười buốt giá”giữa chiến trường bom rơi đạn
lửa. Chính nụ cười ấy đã xóa tan cái lạnh lẽo của đêm đông giá rét. Họ đùa vui trong gian khổ
thiếu thốn, động viên nhau qua ánh mắt, nụ cười. Dù đó chỉ là nụ cười gượng gạo trong “buốt
giá” nhưng vẫn chứa chan tình cảm cho thấy sự lạc quan, mạnh mẽ trong cuộc sống chiến đấu. Nó
gợi cho ta nhớ cái cười âm vang cả Trường Sơn của những người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe
khơng kính” của Phạm Tiến Duật “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.
Luận điểm 4: Là niềm yêu thương gắn bó sâu nặng dành cho nhau (Sức mạnh của tình đồn kết)
Nếu điểm nhấn ở khổ thơ đầu là câu thơ “Đồng chí” thì điểm nhấn ở khổ thơ thứ hai là câu
thơ: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hình ảnh “tay nắm lấy bàn tay” là hình ảnh giàu sức
gợi. Trong cái buốt giá gian lao, những bàn tay tìm đến với nhau để siết chặt đội ngũ; để truyền
hơi ấm cho nhau; để động viên, cảm thông, chia sẻ mọi khó khăn; để hứa hẹn lập cơng. Bàn tay
giao cảm thay cho lời nói. Nhà thơ Lưu Quang Vũ cũng từng viết “Lúc chia tay ta chỉ nắm tay
mình/ Điều chưa nói bàn tay đã nói”. Người ta bảo bàn tay biết nói là thế. Một sự cảm thơng, chia
sẻ vừa chân thành, vừa tha thiết làm sao. Câu thơ ấm áp trong ngọn lửa tình cảm thân thương! Nếu
như trong thơ Phạm Tiến Duật, người lính “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” để gần nhau hơn
trên chặng đường dài thì với Chính Hữu cái nắm tay kia là biểu tượng cao đẹp, nồng ấm và thiêng
liêng của tình đồng chí. Chiến tranh có thể tàn phá, cướp đi tất cả nhưng không thể giết chết mối
liên kết ấy. Chất liệu hiện thực sinh động chỉ là cái nền để tôn lên vẻ đẹp sâu lắng và sức mạnh của
tình đồng chí- tình cảm đã giúp tác giả và những người lính khác sống qua những tháng ngày bom
rơi đạn lửa.

3.Đánh giá, mở rộng
Đánh giá=> Với thể thơ tự do, bút pháp tả thực, lời thơ giản dị, mộc mạc, cơ đọng; hình ảnh thơ
gợi cảm, giàu ý nghĩa…, đoạn thơ khắc họa chân thực mà sinh động tình đồng chí gắn bó keo sơn
của những người lính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến, đồng thời thể hiện tài năng của
tác giả. Mở rộng=> Cùng với các tác phẩm khác như "Tây Tiến" của Quang Dũng, "Nhớ" của
Hồng Ngun,... "Đồng chí" của Chính Hữu đã góp phần làm phong phú hình ảnh anh bộ đội Cụ
Hồ trong thơ ca hiện đại. Bài thơ đã mở ra một hướng đi mới cho văn học kháng chiến viết về
người lính cách mạng: cảm hứng thơ đi lên từ hiện thực đời thường mà vẫn dạt dào lãng mạn.
III/Kết bài
Khẳng định thành cơng của tác phẩm=>Tóm lại, “Đồng chí” là một bài thơ hay. Và đặc biệt
là mười câu giữa đã khắc họa thành công những biểu hiện đẹp của tình đồng đội, đồng chí cao đẹp,
thiêng liêng của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Đoạn thơ không chỉ cho ta
thấy được những gian khổ cuộc đời người lính mà cịn làm cho ta yêu thêm những vẻ đẹp của họ.
Dư âm của tác phẩm với bạn đọc=>Đọc bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng khiến cho chúng
ta tự hứa với lịng mình phải sống xứng đáng với những gì mà cha ông ta đã hi sinh vì độc lập tự



×