Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Con người nam bộ trong truyện ngắn của lê văn thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.27 KB, 75 trang )

1
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
trường đại học Thủ Dầu Một, khoa Ngữ văn, đã giúp chúng em có cơ hội để thực
hiện đề tài nghiên cứu này. Nhờ đó, chúng em có cơ hội làm quen với nghiên cứu
khoa học, được học tập, tìm hiểu về đề tài, đồng thời phấn đấu nỗ lực hết mình để
hịan thành đề tài.
Trong suốt thời gian làm bài nghiên cứu, chúng em đã nhận được sự giúp
đỡ rất nhiều từ phía các thầy cơ trong tổ bộ mơn, trong khoa. Qua đây, chúng em
cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học
thủ Dầu Một và các thầy cô trong tổ bộ mơn đã giúp đỡ chúng em hịan thành đề
tài một cách tốt nhất.
Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô Trần Thị Sáu – người đã
đặc biệt quan tâm và hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này. Nếu khơng có
những lời hướng dẫn, dạy bảo của cơ thì bài nghiên cứu của chúng em rất khó mà
hịan thành được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô.
Đây là bài nghiên cứu khoa học đầu tiên mà chúng em thực hiện. Bước đầu
tiếp xúc với nghiên cứu khoa học, chúng em còn rất nhiều hạn chế và bỡ ngỡ. Do
vậy, đề tài còn rất nhiều thiếu sót. Chúng em kính mong nhận được nhiều ý kiến
đóng góp của các thầy cơ để giúp chúng em hòan thiện bài nghiên cứu hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc tất cả các thầy cơ trong tổ bộ môn, trong khoa,
cô giảng viên hướng dẫn, thật dồi dào sức khỏe và niềm tin để thực hiện sứ mệnh
cao đẹp của mình alf truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I.



Lí do chọn đề tài

4

Mục tiêu nghiên cứu

6

III.

Lịch sử vấn đề

6

IV.

Nhiệm vụ nghiên cứu

13

Pương pháp nghiên cứu

13

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

14

Cấu trúc đề tài


15

II.

V.
VI.
VII.

Chương 1: Tác giả - tác phẩm
1.1 Sơ lược về nhà văn Lê Văn Thảo

17

1.1.1. Tiểu sử nhà văn Lê Văn Thảo

17

1.1.2. Vài nét về truyện ngắn của Lê Văn Thảo

19

1.1.3. Quan niệm về nghề văn trong sáng tác của Lê Văn Thảo

21

1.2 Truyện ngắn của Lê Văn Thảo
1.2.1 Tóm tắt một số truyện ngắn tiêu biểu của Lê Văn Thảo

22


1.2.2 Nhận xét chung

34

Chương 2: Con người trong truyện ngắn của Lê Văn Thảo đậm chất
Nam Bộ
2.1. Con người trong chiến tranh qua truyện ngắn của Lê Văn Thảo đậm
chất Nam Bộ

36
2.1.1. Người lính tham gia chiến đấu

41

2.1.2. Người phụ nữ tham gia chiến đấu
2.2. Con người Nam Bộ trong cuộc sống đời thường qua truyện ngắn của
Lê Văn Thảo
2.2.1. Con người Nam Bộ trong lao động sản xuất

44

2.2.2. Con người Nam Bộ trong đời sống tình cảm

49


3

Chương 3: Một số đặc trưng nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Văn

Thảo
3.1. Cốt truyện trong truyện ngắn của Lê Văn Thảo

64

3.2. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Lê Văn Thảo

69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

75


4

MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài
Được đánh giá là “Nhà văn của người Nam Bộ”, Lê Văn Thảo đã có nhiều

đóng góp cho nền văn học Việt Nam đương đại nói chung cũng như mảng văn học
Nam Bộ nói riêng. Đến với văn học từ năm hai mươi sáu tuổi, dù khá muộn nhưng
ơng đã gặt hái cho mình khá nhiều thành cơng và dần chiếm một vị trí nhất định
trong nền văn học Việt Nam cũng như trong lòng người đọc. Ông sáng tác chủ yếu

ở hai thể loại: truyện ngắn và tiểu thuyết. Tuy số lượng tác phẩm của Lê Văn Thảo
không nhiều, nhưng ông đã mang về cho mình những giải thưởng quý giá trong
giới văn học:
o Tiểu thuyết “Một ngày và một đời”- giải A Hội nhà văn Việt Nam
(1997).
o Tiểu thuyết “Cơn giông”, giải B (giải cao nhất) Hội nhà văn Việt
Nam 2003 và giải thưởng Văn học Đông Nam Á (ASEAN) năm
2006.
o Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007.
o Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012.
Tuy những giải thưởng lớn mà ông đạt được đều từ tiểu thuyết nhưng sở
trường của ông lại là viết truyện ngắn. Trong số 15 tác phẩm đã xuất bản của ơng,
chỉ có 4 tiểu thuyết nhưng có đến 11 tập truyện ngắn. Truyện ngắn của ông được
nhiều người biết đến và u thích, thậm chí nó đã được chuyển thể thành phim rất
thành cơng (Ví dụ: Truyện ngắn Ơng cá hơ). Chúng chan chứa, ăm ắp những hình
ảnh của con người Nam Bộ với một tình cảm trong sáng, chân chất, mộc mạc,
phóng khống nhưng đầy nghị lực, khẳng khái, trọng nghĩa tình. Đọc truyện ngắn
của Lê Văn Thảo, người đọc sẽ cảm nhận được hầu hết những vẻ đẹp giản dị từ
tính cách cho đến tận sâu trong tâm hồn của người Nam Bộ mà ông đã gửi vào tác
phẩm của mình. Nhà văn Lê Văn Thảo bằng những tình cảm chân thành và dưới
ngịi bút chất phác của mình, ơng đã góp thêm cho văn học Nam Bộ một hướng


5

nhìn và cách tiếp cận mới khi viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. Ơng như
một “cơn gió lạ” thổi vào văn học Nam Bộ thêm sức sống tươi mát hơn, đậm đà
hơn.
Được biết đến nhà văn Lê Văn Thảo từ những tập truyện ngắn mộc mạc
viết về con người Nam Bộ của ông, chúng tôi thật sự rất cảm mến và ngưỡng mộ

những sáng tác của ông. Với những tình cảm đó và mong muốn được đóng góp cái
nhìn của mình về các tác phẩm truyện ngắn của ông, chúng tôi quyết định chọn
“Con người Nam Bộ trong truyện ngắn của Lê Văn Thảo” làm đề tài nghiên cứu
khoa học của mình.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, văn học đã trở thành một phần không
thể thiếu của mỗi người và ngày càng phát triển, ảnh hưởng sâu rộng trong đời
sống xã hội. Với lối viết văn rất đời thường, giản dị, và được xem là “Nhà văn
của người Nam Bộ”, nhà văn Lê Văn Thảo đã điểm tơ cho văn học Nam Bộ nói
riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung những màu sắc mới, với gam màu
mộc mạc mà chân thực. Cũng chính vì điều này mà việc nghiên cứu về con người
Nam Bộ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo là một việc làm ý nghĩa và có vai trị
khơng nhỏ trong cơng tác nghiên cứu và phê bình văn học. Khơng những vậy,
nghiên cứu đề tài còn là một cánh cửa mới để hé mở cho ta tìm hiểu sâu hơn về
tính cách, ngôn ngữ và con người Nam Bộ.
Đề tài mà chúng tôi lựa chọn là một đề tài khá mới mẻ, tài liệu tham khảo
cịn hạn chế và có nhiều điều cần được làm rõ. Để làm được tốt đề tài địi hỏi
chúng tơi phải có sự nhạy bén trong tư duy, nhanh nhẹn trong phán đoán và hơn
hết là phải có một óc suy luận tốt. Nhưng chúng tơi tin rằng, bằng sự u thích và
lịng cảm mến đối với nhà văn cùng với những nỗ lực hết mình, chúng tơi sẽ có thể
hồn thành tốt đề tài một cách sâu sắc và toàn diện về con người Nam Bộ trong
truyện ngắn của Lê Văn Thảo.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Hiện tại, những cơng trình nghiên cứu thật sự chi tiết và đánh giá một cách
khoa học về nhà văn Lê Văn Thảo và các truyện ngắn của ông thật sự chưa nhiều.


