Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

SKKN: Dạy Lí luận văn học ở lớp 10 chương trình cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 31 trang )





SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY LÍ LUẬN VĂN HỌC Ở
LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH
CƠ BẢN

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Là một giáo viên, hẳn không ai trong chúng ta không mong muốn một
ngày nào đó những lớp học sinh thân yêu gặt hái thành công trong học tập,
đặc biệt là đối với các giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường Phổ thông. Bởi lẽ,
trong một thời đại mà tất cả các môn khoa học xã hội đều đang mất dần chỗ
đứng, vì nhiều lí do có cả khách quan và chủ quan, học sinh còn ít em quan
tâm yêu thích, đó là niềm khích lệ vô cùng lớn lao cho người dạy.
Làm thế nào để học sinh đạt kết qủa cao nhất trong môn Ngữ văn? Một
câu hỏi lớn vốn là sự trở trăn của những nhà giáo dục có tâm huyết.
Có một thực tế là học sinh khi viết văn nghị luận đi tìm vẻ đẹp văn
chương của các tác phẩm cụ thể thường có thói quen gần như cố hữu là phân
tích rất sâu những vấn đề thuộc về nội dung tư tưởng mà quên đi những giá trị
nghệ thuật. Dường như, tận sâu thẳm tiềm thức của các em, vẫn tuyệt đối hóa
nội dung.
Mặt khác, qua việc điều tra một số học sinh lớp 11 về thực trạng học Lí
luận văn học ở lớp 10, chúng tôi nhận thấy phần lớn các em đã quên, thậm chí
có em không còn chút ấn tượng nào về những gì đã được học, dù rằng thời
gian học những bài này đều ở cuối năm học lớp 10. Khi có kết quả này, chúng
tôi không khỏi có những băn khoăn. Thực tế cho thấy trong các kì thi chọn
học sinh giỏi các cấp, những bài điểm tốt thường là những bài mang tính lí
luận cao. Bài viết đã phát hiện được vấn đề, cảm nhận sâu sắc, diễn đạt trôi


chảy, giàu cảm xúc. Thành quả ấy, phần lớn do các em được thâu nhận và biết
vận dụng kiến thức lí luận vào quá trình làm bài. Sự thăng hoa trong cảm xúc,
sự trưởng thành trong suy nghĩ, sự đủ đầy trong kiến thức là các tố chất quyết
định sự thành công trong bài viết của các em.
Bất cứ giáo viên nào cũng biết các điều kiện cần và đủ ấy. Thế nhưng
không phải ai ai cũng có định hướng đúng để giảng dạy hiệu quả. Nhất là đối
với các bài Lí luận văn học của chương trình lớp 10 - những bài học cung cấp
nhiều kiến thức quan trọng trong việc tiếp cận tác phẩm từ các phương diện
cấu thành của nó.
Qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy kiến thức bài Lí luận văn
học ở các khối lớp nói chung và lớp đầu cấp là vô cùng cần thiết cho môn
học, thậm chí được ví như những chiếc chìa khóa giúp học sinh mở được kho
tàng văn học vốn vô cùng đa dạng, phong phú thông qua việc mã hóa tác
phẩm văn học.
Một câu hỏi được đặt ra: Phải chăng những cuộc thi có quy mô lớn như
thi chọn học sinh giỏi quốc gia luôn là và chỉ là sân chơi trí tuệ của học sinh
trường chuyên, lớp năng khiếu, nơi các em được thầy cô đầu tư thỏa đáng,
tích cực?
Đứng trước câu hỏi mà câu trả lời đã quá rõ ràng, chúng tôi đã trăn trở,
suy nghĩ rất nhiều về một hướng đi có hiệu quả hơn trong dạy học Lí luận văn
học ở cấp học Phổ thông nói chung và các bài Lí luận văn học ở lớp 10 nói
riêng để cả giáo viên và học sinh không phải e ngại nhiều khi gặp những vấn
đề lí luận trong chương trình học. Đây chỉ là những ý kiến ban đầu của một
giáo viên còn non trẻ trong nghề, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô đồng
nghiệp để việc giảng dạy phần Lí luận văn học nói riêng và phân môn Văn
học nói chung đạt hiệu quả cao hơn.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
PHẦN 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lí luận
1.1. Lí luận văn học ở trường Đại học
- Lí luận văn học là một bộ môn chính trong khoa nghiên cứu văn học.
Lấy đối tượng chủ yếu là phương diện cấu trúc của văn học, Lí luận văn học
có nhiệm vụ rất quan trọng. Một mặt, Lí luận văn học xem xét văn học trong
sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể trong thực tiễn của con người. Ở
đây sẽ bắt gặp một số khái niệm như nguồn gốc, đối tượng, tính hiện thực,
tính chân thực của tác phẩm, tính hình tượng và các chức năng của văn
học…Mặt khác Lí luận văn học cũng xem xét tác phẩm trong cấu trúc nội tại
của nó, đó cũng là mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Xét từ
khía cạnh sinh thành, Lí luận văn học cũng nghiên cứu tiến trình của văn học.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, Lí luận văn học không đi sâu mô tả và giải
thích quá trình phát triển lịch sử của các giai đoạn, các trào lưu như văn học
sử, mà chủ yếu xem xét các phương pháp sáng tác chính yếu, những nguyên
tắc tư tưởng – nghệ thuật… Ngoài ra, Lí luận văn học còn có tính chất là
phương pháp luận nghiên cứu văn học.
- Việc giảng dạy và học tập Lí luận văn học ở trường Đại học là vô
cùng cần thiết. Nó cung cấp cho người học những vấn đề khái quát về bản
chất, chức năng cùng quy luật phát triển của văn học nói chung, tác phẩm
cũng như một số phương pháp sáng tác chính yếu. Trên cơ sở đó, người học
có thể bước đầu vận dụng được phương pháp nghiên cứu những hiện tượng
văn học, nhất là việc phân tích một tác phẩm cụ thể.
1.2. Lí luận văn học ở trường THPT
- Lí luận văn học là một bộ phận của phân môn Văn học, nhưng lại có
tầm quan trọng rất lớn đối với cả bộ môn và có quan hệ mật thiết với phân
môn Văn học. Những kiến thức Lí luận văn học sẽ giúp giáo viên trang bị cho
học sinh những công cụ và phương tiện cơ bản để từng bước hình thành năng
lực văn.
- Qua Lí luận văn học, học sinh có thể cảm thụ thẩm mỹ một cách có ý
thức từ các phương diện của tác phẩm văn học như: ngôn từ, hình ảnh, nhịp

