Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn rèn luyện kĩ năng viết văn tả cảnh cho HS lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 18 trang )

Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

MỤC LỤC
I/Lý do chọn đề tài:
1. Đặt vấn đề
2. Mục đích đề tài
3. Lịch sử đề tài
4. Phạm vi đề tài
II/ Nội dung cơng việc đã làm:
1. Thực trạng đề tài
2. Nội dung cần giải quyết
3. Biện pháp giải quyết
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng
III/ Kết luận:
1. Tóm lược giải pháp
2. Phạm vi đối tượng áp dụng
3. Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện( nếu có)
IV/ Phụ lục: (nếu có)
1.Bảng thống kê số liệu, phiếu khảo sát, biên bản tọa đàm, hội nghị,
hội thảo khoa học( nếu có)
2. Tư liệu tham khảo( tên tư liệu, tên tác giả, tên nhà xuất bản,năm
xuất bản)
3. Các sản phẩm đã làm phục vụ việc thực hiện đề tài( ĐDDH tự
làm…)
4. Bảng phân cơng cụ thể( nếu là loại đề tài làm tập thể)

1


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5


I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/ Đặt vấn đề
Phân mơn Tập làm văn có tính chất thực hành tổng hợp. Nó rèn luyện
cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản nói và viết từ lớp 1 đến lớp 12 và
cao hơn nữa. Phân mơn Tập làm văn góp phần hiện thực hố mục tiêu của
việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời
sống, sinh hoạt, trong q trình lĩnh hội các tri thức khoa học.
Học tiếng Việt là rèn luyện bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó
kĩ năng viết rất quan trọng. Ngay từ ở lớp 1 học sinh đã học viết. Viết gồm
hai kĩ năng: Đó là kĩ năng viết chữ và kĩ năng tạo lập văn bản. Học sinh ln
phải viết để làm bài tập, làm bài thi, làm luận văn sau này…
Học tập làm văn giúp cho học sinh biết tạo lập văn bản cả dạng nói và
dạng viết. Muốn viết văn hay, đúng phong cách, học sinh phải vận dụng kiến
thức tổng hợp của các phân mơn Tiếng Việt: học cách dùng từ đặt câu và cảm
thụ từ các văn bản đọc; biết cách viết các loại câu; biết viết chữ đẹp, đúng quy
cách, đúng chính tả; biết cách trình bày văn bản…
Trong thực tế, các tiết dạy tập làm văn có nhiều đổi mới tích cực. Thầy
và trò quan tâm rèn luyện cả hai kĩ năng làm văn nói và viết. Nhưng vì khả
năng quan sát thu thập thơng tin, cách sử dụng từ ngữ để nói và viết còn hạn
chế nên hiệu quả của tiết dạy tập làm văn chưa cao. Là một giáo viên trực
tiếp dạy ở lớp 5, tơi nhận thấy nhất thiết phải có những hình thức, phương
pháp mới phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy ở lớp 5 nói chung và
phân mơn tập làm văn nói riêng. Chính vì vậy tơi mạnh dạn quyết định chọn
đề tài này, hy vọng có một bước cải tiến mới, sáng tạo mới để giúp học sinh
lớp 5 học tốt phân mơn Tập làm văn thể loại tả cảnh.
2. Mục đích chọn đề tài:
Với mong muốn cố gắng tìm tòi, đề ra một số phương pháp và hình
thức tổ chức lớp học trong tiết dạy tập làm văn ở lớp 5 thể loại tả cảnh nhằm
nâng cao hiệu quả của mỗi tiết dạy.
Từ những tìm tòi trên, đề tài hy vọng giúp học sinh tiểu học nói chung

và học sinh lớp 5 nói riêng u thích học phân mơn tập làm văn và có ý thức
tích cực học tập rèn luyện kĩ năng viết văn tả cảnh cho HS lớp 5.
3. Lịch sử đề tài:
Bản thân đã nghiên cứu và áp dụng đề tài trong năm học 2015-2016
này tại trường Tiểu học Phước Vân đã mang lại hiệu quả cao.
4.Phạm vi đề tài:
Trong năm học này, tơi tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để nhằm rèn kỹ
năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 với đối tượng là học sinh lớp Năm/1
trường tiểu học Phước Vân.
2


