Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Tài liệu Luận văn: Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.24 KB, 44 trang )


1


Luận văn
Phát triển mô hình cửa
hàng tiện ích ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay

2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường
bán lẻ Việt Nam trở nên hết sức sôi động. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là
thị trường có mức độ hấp dẫn và chỉ số phát triển cao nhất thế giới trong năm
2008. Điều này đã làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam trở thành chiếc bành ngọt
hấp dẫn của các đại gia bán lẻ nước ngoài. Hiện các doanh nghiệp trong nước
đang như ngồi trên đống lửa, loay hoay tìm cách để không bị loại ra khỏi cuộc
chơi ngay trên sân nhà. Việc mở cửa thị trường bán lẻ vào đầu năm 2009 là cuộc
cạnh tranh vừa có lợi ích mà cũng lắm nguy cơ. Lợi ích thấy rõ nhất đó là tăng
tính hiệu quả cho hoạt động bán lẻ. Còn nguy cơ thì rất lớn, đó là hàng hiệu cao
cấp xâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ làm giảm thị phần và lợi thế cạnh
tranh của nhà phân phối nội địa. Nhà sản xuất, phân phối và các thương hiệu yếu
sẽ bị loại bỏ. Trong khi đó thị trường nội địa thì rất nhỏ bé, manh mún, thiếu
tính liên kết.
Hiện nay, kênh phân phối truyền thống vẫn đang giữ vai trò chủ yếu với
70% thị phần. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam đang có
những bước chuyển biến tích cực. Thu nhập tăng cao tạo điều kiện cho người
dân quan tâm hơn đến các vấn đề về chất lượng, an toàn vệ sinh và đặc biệt là sự
tiện lợi. Với xu hướng "mở cửa" hội nhập thị trường bán lẻ thì kênh phân phối:
Cửa hàng tiện lợi, siêu thị (chuyên doanh hoặc tổng hợp), trung tâm thương mại


sẽ tăng trưởng nhanh thay thế dần kênh phân phối truyền thống là chợ, cửa
hàng…do đó, các kênh phân phối bán lẻ hiện đại có tiềm năng phát triển rất lớn.
Cửa hàng tiện ích là loại cửa hàng nhỏ, kinh doanh theo phương thức hiện
đại, lấy sự tiện lợi làm tiêu chí hoạt động. Một mặt, loại cửa hàng tiện lợi này có
ưu điểm hơn các siêu thị về vấn đề đầu tư mặt bằng, vốn…mặt khác, vừa đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện đại đang thay đổi của người dân, vừa phù hợp
với thói quen đi mua hàng ở tạp hóa của người dân Việt Nam và đặc biệt, loại
hình cửa hàng tiện ích này vẫn còn nhiều đất để phát triển, tiềm năng phát triển
rất lớn. Việc xây dựng mô hình cửa hàng tiện ích đối với các doanh nghiệp trong
nước hiện nay là rất cần thiết để có thể lấp kín những khoảng trống thị trường,
đồng thời tạo nên một lực lượng tương quan mới đối trọng với các doanh nghiệp
nước ngoài khi họ bước chân vào Việt Nam.

3
Nắm bắt được điều này, việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt
Nam bùng nổ từ năm 2006 và phát triển mạnh mẽ từ năm 2007. Tuy nhiên, hầu
hết việc kinh doanh lại không mấy hiệu quả. Trong khi hiện nay, nhiều tập đoàn
bán lẻ nổi tiếng thế giới vẫn đang có các hoạt động xúc tiến chuẩn bị xâm nhập
vào thị trường Việt Nam dưới hình thức kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Vậy phải
chăng, các doanh nghiệp trong nước đã không có được một hướng đi đúng đắn
cho loại hình kinh doanh hiện đại này.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “ Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay” là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh cửa hàng
tiện ích ở Việt Nam hiện nay đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc
hoạt động không có hiệu quả của các hệ thống cửa hàng tiện ích đang hoạt động
để từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình hiện tại và đề
xuất một hướng đi hiệu quả hơn trong tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các hệ thống cửa hàng tiện ích đang

hoạt động.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu trong phạm vi các doanh
nghiệp nội địa hoạt động trên địa bàn cả nước. Số liệu từ năm 2000 cho đến quý
I năm 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Phương pháp chủ yếu là thu thập thông tin và phân tích số liệu.
6. Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận về mô hình cửa hàng tiện ích
Chương II.Thực trạng kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Việt Nam
Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển mô hình cửa hàng tiện
ích ở Việt Nam.


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CỬA HÀNG
TIỆN ÍCH
I. Khái quát về kinh doanh bán lẻ

4
1. Khái niệm
Kinh doanh bán lẻ là hoạt động kinh doanh thương mại nhằm tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ tới những cá nhân người tiêu dùng hoặc những tập thể hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh bán lẻ có một vai trò hết sức
quan trọng đối với nền kinh tế. Kinh doanh bán lẻ là khâu gần gũi người tiêu
dùng nhất. Trong rất nhiều kênh tiêu thụ, khâu bán lẻ giữ vai trò là một lực
lụợng chủ đạo tổ chức và vận hành quá trình tiêu thụ hàng hóa. Nó giúp thỏa
mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, là
điều kiện cần để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội, đảm bảo
cân đối giữa cung và cầu hàng hóa, cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Kinh
doanh bán lẻ còn là công cụ để thực hiện cơ chế phân phối theo giá cả thị

trường, giúp xây dựng, củng cố và phát triển thị trường đầu ra cho doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh.
2. Bản chất của kinh doanh bán lẻ.
Sơ đồ 1: Quá trình tái sản xuất xã hội

Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và
tiêu dùng. Trong đó phân phối và trao đổi được gọi chung là lĩnh vực lưu thông.
Kinh doanh bán lẻ là hoạt động nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, dịch vụ
cụ thể hơn là tiến hành hoạt động trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng cuối
cùng.
Kinh doanh bán lẻ có nhiều hình thức khác nhau bao gồm kinh doanh bán lẻ
truyền thống : chợ, cửa hàng tạp hóa, hàng rong và kinh doanh bán lẻ hiện đại:
trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích Tuy nhiên đều có cùng chung
một đặc điểm thuộc về bản chất đó là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
nhằm thực hiện nguyên tắc phân phối trong cơ chế thị trường thông qua giá cả
thị trường, nó là giai đoạn cuối cùng của lưu thông hàng hóa. Hàng hóa từ lĩnh
vực lưu thông chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng là do kinh doanh bán lẻ thực hiện.
Sản xuất
Phân phối Trao đổi Tiêu dùng

