Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thể luận trong văn học trung đại việt nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX (2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

KHÚC THỊ HÀ

THỂ LUẬN
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

KHÚC THỊ HÀ

THỂ LUẬN
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. LÊ THỊ HẢI YẾN


HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến
ThS. Lê Thị Hải Yến - Giảng viên Tổ Văn học Việt Nam, người đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo Tổ Văn học Việt
Nam cùng các thầy, cô trong Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót, tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và
các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2018
Tác giả khóa luận

Khúc Thị Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của tôi dưới
sự hướng dẫn của ThS. Lê Thị Hải Yến. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa
luận của mình.
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2018
Tác giả khóa luận

Khúc Thị Hà



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 3
3.1. Mục đích .................................................................................................... 3
3.2. Nhiệm vụ .................................................................................................... 4
4. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4
7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 5
8. Bố cục khóa luận ......................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 6
1.1. Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam.......................................... 6
1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm ............................................................................ 6
1.1.2. Diện mạo ................................................................................................. 8
1.2. Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ
XIX.................................................................................................................. 11
1.2.1. Tình hình lịch sử xã hội, văn hóa tư tưởng Việt Nam giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XIX ............................................................................................... 11
1.2.2. Hai tác giả tiêu biểu ............................................................................. 16
1.2.2.1. Nguyễn Trường Tộ ............................................................................. 16
1.2.2.2. Nguyễn Lộ Trạch ................................................................................ 19
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 24
Chƣơng 2: HỆ THỐNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN CHỦ YẾU ...................... 25


TRONG THỂ LUẬN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ

XIX.................................................................................................................. 25
2.1. Kế sách canh tân đất nƣớc .................................................................... 25
2.1.1. Về chính trị, quân sự............................................................................ 25
2.1.2. Về kinh tế .............................................................................................. 31
2.1.3. Về văn hóa - xã hội .............................................................................. 34
2.2. Kế sách chống chọi với kẻ thù ............................................................... 40
Tiểu kết chƣơng 2:......................................................................................... 48
Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ........................... 49
3.1. Kết cấu và lập luận................................................................................. 49
3.2. Ngôn ngữ ................................................................................................. 54
3.3. Giọng điệu ............................................................................................... 58
Tiểu kết chƣơng 3:......................................................................................... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luận là một thể văn của văn chính luận. Trên hành trình tiếp cận với
tác phẩm văn học, không thể bỏ qua đặc trưng thể loại của tác phẩm. Như
M. Bakhtin đã nói “thể loại mới chính là nhân vật số một của văn học”.
Chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu các tác phẩm viết bằng thể luận từ góc độ
thể loại là cần thiết và ý nghĩa. Vấn đề về thể luận được nhiều nhà văn chính
luận quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên chưa có giáo trình nào viết về thể luận
và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện. Chính vì vậy,
chúng tôi quyết định chọn đề tài Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam
giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX để nghiên cứu nhằm thấy được những vấn đề
về: khái niệm, diện mạo, phương diện nội dung và nghệ thuật của thể luận.
Khẳng định những đóng góp của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam.
Trong những năm nửa cuối thế kỷ XIX, sự xâm lược của thực dân Pháp

đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt Nam. Một vấn đề được đặt ra
trong chính sách đối ngoại của các nước phương Đông là làm thế nào để bảo
vệ được nền độc lập dân tộc và bảo tồn được các giá trị văn hóa trước sự bành
trướng và xâm lược của thực dân phương Tây. Trong giải pháp của các nước
Đông Bắc Á được xây dựng trên nền tảng Nho Giáo như Trung Quốc, Nhật
Bản ta có thể tìm thấy một nét chung là: cố gắng hòa nhập yếu tố cũ và mới,
truyền thống và hiện đại trên bước đường phát triển của đất nước. Nhưng tình
hình ở nước ta dưới triều Nguyễn lại diễn ra hoàn toàn khác. Trước vận mệnh
sống còn của đất nước những nhà văn chính luận thức thời lúc đó đã trăn trở,
suy ngẫm và cuối cùng bật lên những tư tưởng sáng chói tiêu biểu là Nguyễn
Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Những tác phẩm viết bằng thể luận của
Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch góp phần quan trọng trong công

1


cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước và thể hiện sâu sắc tư tưởng của con
người Việt Nam.
Ngoài ra, bản thân là một giáo viên trong tương lai, với mong muốn
được bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu sẽ giúp tôi có thêm
những hiểu biết sâu sắc về thể luận và những tác phẩm thuộc thể loại luận.
Đặc biệt, có cái nhìn rộng hơn về văn học thời trung đại.
Đó là những lí do mà chúng tôi chọn đề tài “Thể luận trong văn học
trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX”. Hi vọng rằng, nghiên cứu
về đề tài này sẽ phần nào làm rõ đặc trưng về nội dung, nghệ thuật cũng như
đánh giá đúng vai trò của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi nghiên cứu về thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn
nửa cuối thế kỷ XIX trước hết chúng tôi đi nghiên cứu về thể luận nói chung.
Để tìm hiểu về thể luận đã có cuốn sách viết về thể luận tiêu biểu là: Thi pháp

