MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lược tình hình bệnh viêm họng trong nước và nước ngoài 3
1.2. Một số đặc điểm về giải phẫu - sinh lý - bệnh lý của họng 3
1.3. Tiến triển và biến chứng 11
1.4. Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm họng 11
1.5. Sơ lược về Phường Xuân Phú, Thành phố Huế 12
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Đối tượng nghiên cứu 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
2.3. Thu thập thông tin 14
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 17
2.5. Các bước tiến hành 17
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1. Kết quả các đặc điểm chung 19
3.2. Kết quả tìm hiểu nhận thức về bệnh viêm họng 22
3.3. Tìm hiểu các phương pháp dân gian điều trị và dự phòng bệnh viêm họng 26
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 29
4.1. Các đặc điểm chung 29
4.2. Tìm hiểu nhận thức về bệnh viêm họng 31
4.3. Tìm hiểu các phương pháp dân gian điều trị và phòng bệnh viêm họng . 34
KẾT LUẬN 39
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai mũi họng là những cơ quan có nhiều chức năng quan trọng trong sự
sống và giao tiếp hàng ngày của con người. Họng là ngã tư đường ăn, đường
thở, là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai như virus và vi khuẩn xâm
nhập vào cơ thể [3], [6].
Viêm họng là một bệnh rất phổ biến trong bệnh lý tai mũi họng. Viêm
họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi nơi, đặc biệt là những nơi khí hậu thay
đổi thất thường, thời tiết khắc nghiệt, môi trường ô nhiễm [2].
Viêm họng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau. Tỷ lệ bệnh phụ thuộc vào lứa tuổi, cơ địa, ý thức bảo vệ
của từng người, môi trường sống, thói quen ăn uống và chất lượng của mạng
lưới y tế cơ sở.
Viêm họng có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, kinh tế và khả năng
lao động của con người. Việc điều trị viêm họng thường đơn giản, ít tốn kém
nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Đặc biệt, có thể tận dụng phương
pháp dân gian, kinh nghiệm truyền miệng qua những bài thuốc nam sẵn có ở
địa phương.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khó điều trị, không điều trị hoặc
điều trị không kịp thời có thể xảy ra nhiều biến chứng [20].
Ngày nay, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là ngành Y tế
đã chú trọng đến chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nên sức khoẻ của người
dân được nâng lên đáng kể. Mặc dù vậy do cuộc sống còn khó khăn, dân trí
chưa cao, môi trường ô nhiễm; bên cạnh đó, việc truyền thông – giáo dục sức
khoẻ của ngành Y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở chưa được chú trọng đúng
mức nên việc tìm hiểu về bệnh tật trong nhân dân còn nhiều hạn chế.
Việc tìm hiểu các phương pháp dân gian điều trị bệnh viêm họng giúp
2
cho thầy thuốc cơ sở và quần chúng nhân dân làm tốt công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu; hạn chế tối đa các trường hợp gây biến chứng, ảnh hưởng đến
sức khỏe và khả năng lao động của con người. Vì những lý do đó, chúng tôi
thực hiện đề tài:
“Tìm hiểu nhận thức và các phương pháp dân gian điều trị bệnh viêm
họng trong nhân dân ở phường Xuân Phú, Thành phố Huế”
nhằm
mục tiêu:
1. Tìm hiểu nhận thức của nhân dân về bệnh viêm họng.
2. Tìm hiểu các phương pháp dân gian điều trị và phòng bệnh viêm họng
trong nhân dân phường Xuân Phú, Thành phố Huế.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM HỌNG TRONG NƢỚC VÀ
NƢỚC NGOÀI
1.1.1. Nghiên cứu bệnh Tai mũi họng trong nƣớc
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Tư Thế - Hồ Mạnh Hùng (1997), tỷ lệ
mắc bệnh tai mũi họng (TMH) ở thời điểm điều tra là 48%, gặp ở mọi lứa
tuổi. Nhóm bệnh cao nhất là họng - thanh quản (66,9%), mũi - xoang (21,2%), tai
(11,8%) [25].
Viêm amyđan mạn chiếm 51,1% trong tổng số bệnh họng thanh quản,
sau đó là viêm họng mạn (40%). Như vậy, viêm amidan - viêm họng mạn
chiếm 90,7% trên tổng số các bệnh về họng [25].
- Năm 2002, Nguyễn Ngọc Sơn - Nguyễn Thị Bắc Hải nghiên cứu tại
phường Xuân Phú cho thấy tỷ lệ mắc bệnh họng – thanh quản là 18,19% [23].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm họng ở nƣớc ngoài
Tỷ lệ viêm V.A và viêm amyđan ở Pháp là 25%, Tiệp Khắc 12%, Đức 17% [3].
