Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

SKKN: Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận trong các tiết dạy tự chọn Ngữ Văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.61 KB, 23 trang )



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH

Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)






SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ
LUẬN TRONG CÁC TIẾT DẠY TỰ CHỌN
NGỮ VĂN LỚP 12



Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN




Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục: 
- Phương pháp dạy học bộ môn: NGỮ VĂN 


- Lĩnh vực khác: 


Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác







Năm học: 2011- 2012


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN
2. Ngày tháng năm sinh: 26 - 10 -1978
3. Giới tính: Nữ
4. Địa chỉ: 29/142B, Khu phố 3, Phường Tân Mai, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613834289 (CQ)/ 0613812913 (NR); ĐTDĐ: 0934155707
6. E-mail:
7. Chức vụ: giáo viên tổ Ngữ văn.
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Cử nhân.
- Năm nhận bằng: 2000.
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Ngữ văn.
- Số năm có kinh nghiệm: 12 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG
DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN DÂN GIAN























I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc nâng cao chất lượng dạy và học,

chương trình mới của môn Ngữ Văn THPT được chính thức áp dụng từ năm học
2006-2007, trong đó có việc thực hiện chương trình dạy học tự chọn. Dạy học tự
chọn nhằm mục đích bổ sung một số kiến thức cần thiết trên cơ sở hệ thống hoá
kiến thức theo một số chủ đề nhất định, đồng thời cung cấp thêm những tri thức, tư
liệu bổ trợ cho học sinh.
Dạy học tự chọn nhằm thỏa mãn nhu cầu của người học, phát huy tư duy sáng
tạo, tinh thần tự học của học sinh. Ngoài ra, học sinh còn biết vận dụng kiến thức
vào giao tiếp trong cuộc sống.
Trong trường THPT hiện nay, do yêu cầu đổi mới, khi học môn Ngữ Văn học
sinh không chỉ tiếp thu kiến thức trên cơ sở định hướng của giáo viên mà còn phải
trang bị rất nhiều kĩ năng để phát triển toàn diện về năng lực Ngữ Văn. Trong thực
tế, do khối lượng kiến thức lớn và bị áp lực về thời gian nên giáo viên rất khó để
rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh (bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn
học). Trong khi đó, cấu trúc của đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh ĐH –
CĐ môn Ngữ văn do Bộ GD & ĐT công bố thì đây là phần bắt buộc chung cho các
thí sinh học chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao.
Nhằm mục đích nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh trong các
tiết dạy tự chọn để bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn
ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người
Việt Nam hiện đại, trong phạm vi của đề tài, tôi xin trao đổi về “Rèn luyện kĩ năng
viết văn nghị luận trong các tiết dạy tự chọn Ngữ Văn 12”(theo chương trình
chuẩn).
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
Trong báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu
rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo.
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối
sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”. Một đòi hỏi bức thiết mà Báo cáo

nêu ra là phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong nhiều
phương diện đổi mới có “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng
coi trọng việc dạy năng lực tự học của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, người
học năng động, sáng tạo dưới sự dẫn dắt của giáo viên, coi trọng rèn luyện kĩ
năng thực hành (…) nhằm “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo” tránh lối
truyền thụ một chiều, nhồi nhét kiến thức” (Phan Sĩ Anh – “Đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục”). Như vậy kĩ năng thực hành rất được chú trọng.
Căn cứ vào công văn số 5358/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 28/8/ 2011 của
Bộ GDĐT và công văn số 1366/SGDĐT- GDTrH ban hành ngày 29/8/2011 về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2011-2012 có hướng dẫn về
việc thực hiện tốt việc dạy học tự chọn, cụ thể:
- Môn học tự chọn nâng cao của ban Cơ bản sử dụng sách giáo khoa nâng
cao.

- Dạy học chủ đề tự chọn bám sát để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ
năng, không bổ sung kiến thức nâng cao.
- Trên cơ sở đề nghị của tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp,
Hiệu trưởng quyết định kế hoạch dạy học chủ đề tự chọn bám sát (chọn môn học,
ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng
học kì.
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chủ đề tự chọn nâng cao, chủ đề tự
chọn bám sát các môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại
học sinh THCS và học sinh THPT của Bộ GDĐT.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1. Thực trạng:
Học sinh khối 12 trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh học theo chương trình
chuẩn. Tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ Văn của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (từ
năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011) thấp hơn tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ Văn của
tỉnh khoảng 18 % do nhiều nguyên nhân:
- Chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp.

- Tâm lí học sinh chỉ chú trọng các môn KHTN, không quan tâm đến các môn
KHXH đặc biệt là môn Văn.
- Đặc biệt với môn Ngữ Văn thì kĩ năng làm văn nghị luận của các em rất yếu
trong khi đó cấu trúc của đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn thì phần văn nghị luận
chiếm 8 đ (bao gồm cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học).
2.2. Nội dung, biện pháp thực hiện:
2.2.1. Kế hoạch của nhà trường:
Nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn, trong năm học 2011 – 2012,
trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã tổ chức kiểm tra chung môn Ngữ Văn lớp 12,
số lượng bài kiểm tra là:
- HKI: 6 bài (bao gồm bài thi HKI).
- HK II: 4 bài (bao gồm bài thi HK II).
- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh lập kế hoạch dạy học chủ đề tự chọn bám
sát cho học sinh khối 12 trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của Tổ trưởng chuyên
môn và giáo viên bộ môn. Các tiết tự chọn được thực hiện trong 37 tuần thực học
(học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần).
2. 2.2. Lập chủ đề tự chọn dựa trên khung phân phối chương trình của
phân môn Làm văn 12:
Căn cứ vào khung phân phối chương trình Ngữ Văn 12 năm học 2011 – 2012
do Sở GDĐT Đồng Nai cụ thể hoá từ chương trình quy định nội dung dạy học Ngữ
Văn của Bộ GD&ĐT và chương trình giảm tải môn Ngữ Văn mà giáo viên lập chủ
đề dạy tự chọn cho học sinh. Nên sắp xếp các chủ đề bám sát các tiết Làm văn
trong phân phối chương trình sao cho học sinh sau khi học các tiết Làm văn theo
qui định sẽ được rèn luyện kĩ năng vừa học trong các tiết tự chọn (đặc biệt chú ý
vào kĩ năng viết văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ
và nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi).