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

II/ NỘI DUNG CƠNG VIỆC LÀM:
1. Thực trạng đề tài
Kiến thức và kĩ năng về tập làm văn của học sinh còn khó khăn, chậm,
các em chưa tự tin, chưa mạnh dạn, chưa có hứng thú học, nói chưa tự nhiên,
nói như đọc, viết khơng mạch lạc thiếu cảm xúc. Học sinh làm bài thường
theo một cơng thức nhất định, có sẵn mà khơng sáng tạo.
Ví dụ:
-Tả mẹ: Các học sinh trong lớp phần lớn đều có bài văn tả mẹ gần
giống nhau.
-Tả con mèo: cũng chung chung, theo khn mẫu như: mắt sáng, lơng
mượt, đi dài, biết bắt chuột…
Học sinh và cả giáo viên đơi khi chưa quan tâm đến quan sát vật thật,
cảnh thật để phát hiện ra những cái mới về thế giới xung quanh ta.
Học sinh còn hạn chế khi vận dụng kiến thức từ bài đọc, câu chuyện
kể…để làm văn. Bài làm của học sinh chưa thiết thực với đời sống thực tế
của xã hội.

Đối với kiểu bài tả cảnh, bài làm của học sinh còn hạn chế cả về nội
dung và hình thức. Vốn kiến thức đời sống và văn học của các em còn nghèo
nàn. Các em chưa u thích mơn văn. Một số em làm bài còn cẩu thả, sai
chính tả, chưa biết cách tách các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn,
viết đoạn văn chưa hay. Cách diễn đạt còn vụng về, lúng túng, lặp lại ý, bài
viết khơ khan, khơng rõ ràng mạch lạc…
Ngun nhân: một số em lười học, ham chơi, khơng chịu đọc sách,
chưa biết vận dụng kiến thức của các phân mơn khác (luyện từ và câu, tập
đọc, kể chuyện…) để viết một bài văn cụ thể. Khi làm bài học sinh còn dùng
từ địa phương, viết sai ngữ pháp. Có em lại chép cả bài văn mẫu một cách
máy móc.
Về phía giáo viên, hầu hết các tiết trả bài viết, các tiết thực hành, giáo
viên chỉ nhận xét ưu, khuyết điểm chung chung. Khi chấm bài chưa phê rõ lỗi
cụ thể và cách sửa cho từng học sinh. Sau tiết trả bài, học sinh khơng được
viết lại bài cho hay hơn và khắc phục các lỗi mà giáo viên đã phê. Tiết trả bài
nhìn chung chỉ trả bài và nhận xét chung chung vào bài của các em vì thế
chưa đạt được mục đích u cầu của tiết dạy…
Cách ra đề văn hiện nay đã có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên còn
chung chung và đơn điệu, chưa phù hợp thực tế sinh động của từng địa
phương.

3


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Tiết học tập làm văn còn nhàm chán, các giáo viên ít chọn để thao
giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi… chính vì giáo viên chưa tự tin, chưa chịu
khó đầu tư thời gian, cơng sức và trí tuệ cho từng tiết dạy tập làm văn cụ thể.
• Thống kê chất lượng mơn Tập làm văn đầu năm

Thời gian

Sĩ số

Đầu năm

34

Bài viết đảm bảo bố cục,
câu văn gãy gọn, sử dụng
hình ảnh so sánh, từ ngữ
hay, ít mắc lỗi chính tả,


Bài viết chưa đảm
bảo bố cục, câu
văn còn lủng
củng, hay mắc lỗi
chính tả

15(44%)

19 ( 56%)

2. Nội dung cần giải quyết:
-GV cần nắm vị trí nhiệm vụ của phân mơn tập làm văn thể loại tả
cảnh.
- Các kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.
- Mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc
thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.

- Đổi mới phương pháp dạy tập làm văn lớp 5 nói chung và kiểu bài tả
cảnh nói riêng
3. Biện pháp giải quyết:
Mỗi tiết học tập làm văn phải là một tiết thực hành, cần giảm sự giảng
giải của giáo viên để tăng thời gian cho sự luyện tập của học sinh. Tuy nhiên,
phần lí thuyết của từng kiểu bài cần được truyền đạt chính xác, đầy đủ để soi
sáng cho học sinh trong q trình thực hành. Giáo viên phải giúp cho học sinh
viết bài văn giàu cảm xúc, tạo nên “cái hồn”, chất văn của bài làm. Ln ni
dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc
động và ln hướng tới cái thiện. Giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh
thái độ giả tạo, giả dối, hoặc biểu hiện bài làm theo cách sao chép ngun văn
bài mẫu. Kết quả cuối cùng của việc dạy tập làm văn là hiệu quả của những
bài văn. Bài văn hay là bài văn đạt tốt các u cầu về nội dung, nghệ thuật và
giàu cảm xúc. Vậy, trong mỗi giờ tập làm văn, giáo viên cần thực hiện tốt các
u cầu này. Ở lớp 5, để viết bài tập làm văn, học sinh thường trải qua các
khâu cơ bản là: Lập dàn ý, trao đổi ý, lời văn qua tiết luyện tập (tập làm văn
miệng), làm văn viết, rồi được học tập, rút kinh nghiệm qua giờ trả bài. Trong
các tiết học này, giáo viên và học sinh sẽ lần lượt giải quyết các u cầu trên.
3.1/ Tập làm văn là phân mơn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về
tiếng Việt do các phân mơn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần
hồn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải
hồn thiện cả bốn kĩ năng, nghe, nói, đọc, viết phải vận dụng các kiến thức về
4


