Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tìm hiểu nhận thức và thói quen sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện của các hộ gia đình quận gò vấp – thành phố hồ chí minh đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học cấp thành năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.9 MB, 65 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XIV NĂM 2012

TÊN CÔNG TRÌNH:

TÌM HIỂU NHẬN THỨC VÀ THĨI QUEN SỬ DỤNG TIẾT
KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ĐIỆN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH QUẬN
GỊ VẤP – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM & HIỆU QUẢ

Mã số cơng trình : …………………………….


ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XIV NĂM 2012

TÊN CÔNG TRÌNH :

TÌM HIỂU NHẬN THỨC VÀ THĨI QUEN SỬ DỤNG TIẾT


KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ĐIỆN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH QUẬN
GỊ VẤP – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM & HIỆU QUẢ

Mã số cơng trình : …………………………


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BVMT: Bảo vệ môi trường
2. CBVC: Cán bộ viên chức
3. HGĐ: Hộ gia đình
4. ÔNMT: Ô nhiễm môi trường
5. TKĐ: Tiết kiệm điện
6. TP. HCM: thành phố Hồ Chí Minh
7. UBND: Ủy ban Nhân dân


MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI .................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 9
1.1. Cơ sở lý luận về nhận thức: ............................................................................ 9
1.2. Định nghĩa thói quen: ................................................................................... 11
1.3. Tổng quan về hộ gia đình: ............................................................................ 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN GÒ VẤP ................................................. 15
2.1. Các điều kiện tự nhiên: ................................................................................. 15

2.2. Tình hình kinh tế - xã hội: ............................................................................ 18
2.3. Thực trạng sử dụng điện: ............................................................................. 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 25
3.1. Thơng tin về hộ gia đình: .............................................................................. 25
3.2. Nhận thức về Tiết kiệm điện (TKĐ) của các hộ gia đình quận Gị Vấp: .... 26
3.3. Thói quen về việc sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện của hộ gia đình quận
Gị Vấp: ................................................................................................................ 34
3.4. Nguồn thơng tin tiếp nhận của hộ gia đình quận Gị Vấp về tiết kiệm điện:
.............................................................................................................................. 45
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG HỘ GIA ĐÌNH ............. 49
4.1. Đề xuất của nhóm: ........................................................................................ 49
4.2. Các biện pháp của người dân: ...................................................................... 53
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 56
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 58


1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Điện năng là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính khơng những
cho sản xuất mà cho cả sinh hoạt. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia
khác trên thế giới, hiện nay vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng đang trở
thành một vấn đề cấp bách. Nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng gia tăng, và để đáp
ứng được sản lượng điện cần thiết đó đã kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng (điện
năng được sản xuất chủ yếu từ nhiệt điện, sẽ kéo theo hàm lượng khí CO2 gia tăng
nhanh chóng và đáng kể, góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính,...).
Cùng với mục tiêu ứng phó và khắc phục với Biến đổi khí hậu, giảm sự gia tăng
nồng độ khí CO2, giảm sản lượng điện năng tiêu thụ là một trong những vấn đề then
chốt.

Việt Nam, để thực hiện mục tiêu này đã cho ra đời Chương trình quốc gia về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (giai đoạn 2006 – 2015); trong đó, sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình là một trong những mục tiêu của
Chương trình. Chính vì những vấn đề trên, đề tài “Tìm hiểu nhận thức và thói quen sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả điện của hộ gia đình quận Gị Vấp – thành phố Hồ Chí
Minh” ra đời, góp phần giải quyết một phần nhỏ nhu cầu hiện tại.
Đề tài đã làm đi sâu tìm hiểu được nhận thức và thói quen sử dụng một số thiết
bị điện chính trong gia đình của đối tượng nghiên cứu. Nhận thấy có sự khác nhau về
nhận thức cũng như thói quen sử dụng các thiết bị điện này giữa các nhóm hộ gia đình.
Từ đây, đề tài đưa ra được sự chênh lệch, khác biệt đó giữa các nhóm đối tượng. Đồng
thời đề tài đã đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi thói
quen sử dụng hiệu quả các thiết bị điện.
Mặc dù chỉ có thể dừng lại ở việc nghiên cứu trên địa bàn quận Gò Vấp, thế
nhưng kết quả của đề tài có thể đại diện cho nhận thức và thói quen sử dụng một số
thiết bị điện chính của các hộ gia đình thành phố Hồ Chí Minh. Và những đề xuất của
đề tài hy vọng khơng chỉ có thể được áp dụng thực tiễn ở quận Gò Vấp mà trên tồn
thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo, là cơ sở cho
những cơng trình nghiên cứu khác, có quy mơ lớn hơn.


2
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề:
Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, vấn đề cung ứng và sử dụng điện
luôn được sự quan tâm rất lớn ở tất cả các nước trên thế giới. Sản lượng điện tiêu thụ
liên tục tăng để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt và các hoạt động sản
xuất… Tuy vậy, sản lượng điện vẫn không đủ đáp ứng như cầu thực tế. Trong khi đó,
sản lượng điện sản xuất ra chủ yếu là nhiệt điện cho nên đòi hỏi phải có nguồn nguyên