Giáo viên có thể tùy vào trình độ học sinh từng lớp mà vận dụng phương pháp
giảng dạy thích hợp nhằm tăng khả năng diễn đạt, vận dụng sáng tạo kiến thức đã
học của học sinh.

STT Chủ đề Theo
PPCT
Tuần dạy tự chọn
01 Kĩ năng lập dàn ý trong văn nghị luận. Tuần 1
02 Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Tuần 1 Tuần 2 - 5
03 Nghị luận về một hiện tượng đời sống Tuần 5 Tuần 6 - 9
04 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Tuần 6 Tuần 10 - 15
05 Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác
lập luận
Tuần 15 Tuần 16 - 21
06 Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Tuần 17 Tuần 22 - 23
07 Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích
văn xuôi.
Tuần 23 Tuần 24 – 31
08 Mở bài, kết bài trong văn nghị luận Tuần 28 Tuần 32 – 33
09 Diễn đạt trong văn nghị luận Tuần 30 Tuần 34 – 37


2.2. 3. Thực hiện các chủ đề:
* Chủ đề 1: Kĩ năng lập dàn ý trong văn nghị luận.
Mục tiêu: giúp học sinh định ra dàn ý thích hợp cho mỗi đề văn.
Phương thức thực hiện: đây là thao tác thực hiện đầu tiên khi làm bài văn nghị
luận. Trong tiết tự chọn, giáo viên chủ yếu đưa các dạng đề để học sinh biết cách
phân tích đề bài để định ra dàn ý thích hợp.
Để học sinh thực hiện tốt thao tác này giáo viên lưu ý các em đọc kĩ đề bài để
xác định:
- Yêu cầu về nội dung: đề bài chỉ rõ vấn đề cần nghị luận (điều này giúp xác
định phương hướng lập ý).
- Yêu cầu về hình thức: chỉ dẫn về kiểu bài trong đề bài.
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng.

* Ví dụ:
- Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm: “Tình thương là hạnh phúc của
con người”.
- Đề 2: Về một vẻ đẹp của bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) của Nguyễn
Khuyến.

Đề bài Đề bài đòi Vấn đề cần Chỉ dẫn về Phạm vi dẫn chứng



định
hướng
cụ thể
hỏi người
viết tự xác
định hướng
triển khai
nghị luận kiểu bài và
thao tác nghị
luận

Đề 1 X “Tình
thương là
hạnh phúc
của con
người”.

Trình bày
suy nghĩ
(giải thích,

chứng minh,
bình luận…)

+ Tấm gương của
những con người
sống có tình
thương.
+ Những câu danh
ngôn, ca dao nói
về ý nghĩa của lối
sống có tình
thương

Đề 2 X Một vẻ đẹp
(về nội dung
hoặc nghệ
thuật) của
bài thơ “Câu
cá mùa thu”.

Phân tích,
chứng minh.
Bài thơ “Câu cá
mùa thu”.
Sau khi thực hiện xong thao tác phân tích đề, giáo viên yêu cầu học sinh thảo
luận nhóm (chọn một trong hai đề) để lập dàn ý. Cần lưu ý học sinh:
- Luận điểm, luận cứ rõ ràng, sắp xếp theo trình tự logic, chặt chẽ. Cần đảm
bảo tính hệ thống của lập luận, triển khai bằng đề mục, kí hiệu khoa học.
- Chú ý đảm bảo sự cân đối giữa các ý (tất nhiên phải căn cứ vào tầm quan
trọng của từng ý). Nên hết sức tỉnh táo để tránh lạc đề.

Học sinh cử đại diện nhóm lên trình bày dàn ý. Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung. Sau đó giáo viên đánh giá và hướng dẫn các em lập dàn ý hoàn chỉnh cho đề
bài.
Ví dụ với đề 1, có thể lập dàn ý như sau:
* Mở bài: hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng. Mỗi người có quan niệm
khác nhau về hạnh phúc. Có ý kiến cho rằng “Tình thương là hạnh phúc của con
người”.
* Thân bài:
- Giải thích:
+ Tình thương là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách
nhiệm với giữa con người với con người.
+ Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý
nguyện.

Ý nghĩa của câu nói: tình thương làm cho con người luôn hướng về nhau để
chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Con người sẽ hạnh phúc khi làm được một
điều gì đó có ích cho người khác.
- Biểu hiện của tình thương: trong phạm vi gia đình, xã hội (cần nêu những
tấm gương điển hình).
- Bình luận:
+ Tình thương là hạnh phúc của con người, đó cũng là truyền thống đạo lí tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam.
+ Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, không biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ
người khác…
- Liên hệ bản thân: rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con
người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.
- Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta
phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp
phần xây dựng một thế giới hòa bình.
* Kết bài:

- Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi
sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.
* Chủ đề 2: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Mục tiêu: giúp học sinh rèn kĩ năng lập dàn ý, biết nêu ý kiến nhận xét, đánh
giá đối với một tư tưởng, đạo lí. Biết huy động kiến thức, trải nghiệm của bản thân
để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Phương thức thực hiện: giáo viên hướng dẫn học sinh phân biệt được nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Tư tưởng, đạo lí gồm: lí tưởng (lẽ sống), cách sống, hoạt động sống, mối
quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người
- Trước khi tìm hiểu đề cần đọc kĩ đề bài, gạch chân các từ quan trọng, ngăn vế
(nếu có).
- Giáo viên chọn một số đề bài thực hành, sử dụng phương pháp đàm thoại
phân tích đề. Học sinh tự chọn một trong những đề bài đã cho lập dàn ý cá nhân.
Ở đây chỉ nêu vài ví dụ cụ thể, tùy tình hình thực tế giáo viên linh động chọn
đề phù hợp với khả năng của học sinh.
- Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về đức hi sinh (khoảng 1 trang giấy thi).
- Đề 2: Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:
“Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã
chấp nhận nó như thế nào”.
- Đề 3: Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm
sau: “Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời”.