điệu… Đó cũng là con đường khắc phục có hiệu quả hội chứng “xã hội học
dung tục” trong dạy học văn. Lí luận văn học cũng giúp học sinh nâng cao
năng lực tư duy. Đó là khả năng phát hiện vấn đề, đặt vấn đề trước một đối
tượng, một hiện tượng nào đó của đời sống hiện thực hay đời sống văn học,
khoa học. Ngoài ra, Lí luận văn học còn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực
diễn đạt.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Về chương trình Lí luận văn học ở cấp THPT
Theo phân phối chương trình môn Ngữ văn THPT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, thực hiện chuẩn hóa từ năm học 2005 – 2006, phần Lí luận văn học
của toàn cấp gồm 10 tiết, trong đó có 5 bài tất cả, được phân bổ đều từ lớp 10
– 12. Ở lớp 10 có 2 bài được dạy trong 2 tiết là: Văn bản văn học, Nội dung
và hình thức của văn bản văn học. Ở lớp 11 có 1 bài được dạy trong 4 tiết là:
Một số thể loại văn học (Thơ, truyện, kịch, văn nghị luận). Ở lớp 12 có 2 bài
được dạy trong 4 tiết là: Quá trình văn học và phong cách văn học, Giá trị văn
học và tiếp nhận văn học.
Như vậy, xét một cách khách quan, dù rằng kiến thức LLVH được đánh
giá là vô cùng quan trọng và cần thiết cho bộ môn, là “đèn chiếu sáng” cho
học sinh, nhưng lại có vị trí vô cùng khiêm tốn trong chương trình học của cả
cấp. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
2.2 Thực trạng giảng dạy Lí luận văn học của giáo viên
Nhằm tìm hiểu thực trạng dạy học Lí luận văn học trong nhà trường
THPT hiện nay, làm cơ sở thực tiễn cho chuyên đề, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát bằng hình thức phỏng vấn một số giáo viên Ngữ Văn ở nhiều trường
THPT. Bước đầu đã thu nhận được một số vấn đề sau:
Thứ nhất, bên cạnh nhiều thầy cô ý thức được tầm quan trọng của phần
Lí luận văn học của chương trình nên đã có cách giảng dạy hợp lí, hiệu quả,
thì một số giáo viên chưa thực sự chú trọng vào phần Lí luận văn học, vì một
số lí do như sau:
- Phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo dành cho bài học Lí

luận văn học quá ít, mặt khác còn bố trí bài học hoặc ở cuối học kì hoặc ở
cuối năm học. Thông thường khi học đến những bài học đó, học sinh đã hoàn
tất kì thi học kì. Vấn đề này tạo ra một chuỗi hệ quả là không thi thì không
cần phải dạy kĩ, không cần phải học kĩ.
- Ở các trường THPT không phải là trường chuyên, trường trọng điểm chất
lượng cao, xa trung tâm Tỉnh, hay các trường không có lớp ban C, mục đích
đầu tiên và cũng quan trọng nhất là làm sao học sinh thi đậu Tú tài, cao hơn
một chút là Đại học. Xuất phát từ mục đích đó giáo viên cân nhắc nên dạy vấn
đề nào sâu và vấn đề gì nên lướt. Bao giờ giáo viên cũng lựa chọn những nội
dung khó có thể đưa vào thi cử đại trà hay ít xuất hiện trong chương trình của
Bộ giáo dục và Đào tạo để dạy lướt. Do luôn được sắp xếp chương trình ở
cuối học kì, cuối năm học nên số phận của các bài học về Lí luận văn học rất
dễ nằm trong ý định đó của giáo viên.
- Còn quan niệm giờ dạy Văn học chủ yếu dạy Đọc - hiểu văn bản. Lí
thuyết văn học thuộc về lí luận cao siêu là địa phận của giáo dục Đại học. Vì
vậy, giáo viên thường chăm chút rất nhiều vào các bài học Đọc - hiểu văn
bản. Điều này góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy
nhiên sẽ toàn diện hơn nếu giáo viên một mặt bồi dưỡng xúc cảm thẩm mỹ
cho học sinh, mặt khác nâng cao nhận thức, phát huy năng lực độc lập suy
nghĩ ở học sinh bằng những thao tác tư duy khái quát, trừu tượng. Hoặc nếu
không muốn nói học sinh khi viết bài sẽ thiên về chủ nghĩa duy cảm.
Thứ hai, giáo viên vẫn chưa đầu tư thỏa đáng trong tất cả các khâu của
một giờ dạy Lí luận văn học: từ chuẩn bị, soạn giảng đến lên lớp, kiểm tra
đánh giá. Tất cả đều diễn ra tuy đúng trình tự nhưng khiên cưỡng, hời hợt.
Một điều quan trọng nữa là giáo viên cũng chưa mạnh dạn đổi mới phương
pháp giảng dạy, chẳng hạn ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy Lí luận
văn học. Vì mọi người cho rằng rất khó để ứng dụng vào bài học. Nếu có, chỉ
là cách để thay thế thao tác ghi bảng. Như vậy, vận dụng không khéo sẽ lợi
bất cập hại.
2.3. Thực trạng học Lí luận văn học của học sinh

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách phát phiếu điều tra trắc
nghiệm cho 100 học sinh 2 lớp 11A1 và 11A2 trường THPT Chuyên Lương
Thế Vinh. Đây là 2 lớp mặt bằng, học môn Ngữ Văn theo chương trình cơ
bản.
2.3.1. Khảo sát chất lượng học tập bài Lí luận văn học của học sinh
Sử dụng các câu hỏi: “Em hiểu Lí luận văn học là gì?”, “Em đã học
những bài Lí luận văn học nào ở lớp 10?” và “Theo em, thế nào là văn bản
văn học?”, chúng tôi nhận thấy chỉ có 3% số học sinh được khảo sát hiểu thấu
đáo về Lí luận văn học, 28% số học sinh được khảo sát trả lời chính xác năm
lớp 10 đã học bài Lí luận văn học nào, 17% số học sinh được khảo sát nhớ
những kiến thức Lí luận văn học đã học.
2.3.2. Nhận thức của học sinh về tri thức Lí luận văn học
Trả lời câu hỏi “Kiến thức Lí luận văn học đem lại cho em những lợi
ích gì?”, 64% số học sinh được khảo sát nắm rõ tầm quan trọng của Lí luận
văn học.
2.3.3. Thái độ và tinh thần học tập đối với bài Lí luận văn học của HS
Với câu hỏi : “Trong qúa trình học Lí luận văn học, em cảm thấy như
thế nào?”, chúng tôi nhận thấy 33% học sinh cảm thấy hứng thú, 22% học
sinh cảm thấy nhàm chán, 59% học sinh cảm thấy khó hiểu, 52% học sinh
cảm thấy mơ hồ.
2.3.4. Khảo sát khả năng vận dụng kiến thức lí luận vào bài tập thực
hành
Sử dụng câu hỏi: “Theo em, văn bản “Đại cáo bình Ngô” có phải là văn
bản văn học không? Vì sao?”, 17% học sinh được khảo sát biết dùng kiến
thức lí luận để phân tích.
Nhận xét
Qua khảo sát, điều tra, ta thấy thực trạng học Lí luận văn học ở học
sinh có một số đặc điểm như sau:
- Với sự thay đổi bảng giá trị trong xã hội hiện nay, Văn học cùng
nhiều sản phẩm tinh thần khác dường như ngày càng trở nên chông chênh,

