Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tính dục trong văn học trung đại việt nam(khảo sát sáng tác của các tác giảnguyễn dữ, đặng trần côn, nguyễn gia thiều, nguyễn du,hồxuân hương, nguyễn đình chiểu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 126 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
<KHOA NGỮ VĂN>

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

Tên đề tài:

TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(Khảo sát sáng tác của các tác giả Nguyễn Dữ, Đặng Trần Cơn, Nguyễn Gia
Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xn Hương, Nguyễn Đình Chiểu)

Mã số: <100 /HĐ-NCKHPTCN>

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Sỹ Đồng

Bình Dƣơng, 9/2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
<KHOA NGỮ VĂN>

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

Tên đề tài:

TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(Khảo sát sáng tác của các tác giả Nguyễn Dữ, Đặng Trần Cơn, Nguyễn Gia


Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xn Hương, Nguyễn Đình Chiểu)

Mã số: <100 /HĐ-NCKHPTCN>

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Sỹ Đồng

Bình Dƣơng, 9/2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
<KHOA NGỮ VĂN>

Tên đề tài:

TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(Khảo sát sáng tác của các tác giả Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia
Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu)

Mã số: < 100 /HĐ-NCKHPTCN>

Tên báo cáo chuyên đề:
BÁO CÁO TỔNG THUẬT TÀI LIỆU ĐỀ TÀI "TÍNH DỤC
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI"

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Sỹ Đồng

Bình Dƣơng, 28/9/2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

<KHOA NGỮ VĂN>

Tên đề tài:

TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(Khảo sát sáng tác của các tác giả Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia
Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu)

Mã số: < 100 /HĐ-NCKHPTCN>

Tên báo cáo chuyên đề:
KHÁI NIỆM TÍNH DỤC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TÍNH DỤC
TRONG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Sỹ Đồng

Bình Dƣơng, 12/3/2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
<KHOA NGỮ VĂN>

Tên đề tài:

TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(Khảo sát sáng tác của các tác giả Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia
Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu)

Mã số: < 100 /HĐ-NCKHPTCN>


Tên báo cáo chuyên đề:
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ VÀ THỜI ĐẠI

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Sỹ Đồng

Bình Dƣơng, 12/4/2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
<KHOA NGỮ VĂN>

Tên đề tài:

TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(Khảo sát sáng tác của các tác giả Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia
Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu)

Mã số: < 100 /HĐ-NCKHPTCN>

Tên báo cáo chuyên đề:
VẤN ĐỀ TÌNH DỤC NHỤC CẢM VÀ XÚC CẢM

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Sỹ Đồng

Bình Dƣơng, 14/5/2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
<KHOA NGỮ VĂN>


Tên đề tài:

TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(Khảo sát sáng tác của các tác giả Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia
Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu)

Mã số: < 100 /HĐ-NCKHPTCN>

Tên báo cáo chuyên đề:
VẤN ĐỀ TÍNH DỤC NHÌN TỪ HÌNH THỨC BIỂU HIỆN

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Sỹ Đồng

Bình Dƣơng, 12/6/2016MỤC LỤC
THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tr. 2

MỞ ĐẦU

Tr. 5


1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu của đề tài
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
6. Nội dung báo cáo
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm tính dục và vấn đề tính dục trong văn học nghệ thuật và tín
ngƣỡng
1.1.1.
Khái niệm tính dục
1.1.2.
Tính dục trong văn học nghệ thuật và tín ngƣỡng
1.2. Những vấn đề về thời đại và tác giả
1.2.1. Những vấn đề về thời đại và tác giả Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn
Gia Thiều
1.2.2. Những vấn đề về thời đại và tác giả Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng
1.2.3. Những vấn đề về thời đại và tác giả Nguyễn Đình Chiểu
CHƢƠNG 2: TÍNH DỤC NHÌN TỪ GĨC ĐỘ NỘI DUNG
2.1. Tính dục xúc cảm
2.1.1. Tính dục xúc cảm nhìn từ hành vi ra "dấu" và khêu gợi thị giác
2.1.2. Tính dục xúc cảm nhìn từ hành vi khêu gợi thính giác, xúc giác, khứu giác
2.2. Tính dục nhục cảm
2.2.1. Tính dục nhục cảm từ góc nhìn nhân bản
2.2.2. Tính dục nhục cảm từ góc nhìn phê phán
CHƢƠNG 3: TÍNH DỤC NHÌN TỪ HÌNH THỨC BIỂU HIỆN
3.1. Các biện pháp nghệ thuật
3.1.1. Nghệ thuật sử dụng điển cố
3.1.2. Nghệ thuật sử dụng từ liên tƣởng, gợi hình, biểu tƣợng
3.2. Khơng gian và thời gian nghệ thuật
3.2.1. Không gian nghệ thuật
3.2.2. Thời gian nghệ thuật
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị


Tr. 5
Tr. 7
Tr. 7
Tr. 8
Tr. 9
Tr. 13
Tr. 14
Tr. 14
Tr. 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tr. 101

Tr. 14
Tr. 16
Tr. 26
Tr. 26
Tr. 34
Tr. 39
Tr. 43
Tr. 43
Tr. 43
Tr. 51
Tr. 59
Tr. 59
Tr. 67
Tr. 73
Tr. 73
Tr. 73

Tr. 79
Tr. 86
Tr. 86
Tr. 91
Tr. 99
Tr. 99
Tr. 100


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Đơn vị: KHOA NGỮ VĂN
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.
Thông tin chung
- Tên đề tài: Tính dục trong văn học trung đại Việt Nam (Khảo sát sáng tác của
các tác giả Nguyễn Dữ, Đặng Trần Cơn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xn
Hương, Nguyễn Đình Chiểu)
- Mã số: 100 /HĐ - NCKHPTCN
- Chủ nhiệm: ThS. Lê Sỹ Đồng
- Đơn vị chủ trì: Khoa Ngữ văn
- Thời gian thực hiện: 12 tháng (6/2015 – 6/ 2016)
2.
Mục tiêu
Góp thêm vào các cơng trình nghiên cứu chun sâu nội dung văn học
thuộc văn học trung đại Việt Nam.
Giúp giảng viên, sinh viên có thêm một nguồn tài liệu để nghiên cứu, bổ
sung nội dung vào quá trình dạy và học các học phần văn học trung đại Việt Nam.
Khẳng định hƣớng nghiên cứu văn học dựa trên cơ sở tâm lí học đã đƣợc
các nhà nghiên cứu đề xuất trƣớc đó là hồn tồn có cơ sở.
Góp phần tạo ra một cái nhìn mới mẻ đối với nội dung văn học trung đại

Việt Nam
Tóm lại, mục tiêu là hƣớng đến hoạt động học tập và nghiên cứu. Công trình Tính
dục trong văn học trung đại Việt Nam (Khảo sát sáng tác của các tác giả Nguyễn Dữ,
Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu)
sẽ giúp cho ngƣời dạy và ngƣời học mở rộng nguồn kiến thức về nội dung văn học, có cái
nhìn tồn diện hơn, sâu sắc hơn về văn học trung đại Việt Nam. Đồng thời, nó sẽ gợi mở
thêm nhiều đề tài cho sinh viên trong quá trình chọn đề tài làm nghiên cứu khoa học hoặc
thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Từ đó, đề tài góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đào
tạo của Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một.
3.
Tính mới và sáng tạo
Tính mới là, vấn đề Tính dục trong văn học đối với các nhà nghiên cứu trên thế
giới khơng hồn tồn là vấn đề mới, nhƣng ở Việt Nam, đây là vấn đề chƣa đƣợc đào sâu,
nghiên cứu kĩ. Đặc biệt, vấn đề Tính dục trong văn học trung đại Việt Nam lại càng ít
đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Thế nên việc thực hiện đề tài Tính dục trong văn
học trung đại Việt Nam là hồn tồn mới.
Tính sáng tạo là, nghiên cứu về vấn đề Tính dục trong văn học trung đại Việt Nam
đã đƣợc một số nhà nghiên nghiên cứu văn học quan tâm và khảo cứu từ đầu thế kỉ trƣớc.
Điều này đồng nghĩa với việc để tìm ra một hƣớng nghiên cứu mới về vấn đề trên không
phải là dễ dàng. Ở đề tài này, chúng tôi đã vận dụng hƣớng nghiên cứu từ sự kết hợp các
lí thuyết về thi pháp học và phân tâm học để làm rõ nội dung mà chúng tôi khảo sát, tức