6

Vì vậy, chúng tơi muốn qua đề tài nghiên cứu khoa học này, người đọc sẽ có thể
hiểu và đến gần hơn với ông cũng như các sáng tác truyện ngắn của ông. Đồng

thời, chúng tôi cũng mong rằng, người đọc sẽ hiểu hơn về phong cách sáng tác của
Lê Văn Thảo và những đóng góp của ơng cho nền văn học Nam Bộ cũng như văn
học hiện đại Việt Nam.
Nhà văn Lê Văn Thảo là một cây bút đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề
văn và đoạt được nhiều giải thưởng danh giá ở trong nước và khu vực. Trong q
trình sáng tác với số lượng tác phẩm khơng nhỏ của mình, nhà văn Lê Văn Thảo
đã dần định hình được phong cách cũng như lối viết văn ở hầu hết các tác phẩm
của ơng. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học sẽ là cầu nối để những tác phẩm
truyện ngắn của Lê Văn Thảo đến gần hơn với công chúng.
Bài nghiên cứu này sẽ là bước đi mới tiếp nối những nhận xét, đánh giá đã
có trước đây bằng một cái nhìn tổng quan hơn, khoa học hơn và chính xác hơn.
III. Lịch sử vấn đề
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Lê Văn Thảo đã có cho riêng
mình một số lượng tác phẩm không nhỏ và đồng thời ông cũng đã giành được
không ít những giải thưởng lớn ở trong nước và khu vực. Tuy nhiên, những bài
nghiên cứu về các sáng tác của ông lại rất nghèo nàn cả về số lượng cũng như quy
mơ. Trong q trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tơi thấy rằng đa phần các đánh
giá, bình luận về các sáng tác của ông chỉ là những bài báo, bài viết nhỏ, chưa có
tính hệ thống hoặc nếu có thì cũng là một vài bài nghiên cứu về tiểu thuyết của
ông.
Trước những sáng tác mới lạ và độc đáo của Lê Văn Thảo, nhiều tác giả đã
có những nhận xét khá chân thực về cách viết của ơng. PGS.TS Bích Thu có
những nhận xét về Lê Văn Thảo trên báo nhân dân ngày 22/12/1999 cho rằng
những tác phẩm của Lê Văn Thảo gửi đến bạn đọc thông điệp hãy trân trọng quá
khứ, những ký ức đã qua.


7

Tác giả Từ Quy, báo văn nghệ số 22 ngày 24/06/1999 cũng nhận xét về

truyện ngắn của Lê Văn Thảo thường viết về ký ức, chiến tranh đã qua, về cái bi
hùng, khốc liệt và những hậu quả mà nó để lại.
Tuy nhiên, những truyện ngắn của Lê Văn Thảo là một đề tài chưa thực sự
được chú trọng. Đến nay chưa có cơng trình, bài viết nào mang tính hệ thống
nghiên cứu, bàn một cách chuyên biệt về các sáng tác truyện ngắn của Lê Văn
Thảo. Những bài viết về Lê Văn Thảo chủ yếu đó chỉ là những bài phỏng vấn, bài
phát biểu trong hội nghị hay bài viết nhỏ đăng trên báo. Một trong những bài viết
về truyện ngắn Lê Văn Thảo mà chúng tôi tâm đắc nhất là lời bạt cho tuyển tập
truyện ngắn “Lên núi thả mây” của Lê Văn Thảo, do NXB Văn Học và Nhã Nam
ấn hành 2011 của tác giả Huỳnh Như Phương.
 Trong bài viết của mình, tác giả trình bày những những biểu hiện “cái lạ”,
“cái nhạt” và “cái thật” trong tác phẩm của Lê Văn Thảo mà cụ thể là truyện ngắn
của ông. Bài viết không nhiều do phạm vi của nó chỉ là lời đề bạt. Tuy vậy, bài
viết cũng đã khái quát một cách sơ lược được những nội dung đặc trưng mà nó
muốn thể hiện.
Nhà văn Triệu Xuân cũng là một người mến mộ và quan tâm sâu sắc các
sáng tác của Lê Văn Thảo. Trong bài viết “Văn chương là nỗi niềm thân phận” tác
giả viết về Lê Văn Thảo và những nỗi niềm tâm sự mà ơng gửi gắm trong các tác
phẩm của mình. Tác giả trích dẫn lời của Lê Văn Thảo: "Tơi khơng có giáo huấn
gì trong sáng tác văn học, khơng chỉ dạy ai trong các trang viết. Tơi ít tranh cãi
nhưng cũng không chiều chuộng. Văn học đối với tôi là nỗi niềm, thân phận,
lương tâm, những trải nghiệm cuộc đời và đôi điều suy tư từ những năm tháng
sống lặn lội", đồng thời Triệu Xuân cũng nói lên những suy nghĩ của mình: “Tơi
sinh ra và lớn lên ở vùng châu thổ sông Hồng, nhưng ngay sau khi tốt nghiệp ngữ
văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, tình nguyện vào làm phóng viên chiến trường ở
miền Nam; sống và gắn bó với đất và người Nam Bộ suốt hơn ba chục năm qua.
Đọc văn Lê Văn Thảo, tôi càng thêm tha thiết tin yêu đất và người xứ này” [9]. Từ


