Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Sự thích nghi văn hóa việt nam của người nhật bản tại thành phố hồ chí minh công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SỰ THÍCH NGHI VĂN HỐ VIỆT
NAM CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn: Th.S. NGUYỄN THU HƯƠNG
Sinh viên thực hiện:
• Lâm Tuyết Mai
• Tống Trà My
• Nguyễn Dương Bích Phụng
• Lê Thị Hồng Châu
• Đặng Hồ Thanh Thảo
• Đặng Hà Thy

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4/2008


MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................................... 1
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .................................................................................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ....................................................................................... 6
4. Cơ sở lý luận - Phương pháp nghiên cứu và giới hạn của đề tài ......................................... 6
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn............................................................................................... 7
6. Kết cấu của đề tài .............................................................................................................. 7
NỘI DUNG


Chương I: Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
I.1 Điều kiện địa lý tự nhiên ................................................................................................... 8
I.2 Lịch sử ............................................................................................................................ 10
I.3 Kinh tế ............................................................................................................................ 11
I.4 Văn hóa........................................................................................................................... 13
Chương II: Sơ nét về người Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh
II.1 Khái quát lịch sử quan hệ Việt - Nhật và sự hình thành nhóm người Nhật tại Tp.HCM ... 18
II.2 Vài nét về người Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 24
Chương III: Sự thích nghi văn hóa của người Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh
III.1 Về mơi trường sống ...................................................................................................... 35
III.2 Về trang phục................................................................................................................ 44
III.3 Về ẩm thực.................................................................................................................... 47
III.4 Về ngôn ngữ.................................................................................................................. 51
III.5 Về giải trí ...................................................................................................................... 53
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 58
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 63
1. Các bài viết tham khảo ...................................................................................................... 63
2. Trang thông tin điện tử...................................................................................................... 64
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 65
1. Mẫu bảng hỏi .................................................................................................................... 65
1.1 Mẫu bảng hỏi tiếng Nhật ................................................................................................. 65


1.2 Mẫu bảng hỏi dịch sang tiếng Việt .................................................................................. 68
2. Biên bản phỏng vấn sâu người Nhật tại Tp. Hồ Chí Minh.................................................. 71
3. Một số bài viết hay tham khảo trên mạng điện tử............................................................... 90
4. Tổng kết bảng hỏi thu thập được ....................................................................................... 95



1

Tóm tắt cơng trình:
Quan hệ hai nước Việt Nam Nhật bản đã bước sang năm thứ 35, song song với
tình hữu nghị giữa hai chính phủ, nhân dân hai nước cũng ngày càng gắn bó với nhau
hơn. Số lượng người Nhật chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai tăng lên đáng kể,
dần hình thành trong lịng thành phố một nhóm nhỏ người Nhật với nền văn hóa đặc
trưng của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động thích nghi văn hóa của người
Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh càng trở nên cấp thiết.
Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm chủ nghĩa Duy
vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, phân tích, điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra trên 80 người Nhật từ 13 đến 75 tuổi, không
phân biệt ngành nghề tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu nhận được 41 phiếu trả
lời và 7 bảng phỏng vấn sâu.
Đề tài gồm 3 chương, phần kết luận và kiến nghị:
I. Tổng quan thành phố Hồ Chí Minh
Từ xa xưa, thành phố đã là nơi quy tụ nhiều nguồn người dân từ các nơi đến
sinh sống, dần trở thành nơi hội tụ các dịng văn hóa, vì vậy người thành phố rất dễ
thích nghi với văn hóa thế giới. Hiện nay người nước ngồi đến thành phố Hồ Chí
Minh ngày càng nhiều, dần hình thành nên những khu phố quốc tế như: phố Tây ở
đường Phạm Ngũ Lão, khu vực người Nhật trên đường Lê Thánh Tôn…
II. Vài nét về người Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh
1. Đề cập sơ lược về mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản
Cuối thế kỉ 16 mối quan hệ giao thương giữa Đại Việt và Nhật Bản tại Hội An
bắt đầu được mở ra. Từ 1636 chính quyền Nhật Bản ban hành lệnh cấm xuất ngoại làm
cho mối quan hệ Việt Nhật sa sút dần. Mãi đến 9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính
thức thiết lập quan hệ ngoại giao, khẳng định mối quan hệ giữa hai nước đã bước sang
giai đoạn mới.
2. Vài nét về người Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh
Khu vực người Nhật tập trung đông nhất là quận 1 thường được biết đến với tên

gọi Little Japan. Hiện nay tại thành phố có gần 2550 người Nhật sinh sống (2007), với
hơn 300 hộ gia đình người Nhật (trong tổng số khoảng 500 hộ tại TP.HCM) đang sống
trong khu vực quanh Lê Thánh Tơn.
III. Sự thích nghi văn hóa của người Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh


2

1. Về môi trường sống
Theo số liệu điều tra, đa số người Nhật cho rằng giá nhà thuê mắc. Theo thống
kê, số người Nhật sống tại quận 1 chiếm đông nhất so với các khu vực khác. Trong
quan hệ với láng giềng, đa số người được hỏi đều vui vẻ cho biết người Việt rất thân
thiện, tử tế. Nhìn chung thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng khá tốt nhu cầu ở của người
Nhật và họ cũng đang cố gắng thích nghi với cuộc sống tại đây.
2. Về trang phục truyền thống
Khi được hỏi về áo dài Việt Nam đa số người Nhật đều có chung một nhận định
là “áo dài đẹp”. Phần lớn phụ nữ Nhật khi đến Việt Nam đều tìm may cho mình một
vài bộ áo dài. Điều này chứng tỏ áo dài có sức hút khơng nhỏ đối với người Nhật.
3. Về ẩm thực
Một trong những cách khiến con người đến gần nhau hơn chính là thơng qua
“văn hóa ăn”. Người Nhật khi đến Việt Nam dùng món ăn Việt khá thường xun, chỉ
một số ít là chưa quen với món ăn Việt. Về các món u thích, người Nhật chủ yếu
thích các món ăn thuần chất Việt Nam như phở, bún bò, gỏi cuốn, bún thịt nướng...
4. Về ngôn ngữ
Hầu hết người Nhật đều cho rằng khó khăn lớn nhất của họ chính là rào cản
ngơn ngữ. Theo kết quả điều tra, có gần 80% người Nhật cho rằng tiếng Việt rất khó
học. Tuy nhiên, người Nhật vẫn tỏ ra thích học tiếng Việt. Trong tương lai, có thể thấy
sẽ càng có nhiều người Nhật biết tiếng Việt hơn, và sự thích nghi của người Nhật về
ngơn ngữ là hồn tồn có thể.
5. Về giải trí

