Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Ôn tập kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.98 KB, 14 trang )

ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu 1: Kinh tế – chính trị Mác – Lênin nghiên cứu q trình sản xuất, trao đổi,
phân phối hàng hóa trên thị trường

- Sai. VÌ Kinh tế chính trị có mục đích nghiên cứu là tìm ra các quy luật chi phối
sự vận động của các hiện tượng, quá trình hoạt động kinh tế của con người
tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của xã hội.
Câu 2: Mục đích của kinh tế – chính trị Mác Lênin là nghiên cứu các hiện tượng
và quá trình kinh tế trong PTSX TBCN
- Sai. VÌ giống câu 1
Câu 3: Trong sản xuất hàng hóa, hao phí lao động của người sản xuất ra hàng hóa
càng lớn hơn lao động xã hội cần thiết thì giá trị thị trường của nó càng lớn.
- Sai. VÌ giá trị hàng hóa do hao phí lao động xã hội cần thiết xác định, khơng
phụ thuộc hao phí của người lao động sản xuất ra hàng hóa đó.
Câu 4: Lao động trừu tượng và lao động cụ thể là tính hai mặt của bất kỳ lao động
nào
- Sai. VÌ lao động trừu tượng và lao động cụ thể là tính hai mặt của lao động sản
xuất hàng hóa
Câu 5: Khi cường độ lao động và thời gian lao động đều tăng và các nhân tố khác
khơng đổi thì giá trị của một đơn vị hàng hóa khơng đổi
- Sai. VÌ khi cường độ lao động và thời gian lao động tăng thì số lượng lao động
tăng nhưng hao phí lao động cũng tăng tương ứng, do đó giá trị của một đơn vị
hàng hóa cũng tăng tương ứng.
Câu 6: Tiền (vàng) là loại hàng hóa đặc biệt vì giá trị của nó cũng do hao phí lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó quyết định
- Sai. VÌ tiền (vàng) là 1 loại hàng hóa đặc biệt nhưng được sử dụng để làm vật
ngang giá chung.
Câu 7: Quan hệ cung cầu của một loại hàng hóa có ảnh hưởng đến cả giá trị và giá
cả của hàng hóa đó

- Sai. VÌ quan hệ cung cầu của một loại hàng hóa có ảnh hưởng đến giá cả của


hàng hóa cịn giá trị hàng hóa do thời gian lao động xã hội quyết định.
Câu 8: Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế đều có cơ sở chung là quan hệ kinh
tế
- Sai. VÌ Cơ sở của quy luật kinh tế là quan hệ kinh tế. Còn cơ sở của chính sách
kinh tế là quy luật kinh tế


Câu 9: Trong trao đổi hàng hóa, giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa đều được
biểu hiện ra.
- Sai. VÌ trong trao đổi hàng hóa chỉ có giá trị của hàng hóa được biểu hiện ra,
cịn giá trị sử dụng của hàng hóa được biểu hiện trong tiêu dùng
Câu 10: Lao động trừu tượng là lao động xét về sự hao phí sức lao động tức là bất
kì sự hao phí sức lao động nào cũng là lao động trừu tượng

- Sai. VÌ lao động trừu tượng là lao động xét về sự hao phí sức lao động nhưng
chỉ có hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa mới là lao động trừu
tượng
Câu 11: Khi tỉ lệ của tư bản bất biến trong tổng số tư bản tăng thì có thể làm gia
tăng tỷ lệ thất nghiệp

- Sai. VÌ Khi tỉ lệ của tư bản bất biến trong tổng số tư bản tăng thì cấu tạo hữu
cơ tăng, do đó làm giảm số cầu về lao động, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp
Câu 12: Khi tiền chưa ra đời thì hàng hóa khơng thể trao đổi với nhau bằng cách
trực tiếp vật trao đổi với vật.

- Sai. VÌ Khi tiền chưa ra đời thì hàng hóa vẫn có thể trao đổi với nhau bằng các
trực tiếp vật trao đổi với vật.
Câu 13: Không phải bất kỳ sản phẩm nào do lao động tạo ra đều có giá trị sử dụng
và giá trị.
- Đúng. VÌ Chỉ có những sản phẩm do lao động tạo ra là hàng hóa có giá trị sử

dụng và giá trị.
Câu 14: Hàng hóa lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng như
tất cả những hàng hóa khác.