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ GIẢI PHẪU - SINH LÝ – BỆNH LÝ CỦA HỌNG
1.2.1. Đặc điểm về giải phẫu
Họng có tầm quan trọng đặc biệt trong bệnh TMH vì nó là ngã tư của
đường ăn và đường thở [2].
Họng là một cái ống bằng cơ và màng đi từ mỏm nền xương chẩm xuống
tận ngang tầm đốt sống cổ số VI, nối liền mũi và miệng với thanh quản và
thực quản [3], [5].
Mặt trước của họng có ba lỗ theo thứ tự từ trên xuống dưới: lỗ mũi sau, lỗ
eo họng và lỗ thanh quản. Do đó họng cũng được chia làm ba phần: họng
mũi, họng miệng và họng thanh quản (hạ họng) [24].
4
Mặt sau và hai bên hình thành một cái máng. Thành phần chính của máng
là cân họng, mặt sau của cân có cơ, mặt trước có niêm mạc. Cơ gồm có những
cơ vòng (cơ khít trên, cơ khít giữa và cơ khít dưới) và cơ dọc (cơ bao màn hầu
trong, cơ bao màn hầu ngoài có tác dụng kéo màn hầu, cơ họng - màn hầu, cơ
trâm họng, cơ nhẫn thực quản có tác dụng kéo thực quản và thanh quản lên).
Niêm mạc họng thuộc loại tế bào gai và biểu bì nhiều tầng. Trong lớp
đệm có nhiều tuyến nhầy và nang lympho [15]. Các tổ chức lympho phát triển
rất nhiều ở xung quanh lỗ mũi sau và eo họng hình thành vòng lympho gọi là
vòng Waldeyer. Trên vòng Waldeyer có những nơi mà tân nang tập trung lại
thành khối gọi là amyđan hay hạnh nhân: ở nóc vòm có amyđan họng của
Luschka, ở loa vòi Eustache có amyđan vòi của Gerlach, ở eo họng có
amyđan khẩu cái ở nền lưỡi có amydan đáy lưỡi. Tất cả amyđan đều có vỏ
bọc riêng và có thể tách rời khỏi lớp cơ thành họng [3], [24].
Sau họng là lớp cơ trước cột sống. Giữa thành họng và lớp cơ này có một
lớp tổ chức tế bào lỏng lẻo gọi là khoảng cách sau họng của Henkê.
Họng chia làm 3 phần [2], [3], [24]:
1.2.1.1. Họng mũi hay vòm mũi họng
Đây là phần cao nhất của họng.
Vòm mũi họng giống như hình khối vuông có sáu mặt. Mặt trên giáp giới
với mảnh nền của xương chẩm với dây chằng chẩm đội. Mặt dưới là một bình
diện trừu tượng đi ngang qua bờ dưới của màn hầu. Mặt trước là cửa sau của
hai hố mũi. Mặt bên là loa vòi Eustache và hố Rosenmuller.
Loa vòi Eustache hình dấu mũ ở phía sau đuôi cuốn dưới và gồm có hai
mép: mép sau gọi là nẹp vòi họng, mép trước gọi nẹp vòi khẩu cái.
Ở nóc vòm có:
- Di tích của ống sọ - họng là một điểm lõm ở phần trước và giữa của mặt trên.
- Sùi vòm hay V.A , gồm có năm sáu luống ngoằn ngoèo chạy dài từ
trước ra sau.
5
1.2.1.2. Họng miệng
Ranh giới trên của họng miệng là một bình diện nằm đi ngang qua bờ
dưới của màn hầu, còn ranh giới dưới là bình diện nằm thứ hai đi ngang bờ
trên xương móng. Kích thước trung bình của vùng này là chiều cao 5cm ,
chiều ngang 5cm, chiều sâu 4cm. Họng miệng có bốn mặt:
- Mặt trước là eo họng, eo họng được bao vây bởi những bộ phận sau đây:
màn hầu, amyđan khẩu cái và nền lưỡi.
- Mặt sau: mặt này tiếp tục với mặt sau của họng mũi , gồm có niêm mạc,
cân họng, cơ khít và cân bao họng. Giữa cân bao họng và cơ trước cột sống là
khoảng cách Henkê trong đó có những hạch bạch huyết tên là hạch Gilette.
Mặt sau này ngang tầm với đốt sống cổ thứ hai.
- Hai mặt hai bên: ở mỗi bên có amyđan khẩu cái nằm trong hố amyđan.
Hố amyđan hình tam giác đứng, được bao bọc bỡi trụ trước, trụ sau và rãnh
lưỡi amyđan. Trụ trước là một cái nẹp mỏng gồm có niêm mạc và cơ rãnh
lưỡi – màn hầu. Còn trụ sau khá dày gồm cơ họng - màn hầu và niêm mạc.