không đủ sức chống đỡ trước những làn sóng của chủ nghĩa duy lợi. Số đông
học sinh hiện nay có thiên hướng thi vào Đại học các khối tự nhiên để sau khi
ra trường dễ kiếm việc và làm ra nhiều tiền. Với bộ phận này, môn Văn không
được các em đón nhận hào hứng. Thậm chí có học sinh không ngại ngần bày
tỏ một cách thẳng thắn với bạn bè, thầy cô rằng “thí” môn Văn để đầu tư vào
các môn thi đã chọn. Trước tình hình đó, các giờ Ngữ Văn trở nên vô vị, nhạt
nhẽo vì học sinh ngồi đó đón nhận kiến thức nhưng không có sự quan tâm,
yêu thích. Như vậy, phần Lí luận văn học cũng không thể tạo được những cú
lội ngược dòng.
- Số còn lại rất ít dự thi vào hai khối C, D thì học có tốt hơn, nhưng lại
có tư tưởng thực dụng: chỉ cần đậu Đại học. Với mục đích này, học sinh chỉ
cần nắm kiến thức trọng tâm và diễn đạt tương đối trôi chảy. Những vấn đề
đó, phần Đọc - hiểu văn bản và Làm văn có thể giải quyết được. Mặt khác,
trong các kì thi học kì, tú tài, Đại học, hiếm có đề bài thiên về lí luận. Vậy
nên, cái gì không thi thì không cần học kĩ. Xét cho cùng, số học sinh này thực
sự chưa ý thức được tầm quan trọng của phần Lí luận văn học mang lại.
- Tuy nhiên, đưa ra những thực trạng trên không phải là đổ lỗi cho hoàn
cảnh để từ đó bỏ qua luôn hoặc làm chiếu lệ những bài học khó. Bởi bên cạnh
số đông học sinh học lệch, học tủ, vẫn tồn tại khá nhiều học sinh tích cực, có
nhu cầu tiếp nhận nhiều kiến thức lí luận. Nhưng số học sinh này cũng rơi
vào hai trường hợp. Một là, học sinh ý thức được tầm quan trọng của Lí luận
văn học trong quá trình nhận thức, tư duy và diễn đạt văn chương, nhưng bản
thân lại không thể tiếp thu chúng một cách tốt nhất. Nguyên nhân do các em
hạn chế về năng lực. Vả lại, Lí luận văn học cũng không phải là những vấn đề
đơn giản. Kiến thức lí luận thường hết sức khô khan, trừu tượng và có độ khó
nhất định. Thực tế, không phải ai ai cũng có tư duy lí luận tốt.
Hai là, học sinh học cực tốt Lí luận văn học. Đối tượng này phải kể đến
học sinh các lớp năng khiếu, lớp chuyên. Ở chương trình học Nâng cao, các
em được tiếp xúc với khá nhiều kiến thức lí luận. Những kiến thức này hoặc
tồn tại ở các chuyên đề riêng biệt, hoặc rải rác ở phần Tri thức đọc hiểu. Mặt

khác, khi giảng dạy ở lớp chuyên, lớp chọn, lớp năng khiếu, giáo viên không
ai bảo ai, hết sức tập trung vào việc bồi dưỡng vào những kiến thức lí luận.
Như vậy, học sinh ở các lớp này rõ ràng có ưu thế và được cấp vốn kiến thức
dồi dào hơn rất nhiều so với học sinh theo học ban cơ bản và không chuyên.
Thêm vào đó, áp lực phải đạt giải cao trong các kì thi Olympic, học sinh giỏi
quốc gia, cũng đòi hỏi học sinh cố gắng hết sức. Đây cũng là dịp tốt nhất để
Lí luận văn học có cơ hội gia nhập vào túi khôn của học sinh, đồng thời đo
lường hiệu quả trong giảng dạy và định hướng của giáo viên.
Phân tích thực trạng dạy và học phần LLVH ở học sinh lớp 11, chúng
tôi không có ý vạch lá tìm sâu. Bởi lẽ khách quan nhìn nhận giáo viên ngày
nay đã nỗ lực rất nhiều trong sự đổi mới phương pháp dạy học. Và thực tế,
ngành giáo dục cũng đã từng bước gặt hái thành công. Việc đánh giá lại một
phần nhỏ sự thật trong giảng dạy của giáo viên để từ đó thiết lập một hướng
tiếp cận căn cơ hơn có thể phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là
điều cần thiết. Đặc biệt, nắm bắt thực trạng học Lí luận văn học ở học sinh
lớp 11 để người dạy thấy rõ hơn trọng trách của bản thân trong quá trình dạy
Lí luận văn học ở năm đầu cấp. Đó cũng là phương cách khắc phục hội chứng
xem xét văn bản văn học ở một góc độ duy nhất là nội dung tư tưởng.

PHẦN II
TỔ CHỨC MỘT GIỜ DẠY HỌC LÍ LUẬN VĂN HỌC Ở LỚP 10
Mặc dù trong chương trình lớp 10, chỉ có 2 tiết dạy về Lí luận văn học,
nhưng cũng là một thử thách lớn đối với giáo viên. Là một bộ phận của phân
môn Văn, dạy bài Lí luận văn học cũng phải nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm
vụ của phân môn Văn; tuân thủ và vận dụng những nguyên tắc, phương pháp
chung trong dạy học Văn. Tuy nhiên, bài Lí luận văn học có những đặc điểm
riêng đòi hỏi khi dạy người giáo viên phải cân nhắc. Để dạy tốt, điều cần thiết
đối với mỗi giáo viên là phải nắm được nguyên tắc dạy học Lí luận văn học
và có những biện pháp, cách thức phù hợp.
1. Những nguyên tắc cơ bản khi dạy LLVH