- Đề 4: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Sự học như đi thuyền
trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi” (khoảng 1 trang giấy thi).
- Đề 5: Có ý kiến cho rằng: “Sự lười biếng không bao giờ dẫn con người đến
với thành công”.
Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên? (viết khoảng 1 trang giấy thi).
- Đề 6: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của nhạc sĩ thiên tài người
Đức Beethoven: “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại

hạnh phúc cho người khác”.
Học sinh trình bày dàn ý trước tập thể, các bạn sẽ nhận xét, bổ sung. Giáo
viên đánh giá chung và cung cấp một dàn bài chung cho kiểu bài nghị luận về một
tư tưởng, đạo lí.
* Mở bài: giới thiệu trực tiếp nội dung cần nghị luận và trích dẫn ý kiến được
bàn luận (nếu có).
* Thân bài:
- Giải thích các khái niệm trong đề bài và giải thích nội dung, ý nghĩa của ý
kiến.
- Chọn dẫn chứng phù hợp để chứng minh cho điều vừa giải thích (nên chọn 2
dẫn chứng tiêu biểu).
- Bàn luận: Suy nghĩ vấn đề đúng hay sai và mở rộng bàn bạc bằng cách đi
sâu vào vấn đề (vấn đề còn phù hợp trong xã hội hiện nay không và thái độ của xã
hội như thế nào ?) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
* Kết bài: khẳng định lại vấn đề cần bàn luận.
Giáo viên chọn một số đề bài phù hợp với trình độ học sinh để luyện tập về
nhà, trong các tiết tự chọn tiếp theo học sinh sẽ tiến hành thảo luận nhóm để hoàn
chỉnh những đề đã cho. Đại diện nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên
nhận xét, đánh giá chung.
* Chủ đề 3: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Mục tiêu: giúp học sinh rèn kĩ năng lập dàn ý, biết huy động kiến thức, trải
nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Phương thức thực hiện:
- Giáo viên chọn một số đề bài tiêu biểu để học sinh lập dàn ý (đề cập đến sự
kiện đang diễn ra như: giáo dục, lập nghiệp…hoặc những vấn đề liên quan đến sự
sinh tồn của con người như: môi trường, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực
phẩm, …). Học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm bốc thăm chọn đề hoặc thực hiện
theo yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày dàn ý, các nhóm khác bổ sung để hoàn chỉnh. Giáo
viên chốt lại một dàn bài chung cho dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.

* Mở bài: giới thiệu vấn đề bàn luận hiện đang được quan tâm trong xã hội.
* Thân bài:

- Nêu thực trạng vấn đề đang diễn ra như thế nào ? Có ảnh hưởng đến đời
sống con người ra sao ? (Hậu quả như thế nào? Hoặc vấn đề có ý nghĩa như thế
nào trong đời sống xã hội). Có thể liên hệ tình hình địa phương để làm nổi bật tính
cấp thiết của việc giải quyết vấn đề.
- Nêu nguyên nhân vấn đề: Các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ
quan (Nếu là một hiện tượng tốt thì lược đi phần nguyên nhân và nêu vai trò tích
cực của hiện tượng).
- Đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt và lâu dài (việc cần làm, cách
thức thực hiện, sự phối hợp giữa các lực lượng, đoàn thể….).
- Có thể liên hệ bản thân trong việc tham gia thực hiện giải pháp.
* Kết bài: Nêu suy nghĩ về vấn đề đang nghị luận và rút bài học cho bản thân.
Giáo viên cho một số đề bài để học sinh luyện tập ở nhà. Vào các tiết tự chọn
tiếp theo, một số học sinh sẽ trình bày để tập thể cùng nhận xét. Cuối cùng giáo
viên đánh giá chung và có thể cung cấp dàn bài gợi ý cho học sinh.
- Đề 1: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng học để đối phó với thi
cử ở một số học sinh hiện nay (khoảng 1 trang giấy thi).
Gợi ý:
- Học để đối phó với kiểm tra, thi cử là học tập mà không có hứng thú, say
mê, không chủ động tìm hiểu, không động não; học cho qua các kì thi, học chỉ để
có điểm cao, …
- Đây là tình trạng phổ biến trong học sinh hiện nay. Biểu hiện: chép sách giải
khi giáo viên giao bài tập, học vẹt, học tủ, hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận
để có điểm cao, …
- Hậu quả:
+ Học để đối phó khiến học sinh mất căn bản; thụ động trong học tập; ảnh
hưởng đến sự trung thực của con người,…
+ Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong

đường đời. Về lâu dài, học đối phó làm suy thoái nền giáo dục nước nhà …
- Nguyên nhân:
+ Hiện tượng này có thể do chương trình học nặng; do bị ép buộc, áp đặt từ
gia đình…
+ Do học sinh không có ý thức, không xác định rõ mục đích của việc học …
- Giải pháp:
+ Nhà trường, gia đình không nên tạo quá nhiều áp lực học tập cho HS.
+ HS có phương pháp học tập khoa học, hiệu quả (chủ động tìm hiểu và tiếp
thu kiến thức, tránh học lệch, học vẹt, học tủ,…).
- Đề 2: Suy nghĩ của anh (chị) về việc hiện nay nhiều bạn trẻ quên nói lời xin
lỗi khi mắc lỗi (khoảng 1 trang giấy thi).

Gợi ý:
- Thực tế trong học đường cũng như ngoài xã hội có nhiều bạn trẻ quên nói
lời xin lỗi khi mắc lỗi  thể hiện nếp sống thiếu văn hóa trong ứng xử, trong giao
tiếp.
- Dẫn chứng cụ thể (hợp lí).
- Nguyên nhân:
+ Người mắc lỗi chưa tự nhận ra những sai trái của mình, chưa biết làm cho
người khác hài lòng.
+ Chưa được giáo dục kĩ từ phía gia đình, nhà trường.
+ Thái độ của mọi người xung quanh còn thờ ơ trước việc bạn trẻ quên nói lời
xin lỗi.
- Giải pháp:
+ Tăng cường nhận thức cá nhân về giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
+ Gia đình, nhà trường cần tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
+ Tuyên truyền cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa.
- Bản thân cần rèn luyện cách ứng xử có văn hóa “khi mắc lỗi phải nói lời xin
lỗi”.
- Đề 3: Hàng năm, cứ đến kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng, trên cả nước