Amyđan là một khối tổ chức lympho có bọc. Giữa amyđan và thành họng
có một lớp tổ chức tế bào xốp dễ bóc tách. Tùy theo khối lượng của nó
amydan có thể nép mình vào trụ trước hay nhô ra eo họng. Trên mặt tự do của
amydan có nhiều lấm tấm đó là những khe ăn sau vào trong amydan. Trong
trường hợp bị viêm mãn tính các khe nay này chứa đầy mủ đặc trắng như bã
đậu. Cực trên của amyđan có những khe to gọi là khe lớn.
Đôi khi amyđan phát triển nhiều về phía trên, vào đến tận màn hầu, người
ta gọi là phần amyđan hầu.
1.2.1.3. Họng thanh quản hay hạ - họng
Hạ họng bắt đầu ngang tầm xương móng và xuống tận miệng thực quản,
nó giống như một cái phễu với kích thước dài 5cm, rộng 4cm ở đoạn trên và
1,5cm ở đoạn dưới.
6
- Mặt trước của nó gồm có thanh thiệt, tiền đình thanh quản, mặt sau của sụn nhẫn.
- Mặt sau liên quan với cột sống cổ số III, IV, V và VI. Thành họng được
cách biệt với cơ trước cột sống bởi một lớp tổ chức liên kết. Lớp này tiếp tục
trực tiếp với khoảng cách sau họng Henkê và kéo dài xuống dưới bằng
khoảng hậu tạng [8], [24].
- Mặt bên là máng họng thanh quản hay xoang lê. Máng này gồm có hai
thành: thành trong là thanh quản (nẹp phễu thanh thiệt), thành ngoài là cánh
sụn giáp và cơ khít họng.
1.2.1.4. Mạch máu thần kinh
- Vòm họng được nuôi dưỡng bởi động mạch họng lên (chi nhánh của
động mạch cảnh ngoài), động mạch chân bướm khẩu cái và động mạch khẩu
cái lên (chi nhánh của động mạch hàm trong).
- Họng miệng và họng thanh quản cùng tiếp nhận động mạch họng, động
mạch khẩu cái lên, động mạch giáp trạng dưới.
- Các bạch huyết đổ về hạch Gilette ở sau họng, hạch dưới cơ nhị thân và
hạch cảnh.
- Thần kinh cảm giác gồm có: dây số X (màn hầu và thành họng), dây số
IX (nền lưỡi và phần dưới của amyđan), dây số V (hàm ếch, màn hầu) [12].
- Thần kinh vận động: đám rối quanh họng chi phối bỡi dây X và dây XI
phụ trách các cơ khít và cơ dọc. Thần kinh hàm dưới (chi nhánh của dây X)
chi phối cơ bao màn hầu ngoài. Thần kinh mặt chi phối cơ màn hầu trong [24].
1.2.2. Sơ lƣợc chức năng sinh lý họng
Họng là bộ phận quan trọng không thể thiếu được của cơ thể sống. Vai
trò của họng bao gồm các chức năng khác nhau trong vấn đề nuốt, thở, phát
âm, nghe và bảo vệ [3], [6].
7
Hình 1.1. Họng thiết đồ đứng dọc
1.2.2.1. Chức năng nuốt
Hầu hết các cơ của họng đều tham gia động tác nuốt. Động tác nuốt gồm
có 2 thì: thì thứ nhất là thì miệng (tức là lưỡi đẩy thức ăn vào eo họng), thì thứ
2 là thức ăn đi qua họng vào thực quản.
Khi nuốt, lập tức họng miệng và họng thanh quản được kéo lên để hứng
thức ăn. Đồng thời, các cơ khít họng giữa và dưới cũng bóp lại và đẩy thức ăn
xuống miệng thực quản, miệng thực quản mở ra đón thức ăn. Trong khi thức
ăn đi qua đường ăn và đường thở thì các ngả đường không cần thiết đều được
bịt lại như sau:
- Đường miệng bị đóng lại do lưỡi nhô lên.
- Đường mũi bị đóng lại vì màng hầu được kéo lên và trụ sau khép lại.
- Đường thanh quản cũng đóng lại vì thanh thiệt đậy thanh quản lại. Thì
8
thứ 2 của động tác nuốt là một phản xạ do hành não điều khiển. Chúng ta có
thể gây ra phản xạ nôn khi khám chạm vào mặt trước của màng hầu.
Trái lại ở thì thứ nhất của động tác nuốt, chúng ta có thể dừng lại được vì
nó phụ thuộc vào ý muốn và chịu sự điều khiển của vỏ não [3], [5].
