Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA. LIÊN HỆ VỚI NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.93 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT


ĐỀ TÀI
ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA. LIÊN
HỆ VỚI NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA SẢN
XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

Tiểu luận cuối kỳ mơn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
MÃ MƠN HỌC & MÃ LỚP: LLCT120205_22_2_45
NHĨM THỰC HIỆN:
BUỔI HỌC & TIẾT HỌC: THỨ 6 TIẾT 1-2
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Ngọc Chung


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023

*Ghi chú: Tỷ lệ hồn thành (%) = 100%; Trưởng nhóm: Nguyễn Trung Tuấn
Nhận xét của giáo viên:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày ... tháng ... năm 202...
Giáo viên chấm điểm


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1


2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2
B. NỘI DUNG...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HĨA..............................3
1.1. Hàng hóa......................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm và các thuộc tính của hàng hóa.........................................3
1.1.2. Tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa...............................4
1.1.2.1. Lao động cụ thể...............................................................................4
1.1.2.2. Lao động trừu tượng......................................................................5
1.1.3. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
của hàng hóa....................................................................................................6
1.2. Sản xuất hàng hóa.......................................................................................7
1.2.1. Khái niệm sản suất hàng hóa...............................................................7
1.2.2. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.............................9
1.2.3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.....................................11
2.1. Sơ lược về lịch sử phát nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam....................14
2.2. Thực trạng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam............................................16
2.3. Đặc điểm của nền sản xuất hàng hoá ở nước ta.....................................19
2.4. Phương hướng phát triển sản xuất hàng hóa ở Việt Nam....................23
2.5. Liên hệ giữa điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa và sự phát triển sản
xuất hàng hóa ở Việt Nam...............................................................................26
C. KẾT LUẬN........................................................................................................28
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ TRONG NHĨM....................30
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................31


DANH MỤC HÌNH ẢN

Hình 1. Tốc độ tăng GDP bình quân năm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn
1986-2000................................................................................................................15
Hình 2. Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2008-2013.......................................................16

Hình 3. Cơ cấu kinh tế từ năm 2009 đến nay (GDP theo giá thực tế).....................17
Hình 4. Tốc độ tăng tưởng của các ngành sản xuất chính trong quý I/2023............18


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển của xã hội loài người được đánh dấu bằng nhiều tiêu chí, trong đó
có tiêu chí về sự phát triển kinh tế ở những thời kỳ, những giai đoạn khác nhau.
Con người đã phải trải qua hàng vạn năm để biết dùng lửa nấu chín thức ăn và sưởi
ấm, biết thuần hóa súc vật, biết chăn ni, biết làm nghề nông, biết chế tạo ra
những vật phẩm đơn giản đáp ứng nhu cầu đơn giản và rất hạn chế trong một phạm
vi cộng đồng nhỏ hẹp. Dần dần, khi một cộng đồng có thừa một loại sản phẩm nào
đó đã được làm ra nhưng lại cần đến những loại sản phẩm khác mà cộng đồng khác
dư thừa thì sự trao đổi bắt đầu diễn ra. Nền kinh tế hàng hóa cũng từ đó mà được
hình thành. Sản xuất hàng hóa giúp đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống
hàng ngày. Những sản phẩm và dịch vụ được sản xuất cung cấp đủ đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng. Sản xuất hàng hóa cung cấp cơ hội việc làm cho đa dạng các ngành
nghề và tuổi lao động. Nó giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện sức sống và đóng
góp tích cực cho xã hội. Sản xuất hàng hóa yêu cầu sự áp dụng và phát triển của
công nghệ, góp phần thúc đẩy đổi mới và tiến bộ cơng nghệ. Cơng nghệ tiên tiến
trong sản xuất hàng hóa giúp cải thiện năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tác
động đến môi trường. Mang lại giá trị kinh tế, từ việc chuyển đổi nguyên liệu thành
sản phẩm hoàn thiện. Sản xuất hàng hóa cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu, đóng
góp vào thương mại quốc tế và tăng cường quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Các
hoạt động xuất khẩu giúp tăng thu nhập quốc gia, mở rộng thị trường tiêu thụ. Xuất
phát từ sự nhận thức rõ về tầm quan trọng của phát triển kinh tế hàng hóa tại việt
nam nên nhóm chọn đề tài “Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa. Liên hệ với
những điều kiện phát triển của sản suất hàng hóa ở Việt Nam”.