8


đó, Triệu Xuân đi tới nhận định về các truyện ngắn của Lê Văn Thảo giản dị và
thấm đẫm tinh thần của người Nam Bộ.
Một nhà nghiên cứu khác là Trần Nhã Thụy cũng từng đưa ra nhận xét
chung về phong cách của Lê Văn Thảo “Viết như không và sống như chơi” [9].
Trần Nhã Thụy cũng bày tỏ quan điểm đồng ý với tác giả Huỳnh Như Phương
trong bài viết đã nêu ở trên: “ Về truyện ngắn Lê Văn Thảo, tôi sẽ không đưa ra
bất cứ giải thưởng nào để làm thước đo đánh giá, nhưng tôi tâm đắc với lời nhận
định của nhà phê bình văn học Huỳnh Như Phương:"Khi nào cái lạ, cái nhạt và
cái thật kết hợp nhuần nhị trong một truyện ngắn, thì Lê Văn Thảo đặc biệt thành
công"[8]. Cái lạ là cái lạ lùng, cái thật là sự thật, còn cái nhạt ở đây không phải là
viết nhạt mà viết về sự tẻ nhạt của cuộc đời. Lê Văn Thảo là người viết rất hay về
những cái tẻ nhạt, viết về sự tẻ nhạt mà văn chương lại khơng tẻ nhạt, ấy chính là
nhờ sự dụng cơng của ngịi bút, nhờ vào cái phơng văn hóa khơng ngừng bồi đắp
và nhờ cả vào sự nhẫn nại chờ đón những phút xuất thần. Bên cạnh đó, Trần Nhã
Thụy cũng nhìn ra cái hay trong truyện ngắn Lê Văn Thảo mà khơng phải ai cũng
nhìn thấy được. Ông tâm sự rằng, khi các bạn viết trẻ hỏi nhờ ông giới thiệu một
cây bút truyện ngắn khá, thì ơng thường giới thiệu nhà văn Lê Văn Thảo. Tất
nhiên, không phải bạn viết trẻ nào cũng hiểu được, trái lại có người cịn trêu: "Anh
có nhầm khơng đấy!". Nhầm? Truyện ngắn thì phải là "ơng vua" Nguyễn Huy
Thiệp. Cịn đám trẻ thì Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải…, và nổi nhất hiện
nay phải là Nguyễn Ngọc Tư. Truyện ngắn Nam Bộ sau Nguyễn Quang Sáng thì
có Nguyễn Ngọc Tư, cô Tư này xứng đáng là người kế thừa[8]. Huỳnh Như
Phương vẫn tôn trọng ý kiến của mỗi người, nhưng ông vẫn cảm thấy "rét" với
những bạn trẻ khi họ bảo rằng chưa từng đọc một tác phẩm văn chương của Việt
Nam. Họ cứ cho rằng, cái mà họ đọc phải là tầm cỡ kiệt tác thế giới, và họ khơng
muốn phí thời gian với một tác giả mà các bạn cho là khơng tầm cỡ.
Nói về phong cách Nam Bộ trong sáng tác của Lê Văn Thảo nói chung,
chúng tơi cịn tìm thấy hai bài viết. Một là bài viết “Lê Văn Thảo: nhà văn của xứ
sở Nam Bộ” của tác giả Lê Tiến Dũng in trên báo Văn nghệ TP.HCM. Trong bài



9

viết của mình, tác giả nhận xét “Lê Văn Thảo đã dành trọn tình cảm trân trọng
yêu thương người dân Nam Bộ”. Là nhà văn của Nam Bộ, Lê Văn Thảo cũng giữ
cho mình hào khí của mảnh đất Nam Bộ. Ơng vẫn giữ cho mình từ phong thái tới
lời ăn tiếng nói, từ diện mạo chân chất bình dị, đến tâm hồn phóng khống…
Trong tồn bộ tác phẩm, có lẽ không một tác phẩm nào lại không viết về đề tài
Nam Bộ. Ông yêu mảnh đất này như máu thịt của chính mình. Dù sáng tác ở đâu,
từ khi viết những bài phóng sự đến khi viết được những truyện ngắn, tiểu thuyết
tất cả đều nói về Nam Bộ. Hồi Anh đã nói về ơng như sau: “Cái màu sắc của
miền Tây Nam Bộ đó được biểu hiện một cách xuyên suốt trong toàn bộ sáng tác
của Lê Văn Thảo. Có thể xem ơng là người đã mang hương sắc phương Nam đến
với mọi người, đem cái mênh mông của sơng Cửu Long “hội ngộ” với dịng Đà
Giang của vùng Tây Bắc, kéo những rừng đước bạt ngàn của phương Nam “hợp
thế” với những rừng xà nu ở Tây Ngun, cùng nhau gọi nắng gió của đất trời,
hịa hương tràm của U Minh vào muôn rừng hương sắc của Cúc Phương. Chúng
ta tìm thấy ở trong đó hình ảnh những con người lam lũ, mộc mạc mà sâu nặng
nghĩa tình. Chúng ta cũng tìm thấy trong đó những tấm lịng trượng nghĩa, cái ào
ạt, mạnh mẽ sống hết mình của con người phương Nam. Và cả Nam Bộ cuộn mình
đứng dậy trong lịch sử. Nghĩa là ơng là một trong những người “phát hiện” ra
Nam Bộ, mang vẻ đẹp của Nam Bộ đến với thế giới” (Hoài Anh- Lê Văn Thảo,
người nói thơ bằng văn xi của Nam Bộ, Báo Văn học nghệ thuật, ra ngày
17/1/2007). Bài

viết

thứ


hai



của

tác

giả

Hồi

Anh

trên

trang

www.vanchuongviet.org. Ơng nhận định Lê Văn Thảo là “Người “nói thơ” bằng
văn xi Nam Bộ”. Lê Văn Thảo không chỉ viết thành công về đề tài chiến tranh
mà cịn thành cơng khi viết về cuộc sống hiện đại của người Nam Bộ.
Tác giả Trần Hà có bài viết “Nhà văn Lê Văn Thảo: Học tốn nhưng viết
văn” đăng trên báo Văn hóa số ra ngày 05/10/2011. Trong bài viết, tác giả chỉ ra
đặc điểm các nhân vật trong truyện của Lê Văn Thảo đều có dáng dấp ngồi đời
thường. Những tính cách thật thà, chân chất mộc mạc, trọng nghĩa tình… của con
người Nam Bộ đã đi vào các trang truyện ngắn, tiểu thuyết của nhà văn một cách


10


bình dị và dễ gần. Những số phận con người nhỏ bé trong xã hội được ơng đặt vào
đó một tình cảm u thương khiến cho họ bi mà khơng lụy. Những con người nhỏ
bé, đáng thương ấy vẫn đầy nghị lực, mạnh mẽ vượt qua những đau khổ của cuộc
sống. Trong các sáng tác của mình Lê Văn Thảo đặc biệt thích tìm hiểu và viết về
những người bình thường. Những mảnh đời bất hạnh, đáng thương đi vào tác
phẩm của ông thật dung dị, nhẹ nhàng. Mỗi trang văn, ông đều muốn hướng tới vẻ
đẹp sâu thẳm nơi tâm hồn của mỗi con người lao động chất phác, thật thà… mà
cũng đầy nghị lực.
Theo báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 16/05/2012, văn của Lê Văn
Thảo không nằm ở ngôn từ hay lý lẽ, triết thuyết mà lặn vào tình tiết, lặn vào nhân
vật, lặn vào câu chuyện để rồi khi hữu duyên gặp sự tương tác từ phía độc giả thì
lập tức hiển lộ những giá trị thẩm mỹ có sức lay động và ám ảnh. Chính vì vậy, Lê
Văn Thảo chinh phục nhiều thế hệ bạn đọc bằng lối kể tự nhiên và nhẹ nhàng. Hầu
như không thấy sự gắng gượng hay dàn dựng nào trong tác phẩm của Lê Văn
Thảo. Ông cứ viết tuần tự và mạch lạc như chìm nổi cuộc đời vốn thế, như buồn
vui con người vốn thế. Từ đó, ta thấy đọc văn Lê Văn Thảo, khơng thể trích ra một
đoạn văn mẫu để tán tụng, để trầm trồ. Nếu nhìn trên lớp vỏ chữ nghĩa, rất dễ nao
núng kết luận ơng khơng có văn. Thế nhưng, bình tâm đánh giá lại, thì chất giọng
thuần phác Nam bộ của Lê Văn Thảo vẫn tạo ra một thứ văn chương có sức hấp
dẫn lơi cuốn. Theo đó, các tác phẩm Lê Văn Thảo tồn tại hai đặc điểm: Thứ nhất,
chấm phẩy không theo cấu trúc ngữ pháp mà theo nhịp điệu văn phong, khi trễ nải,
khi dồn dập. Thứ hai, tên truyện khá thật thà, ví dụ: “Người viết thư thuê”,“Anh cà
khêu ghé qua làng”,“Chuyện nhỏ tình yêu”,“Chuyện đời con Mốc”,“Người Sài
Gòn”… Nếu so sánh “Đêm Tháp Mười” với hàng loạt tác phẩm sau này của Lê
Văn Thảo, khơng khó hình dung một khoảng cách nhất định. Nói cách khác, văn
chương của Lê Văn Thảo bắt đầu trưởng thành mạnh mẽ từ đầu thập niên 90 của
thế kỷ trước. Sau ngày đất nước thống nhất, Lê Văn Thảo có chừng 10 năm loay
hoay tìm phương pháp sáng tác mới. Thời bom đạn, chỉ có hai phía ta và địch, mất
mát có thể nương nhẹ đi, thành tích có thể tơ hồng thêm. Thời thanh bình, khơng