1.2.2.2. Chức năng thở
Đối với chức năng hô hấp, họng chỉ là một cái ống để cho không khí đi
qua. Khi chúng ta hít vào hoặc thở ra bằng mũi thì màng hầu sẽ buông thỏng
xuống và mở lối cho không khí đi lại.
Khi chúng ta há miệng to, thở mạnh thì màng hầu sẽ kéo lên và ngăn
cách họng mũi, làm cho không khí đi đằng miệng [24].
1.2.2.3. Chức năng phát âm
Họng đóng vai trò cộng hưởng phát âm. Nó sẽ thay đổi hình dáng và
kích thước tùy theo phát âm ra.
1.2.2.4. Chức năng nghe
Vòi Esutache nối liền họng mũi với hòm nhĩ, nhờ vậy nên không khí bên
ngoài và bên trong hòm nhĩ có áp lực bằng nhau. Sự thăng bằng này rất cần
thiết cho cho sự rung động tốt của màng nhĩ.
1.2.2.5. Chức năng bảo vệ
Chức năng bảo vệ của họng có được là nhờ vòng bạch huyết waldeyer,
tạo ra miễn dịch tế bào nhờ vào các lymphocyte T, tạo ra các miễn dịch thể
dịch nhờ các lymphocyte B, gây chuyển dạng tương bào sản xuất ra các
globulin miễn dịch: IgA, IgM, IgG, IgD, IgE.
Trẻ lọt lòng, miễn dịch của trẻ chỉ có IgG mà nó được hấp thu từ mẹ qua
nhau thai trong thời kỳ bào thai. Tỷ lệ IgG của trẻ sẽ giảm dần rồi mất hẳn sau 6
tháng tuổi. Nhờ quá trình tiếp xúc với kháng nguyên từ môi trường bên ngoài, từ
tháng thứ 6 trở đi, cơ thể trẻ tự sản xuất các globulin miễn dịch đầu tiên là IgM,
kế đó là IgG. Các tỷ lệ này sẽ đạt đến các giá trị bình thường ở 18 tháng tuổi,
9
nhưng phải đến 9 tuổi mới có được sự trưởng thành miễn dịch như người lớn [3].
Chính sự đương đầu với kháng nguyên, không đồng nhất đã giúp trẻ phát
triển về hệ thống đề kháng miễn dịch. Những vùng tổ chức giàu các tế bào có
khả năng miễn dịch lại nằm ở đường tiêu hóa hoặc ở đường hô trên nên chúng
thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài. Đó là mảng Peyer của ruột
và vòng waldeyer của họng [3].
1.2.2.6. Yếu tố thuận lợi
- Do viêm mũi, viêm xoang gây tắc mũi, phải thở bằng miệng, mũi chảy
xuống ở thành sau họng gây viêm họng.
- Do hít thở không khí bụi hữu cơ, vô cơ, hơi nóng, hóa chất [8], [13].
- Do thói quen hút thuốc, uống đá lạnh, [3].
- Do dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, [20].
1.2.3. Sơ lƣợc bệnh lý của họng
1.2.3.1. Viêm họng cấp tính
Là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em liên quan đến thời tiết thay
đổi, nhất là về mùa đông [2], [3], [6].
Viêm họng tức là viêm niêm mạc ở họng, trong đó, có lớp liên bào có
tuyến nhầy có lympho. Các nang lympho này có thể rải rác hoặc tập trung
thành từng khối [24].
Nguyên nhân của viêm họng cấp: do vi khuẩn chiếm tỷ lệ 20 – 40%; do
virus chiếm tỷ lệ 60 – 80% [3]. Dựa trên cơ sở giải phẫu và lâm sàng của
Escat, chia viêm họng ra làm 3 nhóm lớn [24], [29].
- Viêm họng không đặc hiệu
+ Viêm họng khu trú:
* Viêm họng cấp thông thường
. Viêm họng đỏ thông thường
. Viêm họng trắng thông thường
10
. Loét amyđan
* Viêm họng mủ:
. Apxe amyđan
. Viêm tấy xung quanh amyđan
+ Viêm họng tỏa lan
. Viêm họng tấy tỏa lan
. Hoại thư họng
- Viêm họng đặc hiệu
. Viêm họng bạch hầu
. Viêm họng Vincent
. Viêm họng trong các bệnh nhiễm trùng
. Viêm họng do Herpes
. Viêm họng do zona
- Viêm họng do bệnh về máu
. Viêm họng trong bệnh bạch cầu cấp
. Viêm họng do suy tủy, mất bạch cầu hạt
. Viêm họng trong bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
1.2.3.2. Viêm họng mạn tính
Phản ứng của niêm mạc họng đối với viêm họng mạn tính gồm 4 thể sau [3], [8]:
- Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần
- Viêm họng mạn tính xuất tiết
- Viêm họng mạn tính quá phát
- Viêm họng mạn tính teo
1.3. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
1.3.1. Tiến triển
- Nếu do virus: Bệnh thường kéo dài 3 – 5 ngày thì tự khỏi. Các triệu
chứng giảm dần và khỏi bệnh.
