Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
B&B Bed and Breakfast
JATA Hiệp hội du lịch Nhật Bản
JICA Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản
SNV Tổ chức Phát triển quốc tế của Hà Lan
TCDL Tổng cục Du lịch
VQA Vương Quốc Anh
UNESSCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tô chức của công ty Error: Reference source not
found
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030” của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch có đề ra chiến lược phát triển
phát triển sản phẩm – thị trường với mục tiêu “ tập trung xây dựng hệ thồng
sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy
giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội”. Cụ thể là
việc định hướng phát triển sản phẩm du lịch được coi là tiềm năng, thế mạnh
của Việt Nam nhằm thu hút thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì trong tháng
2/2012, lượng khách quốc tế ước đạt 681.849 lượt, tăng 29,4% so với cùng kỳ
năm 2011 và tăng 8,2% so với tháng trước. Trong đó, khách du lịch là người
Nhật chiếm 7,5% tổng lượt khách, là thị trường hấp dẫn thứ ba về lượng
khách đến Việt Nam trong những năm gần đây. Mặt khác đây cũng là thị
trường có khả năng chi trả cao và vẫn đang có xu hướng tăng trong những
năm tới. Điểm đặc biệt trong tiêu dùng du lịch là họ rất thích tìm hiểu, khám
phá tự nhiên cũng như văn hóa của điểm đến.
Từ việc tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch của nông thôn Việt Nam
và việc phân tích, đánh giá phân khúc thị trường là người Nhật; kết hợp với
tìm quá trình thực tập tại doanh nghiệp, em đã đi đến lựa chọn đề tài “Xây
dựng sản phẩm du lịch nông thôn cho thị trường khách du lịch là người
Nhật Bản của công ty TNHH truyền thông và du lịch Á-Châu”.
Báo cáo chuyền đề thực tập này của em được phát triển dựa trên Đề án
môn học với đề tài “ Tổng quan về du lịch nông thôn”, với hi vọng sẽ có một
cái nhìn sâu sắc hơn về du lịch nông thôn cũng như tạo ra được sản phẩm du
lịch nông thôn mới, góp phần làm đa dạng hóa các chương chình du lịch của
Việt Nam hiện nay.
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
2.Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về du lịch nông thôn, thị trường khách du lịch Nhật Bản, từ
đo xây dựng chương trình du lịch một cách phù hợp tại công ty TNHH truyền
thông và du lịch Á-Châu.
3.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm.
4.Mục đích nghiên cứu
Cung cấp những hiểu biết căn bản về du lịch nông thôn.
Phân tích, tình hiểu và đưa ra cái nhìn cụ thể nhất về hành vi tiêu
dùng du lịch của thị trường khách Nhật .
Xây dựng sản phầm du lịch nông thôn hướng vào đối tượng
khách du lịch là người Nhật Bản, và đề ra một số biện pháp xúc tiến thị
trường này.
5. Nội dung chính bao gồm hai chương:
Chương I: Giới thiệu về công ty TNHH truyền thông và du lịch Á-Châu
Chương II: Thiết kế sản phẩm du lịch nông thôn cho thị trường khách
du lịch là người Nhật Bản của công ty TNHH truyền thông và du lịch Á-
Châu.
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG
VÀ DU LỊCH Á-CHÂU
1.1 Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH truyền thông và du lịch Á-Châu
-
Tên tiếng Anh: Asia World Travel Co., ldt
- Thành lập ngày 13/05/2009
- Số đăng ký kinh doanh và mã số thuế: 0103831084
- Ngân hàng gia dịch: Asia Commercial Bank
- Số TK (VND): 60383599
- Địa chỉ: Số 06, 121/38, tổ 12A,Thanh Lương, Kim Ngưu, Hai Bà
Trưng, Hà Nội
- Văn phòng nhận giấy tờ: số 130 Phó Đức Chính – Ba Đình – Hà Nội
- Tel: (+84.4) 3 715 3538 - Fax: (+84.4) 3 715 3560
- Website: www.worldtravel.asia
1.2 Loại hình và cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.1 Loại hình công ty
Công ty TNHH truyền thông và du lịch Á-Châu thuộc loại hình công ty
trách nhiệm hữu hạn. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam , tính
cho đến tháng 9/2011 trong tổng số 987 doanh nghiệp lữ hành quốc tế tính
trên cả nước thì có đến 596 doanh nghiệp thuộc loại hình công ty TNHH (tức
là vào khoảng 60,39% tổng số doanh nghiệp). Điều này cho thấy, loại hình
doanh nghiệp mà công ty tham gia hoạt động là loại hình phổ biến nhất hiện
nay.
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Bảng 1: Thống kê về doanh nghiệp lữ hành quốc tế
(tính đến tháng 9/2011)
ST
T
Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ phần trăm (%)
1 Doanh nghiệp nhà nước 15 1,52
2 Doanh nghiệp cổ phần 313 31,71
3 Doanh nghiệp tư nhân 3 0,3
4 Công ty TNHH 596 60,39
5 Doanh nghiệp liên doanh 16 1,62
6 Doanh nghiệp khác 44 4,46
Tổng số doanh nghiệp 987 100
(Nguồn: Tổng cục Du lịch)
Ưu điểm của loại hình công ty này là chủ sở hữu của công ty có toàn
quyền quyết định đối với các hoạt động của công ty và chỉ phải chịu trách
nhiệm đối với công ty trong phạm vi vốn góp vào công ty, vì thế mà loại hình
doanh nghiệp này được lựa chọn nhiều hơn so với loại hình doanh nghiệp tư
nhân. Tuy nhiên, loại hình du lịch này cũng có hạn chế đó là doanh nghiệp
không được phát hành cổ phiếu vì thế mà khi cần huy động vốn sẽ gặp nhiều
khó khăn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Có thể nói, công ty còn khá non trẻ trong lĩnh vực hoạt động du lịch –
chỉ mới thành lập chưa đầy ba năm. Cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản,
hoạt động theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến đơn giản: đứng đầu là giám
đốc và các nhân viên dưới quyền
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tô chức của công ty
Trong đó:
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
7
Giám đốc
Bộ phận
kế toán
Bộ phận
bán hàng
Bộ phận
điều hành
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
- Giám đốc: phụ trách quản lý toàn bộ công ty, đại diện cho công ty
trước pháp luật. Công việc chính của giám đốc điều hành công ty là phụ trách
mảng điều hành và quan hệ khách hàng.