liệu đầu vào là than. Sử dụng than sản xuất điện sẽ gây ô nhiễm trực tiếp đến mơi
trường khơng khí, hậu quả là có thể kéo theo các hiện tượng mưa axit, nghiêm trọng
hơn là sản sinh các khí nhà kính, đặc biệt là khí CO2, một trong những tác nhân chính
của biến đổi khí hậu tồn cầu. Chính vì vậy vấn đề sử dụng điện một cách có hiệu quả
ln là một u cầu cấp thiết đối với các quốc gia trong tình trạng thiếu điện cho việc
phát triển kinh tế và xã hội. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đó.
Trong những năm gần đây q trình đơ thị hóa đang diễn ra một cách nhanh
chóng ở Việt Nam, quận Gị Vấp là một trong những quận chịu ảnh hưởng rõ nhất của
quá trình này. Để phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nên đòi hỏi nhu
cầu tiêu thụ điện trên địa bàn quận ngày càng tăng. Mặc dù được sự quan tâm của các
cấp chính quyền địa phương cũng như là sự cố gắng của ngành điện nhưng tình trạng
thiếu điện ln là thách thức lớn cho sự phát triển của địa phương. Để đảm bảo cho
việc phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững trong tương lai, đặc biệt là vấn đề
cung ứng điện. Đã có nhiều giải pháp về mặt kỹ thuật, cũng như pháp luật để sử dụng
điện một cách hiệu quả và tiết kiệm. Tuy nhiên, vấn đề nâng cao nhận thức và thay đổi
thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng một vai trị rất quan trọng và
thiết thực trong việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả vẫn chưa được chú
trọng nhiều.
Thơng qua việc tìm hiểu nhận thức và thói quen sử dụng điện của người dân
trên địa bàn quận Gò Vấp. Có thể giúp cho chúng ta có những nhìn nhận đúng hơn về
thực trạng nhận thức và thói quen của người dân về tiết kiệm và sử dụng năng lượng
hiệu quả. Chính vì những lý do trên, chúng tơi quyết định thực hiện đề tài “Tìm hiểu


3
nhận thức và thói quen sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện của các hộ gia đình quận
Gị Vấp – thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
Hiện nay những đề tài nghiên cứu về nhận thức và thói quen sử dụng điện cịn
nhiều hạn chế. Đa phần các đề tài nghiên cứu chỉ chú trọng đến việc quản lý sử dụng

điện ở các tịa nhà hoặc cơ quan xí nghiệp lớn; như đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng
năng lượng giảm phát thải khí nhà kính trong các tịa nhà cao tầng ở Việt Nam” (2008
– 2009), đề tài “Thu thập thông tin, soạn thảo và tổ chức tập huấn về quản lý và sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành sản xuất hóa chất và ngành thép ở
Việt Nam” (2008), đề tài “Thu thập thông tin, soạn thảo và tổ chức tập huấn về quản lý
và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành sản xuất giấy & bột giấy và
công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam” (2009) của PGS.TS Phạm Hoàng Lương. Các đề
tài này đã nêu ra được những biện pháp để hạn chế hoặc sử dụng điện một cách hợp lý
và tiết kiệm nhất có thể. Trong các đề tài này việc quản lý một cách hiệu quả nhất đó
là sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện và việc thiết kế các văn phịng làm việc có nhiều
ánh sáng mặt trời hơn. Các nhân viên của các tòa nhà hay các đơn vị này kiểm tra một
cách thường xuyên hơn việc sử dụng các thiết bị điện...
Các để tài còn tập trung nghiên cứu vào các giải pháp kỹ thuật; như các luận
văn thạc sĩ “Lựa chọn cấp điện áp tối ưu cho lưới điện cung cấp điện miền núi”, đề tài
“Lựa chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện kinh tế thị trường”. Các giải pháp kỹ thuật
ở đây gổm có: sản xuất thiết bị tiết kiệm điện, nâng cấp đường dây, thiết kế lại kết cấu
nhà ở để có độ chiếu sáng cao hơn… Mục đích chính của đề tài luận văn thạc sĩ “Lựa
chọn cấp điện áp tối ưu cho lưới điện cung cấp điện miền núi” là tìm ra cấp điện áp tối
ưu có hiệu quả kinh tế đối với khu vực miền núi. Trong đề tài này đã thực hiện được
những việc như: nghiên cứu, phân tích đánh giá các ưu nhược điểm của các cấp điện
áp. Nghiên cứu một số phương pháp lựa chọn điện áp. Tính tốn cấp điện áp tối ưu
cho địa bàn huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên. Mục đích của đề tài “Lựa chọn tiết
diện dây dẫn theo điều kiện kinh tế thị trường” nhằm nghiên cứu áp dụng phương pháp
lựa chọn tiết diện dây dẫn theo các chỉ têu kỹ thuật có tính đến các điều kiện kinh tế:
dây dẫn chọn đảm bảo các tiêu chí về mặt kỹ thuật và phù hợp với các điều kiện về tài


4
chính, kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập và phát triển, nêu lên được sự ưu việt
của phương pháp.

Ngồi ra các đề tài cịn tập trung vào việc trun truyền tiết kiệm điện thơng
qua Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Mục
tiêu của chương trình là tiết kiệm từ 3% đến 5% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn
quốc trong giai đoạn 2006 – 2010 và từ 5% đến 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng
trong giai đoạn 2011 – 2015 so với dự báo hiện nay về phát triển năng lượng và phát
triển kinh tế - xã hội theo phương án phát triển bình thường. Đối tượng của chương
trình là tất cả các cá nhân tổ chức trong xã hội. Đây là một chương trình đang được
thực hiện có thời gian từ năm 2006 đến 2015.
3. Tính mới của đề tài:
Chúng tôi đã chọn và quyết định thực hiện đề tài này bởi lẽ đây là một vấn đề
khá mới mẻ có tính thời sự cao trong giai đoạn hiện nay. Vì việc tiết kiệm điện ở nước
ta đã trở thành một đề tài khá nóng trong những năm gần đây, nguyên nhân chính là do
việc thiếu điện ở nước ta diễn ra khá thường xuyên, đặc biệt là vào mùa khơ. Chính vì
vậy những nhận thức và thói quen sử dụng điện tiết kiệm sẽ góp phần làm giảm bớt
tình trạng thiếu điện, bên cạnh đó góp phần làm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường nói
chung và ơ nhiễm mơi trường khơng khí nói riêng, hạn chế các hiện tượng nguy hại
như mưa axit, làm giảm sự phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ mơi trường trái đất.
Việc nghiên cứu nhận thức và thói quen của các hộ gia đình trong việc sử dụng
điện sẽ giúp cho các nhà quản lý có những biện pháp và chính sách pháp triển của
ngành điện nói riêng và phát triển kinh tế nói chung được tốt hơn.
Bên cạnh đó, qua tìm hiểu về nhận thức và thói quen sử dụng hiệu quả và tiết
kiệm điện, đề tài sẽ giúp ta biết được thực trạng sử dụng điện của hộ gia đình, từ đó sẽ
đưa ra những cách hiệu quả nhất cho từng nhóm đối tượng khác nhau.
4. Mục đích của đề tài:
- Tìm hiểu nhận thức của các hộ gia đình về tiết kiệm năng lượng.
- Tìm hiểu thói quen sử dụng các thiết bị điện trong gia đình.
 Tìm hiểu mối liên hệ giữa nhận thức và thói quen sử dụng các thiết bị điện trong
gia đình của các hộ gia đình được khảo sát trên địa bàn quận Gò Vấp.