là xem vấn đề tính dục vừa là một khía cạnh nội dung lại vừa là một phƣơng thức nghệ
thuật.
4.
Kết quả nghiên cứu
Về khái niệm tính dục, sau khi khảo sát các tác phẩm văn học trung đại, và các
định nghĩa về tính dục, chúng tơi xin tạm đƣa ra định nghĩa nhƣ sau:
Tính dục là một hoạt động tự nhiên của con ngƣời, mang tính bản năng. Những

hành vi ấy nhằm thỏa mãn các giác quan và nhu cầu giải tỏa ức chế tâm lí. Do vậy, tính
dục khơng hoàn toàn là hành vi giao hoan. Từ đấy, chúng chia tình dục làm hai loại: một
là để giải tỏa sinh lí – nhƣ là một cơ chế sinh học; một là để giải tỏa uẩn ức tâm lí. Giải
tỏa nhƣ là một giải pháp chứng minh cho sự tồn tại của mình trên cõi đời; hoặc cũng có
thể để quên đời.
Về tác giả và thời đại, chúng tôi đặt ra những vấn đề nhƣ sau:
Cần tiếp tục có nhiều cơng trình nghiên cứu về năm sinh năm mất của
Nguyễn Dữ, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hƣơng để đi đến thống nhất. Riêng tên tác giả
“Nguyễn Dữ” cũng cần tiếp những bài phản biện để thống nhất là “Nguyễn Dữ hay
Nguyễn Dƣ”, và hƣớng tiếp cận, đính chính tên của tác giả này.
Chúng tôi nhận thấy rằng, sự tác động của thời đại và gia cảnh tới tâm sinh
lí của các tác giả đƣợc biểu hiện trong các tác phẩm là rất lớn, mà cụ thể nhất là ở nội
dung tính dục. Nó nhƣ một sự “phá bĩnh” trƣớc hành vi phản ứng của cá nhân trong các
mối quan hệ xã hội và định kiến về đạo đức.
Về vấn đề tính dục từ góc nhìn nội dung và hình thức biểu hiện, chúng tơi sau q
trình khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích đã tổng hợp ở những khía cạnh sau:
Tính dục nhục cảm
Tính dục xúc cảm
Các biện pháp nghệ thuật
Không gian và thời gian nghệ thuật
5.
Sản phẩm
- Chúng tôi thực hiện thành công bốn chuyên đề và một báo cáo phân tích nhƣ
sau:
+ Khái niệm tính dục và vấn đề tính dục trong văn học nghệ thuật, tín ngƣỡng
+ Những vấn đề về tác giả và thời đại
+ Tính dục nhìn từ góc độ nội dung
+ Tính dục nhìn từ hình thức biểu hiện
6.
Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng

áp dụng
- Về hiệu quả, chúng tôi đã vận dụng hƣớng tiếp cận tác phẩm từ góc độ thi pháp
học và tâm lí học trong quá trình thực hiện giảng dạy các học phần Văn học trung đại
trong chƣơng trình đào tạo chuyên ngành Sƣ phạm Ngữ văn của Khoa Ngữ văn thì thấy
có những kết quả khả quan. Sinh viện đã có cái nhìn tồn diện hơn về nội dung và nghệ
thuật của các tác phẩm văn học có yếu tố tính dục. Đồng thời chất lƣợng dạy và học cũng


đƣợc nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, chúng tôi dự kiến sẽ cho cho sinh viên vận dụng những
kết quả nghiên cứu của đề tài này sau khi nghiệm thu vào việc giảng thử các bài học: ; Ở
Ngữ văn lớp 7, tập 1, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hƣơng, tr. 94; Ở Ngữ văn lớp 9, tập 1,
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, tr. 43, Trích Chinh phụ ngâm (Sau
phút chia li) của Đặng Trần Côn, tr. 91 Ở Ngữ văn lớp 10, tập 2, Trích Chinh phụ ngâm
(Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ) của Đặng Trần Côn, tr. 86; Ở Ngữ văn lớp 11, tập
1, Tự tình của Hồ Xuân Hƣơng, tr.18…
Về phƣơng thức chuyện giao và khả năng áp dụng: Nếu đề tài bảo vệ thành
công, chúng tôi sẽ ấn hành thành tài liệu tham khảo cho:
+ Giảng viên, sinh viên Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một
+ Giảng viên, sinh viên Khoa Giáo dục, Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một
+ Giáo viên, học sinh các trƣờng trung học phổ thơng trên địa bàn tỉnh Bình
Dƣơng.
Ngày 26 tháng 9 năm 2016
Đơn vị chủ trì
(Chữ ký, họ và tên)

ThS. Lê Thị Kim Út

Chủ nhiệm đề tài
(Chữ ký, họ và tên)


ThS. Lê Sỹ Đồng


MỞ ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

- Sự cần thiết phải thực hiện đề tài
Từ trƣớc đến nay, giới nghiên cứu văn học Việt Nam thƣờng tập trung nghiên cứu
hai vấn đề cơ bản của văn học: Yêu nƣớc và Nhân đạo. Trong khi đó, nội dung của văn
học ln thể hiện một cách toàn diện và sâu sắc hiện thực khách quan và hiện thực tâm
hồn của con ngƣời. Cho nên, nội dung văn học không chỉ là hai vấn đề trên. Do đó, việc
nghiên cứu nội dung văn học cần có một cái nhìn cách tồn diện hơn, khách quan hơn để
có để đánh giá đầy đủ các vấn đề văn học một cách sâu sắc và chính xác.
Khi nhắc tới văn học trung đại Việt Nam, các nhà nghiên cứu thƣờng dựa vào
hoàn cảnh lịch sử và thế giới quan của các nhà văn để chia nội dung, đề tài sáng tác…
theo các khuynh hƣớng chung của thời đại; mà quên đi quá trình một tác phẩm văn học ra
đời chính là q trình thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu tâm tinh thần của các tác giả. Vì vậy,
các cơng trình nghiên cứu thƣờng đề cập nhiều đến những nội dung mang tính chung,
tính khái quát mà có phần xem nhẹ tính cụ thể, tính riêng của từng tác phẩm. Đây vừa là
ƣu điểm lại vừa là khuyết điểm. Ƣu điểm là dễ dàng tạo lập đƣợc một mơ hình chung về
một thời kì văn học. Khuyết điểm là khơng nhìn thấy đƣợc chiều sâu tâm trạng, tâm tƣ
của tác giả dƣới bề dầy câu chữ khơng cảm xúc.
Vấn đề Tính dục trong văn học đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới khơng
hồn tồn là vấn đề mới, nhƣng ở Việt Nam, đây là vấn đề chƣa đƣợc đào sâu, nghiên
cứu kĩ. Đặc biệt, vấn đề Tính dục trong văn học trung đại Việt Nam lại càng ít đƣợc các
nhà nghiên cứu quan tâm. Thế nên, những khoảng tri thức về vấn đề tính dục trong văn
học trung đại Việt Nam còn khá trống trải.