5
3. Các loại hình kinh doanh bán lẻ.
3.1. Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại.
Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những mô hinh kinh doanh bán lẻ khác
nhau. Sự đa dạng của các mô hình cũng như đặc trưng của một mô hình cũng thể
hiện sự khác nhau ở từng quốc gia. Điều này được quyết định bởi đặc trưng của
mỗi nền kinh tế. Nhìn chung có thể phân kinh doanh bán lẻ ra thành các loại
hình như sau:
Đầu tiên là đại siêu thị (hyper market): là loại hình kinh doanh với diện
tích bán hàng khoảng trên 2500m2, với ít nhất 35% diện tích dành cho những

sản phẩm không thiết yếu. Đại siêu thị thường ở vị trí xa trung tâm hoặc đóng
vai trò trung tâm trong một khu mua sắm hay trung tâm mua sắm.
Thứ hai là các siêu thị ( super market): siêu thị được dùng nhiều nhất để
chỉ một diện tích bán hàng từ 400m2 đến 2500m2 với ít nhất 70% hàng hóa là
thực phẩm và các hàng hóa thường xuyên khác.
Thứ ba là các trung tâm thuơng mại (department store): là một nơi bán
hàng với diện tích bán hàng thường từ 2500m2 trở lên bán chủ yếu là các hàng
hóa phi thực phẩm và có ít nhất năm nhóm ngành hàng bố trí trong các khu vực
khác nhau, thông thường là ở các tầng khác nhau.
Trong trung tâm thương mại thường bày bán các mặt hàng cao cấp, giá
đắt và ngay cả các siêu thị bên trong các department store cũng có giá đắt hơn
các siêu thị thông thường.
Thứ tư là các trung tâm mua sắm (shopping mall): đặc điểm nổi bật của
loại hình này là có diện tích rất rộng, rộng hơn cả đại siêu thị hay trung tâm
thương mại. Bên trong trung tâm mua sắm thường có cả đại siêu thị, siêu thị,
trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, siêu thị chuyên doanh…với rất nhiều dãy
nhà mà người tiêu dùng muốn đi hết các khu vực cũng phải mất cả ngày.
Thứ năm đó là loại hình cửa hàng tiện ích: là một loại cửa hàng nhỏ, diện
tích khoảng trên 50m2 chuyên bày bán các loại hàng thiết yếu phục vụ hàng
ngày cho người tiêu dùng.

6
Loại hình này thường được coi như là cánh tay kéo dài của các siêu thị,
đại siêu thị, len lỏi vào các khu dân cư để phục vụ người tiêu dùng một cách
nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả nhất.
Thứ sáu là loại hình cửa hàng chuyên doanh: cửa hàng này chỉ kinh doanh
duy nhất một loại mặt hàng hay nhóm hàng. Chẳng hạn như cửa hàng điện thoại
di động, cửa hàng chuyên doanh thực phẩm, cửa hàng điện máy…
3.2. Loại hình kinh doanh bán lẻ truyền thống.
Khác với các loại hình kinh doanh hiện đại thì kinh doanh bán lẻ truyền

thống kém đa dạng hơn mà chủ yếu gồm hai loại sau:
Thứ nhất: Chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản
phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản
phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản
phẩm khác. Chợ thường được hình thành và xây dựng tại những nơi đông dân
cư, thường là những nơi trung tâm, đầu mối giao thông. Chợ kinh doanh theo
kiểu vừa bán sỉ, vừa bán lẻ nên lượng khách thường đông vào các ngày cuối
tuần.
Thứ hai là cửa hàng tạp hóa: là một cửa hàng nhỏ do các hộ kinh doanh cá
thể làm chủ. Cửa hàng tạp hóa bán các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu
hàng ngày của người dân.
II. Mô hình cửa hàng tiện ích
1. Khái niệm
Như trên đã định nghĩa: cửa hàng tiện ích là một cửa hàng nhỏ, diện tích
khoảng trên 50m2, chuyên bày bán các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu
hàng ngày cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Đây là một phân khúc mới của thị trường bán lẻ mà nhiều nước trên thế
giới đã từng phát triển qua cách đây 12-13 năm. Qui mô nhỏ, đầu tư không lớn
nhưng mô hình cửa hàng tiện lợi có lợi thế là phục vụ nhanh và chu đáo.
2. Đặc trưng
Từ định nghĩa rút ra ở trên có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản sau:

7
Thứ nhất, diện tích nhỏ, đặt gần khu dân cư, ở những nơi tiện đường giao
thông.
Thứ hai, mặt hàng bày bán đa dạng phục vụ những nhu cầu thiết yếu của
người dân.
Thứ ba, cách trưng bày hàng hóa hiện đại, khoa học, tiện lợi cho người
mua.
Thứ tư, mở cửa thời gian tối đa trong ngày, có thể mở cửa 24h và suốt 7

ngày trong tuần.
Thứ năm, cách thức phục vụ hiện đại, thuận tiện bất kể thời gian, giao
hàng tận nhà cho khách hàng.
Thứ sáu, giá cả thường cao hơn so với các loại hình phân phối truyền
thống do cộng thêm các yếu tố tiện ích.
Thứ bảy, đối tượng phục vụ: phục vụ cho những khách hàng có ít thời
gian, có thu nhập tương đối, có nhu cầu mua sắm nhanh, tốn ít thời gian mà vẫn
đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn và vệ sinh.
Như vậy, cửa hàng tiện lợi về cơ bản bày bán các mặt hàng phục vụ mọi
nhu cầu thiết yếu của người dân giống như loại hình cửa hàng tạp hóa truyền
thống, nếu có thể thay thế được các cửa hàng tạp hóa thì sẽ thu được thắng lợi
lớn do thị trường cực kỳ rộng lớn.
3. Những ưu, nhược điểm của cửa hàng tiện ích so với các loại hình bán lẻ
khác
3.1. Những ưu điểm
Trước hết phải khẳng định rằng ưu thế lớn nhất, vượt trội nhất của các cửa
hàng tiện ích so với các kênh khác đó chính là yếu tố tiện ích, tiết kiệm thời
gian.
Đối với các kênh phân phối hiện đại như đại siêu thị, siêu thị và trung tâm
mua sắm thì cửa hàng tiện ích có một số đặc điểm ưu thế hơn như:
Đầu tư ít vốn: việc mở một cửa hàng tiện ích đơn giản hơn rất nhiều so
với mở một siêu thị hay đại siêu thị do vấn đề về mặt bằng vì một cửa hàng tiện

8
ích chỉ cần mặt bằng rộng khoảng 50m2 là có thể mở được trong khi một siêu thị
cần ít nhất là 400m2 chính vì thế sẽ thu hồi vốn được nhanh hơn.
Vị trí: Cũng vì thuận lợi hơn trong vấn đề mặt bằng nên các cửa hàng tiện
ích sẽ dễ dàng được mở ở gần khu dân cư hơn đáp ứng tốt hơn những nhu cầu
tức thời của người tiêu dùng.
Giá cả cạnh tranh hơn do đầu tư ít hơn và chi phí thấp hơn. Đây là một