5
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức và thói quen sử dụng một số thiết bị
điện chính trong gia đình.

5. Nhiệm vụ của đề tài:
- Khảo sát thực tế quận Gò Vấp.
- Lập đề cương chi tiết cho đề tài.
- Lập bảng hỏi và tiến hành phát bảng hỏi.
- Xử lý thông tin trong bảng hỏi và các tư liệu thứ cấp từ các cuộc khảo sát.
- Đưa ra nhận xét và kết luận về thói quen và nhận thức của người dân về tiết kiệm
điện.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
6.1. Phương pháp khảo sát thực địa.
Khảo sát thực địa là phương pháp rất quan trọng, để nắm rõ địa bàn cũng như
tìm hiểu khái qt về quận Gị Vấp. Chúng tơi đã tiến hành hai cuộc khảo sát chính:
khảo sát sơ bộ và khảo sát chi tiết.
- Ở lần khảo sát sơ bộ, tìm hiểu khái qt về Gị Vấp nhằm tiến hành lập đề cương cho
đề tài.
- Ở lần khảo sát chi tiết, nhằm tìm hiểu rõ địa bàn cư trú của các đối tượng hộ gia đình,
và các cơ quan cần xin tư liệu. Để tiến hành phát bảng hỏi và xin tư liệu.
6.2. Phương pháp chọn mẫu.
Với đề tài này, chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu dựa trên phương pháp Chọn
mẫu phi xác suất.
Chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể
chung khơng có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Phương
pháp chọn mẫu này gồm 3 cách khác nhau, phụ thuộc vào tính chất và yêu cầu của mỗi
đề tài: Chọn mẫu thuận tiện, Chọn mẫu phán đốn, Chọn mẫu kim ngạch.
Ưu điểm của phương pháp: có độ tin cậy cao trên tổng số mẫu được nghiên
cứu.
Nhược điểm: nghiên cứu trên các đối tượng mẫu được chọn có giá trị suy rộng

thấp, khơng thể khái qt hóa ra ngoài phạm vi mẫu được nghiên cứu.


6
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự
thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng nghiên cứu, ở những nơi mà
chúng tơi có nhiều khả năng gặp được đối tượng nghiên cứu.
Do giới hạn về thời gian và kinh phí nên chúng tơi chỉ có thể thực hiện được
130 phiếu bảng hỏi. Tuy số mẫu nghiên cứu không quá nhiều nhưng kết quả thu được
cũng đủ để chứng thực cho mục đích nghiên cứu. Nếu có thêm thời gian và kinh phí
thực hiện, với số lượng mẫu được nghiên cứu tăng thêm chắc chắn sẽ củng cố thêm
tính chính xác của đề tài.
Các phiếu hỏi được điều tra ở các phường: Phường 1, Phường 5, Phường 6,
Phường 7, Phường 10, Phường 11 và Phường 15. Do số lượng mẫu không quá nhiều,
đồng thời do các phường trên tập trung hầu hết các thành phần hộ gia đình (nghề
nghiệp chính trong gia đình) nên chúng tơi chọn các phường trên làm điểm phát bảng
hỏi. Như vậy đại diện mẫu sẽ chính xác hơn, tăng độ tin cậy cho đề tài.
6.3. Phương pháp lập bảng hỏi:
Dựa vào mục đích của đề tài, bảng hỏi được thiết kế gồm 3 phần chính sau:
-

Thơng tin hộ gia đình

-

Nhận thức hộ gia đình về tiết kiệm điện

-

Thói quen sử dụng các thiết bị điện của hộ gia đình.


Bảng hỏi với mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức và thói quen sử
dụng các thiết bị điện của các hộ gia đình ở quận Gị Vấp.
6.4. Phương pháp xử lý thơng tin sơ cấp:
Các số liệu được thu thập được thông qua phiếu bảng hỏi được xử lý bằng phần
mềm SPSS.
SPSS là phần mềm chuyên dụng xử lý thông tin sơ cấp: thông tin được thu thập
trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu (người trả lời các câu hỏi) thông qua một bảng câu
hỏi được thiết kế sẵn.
Sau khi lọc số liệu, mã hóa số liệu và tiến hành nhập số liệu vào SPSS, chúng
tơi sử dụng các cơng cụ chính sau:
Công cụ được sử dụng chủ yếu từ phần mềm SPSS là tạo ra các giá trị (%):
Analyze  Discreptive Statistics  Frequencies nhằm tìm ra tần số xuất hiện của các
giá trị được phỏng vấn trong bảng hỏi.


7
Đối với các câu hỏi gồm nhiều biến trả lời, sau khi xử lý tần suất Frequencies,
tiếp đến chúng tôi tạo biến gộp cho những câu hỏi này. Các bước tiến hành như sau:
Analyze  Multiple  Respones  Define Set.
Chọn các biến sơ cấp ở Set Definition để chuyển sang Variables in Set, sau đó
ấn nút Add để đưa tên nhóm vừa xác định vào hộp Multi Response Sets; đặt tên cho
nhóm đa biến (tối đa 7 ký tự) và nhãn (tối đa 40 ký tự) vào các hộp Name và Lable.
Để xuất dữ liệu của biến gộp, tiến hành: Analyze  Multiple Response 
Frequencies.
Bên cạnh đó, để tìm hiểu mối liên hệ giữa hai biến với nhau, chúng tôi sử dụng
công cụ Crosstabs. Các bước tiến hành như sau: Analyze  Descriptive Statistics 
Crosstabs. Để xuất dữ liệu của biến Crosstabs, tiếp đến chọn Cell (chọn hình thức xuất
dữ liệu là lượng số phiếu được chọn hay tỉ lệ % theo cột, theo hàng, hay theo tổng
cộng)  Chọn Continous.

