Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TÂY TIẾN QUANG DŨNG NGỮ VĂN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.61 KB, 11 trang )

TÂY TIẾN (Quang Dũng)
-

Trọng tâm:
Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ
đẹp hào hùng, hào hoa.
So sánh với hình tượng người lính trong Đồng Chí của Chính Hữu. Bút pháp lãng mạn đặc sắc,
ngơn từ giàu tính tạo hình.

Đề 1: Vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
Đề 2: Phân tích chất lãng mạn và chất bi tráng trong bài thơ Tây Tiến. Từ đó liên hệ với lý tưởng sống
của thanh niên ngày nay.
Đề 3: Qua hiện thực gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp trong Tây Tiến và vẻ đẹp của hình
tượng người lính. Anh/chị có suy nghĩ gì về những con người thế hệ ấy và ý thức của thanh niên thế hệ
ngày nay.
Đề 4: Trong bài thơ Tây Tiến, khi miêu tả lý tưởng sống của những người lính, Quãng Dũng viết:
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Nếu anh/chị sinh ra trong thời đại ấy, anh chị sẽ hành đợng như
thế nào? (Phân tích vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của người lính Tây Tiến). Qua đó hãy liên hệ lý tưởng
sống của thanh niên ngày nay.
A.
I.
-

TÌM HIỂU CHUNG:
Tác giả: Quang Dũng
Là một trong những nhà thơ chiến sĩ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Pháp.
Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc nhưng thành công nhất vẫn là thơ ca.
Thơ của nhà thơ “xứ Đoài” mây trắng được nhiều thế hệ yêu thích bởi vẻ đẹp phóng khoáng, hồn
hậu, lãng mạn và tài hoa. Bên cạnh đó, thơ còn giàu chất nhạc, chất họa.
- Ông đặc biệt thành công khi viết về đề tài người lính trí thức tiểu tư sản hào hoa, phong nhã. Một
trong những bài thơ nổi tiếng viết về người lính của ông là bài thơ Tây Tiến, được in trong tập


“Mây đầu ô”. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ, nhớ cảnh vật và con người Tây Tiến một thời gian khổ
mà anh hùng. Đó là nỗi nhớ khó phai của đời người lính Tây Tiến được khắc họa thành công ở …
của bài thơ: (“trích dẫn thơ”)
II. Tác phẩm:
1. HCST: Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, Quang Dũng làm đại đội
trưởng. Thành phần chủ yếu của đơn vị là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp
với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Đơn vị Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ,
vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn phơi phới tinh thần
lãng mạn anh hùng. Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Quang Dũng nhớ đơn vị cũ
nên đã sáng tác bài thơ, ban đầu có tên “Nhớ Tây Tiến”, về sau đổi là “Tây Tiến” vì nhà thơ cho
rằng chỉ với hai từ “Tây Tiến” cũng đã đủ gợi lên nỗi nhớ – cảm hứng chủ đạo trong toàn bài thơ
chứ không cần đến từ “nhớ”.
2. Bố cục:
Đoạn 1: Nỗi nhớ của tác giả và con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến giữa thiên nhiên Tây
Bắc dữ dội, hùng vĩ


 Bao trùm là nỗi nhớ Tây Tiến, hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc dữ dợi, hùng vĩ và hình tượng người
lính với những chặng đường hành quân gian khổ, sâu nặng nghĩa tình quân dân.
 Bút pháp nghệ thuật hiện thực và lãng mạn với những nét vẽ chắc khỏe gân guốc dựng lên bức
tranh thiên nhiên hoành tráng.
 Sử dụng biện pháp đối lập tương phản.
Đoạn 2: Kỉ niệm về đêm liên hoan, thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình
 Nỗi nhớ về những cảnh sinh hoạt của người lính với đêm liên hoan, vẻ đẹp của sông nước Tây Bắc
hiện thực mà huyền ảo.
 Tác giả sử dụng nghệ thuật hài hòa với những nét vẽ mềm mại tinh tế, tạo nên bức tranh lụa mượt
mà.
 Cảm xúc lãng mạn tái hiện qua việc hướng tới những màu sắc mang tính chất xứ lạ phương xa (man
điệu, nhạc về Viên Chăn).
Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến

 Trực tiếp dựng tượng đài lãng mạn và bi tráng về hình tượng người lính (vẻ đẹp lãng mạn – bi tráng
thể hiện qua bốn nội dung).
 Bút pháp nghệ thuật lãng mạn: trên cơ sở hiện thực mà lãng mạn, sử dụng nghệ thuật đối lập tương
phản.
Đoạn cuối: Lời thề gắn bó với “Tây Tiến mùa xuân ấy”
 Nhớ lời thề trước buổi lên đường thể hiện vẻ đẹp tư thế lên đường một đi không trở về và dù ở đâu
tâm hồn cũng trở về với đoàn quân Tây Tiến.
B. ĐỌC HIỂU:
I. Đoạn 1:
1. 2 câu thơ đầu: Nỗi nhớ Tây Tiến da diết trong tâm tưởng nhà thơ
- Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ mênh mang, da diết, 2 câu thơ đầu mang cảm xúc chủ đạo của tồn bài:
Sơng Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
-

-

Bài thơ mở ra từ một tiếng gọi thiết tha, thân thương “Tây Tiến ơi” vọng về kí ức, ngân vang, làm
sống lại cả một không gian và thời gian ngập đầy nỗi nhớ. Bằng cách sử dụng câu cảm thán và thủ
pháp nghệ thuật nhân hoá, câu thơ trở nên đẹp diệu kỳ. “Sông Mã” không đơn thuần là một con
sông – nơi đã từng là địa bàn hoạt động của đồn qn Tây Tiến – mà nó đã trở thành một hình ảnh
hiện hữu, một chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc đời người lính Tây Tiến với bao nỗi vui – buồn,
được – mất. “Tây Tiến” không chỉ để gọi tên một đơn vị bộ đội mà nó đã trở thành một người bạn
“tri âm tri kỉ” để nhà thơ giãi bày tâm sự.
Câu thơ thứ hai với điệp từ “nhớ” được lặp lại 2 lần đã diễn tả nỗi nhớ quay quắt, cồn cào đang ùa
vào tâm trí Quang Dũng. Tính từ “chơi vơi” – biểu cảm một nỗi nhớ nhẹ và rất sâu – kết hợp với từ
“nhớ” đã khắc sâu được tình cảm nhớ nhung da diết, đầy ắp, không định hình, định lượng bao trùm
cả không gian và thời gian của nhà thơ. Và nỗi nhớ đó như một cơn thác lũ tràn vào tâm trí đẩy ơng
vào trạng thái bồng bềnh, hư ảo. Có lẽ Quang Dũng đã học tập cách diễn đạt nỗi nhớ trong ca dao:
Ra về nhớ bạn chơi vơi



Nhớ chiếu bạn trải, nhớ chăn bạn nằm
 Hai câu đầu với cách dùng từ chọn lọc, gợi hình gợi cảm, kết hợp nhuần nhuyễn câu cảm thán, điệp
từ “nhớ”, từ láy “chơi vơi”, điệp vần “ơi” đã mở cửa cho nỗi nhớ trào dâng mãnh liệt trong tâm hồn
nhà thơ.
2. 6 câu thơ tiếp theo:
- Sáu câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ về rừng núi Tây Bắc hiểm trở, hoang sơ, hùng vĩ, con đường hành
quân giữa núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở lại vừa thơ mộng trữ tình được cảm nhận bằng
cảm hứng lãng mạn và tâm hồn lãng mạn hào hoa:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
a. Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hiểm nguy nhưng khơng ngăn nổi bước chân người lính:
- Một loạt địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông tái hiện con đường hành quân qua những
miền đất xa xôi, hẻo lánh, hoang dã của núi rừng miền Tây.
- Thiên nhiên khắc nghiệt: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”. Trên đỉnh Sài Khao, sương dày
đến độ “lấp” cả đồn qn, đó là hình ảnh giàu chất hiện thực. Đoàn binh hành quân trong sương
lạnh giữa núi rừng trùng điệp. Chữ “mỏi” làm hiện lên trước mắt ta hình ảnh về một đêm hành quân
đầy mệt mỏi, rã rời giữa thời tiết khắc nghiệt miền Tây.
- Dưới ngòi bút của Quang Dũng, con đường hành quân mở ra với biết bao nhiêu khó khăn gian khổ.
Đường đi tồn dốc cao, vực sâu được diễn tả với nhiều từ láy tạo hình: “khúc khuỷu” – quanh co
khó đi, “thăm thẳm” – diễn tả độ cao, độ sâu, “heo hút” – xa cách cs cn. Âm “ơi” cùng thanh bằng
cuối câu gợi khơng khí mơng lung như lạc vào chớn phiêu lưu mạo hiểm. “Dốc lên khúc khuỷu dốc
thăm thẳm” phác họa cảnh núi rừng hiểm trở, gập ghềnh. Điệp từ “dốc”, năm thanh trắc và từ láy
tượng hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” gợi sự hiểm trở, trùng điệp, cao vút của núi đồi và đồng
thời nhấn mạnh trúc trắc, gập ghềnh khó đi. Có thể hình dung người lính Tây Tiến vừa leo lên được