- Bộ phận điều hành: 1 nhân viên, phụ trách về điều hành tour, hỗ trợ
và kết hợp thực hiện công việc cùng với giám đốc, thay mặt giám đốc giải
quyết các công việc phát sinh khi giám đốc vắng mặt hoặc đi công tác.
- Bộ phận bán hàng: 3 nhân viên, phụ trách các công việc liên quan
đến tiếp thị, bán sản phẩm của công ty, chủ yếu là nhận các yêu cầu và xử lý
yêu cầu của khách trực tiếp hoặc thông qua website. Trực tiếp ký kết hợp
đồng với khách hàng. Quản lý thông tin trên website của công ty.
- Bộ phận kế toán: 1 nhân viên, có trách nhiệm thống kê các hoạt động
liên quan đến chi tiêu của doanh nghiệp, lập các báo cáo tài chính có liên
quan.
Ưu điểm của mô hình này là:
- Đơn giản, gọn nhẹ
- Linh hoạt, chi phí quản lý thấp
- Thông tin quản lý trực tiếp
- Phù hợp với quy mô cũng như thời gian hoạt động của công ty
Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là:
- Không phát huy được tính sang tạo của toàn doanh nghiệp
- Khó áp dụng chuyên môn hóa do đó sử dụng các nguồn lực của công ty
với hiệu quả thấp
Với quy mô hoạt động như hiện nay, ngoài việc doanh nghiệp tiết kiệm
được các khoản chi phí từ quản lý đến hoạt động thì việc quy mô này ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là không tránh khỏi.
Thứ nhất, quy mô của công ty tác động trực tiếp đến quy mô của thị
trường mà công ty hướng đến. Do khả năng cạnh tranh thấp buộc công ty phải
lựa chọn những đoạn thị trường nhỏ, hẹp – thị trường mà cac công ty lớn ít
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
quan tâm đến hoặc bỏ qua. Đây chủ yếu là những đoạn thị trường ngách, quy
mô nhỏ, phần lớn có mức tiêu dùng cho du lịch không cao.
Thứ hai, với quy mô nhỏ, công ty sẽ bị hạn chế về hoạt động. Với quy
mô như hiện nay, nguồn lực của công ty chỉ đủ đáp ứng một lượng khách nhất
định, điều này ảnh hưởng đến việc công ty sẽ phải cân nhắc trong việc lựa
chọn khách như thế nào, số lượng bao nhiều vì thế đôi khi công ty sẽ phải bỏ
lỡ những hợp đồng đem lại doanh thu lớn vì nguồn lực không đủ để đáp ứng
Thứ ba, trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là kinh doanh lữ hành thì
áp lực từ phía các nhà cung cấp là không tránh khỏi, vẫn đề là công ty có lợi
thế để giảm bớt những áp lực này hay không? Điều này phụ thuộc rất lớn và
quy mô cũng, thòi gian hoạt động cũng như mối quan hệ của công ty đối với
các nhà cung cấp. Với quy mô nhỏ, hầu như các công ty lữ hành sẽ đứng ở thế
bị động trong đàm phán và thương lượng.
Thứ tư, cũng giống như áp lực từ phía nhà cung cấp, các công ty lữ
hành cũng chịu không ít những áp lực từ phía khách hàng. Tâm lý khách hàng
thường tin tưởng những công ty đã hoạt động lâu năm, quy mô lớn, vì thế đối
với những công ty có quy mô nhỏ thường ít được quan tâm hoặc sẽ hoài nghi
khi sử dụng dịch vụ của công ty. Chính vì sự hoài nghi này mà khách hàng sẽ
cân nhắc sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành lớn thay vì các công ty nhỏ
mặc dù chất lượng dịch vụ có thể là như nhau.
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành đòi hỏi một sự nhạy cảm
về giá của các công ty, càng những công ty có quy mô nhỏ, áp lực về giá càng
đè nặng. Nếu muốn tạo được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp thì hoa
hồng mà công ty dành cho họ thấp nhất cũng phải được như các công ty lữ
hành có cũng quy mô hoặc lớn hơn. Bên cạnh đó, muốn thu hút khách hàng
thì mức lợi nhuận mà công ty mong muốn cũng không thể quá cao. Chính vì
thế, có thể nói quy mô ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty.
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
1.3 Lĩnh vực hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty
1.3.1 Lĩnh vực hoạt động
• Sản phẩm của công ty
Kể từ khi thành lập cho đến nay, hoạt động chính của công ty vẫn là
cung cấp các chương trình du lịch trong nước cũng như quốc tế đến với khách
hàng. Ngoài ra, công ty còn cung cấp thêm một số các dịch vụ bổ sung khác.
