Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh Giá Tình Hình An Ninh Tài Chính Ở Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM K THUT
THNH PH H CH MINH

CễNG TRèNH 1&.+&3751*751*,0

ẩ1+*,ẩ7ẻ1++ẻ1+$11,1+7ơ,&+ậ1+
9,71$07521**,$,21+,11$<

S

K

C

0

0

3

9

5

9

M S: 77.+&1*9

S KC 0 0 7 2 9 8


Tp. Hồ Chí Minh, WKiQJ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG 2020

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH AN NINH TÀI CHÍNH
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Mã số: T2020- 49TĐ/KHCN-GV

Chủ nhiệm đề tài: TS. LÊ THỊ MAI HƯƠNG

TP. HCM, 12/2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG 2020

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH AN NINH TÀI CHÍNH
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Mã số: T2020- 49TĐ/KHCN-GV


Chủ nhiệm đề tài: TS. LÊ THỊ MAI HƯƠNG
Thành viên đề tài:
1. TS. ĐÀNG QUANG VẮNG
2. Ths. BÙI TIẾN THỊNH

TP. HCM, 12/2020


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Họ và tên

Lĩnh vực chuyên
môn

Đơn vị công tác

TS Đàng Quang Tài chính – Ngân Khoa Kinh tế - Trường ĐH
SPKTTP.HCM
Vắng
hàng
Khoa Kinh tế - Trường ĐH
Th.S Bùi Tiến Kinh tế
SPKTTP.HCM
Thịnh


MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ......................................................................... v
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... vi
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ............................................. viii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
1.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
1.5.1 Cách tiếp cận ............................................................................................. 4
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
1.6.Ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................................ 5
1.6.1 Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 5
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 5
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH ..... 6
2.1 Một số khái niệm có liên quan ...................................................................... 6
2.1.1 Khái niệm an ninh tài chính ...................................................................... 6
2.1.2 Khái niệm đảm bảo an ninh tài chính ....................................................... 6
2.2 Vai trị của an ninh tài chính đối với sự phát triển kinh tế xã hội ............. 7
2.3 Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ....................................................... 9
2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước....................................................................... 9
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 11
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình an ninh tài chính vĩ mơ của một quốc gia
.............................................................................................................................. 13
2.5 Kinh nghiệm quản lý an ninh tài chính ở một số quốc gia ....................... 14

i



CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH AN NINH TÀI CHÍNH Ở VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ......................................................... 19
3.1 Đánh giá tình hình an ninh tài chính vĩ mơ ở Việt Nam qua các chỉ tiêu19
3.1.1 Sức mạnh và hoạt động kinh tế ............................................................... 19
3.1.2 Năng lực hành chính và hiệu quả chính sách ......................................... 31
3.1.3 Cán cân thanh tốn quốc tế và ảnh hưởng đến bên ngoài ...................... 38
3.1.4 Hoạt động phát triển tài chính ................................................................ 42
3.2 Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh
tài chính ............................................................................................................... 47
3.2.1 Thuận lợi.................................................................................................. 47
3.2.2 Khó khăn .................................................................................................. 49
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HOẠT
ĐỘNG AN NINH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ............................................... 51
4.1 Quan điểm, Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về nâng cao năng lực
hoạt động an ninh tài chính ............................................................................... 51
4.2 Đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao hoạt động đảm bảo an ninh tài
chính ở Việt Nam ................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CSTT


Chính sách tiền tệ

EU

Europe

GDP

Gross Dometic Product

IMF

Internatinal Montery Fun

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

ROA

Return on Asset

ROE

Return on Equity


TCTD

Tổ chức tín dụng

VND

Việt Nam đồng

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WB

World Bank

WTO

World Trade Oganization

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT

TÊN BẢNG

Trang


1

Bảng 2.1: Các nghiên cứu về an ninh tài chính trên thế giới

10

2

Bảng 2.2: Các nghiên cứu về an ninh tài chính ở Việt Nam

12

3

4

5

6

Bảng 3.1: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam và các quốc gia
trong khu vực năm 2018
Bảng 3.2: Các chỉ số dùng để đánh giá mức độ nợ của Ngân
hàng thế giới
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu chính về nợ nước ngồi của Việt
Nam giai đoạn 2006-2018
Bảng 3.4: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam và các nước
Asian tính theo tháng nhập khẩu.

iv


30

32

33

42


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
TÊN SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Đồ thị 3.1: GDP bình qn đầu người của Việt Nam và các quốc
gia trong khu vực (USD)
Đồ thị 3.2: Mức độ bất bình đẳng thu nhập khu vực nông thôn và
thành thị
Đồ thị 3.3: GDP thực và tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn

2000 - 2018
Đồ thị 3.4: GDP thực của Việt Nam và số nước trong khu vực
ASEAN năm 2018
Đồ thị 3.5: Tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người
hàng năm năm của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2018
Hình 3.6 : Nợ công/GDP của Việt Nam và một số quốc gia khu
vực Đông Nam Á năm 2018
Đồ thị 3.7: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên tổng thu ngân sách ở
Việt Nam giai đoạn 2000-2018
Đồ thị 3.8: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn
2000 – 2018
Đồ thị 3.9 : Cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân
thanh toán
Đồ thị 3.10: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam giai đoạn
2010-2018

v

Trang
19
22
23
24
27
36
36
38
39
44



TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐƠN VỊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2020

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH AN NINH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
- Mã số: T2020- 49TĐ/KHCN-GV
- Chủ nhiệm: TS. Lê Thị Mai Hương
- Cơ quan chủ trì: Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Thời gian thực hiện: tháng 1/2020 – 12/2020
2. Mục tiêu:
Xác định các chỉ tiêu đánh giá tình hình an ninh tài chính vĩ mơ ở Việt
Nam.
Đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Đề xuất kiến nghị góp phần đảm bảo an ninh tài chính ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
3. Tính mới và sáng tạo:

Bổ sung cơ sở lý thuyết cho đánh giá tình hình an ninh tài chính vĩ mơ nói
chung và an ninh tài chính của Việt Nam nói riêng, đồng thời bổ sung đánh giá
thực tế về tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam thơng qua các chỉ tiêu đánh giá
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài phân tích, đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam giai đoạn
2000 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy trước năm 2007 mức độ hội nhập của
nền kinh tế còn ở mức thấp nên các chỉ tiêu an ninh tài chính được kiểm sốt. Kể
từ năm 2008 đến nay, Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên
nền kinh tế có nhiều bất ổn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh tài
chính quốc gia nhất là mức độ giàu có của người dân, tình hình vay nợ của quốc
gia, tỷ lệ nợ xấu cao, thâm hụt ngân sách cao, hoạt động giám sát tài chính tiền tệ
chưa hiệu quả nên chưa đóng góp nhiều cho công tác đảm bảo an ninh, đồng
thời các chỉ tiêu này khá thấp khi so sánh với các quốc gia trong khu vực
vi


5. Sản phẩm:
Bài báo: “ Financial securityin the seletced countries and the lesson for
VietNam” đăng trên Tạp chí The EUrASEANs: journal on global socioeconomic dynamics”
Volume 5 (24); September – October, Year 2020; ISSN 2539 – 5645 (Print)
6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:
Giúp cho các nhà quản lý có thêm thơng tin để xây dựng, quy hoạch, điều
chỉnh chính sách, xây dựng chiến lược phù hợp để nâng cao hoạt động an ninh tài
chính tại Việt Nam

Trƣởng Đơn vị
(ký, họ và tên)

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên)

vii


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information: ASSESSMENT OF SECURITY SITUATION IN
VIETNAM IN THE CURRENT PERIOD
Code number: T2020- 49TĐ/KHCN-GV
Coordinator: Le Thị Mai Huong
Implementing institution: HCMUTE
Duration: from 1/2020

to 12/2020

2. Objective(s):
Identify the indicators to evaluate the macro financial security situation in
VietNam
Assessment of security situation in VietNam in the current period.
Proposing to contribute to ensuring financial security in VietNam in the
current period.
3. Creativeness and innovativeness:
Supplementing the theoretical basis for the assassment of the macro
financial security situation in the general and the financial security situation of
VietNam in particular, at the same time supplementing the actual assessment of
the financial security situation in VietNamthrough evaluation criteria.
4. Research results:
Analysis and assess of the financial security situation in VietNam in the
period 2000-2018. Research results show that before 2007,the intergration level
of the economy was still low, so the financial security indicators were controlled.

Since 2008up to now, VietNam is deeply intergrated into the world economy, so
the economy has many uncertainties, the most seriuos impact on the nation
financial security situaion is the wealth of the people, national debt situation,
hight NPL ratio,hight budget deficit. Financial and monetary supervission is not
effective, so it has not contributed much to security. At the same time, these
indicators are quite low when compared to other countries in the region.
5. Products:
Journal article: “Financial securityin the seletced countries and the lesson
for VietNam” đăng trên Tạp chí The EUrASEANs: journal on global socioviii


economic dynamics”Volume 5 (24); September – October, Year 2020; ISSN
2539 – 5645 (Print)
6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
Help manager have more information to develop, plan, adjust policies and
develop appropriate strategies to improve financial security activities in
VietNam.

ix


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
An ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc
gia, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hố và tự do hố kinh tế - tài chính đang
diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay. Đảm bảo an ninh tài chính là việc đảm bảo
hoạt động của hệ thống tài chính được tiến hành một cách ổn định, an toàn, vững
mạnh. Đối với Việt Nam, một nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có
định hướng XHCN, thì việc đảm bảo an ninh tài chính càng có ý nghĩa quan
trọng, là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế với tốc độ cao

và ổn định (Vũ Đình Anh, 2017).Thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển
nhanh chóng và sơi động, song cũng đặt ra những thách thức lớn trong việc đảm
bảo an ninh tài chính doanh nghiệp và quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng thì những bất ổn của thị trường tài chính thế giới đều
ảnh hưởng trực tiếp việc điều hành tỷ giá, lãi suất, nợ quốc gia, đến dòng vốn
vào/ra cũng như các những rủi ro của các định chế tài chính Việt Nam trên thị
trường tài chính Nguyễn Thị Mùi, 2015. Nhiều quốc gia trên thế giới đã chú
trọng hơn đến việc thiết kế hệ thống an ninh tài chính. Trong đó, một số yêu cầu
đã được đặt ra gồm: (i) Thể chế tài chính lành mạnh có cơ chế phối hợp liên
ngành, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho việc trao đổi thông tin; (ii) Trao
quyền can thiệp sớm vào các ngân hàng có vấn đề để ngăn chặn đổ vỡ; (iii) Trao
thêm quyền hạn để xử lý, giải quyết dứt điểm các vấn đề có liên quan; (iv) Thiết
kế kế hoạch đảm bảo tiền gửi tốt – nơi trú ẩn cuối cùng; (v) Có các chương trình
hỗ trợ của chính phủ. Với sự khác nhau về thể chế và đặc điểm kinh tế của mỗi
quốc gia dẫn đến việc điều hành chính sách tài chính cũng khác nhau. Sau hơn 30
năm cải cách nền kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam đã hình thành
khá đầy đủ các cấu phần cần thiết, trong đó có các định chế tài chính, cơng cụ tài
chính và mơ hình giám sát. Đây là kết quả đáng ghi nhận của thị trường tài chính
nói riêng và phát triển nền kinh tế thị trường nói chung. Tuy nhiên, hệ thống tài
chính hiện nay ở nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế như (i) Thị trường tài
chính chưa thiết lập được cơ chế vận hành đầy đủ và hiệu quả; (ii) Giám sát hệ
thống tài chính ở Việt Nam cịn nhiều hạn chế tồn tại; (iii) Khả năng ứng phó với
1


các cú sốc của thị trường và điều tiết nguồn vốn từ bên ngồi vào nền kinh tế cịn
thấp; (iv) những rủi ro đến ổn định hệ thống tài chính cịn tiềm ẩn. Những vấn đề
này đe dọa đến tình hình an ninh tài chính của quốc gia và mặc dù Việt Nam đã
và đang thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần nghị quyết
số 40/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược tổng thể

hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 một cách nhất quán.
Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam có ảnh hưởng nhất định đến đến tình
hình an ninh tài chính và tăng trưởng kinh tế trên cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực
và điều đó làm cho cơng tác đảm bảo an ninh tài chính càng trở nên khó khăn
hơn. Từ thực trạng nêu trên, việc chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá tình hình an
ninh tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” nhằm mục đích đánh giá
tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện này
mà cụ thể phân tích tình hình an ninh tài chính vĩ mơ dựa trên các chỉ tiêu đánh
giá cụ thể. Điều này giúp cho cơ quan liên quan có cái nhìn đúng về tình hình an
ninh tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và có biện pháp ứng phó góp
phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia nói chung và phát triển kinh tế nói
riêng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Để đáp ứng mục tiêu tổng quát của nghiên cứu, đề
tài xây dựng các mục tiêu cụ thể cần nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, xác định các chỉ tiêu đánh giá tình hình an ninh tài chính vĩ mơ ở
Việt Nam.
Thứ hai, đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Thứ ba, đề xuất kiến nghị góp phần đảm bảo an ninh tài chính ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài xây dựng các câu hỏi nghiên cứu
sau đây:
Câu hỏi 1: Tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam được đánh giá, phân
tích như thế nào?
2


Câu hỏi 2: Các chỉ tiêu nào được sử dụng để đánh giá tình hình an ninh tài

chính vĩ mơ ở Việt Nam.
Câu hỏi 3: Các đề xuất kiến nghị gì góp phần đảm bảo an ninh tài chính ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình an ninh tài chính của Việt Nam dưới góc độ vĩ
mơ, tức là sử dụng các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khi đánh giá. Do đó, nội dung
nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào xác định các chỉ tiêu và đánh giá tình
hình an ninh tài chính vĩ mơ ở Việt Nam.
1.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình an ninh tài chính của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể tập trung phân tích an ninh tài chính vĩ mơ
dựa trên hai khía cạnh chính là (1) sức mạnh hoạt động của nền kinh tế và môi
trường chính sách và (2) đánh giá khu vực tài chính.
(i) Sức mạnh kinh tế và mơi trường chính sách: đánh giá sức mạnh và hoạt
động kinh tế quốc gia, cán cân thanh tốn quốc tế và ảnh hưởng bên ngồi, năng
lực hành chính của chính phủ, các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.
(ii) Đánh giá khu vực tài chính: đánh giá về hoạt động tài chính, mức độ
phát triển tài chính, quyền kiểm sốt tài chính và sự ổn định về tài chính
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích tình hình an ninh tài chính của Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay. Do đó, đề tài sẽ chú trọng nghiên cứu cơ sở lý thuyết, thực
tiễn, các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính vĩ mơ của IMF, và đề xuất kiến nghị,
khơng nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính vi mơ.
Phạm vi khơng gian: đề tài nghiên cứu tình hình an ninh tài chính ở Việt
Nam
Phạm vi thời gian: đề tài phân tích, đánh giá tình hình an ninh tài chính ở
Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2018 để làm cơ sở đề xuất các kiến nghị góp
phần đảm bảo tình hình an ninh tài chính quốc gia.
3



1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1 Cách tiếp cận
Để đề tài có tính khoa học, khách quan, chúng tơi dựa trên 3 cách tiếp cận
chính: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận và các cơng trình khoa học đã cơng bố có
liên quan; (2) Phân tích dữ liệu thu thập; (3) Đánh giá tình hình an ninh tài chính
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp liên quan đến tình hình an
ninh tài chính ở cấp độ vĩ mơ; Hệ thống các văn bản có liên quan đến hoạt động
an ninh tài chính được thu thập từ các cơ quan ban ngành như IMF, WB, ASEAN
Stats, Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan … các tạp chí khoa học chuyên
ngành.Trên cơ sở đó tiến hành thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá
nội dung nghiên cứu.
Phương pháp phân tích số liệu: nghiên cứu này tiếp cận dưới góc độ nghiên
cứu định tính thơng qua phương pháp phân tích mơ tả số liệu thống kê. Cụ thể:
Phương pháp thống kê mô tả:
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản
của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác
nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo
cùng với phân tích đồ thị đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định
lượng về số liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng, có thể phân loại các kỹ
thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị, trong đó các đồ thị mơ tả dữ
liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu về an ninh tài chính; Dựa trên nguồn số liệu thứ
cấp thu được về tình hình an ninh tài chính, biểu diễn dữ liệu thành các bảng số
liệu, mô tả về đặc điểm của các chỉ số an ninh tài chính qua nhiều tiêu thức khác
nhau.
Thơng qua phương pháp thống kê mơ tả, đánh giá được tình hình an ninh tài
chính của Việt Nam trên các yếu tố chính về sức mạnh và hoạt động kinh tế;

Năng lực hành chính và hiệu quả chính sách; Cán cân thanh tốn quốc tế và ảnh
hưởng của bên ngồi; Hoạt động và phát triển thị trường tài chính.
4


Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong tồn bộ q trình thực
hiện đề tài. Tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá
tình hình an ninh tài chính của Việt Nam dựa trên các tiêu chí đánh giá.
Phương pháp so sánh: so sánh và đánh giá các chỉ tiêu về an ninh tài chính
của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực
Phương pháp xử lý số liệu:
Chủ yếu sử dụng phần mềm tương thích trong nghiên cứu kinh tế xã hội như
Excel để tập hợp thơng tin sơ cấp cho xử lý, phân tích và trình bày kết quả
nghiên cứu.
Vận dụng lý thuyết kinh tế vi mơ, kinh tế vĩ mơ để giải thích, phân tích và
đánh giá kết quả nghiện cứu.
1.6.Ý nghĩa nghiên cứu
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Bổ sung cơ sở lý thuyết cho đánh giá tình hình an ninh tài chính vĩ mơ nói
chung và an ninh tài chính của Việt Nam nói riêng, đồng thời bổ sung đánh giá
thực tế về tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam thơng qua các chỉ tiêu đánh giá.
Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu kinh tế nói chung và nghiên cứu
tiếp theo về an ninh tài chính nói riêng.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm phục vụ cho các cơ quan ban ngành có
liên quan để xây dựng, điều chỉnh chính sách, xây dựng chiến lược phù hợp để
nâng cao hiệu quả hoạt động an ninh tài chính ở Việt Nam.
Các cơ quan tài chính Việt Nam xác định được những nhân tố chính yếu tác
động đến tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam.


5


CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH

2.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1 Khái niệm an ninh tài chính
Koval (2013): an ninh tài chính là một thành phần của an ninh kinh tế và
bao hàm các mối quan hệ tài chính của các thực thể kinh tế (hộ gia đình, cơng ty,
nhà nước, vùng, khu vực) và phản ánh sự vắng mặt của các mối đe dọa thực sự
(khả năng chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn) trong quá trình phân phối và phân
phối lại tổng sản phẩm trong nước ở các mức độ khác nhau: vi mô, trung gian và
vĩ mô.
Pochenchuk (2014) cho rằng về bản chất an ninh tài chính khơng chỉ bao
gồm ổn định tài chính bởi vì khái niệm này chưa bao hàm tình trạng tài chính
cơng của chính phủ. Tác giả kết luận khi xem xét an ninh tài chính của một quốc
gia cần phải xét đến ổn định tài chính, ổn định tiền tệ và tính bền vững của nền
tài chính cơng.
Trần Thọ Đạt (2015): An ninh tài chính được hiểu là trạng thái ổn định tài
chính và khả năng nhận diện/kiểm sốt hữu hiệu các cú sốc. Đây là trạng thái mà
hệ thống tài chính có thể thực hiện được các chức năng của mình một cách có
hiệu quả, an tồn và bền vững. Trong trường hợp có những cú sốc thì hệ thống tài
chính vẫn có khả năng hấp thụ, phản ứng, và phục hồi để vẫn có thể thực hiện
chức năng của mình mà khơng bị gián đoạn.
Vũ Đình Anh (2017): an ninh tài chính là một khái niệm cơ bản để chỉ
một tình trạng tài chính ổn định, an tồn và vững mạnh.
Như vậy an ninh tài chính được hiểu là tình trạng nền kinh tế nói chung
ổn định, an tồn, vững mạnh và không bị khủng hoảng.
2.1.2 Khái niệm đảm bảo an ninh tài chính

Lê Thị Thùy Vân (2017): đảm bảo an ninh tài chính của thị trường tài
chính được hiểu là việc duy trì được sự ổn định và lành mạnh tài chính trong q
trình vận hành của thị trường và hoạt động của các định chế tài chính, trên cơ sở
đó, giảm thiểu và hạn chế được rủi ro trên thị trường và hệ thống tài chính.

6


Vũ Đình Anh (2017): đảm bảo an ninh tài chính đối với hoạt động của
các tổ chức tín dụng nói chung và của các ngân hàng nói riêng là việc sử dụng
các biện pháp giữ cho các tài sản của chúng ln ln ổn định, an tồn, vững
mạnh và khơng lâm vào khủng hoảng.
Như vậy, đảm bảo an ninh tài chính là việc sử dụng các biện pháp giúp cho
hệ thống tài chính ln ổn định, an tồn, vững mạnh và khơng rơi vào khủng
hoảng.
2.2. Vai trị của an ninh tài chính đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Hệ thống tài chính được ổn định, an tồn và vững mạnh sẽ có những đóng
góp cụ thể cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung như sau:
An ninh tài chính có vai trị quan trọng trong việc ổn định giá cả: đây là mục
tiêu chính của ngân hàng trung ương. Ổn định giá cả giúp cho Nhà nước hoạch
định được phương hướng phát triển kinh tế một cách có hiệu quả hơn vì loại trừ
được sự biến động của giá cả. Ổn định giá cả giúp cho mơi trường đầu tư ổn định
góp phần thu hút vốn đầu tư, khai thác mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy các doanh
nghiệp cũng như các cá nhân sản xuất đem lại nguồn lợi cho mình cũng như xã
hội.
An ninh tài chính có vai trị quan trọng trong việc ổn định tài chính: Ổn định
tài chính tạo ra mơi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền,
tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của các thị
trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính
lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống. Một hệ thống tài

chính ổn định là hệ thống hoạt động lành mạnh, tin cậy và hiệu quả, ít biến động
và có khả năng hấp thụ các cú sốc, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững vì
sự ổn định đó tạo ra mơi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi
tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của các
thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài
chính lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống. Ngồi ra,
ổn định tài chính đóng vai trị quan trọng bởi nó phản ánh một hệ thống tài chính
lành mạnh, từ đó tạo niềm tin vào hệ thống tài chính và giúp ngăn ngừa các hiện
tượng hỗn loạn của thị trường (tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản hay
7


vỡ nợ của các ngân hàng và các định chế tài chính khác), qua đó, giảm thiểu
những tác động tiêu cực đến an tồn vĩ mơ của nền kinh tế.
An ninh tài chính góp phần lành mạnh hóa các định chế tài chính: điều này
được thể hiện thơng qua hoạt động lành mạnh của 3 thị trường ngân hàng, chứng
khoán, bảo hiểm) đều có mức tăng trưởng khá và lành mạnh hơn. Lành mạnh các
thị trường tài chính góp phần phần (1) Giảm thiểu chi phí các giao dịch thơng
qua các định chế tài chính, một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính, đã
giúp những người tiết kiệm và những người đầu tư giảm các chi phí giao dịch
như: chi phí tìm kiếm, chi phí thực hiện giao dịch, chi phí do qui mơ, chi phí hiểu
biết; (2) Giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, điều này được thể hiện rõ qua các loại
hình định chế tài chính rất đa dạng. Các sản phẩm dịch vụ mà các định chế tài
chính cung ứng cũng rất phong phú và đa dạng. Chính điều đó giúp giảm thiểu
rủi ro cho các nhà đầu tư nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngồi ra, các định
chế tài chính cịn giúp giảm thiểu rủi ro do thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư nhờ
tính chuyên nghiệp cao của các định chế tài chính; (2) Tạo lập cơ chế thanh tốn:
Một số định chế tài chính đảm nhiệm vai trị cung cấp những phương thức và
phương tiện thanh toán, điển hình như là ngân hàng thương mại. Sự phát triển
của các phương thức thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt và

vô cùng quan trọng, giúp cho thị trường vận hành nhanh chóng và hiệu quả hơn
An ninh tài chính góp phần đảm bảo sự vận hành thơng suốt của thị trường tài
chính: Thị trường tài chính lành mạnh sẽ góp phần quan trọng đối với tăng
trưởng và ổn định kinh tế vĩ thông qua việc luân chuyển vốn thơng suốt của khu
vực tài chính sang khu vực kinh tế thực phân bổ vốn hiệu quả vào các lĩnh vực,
ngành nghề ưu tiên, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế,
hỗ trợ khu vực tư nhân - động lực chính của tăng trưởng.
Góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững: khi hệ thống tài chính ổn định,
đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường bảo
hiểm sẽ có vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc huy động tiết kiệm và phân bổ
các nguồn vốn. Hệ thống tài chính phát triển lành mạnh là nhân tố thiết yếu đảm
bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc
đẩy kinh tế phát triển bền vững, góp phần thực hiện tốt các chiến lược, thực hiện
8


cơ cấu lại nền kinh tế, tăng năng suất, hiệu quả và sức mạnh của nền kinh tế, sẽ
góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững .
2.3. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan
2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước
IMF (1998) đưa ra chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính vĩ mơ của một quốc gia
theo 2 khía cạnh, 4 yếu tố chính và 19 chỉ số. Cụ thể 2 khía cạnh là “sức mạnh
kinh tế và mơi trường chính sách; và đánh giá khu vực tài chính”; 4 yếu tố chính
là sức mạnh và hoạt động kinh tế, năng lực hành chính và hiệu quả chính sách,
cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng của bên ngồi, hoạt động và phát triển
tài chính. 19 chỉ tiêu bao gồm: GDP thực/đầu người, quy mô kinh tế và mức độ
phát triển (GDP thực và tốc độ tăng trưởng kinh tế, triển vọng tăng trưởng kinh tế
(tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân đầu người, ổn định kinh tế (biến động
của GDP bình quân đầu người và tỷ lệ thất nghiệp), hiệu quả của chính sách tài
khóa (tỷ lệ thay đổi nợ chính phủ/GDP), mức nợ chính phủ (gánh nặng nợ của

chính phủ/GDP), chi phí tài chính ( chi phí nợ của chính phủ), khả năng chi trả
nợ (nghĩa vụ nợ trên kim ngạch xuất khẩu), rủi ro vỡ nợ (tỷ lệ nợ công/GDP), sự
phụ thuộc vào nước ngoài (tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP), thu và chi tài khóa (thâm
hụt ngân sách/GDP), lạm phát và ổn định giá trị tiền tệ (CPI).
Grib (2015) nêu các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính ở Krasnoyarsk
Territory (Krai) bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu với 12 tiêu chí đo lường cụ thể và đơn
vị đo lường cũng như ngưỡng giá trị của từng tiêu chí. Cụ thể (i) nhóm chỉ tiêu
các yếu tố quyết định ngân sách và an ninh thuế khu vực bao gồm các chỉ tiêu
như: tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ công, tỷ lệ tăng trưởng, tổng số tiền thuế,
tỷ lệ tiền được hỗ trợ từ tiền thuế quốc gia (ii) nhóm chỉ tiêu các yếu tố quyết
định an ninh tài chính của khu vực bao gồm: tỷ lệ vốn đầu tư trong tổng vốn, tỷ
số đổi mới của tài sản cố định, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập với tốc độ tăng trưởng
của chi tiêu tiêu dùng, Tỷ lệ giá trị thị trường của tài sản so với thu nhập trung
bình hàng năm của gia đình v.v. Từ các chỉ tiêu này, tác giả làm cơ sở cho đánh
giá thực trạng an ninh tài chính ở Krai.
Chen.X (2015) đánh giá an ninh tài chính ở Trung Quốc dựa vào phân tích và
điều tra sức mạnh và hoạt động kinh tế trong và ngồi nước, cán cân thanh tốn
9


quốc tế và ảnh hưởng bên ngoài, năng lực hành chính của chính phủ, chính sách
tài khóa, chính sách tài chính, hoạt động tài chính và mức độ phát triển, khả năng
kiểm sốt tài chính.
IMF (2017) nêu Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (Financial Soundness
Indicators: FSIs) để đo lường sự lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia. Bộ chỉ số
này bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó: (i) 25 chỉ số phản ánh tình hình tài
chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến
khích); (ii) 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức tài chính
khác; (iii) 5 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức phi tài chính;
(iv) 2 chỉ số phản ánh tài chính của khu vực hộ gia đình; (v) 2 chỉ số phản ánh

tình hình thanh khoản của thị trường; (vi) 4 chỉ số phản ánh tình hình của thị
trường bất động sản.
Bảng 2.1: Các nghiên cứu về an ninh tài chính trên thế giới
Tác giả

Biến kết quả

Grib (2015)

Biến giải thích

Phƣơng pháp

An ninh tài Các yếu tố quyết định Thống kê mô tả
chính vĩ mơ

Địa
bàn
Krai

ngân sách và an ninh
thuế.
Các yếu tố quyết định an
ninh tài chính

IMF (1998)

An ninh tài Sức mạnh kinh tế và mơi Thống kê mơ tả, Quốc
chính vĩ mơ


trường chính sách.

đánh

giá

dựa gia

Đánh giá khu vực tài trên các chỉ tiêu
chính
Chen,
(2015)

X An ninh tài Sức mạnh và hoạt động Thống kê mơ tả, Trung
chính
gia

quốc kinh tế trong và ngồi đánh giá an ninh Quốc
nước, cán cân thanh tốn tài

chính

dựa

quốc tế và ảnh hưởng trên các chỉ tiêu
bên ngoài, năng lực hành
chính của chính phủ,
chính sách tài khóa,
10



chính sách tài chính,
hoạt động tài chính và
mức độ phát triển, khả
năng kiểm sốt tài chính
IMF (2017)

Thị trường tài (i) 25 chỉ số phản ánh Thống kê mơ tả Quốc
chính

lành tình hình tài chính của dựa trên bộ chỉ gia

mạnh

khu vực tổ chức nhận số lành mạnh tài
tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi chính
và 13 chỉ số khuyến
khích); (ii) 2 chỉ số phản
ánh tình hình tài chính
của khu vực tổ chức tài
chính khác; (iii) 5 chỉ số
phản ánh tình hình tài
chính của khu vực tổ
chức phi tài chính; (iv) 2
chỉ số phản ánh tài chính
của khu vực hộ gia đình;
(v) 2 chỉ số phản ánh
tình hình thanh khoản
của thị trường; (vi) 4 chỉ
số phản ánh tình hình

của thị trường bất động
sản
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả )

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang (2014) phân tích tác động của quốc tế hóa
đồng nhân dân tệ và khủng hoảng tài chính tồn cầu đối với an ninh tài chính
Việt Nam; Phân tích tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu đến tăng
trưởng GDP, tác động đến lạm phát, nợ xấu. Qua đó nghiên cứu nêu các giải

11


pháp ứng phó với q trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và các giải pháp phát
triển thị trường tài chính lành mạnh.
Trần Thọ Đạt (2015) đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam giai
đoạn 2006-2014 trên cả góc độ vĩ mơ và vi mơ. Trên góc độ vĩ mộ, nghiên cứu
đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam qua các chỉ tiêu Tăng trưởng
kinh tế, thâm hụt cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, thâm hụt ngân sách nhà
nước, nợ nước ngồi, nợ cơng, lạm phát. Trên góc đơ vi mơ, nghiên cứu đánh giá
tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam qua các chỉ tiêu An toàn vốn, chất lượng
tài sản, chỉ tiêu về sinh lời.
Lê Thị Thùy Vân (2017) nêu việc đảm bảo an tồn tài chính trên thị trường
tài chính được thực hiện thơng qua các tiêu chí giám sát an tồn tài chính trên thị
trường tiền tệ - ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm. Từ
đó, nghiên cứu nêu những thách thức trong việc đảm bảo an ninh tài chính trên
thị trường tài chính và giải pháp đảm bảo an ninh thị trường tài chính.
Nguyễn Thị Ngọc Loan (2019) nêu các rủi ro tài chính doanh nghiệp phải
đối mặt bao gồm rủi ro pháp lý, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro nợ xấu,
rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá cổ phiếu…Đồng thời nêu các nhân tố ảnh

hưởng đến an ninh tài chính doanh nghiệp và nêu kinh nghiệm chống khủng
hoảng tài chính doanh nghiệp với các giải pháp vĩ mô và giải pháp vi mơ.
Bảng 2.2: Các nghiên cứu về an ninh tài chính ở Việt Nam
Tác giả

Biến kết quả

Biến giải thích

Phƣơng
pháp

Địa
bàn


Trí An ninh tài Tăng trưởng GDP, lạm Thống kê mô Việt
Thành, Lê chính
phát, nợ xấu
tả
Nam
Xuân sang
(2014)
Trần Thọ An ninh tài Chỉ tiêu vĩ mơ:
Thống kê mơ Việt
Đạt (2015) chính
Nam
Tăng trưởng kinh tế, thâm tả
hụt cán cân vãng lai, dự trữ
ngoại hối, thâm hụt ngân

sách nhà nước, nợ nước
ngồi, nợ cơng, lạm phát.
Chỉ tiêu vi mô và vi mô
cộng gộp:
12


×