1



2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu và phân tích các điều kiện cần
thiết để sản xuất hàng hóa và liên hệ của những điều kiện đó với sự phát triển sản
xuất hàng hóa tại Việt Nam. Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến việc sản xuất hàng hóa ở Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất và
giải pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra,
cũng có thể phân tích và so sánh với các nước trong khu vực hoặc trên thế giới để
đưa ra những kinh nghiệm và giải pháp thích hợp cho Việt Nam.

2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HĨA
1.1. Hàng hóa
1.1.1. Khái niệm và các thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng
hóa, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua
bán, trao đổi trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người thơng qua trao đổi hay mua bán.
Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng
thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng
hóa cần phải có: tính hữu dụng đối với người dùng; giá trị (kinh tế), nghĩa là được
chi phí bởi lao động; sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm.
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể. Từ những khái niệm này, ta có
thể rút ra kết luận một đồ vật muốn trở thành hàng hóa cần phải thỏa mãn 3 yếu tố:
là sản phẩm của lao động; có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người;
thơng qua trao đổi, mua bán.

Sự thay đổi và phát triển của đời sống dẫn đến cách hiểu hàng hóa khơng như
các nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất đi ranh giới của sự hiển
hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị. Tiền, cổ phiếu, quyền sở
hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động, v.v. được xem là hàng
hóa trong khi chúng khơng nhất thiết có những tính chất như đã liệt kê trên.
Hàng hố có hai thuộc tính chính là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng
của hàng hố là cơng dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người. Nhu cầu ấy có thể là nhu cầu về vật chất hoặc về tinh thần. Hàng hóa có thể
đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất. Đây là giá trị sử dụng nhằm đáp
3


ứng nhu cầu của người mua nên người sản xuất cần quan tâm chú ý đến giá trị sử
dụng của hàng hóa do mình sản xuất để đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe
và tinh tế của người mua. Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay
tiêu dùng. Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Là
biểu hiện của mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hoá và
là phạm trù mang tính chất lịch sử. Giá trị trao đổi chính là hình thức bên ngồi của
giá trị, cịn giá trị chính là nội dung, là cơ sở để trao đổi. Người ta ngầm so sánh lao
động đã hao phí ẩn giấu bên trong hàng hoá với nhau khi trao đổi hàng hố. Vì vậy
những hàng hố có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại trao đổi được với nhau, với
những tỷ lệ nhất định. Người sản xuất cần hồn thiện giá trị sử dụng để thu được
hao phí lao động đã kết tinh và sản phẩm hàng hóa được bán đi, được thị trường
chấp nhận.
1.1.2. Tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính khơng phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết
tinh trong nó, mà là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt:
vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể), lại vừa mang tính chất trừu tượng (lao
động trừu tượng).
1.1.2.1. Lao động cụ thể

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.
Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, cơng cụ lao động, đối
tượng lao động và kết quả lao động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các
loại lao động cụ thể khác nhau.
Ví dụ: Lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại
lao động cụ thể khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra
4


quần áo chứ khơng phải là bàn ghế; cịn phương pháp là may chứ khơng phải là
bào, cưa; có cơng cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái
bào...; và lao động của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc, cịn lao động của
người thợ mộc thì tạo ra ghế để ngồi...
Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong xã hội có nhiều loại
hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại lao động cụ thể
khác nhau. Nếu phân cơng lao động xã hội càng phát triển, có nhiều ngành nghề
khác nhau thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của xã
hội.
1.1.2.2. Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ
những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao
động (tiêu hao về cơ bắp, thần kinh, trí óc) của người sản xuất hàng hóa nói chung.
Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của
hàng hóa. Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của
người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính là mặt chất của giá
trị hàng hóa.
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và
tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa. Như trên đã chỉ ra, mỗi
người sản xuất hàng hố sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào là việc riêng của họ.