1.1. Đảm bảo đặc trưng phân môn trong quá trình dạy học
Trong bộ môn Văn học thì phân môn Lí luận văn học thực sự khó hơn
cả vì nó đòi hỏi người học phải có một trình độ tư duy và kiến thức nền tảng
nhất định. Đứng trước điều kiện này, cả người dạy và người học đều gặp
những thách thức.
Xét riêng về phía giáo viên, để truyền thụ những kiến thức lí luận cụ
thể, lại khá phong phú, trong sự khống chế của thời lượng, giáo viên cần đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Dù kiến thức lí luận khó, nhiều nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của nó
vẫn là cách tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học.
- Do tính chất đặc điểm là một môn lí thuyết, Lí luận văn học là những
tri thức trừu tượng, khái quát, vì vậy dạy học Lí luận văn học không thể tách
rời thành đơn vị kiến thức đơn lẻ, độc lập mà phải xuất phát từ tác gia, tác
phẩm, lịch sử văn học, qua đó cung cấp kiến thức cơ bản.
Từ những yêu cầu này, ta nhận thấy kiến thức lí luận sẽ được hình
thành từ hai nguồn: thứ nhất là từ các tiết dạy theo phân phối chương trình,
thứ hai là lời giảng giải của giáo viên qua các tiết Đọc văn. Với thực tiễn giờ
dạy Đọc văn khá rộng rãi, người giáo viên với sự thông minh, khéo léo của
mình chắc chắn sẽ có những giải pháp tốt nhất để có thể cung cấp những kiến
thức lí luận vừa đầy đủ vừa phong phú, sâu sắc.
Ở đây, cần phân biệt với nguyên tắc tích hợp. Bởi lẽ quan điểm tích
hợp được xây dựng trên cơ sở lí luận xuất phát từ đặc trưng của phân môn: Lí
luận phải gắn liền với thực tiễn.
Trong các giờ đọc văn, nếu có sự bổ sung, minh họa bằng các kiến thức
lí luận, học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận với những khái niệm vốn nằm im lặng
trong những mệnh đề: đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật… Tuy nhiên cũng
cần lưu ý tới hiện tượng về các quan điểm lí luận khác nhau, người giáo viên
phải nắm lấy những vấn đề chuẩn xác, tránh sa vào các vấn đề còn tranh cãi.
Có đặc điểm của một môn học lí thuyết, giáo viên không thể dạy Lí
luận văn học suông được mà đòi hỏi phải có sự thực hành trong đó. Đây là

nguyên tắc đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với môn học lí thuyết. Với
những bài tập mang tính sáng tạo, bắt buộc học sinh khi làm phải có kiến thức
tổng hợp sẽ là thước đo hiệu quả nhất về mức độ thành công trong quá trình
dạy và học Lí luận văn học của cả giáo viên và học sinh.
1.2. Thực hiện tích hợp linh hoạt với Đọc văn và Làm văn
Tích hợp là một xu hướng của đổi mới dạy học. Không chỉ riêng ở môn
Ngữ văn, mà ở tất cả các môn học khác, việc tích hợp phù hợp, khoa học sẽ
mang lại nhiều lợi ích lớn trong dạy và học. Vấn đề này không cần phải tranh
cãi. Xét ở phân môn Văn, với sự góp mặt của các bộ phận như: Đọc hiểu văn
bản, Văn học sử, Lí luận văn học, người giáo viên cần biết giải quyết mối
quan hệ nội tại giữa các bộ phận bằng cách tích hợp. Lấy văn bản văn học làm
trung tâm, điều quan trọng giáo viên phải làm được là định hướng cho học
sinh những con đường có thể tiếp cận với văn bản được. Nói vậy cũng có
nghĩa dạy Lí luận văn học không thể tách rời phần phân tích văn bản và
ngược lại. Thực hiện tích hợp giữa Lí luận văn học và phân tích tác phẩm một
mặt làm cho bài viết của học sinh trở nên sắc sảo hơn, hấp dẫn hơn, mặt khác
cũng tránh cho học sinh rơi vào trường hợp bị giáo viên nhận xét là bài viết sơ
sài, thiếu sự thuyết phục.
Để việc tích hợp không mang tính chất khiên cưỡng, áp đặt, bản thân
giáo viên phải có ý thức tích hợp, đồng thời phải nắm bắt thời điểm nào, chọn
nội dung gì, tích hợp ra sao, chứ không phải tích hợp một cách tùy tiện, cơ
học.
Giáo viên có thể lựa chọn cách tích hợp ngang, dọc hoặc kết hợp cả hai
cách. Tuy nhiên, khi quyết định cách tích hợp nào, giáo viên cũng cần chú ý
đến chủ đề chung giữa hai đối tượng tác phẩm và vấn đề Lí luận văn học.
Không thể tích hợp nếu hai đối tượng này không có điểm đồng quy hay tiếp
xúc với nhau.
Tích hợp ngang là sự tích hợp diễn ra thường xuyên đối với từng bài
học và nội dung tích hợp quan trọng có thể tìm thấy kết quả ngay trong tiết
học đó. Khi tiến hành tích hợp ngang, giáo viên cần xác định ý trọng tâm và

đan xen lồng ghép vấn đề lí luận. Trong trường hợp này, nếu không xác định
được vấn đề trọng tâm và lồng ghép nội dung lí luận, giáo viên sẽ rơi vào
trạng thái khoe khoang kiến thức không cần thiết. Bởi lẽ, ở mỗi tác phẩm đều
có ít hay nhiều vấn đề, trong đó không phải vấn đề nào cũng chính, cũng quan
trọng.
Tích hợp dọc là sự tích hợp thường diễn ra ở các đề bài, nhất là các
dạng đề tổng hợp, sử dụng trong thi học sinh giỏi. Với tích hợp dọc, giáo viên
phải đặt ra vấn đề lí luận trước, sau đó dùng tác phẩm văn học làm sáng tỏ các
chủ đề đó. Trong quá trình phân tích đó, có các ý cần được khái quát theo
nguyên tắc tích hợp ngang. Khi ấy ta đã có sự kết hợp hai cách thức tích hợp
cả ngang và dọc. Thường thực hiện tích hợp dọc giữa Lí luận văn học với
phân môn Làm văn.
Có một thực tế là không phải ở bất cứ bài học nào về tác phẩm cũng
lồng lí luận vào mà chỉ chọn những ý trọng tâm. Nếu tích hợp không đúng
lúc, đúng ý sẽ làm bài dạy trở nên nặng nề, thậm chí mang tính lối mòn. Thế
nhưng, điều đó cũng không có nghĩa là thỉnh thoảng mới tích hợp cho có, cho
phù hợp với sự đổi mới trong phương pháp dạy học. Ngược lại, giáo viên phải
tiến hành thường xuyên việc tích hợp này. Có như vậy, học sinh mới có thói
quen cảm nhận văn học không chỉ bằng cảm tính mà còn là nhận thức lí tính.
Những nỗ lực của giáo viên trong qúa trình dạy phải tỉ lệ thuận với sự
cố gắng của người học trong quá trình học. Có vậy, mới có thể nâng cao chất
lượng giáo dục, nhất là trong giảng dạy môn Ngữ văn. Việc nắm được nguyên
tắc trong giảng dạy phân môn sẽ phần nào giúp giáo viên vượt qua các khó
khăn, rào cản trong chuyên môn và tâm lí.
2. Những biện pháp, cách thức có thể vận dụng khi dạy bài Lí luận văn
học ở lớp 10
2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp
Để có thể tiếp thu tốt nhất kiến thức bài học mới, học sinh phải xem bài
mới ở nhà. Điều này càng trở nên thiết thực hơn khi học sinh học phần Lí luận
văn học. Bởi lẽ ở phân môn Văn, Lí luận văn học là kiến thức nền tảng, căn