Trong chƣơng trình đào tạo ngành Sƣ phạm Ngữ Văn của Trƣờng Đại học Thủ
Dầu Một có hai học phần về văn học trung đại Việt Nam nhƣng lại chƣa có cơng trình
nào nghiên cứu các vấn đề nội dung Tính dục ở hai học phần này. Từ đó, giảng viên khi
nhận nhiệm vụ giảng dạy hai học phần thuộc văn học trung đại Việt Nam còn khá lúng
túng khi lên lớp, và hầu nhƣ chỉ dựa vào những kiến thức từ các cơng trình nghiên cứu
trƣớc đó để soạn bài giảng. Chính điều này đã làm bài giảng kém hấp dẫn, kém mới; chất
lƣợng bài học cũng bớt phần hiệu quả.
Từ thực trạng trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: Tính dục trong văn học
trung đại Việt Nam (Khảo sát sáng tác của các tác giả Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,
Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu).
- Cơ sở luận cứ về kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác,
nhằm lý giải sự cần thiết phải thực hiện đề tài:
Thứ nhất, sau quá trình sƣu tầm tài liệu và khảo cứu những bài viết liên quan
đến Tính dục trong văn học trung đại Việt Nam nhƣ đã trình bày trong phần tổng quan,
chúng tơi khẳng định việc nghiên cứu về vấn đề này chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Trong khi tính dục là phần khơng thể thiếu trong nội dung văn học ở tất cả các thời kì chứ
khơng riêng gì văn học trung đại. Nó khơng chỉ góp phần làm cho nội dung văn học
phong phú hơn mà còn thể hiện nhu cầu về quyền sống của một con ngƣời giữa đời
thƣờng. Ngồi ra, chính việc thể hiện nội dung tính dục trong các tác phẩm văn học mà
các tác giả đã tạo ra những nét mới về nghệ thuật cho văn học Việt Nam. Do vậy, việc
thực hiện đề tài chúng tôi đƣa ra sẽ có một ý nghĩa khoa học nhất định. Khi đề tài thành
cơng, nó sẽ bổ khuyết những vấn đề khoa học mà những cơng trình trƣớc đây nghiên cứu
về văn học trung đại Việt Nam cịn thiếu sót.
Thứ hai, trong chƣơng trình phổ thơng, sau khi khảo sát sách giáo khoa Ngữ
Văn từ lớp 6 đến lớp 12, chúng tôi nhận thấy các tác phẩm văn học trung Việt Nam đƣợc
đƣa vào giảng dạy khá nhiều. Cụ thể nhƣ sau:
Ở Ngữ văn lớp 7, tập 1, có các bài học nhƣ: Nam quốc sơn hà của Lí
Thƣờng Kiệt, tr. 62; Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, tr.65; Thiên Trường
vãn vọng của Trần Nhân Tông, tr. 75; Trích Cơn Sơn ca của Nguyễn Trãi, tr. 78; Trích

Chinh phụ ngâm (Sau phút chia li) của Đặng Trần Côn, tr. 91; Bánh trôi nước của Hồ
Xuân Hƣơng, tr. 94; Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tr. 102; Bạn đến chơi
nhà của Nguyễn Khuyến, tr. 104; Trích Quan Âm Thị Kính (Nỗi oan hại chồng) tr.111.
Ở Ngữ văn lớp 8, tập 2, có các bài học nhƣ: Thiên đơ chiếu của Lí Cơng
Uẩn, tr. 48; Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, tr.55; Trích Bình Ngơ đại cáo (Nước đại
việt ta) của Nguyễn Trãi, tr. 66; Luận học pháp của Nguyễn Thiếp, tr.76.
Ở Ngữ văn lớp 9, tập 1, có các bài học nhƣ: Chuyện người con gái Nam
Xương của Nguyễn Dữ, tr. 43; Trích Vũ trung tùy bút (Chuyện cũ ở phủ chúa Trịnh) của
Phạm Đình Hổ, tr.60; Trích Hồng Lê nhất thống chí (hồi 14) của Ngơ Gia Văn Phái, tr.
64; Trích Truyện Kiều (Chị em Thúy Kiều- tr.80, Cảnh ngày xuân – tr.84, Kiều ở lầu
Ngưng Bích – tr.93, Mã Giám Sinh mua Kiều – tr.97, Kiều báo ân báo oán – tr.106) của
Nguyễn Du; Trích Lục Vân Tiên (Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên gặp
nạn) của Nguyễn Đình Chiểu, tr 109 – 118.


Ở Ngữ văn lớp 10, tập 1, có các bài học nhƣ: Thuật hoài của Phạm Ngũ
Lão, tr.115; Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, tr.117; Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
tr.128; Độc Tiểu thanh kí của Nguyễn Du, tr.131; Quốc tộ của Pháp Thuận, tr.138; Cáo
tật thị chúng của Mãn Giác, tr.140; Quy hứng của Nguyễn Trung Ngạn, tr.142.
Ở Ngữ văn lớp 10, tập 2, có các bài học nhƣ: Bạch Đằng giang phú của
Trƣơng Hán Siêu, tr. 3; Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi; tr. 8; Tựa Trích diễm thi tập
của Hoàng Đức Lƣơng, tr. 28; Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung,
tr.31; Chuyện chức Phán Sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, tr. 55; Trích Chinh phụ ngâm
(Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ) của Đặng Trần Cơn, tr. 86; Trích Truyện Kiều
(Trao dun, Nỗi thương mình, Chí anh hùng, Thề nguyền) của Nguyễn Du, tr. 103 –
115.
Ở Ngữ văn lớp 11, tập 1, có các bài học nhƣ: Trích Thượng kinh kí sự (Vào
phủ chúa Trịnh) của Lê Hữu Trác, tr.3; Tự tình của Hồ Xuân Hƣơng, tr.18; Câu cá mùa
thu của Nguyễn Khuyến, tr.21; Thương vợ của Trần Tế Xƣơng, tr. 29; Khóc Dương Khuê
của Nguyễn Khuyến, tr. 31; Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xƣơng, tr. 33; Bài ca ngất

ngưỡng của Nguyễn Công Trứ, tr.37; Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát, tr.40; Trích Lục
Vân Tiên (Lẽ ghét thương) của Nguyễn Đình Chiểu, tr. 45; Chạy giặc của Nguyễn Đình
Chiểu, tr.49; Hương sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh, tr. 50; Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, tr.56; Chiếu cầu hiền của Ngơ Thì Nhậm, tr. 68; Trích
Tế cấp bát điều (Xin lập khoa luật) của Nguyễn Trƣờng Tộ, tr.71.
Vậy, có trên 50 văn bản kể cả trích đoạn và tác phẩm thuộc văn học trung đại
Việt Nam đƣợc học trong chƣơng trình Phổ thơng, chứng tỏ văn học trung đại chiếm một
vị trí khá quan trọng trong việc dạy và học văn. Ngoài nội dung chính của các tác phẩm
này là yêu nƣớc và nhân đạo thì ít nhiều đã đề cập đến những vần đề riêng tƣ đời thƣờng
– vấn đề tính dục. Tuy nhiên, trong quá giảng dạy chƣơng trình ngữ văn Trung học phổ
thông và trao đổi với đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy cả ngƣời dạy và ngƣời học còn rất
rụt dè, e ngại khi dạy và những bài học có yếu tố hoặc có nội dung liên quan đến vấn đề
tính dục. Ngun nhân thì nhiều, nhƣng chủ yếu vẫn là do chƣa có cái nhìn tồn diện về
vấn đề tính dục trong văn học, chƣa nhìn rõ đƣợc nguồn cơn cảm xúc của các tác giả khi
muốn giải bày những uẩn ức tâm lí trƣớc sự đời và tình ngƣời trong tác phẩm văn học.
Thứ ba, trong chƣơng trình đào tạo ngành Sƣ phạm Ngữ văn của Khoa Ngữ văn
tại Trƣờng ĐH Thủ Dầu Một có học phần Văn học trung đại liên quan trực tiếp đến vấn
đề tính dục trong tác phẩm của các tác giả mà chúng tơi khảo sát nhƣ trên nhƣng lại chƣa
có cơng trình nào của Khoa trực tiếp nghiên cứu đến nôi dung đề tài chúng tôi đƣa ra. Do
vậy, nếu sớm thực hiện, đề tài này sẽ bổ sung thêm một nguồn tài liệu quý cho sinh viên,
cho giảng viên trong quá trình dạy và học.
Thứ tư, qua các buổi sinh hoạt về văn học, chúng tôi nhận thấy nhiều độc giả
khá hứng thú với vấn đề tính dục trong văn học nhƣng lại có rất ít thơng tin, tài liệu tham
khảo, đặc biệt là tài liệu về vấn đề tính dục trong văn học trung đại khá khan hiếm nên
khi đƣa ra nhận định về vấn đề này thƣờng mang tính cảm tính. Từ đó, dẫn đến cách hiểu
mờ hồ, đơi khi lệch lạc. Vì thế, chúng tơi nhận thấy việc nhanh chóng thực hiện đề tài
trên sẽ góp thêm phần không nhỏ vào việc tạo thêm điều kiện cho ngƣời đọc tiếp cận với
những tác phẩm văn học có nội dung tính dục nói chung và vấn đề tính dục trong văn học