ta lại có phong trào “Tiếp sức mùa thi”. Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận
(khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về phong trào đó.
- Đề 4: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy
nghĩ của anh (chị) về tình trạng bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn ở nước
ta hiện nay.
* Chủ đề 4: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Mục tiêu: giúp học sinh rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận
về một bài thơ, đoạn thơ và huy động kiến thức, cảm xúc bản thân để viết bài nghị
luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Phương thức thực hiện:
- Với những tác phẩm thơ đã học như “Việt Bắc” – Tố Hữu, “Tây Tiến” –
Quang Dũng, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng” ) – Nguyễn Khoa Điềm,
giáo viên có thể chọn những dạng đề cảm nhận hoặc phân tích (trọn vẹn tác phẩm
hoặc một đoạn thơ). Với cùng một tác phẩm có thể ra nhiều dạng đề xoay quanh
các khía cạnh nội dung tư tưởng của tác phẩm để có thể vừa kiểm tra kiến thức học
sinh vừa rèn luyện kĩ năng nghị luận.
- Nên chia học sinh thành nhiều nhóm nhỏ để có thể phát huy tối đa hoạt động
cá nhân của học sinh trong từng nhóm. Học sinh bốc thăm chọn đề bài cho nhóm
mình. Sau đó đại diện từng nhóm sẽ lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm
mình. Các nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung thành một dàn ý hoàn chỉnh.
Sau đây là một sồ đề bài về tác phẩm“Tây Tiến” của Quang Dũng:

+ Đề 1: Phân tích tâm trạng của Quang Dũng khi nhớ về Tây Bắc và những
người đồng đội trong đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
(trích “Tây Tiến”)
+ Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong
đoạn:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
+ Đề 3: Vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang
Dũng.
+ Đề 4: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của
Quang Dũng.
+ Đề 5: Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ qua bài “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Giáo viên lưu ý học sinh khi phân tích một bài thơ (đoạn thơ) cần nắm được:
- Đặc điểm sáng tác hoặc phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Tư tưởng chủ đạo của bài thơ hoăc vị trí đoạn thơ, ý khái quát của đoạn thơ.
- Bám sát vào văn bản thơ, chia đoạn và tìm ý chính của mỗi đoạn, biến ý
chính của mỗi đoạn thành các luận điểm (đối với từng khổ vẫn có thể chia tách ra
thành các ý nhỏ được).
- Giảng giải, cắt nghĩa ý câu thơ kết hợp với dẫn chứng nhằm minh họa cho lí
lẽ. Phân tích các yếu tố nghệ thuật: hình ảnh, nhạc điệu, cấu trúc câu, các phương
thức chuyển nghĩa… phải lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu vì tất cả những yếu
tố đó nhằm biểu đạt một nội dung, một ý tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm (nếu
tách rời phương diện nội dung thì sự phân tích nghệ thuật sẽ trở nên vô nghĩa).
- Phân tích mối liên hệ giữa các ý thơ.
- Trong quá trình phân tích luôn hướng đến sự tổng hợp, khái quát về luận
điểm của toàn bài thơ.
- Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật cùa bài thơ (đoạn thơ).
- Vị trí của bài thơ trong sự nghiệp thơ ca của nhà thơ, trong tâm trí của người
đọc. Có thể mở rộng liên hệ, so sánh để thấy nét độc đáo và đóng góp của nhà thơ
trong nền văn học Việt Nam.
* Lưu ý: tránh diễn nôm các câu thơ ra thành văn xuôi, người viết phải biết
lướt qua những chỗ thứ yếu hoặc đã hiển nhiên để tập trung vào những chi tiết
nghệ thuật tiêu biểu và luôn hướng về ý khái quát.
Có thể tiến hành cho học sinh tự chọn đề viết thành bài văn hoàn chỉnh vào

tiết tự chọn tuần sau. Sau đó giáo viên tiến hành chấm và nhận xét tình hình bài
làm của học sinh vào tiết tự chọn kế tiếp.

* Chủ đề 5: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
Mục tiêu: rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập
luận để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một hiện tượng
đời sống, về một tác phẩm văn học, một nhận định văn học.
Phương thức thực hiện:
- Giáo viên cung cấp một số đoạn văn cho học sinh thảo luận nhóm để các em
nhận diện các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.
- Giáo viên cần lưu ý học sinh: trong thực tế hiếm khi người nghị luận chỉ sử
dụng một thao tác lập luận duy nhất. Bởi vậy cần biết vận dụng kết hợp các thao
tác lập luận để tạo sự sinh động, tăng sức thuyết phục cho lập luận. Cần xuất phát
từ mục đích nghị luận của bài văn (đoạn văn) mà xác định một thao tác lập luận
chủ yếu và một vài thao tác lập luận bổ trợ. Nếu sử dụng quá nhiều thao tác lập
luận trong cùng một bài văn (đoạn văn) thì đôi khi bài viết sẽ bị loãng mất trọng
tâm mà người viết cần phải nhấn mạnh.
Nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng diễn đạt, giáo viên cung cấp một số đề
bài thực hành. Trong tiết học, giáo viên cần khuyến khích học sinh hoạt động cá
nhân, các em sẽ trình bày bài làm của mình trước tập thể để các bạn cùng nhận xét
từ đó mỗi học sinh sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân.
* Một số đề bài luyện tập:
- Viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh trình bày luận điểm: Đọc
cuốn sách hay cũng như trò chuyện với một người bạn thông minh.
Gợi ý:
- Đọc sách mang lại nhiều lợi ích.
- Khi tiếp xúc với người thông minh chúng ta hiểu thêm bao điều thú vị, có cơ
hội để học hỏi, để hiểu biết và mở rộng tầm mắt.
- Cũng như vậy, khi đọc một cuốn sách hay ta có thêm nhiều hiểu biết. Cuốn
sách hay khiến ta phải suy nghĩ như khi ta nói chuyện với một người bạn thú vị.