bản. Mặt khác, Lí luận văn học rất trừu tượng, khó hiểu. Thời gian thực hiện
cho một đơn vị kiến thức không nhiều, chỉ có một tiết ít ỏi. Đảm bảo được
yêu cầu cần đạt về nội dung và sự hiểu biết, vận dụng của học sinh là việc khó
của giáo viên. Vì vậy trước mỗi bài học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
học bài bằng hệ thống câu hỏi hợp lí, vừa sức, khoa học và đưa danh sách bài
đọc tham khảo. Hệ thống câu hỏi giáo viên có thể lấy từ phần hướng dẫn học
bài hoặc căn cứ vào tình hình thực tiễn, đặt ra câu hỏi hoặc vấn đề thảo luận
phù hợp.
2.2. Lấy dẫn chứng tiêu biểu trong chương trình học để làm sáng rõ vấn
đề
Lí luận văn học có tính chất của một môn lí thuyết. Vì vậy để những
kiến thức đó không qúa xơ cứng và khô khan, khó hiểu, xa lạ với học sinh,
giáo viên cần đưa ví dụ vào để tiết học thêm sinh động, cuốn hút. Hãy để học
sinh tự lĩnh hội nội dung của vấn đề thông qua việc phân tích ví dụ. Giáo viên
chỉ nên định hướng, gợi dẫn.
2.3. Xác định kiến thức trọng tâm
Ở cấp Đại học, Lí luận văn học là môn học quan trọng không chỉ đối
với sinh viên ngành Ngữ văn mà cả các ngành có liên quan đến văn hóa nghệ
thuật. Môn này cũng là một trong hai môn thi tốt nghiệp. Điều này càng nói
lên tầm quan trọng của nó.
Ở cấp THPT nói chung và lớp 10 nói riêng, Lí luận văn học dù vẫn giữ
nguyên tính chất quan trọng của nó nhưng quy mô, vị trí, nội dung bị thu hẹp.
Đến nỗi, cả người dạy và học Lí luận văn học đều có chung cảm nhận đang
cưỡi ngựa xem hoa. Vấn đề lí luận đặt ra trong chương trình không phải ít
nhưng thời gian có hạn, vậy người giáo viên cần làm gì để học sinh vẫn tiếp
thu và vận dụng được vào trong bài viết của mình? Thực sự giáo viên nên tính
đến tình trạng tiếp thu không đều của học sinh, việc trình bày trên lớp các vấn
đề lí luận phải thật khúc chiết, mạch lạc, tránh rườm rà, rắc rối. Cần xác định
kiến thức trọng tâm và tập trung vào nội dung đó. Thà để hiểu học sinh hiểu
sâu, hiểu đúng một số vấn đề cơ bản còn hơn là cái gì cũng biết mà biết không

đến nơi đến chốn.
2.4. Chọn thời điểm thích hợp để dạy bài Lí luận văn học
Ngoài chuyện tích hợp thường xuyên trong các bài đọc hiểu văn bản,
giáo viên nên chủ động chọn thời điểm thích hợp để dạy các bài lí luận văn
học. Theo phân phối chương trình hiện nay, phần lớn các bài Lí luận văn học
thường ở cuối học kì và cuối năm học. Tất nhiên, cách sắp xếp vị trí này cũng
chứa đựng nhiều ẩn ý của các nhà biên soạn sách. Nhưng bên cạnh cái được,
điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lí và hiệu quả dạy, học các bài học này.
Liệu có nên chăng tổ chức cho học sinh học các bài lí luận vào những thời
điểm thích hợp hơn? Chẳng hạn, vào giữa các học kì. Lúc này, các em đã có
một vốn kiến thức cần thiết, đủ để phân tích dẫn chứng. Đồng thời, trong quá
trình vận dụng, còn những thiếu sót gì nơi tiếp nhận và vận dụng của học
sinh, giáo viên sẽ kịp thời chỉnh đốn. Theo chúng tôi, không nên để vào cuối
năm, khi mọi việc gần như đã xong xuôi. Lúc đó học sinh sẽ tiếp nhận thụ
động, uể oải vì bài học chỉ mang tính chất tổng hợp hoặc khái quát lại những
gì đã học ở đọc hiểu văn bản. Trong trường hợp đó, Lí luận văn học cũng
không thể phát huy được tính chất là công cụ hay “đèn chiếu sáng” cho học
sinh.
2.5. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
Hoạt động nhóm là một hình thức, phương pháp, biện pháp dạy học
tích cực. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra sâu sắc như
hiện nay, kĩ năng hợp tác, hoạt động nhóm đòi hỏi phải được hình thành trong
môi trường học đường. Môn Ngữ văn, trong tình hình này, không thể nằm
ngoài quy luật vận động.
Có điều ở phần Lí luận văn học, có áp dụng được hình thức hoạt động
nhóm không? Được, thậm chí rất thích hợp với các bài lí luận ở khối 10. Có
hai lí do để chọn hoạt động nhóm trong bài học này:
- Thứ nhất, xuất phát từ nguyên tắc dạy học môn lí thuyết, không thể
tách rời giữa lí thuyết và thực hành. Lí luận văn học ở lớp 10 tập trung chủ yếu
ở các tầng nghĩa, nội dung và hình thức của văn bản văn học. Vì vậy, giáo viên

cần có bài tập vận dụng bên cạnh những vấn đề lí thuyết. Việc làm bài tập có sự
vận dụng từ thấp lên cao sẽ bước đầu hình thành thói quen tốt trong tiếp cận
văn bản văn học với đầy đủ các phương diện cấu thành của nó. Tuy nhiên, dạng
bài tập vận dụng cao có độ khó nhất định, trong điều kiện thời gian hạn hẹp,
trình độ học sinh không đồng đều, giáo viên cần thiết tổ chức ngoại khóa theo
nhóm.
- Thứ hai, hoạt động nhóm là một khái niệm rộng, trong dạy học Ngữ văn,
riêng ở bài Lí luận văn học, có thể tổ chức nhiều hình thức cụ thể như: Thảo
luận theo nhóm, giải thích cắt nghĩa theo nhóm, luyện tập theo nhóm, hay ngoại
khóa theo nhóm… Các vấn đề lí luận không đơn giản, không dễ tiếp thu, việc
tạo tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết là nên làm.
Để thực sự có kết quả trong hoạt động nhóm, giáo viên cần xác định
được mục đích rõ ràng, đặt ra được tình huống có vấn đề hoặc một vấn đề trọng
tâm với độ khó cao của bài học đòi hỏi phải có sự hợp sức của một nhóm học
sinh. Đây cũng là nguyên tắc chung khi tiến hành hoạt động nhóm.
2.6. Sử dụng công nghệ thông tin
Các phương tiện giảng dạy hiện đại như overhead, projector không thể là
điều xa lạ đối với người dạy lí luận. Tuy nhiên hiện nay vẫn tồn tại một số giáo
viên hơi e ngại sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhất là đối với các
bài Lí luận văn học. Thực ra, ở một số bài học, với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin, sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều hoặc qua việc sử dụng công nghệ
thông tin, đây cũng là một thủ thuật của người giáo viên khi đối diện với vấn đề
thời gian. Các bài học về Lí luận văn học ở lớp 10 có thể sử dụng công nghệ
thông tin để trong hai tiết ngắn ngủi truyền đạt một lượng thông tin quá lớn như
hiện tại.
2.7. Hình thức kiểm tra đánh giá đa dạng, phong phú
Kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt cuối cùng của qúa trình dạy học, là
thước đo hiệu quả dạy học.
Có thể nói học để thi là tình trạng phổ biến hiện nay. Đề ra kiểu gì, học
sinh sẽ tìm cách học theo kiểu ấy. Muốn khuyến khích học sinh phát biểu theo