đặc điểm hết sức quan trọng.
Cách thức phục vụ của cửa hàng tiện ích chu đáo hơn đối với khách hàng.
Điều này là đương nhiên vì một cửa hàng tiện ích nhỏ hơn với khối lượng khách
hàng ít hơn sẽ dễ dàng quan tâm đến khách hàng của họ hơn so với một siêu thị
hay đại siêu thị với lượng khách hàng đông hơn gấp nhiều lần.
Việc mở cửa với thời gian tối đa trong ngày cũng trở thành một lợi thế
của cửa hàng tiện ích khi mà các siêu thị, đại siêu thị hay các trung tâm thương
mại cũng chỉ mở cửa từ 7h sáng đến 9h đêm.
Đối với các kênh truyền thống thì cửa hàng tiện ích sang trọng hơn, hàng
hóa chất lượng hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, cách trình bày bắt
mắt và khoa học hơn trong khi chợ hay các cửa hàng truyền thống thì luôn ồn
ào, lộn xộn hơn, thiếu tính thẩm mỹ hơn và đặc biệt hàng hóa không được đảm
bảo về chất lượng , an toàn.
Cửa hàng tiện ích đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân: Cũng
như siêu thị, trung tâm thương mại, các kênh phân phối truyền thống chỉ mở
cửa vào một thời gian nhất định trong ngày. Chợ thường chỉ mở cửa từ 5h sáng
còn cửa hàng tạp hoá cũng chỉ thường mở cửa từ 7h sáng đến 22h đêm.
Vị trí cũng là lợi thế của cửa hàng tiện ích so với kênh truyền thống. Điều
này được thể hiện rõ khi khách hàng có nhu cầu mua nhanh một thứ đồ thì thay
vì việc phải mất công gửi xe vào chợ mua hàng vừa mất thời gian vừa mất chi
phí họ sẽ ghé vào một cửa hàng tiện ích ngay bên đường và mua một cách nhanh
chóng, tiện lợi.

9
3.2. Nhược điểm.
Tuy có những ưu điểm hơn so với các loại hình kinh doanh khác, nhưng
cửa hàng tiện ích cũng có một số nhược điểm so với các kênh phân phối hiện đại
khác cũng như các kênh phân phối truyền thống:
Đối với các kênh phân phối hiện đại:
Do diện tích hẹp hơn nên vấn đề đa dạng hóa các loại mặt hàng không thể

sánh bằng các siêu thị được.
Đối tượng khách hàng sẽ hẹp hơn: đối với những khách hàng có thời gian
họ sẽ thích đi siêu thị với hàng hoá phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ
hơn là đi mua ở cửa hàng tiện ích. Không những thế đi siêu thị còn để ngắm
hoặc tham gia các tiện ích khác như: trò chơi điện tử…, nhiều người còn coi
việc đi siêu thị là hình thức giải trí cùng bạn bè người thân mỗi dịp cuối tuần.
Những điều này không thể thực hiện khi đi vào cửa hàng tiện ích.
Đối với các kênh truyền thống:
Giá cả ở cửa hàng tiện ích luôn cao hơn so với các kênh truyền thống như
chợ hay cửa hàng tạp hóa do phải cộng thêm các yếu tố tiện ích.
Đối với cửa hàng tạp hóa: Vốn đầu tư cho một cửa hàng tiện lợi lớn hơn
nhiều so với một cửa hàng tạp hóa, việc đào tạo nhân công, chăm sóc khách
hàng hay trang bị thiết bị hiện đại cũng tốn rất nhiều chi phí.
Đối với chợ: cửa hàng tiện lợi có không gian hẹp hơn và chắc chắn sẽ có
ít sự lựa chọn hơn cho khách hàng đặc biệt là đối với những loại mặt hàng rau,
củ, quả, thịt tươi sống
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoạt động và phát triển của cửa hàng tiện
ích
4.1. Các nhân tố về khách hàng.
Thói quen tiêu dùng: là cách tiêu dùng được cố định dần dần từ hoàn cảnh
sống như: chỗ ở, đi lại, quy hoạch dân cư…đặc biệt là tính cách của người tiêu
dùng. Ví dụ: thói quen đi lại vào ban đêm, thói quen đi mua đồ ở chợ vào mỗi
sáng…Thói quen tiêu dùng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc

10

kinh doanh mô hình cửa hàng tiện ích nói riêng và đối với bất kỳ một hình thức,
một loại hình kinh doanh nào nói chung.
Nhu cầu tiêu dùng của người dân: một cửa hàng tiện ích chỉ có thể thành
công khi nó đáp ứng tốt những nhu cầu phù hợp với thói quen tiêu dùng của

khách hàng - đối tượng mà nó nhắm đến, có như vậy mới có thể thu hút ngày
càng đông khách hàng đến với mình. Do vậy kinh doanh cửa hàng tiện ích phải
luôn luôn tìm hiểu kỹ, nghiên cứu kỹ và tìm hiểu xem dịch vụ mình cung ứng có
phù hợp với thói quen và nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng hay không, từ
đó có thể có những biện pháp thay đổi mình hoặc tác động làm thay đổi thói
quen và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nếu có thể. Khi đó cũng cần phải
nghiên cứu thật kỹ xem có thể thay đổi trong vòng bao lâu và bằng cách nào.
Thu nhập: thu nhập của người dân cao hay thấp cũng là một yếu tố rất
quan trọng, thu nhập sẽ ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng tiêu dùng của khách
hàng, do đó nếu thu nhập thấp khách hàng sẽ không sẵn sàng chi thêm cho
những khoản tiện ích và việc kinh doanh cửa hàng tiện ích sẽ gặp nhiều khó
khăn.
4.2. Những yếu tố về môi trường.
Môi trường quy hoạch: nơi ở như thế nào, có quy củ hay không có ảnh
hưởng rất lớn đến việc kinh doanh cửa hàng tiện ích. Một địa điểm quy hoạch
quy củ chẳng hạn như các khu chung cư không có sự xuất hiện lộn xộn của các
gánh hàng rong, các loại cửa hàng cóc thì cửa hàng tiện ích sẽ có cơ hội tốt để
phát triển hơn là những nơi có quá nhiều các loại hàng quán, hàng rong xuất
hiện. Đó là vấn đề về cạnh tranh và vấn đề thói quen tiêu dùng của người dân.
Sự phát triển của các loại hình kinh doanh bán lẻ khác – các đối thủ cạnh
tranh: siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại…Thị trường bán lẻ như một
miếng bánh ngọt có giới hạn được chia nhỏ thành nhiều phần cho nhiều loại
hình kinh doanh bán lẻ khác nhau, loại hình này được miếng lớn ắt loại hình
khác sẽ được miếng nhỏ hơn, cũng có thể các loại hình này cùng kết hợp với
nhau để làm cho chiếc bánh đó nở phồng lên, do vậy các loại hình khác phát
triển ra sao có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cửa hàng tiện ích.
11