trung đại nói riêng trong hoạt động văn học của một số câu lạc bộ văn học trực thuộc các
trƣờng trung học, đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Góp thêm vào các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu nội dung văn học
thuộc văn học trung đại Việt Nam
Giúp giảng viên, sinh viên có thêm một nguồn tài liệu để nghiên cứu, bổ
sung nội dung vào quá trình dạy và học các học phần văn học trung đại Việt Nam.
Khẳng định hƣớng nghiên cứu văn học dựa trên cơ sở tâm lí học đã đƣợc
các nhà nghiên cứu đề xuất trƣớc đó là hồn tồn có cơ sở.
Góp phần tạo ra một cái nhìn mới mẻ đối với nội dung văn học trung đại
Việt Nam
Tóm lại, mục tiêu là hƣớng đến hoạt động học tập và nghiên cứu. Cơng trình Tính
dục trong văn học trung đại Việt Nam (Khảo sát sáng tác của các tác giả Nguyễn Dữ,
Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu)
sẽ giúp cho ngƣời dạy và ngƣời học mở rộng nguồn kiến thức về nội dung văn học, có cái
nhìn tồn diện hơn, sâu sắc hơn về văn học trung đại Việt Nam. Đồng thời, nó sẽ gợi mở
thêm nhiều đề tài cho sinh viên trong quá trình chọn đề tài làm nghiên cứu khoa học hoặc
thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Từ đó, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo
của Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một.
3.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

-

Đối tƣợng nghiên cứu
Tính dục trong văn học trung đại Việt Nam.

-


Phạm vi nghiên cứu

Van học trung đại Việt Nam trải dài 10 thế kỉ, có hàng ngàn tác giả nên việc khảo
sát tất cả là không thể. Nhƣ tên đề tài, chúng tôi chỉ giới hạn phạm nghiên cứu ở một số
tác giả và một số văn bản. Cụ thể nhƣ sau:
+ Tác giả Nguyễn Dữ, chúng tôi chọn văn bản Truyền kì mạn lục, Trúc Khê, Ngơ
Văn Triện dịch, Nxb Văn nghệ, 1988.
+ Tác giả Đặng Trần Côn, chúng tôi chọn văn bản Chinh phụ ngâm, bản của
Nguyễn Đỗ Mục, Tân Dân in, 1929.
+ Tác giả Nguyễn Gia Thiều chúng tơi chọn văn bản Cung ốn ngâm, Nguyễn Lộc
khảo đính, Nxb Văn học, 1986.
+ Tác giả Hồ Xuân Hƣơng, chúng tôi chọn văn bản Thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Lộc tuyển chọn, Nxb Văn học, 1982.
+ Tác giả Nguyễn Du, chúng tôi chọn văn bản Truyện Kiều, Nguyễn Thạch Giang
khảo đính, Nxb Giáo dục, 1997.


+ Tác giả Nguyễn Đình Chiểu, chúng tơi chọn văn bản Nguyễn Đình Chiểu tồn
tập, tập 1, Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sĩ Lâm, Nguyễn Thạch Giang biên khảo, Nxb Văn
học, 1997.
và những cơng trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài.
4.

CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.

Cách tiếp cận

Dùng phƣơng pháp duy vật lịch sử, thi pháp học kết hợp tâm lí học để khảo sát, so

sánh, phân loại, đánh giá, phân tích, tổng hợp.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa vào tính chất của đề tài, yêu cầu của một báo cáo khoa học, chúng tôi vận
dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp sưu tầm: Tập hợp những cơng trình liên quan đến vấn đề tính dục
trong văn học trung đại. Từ những văn bản đƣợc tập hợp này, chúng tôi sẽ làm cơ sở
khoa học, đặt tiền đề cho các bƣớc tiếp theo trong quá trình thực hiện đề tài.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Trong quá trình tập hợp tài liệu, chúng tôi
nhận thấy các tác phẩm mà chúng tôi chon khảo sát có rất nhiều ấn bản ở nhiều thời kì
khác nhau. Nên với phƣơng pháp so sánh – đối chiếu, chúng tôi sẽ xác định đƣợc văn bản
tốt nhất phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê - phân loại: Phƣơng pháp này giúp dễ dàng sử dụng các
tài liệu sƣu tầm làm dẫn chứng cho các nhận định ở các mục trong đề tài một cách chính
xác, khoa học.
- Phương pháp phân tích: Phƣơng pháp này giúp tìm ra và xác định cái hay, cái
mới và chỉ ra những đóng góp của điển cố đối với giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Phương pháp liên ngành: Vấn đề tính dục khơng chỉ là nội dung của văn học mà
còn là nội dung của nhiều ngành khoa học khác… Vấn đề tính dục mà chúng tơi khảo sát
trong tác phẩm văn học có liên quan mật thiết tới lịch sử, văn hóa, tâm lí nên phƣơng
pháp liên ngành rất hữu ích. Nó khơng chỉ giúp cho việc xác định nội dung tính dục mà
cịn giúp cho việc đánh giá nội dung tính dục để đi đến kết luận cuối cùng về ý nghĩa mà
nội dung tính dục góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm
- Phương pháp tổng hợp: Dựa vào phƣơng pháp này, chúng tơi có thể đƣa ra
những nhận định chung nhất, khái quát nhất về vấn đề tính dục trong văn học trung đại.
Đồng thời, chúng tơi có thể đi đến kết luận thật cụ thể về vị trí của nội dung tính dục bên
cạnh các nội dung khác trong tác phẩm văn học.
5.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Hiện nay, những bài báo, những cơng trình nghiên cứu về các tác giả và tác phẩm
văn học mà chúng tôi chọn khảo sát là không thể thống kê hết. Chỉ kể riêng Truyện Kiều
của Nguyễn Du cũng có cả nghìn bài báo, vài chục luận án tiến sĩ, thạc sĩ và hàng trăm


cuốn sách. Thế nên, chúng tôi chỉ liệt kê dƣới đây những cơng trình, những bài báo liên
quan mật thiết nhất đến đối tƣợng nghiên cứu của đề tài. Cụ thể nhƣ sau:
Những cơng trình chung
Hiện thời chúng tơi xác định đƣợc những cơng trình nhƣ sau:
1.
Vũ Đình Lƣu (1968), Hành trình vào phân tâm học, Hồng Đơng Phƣơng, SG.
2.
Đinh Gia Khánh, Mai Cao Chƣơng, Bùi Duy Tân (1978), Lịch sử văn học Việt
Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
3.
Nguyễn Lộc (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp.
4.
Lê Trí Viễn (1988), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, ĐH Sƣ phạm TP. Hồ
Chí Minh.
5.
Trần Đình Sử (1997), Về con người cá nhân trong văn học cổ, Nxb Đại học Quốc
gia, HN.
6.
Nguyễn Đăng Na (2007), Con đường giải mã văn học Việt Nam Trung đại, Nxb
Giáo dục.
7.
Trần Nho Thìn (2007), Văn học Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục.
8.
Đoàn Thị Thu Vân (2008), Văn học trung đại Việt Nam – Thế kỉ X đến hết thế kỉ