Có thể tổng hợp lại một số sản phẩm mà công ty hiện đang cung cấp như:
- Chương trình du lịch: bao gồm các tour du lịch trong nước cũng như
tour du lịch ra nước ngoài. Các chương trình du lịch mà công ty cung cấp khá
phong phú với nhiều loại hình như du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng chữa
bệnh, du lịch thuần túy………
- Các dịch vụ khác:
Tư vấn, cung cấp các thông tin liên quan đến các nhà hàng, khách
sạn chủ yếu là trên địa bàn Hà Nội
Dịch vụ visa, vé máy bay trong nước cũng như nước ngoài
Trung gian cung cấp các dịch vụ vận chuyển du lịch
Tư vấn, tổ chức các dịch vụ hội nghị, hội thảo với quy mô vừa và nhỏ
• Khách hàng
Theo báo cáo của công ty về lượng khách du lịch phân theo quốc gia
thì hiện nay, khách hàng của công ty khá phong phú. Do kênh thông tin kết
nối chủ yếu giữa công ty với khách hàng là internet vì thế mà khách hàng của
công ty không cố định ở một đối tượng nào. Tuy nhiên, tính cho đến thời
điểm hiện tại thì thị trường khách chiếm số đông của công ty chủ yếu là thị
trường các nước thuộc khu vực Đông Á, đặc biệt là các nước thuộc khu vực
Đông Nam Á. Theo số liệu thống kê của công ty thì thị trường này chiếm đến
hơn 70% tổng lượng khách mà công ty đã từng cung cấp dịch vụ.
Có thể liệt kê một số thị trường khách quốc tế của công ty như: Trung
Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia……chủ yếu khách du lịch thuộc các thị
trường này đi du lịch theo đoàn, dịch vụ tiêu dùng chủ yếu là các chương
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
trình du lịch trọng gói. Về thị trường khách lẻ của công ty thì chủ yếu tập
trung ở một số nước như Mỹ, Nga và một số nước Châu Âu. Đối tượng khách
này chủ yếu tìm kiếm các thông tin về du lịch Việt Nam thông qua công ty, và
sử dụng các dịch vụ đơn lẻ do công ty cung cấp.
1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Do mới thành lập và đi vào hoạt động nên thị trường mà công ty hướng
đến chủ yếu là hoạt động nhận khách quốc tế vào Việt Nam (khách inbound),
trong đó chủ yếu là các thị trường như Lào, Thái Lan, Campuchia và
Malaysia. Các thị trường về khách du lịch nội địa và khách du lịch ra nước
ngoài ( khách outbound) công ty có tham gia nhưng không đặt mục tiêu cao
về tăng trưởng.
Trong năm đầu hoạt động, do mới ra nhập thị trường nên lượng khách
mà công ty nhận được tương đối nhỏ, vì thế hiệu quả kinh doanh không cao,
có những tháng chỉ đón được từ 1 đến 2 đoàn với lượng khách giao động
trong khoảng từ 10 20 khách. Mặt khác, công ty được thành lập đúng vào
thời điểm khủng hoảng kinh tế, mọi người phải thắt chặt chi tiêu nên lượng
khách du lịch inbound càng thấp, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn
cả về vốn và thị trường.
Tuy nhiên sang đến năm 2010 và 2011, tình hình kinh tế thế giới có
nhiều khởi sắc, cộng thêm với việc doanh nghiệp đã dần thích nghi được với
thị trường và xác định rõ ràng thị trường mục tiêu của mình thì hoạt động
kinh doanh đã đem lại hiệu quả. Cụ thể là năm 2010, lợi nhuận của công ty
tăng khoảng 0,5 % một tháng so với năm 2009, và năm 2011 tăng 0,3 % một
tháng so với năm 1010. Đặc biệt về tốc độ tăng trưởng của thị trường khách
du lịch inbound có những bước nhảy vọt, năm 2010 lượng khách quốc tế vào
Việt Nam mà công ty nhận được tăng 1,6 lần so với năm 2009. Đây đều là
những số liệu lạc quan cho hoạt động kinh doanh của một công ty còn khá
mới mẻ với thị trường như công ty TNHH truyền thông và du lịch Á-Châu.
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 2010 2011
1 Doanh thu thuần Tr VND 451675 1.216.650 1.594.700
2 Lợi nhuận sau thuế Tr VND 45167,5 182.497,5 287.046
3 Tổng lượt khách Khách 691 1417 1644
4 Khách nội địa Khách 215 345 350
5 Khách inbound Khách 256 687 895
6 Khách outbound Khách 220 385 399
(Nguồn: Bộ phận kế toán công ty TNHH truyền thông và du lịch Á-Châu)
1.4 Thành công và hạn chế
Với gần ba năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực du lịch, có thể
thấy công ty đã đạt được một số thành công như sau:
- Mức tăng trưởng đáng kể về lượng khách du lịch qua các năm. So với
năm 2009, lượng khách chưa đến 700 lượt thì đến năm 2010 con số này đã lên
đến 1417 lượt và năm 2011 là 1644. Tuy những con số này là không lớn
nhưng đối với một công ty mới ra nhập thị rường thì đây là những dấu hiệu
đáng mừng.
- Bước đầu tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng cũng như mối
quan hệ tốt đối với các nhà cung cấp. Với chiến lược dài hạn trong 5 năm
nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, công ty luôn hướng đến mục
tiêu làm hài lòng khách hàng tối đa có thể. Chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố
hàng đầu mà công ty hướng đến. Bên cạnh đó là việc tạo ra một môi trường
làm việc chuyên nghiệp, linh hoạt tạo sự thoải mái và an tâm cho khách hàng,
điều này cũng giúp tạo được ấn tượng tốt đối với các nhà cung cấp của công
ty không chỉ về lợi ích mà công ty sẽ mang lại cho họ mà còn về tính chuyên
nghiệp trong hoạt động cũng như tính bền vững trong hợp tác.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được thì công ty cũng
gặp phải đối mặt với một số khóa khăn cũng như hạn chế:
- Mức tăng trưởng không ổn định, thị trường khách nội địa hiện vẫn
chiếm một lượng lớn.