Văn học trung đại Việt Nam của Trần Đình Sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
(2005). Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra khái niệm về thể
luận và khái quát được diện mạo của thể luận qua các giai đoạn với những tác
phẩm viết bằng thể luận.
Tiếp theo, nghiên cứu về thể luận giai đoạn cuối thế kỷ XIX có cuốn
tiêu biểu là : Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc - tiếp biến và
phát triển của Nguyễn Đức Thăng trong đề tài khoa học năm 2015. Trong
công trình nghiên cứu này, tác giả cũng đã dẫn ra được khái niệm đồng thời
nêu ra được một số đặc trưng về phương diện nội dung, nghệ thuật của thể
luận thông qua một số tác phẩm viết bằng thể luận.
Bên cạnh đó, để nghiên cứu đề tài này chúng tôi cũng tìm hiểu những
tác phẩm của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch tiêu biểu có những tác
phẩm sau:

2


“Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX” của
Chương Châu (1961), Nxb Giáo dục. Công trình nghiên cứu này, khái quát
nội dung tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX.
“Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo” của Trương Bá Cần
(1988), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này, đã đề cập
tương đối đầy đủ về con người và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn
Trường Tộ.
“Nguyễn Lộ Trạch điều trần và thơ văn” của Mai Cao Chương - Đoàn
Lê Giang (1995), Nxb khoa học xã hội. Công trình nghiên cứu này, đề cập
đến cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Lộ Trạch.
“Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn” của Đỗ Bang (1999),
Nxb Thuận Hóa. Công trình nghiên cứu này, đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp
và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871). Nguyễn

Lộ Trạch (1853 - 1895)... những đề xuất trong tư tưởng canh tân ở Việt Nam
cuối thế kỷ XIX.
Tuy nhiên, tất cả các tác giả trên chưa tập trung đi sâu vào phân tích kĩ
những đặc trưng tiêu biểu của thể loại luận. Vấn đề được nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở việc nêu khái niệm và kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
thuộc thể luận. Vẫn còn khoảng trống về diện mạo phát triển qua các giai
đoạn, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thể luận. Vẫn chưa khẳng định
được những đóng góp của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam. Đặc
biệt, chưa ai nghiên cứu những tác phẩm này theo góc nhìn từ góc nhìn thể
loại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Khái quát cơ bản những vấn đề về: khái niệm, diện mạo, đặc trưng thể
luận giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

3


Chỉ ra những đặc điểm về phương diện nội dung và nghệ thuật của thể
luận. Khẳng định những đóng góp của thể luận trong văn học trung đại Việt
Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Để làm sáng tỏ vấn đề thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai
đoạn nửa cuối thế kỷ XIX thì nhiệm vụ của khóa luận đặt ra là:
Thứ nhất: đọc, tập hợp và phân tích hệ thống tài liệu liên quan đến thể
luận.
Thứ hai: thống kê số lượng tác phẩm viết bằng thể luận.
Thứ ba: đi vào vào nghiên cứu kế sách canh tân đất nước và chống chọi
với kẻ thù của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch để thấy được đặc
trưng nội dung, nghệ thuật của thể luận.

4. Đối tƣợng nghiên cứu
Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ
XIX. Cụ thể là qua các tác phẩm thuộc thể loại luận của hai tác giả tiêu biểu
là Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn
nửa cuối thế kỷ XIX.
Phạm vi tư liệu: Chúng tôi tìm hiểu các tác phẩm thuộc thể luận giai
đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Đi sâu vào tìm hiểu những bài luận của hai tác giả
Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Những tư liệu chúng tôi dùng để
nghiên cứu là: Tế cấp luận (1863), Giáo môn luận (1863), Thiên hạ phân hợp
đại thể luận (1863), Thời vụ sách thượng (1877), Thời vụ sách hạ (1882),
Thiên hạ đại thế luận (1892).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

4


Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn học sử.
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
- Các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh.
7. Đóng góp của khóa luận
Khái quát lại diện mạo, đặc trưng nội dung và nghệ thuật của thể luận
trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
8. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa
luận tốt nghiệp kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Hệ thống vấn đề bàn luận chủ yếu trong thể luận Việt Nam giai
đoạn nửa cuối thế kỷ XIX
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam
1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm
Thể luận là thể văn đã có từ rất lâu đời trong nền văn học cổ Trung
quốc. Văn học Trung Quốc có một truyền thống luận rất hùng hậu. Ví như
Hàn Dũ có Tranh thần luận; Liễu Tôn Nguyên có Phong kiến luận; Âu
Dương Tu có Bản luận, Bằng đảng luận...; Tăng Củng có Đường luận; Tô
Tuân có Dịch luận, Nhạc luận, Thi luận, Tư luận; Tô Thức có Phạm Tăng
luận, Tu Hầu luận, Lưu Hầu luận, Giả Nghị luận... Như vậy thể luận ở Trung
Quốc có từ xưa. Thể văn này đã du nhập vào Việt Nam cùng với thời gian
Trung Quốc đô hộ Việt Nam. Cụ thể là xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế
kỷ XIII tiêu biểu là Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu và đạt thành tựu tiêu biểu
vào nửa cuối thế kỷ XIX với các nhà văn chính luận tiêu biểu như Nguyễn
Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch [24; 253, 254].
Để đưa ra một khái niệm thống nhất về luận, chúng tôi tiến hành tìm
hiểu thông qua cuốn từ điển.
Theo từ điển tiếng Việt:
Danh từ
(Từ cũ) bài tập làm văn
viết bài luận
Động từ