XIX, Nxb Giáo dục.
9.
Đỗ Lai Thúy (2009), Bút pháp của ham muốn, Nxb Tri Thức.
10.
Đỗ Lai Thúy (2011), Phê bình văn học, con vật lưỡng thể: Tư tưởng phê bình văn
học Việt Nam, một cái nhìn lịch sử, Nxb Hội nhà văn, HN.
11.
Liễu Thƣơng (2011), Phân tâm học và phê bình văn học, Nxb Phụ nữ.
12.
Vũ Thị Hồng Yến (2010), Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt
Nam, Luận văn cao học, ĐH Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.
13.
Nguyễn Thị Gái (2010), Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nơm, Luận văn cao
học, ĐH Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.
Về tác phẩm của Nguyễn Dữ
Hiện thời chúng tôi xác định đƣợc những cơng trình nhƣ sau:
1.
Nguyễn Quang Hồng (2005), Chuyển dịch từ ngữ song tiết Hán văn sang từ ngữ
văn Nôm trong bản giải âm Truyền kỳ mạn lục, Ngôn Ngữ, Số 8.
2.
Trần Thị Nhung (2010), Nghệ thuật miêu tả ngoại hình người phụ nữ trong
Truyền kỳ mạn lục từ góc nhìn giới, TC Khoa học và Cơng nghệ, Số 9.
3.
Lƣu Thị Hồng Việt (2012), Nhân vật người phụ nữ trong Kim ngao tân thoại và
Truyền kỳ mạn lục, Nghiên cứu Đông Bắc á, Số 4.
4.
Trần Thị Thu Hiền (2012), Oan và giải oan của người đàn ông trong Truyền kỳ
mạn lục - Nguyễn Dữ, Tạp chí Giáo dục, Số 284.
Về các phẩm của Hồ Xuân Hƣơng
Hiện thời chúng tơi xác định đƣợc những cơng trình nhƣ sau:

1.
Đào Thái Tôn (1993), Thơ Hồ Xuân Hương: Từ nguồn cội đến thế tục, Nxb Giáo
Dục, HN.


2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

12.
13.
14.
15.

Nguyễn Thị Ngọc (1996), Hồ Xuân Hương và nền văn hóa dân gian Việt Nam,
Nxb Thế Giới, HN.
Nguyễn Thị Năm (2004), Đi tìm nét đặc sắc của từ lý trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hương, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Những nhà nghiên cứu ngữ văn trẻ.
Phùng Thị Thanh Huyền (2004), Tính nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, Kỷ yếu hội
nghị sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
Kiều Thu Hoạch (2007), Thơ nôm Hồ Xn Hương từ góc nhìn văn bản học, Văn
hóa - nghệ thuật, Số 10.
Hoàng Phong Tuấn (2007), Những vấn đề đặt ra khi giảng dạy thơ Hồ Xuân

Hương ở nhà trường phổ thông, TC Giáo dục, Số 161.
Nguyễn Xuân Lạc (2008), Tự tình II, Ngơn ngữ, Số 3.
Lê Thu Yến (2008), Sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học,
HN.
Bùi Thị Thanh Vân (2009), Thơ Nôm Hồ Xn Hương nhìn từ góc độ giới tính,
Luận văn cao học, ĐH Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh
Lê Văn Hùng (2010), Tiếp cận thơ Nôm đường luật của Hồ Xuân Hương theo
hình thức quy phạm và hình thức phá cách, Tạp chí Giáo dục, Số 236.
Hồng Thị Tuyết Mai, Vũ Thị Ngọc (2010), Trào lưu chủ tình trong văn học Việt
Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX qua thơ nôm Hồ Xuân Hương, TC Khoa học và
Công nghệ, Số 11.
Đỗ Lai Thúy (2010), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực: Những mơ mộng nghệ
thuật, Nxb Văn học, HN.
Nguyễn Thị Ngọc Châu (2010), Vấn đề tính dục trong thơ Nơm Hồ Xuân Hương
dưới góc độ so sánh, Luận văn cao học, ĐH Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.
Lê Văn Hùng (2011), Lời thơ trào phúng - một biện pháp nghệ thuật xây dựng nên
thơ Nôm đường luật Hồ Xuân Hương, Tạp chí Khoa học, Số 12.
Vũ Thị Huế (2013), Giọng điệu khẩu ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Ngôn
ngữ & Đời sống, Số 1 & 2.

Về các tác phẩm của Nguyễn Du
Hiện thời chúng tôi xác định đƣợc những cơng trình nhƣ sau:
1.
Thích Thiên Ân (1966), Giá trị triết học tôn giáo trong Truyện Kiều, Đông
Phƣơng xuất bản, SG.
2.
Đào Duy Anh (1974), Từ điển Truyện Kiều, Nxb KHXH, HN.
3.
Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb
KHXH, HN.

4.
Nguyễn Thạch Giang, Trƣơng Chính (2000), Nguyễn Du, tác phẩm và lịch sử văn
bản, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
5.
Lê Xuân Lít (2005), Hai trăm năm nghiên cứu – bàn luận Truyện Kiều, Nxb Giáo
Dục, HN.
6.
Nguyễn Đức Khuê (2005), Nhân 240 năm sinh thi hào Nguyễn Du, đọc lại truyện
kiều cảm nhận tình q trong Thúy Kiều, Ngơn ngữ, Số 12.


7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.

25.
26.
27.
28.

Trƣơng Xn Tiếu (2006), Góp phần tìm hiểu nội dung thẩm mĩ đích thực một
đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngôn ngữ, Số 6.
Trƣơng Xuân Tiếu (2007), Tìm hiểu nghệ thuật sử dụng từ xưng hô của Nguyễn
Du trong lời thoại của nhân vật Thúy Kiều đêm “trao duyên”, Ngôn ngữ, Số 6.
Phan Thị Huyền Trang (2007), Những liên tưởng ngữ nghĩa của từ hoa trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngôn ngữ, Số 11.
Phan Thanh Sơn (2008), Về một số từ ngữ trong Truyện Kiều, Ngôn ngữ, Số 2.
Nguyễn Thị Chiến (2008), Nhân vật phụ nữ từ truyện Nơm bình dân đến Truyện
Kiều, Văn hóa - nghệ thuật, Số 288.
Lê Minh Quốc (2008), Văn hóa Truyện Kiều, Xƣa và Nay, Số 301.
Võ Minh Hải, Nguyễn Quang Linh (2009), Đặc trưng thẩm mĩ của các ngữ liệu
văn hố trong Truyện Kiều, Ngơn ngữ & đời sống, Số 4.
Trƣơng Xuân Tiếu (2009), Tìm hiểu nghệ thuật sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ
của Nguyễn Du trong đoạn trích "Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Truyện Kiều),
Ngơn ngữ, Số 1.
Nguyễn Văn Hồn (2009), Trương Tửu và việc nghiên cứu Truyện Kiều, Khoa học
Xã hội, Số 4.
Nguyễn Ngọc Thiện, Cao Kim Lan (2009), Tranh luận Truyện Kiều (1924 –
1945), Nxb Văn Học, HN.
Lê Xuân Lít (2010), Một số vấn đề cần trao đổi khi nghiên cứu Truyện Kiều: dạy
và học Truyện Kiều, Nxb Thời Đại, HN.
Lê Thị Hoài Phƣơng (2010), Truyện Kiều với nghệ thuật sân khấu truyền thống
Việt Nam, Văn hóa - nghệ thuật, Số 307.
Nguyễn Lai (2010), Thực thể trời tâm linh trong thế giới nhân quả truyện Kiều
qua bút pháp Nguyễn Du, Ngôn ngữ, Số 12.