Yếu tố thuộc về nền kinh tế: một nền kinh tế phát triển hay kém phát triển
rõ ràng cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của loại hình kinh doanh cửa hàng

tiện ích. Cửa hàng tiện ích là một loại hình kinh doanh hiện đại, thích hợp phát
triển ở những nền kinh tế hiện đại, có lối sống văn minh, hiện đại và năng động.
Các yếu tố về khoa học – kỹ thuật: khoa học kỹ thuật phát triển một mặt
tạo điều kiện cho loại hình kinh doanh cửa hàng tiện ích có điều kiện thuận lợi
để có thể nâng cao tính tiện ích trong dịch vụ của mình mặt khác giúp các doanh
nghiệp có thể quản lý cửa hàng cũng như chuỗi cửa hàng một cách hiệu quả hơn
từ đó tạo điều kiện để kinh doanh cửa hàng tiện ích một cách hiệu quả.
Yếu tố luật pháp: những vấn đề về chính sách, định hướng phát triển cho
nền kinh tế như thế nào, những quy định về đăng ký kinh doanh có đơn giản hay
không, thủ tục ra sao, thời gian nhanh hay chậm… tạo điều kiện thuận lợi hay
rào cản cho việc kinh doanh.
4.3. Những yếu tố xuất phát từ doanh nghiệp
Đặc điểm hàng hóa doanh nghiệp bày bán: tính đa dạng của hàng hóa,
chất lượng của hàng hóa, vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn…có tốt không, giá cả
hàng hóa ra sao, có phù hợp với đối tượng khách hàng mà cửa hàng muốn nhắm
tới hay không. Tất cả những yếu tố đó có ý nghĩa quyết định tới việc giữ chân
khách hàng, tạo ra khách hàng trung thành cho cửa hàng, giúp cửa hàng có thể
tồn tại lâu bền trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt.
Cách thức trưng bày hàng hóa, thiết kế cửa hàng cũng là một yếu tố quan
trọng. Đây là hình ảnh đầu tiên tạo nên ấn tượng đối với khách hàng. Nếu như
chất lượng hàng hóa có thể tạo nên khách hàng trung thành cho cửa hàng thì
hình ảnh bắt mắt và thân thiện, phù hợp với tâm lý khách hàng sẽ rất hiệu quả
trong việc thu hút khách hàng ngay lần đầu tiên xuất hiện. Đây là điều kiện tiên
quyết đối với việc kinh doanh của cửa hàng.
Dịch vụ: một trong những thế mạnh nổi trội nhất của cửa hàng tiện ích đó
là dịch vụ tận tình, chu đáo, mang lại sự tiện ích nhất đối với khách hàng. Dó đó
cung cách, thái độ phục vụ của nhân viên là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng cạnh tranh của cửa hàng.
12


Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
một cửa hàng tiện ích. Tuy nhiên, ở mỗi cửa hàng khác nhau, và ở từng điều
kiện thời gian, không gian khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố là
khác nhau. Nhiệm vụ của người kinh doanh là phải xác định được đâu là yếu tố
quyết định nhất đối với doanh nghiệp của mình trong từng thời điểm cụ thể để
có những bước đi đúng đắn.
5. Điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích
Qua sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở trên, ta có thể rút ra một cách
ngắn gọn những điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích tốt nhất như sau:
Vị trí: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt ở những nơi đông dân cư, mật độ
người qua lại lớn, tiện đường giao thông như: gần chợ, gần công viên, bến tàu
xe, mặt đường…hoặc những nơi có quy hoạch hiện đại, văn minh, quy củ, nơi
vắng bóng những loại cửa hàng nhỏ, hàng rong…
Khách hàng: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt khi người dân có thu nhập
cao, đủ điều kiện chi trả cho những tiện ích cộng thêm, những người bận rộn, có
ít thời gian dành cho mua sắm, và có phong cách tiêu dùng hiện đại.
Thị trường: cửa hàng tiện ích đặc biệt phù hợp cho những thị trường hiện
đại, nền kinh tế sôi động, nhịp độ nhanh. Cũng sẽ rất tốt nếu cửa hàng tiện ích
được xây dựng ở những nơi mà thị trường bán lẻ còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu
tính liên kết, tiềm năng lớn trong khi vẫn còn rất nhiều lỗ hổng thị trường. Khi
đó, cửa hàng tiện ích đóng vai trò lấp chỗ trống thị trường.
Tùy vào từng nơi mà mỗi điều kiện trên được thỏa mãn ở những mức độ
khác nhau. Nếu như nơi nào thỏa mãn được càng nhiều những điều kiện trên thì
cửa hàng tiện ích sẽ rất có triển vọng phát triển.
13

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỬA HÀNG
TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM
I. Khái quát thị trường bán lẻ Việt Nam
1. Thực trạng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay.

Thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm còn
tồn tại. Nhìn chung, có thể thấy một số đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, quy mô thị trường Việt Nam còn nhỏ so với một số nước xét theo
tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Chẳng hạn như doanh thu bán
lẻ hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc cũng như Ấn Độ lớn hơn rất nhiều lần
của Việt Nam.

Bảng 2: Quy mô thị trường bán lẻ theo doanh thu.
Đơn vị tính: tỷ USD.
Năm
Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ
2004 26 628 180
2005 32 670 215
2006 37 754 305
2007 45 848 320
2008 58 955 353
Nguồn: A. T. Kearney
Thứ hai, thị trường bán lẻ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy xét
về tổng mức doanh thu bán lẻ và diện tích mặt bằng bán lẻ thì thị trường bán
lẻ Việt Nam vẫn là thị trường có quy mô nhỏ nhưng phát triển rất nhanh,
tiềm năng lớn, có sức hấp dẫn đối với cả các nhà đầu tư trong nước lẫn các
nhà đầu tư nước ngoài.

14

Bảng 3: Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá
thực tế và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
Năm Tổng mức bán lẻ
và doanh thu dịch
vụ (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng
doanh thu bán lẻ và
dịch vụ (%)
Tốc độ tăng
trưởng
GDP(%)
2000 220410.6 9,7 6.79
2001 245315.0 11.3 6.89
2002 280884.0 14.5 7.08
2003 333809.3 18.84 7.34
2004 398524.5 19.39 7.79
2005 480293.5 20.52 8.44
2006 596267.1 24.15 8.23
2007 739007.6 23.94 8.48
2008 968100.0 31.1 6.23
Nguồn: tổng cục thống kê
Từ bảng số liệu ta thấy trong vòng 5 năm kể từ 2001 đến 2005, tổng mức
bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta đạt 1737,8 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng bình quân là : 2001- 2005: tăng 18,3 %/năm.
2006- 2008: tăng 25%/năm.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ luôn luôn cao hơn rất nhiều so với
tốc độ tăng trưởng của GDP cho thấy mức hấp dẫn của thị trường là rất lớn.
Những con số tăng trưởng cao này bị tác động không nhỏ bởi trượt giá, xong
nếu trừ đi trượt giá, tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức ấn tượng, khoảng 10- 15%
năm 2008.

