Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 199 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*****



NGUYỄN HỮU SỞ




PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG
Ở VIỆT NAM



Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TR




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHAN HUY ĐƯỜNG
2. TS. TRẦN ANH TÀI





HÀ NỘI - 2009


3
MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa…………………………………………………………………
1
Lời cam đoan…………………………………………………………………
2
Mục lục…………………………………………………………………………
3
Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………
5
Danh mục các bảng…………………………………………………………….
7
Danh mục các hình vẽ………………………………………………………….
8
Lời nói đầu……………………………………………………………………
9
Chương 1. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm Quốc tế về PTKTBV…
15
1.1. Khái niệm và nội dung của PTKTBV…… ………………………………
15
1.1.1. Một số khái niệm và phạm trù cơ bản….….……………………………

15
1.1.2. Nội dung của PTKTBV ………………………………………………
32
1.1.3. Các điều kiện đảm bảo PTKTBV… ……………………………………
44
1.2. Một số kinh nghiệm quốc tế về PTKTBV………………………………….
52
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước ………… ………………………………
52
1.2.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ……………………………………………
61
Chương 2. Thực trạng phát triển kinh tế của Việt Nam và những vấn đề
đặt ra về PTKTBV………………………………… ……………………….

68
2.1. Quá trình đổi mới tư duy về PTKTBV ở Việt Nam…….………………….
68
2.1.1. Khái lược về phát triển kinh tế Việt Nam trước đổi mới…………………
68
2.1.2. Những nội dung cơ bản về đổi mới tư duy PTKTBV ở Việt Nam từ năm
1986 đến nay…………………………………………………………………….

77
2.2. Đánh giá về PTKTBV ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay………………….
88
2.2.1. Đánh giá về tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ………….….……
88
2.2.2. Đánh giá tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến các vấn đề xã hội,
môi trường …………………………………………………………………….
92

2.2.3. Đánh giá về cơ cấu nền kinh tế đảm bảo phát triển bền vững.…………
104
2.2.4. Đánh giá về mức độ PTBV qua phân tích các ngành kinh tế chính.……
111
2.3. Những vấn đề đặt ra về PTKTBV nền kinh tế Việt Nam ………………
135
2.3.1. Tăng trưởng chưa đạt mức tiềm năng.……………………………………
135

4
2.3.2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm chạp thể hiện trình độ phát triển thấp
của nền kinh tế………………………………………………………………….
136
2.3.3. Hiệu ứng lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến các vấn đề xã hội chủ yếu
chưa bền vững …….…………………………………………………………….

137
Chương 3. Quan điểm và giải pháp bảo đảm sự phát triển kinh tế bền
vững ở Việt Nam.………………………………………………………………

141
3.1. Bối cảnh mới và quan điểm về PTKTBV ở Việt Nam.……………………
141
3.1.1. Bối cảnh quốc tế ………………………………………………………
141
3.1.2. Bối cảnh trong nước …………………………………………………….
3.1.3. Quan điểm về PTKTBV ………………………………………………
146
148
3.2. Những định hướng giải pháp cơ bản đảm bảo PTKTBV ở Việt Nam.…….

155
3.2.1. Tiếp tục tạo môi trường chính trị – xã hội, pháp lý thuận lợi và ổn định
156
3.2.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển …………
158
3.2.3. Phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực nhằm phát
triển nền kinh tế và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế nước ta…….

165
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động thương mại nhằm phát triển kinh tế và chuyển đổi
cơ cấu ngành kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.…….

170
3.2.5. Hoàn thiện thể chế chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy PTKT và chuyển
đổi cơ cấu ngành kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế…

175
3.2.6. Những giải pháp thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp…….………………………………………………

185
3.2.7. Những giải pháp đảm bảo sự công bằng trong phát triển, giảm bớt sự
phân hóa giàu – nghèo và chênh lệch mức sống nông thôn – thành thị… …….

187
3.2.8. Những giải pháp nhằm công khai, minh bạch thông tin kinh tế để dự báo
và cảnh báo kịp thời những tác động tiêu cực đến tính bền vững của phát triển
kinh tế ………………………………………………………………………….



190
Kết luận…………………………………………………………………………
192
Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án…………
194
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………
195




5
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
AFTA
Asean FreeTrade Area
Khu vực mậu dịch tự do Asean
2
APEC
Asia Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương
3
ASEAN
Association of Southeast Asian

Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
4
CBCNV

Cán bộ công nhân viên
5
CIEM
Central Institute for Economic
Management
Viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế Trung ương
6
CNXH

Chủ nghĩa xã hội
7
CNTB

Chủ nghĩa tư bản
8
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long
9
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
10

GATT
General Agreement on Tariffs and
Trade
Hiệp định chung về thuế quan
và mậu dịch
11
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phảm quốc nội
12
GNP
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân
13
GNI
Gross National Income
Tổng thu nhập quốc dân
14
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
15
FED
Federal Reserve System
Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
16
HDI
Human Development Index
Chỉ số phát triển con người
17

HIV/AIDS
Human Immuno-deficiency Virus/
Acquired Immune Deficiency
Syndrome
Bệnh hội chứng giảm miễn
dịch mắc phải
18
HTX

Hợp tác xã
19
ICOR
Incremental Capital - Output Rate
Chỉ số đo mức độ đầu tư để có
1% tăng trưởng
20
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
21
KH&CN

Khoa học và công nghệ
22
KHHGD

Kế hoạch hóa gia đình
23
LHQ


Liên hợp quốc

6
STT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
24
NICs
New Industrialized Countries
Các nước công nghiệp mới
25
NGO
Non – Governmental Organization
Tổ chức phi chính phủ
26
NSNN

Ngân sách nhà nước
27
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
28
PSR
PSR - Pressure - State – Response
Mô hình “áp lực - tình trạng -
ứng phó”
29
PTBV


Phát triển bền vững
30
PTKTBV

Phát triển kinh tế bền vững
31
PTKT

Phát triển kinh tế
32
R&D
Reseach & Development
Nghiên cứu và phát triển
33
SKSS

Sức khỏe sinh sản
34
SX-KD

Sản xuất - kinh doanh
35
TĐSX

Tập đoàn sản xuất
36
TFP
Total Factor Productivity
Năng suất các yếu tố (nhân tố)

tổng hợp
37
TNCs
Transnational Corporations
Các Công ty xuyên quốc gia
38
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
39
UNDP
United Nations Development
Programme
Chương trình phát triển của
Liên hợp quốc
40
USD
United State Dollar
Đồng Đô la Mỹ
41
VCCI
Vietnam Chamber of Commerce
and Industry
Phòng Thương mại và công
nghiệp Việt Nam
42
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
43

WCED
World Commission on
Environment and Development
Ủy ban quốc tế về môi trường
và phát triển
44
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
45
XHCN

Xã hội chủ nghĩa




7
DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng
Nội dung
Trang
Bảng 1.1.
Bức tranh tăng trưởng kinh tế của thế giới 1960-2000
27
Bảng 2.1.
Sự phát triển nền kinh tế miền Bắc Việt Nam (Mức tăng giá trị
sản lượng %)
69

Bảng 2.2.
Kết quả sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam qua các
giai đoạn
71
Bảng 2.3.
Cơ cấu kinh tế quốc dân Việt Nam năm 1985
72
Bảng 2.4.
Kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam (Giai đoạn 1976 - 1985)
74
Bảng 2.5.
Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GDP theo ngành từ 1986 - 2007
89
Bảng 2.6.
Tỷ lệ hộ nghèo chung của Vệt Nam giai đoạn 2002 - 2008 (%)
93
Bảng 2.7.
Tỷ lệ nghèo chung của các vùng thời kỳ 2004 - 2008
95
Bảng 2.8.
Tình hình thực hiện mục tiêu tạo việc làm thời kỳ 2000 - 2004
100
Bảng 2.9.
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (theo giá hiện hành)
107
Bảng 2.10.
Số lượng, cơ cấu và quy mô lao động các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế Việt Nam.
107
Bảng 2.11.

Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế
109
Bảng 2.12.
Dân số trong độ tuổi lao động (Từ 15 đến 60 tuổi)
110
Bảng 2.13.
Cơ cấu lao động theo nhóm ngành (1990-2008).
110
Bảng 2.14.
Sản xuất lương thực của Việt Nam
113
Bảng 2.15.
Khối lượng và kim ngạch một số mặt hàng nông-lâm-thủy sản
xuất khẩu (T: tấn)
115
Bảng 2.16.
Cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam
119
Bảng 2.17.
Xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp chính của Việt Nam
120
Bảng 2.18.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành
122
Bảng 2.19.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam
124
Bảng 2.20.
Tốc độ tăng khối lượng vận tải phân theo các hình thức vận tải
(ĐVT: %)

127
Bảng 2.21.
Số lượng HTX phân theo ngành thời kỳ 1996-2003
130
Bảng 2.22.
Thu chi ngân sách Nhà nước (% GDP)
133
Bảng 2.23.
Cơ cấu tổng vốn đầu tư xã hội (% theo giá hiện hành)
134

8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Tên hình
Nội dung
Trang
Hình 1.1.
Tăng trưởng và xu hướng tăng trưởng của Việt Nam, 1984-2008
30
Hình 1.2.
Tương tác giữa con người, sản xuất và tự nhiên
34
Hình 1.3.
Mô hình "Áp lực - Tình trạng - Ứng phó" – PSR
38
Hình 1.4.
Các nhân tố tác động đến phát triển bền vững
40
Hình 1.5.

Quan hệ giữa nguồn nhân lực và vốn con người
42
Hình 2.1.
So sánh cơ cấu ngành của các nước trong khu vực
136






















9



Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
PTKTBV nhấn mạnh đến khả năng phát triển liên tục lâu dài, không gây ra
những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên và xã
hội. Phát triển kinh tế mà làm hủy hoại môi trường là phát triển không bền vững, phát
triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày
chúng cạn kiệt) là phát triển không bền vững. Chẳng hạn, trữ lượng dầu mỏ thế giới theo
một số tính toán chỉ có thể khai thác được khoảng 50 - 60 năm nữa; trữ lượng than đá thì
còn khoảng trên dưới 120 năm nữa Vậy, nếu các ngành kinh tế chỉ dựa vào những
nguồn năng lượng này thì không thể bảo đảm tính bền vững lâu dài được. Đồng thời
muốn kéo dài sự tồn tại của các ngành kinh tế dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch
thì chỉ có thể là phải sử dụng tiết kiệm chúng hoặc là tìm nguồn năng lượng thay thế.
Ngoài ra, có quan điểm còn cho rằng, mô hình phát triển kinh tế mà để phụ
thuộc quá nhiều vào ngoại lực (như FDI) cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy có
nhiều rủi ro, không chắc chắn. Nói ngắn gọn, phát triển kinh tế là không bền vững
nếu nó thật "nóng", không thể giữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay
ít nhất cũng chậm lại trong tương lai.
Không thể chối cãi: "phát triển kinh tế bền vững" là một khái niệm một phạm
trù đang được toàn thế giới lưu tâm. "Phát triển kinh tế bền vững” có nội hàm rất
rộng, mỗi thành tố trong đó đều có một ý nghĩa riêng. Một mẫu hình PTBV là mỗi
địa phương, vùng, quốc gia…không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố
kia. Vấn đề là áp dụng nó như thế nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội.
Nhưng chỉ để ý đến liên hệ giữa môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên
và tăng trưởng kinh tế là chưa toàn diện, chưa bao quát hết nội hàm của khái niệm
"bền vững" trong phát triển kinh tế. Khái niệm đó sẽ toàn diện và toàn vẹn hơn nếu
được áp dụng vào hai thành tố nòng cốt khác của phát triển, đó là văn hóa và xã hội.
Để chuyển hoá khái niệm PTKTBV từ cấp độ lý thuyết áp dụng vào thực tiễn, khái
niệm cần được làm sáng tỏ sau đó áp dụng trực tiếp đối với các lĩnh vực khác nhau
của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.


10
Nhiều công trình nghiên cứu khác đã đi sâu nghiên cứu hệ thống và công phu
về PTBV. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, PTBV có nội hàm rất rộng, bao gồm
nhiều thành tố, mỗi thành tố trong đó đều có một ý nghĩa riêng. Bởi vậy, các nghiên
cứu chuyên biệt về PTKTBV đang chưa được thực hiện một cách thật hệ thống, nhất
là đặt nó trong mối liên hệ tương tác với các thành tố quan trọng khác của PTBV.
Mặt khác, thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu của tính
không bền vững. Từ những lý do trên, Luận án đã được lựa chọn với đề tài “Phát
triển kinh tế bền vững ở Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ giữa thập niên 80 thế kỷ XX, "phát triển bền vững về kinh tế" đã trở
thành một đề tài được thế giới loài người không những quan tâm đặc biệt, mà còn
tập trung nhiều trí tuệ để giải quyết các vấn đề của nó. Cội nguồn của sự xuất hiện
vấn đề và ngày càng trở nên bức thiết mang tính toàn cầu là ở chỗ, nó phản ánh sự
quan ngại đối với một số quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế quá nhanh, tạo bước đi
vội vã, chọn cách phát triển thiển cận, miễn sao tăng thu nhập hiện tại, mà không
chú ý đến những nguy hại dài lâu của lối phát triển đó đến môi trường sinh thái (tàn
phá rừng, sa mạc hóa ), đến trữ lượng hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên (quặng
mỏ, dầu hỏa, khí đốt), đến tình trạng khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo.
"Phát triển kinh tế bền vững” là khái niệm mới ở Việt Nam. Tiến hành xây
dựng và thao tác hoá khái niệm này phù hợp với thực tiễn đất nước và bối cảnh thế
giới hiện nay sẽ có ý nghĩa quan trọng. Các nghiên cứu khoa học môi trường, khoa
học xã hội, trong đó đặc biệt là kinh tế học, xã hội học và luật học đã có những đóng
góp nhất định cho việc hoàn thiện hệ thống quan điểm lý luận về PTKTBV ở nước ta
trong những thập niên sắp tới.
Trong một công bố trên Tạp chí Xã hội học (2003) của tác giả Bùi Đình Thanh
với tiêu đề "Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI", tác giả cũng chỉ ra 7 hệ
chỉ báo cơ bản về PTBV: Chỉ báo kinh tế, xã hội, môi trường. Khái niệm “phát triển bền
vững” được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù

xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ.
Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh.
Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công
trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trường bền vững”