Đến với một cuốn sách hay trí tuệ của bạn sẽ phải hoạt động để bạn có thể hiểu hết
những điều sâu xa chứa đựng trong đó.
* Viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ với luận điểm “Không kết
bạn với học sinh yếu”.
* Bình luận về vai trò của pháp luật và việc giáo dục pháp luật trong xã hội.
* Kết hợp các thao tác nghị luận để viết đoạn văn về Mẹ (giáo viên có thể
cung cấp đoạn văn tham khảo cho học sinh).
Mẹ ơi là lời nói bật ra từ miệng mỗi người ở những giây phút quan trọng nhất
của đời người. Đó có thể là khi đau khổ, sợ hãi nhất cũng có thể là khi hạnh phúc
nhất. Bởi vì, mẹ là người thân thiết nhất, gần gũi nhất và cũng là thiêng liêng nhất
đối với mỗi người. Đó là người đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi đau khổ cũng như
khi hạnh phúc. Khi đau khổ, mẹ là chỗ dựa tinh thần, là bến bờ bình yên, là niềm
an ủi lớn nhất. Và trong giây phút hạnh phúc nhất ta cũng nhớ đến mẹ, nhớ đến để

cảm ơn người đã sinh ra ta, đã nuôi dưỡng ta khôn lớn và thương yêu ta suốt cả
cuộc đời. Bởi không có mẹ sẽ không có ta và không có được vinh quang và hạnh
phúc. Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
(Con cò)
Tình yêu dành cho mẹ là tình cảm thuộc về bản năng. Tiếng “Mẹ ơi” là tiếng
nói xuất phát từ trái tim, từ đáy lòng, từ sâu thẳm của nỗi đau thương và đỉnh cao
của cảm xúc hạnh phúc.
* Chủ đề 6: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận.
Mục tiêu: giúp học sinh nhận diện, phân tích được các lỗi về lập luận trong
bài văn nghị luận, rèn luyện kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận có lập luận chặt
chẽ, sắc sảo.
Phương thức thực hiện:
- Giáo viên chọn từ những bài kiểm tra chung của học sinh một số kiểu lỗi về
lập luận mà học sinh thường mắc phải như:

+ Luận điểm không rõ ràng: nói lan man không nêu nhận định, đánh giá về
vấn đề đặt ra trong bài văn hoặc diễn đạt thiếu mạch lạc.
+ Luận cứ không chuẩn xác, không đáng tin cậy.
+ Luận chứng thiếu logic: lập luận có mâu thuẫn, lập luận không đủ lí do.
- Những đoạn (câu) được chọn để thực hành giáo viên nên chiếu trên power
point. Bằng phương pháp đàm thoại, gợi mở, học sinh sẽ hoạt động cá nhân để tiến
hành chữa lỗi rút bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Trích một số lỗi của học sinh trong bài làm:
Đề bài viết số 4 (Thời gian: 90 phút)
Câu 3 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân
Quỳnh.
+ Hình ảnh của sóng bao trùm suốt bài thơ, sóng mang tâm hồn của một
người phụ nữ, đối cực:
“Ồn ào và lặng lẽ
Dữ dội và dịu êm”
Hình ảnh mâu thuẫn đối lập nhau: ồn ào trái với lặng lẽ, dữ dội trái với dịu
êm. Chị đã mượn hình ảnh của sóng để nói lên tình yêu của người phụ nữ lúc thăng
trầm, lúc mãnh liệt, nhưng đôi khi họ lại khá yếu đuối.
+ “Ngày xưa – ngày sau” nói lên tình cảm vẫn thế và muôn đời vẫn thế, trước
sau như một, từ ngày xưa người phụ nữ có tấm lòng thủy chung và cho đến bây giờ
tình cảm ấy vẫn còn nguyên vẹn. Tình cảm ở đây còn nói đến tình cảm của đất
nước, một thứ tình cảm mặn mà ruột thịt của người phụ nữ đối với non sông đất
nước.

+ Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Cái giây phút giao chuyển của tình yêu “Khi nào ta yêu nhau” được khắc họa
bằng hình ảnh gió và sóng. Một hiện tượng, một tình cảm không thể cản trở được
tình yêu chân thành. Một tình yêu mãnh liệt, người con gái luôn muốn làm hết
mình, muốn hi sinh cho tình yêu, người con gái muốn tan vào, muốn hòa mình vào

sóng để cùng đi hết chặng đường muốn yêu và yêu hết mình. Bài thơ kết tinh được
tình yêu của con cái, cha mẹ giữa những tình yêu đôi lứa, anh và em.
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ”.
Đề bài viết số 8 (Thời gian: 90 phút)
Câu 3 (5 điểm): Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống
truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
+ Nhan đề của tác phẩm “Vợ nhặt” có thể đã gợi ít nhiều cho người đọc nội
dung gây ấn tượng mạnh nó lên thân phận rẻ rúng của người dân trong nạn đói
cuãng như toàn bộ câu chuyện sẽ xoay quanh vấn đề “nhặt vợ”. Vào cái năm ấy,
cái năm không thể nào quên của nhân dân, năm Ất Dậu – 1945. Cái năm mà người
chết như ngả rạ, đàn quạ bay như những đám mây đen trên nền trời, cái năm mà
những người đói từ Nam Định, Thái Bình chạy lũ lượt như bóng ma và cái năm mà
không khí bốc lên mùi hôi thối của rác rưởi, mùi gây của xác người. Thế mới thấy
được cảnh tượng rợn da người đến mức độ nào khi cái đói đã bao trùm cả nước.
+ “Vợ nhặt” được xây dựng trên một tình huống lạ lùng. Người chết đầy
đường, người sống thì không có cái ăn. Tràng đưa thị về giữa lúc nạn đói năm Ất
Dậu làm hơn hai triệu người chết. Tràng nhặt được vợ hết sức tình cờ, hắn đẩy xe
bò thuê gặp thị và đưa thị về làm vợ. Thị thấy Tràng thì hớn hở chạy lại và theo
hắn về nhà.
+ Khuôn mặt vui tươi của Tràng dần mất đi khi và miếng chè vào miệng
Tràng trún người lại vì cái vị chát ngầm đang ở trong miệng. Nhưng cô vợ hờ lại
vẫn ngồi ăn như không có sự gì dù thế khuôn mặt họ cũng rất tươi khi ngồi quây
quần bên nhau.