11

có giới tuyến nữa, cuộc sống đa chiều đa dạng hơn, rối rắm phức tạp hơn. Cuộc
chiến chuyển sang từng gia đình, từng con người, cuộc chiến diễn ra bên trong mỗi
con người… Nhà văn phải thay đổi quan niệm cầm bút, như mệnh lệnh của xã hội,
cũng là mệnh lệnh của trái tim mình.
Báo Tuổi trẻ ngày 17/05/2012 cũng có một bài phỏng vấn nhà văn Lê Văn
Thảo mang tên là trích dẫn ngun lời của nhà văn “Tơi chỉ muốn kể chuyện nghe
chơi”. Bài viết đưa ra nhận xét, cho rằng Lê Văn Thảo tuy khiêm tốn, tự nhìn nhận
mình chỉ làm người “kể chuyện nghe chơi”, nhưng ông là một nhà văn lao động
bền bỉ, không ngừng trau dồi, đổi mới sáng tạo. Sau tiểu thuyết Cơn giông (2002),
Lê Văn Thảo vẫn thầm lặng sáng tác, đến năm 2007 lại cho ra mắt truyện dài
“Sóng nước Vàm Nao”. Trong khi độc giả cứ nghĩ đây là tác phẩm cuối cùng, thì
Lê Văn Thảo lại sắp ra mắt cuốn tiểu thuyết “Những năm tháng nhọc nhằn” (NXB
Văn Hóa Văn Nghệ) - một cái tên nghe không mấy văn chương, nhưng theo Lê
Văn Thảo thì rất đúng với tinh thần cuốn sách cũng như những trải nghiệm một
đời người, khi gần cuối đời ngối lại... Có lẽ Lê Văn Thảo vẫn cịn viết được như
thế là nhờ ơng đi nhiều. Lê Văn Thảo đã tìm được ở những chuyến đi ấy khoảng
lặng để suy nghiệm và viết. Mới thấy Lê Văn Thảo ở Tây Bắc, lại thấy ông ở quần
đảo Nam Du (Kiên Giang), rồi nghe ông đang đi đảo Phú Q (Bình Thuận)...
Nhà văn Lê Văn Thảo nói đùa rằng hình như càng già ơng càng thấy mình giống
nhà văn Jack Kerouac - tác giả của tiểu thuyết “Trên đường”, cứ thích mê mải đi
khắp nơi. Trên đường đời và trên đường văn chương, Lê Văn Thảo luôn sống hết
mình và viết hết mình.
Tác giả Phương Nam cũng có những nhận định về Lê Văn Thảo trên báo
Hà Nội mới, số ra ngày 27/05/2012. Ông cho rằng, Lê Văn Thảo là một nhà văn
Nam bộ hết lòng với văn học cách mạng nước nhà. Con người suốt đời gắn bó với
cuộc sống, với trang viết ấy đã gửi gắm trong các trang viết của mình biết bao nỗi
niềm băn khoăn cho dù đã gặt hái được khơng ít thành công.

Báo Điện tử, trang văn học quê nhà tại địa chỉ: “vanhocquenha.vn/vivn/113/51/van-chuong-can-song-that-viet-that/121451” nhận xét Lê Văn Thảo là


12

một trong số các nhà văn hiện đại ít gây ồn ào, xung chấn trên văn đàn Việt. Cho
đến tận hơm nay, những người đã từng gặp, trị chuyện hay cộng tác với nhà văn
Lê Văn Thảo đều có chung một nhận định rằng ơng là người trầm tính, ít nói,
nhưng hóm hỉnh và sống rất chân thật. Ơng biết nhiều chuyện, nhưng lại không
bao giờ viết báo hay viết sách theo kiểu đưa đẩy, câu khách như một số người vẫn
làm hiện nay. Không những vậy, nhà văn Lê Văn Thảo, khi cịn là một người lính,
đã có ý thức rất rõ về việc giữ gìn những giá trị tinh thần của đồng đội, để sau này
nó trở thành di sản văn hóa của dân tộc. Đối với các cây bút trẻ, Lê Văn Thảo là
người rất độ lượng, sẵn sàng mở lịng, chia sẻ, hợp tác chân tình với họ. Ông cho
rằng các cây bút như Trần Nhã Thụy, Đỗ Duy, Nguyễn Ngọc Thuần, Vũ Đình
Giang, Nguyễn Danh Lam… viết hết sức sâu sắc. Từng ấy việc làm của Lê Văn
Thảo, cũng đủ cho ta thấy tầm hiểu biết rộng lớn, tấm lòng vị tha và sức lan tỏa
của uy tín ơng đến mức nào. Nhiều người sau khi cuộc chiến đã lùi xa hàng chục
năm, dù muốn hay khơng cũng khó để mà viết tiếp những gì thuộc về ngày xưa
ngái ấy thành những trang văn thấm đẫm tình người như Lê Văn Thảo.Và trong
những năm tháng khói lửa của chiến tranh, nhiều người viết nên những trang văn
hấp dẫn vì nó nóng hổi bầu khơng khí của mặt trận tiền phương, mà những người
không được trực tiếp tham chiến, sau khi đọc cảm thấy thèm được ra mặt trận như
bao người. Những trang văn ấy, không những chiếm được lịng mến mộ của đơng
đảo cơng chúng, mà còn được đưa vào sách giáo khoa các cấp học để giáo dục tinh
thần yêu nước, lòng quả cảm hy sinh của các chiến sĩ ngồi mặt trận vì độc lập tự
do của đất nước, hịa bình cho dân tộc. Thế nhưng khi cuộc chiến đã lùi xa dần vào
quá vãng, cuộc sống trong hịa bình, dựng xây ngày càng đủ đầy hơn về vật chất,
thì ngịi bút của họ bỗng dưng bị khựng lại, không thể nào viết nổi. Nhưng nếu
nhìn vào trường hợp nhà văn Lê Văn Thảo, chúng ta sẽ thấy không cứ trong chiến

tranh, mà ngay cả trong hịa bình, sống cùng nhân dân, đồng bào và đất nước mình
ơng vẫn tìm được cảm hứng cho những trang viết của mình. Với Lê Văn Thảo, văn
của ông vẫn đầy ắp nguồn cảm hứng trong tâm hồn để viết nên những trang văn


13

cho đời về cuộc sống của nhân dân, đồng bào và đất nước mình và viết cho hậu
thế.