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
- Một hạn chế mà hầu như các công ty lữ hành hiện nay đang gặp phải
không chỉ riêng công ty TNHH truyền thông và du lịch Á – Châu đó là sự
giống nhau về chủng loại các sản phẩm cũng như các chương trình du lịch.
Nếu muốn cạnh tranh trên thị trường thì ngoài việc tạo mối quan hệ tốt đối
với các nhà cung cấp, giảm giá bán nhằm thu hút khách hàng thì việc tạo ra sự
khác biệt trong sản phẩm du lịch là việc mà công ty nên hướng đến. Một sự
khác biệt có lợi thế sẽ tạo cho công ty một vị thế vững chắc hơn.
1.5 Đánh giá
Tuy tham gia vào hoạt động trong lĩch vực du lịch chưa lâu nhưng công
ty TNHH truyền thông và du lịch Á- Châu được coi là một công ty có triển
vọng. Hoạt động của công ty có mục tiêu cụ thể rõ ràng, đó là nhằm vào thị
trường khách du lịch inbound vì thế các hoạt động marketing được đưa ra chủ
yếu là nhắm vào đoạn thị trường này. Vì thế mà công ty đã tăng được một
lượng khách inbound khá lạc quan chỉ trong hơn hai năm hoạt động. điều này
cho thấy, các mục tiêu chiến lược mà công ty đặt ra mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, do mới chỉ nhắm vào thị trường khách của một số quốc gia lân cận
với Việt Nam – những nước có mức tiêu dùng cho du lịch của người dân
không cao, mà kết quả hoạt động kinh doanh mang lại vẫn còn khá khiếm tốn.
Trong số 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có lượng khách du lịch đến Việt
Nam nhiều nhất tính cho đến tháng 12/2011 ( theo thống kê của Tổng cục Du
lịch) thì công ty hiện đã thu hút được các đối tượng khách như Trung Quốc,
Mỹ, Nga, Campuchia – đây đều là những thị trường truyền thống đối với Việt
Nam. Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại thì công ty hiện vẫn chưa
cung cấp dịch vụ cung như chưa thu hút được thị trường khách du lịch Nhật
Bản và Hàn quốc – đây là hai thị trường có tiềm năng lớn và mức tăng tưởng
cao trong tương lai đặc biệt là thị trường Nhật Bản.
Hiện nay, thị trường khách du lịch Nhật Bản đang là thị trường đầy
triển vọng và được Tổng cục du lịch khuyến khích các doanh nghiệp tham
gia. Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam mới chỉ có một
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
số ít các công ty tham gia vào thị trường này, mà chủ yếu lại là các công ty
của Nhật. Đây là một cơ hội tốt đối với công ty, mặc dù quy mô còn hạn chế
song với những gì mà công ty đã tạo ra được từ chất lượng các dịch vụ cho
đến mối quan hệ đối với các nhà cung cấp như hiện nay công ty hoàn toàn có
thể khai thác thì trường này.
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ SẢN PHẨM DU LỊCH NÔNG THÔN CHO
THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI NHẬT BẢN TẠI
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ DU LỊCH Á-CHÂU
2.1 Sản phẩm du lịch nông thôn và thị trường khách du lịch Nhật Bản
2.1.1 Sản phẩm du lịch nông thôn
2.1.1.1 Khái niệm du lịch nông thôn
• Nguồn gốc du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn là một loại hình du lịch xuất hiện khá sớm trên thế
giới, từ thế kỉ XIX du lịch nông thôn đã được hình thành ở một số nước Châu
Âu trong đó có Hung-ga-ri với mục đích chính là phục vụ nhu cầu muốn nghỉ
ngơi tại các trang trại của cư dân các nước Tây Âu. Tuy nhiên, phải cho đến
những năm 80 của thế kỉ XX thì du lịch nông thôn mới được coi là một loại
hình du lịch phổ biến tại các quốc gia Châu Âu này.
1
Khi mới hình thành, khái niệm về du lịch nông thôn còn khá mờ nhạt,
chủ yếu được phát triển từ khái niệm “agritourism”- “du lịch nông nghiệp”,
mặc dù hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Du lịch nông nghiệp chỉ đơn
thuần là việc du khách đến tham quan và tham gia vào các hoạt động nông
nghiệp mang tính truyền thống, còn du lịch nông thôn lại mang một hàm ý
rộng hơn nhiều. Cũng tương tự như vậy, các khái niệm như du lịch ở nông
trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn…… cũng bị
đánh đồng với khái niệm du lịch nông thôn. Đối với mỗi quốc gia khác nhau
thì hoạt động du lịch nông thôn cũng mang những nét khác nhau mà nguyên
nhân chủ yếu là do sự khác biệt về kinh tế. Tại các quốc gia đang phát triển,
người ta xem du lịch nông thôn là đa dạng hóa thu nhập từ nông nghiệp, góp
phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn các
giá trị bản sắc văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường. Vì vậy, du lịch
nông thôn ở các nước này phát triển theo chiều rộng. Còn ở các quốc gia phát
1
Tổng hợp từ www. ruraltourisminternational.org và báo mạng www. kinhtenongthon.com.vn
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
triển thì loại hình du lịch này lại phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhân
chính là do các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại.
2
Theo nguồn từ Tổng cục du lịch Việt Nam có đề cập đến nguồn gốc
hình thành và phát triển du lịch nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới như
sau: ở Pháp, Bộ Du lịch của quốc gia này đã hướng việc phát triển du lịch
nông thôn bằng cách đa dạng hóa các hình thức du lịch. Vì thế mà du lịch
nông thôn ở Pháp được phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường,
xã hội, văn hóa tín ngưỡng thuộc đời sống tinh thần cộng đồng. Bên cạnh đó
các loại hình dịch vụ cũng được đa dạng hóa một cách rõ rệt. Trong thời gian
tới, tại Pháp có khoảng 300 điểm ở các vùng nông thôn sẽ được lựa chọn để
thực hiện các dự án lắp đặt các thiết bị, phát triển các phương tiện giao thông
công cộng nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.
Ở Nhật Bản, Bộ Nông Lâm Thủy sản đã thiết lập các chương trình nhà
nghỉ tại nông thôn trên khắp cả nước (từ những năm 1995). Các hộ nông dân
cá thể được khuyến khích tham gia hoạt động này một cách độc lập. Đến đây,
khách du lịch sẽ được tham quan, tham gia trực tiếp vào các hoạt động như
trồn trọt, câu cá……. Và được cung cấp đầy đủ các dịch vụ về ăn uống cũng
như lưu trú.
Ở Hàn Quốc, cũng giống như một số nước trên thế giới, du lịch nông
thôn Hàn Quốc hình thành từ những năm 1984 và được chính phủ triển khai
nhằm mục đích tăng thêm thu nhập cho các hộ nông dân ở nông thôn, gop
phần làm giảm khoảng các về thu nhập giữa khu vực này với thành thị. Nhờ
dự án này mà rất nhiều làng quê của Hàn quốcđã thay đổi hẳn bộ mặt, nguồn
thu nhập của các hộ gia đình tăng lên đáng kể. Điển hình là một số làng như
Buraemi, Dareng-I…….
Thái Lan được coi là nước biêt tận dụng thế mạnh về du lịch trong đó
có du lịch nông thôn, từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX, loại hình du lịch
này đã khá phát triển tại quốc gia này. Đến với Thái Lan, du khách sẽ được
2
Tổng hợp từ www. ruraltourisminternational.org và báo mạng www. kinhtenongthon.com.vn
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
tham quan các khu làng cũng như được hòa mình vào cuộc sống của người
dân, được khám phá hệ đọng thực vật phong phú. Ở Thái Lan có những tour
du lịch nông thôn khá đặc biệt, thu hút được nhiều khách du lịch tham gia như
tour khám phá các loài sâu, các loài bướm…
Ngoài những nước kể trên thì du lịch nông thôn còn được biết đến ở
nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong đó số lượng tập trung lớn nhất chủ
yếu ở Châu Âu. Một số nước như Anh, Đức, Pháp được coi là những quốc gia
chiếm lĩnh thị trường du lịch nông thôn thế giới với con số các doanh nghiệp
tham gia loại hình du lịch này cực kì lớn - hàng nghìn doanh nghiệp.
Tùy vào điều kiện về kinh tế, xã hội cũng như điều kiện tự nhiên khác
nhau mà hình thức tổ chức du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vũng cũng có
những điểm khác nhau. Ví dụ như ở Nhật, du lịch nông thôn biểu hiện chủ
yếu dưới dạng các nhà nghỉ thân thiện; ở Hàn Quốc, du lịch nông thôn tổ
chức dưới dạng các trang trại nhỏ; ở Ô-xtrây-li-a, du lịch nông thôn lại được
tổ chức dưới dạng các trang trại lớn; một số quốc gia khác như Trung Quốc,
Thái Lan, Ấn Độ, du lịch nông thôn lại được tổ chức theo quy mô làng……
Ở nước ta, du lịch nông thôn được hình thành từ những năm 90 của thế
kỉ XX, tuy nhiên cho đến nay thì khái niệm về du lịch nông thôn vẫn còn khá
mờ nhạt và chưa được nhắc đến nhiều. Mặc dù có rất nhiều tiềm năng để phát
triển du lịch nông thôn song định nghĩa về nó lại hoàn toàn mới mẻ không chỉ
đối với những người chưa từng biết đến du lịch nông thôn mà ngay cả những
người đang tham gia vào hoạt động du lịch này cũng vậy.
Khi mới hình thành và phát tiển, du lịch nông thôn Việt Nam cũng có
những nét tương đồng so với các nước phương Tây, đó là việc xuất hiện nhiều
tên gọi cũng như những biến thể khác nhau. Và tính cho đến thời điểm hiện
tại, người ta vẫn lầm tưởng giữa khái niệm về du lịch nông thôn và du lịch
sinh thái. Nếu nói về nguồn gốc thì du lịch nông thôn xuất hiện trước du lịch
sinh thái nhưng lại ít được biết đến, nguyên nhân chủ yếu là do quan niệm về
du lịch nông thôn lúc bấy giờ chỉ giống như một hoạt động nhằm tăng thêm
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
thu nhập cho các trang trại, làng quê. Còn du lịch sinh thái lại thu hút được
nhiều sự quan tâm do được hình thành trong bối cảnh các loại hình du lịch có
trách nhiệm đang được chú ý đến. Du lịch sinh thái phát triển song song trách
nhiệm về môi trường, vì thế mà nó thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc
gia, nhiều cơ quan tổ chức trên cả thế giới, vì thế mà du lịch sinh thái phát
triển khá mạnh mẽ.
Năm 2001, với mục đích nhằm xóa đói, giảm nghèo, Tổ chức Phát
Triển quốc tế Hà Lan viết tắt là SNV đã phối hợp với Sở du lịch của một số
tỉnh, thực hiện các chương trình du lịch như chương trình thí điểm du lịch bền
vững vì người nghèo và Sapa (Lào Cai). Tại Thừa Thiên - Huế, SNV kết hợp
với Sở Du lịch của tỉnh đề ra nhiều chương trình thiết thực và cụ thể với
những nội dung chính: xóa đói, giảm nghèo; nâng cao nhận thức của mọi
người về du lịch bền vững; thúc đẩy quản lý của nhà nước về du lịch ở địa
phường; xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng và quan hệ hợp tác giữa các
bên lien quan trong du lịch. Trong trương trình này, mục đích chính của SNV
là tư vấn, hỗ trờ kỹ thuật cho các tỉnh, huyện và các điểm đến du lịch xây
dựng các mô hình về du lịch nông thôn theo hướng bền vững, góp phần vào
công tác bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường cũng như cải thiện đời sống
kinh tế cho các hộ gia đình ở đây. Những mô hình này đã thu hút được rất
nhiều đoàn khách du lịch quốc tế .
Từ năm 1986, tại Long Hồ - Vĩnh Long đã triển khai mô hình du lịch
nông thôn và thu được khá nhiều hiệu quả. Với bước đầu là việc khái thác các
khu nhà truyền thống kết hợp với cảnh quan thiên nhiên song nước, miệt
vườn. Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng lên hơn 20 điểm với cái tên
thân mật là du lịch miệt vườn và đã thu hút được khá đông các du khách quốc
tế đến tham gia trong đó có cả du khách Nhật.
• Định nghĩa du lịch nông thôn
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Theo như các tài liệu du lịch hiện nay, có rất nhiều khái niệm về du lịch
nông thôn được đưa ra, nhưng để có một khái niệm thống nhất thì vẫn còn là
một quá trình.
Ở Ấn Độ, du lịch nông thôn được định nghĩa là những hoạt động như
giới thiệu với khách du lịch về cuộc sống ở nông thôn, về văn hóa, nghệ thuật
cũng như các di sản, từ đó mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương về
kinh kế cũng như xã hội; cho phép tương tác giữa du khách và người dân địa
phương ngày một nâng cao, làm phong phú thêm kinh nghiệm du lịch.
( />Theo Nuchnard Rattanasuwongchai( Department of Career Sciences,
Kasetsart University in Bangkok, Thailand) thì du lịch nông thôn là sự kết
hợp giữa phát triển nông thôn và du lịch bền vững. Du lịch nông thôn được
hiểu là một loại hình du lịch bền vững gồm các hoạt động nhằm khai thác tài
nguyên ở vùng nông thôn mà không làm ảnh hưởng đến chúng, từ đó tạo ra
lợi ích cho khu vực nông thôn về năng suất , việc làm, phân phối lại thu nhập,
bảo vệ môi trường văn hóa của nông thôn, và là cách thức để quảng bá và
lưu giữ những giá trị truyền thống. ( />Ở Việt Nam, khái niệm về du lịch mới đang được manh nha hình thành
dưới những cái tên như “Du lịch trang trại”,“Du lịch nông trại”, “Du lịch
nông nghiệp”, “Du lịch đổng quê”, “Du lịch miệt vườn”, “Du lịch sông
nước”, “Du lịch làng bản”, “Du lịch làng nghề”,“Du lịch sinh thái”….từ đó
PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh và Ths. Trần Huy Đức thuộc Khoa du lịch và
Khách sạn ĐHKTQD trong bài “Phát triển du lịch nông thôn để thúc đẩy hiện
đại hóa nông thôn ở Hà Nội “ đã đưa ra địch nghĩa như sau: Du lịch nông thôn
là môt tập hợp thể loại du lịch, dựa trên sự khác biệt của tài nguyên thiên
nhiên, nhân văn, sự kiện và sản vật của nông thôn để thu hút khách. Sản
phẩm du lịch nông thôn = Sự khác biệt của tài nguyên ở làng quê + Dịch vụ
ở làng quê + Sản vật của làng quê.
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Từ những định nghĩa đã được đưa ra ở trên, có thể hiểu “du lịch nông
thôn là sự kết hợp của các loại hình du lịch khác nhau tại một địa phương cụ
thể, nơi có các tài nguyên du lịch khác biệt so với các địa phương khác và có
sự tham gia không chỉ của doanh nghiệp du lịch mà còn của cả chính quyền
và cư dân địa phương, từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia”.
2.1.1.2 Sản phẩm du lịch nông thôn
• Sản phẩm du lịch nông thôn
Như đã nói ở trên, du lịch nông thôn ở mỗi quốc gia phát triển cũng
như đang phát triển có những điểm không giống nhau. Bên cạnh đó là việc,
nhu cầu tham gia loại hình du lịch này của mỗi khách du lịch cũng khác nhau,
vì thế mà sản phẩm du lịch nông thôn cũng có nhiều biểu hiện khác nhau. Có
thể đưa ra 5 hình thức du lịch nông thôn chính như sau:
- Du lịch tự nhiên mang tính giải trí.
- Du lịch văn hóa, quan tâm tới văn hóa, lịch sử và khảo cổ của địa
phương.
- Du lịch sinh thái, quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng
như phúc lợi, giá trị văn hóa của người dân địa phương.
- Du lịch làng xã, trong đó du khách được hòa mình vào cuộc sống
làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch
mang lại
- Du lịch nông nghiệp trong đó khách du lịch tham quan và tham gia
các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm giảm năng
xuất cây trồng của địa phương.
Tùy vào vị thế, đặc điểm về tài nguyên du lịch và các chính sách phát
triển du lịch của từng vùng mà có sự kết hợp các hình thức du lịch với nhau
giúp du lịch nông thôn đạt hiệu quả tối ưu.
Tài nguyên được khai thác vào du lịch nông thôn không chỉ có tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhăn văn mà còn là các tài nguyên thuộc các
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
20
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
loại hình du lịch khác có ở địa phương như tài nguyên du lịch sinh thái, tài
nguyên du lịch làng nghề…
Với du lịch nông thôn, chủ thể của du lịch không chỉ riêng doanh
nghiệp kinh doanh du lịch, chính quyền địa phương hay cư dân bản địa và mà
tất cả các chủ thể tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào du lịch. Lấy ví dụ như
du lịch nông nghiệp, thì chủ thể nó chỉ là chủ hộ, nhà vườn, chủ rừng, chủ
trang trại, chủ cơ sở, hợp tác xã nông nghiệp, chủ doang nghiệp… mang
tính nhỏ lẻ và cá thể. Nhưng với du lịch nông thôn thì các chủ thể không chỉ
dừng lại ở đó mà còn có cả cư dân và cộng đồng địa phương đó. Du lịch nông
thôn không chỉ gói gọn trong một loại hình du lịch nhất định, nó có thể bao
gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian lãnh thổ của một vùng nông
thôn thuộc địa phương nào đó. Phát triển du lịch nông thôn là phát triển theo
hướng mở rộng và khai thác các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địa
phương nhằm đảm bảo hài hào lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của
cộng đồng địa phương. Có sự tham gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo
của chính quyền địa phương nhằm góp phần phát triển du lịch nông thôn của
địa phương theo hướng bền vững.
Căn cứ từ những hình thức du lịch nói trên, các sản phẩm du lịch nông
thôn có thể cung cấp cho du khách là:
- Dịch vụ hướng dẫn tham quan danh lam thắng cảnh, các di tích lịch
sử văn hóa, trang trại , làng nghề
- Chế biến các món ăn, đồ uống từ sản phẩm nông nghiệp, phục vụ ăn
uống cho khách/ bán đặc sản, hàng lưu niệm.
- Cho khách thuê nhà và các vật dụng khác
- Cho khách thuê phương tiện / dịch vụ vận chuyển tại điểm du lịch
- Tạo điều kiện cơ hội cho khách tham gia vào các hoạt động kinh tế,
văn hóa xã hội của làng xã để có các trải nghiệm .
- Các loại dịch vụ khác
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
21
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
• Đặc điểm của du lịch nông thôn :Du lịch nông thôn có các đặc điểm
căn bản sau:
(1) Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp
Mục tiêu của du lịch nông nghiệp không chỉ là thỏa mãn nhu cầu của
du khách và đáp ứng lợi ích cho các nhà kinh doanh du lịch, mà nó còn là
chiến lược để phát triển nông thôn bằng việc khai thác và đưa các sản phẩn
nông nghiệp vào du lịch. Có thể nói du lịch nông thôn là một hình thức bán
sản phẩm nông nghiệp trực tiếp ngay tại nơi sản xuất. Du khách khi đến các
vùng nông thôn du lịch, sẽ được hòa cùng người dân ở đây tham gia vào các
hoạt động thường nhật và mang tính đặc trưng của địa phương đó. Ví dụ như,
khách du lịch có thể tham gia trồng các loại rau củ quả trong một mảnh vườn
nhỏ của một hộ gia đình tại làng Tây Tựu – Từ Liêm – Hà Nội. Sau khi tham
quan làng xong, du khách quay trở lại gặt hái thành quả. Có thể đó không phải
là những gì họ đã tự mình trồng được nhưng nó mang lại ý nghĩa trải nghiệm.
Và nhờ mà sản phẩm của làng được tiêu thụ.
(2) Mô hình du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không
gian cho phù hợp với tình hình
Vì sản phẩm chủ yếu của du lịch nông thôn phụ thuộc vào nông nghiệp,
mà nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là theo mùa vụ, vì thế mà quy mô của
du lịch nông thôn cũng chịu sự tác động của yếu tố mùa vụ hay yếu tố về thời
gian. Giả sử, nhãn lồng Hưng Yên được khai thác vào du lịch nông thôn,
khách du lịch đến đây có thể được tham gia vào quá trình thu hoạch và chế
biến long nhãn. Nhưng vấn đề đặt ra là không phải mùa nào cũng có nhãn để
thu hoạch và chế biến. Hiện nay, Việt Nam đã có một số giống nhãn cho thu
hoạch quanh năm nhưng không phải ở đâu cũng và bất cứ hộ gia đình nào
cũng có thể trồng được. Nhưng không vì thế mà chỉ mùa hè, du lịch nông
thôn tại làng nhãn mới được tổ chức vì ngoài việc thu hoạch và chế biến long
nhãn ra, còn có nhiều hoạt động nông nghiệp có thể thu hút và phục vụ cho
khách du lịch. Chỉ có điều quy mô sẽ không lớn như vào chính vụ nhãn.
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
22
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Cũng như thế, khi khác thác du lịch nông thôn thì quy mô của các tỉnh
miền bắc sẽ nhỏ hơn so với quy mô của các tỉnh miền nam. Đây là minh
chứng cho việc quy mô du lịch nông thôn có thể thay đổi tùy theo không gian
cho phù hợp với địa lý và đặc điểm của từng vùng.
(3) Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác,
sự phát triển của các loại hình du lịch khác là tiền đề cho du lịch phát triển.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các vùng phát triển du lịch nông thôn lại rất
lớn.
Du lịch nông thôn là sự kết hợp của nhiều loại hình du lịch khác nhau,
vì thế mà khi các loại hình du lịch này phát triển sẽ thúc đẩy du lịch nông
nghiệp phát triển.Tuy nhiên, các vùng có du lịch nông thôn lại cạnh tranh
nhau gay gắt. Một phần nguyên nhân cũng là do tính kết hợp của du lịch nông
thôn, thay vì chỉ tham gia các hoạt động du lịch văn hóa tại làng này sau đó
tham gia các hoạt động du lịch sinh thái tại các làng khác thì du khách có thể
tham gia cả 2 loại hình du lịch này ngay tại cùng một làng. Nó tạo sự tiện lợi
cho du khách vì thế rất dễ được du khách chấp thuận mặc dù sinh thái của
làng đó không đặc sắc bằng làng khác. Điều này dẫn đến nguy cơ, làng khác
sẽ mất đi rất nhiều lượng khách du lịch, làm cho du lịch của làng không thể
phát triển được. Vì thế, để đạt được lợi ích đôi bên là rất khó, đó là nguyên
nhân dẫn đến việc tại sao lại có sự cạnh trannh gay gắt giữa các vùng có du
lịch nông thôn.