- Sai. VÌ chỉ có hàng hóa sức lao động mới có 2 hai thuộc tính là giá trị và giá
trị sử dụng
Câu 15: Dấu hiệu đặc trưng của cơ chế thị trường là sự ra đời của tiền tệ sự hình
thành giá cả thị trường 1 cách tự do
- Sai. VÌ dấu hiệu đặc trưng của cơ chế thị trường là sự hình thành giá cả thị
trường cách tự do
Câu 16: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin là nghiên cứu cả
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất


- Sai. VÌ đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mac-Lenin là các quan hệ xã
hội của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện
chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tương ứng với phương thức sản xuất nhất định
Câu 17: Mục đích của lưu thơng hàng hóa trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa không phải là giá trị thặng dư

- Đúng. Vì lưu thơng hàng hóa H-T-H thì mục đích của nó là giá trị sử dụng chứ
khơng phải mục đích giá trị thặng dư
Câu 18: Trong quá trình lao động, người làm thuê chỉ tạo ra giá trị thặng dư cho
người mua và sử dụng sức lao động đó.
- Sai. VÌ trong q trình lao động, người làm thuê tạo ra giá trị thặng dư cho
người mua và sử dụng sức lao động đó nhưng đồng thời tạo ra giá trị sức lao
động nữa
Câu 19: Các bộ phận của tư bản bất biến có phương thức chuyển dịch giá trị vào
sản phẩm khác nhau.

- Đúng. Vì tư bản bất biến bao gồm C1 (tư bản cố định) và C2 (1 bộ phận của tư
bản lưu động) trong đó C1 chuyển dần giá trị vào sản phẩm cịn C2 chuyển tồn
bộ giá trị sản phẩm vào q trình sản xuất
Câu 20: Tư bản cố định là tư bản được cố định cả về hiện vật và giá trị trong q
trình sử dụng.
- Sai. VÌ tư bản được cố định chỉ cố định về mặt hiện vật còn giá trị
của nó vẫn tham gia vào lưu thơng
Câu 20: Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì tổng giá trị thặng dư thu
được càng nhiều.
-

Đúng. VÌ thời gian trung chuyển ảnh hưởng tốc độc trung chuyển, tốc độ
trung chuyển càng nhanh thì tổng giá trị thặng dư thu được càng nhiều
Câu 21: Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển.

- Đúng. VÌ Ta có cơng thức: n = CH / ch. Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư
bản tỉ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu
chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó
Câu 22: Tuần hồn của tư bản là sự vận động của tư bản xét trong một quá trình
định kỳ, đổi mới.


- Sai. VÌ tuần hồn của Tư bản là sự vận động liên tục của tư bản, còn sự vận
động của tư bản xét trong một quá trình định kỳ, đổi mới thì là chu chuyển.
Câu 23: Hàng hóa sức lao động tồn tại trong mọi nền sản xuất xã hội.

- Sai. VÌ sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi người lao động được tự do về
thân thể và họ khơng có tư liệu sản xuất
Câu 24: Trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, thời gian lao động tất yếu luôn
phải bằng thời gian lao động thặng dư.


- Sai. VÌ thời gian lao động tất yếu có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn thời gian lao
động thặng dư trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư
Câu 25: Tư bản sản xuất chỉ bao gồm tư bản tồn tại dưới hình thức giá trị của các
tư liệu sản xuất được sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Sai. VÌ tư bản sản xuất bao gồm giá trị của các tư liệu sản xuất và giá trị sức
lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Câu 26: Tư bản cố định là tư bản được cố định về cả mặt hiện vật và giá trị trong
suốt q trình sử dụng.
- Sai. VÌ tư bản cố định là tư bản chỉ cố định về mặt hiện vật chứ không phải cố
định cả về giá trị và vị trí.
Câu 27: Giá trị hàng hóa là lao động cụ thể của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa
- Sai. VÌ giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa
Câu 28: Vai trị của lao động trừu tượng trong sản xuất hàng hóa là tạo ra giá trị sử
dụng của hàng hóa
- Sai. VÌ vai trị của lao động trừu tượng trong sản xuất hàng hóa là tạo ra giá trị
của hàng hóa
Câu 29: Hàng hố là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu của con
người