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi sẽ nghiên cứu đôi nét về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác
của nhà văn Lê Văn Thảo, sau đó sẽ đi vào tìm hiểu sâu về con người Nam Bộ
trong các sáng tác truyện ngắn của ơng dựa trên những khía cạnh sau:
Con người Nam Bộ trong chiến tranh
Con người Nam Bộ trong cuộc sống đời thường
Sau đó chúng tơi sẽ đi tìm hiểu về một số đặc trưng nghệ thuật trong truyện
ngắn Lê Văn Thảo để có thể có thể đi sâu hơn vào vấn đề và đưa ra được nhựng
nhận xét, đánh giá chung một cách hồn thiện và chính xác nhất.
V. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Dựa vào những kết cấu đề cương đã có sẵn, chúng tơi sẽ lần lượt đọc và tìm
hiểu cụ thể từng sáng tác truyện ngắn của nhà văn Lê Văn Thảo. Bên cạnh đó,
chúng tơi sẽ khảo sát những đánh giá, luận định viết về ơng để từ đó chúng tơi có
thể rút ra những kết luận chính xác, chân thực nhất làm sáng tỏ đề tài. Chúng tôi sẽ
lấy từ truyện ngắn những cái riêng, cái nổi bật, ý nghĩa để rút ra cái chung, cái đặc
sắc, tiêu biểu cho phong cách sáng tác của nhà văn, những giá trị đã làm nên “Nhà
văn của người Nam Bộ” của ơng.
5.2 Phương pháp thống kê
Dựa trên những tìm hiểu, nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn Lê Văn

Thảo, chúng tôi sẽ thống kê những yếu tố thuộc về mặt nội dung và nghệ thuật cần
thiết để phục vụ cho đề tài cũng như tần suất xuất hiện những yếu tố đó để đưa ra
những đánh giá, kết luận chính xác nhất.


14

5.3 Phương pháp lịch sử
Đặt nhà văn Lê Văn Thảo vào bối cảnh lịch sử xã hội của đất nước nói
chung và Nam Bộ nói riêng để thấy rõ được những thay đổi, chuyển biến của
phong cách cũng như quan điểm sáng tác của ông nhằm đưa ra những lời nhận
định chính xác về nhà văn Lê Văn Thảo và chặng đường sắp tới của ông.
5.4 Phương pháp so sánh đồng đại
Tìm hiểu thêm về các nhà văn cùng thời để thấy được nét chung, hài hòa
của Lê Văn Thảo trong dòng chảy văn học hiện đại; đồng thời làm nổi bật nét
riêng, cá tính sáng tạo của ơng.
Ngồi ra đề tài nghiên cứu khoa học còn vận dụng các phương pháp của thi
pháp học, phê bình tiểu sử tác giả để làm rõ thêm về con người và sáng tác của Lê
Văn Thảo.
5.5 Phương pháp tiểu sử
Để hiểu hơn về Lê Văn Thảo và các sáng tác của ông, chúng tơi sẽ tìm hiểu
tiểu sử tác giả và đặc biệt quan tâm tới những sự kiện quan trọng diễn ra trong
cuộc đời của ông. Việc này sẽ chúng chúng tơi hiểu được hịan cảnh và tâm lý
cũng như sự tác động tới quan niệm và phong cách viết văn của Lê Văn Thảo, góp
phần giúp bài nghiên cứu mang tính khách quan, khoa học hơn.
VI. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo.
6.2 Phạm vi nghiên cứu
Do số lượng các sáng tác của Lê Văn Thảo khá nhiều, nên dưới đây nhóm nghiên

cứu xin phép chỉ tập trung nghiên cứu một số truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Lê
Văn Thảo:
Bà nội tôi


15

Chuyến xe giữa trưa hè mát dịu
Con mèo
Cô áo hồng, cơ áo tím
Diễn viên đóng thế
Đêm Tháp Mười
Đứa con trở về
Hai người cha
Hai ông cháu và con người chủ xưa
Một vụ đụng xe
Mở đất
Người Sài Gịn
Ơng cá hơ
Thằng Cung
Xt chó cắn
VII. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài được chia thành ba chương chính như
sau:
Chương 1: Tác giả - tác phẩm
Chương này chúng tôi sẽ giới thiệu về tiểu sử nhà văn Lê Văn Thảo, vài nét về
truyện ngắn và quan niệm nghề văn trong sáng tác của ơng. Bên cạnh đó chúng tơi
sẽ tóm tắt một số truyện ngắn tiêu biểu của ông và rút ra những nhận xét chung,
khái quát về đặc điểm của truyện ngắn Lê Văn Thảo.
Chương 2: Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Lê văn Thảo

Con người Nam Bộ trong truyện ngắn của Lê Văn Thảo được
chúng tơi chia thành hai phần chính:
Con người Nam Bộ trong chiến tranh.
Con người Nam Bộ trong cuộc sống đời thường.


16

Chương này là chương trọng tâm của bài nghiên cứu. Ở chương này, chúng tôi sẽ
tập trung làm rõ từng phần để làm sáng tỏ đề tài.
Chương 3: Một số đặc trưng nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Văn
Thảo
Ở chương ba, chúng tôi sẽ nêu lên một số đặc trưng nghệ thuật mà tác giả
đã sử dụng trong hầu hết các truyện ngắn của Lê Văn Thảo như:
Cốt truyện trong truyện ngắn Lê Văn Thảo
Ngôn ngữ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo
Cuối cùng là phần:
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
1.1 Sơ lược về nhà văn Lê Văn Thảo


17

1.1.1 Tiểu sử nhà văn Lê Văn Thảo
Nhà văn Lê Văn Thảo tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh ngày 01 tháng 10
năm 1939 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Năm 1945, Sài Gòn bị ném bom, cha của Lê Văn Thảo tham gia Thanh
niên tiền phong, sau đó đi kháng chiến đem cả gia đình vào ở chiến khu Đồng
Tháp Mười. Chiến tranh ác liệt, mẹ của nhà văn lại đem mấy anh em về Sài Gòn
gửi ở các nhà bà con thân thuộc.
Đến năm 1950, Lê Văn Thảo về học tiểu học và trung học ở tỉnh Long
Xuyên. Năm 1959, nhà văn học năm đệ nhứt (lớp 12 bây giờ) trường Chu Văn An,
sau đó học trường Đại học Khoa học Sài gịn, ban Tốn. Hết năm thứ hai, sang
năm thứ ba (năm 1962) đang học dở dang, Lê Văn Thảo vào chiến khu vùng rừng
miền Đông Nam Bộ. Lê Văn Thảo là một trong những gương mặt điển hình của
thế hệ sinh viên Sài Gòn lên rừng tham gia kháng chiến, bỏ lại đằng sau cuộc sống
sung sướng giữa Sài Gòn hoa lệ
Lớn lên, trưởng thành trong những năm chống Mỹ, Lê Văn Thảo có nhiều
năm ở những vùng có chiến sự sơi động nhất. Bản thân ơng nhiều năm đi theo với
Sư đoàn 9, đơn vị quân chủ lực tinh nhuệ nhất của miền Nam, tham gia nhiều trận
đánh lớn, nhiều chiến dịch quan trọng Đồng Xoài, Phước Long, Cần Đâm, Cần Lê,
Lộc Ninh và trận càn Gian xơn Xiti (được đề cập đến trong Con đường xuyên
rừng của ông). Quan trọng nhất là chiến dịch Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968,
ông đã tham dự suốt tám tháng liền từ đầu tới cuối. Có thể nói chiến tranh đã để lại
trong nhà văn nhiều ấn tượng sâu đậm, suốt 30 năm từ tuổi ấu thơ đến tuổi trưởng
thành. Điều đó để lại dấu ấn sâu sắc trong nhiều tác phẩm của ông. Đặc biệt những
trang viết về người lính- do ơng gắn bó q sâu đậm- là những trang viết chân thật
sinh động nhất.
Năm 1962 Lê Văn Thảo thốt ly lên chiến khu làm cơng tác văn hóa văn
nghệ và bắt đầu viết văn từ năm 1965 với đề tài nơng thơn, chiến tranh du kích.
Năm 1968 tham gia chiến dịch Mậu Thân ở Sài Gòn.