Vì vậy, lao động đó mang tính chất tư nhân, và lao động cụ thể của họ là biểu hiện
của lao động tư nhân.
Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hóa là lao động xã hội vì nó là
một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất
5


hàng hóa. Họ làm việc cho nhau, thơng qua trao đổi hàng hóa. Việc trao đổi hàng
hóa khơng thể căn cứ vào lao động cụ thể mà phải quy lao động cụ thể về lao động
chung đồng nhất - lao động trừu tượng. Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiện của
lao động xã hội.
Giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng có mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn
đó được biểu hiện cụ thể trong hai trường hợp sau:
Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể khơng ăn
khớp với nhu cầu của xã hội (hoặc không đủ cung cấp cho xã hội hoặc vượt quá
nhu cầu của xã hội...). Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội, sẽ có một số hàng
hóa khơng bán được, tức khơng thực hiện được giá trị.
Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với mức
tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận, khi đó hàng hóa cũng khơng bán được hoặc
bán được nhưng khơng thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra.
Mâu thuẫn này sẽ tạo nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn cho nền kinh tế.
1.1.3. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hóa
Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm chỉ về một đại lượng được đo
bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó được tính bằng thời gian
lao động xã hội cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của
hàng hóa.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:


6


 Năng suất lao động: năng lực sản xuất của lao động được đo bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao
động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết
trong một đơn vị hàng hóa. Vì vậy, trong thực hành sản xuất cần chú ý để có thể
giảm hao phí lao động cá biệt cần thực hiện các biện pháp góp phần tăng năng suất
và chú ý thêm mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị của một
đơn vị hàng hóa.
Cường độ lao động: đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn
vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao
động.
 Tính phức tạp của lao động: lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường khơng cần
phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có
thể tiến hành được.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động
giản đơn. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên. Trong
quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy về lao động đơn
giản trung bình, và điều đó được quy đổi một cách tự phát sau lưng những hoạt
động sản xuất hàng hóa, hình thành những hệ số nhất định thể hiện trên thị trường.
Như vậy: Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội
cần thiết, giản đơn trung bình.

7



1.2. Sản xuất hàng hóa
1.2.1. Khái niệm sản suất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là q trình chuyển đổi các nguyên liệu và công cụ sản xuất
thành các sản phẩm hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khái niệm này
là trung tâm của kinh tế chủ nghĩa và đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy
sự phát triển của các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Trong q trình sản xuất hàng hóa, người lao động sẽ tạo ra giá trị từ việc sử
dụng các nguyên liệu và cơng cụ sản xuất. Sản phẩm hồn thành sẽ được bán trên
thị trường để thu về lợi nhuận và tiếp tục tái đầu tư vào hoạt động sản xuất tiếp theo
Sản xuất hàng hóa có ba đặc điểm chính:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa phải đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này có
nghĩa là sản phẩm phải được sản xuất để bán ra thị trường và phải được các khách
hàng mong muốn. Nếu khơng có nhu cầu thị trường, thì sản phẩm đó sẽ khơng
được bán và sản xuất sẽ khơng có ý nghĩa kinh tế.
Thứ hai, sản xuất hàng hóa phải được thực hiện bằng cách sử dụng nguyên liệu
và công cụ sản xuất. Nguyên liệu được sử dụng để tạo ra sản phẩm, và công cụ sản
xuất được sử dụng để chế tạo sản phẩm đó. Việc sử dụng ngun liệu và cơng cụ
sản xuất hiệu quả là rất quan trọng để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
Thứ ba, sản xuất hàng hóa phải tạo ra giá trị. Giá trị được tạo ra bằng cách sử
dụng nguyên liệu và công cụ sản xuất để sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh. Giá trị
này được định giá bởi thị trường và được thể hiện bằng giá bán của sản phẩm.
Một sản phẩm được coi là hàng hóa khi nó có giá trị thị trường và có thể trao
đổi trong thị trường. Việc sản xuất hàng hóa khơng chỉ đơn thuần là tạo ra một sản
phẩm mà cịn là một q trình kinh doanh, vì sản phẩm cần phải đáp ứng được nhu
cầu của thị trường để có thể tiêu thụ được.
8