Sống ở một thành phố sầm uất, mua sắm vẫn là lựa chọn giải trí hàng đầu của
người Nhật, ngồi ra họ còn đi uống cà phê, uống bia và hát Karaoke. Theo kết quả
điều tra, người Nhật tiếp nhận văn hố “nghe” của Việt Nam khơng q khắt khe mà
cịn có phần thoải mái. Gần 70% số người được hỏi đã từng coi Múa rối nước và coi
nhiều lần. Thơng qua các hoạt động giải trí, người Nhật đang tìm hiểu và từng bước
tiếp cận nền văn hóa Việt Nam.
KẾT LUẬN
Căn cứ trên sự thích nghi, nhóm nghiên cứu phân chia những người Nhật dến
thành phố Hồ Chí Minh theo 3 nhóm khác nhau.
Nhóm 1: Những người Nhật thích nghi khá tốt với nền văn hóa Việt Nam.


3

Nhóm 2: Những người Nhật đang tập thích nghi với văn hóa Việt Nam.
Nhóm 3: Những người Nhật chưa thích nghi với văn hóa Việt Nam.
Sự khác biệt về văn hóa ứng xử, phong tục tập qn, trình độ phát triển, khí hậu,
bất đồng ngơn ngữ…đã gây ra nhiều khó khăn cho người Nhật khi sinh sống tại thành
phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, vấn đề giao thơng, vệ sinh, ô nhiễm môi trường còn nhiều
bất cập cũng là một rào cản cho người Nhật thích nghi với cuộc sống mới tại đây.
KIẾN NGHỊ:
Nhóm nghiên cứu cũng xin đưa ra vài đề xuất như tạo nhịp cầu giao lưu văn
hóa, xúc tiến hồn thành các cơng trình giao thơng, cơng cộng, thành lập các nhóm
tình nguyện địa phương, mở lớp dạy tiếng Việt và văn hóa Việt theo chuyên đề riêng
cho người Nhật.


4

DẪN LUẬN

1.

Lý do chọn đề tài
Từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO cuối năm 2007, thắng

lợi to lớn về mặt ngoại giao đó đã tác động nhân dân thế giới ngày càng quan tâm đến
đất nước ta. Du khách nước ngoài đến Việt Nam tham quan du lịch tăng qua các năm.
Lượng khách đến Việt Nam năm 2007 tăng 18% so với năm 2006, vượt ngưỡng 4 triệu
lượt/năm. Người nước ngồi đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh, cơ hội làm
việc, học tập cũng tăng. Tính tới 2007, hơn 81.000 người nước ngồi đang làm việc tại
Việt Nam.1
Trong đó có Nhật Bản - một nước Châu Á kinh tế hùng mạnh, ln có quan hệ
ngoại giao tốt đẹp với nước ta. Cũng trong năm nay, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
bước sang năm thứ 35, đánh dấu 35 năm mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước phát
triển trên nhiều mặt. Bên cạnh giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên phương
diện chính phủ, quan hệ giao lưu giữa nhân dân hai nước cũng không ngừng phát triển.
Số lượng người Việt Nam đến Nhật qua nhiều con đường tăng lên nhanh chóng
và ngược lại số lượng người Nhật đến Việt Nam cũng tăng trưởng hằng năm. Chỉ riêng
năm 2007, số lượng khách Nhật đến Việt Nam là 411.557 người, so với 190.355 người
năm 2004.2 Khơng ít người Nhật chọn Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Tại
thành phố Hồ Chí Minh, số lượng người Nhật Bản đang sinh sống và làm việc đã lên
đến con số 2550 người, chiếm 2/3 số lượng chung của cả nước.3 Có thể nói, nhóm
người Nhật đến sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh đã và đang dần hình thành trong
lịng thành phố một khu phố Nhật với đầy đủ đặc trưng văn hóa của mình. Khi hai nền
văn hố khác biệt được đặt cạnh nhau, tất yếu dẫn đến những va chạm, xung đột. Từ
những va chạm đó, chúng ta mới có thể nhìn rõ hơn bản chất văn hố của Việt Nam và
Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện nay vẫn cịn rất ít tài liệu nghiên cứu về đời sống, sinh hoạt,
cũng như mức độ thích nghi văn hóa của nhóm người này. Với mong muốn phác họa
được cái nhìn tồn diện về sự thích nghi văn hóa của nhóm người Nhật tại thành phố
Hồ Chí Minh, nhóm chúng tơi đã chọn nghiên cứu đề tài này.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
1

www.vnexpress.com
Thống kê của tổng cục du lịch
3
Theo Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Tp.Hồ Chí Minh
2


5

Tìm hiểu về vấn đề người Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta có thể
tham khảo tác phẩm “Người Nhật ở nước ngoài và người nước ngoài ở Nhật”
(2001), tác giả Gia Phóng. Tác phẩm nêu lên cái nhìn khái quát về cộng đồng người
Nhật sống ở nước ngoài, một số vấn đề lý luận và khái qt. Tuy nhiên tác phẩm này
khơng đi sâu phân tích người Nhật tại từng nước, nhất là sự thích nghi văn hóa của
người Nhật với văn hóa bản địa.
Ngồi ra, chúng ta có thể tìm đọc luận văn Văn hóa học“Giao lưu và tiếp biến
văn hoá trong đời sống và hôn nhân của người Việt ở Nhật Bản” của Ths.Nguyễn
Thu Hương. Luận văn phân tích sự giao lưu và tiếp biến văn hố trong hơn nhân
người Việt tại Nhật. Từ khía cạnh ngược, nhìn từ người Việt tại Nhật, luận văn nêu rõ
người Việt rất khó hồ nhập vào cuộc sống vốn khép kín của người Nhật Bản mặc dù
thời gian họ sinh sống ở Nhật không phải là ngắn.
Bài viết “Một số nét tính cách có văn hố của người Nhật Bản” của cô Trần
Thị Thu Mai1 đã phân tích tính cách dân tộc Nhật Bản lồng trong văn hố dân tộc và
tâm lý dân tộc. Theo cơ Thu Mai, ln có “sự tồn tại vơ hình của q khứ” bao trùm
con người Nhật Bản. Vì thế con người Nhật Bản một mặt vẫn giữ nét riêng của mình,
một mặt lại có khả năng tiếp nhận tất cả những cái mới đến. Có thể nói, Nhật Bản hồi
cổ, truyền thống nhưng khơng hề vấp phải nhiều khó khăn khi sống trong mơi trường