18

Lê Văn Thảo yêu thích văn chương và ham thích viết văn từ rất sớm, nhưng

do điều kiện khách quan (ít được đọc, khơng có người hướng dẫn, học tốn nên ít
tiếp xúc với mơi trường văn chương…), ơng viết rất trễ. Ông thực sự cầm bút viết
văn vào năm 25 tuổi, lúc đi kháng chiến, theo bộ đội làm phóng viên chiến trường;
có điều kiện đi nhiều nơi gặp nhiều người, tiếp xúc với cuộc sống và có điều kiện
được học tập các nhà văn đàn anh có kinh nghiệm là những đồng chí giúp ngịi bút
Lê Văn Thảo thật sự trưởng thành.
Bắt đầu bằng những bài phóng sự chiến trường, cho đến năm 1965 Lê Văn
Thảo đã có các truyện ngắn đăng trên tạp chí Văn nghệ giải phóng ở miền Nam và
rất nhiều báo, tạp chí ở miền Bắc. Đến năm 1972, Nhà xuất bản Giải phóng tập
hợp lại in thành tập truyện đầu tay “Đêm Tháp Mười”; Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân in tập “Ngoài mặt trận”; Nhà xuất bản Kim Đồng in truyện vừa “Chuyện
xã tôi”. Trong chiến tranh Lê Văn Thảo viết không nhiều, các truyện là những
chuyện kể đơn giản, có phần sơ lược, “thiếu tính văn học” ( chữ dùng của nhà văn)
theo đúng nghĩa của nó, chưa đi vào chiều sâu thân phận con người với những mối
quan hệ nhiều chiều, phức tạp nhưng tính chân thật là phương châm mà nhà văn
đặt lên hàng đầu cho những sáng tác bấy giờ và cả sau này.
Sau năm 1975 ông về Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Ơng từng giữ
cương vị Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch
Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2010), Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt
Nam khóa VII (2005-2010). Sau 1975 đất nước hịa bình thống nhất, về sống ở
thành phố ơng cơng tác tại tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Trở về với
cuộc sống đời thường, như nhiều anh em khác từ trong chiến khu về, sau thời gian
quá lâu sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh, Lê Văn Thảo cảm thấy
phần nào xa lạ và bỡ ngỡ, những trang viết do đó cũng thật khó khăn. Phải mất
một thời gian dài để nghiền ngẫm, suy nghĩ và để có một “độ lùi” nhất định, ơng
bắt đầu bắt nhịp viết trở lại. Ơng viết thật chậm, khơng nơn nóng vừa viết vừa suy
nghĩ, và nhất là khơng bị thôi thúc tác động của “thời thượng, kể cả thời thượng
chính trị” (chữ dùng của nhà văn). Ơng nghĩ gì viết nấy, viết hoàn toàn theo trái



19

tim và sở thích của mình. Cho đến gần đây, khi đất nước bước vào thời kì mở cửa
đổi mới, Lê Văn Thảo đọc nhiều, đi nhiều hơn, tiếp xúc với bạn viết trong nước và
nước ngoài; thời gian cùng với tuổi tác góp phần vào việc sàng lọc những hiểu
biết, những vốn sống xưa cũ. Nhờ đó, nhà văn cảm thấy mình viết một cách bình
tĩnh, chăm chú hơn và những sáng tác của ơng từ đó cũng thoải mái, trơi chảy, ít
gị bó, khơ cứng hơn trước đây. Hiện tại, Lê Văn Thảo đang sống cùng gia đình ở
quận 1- TP.HCM.
Các tác phẩm chính: Đêm Tháp Mười (1972), Ông cá hô (1995), Một ngày
và một đời (1997), Con mèo (1999), Cơn giông (2002), Truyện ngắn chọn lọc
(2003).
1.1.2 Vài nét về truyện ngắn của Lê văn Thảo
Tác phẩm của Lê văn Thảo thường bình dị, chân phương, bất kể thành phần
nào cũng có thể đồng cảm được. Lê Văn Thảo từng chia sẻ: "Văn chương với tôi
là lẽ sống, là nỗi niềm, thân phận, lương tâm, những trải nghiệm cuộc đời và đôi
điều suy tư từ những năm tháng sống, trải lịng với mọi người. Tơi viết từ những
thực tế đã sống qua, đồng hành với nhân dân mình trong công cuộc lao động và
chiến đấu. Tôi gần gũi nhiều hơn với những người bình thường, những người
nghèo khổ, dân dã, những người có thân phận hẩm hiu, bất hạnh. Tôi viết chậm
rãi, tự nhiên, coi lao động nghề văn cũng lao tâm khổ tứ như mọi nghề khác. Tôi
viết từ thôi thúc của bản thân cũng là thôi thúc của cuộc đời”. Được lao động sáng
tác, được trăn trở, miệt mài trên trang viết với nhân vật, đối với nhà văn Lê Văn
Thảo, đó chính là hạnh phúc văn chương mang lại.
Hoài Anh nhận xét về phong cách văn chương của nhà văn Lê Văn Thảo:
Lê văn Thảo "Biết cách trộn lẫn giữa hư cấu và phi hư cấu, với chất hài hước đặc
thù Nam bộ mà không dùng phương ngữ, Lê Văn Thảo là một trong số ít nhà văn
Việt Nam viết truyện ngắn nghe nhẹ nhàng, không đao to búa lớn mà ý nghĩa lại
thâm thúy sâu sắc vô cùng. Nghệ thuật dựng truyện của ông cũng giản dị. Nhiều



20

truyện ngắn, nếu ông Thảo viết kỹ hơn, dựng truyện cho quy mơ hơn thì gọi là tiểu
thuyết cũng được và ngược lại” [1].
Một đặc điểm nữa trong truyện ngắn của Lê Văn Thảo, ông viết những câu chuyện
nhẹ nhàng, viết mà như không viết. Đọc truyện của ông, chúng tơi có cảm tưởng
như đó chỉ là một câu chuyện làm quà của những người bạn cùng ngồi tán gẫu,
câu chuyện đưa đẩy của bà lão hàng nước bỏm bẻm nhai trầu, phe phẩy cái quạt
mà tiếp chuyện những vị khách qua đường. Ấy vậy mà đằng sau những câu
chuyện đó lại là cả một bài học sâu sắc, một ý nghĩa triết lý sâu xa. Đọc truyện của
ông, ta chiêm nghiệm ra nhiều điều từ những điều giản dị bình thường nhất. Đó là
những câu chuyện kể về buổi họp mặt trung đòan, mọi người tụm năm tụm ba trò
chuyện thăm hỏi nhau, trách nhau mau già, vui vẻ “Vỗ bồm bộp vào lưng nhau
nhắc lại những chuyện cách đây đã hơn ba mươi năm, đầu óc nghễnh ngãng,
giọng nói thều thào khơng ai nói chuyện nào ra chuyện nào, cứ phải dừng lại giữa
chừng để nén cơn ho, rồi cười xòa…” [5;26]; về người cựu binh Mỹ lẩn thẩn, bị
ám ảnh vì đã bắn chết một bé gái Việt Nam; về những đứa con nít hiếu động, về
mối tình của anh kép và cơ đào hát; về chuyện hai con mèo con bị bỏ rơi….
Những câu chuyện của Lê Văn Thảo nghe thật giản dị mà không hề nhỏ nhoi,
không hề vô nghĩa. Hẳn là nhà văn phải có tấm lịng u đời, u người, u cuộc
sống tha thiết lắm mới có thể làm nên những trang văn nhẹ nhàng sâu sắc đến thế!
Mỗi câu chuyện của ông đều rất thật, rất gần gũi, đều phập phồng hơi thở của cuộc
sống. Giống như chính những mảnh bụi của cuộc sống, những con người, hòan
cảnh nhà nhà văn đã gặp đi thẳng vào trong văn của ơng vậy. Có lẽ, những trải
nghiệm trong cuộc sống lao động và chiến đấu đã góp phần vẽ nên những bức
tranh cuộc đời sống động trong truyện ngắn của ông, là đề tài mà triệu vạt áo
những người viết văn thơ không bọc hết: “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết
vàng mà đời rơi vãi/ Tất cả mỗi người dù lạ hay quen đều viết cho thơ anh một
chữ/ hãy nhặt những chữ của đời mà góp nên trang”-Chế Lan Viên.