1 (Từ cũ) bàn về vấn đề gì, có phân tích lí lẽ
luận việc thời sự
luận văn chương
2 dựa vào lí lẽ, ý nghĩa mà suy ra
chữ viết quá mờ, rất khó luận [40; 758].

6


Cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam nhà nghiên cứu Trần Đình
Sử viết:
Luận là một thể văn nhằm phân tích sự lí, phán đoán đúng sai. Lưu
Hiệp trong Văn tâm điêu long mục “Luận thuyết” nói “thuật kinh kể lý thì gọi
là luận”. “Luận là tổ chức, sắp xếp các ý kiến để làm sáng rõ một chân lí nào
đó”. Luận bắt đầu từ Khổng Tử trước đó không có chữ luận. “Luận là thứ tự,
sắp xếp các lý lẽ cho có thứ tự, không bị sơ hở thì thành ý không bị sụp đổ”.
[24; 203].
Cuốn Văn chính luận Việt Nam và Trung Quốc - tiếp biến, phát triển,
Nguyễn Đức Thăng dẫn: “Luận là một thể văn phân tích sự lí, phán đoán
đúng sai. Luận là tổ chức, sắp xếp các ý kiến để làm sáng rõ một chân lí nào
đó. Luận bắt đầu từ Khổng Tử, trước đó không có chữ luận. Luận khác sử
luận vì nó chủ về đạo lí. Tuân Tử có Lễ luận, Nhạc luận, Hán nho có Thạch
cừ luận, Bạch hồ luận...” [31; 84].
Tóm lại, theo chúng tôi luận là thuyết minh lí lẽ, đạo đức, phân tích
đúng sai, biện bác ý kiến người khác. Ngôn ngữ của luận phải chặt chẽ, có ví
dụ thực tế để chứng minh. Cách tổ chức, sắp xếp các ý kiến, triển khai các
luận điểm, luận cứ phải theo một thứ tự để làm sáng rõ một chân lí nào đó.
Thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và luận chứng, tác động trực tiếp vào
lí trí người đọc và người nghe một cách dễ hiểu nhất. Qua đó người đọc thấy
được một quan điểm, tư tưởng, lập trường có cơ sở lý luận trong đời sống và

học thuật.

7


1.1.2. Diện mạo
Bảng thống kê các tác phẩm viết bằng thể luận trong văn học trung đại
Việt Nam:
Giai đoạn

Tác giả

Tác phẩm

Thế kỷ X - hết thế kỷ

- Trần Thái Tông

Khóa hư lục có:

XIV

(1218 - 1277)

- Phổ huyết sắc thân
- Thu giới luận
- Niệm phật luận
- Tọa thiền luận
- Tuệ giáo giám luận
- Giới định túc luận


- Lê Văn Hưu

- Sử luận

(1230 - 1322)
Thế kỷ XV - đến hết thế - Ngô Sỹ Liên (khoảng
kỷ XVII

- Sử luận

đầu thế kỷ XV - ?)

- Bùi Kỷ (1888 - 1960)

- Thân thể luận

- Vũ Phạm Hàm

- Hòa Nhung luận

Nửa đầu thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX (thể
luận không xuất hiện)

Cuối thế kỷ XIX

(1807 - 1872)
- Nguyễn Trường Tộ

- Thiên hạ phân hợp đại


(1830 - 1871)

thể luận

8


Giai đoạn

Tác giả

Tác phẩm
- Tế cấp luận
- Giáo môn luận

- Nguyễn Lộ Trạch

- Thiên hạ đại thể luận

(1853 - 1895)