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Tiếng Việt. Trong q trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được
hồn thiện và nâng cao dần.
Phân mơn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn

bản (nói, viết). Nhờ vậy Tiếng Việt khơng chỉ là một hệ thống cấu trúc được
xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân mơn mà trở thành cơng cụ sinh
động trong q trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân mơn tập
làm văn đã góp phần hiện thực hố mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy
và học Tiếng Việt, là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh
hoạt, trong q trình lĩnh hội các tri thức khoa học…
Sản phẩm của phân mơn tập làm văn là các bài văn viết hoặc nói theo
các kiểu bài do chương trình quy định. Để làm được các bài văn này, học sinh
phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngồi các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng
Việt, kĩ năng dùng từ, đặt câu. Đó là các kĩ năng phân tích đề, tìm ý và lựa
chọn ý, kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn… các kĩ năng này khơng
được phân vào trong tiếng Việt rèn luyện và phát triển ngồi phân mơn tập
làm văn. Cho nên có thể nói nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu của phân mơn tập
làm văn là giúp học sinh sau một q trình luyện tập lâu dài và có ý thức, dần
dần nắm được cách viết các bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau do
chương trình quy định.
Thực hiện nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản ở dạng nói hay
viết, phân mơn tập làm văn đồng thời góp phần cùng các mơn học khác rèn
luyện tư duy, phát triển ngơn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh. Phân
mơn tập làm văn ở tiểu học còn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng; từ óc
quan sát tới trí tưởng tượng từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được
tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nên
nhân vật, xây dựng cốt truyện. Khả năng tư duy lơgic của học sinh cũng được
phát triển trong các q trình học các kiểu bài có phong cách nghệ thuật, việc
phân tích đề, lập dàn ý… giúp cho khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại,
lựa chọn… của học sinh được rèn luyện trở nên sắc bén hơn. Đồng thời giúp
học sinh phát triển vốn động từ, tính từ, tập vận dụng các biện pháp tu từ, so
sánh, nhân hố, hốn dụ…Từ đó tâm hồn và nhân cách của các em được hình
thành và phát triển.
Nếu như tả người, tả cây cối, con vật, đồ vật, giáo viên có thể hình

thành cho các em trình tự tả để ghi nhớ thì tả cảnh lại là điều hết sức khó. Vì
mỗi cảnh khác nhau, cảm nhận và cách quan sát của mỗi người cũng khác
nhau. Do đó, để học sinh nắm trình tự thể loại này chỉ có thể nêu cho các em
cách tả chung theo thứ tự khơng gian từ xa đến gần, từ gần ra xa, từ cao
xuống thấp hay từ thấp lên cao…
Ví dụ: Đề bài: “ Tả quang cảnh trường em trước buổi học” thì tả từ
trong trường ra đến cổng trường… Với thể loại văn tả cảnh, các em thường dễ
nhầm lẫn vào tường thuật như với đề “Tả một cảnh đẹp mà em có dịp tham
5


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

quan”, học sinh thường kể lại đi với ai, bằng xe gì, dọc đường ăn sáng ở đâu,
đến nơi mướn phòng thế nào… mà khơng diễn đạt được cảnh đẹp mình được
ngắm. Vì vậy, cần nhấn mạnh cho các em rõ tả cảnh là “vẽ lại hình ảnh bằng
lời văn”. Qua bài văn, người đọc có thể tưởng tượng ra cảnh đó như một bức
tranh hay một ảnh chụp trước mắt.
3.2/Phân mơn tập làm văn bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng đã được
các phân mơn khác hình thành và phát triển. Nó còn hình thành và phát triển
một hệ thống các kĩ năng riêng và hệ thống kĩ năng này phải gắn liền với q
trình sản sinh văn bản. Chính trình độ thành thục của các kĩ năng sản sinh văn
bản đã góp phần quan trọng quyết định chất lượng các bài văn viết và nói.
Như chúng ta đã biết, việc thực hiện một văn bản thường có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn định hướng.
- Giai đoạn lập chương trình.
- Giai đoạn thực hiện hố chương trình.
- Giai đoạn kiểm tra văn bản mới hồn thành. Mỗi giai đoạn trên đòi
hỏi một số kĩ năng tương ứng. Có thể thấy các nhóm kĩ năng tương ứng như
sau:

+ Nhóm kĩ năng chuẩn bị cho việc sinh sản văn bản bao gồm:
- Kĩ năng phân tích đề bài.
- Kĩ năng tìm ý và lựa chọn ý.
- Kĩ năng xây dựng dàn ý.
+ Nhóm kĩ năng viết văn bản bao gồm:
- Các kĩ năng dùng từ, đặt câu.
- Các kĩ năng viết đoạn văn, liên kết đoạn thành bài.
Trong 4 kĩ năng trên thì 2 kĩ năng sau chủ yếu của phân mơn tập làm
văn, còn 2 kĩ năng trước là sự thừa hưởng kết quả của các phân mơn khác.
+ Nhóm kĩ năng kiểm tra kết quả bao gồm:
- Các kĩ năng phát hiện lỗi .
- Các kĩ năng sửa chữa lỗi.
Các kĩ năng sản sinh văn bản thường gắn với thao tác tư duy nên khó
kiểm sốt, khó hướng dẫn rèn luyện, khó đánh giá hơn. Biện pháp hữu hiệu là
tìm cách xác định sản phẩm của từng thao tác, từ đó nhận xét uốn nắn để học
sinh có thể học được các thao tác đúng, rèn được các kĩ năng.
Nhiều kĩ năng sản sinh văn bản có quan hệ với đặc điểm phong cách
bài văn, chịu ảnh hưởng của vốn hiểu biết và vốn sống của học sinh. Ở đây kĩ
năng và kiến thức gắn với nhau rất chặt chẽ, hồ quyện vào nhau.
6


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Người giáo viên muốn dạy tốt phân mơn tập làm văn khơng những cần
quan tâm rèn luyện các kĩ năng làm bài mà còn cần quan tâm đến việc bồi
dưỡng tâm hồn, cảm xúc, mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống cho
các em. Chỉ có như vậy các kĩ năng mới có nội dung phong phú và việc làm
mới thuận lợi, đạt hiệu quả cao.
+ Phân mơn tập làm văn sử dụng tồn bộ các kĩ năng hình thành và

phát triển do nhiều phân mơn khác của mơn Tiếng Việt đảm nhiệm: kĩ năng
viết chữ, kĩ năng viết chính tả, kĩ năng đọc, nghe, nói…
+ Phân mơn TLV còn sử dụng kiến thức và kĩ năng của nhiều mơn học
khác như các hiểu biết về tự nhiên, xã hội, đạo đức, hát vẽ…
+ Phân mơn TLV huy động tồn bộ vốn sống của học sinh có liên quan
đến đề bài…
+ Mỗi bài văn là một sản phẩm khơng lặp lại của từng học sinh trước
đề bài.
+ Dạy tập làm văn là dạy các em tập suy nghĩ riêng, tập sáng tạo, tập
thể hiện trung thực con người mình.
Các bài học làm văn miêu tả và biên bản đều có cấu tạo gồm 3 phần:
nhận xét, ghi nhớ, luyện tập. Chức năng của mỗi phần cũng giống như chức
năng các phần tương tự ở phân mơn Luyện từ và câu.
- Hướng dẫn thực hành:
Các bài hướng dẫn thực hành thường gồm 2- 3 bài tập nhỏ hoặc một đề
bài tập làm văn kèm theo gợi ý luyện tập theo hai hình thức nói và viết.
3.3/ Mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc
thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Trong chương trình tiểu học mới, các bài làm văn gắn với chủ điểm của
đơn vị học. Q trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết
đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ
điểm đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện,
miêu tả, biên bản… góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân
loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận
dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả cảnh và người.
Học các tiết tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp
của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích
đề tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ được
định hướng trong các đề bài. Các bài luyện tập làm báo cáo thống kê, làm
đơn, làm biên bản, lập chương trình hoạt động… cũng tạo cơ hội cho học sinh

thể hiện mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình cảm u
mến, gắn bó với thiên nhiên, con người và việc xung quanh của trẻ nảy nở,
7