đỉnh dốc đã mệt mỏi lắm rồi lại phải đổ xuống một con dốc khác và cứ thế cuộc hành quân kéo dài
với dốc cao vực thẳm.
- Câu thơ “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” sử dụng phép nhân hóa “súng ngửi trời” làm hiện lên
hình ảnh: núi cao heo hút, mây nổi thành cồn trên đỉnh núi, người lính đi trên đỉnh núi mà như đi
trên mây. Mũi súng đeo sau vai như chạm đến trời xanh “ngửi trời”. Thật là một hình ảnh ngạo
nghễ có chút gì rất hóm hỉnh đùa vui kiểu lính. Chính vì chất lính trẻ trung ấy mà trước thiên nhiên
dữ dội người lính Tây Tiến khơng bị mờ đi mà nổi lên đầy thách thức.
- Thiên nhiên khơng cịn là đối tượng để thưởng thức ngắm nhìn nữa mà là đối thủ: “Ngàn thước lên
cao, ngàn thước xuống”. Hết lên lại xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo nối đèo, dốc tiếp dốc, không
dứt. Câu thơ được tạo thành hai vế tiểu đối, nhịp ngắt như bị bẻ đôi, diễn tả con dốc với chiều cao,
sâu rợn ngợp: nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Cuộc sống hành quân vất vả, nguy
hiểm tột cùng nhưng họ khơng hề nản chí.


b. Thiên nhiên Tây Bắc với những nét vẽ mơ mợng trữ trình:
- Có cảnh đồn qn đi qua bản Mường Lát vào ban đêm và phát hiện ra vẻ đẹp trữ tình “hoa về
trong đêm hơi”. “Hoa về” nghĩa là hoa nở. “Đêm hơi” là đêm sương. Hai hình ảnh ấy đặt cạnh nhau
tạo nên một không gian thơ mộng. Có thể hiểu người lính hành qn trong gian khổ nhưng tâm hồn
lúc nào cũng luôn lạc quan, yêu đời làm bạn với hoa rừng, sương núi.
- Câu thơ đầy thanh bằng diễn tả cảm giác êm đềm, nhẹ nhàng, ấm áp của người lính Tây Tiến trước
cảnh“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Những nếp nhà thấp thoáng mờ nhòa khuất chìm xa xa ẩn
hiện trong màn mưa tạo nên cảnh đoàn quân đi trong mưa vừa hùng vĩ lại rất nên thơ.
 Thủ pháp đối lập và phóng đại, cách dùng từ táo bạo và khỏe khoắn, cách phới thanh mới lạ đã tạo
nên những hình ảnh thơ đầy ấn tượng và giọng điệu thơ độc đáo, khắc họa rõ nét cảnh núi rừng
hoang vu, hiểm trở, dữ dội. Bút pháp tả thực, đầy chất thơ, giàu chất gợi hình, gợi chiều cao, chiều
rộng, tơ đậm sự gian khổ. Thủ pháp đối lập (núi cao, dốc thẳm, ngàn thước lên cao, ngàn thước
xuống, …) tạo cảm giác rợn người. Thanh điệu biến hóa linh hoạt cùng với thanh trắc miêu tả cảnh
hùng vĩ, nên thơ của Tây Bắc, tạo vẻ độc đáo riêng. Từ ngữ rất Quang Dũng, rất lính “súng ngửi
trời”.
 Bút pháp tả thực và lãng mạn đan xen mô tả sự khốc liệt, dữ dội nhưng rất đỗi thơ mộng, trữ tình.

 Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, thách thức lòng quả cảm của người lính Tây Tiến,
tuy vậy họ vẫn hồn nhiên yêu đời.
3. 4 câu thơ tiếp theo:
- Bốn câu thơ tiếp theo nhà thơ miêu tả sự hi sinh gian khổ của người lính đồng thời tô đậm thêm sự
dữ dội của chốn đại chúng.
- Sự dữ dội của núi rừng cũng vắt kiệt sức người, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực: “Anh
bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Người lính Tây Tiến trong cuộc hành
quân gian khổ ấy đã có người ngã xuống vì kiệt sức. “Dãi dầu” là dầm mưa dãi nắng, vất vả khó
nhọc. “Khơng bước nữa” là kiệt sức. “Gục lên súng mũ” là ngã xuống. “Bỏ quên đời” là hi sinh,
mất mát. Nghệ thuật nói giảm nói tránh đã làm cho câu thơ giảm đi đau thương mà thay vào đó là
sự bi tráng, hào hùng. Người lính ra đi mà như đi vào giấc ngủ bởi họ đã khốc lên mình đơi cánh
của lý tưởng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
- Gian khổ không chỉ là núi cao dốc thẳm, không chỉ là mưa lũ thác ngàn mà cịn có tiếng gầm của
cọp trêu nơi rừng thiêng nước độc, nơi đại ngàn hoang vu:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
-