mới.
Trong bài báo cáo “Bước đầu tìm hiểu hình ảnh Nhật Bản tại Việt Nam”Nguyễn Vũ Quỳnh Như2 đã đề cập hình ảnh Nhật Bản trong con mắt người Việt Nam
là một đất nước “Kinh tế phát triển, kỹ thuật tiên tiến, giàu bản sắc văn hoá, cần cù chịu khó, năng động-sáng tạo”. Những đặc điểm trên như “giàu bản sắc văn hoá, cần
cù - chịu khó” rất gần với dân tộc Việt Nam, có thể nói người Việt Nam có ấn tượng
tốt đẹp đối với đất nước con người Nhật Bản, đặc biệt là nền văn hoá “huyền ảo” của
họ.
Đặc biệt trong bài viết “Vài nét về đời sống của người Nhật tại thành phố Hồ
Chí Minh”3 đã giới thiệu tồn cảnh đời sống vật chất tinh thần của người Nhật tại
thành phố Hồ Chí Minh với những số liệu rất mới, tuy nhiên bài viết khơng đề cập sâu
đến sự thích ứng văn hóa của người Nhật. Nhưng đó quả thật là nguồn tham khảo rất
1

Thạc sĩ Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh
2007, 30 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản kết quả và triển vọng, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
3
Bùi Thị Duyên Hải, 2008, Hội thảo “Nhật Bản với Nam Bộ-Việt Nam quá khứ - hiện tại - tương lai”
2


6

q báu, rất sát thực.
Ngồi ra, cịn rất nhiều bài viết trên báo chí, mạng thơng tin điện tử,…cũng có
đề cập riêng lẻ đến từng lĩnh vực như ẩm thực Việt - Nhật, ngơn ngữ Việt - Nhật, hay
văn hóa Việt – Nhật,…
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
 Mục đích
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng nhóm người Nhật Bản
sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó nghiên cứu sự giao lưu văn hóa giữa
người Việt và người Nhật, sự thích nghi hồn cảnh sống và văn hố Việt Nam của

người Nhật. Bài nghiên cứu cũng tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong cuộc
sống tại thành phố Hồ Chí Minh của người Nhật Bản và đề xuất phương pháp góp
phần giải quyết những khó khăn đó.
 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của bài nghiên cứu là tìm tư liệu về người Nhật Bản tại thành
phố Hồ Chí Minh, lập bảng hỏi và thu tập thông tin bằng bảng hỏi (tiến hành phỏng
vấn sâu một số cá nhân) về đời sống người Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó
tiến hành phân tích và tổng hợp để tìm ra những thuận lợi và khó khăn chung nhất của
họ. Từ đó kết luận về mức độ thích nghi văn hóa Việt Nam của người Nhật tại thành
phố Hồ Chí Minh. Tìm kiếm giải pháp để góp phần phát huy điểm mạnh và hạn chế
điểm yếu của thành phố Hồ Chí Minh đối với người Nhật, đưa Việt Nam trở thành
điểm đến hấp dẫn hơn.
4.

Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và giới hạn của đề tài
Cơ sở lý luận dựa trên sự kết hợp giữa các bộ môn như Văn hố học, Xã hội

học, Lịch sử…Vì xét cho cùng khơng có ngành khoa học nào đứng độc lập mà khơng
liên hệ với các ngành khác.
Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm chủ nghĩa Duy vật lịch sử,
phương pháp tổng hợp tư liệu, phân tích và chọn lọc thơng tin cần thiết để khái quát
hoá thành bài luận. Kết hợp phương pháp so sánh, điều tra, thống kê số liệu và tiến
hành phỏng vấn sâu chủ yếu ở khu vực quận 3, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Tiến
hành đi khảo sát thực tế trên đường Lê Thánh Tôn (Quận 3) khu vực được mệnh danh
là “Little Japan in HCMC”.
Giới hạn của đề tài: đối tượng nghiên cứu là những người Nhật Bản sinh sống,


7


làm việc và học tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu từ đầu tháng
12/2007 đến đầu tháng 5/2008.
5.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có một tài liệu nào cung cấp đầy đủ thông tin

về người Nhật sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế, nhóm thực hiện
mong muốn thơng qua đề tài này có thể đóng góp một phần kiến thức vào lĩnh vực
nghiên cứu người nước ngồi tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời bài viết góp phần
làm phong phú thêm nguồn tư liệu tham khảo cho giới sinh viên và những người quan
tâm đến Nhật Bản, cung cấp thêm thông tin cho những ai quan tâm đến đất nước Nhật
Bản và những người Nhật đang có ý định sang Việt Nam học tập làm việc và định cư.
Từ việc hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của đất nước mình thơng qua góp ý của
người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, đề tài này góp phần tạo cơ sở cho những
biện pháp xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với cơng dân nước
ngồi. Điều đó khơng những thúc đẩy đầu tư nước ngồi mà cịn gia tăng lượng khách
du lịch đến Việt Nam. Ngành du lịch có thể tham khảo sở thích cũng như khả năng
thích nghi văn hố Việt Nam của nhóm người Nhật, xây dựng một mơ hình du lịch
chun theo từng quốc gia, mà ở đây là đất nước Nhật Bản.
6.

Kết cấu của đề tài
Bài nghiên cứu này gồm:

Dẫn luận
Chương I-Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
Chương II-Sơ nét về người Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương III-Sự thích nghi văn hoá Việt Nam của người Nhật tại thành phố Hồ Chí
Minh

Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


8

Chương I
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I.1 Điều kiện địa lý tự nhiên:

Hình I.1.1: Tổng quan thành phố Hồ Chí Minh1

Sài Gịn – thành phố Hồ Chí Minh với hơn 300 năm tuổi, một thời được mệnh
danh là “Hịn ngọc Viễn Đơng”, nổi tiếng là một thương cảng trù phú sầm uất của
vùng đất Phương Nam. Ngày nay, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế,
thương mại, tài chính, du lịch, văn hóa, khoa học… của nước Việt Nam .
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm Nam Bộ, phía Nam Đơng Nam Bộ,
rìa Bắc Tây Nam Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
Ðông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây
và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Tiếp giáp với nhiều khu vực nên thành
phố Hồ Chí Minh rất thuận tiện trong giao lưu mua bán giữa các vùng với nhau.