11
- Nếu do vi khuẩn bội nhiễm, đặc biệt là do liên cầu, bệnh thường kéo
dài hơn và đòi hỏi phải điều trị kháng sinh có hệ thống để tránh các biến
chứng có thể xảy ra [3], [8], [24].
1.3.2. Biến chứng
- Biến chứng tại chỗ: viêm tấy hoặc áp xe quanh amyđan, viêm tấy hoặc
áp xe quanh họng, áp xe thành sau họng, viêm tấy hoại tử vùng cổ rất hiếm
gặp nhưng tiên lượng rất nặng.
- Biến chứng lân cận: viêm thanh quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp,
viêm mũi xoang cấp.
- Biến chứng xa: Đặc biệt, nếu do liên cầu B tan máu nhóm A có thể gây
viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc Osler, choáng nhiễm độc liên cầu
hoặc nhiễm trùng huyết [1], [3], [6], [8], [24].
1.4. MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM HỌNG
1.4.1. Thuốc thang và châm cứu
Bài 1: Chữa viêm họng cấp [10], [19].
Huyền sâm: 12 gam. Sinh địa: 12 gam. Kinh giới: 16 gam. Ngân hoa: 16 gam.
Tang bì: 8 gam. Bạc hà: 9 gam. Nhọ nồi: 8 gam. Rẻ quạt: 8 gam. Ngưu tất: 12 gam. Cát
cánh: 12 gam. Cương tằm: 12 gam.
Cách dùng: sắc uống, ngày 1 thang.
Châm cứu: Thiên đột, hợp cốc, phế du, khúc trì, liệt khuyết.
Bài 2: Chữa viêm họng mãn [21].
Kê huyết đằng: 16 gam. Bối mẫu: 10 gam. Tang bì: 12 gam. Sa sâm: 16 gam.
Mạch môn: 12 gam. Thạch hộc: 12 gam. Thiên hoa: 12 gam. Cát cánh: 10 gam.
Cam thảo: 6 gam. Sinh địa: 16 gam. Huyền sâm: 12 gam. Rẻ quạt: 12 gam.
Cách dùng: sắc uống, ngày 1 thang.
Châm cứu: Thiên đột, xích trạch, thái uyên, túc tâm lý, tam âm giao.
1.4.2. Bài thuốc súc miệng
Bài 1: Vỏ quýt: 10 gam. Trầu không: 1 lá. Bạc hà: 10 gam.
Cách dùng: sắc đặc, dùng súc miệng hằng ngày [10], [19].
12
Bài 2: Huyền sâm: 10 gam. Sinh địa: 10 gam. Tang bạch bì: 10 gam. Rẻ
quạt: 10 gam. Bạc hà: 10 gam.
Cách dùng: Sắc đặc, dùng súc miệng hàng ngày [26].
1.5. SƠ LƢỢC VỀ PHƢỜNG XUÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HUẾ
Phường Xuân Phú nằm ở phía Đông Nam thành phố Huế
- Phía Bắc giáp phường Vĩ Dạ
- Phía Nam giáp phường An Cựu
- Phía Đông giáp phường An Đông
- Phía Tây giáp phường Phú Hội
Phường Xuân Phú có diện tích 1.82 km
2
; dân số trung bình năm 2008 là
11.224 người, trong đó, nam 5.350, nữ 5874 người; quy tụ thành 2.295 hộ,
bình quân 4,8 nhân khẩu/hộ; chia làm 21 tổ dân phố.
Người dân sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau: cán bộ công nhân
viên, buôn bán, công nhân, nội trợ, thợ mộc, thợ nề, thợ sơn và các ngành
nghề khác. Thu nhập bình quân đầu người 1.500.000/tháng.
Trình độ văn hoá, từ cấp II trở lên tương đối cao. Phường nằm trong
quy hoạch xây dựng đô thị thành phố nên tốc độ xây dựng phát triển nhanh:
có siêu thị, khu thể thao,
Đối với công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Phường có 1 trạm y tế, 1
bệnh viện tư nhân; 1 phòng khám Đông y, 1 phòng khám chuyên khoa Tai
mũi họng, 1 hiệu thuốc Tây; 3 phòng mạch bác sĩ đa khoa, 1 phòng khám
bác sĩ chuyên khoa Mắt.
