Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.66 KB, 23 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ
BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM


TS. Phan Huy Thông
Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt
Mở đầu

Viêt Nam chiếm vị trị thứ hai về sản lượng cà
phê trên thế giới.

Đến năm 2008, diện tích đạt 525 nghìn ha,

Năng suất đạt 19,6 tạ/ha,

Sản lượng đạt khoảng 996,3 nghìn tấn.

Giá trị xuất khẩu cà phê năm 2008 đạt trên
2,11 tỷ USD tăng trên 4 lần so với năm 2003,

Là bước tiến vượt bậc của ngành cà phê
Hiện trạng về giống cà phê

Cà phê vối chiếm 92,9%;

Cà phê chè đạt trên 31 nghìn ha chiếm 6 %

Trồng bằng cây thực sinh từ 65 – 75% diện tích.


Hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông có khoảng 25-35 %
diện tích cà phê được trồng từ giống chọn lọc,
Lâm Đồng khoảng 4-5% diện tích.

Cà phê ghép đã bước vào kinh doanh hiện nay
mới chiếm khoảng 1,7% diện tích cà phê ở Tây
Nguyên.

Chi phí đầu tư phân bón của hộ trồng cà phê cao
hơn so với quy trình khuyến cáo từ 10-23 %.

Có khoảng 50% số hộ bón KPK phù hợp với quy
trình sản xuất cà phê hiện nay.

Bón phân hóa học cho cà phê chưa cân đối, vượt
liều lượng theo quy trình,

Không trồng cây che bóng, đầu tư cao kết hợp tưới
nước để tăng nhanh năng xuất, canh tác cà phê
không bền vững, vườn cà phê nhanh suy kiệt khi
gặp điều kiện thời tiết bất thuận.
Phân bón cho cà phê
Tưới nước cho cà phê

Phần lớn diện tích cà phê phải sử dụng nước
giếng khoan,

Kỹ thuật tưới chưa hoàn thiện, lãng phí nước,

Phần lớn các hộ nông dân tưới nước cho cà phê

dựa vào kinh nghiệm,

Nhiều hộ nông dân đã tưới vượt quy trình tưới
khoảng 600 -700 m2 trên vụ

Các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm chưa
được các địa phương áp dụng diện rộng.
Sâu bệnh hại cà phê

Còn hạn chế trong việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trên cà phê

Đa số diện tích cà phê trồng thuần không có
cây che bóng,

Diện tích cà phê có trồng cây che bóng chỉ
chiếm khoảng 5%, tăng chi phí tưới và sau
nhiều năm loại bỏ cây che bóng làm tăng chi
phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện trạng về quản lý chất lượng cà phê

Việc ký kết hợp đông thu mua sản phẩm giữa nhà chế biến xuất khẩu
và người trồng cà phê còn nhiều bất cập;

Hình thành các tổ chức sản xuất các hộ trồng cà phê chưa được quan
tâm;

Trong phân loại và đánh giá chất lượng cà phê chưa chặt chẽ;

Khoảng trên 10% số doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn 4193:2005;


Chưa có chính sách để các nhà sản xuất và chế biến áp dụng các tiêu
chuẩn trong sản xuất và thu mua cà phê;

Cơ chế giá chủ yếu thông qua hợp đồng tính ràng buộc không cao;

Khi xuất khẩu không cần thủ tục chứng nhận chất lượng, doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê thường không quan tâm tiêu chuẩm chất
lượng trong thu mua cà phê.
Chất lượng cà phê thấp và không đồng đều

Không tuân thủ đầy đủ quy trình kỹ thuật hái cà phê;

Tỷ lệ áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193-2005, còn rất
thấp;

Thiếu kỹ năng chế biến;

Bị loại nhiều do không đạt tiêu chuẩn khi xuất khẩu;

Các nhà kinh doanh và xuất nhập khẩu cho rằng tiêu
chuẩn mới khó thực hiện và đòi hỏi phải đầu tư
nhiều hơn cho việc nâng cấp trang thiết bị chế biến.
Thiếu sự điều phối giữa các tác nhân
trong ngành

Phát triển cà phê còn chưa theo quy hoạch;

Phần lớn các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng
cà phê nguồn lực hạn chế, thiếu khả năng tiếp cận

kiến thức kỹ thuật, thị trường và tài chính;

Quan hệ đối tác nhà nước và tư nhân chưa có sự liên
kết,người sản xuất cà phê thường không quan tâm
đến chất lượng sản phẩm.
Khả năng cạnh tranh của ngành còn yếu

Một thời gian dài Việt Nam luôn là nước cung cấp cà phê với số
lượng lớn, chất lượng không cao và giá rẻ;

Giá trị gia tăng của ngành chưa cao; khả năng cạnh tranh của cà
phê Việt Nam có nhiều hạn chế.

Ba tác nhân chính trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của cà phê
Việt Nam là
giá trị gia tăng,
chất lượng ổn định và
giao dịch uy tín hiện nay lại đang là những yếu điểm
Xây dựng chương trình

Năm 2008, với sự hỗ trợ của công ty EDE Consulting, Cục
Trồng trọt phối hợp các bên liên quan đã tổ chức hai hội
thảo nhằm xác định những thách thức chính và sắp xếp thứ
tự ưu tiên những nhu cầu can thiệp vì sự phát triển của
ngành cà phê nhằm cải thiện tính cạnh tranh của ngành.