11
(1995) của Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà
Nội. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm PTBV theo báo cáo
Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt
kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt
kỹ thuật. "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt
Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và PTBV, Hội Liên hiệp các Hội
Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí PTBV của
Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc, Anh, Mỹ, các tác giả đã đưa ra
các tiêu chí cụ thể về PTBV đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã
hội và bền vững môi trường. Đồng thời cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ
tiêu chí PTBV cho Việt Nam.
Công trình nghiên cứu "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững”
(2000) do Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý
thuyết và hành động quản lý môi trường cho PTBV. Công trình này đã xác định
PTBV qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hoá
đã tổng quan nhiều mô hình PTBV như mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi
trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh
tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987),
mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm
mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của World Bank.
Ngoài ra, trong giới khoa học xã hội còn có các công trình như "Đổi mới
chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp" (1997) của Phạm Xuân Nam. Trong công
trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quan điểm PTBV: Phát triển xã hội,
phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, văn hoá,

vai trò phụ nữ và chỉ báo quốc tế. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này có
một điểm chung là thao tác hoá khái niệm PTBV theo Brundtland. Tuy nhiên, cần
nói thêm rằng, những thao tác này còn mang tính liệt kê, tính thích ứng của các chỉ
báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ địa phương, vùng, miền, hay các lĩnh
vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa được làm rõ.
Tiếp theo là Đề tài cấp Bộ “Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành
động” của PGS.TS. Hà Huy Thành (chủ nhiệm), Viện nghiên cứu Môi trường và
PTBV là cơ quan chủ trì thực hiện. Đề tài đã nghiên cứu tổng quan nội dung cơ bản

12
và quá trình hình thành và phát triển của khái niệm, khung khổ, chương trình hành
động, chỉ tiêu PTBV của Liên hợp quốc và các quốc gia, khu vực trên thế giới. Trên
cơ sở đó, rút ra những bài học về PTBV phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Trong “Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam có đưa ra nhiều vấn đề cần ưu
tiên để thực hiện PTBV, trong đó 5 lĩnh vực cần được ưu tiên để PTBV về kinh tế, đó
là: duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững; thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo
hướng thân thiện với môi trường; thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch; phát triển
nông nghiệp và nông thôn bền vững; PTBV các vùng và địa phương.
Trong bài “Bàn thêm về PTBV” đăng trên Tạp chí nghiên cứu PTBV số
tháng 6/2006 của Bùi Tất Thắng, Viện chiến lược – Bộ Kế hoạch và đầu tư, đã phân
tích PTBV về mặt kinh tế để thực hiện PTBV là tốc độ tăng trưởng phải cao và
quan trọng là có sự thay đổi cơ cấu kinh tế, cùng với việc nâng cao đời sống của dân
chúng và bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên…
Lê Bảo Lâm với tác phẩm “Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
dài hạn: Lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam” (2007) và một số các tác phẩm khác
của các tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng, “Kinh tế – xã hội Việt Nam hướng tới chất
lượng tăng trưởng hội nhập phát triển bền vững”; Nguyễn Văn Thương, “Tăng
trưởng kinh tế Việt Nam - những rào cản cần vượt qua”; Phạm Ngọc Trung, “Chất
lượng tăng trưởng của Việt Nam”;…cũng chỉ nghiên cứu và bàn luận đến những
vấn đề xoay quanh việc sử dụng các nhân tố được chú ý và cần phải tiếp tục sử

dụng một cách có hiệu quả để nhằm tạo ra sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
Các vấn đề đã được nghiên cứu trong nhóm các tác giả trên cũng chỉ mới đưa ra,
một cách rời rạc và chưa có tính chất hệ thống lý thuyết về sự PTKTBV, chỉ đưa ra
những phân tích, đánh giá về vấn đề xã hội, hay môi trường và một số tiêu chí trong
nghiên cứu sự phát triển một cách “bền vững” đối với Việt Nam.
Trong tác phẩm “Phát triển bền vững của Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách
thức và triển vọng”, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội – 2007, GS.TSKH. Nguyễn
Quang Thái và PGS.TS. Ngô Thắng Lợi đã nghiên cứu, phân tích thực trạng phát
triển của kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian đổi mới, phân tích những yếu tố
hay điều kiện để có thể giúp Việt Nam đạt được những tiến bộ khả quan để thực hiện
PTBV, trong đó có đề cập đến những nội dung của vấn đề tăng trưởng với chất lượng
cao thể hiện ở những tiêu chí như xác định cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh

13
tế theo hướng tiến bộ. Mặc dù, chưa đề cập trực tiếp đến khái niệm PTKTBV nhưng
cũng đã đưa ra những tiêu chí và nội dung của PTKTBV.
Tuy nhiên, đánh giá thật công bằng thì các nghiên cứu hiện có chưa đề cập
sâu đến PTKTBV, cũng như đánh giá mức độ tác động của PTKTBV trong mối
quan hệ đối với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm bền vững về mặt xã hội, văn
hóa , từ đó, khẳng định vai trò quyết định của PTKTBV đến PTBV nói chung, đưa
ra những kết luận về nội dung cũng như tiêu chí của PTKTBV.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nền kinh tế quốc dân cùng với các vùng, ngành của
nó trong quãng thời gian tương đối thuần nhất để làm rõ động thái, khuynh hướng
của nó dưới lăng kính của PTKTBV.
Phạm vi nghiên cứu: luận án chỉ giới hạn nghiên cứu nền kinh tế quốc dân
Việt Nam dưới góc độ PTKTBV, bao gồm những vấn đề tăng trưởng kinh tế, cơ cấu
kinh tế xã hội, môi trường.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 1986 đến nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án: Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về PTKTBV; đánh giá, phân tích thực trạng nền kinh tế quốc dân kể từ khi thực hiện
mô hình kinh tế mới để chỉ ra những mặt được và chưa được trong việc thực hiện mục
tiêu bền vững; đề xuất một số giải pháp cơ bản bảo đảm PTKTBV trong thời gian tới.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án xác định những nhiệm vụ cụ thể như sau:
tổng hợp tài liệu, tư liệu đã nghiên cứu PTKTBV; tổng hợp một số kinh nghiệm của các
nước trên thế giới trong việc bảo đảm PTKTBV; sử dụng các công cụ phân tích để làm
rõ những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của kinh tế Việt Nam
trong việc vừa duy trì tốc độ tăng trưởng cao, vừa bảo đảm tính bền vững trong tăng
trưởng kinh tế; từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị để làm cho chất lượng tăng
trưởng trong thời gian tới được cao và ổn định, bền vững hơn, hạn chế những tác động
tiêu cực từ bên ngoài, nhất là tính chu kỳ của khủng hoảng trong kinh tế thị trường.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu áp dụng trong Luận án
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà
nước Việt Nam; các thành tựu khoa học trong kinh tế chính trị nói chung và kinh tế

14
học phát triển nói riêng. Luận án có sử dụng một số phương pháp khác như phương
pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, mô tả và so sánh, mô hình hóa, kết hợp
nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp khoa học của Luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTKTBV, thông qua việc làm rõ các nội
dung và các tiêu chí đánh giá PTKTBV. Nghiên cứu PTKTBV là để rút ra bài học
cho Việt Nam trong vấn đề phát triển
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam, luận chứng những
vấn đề đang đặt ra trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược là duy trì tăng trưởng nhanh,
hiệu quả và bền vững, thực sự tác động tích cực và lan tỏa đến các vấn đề văn hoá, xã
hội, môi trường và có cơ cấu kinh tế phù hợp phản ánh trình độ phát triển của nền kinh
tế. Nội dung của PTKTBV gồm cả yếu tố văn hoá, xã hội được xem là vấn đề mới.