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng
góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
3.4/ Đổi mới phương pháp dạy tập làm văn lớp 5 nói chung và kiểu bài
tả cảnh nói riêng
Nội dung dạy học:
Trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm văn.
Kiểu bài tập làm văn tả cảnh có 18 tiết, nhiều nhất so với các kiểu bài
khác ở lớp 5. Nó bao gồm các loại bài lý thuyết, thực hành. Nó rèn luyện cho
học sinh các kỹ năng viết các phần mở bài ,thân bài , kết bài và kỹ năng viết
các đoạn văn.
Để hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành,
giáo viên áp dụng các biện pháp sau:
a) Giúp học sinh nắm vững u cầu của bài tập
- Cho học sinh đọc thầm rồi trình bày lại u cầu của bài tập.
- Giáo viên giải thích thêm cho rõ u cầu bài tập.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để học
sinh nắm được u cầu của bài tập đó.
b) Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập
- Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, nhóm để thực
hiện bài tập.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác
nhau.
- Trao đổi, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức cho học sinh góp ý cho

nhau, đánh giá nhau trong q trình làm bài.
- Sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh.
Muốn làm tốt một bài tập làm văn, học sinh phải học và hiểu đầy đủ về
phương pháp làm bài, đồng thời thực hành nhiều lần.
Cụ thể các bước của q trình một bài tập làm văn viết là:
 Tìm hiểu đề bài:
Trước hết, cần tìm hiểu đề bài để xác định rõ thể loại bài (miêu tả hay
kể chuyện,…), kiểu bài như tả cảnh hay tả đồ vật hoặc tả người,…và trọng
tâm của bài (phần nào là chủ yếu cần nói rõ). Việc tìm hiểu đề bài cần được
coi trọng để xác định đúng u cầu của đề bài, tránh lạc đề.
 Lập dàn ý (kết hợp với việc tìm ý)

8


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Dàn ý được lập trên cơ sở tìm được những ý đúng với đề tài và trọng
tâm bài. Muốn việc tìm ý đạt u cầu tốt ta phải căn cứ vào thực tế quan sát
hoặc hiểu biết đối tượng, căn cứ vào hiểu biết của mình qua thực tiễn sống…
Tìm được nhiều ý là tốt, nhưng cần phải lựa chọn ý tiêu biểu để bài làm
hướng đúng trọng tâm, tránh được sự rườm rà. Việc tìm ý, chọn ý gắn với lập
dàn ý và cả hai cơng việc này bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Cùng với việc lập dàn
ý, ta có thể bổ sung những ý khác mà trước đó chưa tìm ra hoặc loại bỏ một
vài ý chưa cần, chưa sát trọng tâm của bài…
Lập dàn ý là u cầu cần thiết nhất phải có. Một dàn ý rõ ràng, cụ thể,
hợp lí sẽ góp phần vào kết quả bài làm văn của học sinh.
Và dàn bài của một bài tập làm văn thường có ba phần:
- Mở bài.
- Thân bài.

- Kết bài.
 Viết thành bài hồn chỉnh
Đây là khâu rất quan trọng trong q trình làm văn. Trên cơ sở dàn ý
vừa lập, học sinh viết thành câu, thành đoạn, thành bài viết hồn chỉnh. Lời
văn diễn đạt phải rõ ràng, rành mạch, trong sáng, đúng ngữ pháp; diễn đạt có
hình ảnh, linh hoạt, sinh động và có cảm xúc. Cần tránh lối đạt câu sai ngữ
pháp, lộn xộn,…. Nội dung đúng, lời văn trong sáng và cảm xúc chân thực sẽ
tạo nên chất lượng tốt của bài văn.
Chính vì vậy mà rất nhiều học sinh ln dành thời gian thích đáng để
viết nháp hoặc chuẩn bị chu đáo trước khi viết bài chính thức. Và đó là một
việc làm tốt cần phát huy (tất nhiên chỉ có thể viết nháp trong một khoảng
thời gian cho phép hoặc đọc dò lại bài chuẩn bị trước để việc làm bài hồn
chỉnh đảm bảo đúng thời gian quy định).
 Đọc sốt lại bài làm
Để tránh những sơ suất trong việc dùng từ và đặt câu, đồng thời để
tránh những lỗi chính tả, học sinh cần đọc lại bài viết của mình để sửa chữa
những chỗ sai, xóa bỏ những chữ thừa hoặc bổ sung những từ ngữ do vơ tình
đã bị thiếu khi viết. Việc làm này là cần thiết để “tu chỉnh” cho bài văn đạt
kết quả tốt hơn.
b) Đối với loại bài thực hành:
- Giới thiệu bài
- Hướng dẫn thực hành
- Củng cố, dặn dò