Thách thức và những nhu cầu can thiệp đã được tổng hợp
và đưa vào khung logic của chương trình.
Mục tiêu tổng quát của chương trình


Góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh
của ngành cà phê Việt Nam,

Giúp nâng cao chất lượng và hiệu
quả canh tác, tăng kim ngạch xuất
khẩu,

Góp phần ổn định đời sống cho nông
dân trồng cà phê.
Mục tiêu trực tiếp của chương trình

Tăng cường năng lực tổ chức quản lý ngành, hỗ trợ
thành lập:
Ban điều phối Quốc gia của ngành cà phê;
Quỹ phát triển bền vững ngành cà phê;
Hiệp hội người trồng cà phê;
Các tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê của nông
dân.

Hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam điều chỉnh các chiến
lược thị trường, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Nâng cao chất lượng cà phê và hỗ trợ thực hiện một
chương trình tập huấn toàn quốc cho tiểu giảng viên
và nông dân.
Cơ cấu thực hiện Chương trình

Hợp phần 1: Tăng cường năng lực tổ chức quản lý ngành hàng cà
phê
Hỗ trợ thành lập Ban điều phối Quốc gia ngành cà phê và Quỹ phát

triển bền vững;
Hỗ trợ thành lập một Hiệp hội người trồng cà phê;
Hỗ trợ tổ chức nhóm hộ nông dân sản xuất kinh doanh cà phê.

Hợp phần 2: hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam điều chỉnh các chiến
lược thị trường, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo hướng bền
vững và hội nhập toàn cầu

Hợp phần 3: nâng cao chất lượng cà phê, hỗ trợ tập huấn toàn
quốc cho tiểu giảng viên và nông dân.
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp

Chương trình hướng vào các nhóm mục tiêu sau:
tiếp cận được tất cả 500.000 hộ nông dân trồng cà
phê tại Việt Nam.

Những đại lý thu mua và nhà chế biến quy mô vừa
và nhỏ;

Mạng lưới khuyến nông;

Các Viện nghiên cứu;

Các nhà hoạch định chính sách.
Đối tượng hưởng lợi gián tiếp

Nâng cao nhận thức và hỗ trợ tập huấn cho nông
dân và các nhà chế biến quy mô nhỏ;

Quản lý sản xuất và chế biến tốt hơn;


Người tiêu dùng;

Các công ty rang xay;

Tăng khả năng cạnh tranh của ngành cà phê.
Cơ cấu tổ chức Chương trình
Địa bàn triển khai Chương trình

Địa bàn triển khai đề xuất từ các địa phương
Quản lý và tổ chức toàn bộ chương trình

Chỉ đạo, điều phối và giám sát Chương trình gồm có
Ban Chỉ đạo Chương trình
Cố vấn Quản lý Chương trình

Quản lý và thực hiện Chương trình gồm có:
Ban Quản lý Chương trình;
Ban Tư vấn kỹ thuật;
Các Ban điều phối địa phương ở cấp tỉnh;
Các đơn vị thực hiện ở cấp huyện, thị.
Phương pháp tiếp cận và chỉ đạo chương trình

Phương pháp tiếp cận của Chương trình
Thống nhất,
Tự nguyện,
Tiếp cận từ dưới lên,
Phân cấp,
Quan hệ đối tác và kế thừa và phát triển kinh nghiệm thực tiễn
trong và ngoài nước.


Chỉ đạo, điều phối và giám sát Chương trình
Ban Chỉ đạo do Bộ NN&PTNT làm Trưởng ban,
thành viên khác gồm: đại diện của các bộ;
Đại diện của một số nhà tài trợ nhà nước/tư nhân;
Đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT một số tỉnh trọng điểm
Cố vấn Quản lý Chương trình
Quản lý và thực hiện Chương trình

Giám đốc Chương trình do Bộ NN&PTNT bổ nhiệm.

Ban tư vấn kỹ thuật gồm:
Cục Trồng trọt
Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thuỷ sản và nghề Muối;
Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam;
Viện Chính sách & Chiến lược NN&PTNT;
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc;
Viện Khoa học Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên;
Trung tâm nghiên cứu Đất Tây Nguyên;
Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư Quốc gia;
CafeControl;
Chuyên gia trong nước và quốc tế;

Ban điều phối ở các địa phương.
Nguồn ngân sách

Nguồn ngân sách huy động từ các nhà tài trợ

Nguồn vốn đối ứng từ phía Việt Nam


Đóng góp từ người tham gia dự án,

Đóng góp từ các doanh nghiệp tư nhân trong ngành cà phê.
Giám sát và đánh giá
Hệ thống giám sát và đánh giá gồm 3 hợp phần:

Hợp phần 1: chất lượng của việc thực hiện toàn bộ
Chương trình được đánh giá định kỳ thông qua đánh
giá nội bộ và đánh giá độc lập.

Hợp phần 2: giám sát tất cả các khoản chi tiêu liên
quan đến Chương trình. Kiểm toán sẽ do các kiểm
toán viên độc lập thực hiện hàng năm.

Hợp phần 3: giám sát hiệu quả /tác động của
Chương trình tới nông dân.
Quản lý rủi ro

Chương trình có thể phải đối mặt với một số rủi ro như
sự tham gia của nông dân vào chương trình tập huấn,
khả năng nông dân tự nguyện đóng góp tài chính,
tổ chức nông dân, giá cả, lạm phát và giá đầu vào.

Trong thời gian một năm, được sự chỉ đạo của Bộ sự tham gia
tích tực của các bên liên quan dự thảo Chương trình đã được
soạn thảo,

Nhiều đối tác trong và ngoài nước đã quan tâm và tham gia
Chương trình góp phần từng bước nâng cao khả năng cạnh

tranh và phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam.
Trân thành cảm ơn

×