“Chiều chiều” rồi “đêm đêm” gợi sự hiểm nguy rình rập. Những âm thanh “thác gầm thét”, “cọp
trêu người” ln khẳng định cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng nước
độc, gợi nhớ sự hi sinh của người lính Tây Tiến với cảm hứng bi tráng “bỏ quên đời”: xem cái chết
nhẹ tựa lông hồng. Đường hành quân gian khổ, khắc nghiệt nhưng không làm chùn bước chân
người lính.
4. 2 câu thơ cuối:
- Sau chặng đường dài hành quân mỏi mệt, các chiến sĩ có dịp dừng chân lại ở 1 bản làng có tên gọi
rất đỗi yêu thương – Mai Châu. Hai câu cuối đoạn thơ, cảm xúc bồi hồi tha thiết:
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi



-

Từ cảm thán “nhớ ơi” mang tình cảm dạt dào. Khung cảnh đậm đà tình quân dân. Sau một thời gian
dài hành quân vất vả giữa núi rừng, phải chịu đói, chịu khát. Nay các anh được đồng bào tiếp đón
bằng “cơm lên khói” cùng mùi hương “thơm nếp xơi” thật là ấm lịng. Chính nơi đây, mọi khó khăn
gian khổ như bị đẩy lùi mà thay vào đó là niềm lạc quan và tình thơ đong đầy.
Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành cơng là kết hợp hài hịa giữa
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Bên cạnh đó cịn có các yếu tố nghệ thuật: sử dụng
nhiều từ láy tạo hình, thanh trắc, điệp từ, nhân hóa, đối lập,… tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và
giàu giá trị.
Qua ngòi bút vừa hiện thực, vừa lãng mạn của Quang Dũng, cảnh núi rừng Tây Bắc hiện lên rất
sinh động với núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương mù, thác gầm, cọp thét… Và đó cũng là
những kỉ niệm đáng tự hào của người lính Tây Tiến.
II. Đoạn 2:
1. 4 câu thơ đầu: Cảnh đêm liên hoan văn nghệ
- Nếu ở đoạn một là cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội khác thường thì đến đoạn hai là một
bức tranh thiên nhiên Tây Bắc vs vẻ đẹp mĩ lệ và thơ mộng. Những nét vẽ bạo khoẻ gân guốc để vẽ
nên một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiện thực vừa huyền ảo, thực mà vẫn đậm chất lãng mạn:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
-

Khi đêm liên hoan văn nghệ bắt đầu thì tất cả bừng lên trong ánh sáng của ngọn lửa đuốc liên hoan.
Con người và cảnh vật như ngất ngây trong những điệu múa điệu xoè, trong âm thanh rạo rực của
tiếng khèn. Đêm liên hoan văn nghệ đẹp như hội hoa đăng.
- Động từ, cụm động từ mạnh “bừng lên”, “khèn lên”, “về”, “xây” diễn tả buổi liên hoan thấm đậm
tình nghĩa quân dân.
- Tâm hồn lãng mạn của những chiến binh Tây Tiến thể hiện qua cảm hứng lãng mạn hướng về

những màu sắc có tính chất xứ lạ phương xa và những nhu cầu văn hoá tinh thần. Dùng hơ ngữ “kìa
em” như nói với cơ gái trong thực tại chứ không phải trong hoài niệm. Chữ “kìa” như là tiếng reo
gợi sự ngạc nhiên, hào hứng trước cái lạ của xứ lạ khi chợt nhận ra vẻ đẹp của những dáng hồng
sơn cước, vẻ đẹp của những thiếu nữ Tây Bắc vừa lộng lẫy, rực rỡ với “xiêm áo”, những màu sắc
vừa dịu dàng kín đáo với dáng “man điệu nàng e ấp”. Đằng sau hai chữ “kìa em” ta như thấy cả
những nụ cười, những ánh nhìn tinh nghịch của những chàng lính trẻ hồn nhiên, yêu đời. Cái nồng
ấm và tình tứ của các cô gái biến chàng trai lính thành thi sĩ “xây hồn thơ” gửi về miền đất xa xôi –
Viêng Chăn.
 Bốn câu thơ có giọng điệu hiền hòa êm ái phù hợp với khơng khí ấm áp của bản làng và tình quân
dân thắm thiết.
2. Bốn câu thơ sau: Cảnh sông nước Tây Bắc mênh mang thơ mộng, huyền ảo
- Nếu cảnh đêm liên hoan văn nghệ đem đến cho người đọc cảm giác mê say, ngất ngây thì cảnh sông
nước Tây Bắc lại gợi lên vẻ đẹp mênh mang thơ mộng, huyền ảo:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ


Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa
-

Bao trùm bốn câu thơ là vẻ đẹp hài hòa giữa con người và thiên nhiên Tây Bắc.
Tác giả không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ mà chỉ loáng thoáng vài nét gợi nhưng đã vẽ nên một bức tranh
lụa mượt mà. Tất cả đều thoáng nhẹ chiều sương, ngàn lau phơ phất mang cái hồn của cảnh vật.
Con thuyền độc mộc và con người cũng một dáng vẻ thanh thoát. Nét bút thoáng nhẹ này rất phù
hợp với cảnh thiên nhiên hư ảo, phù hợp với nỗi nhớ trong hoài niệm.
- Ba chữ “chiều sương ấy” gói gọn cả thời gian – chiều, không gian – sương và ấn tượng – ấy. Thiên
nhiên hữu linh, “hồn lau” hài hòa với người chiến binh đa cảm – “hồn thơ”.
- Tay lái tài hoa làm tiêu tan vẻ dữ dội của “dòng nước lũ” tạo ra chất thơ và cũng là cách “thơ hóa”
cái dữ dội, hùng vĩ. Nổi bật bên trên dịng sơng như nỗi niềm cổ tích là hình ảnh những thiếu nữ

Tây Bắc với vẻ đẹp duyên dáng trên những con thuyền độc mộc. Họ đẹp như những bông hoa rừng
trong chiều sương. Hai chữ “đong đưa” chứ không phải “đung đưa” đã biến những bông hoa thành
những sinh thể có hồn. Hoa cũng như người dường như đang làm dun, soi mình trên sơng nước
chịng chành. Điệp từ “có thấy”, “có nhớ” diễn tả tinh tế tâm hồn của nhà thơ gửi vào cỏ cây sông
nước, đó là nét vẽ thi trung hữu họa
 Những thiếu nữ Tây Bắc đẹp như những bông hoa rừng, cũng đã hố tâm hồn với những người lính
trẻ giờ đã trở thành kỉ niệm, là hành trang tinh thần không thể thiếu để họ mang theo suốt cuộc đời
người lính.
Đoạn thơ sử dụng bút pháp gợi tả kết hợp hài hòa giữa giàu chất nhạc, chất hoạ. Nhạc điệu cất lên
từ âm thanh của tiếng khèn, từ tâm trạng rạo rực của người lính. Hình ảnh đựơc tạo dựng bởi những
nét vẽ tài hoa có màu sắc của xiêm áo, có đường nét của những điệu múa điệu xoè, có hình ảnh,
dáng người trên con thuyền độc mộc. Tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến đã được xây dựng
bằng chất nhạc, chất hoạ và chất thơ.
Đoạn 2 thể hiện cảm xúc trào dâng của nhà thơ về kỉ niệm đẹp với thiên nhiên và con người miền
Tây.
III. Đoạn 3:
- Khi dựng lên tượng đài người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn
đem đến cho vẻ đẹp này một vẻ đẹp bi tráng. Vẻ đẹp lãng mạn bi tráng của người lính được thể hiện
qua dáng vẻ và tinh thần.
a. Những chiến sĩ Tây Tiến mang dáng vẻ oai phong lẫm liệt:
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm
-

Viết về người lính Quang Dũng khơng né tránh những gian khổ hy sinh, chỉ có điều hiện thực
không được miêu tả một cách trần trụi mà được nhìn qua cảm hứng lãng mạn. Cũng như nhiều tác
giả khác, Quang Dũng cũng nói tới bệnh sốt rét hiểm nghèo từng hành hạ người lính. Tuy nhiên các
tác giả khác thường sử dụng bút pháp hiện thực, còn Quang Dũng thì sử dụng bút pháp lãng mạn.
Bệnh sốt rét hiểm nghèo được gọi đúng tên của nó trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
Tơi với anh biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi


-

Bài thơ của Tố Hữu thì trên gương mặt của anh vệ quốc quân vẫn còn lưu lại dấu vết của bệnh sốt
rét hiểm nghèo, chứng tích của căn bệnh quái ác vẫn còn in hằn trên má anh vệ quốc:
Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ

-

Quang Dũng cũng nói về bệnh sốt rét, về gian khổ hy sinh của những chiến binh Tây Tiến nhưng
dựa trên cơ sở lãng mạn hoá hiện thực. Sự thực là do bệnh sốt rét nên người lính “khơng mọc tóc”,
nhưng qua cái nhìn lãng mạn thì mái đầu khơng tóc của anh “vệ trọc” đã gợi lên vẻ đẹp oai phong lạ
thường. Sự thực là do bệnh sốt rét lại thiếu ăn mất ngủ nên da dẻ người lính xanh xao nhưng qua
cảm hứng lãng mạn thì màu xanh ấy lại hoà lẫn với lá nguỵ trang với rừng đại ngàn. Qua cái nhìn
lãng mạn, người lính hiện lên như mãnh hổ ngự trị giữa chốn rừng thiêng, sức mạnh tinh thần của
họ vẫn làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
b. Tâm hồn người lính cũng mang một vẻ đẹp lãng mạn:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
-

Lính Tây Tiến phần đơng xuất thân từ học sinh, sinh viên, có người lại ra đi từ Hà Nội. Chính vì
vậy mà trong cuộc sống kháng chiến gian khổ những con người ra đi từ trường xưa phố cũ trong
tâm hồn vẫn mang nhiều mộng và mơ. Họ mộng chiến cơng truy kích giặc qua biên giới Việt – Lào.
“Mắt trừng” là để hướng về phía kẻ thù, mài sắc tinh thần cảnh giác, quyết tâm chiến đấu.
- Tâm hồn người lính khơng chỉ mang nhiều mộng mà cịn nhiều mơ, họ mơ về mợt “dáng kiều
thơm”. Họ mơ về “Hà Nội dáng kiều thơm” là để tâm hồn về với người thương nơi Hà Thành hào

hoa thanh lịch, chữ “thơm” trong câu thơ là đồng nghĩa với sắc nước hương trời.
- Cách diễn đạt của tác giả có phần sách vở khi dùng hình ảnh “dáng kiều thơm” để nói về người phụ
nữ đẹp dễ thương, điều này lại có tác dụng phản ánh những người lính vốn xuất thân từ học sinh,
sinh viên. Cách nói “dáng kiều thơm” chứng tỏ tâm hồn họ thấm nhuần vẻ đẹp của những áng Kiều,
Chinh Phụ Ngâm, Hoa Tiên mà đã một thời họ được học khi ngồi trên ghế nhà trường.
c. Vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của người lính Tây Tiến cịn đựoc thể hiện qua tư thế lên đường
vì lý tưởng và sự hy sinh cao đẹp:
- Người lính lên đường chiến đấu hy sinh vì lý tưởng trong Tây Tiến với tư thế chiến đấu coi cái chết
nhẹ tựa lông hồng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
-

-

Lại một lần nữa Quang Dũng không né tránh những hy sinh mất mát, cái bi thương được gợi lên
qua hình ảnhr những nấm mồ hoang nơi rừng sâu biên giới. Những nấm mồ nơi rừng sâu khơng
người hương khói, ít người qua lại gợi lên sự bùi ngùi thương cảm xót xa. Tuy nhiên cứ mỗi khi
chìm vào trong đau thương thì cảm xúc thơ của Quang Dũng được nâng lên đôi cánh lý tưởng của
cảm hứng lãng mạn.
Cái bi thương dường như được vợi đi bởi câu thơ xuất hiện nhiều từ Hán–Việt mang sắc thái trang
trọng cổ kính “biên cương mồ viễn xứ” đã biến những nấm mồ hoang nơi rừng sâu biên giới thành
những mồ chí tơn nghiêm vĩnh hằng.


-

Bên cạch đó, cái bi thương bị át đi bởi vẻ đẹp lý tưởng: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Hai
chữ “chẳng tiếc” đặt giữa câu thơ cùng với giọng thơ mạnh mẽ nói lên thái độ thanh thản dứt khốt,
hồn tồn tự nguyện của những con người “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. “Đời xanh” gợi tuổi

trẻ với bao hoa mộng thế mà sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc, được thể hiện qua Tống biệt hành –
Thâm Tâm:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rời đầy

-

Sự hi sinh của người lính được bao phủ bởi hào quang của cảm hứng lãng mạn và bi tráng:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