- Đề xuất quan điểm và định hướng giải pháp cơ bản để kinh tế Việt Nam tiếp
tục phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu và đào tạo trên lĩnh vực kinh tế chính trị và lịch sử phát triển
kinh tế Việt Nam, kinh tế học phát triển.
7. Kết cấu của Luận án:
Ngoài Lời nói đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận án
được kết cấu thành 3 chương, 7 mục và 14 tiểu mục.
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về PTKTBV.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển kinh tế của Việt Nam và những vấn đề
đặt ra về PTKTBV.
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm PTKTBV ở Việt Nam.








15
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VỀ PTKTBV
1.1. Khái niệm và nội dung của PTKTBV
1.1.1. Một số khái niệm và phạm trù cơ bản
1.1.1.1. Phát triển và phát triển kinh tế
Phát triển nói chung, phát triển kinh tế nói riêng, là một khái niệm dùng để chỉ
trạng thái vận động không ngừng của sự vật và hiện tượng kinh tế theo chiều hướng
tiến bộ trong quá trình thay đổi cả về số lượng và chất lượng của quá trình đó. Đó là
dòng tiến hoá có sự thay đổi mạnh về chất trong nội sinh của một quá trình nhất định.
Sự phát triển về nghĩa hẹp, đó là sự mở rộng, khuyếch trương, mở mang của sự

vật, hiện tượng hoặc ý tưởng tư duy của đời sống xã hội một cách tương đối hoàn chỉnh
trong một giai đoạn nhất định. Khái niệm phát triển rộng hơn là một khái niệm chỉ một
chuyển biến đặc thù trong tiến trình kinh tế - xã hội và có nguồn gốc ra đời của nó.
Quan niệm theo nghĩa rộng của từ này chính là bản chất vận động không
ngừng của sự vật theo quy luật trong các thế giới: vô cơ, hữu cơ và xã hội loài người.
Vậy, trong xã hội loài người, sự phát triển là quá trình cách mạng trong nội
bộ tiến trình kinh tế, thực hiện quá trình chuyển đổi: chuyển đổi vị thế trong cơ cấu
của nền sản xuất xã hội và chuyển đổi trong phương thức sản xuất. Một yếu tố cơ
bản trong tiến trình nội sinh của các nước là: Trình độ phát triển về kinh tế - chỉ tiêu
phân định các nước trên thế giới thành hai cấp độ phát triển: Nước chậm phát triển
và nước phát triển [22].
Khái niệm “phát triển” ở đây dùng để chỉ những nước đã trải qua quá trình
công nghiệp hoá, đó là những nước công nghiệp. Trái lại, những nước kém phát
triển hay chậm phát triển là những nước nông nghiệp lạc hậu, những nước chưa trải
qua công nghiệp hoá. Như vậy, phát triển ở đây không còn là khái niệm chỉ sự phát
triển chung, mà là khái niệm đặc thù chỉ bước chuyển đổi trong tiến trình kinh tế, từ
kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, công nghiệp hoá. Quan điểm này đã
coi Công nghiệp và sức sản xuất là yếu tố quyết định đến trình độ phát triển, đồng
thời đặc trưng cho trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội loài người.
Trong các lý thuyết khác nhau, cũng đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau về sự phát
triển. Chẳng hạn, A.Toffler đã chia xã hội theo 3 làn sóng phát triển: Làn sóng nông
nghiệp, làn sóng công nghiệp và làn sóng hậu công nghiệp. Trong làn sóng nông

16
nghiệp kinh tế chậm phát triển. Làn sóng công nghiệp kinh tế phát triển nhanh và
mạnh hơn làn sóng nông nghiệp. Những quốc gia và lãnh thổ đã trải qua làn sóng
công nghiệp hay công nghiệp hoá là những nước phát triển, còn những nước hậu
công nghiệp là những nước phát triển hiện đại. Toàn bộ sự thay đổi trong phương
thức sản xuất và trong cơ cấu của nền sản xuất - tức là chuyển từ nền kinh tế chậm
phát triển sang nền kinh tế phát triển, là quá trình thị trường hoá và quá trình công

nghiệp hoá nền kinh tế. W.Rostow đã làm rõ logic của bước chuyển từ xã hội với
nền kinh tế chậm phát triển sang xã hội có nền kinh tế công nghiệp. Ông cho rằng,
giữa nền kinh tế chậm phát triển và nền kinh tế công nghiệp cách nhau một khoảng
cách với 5 bậc hay 5 cấp độ chuyển hoá kế tiếp nhau [22] như sau:
1) Giai đoạn xã hội truyền thống;
2) Giai đoạn chuẩn bị cất cánh;
3) Giai đoạn cất cánh;
4) Giai đoạn hướng tới sự chín muồi về kinh tế;
5) Giai đoạn kỷ nguyên tiêu dùng cao.
Lý thuyết về 5 giai đoạn phát triển này nhấn mạnh giai đoạn cất cánh, là giai
đoạn tạo bước ngoặt lịch sử, vì thế, còn gọi là lý thuyết cất cánh.
Trước khi có lý thuyết W.Rostow, người ta thường sai lầm là đồng nhất hai
khái niệm phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế - tức là mở rộng mức sản lượng
tiềm năng của một nền kinh tế.
Nhưng cách tiếp cận toàn diện và có cơ sở khoa học hơn cả là học thuyết
Mác -xít. Riêng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, Các Mác đã từng chỉ ra, thời đại này
khác thời đại khác không phải ở chỗ nó sản xuất ra cái gì mà là sản xuất bằng cách
nào. Điều đó có nghĩa là công cụ sản xuất, phương thức tiến hành sản xuất là cái
quan trọng nhất để đánh giá những nấc thang phát triển của các xã hội khác nhau.
Bước sang giai đoạn kinh tế trí thức, thông tin và tri thức trở thành động lực
phát triển chính, nên xã hội loài người trở nên văn minh hơn, tiết kiệm hơn và sử dụng
nguồn lực một cách hợp lý hơn nhờ vào kinh tế tri thức, nhất là sự xuất hiện của các vật
liệu mới, nguồn nhiên liệu mới. Chẳng hạn, công nghệ nanô cho phép chế tạo ra những
cỗ máy tinh vi, nhỏ bé mà chức năng lại vượt trội các cỗ máy dùng đến hàng tấn
nguyên vật liệu. Người ta ví toàn bộ chức năng của một vệ tinh hiện nay, tương lai có
thể chỉ thu nhỏ bằng bao diêm với các máy móc được chế tạo bằng công nghệ nanô.