15

Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa quý I/2009
nhìn chung chậm. Riêng trong quý I/2009 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh

thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 270 nghìn tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ
năm 2008, bao gồm kinh doanh thương nghiệp 212,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,5%;
khách sạn nhà hàng 30,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8%; du lịch đạt 2,6 nghìn tỷ
đồng, tăng 16,8%; dịch vụ đạt 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5%. Nếu loại trừ yếu
tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng
6,5%, thấp hơn mức tăng 11% của cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có tác động đến thị trường bán lẻ Việt Nam.
Thứ ba, thị trường bán lẻ Việt Nam bao gồm ba thành phần kinh tế cơ bản
đảm nhận. Một là, lưu chuyển hàng hóa bán lẻ cho hệ thống phân phối bán lẻ
quốc dân đảm nhận. Hai là, lưu chuyển hàng hóa do hệ thống phân phối bản lẻ
ngoài quốc doanh đảm nhận. Ba là, lưu chuyển hàng hóa bán lẻ do hệ thống
phân phối bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đảm nhận. Tương ứng với ba bộ
phận này, cơ cấu tổng mức bán lẻ và dịch vụ qua các năm như sau:
Bảng 4: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo thành
phần kinh tế
Đơn vị: %
Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài
quốc doanh
Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài
2000 17.8 80.6 1.6
2001 16.7 81.7 1.6
2002 16.2 79.9 3.9
2003 15.7 80.2 4.1
2004 15.0 81.2 3.8
2005 12.9 83.3 3.8
2006 12.7 83.6 3.7
2007 10.2 85.9 3.9
2008 11.7 86.0 2.3
Quý I/2009 8.9 88.1 3.0

Nguồn: tổng cục thống kê
Theo trên, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh luôn luôn giữ một tỉ trọng tuyệt đối và ngày càng tăng lên. Thành phần

16

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang có một tỉ trọng nhỏ tuy nhiên hiện
đang có xu hướng tăng lên và giảm tỉ trọng thành phần kinh tế nhà nước. Điều
này phản ánh đúng xu hướng mở cửa hội nhập nền kinh tế của nước ta trong
những năm trở lại đây.
Thứ tư, Nhu cầu mua sắm của người dân đang tăng lên rất cao.
Bảng 5: Mức chi tiêu cho bán lẻ của người dân qua các năm.
Năm 2006 2007 2008
Mức chi tiêu cho
tiêu dùng (tỷ USD)
37.5 45 58,3

Nếu như năm 2000 chi tiêu cho bán lẻ của người dân chỉ đạt 15 tỷ USD
thì đến năm 2006 con số này đã là 37,5 tỷ USD, năm 2007 là 45 tỷ USD, năm
2008 là 54,3 tỷ USD. Và trong những năm tới, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế
giới ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ Việt Nam tuy nhiên dự báo mức
chi tiêu cho bán lẻ sẽ vẫn tiếp tục tăng cao.
Thêm vào đó, Việt Nam là một nước có dân số đông, gần 87 triệu người,
mức độ tăng trưởng kinh tế rất cao, kể từ năm 2000, trung bình tăng khoảng
8%/năm, đặc biệt là từ năm 2005 – 2008, tốc độ tăng trưởng GDP rất cao,
thường đạt mức trên 8%, trong khi đó, áp lực cạnh tranh trên thị trường chưa
cao. Do đó thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường hết sức tiềm năng và có
sức hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư.
Thứ năm, các loại hình kinh doanh đa dạng, song thị trường bán lẻ Việt
Nam vẫn còn quá nhỏ lẻ, manh mún, không đáp ứng hết nhu cầu, hình thức kinh

doanh bán lẻ truyền thống vẫn là chủ yếu, lượng hàng hóa được lưu thông tại
các ngôi chợ và cửa hàng tạp hóa năm 2007 là 90%, năm 2008 là 68%.
Năm 2005, thị trường bán lẻ Việt Nam có khoảng 9063 chợ ở nông thôn,
2275 chợ ở thành thị, hơn 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và 1000 cửa
hàng tiện ích hoạt động trên 32 tỉnh thành, ngoài ra còn khoảng 9000 cửa hàng
tạp hóa hoạt động trên cả nước. Đến năm 2008, số siêu thị đã tăng lên 400, 60

17

trung tâm thương mại, 2000 cửa hàng tiện ích, và hàng ngàn cửa hàng tiện ích
được nâng cấp từ cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng như hiện
nay, thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo đến 2009 thương mại hiện đại sẽ
tăng trưởng nhanh và chiếm gấp đôi so với hình thức chợ.
Tuy nhiên, có một vấn đề hết sức cấp bách đối với ngành bán lẻ Việt Nam
hiện nay là vấn đề thiếu mặt bằng. Để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng,
các doanh nghiệp bán lẻ phải thông qua hệ thống riêng của mình, vì vậy vấn đề
mặt bằng, địa điểm bao giờ cũng rất quan trọng và là ưu tiên số một của các nhà
bán lẻ Việt Nam.
Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang rất khó khăn trong việc đi tìm vị
trí kinh doanh. Thực tế là vừa qua, dù 4 đại gia bán lẻ lớn trong nước là: Sai
Gon Coop, Phú Thái, HapPro và Satra đã bắt tay thành lập Cty cổ phần VDA
với tham vọng sẽ chiếm lĩnh 60% thị phần trong nước và góp phần điều tiết giá
cả, nhưng khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp phải vẫn là việc tìm kiếm, xin
được vị trí thuận tiện để kinh doanh tại các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Theo một công bố mới nhất vào cuối năm 2008 của CB Richacrt Eliss
Việt Nam (CBRE) - một trong những Cty tư vấn và quản lý bất động sản có
tiếng cho thấy: tại Hà Nội, nguồn cung diện tích sàn cho các nhà bán lẻ trong và
ngoài nước thuê hiện có khoảng 100.000 m2, thấp hơn nhiều so với nhu cầu.
Mức giá thuê tại khu vực trung tâm thường dao động khoảng từ 65 - 150
USD/m2/tháng, tại các vị trí xa hơn khoảng 25 - 60 USD/m2/tháng. Nếu so sánh

với giá thuê mặt bằng bán lẻ đắc địa tại một số thành phố lớn của châu Á thì
mức giá thuê trung bình tại Hà Nội cao hơn tại thủ đô Bangkok (Thái Lan),
Manila ( Philipin), Jakarta (Indonesia).
Tuy giá cả không “dễ thở” chút nào, nhưng ở cả 2 thành phố lớn là Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh thì mặt bằng cho thuê đều không còn nữa, hoặc nếu có
thì cũng không đáp ứng đủ diện tích và vị trí mà các DN bán lẻ cần.
Nhìn chung, thị trường bán lẻ Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu kém
về quy mô, mặt bằng thiếu thốn, thị trường còn lộn xộn, thiếu tính tổ chức. Đặc
biệt đối với các doanh nghiệp trong nước vấn đề về vốn và trình độ quản lý, tính
liên kết còn rất kém, khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước
ngoài nếu như không có chiến lược kinh doanh hợp lý và những cải cách kịp
18