Với mục đích tìm hiểu mối liên hệ giữa ba biến với nhau, chúng tôi sử dụng
công cụ: Analyze  Tables  Genaral Table.
6.5. Phương pháp thu thập số liệu:
Dựa vào đề cương chi tiết, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin cho đề tài từ
các cơ quan liên quan, như Phịng Tài Ngun & Mơi trường, Phịng Lao động –
Thương binh & Xã hội quận Gò Vấp.
6.6. Phương pháp tổng hợp số liệu:
Từ các số liệu đã được xử lý sơ bộ và các số liệu thu thập được, tiến hành phân
tích, tổng hợp để đưa ra các số liệu cụ thể cho đề tài.
7. Hạn chế của đề tài:
Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về kinh phí và thời gian, đề tài khó tránh
khỏi một số hạn chế sau:
 Về đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ khảo sát và nghiên cứu trên 130 hộ gia đình
trên tồn quận Gị Vấp. Do đó, kết quả nghiên cứu chưa thực sự chính xác. Nếu
được hỗ trợ thêm về kinh phí và có thêm thời gian, số lượng mẫu tăng lên sẽ
tăng thêm độ chính xác của đề tài.


8
 Về địa bàn nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn quận Gò Vấp, phiếu
bảng hỏi chỉ được khảo sát ở một số phường (Phường 1, Phường 5, Phường 6,
Phường 7, Phường 10, Phường 11 và Phường 15).
 Về nội dung: bảng hỏi khảo sát còn thiếu tính chuyên sâu, một số câu hỏi mang
tính cảm tính, chưa có giới hạn rõ ràng.
8. Ý nghĩa của đề tài:
Kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu sẽ phản ánh chính xác hơn
về thực trạng nhận thức cũng như thói quen sử dụng một số thiết bị điện chính trong
gia đình của hộ người dân ở địa bàn quận Gị Vấp nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh
nói chung.
Từ kết quả thu được, đề tài đã đề xuất một số giải pháp về mặt kỹ thuật và phi

kỹ thuật nhằm góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen tốt
trong việc sử dụng một số thiết bị điện gia dụng chính cho đối tượng nghiên cứu. Mặc
dù thí điểm nghiên cứu ở quận Gị Vấp, nhưng những đề xuất này có thể áp dụng rộng
rãi trên toàn địa bàn thành phố và các tỉnh, thành khác.
Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo, là cơ sở cho các cơng trình nghiên cứu
khác sau này.


9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Cơ sở lý luận về nhận thức:
1.1.1. Khái niệm nhận thức:
Theo quan điểm triết học Mác-Lenin: “Nhận thức là một q trình phản ánh
tích cực tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực
tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan”.(1)
Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự
phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và
không ngừng tiến đến gần khách thể.(2)
1.1.2. Các giai đoạn của nhận thức:
Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con
người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến
phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngồi đến bản
chất bên trong.
1.1.2.1. Nhận thức cảm tính:
Nhận thức cảm tính (hay cịn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên
của q trình nhận thức. Đó là giai đoạn nhận thức mà con người, trong hoạt động thực
tiễn, sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh các sự vật khách quan, mang tính cụ
thể, với những biểu hiện phong phú của nó trong mối quan hệ với sự quan sát của con

người. Trong giai đoạn này nhận thức cảm tính được biểu hiện qua ba hình thức sau:
Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của
các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hố những năng
lượng kích thích từ bên ngồi thành yếu tố ý thức. Lenin viết: “Cảm giác là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan”. Nếu dừng lại ở cảm giác thì con người mới hiểu
được thuộc tính cụ thể, riêng lẻ của sự vật. Điều đó chưa đủ; bởi vì, muốn hiểu biết
(1)

Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang
107
(2)
/>0ma2V5d29yZD1uaCVlMSViYSVhZG4rdGglZTElYmIlYTlj&page=1


10
bản chất của sự vật phải nắm được một cách tương đối trọn vẹn sự vật. Vì vậy nhận
thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.
Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối tồn vẹn sự vật khi
sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp
các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong
phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và khơng đặc trưng
có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận thức địi hỏi phải phân biệt được đâu
là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính khơng đặc trưng và phải nhận thức sự vật
ngay cả khi nó khơng cịn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy
nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.
Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hồn chỉnh sự
vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật khơng cịn tác động trực tiếp vào các
giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián
tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác

quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản
ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.
1.1.2.2. Nhận thức lý tính:
Nhận thức lý tính (hay cịn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn cao hơn của
q trình nhận thức. Đó là sự phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát những thuộc
tính, những đặc điểm bản chất của sự vật khách quan. Nhận thức lý tính được thực
hiện thơng qua ba hình thức cơ bản là: khái niệm, phán đoán, và suy luận.
Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính
bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp
biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Nó là cơ sở hình thành
nên những phán đốn trong q trình con người tư duy về sự vật khách quan.
Phán đốn: là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành thông
qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định
một đặc điểm hay một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức.
Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để
rút ra một phán đốn có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới về sự vật. Điều kiện để
có bất cứ một suy lý nào cũng phải là trên cơ sở những tri thức đã có dưới hình thức là


11
những phán đốn, đồng thời theo quy tắc lơgích của các loại hình suy luận, đó là suy
luận quy nạp (đi từ cái riêng tới cái chung), và suy luận diễn dịch (đi từ cái chung tới
cái riêng).
1.2. Định nghĩa thói quen:
Lối, cách sống hay hành động do lặp lại lâu ngày trở thành nếp rất khó thay
đổi.(3)
Có thể nói, thói quen là khn mẫu nhất qn, đơi khi vơ thức, thể hiện tính
cách của chúng ta một cách thường xun, hàng ngày và quyết định tính hiệu quả hay
khơng hiệu quả trong mọi hoạt động, tạo nên sức mạnh bên trong của chúng ta. Nếu
chúng ta có thói quen tốt và duy trì thói quen đó trong cuộc sống, thì sẽ mang lại nhiều

hiệu quả hơn và thành cơng hơn trong mỗi con người. Ngược lại, nếu chúng ta có thói
quen xấu mà khơng nhận thức được, hiểu được đó là xấu, thì nó sẽ rất nguy hại cho
bản thân và cộng đồng.
1.3. Tổng quan về hộ gia đình:
1.3.1. Tổng quan về hộ gia đình trong cả nước:
Theo báo cáo thống kê từ điều tra hộ dân cư năm 2010 gồm có những tiêu chí
để đánh giá tổng quan về hộ gia đình như sau: nhân khẩu, chi tiêu, thiết bị sử dụng lâu
bền, tỉ lệ hộ nghèo….
a. Nhân khẩu:
Theo báo cáo thống kê tỉ lệ nhân khẩu bình quân của cả nước, khu vực thành
thị, khu vực nông thơn được thể hiện như sau:
 Bình qn nhân khẩu cả nước là 3,89 người/hộ.
 Bình quân nhân khẩu ở thành thị 3,82 người /hộ
 Bình quân nhân khẩu ở nông thôn 3,92 người/hộ
b. Thu nhập:
Về thu nhập ta thấy có sự chênh lệch cao giữa các khu vực khác nhau. Bình
quân thu nhập ở thành thị (2129,7 ngàn/người) cao hơn nhiều so với cả nước (1387,2
ngàn/người) và nông thôn (1070,5 ngàn/người). Đây là tiêu chí khá quan trọng, qua
tiêu chí này ta có thể thấy được mức sống của người dân, từ đó đưa ra những chính
(3)

/>

12
sách phát triển kinh tế phù hợp. Tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người được thể hiện như
sau:
 Thu nhập bình quân cả nước là 1387,2 ngàn/người.
 Thu nhập bính quân khu vực thành thị 2129,7 ngàn/ người
 Thu nhập bình qn khu vực nơng thơn 1070,5 ngàn/người
c. Chỉ tiêu:

Về chỉ tiêu chi tiêu cũng có sự khác biệt trong các khu vực, đây cũng là một
trong những tiêu chí để đánh giá mức sống của người dân. Mức chi tiêu tăng có thể do
đời sống người dân được nâng lên.
 Chi tiêu bình quân 1 người/tháng của cả nước 1210,7 ngàn
 Chi tiêu bính quân 1 người/tháng của khu vực thành thị là 1827,9 ngàn
 Chi tiêu bính quân 1 người/tháng của khu vực nông thôn là 950,2 ngàn
d. Thiết bị sử dụng lâu bền:
Đây là tiêu chí để giúp xác định được mức độ sử dụng các thiết bị lâu bền của
các hộ gia đình. Đây cũng là chỉ tiêu giúp xác định được mức sống của người dân.
Bảng 1. Tiêu chí mức độ sử dụng các thiết bị lâu bền của hộ gia đình
Loại thiết bị

Tivi
màu

Dàn
nghe
nhạc
các
loại

Máy
điều
hịa

Bình
Máy
nước
giặt
nóng


54,2

85,9

12,6

9,4

17,6

13.3

63,8

57,2

97,6

15,9

41,0

28,9

29,2

52,8

80,7


11,1

7,4

6,5

Máy
vi tính

Máy
điện
thoại

Tủ
lạnh

Đầu
video

Cả nước

17,0

128,4

39,7

Thành thị


38,2

180,1

Nơng thơn

7,6

105,6

Khu vực

26,2
2.1

e. Bình qn hộ nghèo:
Với tiêu chí này giúp đánh giá được cơng tác xóa đói giảm nghèo ở các khu vực
trong cả nước, căn cứ vào tình hình thực tế mà ta có thể đưa ra những chính sách cụ
thể để phát triển kinh tế từng vùng, miền.
 Cả nước có số bình qn hộ nghèo là 14,2%
 Tỉ lệ hộ nghèo khu vực thành thị là 6,9%
 Tỉ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn là 17,4%


13
Ngồi các tiêu chí trên bản báo cáo cịn có các tiêu chí khác như: y tế, giáo dục,
thu nhập bình qn…Nhìn chung các tiêu chí trên điều giúp đánh giá việc phát triển
kinh tế - xã hội của các hộ gia đình trong cả nước.
1.3.2. Tổng quan về hộ gia đình quận Gị Vấp:
Theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đến một số chỉ tiêu như sau:

a. Nhân khẩu:
Về nhân khẩu, hiện tại bình quân nhân khẩu của quận Gò Vấp năm 2010 là 4,02
người/hộ. Tỉ lệ này cao hơn so với cả nước (3,89 người/hộ) và thành thị (3,82 người/
hộ). Bình quân nhân khẩu của quận cao hơn so với cả nước là 1,03 lần, so với khu vực
thành thị thì cao hơn 1,05 lần.
b. Chỉ tiêu:
Về chỉ tiêu chi tiêu, chi tiêu bính quân 1 người/ tháng tại quận Gò Vấp là 2030
ngàn. Cao hơn so với thu nhập bình quân cả nước (1210,7 ngàn) và thành thị (1827,9
ngàn). So với cả nước tỉ lệ chi tiêu bình quân của quận cao hơn 1,68 lần, so với khu
vực thành thị là 1,11 lần.
c. Thiết bị sử dụng lâu bền:
Chỉ tiêu này cho ta thấy được tình hình sử dụng các thiết bị lâu bền, chủ yếu là
các thiết bị điện. Tỉ lệ sử dụng các thiết bị sử dụng lâu bền được thể hiện trong bảng 2.

Bảng 2. Tỉ lệ (%) sử dụng thiết bị lâu bền của quận Gò Vấp
so với cả nước và khu vực thành thị.
Loại thiết bị
Khu vực

Tivi màu

Đầu máy
VIDEO,VCD

Tủ lạnh

Máy giặt

Cả nước
Quận Gò vấp

Thành thị

85,9
99,3
97,6

54,2
96,75
57,2

39,7
85,16
63,8

17,6
76,5
41,0

Qua bảng số liệu ta thấy tỉ lệ hộ gia đình sử dụng các thết bị lâu bền ở Gò Vấp
khá cao so với cả nước và khu vực thành thị. Thể hiện qua bảng 3:


14
Bảng 3. Tỉ lệ (gấp bao nhiêu lần) sử dụng thiết bị lâu bền của quận Gò Vấp
với cả nước và khu vực thành thị.
Loại thiết bị
Khu vực

Tivi màu


Đầu máy
VIDEO,VCD

Tủ lạnh

Máy giặt

Cả nước
Thành thị

1,16 lần
1,02 lần

1,79 lần
1,69 lần

2,15 lần
1,34 lần

4,35 lần
1,87 lần

d. Tỉ lệ hộ nghèo:
Hiện bình quân hộ nghèo của quận là 6,5% thấp hơn so với tỉ lệ hộ nghèo cả
nước (14,2%) và thành thị (6,9%). So với cả nước thì tỉ lệ hộ nghèo của quận kém hơn
2,18 lần. So với thành thị kém hơn 1,06 lần.


15
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN GÒ VẤP


2.1. Các điều kiện tự nhiên:
2.1.1. Vị trí địa lý:
Gị Vấp là một quận nội thành TP. HCM với tọa độ địa lý từ 106o38’15” đến
106 o42’15” kinh độ Đông và từ 10 o48’41” đến 10o51’10” vĩ độ Bắc, tiếp giáp:
 Phía Đơng: Giáp Quận 12 và Quận Bình Thạnh qua sơng Bến Cát, Vàm Thuật.
 Phía Tây: Giáp Quận 12 và Quận Tân Bình qua kênh Tham Lương.
 Phía Nam: Giáp Quận Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận.
 Phía Bắc: Giáp Quận 12.

Hình 1. Bản đồ hành chính quận Gị Vấp
2.1.2. Khí hậu:
Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khí hậu có liên quan sẽ gây ảnh hưởng rất
nhiều đến quá trình phát tán các chất ơ nhiễm nước, khơng khí và chất thải rắn. Quận


16
Gị Vấp nằm trong chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của đồng bằng Nam Bộ
hay khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa nắng mưa rõ rệt.
Mùa mưa kéo dài trên dưới 6 tháng. Trong đó tháng 10 có lượng mưa cao nhất
và tháng 2 hầu như khơng có mưa. Thời gian nắng cả năm chiếm 2245,9 giờ, tháng 3
có số giờ nắng cao nhất 254,9 giờ, tháng 10 có số giờ nắng ít nhất là 135,6 giờ.
Nhiệt độ trung bình năm là 270C, cao nhất là tháng 4 với 30,30C, thấp nhất là
tháng 12, nhiệt độ hạ xuống 26,60C.
Độ ẩm trung bình năm là 74%, tháng 10 cao nhất: 82%, tháng thấp nhất là
tháng 2: 65%. Lượng bốc hơi hàng năm là khá lớn.
Quận có 2 hướng gió chính, gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa mang theo
nhiều hơi nước, hướng gió thịnh hành nhất là hướng Tây - Nam; Gió mùa Đơng mang
khơng khí khơ hơn, thổi vào mùa khơ, hướng gió thịnh hành là hướng Đơng Nam.
2.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng:

Quận Gị Vấp địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc trung bình dưới 1% và
cao trình biến thiên từ 0,4 - 10m. Cao nhất ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (10m) và
thấp nhất ở khu vực lưu vực sông Bến Cát (0,4m). Đây là vùng đất bong, phát triển
trên nền đất phèn tiềm tàng sâu, thốt nước kém và bị ngập theo chiều thơng qua sơng
Bến Cát. Địa hình ở đây phân ra làm 2 dạng: Địa hình thấp trũng 0,4 - 2m và địa hình
cao 2 - 10m, chiếm phần lớn diện tích của Quận.
Dạng địa hình chuyển tiếp từ địa hình cao và địa hình trũng là phần chuyển tiếp
giữa đất gị và đất bong của Quận, điều kiện địa chất cơng trình khơng thuận lợi cho
việc xây dựng cơng trình, do mực nước ngầm cạn và hiện tượng chảy cát ảnh hưởng
đến các vật liệu xây dựng dễ làm biến dạng, nứt nẻ hoặc nghiêng lệch các cơng trình
xây dựng.
2.1.4. Hệ thống sơng rạch:
Hệ thống sơng rạch trong Quận Gị Vấp là hệ thống sông Bến Cát. Trong hệ
thống này tùy theo vị trí phân bố, chúng được gọi là rạch Bến Cát, sông Bến Cát, sông
Trường Đay, kênh Tham Lương… và một số chi lưu chằng chịt. Sông Bến Cát là sự
nối dài của rạch Bến Cát và được tính từ ngã ba sông Bến Phân theo hướng Đông
Nam, đổ nước vào sơng Sài Gịn. Sơng Trường Đay với chiều dài khoảng 2km bắt đầu
từ cầu Trường Đay đến ngã ba sông Bến Phân. Nước được phân lưu một phần chảy về


17
sông Bến Cát, một phần chảy về hướng Tây Nam đổ ra rạch Chợ Mới, kênh Tham
Lương là kênh được nối dài từ rạch Chợ Mới theo hướng Nam chảy vào cầu Xám đến
Bình Chánh. Ngồi ra trên địa bàn quận Gị Vấp cịn có một số hồ nhỏ; tuy nhiên quy
mô không đáng kể.
2.1.5. Địa chất thủy văn:
Tầng nước Holocen là tầng chứa nước không áp, mực nước nằm nông, động
thái dao động theo mùa và theo thủy triều. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước
mặt trong các kênh rạch ngấm trực tiếp vào tầng chứa nước.
Tầng chứa nước Pleistocen phân bố rộng trên toàn vùng, lộ ra trên mặt phần lớn

diện tích của quận Gị Vấp. Tầng chứa nước được cấu tạo thành 2 phần: phần trên là
lớp cách nước yếu, phần lớn là lớp chứa nước.
Tầng chứa nước Pliocen phân bố trên tồn vùng, khơng lộ ra trên mặt, bị tầng
chứa nước Pleistocen phủ trực tiếp lên và nằm trên tầng Ploicen dưới. Tầng chứa nước
được chia thành hai phần: phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới là lớp chứa nước.
Đối với nước khe nứt trong trong trầm tích Mezozoi phân bố trên toàn vùng.
Chiều dày của đới Mezozoi khoảng 200m, mức độ nứt nẻ kém nên khả năng chứa
nước hạn chế.
2.1.6. Tài ngun:
Tài ngun đất: Quận Gị Vấp có diện tích đất tự nhiên là 1974,0934 ha. Đất
xám trên phù sa cổ chiếm 69% diện tích, thích nghi với các loại cây trồng cạn nhất là
rau các loại. Đất phèn tiềm tàng sâu chiếm 20% diện tích, thích nghi với các loại cây
trồng chịu nước như lúa, cói, rau muống, đồng thời trồng mía, dừa và một số cây ăn
trái. Đất xám glay chiếm 8% diện tích thích nghi với lúa vào mùa mưa và rau vào mùa
khô.
Tài nguyên và nước ngầm: Quận Gị Vấp có nguồn nước mặt khá phong phú
(sơng Bến Cát, sông Trường Đay, rạch Bến Thượng…) nhưng không thể sử dụng vào
mục đích cấp nước mà chỉ sử dụng vào mục đích tưới tiêu cho sản xuất nơng nghiệp
do ảnh hưởng của nước thải chưa xử lý.
Nguồn nước ngầm tại vùng Gia Định nói chung và Quận Gị Vấp nói riêng có
trữ lượng khá phong phú.


18
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội:
2.2.1. Dân số và tổ chức hành chính:
Quận Gị Vấp có dân số 540.441 người (Nguồn: Niên giám Thống kê quận Gò
Vấp 2009) là một quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, là quận có diện tích
đứng thứ 3 của thành phố (sau Quận Tân Bình và Bình Thạnh) với 16 đơn vị trực
thuộc là 16 phường. Bao gồm các phường như: phường 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12,

13, 14, 15, 16, 17.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng:
Đường bộ: Các đường chính như Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung,
Lê Quang Định, Nguyễn Văn Nghi, Phan Văn Trị… đều được trải nhựa và các đường
khác đều ở trong trạng thái trung bình. Tuy nhiên vẫn có một số đoạn đường xấu, ngập
úng. Các cầu đều ở trạng thái sử dụng tốt ngoại trừ cầu Cụt, cầu Gỗ 26/3 và cầu Bến
Phân đang ở trong tình trạng xấu, tải trọng thấp. Cầu An Lộc, cầu Trường Đay đều là
những cầu mới tải trọng cao.
Đường sơng: Quận có sơng lớn là sơng Bến Cát rộng trung bình 60 - 70m, sâu
trung bình 4m, có tiềm năng về giao thơng đường thủy.
Đường sắt: Trên địa bàn quận có đường tàu lửa Thống Nhất chiều dài 2,6km và
một ga nhỏ là ga ở Gị Vấp. Vì vậy hầu như khơng gây trở ngại đến giao thông đường
bộ.
Cấp điện: Nguồn cung cấp điện cho Quận Gò Vấp là các trạm biến thế của lưới
truyền tải điện quốc gia. Hiện nay trên toàn quận có 178 trạm phân phối với tổng dung
lượng là 21.975 KVA.
2.2.3. Hoạt động kinh tế:
2.2.3.1. Sản xuất công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 là 3.937 tỷ đồng, tốc độ phát triển của
giá trị sản xuất công nghiệp từ 2004 - 2008 là 144,44%. Toàn Quận năm 2008 có 47
cơng ty cổ phần, 574 cơng ty TNHH, 206 doanh nghiệp tư nhân và 3.123 cơ sở kinh
doanh cá thể. Các doanh nghiệp hiện đang hoạt động đã phát huy được năng lực vốn
đầu tư, đổi mới công nghệ so với những năm trước, tăng được sản lượng và chất lượng
sản phẩm, từng bước mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Các ngành cơng
nghiệp chính như chế biến thực phẩm, dệt may, thêu, thuộc da, cơ khí và thủ công mỹ


19
nghệ có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. (Nguồn: Niên giám Thống kê quận Gò Vấp
2009)

2.2.3.2. Sản xuất nơng nghiệp:
Tình hình sản xuất nơng nghiệp thu hẹp dần về diện tích canh tác và chuồng trại
chăn ni do q trình đơ thị hóa. Cây kiểng chưa có chuyển biến về chủng loại và
hiệu quả kinh tế. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tình hình sử dụng an tồn thuốc
bảo vệ thực vật cịn hạn chế.
2.2.3.3. Thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu:
Thương mại và dịch vụ không phải là thế mạnh của một quận vùng ven như Gò
Vấp, nhưng sau khi đất nước mở cửa đã nhanh chóng vượt qua hơn một thập niên trì
trệ và có bước phát triển bền vững, năm sau khá hơn năm trước, bình quân tăng
16%/năm. Kinh tế thị trường thúc đẩy hoạt động thương mại - dịch vụ của quận phát
triển mạnh mẽ.
Các dịch vụ ở Gò Vấp chủ yếu là ẩm thực, khách sạn - nhà hàng có doanh số
khơng đáng kể trong cơ cấu của ngành thương mại - dịch vụ. Gị Vấp hiện khơng có
điểm du lịch, khu vui chơi giải trí nào. Tính đến thời điểm hiện nay, quận đã có một số
di tích được cơng nhận như: Chùa Sắc Tứ Trường Thọ, Đình Thơng Tây Hội, Đình An
Nhơn, Tịnh Xá Ngọc Phương.
Sự phát triển nhanh, đa dạng của các họat động thương mại - dịch vụ thì đến
năm 2008, tổng mức thu là 17.254 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu là 210 triệu USD
(Nguồn: Niên giám Thống kê quận Gị Vấp 2009).
Nhìn chung họat động thương mại - dịch vụ phát triển nhanh, chuyển dịch theo
cơ cấu Công nghiệp - thương mại - dịch vụ.
2.3. Thực trạng sử dụng điện:
Năm 2011 được đánh dấu là năm thành công của hoạt động tiết kiệm năng
lượng. Công tác tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả đạt kết quả tốt và chuyển biến
mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Trong năm 2011, tăng trưởng nhu cầu điện năng thấp
hơn so với các năm trước có một phần là kết quả của cơng tác tiết kiệm điện. Các
ngành sản xuất và nhân dân đã thực hiện tích cực Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày
26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện trong sản xuất và
tiêu dùng. Hiệu quả sử dụng điện năng vì thế cũng được nâng cao hơn so với các năm



20
trước (năm 2011, tổng sản phẩm nội địa GDP cả nước tăng 5,89% so với năm 2010,
điện thương phẩm nội địa chỉ tăng 9,59%, như vậy hệ số đàn hồi Điện/GPD bằng 1,63
giảm đáng kể so với các năm trước: 2008 là 2,02; 2009 là 2,42 và 2010 là 2,0). Năm
2011 sản lượng điện tiêu thụ của cả nước đạt 106,33 tỷ kWh; lượng điện tiết kiệm là
1,326 tỷ kWh (bằng 1,43% điện thương phẩm) và đã lắp đặt hơn 26.800 thiết bị đun
nước nóng bằng năng lượng mặt trời quy mơ gia đình, quy mơ cơng nghiệp.(4)
Trong giai đoạn 2011 – 2015, để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện, các giải pháp
tiết kiệm điện rất được quan tâm thực hiện. Mục tiêu của hoạt động tiết kiệm điện
trong giai đoạn này là tiết kiệm 5 – 8% năng lượng tiêu thụ.
TP. HCM cũng nằm trong xu thế chung của cả nước. Tiết kiệm điện là một
trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của thành phố.
Số liệu thu thập được từ Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM (ECC) cho
biết điện năng tiêu thụ của các hộ gia đình Việt Nam chiếm 35-75% tổng lượng điện
năng, trong đó tại TP.HCM là 36%. Các hộ gia đình sử dụng điện không bị ràng buộc
bởi các văn bản, quy chuẩn pháp luật như đối với điện dùng trong sản xuất, điện cơng
nghiệp, do đó kêu gọi tiết kiệm điện hộ gia đình trên tinh thần vận động sự tự nguyện.
Tiền điện các hộ gia đình ở TP.HCM phải trả là 5.200 tỷ đồng/năm, nên nếu mỗi hộ
tiết kiệm 10% tiền điện thì số tiền sẽ rất lớn. Do đó, thành phố đã kêu gọi người dân,
hộ gia đình thực hiện tiết kiệm năng lượng.
Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM đã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ
TP.HCM kêu gọi 100.000 hộ gia đình thực hành tiết kiệm điện diễn ra song hành với
giờ trái đất năm 2010. Đây là lần đầu tiên chương trình thực hiện cấp thành phố theo
diện rộng. Đến nay, với việc tổ chức tích cực của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố từ tổ
hội, chi hội phụ nữ ở 24 quận, huyện, trên thực tế đã có 87.000 hộ đăng ký với mức
kêu gọi giảm 9% tiền điện trong năm 2010. Trong cuộc vận động này thành phố hướng
đến phụ nữ vì đây là đối tượng tiềm năng, người nắm “tay hịm chìa khóa”, đồng thời
là người đóng vai trị lớn trong giáo dục con cái và cũng là người sử dụng điện thường
xuyên nhất trong gia đình với nhiều vật gia dụng như: tivi, máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm

điện, lò vi sóng…
(4)

/>

21
Ngoài kêu gọi tiết kiệm điện năng trong hộ gia đình, tại một số quận trên địa
bàn TP.HCM cũng triển khai các mơ hình sử dụng điện năng từ năng lượng mặt trời.
Với hệ thống tấm Soler Panel(5) hệ thống Soler Energy(6) trong hộ gia đình đã biến đổi
năng lượng mặt trời thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng và điện năng
dùng cho sinh hoạt trong gia đình. Hiện chính quyền TP.HCM đã hỗ trợ 1 triệu đồng
cho mỗi hộ gia đình ứng dụng phương thức này.
UBND TP HCM đưa ra mức “buộc” các đơn vị phải kéo giảm ít nhất 10% điện
năng sử dụng. Sở Giao thơng Vận tải phải cắt giảm 50% số lượng đèn chiếu sáng công
cộng tại các tuyến đường phố, công viên... Công ty quảng cáo, cơ sở dịch vụ, hạn chế
đến mức tối đa việc sử dụng đèn quảng cáo có cơng suất lớn. Các biển quảng cáo trên
khắp thành phố được yêu cầu phải tắt đèn quảng cáo sau 22h tối.
Bên cạnh đó, Điện lực thành phố cịn tiến hành phát khoảng 600.000 tờ rơi
tuyên truyền tiết kiệm điện đến người dân.
Gị Vấp cũng là một trong những địa bàn tích cực thực thi các biện pháp tiết
kiệm điện, và nằm trong xu thế chung của TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Năm 2009, theo Thống kê quận Gị Vấp thì trên tồn địa bàn quận có 178 trạm phân
phối với tổng dung lượng là 21.975 KVA.
Cùng với TP. HCM, quận Gò Vấp cùng triển khai một số chương trình nhằm
mục đích tiết kiệm điện như sau:
(1) Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
Trước thách thức về cạn kiệt nguồn năng lượng, vấn đề tiết kiệm năng lượng
vừa là việc cấp thiết vừa là chiến lược an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo cho phát
triển bền vững, vì thế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương về cơng việc hệ
trọng này. Thực hiện chủ trương đó, ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban

hành Quyết định số 79/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.

(5)

Soler Panel:Bảng điều khiển quang điện, cịn được gọi là mơ đun quang điện; được sử dụng như một thành
phần của một hệ thống quang điện lớn hơn để tạo ra và cung cấp điện trong các ứng dụng thương mại và dân cư.
Cấu tạo: bao gồm một loạt các tấm pin mặt trời, biến tần, pin và dây kết nối.
(6)

Soler Energy: Công nghệ năng lượng mặt trời bao gồm năng lượng mặt trời sưởi ấm, quang điện năng lượng
mặt trời, điện nhiệt mặt trời và kiến trúc năng lượng mặt trời.


×