Trạm y tế phường có 5 cán bộ: 1 bác sĩ, 1 nữ hộ sinh trung học, 3 y sĩ. Trạm
y tế Phường đạt chuẩn Quốc gia y tế từ năm 2007 và được duy trì cho đến nay.
Chương trình khám chữa bệnh: Khám khoảng 500 lượt người/tháng.
Chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ hoạt động thường xuyên
và ngày càng được nâng cao.
13
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng
Đối tượng được đưa vào nghiên cứu là những người dân từ 18 tuổi trở
lên có hộ khẩu thường trú tại phường Xuân Phú, Thành phố Huế.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Phường Xuân Phú
- Thời gian: Từ tháng 9/2008 - 4/2009
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu ngang trên mẫu ngẫu nhiên tại cộng đồng.
2.2.2. Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu [17]:
2
)1(
2
c
pp
n
Trong đó:
n: cỡ mẫu cần thiết để nghiên cứu.
: với xác xuất thống kê 95%, = z = 1,96 (tra bảng z).
Chọn p = 0,18 theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn -
Nguyễn Thị Bắc Hải về bệnh viêm họng, – thanh quản của nhân dân phường
Xuân Phú năm 2002.
c: Mức chính xác mong muốn, chấp nhận sai số (giữa kết quả nghiên cứu
và con số thật trong quần thể; c = 0,04).
Ta tính được cỡ mẫu:
354
2
)04,0(
82,018,0
2
)96,1(
n
14
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 398 người. Như vậy, nghiên cứu đạt
yêu cầu cỡ mẫu.
2.2.3. Cách chọn mẫu
Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phương thức chọn mẫu: Lấy mẫu không hoàn lại.
Đơn vị mẫu và đơn vị quan sát: Người dân từ 18 tuổi trở lên tại 6 tổ (4,
5, 6, 9, 13, 15) thuộc phường Xuân Phú, Thành phố Huế.
2.2.4. Phƣơng tiện nghiên cứu
Dùng bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập các thông tin theo mục tiêu
đề tài, các loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Phương pháp thu thập: phỏng vấn trực tiếp.
2.3. THU THẬP THÔNG TIN
2.3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
- Tuổi
- Giới tính
- Nghề nghiệp
- Trình độ văn hóa
- Địa chỉ
- Mức sống
- Số người đang mắc bệnh viêm họng, tỷ lệ mắc bệnh theo giới
2.3.2. Tìm hiểu nhận thức về bệnh viêm họng
- Nguồn thông tin để người dân biết bệnh viêm họng
- Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh viêm họng
- Các triệu chứng khi bị bệnh viêm họng
- Khả năng lây lan khi mắc bệnh viêm họng
- Các biến chứng của bệnh viêm họng
- Mắc bệnh theo nhóm tuổi
15
- Khả năng tái phát của bệnh viêm họng
2.3.3. Tìm hiểu các phƣơng pháp dân gian điều trị bệnh viêm họng
- Tìm hiểu nơi điều trị khi bị bệnh viêm họng
- Tìm hiểu các phương pháp điều trị
- Hiểu biết các bài thuốc dân gian điều trị viêm họng trong nhân dân
Bài thuốc ngậm
Bài 1: Muối sống: 3 hạt. Đầu lá rẻ quạt: 1cm
2
Các dùng: Ngậm ngày 1 - 2 lần [19], [26], [28].
Bài 2: Rẻ quạt: 10 gam. Sinh khương: 10 gam. Húng chanh: 10 gam.
Cách dùng: Tán thành bột, làm thành viên, ngày ngậm 10 viên, chia 3
lần [21], [27].
Bài 3: Rẻ quạt: 10 gam. Huyền sâm: 10 gam.
Cách dùng: Tán thành bột, làm thành viên, ngậm ngày 10 viên, chia 3
lần [19], [21].
Bài thuốc xông họng
Bài 1: Trầm hương + ngãi cứu + bạch đàn: phơi khô tán bột, đốt cháy
xông vào mũi họng [21].
Bài 2: Bạc hà + lá lốt + lá tre + lá chanh + cỏ muồng + lá dứa + thêm ít
muối: nấu thành nồi lá xông [19].
- Tìm hiểu sự tương quan giữa nhóm tuổi với việc biết điều trị bằng
thuốc dân gian.
- Tìm hiểu cách dùng thuốc điều trị theo dân gian
- Sưu tầm các cây thuốc được sử dụng trong dân gian
- Tìm hiểu các biện pháp dự phòng bệnh viêm họng
16
HÌNH ẢNH MỘT SỐ CÂY THUỐC NAM CHỮA BỆNH VIÊM HỌNG
Huyền Sâm (Scrophularia nodosa)
Cam thảo ( Abrus precatorius)
Bạc hà ( Mentha aquatica)
Gừng ( Zingiber officinale Rosc.)