1

www.vnexpress.com


9


Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ
Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Đây là
đầu mối giao thông lớn, nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Từ thành
phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội có quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 13 xun
Đơng Dương. Ngồi ra cịn có sân bay Tân Sơn Nhất cách trung tâm thành phố 7km,
là sân bay lớn nhất Việt Nam với hàng chục đường bay trong và ngồi nước. Với vị trí
chiến lược như vậy, hiện nay thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm du lịch lớn
nhất cả nước.
Thành phồ Hồ Chí Minh có khí hậu, thời tiết dễ chịu với hai mùa, mùa mưa (từ
tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng12 năm này đến tháng 4 năm sau). Mưa thì
mau tạnh ráo và nắng thì khơng q nóng. Nhiệt độ trung bình 27,55°C, khơng có mùa
đơng. Lượng mưa phân bố khơng đều, rất thuận tiện cho du lịch. Thời tiết tốt nhất ở
thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau (trong dịp lễ Noel, tết dương
lịch và tết cổ truyền Việt Nam).
Cảnh quan nơi đây rất phong phú và đa dạng với nhiều loại hình tham quan, du
lịch. Thành phố Hồ Chí Minh có các điểm đến lý thú như: hệ thống bảo tàng Hồ Chí
Minh, bảo tàng chứng tích chiến tranh, khu du lịch Bình Quới, Thanh Đa… và các
trung tâm vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hòa, Suối Tiên…; các địa điểm mua sắm
nổi tiếng như chợ Bến Thành, chợ An Đông, chợ Bình Tây (cịn gọi Chợ Lớn)... Bên
cạnh đó loại hình du lịch bằng thuyền cũng đang thu hút rất nhiều du khách. Dịng
sơng Sài Gịn chảy qua vùng trung tâm nối liền với các nhánh sơng ngịi, kênh rạch
chằng chịt khác, rất thuận lợi cho giao thông đường thủy và du lịch sông nước. Bến
Bạch Đằng với những chiếc thuyền được trang trí rất đẹp mắt trở thành địa điểm tham
quan thành phố bằng thuyền lý tưởng, hấp dẫn nhiều du khách quốc tế. Hàng năm,
thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch, thu hút 70% lượng khách quốc tế đến
Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì ngồi cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thơng tương đối thuận
tiện, cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí đa dạng,
cịn có tài ngun du lịch phong phú. Thành phố còn là địa điểm dừng chân, là trung
tâm chuyển tiếp khách đến các địa phương khác như Vũng Tàu, đồng bằng sông Cửu

Long…
Với hệ thống sân bay, bến cảng ngày càng được nâng cấp và các khu công
nghiệp phát triển, thành phố có sức sống đa dạng và sinh hoạt tấp nập, thu hút nhiều du


10

khách trong và ngoài nước đến du lịch và sinh sống. Thành phố Hồ Chí Minh xứng
đáng là địa phương đi đầu cả nước trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Hình I.1.2: Bản đồ khu vực miền Nam Việt Nam1

I.2 Lịch sử:
Hơn 300 năm trước, vùng đất này chỉ là sình lầy, hoang vu. Với hệ thống sơng
ngịi kênh rạch khá thuận tiện cho việc di chuyển, những lưu dân người Việt đầu tiên
vượt biển tìm đến mưu sinh ở miền đất này. Bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hơi,
nước mắt và cả xương máu nữa, họ đã biến miền đất hoang sơ thành đồng ruộng phì
nhiêu, phố phường đơng đúc... Thành phố Hồ Chí Minh - Sài Gòn cổ xưa được thành
lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu
Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam đặt cơ sở hành chính đầu tiên và xác định Sài
Gịn ở vị trí trung tâm cho cả vùng đất phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn
thể hiện xu thế phát triển và bản lĩnh kiên cường của một dân tộc vốn có nền tảng văn

1

www.gus.illusion.com.hk/


11


hiến ngàn đời.1 Chính vì vậy mà thành phố Hồ Chí Minh suốt mấy thế kỉ qua đã đứng
vững trước bao thử thách và ngày càng phát triển.
Vị trí quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh từng bước được hình thành trong
quá trình lịch sử lâu dài. Từ thời cịn chế độ phong kiến, thành phố Hồ Chí Minh là
một trung tâm chính trị, phịng vệ của vùng phía Nam đất nước. Thời thực dân Pháp
cai trị, Hà Nội và thành phố Sài Gịn là hai nơi có cơ quan của tồn quyền Đơng
Dương chiếm đóng. Riêng với thành phố Sài Gịn, Pháp cố gắng xây dựng nó thành
"Hịn ngọc Viễn Đông".
Đến thời Mỹ thống trị chúng đã dùng thành phố này làm thủ đơ của chính
quyền Ngụy kể từ vĩ tuyến 17 trở vào. Cùng với việc xây dựng bảo vệ các cơ quan đầu
não về chính trị, quân sự, Mỹ đã đầu tư, mở mang phát triển làm cho thành phố Sài
Gòn trở thành một trung tâm kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa, dĩ nhiên trước hết
nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Sau khi miền Nam được giải phóng, nước ta thống nhất cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội, thể theo nguyện vọng tồn dân từ Bắc chí Nam, Quốc Hội thống nhất
quyết định lấy tên chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia
Định xưa kia.2 Thành phố Sài Gòn được mang tên chủ tịch Hồ Chí Minh đã và đang ra
sức đóng góp vào sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước.
Thành phố Hồ Chí Minh từ xa xưa đã là nơi quy tụ nhiều nguồn người dân từ
các nơi đến sinh sống, là nơi quy tụ của nhiều dịng văn hóa, do đó người thành phố rất
dễ thích nghi với những trào lưu văn hóa thế giới. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện
nay, số người đến sống, làm việc tại thành phố tăng lên rất nhanh đặc biệt là những cư
dân nước ngồi.
I.3 Kinh tế:
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nuớc, là địa phương đứng đầu
về tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp, nước ngồi và trong nước.
Thành phố có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ nhân công dồi dào, giàu kinh nghiệm
nên thu hút nhiều công ty nước ngồi nói chung và Nhật Bản nói riêng. “Trong hai
năm vừa qua, Tp. Hồ Chí Minh đã đạt được mức tăng trưởng hàng năm rất xuất sắc
với tỉ lệ là 12%. Song song với điều này, thành phố đang đối mặt với nhiều thử thách


1
2


Hỏi đáp về Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh - Nhiều Tác giả – Nhà xuất bản trẻ