thời. Trong khi đó, với những con số ấn tượng về tốc độ tăng trưởng, mức độ chi
tiêu cho bán lẻ của người dân… đã giúp thị trường Việt Nam trở thành miếng
bánh ngọt mà bất kỳ đại gia bán lẻ nào trên thế giới cũng phải thèm thuồng.
Cũng chính vì thế mà theo tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới AT Kearney đánh
giá Việt Nam xếp hàng thứ 4 thế giới về chỉ số về chỉ số phát triển bán lẻ và đến
năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để vươn lên đứng thứ nhất. Thông tin
này đã khiến cho thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết,
các “gã khổng lồ” bán lẻ nước ngoài khẩn trương xúc tiến vào Việt Nam sớm
hơn, còn các doanh nghiệp trong nước cũng khẩn trương xúc tiến các hoạt động
tranh thủ chiếm lĩnh thị trường. Tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn giữa
các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa các kênh phân
phôi truyền thống với kênh phân phối hiện đại.
Ngày 1.1.2009 vừa qua, Việt Nam đã chính thức mở cửa cho các doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trong lĩnh
vực bán lẻ theo đúng lộ trình đã cam kết ở WTO. Trong khi các nhà bán lẻ
khổng lồ trên thế giới đang lăm le bước chân vào thị trường Việt Nam như:
Tessco, Wal-mart, Carrefour… thì các doanh nghiệp vẫn còn đang rất loay hoay

và lúng túng trong việc tìm ra giải pháp chính xác và cụ thể để tồn tại và phát
triển.
2. Các loại hình kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam
Tuy thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhỏ lẻ, manh mún, xong cũng
được nhận xét là “ thế giới có cái gì thì Việt Nam có cái đó”. Các loại hình bán
lẻ của Việt Nam cũng bao gồm loại hình hiện đại và loại hình kinh doanh truyền
thống.
Thứ nhất: Loại hình đại siêu thị là một loại hình phân phối hiện đại, chưa
được hình thành rõ rệt ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất
Big C Đồng Nai là mang dáng dấp của đại siêu thị, tuy nhiên quy mô vẫn còn
nhỏ hơn rất nhiều so với các đại siêu thị ở nước ngoài. Hiện nay, loại hình kinh
doanh đại siêu thị cũng rất có tiềm năng phát triển ở nước ta, song có một vấn đề
hết sức khó khăn là về mặt bằng và tiền vốn.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có hệ thống các trung tâm của tập đoàn Metro
Cash and Carry mang dáng dấp như một đại siêu thị, tuy nhiên lại không phải là
19

đại siêu thị vì đối tượng khách hàng chính mà Mêtro nhắm tới là các tổ chức,
các doanh nghiệp sản suất hay những người kinh doanh mua hàng hóa là để bán
chứ không phải là người tiêu dùng cuối cùng, hay nói cách khác đó là các trung
tâm bán buôn chứ không phải bán lẻ như các đại siêu thị.
Thứ hai: Loại hình siêu thị, ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 400 siêu
thị rải khắp các tỉnh thành kể cả siêu thị trong nước lẫn siêu thị của nước ngoài.
Ví dụ: siêu thị Hapromart, Fivi-mart, Co.op mart, Big C, … Tuy nhiên, các siêu
thị này thường có quy mô rất nhỏ mà theo các chuyên gia đánh giá thì nó chỉ
tương đương với những cửa hàng bách hóa ở các nước khác, và mới chỉ dừng ở
mức độ các cửa hàng tự chọn chứ chưa phải là tự phục vụ, đúng với nghĩa của
"Supermarket". Đa số các siêu thị có danh mục hàng tương đối phong phú song
xét về chủng loại thì vẫn còn nghèo nàn. Chất lượng hàng hóa trong siêu thị nhìn
chung tốt. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng người tiêu dùng mua phải hàng quá

hạn sử dụng hay chất lượng chưa đảm bảo Việc quản lý và trưng bầy hàng hóa
trong các siêu thị vẫn còn nhiều vấn đề, rất ít siêu thị mà toàn bộ hàng hóa được
quản lý theo mã vạch. Nhiều hàng hóa được gắn mã số, có nơi mã số được viết
bằng tay. Quản lý hàng bằng mã số gây cản trở rất nhiều trong việc tính toán,
lưu giữ số liệu, vừa mất thời gian lại rất dễ có sai sót Đặc biệt có một điều trái
ngược mà ta có thể thấy rõ là trong khi các siêu thị ở các nước thường bán với
mức giá thấp và trung bình thì giá hàng hoá trong các siêu thị Việt Nam thường
cao hơn so với giá ở bên ngoài của các cửa hàng bách hoá hay giá chợ. Nguyên
nhân của sự chênh lệch này được lý giải theo nhiều cách. Siêu thị phải chịu chi
phí lớn như: tiền thuê mặt bằng, cải tạo và xây dựng thành cửa hàng, trang thiết
bị, tiền điện nước, lương nhân viên, thuế Còn về nguồn nhân lực kinh doanh
siêu thị ở Việt Nam (kể cả các nhà quản lý và nhân viên siêu thị) thì chưa có
kinh nghiệm và thiếu tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động này. Đặc
biệt, thái độ phục vụ của nhân viên siêu thị đối với khách hàng còn rất kém, có
nơi còn bị phàn nàn là cư xử thiếu văn hóa.
Thứ ba, đối với các trung tâm thương mại. Do xu thế đô thị hóa được đẩy
nhanh, tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến hành phá bỏ các chợ
truyền thống cũ kỹ và xây dựng các trung tâm thương mại trên địa điểm cũ để
tận dụng lợi thế thương mại của các địa điểm này. Tuy nhiên, số lượng loại hình
này cũng vẫn còn ít, cả nước hiện nay ước tính chỉ có khoảng xấp xỉ 60 trung

20

tâm thương mại. Chẳng hạn như: Parkson, Diamond plaza…Trên thực tế, có
nhiều trung tâm thương mại không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy
định như: diện tích kinh doanh chưa đạt mức tối thiểu; bảo quản hàng hoá không
đúng quy trình; thiếu các điều kiện cần thiết để phục vụ khách hàng (khu vệ
sinh, khu giải trí)
Trung tâm mua sắm, hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có duy nhất Lotte
Mart thành lập vào ngày 18/12/2008 được xem là na ná với shopping mall.

Trung tâm thương mại có diện tích kinh doanh gần 33.400 m2, vốn đầu tư 75
triệu đô la Mỹ này là liên doanh giữa Lotte Mart và doanh nghiệp tư nhân sản
xuất thương mại Minh Vân. Hai bên lên kế hoạch sẽ mở 30 trung tâm thương
mại khắp các thành phố lớn của Việt Nam trong vòng 10 năm tới với tổng vốn
đầu tư lên đến 5 tỉ đô la Mỹ. Trước đó, vào đầu năm 2008, Công ty Cổ phần đầu
tư phát triển Saigon Co.op (SCIC) cũng ký hợp tác xây dựng khu phức hợp
thương mại dịch vụ Tân Phong cùng 2 đối tác là Tập đoàn Mapletree
(Singapore) và Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO). Khu
phức hợp Tân Phong (Tân Phong Shopping Complex) đặt tại quận 7 - TP.HCM
với diện tích hơn 4,2 ha tương đương 42000m2, cùng tổng vốn đầu tư khoảng
200 triệu USD. Bao gồm khu kinh doanh thương mại, siêu thị Coopmart, cao ốc
văn phòng và nơi vui chơi, giải trí của người dân, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, đây
mới chỉ là dự án và chưa được hoàn thành.
Đối với loại cửa hàng tiện lợi: loại mô hình này ở Việt Nam bắt đầu bùng
nổ từ năm 2006. Trước đó, Massan cũng đã từng kinh doanh nhưng đã thất bại.
Hiện nay, có khoảng 2000 cửa hàng tiện ích đang hoạt động ở khắp các tỉnh
thành, bên cạnh đó là hàng ngàn các cửa hàng mới được nâng cấp lên từ các cửa
hàng tạp hóa trước đây. Các cửa hàng tiện ích tiêu biểu nhất như: G7mart,
Speedy, co.op, shop$go …riêng về cửa hàng tiện ích sẽ được phân tích cụ thể
trong phần II.
Bên cạnh sự phát triển của các cửa hàng tiện ích. Các cửa hàng chuyên
doanh hiện nay cũng đang được các doanh nghiệp chú ý đến như: chuyên doanh
cửa hàng thực phẩm, chuyên doanh cửa hàng điện thoại, chuyên doanh cửa hàng
điện tử, các cửa hàng bán quần áo…ví dụ như cửa hàng thực phẩm co.op food
Hiện nay, loại hình kinh doanh này đang được coi là phù hợp và có tiềm năng
21