* Chủ đề 7: Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
Mục tiêu: giúp học sinh rèn kĩ năng lập dàn ý cho bài nghị luận về một tác
phẩm, một đoạn trích văn xuôi và huy động kiến thức, cảm xúc của bản thân để
viết bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

Phương thức thực hiện:
- Giáo viên chọn những đề liên quan đến những tác phẩm văn xuôi đã học như
Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), Vợ nhặt (Kim Lân), Vợ chồng A Phủ (Tô

Hoài), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)… để vừa kiểm tra kiến thức vừa rèn
luyện kĩ năng nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
- Chia học sinh thành nhiều nhóm, các em bốc thăm chọn đề bài cho nhóm.
Đại diện từng nhóm sẽ lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác sẽ nhận xét,
bổ sung thành một dàn ý hoàn chỉnh.
- Giáo viên nên ra nhiều dạng đề liên quan đến cùng một tác phẩm. Với tác
phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân), có thể ra những dạng đề sau:
+ Đề 1: Qua việc phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong
tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, hãy chứng minh tính cách nhân vật này là tiêu
biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
+ Đề 2: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim
Lân. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm này.
+ Đề 3: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
+ Đề 4: Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các
nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân).
+ Đề 5: Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong
truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
+ Đề 6: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn “Vợ
nhặt” (Kim Lân).
Qua sự nhận xét của các bạn, sự đánh giá của giáo viên, học sinh có thể rút ra
được dàn ý chung cho dạng đề phân tích nhân vật:
* Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả (nêu nhận xét chung về phong cách nghệ thuật hoặc đặc
điểm các sáng tác của nhà văn).
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Nêu nhận định chung về nhân vật.

* Thân bài cần lưu ý:
- Lai lịch (tính cách, số phận nhân vật được lí giải một phần bởi thành phần
xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trước đó).
- Ngoại hình (qua các chi tiết ngoại hình mà đi sâu vào nội tâm, vào bản chất
của nhân vật).
- Ngôn ngữ (qua ngôn ngữ nhận ra tính cách nhân vật).
- Phân tích nội tâm nhân vật (cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ… của
nhân vật thường tương tác với quan hệ, hành vi của những nhân vật khác xung
quanh, sự biến chuyển của đời sống xã hội). Diễn biến nội tâm thường gắn liền với
từng cử chỉ, hành động của nhân vật.
- Nhận xét, đánh giá về số phận nhân vật.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

* Kết bài: Đánh giá vai trò, vị trí của nhân vật trong tác phẩm.
* Giáo viên cần lưu ý học sinh: không phải bất cứ nhân vật nào cũng được
nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện; cũng không phải cứ tuân theo tuần tự
những phương diện trên mà phân tích, các phương diện trên chính là để khái quát
lên tính cách, số phận nhân vật, học sinh nên sắp xếp theo thực tế cho bài làm văn
của mình hấp dẫn.
- Dàn ý chung cho dạng đề nghị luận về một chi tiết, tình huống trong tác
phẩm:
* Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả (nêu nhận xét chung về phong cách nghệ thuật
hoặc đặc điểm các sáng tác của nhà văn).
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Nêu nhận xét chung về chi tiết, tình huống.
* Thân bài:
- Giới thiệu chi tiết, tình huống đó là gì ?
- Chi tiết, tình huống có tác dụng, vai trò gì đối với các nhân vật trong cốt
truyện, đối với sự phát triển của mạch tác phẩm.

- Giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của chi tiết, tình huống đó.
* Kết bài: khẳng định chi tiết, tình huống có ý nghĩa quan trọng trong việc thể
hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
Có thể tiến hành cho học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh vào tiết tự chọn
tuần sau. Giáo viên tiến hành chấm và nhận xét tình hình bài làm của học sinh vào
tiết tự chọn kế tiếp.
* Chủ đề 8: Mở bài, kết bài trong văn nghị luận.
Mục tiêu: giúp học sinh có kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiểu mở bài và kết
bài thông dụng trong khi viết bài văn nghị luận.
Phương thức thực hiện:
- Giáo viên cho một số đề bài thực hành, sử dụng phương pháp đàm thoại
hướng dẫn phân tích đề. Học sinh thảo luận nhóm để lập dàn ý sau đó các em sẽ
hoạt động cá nhân để viết các mở bài, kết bài dựa trên dàn ý của nhóm.
- Một số học sinh lần lượt trình bày các mở bài, kết bài. Các học sinh khác sẽ
nhận xét cách nêu vấn đề của mở bài, cách kết thúc vấn đề trong kết bài, cách diễn
đạt của đoạn văn và sửa chữa cho hoàn chỉnh.
- Giáo viên nhận xét chung và cần lưu ý học sinh:
+ Nguyên tắc mở bài: nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài, đối với đề bài trích
dẫn một ý kiến thì mở bài phải trích dẫn lại nguyên văn ý kiến; chỉ nêu ý khái quát
của nội dung vấn đề (đối với đề bài nghị luận xã hội học sinh nên chọn cách mở
bài trực tiếp, với đề bài nghị luận văn học nên chọn cách mở bài gián tiếp).

- Nguyên tắc kết bài: thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở thân bài; chỉ nêu
ý khái quát thiên về tổng kết, đánh giá vấn đề. Có thể kết bài theo cách tóm lược,
phát triển (đối với đề nghị luận văn học), hoặc theo cách vận dụng, liên tưởng (đối
với đề nghị luận xã hội).
* Chủ đề 09: Diễn đạt trong văn nghị luận.
Mục tiêu: giúp học sinh tránh các lỗi về dùng từ, đặt câu, sử dụng giọng điệu
không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận; vận dụng những
cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo vì mục đích của văn

nghị luận là dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục người đọc nên lời văn phải chuẩn
xác, truyền cảm.
Phương thức thực hiện:
- Giáo viên chọn những câu văn sai lỗi diễn đạt từ những bài kiểm tra chung
của học sinh. Những câu chọn để thực hành giáo viên sẽ chiếu trên power point.
Bằng phương pháp đàm thoại, gợi mở, học sinh sẽ hoạt động cá nhân để tiến hành
chữa lỗi.
- Học sinh thực hành chữa lỗi qua một số ví dụ sau:
Đề bài viết số 5 (Thời gian: 90 phút)
Câu 1: Trắc nghiệm (2.5 điểm).
Câu 2: (2,5 điểm).
Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói:“Đường đi không khó vì ngăn
sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
Câu 2: (5 điểm).
Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người lính qua đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(“Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12 Cơ bản, tập 1, NXB Giáo dục, 2009)
Qua bài làm của học sinh, có thể ghi nhận một số lỗi như sau:
+ “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi
e sông”. Lời nhận xét ấy có đúng không ? Đúng quá đi chứ ! Nào, mời các bạn
cùng tôi đi phân tích ý kiến trên để hiểu rõ vấn đề.
+ Trong hành trình cuộc sống của mỗi người, không ai đi một cách nghêu
ngao hay không suy nghĩ trên con đường đời mà mỗi người phải dốc hết sức lực

của mình như câu nói “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng
người ngại núi e sông”. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến trên?