- Thời vụ sách thượng
- Thời vụ sách hạ

Giai đoạn từ thế kỷ X - hết thế kỷ XIV diện mạo của thể luận trong văn
học trung đại Việt Nam chưa được phong phú. Đời Trần, Trần Thái Tông có
Khóa Hư Lục, đây là một kiệt tác phẩm của nền văn học Phật giáo dân tộc,
thế kỷ XIII. Về nội dung cuốn sách tác giả đã trình bày những tư tưởng triết
lý đại tạng Phật giáo nhằm mục đích tự thức tỉnh mình và đồng thời có tính

cách giáo dục quần chúng, nói lên niềm thao thức khổ đau cùng sự giác
ngộ của một con người có trách nhiệm với mình, với đời và với đồng bào,
nhân loại. Trong sách này có các thiên Thu giới luận, Niệm Phật luận, Tọa
thiền luận, Tuệ giáo luận, Giới định túc luận. Có thể nói Phật giáo đã mở đầu
thể luận ở nước ta. Tiếp đến Lê Văn Hưu là người mở đầu Sử luận. Ông
không viết thành bài luận riêng mà dựa vào sự thực lịch sử mà vạch ra ý nghĩa
của nó. Với tư cách là nhà Sử học, ông lấy trách nhiệm của Sử thần mà phát
biểu ý kiến riêng, ý kiến này có giá trị độc lập tương đối so với việc chép sử.
Ví dụ bài Luận về Hai Bà Trưng hay đoạn luận về việc nhà Lý sùng Phật.
Giai đoạn từ thế kỷ XV - đến hết thế kỷ XVII: thời Lê Sơ nhà Sử học
Ngô Sĩ Liên có Sử luận. Tác phẩm hoàn toàn theo quan điểm của nho gia, tin
mệnh trời, xét đạo đức theo các phạm trù lễ, nghĩa, tín... Cuối triều Lê, Bùi
Kỷ giới thiệu bài luận của ông tự làm là Thân thể luận. Giống như các thế hệ
nhà nho trước kia, thơ văn Bùi Kỷ là nơi để nói chí, tỏ lòng, thể hiện thế giới

9


tinh thần của mình trong những nét thanh cao với nhiều ưu tư lo đời, thương
đời, cũng là để răn mình, răn đời.
Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX thể luận không
xuất hiện. Ở giai đoạn này nó đã vắng bóng. Trải qua gần chín thế kỷ có thể
thấy thể luận của nước ta hiếm đến cỡ nào, không thấy để lại mẫu mực. Có lẽ
điều đó ứng với nhận định của học giả thời nay: “Tổ tiên ta ít làm lý luận.
Không phải không có nhưng rất ít” [24; 257].
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX khi đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng,
họa ngoại xâm khó bề lẩn tránh, đất nước lạc hậu tiêu điều thì xuất hiện
những bài luận. Ví như Hòa Nhung luận của Vũ Phạm Hàm (1807 - 1872).
Dưới triều vua Tự Đức, Nguyễn Trường Tộ đã gửi triều đình Huế 58 bản điều
trần và những bản văn xuất sắc Tế cấp luận (Bàn về những vấn đề khẩn cấp,

1863), Giáo môn luận (Bàn về tự do tôn giáo, 1863), đặc biệt, Thiên hạ phân
hợp đại thế luận (Bàn về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ).
Sau đó, có thể kể đến Nguyễn Lộ Trạch với Thời vụ sách thượng, Thời vụ
sách hạ, nhất là tập Thiên hạ đại thế luận (Bàn về thế lớn trong thiên hạ, cụ
thể bàn về tình thế của các nước Đông Á trước nguy cơ thôn tính của phương
Tây).
Phải chăng khi xã hội có biến động lớn thì buộc người ta phải suy nghĩ,
mới có nhiều điều phải luận. Bởi vậy giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX thể luận
đã đạt được thành tựu tiêu biểu.
Nhìn chung thể luận trong văn học trung đại Việt Nam xuất hiện từ triều
đại nhà Trần và kết thúc khi thực dân Pháp xâm lược và cai trị Việt Nam. Trải
qua những thăng trầm trong lịch sử, thể loại luận đã để lại những tác phẩm giá
trị, đạt giá trị cao về tư tưởng nghệ thuật trở thành những tác phẩm mang màu
sắc cổ điển trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam.

10


1.2. Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ
XIX
1.2.1. Tình hình lịch sử xã hội, văn hóa tư tưởng Việt Nam giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XIX
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, năm 1858 là mốc thời gian có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Cuộc xâm lăng do thực dân Pháp phát động đã
đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc. Sự kiện này đã kéo
theo những biến động ghê gớm, những đổi thay sâu sắc và toàn diện trên mọi
lĩnh vực đời sống của nhân dân.
Thực dân Pháp đã có ý đồ xâm lược nước ta từ lâu, từ cuối thế kỷ
XVIII nhưng âm mưu này chưa thực hiện được. “Cuộc chiến bị chậm lại một
mặt là do những biến động chính trị trong nội tình nước Pháp, mặt khác là bởi

cung cách ứng xử của các vua Nguyễn” [20; 264]. Đến cuối thế kỷ XIX, thực
dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn đã bắn giết các giáo sĩ và ngăn chặn
thông thương nên đã chính thức xâm lược Việt Nam. Chúng đã phải mất gần
40 năm mới đặt được ách thống trị trên đất nước ta và gần một thế kỷ nhân
dân ta phải sống dưới sự cai trị của Pháp.
Trong tình hình xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX thì sự kiện Pháp
xâm lược Việt Nam là sự kiện quan trọng, nổi bật, chi phối các sự kiện khác
và có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp người trong xã hội. Trước sự xâm
lược của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển to lớn.
Việt Nam từ một xã hội phong kiến đã biến thành một xã hội thuộc địa, mặc
dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến. Song khi đã hình
thành thuộc địa thì tất cả các mặt của xã hội đều nằm trong quỹ đạo chuyển
động đó. Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, ở Việt Nam đã hình
thành những mâu thuẫn đan xen nhau, đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn

11


giai cấp. Tuy nhiên, mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc
Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động.
Trong tình hình đất nước lúc bấy giờ, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu
nhiều ảnh hưởng. Nông nghiệp sa sút, nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức
khá quy mô và cuối cùng đất đai khai khẩn lại rơi vào tay địa chủ. Hiện tượng
dân lưu tán trở nên phổ biến, đê điều không được chăm sóc, nạn mất mùa, đói
kém xảy ra liên miên. Công thương nghiệp bị đình đốn, xu hướng độc quyền
công thương của nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương
mại.
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đã đấu tranh chống
thực dân Pháp quyết liệt. Giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối nhưng
ngày càng yếu ớt và cuối cùng thì nhượng bộ, thỏa hiệp, đầu hàng thực dân

Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp mọi nơi tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa
của nông dân chống triều đình phong kiến đầu hàng và chống Pháp xâm lược.
Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩa của Ba Cai Vàng, Ðoàn Hữu Trưng, Trần
Tấn… Phong trào đấu tranh yêu nước của các sĩ phu, các lãnh binh đã lãnh
đạo nhân dân chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương cũng nổ ra rầm rộ kéo dài
từ Bình Ðịnh, Quảng Bình ra đến Hưng Yên, Thái Bình, Tây Bắc. Các cuộc
khởi nghĩa tiêu biểu như Phan Ðình Phùng, Ðinh Công Tráng, Tống Duy Tân,
Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám… Phong trào chống Pháp tuy sôi nổi,
đều khắp nhưng không có lực lượng hậu thuẫn làm nòng cốt nên cuối cùng
phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta bị thất bại. Tuy thất bại
nhưng chứng tỏ được tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm của
nhân dân và khẳng định phong trào đấu tranh mang tính nhân dân sâu sắc. Có
thể nói, đây là giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc, nhiều
hi sinh mất mát nhưng rất tự hào, giai đoạn Khổ nhục nhưng vĩ đại.

12


Trước những biến cố lớn lao, xã hội nước ta có sự phân hóa giai cấp
sâu sắc. Mỗi tầng lớp bị phân hóa đều mang sắc thái tâm lý và thái độ chính
trị riêng. Giai cấp thống trị cũ của xã hội, thái độ của họ không giống nhau
nhưng tâm lý chủ yếu của tầng lớp này là đầu hàng và thỏa hiệp. Bên cạnh đó
một số sĩ phu, trí thức phong kiến thấy rõ quyền lợi của phong kiến cũng chỉ
là quyền lợi làm tay sai cho đế quốc nên họ tiếp thu truyền thống yêu nước
của dân tộc, sống gần gũi với nhân dân và hăng hái cùng với nhân dân chống
giặc. Số khác là những nhà thơ, nhà văn yêu nước họ đã dùng ngòi bút để
chiến đấu, để nói lên tâm tư, nguyện vọng và thái độ của mình trước cảnh
nước mất, nhà tan. Bên cạnh lực lượng nho sĩ, nhiều tầng lớp mới xuất hiện
như tư sản, tiểu tư sản và vô sản, quyền lợi đối lập nhau. Giai cấp tư sản mới
hình thành nên chưa đủ sức mạnh để chống lại tư sản chính quốc, cũng chưa

đủ sức để vươn cao ngọn cờ yêu nước. Giai cấp vô sản đa số xuất thân từ giai
cấp nông dân, giai cấp này lớn mạnh nhanh chóng nhất là sau chiến tranh thế
giới I. Tuy nhiên, sáng tác văn học giai đoạn này vẫn thuộc về giai cấp cũ nên
văn học vẫn chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến.
Đến giữa thế kỉ XIX, cùng với sự hèn yếu của triều đình nhà Nguyễn,
sự xâm lược của thực dân Pháp và bước đầu tiếp cận với nền văn minh
phương Tây, tầng lớp nho sĩ ở nước ta đã phân hóa sâu sắc. Lúc này, ở Việt
Nam diễn ra sự va chạm giữa hai nền văn minh Á - Âu, giữa văn hóa Nho
giáo và văn hóa Thiên chúa giáo du nhập từ phương Tây. Trước đây, nền tảng
xã hội là Nho giáo, nó là gốc rễ của mọi hệ tư tưởng. Hiện tại, khi thực dân
Pháp xâm lược, Nho giáo đã không thể giữ vững vị trí độc tôn và lãnh đạo
dân tộc được nữa. Biểu hiện rõ nhất là việc xuất hiện những nhóm sĩ phu tiến
bộ có đầu óc canh tân đất nước. Những nhân vật điển hình có thể kể đến là:
Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871), Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1895)... Đây là