Cao Thị Liên Hƣơng (2010), Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du,
Luận văn cao học, ĐH Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.
Ngơ Quốc Qnh (2010), Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều, Nxb
Giáo dục Việt Nam
Lê Nguyên Cẩn (2011), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, Nxb Thơng tin
và Truyền thông, HN.
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2011), Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du,
Tạp chí Khoa học, Số 12.
Lê Thu Yến (2011), Văn hoá ứng xử người Việt thể hiện qua tình yêu Kim - Kiều
(Truyện Kiều của Nguyễn Du), Tạp chí Khoa học, Số 12.
Đặng Thị Thu Hiền (2011), Ý nghĩa biểu trưng của gió (phong) và các biểu thức
chứa gió trong Truyện Kiều, Ngơn ngữ, Số 10.
Lê Văn Quán (2012), Những giá trị và hạn chế tư tưởng trong Truyện Kiều, Hán
Nôm, Số 4.
Phạm Tú Châu (2013), Hai ý kiến đáng ghi nhận về Truyện Kiều của học giả
Trung Quốc, Nghiên cứu Trung Quốc, Số 1.
Nguyễn Đức Thuận (2013), Thơ vịnh Kiều trên Nam Phong tạp chí, Khoa học, Số
2.


29.
30.
31.

Nguyễn Văn Chƣơng (2013), Thiên tài Nguyễn Du với chữ Xuân trong Truyện
Kiều, Ngôn ngữ &Đời sống, Số 1 & 2.
Phan Ngọc (2013), Truyện Kiều trong văn hóa Việt Nam, Nxb Thanh Niên, HN.
Nhiều tác giả (2015), Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Du, Nxb
Đại học Quốc gia TP. HCM


Về tác phẩm của Đặng Trần Côn
Hiện thời chúng tơi xác định đƣợc những cơng trình nhƣ sau:
1.
Đặng Thai Mai (1949), Giảng văn Chinh phụ ngâm, Ấn thƣ tƣ tƣởng Thanh Hóa.
Sau đƣợc in trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Lí luận – phê bình 1945 -1975),
quyển 5, tập 7, Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (2008), Nxb Khoa học Xã hội.
2.
Lê Tuyên (1961), Chinh phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày, Ấn bản
Đại học Huế.
3.
Nguyễn Văn Dƣơng (1964), Thử giải quyết vấn đề diễn giả Chinh phụ ngâm, Ấn
bản Đại học Huế. Cơng trình này sau đƣợc tái bản vào năm 2009, Nxb Văn hóa Thơng tin.
4.
Hồng Xn Hãn (1993), Chinh phụ ngâm bị khảo, Nxb Giáo Dục.
5.
Đặng Trần Cơn, Đồn Thị Điểm (1994), Chinh phụ ngâm: Hán - Hán Việt - Nôm Quốc ngữ , Lạc Thiện sao lục, Ấn bản Hội Ngơn ngữ học T.P. Hồ Chí Minh.
6.
Đặng Trần Cơn, Đồn Thị Điểm diễn Nơm (1996), Chinh phụ ngâm, Kiều Văn
tuyển chọn, Nxb Đồng Nai.
7.
Nhiều tác giả (2001), Đến với Chinh phụ ngâm, Ngô Viết Dinh (tuyển chọn và
biên tập), Nxb Thanh Niên.
8.
Phan Huy Ích (2002), Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc, Nguyễn Văn Xuân khảo
lục, Nxb Văn nghệ.
9.
Nguyễn Thạch Giang (cb, 2004), Tinh tuyển văn học Việt Nam,Văn học Việt Nam
thế kỉ XVIII, tập 5, quyển 2, Nxb Khoa học xã hội.
10.
Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (cb, 2004), Từ điển

văn học bộ mới, Nxb Thế Giới.
11.
Đoàn Quang Lƣu (2008), Mở rộng điển tích Chinh phụ ngâm, Nxb Nghệ An và
TT Văn hố Ngơn ngữ Đơng Tây.
Về tác phẩm của Nguyễn Gia Thiều
Hiện thời chúng tôi xác định đƣợc những công trình nhƣ sau:
1.
Nguyễn Gia Thiều (1964), Cung ốn ngâm, Lại Ngọc Cang khảo thích và giới
thiệu, Nxb Văn học.
2.
Nguyễn Gia Thiều (1986), Cung ốn ngâm khúc, Nguyễn Lộc (khảo đính, giới
thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội.
3.
Nhiều tác giả (2001), Đến với Cung ốn ngâm, Ngơ Viết Dinh (tuyển chọn và biên
tập), Nxb Thanh Niên
4.
Nguyễn Gia Thiều (2004), Cung oán ngâm khúc bằng tranh (Lời: Trần Kim Lý
Thái Thuận, Tranh: Trƣơng Quân), Nxb Văn học, Hà Nội.


5.
6.

Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (cb, 2004), Từ điển
văn học bộ mới, Nxb Thế Giới.
Nguyễn Gia Thiều, Đồn Thị Điểm (2007), Cung ốn ngâm khúc - Chinh phụ
ngâm, Nxb Văn học.

Về tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu
Hiện thời chúng tơi xác định đƣợc những cơng trình nhƣ sau:

1.
Bùi Giáng (1957), Một vài nhận xét về Lục Vân Tiên, Chinh phụ ngâm, Quan Âm
Thị Kính, Tân Việt xuất bản, SG.
2.
Nguyễn Đình Chiểu (1957), Ngư Tiều vấn đáp và văn thơ yêu nước khác, Nxb
Nghiên cứu, HN.
3.
Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa (1971), Sưu tập bổ túc các bài báo về
Nguyễn Đình Chiểu, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, SG.
4.
Nguyễn Đính Chiểu (1973), Lục Vân Tiên, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa
xuất bản, SG.
5.
Trần Văn Giàu (1983), Nguyễn Đình Chiểu đạo làm người, Sở Văn hóa Thơng tin
xuất bản, LA.
6.
Cao Tự Thanh, Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Nguyễn Đình Chiểu với văn hóa Việt
Nam, Sở Văn hóa Thơng tin xuất bản, LA.
7.
Vũ Tiến Quỳnh (1991), Nguyễn Đình Chiểu: Tuyển chọn và trích dẫn những bài
phê bình – bình luận văn học của các nhà văn – nghiên cứu Việt Nam và thế giới,
Nxb Tổng hợp Khánh Hòa, KH.
8.
Nhiều tác giả (1997), Nguyễn Đình Chiểu tồn tập, tập 1, Nxb Văn học.
9.
Nhiều tác giả (1997), Nguyễn Đình Chiểu tồn tập, tập 2, Nxb Văn học.
10.
Tuấn Thành, Anh Vũ (2002), Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm và dư luận, Nxb Văn
học.
11.

Nguyễn Ngọc Thiện (2003), Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo
dục.
12.
Lê Viết Thắng (2008), Vấn đề tính dục trong Truyện Kiều, Luận văn cao học, Đại
học Vinh.
13.
Phạm Văn Ánh (2009), Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục
Việt Nam
Ngồi ra chúng tơi cũng sƣu tầm đƣợc khơng ít bài viết liên quan đến đề tài trên
báo chí, in – tơ – net…
Về việc đánh giá những cơng trình trên nhƣ là q trình tiếp cận lịch sử vấn đề,
chúng tơi xin trình bày riêng ở chuyên đề tổng thuật tài liệu nghiên cứu.