17
Như vậy, Phát triển kinh tế là khái niệm chỉ quá trình chuyển nền kinh tế từ
chậm phát triển sang nền kinh tế phát triển, chứ không phải là phát triển kinh tế với

nội dung tăng trưởng kinh tế hiện đại. Một khái niệm diễn tả quá trình thay đổi về
chất trong tiến trình kinh tế, khái niệm kia diễn tả sự tăng lên về lượng của một nền
kinh tế. Không nên đồng nhất phát triển kinh tế với tăng trưởng kinh tế, dù rằng
tăng trưởng kinh tế là nội dung vật chất của phát triển kinh tế [22].
Riêng về lĩnh vực kinh tế, một nền kinh tế được gọi là phát triển bao giờ cũng
phát triển hài hoà cả hai nội dung chủ yếu sau: đó là sự gia tăng của cải vật chất và
dịch vụ, cùng với sự chuyển biến theo hướng tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã
hội. Về cơ cấu kinh tế được thể hiện ở mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành theo chiều
hướng tiến bộ: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp hay Dịch vụ - công nghiệp -
nông nghiệp. Ngày nay, người ta nhận thấy rằng, một nền kinh tế phát triển phải đảm
bảo cân đối, hài hoà và toàn diện các mục tiêu kinh tế, xã hội, bền vững và bảo vệ tốt
môi trường môi sinh.
Những yếu tố tác động quyết định đến sự phát triển nền kinh tế là sự phát
triển không ngừng của lực lượng sản xuất, trước hết là việc sử dụng các công cụ sản
xuất tiên tiến, áp dụng thành công các kết quả của cách mạng về khoa học kỹ thuật,
công nghệ và thông tin.
Các cách tiếp cận trên dù đạt được một số mục đích nào đó tùy theo cách tiếp
cận, cũng như vận dụng và phê phán chúng nhưng vẫn chưa chỉ ra được tính chất
giới hạn của từng phương thức sản xuất trên cơ sở chỉ ra bản chất sâu xa của chúng.
Học thuyết kinh tế của Các Mác chẳng những lý giải một cách khoa học, chuẩn xác
các hiện tượng kinh tế tư bản chủ nghĩa, mà còn đưa ra những quan điểm hoàn toàn mới so
với các quan điểm trước đó về mối quan hệ giữa con người và quá trình lao động của con
người với giới tự nhiên. Cái giá phải trả cho việc tác động vào giới tự nhiên một cách tự
phát là bị thiên nhiên trừng phạt. Ý muốn nói đến một sự bảo tồn, duy trì sự cân bằng cần
thiết trong tự nhiên khi tác động vào nó để thỏa mãn các nhu cầu của con người.
“Giới hạn thật sự của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là bản thân tư
bản, điều đó có nghĩa là: tư bản và việc làm cho tư bản tự nó tăng thêm giá trị là
điểm xuất phát và điểm cuối cùng, là động cơ và mục đích của sản xuất, sản xuất
chỉ là sản xuất cho tư bản, chứ không phải ngược lại; những tư liệu sản xuất không


18
phải đơn thuần là những phương tiện cho quá trình sinh sống thường xuyên mở
rộng của xã hội những người sản xuất.” [11, tr. 380].
1.1.1.2. Phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững
+ Phát triển bền vững:
Khi phân tích nội dung về PTBV trong các học thuyết kinh tế tư sản, nghiên
cứu bắt đầu từ tác phẩm nổi tiếng của Adam Smith: “Nghiên cứu bản chất và nguồn
gốc của cải của các dân tộc” (1776) vì đây là công trình nghiên cứu được đánh giá
là có sự khác biệt rất đáng kể so với các học thuyết trước đó, đồng thời đưa ra
những lý giải khá đầy đủ về sự hoạt động của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa giai
đoạn cạnh tranh tự do [70].
Câu nói nổi tiếng của ông là coi các quy luật thị trường như bàn tay vô hình
điều khiển các hành vi của con người và các lợi ích cá nhân. Mỗi người theo đuổi
lợi ích cho riêng mình, còn xã hội được lợi từ quá trình đó một cách ngẫu nhiên.
Thế nhưng khi lý giải về của cải của các dân tộc, Adam Smith đã không vượt
qua được giới hạn của phương thức lao động công trường thủ công thời kỳ đó và
chính Các Mác đã phát hiện ra rằng, phạm trù “của cải của các dân tộc” không phải
là gì khác, đó chính là tư bản và tư liệu chính có thể làm tăng nguồn của cải đó lại
chính là phân công lao động ở trình độ công trường thủ công. Đó cũng chỉ là một
phương thức đặc thù sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối mà thôi [70].
Có nghiên cứu cho rằng, chỉ khoảng 3-4 thập niên cuối của thế kỷ XX, người
ta mới nhắc nhiều đến thuật ngữ "phát triển bền vững". Hầu hết các quốc gia cũng
đều quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, đây không hẳn chỉ là vấn đề thời sự mà từ
lâu lắm, ông cha ta đã có những ước mong cháy bỏng: "Non nước ấy ngàn thu;
nước non ngàn thủa vững âu vàng". Nhiều đế chế từ Âu sang Á cũng từng có những
khát vọng ấy. Nếu có khác chăng thường là ở sự diễn đạt và cách thức thực hiện.
Nhưng tựu trung lại, vẫn ở cách nhìn phiến diện, thiên lệch, tuyệt đối hóa một hoặc
vài yếu tố nào đấy. Suy cho cùng, các bậc tiền nhân thiên về quan niệm "mạnh".
Củng cố quyền lực để có một vương triều mạnh. Tăng cường xây dựng lực lượng để
có một quân đội mạnh, thiện chiến, đánh đông dẹp bắc, chiếm cứ đất đai, mở mang

giang sơn, bờ cõi Vì vậy, đã dẫn đến những chu trình lặp đi lặp lại, tưởng như
"thiên định" là sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc. Phải trả giá bằng hàng
nghìn năm qua đêm trường trung cổ, người ta mới vỡ lẽ rằng, hóa ra phát triển mạnh

19
đâu có phải là bền vững. Trong xã hội phong kiến cổ xưa của Trung Quốc, không
phải thời nào cũng duy trì việc truyền ngôi theo kiểu “cha truyền con nối”, chẳng hạn
thời Nghiêu Thuấn, tiêu biểu cho lớp người có công lớn trong việc trị thủy, mà Võ
được tin cậy của quần chúng và tất nhiên là của Thuấn mà được truyền ngôi vua, sau
này Nho giáo gọi đó là nếp “truyền hiền” hay còn gọi là “thiện nhượng” tức truyền
ngôi cho người có đức có tài đất nước thịnh vượng [20, tr. 9].
Thế nghĩa là, con người qua nhiều triều đại đều có những quá trình mò mẫm,
tìm tòi để giải quyết những vấn đề của sự phát triển và trường tồn của mình. Tất
nhiên, PTBV đã là một nhu cầu khách quan, là một tiền đề của lịch sử. Không chỉ
liên quan đến sự tồn vong, mà là trường tồn của một quốc gia, dân tộc.
Mãi đến nhiều thập kỷ sau này của thời kỳ cận - hiện đại, theo cách gọi của
giới sử học, mới xuất hiện những điều kiện vật chất nhất định cho quá trình hình
thành những quan điểm rất khác nhau về PTBV. Đó là, sự phát triển của các nước
công nghiệp phát triển trước đây tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất. Cách
làm này cũng được nhiều nước đang phát triển trong những năm 1950 và 1960 áp
dụng. Họ rất coi trọng mục tiêu tăng sản lượng và tăng trưởng thông qua chỉ tiêu
đánh giá về tổng thu nhập quốc dân (GNP), thu nhập quốc nội (GDP). Và các nước
này thường lấy tiêu chuẩn về hiệu quả kinh tế làm “kim chỉ nam” cho những hoạt
động của nền kinh tế.
Cho đến đầu những năm 1970, nạn nghèo đói gia tăng ở các nước đang phát
triển đã khiến những người nghiên cứu về phát triển tập trung mọi nỗ lực vào vấn
đề cải thiện phân phối thu nhập. Quan niệm về phát triển lúc đó được chuyển hướng
sang sự tăng trưởng, song có bổ sung thêm nội dung phải bảo đảm bình đẳng xã hội
và đặc biệt là vấn đề giảm đói nghèo. Chỉ tiêu này được đánh giá là một tiêu chuẩn
quan trọng ngang bằng với tiêu chuẩn về hiệu quả kinh tế.

Nhưng vào đầu những năm 1980, khi hàng loạt bằng chứng về sự xuống cấp
nhanh chóng của môi trường đã trở nên những thách thức nghiêm trọng đối với phát
triển thì vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành mục tiêu thứ ba của sự phát triển.
Cũng khoảng thời gian này, thuật ngữ "phát triển bền vững" bắt đầu xuất hiện.
Từ đó tới nay, đã có nhiều định nghĩa và khái niệm về PTBV được nêu ra
qua các hội nghị và hội thảo quốc tế. Tuy thế, định nghĩa do Uỷ ban thế giới về môi
trường và phát triển đưa ra trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" (1987)

20
dường như nhận được sự tán đồng của đa số quốc gia và nhiều nhà nghiên cứu về
PTBV. Nội dung của định nghĩa này là: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm
thỏa mãn nhu cầu của hiện tại song không xâm hại tới khả năng thỏa mãn của các
thế hệ tương lai" [74].
Nội hàm của định nghĩa trên rất rộng vì gắn với nhu cầu ngày càng cao của
con người, của sự kế tiếp các thế hệ. Song, có thể thấy một lôgic là: cứ những vấn
đề nào quyết định hoặc liên quan đến sự sống, sự tồn tại và phát triển của con người
hẳn sẽ trực tiếp, hoặc gián tiếp gắn với PTBV. Vào thời điểm đó, người ta mới chỉ
nhận thấy ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường; còn một thành tố vô cùng quan
trọng được tiếp tục nhận thức trong cả quá trình tiếp theo, đó là văn hóa.
Các cách tiếp cận trên thể hiện trong các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, cách tiếp cận kinh tế: Dựa vào luận điểm về tối đa hóa thu nhập
với chi phí tối thiểu (nhỏ nhất) của Hick - Lindahl. Bao gồm chi phí nguồn tài sản,
tư bản, lao động [55]. Ngoài ra, người ta còn dùng cách tiếp cận sử dụng tối ưu và
có hiệu quả những nguồn lực khan hiếm. Tuy nhiên, có một số vấn đề nảy sinh khi
sử dụng cách tiếp cận này. Chẳng hạn, dùng phương pháp gì để xác định những loại
tài sản không được đánh giá trên thị trường như tài nguyên, hệ sinh thái Mặc dù
vậy, luận điểm này được áp dụng rộng rãi nhất là ở các nước đang phát triển và các
nước trong hệ thống XHCN trong những năm 1950-1960 và đầu những năm 1970.
Mục tiêu hàng đầu của các nước thời kỳ đó là làm sao để giải được bài toán cho
tăng trưởng và ổn định kinh tế với hiệu quả kinh tế cao.

Thứ hai, cách tiếp cận xã hội: Với cách tiếp cận này, con người được coi là
trung tâm trong những quyết định về chính sách phát triển. Bên cạnh mục tiêu phát
triển kinh tế còn có quan điểm phát triển mang tính xã hội, nhằm bảo đảm duy trì sự
ổn định xã hội; giảm bớt những tác động tiêu cực về xã hội của sự phát triển kinh tế;
bảo đảm tính công bằng xã hội với mục tiêu giảm tỷ lệ dân số phải sống trong
nghèo đói. Đây là một mục tiêu phát triển cơ bản của đất nước.
Thứ ba, cách tiếp cận môi trường: Được phổ biến rộng rãi từ đầu những năm
1980, tập trung vào các vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên nóng bỏng trên
thế giới. Quan điểm này lưu ý tới sự ổn định của hệ sinh thái và của môi trường sinh
thái. Đó cũng chính là những đối tượng đang chịu tác động mạnh của các hoạt động
kinh tế tại cả các nước đã phát triển và các nước đang phát triển .

21
Thứ tư, cách tiếp cận về văn hóa: Càng ngày người ta lại càng ý thức được
rằng, nếu một đất nước tăng trưởng nhanh, giàu có, nhưng tệ nạn xã hội vẫn tràn
lan, môi trường vẫn bị hủy hoại một cách chủ ý hoặc vô ý thì không thể bảo đảm sự
PTBV. Căn nguyên lại, do không chỉ trình độ văn hóa thấp, mà gần đây còn được
cho là "sự xung đột của các nền văn hóa". Mới đây, ngày 12-10-2006, Viện Hàn lâm
Hoàng gia Thụy Điển công bố trao giải Nô-Ben Văn học cho nhà văn Thổ Nhĩ kỳ Ô-
ran Pa-múc vì các tác phẩm có giá trị cao về lĩnh vực này [6]. Như vậy, quốc gia đó
không thể gọi là một nước phát triển, chứ chưa nói là PTBV. Cuối cùng, vấn đề văn
hóa từ lâu nay thường không được đề cập nhiều, nay đã dần dần được nhìn nhận
một cách khách quan hơn, được đánh giá đúng với vị trí vốn có của nó. Hàng trăm
khái niệm về văn hóa ra đời, các chỉ tiêu nhân bản - HDI (Human Development
Index - Chỉ số phát triển con người) đã được phân tích và bổ sung dần. Tiêu chuẩn
về kinh tế đã được kết hợp cùng với tiêu chuẩn về văn hóa - xã hội và môi trường.
Đó là một nhận thức hết sức quan trọng. Bởi vì, suy cho cùng, con người sinh ra
không mong gì hơn là được ấm no, tự do, hạnh phúc; cộng đồng người hợp thành xã
hội, cũng không gì hơn là có một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong một
môi trường sinh thái trong lành, tốt đẹp.

Không những thế, gắn phát triển kinh tế với xã hội và nhất là văn hóa đã giúp các
quốc gia định vị lại mục tiêu chiến lược của mình, đặt con người vào vị trí trung tâm của
mọi sự tăng trưởng và phát triển. Điều đó là hoàn toàn đúng với phát hiện của Các Mác
về tính giới hạn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa như đã đề cập ở trên.
PTKTBV ngày nay đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc ở nước ta cũng
như các nước trên thế giới, thậm chí còn trở thành một quan điểm chủ đạo trong
hoạch định chiến lược và chính sách phát triển của nhiều quốc gia.
Vậy PTKTBV được hiểu như thế nào, theo tác giả luận án:
- Hiểu theo nghĩa hẹp là sự tăng trưởng về kinh tế một cách hợp lý, hiệu quả
và bền vững. Là sự tăng trưởng cao phù hợp được duy trì trong thời gian dài, thu
nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.
- Tăng trưởng hợp lý, hiệu quả: điều này không có nghĩa phải duy trì tốc độ
tăng trưởng thật cao, mà chỉ cần cao ở mức vừa phải đồng thời duy trì một cơ cấu
kinh tế ngành một cách phù hợp và từng bước có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo
đúng xu thế phát triển.

22
- Tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc đảm bảo các cân đối vĩ mô một cách
hợp lý.
- Hiểu theo nghĩa rộng: chính là phát triển kinh tế thể hiện sự lan tỏa tích cực
của nền kinh tế đến bền vững về văn hóa, xã hội và bền vững môi trường.
1.1.1.3. Phát triển kinh tế bền vững - con đường tất yếu, hợp quy luật của phát triển
PTKTBV trong điều kiện hiện nay trở thành đòi hỏi khách quan đối với toàn
cầu cũng như mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành. Tính tất yếu khách quan đó xuất
phát từ những yếu tố sau:
Một là, PTKTBV là xu hướng phát triển phù hợp với phát triển hiện đại, bảo
đảm sự hài hoà giữa kinh tế - xã hội - môi trường; giữa các ngành, lĩnh vực; giữa
các vùng lãnh thổ; giữa hiện tại và tương lai, giữa các thế hệ
Hai là, hiện còn nhiều hạn chế trong PTKTBV trên phạm vi cả nước cũng
như từng địa phương trên tất cả các mặt: chất lượng tăng trưởng, những vấn đề về

văn hóa, xã hội, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Nhiều quốc gia đã không thành công khi quá chú trọng về mặt lượng trong
tăng trưởng kinh tế. Khi các quốc gia chú trọng nhiều đến tăng trưởng kinh tế về
mặt lượng thì các thước đo đánh giá chủ yếu thông qua GDP hoặc GNP và thu nhập
đầu người của một quốc gia. Những thước đo đánh giá này thể hiện cách tiếp cận
hẹp, chủ yếu tập trung vào khía cạnh kinh tế. Ngày nay cùng với những thành tựu
về kinh tế của một số quốc gia, nhiều vấn đề đặt ra đó là sự nghèo đói, suy dinh
dưỡng, bất bình đẳng về thu nhập, thất nghiệp, các điều kiện sống và làm việc,
Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng vẫn ở
trong tình cảnh tồi tệ nếu xét ở các góc độ như trình độ học vấn, sức khỏe, tuổi thọ
và dinh dưỡng trung bình của người dân. Chưa kể các tổn hại về môi trường gây ra
bởi quá trình tăng trưởng kinh tế làm ảnh hưởng đến điều kiện sống trước mắt và
lâu dài của người dân. Hai quốc gia điển hình trong sự trái ngược nhau là Hàn Quốc
và Brazin. Nếu như Hàn Quốc gắn tăng trưởng với công bằng xã hội thì Brazin
ngược lại, chú trọng đến tập trung phát triển doanh nghiệp quy mô lớn, sử dụng
nhiều vốn, các chính sách xã hội ít quan tâm đến dân nghèo. Chính vì vậy, mặc dù
có tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm nhưng họ không giải quyết được bất bình
đẳng và chính điều này lại là nguyên nhân của sự chững lại trong tăng trưởng, thậm

23
chí có nguy cơ khủng hoảng. Còn Hàn Quốc lại là quốc gia có sự bất bình đẳng ít
nhất và giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài.
Năm 1996, Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đã khuyến
cáo 5 loại tăng trưởng xấu [54], bao gồm:
(1) Tăng trưởng không việc làm. Đó là tăng trưởng kinh tế song không mở
rộng những cơ hội tạo thêm việc làm hoặc phải làm việc nhiều giờ và có thu nhập
rất thấp với những công việc có năng suất lao động thấp trong nông nghiệp và trong
các khu vực không chính thức.
(2) Tăng trưởng không lương tâm. Đó là tăng trưởng mà thành quả của nó
chủ yếu đem lại lợi ích cho người giàu, còn người nghèo được hưởng ít, thậm chí số

người nghèo còn tăng thêm, khoảng cách giàu nghèo gia tăng.
(3) Tăng trưởng không có tiếng nói, tức là tăng trưởng kinh tế không kèm
theo việc mở rộng nền dân chủ hay là việc trao quyền lực cho dân, chặn đứng tiếng
nói khác và dập tắt những đòi hỏi được tham dự nhiều hơn vào đời sống xã hội.
(4) Tăng trưởng không gốc rễ, là sự tăng trưởng khiến cho nền văn hóa con
người trở nên khô héo.
(5) Tăng trưởng không tương lai, là tăng trưởng trong đó thế hệ hiện nay
phung phí những nguồn lực mà các thế hệ trong tương lai cần đến. Trong đó, đặc
biệt phải kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Như vậy, trên thực tế, sự tăng trưởng của nhiều quốc gia không những không
làm cho mọi người dân được hưởng mà ngược lại còn gây ảnh hưởng xấu đến tính
bền vững của sự phát triển. Loài người đã và đang trả giá cho sự tăng trưởng nhanh
và phiến diện, tăng trưởng không đi liền với phát triển. Nó được thể hiện trên các
khía cạnh sau:
Một là, tạo nên sự chênh lệch quá xa về mức sống, mở rộng bất công xã hội. Ở
thập kỷ 90, khoảng cách giữa giàu và nghèo chẳng những không rút ngắn mà còn tăng
lên. Nước Mỹ và các nước tư bản khác là minh chứng về những xã hội giàu có tăng lên
nhưng cùng với nó là bất công xã hội. Hiện nay, 20% số dân giàu của họ chiếm tới gần
90% thu nhập, trong khi 20% số dân nghèo nhất chỉ chiếm chưa đầy 2% thu nhập.
Chính bất công xã hội lại trở thành lực cản, phá hoại tăng trưởng các nền kinh tế đó.
Hai là, sự tăng trưởng nhanh chóng vì những động cơ, lợi ích cục bộ đã đưa
tới tình trạng tàn phá môi trường, môi sinh ngày càng nghiêm trọng. Rừng nhiệt đới

24
bị tàn phá nhanh trên phạm vi thế giới. Nếu thập kỷ 80, diện tích rừng bị tàn phá
bình quân 11 triệu ha/năm, thì thập kỷ 90 là 17 triệu ha/năm. Theo tính toán mới
nhất của Liên hợp quốc, loài người có thể thiệt hại lên đến 7000 tỷ USD nếu nhiệt
độ trái đất tiếp tục tăng thêm 2-3 độ C trong những thập niên tới.
Ba là, tạo ra sự khủng hoảng về xã hội và gia đình, nhất là không có thái độ
đúng đắn với con người và quan hệ con người. Hiện nay, ở nhiều quốc gia đi cùng