13


những sĩ phu có đầu óc canh tân đầu tiên trong lịch sử nước ta, đặt nền móng
cho cuộc vận động giải phóng dân tộc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Khi đối diện với vấn đề xâm lược của Pháp, họ phân hóa thành ba
khuynh hướng: chủ chiến, chủ hòa và không chiến cũng không hòa. “Trong
giai đoạn đầu của cuộc chiến, vấn đề được quan tâm nhiều nhất, có ý nghĩa
sống còn là câu hỏi: chiến hay hòa?” [20; 267]. Chủ chiến có thể kể đến
những cái tên như Đốc học Phạm Văn Nghị (1805 - 1884), Phan Đình Phùng,
Nguyễn Xuân Ôn, Trần Xuân Soạn (1849 - 1923), Tôn Thất Thuyết (1839 1913)… trong phong trào Cần Vương. “Là người trí thức phong kiến, họ yêu
nước, quyết tâm cứu nước thoát khỏi khổ nạn, nhưng lại cố làm sao cho hành
động của mình vẫn nằm trong giới hạn cương thường” [20; 268]. Đó là những
người có lòng yêu nước sâu sắc, họ sẵn sàng hi sinh tính mạng cứu nước. Tuy
nhiên, do tư tưởng Nho giáo in sâu, họ không thoát khỏi sự bảo thủ đối với

việc canh tân đất nước, xem đó là hành động đi sai luân thường đạo lí. Về
phía chủ hòa, chia thành chủ hòa hoàn toàn và chủ hòa để canh tân đất nước.
Trong đó, các nhà nho canh tân còn theo xu hướng cũ và mới. Có thể kể đến
các nhân vật tiêu biểu cho chủ hòa hoàn toàn như: Phan Thanh Giản, Trần
Tiễn Thành (1813 - 1883)… Sự phân hóa này còn bắt nguồn từ sự lúng túng
trước một kẻ thù mới hoàn toàn khác với các tập đoàn phong kiến phương
Bắc trước đây. Dù Vương triều Nguyễn là một trong số những Vương triều
tiếp xúc và am hiểu nhiều về sức mạnh của phương Tây từ sớm, từ thời
Nguyễn Phúc Ánh còn đang tranh chấp với triều Tây Sơn. Nếu như khuynh
hướng chủ chiến hay chủ hòa đã rõ nét thì khuynh hướng không chiến cũng
không hòa cũng khá phức tạp. Tư tưởng của khuynh hướng này là giặc từ xa
đến trước hết chúng ta phải thủ rồi từ từ mà tiến thoái. Tiêu biểu cho khuynh
hướng này là các nhà nho như: Trương Đăng Quế (1793 - 1865), Lâm Duy
Hiệp (1806 - 1863)…

14


Đội ngũ trí thức nho học giai đoạn này còn đối diện với việc gìn giữ
những giá trị truyền thống nho học đã tồn tại nghìn năm nay hay cải cách đổi
mới theo nền văn minh phương Tây tiến bộ hơn. Sự phân hóa này chiếm vai
trò chủ đạo trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Vấn đề canh tân đất nước đã
trở thành một mối quan tâm lớn của tầng lớp trí thức khi một số quốc gia lân
cận nhờ cải cách mà thoát khỏi sự kìm hãm của chủ nghĩa tư bản. Đại diện
cho khuynh hướng chủ hòa để canh tân đất nước có thể kể đến như Nguyễn
Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ. Họ tiêu biểu cho một nhóm trí
thức đã kịp thức tỉnh, thoát khỏi ý thức hệ phong kiến mà nắm bắt được bước
tiến của thời đại. Trong con người họ luôn trăn trở, lo âu với sự đổi mới canh
tân đất nước. Nhờ tiếp xúc với luồng tư tưởng tiến bộ của phương Tây, họ
luôn mong muốn dùng tư duy và trí tuệ của mình để đưa đất nước tiến bộ.

Còn bộ phận còn lại họ luôn ra sức bảo vệ những giá trị truyền thống nho học
lâu đời, chống phá lại những tư tưởng canh tân đất nước lúc bấy giờ.
Ngoài những vấn đề nói trên, sự phân hóa trong tư tưởng của nho sĩ
đương thời còn thể hiện ở việc xuất và xử. Những cái xử của nho sĩ lúc bấy
giờ không giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp mà là sự bất hợp
tác với kẻ thù và quyết bảo vệ tiết tháo nhà nho. Đối lập với khuynh hướng xử
thế là khuynh hướng xuất thế. Họ có xu hướng hợp tác với Pháp tuy nhiên
trong nhóm xuất cũng có những sự phân hóa khác nhau.
Nhìn chung, giai đoạn này tầng lớp nho sĩ Việt Nam có sự phân hóa
mạnh mẽ và sâu sắc. Sự phân hóa này mang tính chất lịch sử cụ thể, đó là sự
lúng túng trước một kẻ thù mới với nền văn minh tiến bộ. Bởi nho sĩ là tinh
hoa của xã hội cho nên sự phân hóa của họ đã có tác động to lớn đến phong
trào yêu nước Việt Nam. Như vậy, những biến cố lịch sử trong nửa cuối thế kỉ
XIX đã làm phân hóa hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam tồn tại bao đời nay.