17
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Tổng hợp các chỉ số điều tra, phân tích số liệu bằng Epi - Ifo.
- Dùng toán thống kê để xử lý số liệu theo công thức
+ Công thức tính z:
p
1
- p
2
z =
√ p(1– p)(1/n
1
+ 1/n
2
)
+ Tiêu chuẩn đánh giá:
. Nếu z > 2,58 thì p < 0,01 khác biệt có ý nghĩa thống kê
. Nếu 1,96 < z < 2,58 thì p < 0,05 khác biệt có ý nghĩa thống kê
. Nếu z < 1,96 thì p > 0,05 khác biệt không có ý nghĩa thống kê
- Nghiên cứu, so sánh các ý kiến với các tài liệu được tham khảo trong
và ngoài nước.
- Kết luận và kiến nghị
2.5. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
2.5.1. Tổ chức
Tổ chức tập huấn và hướng dẫn cho sinh viên trực tiếp làm đề tài
- Thống nhất các biểu mẫu và các biến số điều tra cần thu thập.
- Nhân lực gồm : 03 người.
+ Cô giáo hướng dẫn giám sát chung.
+ 2 sinh viên phỏng vấn và điều tra trực tiếp.
- Nhân lực hỗ trợ: Cán bộ trạm y tế, ban quản lý hộ khẩu phường
Xuân Phú.
2.5.2. Tập huấn
- Nội dung tập huấn:
+ Mục đích yêu cầu của đợt điều tra
+ Xác định đối tượng điều tra
+ Kỹ năng phỏng vấn
18
+ Quy định cách thức ghi chép biểu mẫu
+ Cách thức tổng hợp, xử lý số liệu và viết đề tài
2.5.3. Tiến hành
- Liên hệ với trạm y tế và Ban quản lý hộ khẩu phương Xuân Phú để sắp
xếp thời gian phù hợp tiến hành điều tra, phỏng vấn theo lịch đã thống nhất.
- Ghi chép, thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu và đánh giá rút kinh nghiệm
sau đợt điều tra.
19
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Điều tra theo giới
Bảng 3.1. Nam và nữ được điều tra.
Điều tra theo giới
Nam
Nữ
Tổng cộng
Số người điều tra
168
230
398
Tỷ lệ %
42,21
57,79
100,00
p
p < 0,05
42,21%
57,79%
Nam
Nữ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nam và nữ đƣợc điều tra
Đối tượng nghiên cứu: gồm 398 người: Có 42,21% nam và 57,79% nữ.
3.1.2. Điều tra theo nhóm tuổi
Bảng 3.2. Điều tra theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
18-30
31-40
41-50
51-60
61-70
> 70
Tổng
Số ngƣời
điều tra
111
109
94
51
20
13
398
Tỷ lệ %
27,89
27,39
23,62
12,83
5,03
3,24
100,00
Nhóm tuổi 18 – 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 27,89%, sau đó giảm dần.
20
3.1.3. Trình độ văn hoá
Bảng 3.3. Trình độ văn hoá
Trình độ văn hoá
Tiểu học
THCS
THPT
Trên THPT
Tổng
Số người điều tra
89
125
98
86
398
Tỷ lệ %
22,36
31,41
24,62
21,61
100,00
22,36
31,41
24,62
21,61
0
5
10
15
20
25
30
35
Tiểu học THCS THPT Trên THPT
Tỷ lệ
%
TĐVH
Biểu đồ 3.2: Trình độ văn hoá
Đa số có trình độ văn hoá từ trung học cơ sở (THCS) trở lên (chiếm 77,64%).
3.1.4. Nghề nghiệp
Bảng 3.4. Nghề nghiệp
Nghề
nghiệp
Buôn
bán
Công
nhân
HSSV
Nội trợ
CNVC
Khác
Tổng
Số ngƣời
điều tra
87
42
50
58
91
70
398
Tỷ lệ %
21,86
10,55
12,56
14,57
22,87
17,59
100,00
Nghề nghiệp: Công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất: 22,87 %.
21
3.1.5. Mức sống
Bảng 3.5. Mức sống
Mức sống
Thiếu thốn
Đầy đủ
Tổng
Số người điều tra
36
362
398
Tỷ lệ %
9,05
90,95
100,00
p
p < 0,01
9,05%
90,95%
Thiếu thốn
Đầy đủ
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mức sống
Đa số có mức sống đầy đủ chiếm tỷ lệ 90,95%; thiếu thốn 9,05.
3.1.6. Số ngƣời hiện đang mắc bệnh viêm họng
Bảng 3.6. Số người đang mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ
Nội dung nghiên cứu
Nam
Nữ
Tổng
p
Số người nghiên cứu
168 (42,21%)
230 (57,78%)
398 (100%)
p < 0,05
Có viêm họng
51 (30,35%)
58 (25,21%)
109 (27,39%)
p > 0,05
Không viêm họng
117 (69,64%)
172 (74,78%)
289 (72,61%)
p > 0,05
Số người mắc bệnh viêm họng khá cao, chiếm 27,39%; tỷ lệ mắc bệnh
viêm họng nam 30,35%; nữ 25,21%.
22
3.2. KẾT QUẢ TÌM HIỂU NHẬN THỨC VỀ BỆNH VIÊM HỌNG
3.2.1. Nhận thức về bệnh viêm họng theo nguồn thu thập thông tin
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhận thức theo nguồn thông tin.
Nguồn cung cấp thông tin
Số ngƣời
Tỷ lệ %
p
Từ sách báo
195
48,99
p < 0,01
Từ cán bộ Y tế
115
28,89
Từ tivi
70
17,58
Từ nguồn khác
18
4,54
Tổng cộng
398
100
48,99
28,89
17,58
4,54
0
10
20
30
40
50
60
Từ sách báo Từ cán bộ y tế Từ tivi Từ nguồn khác
Tỷ lệ %
Nguồn
thông tin
Biểu đồ 3.4. Nhận thức theo nguồn thông tin
Hiểu biết về bệnh viêm họng từ sách báo chiếm tỷ lệ cao nhất 48,99%.
3.2.2. Nhận thức nguyên nhân và yếu tố thuận lợi
Bảng 3.8. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng
Nguyên nhân
Số ngƣời
Tỷ lệ %
p
Do nhiễm trùng
286
71,86
p < 0,01
Nguyên nhân khác
112
28,14
Tổng cộng
398
100,00
Có 71,85% số người được hỏi cho rằng nguyên nhân do nhiễm trùng.
23
Bảng 3.9. Các yếu tố thuận lợi gây bệnh viêm họng (n = 398)
Yếu tố thuận lợi
Số ý kiến
Tỷ lệ %
p
Thay đổi thời tiết
358
89,94
p < 0,05
Uống nước đá lạnh
348
87,43
Hút thuốc lá
276
69,34
Khói bụi
89
22,36
Ăn uống
85
21,35
Yếu tố khác
29
7,28
Có nhiều yếu tố thuận lợi có thể gây viêm họng, trong đó, yếu tố thay
đổi thời tiết, uống nước đá lạnh được nhiều người nêu ra nhất, trên 87%.
3.2.3. Nhận thức về triệu chứng bệnh
Bảng 3.10. Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng (n = 398)
Triệu chứng
Số ý kiến
Tỷ lệ %
Rát họng
345
86,68
Nuốt đau
306
76,88
Vướng họng
305
76,63
Sốt
298
74,87
Khạc nhổ
293
73,61
Ngứa họng
289
72,61
Triệu chứng rát họng chiếm tỷ lệ cao nhất 86,68%, còn các triệu chứng
khác tương đương nhau.
3.2.4. Nhận thức về khả năng lây bệnh
Bảng 3.11. Nhận thức về khả năng lây lan của bệnh viêm họng
Nhận thức
Số ngƣời
Tỷ lệ %
p
Có lây
112
28,14
p < 0,01
Không lây
286
71,86
Cộng
398
100,00
24
28,14%
71,86%
Có lây
Không lây
Biểu đồ 3.5. Nhận thức khả năng lây của bệnh viêm họng
Đa số người được điều tra cho rằng bệnh viêm họng không lây, chiếm 71,86%.
3.2.5. Nhận thức về biến chứng
Bảng 3.12. Các biến chứng của bệnh viêm họng (n = 398)
Biến chứng
Số ý kiến
Tỷ lệ %
Áp xe quanh họng
134
33,66
Viêm tai giữa
147
36,93
Viêm phế quản, viêm phổi
120
25,12
Viêm xoang
115
28,89
Viêm khớp, viêm tim
47
11,80
Viêm thận
50
12,56
Có nhiều biến chứng do viêm họng gây ra, trong đó, biến chứng gây
viêm tai giữa chiếm cao nhất: 36,93%.
3.2.6. Nhận thức mắc bệnh theo tuổi
Bảng 3.13. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi.
Nhóm đối tƣợng
Số ngƣời
Tỷ lệ %
1 - 5 tuổi
82
20,61
5 - 18 tuổi
58
14,57
Trên 18 tuổi
59
14,82
Cả người lớn và trẻ em
199
50,00
Cộng
398
100,00