phát triển do thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng trẻ tuổi Việt
Nam. Thị phần loại hình kinh doanh này tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 14,4%
thị trường bán lẻ.

Về loại hình chợ: là loại hình phân phối truyền thống, chợ Việt Nam hết
sức phong phú. Hiện nay, khó có thể có một con số thống kê chính xác Việt
Nam có bao nhiêu chợ. Tuy nhiên, cũng có thể đưa ra một con số ước lượng
khoảng trên 10.000 chợ lớn nhỏ bao gồm chợ theo quy hoạch của nhà nước và
chợ không theo quy hoạch. Mặc dù, trong mấy năm trở lại đây, trước sự xuất
hiện và phát triển có phần lấn lướt của các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại
khác, thì chợ đã và đang phải đối mặt với một nguy cơ lớn, nguy cơ mất thị phần
vào tay các kênh phân phối hiện đại. Ví dụ, ở TP.HCM, có hơn 65% số chợ trên
địa bàn bị xuống cấp về cơ sở hạ tầng, không đảm bảo vệ sinh môi trường, hiệu
suất sử dụng chợ kém đến mức chỉ có 43% hoạt động hết công suất, tuy nhiên,
chợ vẫn đóng vai trò là kênh phân phối bán lẻ chủ yếu của Việt Nam chiếm
khoảng trên 40% tổng mức bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam. Mỗi vùng miền
khác nhau thì chợ lại có những đặc trưng khác nhau.
Chợ đã có từ rất lâu đời, đã gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam
và đã trở thành một nét văn hóa đặc biệt. Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị
hóa, hiện đại hóa, chợ Việt Nam đã phát triển một cách tự do, không có quy
hoạch dẫn đến việc chợ cóc nổi lên lấn chiếm cả đường đi, các chợ mới được
xây dựng với vốn đầu tư lớn lên đến hàng tỷ đồng lại không thể hoạt động vì
không có người mua kẻ bán dẫn đến chết yểu.
Thực trạng chợ tự phát không những gây nên cảnh mất trật tự giao thông,
ô nhiễm vệ sinh môi trường, không chỉ đe dọa đến sức khoẻ, tính mạng người
tiêu dùng, mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các chợ xây
dựng theo quy hoạch trong cùng khu vực . Chợ tự phát mọc lên như nấm đã
mang lại không ít tiện ích nhưng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không thể
đảm bảo được.
Loại hình cửa hàng tạp hóa: đây cũng là loại hình kinh doanh truyền
thống chủ yếu và rất phát triển ở Việt Nam. Ở Việt Nam, loại hình cửa hàng tạp
hóa chiếm khoảng hơn 20% doanh thu bán lẻ của cả nước (năm 2008). Về số
lượng thì loại hình cửa hàng này có một số lượng khổng lồ, năm 2005, có
22


khoảng 9000 cửa hàng và đến năm 2008 con số này đã vượt qua con số 10.000
cửa hàng. Tuy nhiên, loại hình cửa hàng này ở nước ta cũng phát triển một cách
tự phát, mạnh ai nấy làm, thiếu tính quy hoạch và thiếu tính liên kết do đó sẽ
khó có thể cạnh tranh được với trình độ quản lý và công nghệ hiện đại của các
doanh nghiệp nước ngoài khi họ vào kinh doanh.
Ngoài ra, còn có rất nhiều gánh hàng rong, xe đẩy hàng, là những loại
hình rất điển hình ở Việt Nam, nhờ mang tính thuận tiện cao, nên các loại hình
này cũng rất được khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, việc các loại hình này phát
triển một cách tự do có thể làm nguyên nhân gây ra mất an ninh, mất cảnh quan,
gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông…đòi hỏi phải có sự tính toán và quy
hoạch phù hợp.
II. Thực trạng kinh doanh cửa hàng tiện ích tại Việt Nam.
1. Khái quát về kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Việt Nam.
Loại hình cửa hàng tiện ích bắt đầu bùng nổ ở Việt Nam từ năm 2006 với
sự mở đầu là quyết định và hành động táo bạo của Trung Nguyên trong dự án
xây dựng chuỗi cửa hàng tiện ích G7 mart. Nếu như cuối năm 2005 Việt Nam có
khoảng 1000 cửa hàng tiện lợi hoạt động thì hiện nay con số đó là 2000 cửa
hàng với khoảng 10 hệ thống, đa số được ra đời trong khoảng 2-3 năm trở lại
đây như : Hapromart, best and buy, co.op, small mart 24/7, 365 days, V-24h,
shop$go, speedy…và tình hình cạnh tranh đang diễn ra hết sức sôi động. Mỗi hệ
thống lại có một điểm khác biệt riêng:
Co-op Mart coi cửa hàng Co-op là cánh tay nối dài. Tận dụng hệ thống
cửa hàng của các hợp tác xã thành viên, Co-op đào tạo bán hàng, bày hàng, quản
lý và phân phối hàng với giá rẻ để nâng cấp thành cửa hàng Co-op có người
phục vụ, bán hàng chất lượng theo đúng giá. Hiện nay, chuỗi cửa hàng co.op có
khoảng 34 cửa hàng hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty G7 cũng làm tương tự với hệ thống tiệm tạp hóa, cộng thêm việc
đem lại lợi nhuận cho các cửa hàng này bằng hệ thống biển quảng cáo cho các
hãng sản xuất, dịch vụ ngân hàng