12

rất lớn; trong đó, bức bách nhất vẫn là thiếu một hệ thống cơ sở hạ tầng hồn thiện.
Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý cấp vốn vay cho dự án “Tuyến xe điện ngầm số 1“ của
Tp. Hồ Chí Minh và dự án này khơng chỉ góp phần cải thiện hệ thống giao thông của
thành phố, mà chắc chắn sẽ trở thành biểu tượng hợp tác của hai quốc gia.”1
Đến đầu tháng 11 năm 2007, tổng số vốn nước ngoài đã được cấp phép tại
thành phố này là 16,6 tỷ USD, chiếm 20% tổng lượng vốn FDI cả nước. Nhật Bản hiện
đầu tư hơn 3 tỷ USD vào Việt Nam và là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta. Từ
nhiều năm qua, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có viện trợ phát triển ODA lớn nhất
cho Việt Nam với khoảng 800 triệu USD/năm. Tính đến nay Nhật Bản đã cung cấp
gần 11 tỷ USD (số liệu 2007) ODA cho Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số tiền các
nước viện trợ cho Việt Nam.2 Hiện Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại
và đầu tư hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư và thứ nhì về quan hệ
thương mại. “Nhật Bản đang là nước đứng đầu về Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
và rất lấy làm tự hào khi thực hiện nhiều dự án quan trọng có quy mơ lớn ở đất nước
này. Ở phía Nam Việt Nam có thể kể đến dự án “Xây dựng nhà ga Hành khách Quốc
tế sân bay Tân Sơn Nhất“ của Tp. Hồ Chí Minh, và một ví dụ khác là dự án “Xây dựng
đường cao tốc Đơng Tây Sài Gịn”3.
Có thể dễ dàng nhận thấy các cơng trình quan trọng, lớn tại thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phịng, Cần Thơ… đều nhận được nguồn đầu tư trực tiếp
của Nhật Bản. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định: “Việt Nam khuyến khích và

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản hợp tác trên mọi lĩnh vực.”
Nhất là các lĩnh vực cung cấp lao động, hàng hóa có chất lượng của Việt Nam cho thị
trường Nhật Bản; cung cấp nguồn lực vốn, tài chính, khoa học - kỹ thuật và công nghệ
cao của Nhật Bản cho Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác về giáo dục và đào tạo, trao đổi
khoa học - kỹ thuật và công nghiệp, du lịch, môi trường; tạo thuận lợi tối đa để các
công ty Nhật Bản lựa chọn Việt Nam đặt cơ sở sản xuất công nghệ cao như một số tập
đồn Fujitsu, Canon, Nidec... đã thực hiện.
Thành phố Hồ Chí Minh có cảng biển lớn, hệ thống giao thơng thuận lợi, là
trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 18,3
tỷ, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các công ty đến thành phố
1

(bài phát biểu của tổng lãnh sự
quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh )
2
Kinh tế Việt Nam 2007-2008 Việt Nam và thế giới - Thời báo kinh tế Việt Nam
3
/>

13

đầu tư ngày càng nhiều, kéo theo lượng khách du lịch tăng mạnh, trong đó lượng
khách quốc tế có tốc độ tăng nhanh hơn khách trong nước. “Ưu thế của thành phố là
có cơ sở hạ tầng tốt, việc quảng bá du lịch đươc thực hiện một cách hiệu quả, nhờ đó
doanh thu các lĩnh vực ăn uống, dịch vụ tăng nhanh do khách quốc tế nhiều và các
mức chi tiêu cao hơn hẳn khách trong nước.”1 Sự tăng trưởng nhanh của khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam và vào thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của chính sách mở
cửa và hội nhập thế giới, sự cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du khách, sự khuyến khích đầu tư nước ngồi mà thành phố Hồ Chí Minh
ln là địa phương đi đầu trong cả nước trong sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực đời

sống xã hội.
Nắm bắt được tình hình trên, Sở Ngoại vụ thành phố đã và đang đề ra những kế
hoạch nhằm thực hiện tốt vai trị hỗ trợ các đồn xúc tiến, thương mại, đầu tư và dịch
vụ của thành phố ra nước ngoài, thực hiện tốt các hoạt động kết nghĩa giữa thành phố
Hồ Chí Minh và các thành phố khác trên thế giới, giới thiệu và giúp các cấp lãnh đạo
thành phố tiếp xúc và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế và các vấn đề kinh tế đối
ngoại. Trong việc thu hút vốn đầu tư, các cấp lãnh đạo thành phố có nhiều chủ động và
sáng tạo, cơng tác quy hoạch được xúc tiến và nhất là đầu tư vào hạ tầng kinh tế.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đi đầu về phát triển khu chế xuất và khu cơng nghiệp.
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngồi được cải tiến và đơn giản hóa, do
vậy số dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép tăng lên. Thành phố Hồ Chí Minh
khơng ngừng nỗ lực khắc phục những khó khăn để khẳng định vai trị đầu tàu kinh tế
của mình.
I.4 Văn hóa
Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh cũng giống như Hà Nội, là nơi quy tụ của
nhiều nguồn người dân. Sài Gòn và Hà Nội cũng là nơi quy tụ người bốn phương, "tứ
xứ", nhưng cái diện quy tụ của Sài Gòn rộng hơn, đa dạng hơn. Sài Gịn có khác Hà
Nội, nếu Hà Nội là một đơ thị mang tính hướng nội, thì Sài Gịn vừa là đơ thị vừa là
một bến cảng quốc tế, có xu hướng "mở". Thành phố Hồ Chí Minh cịn là nơi quy tụ
của nhiều người từ nhiều quốc gia trên thế giới đến. Về mặt địa lí, thành phố Hồ Chí
Minh nằm trên một ngã tư quốc tế, các con đường hàng hải thế giới từ Bắc xuống Nam
và từ Đông sang Tây đều cách thành phố khơng xa.
1

Trích “Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 30 năm xây dựng và phát triển”


