Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

.Áp dụng điểm gleason trong chẩn đoán carsinom tuyến của TTL trên các mẫu sinh thiết TTL bằng kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.77 MB, 119 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là một trong những ung thư
thường gặp. Xuất độ ung thư TTL rất khác nhau ở từng
vùng địa lý, từng chủng tộc, tuổi, thói quen sống, điều
kiện môi trường… Ở Bắc Âu và Bắc Mỹ ung thư TTL là
một trong những ung thư thuộc nhóm không phải ung thư
da thường gặp nhất, tỉ lệ tử vong do ung thư TTL chỉ
đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi [2], [44], [51]. Tại Mỹ
năm 1999 số ca bệnh mới 179.300 ca, tử vong do ung thư
TTL là 37.000 ca [51].
Tại Việt Nam, theo xuất độ 10 loại ung thư thường gặp
ghi nhận ở hai quần thể nam giới tại Tp. HCM và Hà Nội
năm 1998, thì ung thư TTL là một trong mười ung thư có
xuất độ cao nhất, tại thành phố Hồ Chí Minh đứng hàng
thứ 5 (Xuất độ chuẩn hóa theo tuổi (ASR): 4,8/100.000
dân), tại Hà Nội đứng hàng thứ 9 (Xuất độ chuẩn hóa
theo tuổi (ASR): 1,5/100.000) [9]. Tuy xuất độ ung thư TTL ở
nước ta thấp hơn nhiều so với các nước phát triển, nhưng
cùng với đà phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay thì
tỉ lệ ung thư TTL ở Việt nam cũng có chiều hướng gia
tăng. Tỉ lệ chung cả nước giai đoạn 1995 - 1996 là 1,3 1,5/100.000, nhưng đến giai đoạn 2002 tỉ lệ này là 2,3 2,5/100.000 [1]. Với đà phát triển kinh tế như hiện nay,
mức sống của người dân tăng lên, kéo theo tuổi thọ
trung bình cũng tăng, ý thức về y tế của người dân
cũng tăng lên, đặc biệt là các phương tiện tầm soát
ung thư sẽ nhiều hơn và tốt hơn, do đó tần xuất ung thư
TTL phát hiện sớm sẽ tăng theo.


2



Hiện nay, tại bệnh viện Đại học Y Dược và Trung tâm
Chẩn đoán Y khoa Medic đã áp dụng siêu âm TTL và đo
nồng độ PSA huyết thanh để tầm soát ung thư TTL. Đối
với những ca nghi ngờ, tại bệnh viện Đai học Y Dược bệnh
nhân sẽ được sinh thiết TTL qua siêu âm ngã trực tràng,
còn tại Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic bệnh nhân sẽ
được sinh thiết TTL qua ngã đáy chậu.
Đối với ung thư TTL, tiên lượng bệnh và kết quả điều
trị liên quan rất chặt chẽ với giai đoạn lâm sàng và độ
mô học của khối u [2], [7], [14], [20], [21], [22], [25], [44],
[51].
Có nhiều bảng phân loại mô học ung thư TTL như:
bảng phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dựa
trên sự biệt hóa (biệt hóa rõ, vừa, kém), bảng phân
loại của Gaeta, của Helpap, hệ thống phân loại Gleason…
Nhưng nhìn chung hiện nay bảng phân loại mô học được ưa
chuộng nhất là bảng phân độ mô học Gleason và điểm
Gleason do bác só Gleason đề xuất. Điểm Gleason có ưu
điểm đánh giá dự hậu tốt hơn so với các hệ thống
phân loại mô học khác [14], [21], [22], [26].
Trong hơn một năm trở lại đây, bộ môn Giải phẫu
bệnh Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng đã
thống nhất áp dụng điểm Gleason trong chẩn đoán và
phân độ mô học loại ung thư này.
Ở Việt Nam, bệnh TTL bắt đầu được đề cập từ
những thập niên đầu của thế kỷ 20 [8] và một thời
gian dài về sau mới có các tác giả khác nghiên cứu
về bệnh TTL. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này



3

chủ yếu trong lónh vực nội khoa và ngoại khoa, các
nghiên cứu về giải phẫu bệnh rất ít, đặc biệt là
nghiên cứu về giải phẫu bệnh ung thư TTL.
Ở khu vực các tỉnh thành phía Nam hiện nay chưa có
công trình nghiên cứu áp dụng điểm Gleason trong chẩn
đoán ung thư TTL, đặc biệt là trên các mẫu sinh thiết TTL
bằng kim. Thực hiện đề tài này nhằm các mục tiêu sau:

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Áp dụng điểm Gleason trong chẩn đoán carcinôm
tuyến của TTL trên các mẫu sinh thiết TTL bằng kim.

MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
1. Đánh giá một số đặc điểm của carcinôm tuyến
của TTL: tuổi, nồng độ PSA/HTh, tình trạng xâm lấn
u, tân sinh trong thượng mô và các yếu tố phụ
kèm theo.
2. Đánh giá điểm Gleason, số vùng mô học và
khoảng cách mô học.
3. Xác định mối tương quan giữa điểm Gleason với tuổi,
nồng độ PSA/HTh, sự xâm lấn của tế bào u, tân
sinh trong thượng mô TTL kèm theo và các yếu tố
phụ.
4. Xác định đặc điểm vi thể một số carcinôm tuyến
của TTL đặc biệt: carcinôm tế bào nhẫn, carcinôm
tuyến chế nhầy, carcinôm dạng phồng bào và
carcinôm dạng cầu thận.



4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược giải phẫu học TTL
TTL là một tuyến nằm dưới bàng quang và bọc quanh
niệu đạo sau. TTL tiết ra tinh dịch đổ vào niệu đạo. Tinh
dịch của tuyến được tiết ra bởi nhiều ống TTL đổ vào
niệu đạo tiền liệt ở rãnh hai bên lồi tinh. Trong TTL còn
có một túi bịt nhỏ gọi là túi bầu dục TTL có lỗ đổ ở
giữa lồi tinh. Túi là di tích đầu dưới ống cận trung thận
và được coi như tương ứng với tử cung ở nữ [10].
1.1.1 Vị trí và hình thể ngoài
TTL nằm trên hoành chậu hông, dưới bàng quang, sau
xương mu, giữa 2 cơ nâng hậu môn và trước trực tràng. TTL
có hình nón mà đáy ở trên, đỉnh ở dưới, có 4 mặt là
mặt trước, mặt sau và hai mặt dưới bên (dưới bên phải
và dưới bên trái) (hình 1.1). TTL rộng 4cm, cao 3cm và dày
2,5cm. Trung bình ở người lớn tuyến nặng 15-25g, ở người
già tuyến có thể to gấp bội, thường phát triển to ra ở
phần sau gây bí tiểu [10].
Bàng quang

Trực
tràng

Tuyến tiền
liệt



5

Hình 1.1: Liên quan của tiền liệt tuyến và các cơ quan xung
quanh

Về phương diện giải phẫu, TTL được chia làm ba thùy
là thùy phải và thùy trái ngăn cách nhau bởi một
rãnh ở mặt sau, thùy thứ ba gọi là eo TTL hay thùy giữa,
eo TTL nằm giữa niệu đạo và ống phóng tinh [10].
Về phương diện thực hành, từ những năm đầu của
thế kỷ 20 đã có nhiều cách phân chia thùy của TTL.
Năm 1912, Lowsley chia TTL thành 5 thùy (thùy giữa, 2
thùy bên, thùy sau và thùy trước) dựa trên cấu trúc
ống dẫn và ông nhận thấy hầu hết ung thư là ở thùy
sau. Tisell và Salander chia thành 6 thùy (2 thùy lưng, 2 thùy
bên, 2 thùy giữa) [44].
Năm 1981, McNeal đưa ra cách chia TTL mới và đã
nhanh chóng thay thế những cách chia cũ. Chìa khóa của
cách chia này là vị trí niệu đạo TTL gập góc 35 0, chia
đoạn niệu đạo TTL thành hai nửa bằng nhau là đoạn gần
và đoạn xa. Ụ núi là một phần của đoạn niệu đạo xa
và là chỗ phình ra tại vị trí niệu đạo gập góc. Vùng
tuyến, theo định nghóa của tác giả, có liên quan với
niệu đạo TTL và ống phóng tinh. McNeal chia TTL thành ba
vùng: vùng chuyển tiếp, vùng ngoại biên và vùng trung
tâm. Mỗi vùng đều có cấu trúc mô học cũng như
khuynh hướng mắc bệnh tương đối khác nhau [14], [21],
[44], [51].
Vùng chuyển tiếp: (hình 1.2A) chiếm khoảng 5% thể

tích TTL bình thường, nằm xung quanh đoạn niệu đạo TTL
gần, gồm hai thùy nhỏ nằm hai bên niệu đạo. Các ống
dẫn vùng chuyển tiếp đổ vào thành sau bên của nieäu


6

đạo, gần với góc niệu đạo. Tăng sản TTL chủ yếu xảy
ra ở vùng này, carcinôm tuyến của TTL chiếm khoảng
15-20% [14], [44], [51].
Vùng trung tâm: (hình 1.2B) chiếm khoảng 25% thể
tích TTL bình thường, có dạng hình nón đảo ngược, ôm lấy
hai ống dẫn tinh và trải dài từ đáy đến đỉnh của TTL
tại vị trí ụ núi. Các ống vùng trung tâm đổ vào chỗ lồi
của ụ núi, gần với lỗ của ống phóng tinh. Khoảng 10%
carcinôm tuyến của TTL xảy ra ở vùng này [14], [21], [44],
[51].

A

Hình 1.2: A. Vùng chuyển tiếp ôm chặt phần niệu đạo gần;
B. Vùng trung tâm liên hệ chặt chẽ với niệu đạo và ống
phóng tinh (Nguồn từ tài liệu số 51)


7

Hình 1.3: Vùng ngoại biên là vùng TTL còn lại
ôm lấy vùng trung tâm và chuyển tiếp (Nguồn từ tài liệu
số 51)


Vùng ngoại biên: (Hình 1.3) chiếm khoảng 70% thể
tích TTL bình thường, là vùng TTL bao lấy vùng chuyển
tiếp và vùng trung tâm tại phần đáy của tuyến và
phần TTL xung quanh đoạn niệu đạo xa. Khoảng 70%-75%
carcinôm TTL xảy ra ở vùng này và đây cũng là vị trí
hay có tân sinh trong thượng mô. Ngoài ra, viêm mạn tính,
tuyến teo đét cũng thường gặp tại đây. Tăng sản TTL ít
xảy ra ở vùng này [14], [21], [44], [51].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn phân vùng
theo tác giả McNeal.
1.1.2 Vỏ bao TTL
Vỏ bao TTL không phải là vỏ bao thật, được hình
thành do sự dày lên của mô đệm sợi - cơ vùng ngoại vi.
Vỏ bao phủ hầu hết mặt sau bên của TTL. Những nang
tuyến tận cùng của vùng ngoại biên và vùng trung tâm


8

có thể ra đến tận lớp vỏ bao này, trong khi các nang
tuyến tận của vùng chuyển tiếp thì lại vùi vào vùng
mô đệm sợi - cơ phía trước. Ở vùng đỉnh thì vỏ bao
thường không rõ hoặc không có. Vỏ bao TTL là một
mốc quan trọng để đánh giá sự lan rộng của ung thư [51].
1.1.3 Mạch và thần kinh
Mạch máu
Động mạch: TTL được cấp máu bởi động mạch bàng
quang dưới và động mạch trực tràng giữa [10].
Tónh mạch: tạo thành đám rối tónh mạch TTL [10].

Mạch limphô: mạng lưới mạch limphô chủ yếu tập
trung ở lớp vỏ bao và vùng mô liên kết xung quanh
TTL. Mạng lưới này chủ yếu đổ vào các hạch limphô
chậu trong. Do đó, các hạch này thường là vị trí di căn
đầu tiên của carcinôm TTL [10], [51].
Thần kinh
TTL có hệ thống đám rối thần kinh rất phong phú
tách ra từ đám rối hạ vị, thường tập trung nhiều ở
vùng vỏ và phần trên - bên. Vùng gần vỏ bao và trong
những bó mạch thần kinh thường có nhiều tế bào hạch
thần kinh giao cảm, các tế bào hạch này có thể lầm
với tế bào ung thư. Những nhánh thần kinh nhỏ đi xuyên
qua vỏ bao để vào vùng tuyến, do đó các nhánh thần
kinh này tiếp xúc rất mật thiết, thậm chí chạm vào các
nang tuyến bình thường, khi đó cần phân biệt với ung thư
xâm lấn thần kinh [10], [51].


9

1.2 Sơ lược phôi thai học TTL
Từ tuần lễ thứ 12 của thai kì, TTL được hình thành và
phát triển dưới ảnh hưởng của nội tiết tố (NTT)
androgen được sản xuất từ tinh hoàn của thai nhi. Cùng
với sự phát triển của những nụ thượng mô, trung mô
cũng phát triển theo và biệt hóa thành mô đệm sợi - cơ
để hình thành mô đệm của TTL. Các tuyến nằm gần ụ
núi thường ngắn và có cấu trúc khá đơn giản, trong khi
các tuyến ở xa thường dài hơn và có cấu trúc phức
tạp hơn. Sau đó, các tuyến ở xa u núi lại chia nhánh vào

vùng sau bên của tuyến và hiện tượng này cứ tiếp tục
tới tận cùng là các đơn vị nang tuyến. Trong khi vùng
chuyển tiếp và vùng ngoại biên đã được biết rõ là có
nguồn gốc từ nội bì phôi của xoang niệu dục, thì nguồn
gốc phôi thai học của vùng trung tâm còn nhiều bàn
cãi. Một số nghiên cứu về giải phẫu học so sánh cho
rằng vùng trung tâm tương ứng với các tuyến sinh dục
phụ ở loài linh trưởng và động vật bậc cao khác. Các
tuyến phụ này liên quan rất mật thiết với các cấu trúc
của ống Wolff như túi tinh, ống phóng tinh và một số
đặc điểm về hình thái học, sinh hóa cũng như hóa mô
đã gợi ý vùng này có nguồn gốc từ ống Wolff [21], [51].

1.3 Sơ lược mô học TTL
TTL có cấu trúc dạng phức hợp ống tuyến (Hình 1.4),
với một vài điểm khác nhau giữa ba vùng. Các đơn vị
nang tuyến đổ vào những ống phân nhánh, sau đó các
ống phân nhánh này đổ vào ống dẫn chính lớn. Các
ống dẫn chính lớn sẽ đổ vào niệu đạo TTL, các ống


10

dẫn chính này thường được lót bởi thượng mô chuyển
tiếp ở vị trí gần chỗ đổ vào niệu đạo. Nhìn chung cấu
trúc mô học điển hình của các nang tuyến và các ống
dẫn nhỏ là tương tự nhau không phân biệt được, bao gồm
hai lớp tế bào, lớp tế bào chế tiết và lớp tế bào
đáy, do đó cũng giống nhau về chức năng. Ngoại trừ
các ống dẫn nhỏ ít tạo nhú hơn [14], [21], [22], [51].

Không giống như tuyến nước bọt và các tuyến
ngoại tiết khác, ở TTL không có lớp cơ thượng mô, mà
chỉ có lớp tế bào đáy bên ngoài. Lớp tế bào chế
tiết bên trong sản xuất kháng nguyên đặc hiệu của
TTL, phosphatase acid TTL [14], [21], [22], [51].

Hình 1.4: Cấu trúc dạng phức hợp ống tuyến (Nguồn từ tài
liệu số 51)

Lớp tế bào chế tiết gồm các tế bào hình vuông
hoặc hình trụ, nhân đồng dạng nằm ở cực đáy, bào
tương nhiều, bọng, có hạt, hiếm khi có không bào. Bào
tương của tế bào chế tiết của vùng trung tâm thường
có hạt nhiều hơn, đậm màu hơn. Các tế bào chế tiết
này nằm trên lớp tế bào đáy gồm những tế bào dẹt,
đôi khi có hình vuông, bào tương ít, chỉ số nhân/bào
tương cao, nhân tròn hoặc bầu dục, đôi khi có hạt nhân
nhỏ ưa kiềm, bình thường lớp tế bào đáy chỉ có một
lớp tế bào, tựa mình trên một màng đáy mỏng. Trong
nhiều trường hợp, lớp tế bào đáy có thể khó nhận
biết bằng kính hiển vi thông thường [21], [22], [51].


11

Chức năng của tế bào đáy chưa biết rõ, nhiều tác
giả cho rằng các tế bào này giống như tế bào mầm,
có thể biệt hóa theo hướng tế bào chế tiết để phát
triển thay thế những tế bào chế tiết bên trên hoặc
biệt hóa theo hướng tế bào thần kinh nội tiết [51]. Tế

bào đáy không cùng phenotíp, không có siêu cấu trúc
của tế bào cơ thượng mô, âm tính khi nhuộm hóa mô
miễn dịch (HMMD) với protêin S-100 và sợi actin tế bào cơ
trơn [22], [51].

Hình 1.5: Gồm 2 lớp tế bào: lớp tế bào chế tiết và lớp tế
bào đáy (Nguồn từ tài liệu số 51)

Sản phẩm chế tiết của TTL thường hiện diện trong
lòng của các nang tuyến, bắt màu hồng nhạt khi nhuộm
HE, dương tính khi nhuộm PAS, nhưng lại kháng với diastase,
chứng

tỏ

trong

chất

tiết

này



chứa

chất

mucopolysaccharide trung tính. Chất nhầy trung tính cũng có

thể gặp trong carcinôm tuyến của TTL và không đặc
trưng cho các tuyến lành tính. Chất nhầy ưa eosin (dương
tính khi nhuộm alcian blue, chấy nhầy sắt) thường gặp trong
carcinôm tuyến của TTL, nhưng thường không có trong nang
tuyến của TTL bình thường và tăng sản [14], [22], [51].


12

Các thể amylacea có dạng phiến xếp đồng tâm
thường có trong nang tuyến bình thường và gia tăng theo
tuổi, các thể này do sự bong tróc và thoái hóa của tế
bào thượng mô tạo thành [2], [14], [21], [22], [51].
TTL bình thường còn có các tế bào thần kinh nội
tiết. Những tế bào này thỉnh thoảng có thể thấy
được trên kính hiển vi thông thường, đó là những tế
bào ưa bạc, có bào tương dạng hạt mịn ưa eosin. Ngoài
ra, TTL bình thường còn có các tế bào giống tế bào
Paneth, thường gặp ở những tuyến teo đét. Thượng mô
TTL cũng có thể có sắc tố lipofuscin, gặp nhiều nhất
ở vùng trung tâm, đây là loại sắc tố đặc trưng cho
những cơ quan có nguồn gốc từ ống Wolff như túi tinh,
ống phóng tinh [21], [51].
Các nang tuyến và ống nhỏ của TTL được bao bọc
xung quanh bởi mô đệm gồm các tế bào cơ trơn, nguyên
bào sợi, tế bào hình thoi không biệt hóa, trên nền mô
sợi collagen. Tế bào cơ vân cũng có thể tìm thấy trong
mô TTL, đặc biệt là vùng mô đệm sợi cơ trước và ở
đỉnh của TTL [51].
1.3.1 Sự khác biệt về mô học của các vùng

Theo McNeal, đặc điểm mô học giữa các vùng của
TTL có một số đặc điểm khác biệt nhau [51].
Tuyến của vùng chuyển tiếp và vùng ngoại biên
tương tự nhau, gồm các tuyến tròn đều, đơn dạng, thượng
mô lót thường không phân tầng [51].


13

Tuyến của vùng trung tâm thường lớn, sắp xếp dạng
thùy quanh các ống trung tâm, tạo nhú, bắc cầu vào trong
lòng tuyến. Thượng mô lót thường xếp giả tầng, bào
tương có hạt nhiều. Chính đặc điểm phân tầng, tạo nhú,
bắc cầu có thể gây nhầm lẫn là tăng sản lành tính TTL
hay tân sinh trong thượng mô TTL, đặc biệt là tân sinh trong
thượng mô dạng sàng trên các mẫu sinh thiết TTL bằng
kim nhỏ [51].
Mô đệm của vùng ngoại biên lỏng lẻo hơn, với ít bó
sợi cơ trơn hơn. Mô đệm vùng chuyển tiếp đặc hơn, với
nhiều bó sợi cơ trơn xen kẽ nhau và liên tục với các bó
cơ thắt tiền TTL và vùng mô đệm sợi cơ trước. Mô đệm
vùng của trung tâm ít hơn so với hai vùng trên, gồm các
bó sợi cơ trơn xếp chặt chẽ với nhau [51].
1.3.2 Thay đổi mô học TTL ở tuổi già
TTL ở tuổi già thường có hai hiện tượng xảy ra đồng
thời, đó là teo đét và tăng sản. Ở đây chỉ đề cập
đến hiện tượng teo đét.
Teo đét thường xảy ra sau 50 tuổi. Teo đét do tuổi già
thường lan tỏa và xảy ra nhiều nhất ở vùng ngoại biên.
Trên siêu âm những vùng teo đét có cấu trúc phản

âm kém tương tự như carcinôm tuyến của TTL. Có ba dạng
teo đét là teo đét dạng thùy, teo đét xơ hóa và tăng
sản sau teo đét (hay teo đét tăng sản, teo đét một phần)
[14], [21], [22], [51].

Hình 1.6: TTL teo đét với các ống tuyến nhỏ, mật độ tuyến
giảm, mô đệm xơ hóa.


14

Tế bào tuyến teo, nhưng nhân lành tính (Nguồn từ tài liệu số
51)

Teo đét dạng thùy: gồm các nang tuyến có kích

thước nhỏ, dãn nở ít. Các nang tuyến này sắp xếp dạng
thùy được bao quanh bởi mô đệm xơ hóa. Đôi khi nang
tuyến dãn rộng méo mó chiếm ưu thế, thì còn được gọi
là teo đét dạng nang [51].
Teo đét xơ hóa: gồm các tuyến dãn rộng hơn, đa
dạng hơn, trên nền mô đệm xơ hóa mạnh và thường
kém thấm nhập limphô bào. Loại teo đét này có thể
lầm với carcinôm tuyến loại nang nhỏ [51].
Tăng sản sau teo đét: gồm hai thành phần teo đét
và tăng sản [51].
Thượng mô lót của các nang tuyến teo đét gồm những
tế bào hình vuông bào tương ít, chỉ số nhân trên bào
tương tăng, nhân lành tính. Lớp tế bào đáy còn nguyên.
1.3.3 Đặc điểm hóa mô miễn dịch (HMMD)

Các tế bào chế tiết của nang tuyến và ống dẫn
dương tính ở bào tương khi nhuộm HMMD với cytokeratin
trọng lượng phân tử thấp, âm tính với cytokeratin trọng
lượng phân tử cao (dòng 34E12) [21], [22], [44], [51].
Các tế bào đáy cũng dương tính với cytokeratin
trọng lượng phân tử thấp, đồng thời cũng dương tính
với cytokeratin trọng lượng phân tử cao 1, 5, 10, kể cả
dòng 34E12. Do đó dòng 34E12 được xem như đặc hiệu
cho tế bào đáy [51]. Việc xác định còn lớp tế bào
đáy hay không rất quan trọng để phân biệt lành tính
hay ác tính, đặc biệt trong những trường hợp teo đét


15

mà lớp tế bào đáy không thấy rõ trên kính hiển vi
quang học, hoặc không có thật sự trong carcinôm tuyến
loại nang nhỏ. Ngoài ra ở lớp tế bào đáy còn có các
tế bào nguồn gốc thần kinh nội tiết cho phản ứng
dương tính với NSE, chromogranin và synaptophysin [44],
[51].
Mô đệm TTL cho phản ứng dương tính với kháng thể
kháng vimentin, desmin, actin.
1.3.4 Kháng nguyên chuyên biệt của TTL và
Phosphatase acid của TTL
Kháng nguyên chuyên biệt của TTL (PSA)
Đây là glycoprotein chuyên biệt của TTL, được tìm ra
vào năm 1979. PSA không có ở mô TTL của người trước
tuổi dậy thì. Các tế bào chế tiết của tuyến bình thường
và tuyến tăng sản phản ứng dương tính mạnh với kháng

thể kháng PSA, tế bào đáy dương tính yếu hoặc không
dương tính. Hầu hết carcinôm tuyến của TTL đều dương
tính khi nhuộm với kháng thể kháng PSA. Thượng mô của
túi tinh, ống phóng tinh, niệu đạo TTL âm tính. Một số u
ngoài TTL như carcinôm tuyến của bàng quang, bệnh Paget
ở dương vật, một số carcinôm tuyến của đường tiêu
hóa, tuyến nước bọt, u quái trưởng thành cho phản ứng
dương tính với kháng thể kháng PSA [21], [22], [51].
Phosphatase acid của TTL (PAP)
Chất này không đặc hiệu cho TTL vì có thể có ở
nhiều cơ quan khác như tế bào tiểu đảo tụy, tế bào
thành của dạ dày, tế bào gan và một số tế bào ống


16

thận. PAP chủ yếu có giá trị theo dõi tái phát trong
điều trị carcinôm tuyến của TTL [22], [51].

1.4 Sơ lược sinh lí học của TTL
Sản phẩm chế tiết của TTL góp phần tạo nên tinh
dịch. Trung bình TTL tiết ra khoảng 0,5-2,0 ml dịch mỗi
ngày. Ngoài những thành phần chính là phosphatase acid
và acid citric, còn có nhiều loại men tiêu hủy prôtein như
fibrinolysin, fibrinogenase, aminopeptidase, góp phần làm
loãng tinh dịch. TTL còn tạo ra prostaglandin F2 [10], [14],
[51].
Quá trình chế tiết của TTL chịu sự chi phối của hệ
thần kinh giao cảm và đối giao cảm, thông qua sự kích
thích co thắt mô đệm sợi cơ của TTL [51].

Kẽm có nồng độ rất cao trong mô TTL, tuy nhiên mối
liên quan giữa kẽm với sinh lí, bệnh lí của TTL chưa được
biết rõ [21], [22], [51].
TTL chịu sự kiểm soát của trục hạ đồi - tuyến yên tinh hoàn. Sự phát triển của TTL phụ thuộc nhiều vào
hormon của tinh hoàn, đặc biệt là androgen. Testosterone
là thành phần chính của androgen, với hormon hoạt động
trong tế bào là dihydrotestosterone (DHT). Testosterone
chuyển thành DHT nhờ vào men 5--reductase, loại men
này có ở trên màng của lưới nội sinh chất và màng
nhân tế bào chế tiết của TTL. Ngoài ra androgen còn
được sản xuất ở tuyến thượng thận với số lượng ít và ít
có vai trò đối với TTL. Chính nhờ những hiểu biết này
mà người ta đã dùng các chất kháng androgen và chất


17

ức chế men 5--reductase trong điều trị tăng sản lành tính
TTL. Thuốc đối kháng estrogen cũng được dùng trong điều
trị tăng sản lành tính TTL vì estrogen kích thích sản xuất
prolactin, một chất kích thích sự phát triển TTL [14], [21],
[22], [51].

1.5 Sơ lược carcinôm tuyến của TTL
1.5.1 Về phân loại tăng sản, u, các tổn thương
dạng u của TTL
Có nhiều bảng phân loại bệnh lí TTL như bảng phân
loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1980, bảng
phân loại của Cabanne và CS. năm (1993)… Tuy nhiên, các
bảng phân loại này không đầy đủ về mặt danh pháp

và một số tổn thương mới không được đề cập. Do đó,
vào năm 2000, Học viện Bệnh học Quân đội Hoa kỳ
(AFIP) đã đưa ra bảng phân loại mới. Đây là bảng phân
loại đầy đủ nhất về danh pháp cũng như các tổn thương
mới, đã được nhiều Hội nghị Quốc tế thống nhất và
được nhiều nước trên thế giới sử duïng [8], [51].


18

Bảng 1.1: Phân loại tăng sản, u, các tổn thương dạng u của
TTL (AFIP (2000))
Tăng sản
Tăng sản lành tính dạng nốt
Tăng sản tế bào đáy
Tăng sản sau teo đét
Tăng sản tuyến không điển
hình
U thượng mô lành tính
U tuyến
U tuyến dạng nang nhiều ổ
Tân sinh trong thượng mô TTL
Carcinôm tuyến qui ước
Carcinôm tuyến các biến
thể đặc biệt và dạng khác
Carcinôm tuyến dạng ống
Carcinôm tuyến dạng nhầy
Carcinôm tế bào nhẫn
Carcinôm gai tuyến
Carcinôm TB gai

Carcinôm dạng đáy, nang dạng
tuyến
Carcinôm tế bào chuyển tiếp
Carcinôm tế bào nhỏ
Carcinôm dạng sarcôm
Carcinôm dạng limphô thượng

Carcinôm không biệt hóa loại
không đặc hiệu
Các u hỗn hợp
U mô đệm - thượng mô loại
không đặc hiệu
Carcinôsarcôm
Các u trung mô
Lành tính
U cơ trơn, u sợi
U mạch máu, u khác
Ác tính
Sarcôm cơ vân
Sarcôm cơ trơn
Sarcôm mô đệm
U khác

1.5.2 Dịch tễ học

Các u khác
U thuộc hệ tạo máu
Limphôm, Bệnh bạch cầu
U tương bào
U cận hạch

U tế bào mầm
U Wilms
Các u thứ phát
Tổn thương dạng u
Teo đét, tăng sản sau teo đét
Bệnh tuyến xơ hóa
Tăng sản dạng sàng
Tăng sản ống trung thận tồn

U tuyến tạo thận của niệu
đạo TTL
Chuyển sản gai
Tăng sản / chuyển sản TB
chuyển tiếp
Tăng sản tế bào đáy và
các biến thể
Viêm TTL, bạch sản
Không điển hình do phản ứng
Không điển hình do xạ trị
Nốt tế bào hình thoi sau phẫu
thuật
Viêm giả u
Tế bào mô đệm không điển
hình
Melanosis (bao gồm nevus xanh)
Lạc nội mạc tử cung
Túi tinh / ống phóng tinh,
tuyến Cowper, TB cận hạch trong
mẫu sinh thiết
Tăng sản tuyến niêm mạc ụ

núi
Chuyển sản nhầy
Tuyến cạnh thần kinh lành
tính và trong cơ vân
Các loại nang, bệnh bột
Sỏi, Calci hóa / Sụn
(Mô TTL lạc chỗ)

Ung thư TTL chiếm trên 30% nam giới trên 50 tuổi được
phát hiện tình cờ (nghóa là có ung thư dạng âm thầm


19

không triệu chứng chỉ được phát hiện tình cờ qua tử
thiết hoặc qua các bệnh phẩm phẫu thuật vì tăng sản
lành tính). Trong số các bệnh nhân này, 60 đến 90% sẽ
không có diễn tiến đến các giai đoạn sau. Người ta vẫn
chưa biết nguyên nhân của tình trạng này [2], [14], [51].
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên tử thiết còn cho thấy
một con số đáng kinh ngạc là từ 15%-70% nam giới có
ung thư TTL thầm lặng [44].
Tỉ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, bệnh thường
gặp ở tuổi từ 50-70 tuổi. Hơn 75% các trường hợp được
phát hiện ở tuổi trên hoặc bằng 65 tuổi. Tuy nhiên,
bệnh cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trẻ em [14],
[21], [22], [44], [51].
Tại Mỹ, năm 1999 ước tính có khoảng 179.300 ca bệnh
mới, tử vong do ung thư TTL đứng hàng thứ hai sau ung thư
phổi [51]. Tỉ lệ ung thư TTL có biểu hiện lâm sàng ước

tính khoảng 10% [4], [44].
Riêng tại Việt Nam theo điều tra dịch tễ về ung thư
năm 1998 thì ung thư TTL tính theo xuất độ chuẩn hóa theo
tuổi ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt là 4,8 và 1,5.
Theo Nguyễn Chấn Hùng và CS. tại TP. Hồ Chí Minh, năm
1997, trong 10 loại ung thư có xuất độ cao nhất, ung thư TTL
đứng hàng thứ 8 ở giới nam [2], [7], [9]. Hiện nay, ung thư
TTL ở nước ta có chiều hướng gia tăng. Tỉ lệ chung cả
nước giai đoạn 1995 - 1996 là 1,3 - 1,5/100.000, nhưng đến
giai đoạn 2002 tỉ lệ này là 2,3 - 2,5/100.000 [1]. Và nhờ
áp dụng rộng rãi các phương tiện tầm soát ung thö TTL


20

như siêu âm và đo nồng độ PSA /HTh, nên tỉ lệ phát
hiện ung thư TTL sẽ còn tăng lên rất nhiều.
1.5.3 Bệnh sinh
Bệnh sinh và bệnh học của ung thư TTL chưa được biết
rõ. Tuy nhiên, có những yếu tố có liên quan đến
nguyên nhân sinh bệnh: tuổi, chủng tộc, nội tiết tố,
gen, yếu tố môi trường và yếu tố gia đình [2], [14], [21],
[22], [51].
Có sự khác biệt rõ rệt về xuất độä bệnh ở những
vùng địa lí khác nhau trên thế giới: tỉ lệ thấp ở các
nước Đông ÁÙ, tỉ lệ cao ở Bắc Mỹ và Bắc Âu. Xuất
độ bệnh tăng lên ở những người có ít nguy cơ bị bệnh
khi họ di cư sang các vùng có nhiều nguy cơ bị bệnh [2],
[21], [22], [51].
Người da đen bị bệnh nhiều hơn người da trắng

khoảng 1,5 lần [44].
Tình trạng hôn nhân, kinh tế xã hội, thói quen tình dục
không có mối liên hệ với bệnh [44], [51].
Những người thợ làm trong các ngành kỹ nghệ có
cadmium có xuất độ bệnh cao. Cadmium được biết như là
một chất ức chế chuyển hóa kẽm, vốn có nhiều trong
mô TTL. Ngoài ra xuất độ ung thư TTL còn tăng ở những
người làm việc trong ngành chế biến cao su, dệt nhuộm,
thuốc trừ sâu, công nghiệp năng lượng nguyên tử [2],
[14], [51].
Chế độ ăn nhiều mỡ, thiếu hoặc thừa vitamin A,
thiếu vitamin D cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh [51].



×