+ Trong mỗi con người có nhiều phẩm chất, một phẩm chất quan trọng nhất là
ý chí con người, ý kiến của Nguyễn Thái Học đã nói rõ điều đó: “Đường đi không
khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
+ Mở đầu đoạn thơ là hình ảnh những người lính Tây Tiến mắc các căn bệnh
sốt rét không có thuốc chữa đến nỗi không còn tóc, da dẻ xanh xao, gầy gò như tàu
lá chuối.
+ Lính Tây Tiến có ngoại hình dị hợm, đầu trọc lốc khiến cho kẻ thù nhìn vào
thấy khiếp sợ.
+ Người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân gian khổ nơi rừng thiêng nước
độc, thiếu thốn đủ thứ nên họ tự cạo tóc mình.
+ Những người lính Tây Tiến đêm không dám ngủ lo sợ cho sự an nguy của
đoàn lính, thay phiên nhau trực đêm để canh gác “Mắt trừng gửi mộng qua biên
giới”. Người lính vẫn có những phút giây quên mình, họ nhớ về những người vợ,
người yêu đang ở phương trời xa xăm vô định “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
+ Lính Tây Tiến chết bờ chết bụi nơi biên giới “rải rác biên cương mồ viễn
xứ”, họ không có cả chiếu để liệm khi nằm xuống “áo bào thay chiếu anh về đất”.
Dòng sông Mã gầm thét đưa tiễn linh hồn các anh về yên nghỉ nơi chín suối.
+ Bài thơ “Tây Tiến” là một bản tình ca, hùng ca với bút pháp lãng mạn, tài
hoa. Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến.
Đề bài viết số 7 (Thời gian: 90 phút)
Câu 3 (5 điểm): Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò
sông Đà” của Nguyễn Tuân.
+ Có nhiều người miêu tả sông Hương, chỉ mình Nguyễn Tuân miêu tả sông
Đà hung bạo. Nhà văn miêu tả sông Đà hung bạo, lì lợm như viên dũng tướng.
+ Với bút pháp nhân hóa, sông Đà như người thiếu nữ diễm tình.
+ Bờ sông có vẻ đẹp như người tiền sử hoang dại.
+ Nguyễn Tuân nhiều lần đi ngang sông Đà nên thấy gắn bó, thân thiết với

nó.
+ Nguyễn Tuân nhiều lần bay ngang sông Đà nên thấy nó vừa hung bạo, vừa
trữ tình.
+ Qua văn bản ta thấy sông Đà giống người tình của Nguyễn Tuân.
+ Với lòng yêu mến quê hương, nhà văn chứng tỏ sông Đà đẹp.
Đề bài viết số 8 (Thời gian: 90 phút)
Câu 3 (5 điểm): Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống
truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
+ Đối với nhân vật Tràng ngoại hình xoàng xĩnh, xấu xí lại nghèo khổ, đói
rách chẳng bao giờ dám nghĩ tới việc lấy vợ lí do thân mình lo không nổi sao dám
cưu mang ai, với lại đối với người như Tràng thì chẳng ai thèm ngó tới.
+ Tràng là dân xóm ngụ cư bị lép vế nhất trong làng Ngụ cư.

+ “Vợ nhặt” đã khiến cho người đọc phần nào hình dung được tình cảm của
người chồng khi một việc lớn lao, trọng đại của đời người lại được thực hiện bằng
một hành động ngẫu nhiên, thờ ơ, không chủ tâm.
+ Tác giả xây dựng tình huống truyện để cho thấy sự bần cùng tha hóa của
người dân nghèo trong thời đói khát, loạn lạc.
Bản thân học sinh có thể tự rút kinh nghiệm từ việc chữa lỗi này. Giáo viên
rút kinh nghiệm chung cho học sinh: nên hạn chế viết những câu dài, phức hợp,
chủ yếu viết dạng câu đơn, ngắn; Rất nhiều em có thói quen dùng giới từ, trạng từ
ở đầu câu (qua, với, để, trong ), rồi chấm câu ngay sau mệnh đề phụ mà quên
chưa có mệnh đề chính. Học sinh cần có những ý kiến, nhận xét sắc sảo, mang dấu
ấn riêng cũng như cách diễn đạt lưu loát, có hình ảnh thể hiện năng lực cảm thụ
tốt của người viết.
2.2.4. Kết quả thống kê (số liệu do bộ phận chuyên môn cung cấp):
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA THEO LỚP
HỌC KÌ I
Cấu trúc đề kiểm tra gồm 3 câu:
Câu 1 (2đ): câu hỏi giáo khoa.

Câu 2 (3 đ): nghị luận xã hội.
Câu 3 (5 đ): nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ).

Lần KT 12A5 12A8
SL Giỏi SL Khá SL TB SL dưới TB SL Giỏi SL Khá SL TB SL dưới
TB
1 0 (0%) 4 (9.1%) 16 (36.4%) 24 (54.5.%) 1 (2.2%) 13 (28.9%) 13 (28.9%) 18 (40%)
2 4 (9.1%) 14 (31.8%) 19 (43.2%) 7 (15.9%) 14 (31.1%) 20 (44.4%) 9 (20.1%) 2 (4.4%)
3 6 (13.6 %) 12 (27.3%) 17 (38.6%) 9 (20.5%) 11 (24.4%) 18 (40.2%) 11 (24.4%) 5 (11%)
4 1 (2.3%) 9 (20.7%) 23 (52.3%) 10 (22.7%) 3 (6.7%) 17 (37.8%) 17 (37.8%) 8 (17.7%)
5 7 (15.9%) 12 (27.3%) 17 (38.6%) 8 (18.2%) 15 (33.3%) 20 (44.4%) 9 (20%) 1 (2.2%)
Thi
HK
1 (2.3%) 12 (27.3%) 20 (47.1%) 9 (21%) 4 (8.9%) 24 (53.3%) 13 (28.9%) 4 (8.9%)
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA THEO LỚP
HỌC KÌ II
Cấu trúc đề kiểm tra gồm 3 câu:
Câu 1 (2đ): câu hỏi giáo khoa.
Câu 2 (3 đ): nghị luận xã hội.
Câu 3 (5 đ): nghị luận về một tác phẩm (đoạn trích) văn xuôi.
Lần KT 12A5 12A8
SL Giỏi SL Khá SL TB SL dưới TB SL Giỏi SL Khá SL TB SL dưới
TB