14

Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gịn – nơi một thời được mệnh danh là “Hịn

ngọc Viễn Đơng” là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em,
mỗi dân tộc có tín ngưỡng sắc thái văn hóa riêng góp phần tạo nên một nền văn hóa đa
dạng.1 Đặc trưng của văn hóa vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền
thống dân tộc với những nét văn hóa hiện đại phương Tây góp phần hình thành lối
sống, tính cách con người Sài Gịn. Đó là những con người bộc trực, thẳng thắn, phóng
khống, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Người dân thành phố thân thiện và phóng
khống ln mong được đón tiếp du khách từ mọi phương trời.
Trong quá trình khai phá mở mang, giữ gìn bờ cõi, người Việt biết kết hợp với
nhiều dân tộc hội tụ về đây để tạo ra một đô thị sầm uất, năng động và đầy sức sống.
Từ đó làm nên nét đẹp thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố
mở, trẻ trung và hiện đại với hơn 300 năm tuổi, song trong lòng thành phố chứa đựng
biết bao giá trị văn hóa nhân văn - văn hóa lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự
giao lưu của nhiều nền văn hóa khác nhau trên nền tảng của nền văn hóa mang đậm
bản sắc Việt Nam. Đặc điểm văn hóa Sài Gịn xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày
nay là sự thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong bối cảnh lịch
sử không gian của khu vực phương Nam tổ quốc ta. Có thể nói, thành phố Hồ Chí
Minh là nơi hội tụ nhiều dịng chảy văn hóa. Trải qua hàng trăm năm biến động và
thăng trầm của lịch sử, có thể nói văn hóa cả thế giới như hội tụ dưới vịm trời thành
phố Hồ Chí Minh khiến thành phố này có một bộ mặt văn hóa đa dạng và đầy màu sắc.
Thành phố Hồ Chí Minh “vùng đất lành chim đậu”, nơi hội tụ dân cư của cả nước và
nhiều sắc dân trên thế giới đã tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại từ Đơng sang Tây.
Ngày nay ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều người nước ngồi đến học tập,
làm việc sinh sống và định cư trên mảnh đất này. Dần dần đã hình thành những khu
phố của người nước ngồi như: phố Tây ở đường Phạm Ngũ Lão hay Đề Thám, khu
vực người Hàn Quốc ở quanh đường Phạm Văn Hai quận Tân Bình, khu vực được gọi
là Little Japan tại thành phố Hồ Chí Minh ở đường Lê Thánh Tơn. Tất cả đã làm cho
hình ảnh đời sống ở thành phố Hồ Chí Minh trở nên sinh động và nhiều màu sắc hơn.

1


Núi sơng hùng vĩ- Đồn Minh Tuấn


15

Hình 1.3: Bản đồ khu vực “Little Japan”1

Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố ngập tràn ánh nắng, chói chang trên khắp phố
phường, những dịng sơng uốn lượn, những nụ cười và ánh mắt thân thiện của người
dân nơi đây, những con người đã làm nên truyền thống vẻ vang của dân tộc mình với
vẻ đẹp của “cốt cách văn hố phương Nam” : u nước, thương nịi; đồn kết thống
nhất, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; coi trọng nhân nghĩa; biết
hội nhập văn hoá để phát triển… đã trở thành "Ðiểm đến của thiên niên kỷ mới", thu
hút du khách ở khắp mọi miền của Tổ quốc và trên thế giới.
 Định nghĩa văn hóa
Việt Nam cũng có nhiều định nghĩa về văn hóa khác nhau. Theo nghĩa hẹp,
“văn hóa” dùng để chỉ học thức, lối sống, trình độ phát triển của một giai đoạn… Theo
nghĩa rộng văn hoá bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến phong
tục, tín ngưỡng, lối sống, lao động…. Các nhà Văn hoá học của Việt Nam đã đưa ra
một định nghĩa về văn hóa dựa trên các đặc trưng cơ bản của nó.
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội.” 2
Khái niệm “giao lưu văn hóa” và “tiếp biến văn hóa” được dịch từ những thuật
ngữ như cultural contacts, cultural exchanges..., để chỉ một quy luật trong sự vận động
và phát triển văn hóa của các dân tộc. Đó là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người
(cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến
1
2


www.gus.illusion.com.hk
Trang 10 - Cơ sở văn hóa Việt Nam, PGS.Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999


16

đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm.1
Cộng đồng là tồn thể những người cùng chung sống, có những đặc điểm giống
nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. Họ có những đặc trưng về tên gọi,
ngơn ngữ, văn hóa...., có thể gồm một hay nhiều tộc người thân thuộc.2
Nhóm người là tập hợp những người có cùng chung một số đặc điểm, cùng sống
chung trong một không gian địa lý nhất định. Tuy nhiên số lượng của họ không đủ lớn
để tạo nên một cộng đồng. Người Nhật Bản sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh cũng
chỉ là một nhóm người.
Ở đây, chúng ta có thể hiểu “giao lưu văn hóa” là khái niệm để chỉ sự tiếp xúc
trực tiếp và lâu dài của các dân tộc có nền văn hóa khác nhau dẫn đến sự biến đổi, hội
nhập một số yếu tố văn hóa lẫn nhau giữa các dân tộc nhưng khơng làm mất đi bản sắc
văn hóa của dân tộc mình.
Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng
đồng. Ở đó sự kết hợp của các yếu tố “nội sinh” với yếu tố “ngoại sinh” tạo nên sự
phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là
sự tiếp nhận văn hóa nước ngồi bởi dân tộc chủ thể. Q trình này luôn đặt mỗi dân
tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố “nội sinh” và “ngoại sinh”. Yếu
tố nội sinh là những yếu tố vốn có, nội thuộc của một nền văn hóa, cịn yếu tố ngoại
sinh là những yếu tố có nguồn gốc từ nền văn hóa khác qua giao lưu đã hội nhập vào
nền văn hóa chủ thể. Trong hai yếu tố thì yếu tố nội sinh bao giờ cũng là cơ bản, cũng
có vai trò quan trọng hơn. Bởi yếu tố nội sinh là chủ, cái làm nên thực chất của một
nền văn hóa, cịn yếu tố ngoại sinh chỉ là khách, thứ bổ sung và làm cho nền văn hóa
phong phú đa dạng hơn.3


Lịch sử các nền văn minh của nhân loại cho thấy: khơng có một nền văn hóa nào
dù lớn nhỏ và ảnh hưởng sâu rộng đến đâu lại có thể liên tục phát triển trong một địa
bàn khép kín, biệt lập, tách rời sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Vì vậy, giao lưu
văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển của một nền văn hóa.
1

nhật ngày 26/2/2007 số 4 (124) năm 2007 do PGS.TS Tạ Ngọc Tấn làm
Tổng biên tập.
2
/>3

Trang 21 – Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Đỗ Lai Thúy, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, tạp
chí Văn hóa văn nghệ


17

 Tính giao lưu văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực Đơng Nam Bộ. Nhìn lại q trình
lịch sử hơn 300 năm của thành phố mang tên Bác, từ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam
khai phá vào năm 1698, nơi đây đã trở thành nơi hội tụ của các dòng chảy văn hóa.
Nơi đây tiếp nhận cư dân từ mọi miền đất nước và từ các nước, từ những người miền
Bắc và Trung vào lập nghiệp cho đến những người lưu dân Hoa Kiều sang tránh nạn
chiến tranh đến đây dịnh cư và lập nghiệp. Rồi khi bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
chiếm đóng, Sài Gịn lại trở thành trung tâm của cả nước, đón nhận mọi luồng ảnh
hưởng văn hóa từ phương Tây. Do đó tính giao thoa hội tụ văn hóa đã trở thành một
đặc điểm quan trọng của văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi sự tiếp thu văn hóa
cũng phải kể đến những nét văn hóa đặc trưng Nam Bộ đã ăn sâu vào con người Sài
Gịn. Ta có thể thấy một vài ví dụ cho sự giao thoa văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh
sau đây.

Về ẩm thực, mọi người có thể tìm thấy các món ăn của ba miền tại thành phố
như bún bị Huế, mì Quảng, bún cá Hà Nội, phở Bắc, bánh xèo, bánh cuốn... Tất nhiên
đôi khi các món ăn đã được thay đổi một chút hương vị cho phù hợp với phong vị
miền Nam. Nhưng vẫn có những quán ăn vẫn giữ nguyên các mùi vị dành cho người
bản xứ. Với các thực khách nước ngồi thì các nhà hàng với những món ăn của nước
mình cũng là lựa chọn khá thoải mái. Họ có thể tìm thấy các món ăn nổi tiếng của các
quốc gia tại thành phố như hủ tiếu Nam Vang, mì Hàn Quốc, Sushi Nhật, thịt nướng
Texas, thịt nướng kiểu Brazil hay các món ăn Pháp ...
Tính giao thoa văn hóa cịn được thể hiện trong những nét kiến trúc của thành
phố. Những cơng trình mang nét kiến trúc cổ điển của Pháp như nhà thờ Đức Bà, bưu
điện Thành phố hay chợ Bến Thành là điểm đến của du khách. Ta sẽ dễ dàng nhận
thấy có nhiều ngơi chùa mang nét truyền thống Trung Hoa hay những thánh đường của
người Chăm, Khơme tại nơi đây.


18

Chương II
SƠ NÉT VỀ NGƯỜI NHẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II.1 Khái quát lịch sử quan hệ Việt - Nhật và sự hình thành nhóm người Nhật tại
thành phố Hồ Chi Minh:
Trong buổi hình thành và bước đầu phát triển tại Đàng Trong nước Đại Việt
vào cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII, Hội An của xứ Quảng ở phía nam Thuận Hóa
đã là nơi hội tụ của cư dân của nhiều nơi trong nước mà cũng là nơi hội tụ của nhiều
thuyền buôn và kiều dân nước ngồi, trong đó có đơng đảo người Nhật Bản và người
Trung Quốc.

Hình II.1.1: Tàu Nhật Bản “Châu Ấn thuyền cập bến cảng Hội An1

Hồi kí của cố đạo người Ý Cristophoro Borri (và một số tài liệu ghi chép khác

sau ông) xác nhận Hội An đầu thế kỉ XVII có một khu phố Nhật và một khu phố
Khách (Hoa): "Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật, người Tàu chọn một địa
điểm để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán. Thành phố này là Faifo, một thành
phố lớn đến độ người ta có thể nói được là có đến hai thành phố, một phố người Tàu
và một phố người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có thị trưởng riêng và sống theo
1

/>

19

tập tục riêng. Người Tàu có luật lệ và phong tục của người Tàu, và người Nhật cũng
vậy."
Quan hệ giao lưu kinh tế và văn hóa giữa Đại Việt, (Đàng Ngoài và nhất là
Đàng Trong) với Nhật Bản được bắt đầu từ cuối thế kỉ XVI. Nhiều tàu buôn Nhật chở
tới Hội An vàng, bạc, đồng, vũ khí... bán cho Đàng Trong và mua lại tơ tằm, gốm sứ,
đường, san hơ, ngà voi, trầm hương, kì nam... đưa về Nhật. Ở Nhật còn gọi đây là thời
đại “mậu dịch châu Ấn thuyền”, thời kì mà Nhật mở cửa giao lưu bn bán với nhiều
nước, trong đó có Đại Việt.1

Hình II.1.2: Cảnh thương nhân Nhật Bản dâng lễ vật cho chúa Nguyễn tại Hội An2

Đầu thế kỉ XVII, thương nhân Nhật, do làm ăn phát đạt tại Hội An, đã mua 20
mẫu ruộng đất, xây dựng phố xá, buôn bán, làm ruộng, cưới vợ Việt, xây chùa (Tùng
Bổn Tự), dựng bia, đúc chuông và tượng Phật. Trong khi người Nhật ở đầu đường
phía mặt trời mọc của Hội An, thì người Tàu lập phố ở cuối đường phía mặt trời lặn
thuộc làng Cẩm Phô và Thanh Hà. Từ phố Nhật lên chợ Cẩm Phô và phố Tàu phải qua
một con khe nên người Nhật đã xây dựng một chiếc cầu gọi là Cầu Nhật Bản. Đây là
thời kì cực thịnh của phố Nhật ở Hội An nên người phương Tây gọi Hội An là "Đô thị
Nhật Bản" và ông thị trưởng đầu tiên của phố Nhật được chúa Nguyễn công nhận năm

1618 là một nhà buôn kiêm chủ tàu tên Furamoto Yashishiro. Có những thị trưởng
1

PGS.TS. Nguyễn Cảnh Huệ - Ngơ Sĩ Tráng, Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ đầu thập niên 90.

2

www.ngoilaibennhau.net


20

Nhật có uy tín và ảnh hưởng lớn ở Đàng Trong. Thời kì Đàng Trong bài đạo Thiên
Chúa gay gắt, giáo sĩ Alexandre de Rhodes được một thị trưởng Nhật tại Hội An che
chở và can thiệp để chúa Nguyễn ban đặc ân cho De Rhodes không bị đàn áp.1
Từ năm 1636 chính quyền Nhật Bản ban hành lệnh cấm xuất ngoại làm cho
quan hệ buôn bán giữa Hội An và Nhật Bản sa sút dần và số người Nhật cũng giảm
dần. Cùng lúc đó, số người Hoa vốn có mặt ở Hội An từ trước không ngừng tăng lên.
Đến giữa thế kỉ XVII, người Hoa thay thế người Nhật và chiếm ưu thế. Đến cuối thế kỉ
thì người Nhật gần như đã hết vai trò: họ chỉ còn lại khoảng 4 hay 5 gia đình. Thương
trường dần dần chuyển sang tay người Hoa, họ tràn sang phố Nhật.2

Hình II.1.3: Phố Nhật và người Nhật ở Hội An đầu thế kỷ XVII 3

Từ thế kỉ XVIII, người Nhật vắng mặt ở Hội An, nhưng tại Nhật Bản họ vẫn
còn giữ nhiều kỉ niệm, văn vật và sử liệu quí báu có thể giúp cho họ hiểu rõ thêm lịch
sử và văn hóa của người Việt Nam.
Như vậy có thể nói, Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ lịch sử lâu đời và trải
qua nhiều bước thăng trầm. Trong khoảng thời gian cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, do
điều kiện lịch sử nước ta lâm vào 2 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ xâm lược, mặc dù phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu phát động cũng đánh
dấu mối quan hệ Việt Nhật trong lịch sử nhưng nhìn chung, quan hệ Việt Nhật trong
1

TS. Hoàng Thị Như Ý, Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới.