9


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Văn miêu tả là loại văn thể hiện sự vật, sự việc, con người, cảnh

vật… một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có trong đời sống. Đây là loại
văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá thẩm mỹ của người
viết với đối tượng miêu tả.
Đặc điểm chung của văn miêu tả:
Văn miêu tả là một loại văn mang tính thơng báo thẩm mỹ, chứa đựng
tình cảm của người viết.
Văn miêu tả có tính sinh động và tính tạo hình.
Ngơn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh.
Văn tả cảnh là một kiểu bài của loại văn miêu tả. Giáo viên cần phân
biệt cho học sinh thấy rõ sự khác nhau giữa văn tả cảnh và tả cảnh sinh hoạt.
Chương trình và sách giáo khoa lớp 5 mới chỉ có kiểu bài tả cảnh. Cảnh ở đây
là quang cảnh thiên nhiên bao gồm trời, mây, cây cỏ, nắng, gió, sơng biển,
núi non… Cảnh nhân tạo bao gồm: ngơi nhà, ngơi trường, vườn hoa, cánh
đồng, khu phố…
Đối tượng của văn tả cảnh thơng thường là những danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, làng mạc, con đường, trường học… Đó là những cảnh
vật gây ấn tượng và để lại nhiều kỷ niệm cho người viết.
Nội dung miêu tả:
Đó là những nét tiêu biểu nhất của cảnh, nét làm cho nó khác với
những cảnh vật khác.
. Khi miêu tả cần chú ý tả khơng gian, thời gian tạo nền chung cho
cảnh vật cần miêu tả. Khi miêu tả cảnh cần kết hợp cả tả người và vật trong
cảnh. Như vậy cảnh vật mới ấm áp, đượm tình người, có sức sống. Khi tả cần
lồng vào cảm xúc của người viết, kèm theo lời bình, nhận xét về cảnh.
. Ngơn ngữ miêu tả:
Bài văn tả cảnh thường sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc, hình khối, đường
nét… tạo cho cảnh vật hiện lên rực rỡ, cụ thể, sinh động hơn, đượm màu sắc
của cuộc sống. Kiểu bài này thường sử dụng các câu có chứa các bộ phận
trạng ngữ chỉ địa điểm.
a) Phương pháp làm bài văn tả cảnh:

Xác định mục đích bài tả cảnh .
Ví dụ : Tả ngơi trường của em .
. Bài tả cảnh gì?
. Bài tả cảnh cho ai đọc?
. Bài tả cảnh nhằm mục đích gì?
10


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Tìm ý:
. Quan sát: Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách quan sát và chọn
lọc những chi tiết quan sát được. Khi quan sát cần chú ý:
+ Nhìn cảnh vật theo quan niệm thẩm mỹ, đạo đức và tâm trạng của
mình.
+ Phải quan sát tỉ mỉ nhiều lần, mài sắc các giác quan.
+ Vị trí của người quan sát ảnh hưởng đến kết quả quan sát và kết quả
của bài tả.
. Sau khi quan sát, học sinh phải biết hồi tưởng và tưởng tượng tồn bộ
cảnh vật đã quan sát.
- Lập dàn ý.
*Mở bài : Giới thiệu bao quát
+Trường Tiểu học ..........
+Ngơi trường khang trang nằm ở ấp ......xã ......
*Thân bài : Tả từng phần của trường
Nhìn từ xa ngơi trường như thế nào .
Tường được sơn màu ra sao.
Cởng trường ....
Sân trường ...
Lớp học

Phòng Đợi
Thư viện
Vườn trường
*Kết bài : Tình cảm của em đới với ngơi trường .
-Viết bài văn:
. Chọn vị trí miêu tả và viết các đoạn tả cảnh theo dàn ý.
. Viết đoạn mở đầu và kết thúc (viết nháp).
. Viết cả bài văn và kiểm tra lại.
Ví dụ 1: Đề bài: “Vui nhất và ấn tượng nhất trong đời học sinh là cảnh
nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi. Em hãy viết một bài văn tả lại
cảnh ấy”.
Phần thân bài gốm các ý:
a/ Vài nét bao qt về cảnh sân trường lúc giờ chơi.
11


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

b/ Hoạt động cụ thể của học sinh ở sân trường trong giờ ra chơi.
c/ Khung cảnh sân trường lúc tín hiệu báo giờ ra chơi kết thúc.
Khi học sinh nêu được những phần chính này, tơi u cầu các em trả
lời câu hỏi: “Để tả rõ và đúng trọng tâm, em cần xác định đúng những gì?”
Học sinh nêu được cảnh thứ hai. Sau đó, tơi cho các em phát triển ý trong mỗi
phần(chú ý là phần trọng tâm):
GV hỏi: Từ trong lớp học, các bạn học sinh tỏa ra sân trường thế nào?
Cảnh sân trường lúc này có gì nổi bật về âm thanh, màu sắc, sự hoạt động?
Nhóm hoạt động sơi nổi nhất là nhóm nào? Họ chơi những trò chơi gì?
Các bạn trong nhóm hoạt động thế nào?...
Học sinh nêu ý rất đa dạng, tơi cho học sinh phát biểu tự nhiên rồi chốt
lại:

+ Sân trường rộn rã tiếng nói cười, … Những bộ đồ đồng phục áo trắng
quần tây đen nổi bật trên sân trường, trơng xa như một đàn cò trắng đang tìm
mồi.
Những hoạt động có nhiều học sinh tham gia với khơng khí sơi nơi,
thích thú, ví dụ: đá cầu, nhảy dây, bắn bi, …
Và đây là 1 đoạn trong bài văn tả cảnh trường trong giờ ra chơi của em
Lê Kim Ngọc học sinh lớp 5/1 trường TH Phước Vân.

12


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

13


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Đề bài: Q hương em có nhiều cảnh đẹp. Hãy tả một cảnh đẹp của q
hương mà em thích nhất.

Trích bài viết của em Tuyết Phương, học sinh lớp 5/1 trường TH Phước Vân.

14


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

4/ Kết quả chuyển biến của đối tượng:
Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào việc giảng dạy phân mơn tập

làm văn, tơi thu được kết quả như sau:
+ Đa số học sinh đã mạnh dạn, hứng thú và u thích học các tiết tập
làm văn nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung.
+ Các em biết diễn đạt những suy nghĩ của mình bằng lời nói hoặc bài
văn một cách mạch lạc, rõ ràng, chất lượng mơn học được nâng lên rõ rệt.
Thời gian

Sĩ số

Bài viết đảm bảo bố cục,
câu văn gãy gọn, sử dụng
hình ảnh so sánh, từ ngữ
hay, ít mắc lỗi chính tả,…

Bài viết chưa đảm bảo
bố cục, câu văn còn
lủng củng, hay mắc
lỗi chính tả

Đầu năm

34

15(44%)

19 ( 56%)

Học kỳ I

34


23 ( 67%)

11 ( 33%)

Học kỳ II

34

30 (88%)

4 (12%)

Từ sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình
trong giờ học tập làm văn. Từ những kết quả đạt được nêu trên, tơi thấy dạy
học phân mơn tập làm văn ở lớp 5 khơng những chỉ giúp cho học sinh biết
vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, mà còn giúp các em
phát triển tư duy, có khả năng sáng tạo trong viết câu, viết đoạn văn hoặc viết
bài tập làm văn hay đạt kết quả.

15


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

C- PHẦN KẾT LUẬN
1/ Tóm lược đề tài
Tập làm văn là một mơn học mang tính tổng hợp. Nó đòi hỏi học sinh
phải vận dụng tồn bộ kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng tiếng Việt và cả tư
tưởng tình cảm của mình để làm bài. Bài làm tập làm văn là thước đo khá

chính xác năng lực học mơn tiếng Việt của học sinh.
Dạy tập làm văn phải qn triệt tính chất thực hành – thực hành tồn
diện, tổng hợp và sáng tạo. Giáo viên phải ln chú ý rèn luyện cho học sinh
kĩ năng nói, kể, thuyết minh… (tập làm văn nói) về một chủ đề, một đề tài
nào đó. Sau đó tập cho các em viết văn từ dễ đến khó: Chọn hình ảnh, từ ngữ
hay, đẹp, thích hợp để điền vào chỗ trống; viết những câu văn ngắn gọn, đúng
ngữ pháp, có các từ gợi tả, gợi cảm và đúng với u cầu chủ đề. Sau đó giáo
viên nâng dần u cầu đối với học sinh viết đoạn văn ngắn; bài văn. Ở lớp 3,
học sinh phải viết được đoạn văn từ 5 đến 10 câu. Các câu phải có quan hệ
chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. Lớp 4, 5 học sinh phải biết tạo
lập văn bản: văn bản tả cây cối, tả lồi vật, đồ vật, văn bản miêu tả người, tả
cảnh .
Dạy tập làm văn cho học sinh về các văn bản nghệ thuật hay văn bản
thơng thường, giáo viên đều phải chú ý khâu luyện tập thực hành cho học
sinh. Giáo viên phải giúp học sinh hiểu việc phải làm và cách làm, mục đích
của mỗi loại bài phục vụ cho giao tiếp trong cuộc sống thường như thế nào?
Giờ dạy – học tập làm văn chủ yếu là rèn luyện hai kỹ năng nói và viết.
Tuy nhiên muốn làm văn (tạo lập văn bản) hay, đúng thể loại, u cầu, giáo
viên phải liên hệ thường xun và kịp thời với các bài tập đọc có liên quan.
Những bài đọc ấy xem như những bài văn mẫu để học sinh tham khảo, học
hỏi, rút kinh nghiệm. Học sinh cũng phải luyện đọc để đọc bài văn của mình
cho cả lớp nghe. Một bài văn hay được đọc với 1 giọng truyền cảm đúng
phong cách thì bài văn càng hay hơn.
Học sinh lớp 5 – là học sinh cuối bậc Tiểu học, giáo viên cần lưu ý học
sinh phải sáng tạo khi viết văn, khơng nên theo một khn mẫu có sẵn; u
cầu học sinh đọc nhiều sách, làm dàn bài trước khi viết…
Giáo viên phải ln đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học để tiết tập làm văn khơng những khơng nhàm chán, khơ khan mà còn hấp
dẫn, lý thú. Vì đây là tiết học mà học sinh được bộc lộ kiến thức tiếng Việt và
bản lĩnh của mình nhiều nhất trước thầy cơ và tập thể lớp.