-

-

Người lính Tây Tiến ra đi trong tư thế tráng sĩ anh hùng. Hình ảnh “áo bào thay chiếu” biến cái chết
trở thành sự hi sinh sang trọng của “khách chinh phụ” ngày xưa. Đó là chiếc áo bào trong trí tưởng
tượng mà Quang Dũng đã đắp cho những người đồng đội của mình bằng tất cả niềm tiếc thương và
kính phục.
“Khúc độc hành” được tấu lên từ tiếng “gầm” của dịng sơng Mã càng tơ đậm khơng khí bi tráng
của cả đoạn thơ. Dường như cả đất trời, cả quê hương đang nghiêng mình tiễn đưa người lính về nơi
an nghỉ cuối cùng.
Nghệ thuật nói giảm “anh về đất” vừa làm vơi đi nỗi đau thương vừa vĩnh viễn hoá sự hy sinh cao
đẹp. Đối với người lính Tây Tiến chết chưa phải là hết, các anh “về đất” là về với Đất Mẹ hiền Tổ
quốc đang giơ tay âu yếm đón người con thân yêu trở về sau khi hoàn thành nghĩa vụ lớn lao, “anh
về đất” là để hố thân vào sơng núi, để vĩnh viễn với núi sơng này để:
Ơi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hố núi sơng ta

 Cái chết của người lính có gợi lên sự bi thương nhưng khơng bi luỵ trái lại vẫn mang vẻ đẹp hào

hùng tráng lệ.
C. Tởng kết:
Nghệ tḥt:
Ngơn từ giàu hình ảnh, cảm xúc; nhiều từ ngữ Hán Việt ; từ ngữ chỉ địa danh.
Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như nhân hóa, đối lập, điệp,..
Hình ảnh đặc sắc, đậm chất thơ chất nhạc.
Kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng.
Dịng cảm xúc thiết tha, mãnh liệt.
Ngơn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt.
Sự kết hợp hài hòa giữa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn.
Từ Hán Việt gợi lên âm hưởng cổ kính ; những kết hợp từ độc đáo ; những từ ngữ in đậm dấu ấn đời
lính tạo nên tính chân thực, cụ thể, vừa sinh động vừa hấp dẫn.


Giọng thơ thay đổi theo dòng cảm xúc, khi tha thiết bồi hồi với nỗi nhớ vời vợi, khi bừng lên với đêm
hội núi rừng, khi lắng lại trong kỉ niệm bâng khuâng, khi trang nghiêm, bi hùng gắn với hình ảnh
những đồng đội một thời chiến đấu và hi sinh.
Nét bút tài hoa của Quang Dũng.
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Thể hiện ở cái tơi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử
dụng nhiều biện pháp tu từ để tô đậm cái phi thường, tạo ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ, tuyệt mỹ
của núi rừng miền tây.
+ Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến.
+ Sự hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơ mộng.
+ Cảnh đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sương huyền thoại.
- Tinh thần bi tráng:
+ Nhà thơ không che giấu cái bi, nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm
hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng.
+ Người lính Tây Tiến luôn hiên ngang, bất khuất mặc dù chịu mất mát, đau buồn. Cái chết cũng được
tác giả bao bọc trong khơng khí hồnh tráng. Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ, người lính xuất

hiện với tầm vóc khác thường.
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng ln gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau
để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm.
Nội dung:
Bức tranh thiên nhiên vùng Tây Bắc tổ quốc ta vừa tráng lệ, hùng vĩ vừa nên thơ, trữ tình.
Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp đậm chất bi tráng về hình ảnh người lính Tây Tiến: tâm hồn lãng mạn, khí
phách anh hùng, lí tưởng cao cả Vẻ đẹp của chiến sĩ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Thể hiện tình u, sự gắn bó, niềm tự hào của tác giả về trung đoàn Tây Tiến và quê hương Tây Bắc
trong những năm kháng chiến chống Pháp.
 Đoạn 1:
Với sự kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn, tác giả đã tái hiện lại chặng đường hành qn của
đồn qn Tây Tiến. Qua đó dựng nên bức tranh khá hoàn chỉnh và sinh động về thiên nhiên miền Tây
vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa ấm áp nên thơ và tinh thần xả thân vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến năm
xưa.
Hình tượng nghệ thuật vừa bám sát hiện thực lại có sự bay bổng trong sức tưởng tượng của người đọc.
 Đoạn 2:
Hai đoạn thơ như hai nhịp của một trái tim đang đong đầy những u thương, lưu luyến, gắn bó khơng
rời với đất với người giúp ta thấy rõ hơn nét đẹp tâm hồn của tác giả nói riêng và của người lính nói
chung.


