Họ và tên: Đặng Thị Minh Ngọc
Lớp: HT002
MSSV: 31221022255
Mã LHP: 23D1POL51002508
BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN
Đề bài: Tại sao nói Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp
công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình? Liên hệ với thực tiễn của
Việt Nam.
Bài làm
Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện
thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình:
Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị, là hình thức tổ chức cao nhất, bộ phận tiên tiến
nhất của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp cơng nhân
và nhân dân lao động, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung-dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học (chủ nghĩa
Mác - Lênin nói chung) với phong trào cơng nhân. Sự ra đời của Đảng Cộng sản là
một tất yếu lịch sử của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
Khi lý luận khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác thâm nhập vào thực tiễn
phong trào công nhân thì đã được một bộ phận cơng nhân tiên tiến tiếp thu. Từ đó bộ
phận này đã thành lập ra Đảng Cộng sản. Ta cũng có thể nói rằng, Đảng Cộng sản là
một bộ phận của giai cấp công nhân. Và điều này đã trở thành quy luật chung cho sự
ra đời của các Đảng cộng sản ở nhiều nước trên thế giới.
Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của đảng cộng sản, là nguồn bổ sung lực lượng
phong phú cho đảng cộng sản. Những đảng viên của đảng là những người công nhân
giác ngộ lý tưởng cách mạng, được trang bị lý luận cách mạng, tự giác gia nhập đảng
và được các tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân giới thiệu cho đảng. Sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản cũng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Giai
cấp công nhân thực hiện vai trị lãnh đạo của mình thơng qua Đảng Cộng sản.
Đảng Cộng sản đóng một vai trị quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện
thắng lợi sứ mệnh lịch sử của chính mình vì:
+ Nhờ có Đảng Cộng sản mà bản chất mục đích của phong trào công nhân được
thay đổi phù hợp hơn
Trên thực tế, phong trào công nhân đã nhiều lần nổ ra khi chủ nghĩa tư bản hình
thành và phát triển. Ban đầu cơng nhân đứng lên đấu tranh chỉ vì mục đích kinh
tế như: tăng lương, giảm giờ làm, nâng cao điều kiện lao động,... Mặc dù phong
trào cơng nhân có thể phát triển về số lượng, quy mơ đấu tranh có thể được mở
rộng nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu một lý luận khoa học và cách
mạng soi đường. Khi nào giai cấp công nhân tiếp thu lý luận khoa học và cách
mạng thì lúc đó phong trào đấu tranh của giai cấp này mới trở thành phong trào
mang tính chất chính trị với mục đích là giành lại độc lập chính quyền.
+ Đảng Cộng sản làm thay đổi hình thức đấu tranh của phong trào cơng nhân từ
đấu tranh tự phát thành tự giác
Những cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân nổ ra dưới nhiều hình
thức khác nhau như: đình cơng, biểu tình, đập phá máy móc,... Các phong trào
này diễn ra với quy mơ nhỏ, khơng có tổ chức và đường lối chiến lược rõ ràng.
Nhưng từ khi phong trào công nhân được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được
Đảng vạch ra đường lối, đề ra cương lĩnh đấu tranh cách mạng thì hình thức
đấu tranh của giai cấp cơng nhân có sự thay đổi lớn. Họ biết kết hợp đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang, phong trào diễn ra với quy mô lớn hơn, công
nhân biết hoạt động một cách có tổ chức và đồn kết chặt chẽ với nhau
⇒ Đảng đóng vai trị là lãnh tụ chính trị
Đảng cộng sản là tập hợp đội ngũ những người ưu tú nhất trong giai cấp công
nhân và các quần chúng lao động khác. Đó là tập hợp đội ngũ những người có
trình độ nhận thức chính trị, học vấn, chun môn cao; lập trường giai cấp
vững vàng; những người tiên tiến trong giai cấp công nhân, được trang bị lý
luận khoa học, cách mạng và là những người được tôi luyện từ trong thực tiễn
phong trào cách mạng.