15


Điều này đã tác động không nhỏ đến quan điểm sáng tác cũng như nội dung
phản ánh trong các tác phẩm văn học nghệ thuật.
1.2.2. Hai tác giả tiêu biểu
1.2.2.1. Nguyễn Trường Tộ
Cuộc đời
Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 ở làng Bùi Chu, huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Gia tô. Cha là Nguyễn
Quốc Thủ, một người hay chữ, một thầy thuốc Đông y có tiếng, nhưng mất
sớm. Thuở ấu thơ, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở
trong vùng: Tú Giai ở Bùi Ngõa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa
Linh về hưu ở Tân Lộc. Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là
"Trạng Tộ" . Ông từng mở trường dạy học tại nhà, đức cha Hậu biết ông là

người tài đức, liền mời ông làm người dạy các chúng sinh của giáo phận.
Đồng thời Nguyễn Trường Tộ cũng nhờ cậy đức cha để học thêm tiếng Pháp
và nghiên cứu nền văn minh phương Tây cùng sự thay đổi của các quốc gia
trên thế giới.
Năm 1858, Giám mục Gauthier đưa ông sang Hương Cảng (Hồng
Kông), Tân Gia Ba (Singapore), Thụy Sỹ, Rôma, … rồi cuối cùng sang
Paris(Pháp) theo học trong gần 2 năm. Khoảng thời gian ở Paris, chẳng những
ông hiểu biết nhiều về khoa học - kỹ thuật, có trình độ như một kiến trúc sư,
một người biết khai mỏ, mà còn đọc rộng về các mặt chính trị, kinh tế, quân
sự, ngoại giao, pháp luật, ... và tìm hiểu được một số hoạt động công nghệ của
nước Pháp. Cuối 1858, Nguyễn Trường Tộ cùng với Giám mục Gauthier vào
Đà Nẵng tránh nạn (phân tháp) rồi đầu năm 1859 sang Hồng Kông.
Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về Sài Gòn với một hoài bão lớn là
đem những hiểu biết thu thập được của mình để giúp đất nước canh tân, tự
cường, tự lực để mong tránh được sự mất nước, ông làm chức từ - hàn (thông

16


dịch viên) và bị triều đình nghi kị là tay sai của ngoại bang. Do sống trong
lòng địch nên việc phải làm việc với quân Pháp là bất đắc dĩ. Ông làm công
việc phiên dịch các công hàm trao đổi giữa triều đình Huế với Soái phủ Pháp
ở thành Gia Định. Nhiều lần ông có sửa đi một số chữ nghĩa trong công hàm
của hai bên để tránh những lời lẽ quá khích, xúc phạm tới triều đình và gây
hại cho việc tạm hòa. Ngoài ra, một số lần ông còn thông báo cho một số đại
thần của triều Nguyễn như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ những âm mưu
của thực dân Pháp. Do ông là người công giáo, có thời gian làm việc với thực
dân Pháp lâu dài, và triều đình lại luôn căm ghét đạo Ki - tô cho nên triều
đình cũng như nhân dân luôn có thái độ không tin tưởng đối với ông. Chính
điều này cho nên một người tài năng, thông minh, giàu lòng yêu nước như

ông lại không được đánh giá đúng và tin dùng như một số người khác.
1862, ông xin thôi chức Từ - hàn, lui về quê, ông dồn hết tâm trí vào
việc thảo kế hoạch giúp nước.
Năm 1863, Nguyễn Trường Tộ tìm cách thoát ra khỏi khu vực chiếm
đóng của quân Pháp, liên hệ được với triều đình Huế. Từ đây cho đến cuối đời
ông viết hàng loạt điều trần, luận văn, tờ bẩm, trình nhiều kiến nghị có tầm
chiến lược nhằm canh tân đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc để giữ nền
độc lập một cách khôn khéo mà vững chắc cho quê hương đất nước.
Trong lúc chờ đợi ở Sài Gòn, sau khi thôi làm phiên dịch cho Pháp ông
đã giúp xây cất tu viện dòng thánh Phaolo, số 4 Tôn Đức Thắng hiện nay.
Công cuộc xây dựng được bắt đầu tháng 9 năm 1862 và hoàn tất vào 18 - 7 1864. Cũng trong thời gian này, Nguyễn Trường Tộ sống trong những ngày
buồn tẻ và bệnh tật. Ông còn bị bệnh tê thấp, chính căn bệnh này đã hạn chế
phần nào những hoạt động của ông.
Từ 1861 - 1866, Nguyễn Trường Tộ chủ yếu ở Sài Gòn, không về Nghệ
An, ông cũng ít đi Huế, cho tới giữa năm 1866 mới được về Xã Đoài. Trong