dòng cảm xúc thực đồng thời có cơ sở lí luận vững chắc, không có cách nào
khác phải có dạng đề tương ứng. Tất nhiên không thể đưa ra những đề bài
thuần chất lí luận, làm thế không khác đánh đố học sinh. Ra đề phù hợp là việc
làm cần thiết mà mỗi giáo viên phải nghĩ đến và có sự đầu tư cao. Theo tinh
thần đổi mới, việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất
là xem học sinh có hiểu bài hay không mà quan trọng là khả năng vận dụng lí
thuyết vào bài thực hành và qua đó giáo viên có thể phân loại được học sinh.
Muốn vậy, đề bài phải đa dạng về hình thức. Sau khi học xong bài “Văn bản
văn học”, “Nội dung và hình thức của văn bản văn học”, giáo viên có thể đưa ra
các đề bài nghị luận theo hướng mở, như đi tìm vẻ đẹp văn chương của một tác
phẩm cụ thể nào đó. Giáo viên có thể chọn những sáng tác vượt thời gian
không có trong chương trình học để kích thích óc sáng tạo, cảm nhận thẩm mỹ
của người học. Qua đó, giáo viên đo đếm mức độ thẩm thấu nghệ thuật của học
sinh. Đương nhiên là bài tập mới không được quá sức với các em.
Những biện pháp, cách thức nêu trên không phải là mới. Quan trọng là
mang lại hiệu quả cho bài dạy thì chúng ta nên sử dụng. Và có lẽ còn nhiều vấn
đề xoay quanh cách dạy tốt bài Lí luận văn học. Chúng tôi tin rằng mỗi thầy cô
trong quá trình dạy cũng sẽ có cho riêng mình những kinh nghiệm quý báu.


PHẦN 3
MỘT SỐ GỢI Ý TRONG THIẾT KẾ GIÁO ÁN, BÀI TẬP VÀ ĐỀ BÀI
VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC

1. Một số gợi ý trong thiết kế giáo án
Ở lớp 10 có một bài về văn bản văn học, được học trong 2 tiết. Mỗi tiết
là một đơn vị kiến thức. Các nội dung chính được học lần lượt là: tiêu chí
phân định, cấu trúc, nội dung, hình thức, mối quan hệ giữa nội dung và hình
thức của văn bản văn học. Giáo viên tùy vào điều kiện thực tế từng địa
phương, đặc điểm của học sinh mà lựa chọn phương pháp dạy hiệu quả. Ở

đây chúng tôi chỉ gợi ý một số vấn đề xoay quanh bài dạy như: hướng dẫn học
sinh chuẩn bị bài và đọc tài liệu, các thao tác khi lên lớp và hướng dẫn học bài
ở nhà. Sau đó, chúng tôi sẽ thiết kế một tiết học cụ thể
1.1. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh
- Nắm các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học theo quan niệm ngày
nay.
- Nắm các tầng của cấu trúc VBVH và mối quan hệ giữa các tầng đó.
- Nắm các khái niệm về nội dung, hình thức và mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức của VBVH.
- Vận dụng những hiểu biết nói trên để tìm hiểu VBVH.
1.2. Phương pháp thực hiện
1.2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
- Đọc SGK bài “Văn bản văn học”, “Nội dung và hình thức của Văn bản
văn học” và trả lời các câu hỏi phần Hướng dẫn học bài trong SGK
- Tìm đọc một số tài liệu tham khảo, như:
+ Lí luận văn học. Phương Lựu (chủ biên). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006
+ Một số tác phẩm thơ văn đã học.
1.2.2. Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu
- Đọc và ghi lại những kiến thức cần thiết liên quan đến bài học. Ở các tài
liệu Lí luận văn học, đọc tập trung vào các chương viết về:
+ Văn học - nghệ thuật ngôn từ.
+ Bạn đọc - chủ thể tiếp nhận văn học.
+ Tác phẩm như một chỉnh thể trung tâm của hoạt động văn học.
+ Đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm văn học.
- Đọc kĩ các bài “Văn bản văn học”, “Nội dung và hình thức của Văn bản
văn học” trong SGK Ngữ văn 10.
1.3. Lên lớp
- Có thể kết hợp nhiều biện pháp, cách thức như đã nêu ở mục 2, phần II.
Tuy nhiên, ở mỗi tiết học, tùy theo kiến thức mà quyết định biện pháp, cách

thức phù hợp.
- Khi dạy, giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của
học sinh.
1.4. Thiết kế giáo án cụ thể
Tiết 1: Văn bản văn học
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được các tiêu chí chủ yếu của một VBVH theo quan niệm ngày
nay
- Nắm được cấu trúc của VBVH với tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa
- Vận dụng những hiểu biết nói trên để tìm hiểu tác phẩm văn học.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Các tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học
- Cấu trúc của VBVH với các tầng: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa
2. Kĩ năng
- Phân tích TPVH theo đặc trưng thể loại
- Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu
C. Nội dung lên lớp
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Ho
ạt động 1:

Tìm hi
ểu các
tiêu chí
của VBVH
GV cho HS quan sát một vài văn bản
sau
VB1: Bài ca dao “Thân em…tay ai”
VB2: Truyện An Dương Vương và

Mị Châu – Trọng Thủy.
VB3: Chiến thắng Mtao Mxây
GV hỏi: Các VB trên phản ánh
những vấn đề nào? Em có nhận xét
gì về những vấn đề đó? Để thể hiện
những vấn đề trên, yếu tố hình thức
nào quyết định? Dù các VB đều
được xây dựng bằng yếu tố ngôn từ
nhưng giữa các VB vẫn có sự khác
nhau như thế nào?
HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV
nhận xét, định hướng, trên cơ sở đó
GV chốt lại các tiêu chí chủ yếu của
VBVH.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc
VBVH
GV cho HS xét VD sau
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
( Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
GV hỏi: Để hiểu VB trên, em sẽ chú
I. Tiêu chí ch
ủ yếu của văn bản văn
học
Ngày nay một văn bản được coi là
VBVH khi:
- Phản ánh và khám phá cuộc sống,
bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thỏa

mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người.
- Ngôn từ có nhiều tìm tòi sáng tạo,
có tính hình tượng, có hàm nghĩa sâu
sắc.
- Được viết theo một thể loại nhất
định với những quy ước thẩm mỹ
riêng: truyện, thơ, kịch