Đặc biệt đối với kiểu bài tập làm văn tả cảnh, giáo viên cần cho học
sinh lớp 5 hiểu rõ đây là kiểu bài tổng hợp. Trong bài tả cảnh có tả người, tả
con vật và cây cối nhưng chỉ ở mức độ vừa phải, chỉ là những nét chấm phá

16


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

để cảnh sinh động hơn. Nếu học sinh tả nhiều về hoạt động của con người
hoặc tả lan man về cây cối trong bài tả cảnh thì bài văn đó bị xa đề, lạc đề.
Khi dạy lý thuyết về tả cảnh, giáo viên phải giúp học sinh hiểu về kiểu
bài tả phong cảnh thiên nhiên này, hiểu được cấu tạo của bài văn, viết được
các đoạn mở bài, kết bài. Phần thân bài có thể viết thành 2 hoặc 3 đoạn văn.
Mỗi đoạn tả về một bộ phận hoặc một sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Học sinh có thể đặt tựa bài cho mỗi bài văn tả cảnh (Trường em, Cánh đồng
q em, Đường làng tơi…) để các em hứng thú hơn khi làm bài.
Khi dạy thực hành về văn tả cảnh, giáo viên cần hướng dẫn kỹ trước
khi học sinh làm bài. Giáo viên cũng cần chấm bài kỹ để tìm ra ưu, khuyết
điểm của mỗi em để động viên, khuyến khích hay sửa chữa kịp thời. Giáo
viên cần khuyến khích học sinh sáng tạo khi tả cảnh, vận dụng các giác quan
khi quan sát, sử dụng từ ngữ gợi hình, biểu cảm, sử dụng các biện pháp nhân
hóa, so sánh và có trí tưởng tượng phong phú… trong bài văn tả cảnh.
2/ Phạm vi đề tài:
Đề tài này tơi đã áp dụng rất thành cơng cho lớp 5/1 tơi phụ trách và có
thể áp dụng cho các lớp khối 4,5 tất cả các trường tiểu học trong tồn tỉnh.
Phước Vân, ngày 11 tháng 5 năm 2016
Người viết

Trần Thị Ngon


17


Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Lê Phương Nga - Lê A - Lê Hữu Tĩnh - Giáo trình phương pháp
dạy học Tiếng Việt tập 1, 2 - NXB ĐHSP năm 2004.
2- Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng
Việt tập 1, 2 – NXB GD.
3- Lê Phương Nga - Dạy tập đọc ở Tiểu học - NXB GD.
4- Nguyễn Trí - Trần Minh Phương - Hồng Hồ Bình - Tài liệu
tập huấn giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố triển khai
chương trình, sách giáo khoa lớp 5, mơn Tiếng Việt - NXB_GD
năm 2006.
5- Trần Thị Thìn - Những bài làm văn mẫu lớp 4, 5 – NXB GD năm
1998.
6- Lê A – Nguyễn Trí - Làm văn – NXB GD năm 2001.
7- Nguyễn Minh Thuyết – Hồng Hòa Bình – Trần Mạnh Hưởng –
Sách giáo khoa tiếng Việt 5 tập 1, 2 - NXB GD năm 2006.
8- Nguyễn Minh Thuyết – Hồng Hòa Bình – Trần Thị Hiền Lương
– Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1, 2 – NXB GD năm 2006.
9- Lê Phương Nga (chủ biên) – Đỗ Thị Tuyết Nhung – Luyện Tập
làm văn 5 – NXB Đại học sư phạm năm 2006.
10- Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) – Đỗ Việt Hùng – Nguyễn Trại
– Nguyễn Thị Hạnh – Bùi Minh Tốn – Tiếng Việt 4 tập 1, 2 –
NXB GD năm 2005.

18




×