Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tìm hiểu trò chơi dân gian của trẻ em nam bộ nghiên cứu trường hợp phường khánh hậu, thị xã tân an, tỉnh long an công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 73 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA”
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:

TÌM HIỂU TRỊ CHƠI DÂN GIAN
CỦA TRẺ EM NAM BỘ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: PHƯỜNG KHÁNH HẬU,
THỊ XÃ TÂN AN, TỈNH LONG AN)

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Mã số công trình:………………………………….


ĐỒN THCS HỒ CHÍ MINH
BCH TP.HỒ CHÍ MINH
----------------

TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 9 năm 2008

PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM DỰ
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA
LẦN THỨ 10 NĂM 2008
1. Tên cơng trình:


Tìm hiểu trị chơi dân gian của trẻ em Nam bộ (nghiên cứu trường hợp:
phường Khánh Hậu, thị xã Tân An, tỉnh Long An)
2. Lĩnh vực nghiên cứu: Xã hội và Nhân văn
Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội
3. Tóm tắt mục đích của cơng trình- những vấn đề mới:
- Sưu tầm những trị chơi dân gian trong khu vực đơ thị hóa hiện đang
được trẻ em chơi.
- Đi vào nghiên cứu trò chơi dân gian ở tất cả các mặt để giúp cho người
đọc thấy được vai trò to lớn của trò chơi dân gian trong văn học dân gian Việt
Nam cũng như trong việc giáo dục trẻ con.
- .Giúp cho người đọc thấy được trị chơi dân gian một cách tồn diện, từ
những trị chơi dân gian đơ thị đến nơng thơn, từ những trò chơi dân gian ngày xưa
đến những trò chơi dân gian ngày nay và xu hướng biến đổi của nó.
- Đề ra những giải pháp thiết thực để phát triển trò chơi dân gian của trẻ em
trong quá trình đơ thị hóa, hiện đại hóa.
4. Tác giả: Đào Lê Na (Nữ)
Năm sinh: 1986
Địa chỉ: số nhà A006, đường Trần Kế Xương,
phường 7, quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0986742782
Khoa: Văn học và Ngôn ngữ
Trường: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
TM. Ban tổ chức Euréka cấp trường

Tác giả


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CÔNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA”
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:
TÌM HIỂU TRỊ CHƠI DÂN GIAN CỦA TRẺ EM NAM BỘ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: PHƯỜNG KHÁNH HẬU, THỊ XÃ
TÂN AN, TỈNH LONG AN)

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Họ và tên tác giả: Đào Lê Na
Giới tính: Nữ
Sinh viên năm thứ 4

Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Đức Lộc
Lĩnh vực chuyên môn: giảng viên Nhân học Văn hóa xã hội
Đơn vị cơng tác: Khoa Nhân học


BÁO CÁO TĨM TẮT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Cơng trình: Trò chơi dân gian của trẻ em Nam bộ gồm có phần mở đầu, nội
dung, kết luận và giải pháp.
Trong phần mở đầu, chúng tôi đã nêu lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của
đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài.
Phần nội dung gồm có ba chương. Ở chương một, chúng tơi nêu tổng quan
về tình hình nghiên cứu và về phường Khánh Hậu, thị xã Tân An, tỉnh Long An.
Trong mục tình hình nghiên cứu, chúng tơi đã nêu một số khái niệm làm cơ sở

nghiên cứu như: trò chơi, đồng dao, chức năng của trò chơi dân gian…Riêng chức
năng của trị chơi dân gian được chúng tơi nêu ra theo quan điểm của mình từ thực
tiễn khảo sát trò chơi dân gian. Về hệ thống lý thuyết nghiên cứu, chúng tơi dựa
vào ba hệ thống lý thuyết chính là: lý thuyết cấu trúc, lý thuyết chức năng và lý
thuyết của trường phái nhân loại học. Về tình hình nghiên cứu, chúng tơi tóm lược
lại một số cơng trình tuyển chọn, giới thiệu và nghiên cứu về trò chơi dân gian mà
chúng tơi biết được. Cịn về địa bàn nghiên cứu là phường Khánh Hậu, thị xã Tân
An, tỉnh Long An, chúng tơi đưa ra những vấn đề chính mà chúng tơi cho là có
ảnh hưởng ít nhiều đến trò chơi dân gian của trẻ em, đặc biệt nhất là vấn đề tơn
giáo, tín ngưỡng.
Ở chương hai, chúng tơi nêu lên thực trạng trò chơi dân gian của trẻ em
Nam bộ dựa vào đặc điểm những trò chơi mà chúng tôi sưu tầm được như: số
người chơi, cách chơi, dụng cụ chơi. Từ những đặc điểm đó, chúng tơi tìm ra một
số kiểu chơi cơ bản của trị chơi dân gian trẻ em Nam bộ. Chính nhờ việc sắp xếp
các kiểu chơi này mà chúng tôi đã đặt giả thuyết vì sao trị chơi ở nhiều nơi khác
nhau lại có thể có cách giống nhau dù khơng có cùng vị trí địa lý? Chính từ giả
thuyết này, chúng tơi đã đưa ra được một trong những nguồn gốc quan trọng của
trị chơi dân gian, đó là: trị chơi dân gian bắt nguồn từ sự mô phỏng thế giới tự
nhiên và quá trình lao động của con người thời thượng cổ.
Ở chương ba, chúng tôi đưa ra xu hướng phát triển trò chơi dân gian của trẻ
em Nam bộ dựa trên cơ sở so sánh trò chơi dân gian Nam bộ xưa và nay, trò chơi
dân gian của trẻ em nơng thơn và trị chơi dân gian của trẻ em đô thị về các mặt:
sự thay đổi về ngôn ngữ, sự thay đổi về cách chơi và sự thay đổi về ý nghĩa giáo
dục. Và chúng tôi nhận thấy rằng trò chơi dân gian của trẻ em đang thay đổi theo
cả hai hướng: tích cực và tiêu cực. Do đó, người lớn cần quan tâm hơn nữa đến trẻ
em và trị chơi của trẻ em để các em có được những định hướng tốt cho mình.
Phần cuối cùng của cơng trình, chúng tơi lên kết luận và những kiến nghị.
Ở phần kết luận, chúng tôi đối chiếu kết quả nghiên cứu với giả thuyết nghiên cứu.
Riêng về phần những kiến nghị chúng tôi chia làm hai phần nhỏ. Một phần là



những kiến nghị cho chính địa bàn nghiên cứu và một phần là đề xuất ra bốn mơ
hình để phát triển trị chơi dân gian cho trẻ em nói chung.


MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ............................................................................ 1
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ VỀ PHƯỜNG
KHÁNH HẬU, THỊ XÃ TÂN AN, TỈNH LONG AN
1.1 Những tiền đề lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu................... 6
1.1.1 .Những tiền đề lý luận nghiên cứu đề tài.................................................. 6
1.1.1.1.Những khái niệm làm cơ sở nghiên cứu ........................................ 6
1.1.1.2.Về hệ thống lý thuyết nghiên cứu .................................................. 9
a. Lý thuyết cấu trúc .................................................................................. 9
b. Lý thuyết chức năng.................................................................................. 9
c. Lý thuyết của trường phái nhân loại học ................................................... 10
1.1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu.......................................................... 10
1.2. Tổng quan về phường Khánh Hậu, Thị Xã Tân An, Tỉnh Long An .......... 12
1.2.1. Vị trí địa lý.................................................................................. 12
1.2.2. Tình hình dân cư.......................................................................... 13
1.2.3. Cơ sở hạ tầng và đời sống kinh tế ................................................ 15
1.2.4. Đời sống tơn giáo, tín ngưỡng, lễ hội........................................... 15
Chương 2: THỰC TRẠNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN CỦA TRẺ EM NAM BỘ
2.1. Đặc điểm của trò chơi dân gian của trẻ em Nam bộ ................................ 18
2.1.1. Số người chơi............................................................................... 18
2.1.2. Dụng cụ chơi ............................................................................... 19
2.1.3. Cách chơi .................................................................................... 21
2.2. Các kiểu trò chơi dân gian của trẻ em Nam bộ ........................................ 22
2.2.1. Mơ hình đuổi bắt.......................................................................... 22

2.2.2. Mơ hình chụp bắt......................................................................... 22
2.2.3. Mơ hình phá hủy vật chơi............................................................. 22
2.2.4. Mơ hình tiếp sức bằng miệng ....................................................... 23
2.3. Nguồn gốc của trị chơi dân gian nói chung ............................................ 23
2.3.1. Trị chơi dân gian bắt nguồn từ sự mơ phỏng thế giới tự nhiên của
con người ......................................................................................................... 23
2.3.2. Trò chơi dân gian bắt nguồn từ sự mô phỏng lao động cua con người
thời thượng cổ .................................................................................................. 24
Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRÒ CHƠI DÂN GIAN CỦA TRẺ
EM NAM BỘ
3.1. Sự thay đổi trò chơi dan gian của trẻ em Nam bộ .................................... 26
3.1.1. Sự thay đổi về ngôn ngữ .................................................................... 26
3.1.1.1. Rồng rắn lên mây...................................................................... 26
3.1.1.2. Những trò chơi khác ................................................................. 30
3.1.2. Sự thay đổi về cách chơi.................................................................... 32
3.1.2.1. Ô ăn quan ................................................................................. 32


3.1.2.2. Chơi chuyền.............................................................................. 33
3.1.2.3. Ném còn.................................................................................... 33
3.1.2.4. Bịt mắt bắt dê............................................................................ 34
3.1.3. Sự thay đổi về ý nghĩa giáo dục......................................................... 34
3.1.3.1. Rồng rắn lên mây...................................................................... 34
3.1.2.2. Ô ăn quan ................................................................................. 35
3.1.2.3. Bịt mắt bắt dê............................................................................ 35
3.1.2.4. Chơi chuyền.............................................................................. 35
3.2. Sự khác biệt trị chơi dân gian của trẻ em nơng thơn và trị chơi dân gian
của trẻ em đơ thị.............................................................................................. 36
3.2.1. Sự khác biệt về ngơn ngữ................................................................... 36
3.2.1.1. Bịn bon .................................................................................... 36

3.2.1.2. Cá sấu lên bờ............................................................................ 37
3.2.1.3. Rồng rắn lên mây...................................................................... 37
3.2.2. Sự khác biệt về cách chơi .................................................................. 38
3.2.2.1. Cò chẹp..................................................................................... 38
3.2.2.2. Cá sấu lên bờ............................................................................ 39
3.2.2.3. Chơi chuyền (banh đũa)............................................................ 39
3.2.3. Sự khác biệt về ý nghĩa giáo dục ....................................................... 39
3.3. Q trình phát triển của trị chơi dân gian Nam bộ nói chung................ 40
KẾT LUẬN VÀ NHỨNG KIẾN NGHỊ ........................................................ 41
Phụ lục 1 ......................................................................................................... 47
Phụ lục 2 ......................................................................................................... 58
Phụ lục 3 ......................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 65


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Cơng trình: Trị chơi dân gian của trẻ em Nam bộ gồm có phần mở đầu,
nội dung, kết luận và giải pháp.
Trong phần mở đầu, chúng tôi đã nêu lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của
đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài.
Phần nội dung gồm có ba chương. Ở chương một, chúng tôi nêu tổng quan
về tình hình nghiên cứu và về phường Khánh Hậu, thị xã Tân An, tỉnh Long An.
Trong mục tình hình nghiên cứu, chúng tôi đã nêu một số khái niệm làm cơ sở
nghiên cứu như: trò chơi, đồng dao, chức năng của trò chơi dân gian…Riêng chức
năng của trò chơi dân gian được chúng tôi nêu ra theo quan điểm của mình từ thực
tiễn khảo sát trị chơi dân gian. Về hệ thống lý thuyết nghiên cứu, chúng tôi dựa
vào ba hệ thống lý thuyết chính là: lý thuyết cấu trúc, lý thuyết chức năng và lý

thuyết của trường phái nhân loại học. Về tình hình nghiên cứu, chúng tơi tóm lược
lại một số cơng trình tuyển chọn, giới thiệu và nghiên cứu về trị chơi dân gian mà
chúng tơi biết được. Còn về địa bàn nghiên cứu là phường Khánh Hậu, thị xã Tân
An, tỉnh Long An, chúng tôi đưa ra những vấn đề chính mà chúng tơi cho là có
ảnh hưởng ít nhiều đến trị chơi dân gian của trẻ em, đặc biệt nhất là vấn đề tơn
giáo, tín ngưỡng.
Ở chương hai, chúng tơi nêu lên thực trạng trị chơi dân gian của trẻ em
Nam bộ dựa vào đặc điểm những trị chơi mà chúng tơi sưu tầm được như: số
người chơi, cách chơi, dụng cụ chơi. Từ những đặc điểm đó, chúng tơi tìm ra một
số kiểu chơi cơ bản của trò chơi dân gian trẻ em Nam bộ. Chính nhờ việc sắp xếp
các kiểu chơi này mà chúng tơi đã đặt giả thuyết vì sao trị chơi ở nhiều nơi khác
nhau lại có thể có cách giống nhau dù khơng có cùng vị trí địa lý? Chính từ giả
thuyết này, chúng tôi đã đưa ra được một trong những nguồn gốc quan trọng của
trò chơi dân gian, đó là: trị chơi dân gian bắt nguồn từ sự mơ phỏng thế giới tự
nhiên và q trình lao động của con người thời thượng cổ.
Ở chương ba, chúng tôi đưa ra xu hướng phát triển trò chơi dân gian của trẻ
em Nam bộ dựa trên cơ sở so sánh trò chơi dân gian Nam bộ xưa và nay, trò chơi
dân gian của trẻ em nơng thơn và trị chơi dân gian của trẻ em đô thị về các mặt:
sự thay đổi về ngôn ngữ, sự thay đổi về cách chơi và sự thay đổi về ý nghĩa giáo
dục. Và chúng tơi nhận thấy rằng trị chơi dân gian của trẻ em đang thay đổi theo
cả hai hướng: tích cực và tiêu cực. Do đó, người lớn cần quan tâm hơn nữa đến trẻ
em và trò chơi của trẻ em để các em có được những định hướng tốt cho mình.
Phần cuối cùng của cơng trình, chúng tơi lên kết luận và những kiến nghị.
Ở phần kết luận, chúng tôi đối chiếu kết quả nghiên cứu với giả thuyết nghiên cứu.
Riêng về phần những kiến nghị chúng tôi chia làm hai phần nhỏ. Một phần là
những kiến nghị cho chính địa bàn nghiên cứu và một phần là đề xuất ra bốn mơ
hình để phát triển trị chơi dân gian cho trẻ em nói chung.