II. Cấu trúc của văn bản văn học
1. Tầng ngôn từ- Từ ngữ âm đến
ngữ nghĩa
- Tìm hiểu tầng ngôn từ là tìm hiểu về
cả ngữ âm và ngữ nghĩa.
- Tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần
phải vượt qua để đi vào chiều sâu của
văn bản.
2. Tầng hình tượng
- Hình tượng được sáng tạo trong văn
ý những từ ngữ chủ chốt nào?
Trong VB trên, tác giả đã dùng
những hình ảnh nào cùng những
tính chất ra sao để nói lên ý của
mình? Em có nhận xét gì về hình
tượng đó? Kết hợp hình tượng cùng
những từ ngữ chủ chốt, em hiểu gì

về tâm sự của nhà thơ?
HS làm việc theo nhóm. Sau đó cử
đại diện trình bày. GV nhận xét, định
hướng và đưa ra các kết luận quan
trọng về các tầng nghĩa của cấu trúc
VBVH.
Hoạt động 3: Nhận biết quá trình văn
bản trở thành TPVH
GV hỏi: Khi nào một VB trở thành
VBVH?
HS thảo luận theo nhóm
GV nhận xét và định hướng




Hoạt động 4: Kiểm tra và đánh giá
Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận.
Nhóm 1 làm bài tập 1/trang 121 SGK,
nhóm 2 làm bài tập 3/trang 123 SGK.
Sau đó lần lượt các nhóm trình bày.
GV nhận xét và chốt ý.

bản nhờ những chi tiết, cốt truyện,
nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng
- Qua hình tượng, tác giả gửi gắm
tình ý với cuộc đời.
3. Tầng hàm nghĩa
- Hàm nghĩa là ý nghĩa ẩn kín, ý
nghĩa tiềm tàng

- Có tìm ra hàm nghĩa mới hiểu ý tình
sâu sắc của nhà văn.
III. Từ văn bản đến tác phẩm văn
học
- Nhà văn sáng tác ra VBVH nhưng
ban đầu nó chỉ là một tập giấy có chữ,
chưa có sự tác động đến xã hội
- Chỉ khi đến với người đọc, các giá
trị văn học vốn tiềm ẩn trong văn bản
sẽ được người đọc tiếp nhận.
- Với sự trải nghiệm của người đọc,
tác phẩm sẽ tác động đến con người
và cuộc đời.
IV. Luyện tập


Tiết 2: Nội dung và hình thức của Văn bản văn học
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được các khái niệm về nội dung và hình thức của VBVH, mối
quan hệ giữa nội dung và hình thức của VBVH.
- Vận dụng những hiểu biết nói trên để tìm hiểu tác phẩm văn học.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Các khái niệm về nội dung và hình thức của VBVH
- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VBVH.
2. Kĩ năng
- Phân tích TPVH theo đặc trưng thể loại
- Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu
C. Nội dung lên lớp
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Ho
ạt động 1:
Tìm hiểu về các khái niệm của
nội dung và hình thức
Hs đọc phần I - SGK.
GV hỏi: Đề tài là gì? Phân tích qua ví dụ cụ
thể.
HS trả lời cá nhân. GV nhận xét và định
hướng.
- Truyện Kiều: có đề tài là cuộc đời bất hạnh
của người tài hoa, người phụ nữ.
- Lục Vân Tiên: lấy đề tài là người trung
nghĩa.
- Tắt đèn: có đề tài là cuộc sống bi thảm của
người nông dân Việt Nam trước CMTT
GV nói thêm: Các nhà văn thường lựa chọn
đề tài mình hiểu biết sâu sắc và có cảm hứng
mãnh liệt.
I. Các khái niệm của nội dung và
hình thức trong văn bản văn học
1. Các khái niệm của nội dung
a. Đề tài
- Là lĩnh vực đời sống được nhà văn
nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình
giá và thể hiện trong văn bản.
- Đề tài có thể rộng hay hẹp (một
con người hay cả xã hội…)








GV hỏi:
Em hi
ểu t
h
ế n
ào là ch
ủ đề?

Hãy
nêu chủ đề của Truyện Kiều, Chuyện chức
phán sự đền Tản Viên?
HS trả lời cá nhân
GV định hướng
- Truyện Kiều: số phận bất hạnh của con
người nhỏ bé trong XH cũ, khát vọng có sự
công bằng XH, lên án các thế lực tàn bạo con
người, khát vọng hạnh phúc lứa đôi…
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: phản
ánh các mảng tối trong XH, khát vọng công
lý, đề cao trí thức Việt…
GV hỏi: Thế nào là tư tưởng? Phân tích ví
dụ để chứng minh.
- Truyện Kiều: Với chủ đề là số phận bất
hạnh nổi nênh của người tài tình. Nhà thơ đã
vận dụng mọi tư tưởng có thể có trong kho
tàng văn hóa đương thời để lí giải vấn đề.

Trước hết, Nguyễn Du hiểu người tài tình là
người có lí tưởng, có tài sắc, biết khinh
trọng, hiếu nghĩa, vị tha… Những người như
vậy thường có số phận bất hạnh, vì theo tác
giả, xã hội luôn tồn tại quy luật “tạo vật đố
tài”, luật thừa trừ của tạo hóa, hồng nhan bạc
phận… Đi sâu vào tác phẩm, ta lại thấy
nguyên nhân đích thực và đối tượng trực tiếp
hãm hại người tài: lái buôn và quan lại, hai
thế lực chủ yếu trong xã hội phong kiến suy
tàn. Lái buôn biến họ thành món hàng, quan
lại biến họ thành phương tiện. Đó cũng chính
b. Chủ đề
- Là vấn đề cơ bản được nêu ra
trong văn bản. Nó thể hiện sự quan
tâm cũng như chiều sâu nhận thức
của nhà văn đối với cuộc sống.
- Tầm quan trọng của chủ đề không
phụ thuộc vào khuôn khổ của văn
bản.
- Mỗi văn bản có thể có một hoặc
nhiều chủ đề. Có những văn bản đề
tài có thể đồng nhất với chủ đề.

c. Tư tưởng
- Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu
lên, là nhận thức của tác giả muốn
trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với
người đọc.
- Là linh hồn của văn bản.