- Sai. VÌ Hàng hố là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu của con
người thơng qua q trình trao đổi mua bán
Câu 30: Thực chất của quan hệ trao đổi hàng hóa là trao đổi hai lượng hàng hóa
bằng nhau


- Sai. VÌ thực chất của quan hệ trao đổi hàng hóa là trao đổi hai giá trị sử dụng

khác nhau với hai lượng giá trị bằng nhau
Câu 31: Cơ sở căn bản của giá cả thị trường là giá trị sử dụng của hàng hóa
- Sai. VÌ cơ sở căn bản của giá cả thị trường là giá trị của hàng hóa
Câu 32: Sản xuất hàng hố tồn tại trong mọi xã hội
- Sai. VÌ sản xuất hàng hóa tồn tại trong các xã hội có phân cơng lao động xã hội
và sự độc lập tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất
Câu 33: Lao động cụ thể là phạm trù chung của mọi nền kinh tế
- Sai. VÌ lao động cụ thể là phạm trù của nền kinh tế hàng hóa
Câu 34: Khi đồng thời tăng năng suất lao động và cường độ lao động lên 2 lần thì
tổng số giá trị hàng hố tăng 2 lần, tổng số hàng hố tăng 2 lần

- Sai. VÌ Khi đồng thời tăng năng suất lao động và cường độ lao động lên 2 lần
thì giá trị 1 hàng hoá giảm 2 lần, tổng số giá trị hàng hoá tăng 2 lần
Câu 35: Mối quan hệ giữa năng suất lao động và giá trị hàng hóa là tỷ lệ thuận

- Sai. VÌ mối quan hệ giữa năng suất lao động và giá trị hàng hóa là tỉ lệ nghịch
Câu 36: Kinh tế hàng hóa xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của con người và
xã hội loài người

- Sai. VÌ kinh tế hàng hóa xuất hiện khi con người sản xuất dư thừa và có nhu
cầu trao đổi sản phẩm mình làm ra để lấy những sản phẩm mình khơng làm
được.
Câu 37: Lao động giản đơn là lao động chân tay
- Sai. VÌ LĐGĐ là lao động má bất cứ một người bình thường nào khơng khuyết
tật về cơ thể đều có thể làm được
Câu 38: Tăng cường độ lao động giống với tăng năng suất lao động ở chỗ cùng
làm giảm giá trị của một đơn vị hàng hóa.

- Sai. VÌ tăng cường độ lao động làm giảm giá trị hàng hóa nhưng tăng cường độ
lao động giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn giữ nguyên

Câu 39: Mọi lao động phức tạp đều có thể quy về lao động giản đơn, trung bình

- Đúng. VÌ lao động phức tạp thực chất là lao động đơn giản, trung bình nhân
lên
Câu 40: Ở Việt Nam hiện nay, do sản xuất hàng hóa chưa phát triển nên tác dụng
của quy luật giá trị chưa thực sự rõ nét


- Sai. VÌ đây là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa, ở đâu có sản xuất hàng
hóa thì ở đó có quy luật giá trị
Câu 41: Tất cả những vật phẩm có giá trị sử dụng đều là hàng hóa
- Sai. VÌ sản phẩm sản xuất ra nhưng không đem ra trao đổi mua bán trên thị
trường thì khơng được gọi là hàng hóa
Câu 42: Các chủ thể chính tham gia thị trường bao gồm người sản xuất, người tiêu
dùng và nhà nước.

- Sai. VÌ các chủ thể chính tham gia thị trường bao gồm người sản xuất, người
tiêu dùng, các chủ thể trung gian trong thị trường và nhà nước.
Câu 43: Nguyên nhân của khủng hoảng sản xuất thừa là sự tách rời giữa giá trị và
giá trị sử dụng của hàng hóa.
- Đúng. Vì khi đó giá trị sử dụng của hàng hóa khơng đáp ứng được nhu cầu của
người mua nhưng giá trị lại lớn vì lao động tăng cao.
Câu 44: Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện thông qua sự vận động của
giá cả trên thị trường.
- Đúng. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ
chế tác động của quy luật giá trị
Câu 45: Chủ nghĩa tư bản ra đời khi trong xã hội xuất hiện giai cấp bóc lột và bị
bóc lột
- Sai. VÌ Chủ nghĩa tư bản ra đời khi Tư liệu sản xuất tập trung vào một số ít
người cịn đa số người bị mất hết TLSX