2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay trò chơi của trẻ con rất phong phú. Nó khơng chỉ bao gồm những
trò chơi dân gian các em thường chơi hay những trò chơi mà các em được chơi
trong những buổi sinh hoạt Đội ở trường mà còn mở rộng ra rất nhiều cùng với sự
đơ thị hóa.
Q trình đơ thị hóa khơng chỉ làm cho đời sống người dân thay đổi mà kéo
theo đó là sự thay đổi hình thức giải trí của người dân nói chung và trẻ em nói
riêng. Những trị chơi của trẻ em ngày càng tinh vi, hiện đại khi có sự xuất hiện
của mạng internet và những dụng cụ chơi mới lạ. Trò chơi dân gian của trẻ em,
một hình thức vui chơi giải trí lành mạnh với hiệu quả giáo dục sâu sắc ngày nay
cũng theo đó biến đổi. Chính vì vậy, đề tài này mong muốn tìm hiểu những thay
đổi của trị chơi dân gian trẻ em nhằm đề xuất một số kiến nghị phù hợp để trị
chơi dân gian trong q trình đơ thị hóa vẫn tiếp tục giữ những giá trị đích thực
của nó.
Bên cạnh đó, đề tài về trị chơi dân gian trẻ em Nam bộ cũng đã được một
nhóm sinh viên khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm
2007 tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài này chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu trị
chơi dân gian đơ thị và là một đề tài thiên về mặt xã hội. Do đó, đề tài này sẽ là đề
tài tiếp nối của đề tài về trị chơi dân gian trước đó (vì nghiên cứu ở một khu vực
nơng thơn đang trong q trình đơ thị hóa: vừa chuyển từ cấp xã lên cấp phường)
để làm thành một đề tài tương đối hoàn chỉnh về trò chơi dân gian của trẻ em Nam
bộ. Trong quá trình thực hiện, đề tài cũng sẽ đi vào nghiên cứu khía cạnh lý thuyết
của trị chơi dân gian.
Mặt khác, bản thân người thực hiện đề tài này trong năm 2007 cũng có một
đề tài nghiên cứu liên quan đến trị chơi dân gian, đó là đề tài về đồng dao Việt
Nam (Sự vận động của các thể thơ cổ dân tộc thể hiện qua đồng dao). Chính vì
vậy, việc chọn thực hiện đề tài này sẽ là một bước phát triển tiếp của đề tài trước
đó nhằm làm cho công việc nghiên cứu được liên tục và nhất quán.

2. Tính cấp thiết của đề tài:
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc viện bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
cho rằng: Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trị chơi. Trị chơi dân
gian khơng đơn thuần là một trị chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền
văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trị chơi dân gian khơng chỉ
nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo
léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Trẻ em ở một xã hội công nghiệp chỉ quen với máy móc và khơng có khoảng chơi
cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em khơng được làm quen và chơi
những trị chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước – đang ngày càng bị mai một và
quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà cịn ở các vùng nơng thơn, nơi mà đang


3

dần bị đơ thị hóa mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những
trị chơi dân gian là một việc làm cần thiết.(1)
Ý kiến này cho thấy vai trò rất lớn của trò chơi dân gian trong việc giáo dục
trẻ em. Đồng thời, PGS.TS Nguyễn Văn Huy cũng cho thấy trò chơi dân gian ngày
nay đang dần bị mai một và quên lãng nếu chúng ta khơng có ý thức giữ gìn và
phát huy nó.
Trị chơi dân gian cùng với đồng dao là loại hình văn học dân gian ra đời từ
rất sớm. Nó có vai trị rất lớn trong việc giáo dục trẻ con làm quen với thế giới
cuộc sống bên ngoài, giáo dục các em về thể chất, sự khéo léo, óc quan sát, tinh
thần tập thể, đồn kết…nói chung đó là những đức tính rất cần thiết của con
người.
Trong nhà trường hiện nay, nhất là trong chương trình giảng dạy ở bậc tiểu
học, trò chơi dân gian chưa được chú ý đúng mức. Không những thế, những tài
liệu nghiên cứu, viết về trị chơi dân gian cũng rất ít, có chăng chỉ là những cơng
trình sưu tầm trị chơi dân gian nói chung, thường đi kèm với những cơng trình

sưu tầm đồng dao. Theo nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi, trò chơi dân gian sưu tầm
được trong sách vở là những trị chơi dân gian đã có từ rất lâu đời và cố định trong
khi đó trị chơi dân gian mỗi ngày mỗi biến đổi và mỗi vùng mỗi biến đổi.
Để có một cái nhìn tồn diện về trị chơi dân gian Nam bộ, thấy được sự
thay đổi của nó và xu hướng phát triển của nó, bổ sung vào phần nghiên cứu về trò
chơi dân gian của trẻ em đơ thị Nam bộ do nhóm sinh viên khoa Nhân học, trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thực hiện năm 2007, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu: Trị chơi dân gian của trẻ em Nam bộ (nghiên cứu trường hợp
phường Khánh Hậu, thị xã Tân An, tỉnh Long An).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: những trò chơi dân gian của trẻ em Nam bộ mà chúng tơi sưu
tầm được.
Phạm vi: những trị chơi dân gian của các em thiếu nhi phường Khánh Hậu,
thị xã Tân An, tỉnh Long An.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
4.1. Mục đích:
- Đi vào nghiên cứu trị chơi dân gian ở tất cả các mặt để giúp cho người
đọc thấy được vai trò to lớn của trò chơi dân gian trong văn học dân gian Việt
Nam cũng như trong việc giáo dục trẻ con.
- Giúp cho người đọc thấy được trị chơi dân gian một cách tồn diện, từ
những trị chơi dân gian đơ thị đến nơng thơn, từ những trò chơi dân gian ngày xưa
đến những trò chơi dân gian ngày nay và xu hướng biến đổi của nó.
4.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện được những mục đích trên, chúng tơi đã đặt ra các nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu chung về trò chơi dân gian Việt Nam.
(1)

(dẫn lại từ nguồn tin Thanh nin)



4

- Tìm hiểu, khảo sát địa bàn nghiên cứu: phường Khánh Hậu, thị xã Tân
An, tỉnh Long An.
- Sưu tầm những trị chơi dân gian mà trẻ em nơng thơn Nam bộ hay chơi
hiện nay.
- Phân loại, sắp xếp và tiến hành nghiên cứu những trò chơi dân gian ở các
mặt:
+ Nghiên cứu trực tiếp trên văn bản trò chơi dân gian đã sưu tầm được.
+ Tiến hành so sánh với những trò chơi dân gian cùng loại của ngày xưa,
của ông cha ta vẫn thường chơi.
+ Tiến hành so sánh với trị chơi dân gian đơ thị hiện nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Để triển khai vấn đề một cách sâu sắc và đúng hướng, chúng tôi đưa ra một
số giả thuyết sau:
- Trị chơi dân gian của trẻ nơng thôn Nam bộ đang dần biến đổi theo
hướng đô thị hóa.
- Có thể truy tìm nguồn gốc của trị chơi dân gian Nam bộ trên cơ sở so
sánh với những trị chơi dân gian đơ thị và những trị chơi dân gian trước đây.
- Trị chơi dân gian sẽ có sự thay đổi đáng kể về chức năng giáo dục, thậm
chí sẽ có sự thay đổi theo hướng tiêu cực nếu khơng có sự quan tâm, hướng dẫn
của người lớn.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Trong cơng trình, chúng tơi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
- Phương pháp quan sát, tham dự: để thực hiện đề tài này, trước hết chúng
tôi tiến hành quan sát hoạt động vui chơi của trẻ em ở nông thôn trong giờ ra chơi
ở trường hoặc sau mỗi buổi học. Để hiểu hơn về những hoạt động vui chơi đó, có
một số trị chúng tôi trực tiếp tham dự vào.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: sau khi quan sát và tham dự vào trị chơi,
chúng tơi thường ngồi lại trị chuyện với các em bằng những câu hỏi về các trò
chơi của các em như mức độ chơi, thời gian chơi, không gian chơi, những cách
chơi, kiểu chơi khác nhau của cùng một trò chơi…Phương pháp phỏng vấn sâu ở
đây thường là dạng phỏng vấn sâu khơng chính thức hoặc chuyện trị khơng cơ
cấu. Đối tượng mà chúng tôi sử dụng phương pháp này khơng chỉ là các em thiếu
nhi mà cịn có cả người lớn, những người đã từng chơi những trò chơi này ngày
xưa để thấy sự thay đổi của nó.
- Phương pháp sưu tầm văn học dân gian: tư liệu mà chúng tơi nghiên cứu
là những trị chơi dân gian do chúng tơi trực tiếp sưu tầm, do đó chúng tôi phải sử
dụng phương pháp này để thu thập tư liệu.
- Phương pháp thống kê: từ những tư liệu mà thu thập được, chúng tôi đã
tiến hành thống kê xem có bao nhiêu trị chơi dân gian thuộc cùng một mơ hình
nào đó, bao nhiêu bài có chức năng giáo dục về thể chất, về sự khéo léo, sự thông
minh…


5

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp này chủ yếu được sử dụng
ở chương 3 của đề tài nhằm so sánh những trò chơi dân gian xưa và nay để thấy
được sự thay đổi của nó, những trị chơi dân gian của trẻ em nông thôn và đô thị
để thấy được một cách tồn diện những trị chơi dân gian của trẻ em Nam bộ, từ
đó rút ra xu hướng phát triển của trò chơi dân gian của trẻ em Nam bộ nói chung.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn học-nhân học: phương pháp này
được sử dụng để giải thích những biến đổi về mặt ngơn ngữ, cách chơi và ý nghĩa
của các trò chơi dân gian.
7. Đóng góp mới của đề tài:
(1) Sưu tầm những trị chơi dân gian Nam bộ đang được trẻ em chơi hiện
nay. Số lượng trò chơi sưu tầm được là hơn 50 trò chơi nhưng số trò chơi được

chọn lọc và sắp xếp lại là 48 trị chơi dân gian.
(2) Có sự phân loại và nghiên cứu sơ bộ về trò chơi dân gian, góp phần
khơng nhỏ vào các cơng trình, các bài nghiên cứu về trò chơi dân gian trước đây
để nhìn thấy được tầm quan trọng của trị chơi dân gian trong văn hóa dân gian và
trong cuộc sống của trẻ em.
(3) Có sự so sánh đối chiếu với các trị chơi dân gian của trẻ em nơng thơn
ngày xưa vẫn chơi và các trò chơi của trẻ em đơ thị hiện nay nhằm đốn định xu
hướng phát triển của trò chơi dân gian và đề xuất hướng giải quyết.
8. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu nêu những vấn đề chung như trên, trọng tâm của đề tài
được triển khai thành ba chương:
- Chương 1:Tổng quan về tình hình nghiên cứu và về phường Khánh Hậu,
thị xã Tân An, tỉnh Long An
Chương này gồm 19 trang, từ trang 8 đến trang 26 .
- Chương 2: Thực trạng trò chơi dân gian của trẻ em Nam bộ
Chương này gồm 12 trang, từ trang 27 đến trang 38 .
- Chương 3: Xu hướng phát triển trò chơi dân gian của trẻ em Nam bộ
Chương này gồm 28 trang, từ trang 39 đến trang 66 .
Cuối cùng là kết luận, phụ lục các trò chơi dân gian đã sưu tầm được, mẫu
phiếu sưu tầm, một số hình ảnh về một số trò chơi dân gian tiêu biểu và tài liệu
tham khảo.