 Đoạn 3:
Khổ thơ đã dựng nên một tượng đài bất tử về người lính. Người chiến sĩ Tây Tiến hào hoa, anh dũng,
kiêu hùng một thời đã gây nên ân tượng sâu sắc cũng như mối xúc động lớn lao cho bao thế hệ người
đọc. Hình tượng ấy dù vẫn có những hi sinh mất mát nhưng vượt lên tất cả vẫn là một khí phách hiên
ngang, một khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp đáng trân trọng. Đây cũng chính là chất bi tráng của tác
phẩm.
 Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của tác giả về cuộc sống chiến đấu gian khổ hào hùng của nguời lính Tây
Tiến, qua đó ca ngợi phẩm chất anh hùng, tinh thần yêu nước, giàu lòng hi sinh của những người
chiến sĩ Cách mạng.

Thế hệ thanh niên ngày nay:
Thế hệ thanh niên ngày nay sống trong thời bình cũng rất xứng đáng với thế hệ cha anh ngày ấy. Họ
trân trọng những giá trị lịch sử, biết yêu quý và giữ gìn những thành quả mà cha anh đã đổ xương đổ
máu để bảo vệ. Chính vì vậy, họ phát huy sức mạnh quyền làm chủ trong học tập trong lao động. Phát
huy sức mạnh tuổi trẻ để đưa đất nước Việt Nam ra tầm thế giới. Đội Robocon của ĐH Lạc Hồng luôn
mang về giải sáng tạo trong các cuộc thi quốc tế. Các đội tuyển thể thao cờ vua, bóng đá, cầu lơng...
đến các đội đi thi Olympic Tốn, Vật Lý, Hóa Học đều giành giải cao mang lại vẻ vang cho nước nhà.
Đấy là hình ảnh đẹp cho sự vươn xa của trí tuệ Việt.
Thanh niên ngày nay cũng rất coi trọng lòng biết ơn, coi trọng giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc ta
“Uống nước nhớ nguồn”. Hình ảnh, đồn người xếp hàng dài trước linh cữu đại tướng Võ Nguyên
Giáp, nhiều bạn trẻ không cầm được nước mắt trước sự ra đi của người là biểu tượng cho vẻ đẹp về
lịng tự cường, tự tơn dân tộc.
Bác Hồ nói “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại
kết thành một làn sóng sơi nổi”. Quả đúng như vậy, dân ta ở đây, mà trước hết là tuổi trẻ đã thể hiện
quyết tâm rực lửa ấy bằng những hành động có tính đồn kết cao độ. Biểu hiện đó là hàng năm có hàng
ngàn thanh niên tình nguyện nhập ngũ tham gia vào cơng tác huấn luyện. Vào độ tháng 5.2014, khi
Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan HD – 981 vào thềm lục địa Việt Nam, hàng triệu con người
Việt Nam đã xuống đường tuần hành (trong đó chủ yếu là thanh niên). Họ đã hăng say đấu tranh cho
công lý, đấu tranh cho lẽ phải, đấu tranh cho chủ quyền. Đó là họ đang sống cho xứng đáng với bao
anh hùng đã ngã xuống trên mảnh đất này.
Thanh niên ngày nay họ cũng rất biết yêu thương, nghĩa tình, nhân ái. Họ sống quý trọng người già,
yêu thương em nhỏ. Họ biết sống hi sinh bản thân mình vì người khác và vì những điều lớn lao cho
cộng đồng cho xã hội. Một Nguyễn Hữu Ân chăm sóc mẹ bị bệnh ung thư, mẹ mất, nhận người đàn bà
bên cạnh giường bệnh của mẹ mình làm mẹ ni (người mẹ ni ấy cũng bị bệnh ung thư); Nguyễn
Văn Nam học sinh trường THPT Đô Lương 1 (Nghệ An) đã hi sinh sau khi cứu được 5 em nhỏ khỏi bị
chết đuối... Chừng ấy tấm gương đủ để thấy thanh niên ngày nay rất đáng tự hào.
Tuy nhiên, cũng cơng bằng mà nói, bên cạnh những thanh niên trở thành biểu tượng cao đẹp của tuổi
trẻ Việt Nam thì cũng khơng ít bạn trẻ lại trở thành điều ngược lại. Đáng phê phán và lên án thay là một
bộ phận giới trẻ bây giờ sống vơ cảm, chỉ biết sống cho riêng mình, hưởng thụ cho chính mình mà
khơng thèm quan tâm đến mọi điều xung quanh. Họ làm ngơ trước ánh mắt van xin của một cụ già

đang cần một bàn tay dắt qua đường, họ lạnh lùng trước một em bé xin ăn đang đói lả, họ phung phí ổ
bánh mì vào thùng rác trong khi đây đó có bao người phải ăn cả giấy gói bánh cịn dính ít đồ thừa...


Trong khi họ vung tiền vào quán Bar, vũ trường... thì cịn đó bao em thơ chưa một lần được có tấm áo
lành lặn để đến trường. Đáng buồn thay.



×