2

GS.TS Mai Ngọc Chừ, Cục diện mới trong quan hệ Việt – Nhật (Một cái nhìn khái quát).

3

/>

21

thời kì này khơng có sự khởi sắc đáng kể, thậm chí cịn sa sút theo chiều hướng tiêu
cực khi Nhật theo phe phát xít tham gia chiến tranh thế giới thứ 2, và đặc biệt là khi
Nhật đảo chính Pháp vào 9/3/1945, thay chân Pháp tại Việt Nam.
Mãi cho đến năm 1973 mới mở ra một thời kì mới trong quan hệ Việt Nhật.
Tháng 9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhưng
ban đầu do tác động tiêu cực của vấn đề Campuchia nên trong suốt thập niên 80, quan
hệ 2 nước trong tình trạng lạnh nhạt. Từ đầu thập niên 90 trở đi, khi vấn đề Campuchia
được giải quyết, tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển thuận lợi, quan hệ
2 nước nhanh chóng phát triển và ngày càng trở nên tốt đẹp. Tháng 11/1992, Nhật Bản
quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam, khẳng định mối quan hệ giữa hai nước đã
bước sang giai đoạn mới, phát triển trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, giáo dục,
văn hóa…
Về chính trị, hai bên đã tạo dựng cơ chế đối thoại ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực
như: đối thoại chính trị định kì ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao (từ 7/2004), Thứ trưởng

Ngoại giao (từ 1993), đối thoại kinh tế, an ninh, quốc phòng hàng năm. Đặc biệt vào
tháng 3/1997, hai bên đã trao đổi tùy viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán ở Thành
phố Hồ Chí Minh và Osaka. Năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây
dựng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu
dài”. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 7/2004 của ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên
đã kí tuyên bố chung “vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững”. Phía Nhật
Bản cũng ủng hộ tích cực cơng cuộc đổi mới của Việt Nam, khuyến khích và ủng hộ
Việt Nam tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế như APEC, WTO…Ngồi ra
có thể kể đến các cuộc viếng thăm Việt Nam của Thủ tướng Murayama (8/1994), Thủ
tướng Hashimoto (1/1997), Thủ tướng Obuchi (12/1998), Thủ tướng Koizumi (4/2002,
10/2004) cũng là những sự kiện cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang trên đà phát
triển tốt đẹp, bền vững, và Việt Nam ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Nhật
Bản.1
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng gặt hái được nhiều thành tựu
quan trọng trong thời gian qua. Đến nay, hai nước đã kí nhiều hiệp định hợp tác kinh
tế, tạo cơ sở pháp lí cho quan hệ kinh tế hai nước không ngừng phát triển. Tháng
1

Hirayama Tatsuo, Quan hệ Nhật – Việt: Thực trạng và triển vọng.

Shiraishi Masaya Ito Junichi, Hiệp hội doanh nhân Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh.


22

11/2003, hai nước đã kí Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Tháng 12/2003, hai
bên đã thỏa thuận sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Nhật Bản vẫn tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong việc hội nhập kinh tế thế giới,
đặc biệt là trong thời gian sau khi gia nhập WTO. Tháng 1/2007, vòng đàm phán đầu
tiên của cuộc đàm phán chính thức về Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt – Nhật (JVEPA)

đã được tổ chức. Hiện tại, Nhật Bản được đánh giá là quốc gia đầu tư hiệu quả nhất tại
Việt Nam với tỉ lệ vốn cao nhất trong số các nhà đầu tư nước ngoài hiện đầu tư tại Việt
Nam (4,2 tỉ USD, chiếm gần 80%). Nhật Bản cũng là nước tài trợ ODA lớn nhất cho
Việt Nam, tổng cộng khoảng 103,9 tỉ yên (2006).1
Về giáo dục và đào tạo, trong những năm gần đây, Nhật Bản là một trong
những nước viện trợ khơng hồn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt
Nam. Hai nước đã triển khai các chương trình đào tạo con người, chương trình thanh
niên ASEAN (100 người/ năm) và trao đổi các đồn văn hóa, những người tình
nguyện, các chuyên gia…Hàng năm, chính phủ Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam từ 1
đến 2 dự án viện trợ văn hóa khơng hồn lại như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo
quản tư liệu Hán Nôm, bảo tàng lịch sử, xưởng phim hoạt hình. Bên cạnh đó, chính
phủ Nhật Bản còn nhận khoảng 80 đến 100 học sinh, sinh viên Việt Nam sang Nhật
đào tạo hàng năm. Ngoài ra cịn có các viện trợ xây dựng trường tiểu học ở các tỉnh
miền núi và vùng ven biển thường bị thiên tai. Và để chào mừng kỷ niệm 35 năm
ngày thắt chặt mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, ngày 10/03 vừa qua Đại
sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm giao lưu Văn hóa
Nhật Bản tại Việt Nam - Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản. Đại sứ Nhật Bản tại Việt
Nam Mitsuo Sakaba cho biết, Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho việc
nghiên cứu văn hóa Nhật Bản, dạy tiếng Nhật cho các trường phổ thông trung học, đại
học tại Việt Nam, thực hiện trao đổi và giao lưu văn hóa, thể thao... cùng nhiều hoạt
động khác. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, sự ra
đời của Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam minh chứng cho sự phát
triển của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước. Cả hai nước Việt Nam - Nhật Bản
đều đang nỗ lực xây dựng quan hệ ngày càng phát triển và bền vững. "Cùng với sự
phát triển vượt bậc trong quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa giữa

1

PGS.TS. Nguyễn Cảnh Huệ - Ngô Sĩ Trán, Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ đầu thập niên 90.



×