⇒ Đảng cộng sản trở thành bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân
Đảng cộng sản là đại biểu trung thành cho quyền lợi, ý chí, nguyện vọng của
khơng chỉ giai cấp cơng nhân mà cịn cho đại đa số quần chúng lao động khác
(bao gồm cả giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác), nhờ đó, Đảng có
thể tập hợp, giác ngộ, huy động được quần chúng tham gia các phong trào cách
mạng.
⇒ Đảng cộng sản là hạt nhân quy tụ lực lượng cách mạng, xây dựng khối liên
minh giữa các lực lượng cách mạng
Đảng trở thành đội tiên phong chiến đấu, lãnh tụ chính trị và bộ tham mưu chiến đấu
của giai cấp công nhân.
Liên hệ thực tiễn với Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1930 (Đảng chưa ra đời):
+ Đặc biệt vào năm 1925: cuộc bãi công của thợ máy sửa chữa tàu thuỷ của xưởng
Ba Son (Sài Gịn) đã ngăn khơng cho tàu Pháp đưa lính sang tham gia đàn áp cuộc
đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc và các thuộc địa Pháp ở Châu Phi.
+ Trong hai năm 1926 - 1927: ở nước ta đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công: cuộc
bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền
cao su Cam Tiêm, tiếp đến là bãi công của công nhân đồn điền cà phê Rayna
+ Trong hai năm 1928 - 1929: có khoảng 40 cuộc bãi cơng của cơng nhân nổ ra từ
Bắc chí Nam. Tiêu biểu là: bãi cơng của công nhân nổ ra ở mỏ than Mạo Khê,
nhà máy nước đá La - ruy (Sài Gòn), đồn điền Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến Thuỷ,
nhà máy xi măng Hải Phịng,...
+ Ở Bắc kì giai đoạn này phong trào công nhân cũng diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là
phong trào công nhân đấu tranh trong ngành đường sắt
⇒ Các cuộc đấu tranh của công nhân ở giai đoạn này còn phụ thuộc vào phong trào
yêu nước song dần dần đã xuất hiện các cuộc đấu tranh riêng lẻ và bước đầu đã có
lãnh đạo, có tổ chức. Các cuộc đấu tranh đã có sự phối hợp và có sự lãnh đạo khá chặt
chẽ, khẩu hiệu đấu tranh được nâng lên. Phong trào đấu tranh với nhiều hình thức,
ngồi mục tiêu kinh tế, phong trào thời kỳ này mang hình thức đấu tranh chính trị,
mang tính tự giác.
Giai đoạn sau 1930 (Đảng ra đời):
+ 1930 - 1931: Cuộc diễn tập lần I. Trong Cao trào cách mạng 1930-1931, trí thức
đã sát cánh cùng cơng - nơng trong các cuộc đấu tranh. Điển hình là sự tham gia
của thanh niên, học sinh các trường học, các phong trào đấu tranh của công - nông
Nghệ Tĩnh.
+ 1936 - 1939: cuộc diễn tập lần thứ II, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945
+ 1939 - 1945: tất cả nhiệm vụ tập trung vào mục đích cao nhất là giải phóng dân
tộc; thành lập Mặt trận Việt Minh; Đảng thực hiện chủ trương “phá kho thóc của
người Nhật”; Cách mạng tháng 8 thành cơng miền Bắc hồn thành cuộc cách
mạng.
+ 1953 - 1954: Đảng đề ra đường lối chiến tranh nhân dân “toàn dân kháng chiến”,
“trường kỳ kháng chiến”; chiến dịch Điện Biên Phủ thành công, miền Bắc hoàn
toàn độc lập tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.
+ 1954 - 1975: miền Nam thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và chống
Mỹ, độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
+ 1975 - nay: Đảng ta tập trung lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đưa nước ta phát triển nhanh, bền vững và sớm đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
⇒ Từ khi ra đời đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện vai trò nhân tố chủ
quan hàng đầu đảm bảo cho cuộc cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
đến công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh