Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thực trạng học tập tiếng nga giảm sút của sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh trong những năm gần đây công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.22 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGỮ VĂN NGA

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2010

Tên cơng trình:

THỰC TRẠNG HỌC TẬP TIẾNG NGA GIẢM SÚT CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm:

Nguyễn Khắc Chung (Lớp Nga 4A, năm thứ 4)

Thành viên:

Lê Thị Mỹ Hiền

(Lớp Nga 4A, năm thứ 4)

Trần Thị Hồng (Lớp Nga 4C, năm thứ 4)
Trần Thị Hoàng Vy (Lớp Nga 4C, năm thứ 4)
Người hướng dẫn: Tiến sĩ Trương Văn Vỹ, Trưởng khoa Ngữ văn Nga, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (trực thuộc Đại học Quốc gia Tp. HCM)


MỤC LỤC



TĨM TẮT CƠNG TRÌNH.......................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆN VIỆT NGA ................................ 8
1. 1. Khái quát về mối quan hệ Việt - Nga trong những năm gần đây................... 8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CỦA VIỆC HỌC TẬP TIẾNG NGA
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ......................................................................... 12
2. 1 Tình hình giảm sút của việc học tập tiếng Nga hiện nay: .............................. 12
2. 2 Phân tích tình hình giảm sút của việc học tập tiếng Nga hiện nay: .............. 13
2. 3 Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường. .......................................................... 33
CHƯƠNG 3: HƯỚNG GIẢI QUYẾT ...................................................................... 38
3. 1 Về việc giải tỏa tâm lý bị ép buộc, cưỡng ép của Sinh viên khi phải học tiếng
Nga trong những năm đầu Đại học:...................................................................... 38
3. 2 Về chương trình đào tạo:................................................................................ 39
3. 3 Về việc thực tập: ............................................................................................. 39
3. 4 Về việc làm: ..................................................................................................... 41
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 45
PHẦN PHỤ LỤC....................................................................................................... 46


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

Khi được hỏi về tình hình học tập và sử dụng tiếng Nga trong những năm gần
đây ở Việt Nam, nhiều người chỉ lắc đầu, mà không nói gì thay cho lời nhận xét
trước sự giảm sút chóng mặt của tình hình này.
Trong khi đó, từ trước tới nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa học nào
thật sự xem xét kỹ lưỡng, sâu xa vấn đề này.

Là sinh viên Khoa Ngữ văn Nga, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
trực thuộc Trường Đại học Quốc gia Tp. HCM, chúng tôi không thể dửng dưng
trước một thực trạng đáng buồn và báo động này.
Từ những điều nói trên, chúng tơi quyết định thực hiện đề tài “Tại sao tiếng Nga
giảm sút trong những năm gần đây?” để tìm hiểu về thực trạng này. Sau đó, đi
sâu vào nghiên cứu những nguyên nhân có thể gây nên thực trạng trên. Và từ
những nguyên nhân này, chúng tôi cũng thu thập và đưa ra những kiến nghị và đề
xuất nhằm góp phần khắc phục tình hình này.
Vì nhiều lý do khác nhau mà phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng bị hạn chế ít
nhiều. Chính vì thế, cơng trình nghiên cứu của chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu
thực trạng học tập và sử dụng tiếng Nga của sinh viên Khoa Ngữ văn Nga ở
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trực thuộc Đại học Quốc gia Tp.
HCM như một dẫn chứng cho việc giảm sút của việc học tập và sử dụng tiếng
Nga trong những năm gần đây.
Là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, Thành phố Hồ Chí
Minh là nơi quy tụ rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng danh tiếng. Chính nơi
đây, tiếng Nga một thời đã chiếm một vị trí rất quan trọng. Nhưng thực trạng
này chỉ xảy ra trong quá khứ. Hiện nay, tiếng Nga đang bị lãng quên. Số
người theo học và sử dụng tiếng Nga ngày càng ít dần theo thời gian. Do đó,
theo chúng tơi, việc nghiên cứu tập trung vào Khoa Ngữ văn Nga, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trực thuộc Trường Đại học Quốc gia
Tp. HCM có một ý nghĩa nhất định. Cơng trình nghiên cứu này sẽ góp phần


2

khắc phục tình trạng trên hay ít nhất cũng khơi gợi được ý thức của mọi
người trước sự thay đổi kinh ngạc của tiếng Nga; thậm chí, để từ đó tạo tiền
đề cho việc khơi phục lại thời huy hồng của tiếng Nga.



3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngoại ngữ là phương tiện hữu ích trong việc nâng cao chất lượng cuộc
sống vật chất và tinh thần của con người. Nắm được ngoại ngữ, con người có
thể hiểu biết sâu sắc hơn về văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao
lưu và phát triển tiềm năng của chính mình.
Ngoại ngữ có vai trị và vị trí quan trọng trong nền kinh tế, giáo dục và
trong sự phát triển của đất nước. Trong thời kì hội nhập hiện nay của nước ta,
để có thể nắm bắt và theo kịp những tiến bộ của thế giới thì việc học ngoại ngữ
là nhu cầu bức thiết.
Nhưng có một thực tế là tình hình học tập của ngoại ngữ thay vì phát
triển lại ngày càng giảm sút do số người học và sử dụng ngày càng ít đi. Một
trong số đó chính là tiếng Nga.
Trước đây, tiếng Nga từng là ngoại ngữ rất phổ biến ở nước ta.
Nhưng trong những năm gần đây, tiếng Nga đã mất dần vị trí của mình. Số
người học cũng như sử dụng tiếng Nga ngày càng giảm dần theo thời gian.
Thay vào đó là sự thay thế của nhiều ngoại ngữ khác. Vì sao lại có tình trạng
này?
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Tại sao việc học tiếng Nga giảm sút
trong những năm gần đây” sẽ tìm hiểu, phân tích thực trạng này và phần nào
giải đáp những khúc mắc trên. Có thể khẳng định rằng, cho đến nay vẫn chưa
có một cơng trình nghiên cứu nào thật sự xem xét nghiêm túc vấn đề này. Thiết
nghĩ, để khai thác hết giá trị cũng như tầm quan trọng của tiếng Nga thì đề tài
này là hết sức cần thiết.



4

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Theo chúng tơi được biết thì cho đến nay chưa có một đề tài nào tương tự,
mới chỉ có các đề tài nghiên cứu về con người và đất nước Nga, về văn hóa hay
ẩm thực Nga…Chẳng hạn như đề tài “những khó khăn và thuận lợi của sinh
viên trong quá trình học song ngữ” (2002). Đề tài nêu lên những thuận lợi và
khó khăn trong quá trình học song ngữ, đề xuất những biện pháp cải tiến tình
hình học tập của sinh viên. Đề tài “tìm hiểu tâm lý học tiếng Nga, xác định
những nguyên nhân của việc học tiếng nga chưa có hiệu quả cao và biện pháp
khắc phục” nội dung đề tài điều tra tâm lý sinh viên học khoa nga, nêu nguyên
nhân chủ yếu học tiếng nga chưa đạt hiệu quả cao, đề xuất biện pháp khắc
phục. “thực trạng học tiếng nga của sinh viên, thử đề xuất một số hướng khắc
phục” nội dung : bài viết không đi sâu tìm hiểu ngun nhân về phía người dạy
mà tập trung tìm hiểu những vấn đề về sự ảnh hưởng đến việc giảm sút chất
lượng học tập tiếng nga từ phía người học. Cịn nếu có thì những đề tài nghiên
cứu về tiếng Nga cũng chỉ đi sâu phân tích ngữ pháp, hay đề cập đến những
khó khăn của việc học tiếng Nga. Thực trạng học tập tiếng Nga cũng được đề
cập đến nhiều, nhưng chưa có đề tài nào đi sâu vào tìm hiểu, phân tích thực
trạng này.
3. Mục tiêu của đề tài:
Từ việc tìm hiểu thực trạng học tập và sử dụng tiếng Nga trong những
năm gần đây, chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu những ngun nhân gây nên thực
trạng này như phương pháp giảng dạy, giáo trình giảng dạy, chương trình đào
tạo, cơ hội việc làm sau khi ra trường…để từ đó đưa ra những kiến nghị cũng
như một số giải pháp để góp phần khắc phục tình trạng trên.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này nhóm nghiên cứu chúng tơi đã thực hiện những phương
pháp nghiên cứu sau:



5

Đề tài được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu xã
hội học.
Phương pháp tổng hợp nguồn tài liệu và phân tích khoa học,
trong q trình nghiên cứu chúng tơi đã đọc tham khảo tài liệu, phân tích
tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài
Phương pháp phỏng vấn sâu thu thập ý kiến.
Xây dựng phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ sinh viên trong khoa
5. Giới hạn của đề tài:
Do những hạn chế về thời gian, địa lý, nguồn kinh phí và những khách
quan của bản thân đề tài nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi cụ
thể như sau:
Thời gian: 08/ 2009- 04/2010
Không gian: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, mà cụ thể là
Khoa Ngữ văn Nga (trực thuộc Đại học Quốc gia Tp. HCM).
Giới hạn về nội dung:
Đề tài xem xét đánh giá tình trạng giảm sút của việc học tập tiếng Nga.
Đề tài tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu nguyên nhân giảm sút về việc
học tiếng Nga. Từ đó đưa ra cách giải quyết nhằm khắc phục tình trạng trên.
6. Ý nghĩa, ứng dụng và hướng đi mới của đề tài:
Đây là công trình lý luận- thực tiễn nghiên cứu tiếng Nga nhằm phục vụ
cơng tác đào tạo cử nhân ngoại ngữ có định hướng sử dụng tiếng Nga sau khi
ra trường. Với đề tài nghiên cứu và nội dung nghiên cứu được tiến hành lần đầu
tiên ở các trường đại học chuyên ngữ Việt Nam, khơng trùng với bất kỳ cơng
trình nào đã nghiên cứu trước đây, những quan điểm lý thuyết trình bày trong
cơng trình là cơ sở phương pháp cho việc nghiên cứu các nguyên nhân” vì sao
việc học tập tiếng Nga lại giảm sút trong mấy năm gần đây” ở Việt Nam nói



6

chung và Khoa ngữ văn Nga, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
trực thuộc Đại học Quốc gia Tp. HCM nói riêng.
Tạo tiền đề cho những cơng trình nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực
nghiên cứu về tiếng Nga. Cơng trình đã ứng dụng được những quan điểm lý
thuyết hiện đại về bản chất hoạt động của tiếng Nga trong những năm gần đây,
đây là cơ sở để đề ra phương pháp nghiên cứu đúng đắn hơn. Sự phân biệt các
cấp độ này có giá trị lý luận và thực tiễn cao trong đối chiếu liên ngôn ngữ, liên
văn hóa, phân loại các nguyên nhân làm cho tiếng Nga ngày càng ít phổ biến
và đề ra các biện pháp thích hợp để góp phần khắc phục tình trạng này.
Cho nên, kết quả nghiên cứu của đề tài này có giá trị thực tiễn to lớn,
phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tìm hiểu nguyên nhân giảm sút của tiếng Nga
cho tất cả những ai trong số người Việt và người Nga đang học và nghiên cứu
tiếng Nga trong các lĩnh vực giáo dục, ứng dụng, kinh tế và xã hội…
Đề tài này chủ yếu được áp dụng cho các đối tượng có liên quan tới
tiếng Nga. Trong đó có bao gồm: giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên,
…Và các địa điểm có sử dụng tiếng Nga như một số trường phổ thông, Đại
học…
7. Kết cấu của đề tài:
Đề tài của chúng tôi chia là 3 nội dung chính như sau:
Chương 1: Khái quát về mối quan hệ Việt- Nga trong những năm gần đây
1. 1 Khái quát về mối quan hệ Việt Nga trong những năm gần đây.
1. 1. 1 Giai đoạn 1950-1991: 40 năm mối quan hệ đồng minh chiến lược
Việt Nam- Liên Xô
1. 1. 2 Giai đoạn 1991- 2000: 10 năm thăng trầm mối quan hệ Việt- Nga
1. 1. 3 Giai đoạn 2001-đến nay: quan hệ đối tác chiến lược Việt Nga
được xác lập và đi vào chiều sâu.

Chương 2: Phân tích tình hình của việc học tập tiếng Nga trong những
năm gần đây.


7

2. 1 Tình hình giảm sút của việc học tập tiếng Nga hiện nay.
2. 2 Phân tích tình hình giảm sút của việc học tiếng Nga hiện nay.
2. 2. 1 Tình hình chính trị - xã hội.
2. 2. 2 Chất lượng đào tạo:
2. 2. 2. 1 Chương trình đào tạo.
2. 2. 2. 1. 1 Ưu điểm.
2. 2. 2. 1. 2 Nhược điểm.
2. 2. 2. 2 Giáo trình giảng dạy.
2. 2. 2. 3 Phương pháp giảng dạy.
2. 2. 2. 4 Phương pháp học tập.
2. 3 Cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
Chương 3:hướng giải quyết
3. 1 Về việc giải tỏa tâm lý bị ép buộc, cưỡng ép của Sinh viên khi phải. học
tiếng Nga trong những năm đầu Đại học:
3. 2 Về chương trình đào tạo.
3. 3 Về việc thực tập.
3. 4 Về việc làm.
Kết luận và kiến nghị.


8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆN VIỆT NGA


1. 1. Khái quát về mối quan hệ Việt - Nga trong những năm gần đây.
1. 1. 1 Giai đoạn 1950 - 1991: 40 năm quan hệ đồng minh chiến lược Việt
Nam - Liên Xô
Tháng 01-1950, Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác đã công
khai thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, khẳng định địa vị pháp lý chính
đáng của chính thể cộng hịa dân chủ nhân dân lần đầu tiên được xác lập ở Việt
Nam. Là hai nước nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đối lập
với hệ thống tư bản chủ nghĩa, quan hệ Việt - Xô được xây dựng trên tình đồn
kết quốc tế của hai dân tộc cùng chung mục đích và lý tưởng xã hội chủ nghĩa,
phấn đấu vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Liên Xô và
Việt Nam trở thành đồng minh chiến lược trên mặt trận chống đế quốc thực dân
và chống các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội. Kể từ khi thiết lập quan hệ
ngoại giao, quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực phát triển rất khả quan, Liên Xô
ngày càng coi trọng vai trò của Việt Nam như là tiền đồn của chủ nghĩa xã hội,
là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Liên Xô ở khu vực Đông Nam Á và
châu Á - Thái Bình Dương. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân Việt Nam, Liên Xô luôn giương cao khẩu hiệu “đối với những
người cộng sản Liên Xơ, đồn kết với Việt Nam là mệnh lệnh của cả trái tim và
trí tuệ”.
1. 1. 2 Giai đoạn 1991 - 2000: 10 năm thăng trầm của quan hệ Việt - Nga
Những năm 1991 - 1993: Vào cuối năm 1991, Liên Xơ tan rã, 15 nước cộng
hịa thành viên của Liên Xô bước ra vũ đài quốc tế với tư cách những quốc gia
độc lập, có chủ quyền, chủ thể pháp lý quốc tế được các nước khác thừa nhận.
Đây là thời kỳ khó khăn nhất trong quan hệ hai nước, khi mối quan hệ này rơi
vào trạng thái ngưng trệ, suy giảm mạnh trên tất cả các lĩnh vực.
Những năm 1994 - 1996: Quan hệ Việt - Nga bắt đầu khởi sắc nhờ những nỗ
lực của hai nước trong việc tạo dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp với tình hình


9


mới. Hai nước đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ song
phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga vào tháng 6-1994 nhân chuyến thăm
chính thức Nga của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Theo đó, hai bên xúc tiến
quan hệ trên ngun tắc: tơn trọng chủ quyền quốc gia, độc lập và toàn vẹn
lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có
lợi.
Những năm 1997 - 2000: Đây là giai đoạn quan hệ Việt - Nga được nâng lên
tầm cao mới về chất, trước hết trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, đánh dấu
bằng 3 chuyến thăm cấp cao nhất giữa hai nước. Một là, chuyến thăm Việt
Nam của Thủ tướng Nga V. Chéc-nô-mư-đin vào tháng 11-1997. Hai là,
chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào tháng 8-1998. Đây
cũng là chuyến thăm Nga đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam,
qua đó khẳng định vị thế quan trọng của Liên bang Nga trong chính sách đối
ngoại đổi mới của Việt Nam. Ba là, chuyến thăm Nga của Thủ tướng Phan Văn
Khải vào tháng 9-2000. Thành công nổi bật của chuyến thăm này là việc hai
nước ký Hiệp định xử lý các khoản nợ của Việt Nam với Liên Xô mà Nga kế
thừa - đây là yếu tố từng cản trở quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nga suốt
thập niên 90 của thế kỷ XX.
1. 1. 3 Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nga được xác lập và đi vào chiều sâu
Đây là giai đoạn quan hệ giữa hai nước ngày càng có thêm nhiều tiến triển
tích cực. Sự kiện đầu tiên đáng chú ý nhất là chuyến thăm Việt Nam của Tổng
thống Liên bang Nga V. Pu-tin từ ngày 28-2 đến ngày 2-3-2001 - chuyến thăm
Việt Nam đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Nga, kể cả thời Liên Xô.
Trong đầu thế kỷ XXI, những cuộc tiếp xúc chính trị cấp cao tích cực đã đưa
quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên một mức độ mới về chất. Quan hệ
đó hồn tồn đáp ứng lợi ích sống còn của nhân dân hai nước, là nhân tố quan
trọng để củng cố an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương.



10

Trong năm 2009, bất chấp hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính
tồn cầu, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Nga và Việt Nam vẫn tăng và đạt
hơn 1, 5 tỷ đô la - mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua. Đặc biệt, cuối năm 2009,
trong chuyến thăm chính thức nước Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
lãnh đạo hai bên đã cùng chứng kiến lễ ký kết hàng loạt văn kiện quan trọng
nhằm tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa hai nước…Quả thực, qua 9 tháng của
năm 2009 tổng khối lượng giao thương giữa hai nước đã tăng thêm 4, 1% và
đạt 1, 16 tỷ đơ la. Trong điều kiện khủng hoảng tồn cầu, rõ ràng đó là kết quả
đầy ý nghĩa. 1
Những năm gần đây, nhất là từ sau chuyến thăm chính thức của Tổng
thống V. Pu-tin sang Việt Nam, quan hệ hợp tác GD-ĐT giữa hai nước đã có
những cải thiện đáng kể. Phía Nga tiếp tục cấp nhiều hơn các suất học bổng
cho sinh viên Việt Nam sang Nga học tập. Tháng 10-2008, tại Điện Crem-li,
trong cuộc hội đàm cấp cao, Tổng thống LB Nga Đ. Mét-vê-đép đã cùng Chủ
tịch nước Nguyễn Minh Triết đề cập nhiều vấn đề hai bên cùng quan tâm. Chủ
tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định, cần tăng cường và mở rộng hơn nữa mối
quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó GD-ĐT là một trong những lĩnh
vực ưu tiên. Cuối tháng 10-2009, trong buổi tiếp GS, Viện sĩ Thông tấn M.
Phê-đo-rốp, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Xanh Pê-téc-bua (LB Nga), Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết ủng hộ ý định mở chi nhánh của ĐH Bách khoa Xanh
Pê-téc-bua tại Việt Nam. Tháng 12-2009, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm
việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại LB Nga, Thủ tướng V. Pu-tin nhấn
mạnh, tình hữu nghị chân thành sẽ là nền tảng bền vững trong phát triển quan
hệ giữa hai nước trong tương lai. Trong lĩnh vực GD-ĐT, hai bên sẽ xúc tiến
thành lập ĐH Quốc tế Việt - Nga tại Việt Nam; ký Hiệp định công nhận lẫn
nhau văn bằng. Kể từ năm học 2010 - 2011, hằng năm, Chính phủ Nga dành
cho Việt Nam 300 suất học bổng đào tạo ở Nga. Từ cuối năm 2009, bằng

chương trình Đề án 165 (Ban Tổ chức Trung ương), các đoàn cán bộ lãnh đạo
1

www.economic.intel.com.vn
www.chinhphu.vn


11

của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, bằng kinh phí của Việt Nam, lại tiếp tục
được cử đi học tập, nâng cao nghiệp vụ tại nước Nga. Chánh Văn phòng đề án
165, PGS, TS Nguyễn Xuân Sơn cho biết, trong năm nay, sẽ có nhiều hơn các
đồn cán bộ theo học các khóa đào tạo cao học, nâng cao nghiệp vụ dài hạn và
ngắn hạn (bằng kinh phí của Việt Nam) cũng như các khóa học tiếng Nga tại
Học viện Ngơn ngữ Pu-xkin, Nga (kinh phí do phía Nga tài trợ).


12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CỦA VIỆC HỌC TẬP TIẾNG
NGA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2. 1 Tình hình giảm sút của việc học tập tiếng Nga hiện nay:
Thời cao điểm, cả nước có đến 98% trường phổ thơng học tiếng Nga2, hiện
nay, con số này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và tới đây, nếu chúng ta ban hành
lại chuẩn đào tạo sau đại học mới, buộc các học viên cao học phải giỏi tiếng
Anh, thì có lẽ chẳng cịn ai mặn mà với tiếng Nga. Khi đó, tình hình dạy và học
tiếng Nga ở Việt Nam sẽ bị giảm sút là điều đương nhiên.
Vị thế của nước Nga đang lên, nhu cầu học tiếng Nga trên thế giới khơng hề
giảm, mà ngược lại có xu hướng tăng mạnh. Ước tính hiện có khoảng 800 triệu

người đang sử dụng ngơn ngữ này hàng ngày. Như vậy, hiện tượng thối trào
với tiếng Nga chỉ là một hiện tượng riêng của Việt Nam. Và dường như chúng
ta đang quay lưng lại với tiếng Nga, hay chí ít là khơng làm gì để tình hình khả
quan hơn.
Tồn thành phố chỉ có vẻn vẹn 18 hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Nga3,
cộng với khoảng chừng đó là những người hành nghề tự do. Phần đơng những
người này đã có tuổi. Hiếm hoi lắm mới bắt gặp một vài bạn trẻ chủ yếu vừa
học ở Nga về, còn số tốt nghiệp trong nước gần như khơng thấy. Chỉ riêng năm
2007, đã có 50 dự án đầu tư của Nga vào Việt Nam, trị giá 300 triệu đơ la.
Nhiều tập đồn lớn của Nga như Gazprom, Siluivoi Mashin và gần đây nhất là
tập đoàn viễn thông Vưipelcom (mạng Beeline) đang đầu tư các dự án lớn vào
Việt Nam. Khó khăn chung của họ là không tuyển dụng được nguồn nhân lực
biết tiếng Nga chất lượng cao. Có một điều dễ nhận thấy, giữa những hội thảo,
triển lãm về văn hóa Nga thời gian gần đây, rất hiếm những mái đầu xanh tham
dự. Đang tồn tại một nghịch lý, nhiều ngành vẫn cần tới tiềng Nga, nhưng
khơng cịn nhiều cơ hội cho người trẻ.
2

www.nguoilaodong.com

3

www.dulich.com.vn


13

Theo TS Lê Văn Nhân, Trưởng khoa tiếng Nga - Đại học Hà Nội (ĐHHN) những năm gần đây số sinh viên đăng ký dự thi và đỗ vào khoa tiếng Nga của
các trường ĐH trên cả nước ngày càng giảm. Năm nay, nhập học khoa tiếng
Nga của ĐHHN chỉ có chưa đầy 100SV, tại ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG HN chỉ có

60 sinh viên, tại Đà Nẵng, số sinh viên đếm. . . chưa hết 2 đầu bàn tay4.
Hiện nay, xét ở khu vực miền Nam thì chỉ có Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Tp. HCM (thuộc ĐHQG Tp. HCM). Cịn những trường phổ
thơng trước đây đã từng giảng dạy tiếng Nga như Trường THCS Lê Qúy Đôn
(Thủ đức), Trường Trung Học Thủ đức - Hồng Đạo (nay là THPT Nguyễn
Hữu Hn). . . thì nay đã thay đổi cả hiệu trưởng, chương trình giảng dạy, giáo
viên và đương nhiên tiếng Nga đã khơng cịn được giảng dạy như một ngơn
ngữ chính thức nữa.
2. 2 Phân tích tình hình giảm sút của việc học tập tiếng Nga hiện nay:
2. 2. 1 Tình hình chính trị- xã hội:
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhiều nhà đầu tư nước
ngoài chọn nước ta là thị trường để phát triển trong nhiều lĩnh vực : kinh tế,
giáo dục… Chính vì thế, nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ rất quan trọng. mọi
người đổ xơ nhau đi học tiếng Anh để có được công việc tốt với lương cao.
Cùng với sự thay đổi của mối quan hệ Việt- Nga trong những năm gần đây nên
việc học tiếng Nga đối với sinh viên không cịn hấp dẫn nữa. Bên cạnh đó, tình
hình chính trị và kinh tế ở Nga có nhiều thay đổi nên việc đầu tư vào Việt Nam
của Nga bị gián đoạn. Khơng ít cơng ty của Nga đã rút về nước. Cho nên nhu
cầu sử dụng tiếng Nga ở nước ta không nhiều. Người ta đổ xô nhau đi học tiếng
Anh và do vậy, hiện nay có đến 98% 5 các trường từ phổ thông đến đại học chỉ
dạy tiếng Anh, 2% còn lại là dành cho tiếng Pháp, Nga và Trung. Đặc biệt,
trong những năm vừa qua, Bộ Giáo dục Đào tạo đã ra một chủ trương rất lạ, đó
là quy định "đầu vào" của bậc cao học phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn tiếng Anh.
4

www.nguoilaodong.com

5

www.truongkienthuc.vn

www.laodong.com.vn


14

Sau chuyến viếng thăm của tổng thống Nga V. Putin tới Việt Nam năm 2001
thì tình hình dạy và học tiếng Nga ở nước ta có phần khởi sắc hơn. Nhưng thực
tế tính đến thời điểm này thì việc đào tạo tiếng Nga vẫn chưa phục hồi được vị
thế của mình.
2. 2. 2 Chất lượng đào tạo:
2. 2. 2. 1 Chương trình đào tạo:
Năm 1978, khóa đào tạo chun ngữ tiếng Nga đầu tiên đã được khai giảng
tại Trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh (nay là Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh). Sau đó,
Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh cùng nhiều trường phổ thông khác
đã tiến hành dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ chính.
Như vậy, tiếng Nga cũng đã từng chiếm một vị trí quan trọng trong số các
ngoại ngữ được dạy và học ở Việt Nam. Cũng có thể gọi thời kỳ phát triển
mạnh mẽ nhất của tiếng Nga ở Việt Nam.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Nga ở Việt Nam nhanh chóng trơi
qua mau cùng với những biến chuyển về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt
Nam, Liên Bang Nga nói riêng và cả thế giới nói chung. Quan niệm về dạy và
học tiếng Nga cũng bắt đầu thay đổi, mang tính thực dụng để kịp thời đáp ứng
nhu cầu của xã hội, của nền kinh tế thị trường. Tiếng Anh ngày càng phổ biến.
Ngược lại, tiếng Nga bắt đầu đi vào thời kỳ suy thoái và khủng hoảng trầm
trọng. Đồng thời, việc đào tạo tiếng Nga chuyên ngữ ở khoa Ngữ văn Nga,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh cũng gặp rất nhiều khó khăn khi số lượng đầu vào cứ ngày càng giảm
dần theo thời gian.
Để duy trì hoạt động của Khoa, năm 1998- 1999 Khoa Ngữ văn Nga, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh chính thức tiến hành Chương trình đào tạo song ngữ Nga- Anh.
Tính đến nay, Chương trình đào tạo song ngữ Nga- Anh được tiến hành ở khoa
Ngữ văn Nga, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học


15

Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cũng được 12 năm. Trong một báo cáo khoa học
của Tiến sĩ Trương Văn Vỹ- Trưởng khoa Ngữ văn Nga, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh về vấn đề
này có tựa đề “Đào tạo song ngữ Nga- Anh ở khoa Ngữ văn Nga: từ giải pháp
tình thế đến hồn thiện và phát triển” cũng đã nêu về những ưu điểm và nhược
điểm của chương trình này. Vì đề tài của chúng tơi cũng liên quan rất nhiều tới
vấn đề này nên trong bài viết của mình, chúng tơi xin trích lại một số nội dung
chính như sau:
2. 2. 2. 1. 1 Ưu điểm của chương trình đào tạo song ngữ Nga- Anh:
Đầu tiên, học nhiều hơn thì tất nhiên kiến thức cũng sẽ nhiều hơn.
Người học song ngữ chắc chắn có ưu thế vượt trội, đáp ứng tốt hơn những yêu
cầu ngày càng cao của xã hội.
Nước Nga vĩ đại có nền văn hóa mang đậm tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân
tộc và sự sâu sắc của nó. Bên cạnh đó, nền văn học Nga cũng sẽ mãi mãi chiếm
một chỗ đứng vững chắc trong nền văn học thế giới. Do đó, học tiếng Nga để
biết đến nền văn hóa và văn học Nga cũng không phải là điều vô ích.
Về tiếng Anh, khơng ai có thể phủ nhận sự phổ biến của nó trên tồn thế giới.
Vì vậy, việc đào tạo thêm tiếng Anh ở khoa Ngữ văn Nga là chuyện dễ hiểu.
Như vậy, với hai ngoại ngữ Nga- Anh chắc chắn sinh viên ra trường sẽ năng
động hơn và cơ hội việc làm sau khi ra trường cũng tăng lên gấp đôi, chắc chắn
họ sẽ phục vụ, cống hiến nhiều hơn so với người chỉ biết một ngoại ngữ. Đó là
chưa nói đến ưu thế trong thời điểm hiện nay khi nhiều cơ quan, cơng ty, đơn

vị địi hỏi người biết thêm ngoại ngữ thứ hai. Vì thế cho nên, 40% sinh viên
được hỏi về lý do chọn Khoa Ngữ văn Nga trả lời rằng vì sau khi ra trường sẽ
đươc hai bằng chính quy (một bằng Cử nhân Đại học tiếng Nga và một bằng
Cử nhân Cao đẳng Tiếng Anh).


16

Lý do chon Khoa Ngu van Nga

23%

18%
3%
16%

so thich
quyet dinh cua
Bo Me
diem dau vao
thap
duoc 2 bang
chinh quy
y kien khac

40%

Biểu đồ 1: Lý do chọn học Khoa Ngữ văn Nga, Trường ĐH KHXH&NV
Ưu điểm thứ hai, xét theo khía cạnh kinh tế, thì sinh viên học song ngữ NgaAnh ở khoa Ngữ văn Nga sau 6, 5 năm học, khi tốt nghiệp sẽ có 2 bằng cử
nhân đại học. Và nếu xét thuần túy về mặt vật chất thì đỡ tốn kém tiền của, vật

chất và thời gian so với học bình thường phải mất ít nhất 8 năm.
Một thuận lợi nữa mà chúng tôi nhận thấy trong thái độ học tập của sinh viên
song ngữ là theo thời gian những ý nghĩ mặc cảm ban đầu về tiếng Nga cũng sẽ
thay đổi, họ thấy được vẻ đẹp của tiếng Nga và dần yêu tiếng Nga nhiều hơn.
Từ đó, sinh viên có thái độ nghiêm túc trong học tập và cố gắng học hành tiến
bộ.
2. 2. 2. 1. 2 Những hạn chế của chương trình đào tạo song ngữ:
Phần lớn sinh viên vào học khoa Ngữ văn Nga là vì khoa này có phần
đào tạo tiếng Anh song song với tiếng Nga. Có thể nói việc họ học tiếng Nga là
miễn cưỡng, áp đặt. Muốn hay khơng, khó khăn cũng sẽ đến cho việc đào tạo
tiếng Nga ở giai đoạn đầu và cả những năm tiếp theo nếu như tâm trạng ép
buộc, miễn cưỡng này không được giải tỏa.
Bất lợi thứ hai là mặt thời gian. Thời gian kéo dài tất nhiên dẫn đến chi phí tốn
kém cho việc học tập nói chung, và cho số tiết học tăng lên nói riêng. Những


17

sinh viên thuộc gia đình khó khăn sẽ càng gặp khó khăn khi theo học chương
trình song ngữ này.
Chương trình hiện hành gồm hai khối kiến thức lắp ghép hoàn tồn máy móc,
độc lập với nhau, khơng hề có sự liên hệ lẫn nhau. Tiếng Nga do giảng viên
Khoa Nga dạy, tiếng Anh thì do giảng viên Khoa Anh giảng dạy.
Bất lợi lớn nhất có thể xảy ra khi trong đào tạo song ngữ nhưng lại
khơng có khả năng sử dụng tốt cả hai ngôn ngữ như ở trạng thái cân bằng, từ
đó có thể dẫn đến tới việc đào tạo những sinh viên mà khơng có ngoại ngữ nào
“nên hồn”.
Sở dĩ vì sao chúng tơi nêu những ưu điểm và nhược điểm của chương
trình đào tạo song ngữ này là vì mặc dù có những ưu điểm nhất định, song
chương trình này cũng có những nhược điểm nhiều khơng kém. Đó là lý do vì

sau khi được hỏi về chương trình đào tạo song ngữ Nga- Anh hiện nay, đa số
sinh viên (76%) đều cho rằng nó rất nặng, 18% cho rằng chương trình bình
thường, 1% sinh viên cho rằng chương trình nhẹ và những sinh viên cịn lại
(5%) có nhiều ý kiến khác nhau như chương trình chưa phù hợp, … Thực tế
cho thấy rằng, học ngoại ngữ là việc rất khó khăn. Nhưng học hai ngoại ngữ
cùng lúc lại càng khó khăn hơn. Sinh viên Khoa ngữ văn Nga cùng lúc phải
học hai chương trình đào tạo Nga - Anh song song với nhau trong khi hai
chương trình này được lắp ghép hồn tồn máy móc, độc lập với nhau mà
không dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu ngơn ngữ. Như thế thì có nghĩa là sinh
viên Khoa Ngữ văn Nga đang học cùng lúc hai chương trình của hai Khoa khác
nhau: Khoa Ngữ văn Nga (Hệ Đại học chính quy) và Khoa Ngữ văn Anh (Hệ
Cao đẳng chính quy), thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.
HCM. Điều này cho thấy rằng dù muốn hay khơng thì chương trình đào tạo của
Khoa Ngữ văn Nga cũng rất nặng đối với sinh viên. Đó là chưa kể tới sự địi
hỏi về thời gian và tiền bạc khi sinh viên theo học chương trình song ngữ NgaAnh này. Vì khơng có sự so sánh, đối chiếu ngôn ngữ nào giữa hai ngôn ngữ
nên bắt buộc sinh viên phải dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập hai ngôn


18

ngữ này cùng lúc. Đồng thời, chi phí cho việc học chương trình song ngữ này
cũng tăng lên theo thời gian.

Chuong trinh dao tao Tieng Nga
5%
1%
18%

rat nang
binh thuong

nhe
y kien khac
76%

Biểu đồ 2: Đánh giá về chương trình đào tạo tiếng Nga
Bên cạnh đó thời lượng học trên lớp của một mơn học rất ít, mà lượng bài
giảng cho một mơn thường rất lớn, giáo viên chủ yếu dạy cho hết giáo án,
khơng có thời gian sửa bài tập, sinh viên khơng biết đúng sai dẫn đến tình trạng
lo lắng cho kì thi cuối kỳ. Kết quả là lổ hỏng kiến thức ngày càng nhiều trong
từng môn học. Thể hiện trong các bài kiểm tra cuối kỳ trong các năm cuối.
Chính vì điều này mà khi được hỏi, 56% sinh viên trả lời rằng lịch học tiếng
Nga rất nặng. Thực tế cho thấy rằng sinh viên nhiều lúc phải học 09-12 tiết mỗi
ngày. Bên cạnh đó, khi về nhà sinh viên lại phải dành nhiều thời gian để ơn lại
bài thì mới có thể nắm được hết các kiến thức đã học trên lớp. Do đó, sinh viên
thường khơng có nhiều thời gian để chuẩn bị bài mới. Kiến thức cũ chưa nắm
vững, lại chưa chuẩn bị cho kiến thức mới, lỗ hỏng đã sâu nay lại càng lâu hơn.
Thế nhưng, quy chế đào tạo hiện nay mà Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Tp. HCM đang áp dụng là quy chế tín chỉ, sinh viên hồn tồn có
quyền chọn mơn học, thời gian học, thời khóa biểu cho mình. Việc sắp xếp này
hồn tồn linh hoạt. Điều này có nghĩa là lịch học nặng hay khơng phụ thuộc
rất nhiều vào sự sắp xếp này của sinh viên. Bởi vì lẽ đó, 42% sinh viên đánh


19

giá lịch học tiếng Nga đối với họ là vừa phải. Đa số những sinh viên này đã rất
linh động trong việc sắp xếp lịch học của mình nhằm làm giảm bớt sự nặng nề
trong lịch học mà những sinh viên khác đang phải học.

Danh gia ve lich hoc tieng Nga


2
0
nang

42

vua phai

56

nhe
y kien khac

Biểu đồ 3: đánh giá về lịch học tiếng Nga
2. 2. 2. 2 Giáo trình giảng dạy:
Có thể nói hệ thống giáo trình có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào
tạo. Chúng ta có thể điểm sơ qua các giáo trình đang được giảng dạy tại Khoa
Ngữ văn Nga như sau:
Bộ môn tiếng Nga: ngữ âm học, từ vựng học, cú pháp học, hình thái
học…
Bộ mơn văn hóa- văn học Nga: văn học Nga, văn hóa Nga, dịch ViệtNga, dịch Nga- Việt, tiếng Nga thương mại, tiếng Nga du lịch…
Bộ môn thực hành tiếng Nga: thực hành tiếng tổng hợp, nghe, nói, đọc,
viết
Bộ mơn tiếng Anh
Có thể thấy rằng phần lớn các giáo trình là do tập thể các Giáo sư, Tiến
sĩ, Giảngviên trong Khoa biên soạn. Chúng không cố định, thường xuyên thay
đổi hay bổ sung. Thậm chí, các giáo trình này thường rất phức tạp, không phù
hợp thực tế và hơi nặng về lý thuyết.



20

46% sinh viên khi được hỏi về giáo trình tiếng Nga đều cho rằng chúng
rất phức tạp, khó hiểu; 21% cho rằng nội dung của những giáo trình này khơng
phù hợp với thực tế. Điều này có nghĩa đây là những nội dung cơ bản, có liên
quan mật thiết với nhau, thường xuyên bổ sung cho nhau nhưng khả năng áp
dụng của những giáo trình này vào thực tế là rất hiếm hoi. Nếu so sánh nội
dung của giáo trình này trong tổng thể các giáo trình thì chúng vơ cùng quan
trọng. Chúng giúp chúng ta hiểu rõ hơn và áp dụng tiếng Nga vào thực tế được
hiệu quả hơn. Nhưng khi xem xét chúng như một giáo trình riêng biệt thì khả
năng áp dụng những kiến thức của giáo trình đó vào thực tế là rất ít ỏi ; chỉ có
7% sinh viên cho là giáo trình tiếng Nga đơn giản, dễ tiếp thu và những sinh
viên còn lại (26%) thì có những ý kiến khác nhau như nội dung chưa hợp lý,
sắp xếp chưa logic…. Chẳng hạn, việc sắp xếp nội dung trong giáo trình Hình
thái mà sinh viên năm 4 hiện nay đang học không theo một hệ thống nhất định.
Các khái niệm, định nghĩa, ví dụ minh họa…không rõ ràng, chung chung, trừu
tượng. Trong phần giới thiệu về ý nghĩa, cách sử dụng nhóm động từ hồn
thành thể và khơng hồn thành thể có nhiều khái niệm lặp đi, lặp lại, tuy có đưa
ra ví dụ kèm theo nhưng chưa rõ ràng và phù hợp để sinh viên có thể hiểu và áp
dụng một cách chính xác
Giao trinh Tieng Nga