6. NỘI DUNG BÁO CÁO
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
1.1. Khái niệm tính dục và vấn đề tính dục trong văn học nghệ thuật, tín ngƣỡng


1.2. Những vấn đề về tác giả và thời đại
Chƣơng 2: Tính dục nhìn từ góc độ nội dung
2.1. Tính dục nhục cảm
2.2. Tính dục xúc cảm
Chƣơng 3: Tính dục nhìn từ hình thức biểu hiện
3.1. Các biện pháp nghệ thuật
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật

NỘI DUNG
. CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm tính dục và vấn đề tính dục trong văn học nghệ thuật, tín
ngƣỡng

1.1.1. Khái niệm tính dục
Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về tính dục đƣợc nêu ra nhƣng về cơ bản vẫn
là nói đến sự giao hoan của con ngƣời. Cụ thể nhƣ sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt1 dục tình nhƣ tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người
về quan hệ tính giao. Tính dục địi hỏi sinh lí về quan hệ tính giao. Tính giao là sự giao
cấu giữa đực và cái, giữa nam và nữ. Dục vọng là sự ham muốn về vật chất.
Nhƣ vậy, theo tác giả cuốn từ điển này, tính dục chỉ dừng lại ở quan hệ nhục dục,
thể xác.
Ngay từ những năm 1970, Ủy ban giáo dục và thơng tin về tình dục ở Mỹ đã đƣa
ra định nghĩa hiện đại về tính dục nhƣ sau2 : Tính dục là tổng thể con người, bao gồm mọi
khía cạnh đặc trưng của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt
đời. Tính dục phản ánh tính cách con người, khơng phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là
một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã
hội, tinh thần và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển
nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó tác động trở lại xã hội.

1
2

Hoàng Phê (chủ biên, 2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.996
Tính dục và tình dục Thứ năm, 16 Tháng 6 2014


Vậy, nhƣ định nghĩa trên thì tình dục chỉ là một trong những yếu tố của tính dục.
Đó là tình dục, yếu tố sinh học, tâm lí và văn hóa đời sống xã hội.
Cịn Tình theo Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế (1998), Từ điển từ nguyên - giải
nghĩa, Nxb Dân tộc, thì có các ý sau: “lịng u giữa con người với con người”3; “lòng
yêu trai gái”4; “con người có bảy tình thể hiện ra tâm trạng, người xưa gọi là bảy tình:
thương, ghét, vui, yêu, giận, muốn, sợ”5. Với cách hiểu nhƣ vậy, tình bao gồm tất cả các
trạng thái cảm xúc chứ khơng riêng gì cảm xúc trong tính dục.

Tình dục ở con ngƣời trải quan nhiều giai đoạn, nhƣng cơ bản có ba giai đoạn: giai
đoạn cảm xúc tình cảm; giai đoạn cảm xúc từ xúc cảm và giai đoạn cực cảm – nhục dục.
Tất cả những giai đoạn ấy gắn với quá trình sinh học – cơ chế tạo hoocmon khoái
cảm ở hai thực thể khác giới. Tất nhiên, trong một vài trƣờng hợp cũng xẩy ra ở đồng
giới.
Theo Freud6 thì có hai dạng hành vi tình dục: thứ nhất là dạng hành vi tình dục
bình thƣờng – dạng này chỉ dừng lại ở xúc cảm tình cảm trƣớc khi giao cấu hoặc dạng
hành vi gây cực cảm nhục dục bằng hoạt động giao cấu nhƣng lại chịu sự chi phối của
đạo đức cộng đồng xã hội. Thứ hai, dạng hành vi tính dục sa đọa – cũng có các hoạt động
nhƣ hành vi tình dục bình thƣờng nhƣng nó khơng chịu sự chi phối của ngoại cảnh, hay
bất kì quy định nào về đạo đức cộng đồng. Loại hành vi này thể hiện sự ẩn ức về bản
năng rất cao.
Sau q trình phân tích kết quả nghiên cứu về tình dục trẻ em, Freud đã đi đến kết
luận: ở trẻ em cũng có ý thức tình dục. Ơng đƣa ra khái niệm “mặc cảm Oedipe” về sự
thiên vị tình cảm của con trai dành cho mẹ. Ơng cũng kết luận rằng: “Lịng khát dục
(libido) khơng phải tự nhiên mà hình thành, phải trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau,
chẳng giai đoạn nào giống giai đoạn nào y nhƣ những giai đoạn giúp một con ngài trở
thành con bƣớm. Chỗ rẽ của sự phát triển đó chính là lúc các khuynh hƣớng lẻ tẻ chịu lệ
thuộc vào cơ quan sinh dục”7.
Vậy kết luận ấy, Freud muốn nhấn mạnh tính dục là một q trình chứ khơng phải
là sự ngẫu nhiên. Do đó, những hành vi tính dục gắn liền với sự trƣởng thành của con
ngƣời và thuộc về con ngƣời.
Theo Freud, nhân tính của con ngƣời đƣợc hình thành từ ba thành tố: Bản năng
(id), ngã tính (ego) và siêu ngã tính (superego)
Bản năng (id) đƣợc tồn tại dƣới hai dạng: vô thức và tiềm thức. Nếu xét về bản
năng tính dục, cái vơ thức tình dục và tiềm thức tình dục khơng hồn tồn là cơ chế sinh
học mà nó chịu sự chi phối bởi các quan niệm về văn hóa xã hội. Từ những rào cản ấy,
nó bị dồn nén và tạo ra hiện tƣợng ẩn ức tình dục. Bản năng tính dục khi bị cái siêu ngã
kìm chế sẽ dẫn tới những hành vi ngây ngơ, bất thƣờng nhƣ: nói lắp, nói vu vơ, hành
động vơ thức.


3

Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế (1998), Từ điển từ nguyên - giải nghĩa, Nxb Dân tộc, tr. 319
Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế (1998), Tlđd, Nxb Dân tộc, tr. 319
5
Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế (1998), Tlđd, Nxb Dân tộc, tr. 319
6
Sidmund Freud (1970), Phân tâm học về tình dục, Thụ Nhân dịch, Nhị Nùng xuất bản.
7
Simund Freud (2002), Phân tâm học nhập môn, Nguyễn Xuân Hiến dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.364
4


Tất nhiên, tình dục gắn liền với sức khỏe, khả năng, thu nhập, mơi trƣờng sống.
Cũng có một số nghiên cứu cho rằng nó cịn phụ thuộc vào giai cấp. Chúng tôi cho rằng,
giai tầng chỉ là một yếu tố rất nhỏ có thể tác động tới tình dục.
Nhà triết học Osho cũng đƣa ra định nghĩa tình dục nhƣ sau: “Tình dục là điểm
khởi đầu cho mọi cuộc hành trình của tình u”8.
Cịn “Nhục cảm là khả năng khêu gợi đòi hỏi về xác thịt ở người khác giới tính
(thường nói về nữ giới)”9. Hay “Nhục dục là lịng ham muốn về xác thịt”10 .
Cuốn Từ điển bách khoa y học Anh – Việt, Nxb Y học cũng định nghĩa từ sex nhƣ
sau: “1. The characteristics that differentiate males and females in most plans and
animals. 2. Motivation, both psychological and physiological, for behavior associated
with procreation and erotic pleasure”11 (1. Giới tính mà các đặc tính phân biệt giống đực
và giống cái ở các loài thực vật và động vật. 2. Động cơ giới tính: động cơ, tâm lí, sinh lí
cho các hành vi liên quan đến sinh sản và tình dục).
Sexual activity: “The areas of importance are desire, arousal, orgasm, satisfaction,
and pain”12. (Sự thích thú phụ thuộc vào những phần quan trọng nhƣ: ham muốn, kích
thích, sự cực khối, sự thỏa mãn và đau đớn).