Như vậy, có thể nói, truyện ngắn của Lê Văn Thảo hết sức gần gũi với cuộc
sống, tuy giản dị mà khơng bình thường, tuy nhẹ nhàng nhưng lại vơ cùng sâu sắc.


21

Ngôn ngữ trong các tác phẩm của ông đặc chất Nam bộ và khá giản dị, không cầu
kỳ, phô truơng, khoe mẽ, không hề làm dáng văn chương chữ nghĩa.
1.1.3 Quan niệm về nghề văn trong sáng tác của Lê Văn Thảo
Nhà văn Lê Văn Thảo từng tâm sự, điều quan trọng với các nhà văn là tính
chân thực. Chỉ một chút phô trương, giả dối, làm dáng trong văn chương là hỏng.
Nhà văn có tài thì phải là người biết bỏ cái gì chứ khơng phải viết cái gì. Nhà văn
đâu chỉ nên miêu tả một cách khách quan, lạnh lùng về nhân vật và diễn biến sự
việc, mà cịn phải biết lắng cảm xúc, biết gạn lọc, khơng đứng ngoài, đứng trên sự
thật, tác phẩm mới hay, thuyết phục được bạn đọc. Như vậy, cũng giống như Nam
Cao trong “Giăng sáng” từng quan niệm: “Nghệ thuật không cần phải là ánh
trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối..”. Và, một tác phẩm có giá trị phải
làm cho con người gần lại với nhau hơn. Lê Văn Thảo cũng hướng tới tính chân
thực trong các tác phẩm của mình.
Lê Văn Thảo quan niệm văn học phải phản ánh cuộc sống, bởi lẽ đối tượng
phản ánh của văn học là con người, đối tượng tiếp nhận cũng là con người, và
chính thơng qua tính chân thực của cuộc sống con người ấy, người ta sẽ nhận ra
chính mình, ở đâu đó trong tác phẩm.
Sự tác động ấy tạo nên sức lay động mạnh mẽ, nhận thức mạnh mẽ đối với
mỗi người đọc. Truyện ngắn của Lê Văn Thảo nói riêng và tác phẩm của ơng nói
chung, đều là những điều thường nhật, những sự thực ở đời được viết ra bằng tất
cả trái tim và khối óc. Dường như truyện của ông không cốt để làm văn, mà chỉ
cốt nói được tính cách con người, tâm trạng con người, hồn cốt của người dân
Nam Bộ. Ơng khơng chú trọng những đề tài lớn lao, những vấn đề chính trị, kinh
tế, quốc tế dân sinh. Ơng khơng thích cao đàm khóat luận trên trời dưới biển mà

chỉ thích những điều gần gũi, bình dân. Ơng viết về những điều mà ông yêu
thương, trân quý.
Lê Văn Thảo luôn trăn trở và hi vọng vào văn chương của thế hệ trẻ. Ơng
quan niệm trong thời đại lớn thì phải có những tác phẩm lớn để tương xứng. Ông


22

nói “Tơi nghĩ nhà văn cứ cắm cúi viết, thời gian và công chúng, bạn đọc sẽ phán
xét, một bài thơ nhỏ có khi cũng là tác phẩm lớn như thường”. Thế hệ cầm bút
thời chống Mỹ đất Nam Bộ như Lê Văn Thảo không nhiều, hi sinh phần lớn, số
cịn lại bỏ nghiệp văn chương cũng khơng ít, cịn lại thì đã già cả, số cịn viết được
đếm trên đầu ngón tay. Lê Văn thảo tự hào một thời lăn lộn, sống trong lịng dân,
có được vốn sống q báu, nhưng tác phẩm ơng viết được khơng nhiều. Vì lẽ đó,
ơng hi vọng nhiều vào thế hệ tiếp sau, vì khơng nhất thiết phải là những người
chống Mỹ mới viết được chuyện chống Mỹ.
Nhà văn Lê Văn Thảo là nhà văn thích viết về cái tình hơn cái lý. Ơng nói
về tác phẩm chính mình: “Trong truyện ngắn và tiểu thuyết của tôi số đông nhân
vật thường là những con người bé nhỏ, bị hắt hủi, gặp nhiều bất hạnh ở đời. Và đề
tài tôi hay khai thác bao giờ cũng là cái tâm, cái thiện ẩn náu phía trong mỗi con
người khơng may ấy. Tơi thích viết và tâm niệm phải viết như thế!”. Ơng tự mình
định khơng tiếp tục lên gân lên cốt để viết mãi về cái kỳ vĩ gánh vác, về cái oanh
liệt đau đớn. Ông viết về những mảnh đời nho nhỏ, viết về những mệnh kiếp long
đong.
Lê Văn Thảo là nhà văn của xứ sở Nam Bộ. Trong những tác phẩm của
mình, ơng đã giành nhiều tình cảm trân trọng thương yêu đối với những con người
Nam Bộ. Ông coi họ như một phần máu thịt của mình. Người Nam Bộ trong tác
phẩm của ông làm đủ ngành nghề, từ người chân lấm tay bùn với ruộng đồng đến
những người làm thuê, những anh kép chị đào… Nhưng ở họ đều có một tấm lòng
đáng trọng, một nhân cách cao đẹp sáng ngời.