17


năm này, ông được mời về Huế, đây là những năm tháng đầy triển vọng của
ông. Trong thời gian này, ông được vua Tự Đức chú ý đến và được triệu vào
kinh giải quyết vấn đề tàu London. Tuy nhiên, triều đình không sử dụng và
nhà vua cũng nghe theo, cuối cùng Nguyễn Trường Tộ thấy mình ở Huế cũng
không có gì để làm nên đã xin đi ra Quảng Bình để về Nghệ An.
10 - 4 - 1866, Nguyễn Trường Tộ cùng với linh mục Croc và Nguyễn
Hoàng rời Huế để đi Bố chính. Sau đó ông cùng giám mục Gauthier đi về Xã
Đoài, Nghệ An. Nhưng không lâu sau ông quay lại Huế. Lần quay lại này
Nguyễn Trường Tộ thấy bức xúc về việc canh tân đất nước nhưng ông cũng
thấy được rõ ràng và sâu sắc hơn những khó khăn trước mắt. Vua thì nghi ngờ
ông vì ông là người công giáo, các quan trong triều thì cổ hủ không hiểu về

hoàn cảnh thực tế mà luôn ghen ghét sinh lòng đố kị với nhau.
1867, Nguyễn Trường Tộ đã cùng với giám mục Gauthier và một số
người khác đáp tàu đến Pháp. Đây là giai đoạn mà Nguyễn Trường Tộ viết
dâng lên triều đình Huế nhiều bản điều trần có giá trị nhằm góp phần cho
công cuộc canh tân đất nước. Gần 60 di thảo của ông được người đời sau sưu
tầm và gìn giữ đã thể hiện tài năng, tư duy tài tình của ông trên nhiều phương
diện về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự…
Trong những năm cuối đời (1868 - 1871), Nguyễn Trường Tộ có góp
phần quan trọng trong việc xây dựng nhà chung Xã Đoài, đồng thời ông cũng
có nhiều liên lạc với triều đình Huế, khoảng hai mươi văn bản trong số đó
hiện có ba văn bản chưa tìm thấy ở đâu. Ngày 3 - 1 - 1871, Nguyễn Trường
Tộ được tổng đốc Nghệ An cử đi Huế với lí do là để đem học sinh đi du học.
Trong những ngày ở Huế, ông đã lặng lẽ gặp gỡ nhiều quan chức trong triều
đình và ông cũng để lại nhiều văn bản thôi thúc triều đình mở rộng bang giao,
canh tân đất nước… Sau một thời gian ở Huế bệnh cũ tái phát, Nguyễn

18


Trường Tộ về Nghệ An. Ông chết âm thầm ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng
10 năm Tự Đức thứ 24, tức 23 tháng 11 năm 1871.
Sự nghiệp
Nguyễn Trường Tộ đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, cả văn và
di thảo thơ gồm khoảng 36 tác phẩm trong đó có 3 tác phẩm được viết bằng
thể luận đó là: Tế cấp luận (Bàn về những vấn đề khẩn cấp, 1863) mà cụ thể
là vấn đề về chính trị - quân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội. Giáo môn luận
(Bàn về tự do tôn giáo, 1863) ông kêu gọi triều đình phải có chính sách bao
dung, nhân ái đối với những tín đồ Công giáo. Đặc biệt, Thiên hạ phân hợp
đại thế luận (Bàn về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ) ông trình bày
những chiến lược cơ bản về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ. Ông đề

nghị triều đình chủ hòa nhưng không phải là chủ hàng.
1.2.2.2. Nguyễn Lộ Trạch
Cuộc đời
Nguyễn Lộ Trạch tự Tổn Tu, Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, Hồ thiên Cư Sĩ,
Bàn Cơ Điếu Đồ, Tùng Linh, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1853 tại Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị. Tuy nhiên, quê gốc của ông là làng Kế Môn, huyện Phong Ðiền,
tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên - Huế).
Tổ tiên ông có lẽ là người Hoan Ái (tức vùng Thanh Hóa-Nghệ An-Hà
Tĩnh ngày nay), đến thế kỷ XVI, theo tướng Nguyễn Hoàng vào vùng Thuận
Hóa. Họ Nguyễn Thanh truyền đến Nguyễn Lộ Trạch là 12 đời. Cha ông là
Nguyễn Thanh Oai (1816-1876), đỗ Tiến sĩ năm 1843 dưới triều vua Thiệu
Trị (cùng khoa với danh thần Phạm Phú Thứ), từng giữ chức quyền Thượng
thư bộ Hình, Tổng đốc Ninh Thái (gồm Bắc Ninh và Thái Nguyên)...
Nguyễn Lộ Trạch có tiếng là thông minh, tài giỏi, nhưng không theo lối
mòn vạch sẵn thời bấy giờ: đi học, đi thi, làm quan - có lẽ vì ông thấy được sự

19


×