6

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU VÀ VỀ PHƯỜNG KHÁNH HẬU, THỊ XÃ TÂN
AN, TỈNH LONG AN
1.1 Những tiền đề lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1 .Những tiền đề lý luận nghiên cứu đề tài

1.1.1.1. Những khái niệm làm cơ sở nghiên cứu:
Để nghiên cứu về đề tài này, trước hết chúng tôi tiến hành tìm hiểu những
thuật ngữ liên quan đến đề tài nhằm có hướng đi đúng, tránh sự mơ hồ.
- Trị chơi: Một phạm trù trong sinh hoạt Folkore. Có trị chơi người lớn và
trò chơi trẻ em.
Trò chơi người lớn có rất nhiều loại. Một số là trị chơi giải trí. Các trị
chơi này có thứ trở thành trị chơi cờ bạc ăn thua. Song có nhiều trị chơi mang
tính chất trí tuệ (đánh cờ, tổ tơm), nhiều trị chơi khác có giá trị thẩm mỹ cao, có ý
nghĩa và tác dụng đối với sự rèn luyện con người. Trong các trường hợp này, trò
chơi thường mang nội dung hấp dẫn của các hội hè đình đám miền ngược miền
xi. Vật cù, tung cịn, cờ người, hơ bài chịi, thả diều, đu bay…là những loại ấy.
Nhiều cuộc diễn xướng dân gian có những trị chơi có tính chất phong tục, mang ít
nhiều tín hiệu gợi nhớ những lớp văn hóa xa xưa.
Trị chơi trẻ em rất phong phú. Có những trị chơi có tác dụng rèn luyện
sức khỏe, thi thố tài năng. Có trị chơi gần với nghệ thuật múa hoặc phương thức
diễn xướng. Cũng có những trị chơi bị giảm ý nghĩa du hý, vui tươi, ngả sang trò
chơi ăn thua, hoặc những trị chơi mơ phỏng người lớn, dẫn đến tính chất mê tín.
Trị chơi có thể kèm theo lời hát, đó là những bài hát đồng dao quen thuộc. Nội
dung cũng như cách cấu trúc của đồng dao và trò chơi trẻ em là một vấn đề
nghiên cứu phức tạp liên quan đến nhiều khoa học: Foklore học, giáo dục học,
tâm lý học, xã hội học. Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, muốn giải mã cho một số
đơn vị trò chơi và đồng dao(1).
Đồng dao: Những câu, những bài hát dân gian của trẻ em hát lúc vui chơi,
thường kèm theo những trò chơi. Nội dung cung cấp cho trẻ em những tri thức
thông thường về cuộc sống, theo những chủ điểm rõ ràng như đồng áng, bếp núc,
để nâng cao trình độ các em (đức, trí, thể, mỹ). Các trị chơi đi kèm đồng dao
cũng là những trò chơi sáng tạo giúp cho các em rèn luyện kỹ năng.
Một số đồng dao, có những câu mở đầu khó hiểu, khiến cho nhiều người có
khuynh hướng giải thích bằng kiến thức của nhà Nho. Thật ra giải thích như vậy


(1)

Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nxb Văn hóa

thơng tin, Hà Nội, 2005, trang 1186.


7

khơng chính xác. Cách đặt câu như vậy chỉ chứng tỏ người xưa hiểu tâm lý trẻ em
và đã bắt chước cách diễn đạt của trẻ em trong giai đoạn tiền ngơn ngữ mà thơi1.
Chức năng trị chơi dân gian của trẻ em: (theo quan điểm riêng của
chúng tơi)
Trị chơi dân gian nói chung và trị chơi dân gian của Nam bộ nói riêng đều
có những chức năng nhất định bởi vì đó là đặc trưng của trị chơi. Khi ơng cha ta
sáng tác ra trị chơi, mục đích đầu tiên là để cho trẻ em vui chơi. Tuy nhiên, họ
cũng muốn các hoạt động vui chơi đó phải có những hiệu quả nhất định nên mỗi
trò chơi bên cạnh chức năng chính là giải trí đều mang thêm những ý nghĩa khác.
Qua tìm hiểu các trị chơi dân gian của trẻ em Nam bộ đã sưu tầm được, chúng tơi
thấy trị chơi dân gian của trẻ em Nam bộ gồm có những chức năng sau:
a. Giáo dục:
Giáo dục là chức năng rất dễ nhận thấy của trò chơi dân gian trẻ em bởi vì
đây là mục đích mà những người sáng tạo ra trò chơi dân gian muốn hướng tới.
Chức năng giáo dục của trò chơi dân gian được biểu hiện ở rất nhiều mặt. Ví dụ
như: giáo dục thể chất, giáo dục trí tuệ, giáo dục kỹ năng, giáo dục kiến thức, giáo
dục nhân cách…Trong một trò chơi dân gian có thể có nhiều ý nghĩa giáo dục
cùng một lúc chứ khơng phải mỗi trị chơi đảm nhận một ý nghĩa giáo dục.
* Giáo dục thể chất:
Trò chơi dân gian có nguồn gốc rất lâu đời nên giáo dục thể chất là điều
khơng thể thiếu bởi vì người Việt Nam xưa chủ yếu gắn bó với cơng việc đồng

áng nặng nhọc, chân lấm tay bùn nên thể chất phải khoẻ mạnh thì mới lao động
tốt. Trẻ con nơng thôn cần được đặc biệt chú ý tới thể chất hơn nữa. Mặt khác, từ
trước đến nay, sức khoẻ luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của mỗi người. Có sức
khoẻ tốt mới có thể làm được nhiều việc khác: lao động, đánh giặc…
Những trò chơi gắn với chức năng giáo dục thể chất có đặc điểm: thường
bắt người chơi phải chạy hoặc phải vận động những bộ phận nhất định nào đó của
cơ thể. Ví dụ: trị bịt mắt bắt dê, trị chơi dí…
Chính nhờ chức năng giáo dục thể chất mà có một số trị chơi dân gian trở
nên gần gũi với hoạt động thể dục thể thao. Khơng những thế, có nhiều mơn thể
dục thể thao có nguồn gốc từ trị chơi dân gian như: đấu vật, đá cầu…
* Giáo dục trí tuệ:
Khơng chỉ chú trọng phát triển thể chất mà ông cha ta ngày xưa cũng rất
chú trọng vào việc giáo dục trí tuệ cho con người. Trí tuệ có phát triển thì cuộc
sống mới khấm khá. Trí tuệ khơng phải tự nhiên có mà nó phải được trải qua một
q trình rèn luyện lâu dài. Hiểu được điều đó, ơng cha ta đã chú trọng vào việc
phát triển trí tuệ cho con người ngay khi cịn nhỏ. Trí tuệ phát triển thì mới mong
thi cử đỗ đạt, làm quan chứ không chỉ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho
trời.

1

Sđd, tr. 387


8

Những trị chơi dân gian có chức năng giáo dục trí tuệ có đặc điểm: đó là
những trị chơi ít vận động, thường là những trò chơi cờ, bắt người chơi phải suy
luận từng đường đi nước bước cho thật kỹ. Ví dụ: trị cờ đam, cờ chó…
* Giáo dục kiến thức:

Khi trẻ con lớn lên thường có xu hướng tìm hiểu, khám phá thế giới bên
ngồi, do đó cách giáo dục kiến thức hiệu quả cho các em nhất là gắn việc tìm
hiểu, khám phá đó với những bài đồng dao và trò chơi dân gian. Khi đọc, học
những bài đồng dao là các em học được những kiến thức về mặt lý thuyết, còn khi
trực tiếp tham gia vào những trò chơi dân gian là các em đã chuyển lý thuyết sang
thực hành, đó chính là cách giáo dục kiến thức các em một cách hoàn chỉnh nhất.
Do đó, những trị chơi dân gian mang chức năng giáo dục kiến thức thường
là những trị chơi có kèm theo đồng dao hoặc là những trò chơi phỏng theo những
hoạt động của người lớn trên thực tế. Ví dụ như: trò chơi chuyền, trò kết bạn, cá
sấu lên bờ…
* Giáo dục nhân cách:
Không chỉ giúp trẻ em hiểu biết, phát triển thể chất mà trị chơi dân gian
cịn có chức năng giáo dục nhân cách cho trẻ. Bởi vì ơng bà ta từ lâu luôn quan
niệm rằng con người muốn trưởng thành thì bên cạnh phát triển thể chất cần có sự
phát triển kết hợp giữa tài và đức. Khâu giáo dục nhân cách đơi khi cịn được chú
ý hơn cả giáo dục trí tuệ, kiến thức. Chính vì vậy ông cha ta thường nói: Tiên học
lễ, hậu học văn.
Giáo dục nhân cách trong trò chơi dân gian thường là giáo dục tình u
thương đồng đội, tính can đảm và đồn kết bởi vì trị chơi dân gian thường là hoạt
động của tập thể. Khơng chỉ có vậy, tình u thương đồng đội và đồn kết chính là
đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc ta bởi vì lịch sử dân tộc ta thường phải
trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm nên những đặc tính này phải được
đặt lên hàng đầu. Đó cũng là nền tảng để xây dựng những đức tính khác.
* Giáo dục kỹ năng:
Khi chơi trò chơi, trẻ em sẽ được hoạt động trực tiếp, tham gia trực tiếp
nên sẽ phát triển được một số kỹ năng. Kỹ năng đóng một vai trị quan trọng
không kém các yếu tố khác trong việc phát triển con người. Nếu có kỹ năng tốt
con người sẽ dễ dàng thành công trong một số công việc. Những kỹ năng mà trẻ
em thu nhận được từ các trò chơi dân gian thường là cách quan sát, óc phán đốn,
sự khéo léo, tính phản xạ có điều kiện.

Các trị chơi rèn luyện cách quan sát cho trẻ con là các trị chơi thường có
nhiều người. Trẻ con phải nhận biết được yêu cầu của người chỉ huy một cách
nhanh chóng và tiến hành quan sát xem điều kiện thoả mãn u cầu của người chỉ
huy là gì. Ngồi ra người chơi cần quan sát thái độ của bạn mình để tìm ra u
cầu. Ví dụ như: kết bạn, chim sổ lồng, …
Các trị chơi rèn luyện óc phán đốn thường là các trò chơi bịt mắt. Người
chơi phải dựa vào một số đặc điểm đã biết được từ trước của bạn mình để phán
đốn. Ví dụ như: bịt mắt nhả bóng, bịt mắt bắt dê, bịn bon…


9

Các trò chơi rèn luyện sự khéo léo là các trò chơi liên quan tới việc giữ
thăng bằng. Nếu giữ thăng bằng tốt thì sự khéo léo của trẻ sẽ được cải thiện. Ví dụ
như: chuyền chanh, đi zic zắc, kê bóng…
Các trị chơi rèn luyện sự phản xạ có điều kiện thường là các trò chơi bắt
buộc người chơi phải nói nhanh hoặc làm nhanh một cái gì đó. Nếu người chơi
càng ít sai thì có nghĩa là có sự phản xạ tốt. Phản xạ càng tốt thì con người càng
trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, thơng minh…Ví dụ như: keng quả, trên cạn, dưới
nước và trên bờ…
b. Giải trí:
Giải trí là chức năng khơng thể thiếu được của trị chơi dân gian nói riêng
và trị chơi nói chung. Nó khơng chỉ là chức năng mà cịn là đặc trưng của trị chơi
dân gian.
Mục đích đầu tiên của trẻ em khi đến với trò chơi dân gian là để giải trí.
Hoạt động giải trí bằng trị chơi dân gian có thể biểu hiện vào nhiều thời điểm và
địa điểm khác nhau.
Trẻ em có thể chơi trị chơi dân gian vào lúc giải lao giữa các giờ học, giờ
sinh hoạt Đội ở trường hoặc chơi vào các buổi tối với bạn bè gần nhà. Ví dụ như:
chim bay cị bay, kết bạn, bỏ khăn…

100% trò chơi dân gian của trẻ em Nam bộ đều có chức năng giải trí.
1.1.1.2. Về hệ thống lý thuyết nghiên cứu:
a. Lý thuyết cấu trúc:
Lý thuyết cấu trúc được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành khoa học
xã hội trong đó có văn học. Nghiên cứu khoa học theo hệ thống lý thuyết này
nhằm khám phá, mơ tả, giải thích các cấu trúc của tư duy vốn là cơ sở, là cốt lõi
của các nền văn hóa quá khứ và hiện tại.
Lý thuyết cấu trúc đặc biệt quan tâm đến các quan hệ giữa những yếu tố của
cấu trúc hơn là đến bản thân của các yếu tố đó. Nhà nghiên cứu Lotman đã nhấn
mạnh: Sự phân tích cấu trúc xuất phát từ chỗ coi thủ pháp nghệ thuật không phải
là yếu tố vật chất của văn bản mà là quan hệ. (Lotman, Sự phân tích văn bản thơ
ca, 1972).
Tóm lại, việc nghiên cứu dựa theo lý thuyết cấu trúc là đi tìm các mối liên
hệ bên trong văn bản, xác định mức độ cấu trúc của tác phẩm đến việc mơ hình
hóa một văn bản riêng biệt hay cấu trúc nghệ thuật của một nhóm tác phẩm, thậm
chí của cả một trào lưu, một thời đại văn hóa nhằm phân tích hệ thống những quan
hệ của các yếu tố thành chỉnh thể nghệ thuật. Chính vì vậy, khi phân tích cấu trúc,
cấu trúc thường được chia thành những cặp đối lập(1).
b. Lý thuyết chức năng:
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến chức năng của trò
chơi dân gian và vận dụng lý thuyết chức năng để tìm hiểu nó.
Các lý thuyết gia Chức năng dùng ba định nghĩa khác nhau về khái niệm
chức năng:
(1)

Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Giáo dục 1992, tr.46,47.