1.2 Truyện ngắn của Lê Văn Thảo
1.2.1 Tóm tắt một số truyện ngắn tiêu biểu của Lê Văn Thảo
1.2.1.1 Bà nội tơi
“Bà nội tơi” là người đảm đang. “Ơng nội tơi” mất từ sớm, bà một mình
ni đám con mười một đứa, tòan con trai mà ai cũng được học hành tử tế. Bà cai
quản cơ ngơi nhà cửa vườn tược và hơn mười mẫu ruộng. Bà còn là người phụ nữ


23

làng trên xóm dưới đều kính nể vì sản lượng lúa của bà làm ra thường cao hơn tất
cả.
Giặc Tây kéo đến làng càn quét. Nhà bà cũng bị chúng kéo vào xúc hết thóc
lúa và cho đáng bom sập không biết bao nhiêu lần. Những đứa con trai bà đều lần
lượt đi đánh giặc. Còn bà ở nhà một mình lo việc gia đình chu đáo và cịn gánh
gạo đi nuôi quân, ủng hộ kháng chiến. Khi bị giặc bắt, bà thẳng thắn đối đáp với
chúng bà theo cách mạng, theo phe nào không ăn lúa của bà. Bọn giặc còn vu oan
cho bà đi theo chúng, cho rải truyền đơn khắp làng khiến cho bà đau khổ, mấy
tháng trời khơng ra ngồi, ra đồng ban đêm, khơng gặp gỡ ai.
Bọn Mỹ cho xe tăng càn lên lúa, lại bắt bà ký giấy giao ruộng cho bọn
chúng. Không lâu sau, bà mất. Trước khi chết, mà còn chỉ tay ra đám ruộng như
sai bảo điều gì đó rồi mới n lịng ra đi.
Hình ảnh người bà hiện lên trong tác phẩm tiêu biểu cho hình ảnh của bao
người phụ nữ Nam Bộ thời kỳ kháng chiến. Tuy không trực tiếp cầm súng đánh
giặc nhưng bà cũng đã đóng góp cho Tổ quốc một phần cơng sức mình vào cuộc
chiến của dân tộc. Đó khơng chỉ là những gánh gạo ni qn mà cịn là những
đứa con xơng pha lửa đạn và là lòng yêu nước, tin tưởng vào sự nghiệp cách
mạng.
1.2.1.2 Chuyến xe giữa trưa mát dịu
Chiếc xe khách chạy từ miền Tây về thành phố chở gã thanh niên và một cơ

gái. Gã gặp nhiều người để tìm việc cho cô gái nhưng đều không được. Gã vốn là
một tên bảo kê nhà hàng khách sạn, có một hôm sảy ra đâm chém nên bỏ trốn về
miền Tây, gặp cô gái bị cha mẹ ép duyên nên trốn đi. Cơ gái và gã gặp gỡ, nói
chuyện với nhau tính chuyện lâu dài. Gã sống trong rừng đước, cơ gái thường
xuyên ghé thăm coi sóc chuyện ăn uống.
Được ba tháng, tên đầu gấu mà cha mẹ cô ái ép uổng tìm đến gây chuyện.
Hắn phát hiện ra thân phận của gã. Vì vậy, gã quyết định đi đầu thú, cơ gái một
lịng địi đi theo.


24

Cuối cùng, không kiếm được việc làm cho cô, gã kêu xe chở trả cô gái về
miền Tây, rồi nhét tiền vào trong túi xách của cô gái. Cô không chịu đi, ngồi xổm
duới bãi rác. Gã nổi khùng đám đá liên hồi cho đến khi cô gái gục xuống, gã bồng
vào xe đóng sập cửa lại kêu người lái xe chạy đi. Gã đứng nhìn cho đến lúc khuất
bóng, sau đó đi đầu thú.
Đọc truyện, lúc đầu khơng ít người hiểu nhầm gã con trai là một kẻ vũ phu
tàn độc. Nhưng càng về sau, người ta càng nhận ra đằng sau cái vẻ bất cần giang
hồ của gã là một con người cũng biết yêu thương như bao con người bình thừong
khác. Tình u ấy khơng bộc lộ bằng bất cứ một lời nói nào mà thể hiện qua
những hành động. Qua truyện, Lê Văn Thảo đã chỉ cho chúng ta thấy được một
điều: Trong tâm hồn của bất cứ một con người nào cũng đều có sự lương thiện.
Chúng ta khơng nên vội đốn xét mà cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều và
khơng nóng vội mới có thể nhận ra những điều ấy.
1.2.1.3 Con mèo
“Tơi” chỉ thích ni chó, khơng thích ni mèo. Một hôm cô thư ký trong
cơ quan mang mèo tới, “tôi” khó từ chối nên mang con mèo về ni, riêng thằng
con “tơi” thì thích mê. Con mèo đẻ, “tơi” tìm mọi cách lần lượt tống lũ mèo con ra
khỏi nhà. Hai con mèo con cuối cùng không biết mang đi đâu, cho ai, ban đêm

“tôi” bèn lén bỏ chúng ra đường. Đứa con “tôi” cứ hỏi hai con mèo đã đi đâu,
“tơi” đành nói dối trên đường đem cho một người bạn giữa đường để xổng mất.
Hai cha con đi tìm lại con mèo nhưng khơng thấy.
“Tơi” khơng thể sống yên bởi cảm giác tội lỗi ấy, như có một tội ác treo
trên đầu. Thế là đêm đêm “tơi” mị ra chỗ cũ mong gặp lại hai con mèo, chỉ thấy
mặt hè ẩm ướt, tối mờ mờ…
Câu chuyện tưởng chừng hết sức nhẹ nhàng giản dị nhưng chứa đựng triết
lý sâu sắc. Đó chính là tình u thương của con người, tấm lòng biết yêu thương,
chia sẻ ngay cả với những con vật bình thuờng nhất.
1.2.1.4 Cơ áo hồng, cơ áo tím


25

Thu Nga và Ngọc Quyên là hai người bạn cũ. Họ gặp lại nhau ở sân bay.
Thu Nga cùng chồng đi nước ngoài, Ngọc Quyên tiễn một người bà con. Hai cơ
gái có hai cách sống hịan tịan khác nhau.
Thu Nga sống thực dụng, cố tìm kiếm một ơng chồng có tiền, có thế lực,
giúp mình kiếm chút nghề nghiệp danh vọng. Ra trường, cô bỏ anh bồ sinh viên,
quay sang anh diễn viên, sang anh đạo diễn, rồi làm quen với đám ca nhạc sân
khấu, có cả một nhà thơ già lụ khụ đưa đón… Trong một cuộc họp báo tuyên bố
bảo trợ, cô làm quen với gã doanh nhân và cặp với gã. Cô ở chung với gã có cuốn
sổ ghi khỏan lương lãnh tháng, chẳng phải lo lắng gì.
Ngọc Quyên lấy anh chồng trước là bạn học, hai đứa quen nhau, cưới nhau
cùng đi dạy học, cuộc sống kinh tế có phần khó khăn nhưng cơ chăm chỉ làm ăn,
đã có ba đứa con, mua được căn nhà nhỏ. Hai người bạn xúc động ôm chầm lấy
nhau mà khóc. Sau khi chia tay, Thu Nga mơ ước có một cuộc sống bình thường
giản dị như Ngọc Qun; Ngọc Quyên lại mơ ước có cuộc sống đầy đủ như Thu
Nga.
Tác phẩm chứa đựng những triết lý về cuộc sống. Con người thường khơng

bao giờ hài lịng với những gì mình đang có. Trong truyện, hai cơ bạn gái người
thì mơ ước có cuộc sống như người này, người lại mơ ước được như người kia.
Hạnh phúc thật ra chính là những gì gần gũi thân thuộc mà chúng ta đang có chứ
khơng phải là những thứ xa vời mà chúng ta chưa đạt được. Truyện nhắc nhở mỗi
người đọc hãy nhìn lại và trân trọng những gì mình đang có.
1.2.1.5 Diễn viên đóng thế
“Tơi” là một diễn viên đóng thế, cơng việc vất vả, ăn cơm gói, tối ngủ dồn
đống ở một góc sân chùa và phải thực hiện nhiều cảnh nhào lộn, đu quay, rất mạo
hiểm mà vẫn không được ai biết đến. Dù vậy, “tôi” vẫn u q cơng việc của
mình, coi đó là một sự hi sinh tất nhiên vì cơng việc. “Tơi” được nhiều người quý
mến và được các nữ diễn viên trò chuyện đùa giỡn thân mật, hay nhờ làm những
việc lặt vặt.


×