Tóm lại, sản xuất hàng hóa là q trình chuyển đổi nguyên liệu, vật liệu và lao

động thành các sản phẩm hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc sản
xuất hàng hóa là một hoạt động kinh doanh quan trọng và cần được quản lý và điều
hành một cách hiệu quả để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường
và đạt được lợi nhuận.
1.2.2. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là một q trình kinh tế cơ bản của xã hội nhân loại. Để có
thể sản xuất hàng hóa, các điều kiện cơ bản phải được đáp ứng. Các điều kiện ra
đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa bao gồm:
 Tồn tại của xã hội sản xuất hàng hóa: Điều này địi hỏi sự phân hoá tài
nguyên và lao động trong xã hội. Xã hội phải có những nhóm người lao động
cần sản xuất và những nhóm tư sản có tài nguyên để sản xuất hàng hóa.
 Tồn tại của lao động sản xuất hàng hóa: Để sản xuất hàng hóa, người lao
động phải có kỹ năng sản xuất và trang thiết bị cần thiết. Ngoài ra, người lao
động cần được đào tạo để có thể hiểu rõ quy trình sản xuất và sử dụng công
cụ cần thiết.
 Tồn tại của tư sản và các phương tiện sản xuất: Để sản xuất hàng hóa, người
lao động cần có các cơng cụ, máy móc, vật liệu và nơi làm việc. Những thứ
này phải được sở hữu bởi tư sản bao gồm:
 Nguyên liệu: Nguyên liệu là yếu tố cơ bản đầu tiên để sản xuất hàng hóa.
Chúng ta cần có nguồn cung cấp nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Nguyên liệu có thể là các tài nguyên tự nhiên, sản phẩm của các lĩnh vực
khác, hoặc là kết quả của các giai đoạn sản xuất trước đó.

9


 Lao động: Lao động là yếu tố thứ hai quan trọng trong sản xuất hàng hóa.
Cơng nhân và kỹ sư đóng vai trị quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa.
Họ cung cấp sức lao động và trí tuệ cần thiết cho q trình sản xuất.

 Máy móc: Máy móc được sử dụng để tăng năng suất sản xuất. Chúng có thể
là các máy móc cơ bản như máy dệt, máy cưa, máy phay, hoặc các máy móc
chuyên dụng hơn như robot hoặc máy tính.
 Vốn: Vốn là yếu tố quan trọng để mua nguyên liệu, trang thiết bị, và trả
lương cho lao động. Việc tìm nguồn vốn đủ để thực hiện sản xuất là rất quan
trọng.
Tồn tại của sản xuất hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng hai
yếu tố chính là giá cả và nhu cầu. Giá cả của sản phẩm phải thấp hơn giá trị sử
dụng của nó, nếu khơng thì sẽ khơng có ai muốn mua sản phẩm đó. Nhu cầu thị
trường cũng quan trọng vì sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng để
được bán ra.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tồn tại của
sản xuất hàng hóa. Nếu một doanh nghiệp không cạnh tranh được với các đối thủ
cạnh tranh thì nó có thể sẽ phải đóng cửa. Các doanh nghiệp phải đưa ra các chiến
lược cạnh tranh hiệu quả để tồn tại trong thị trường cạnh tranh hiện nay.
Để duy trì được sự tồn tại của sản xuất hàng hóa cần đáp ứng các điều kiện sau:
 Phải có thị trường: Sản xuất hàng hóa phải được tiêu thụ, nếu khơng thì sản
xuất sẽ khơng có ý nghĩa. Thị trường cung cầu phải được đảm bảo để sản
phẩm được bán ra.
 Tư sản phải thu được lợi nhuận: Tư sản phải thu được lợi nhuận để tiếp tục
đầu tư và sản xuất hàng hóa. Nếu khơng, họ sẽ khơng muốn đầu tư và sản
xuất hàng hóa nữa.
10


 Các công nghệ sản xuất phải được cải tiến liên tục: Để sản xuất hàng hóa có
chất lượng tốt hơn, cần có sự cải tiến cơng nghệ. Điều này cần tư sản đầu tư
để tạo ra sản phẩm mới, hiệu quả hơn.
 Sản xuất hàng hóa phải tiết kiệm thời gian và chi phí: Sản xuất hàng hóa phải
được tiết kiệm thời gian và chi phí để sản phẩm được bán với giá cả hợp lý.

Việc tiết kiệm thời gian và chi phí cũng giúp tư sản có thể thu được lợi
nhuận tốt hơn.
 Phải có quản lý kỹ thuật và quản lý quy trình sản xuất: Để đảm bảo sản xuất
hàng hóa chất lượng cao và hiệu quả, cần có quản lý kỹ thuật và quản lý quy
trình sản xuất. Điều này giúp cho sản xuất hàng hóa được sản xuất đúng cách
và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
 Cần có sự phát triển kinh tế và cơng nghiệp: Để sản xuất hàng hóa, cần có sự
phát triển kinh tế và công nghiệp. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm được
tiêu thụ và có nhu cầu trên thị trường.
Tóm lại, để sản xuất hàng hóa, cần đáp ứng nhiều điều kiện, từ sự tồn tại của xã
hội sản xuất hàng hóa, đến các điều kiện cơ bản như lao động, tư sản và phương
tiện sản xuất. Để sản xuất hàng hóa tồn tại trên thị trường, cần đảm bảo thị trường,
lợi nhuận, công nghệ sản xuất và quản lý sản xuất hiệu quả. Tất cả các điều kiện
này đóng vai trị quan trọng trong q trình sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế
xã hội.
1.2.3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là một hoạt động kinh tế quan trọng của con người trong xã
hội hiện đại. Sản xuất hàng hóa có đặc trưng và ưu thế riêng của nó.
Sản xuất hàng hóa có nhiều đặc trưng đáng chú ý, bao gồm:

11


 Mục đích sản xuất: Mục đích chính của sản xuất hàng hóa là sản xuất ra
những sản phẩm để tiêu thụ trên thị trường. Sản phẩm được sản xuất theo
nhu cầu và yêu cầu của thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng.
 Sự phân chia lao động: Sản xuất hàng hóa yêu cầu sự phân chia lao động đặc
biệt, trong đó mỗi người lao động thực hiện một cơng việc cụ thể và đóng
góp vào quy trình sản xuất. Sự phân chia lao động này giúp tăng năng suất

lao động và cải thiện chất lượng sản phẩm.
 Sự chun mơn hố: Sản xuất hàng hóa u cầu sự chun mơn hố cao đối
với các nhân viên sản xuất. Nhân viên phải được đào tạo để có thể thực hiện
các công việc cụ thể và hiệu quả trong q trình sản xuất.
 Sự áp dụng cơng nghệ: Sản xuất hàng hóa u cầu sự áp dụng cơng nghệ
hiện đại và tiên tiến để tăng năng suất sản xuất, cải thiện chất lượng sản
phẩm và giảm chi phí sản xuất.
 Sự cạnh tranh: Sản xuất hàng hóa là một hoạt động cạnh tranh, trong đó các
doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để giành được thị phần và tiền lợi
nhuận. Điều này tạo ra sự đa dạng và đổi mới sản phẩm, giúp cải thiện chất
lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Ưu thế của sản xuất hàng hóa:
 Tăng trưởng kinh tế: Sản xuất hàng hóa là một nguồn thu nhập quan trọng
cho các doanh nghiệp và đất nước
 Tạo việc làm: Sản xuất hàng hóa cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho người
lao động, đặc biệt là trong các ngành cơng nghiệp sản xuất. Việc này có thể
giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện đời sống của người lao động.
 Nâng cao chất lượng cuộc sống: Sản xuất hàng hóa đóng góp vào việc nâng
cao chất lượng cuộc sống của con người. Nhờ sự phát triển của ngành sản
12


xuất, con người có thể tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ tốt hơn,
từ những nhu yếu phẩm đến các sản phẩm cao cấp hơn.
 Phát triển kinh tế: Sản xuất hàng hóa đóng góp vào việc phát triển kinh tế
của một quốc gia. Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa khơng chỉ đóng góp
vào thu nhập quốc gia mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đầu tư trong
các lĩnh vực khác.
 Tăng cường cạnh tranh: Sản xuất hàng hóa thúc đẩy sự cạnh tranh trong thị
trường, đẩy mạnh sự đổi mới và sáng tạo. Điều này giúp cải thiện chất lượng

sản phẩm, giảm giá cả và tăng sự lựa chọn của người tiêu dùng.
 Tăng năng suất: Sản xuất hàng hóa giúp tăng năng suất của ngành sản xuất
và cải thiện hiệu suất của các doanh nghiệp. Điều này có thể đem lại lợi ích
kinh tế cho cả doanh nghiệp và xã hội.
Sản xuất hàng hóa có đặc trưng và ưu thế riêng của nó. Đây là một hoạt động
kinh tế quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của xã hội và kinh tế. Việc hiểu rõ
đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa là rất cần thiết để các doanh nghiệp có
thể phát triển một cách bền vững và hiệu quả trong thị trường cạnh tranh hiện nay.

13


CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT
NAM
2.1. Sơ lược về lịch sử phát nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Từ nền sản xuất hàng hóa đơn thuần dưới thời phong kiến sang nền kinh tế
hàng hóa sau này, nền sản xuất hàng hóa của nước ta đã không ngừng thay đổi và
phát triển. Nước ta trong thời kỳ phong kiến, trình độ và năng suất lao động chưa
được cao, chính sách bế quan tỏa cảng của một số triều đại đã kìm hãm lưu thơng
hàng hóa. Điều này dẫn đến quyền sở hữu tư liệu lao động nằm trong tay một số ít
người thuộc tầng lớp thượng lưu. Tóm lại, lúc bấy giờ nền sản xuất hàng hoá ở
nước ta chỉ mới xuất hiện và chưa được phát triển.
Trong thời kỳ bao cấp trước đổi mới, kinh tế thị trường đồng thời là kinh tế
kế hoạch. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp kìm hãm sự phát triển
của sản xuất hàng hóa. Chuyển hình thức tiền lương thành tiền lương hiện vật, loại
bỏ động cơ thúc đẩy sản xuất, tính cạnh tranh và sự lưu thông thị trường. Nhận thức
kém của nước ta trong thời kỳ này đã khiến nền kinh tế suy sụp, năng lực sản xuất
hàng hóa giảm sút khơng kiểm sốt. Từ năm 1976 đến năm 1980, thu nhập quốc
dân ở nước ta tăng rất chậm, thậm chí cịn có nhiều năm giảm: Năm 1977 tăng
2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%, năm 19771980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số, điều này dẫn

đến thu nhập quốc dân bình quân đầu người giảm 14%.
14


Từ năm 1986, sau khi Đảng và nhà nước có sự phát triển kinh tế thị trường
và định hướng xã hội chủ nghĩa, lúc này nền kinh tế sản xuất hàng hóa của nước ta
đã từng bước phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ này có thể chia làm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1986 - 2000: Thời kỳ chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam từ nền
kinh tế kế hoạch hoá sang vận hành theo cơ chế thị trường mà có sự chỉ đạo của
Nhà nước. Thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần được điều tiết, công nhận và
bước đầu phát triển. Lúc này, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu trên cơ sở đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đơi với phát triển nơng nghiệp toàn diện. Phát
triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự chỉ đạo của Nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế
Việt Nam còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Điều này làm chậm lại sự
phát triển sâu rộng của nền kinh tế.

Hình 1. Tốc độ tăng GDP bình quân năm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1986-2000

 Giai đoạn 2000 - 2007: Đây là giai đoạn nền kinh tế thị trường nước ta đang
phát triển mạnh mẽ, GDP tiếp tục tăng trưởng mạnh. “Năm 2003 tăng 7,3%; 2004:
7,7%; 2005: 8,4%; 2006: 8,2%”. Tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 8,5%, cao nhất
kể từ năm 1997 đến nay. Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam dễ dàng phát triển nền
kinh tế hàng hóa của nước nhà hơn khi có cơ hội mở rộng thị trường ra thế giới.

15


 Giai đoạn 2007 - nay: Nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại, GDP tăng
trưởng chậm lại và lạm phát kéo dài. Các chính sách được đề xuất trong thời điểm

này hầu như khơng hiệu quả.

Hình 2. Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2008-2013

2.2. Thực trạng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Sản xuất hàng hóa ở Việt Nam thời gian qua phát triển khá mạnh. Nền kinh tế
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền
kinh tế thị trường. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất hàng
hóa và cung cấp dịch vụ. Trong thời gian gần đây, nền kinh tế hàng hóa của Việt
Nam đang có xu hướng giảm sút. Bất chấp khủng hoảng kéo dài, nền kinh tế nước
ta đã có dấu hiệu phục hồi trong năm 2013. Tốc độ tăng trưởng năm 2011 là 6,24%,
năm 2012 là 5,25% và năm 2013 là 5,42%.11 GDP tăng nhẹ trong năm 2013 cho
chúng ta niềm tin rằng: “Nền kinh tế của Việt Nam kinh tế đã vượt qua nhiều khó
khăn, đang phục hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn”, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam (VDPF) 2013 tổ chức
sáng 5/12 tại Hà Nội.12 Kết cấu của ngành kinh tế Việt Nam từ khi đổi mới đến
16



×