23

Phạm Trang lại chọn cách tự đầu tư từng cửa hàng, với số vốn từ 800 triệu
đến 1 tỷ đồng. Sự khác biệt của Small Mart 24h/7 là dịch vụ giao báo, sữa và
bánh ngọt buổi sáng cho các hộ gia đình, giao hàng tận nhà cả ngày lẫn đêm,
trong bán kính cách cửa hàng 5 km.
Shop&Go đã có 29 cửa hàng tại TP.HCM. Ngoài các sản phẩm tiêu dùng
thông thường, các cửa hàng này còn được trang bị khá đầy đủ các dịch vụ như
máy rút tiền, thẻ điện thoại, tạp chí Hiện cùng với việc hoạt động 24 giờ mỗi
ngày và suốt 7 ngày trong tuần, Shop&Go còn khuyến mãi giảm giá nhiều loại
sản phẩm từ 10%- 30% hay mua 1 tặng 1
Cửa hàng tiện lợi V-24h ở TP HCM đưa các loại hình dịch vụ tiện ích
khác vào phục vụ khách hàng như bán báo, xôi, dịch vụ thẻ ATM, thanh toán chi
phí dịch vụ như điện thoại, điện nước, bán bảo hiểm, thanh toán thẻ tín dụng
Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống đều đang trong tình trạng: chấp nhận chịu
lỗ để đón cơ hội.
Biểu đồ 1:

Nguồn: bài “người tiêu dùng thích sự tiện lợi”-báo Sài Gòn tiếp thị (14.1.2009)
Theo số liệu từ kết quả các cuộc điều tra thị trường do báo Sài Gòn Tiếp
Thị thực hiện trong 3 tháng cuối năm 2008 thì cho thấy, thì thị phần của loại
hình cửa hàng tiện lợi đang ở mức thấp nhất với 0,8%, trong khi của siêu thị là
48,2%, cửa hàng chuyên là 14,4%, tiệm tạp hóa là 22,1 %, chợ là 13,1% và các
kênh khác như hàng rong, trung tâm thương mại…chiếm 1,4%. Người dân Việt
Nam dường như chưa quen với loại hình kinh doanh này. Đặc biệt ở thời điểm

24

sau 12h đêm, các cửa hàng tiện ích dường như vắng tanh, không có khách, có
chăng chỉ là khách nước ngoài. Để có thấy rõ được tình hình hoạt động kinh

doanh của loại hình kinh doanh này, sau đây sẽ là một số phân tích về một vài
hệ thống cửa hàng cụ thể.
2. Một số hệ thống cửa hàng tiện ích tiêu biểu
2.1. Hệ thống cửa hàng tiện ích G7mart.
2.1.1. Ý tưởng của G7mart.
Trong xu thế hội nhập, việc mở cửa thị trường bán lẻ là tất yếu, trong khi
đó, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn rất nhỏ lẻ manh mún, cần phải được tổ
chức, sắp xếp lại, hiện đại hóa các hình thức kinh doanh, liên kết lại thành một
hệ thống phân phối nội địa hiện đại, có như vậy mới có thể cạnh tranh được với
các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong hoàn cảnh đó, năm 2006 công ty trách nhiệm hữu hạn G7 được
thành lập với số vốn đầu tư 395 triệu USD để trở thành hệ thống cửa hàng tiện
ích đầu tiên do doanh nghiệp trong nước thực hiện nhằm hỗ trợ và phát triển
thương hiệu Việt dựa trên ý tưởng “ kết hợp và tối ưu hóa phân phối với hệ
thống bán lẻ với lưu lượng hàng hóa luân chuyển từ nhà sản xuất đến người tiêu
dùng cuối cùng lớn nhất Việt Nam hiện nay là các cửa hàng tạp hóa”.
Ý tưởng khác biệt của G7 là xây dựng chuối cửa hàng tiện lợi dựa trên
nền sản xuất sẵn có của các cửa hàng tạp hóa cũ, nhân lực tại chỗ là chủ và gia
đình chủ cửa hàng. Theo đó, các cửa hàng tạp hóa sẵn có sẽ được nâng cấp, điều
chỉnh và thống nhất nguyên tắc hoạt động và công nghệ phục vụ, bán hàng sau
đó sẽ cho gắn nhãn hiệu G7mart. Như vậy sẽ vừa tiết kiệm được chi phí công
sức, vừa phù hợp với mức sống, tập quán cửa người Việt Nam là quen mua sắm
ở các cửa hàng tạp hóa.
Như vậy, G7 đã đánh vào thị trường nhỏ lẻ, gần khu dân cư, và theo hình thức
này, G7 sẽ liên kết với cả các nhà phân phối, các nhà sản xuất trong nước, tạo
nên một hệ thống phân phối thống nhất hoàn chỉnh. Tham vọng của G7 là hệ
thống G7 mart sẽ hỗ trợ mạnh mẽ chiến lược thương hiệu Việt và sẽ trở thành
một hệ thống phân phối địa phương đối trọng với các tập đoàn phân phối nước
ngoài.


25

2.1.2. Hoạt động của G7 mart
Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2006, chỉ trong vòng 2 tháng, G7 mart đã
đưa vào hoạt động chuỗi cửa hàng gồm 500 cửa hàng chuẩn và 9500 cửa hàng
thành viên và theo dự kiến số cửa hàng chuẩn sẽ là 10.000 vào cuối năm 2008.
Tuy nhiên, mục tiêu đó của G7 Mart đã ngày càng trở nên xa vời, số lượng
các cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu G7 Mart đã không "bùng nổ" như kế
hoạch và sự thật là G7mart đã không thể hoàn thành kế hoạch đặt ra. Hoạt động
của G7mart cũng không thành công như dự kiến. Từ khi đi vào hoạt động, đối
với các cửa hàng chuẩn G7mart, việc khai trương diễn ra khá tưng bừng nên thu
hút được một lượng khách hàng tương đối đông, tuy nhiên sau khi đi vào hoạt
động một thời gian, cửa hàng cứ vắng khách dần. Theo như tính toán, để một
cửa hàng tiện lợi làm ăn có lãi thì doanh thu của cửa hàng phải đạt từ 10 đến 12
triệu một ngày, 350- 400 triệu một tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, các cửa hàng
này luôn trong tình trạng thu không đủ bù chi, doanh thu mỗi ngày chỉ đạt từ 5-
7 triệu đồng thậm chí có những nơi chỉ đạt từ 1- 2 triệu đồng một ngày. Nhiều
cửa hàng làm ăn không hiệu quả đã phải đóng cửa hoạt động, ra đi một cách
lặng lẽ. Đối với các cửa hàng thành viên, sau một thời gian hoạt động, bên cạnh
những cửa hàng làm ăn tốt, thu hút thêm được nhiều khách mới thì có không ít
những cửa hàng lượng khách còn ít hơn cả khi là cửa hàng tạp hóa, và cứ giảm
dần theo thời gian, không thu hút được khách mới mà chủ yếu là khách hàng
thân quen từ trước thậm chí một số khách hàng thân quen cũng dần dần chuyển
đi mua ở những nơi khác, nhiều cửa hàng đã phải quay trở về với hình thức cửa
hàng tạp hóa trước kia.
Vậy thì ngyên nhân dẫn đến việc một ý tưởng hay, khởi động hoàn hảo,
rầm rộ rồi cuối cùng ra đi một cách lặng lẽ là gì?
Thứ nhất, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam, chủ yếu vẫn là
thích đi chợ, nó được định hình như một nét văn hóa rất khó thay đổi. Nếu muốn
kinh doanh tốt, G7 mart phải làm gì đó để có thể thay đổi được thói quen đó.

Tuy nhiên, G7 mart đã chưa làm được điều này.

×