với tăng trưởng kinh tế là sự băng hoại của xã hội và con người, sự xuống cấp của
đời sống tinh thần đạo đức. Biểu hiện của nó là các tệ nạn xã hội gia tăng, các giá trị
nên tảng gia đình xuống cấp thậm chí mất hoàn toàn.
Bốn là, gây ra sự mất ổn định về chính trị. Một số Đảng cầm quyền và Chính
phủ của họ từng đạt nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế song đã phải ra đi. Sự
giàu có về của cải vật chất không đem lại ổn định về chính trị, đó là, hậu quả của
tăng trưởng phiến diện, tăng trưởng không đi đôi với phát triển. Tình hình bất ổn ở
các nước khu vực Nam Mỹ cuối thế kỷ trước; Đông Âu, Thái Lan và một số nước
hiện tại là một minh chứng rõ rệt nhất.
Vấn đề đặt ra là phải tăng trưởng như thế nào, có nghĩa là tăng trưởng phải
bảo đảm bền vững. Dựa vào thực tế và một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu của các
nền kinh tế, có thể nhận thấy rõ những cách tiếp cận khác nhau đối với chiến lược
tăng trưởng kinh tế của các nước. Đối với các nước đang phát triển trong giai đoạn
đầu công nghiệp hóa, việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng được đặt lên hàng đầu. Tuy
nhiên, đối với phần lớn các nước này, do quá chú trọng tới việc đạt được mục tiêu
về tốc độ tăng trưởng nên đã trả giá bằng những tổn thất to lớn về môi trường,
những méo mó về xã hội, đẩy lùi quá trình phát triển kinh tế xã hội của mình.
Tương tự, do không chú ý tới chất lượng tăng trưởng nên một số nền kinh tế mặc dù
đã đạt được những thành quả kỳ diệu vẫn bị lôi cuốn vào vòng xoáy của khủng
hoảng kinh tế, phải đối mặt với những hiểm họa môi trường và hệ thống an ninh xã
hội bị tổn thương. Hiểm họa này, tồn tại một cách rõ rệt khi các chính phủ coi tăng
trưởng kinh tế nhanh là yếu tố quyết định mà bỏ qua hoặc không chú ý một cách
thích đáng đến các vấn đề xã hội và môi trường.
Để đạt được điều đó thì mục tiêu đặt ra đối với mỗi quốc gia là “tăng trưởng
phải có chất lượng”, nghĩa là ngoài sự phát triển kinh tế còn bao gồm các tiêu chuẩn

25
rộng hơn như là giảm đói nghèo, phân phối thu nhập bình đẳng, môi trường sống
cần được quan tâm và bảo vệ.
Đến nay, nhiều quốc gia đã nhận thức được điều này. Bởi vậy, ngày nay tiêu

chí để đánh giá một nền kinh tế được coi là tăng trưởng có chất lượng hay không
chỉ khi đảm bảo được 2 yếu tố sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn.
Thứ hai, tăng trưởng đó phải đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Từ đó có nhiều quan niệm khác nhau nhưng có một điểm chung đó là sự tiến
bộ của một đất nước phải được đánh giá trên ba mặt, tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã
hội và đảm bảo môi trường môi sinh. Các nước Đông Á như Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định trong dài hạn là nhờ giải
quyết tốt các mặt này, trong khi các nước châu Mỹ La tinh sau giai đoạn tăng
trưởng tốc độ cao đầu thập kỷ 80 đã đột ngột dừng lại bởi sự tăng trưởng đó chỉ
phiến diện về mặt kinh tế, theo chiều rộng.
Qua quá trình nhận thức về mặt thực tiễn và lý luận, đến nay nhiều quốc gia
lựa chọn Mô hình tăng trưởng dựa vào các tiêu chí về chất lượng tăng trưởng như đã
đề cập ở trên. Đó là mô hình chú trọng tới cả lượng và chất của quá trình tăng trưởng.
Hai khía cạnh này có mối quan hệ chặt chẽ. Tốc độ tăng trưởng cao là tiền đề tối cần
thiết để giúp các chính phủ đề ra và thực hiện các chính sách xã hội và môi trường, đã
góp phần làm thay đổi cơ cấu xã hội theo hướng mang lại lợi ích cho tất cả mọi
người. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng được thực hiện không vì bản thân sự tăng
trưởng mà với mục tiêu lớn nhất và cuối cùng là lợi nhuận tối đa. Trái lại, tăng trưởng
nhanh góp phần quan trọng nhằm tăng cường các lợi ích xã hội, xóa đói giảm nghèo,
nâng cao mức sống, phát triển giáo dục, cải thiện chất lượng cuộc sống, đến lượt
mình, những yếu tố đó đã trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn
nữa. Rõ ràng, đi đôi với tăng trưởng kinh tế nhanh thì chất lượng tăng trưởng có vai
trò cực kỳ quan trọng, làm nền tảng cho quá trình PTBV của mỗi dân tộc. “Chúng ta
đã nhấn mạnh rằng bền vững, theo nghĩa rất rộng là vấn đề về bình đẳng trong phân
phối, tức là sự chia sẻ khả năng có được phúc lợi giữa các thế hệ hiện tại và tương lai
theo cách có thể chấp nhận được…”[38, tr 30 - 32].

26

Phải nói rằng nếu không có tăng trưởng kinh tế thì không thể nâng cao được
mức sống cho mọi người dân, tức là không có tiến bộ và công bằng xã hội. “Cái bánh
chung” của toàn xã hội có lớn lên thì mới có thể tăng khẩu phần cho mọi người.
Nhưng tăng trưởng không thôi thì chưa đủ vì nó mới chỉ phản ánh được sự gia tăng
về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, hay cụ thể hơn,
tăng trưởng kinh tế là do tăng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân đầu
người. Muốn có tăng trưởng trong một quá trình dài thì phải cần có phát triển kinh tế,
bên cạnh tăng thu nhập quốc dân đầu người còn bao hàm sự thay đổi cơ bản cơ cấu
kinh tế trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ hiện đại. Sự biến đổi đó theo xu
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng nông nghiệp trong
tổng sản phẩm quốc dân, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dân cư thành thị. Nếu
như tăng trưởng kinh tế thể hiện sự tăng lên của sản lượng giữa hai thời điểm khác
nhau thì phát triển là quá trình biến đổi trong thời gian dài và do những nhân tố nội tại
của nền kinh tế quyết định. Tăng trưởng kinh tế chính là phương tiện cơ bản để có thể
đạt được phát triển, nhưng bản thân nó chính là một đại lượng không hoàn hảo của sự
tiến bộ. Nó mới chỉ phản ánh sự vận động của nền kinh tế về mặt lượng, còn phát
triển kinh tế mới thực sự phản ánh sự vận động của nền kinh tế về mặt chất. Phát triển
còn bao hàm cả sự phát triển của con người về văn hóa xã hội, nâng cao dân trí, sự
bình đẳng về chính trị. Như vậy, tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển. Muốn có
sự phát triển thì quá trình đó phải đảm bảo tính cân đối, tính hiệu quả, phải kết hợp
được tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Phát triển
bền vững chính là quá trình đảm bảo cho sự phát triển được diễn ra liên tục.
1.1.1.4. Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945), các quốc gia trên thế giới tìm
kiếm con đường phát triển cho mình. Lúc đó, các quốc gia chú trọng nhiều đến tăng
trưởng kinh tế về mặt lượng. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, các vấn đề
đặt ra thường gắn với những câu hỏi: tại sao chúng ta nghèo? Làm thế nào để tránh
tụt hậu hay bắt kịp các nước khác. Những câu hỏi này thể hiện cách tiếp cận hẹp,
chủ yếu tập trung vào khía cạnh kinh tế nên nhiều quốc gia đạt được những thành
công nhất định trong ngắn hạn nhưng xét về dài hạn lại không được như mong

muốn. Bảng thống kê về tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong 4 thập kỷ, từ
1960-2000 đã phần nào nói lên điều đó.

×