1 2 (4.7%) 13 (30.2%) 13 (30.2%)
15 (34.8%)
9 (22%) 15 (36.8%) 9 (22%) 1 (2.2%)
2 4 (9.5%) 15 (35.7%) 13 (31%)
10 (23.8%)
18 (40%) 14 (31.2%) 9 (20%) 4 (8.8%)

3 4 (8.9%) 12 (27.3%) 25 (56.8%)
3 (6.8%)
15 (33.3%) 16 (35.6%) 14 (31.1%) 0 (0%)

Thi HK II 5 (11.4%) 17 (38.6%) 13 (29.5%)
9 (20.5%)
8 (17.8%) 22 (48.9%) 13 (28.9%) 2 (4.4%)
* Nhận xét chung:
- Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, các em
nắm vững bố cục của các dạng đề nghị luận xã hội.
- Kĩ năng diễn đạt của học sinh trong bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn
trích văn xuôi có tiến bộ hơn sau một quá trình dài rèn luyện kĩ năng diễn đạt. Các
em viết những câu văn chuẩn xác, truyền cảm, bài viết có cảm xúc hơn.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Học sinh tỏ ra hứng thú với tiết học tự chọn.
- Học sinh có sự chuẩn bị bài môn Ngữ Văn tốt hơn, các giờ học Văn trên lớp
các em chủ động tiếp thu kiến thức.
- Các em có ý thức đọc các văn bản văn học và có sự quan tâm đến những sự
việc, sự kiện đang diễn ra trong đời sống xã hội.
- Kĩ năng làm văn nghị luận của học sinh tiến bộ khá rõ rệt, các em rèn luyện
được phương pháp tư duy, tính chủ động trong giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra.
Khi gặp bất kì một dạng đề nào thì tâm lí các em cũng cảm thấy tự tin, vững vàng
hơn.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
* Đối với giáo viên:
- Đổi mới cách ra đề, kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên nên chữa bài cho học sinh trong các tiết học tự chọn thật kĩ lưỡng,
trân trọng tất cả những cảm nhận, tìm tòi của các em; khuyến khích những mặt
mạnh của bài làm đồng thời phải chỉ rõ những mặt non yếu trong diễn đạt, dùng
từ, đặt câu … bằng lời nhận xét cụ thể rõ ràng.

- Trong tiết học tự chọn giáo viên nên tạo không khí trao đổi, tranh luận và
vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ học sinh.
* Đối với học sinh:
- Học với tinh thần tự giác, cầu tiến, tích cực tham gia hoạt động nhóm, chủ
động thực hành những bài tập mà giáo viên giao; có nhu cầu bộc lộ suy nghĩ cá
nhân trước tập thể.
- Đối với tác phẩm trữ tình (bài thơ, đoạn trích thơ … ) phải nắm được, hiểu
được các ý cơ bản của từng khổ thơ, đoạn thơ.
- Đối với tác phẩm tự sự (truyện ngắn, đoạn trích… ) phải tóm tắt được diễn
biến câu chuyện.
V. KẾT LUẬN

Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận giúp học sinh hình thành những quan
điểm đúng đắn về chính trị, xã hội; phát huy khả năng cảm thụ văn chương của học
sinh, hình thành năng lực tư duy và thành công trong giao tiếp. Hơn nữa, học sinh
có năng lực phân tích, tổng hợp khám phá vấn đề có sức thuyết phục trên cơ sở lí
lẽ chặt chẽ, căn cứ xác thực.
Tuy nhiên phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp của giáo viên sẽ góp
phần quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. Cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng cho rằng: “Chúng ta cần phải xem lại cách giảng dạy văn trong
trường phổ thông của chúng ta (…) phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ, suy nghĩ
bằng trí óc của mình, và diễn tả sự suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào cho tốt
nhất” (Dạy Văn là một quá trình rèn luyện toàn diện – tạp chí Nghiên cứu giáo
dục, số ra ngày 28/11/1973).
Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, người viết chỉ nêu một vài kinh nghiệm mà bản
thân tích lũy trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của
quý Thầy, Cô.
Chân thành cảm ơn!
NGƯỜI THỰC HIỆN





Nguyễn Thị Ngọc Hân











TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 1, tập 2 (NXB Giáo dục, 2008).
2. Rèn luyện kĩ năng làm văn 12 (Lương Duy Cán, NXB GD, 2008).
3. Hướng dẫn giải các kiểu, dạng đề thi quốc gia môn Ngữ Văn (Nguyễn Trọng
Khánh, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2009).
4. Phân loại và hướng dẫn giải đề thi Đại học, Cao đằng môn Ngữ Văn (Triệu
Thị Huệ, NXB GD Việt Nam, 2010).
5. Bộ đề thi tự luận Ngữ Văn (PGS. TS. Lê Nguyên Cẩn, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội, 2010).
6. Rèn kĩ năng Tập Làm Văn 11 (Lê Huy – Ngô Thanh Tùng, NXB Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2007).

7. Cẩm nang ôn luyện môn Văn (Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) – NXB ĐH
QG Hà Nội, 2001).

8. Thực hiện chương trình dạy học tự chọn môn Ngữ Văn (Bùi Minh Tuấn –
trang điện tử “dantri.com.vn”).
9. Một số đề thi tham khảo trên các trang internet.




SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị: THPT Nguyễn HữuCảnh


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Biên Hòa, ngày 30 tháng 3 năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011- 2012
–––––––––––––––––
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN
TRONG CÁC TIẾT DẠY TỰ CHỌN NGỮ VĂN LỚP 12
Họ và tên: NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN Chức vụ: giáo viên.
Đơn vị: THPT Nguyễn Hữu Cảnh.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ Văn 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG



Nguyễn Thị Mai Lan Phan Quang Vinh

×