10


1. Định nghĩa thứ nhất hiểu “chức năng” theo một nghĩa có vẻ tốn học.
Mọi tập tục đều có tương quan với tất cả những tập tục khác trong cộng đồng, vì
vậy mỗi tập tục quy định tình trạng của những tập tục kia.
2. Định nghĩa thứ hai, đặc biệt do Malinowski sử dụng, được rút ra từ sinh
lý học. Chức năng của các tập tục là để thỏa mãn những nhu cầu sinh học chủ yếu
của cá nhân thông qua phương tiện văn hóa.
3. Định nghĩa thứ ba do Radcliffe-Brown lấy từ những lý thuyết của
Durkheim. Chức năng của mỗi tập tục là vai trị mà nó nắm giữ trong việc duy trì
sự tồn vẹn của hệ thống xã hội.
Việc nghiên cứu dựa vào lý thuyết chức năng là tìm hiểu cấu trúc bên trong
của những bộ phận xã hội, xem xét những quan hệ xã hội gắn kết các bộ phận này
với nhau và cố gắng giải thích sự ổn định có thể thấy được của xã hội phân
nhánh(1).
c. Lý thuyết của trường phái nhân loại học (Anthropological school):
Các nhà nghiên cứu folklore ln đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao ở
nhiều nước khác nhau rất xa lại có những sản phẩm giống nhau? Từ nghi vấn đó,
nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra những giả thuyết khác nhau như: do các dân tộc có
chung địa lý – lịch sử (lý thuyết An Au), do có sự vay mượn giữa các dân tộc (lý
thuyết vay mượn), do có sự phản ánh thiết chế xã hội giống nhau…
Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, ở Anh có một cách giải quyết vấn đề
mới mẻ, xuất phát từ dân tộc học. Bởi vì vào những năm đó, thuộc địa của Anh rất
nhiều. Ở Anh thời bấy giờ có một câu nói nổi tiếng là: Mặt trời khơng bao giờ lặn
trên đất nước Anh. Cũng chính nhờ hệ thống thuộc địa rộng lớn mà các nhà
folklore của Anh có điều kiện đi đây đi đó và họ phát hiện ra sự giống nhau của
các hiện tượng văn hóa của các dân tộc vốn khơng có mối quan hệ gì với nhau.
Vấn đề này thực sự khơng thể giải thích bằng lý thuyết bằng lý thuyết An Au hay
lý thuyết vay mượn được. Do đó, các nhà nghiên cứu này đã tách chúng ra thành
trường hợp riêng của sự giống nhau của các hiện tượng dân tộc. Họ đã giải thích
rằng sự giống nhau ấy là do có những quy luật của tâm lý nhân loại chung cho tất
cả các dân tộc. Chẳng hạn như sự giống nhau về folklore không tách rời sự giống

nhau về các công cụ sản xuất, nhà cửa, đồ dùng, quần áo…
Không chỉ có vậy, các nhà nghiên cứu cịn cho rằng tất cả những dân tộc
đều trải qua những con đường phát triển như nhau. Các dân tộc cho dù hiện đại
nhất cũng đã từng trải qua trạng thái nguyên thủy như những người dã man.
Trong đề tài này chúng tôi cũng có quan niệm như vậy nên đã áp dụng lý
thuyết này để nghiên cứu.
1.1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu:
Mặc dù trị chơi dân gian đóng một vai trị quan trọng trong văn học dân
gian và trong việc giáo dục trẻ em nhưng nó chỉ được giới thiệu đại lược chứ chưa
được đi sâu tập trung nghiên cứu.
(1)

Robert Layton (Phạm Ngọc Chiến dịch), Nhập môn lý thuyết nhân học, Nxb Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, 2007.


11

Về tác phẩm giới thiệu và tuyển chọn, theo sự tìm hiểu của chúng tơi, trị
chơi dân gian đã được sưu tầm và giới thiệu trong những cuốn sách và những
Website tiêu biểu sau:
1. Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hồng
(1997), Đồng dao và trị chơi trẻ em người Việt, Nxb Văn hóa Thơng tin,
Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Khải , Những trò chơi dân gian ở đồng bằng Bắc Bộ trước
năm1954, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1999.
3. Nguyễn Anh Dũng , Những trò chơi dân gian ở nông thôn, Nxb Trẻ, 2004.
4. Trương Kim Oanh, Phạm Quỳnh Hoa, Trò chơi dân gian cho trẻ em dưới
sáu tuổi, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1993.
5. Nguyễn Toán, Lê Anh Thơ, 136 trò chơi vận động dân gian: Việt Nam và

châu A, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội, 1997.
6. Nguyễn Hạnh, 100 trò chơi dân gian, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1999.
7. Hồng Long, Trần Đồng Lâm, Đỗ Thuật, Hoạt động vui chơi ở trường tiểu
học, Nxb Giáo dục, 2003.
8. Phan Văn Hiền, Trần Mạnh Tiến, Huy Trang, Nguyễn Khánh Trâm, Trò
chơi dân gian Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1990.
9. Mai Văn Mn, Trị chơi xưa và nay, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội, 1989.
10. Website: , , ,
, .
Về tác phẩm nghiên cứu trị chơi dân gian, cho đến tháng 4/2008, theo
chúng tơi quan sát, tìm hiểu thì chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về trò chơi
dân gian một cách trọn vẹn và hồn chỉnh. Nó chỉ được nghiên cứu và giới thiệu
trong một số bài báo, bài tiểu luận hoặc là một phần, một chương của cơng trình
nghiên cứu lớn nào đó. Chẳng hạn: Trương Kim Oanh, Phạm Quỳnh Hoa, Trò
chơi dân gian cho trẻ em dưới sáu tuổi, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1993 đã nêu lên
vai trò của trò chơi dân gian trong sự phát triển của trẻ em. L”Oeuvre sociale de
l”e’ducation physique dans les loisirs populaires: Avec 89 gravures dans le texte/
G-Demarbre, Paris: Berger- Levrault, 1936, tác phẩm này nghiên cứu những tác
động tích cực của các động tác thể dục, hoạt động thân thể tới sự phát triển thể
chất của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó nó còn đề cập đến lịch sử ra đời và phát triển của
các trò chơi dân gian ở châu Au, ảnh hưởng của những trò chơi này tới hoạt động
và những quan hệ xã hội. Nguyễn Dư, Khơi lại dịng sơng xưa, Nghiên cứu- biên
khảo văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Lao Động, 2006 tập hợp các bài viết,
nghiên cứu, biên khảo về các phong tục tập quán trong dân gian Việt Nam, các trị
chơi dân gian. Mai Văn Mn, Trò chơi xưa và nay, Nxb Thể dục thể thao, Hà
Nội, 1989 nêu lên định nghĩa về trị chơi nói chung, từ đó phân loại, nêu lên tính
chất, ý nghĩa của trị chơi. Đặc biệt, năm 2007 có một nhóm sinh viên Khoa Nhân
học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã thực hiện một đề tài nghiên
cứu khoa học về Trò chơi dân gian của trẻ em đô thị Nam bộ (nghiên cứu trường
hợp: Trường Tiểu học Tân Phú, phường Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh). Đề tài

này đã tiến hành tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu là trường tiểu học Tân Phú và sưu