(4) Dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn;
Có thể nói, tính tổng hợp của du lịch nông thôn là yếu tố tác động
nhiều nhất hình thành nên các đặc điểm của du lịch nông thôn. Do có thể
khai thác cùng một lúc nhiều loại hình vào du lịch nông thôn, vì thế mà mỗi
vùng, mỗi miền lại có những cách làm du lịch khác nhau. Dẫn đến việc
không thống nhất và đồng bộ trong khâu tổ chức và thực hiện du lịch tại mỗi
vùng miền. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh những biến tấu khác
nhau của du lịch nông thôn.
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
23
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
(5) Có tính liên ngành và liên vùng cao.
Tính liên ngành thể hiện ở chỗ: từ việc du lịch nông thôn của vùng
phát triển từ đó nông nghiệp của vùng sẽ được thúc đẩy và ngược lại. Tính
liên ngành không chỉ thể hiện giữa du lịch với nông nghiệp và còn với các
ngành khác như ngân hàng, thương mại, bưu chính viễn thông….
Tính liên vùng cao thể hiện ở chỗ, phát triển du lịch nông nghiệp là
phát triển bền vững. Những vùng có những sản phẩm du lịch giống nhau,
hoặc những vùng chỉ có một sản phẩm du lịch đặc trưng nhất định có thể kết
hợp với nhau tạo thành một chuỗi sản phẩm để cùng nhau phát triển.
2.1.1.3 Một số mô hình du lịch nông thôn ở Việt Nam và trên thế giới
• Mô hình du lịch nông thôn trên thế giới
Du lịch nông thôn đang dần trở thành một su hướng trên thế giới. Dưới
đây là một số mô hình phát triển du lịch nông thôn của một số quốc gia trên
thế giới đã và đang thu được những thành công nhất định.
Du lịch nông thôn Pháp
Du lịch nông thôn của Pháp bắt đầu hình thành từ năm 1950 với hình
thức biểu hiện ban đầu là du lịch nông nghiệp. Năm 2001, cả nước Pháp có
khoảng 2,8 % các trang trại kinh doanh loại hình du lịch này, trong đó 69%
các trang trại cung cấp chỗ ở, 16% các trang trại cung cấp các dịch vụ liên
quan đến thực phẩm, 3,9 % cung cấp các hoạt động liên quan đến thủ công
mỹ nghệ và 29% các trang trại cung cấp các hoạt động khác liên quan đến du
lịch. Phần lớn các trang trại có kinh doanh loại hình du lịch này đều tập trung
ở khu vực Địa Trung Hải, xung quang là các dãy núi.
Vì là một nước phát triển nên du lịch nông thôn ở Pháp được tập trung
chủ yếu vào việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Đến đây, du khách sẽ
được trải nghiệm cuộc sống của những người nông dân Pháp với nhiều sự lựa
chọn khác nhau, về chỗ ở, nơi vui chơi giải trí, cảnh quan thiên thiên… của
mỗi trang trại, địa phương làm tăng tính đa dạng của du lịch nông thôn.
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
24
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Bên cạnh việc làm thế nào để tăng thu nhập của người dân ở vùng nông
thôn, du lịch nông thôn Pháp còn góp phần bảo tồn các di sản, các giá trị
truyền thống; tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa và xã
hội.
Ở Pháp hiện nay có rất nhiều mạng lưới du lịch nông thôn như: Mạng
lưới Nhà ở nước Pháp (Gites de France) – thành lập năm 1954; mạng lưới
Đón tiếp nông dân (Acceuil paysan) – thành lập vào những năm 90 với
khoảng 300 thành viên; mạng lưới Chào đón ở nông trại (Bienvenue à la
ferme) – thành lập năm 1993; ……Các mạng lưới này kết hợp với các tổ chức
chính phủ tham gia tích cực vào việc quảng bá du lịch và văn hóa của đất
nước này.
Pháp được coi là một trong số những nước có du lịch nông thôn phát
triển với nhiều hoạt động tích cực trong việc phát triển du lịch theo hướng bền
vững. Trong năm 2011, Viện du lịch Pháp còn ký kết hiệp ước hỗ trợ phát
triển du lịch nông thôn ở khu vực Altai của Nga – bước đầu của xu hướng liên
kết du lịch nông thôn giữa các nước trên thế giới.
Du lịch nông thôn Vương quốc Anh
Hình thành từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, nhưng phải đến giữa
những năm 80 du lịch nông thôn của Vương quốc Anh mới thực sự phát triển.
Cũng giống như ở Pháp, du lịch nông thôn của Vương quốc này tập trung chủ
yếu ở các trang trại, trong số đó 42% trạng trại ở Anh, 34% ở xứ Wales, 23%
ở Scotland và 6% ở Bắc Ireland (năm 2001).
So với các nước ở khu vực Châu Âu thì Vương quốc Anh được coi là
quốc gia nắm thị phần lớn về lượng khách du lịch tham gia vào loại hình du
lịch này. Ở Anh, du lịch nông thôn phát triển với các loại hình dịch vụ chủ
yếu được cung cấp như: trang trại B&B (Bed and Breakfast), trang trại tự
phục vụ và trang trại dành riêng cho hoạt động cắm trại. Theo một công bố từ
kết quả nghiên cứu tại Anh được đăng tải trên www.visitengland.org năm
2004 thì du lịch nông thôn đem lại cho Vương quốc này 14 tỷ bảng Anh và hỗ
Phạm Thị Vân Anh Lớp: Du lịch 50A
25