Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Khóa luận tốt nghiệp hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 4 tuổi thông qua trò chơi học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 105 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ đại hội VI (1986), đất nước ta bắt đầu bước vào công cuộc đổi
mới.Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang tạo ra những thành tựu
rực rỡ, góp phần đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu với xu thế phát
triển ấy, Nghị quyết TƯ 2 (khóa VIII, tháng 12/1996) của Đảng và Nhà nước
đã coi giáo dục khơng chỉ là chìa khóa mở cửa vào tương lai mà cịn được đặt
lên vị trí quốc sách hàng đầu, lấy đó là động lực cơ bản để thúc đẩy sự phát
triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Vì thế, nhiệm vụ của giáo dục là phải đào
tạo cho đất nước những con người lao động có tri thức, có kĩ năng, có lịng
nhiệt tình say mê để sẵn sàng cống hiến cho đất nước, có sự thơng minh sáng
tạo để nhanh chóng thích ứng với sự phát triển như vũ bão của xã hội hiện
đại.
Tuy nhiên, trên thực tế xã hội ngày càng phát triển thì con người lại
đang tự đánh mất chính bản thân mình, lệ thuộc vào những phương tiện máy
móc hiện đại mà qn mất vị trí của mình trong xã hội, làm hạn chế năng lực
của bản thân. Bởi thế vấn đề nhận thức đúng đắn về bản thân càng trở nên
quan trọng.Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vì chỉ có hiểu đúng
bản thân, đánh giá đúng mình mới có thể thành cơng trong hoạt động. Đây
cũng là một trong những nhiệm vụ của giáo dục đào tạo.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vị trí vơ cùng quan trọng
trong hệ thống giáo dục quốc dân, đúng như lời Bác Hồ từng căn dặn: “Dạy
trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên
tốt.Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Với mục tiêu hình thành
ở trẻ những năng lực và phẩm chất chung của con người mới, góp phần giúp
trẻ phát triển toàn diện nhân cách, giáo dục mầm non của nước ta hiện nay
đang được đổi mới theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Theo đó, mọi q trình
1




2

giáo dục đều xuất phát từ chính nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ tạo mọi
cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và phát huytính tích cực của mình.Muốn vậy
trước tiên trẻ phải nhận thức đúng về mình, biết được nhu cầu, khả năng và vị
trí của mình để từ đó có cách ứng xử đúng trong xã hội. Mọi quá trình giáo
dục chỉ thực sự hướng vào đứa trẻ, coi trẻ là trung tâm khi nhà giáo dục hiểu
trẻ trên cơ sở đó mà hướng trẻ tự khám phá bản thân, tự trải nghiệm những
xúc cảm, kinh nghiệm của bản thân.
Trẻ 3 – 4 tuổi còn nhiều hạn chế về nhận thức, kinh nghiệm, tính chủ
định của các q trình tâm lí cịn yếu nên việc hình thành BTBT cịn gặp
nhiều khó khăn. Do đó, nhà giáo dục cần biết tạo ra những cơ hội để trẻ được
trải nghiệm, được hoạt động tích cực để nhận biết bản thân mình. Ở trường
mầm non hiện nay việc giáo dục tự nhận thức cho trẻ được tiến hành thông
qua nhiều hình thức hoạt động như học tập, vui chơi, hoạt động ngoài trời,
chế độ sinh hoạt hằng ngày… Tuy nhiên, với ưu thế là hoạt động chủ đạo,
hoạt động vui chơi nói chung và TCHT nói riêng có vị trí đặc biệt, chứa nhiều
tiềm năng đối với việc hình thành và phát triển BTBT cho trẻ. Trẻ học thông
qua chơi nên việc dạy học bằng TC đã trở thành một trong những phương
pháp dạy học hiệu quả của giáo dục mầm non hiện nay.
Trong chương trình đổi mới hình thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở
trường mầm non hiện nay, chủ đề “Bản thân” đã được đưa vào triển khai từ
lứa tuổi , đây chính là cơ hội tốt nhất để hình thành BTBT cho trẻ. Vì thế nội
dung chủ điểm đã được giáo viên khai thác và đưa vào thực hiện trong nhiều
hoạt động khác nhau của trẻ. Tuy nhiên, trong cách thực hiện giáo viên cịn
nặng về cung cấp kiến thức mà ít cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm, được
khám phá chính bản thân mình.Hơn nữa hiện nay hệ thống TCHT nhằm hình
thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn, chưa được sắp

xếp thành hệ thống nên hiệu quả giáo dục chưa cao.Vì vậy, vấn đề đặt ra là
cần tạo nhiều cơ hội hơn nữa cho trẻ được hoạt động, được thực hành trải
2


3

nghiệm, khám phá chính bản thân mình.Qua đó mà hình thành và phát triển
BTBT cho trẻ ngay từ lứa tuổi trẻ 3 – 4 tuổi.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi xin mạnh dạn chọn
nghiên cứu đề tài: “ Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3-4 tuổi
thơng qua trị chơi học tập ”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1.Về lí luận
- Làm phong phú thêm cơ sở lí luận của việc giáo dục tự nhận thức bản
thân cho trẻ mẫu giáo nói chung và giáo dục tự nhận thức thông qua TC nói
riêng.
- Xác định cơ sở khoa học của việc xây dựng và sử dụng một số TCHT
nhằm hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi.
2.2. Về thực tiễn
- Đề xuất được 15 TCHT nhằm góp phần hình thành BTBT cho trẻ 3 –
4 tuổi.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành giáo dục
mầm non và giáo viên mầm non quan tâm đến vấn đề hình thành BTBT cho
trẻ 3 – 4 tuổi.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cách sử dụng TCHT nhằm hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4
tuổi, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tự nhận thức cho trẻ ở trường mầm
non hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc hình
thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi
3


4

4.2. Đưa ra cách sử dụng TCHT nhằm hình thành BTBT cho trẻ 3 –
4 tuổi. Đề xuất 15 TCHT nhằm hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi
4.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của
hệ thống TCHT đã đề xuất nhằm hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua TCHT.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trường mầm non Hùng Vương – tx Phú Thọ - Phú Thọ
- Trường mầm non Phong Châu – tx Phú Thọ - Phú Thọ
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc, phân tích và hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề
tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
Dự giờ, quan sát và ghi chép quá trình tổ chức các TCHT hình thành
BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi của giáo viên mầm non.
6.2.2. Phương pháp điều tra
- Sử dụng phiếu thăm dị ý kiến giáo viên để tìm hiểu nhận thức của họ
về vai trị, ý nghĩa của TCHT nói chung và TCHT hình thành BTBT cho trẻ 3
– 4 tuổi nói riêng. Tìm hiểu các phương pháp, biện pháp giáo viên sử dụng
trong quá trình tổ chức TC cho trẻ.

4


5

- Tiến hành trao đổi với giáo viên và cán bộ phụ trách chuyên môn ở
trường mầm non về những vấn đề có liên quan đến việc sử dụng TCHT nhằm
hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi. Trị chuyện, đàm thoại với trẻ để tìm
hiểu về mức độ tự nhân thức của trẻ.
6.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu kế hoạch, giáo án tổ chức TCHT của giáo viên dạy các lớp
trẻ 3 – 4 tuổi.
6.2.4. Phương pháp đàm thoại
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, trao đổi với các giáo viên và cán bộ của
ngành mầm non để tổng kết những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến
đề tài.
5.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Là phương pháp quan trọng dung để kiểm nghiệm và đánh giá tính khả
thi hệ thống TCHT nhằm hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi đã được đề ra
trong đề tài.
6.3.Phương pháp thống kê
Dùng để xử lí số liệu và phân tích các kết quả nghiên cứu đạt được.

5


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

HÌNH THÀNHBIỂU TƯỢNG BẢN THÂN CHO TRẺ 3-4 TUỔI
THƠNG QUA TRỊ CHƠI HỌC TẬP
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu về tự nhận thức đã được tiến
hành theo nhiều xu hướng khác nhau.
Xu hướng 1: Nghiên cứu tự nhận thức trong mói quan hệ với “cái tơi”
và “tự ý thức”
Đại diện của xu hướng này là các nhà tâm lí học theo trường phái nội
quan như A.Pfender và T.Lippx. Vào đầu thế kỉ XX, A.Pfender đã xây dựng
khái niệm tự ý thức từ sự phân biệt giữa “cái tôi” và “tự ý thức”. Theo ông tất
cả các hiện tượng tâm lí là cảm xúc trực tiếp, nó đồng nhất với ý thức.Nhưng
ở đây ý thức không được hiểu là sự phản ánh mà là cái bên trong có sẵn.Chủ
thể tâm lí xây dựng BTBT mình- hình ảnh của chính mình. Hình ảnh này có
hạt nhân là cuộc sống q khứ con người và ý thức về những khả năng hành
động của con người. Cịn ngoại biên của nó là tất cả những gì nằm ngồi tâm
lí như thân thể, áo quần… Khi chính những hình ảnh đó trở thành đối tượng,
nội dung của ý thức thì tự ý thức xuất hiện.Pfender cho rằng tự ý thức giống
như màn ảnh mà trên đó phóng chiếu những BTBT của chủ thể tâm lí.
Cũng thuộc trường phái nội quan nhưng T.Lippx lại cho rằng “tình cảm
cái tơi” là hạt nhân của mọi ý thức. “Cái tơi” ở đây chính là tự ý thức, là trung
tâm của cuộc sống có ý thức, là nội dung cuẩ ý thức và theo đó các BTBT
được tạo ra. Như vậy, theo T.Lippx ý thức và tự ý thức được biểu hiện như sự

6


7

phản ánh trực tiếp trong tâm lí, phân tích chúng chỉ có trong phạm vi tâm hồn

và tình cảm thì hoàn toàn tách khỏi thế giới khách quan.
Nếu như A.Pfender và T.Lippx có sự phân biệt đơi chút giữa tự ý thức
vầ “cái tơi” thì E.Bobrov trong tác phẩm “Về tự ý thức” (1898) đã hoàn toàn
đồng nhất chúng với nhau. Theo ơng tự ý thức khép kín trong chính bản thân
nó và quan hệ chỉ với chính mình. Tự ý thức hay “cái tơi” có liên quan chặt
chẽ với tất cả các thành phần khác của ý thức.
Nhà tâm lí học Mĩ Kaken Hornej đã chú ý đến những hiện tượng tâm lí
bên trong. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết: con người để che dấu những mâu
thuẫn đã xây dựng những BT lý tưởng, không phù hợp với bản thân. Bà đã
xây dựng khái niệm về “cái tơi thực tế”. Đó là cái phần tơi cơ bản nhất,tốt
nhất. Nhưng bà lại cho rằng điều kiện cuộc sống xã hội và giáo dục không
phải là nguyên nhân phát triển “cái tôi thực tế”.Theo Kaken Hornej bản chất
của tự ý thức được xuất hiện và phát triển từ bên trong.
Xu hướng 2: Nghiên cứu sự phát triển tự nhận thức, tự ý thức trong quá
trình phát triển của cá thể
Nhà tâm lí học Liên Xơ lỗi lạc A.N.Lêơnchiep- người tìm ra cấu trúc vĩ
mơ của hoạt động trong tác phẩm “Hoạt động, ý thức, nhân cách” cũng đã đề
cập đến vấn đề tự ý thức của con người. Ở đây, ông đã đưa ra chi tiết đặc
trưng cho các giai đoạn hình thành BTBT đó là “Sự hình thành cái gọi là lược
đồ thân thể, của khả năng định vị các cảm giác nội tạng của bản thân, về sự
phát triển nhận thức vẻ bề ngồi của mình”. Theo ông điều quan trọng cần
phân biệt giữa sự hiểu biết về bản thân và tự ý thức về mình: “Ngay từ hồi
cịn rất bé, người ta cũng đã tích lũy được hững hiểu biết, những BT về bản
thân. Còn ý thức bản ngã, ý thức về cái tơi của mình là kết quả, là sản phẩm
sinh thành của một con người với tư cách là một nhân cách”.

7


8


S.Franz trong các cơng trình nghiên cứu của mình đã cho rằng tự nhận
thức là một thành phần của tự ý thức.Đó là q trình nhận thức hướng vào
chính bản thân mình cùng với những kết quả của quá trình đó.Ơng cũng đồng
thời khẳng định đây là một q trình phong phú và phức tạp được thực hiện
thông qua những quá trình thành phần khác nhau.Các quá trình thành phần
liên quan chặt chẽ với nhau, chỉ tách ra một cách tương đối về mặt lí thuyết.
Trong cơng trình “Vẫn đề tự ý thức trong tâm lí học” (1977),
I.I.Trexnơcơva cũng đã khẳng định tự ý thức là một quá trình tâm lí phức
tạp.Bản chất của nó chứa đựng trong sự nhận thức của cá nhân các hình ảnh
của bản thân trong những điều kiện hoạt động khác nhau. Nó thể hiện trong
liên kết các hình ảnh đó vào một cấu tạo thống nhất, trọn vẹn là BT, sau đó
vào khái niệm “cái tơi” của chính mình. I.I.Trexnơcơva cho rằng tự nhận thức
là một thành phần trong cấu trúc của tự ý thức. Cấu trúc đó gồm ba mặt thống
nhất: nhận thức (tự nhận thức), cảm xúc- giá trị (thái độ đối với bản thân) và
hành động ý chí, điều khiển (tự điều khiển, điều chỉnh). Trong tác phẩm này,
I.I.Trexnôcôva đã phân tích q trình tự ý thức trong sự phát triển cá thể,
phân tích bản chất ba mặt của ý thức.
Xu hướng 3: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tự nhận
thức ở trẻ em
Gesell trong các cơng trình nghiên cứu của mình đã đưa ra 24 giai đoạn
phát triển của trẻ mà sau này Osterrietth trình bày lại thành 7 giai đoạn.Trong
mỗi giai đoạn tác giả đều đề cập đến vấn đề tự nhận thức của trẻ. Theo ông
giai đoạn 3-5 tuổi là giai đoạn “ngoan ngoãn theo đuổi” khẳng định “cái tôi”,
khẳng định sự làm chủ về vận động, sự khéo léo trong các động tác, sự phát
triển ngơn ngữ. Ơng cho rằng trẻ 5 tuổi là mẫu người tiến bối của con người
trưởng thành sau này.
Một tác giả khác là M.Lixina trong cuốn “Tâm lí học trẻ em” đã chỉ ra
rằng BTBT của trẻ phản ánh những nội dung khác nhau,ở những giai đoạn lứa
8



9

tuổi khác nhau. Nói chung, BTBT của trẻ mẫu giáo thường tốt hơn so với
thực tế.
Hay L.I.Bơjơvich trong cơng trình “Các giai đoạn hình thành nhân cách
ở cá thể” cũng đã đề cập đến vấn đề tự ý thức của trẻ.Bà cho rằng ở tuổi mẫu
giáo, trẻ đã hình thành sự tự đánh giá nhất định nào đó.BTBT của trẻ được
hình thành trong hoạt động và giao tiếp với mọi người xung quanh.
Một đại diện khác của xu hướng này là A.N.Lêơnchiep, người đã chỉ ra
bản chất q trình hình thành BTBT ở trẻ mẫu giáo. Theo ơng để có được
biểu tượng đúng đắn, ban đầu đứa trẻ xác định các đặc điểm của người và của
bản thân một cách cục bộ theo từng mặt tách biệt nhau. Nhưng về sau, cách
đánh giá đó nhường chỗ cho cách đánh giá tổng quát, bao quát con người
trong toàn bộ và tách bạch ra những nét bản chất của họ. Từ đó, ông khẳng
định: “Cũng giống như bất cứ một sự nhận thức nào, sự tự nhận thức bản thân
cũng bắt đầu từ việc tách bạch ra những thuộc tính hình thức bề ngoài và là
kết quả của sự so sánh, phân tích, khái qt hóa, sự tách bạch ra cái bản chất”
Xu hướng 4 : Nghiên cứu về quá trình tự nhận thức cho trẻ thơng qua
trị chơi
Xuất phát từ việc thừa nhận tâm lý con người bị chế ước bởi quá trình
tác động qua lại của xã hội, nhà tâm lý học Pháp P.Janet đã có bước tiến đáng
kể trong nghiên cứu về bản chất của tự ý thức. Ông cho rằng trong hoạt động
và giao tiếp, con người nhập tâm của tự ý thức. Ông cho rằng trong hoạt động
và giao tiếp, con người nhập tâm những phương thức hành vi, quan hệ, thái
độ đối với thế giới bên ngoài của người khác. Những phương thức hành vi
được nhập tâm đó trở thành phương thức hành vi của chính mình. Như thế, tự
ý thức – một thuộc tích cơ bản của nhân cách được hình thành trong các mỗi
quan hệ xã hội phức tạp.Ở trẻ em, các mối quan hệ xã hội đó được thể hiện rõ

nhất thơng qua các TC.Qua các TC ấy, trẻ được giao tiếp, được hoạt động với
các vai trò khác nhau. Dần dần, những phương thức ứng xử, hành vi của
9


10

người khác được trẻ nhập tâm và bắt chước. Như thế, chính thơng qua các
mối quan hệ xã hội phức tạp của TC, trẻ nhận ra chính mình.Quan điểm này
của P.Janet đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển các quan niệm duy vật
về bản chất của ý thức.
D.Mead, nhà tâm lý học Mĩ cũng đã khẳng định trong mỗi tương tác
với những người khác trong quá trình hoạt động, mỗi con người trở thành
khách thể nhận thức của chính mình . Ơng cho rằng, nguồn gốc hình thành tự
ý thức là TC của trẻ. Ban đầu, đó là những TC lặp lại hành động của người
lớn, trong đó trẻ thực hiện các vai trị xác định. Sau đó trẻ chơi các trị chơi có
luật lặp lại quan hệ của những người xung quanh với một hay nhiều người
khác. Trong loại TC này, trẻ năm được hành vi của chính mình, ở trẻ hình
thành những BT sơ đẳng về bản thân, về khả năng và những phầm chất nhân
cách của chính mình. Như vậy, có thể nói qua TC, BTBT được hình thành ở
trẻ, cơ sở của tự ý thức được hình thành.Nghiên cứu trên của D.Mead đã chỉ
rõ vai trò của các TC, đặc biệt là các dạng TCHT với sự hình thành BTBT của
trẻ.
Nhà tâm lý học Pháp Wallon đã đưa ra các giai đoạn phát triển của trẻ.
Theo ông, giai đoạn từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn hướng tâm, chủ quan với vị trí
vượt trội của các hoạt động cá nhân xây đắp “ cái tơi”, của quan hệ tình cảm
với mơi trường con người. Do đó, ở giai đoạn này trẻ chú trọng tới việc xây
dựng tính cách hơn là việc xây dựng trí tuệ. Ơng cho rằng các TC ln đổi đã
giúp cho đứa trẻ ý thức được về bản thân nó. Sự hình thành nhân cách ở đứa
trẻ, sự hình thành “ cái tơi” chỉ có thể được thực hiện qua sự trung gian của

cái “ người khác” và được thực hiện thông qua các TC
Đầu thế kỷ XX, nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Jean Piaget với học
thuyết “ cấu trúc trí tuệ” đã khằng định rằng TC của trẻ em có tính biểu trưng
và chỉ được thực hiện được trong mỗi quan hệ với trình độ phát triển nhất
định của trí tuệ. Về ý nghĩa, vai trị của TC trẻ em, ông đánh giá khi chơi, ở
10


11

trẻ phát triển tri giác, trí thơng minh, những khuynh hướng thử nghiệm, những
bản năng xã hội, đồng thời trẻ cũng bộc lộ và phát triển những BT có sẵn,
trong đó có những BT về bản thân mình.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà giáo dục học Xô Viết tiêu
biểu như: L. X, Vưgotxki, D.B. Elconhin, A.V. Daparogiet, A.N.Leonchiep…
đã đưa ra cách nhìn mới về TC trẻ em, kế thừa các quan điểm giáo dục tiến bộ
của các nhà giáo dục đi trước và trên cơ sở những thành tựu mới của tâm lý
học giáo dục Macxít, họ đã đi sâu vào nghiêm cứu TC của trẻ em nói chung
và BTBT nói riêng khi có sự hướng dẫn phù hợp của người lớn. Nguyên tắc
thiết kế và sử dụng TC là đa dạng, phát triển, phát huy tính tự do, tự lực và
sáng tạo của trẻ, phù hợp với lứa tuổi… Những nghiên cứu này sẽ là căn cứ
để chúng tơi xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
Tóm lại, vấn đề tự nhận thức, tự ý thức đã được rất nhiều các nhà tâm
lý học trên thế giới quan tâm. Điều đó được minh chứng bằng việc các nghiên
cứu về vấn đề này rất phong phú, đa dạng, ở nhiều khía cạnh khác nhau và
cũng đi theo những xu hướng khác nhau. Tuy vậy, các nghiên cứu đều đã
khẳng định tự ý thức là hạt nhân của nhân cách, là con đường hình thành nên
những BTBT cho trẻ.Quá trình này ở mỗi đứa trẻ diễn ra với nhịp độ, tốc độ
khác nhau nhưng có cùng bản chất và đều phải trải qua nhưng giai đoạn nhất
định.Sự hình thành những BTBT đúng đắn sẽ giúp trẻ biết tự hiểu chính mình

trong hệ với mơi trường xung quanh.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề tự nhận thức, tự ý thức cũng đã được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu và cũng đi theo những xu hướng khác nhau.
Xu hướng 1: Nghiên cứu vấn đề tự ý, tự nhận thức của người trưởng
thành

11


12

Đại diện cho xu hướng này là tác giả Lê Ngọc Lan với nghiên cứu về tự
đánh mối liên hệ với các yếu tố bên trong của nhân cách, sự khác nhau về giới
tính, tính chất các hoạt động ảnh hưởng tới sự đánh giá của cá nhân trong giai
đoạn khác nhau. Ngoài ra, các tác giả Nguyễn Quan Uẩn, Ngô Thiên Thạch,
Đinh Thị Tứ, Ngô Thị Huệ… trong các cơng trình nghiên cứu đã xác định
nguốn gốc, cơ sở hình thành tự ý thức là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố vật
chất, tinh thần của mỗi con người với mơi trường xã hội, trong đó mơi trường
hoạt động và giao tiếp đóng vai trị quan trọng. Bên cạnh đó, một số tác giả
cịn nghiên cứu vấn đề tự đánh giá của học sinh và sinh viên trong mối quan
hệ với các phẩm chất nhân cách.
Xu hướng 2: Nghiên cứu vấn đề tự ý thức, tự nhận thức của trẻ mẫu
giáo
Về tự ý thức của trẻ mẫu giáo, các tác giả Ngơ Cơng Hồn, Nguyễn
Ánh Tuyết trong các cơng trình nghiên cứu về sự phát triển tâm lí trẻ em đã
đề cập đến. Theo các tác giả, tự ý thức là hạt nhân quan trọng của sự hình
thành nhân cách trẻ. Tự ý thức được hình thành từ cuối tuổi nhà trẻ và phát
triển mạnh ở trẻ mẫu giáo, có vai trị to lớn đối với các hoạt động vui chơi,
học tập của trẻ mầm non. Đó là mầm mống, là tiền đề để biến quá trình giáo

dục thành tự giáo dục ở trẻ sau này, là điều kiện khơng thể thiếu cho sự hồn
thiện nhân cách của trẻ.
Ngoài ra, một số tác giả khác như Nguyễn Thị Thư, Trần Thị Bích
Ngọc, Bùi Thị Hồi… cũng đã có các đề tài nghiên cứu về vấn đề tự nhận
thức, sự hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo.
Bên cạnh đó, vấn đề giáo dục tự nhận thức cho trẻ mẫu giáo cũng được
một số tác giả đề cập đến trong các cuốn giáo trình về phương pháp cho trẻ
làm quen với môi trường xung quanh.

12


13

Trong cuốn giáo trình “Phướng pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa
học về môi trường xung quanh”, các tác giả Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị
Xuân đã chỉ ra rằng khám phá bản thân là nội dung quan trọng đầu tiên và
không thể thiếu khi cho trẻ khám phá cuộc sống xã hội. Khi khám phá bản
thân, các tác giả chỉ ra ba nhóm nội dung đó là: khám phá cơ thể; khám phá
khả năng của bản thân; khám phá vị trí của trẻ trong gia đình và mối liên hệ
với những người thân trong gia đình và những người họ hàng với mỗi nhóm
nội dung được khám phá, trẻ sẽ hình thành nên những nhóm BTBT tương
ứng.
Hay tác giả Hồng Thị Phương trong cuốn giáo trình “Lí luận và
phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh” đã đưa ra
nội dung giáo dục từ nhận thức bản thân cho trẻ bao gồm: hướng dẫn trẻ làm
quen với cơ thể chúng; giáo dục trẻ tự nhận thức về tình cảm, ý nghĩ hành vi
và giáo dục ý thức vị trí xã hội cho trẻ. Tác giả đã khẳng định: “giáo dục nhân
cách trẻ .Trẻ ý thức về bản thân càng đầy đủ thì càng tích cực tham gia vào
q trình hồn thiện bản thân để trở thành người”. Và để làm được điều đó tác

giả đã chỉ ra nội dung yêu cầu cụ thể của việc giáo dục tự nhận thức bản thân
với trẻ ở các lứa tuổi.
Ngoài ra, một số tác giả như Trần Thị Thanh, Nguyễn Thị Thanh Thủy,
Lê Thị Ninh, Trần Việt Hồng, Võ Thị Cúc… trong các tài liệu về việc cho trẻ
khám phá môi trường xung quanh cũng đã đề cập đến nội dung giáo dục tự
nhận thức bản thân. Những nghiên cứu ấy sẽ là cơ sở lí luận trực tiếp của đề
tài.
Như vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà tâm lí,
giáo dục học quan tâm nghiên cứu vấn đề tự nhận thức nói chung và việc hình
thành BTBT nói riêng. Các nghiên cứu đi theo những xu hướng khác nhau
nhưng đều đã chỉ ra vai trò của tự nhận thức đối với sự phát triển tâm lí, nhân
cách trẻ, khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục tự nhận thức cho trẻngay
13


14

từ lứa tuổi mầm non. Kết quả của các công trình nghiên cứu này có ý nghĩa và
thực hiện to lớn có tác dụng định hướng trong việc lựa chọn nội dung, phương
pháp, biện pháp, hình thức phát triển BTBT cho trẻ. Trên thực tiễn, việc hình
thành BTBT cho trẻ MG cũng đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của
các nhà giáo dục. Điều đó thể hiện trong chương trình đổi mới hình thức tổ
chức giáo dục trẻ mầm non hiện nay. Chủ đề “ Bản thân” đã được vào triển
khai từ lứa tuổi trẻ 3 – 4 tuổi. Việc khám phá chủ đề sẽ là cơ hội tốt để các
nhà giáo dục cho trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiều
bản thân mình, để qua đó hình thành cho trẻ các biểu tượng đúng đắn về bản
thân.
Để hình thành BTBT cho trẻ có nhiều con đường khác nhau, nhưng
thơng qua TC, đặc biệt TCHT là một con đường hữu hiệu. Vì thế, những
nghiên cứu cũng đã đề cập đến việc sử dụng TC để giáo dục tự nhận thức, qua

đó mà hình thành BTBT cho trẻ. Tuy nhiên, có thẻ thấy rằng chưa có một
cơng trình nào tập trung khai thác ưu thế của các TCHT để hình thành BTBT
cho trẻ. Hơn nữa, việc nghiên cứu, thiết kế và sử dụng TC để tác động lên quá
trình phát triển của trẻ MG đã và đang là một xu hướng trong giáo dục mầm
non. Nên việc làm phong phú thêm nguồn TC, cũng như hướng dẫn một cách
cụ thể sẽ mang cả ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong việc tổ chức TCHT
cho trẻ ở bậc học mầm non.
Vì vậy, đề tài “Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 - 4 tuổi
thơng qua trị chơi học tập” sẽ là một đóng góp nhỏ làm phong phú thêm cơ
sở lí luận và nâng cao hiệu quả giáo dục tự nhận thức cho trẻ ở các trường
mầm non hiện nay. Chúng tôi cũng xin nhấn mạnh những thành tựu nghiên
cứu đã điểm dẫn ở trên trực tiếp góp phần làm cơ sở lí luận cho việc nghiên
cứu đề tài này.
1.2. Cơ sở lí luận của việc hình thành BTBT cho trẻ 3-4 tuổi thông qua
TCHT
14


15

1.2.1. BTBT và sự hình thành BTBT của trẻ3-4 tuổi
1.2.1.1. Khái niệm BT và BTBT
BT được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, như trong ngơn ngữ,
nghệ thuật, đời sống, triết học…Trong phạm phi nghiên cứu của đề tài, chúng
tơi xem xét BT dưới góc độ tâm lí học.
Trong tâm lí học cũng đã từng tồn tại nhiều quan niệm về BT như sau:
“Những hình ảnh trực quan nảy sinh trong não người về những sự vật
hiện tượng đã tri giác trước đây gọi là biểu tượng”
“Biểu tượng là hình ảnh của sự vật và hiện tượng nảy sinh trong óc
chúng ta khi khơng có sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan”

Theo Từ điển tâm lí học của Nguyễn Khắc Viện thì BT được định
nghĩa: “Lúc một sự vật khơng được nhìn nhận qua những cảm giác và hành
động mà vẫn gọi lên được sự tồn tại của nó, tức là đã hình thành một biểu
tượng của sự vật ấy. Một thế giới thứ hai, thế giới biểu tượng xuất hiện với
thế giới của cảm giác, vận động (của mắt thấy, tai nghe, tay sờ). Và từ đó,
hoạt động của con người khơng hồn tồn lệ thuộc vào sự có mặt cụ thể của
sự vật nữa, mà có thể vận dụng những hình tượng của sự vật sắp đi xếp lại
trong “đầu óc” của mình, trước và sau hành động cụ thể”.
Như vậy, những định nghĩa trên cho thấy BT được xem xét như sản
phẩm của quá trình ghi nhớ, cũng tham gia vào quá trình tưởng tượng và tư
duy. Sự vật được phản ánh dưới hình thức BT có tính chỉnh thể. BT của con
người khác với BT ở động vật là thường được bọc bởi lớp vỏ ngơn ngữ và
mang tính khái qt. BT là khâu trung gian giữa giai đoạn nhận thức cảm tính
và nhận thức lí tính.
BT có một đặc điểm là có tính trực quan cao và phản ánh những đặc
điểm cụ thể của sự vật nên rất giống với những hình ảnh của tri giác. Vì thế,
15


16

người ta có thể phân loại các BT theo giác quan có vai trị nhiều hơn cả trong
khi tri giác đối tượng đó, như BT thị giác, thính giác… Tuy có nhiều điểm
giống nhau nhưng về căn bản, BT khác hình ảnh của tri giác. So với hình ảnh
của tri giác, BT mang tính khái qt nhiều hơn vì BT nảy sinh qua nhiều lần
tri giác sự vật hiện tượng trong những điều kiện khác nhau. Vậy nên BT
thường chỉ tái hiện lại một vài nét đặc trưng, gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa
cơ bản trong hoạt động của trẻ. Nó lược bỏ đi nhiều chi tiết ngẫu nhiên, rườm
rà. Có thể nói BT vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát.
BT về căn bản cũng khác so với khái niệm. BT phản ánh những đặc

điểm đặc trưng những trực quan và cụ thể về hình ảnh bên ngồi của sự vật
hiện tượng. Trong khi đó, khái niệm phản ánh những thuộc tính, bản chất,
những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của hàng loạt các sự vật hiện
tượng cùng loại. Khái niệm được hình thành trên cơ sẻ trẻ tích lũy vốn BT
phong phú, chính xác và khái qt. Vì vậy, trong hệ thống giáo dục MG, một
trong những nhiệm vụ chủ yếu phát triển trí tuệ cho trẻ là hình thành ở trẻ
những BT đúng đắn về những hiện tượng thiên nhiên và cuộc sống xã hội mà
trẻ em có thể hiểu được.
Tóm lại, biểu tượng là những hình ảnh của sự vật hiện tượng mà con
người đã tri giác trước đây, là hình thức cao nhất của sự phản ánh trực quan
cảm tính. Vậy, biểu tượng bản thân là những hình ảnh về bản thân mà trẻ có
được thơng qua q trình nhận thức về chính bản thân mình.
1.2.1.2. Cơ chế tâm lí của việc hình thành BTBT
a. Lý thuyết của việc hình thành BT
Khi nghiên cứu về sự hình thành BT trong đời sống cá nhân, lịch sự
tâm lí học đã tốn tại nhiều lí thuyết khác nhau.
- Lí thuyết phát triển nhận thức của J.Piaget

16


17

J.Piaget cho rằng quá trình phát triển nhận thức của trẻ trải qua bốn giai
đoạn: Giai đoạn cảm giác - vận động (0-2 tuổi), giai đoạn tiền thao tác (2-7
tuổi), giai đoạn thao tác cụ thể (7-11 tuổi) và giai đoạn thao tác hình thức (sau
11 tuổi). Trong đó, BT có mầm mống vào cuối thời kì cảm giác - vận động,
khi trẻ biết chơi “giả vờ”, khi trẻ không cịn nhìn thấy hành động của người
lớn nhưng vẫn nhớ lại và bắt chước được. Hành vi bắt chước là kết quả của
quá trình ghi nhớ những gì trẻ tri giác được trước đây nên nó là dấu hiệu ban

đầu của những BT đích thực sau này ở trẻ. BT khơng có sẵn trong đầu đứa
trẻ, cũng khơng nằm sẵn trong đối tượng khách quan mà chỉ được hình thành
thơng qua sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, khởi động từ hành
động vật chất bên ngoài tới các thao tác trí tuệ bên trong.
Đến thời kì tiền thao tác, ở trẻ xuất hiện nhiều hành vi mang tính gợi ý
BT về một sự kiện vắng mặt như: bắt trước chì hỗn,gọi bằng lời những sự
kiện đã xảy ra, trị chơi tượng trưng… Đó là các cấu trúc nhận thức mà trẻ có
được thơng qua lối tư duy duy kỉ, trực giác tổng thể.
- Lí thuyết hoạt động của L.X.Vưgơtxky, A.N.Lêơnchie, P.Ia.Ganpêrin,..
Các nhà tâm lí học hoạt động đã chỉ ra bản chất xã hội của ý thức, của
quá trình hình thành BT trong đời sống con người. Theo đó, bất kì hình ảnh
nào cũng là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, chính là vật
chất được di chuyển vào óc người và được cải biến đi ở trong đó, là sự thống
nhất giữa chủ thể và đối tượng. Đó cũng là q trình đứa trẻ lĩnh hội những
kinh nghiệm lịch sử của xã hội lồi người bằng hoạt động tích cực của bản
thân mình với tư cách là một cá nhân đang phát triển.
Trong các cơng trình nghiên cứu của mình, P.Ia.Ganpêrin đã chỉ ra rằng
q trình hình thành hành động trí tuệ của trẻ được thực hiện theo cơ chế
chuyển từ các hành động vật chất bên ngoài thành các hành động trí óc bên
trong, trải qua các giai đoạn:
17


18

+ Thiết lập định hướng cho hành động
+ Thực hiện hành động ở dạng vật chất
+ Hình thành hành động ngơn ngữ bên ngồi (nói to)
+ Chuyển hành động nói to thành hành động nói thầm bên trong
+ Hành động với các BT bên trong (nghĩ thầm)

Ông cũng khẳng định rằng về thực chất, các hình ảnh của tri giác, BT
cũng được hình thành trên con đường đó nhưng trên cơ sở các hành động có
thể khơng cần trải qua nhiều bước luyện tập bằng lời. Trong các trường hợp
đó các hành động nhằm tìm hiểu các thuộc tính của sự vật hiện tượng hình
thành một cách tự phát và khơng chuyển vào mức trí tuệ mà dừng lại ở tri
giác. Ban đầu, những hành động nhận thức như thế cũng mang tính vật chất,
đó là sự sờ mó, quan sát, lật đi lật lại… Các hành động ấy bao giờ cũng là kết
quả của quá trình trẻ vừa làm vừa nhìn. Sau đó, các cử động nhìn quen thuộc
và định hình ấy rút gọn lại, chỉ cần liếc mắt đảo qua là toàn bộ các dấu hiệu
quen thuộc của sự vật hiện tượng hiện ra ngay lập tức, như một cái tồn thể
nhất định. BT của trẻ được hình thành như thế.
Những thành tựu của các thuyết về sự hình thành BT trên đã được các
nhà tâm lí học khai thác đẻ nghiên cứu cơ chế hình thành BTBT ở trẻ MG.
Tuy nhiên, do đặc trưng riêng, không giống như các loại BT về các sự vật
hiện tượng khác nên BTBT cũng có chơ chế hình thành riêng. Nếu BT về thế
giới xung quanh được hình thành bởi sự tác động trực tiếp của sự vật hiện
tượng vào các giác quan thì BTBT lại được hình thành gián tiếp. Đi tự nhận
thức người khác đến tự nhận thức. Mặc dù vậy, BTBT cũng là nội dung của ý
thức nên cũng giống như các biểu tượng khác, nó có nguồn gốc cơ bản là hoạt
động và giao tiếp của con người.
b. Cơ chế hình thành BTBT
18


19

Tâm lí học duy vật biện chứng đã chỉ ra rằng thông qua hoạt động và
giao tiếp, nhân cách con người mới được hình thành và phát triển. Bởi vậy,
chính thông qua hoạt động và giao tiếp, con người nhận thức thế giới xung
quanh đồng thời gián tiếp nhận thức bản thân mình. Có thể coi hoạt động và

giao tiếp là nguồn gốc cơ bản của tự nhận thức và là cơ sở để BTBT được
hình thành ở mỗi cá nhân.
Tâm lí học duy vật biện chứng cũng đã khẳng định nguyên tắc gián tiếp
của sự nhận thức bản thân. Nếu một sự vật hiện tượng bất kì được nhận thức
thông qua quan sát, đối chiếu, so sánh các đặc điểm, các mối quan hệ thì tự
nhận thức của con người chỉ có thể thực hiện qua quan hệ của con người với
những người khác, qua những hình thức phong phú của mối quan hệ giữa “cái
tôi” của bản thân với “cái tôi” của người khác. Trong những mối quan hệ đó,
mối “cái tơi” khơng chỉ biểu hiện như khách thể của một “cái tơi” khác mà
“cái tơi” ấy cịn biểu hiện như khách thể của chính mình. Vì thế, tự nhận thức
được xem là một phần của tự ý thức, là q trình nhận thức hướng vào chính
bản thân mình: “Cũng giống như bất cứ một sự nhận thức nào, sự tự nhận
thức bản thân cũng bắt đầu từ việc tách bạch ra những thuộc tính hình thức
bề ngồi và là kết quả của sự so sánh, phân tích và khái quát hóa, sự tách
bạch ra cái bản chất”.
Từ khi sinh ra, đứa trẻ đã nằm trong những mối quan hệ giữa con người
với con người. Cúng với sự phát triển của cá nhân, các mối quan hệ ấy ngày
càng nhiều và phức tạp lên, hình thành các mối quan hệ đặc trưng của cá
nhân. Qua hoạt động và giao tiếp, con người hiểu biết lẫn nhau. Việc nhận
thức người khác bắt đầu từ sự quan sát những đặc điểm bên ngồi, tìm thấy sự
tương quan về nội dung tâm lí bên trong và hình thức biểu hiện bên ngồi của
người đó. Từ nhận thức người khác, trẻ bắt đầu xem xét bản thân mình, so
sánh mình với họ. Như vậy tự nhận thức thể hiện cái mà đứa trẻ nhận ra mình
từ người khác và cả tính tích cực riêng hướng vào sự nhận thức các hành động
và các phẩm chất nhân cách của mình.
19


20


Tự nhận thức có thể dược hình thành thơng qua hai mối quan hệ, được
phát triển theo trình tự, thể hiện ở hai mức độ là mối quan hệ của trẻ với
người khác và mối quan hệ của trẻ với chính bản thân mình.
Thứ nhất, tự nhận thức được thực hiện thơng qua những hình thức khác
nhau của sự xem xét mối tương quan của bản thân trẻ với người khác trên cơ
sở trẻ tự tri giác, tự quan sát. Mức độ này biểu hiện đặc trưng ở trẻ3 – 4 tuổi.
Trong quá trình quan sát hành vi của một hay nhiều người khác trong những
tình huống tương tự, trẻ3 – 4 tuổi sẽ dần có BT về người đó. Sau đó diễn ra sự
di chuyển những đặc điểm tâm lí ấy vào bên trong và kết quả là trẻ phát hiện
được sự có mặt của những đặc điểm tâm lí đó ở bản thân mình. Sự chuyển
vào trong những đặc điểm tâm lí của người khác dần dần được mở rộng, được
khái quát hóa từ những đặc điểm riêng lẻ đến hệ thống những đặc điểm cơ
bản đặc trưng cho phương thức hành vi của con người.
Quá trình tự nhận thức thường có sự đan quyện giữa việc tích lũy dần
những hiểu biết về bản thân qua kết quả sự so sánh, đối chiếu mình với người
khác và sự nhảy vọt. Kết quả của quá trình ấy là trẻ đạt được sự hiểu biết chân
thực về bản thân mình. Khi đó, trong q trình giao tiếp, trẻ cũng đồng thời
phóng chiếu những đặc điểm của mình lên người khác, đặt mình vào vị trí của
họ cùng với sự di chuyển hành vi của người khác vào bản thân. Như vậy, “ cái
tôi “ của trẻ3 – 4 tuổi được hình thành từ “cái tơi khác” và đồng thời với cái
tơi khác trong một q trình dần dần phân hóa lẫn nhau.Ở mức độ này, tự
nhận thức hình thành nên những hình ảnh riêng lẻ về bản thân, những hình
ảnh ấy mang tính trực tiếp và trực quan. Tuy nhận thưc về bản thân của trẻ
còn chưa trọn vẹn, chưa xác thực nhưng ở mức độ này đã hình thành một số
mặt tương đối bền vững của BTBT, đã liên quan đến khái niệm về bản chất
của mình.
Thứ hai, tự nhận thức là sự đối chiếu hiểu biết về bản thân xảy ra trong
phạm vi “tôi và tôi” trên cơ sở tự phân tích, tự suy ngẫm. Đặc trưng của mức
20



21

độ này là sự phức tạp các phương thức nghiên cứu thế giới bên trong của bản
thân, nên thương biểu hiện ở lứa tuổi MGL. Trong q trình phân tích, cá
nhân phân loại các hình ảnh cụ thể, riêng lẻ của cái tơi để thành lập từ các
hình ảnh đó những đặc điểm tâm lí bên ngồi, bên trong của bản thân. Sau đó
dần dần xuất hiện hình ảnh khái qt về “cái tơi”. Hình ảnh này được thống
nhất hình ảnh cụ thể, riêng biệt trong quá trình tự quan sát, tự tri giác, tự phân
tích. Hình ảnh tổng qt được thể hiện trong khai niệm tương ứng về bản
thân.
Như vậy, cơ chế hình ảnh hình thành BTBT ở trẻ có thể được tóm tắt
qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Q trình nhận thức bản thân
s

(I)

(II)

MQH “tơi-người khác”

MQH “tơi và tôi”

Biểu tượng, khái niệm bản thân
21


22


Quá trình hình thành BTBT được phân chia thành hai mức độ nhưng sự
phân chia ấy chỉ mang tính ước lệ. Tuy thế nó cho ta nhìn thấy hướng phát
triển của quá trình tự nhận thức.
Các BTBT được hình thành trong q trình tự nhận thức khơng vĩnh
viễn cố định. Trong quá trình phát triển của đứa trẻ, cùng với sự vận động từ
bên trong, sự chín muồi, sự phù hợp của BTBT luôn được kiểm tra và điều
chỉnh bằng thực tiễn. Ngồi ra, BTBT khơng chỉ phản ánh hiện tại mà còn
phản ánh tương lai bởi những hiểu biết về bản thân không chỉ được phản ánh
đầy đủ trong kinh nghiệm đã có của cá nhân.Ở mỗi cá nhân ln ẩn chứa
những năng lực, khả năng, mong muốn cịn chưa được hiện thực hóa. Vì thế,
ít nhiều trong vốn BT của mình, trẻ đã có hình ảnh của chính mình trong
tương lai.
Quá trình hình thành BTBT là một quá trình phức tạp, được thực hiện
qua nhiều giai đoạn khác nhau. Theo S.Franz, quá trình này được chia một
cách tương đối thành ba giai đoạn như sau:
Sơ đồ 1.2: Các giai đoạn hình thành biểu tượng bản thân
I. Cung cấp tài liệu
ban đầu (tự quan
sát, tự phân tích)

II. Sự xác nhận
đơn giản về bản
thân (đối chiếu,
so sánh)

III. Tự đánh giá

Giai đoạn 1: quá trình cung cấp những tài liệu ban đầu. Đó là q trình
tự quan sát, tự phân tích thơng qua hoạt động và giao tiếp. Tính chất của hoạt

động càng phức tạp thì con người càng hiểu rõ mình hơn. Đó cũng là q
trình con người thu nhập thơng tin về mình từ những người xung quanh nên
chất lượng phụ thuộc nhiều vào tính chất nguồn thơng tin và mối quan hệ của
cá nhân với người đó.

22


23

Giai đoạn 2: Quá trình xác nhận đơn giản về bản thân. Sau q trình
thu nhập thơng tin, con người sẽ đối chiếu, so sánh các nguồn thông tin khác
nhau để đi đến sự xác nhận một cách đơn giản về bản thân mình. Từ đó,
chúng ta có thể kết luận những đặc điểm mà những nguồn thông tin kia nói
đến có hay khơng ở bản thân mình.
Giai đoạn 3: Quá trình tự đánh giá. Quá trình này được tiến hành trên
cơ sở xem xét các đặc điểm đã được xác định trong thang đo giá trị ở các mức
độ khác nhau để chỉ ra mức độ tương ứng có ở bản thân. Thang bậc đo ấy là
tiêu chuẩn chung của xã hội mà cá nhân tiếp nhận biến thành tiêu chuẩn riêng.
S. Franz cho rằng tự đánh giá là một hình thức đặc biệt của hoạt động nhận
thức của nhân cách và có thể coi là một chỉ số của mức độ tự nhận thức của
nhân cách.
Tóm lại, hoạt động của bẩn thân cũng như giao tiếp là nguồn gốc cơ
bản của tự nhận thức.Trẻ MG cũng vậy, qua hoạt động và giao tiếp hằng
ngày, trẻ nhận thức thế giới xung quanh và đồng thời giao tiếp nhận thức bản
thân mình.Kết quả của quá trình nhận thức là những BT, những hiểu biết về
bản thân.Quá trình hình thành BTBT là một quá trình diễn ra lâu dài, trải qua
nhiều thời kì, giai đoạn với những đặc điểm và bước phát triển riêng. Tuy
nhiên, ở các cá thể khác nhau các giai đoạn cũng như các mức độ phát triển ấy
đã đan xen vào nhau, không tách bạch ra một cách rõ ràng nên mọi sự phân

chia đều chỉ mang tính chất tương đối. Nếu như các sự vật hiện tượng trong
thế giới xung quanh được trẻ nhận thức trực tiếp bằng các giác quan thì nhận
thức bản thân lại được tiến hành gián tiếp thông qua người khác, thông qua
hoạt động giao tiếp trong xã hội. Bởi vậy, nhà giáo dục cần tạo nhiêu cơ hội
cho trẻ được hoạt động một cách tích cực, cho trẻ được tham gia vào các TC,
các hoạt động được thực tiễn để trẻ được trải nghiệm, khám phá môi trường
xung quanh và nhận thức chính bản thân mình.
1.2.1.3. Đặc điểm hình thành BTBT của trẻ3-4 tuổi
23


24

Các nhà tâm lí học đã khẳng định dấu hiệu quan trọng của quá trình
hình thành nhân cách là sự xuất hiện của tự ý thức tức tự nhận thức về bản
thân mình.Dấu hiệu đầu tiên của tự ý thức thường xuất hiện ở khoảng 3 tuổi
và mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới.
Nhận thức về bản thân đã chớm được nảy sinh từ cuối lứa tuổi nhà trẻ
khi trẻ biết tách mình ra khỏi thế giới xung quanh để nhận ra chính mình, biết
mình có một sức mạnh và thẩm quyền nào đó trong cuộc sống.Nhưng ý thức
bản thân ở cuối tuổi nhà trẻ còn mờ nhạt, nhiều trẻ ở lứa tuổi ấy vẫn chưa biết
mình lên mấy, con nhà ai, vẫn rất mơ hồ về giới tính. Đến tuổi MG sự phát
triển của các động cơ hành vi đã làm quá trình từ nhận thức được đầy đủ và
chính xác hơn. Trẻ bắt đầu hiểu ngày càng rõ hơn những động lực và hậu quả
của những hành vi của mình. Đến lứa tuổi này, trẻ đã hiểu được mình là người
như thế nào, có phẩm chất gì và mọi người xung quanh đối xử mình như thế
nào.
BTBT ở trẻ 3 – 4 tuổi thể hiện trước hết ở việc trẻ nhận ra các bộ phận
trên cơ thể mình một cách tương đối rõ ràng, biết dùng để làm gì và hiểu cách
chăm sóc chúng. Trẻ gọi tên và có cảm nhận chính xác về các bộ phận của cơ

thể.Chức năng của các giác quan cũng được trẻ nhận biết rõ và thấy được vai
trò quan trọng của chúng đối với cuộc sống.Những hiểu biết ấy giúp trẻ định
hướng trong không gian được tốt hơn, phối hợp các bộ phận trong các hoạt
động chở nên chính xác và nhịp nhàng hơn.
Nhìn chung, trẻ lứa tuổi này đã nhận thức chính xác bản thân mình qua
một số đặc điểm bên ngồi như màu da,ngoại hình…Khơng những thế, trẻ
cịn biết những ý thức của cá nhân mình nên trẻ thường hay đề đạt nguyện
vọng bằng cách nói “con thích cái này, con thích cái kia…”.Trẻ lứa tuổi 3 – 4
tuổi dù đã tách mình ra khỏi thế giới, đã biết mình như một thể độc lập nhưng
nhiều khi vẫn chưa phân biệt mình bạn giống và khác nhau như thế
nào.Nhưng trẻ 3 - 4 tuổi đã làm được điều đó. Nhiều trẻ đã nhận ra cùng có
24


25

một mái tóc dài, cùng có đơi mắt to hay cùng có sở thích chơi búp bê…,
nhưng da mình trắng hơn da bạn, mình thích học vẽ cịn bạn lại thích học
hát…
Trẻ 3 - 4 tuổi đã nhận biết tương đối rõ ràng về giới tính của mình và
biết cách ứng xử phù hợp với giới tính. Chẳng hạn trẻ lứa tuổi này thường
nói: “Con gái thì phải để tóc dài,con trai mới để tóc ngắn, con gái mới mặc
váy…”. Điều đó cho thấy BT về giới tính đã được hình thành khá rõ ở trẻ.
Trẻ 3 - 4 tuổi cũng bắt đầu có ý thức về vị trí xã hội của mình.Trẻ
khơng chỉ biết và gọi chính xác tên của mình và cả tên của mọi người trong
gia đình, cô giáo và các bạn trong lớp.Trẻ biết được vị trí của mình trong gia
đình và xưng hơ phù hợp. Nhìn chung, ý thức về vị trí xã hội của trẻ tuy mới
ở giai đoạn khới đầu nhưng cũng đã góp phần làm phong phú thêm khả năng
tự nhận thức của trẻ.
Ở lứa tuổi này, trẻ cũng bắt đầu có những biểu tượng về cảm xúc, suy

nghĩ và hành vi của mình và những người thân xung quanh. Trẻ nhận ra các
trạng thái xúc cảm vui, buồn… và biết chia sẻ cảm xúc của mình và của người
khác. Khơng những thế, trẻ cũng bắt đầu nhận thức được và làm theo một số
quy định chung. Việc nhận ra một số quy định chung cũng đã góp phần điều
chỉnh hành vi của trẻ. Đây là một bước tiến đáng kể trong sự phát triển BTBT
của trẻ 3 – 4 tuổi.
Trẻ lứa tuổi này chưa quan tâm đến sự thành công hay khơng thành
cơng của mình trong mọi hoạt động. Vì thế, sự không thành công không làm
cho trẻ buồn.Trẻ cũng đồng thời gán cho mình tất cả những phẩm chất tốt
được người lớn khen ngợi mặc dù mặc dù chưa biết những phẩm chất đó như
thế nào và có ở mình hay không.Trẻ 3 – 4 tuổi thường tự đánh giá cao khả
năng của mình.Để trẻ học cách đánh giá bản thân mình, trước tiên phải để trẻ
đánh giá người khác.Ở thời kì này khi đánh giá các bạn trong lớp, trẻ thường
chỉ nhắc lại một cách đơn giản ý kiến đánh giá của người lớn, và cũng như
25


×