26%

phuc tap

46%

21%

7%

Biểu đồ 4: Giáo trình tiếng Nga

don gian
khong phu hop
thuc te
y kien khac


21

Bên cạnh đó, các mơn học về lý thuyết tiếng Nga, do sách vở, tài liệu
thiếu thốn và hạn chế nên các kiến thức mới cũng không được cập nhật thường
xuyên, cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo tiếng Nga.
Dựa theo số liệu thống kê mà chúng tôi thu thập được khi điều tra xã
hội học cho thấy đa số (89%) sinh viên cho rằng nguồn tài liệu tiếng Nga hiện
nay rất hiếm. Ngồi giáo trình do giáo viên biên soạn thì tài liệu tham khảo,
nâng cao khơng nhiều. Và nếu có thì về mặt lý luận, nội dung của những giáo
trình này cũng khơng có sự thay đổi. Với lại, đa số những giáo trình này được
biên soạn trong môi trường ngôn ngữ trong khi nước ta, mà cụ thể là Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng được cho là mơi trường khơng
ngơn ngữ. Do đó, tuy có nhiều giáo trình liên quan nhưng khả năng áp dụng
của chúng thì khơng nhiều. Chỉ có những giáo trình do những giảng viên, trong
Khoa biên soạn mới phù hợp với sinh viên. Thậm chí, nếu có thì những giáo
trình này rất đắt đỏ (8% ý kiến khác cho rằng như thế). Trong nhà sách hiện
nay có phát hành cuốn từ điển Việt- Nga với giá bán 200. 000- 250. 000 đồng.
Nếu chỉ so sánh đơn thuần thì đây là số tiền khơng đáng kể nhưng thử so sánh
số tiền này cộng với những khoản chi phí khác cho sinh hoạt, nhà ở, sách, vở,
dụng cụ học tập…thì đây là số tiền khơng nhỏ chút nào. Đó là chưa kể việc tìm

kiếm những cuốn từ điển như thế này khơng phải việc đơn giản. Có thể sinh
viên phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc thì mới có thể có được nó để phục
vụ cho việc học của mình. Có thể đó là lý do vì sao khi được hỏi chỉ có 3%
sinh viên được hỏi cho rằng giáo trình tiếng Nga hiện nay rất đa dạng và phong
phú. Có thể nói rằng đây là những đối tượng thường xuyên tìm kiếm nguồn tài
liệu tiếng Nga bằng nhiều nguồn khác nhau như thư viện trung tâm, thư viện
tổng hợp, văn phòng Khoa, internet…


22

Nguon tai lieu Tieng Nga
3%

8%
it
nhieu
y kien
khac

89%

Biểu đồ 5: Nguồn tài liệu tiếng Nga
Thực tế cho thấy, nếu chúng ta khảo sát các nhà sách, thư viện…thì
nguồn tài liệu tiếng Nga hiện nay rất ít. Nếu so chúng với những nguồn tài liệu
khác như giáo trình anh văn, văn học, tin học…thì đó là một trạng thái khơng
cân bằng trầm trọng. Đó là chưa kể con số này sẽ khơng cân bằng như thế nào
nếu đem những giáo trình tiếng Nga so sánh với giáo trình tiếng Anh. Điều này
cho thấy tính phổ biến của những ngơn ngữ mà chúng ta đang nghiên cứu.
Bởi vì thế, đa số sinh viên (60%) thỉnh thoảng mới tìm kiếm tài liệu,

giáo trình tiếng Nga có liên quan bằng nhiều nguồn khác nhau như trên
internet, các cửa hàng sách cũ…; 28% sinh viên được hỏi rất ít tiềm kiếm các
giáo trình tiếng Nga vì cho rằng chúng rất khan hiếm và đằt đỏ nếu tìm thấy,
phần sinh viên cịn lại (12%) thì vì nhiều lý do khác nhau nên đã cố gắng
thường xuyên tìm kiếm các tài liệu, giáo trình tiếng Nga có liên quan trên
internet, sách cũ… Con số này cũng phần nào phản ánh được thực trạng khan
hiếm nguồn tài liệu tiếng Nga trong những năm gần đây. Tuy nhiên, chúng ta
cũng không thể phủ nhận rằng ngày nay công nghệ thông tin đang phát triển
với một tốc độ chóng mặt. Chỉ cần ngồi ở nhà, lên mạng là chúng ta có thể
nhận về mình rất nhiều kiến thức khác nhau. Tiếng Nga cũng khơng loại trừ.
Thế nhưng, có những thơng tin mà sự đảm bảo của nó là hồn tồn khơng có cơ
sở. Để tiếp thu những kiến thức có ích từ trên mạng, chúng ta phải phân loại,
kiểm tra, xác minh…Công việc này là hồn tồn khơng đơn giản chút nào. Do
đó, nếu chỉ căn cứ vào sự đa dạng, phong phú thơng tin trên internet mà nói


23

nguồn tài liệu tiếng Nga vô cùng đa dạng, phong phú thì chúng tơi nghĩ rằng
cũng chưa đủ chính xác.
Viec tim kiem tai lieu Tieng Nga

28%
co
khong
thinh thoang

60%

12%


Biểu đồ 6: Việc tìm kiếm tài liệu tiếng Nga
2. 2. 2. 3 Phương pháp giảng dạy:
Như chúng ta đã biết, phương pháp giảng dạy đóng một vai trị cực kỳ
quan trọng và có một ảnh hưởng to lớn, quyết định tới chất lượng đào tạo.
Nhìn chung, các phương pháp mà các giảng viên trong Khoa vẫn đang
sử dụng hiện nay như phương pháp Ngữ pháp- Dịch, phương pháp Thínhthoại…Đây là những phương pháp giảng dạy truyền thống, mà theo những
phương pháp này thì sinh viên rất thụ động, rất phụ thuộc vào giảng viên. Hầu
như sự sáng tạo, đóng góp ý kiến của sinh viên rất ít, nên giờ học thường rất
nặng nề và khơng sinh động. Và nếu như sinh viên có phát biểu, đóng góp ý
kiến thì cũng theo một giáo án có sẵn, sinh viên hồn tồn tn theo ý định đã
chuẩn bị trước của giảng viên.
Hiện nay, một số phương pháp hiện đại cũng đang được bổ sung như
phương pháp tương tác, phương pháp tăng cường giao tiếp…Đây là những
phương pháp mà người học đóng vai trị trung tâm, vai trị quyết định. Trong
những phương pháp này, tính chủ động và tính cực của sinh viên rất cao, cịn
giảng viên chỉ đóng vai trị tư vấn, trợ giúp cho người học khi cần thiết. Điều
này cũng có nghĩa là sinh viên sẽ phải tự học và suy nghĩ nhiều hơn. Từ đó sinh
viên đã hình thành được rất nhiều kỹ năng cần thiết như kỹ năng thuyết trình,


×