là “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
của Nguyễn Du.
- Chinh phụ ngâm: Với đề tài người chinh
phụ, chủ đề nói về nỗi niềm khát khao hạnh
phúc, tác giả đã xuất phát từ sự đồng cảm, sẻ
chia với tâm trạng mong chờ của người chinh
phụ, đồng thời kín đáo lên án chiến tranh phi
nghĩa.
GV: Cảm hứng nghệ thuật là gì? Phân tích
cảm hứng đó trong bài thơ “Tùng” của
Nguyễn Trãi.
“Tùng” của Nguyễn Trãi đâu phải chỉ là hình
ảnh cây tùng với các đặc điểm về mặt chịu
rét, vật liệu và dược liệu, đâu phải chỉ là
tượng trưng cho phẩm chất, lí tưởng của
người quân tử. “Tùng” trước hết là một nhiệt
tình tự khẳng định phẩm giá, tài năng, công
lao của người anh hùng kinh bang tế thế. Bài

thơ chủ yếu tồn tại các câu mang tính khẳng
định. Cảm hứng đó chính là linh hồn của bài
thơ.
GV tổng kết và nhấn mạnh: Giữa đề tài, chủ
đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thụât có mối
liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung làm nổi
bật nhau. Chúng thể hiện một cách thống
nhất trong văn bản. Người đọc phải đọc kĩ để
hiểu.
Trong các yếu tố nội dung thì 2 yếu tố tư
tưởng và cảm hứng nghệ thuật là quan trọng
nhất.








d. Cảm hứng nghệ thuật
- Là nội dung tình cảm chủ đạo của
văn bản.
- Qua cảm hứng nghệ thuật, người
đọc cảm nhận được tư tưởng, tình
cảm của tác giả nêu lên trong văn
bản.
















HS đọc văn bản.
GV hỏi: Ngôn từ giữ vai trò như thế nào
trong VBVH? Tại sao cùng chất liệu ngôn
từ, mỗi VBVH lại mang những đặc trưng
khác nhau? Cho VD.
HS trả lời cá nhân. GV định hướng và phân
tích VD.
GV hỏi: Phân tích tầm quan trọng của kết
cấu? Phân tích VD cụ thể.
HS trả lời cá nhân. GV định hướng
GV nói thêm: Cần phân biệt bố cục và kết
cấu.
Bố cục là biểu hiện bên ngoài của kết cấu:
chương, đoạn…


GV hỏi: Kể tên các thể loại văn học mà em
biết? Thế nào là thể loại?

HS trả lời cá nhân. GV định hướng và phân
tích.
GV nói thêm: Nội dung và hình thức của một
văn bản văn học là hai mặt không thể chia
tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một
hình thức nhất định. Và bất kì hình thức nào
cũng mang một nội dung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ý nghĩa quan
trọng của nội dung và hình thức
Hs đọc phần II.
GV hỏi: Thế nào là một tác phẩm văn học
có giá trị? Nội dung và hình thức có ý
2. Các khái niệm hình thức
a. Ngôn từ
- Ngôn từ hiện diện trong câu, trong
hình ảnh, trong giọng điệu của văn
bản.
- Ngôn từ thể hiện cá tính sáng tạo
của nhà văn.
b. Kết cấu
- Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố
của văn bản thành một đơn vị thống
nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
- Kết cấu hàm chứa dụng ý của tác
giả sao cho phù hợp với nội dung
văn bản.
- Có nhiều kiểu kết cấu: kết cấu
theo thời gian, không gian, tâm lý…
c. Thể loại
- Là những quy tắc tổ chức hình

thức văn bản thích hợp với nội dung
văn bản: thơ, tiểu thuyết, kịch…
- Thể loại cũng biến đổi theo thời
đại và mang màu sắc riêng của tác
giả.


II. Ý nghĩa quan trọng của nội
dung và hình thức
- Sự kết hợp hài hòa nội dung và
hình thức làm nên sự hoàn mĩ của
văn bản văn học.
nghĩa thế nào đối với văn bản văn học?
HS trả lời cá nhân. GV định hướng
GV nói thêm: Nội dung có giá trị là nội dung
mang tư tưởng nhân văn sâu sắc. Hình thức
có giá trị là hình thức phù hợp với nội dung
mới mẻ, hấp dẫn, có tính nghệ thuật cao. Nếu
tác phẩm nghiêng về hình thức thì tác phẩm
nghèo nàn, nghiêng về nội dung thì tác phẩm
khô khan…
Hoạt động 3: Luyện tập
HS làm việc theo nhóm với gợi dẫn của GV.
Sau đó các nhóm trình bày kết quả. GV nhận
xét và định hướng
- Những tác phẩm ưu tú là những
tác phẩm đạt được sự thống nhất
giữa nội dung và hình thức.







III. Luyện tập
Bài tập 2/130


2. Một số đề bài luyện tập
2.1 Vẻ đẹp bài thơ “Thời gian” của Văn Cao
2.2 Phân tích nội dung tư tưởng Truyện Kiều của Nguyễn Du
2.3 Vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích Trao duyên
2.4 Sự đồng cảm của Nguyễn Du đối với nàng Kiều trong đoạn trích Trao
duyên
2.5 Những sáng tạo độc đáo trong bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị
Điểm so với nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Hầu hết HS đều nhận diện được văn bản văn học từ góc độ đặc trưng
của loại văn bản đó. Đồng thời, đứng trước một văn bản văn học hoàn toàn
mới, HS có ý thức xuất phát từ ngôn từ, hình tượng để phân tích, cảm nhận và
nắm được hàm nghĩa sâu xa mà văn bản chứa đựng. Điều quan trọng hơn, HS
đã không còn tiếp cận văn bản văn học một cách phiến diện, sơ sài nữa mà đã
biết quan tâm đến hai mặt trong một chỉnh thể là nội dung và hình thức. Với
cách nhìn nhận từ các phương diện cấu thành, HS đã khám phá được vẻ đẹp
của một tác phẩm văn học thật trọn vẹn và thuyết phục.
Phần phụ lục của chuyên đề, chúng tôi sẽ cung cấp một số bài cảm
nhận hay của HS mà chúng tôi đã có dịp kiểm tra sau các bài học. Giọng văn
chưa thực sự trưởng thành nhưng đây là những bước đầu cần ghi nhận để trên
cơ sở đó giúp các em hình thành những thói quen tốt trong quá trình học môn
Ngữ văn.

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lí luận văn học. Phương Lựu (chủ biên). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006
2. Một số tác phẩm thơ văn đã học.






PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ
(Về thực trạng học Lí luận văn học ở HS khối lớp 11)
Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng
Câu 1: Em hiểu Lí luận văn học là gì?
A. Một bộ môn khoa học nghiên cứu về văn học
B. Một bộ phận cấu thành nên văn học
C. Một cơ sở để tìm hiểu về văn học
Câu 2: Em đã học những bài Lí luận văn học nào ở lớp 10?
A. Văn bản văn học; Quá trình văn học và phong cách văn học
B. Nội dung và hình thức của VBVH; Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
C. Văn bản văn học; Nội dung và hình thức của văn bản văn học
D. Một số thể loại văn học; Văn bản văn học
Câu 3: Kiến thức Lí luận văn học đem lại cho em những lợi ích gì?

×