Sexual health: “The World Health Organization has defined three elements of
sexual health: a capacity to enjoy and control sexual behavior in accordance with a social
and personal ethic; freedom from fear, shame, guilt, false beliefes, and other
psychological factors inhibiting sexual response and impairing sexual relationships; and
freedom from organic disorder, disease, and deficiencies that interfere with sexual and
reproductive functions”13. (Tổ chức Y tế thế giới đã xác định ba yếu tố của sức khỏe giới
tính: Khả năng thích thú và kiểm sốt hành vi giới tính phù hợp với đạo đức cá nhân và
xã hội; không bị sự sợ hãi, xấu hổ, tội lỗi, niềm tin giả tạo và các nhân tố sinh lí khác kìm
hãm phản ứng giới tính và làm giảm quan hệ tình dục; và và không bị các rối loạn tổ
chức, bệnh tật và khiếm khuyết cản trở các hoạt động tình dục).
Dƣới đây, chúng tôi xin nêu thêm một số định nghĩa liên quan đến tính dục:
Chân Nguyên, Nguyễn Tƣờng Bách (1999), Từ điển Phật học, Nxb Thuận Hóa.
Định nghĩa về từ “Dục” nhƣ sau: “là sự tham ái một đối tƣợng thuộc về giác quan và sự
thỏa mãn với đối tƣợng đó”14; Có năm thứ dục dựa trên năm giác quan là “sự tham ái về
sắc, về âm thanh, về hƣơng, về mùi vị, về thân thể”15.
Phạm Minh Hạc (2013), Từ điển Bách khoa Tâm lí học – Giáo dục học Việt Nam,
Nxb Giáo Dục Việt Nam nêu thêm định nghĩa ác dâm “hành vi tính dục, sử dụng sức
mạnh để uy hiếp, hoặc cƣỡng bức ngƣời khác nhằm thỏa mãn ham muốn nhục thể.
Những kẻ ác dâm khơng hề tính đến những hậu quả nặng nề về tâm thần, thể chất và

8

Osho (2009), Quà tặng của tạo hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hn, tr.26
Nhiều tác giả (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Viện Ngôn Ngữ học, tr.726
10
Nhiều tác giả (2005), Tlđd, Nxb Viện Ngôn Ngữ học, tr. 726
11
Nhiều tác giả (2009), Từ điển bách khoa y học Anh – Việt, Nxb Y học, tr. 2164
12
Nhiều tác giả (2009), Từ điển bách khoa y học Anh – Việt, Nxb Y học, tr. 2165

13
Nhiều tác giả (2009), Tlđd, Nxb Y học, tr. 2165
14
Chân Nguyên, Nguyễn Tƣờng Bách (1999), Từ điển Phật học, Nxb Thuận Hóa, tr. 108
15
Chân Nguyên, Nguyễn Tƣờng Bách (1999), Tlđd, Nxb Thuận Hóa, tr. 108
9


những vết thƣơng lòng để lại trong suốt cuộc đời ngƣời bị hại”16. “Cái nó – một trong ba
tiểu cấu trúc của cấu trúc nhân cách mà S Freud đã nêu” 17; “Sự hiện hữu của cái nó nhằm
một mục đích duy nhất là thỏa mãn những nhu cầu bẩm sinh của con ngƣời. Cái nó đƣợc
S. Freud đồng nhất với vơ thức tính dục, hoặc ngấm ngầm ẩn dấu hoặc cơng khai bộc lộ,
có vai trị quyết định từ những bản năng liên quan đến sự sống, cái chết, quyền lực, sự
phá phách… cho đến những sáng tạo và thăng hoa trong văn học, nghệ thuật, khoa học và
chính trị”18.
Sidmund Freud (1970), Phân tâm học về tình dục, Thụ Nhân dịch, Nhị Nùng xuất
bản: “Ta nên nhớ bản năng tính dục là bẩm sinh. Cũng nên phân biệt tình dục với sinh
dục. Sinh dục phát triển tới tuổi dậy thì sẽ trở thành khát khao về nhục dục chính hiệu, và
vơ thức”19.
“Tính dục thì mơ hồ, vơ thức, tự động xuất hiện khi có hai phái đối diện. Cũng nên
nhớ CÁI ĐĨ có tính chất phi đạo đức. CÁI ĐĨ có những thúc đẩy bản năng cũng tự
nhiên xuất phát nhƣ ƣớc ao đƣợc ăn, đƣợc uống khi đói, khi khát”20. “Khơng nên lẫn lộn
tình dục với sinh dục. Bản năng tình dục khơng thể nào đồng hóa với ƣớc ao làm tình.
Cũng nhƣ bất cứ bản năng nào khác, bản năng tính dục là bẩm sinh”21.
Nhƣ trình bày trên, có rất nhiều định nghĩa về tính dục và những yếu tố, hành vi
liên quan tới tính dục. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa này đều khẳng định tính dục là
hành vi tính giao nhằm thỏa mãn nhu cầu tự nhiên về nhục thể của con ngƣời. Chúng tôi
sau khi khảo sát các tác phẩm văn học trung đại, và các định nghĩa về tính dục trên, xin
tạm đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: Tính dục là một hoạt động tự nhiên của con ngƣời, mang

tính bản năng. Những hành vi ấy nhằm thỏa mãn các giác quan và nhu cầu giải tỏa ức chế
tâm lí. Do vậy, tính dục khơng hồn tồn là hành vi giao hoan. Từ đấy, chúng chia tình
dục làm hai loại: một là để giải tỏa sinh lí – nhƣ là một cơ chế sinh học; một là để giải tỏa
uẩn ức tâm lí. Giải tỏa nhƣ là một giải pháp chứng minh cho sự tồn tại của mình trên cõi
đời; hoặc cũng có thể để qn đời. Tất nhiên, đơi khi lại là sự mỉa mai những hành vi có
thể dẫn đến tình dục.
1.1.2. Tính dục trong văn học nghệ thuật và tín ngƣỡng

Trong văn học nghệ thuật
Tính dục, nếu ta xét đến tận cùng ý nghĩa thì nó là nguồn cội của sự sống, là hoạt
động tất yếu để duy trì giống nịi. Do đó, khi là nội dung của văn học – một hình thái ý
thức xã hội, nó khơng chỉ là một biểu hiện của sự thăng hoa nghệ thuật mà cịn là việc
miêu tả hoạt động tính giao để duy trì giống nịi. Và dù ở góc độ nào, “tính dục” cũng là
một biểu tƣợng nhân văn. Nó là một biểu tƣợng của tình yêu, của cảm xúc, của niềm khát
khao muốn đƣợc giao hòa với cuộc sống. Thế nên, khi đánh giá “tính dục” trong văn học
nghệ thuật mà chỉ dừng lại ở tính luyến ái, đậm màu sắc
16

Phạm Minh Hạc (2013), Từ điển Bách khoa Tâm lí học – Giáo dục học Việt Nam, Nxb Giáo Dục Việt Nam, tr. 12
Phạm Minh Hạc (2013), Tlđd Nxb Giáo Dục Việt Nam, tr. 67
18
Phạm Minh Hạc (2013), Tlđd, Nxb Giáo Dục Việt Nam, tr. 67
19
Sidmund Freud (1970), Phân tâm học về tình dục, Thụ Nhân dịch, Nhị Nùng xuất bản, tr. 208
20
Sidmund Freud (1970), Tlđd, tr. 208
21
Sidmund Freud (1970), Tlđd, tr. 198
17



×