Câu 46: Quan hệ cung cầu thuộc khâu phân phối và trao đổi của q trình tái sản
xuất xã hội
- Sai. VÌ Quan hệ cung cầu thuộc khâu sản xuất và tiêu dùng của quá trình tái
sản xuất xã hội
Câu 47: Sức lao động trở thành hàng hoá một cách phổ biến từ khi có sản xuất
hàng hóa
- Sai. VÌ Sức lao động trở thành hàng hố một cách phổ biến từ khi có chủ nghĩa
tư bản
Câu 48: Tư bản cố định và tư bản lưu động thuộc phạm trù tư bản hàng hóa
- Sai. VÌ Tư bản cố định và tư bản lưu động thuộc phạm trù tư bản sản xuất
Câu 49: Tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) thuộc phạm trù tư bản lưu
thơng
- Sai. VÌ Tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) thuộc phạm trù tư bản tiền tệ
Câu 50: Mục đích trực tiếp của nền sản xuất TBCN là sản xuất ra ngày càng
nhiều của cải vật chất


- Sai. VÌ Mục đích trực tiếp của nền sản xuất TBCN là tạo ra ngày càng nhiều
giá trị thặng dư
Câu 51: Giá trị cá biệt của hàng hoá do hao phí lao động cá biệt của người sản
xuất nhiều hàng hố quyết định
- Sai. VÌ Giá trị cá biệt của hàng hố do hao phí lao động cá biệt của người sản
xuất quyết định
Câu 52: Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển trực tiếp những
thành tựu của chủ nghĩa trọng thương
- Sai. VÌ Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển trực tiếp những
thành tựu của chủ nghĩa cổ điển Anh
Câu 53: Để nghiên cứu kinh tế- chính trị Mác- Lênin có thể sử dụng nhiều
phương pháp, phương pháp phân tích và trao đổi quan trọng nhất
- Sai. VÌ phương pháp quan trọng nhất là trừu tượng hóa khoa học

Câu 54: Chức năng tư tưởng của kinh tế- chính trị Mác – Lê nin thể hiện ở hoạt
động chính trị
- Sai. VÌ Chức năng tư tưởng của kinh tế- chính trị Mác – Lê nin thể hiện ở hoạt
động sản xuất của cải vật chất

TỰ LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Câu 1: Tại sao hàng hóa có hai thuộc tính? Ý nghĩa hai thuộc tính của hàng
hóa

- Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị vì lao động sản
xuất hàng hóa có tính chất 2 mặt vừa là lao động cụ thể vừa là lao động trừu
tượng trong đó lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng còn lao động trừu tượng
tạo ra giá trị
 Lao động cụ thể là lao động có ích dưới 1 hình thức, nghề nghiệp chuyên
môn nhất định.
 Lao động trừu tượng là sự tiêu hao sức lao động về thần kinh, cơ bắp của
người sản hàng hóa nói chung khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó
- Ý nghĩa
 Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hoá, đáp ứng nhu
cầu đa dạng và phong phú của xã hội
 Phải coi trọng cả 2 thuộc tính của hàng hố để khơng ngừng cải tiến mẫu
mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
Câu 2: Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
- C. Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản


xuất hàng hố. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Đây không phải là
hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hố, nhưng
lao động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng.

 Lao động cụ thể
 Khái niệm : Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể
của những nghề nghiệp chun mơn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục
đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết
quả riêng.
 Đặc trưng của lao động cụ thể:
 Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động
cụ thể càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác
nhau.
 Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội.
Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, các hình thức lao động
cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển
của phân cơng lao động xã hội.
 Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng là
phạm trù vĩnh viễn, vì vậy lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn
tồn tại gắn liền vối vật phẩm, nó là một điều kiện khơng thể thiếu trong
bất kỳ hình thái kinh tế – xã hội nào.
 Các hình thức phong phú và đa dạng của lao động cụ thể phụ thuộc vào
trình độ phát triển và sự áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất,
đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu trình độ phát triển kinh tế và
khoa học – công nghệ ở mỗi thời đại.
 Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng
do nó sản giờ cũng do hai nhân tố hợp thành: vật chất và lao động. Lao
động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất,
làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người.
 Lao động trừu tượng
 Khái niệm: Lao động của người sản xuất hàng hố, nếu coi đó là sự hao
phí
óc, sức thần kinh của sức cơ bắp nói chung của con người, chứ khơng kể đến hình
thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng.

 Đặc trưng của lao động trừu tượng:
 Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang
bằng trao đổi.
 Giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử, do đó lao động trừu tượng
tạo ra giá trị hàng hóa cũng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền
sản xuất hàng hóa.


Câu 3: Phân tích lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
hàng hóa. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa?

- Lượng giá trị hàng hóa: Là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
 Năng suất lao động
 Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian
cầnthiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
 Có hai loại năng suất lao động là: năng suất lao động cá biệt và năng suất
lao động xã hội. Năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa
là năng suất lao động xã hội.
 Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít.
Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm
càng nhiều.
 Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như trình độ khéo tay
của người lao động, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản
xuất và các điều kiện tự nhiên
- Mức độ phức tạp của lao động:

 Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá
trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành
lao động giản đơn và lao động phức tạp.
 Lao động giản đơn: là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào
đó có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.
 Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện
thành lao động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa: Việc nghiên cứu lượng giá
trị hàng hóa là rất cần thiết.
 Trước hết, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa đã xác định được giá cả của
hàng hóa đã làm ra. Bởi vì khi nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa cho biết: “
Thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình để sản xuất ra một
hàng hóa là thước đo lượng giá trị hàng hóa và từ đó xác định được giả cả
của hàng hóa nào cao hơn của hàng hóa nào,
 Thứ 2, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa tìm ra được các nhân tố tác động
đến nó, từ đó tìm ra cách để làm giảm giá cả sản xuất như: tăng năng suất lao
động, đầu tư vàokhoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư đào tạo giáo dục chất
xám… mà vẫn giữ nguyên hoặc làm tăng thêm giá trị để tiến tới cạnh tranh


trên thị trường, đây chính là điều mà các nhà làm kinh tế luôn hướng tới
nhằm đạt được lợi nhuận siêu ngạch.
Thứ 3, bởi vì lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản
đơn trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau. Vì thế các nhà làm kinh tế
cầnphải chú trọng đầu tư vào những ngành lao động phức tạp địi hỏi nhiều chất
xám. Muốn làm được điều này thì phải nâng cao trình độ cơng nhân, nâng cao tay
nghề và áp dụng những biện pháp tiên tiến
Câu 4: Vì sao tiền tệ được coi là một loại hàng hóa đặc biệt?

- Tiền tệ cũng là một hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng. Gía trị của tiền cũng

như giá trị của các hàng hóa khác do lao động trừu tượng của người sản xuất ra
vàng tạo nên, nhưng tiền tệ khơng phải là hàng hóa thơng thường mà nó được tách
ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho các loại hàng hóa khác nhau, nó thể
hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
Câu 5: So sánh ảnh hưởng của tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động
đến lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa
- Điểm giống nhau: Khi tăng cả năng suất lao động và cường độ lao động thì đều
tạo ra nhiều sản phẩm hơn
- Điểm khác nhau:
 Tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa
sẽ được giảm xuống.
 Hơn nữa, tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ
thuật, cho nên đây gần như là một yếu tố có “sức sản xuất” vô hạn.
 Còn tăng cường độ lao động làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên
trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không
đổi.
 Hơn nữa, quyết định tăng cường độ lao động cần phụ thuộc nhiều vào thể
chất và tinh thần của người lao động. Cho nên, đây là yếu tố của “sức sản
xuất” có giới hạn nhất định. Đánh giá thì việc tăng năng suất lao động sẽ có
ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế.
Câu 6: Phân tích nội dung quy luật cung – cầu?
- Quan hệ cung – cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán)
và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường. Quy luật này địi hỏi cung-cầu phải có
sự thống nhất,nếu khơng thì sẽ có các nhân tố xuất hiện điều chỉnh chúng
 Cung – cầu tác động lẫn nhau: khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở
rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên và ngược lại, khi cầu giảm xuống, sản
xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống.



 Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Khi cung lớn hơn cầu, hoặc
cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Trường hợp cung
lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản
xuất. Cịn trường hợp cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường thường cao hơn
giá trị hàng hóa trong sản xuất. Chỉ khi cung bằng cầu thì giá cả thị trường
mới bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất.
 Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu:
 Về phía cung: Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất,
lượng cung tăng lên và ngược lại, khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu
hẹp sản xuất, lượng cung giảm xuống.
 Về phía cầu: Khi giá cả giảm xuống thì cầu có xu hướng tăng lên và
ngược lại.
 Các trường hợp cung – cầu thường vận động không ăn khớp với nhau, nói
cách khác, thường diễn ra thơng qua các trường hợp cung lớn hơn cầu hoặc
cung nhỏ hơn cầu. Cung bằng cầu xảy ra chỉ là kết quả của việc san bằng sự
chênh lệch giữa giá cả và giá trị hàng hóa, thơng qua q trình cạnh tranh
giữa người bán và người mua trên thị trường khi xét toàn bộ hàng hóa đem
ra lưu thơng.
Câu 7: Biện pháp và kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành?

- Biện pháp: Là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật,đổi mới công nghệ,
hợp lý sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa,
làm cho giá trị hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội
của hàng hóa đó.
- Kết quả: Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị
trường (giá trị xã hội) của từng loại hàng hóa. Cùng một loại hàng hóa được
sản xuất ra trong các doanh nghiệp sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất
(điều kiện trang bị kĩ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề của
người lao động,..) khác nhau, cho nên hàng hóa sản xuất ra có giá trị cá biệt
khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hóa phải bán theo một giá thống

nhất đó là giá cả thị trường. Giá cả thị trường dựa trên cơ sở giá trị thị trường
(giá trị xã hội)
Câu 8: Chứng minh T-H-T’ là cơng thức chung của tư bản?
- Xã hội lồi người phát triển từ thấp đến cao. Trong nền kinh tế hàng hóa giải
đơn, tiền là phương tiện lưu thơng vận động theo công thức: H-T-H (HàngTiền-Hàng), nghĩa là bán để mua. Khi sản xuất hàng hóa phát triển cao bước
sang giai đoạn kinh tế thị trường TBCN, sẽ có một bộ phận nhà tư bản dùng
tiền để đầu tư, tiền của họ vận động theo công thức T-H-T (Tiền-Hàng-Tiền),
nghĩa là mua để bán nhằm mục đích làm giàu hay mục đích gia tăng giá trị.


- Theo Mác, bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T (Tiền-Hàng-Tiền)
đều chuyển thành tư bản. Bởi mục đích cuối cùng của nhà tư bản là T (Giá trị).
Giá trị càng cao, nhà tư bản càng thu lại được nhiều lợi nhuận. Vì vậy, hiển
nhiên là chẳng có nhà tư bản nào lại muốn bỏ tiền ra đầu tư để rồi thu lại một
số tiền bằng với số tiền ban đầu, đầu tư như vậy không mang lại lợi nhuận và
là sự đầu tư vơ ích. Đầu tư phải sinh ra lợi nhuận thì nhà tư bản mới tiếp tục
đầu tư lâu dài. Vậy nên, công thức T-H-T’ ra đời, trong đó: T’=T+ ∆T (∆T: giá
trị thặng dư, ∆T>0). Vì vậy, T-H-T’ là cơng thức chung của tư bản.
Câu 9: So sánh thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động cần thiết

- Giống nhau: Khi tăng thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động xã hội
đều tạo ra sản phẩm nhiều hơn.
- Khác nhau:
 Thời gian lao động cá biệt là thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng
hóa của từng người sản xuất. Do điều kiền sản xuất khác nhau nên thời gian
lao động cá biệt khác nhau.
 Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa. Thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa sẽ tiến sát với thời
gian lao động cá biệt của nhà sản xuất cung ứng đại bộ phận hàng hóa trên
thị trường.

 Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hóa. 
 Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóavà  sản
xuất ra hàng hóa sẽ tiến sát với thời gian lao động cá biệt của nhà sản xuất
cung ứng đại bộ phận hàng hóa trên thị trường.
Câu 10: Phân tích đặc trưng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

- Sản xuất hàng hóa ra đời từ rất lâu nhưng phải đến giai đoạn phát triển của
CNTB, sản xuất hàng hóa mới trở thành thống trị và thúc đẩy xã hội loài
người phát triển vượt trội. Như vậy, phương thức sản xuất TBCN lấy sản xuất
hàng hóa làm nền tảng. Nhưng khơng phải sản xuất hàng hóa là phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa trở thành phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa khi thỏa mãn hai điều kiện:
 Sản phẩm với tư cách là hàng hóa và hàng hóa với tư cách là sản phẩm của
tư bản.
 Sản xuất ra giá trị thặng dư là mục đích trực tiếp và là động cơ quyết định
của việc sản xuất.
- Từ 2 điều trên sẽ dẫn đến: tư liệu sản xuất giờ đây dưới hình thái tư bản và lao
động nói chung dưới hình thái lao động làm th. Do đó tư liệu sản xuất và
sức lao động trở thành hai nhân tố cơ bản của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa.


Câu 11: Phân tích điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa. Tại sao hàng
hóa sức lao động lại đặc biệt?
“Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ thể chất và tinh thần
tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó
đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”
- Năng lực lao động chưa phải là lao động, năng lực lao động chỉ mới là khả
năng lao động mà thôi.
Điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa:

 Người lao động phải được tự do: Nhà tư bản (chủ tiền) tìm trên thị trường
mua hàng hóa sức lao động. Người sở hữu sức lao động (người lao động)
muốn bán phải chi phối được sức lao động của mình nên phải là người tự
do.
 Người lao động bị buộc phải tự nguyện bán sức lao động: do họ khơng có
gì để sống ngoài bán sức lao động. Muốn sống họ buộc phải tự nguyện.
Buộc là khơng có gì để sống phải bán, tự nguyện vì họ là người tự do nên
bán trên tinh thần tự nguyện, khơng có yếu tố bên ngồi ép buộc.
Sức lao động là hàng hóa đặc biệt, bởi vì:
 Hàng hóa người tồn tại trong cơ thể con người, khơng nhìn thấy được. Hàng
hóa này thể hiện khi bước ra khỏi quá trình lao động với tư cách là sản
phẩm.
 Hàng hóa này chỉ bán trong một thời gian nhất định trong ngày mà thôi.
 Khi bán sức lao động, người bán vẫn không từ bỏ quyền sở hữu sức lao động
ấy
 Hàng hóa có giá trị tinh thần, lịch sử.
Câu 12: Phân biệt căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản bất biến, tư bản khả biến với
tư bản cố định, tư bản lưu động.

- Tư bản bất biến và tư bản khả biến:


Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
 Căn cứ: căn cứ vào vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất
ra giá trị thặng dư
 Tư bản bất biến: mua tư liệu sản xuất, giá trị không thay đổi về lượng
trong quá trình sản xuất
 Tư bản khả biến: mua sức lao động, tái sản xuất tạo ra giá trị thặng dư, giá
trị thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất
 Ý nghĩa : sự phân chia tư bản ra làm tư bản bất biến và tư bản khả biến đã

vạch rõ nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư là do tư bản khả biến tạo ra,
cịn tư bản bất biến tuy khơng phải là nguồn gốc của giá trị thặng dư nhưng
là điều kiện cần thiết không thể thiếu



Tư bản cố định và tư bản lưu động:
- Tư bản cố định và tư bản lưu động
 Căn cứ: Phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản
phẩm
 Tư bản cố định: phương thức chu chuyển: giá trị chuyển dần dần, từng
phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn
 Tư bản lưu động: phương thức chu chuyển: giá trị được chuyển một lần,
toàn phần vào giá trị sản phẩm
 Ý nghĩa: Chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động nhằm mục
đích che đậy nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư. Vì đem giá trị mua sức
lao động và giá trị muanguyên liệu, nhiên liệu đưa vào một khái niệm tư bản
lưu động sẽ làm lu mờ tác dụng đặc biệt của yếu tố sức lao động trong việc
tạo ra giá trị và giá trị thặng dư



×