12

tầm những trò chơi dân gian mà các em thường chơi ở đó. Sau đó, nhóm sinh viên
đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi và thực hiện việc nghiên cứu trên cơ sở những
tài liệu đã được thu thập. Cụ thể là đưa ra những đặc điểm của trò chơi trẻ em đô
thị như: thời gian, không gian chơi, dụng cụ chơi, thể loại, ngơn ngữ. Sau đó, họ
đã đưa ra vai trò của trò chơi dân gian trong việc giáo dục toàn diện trẻ em như:
tác dụng giáo dục thể chất, kỹ năng hoạt động tập thể, rèn luyện kỹ năng hoạt
động cá nhân, giáo dục bản sắc dân tộc. Từ bảng điều tra xã hội học, nhóm đã đưa
ra thực trạng của trị chơi trẻ em đơ thị ở các khía cạnh: thái độ học sinh về các trị
chơi dân gian, nhu cầu tìm hiểu các trị chơi dân gian của học sinh, các trò chơi mà
học sinh thường chơi ở trường và ở nhà…Các trò chơi dân gian sưu tầm được đã
được nhóm sinh viên này phân loại thành trị chơi dân gian mang tính diễn xướng
và các trị chơi dân gian mang tính chất thi tài. Từ đó, họ đã đưa ra những kiến
nghị của mình bằng “Dự án giáo dục tồn diện nhân cách trẻ em bằng văn hóa
truyền thống”.
Về địa bàn nghiên cứu của đề tài này: phường Khánh Hậu, thị xã Tân An,
tỉnh Long An cũng thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong ngồi nước.
Điển hình có cơng trình: Village in Vietnam của tác giả Gerald Cannon Hickey (
New Haven and London, Yale University Press). Cơng trình này đã giới thiệu khá
đầy đủ về làng Khánh Hậu (nay là phường Khánh Hậu) về các mặt: lịch sử
(history of the village), tơn giáo- tín ngưỡng (religion and popular belief), hệ thống
họ hàng (The Kindship system ), gia đình (the Family as a Social Group) , kinh tế
(Livelihood Patterns and the Economic system), luật pháp (Village Administration
and Law), cộng đồng văn hóa (The Cult Committee), những khác biệt về xã
hội…Khơng chỉ có vậy, những nhà nghiên cứu nhân học như Giáo sư Lương Văn
Hy, Phan Thị Yến Tuyết…cũng đến đây để nghiên cứu về gia phả, dịng họ…

Như vậy, có thể thấy hiện tại việc nghiên cứu về trò chơi dân gian nói
chung và trị chơi dân gian Nam bộ nói riêng là một cơng việc ít người nghiên cứu,
đặc biệt việc nghiên cứu trò chơi dân gian của trẻ em nông thôn Nam bộ hiện nay
là một công việc hồn tồn mới mẻ. Thiết nghĩ, trong tương lai, trị chơi dân gian
sẽ được quan tâm nhiều hơn không chỉ bởi các cơng trình nghiên cứu mà cả ý
nghĩa giáo dục của nó. Việc hướng trẻ em vào những trị chơi dân gian truyền
thống là một công việc hết sức cần thiết . Bên cạnh đó, sự quan tâm của các em
thiếu nhi đối với trò chơi dân gian ra sao cũng là một vấn đề đáng bàn và cần được
nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Với khả năng cho phép
của mình, chúng tơi chỉ dừng lại ở việc sưu tầm các trò chơi dân gian Nam bộ hiện
nay, phân loại để tìm ra nguồn gốc của nó, đồng thời so sánh với trị chơi dân gian
của trẻ em đô thị hiện nay và trị chơi dân gian ngày xưa để tìm ra xu hướng vận
động của trị chơi dân gian nói chung.
1.2. Tổng quan về phường Khánh Hậu, Thị Xã Tân An, Tỉnh Long An
1.2.1. Vị trí địa lý:
Phường Khánh Hậu, thị xã Tân An, tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc
biệt, đó là nằm ở giao điểm giữa Đơng Nam bộ và Tây Nam bộ.
Phía Bắc giáp phường 6, xã Lợi Bình Nhơn và phường 4, thị xã Tân An.


13

Phía Nam giáp xã Tân Hương, Châu Thành, Tiền Giang.
Phía Đông giáp quốc lộ 1A, phường Tân Khánh, thị xã Tân An.
Phía Tây giáp xã Tân Hội Đơng, Châu Thành, Tiền Giang.

Hình 1.1: bản đồ vị trí địa lý phường Khánh Hậu
(Nguồn: www.longan.gov.vn)
Ghi chú: phần khoanh vùng màu đỏ là địa bàn nghiên cứu.
Từ vị trí địa lý trên, Khánh Hậu sẽ có một số thuận lợi và khó khăn sau về

vấn đề văn hoá dân gian.
a. Thuận lợi:
Nằm ở vị trí giáp ranh giữa Đơng Nam bộ và Tây Nam bộ, Khánh Hậu sẽ
được kế thừa đặc điểm của văn hố dân gian cả hai vùng Đơng Nam bộ và Tây
Nam bộ, tức là của cả Nam bộ nói chung.
Thứ hai, vì nằm ở nơi giao nhau giữa Đơng Nam bộ và Tây Nam bộ nên
người dân sẽ dễ dàng bảo lưu những giá trị văn hoá dân gian truyền thống vì đây
là đặc điểm tâm lý của những người dân sống ở những khu vực giao nhau. Khi
nằm ở những khu vực giao nhau người dân thường có tâm lý sợ bị ảnh hưởng, bị
đối phương đồng hoá và do đó họ ln cố gắng lưu giữ những giá trị văn hố của
mình nên tính ổn định sẽ cao hơn những khu vực khác.
b. Khó khăn:
Khánh Hậu nằm ven đường quốc lộ 1A và giáp ranh với trung tâm thị xã
Tân An nên những giá trị văn hoá nơng thơn sẽ dần dần bị đơ thị hố. Điều này có
nghĩa là khi tiếp cận với đời sống văn minh thì tâm lý người dân sẽ dần thay đổi.
Mặc dù trong quá khứ họ luôn cố gắng đảm bảo tính ổn định thì trong tương lai
khơng xa, những giá trị văn hố dân gian nơng thơn nếu khơng có sự chú ý đúng
mực thì họ sẽ thay đổi theo hướng hiện đại. Đây cũng chính là tính chất hai mặt
của q trình đơ thị hố.
1.2.2. Tình hình dân cư:


14

Dân số: 5052 người, trong đó nam là 2469 người và nữ là 2583 người.
Dân cư được phân bố trong 1161 hộ gia đình.
Trong 1161 hộ gia đình thì có 366 hộ sản xuất nông nghiệp và 795 hộ sản
xuất phi nông nghiệp.
Dân số sản xuất nông nghiệp là: 1662 người trong đó có 877 nam và 785
nữ. Dân số phi nơng nghiệp là: 3390 người trong đó có 1592 nam và 1798 nữ.

Số người trong độ tuổi lao động là: 3174 người. Trong đó có 766 người lao
động nơng nghiệp, 1775 người lao động trong khu vực công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp, 380 người lao động trong khu vực thương mại và dịch vụ và 253
người lao động trong các ngành nghề khác(1).

Biểu đồ biểu diễn dân số

Nam
Nữ

Biểu đồ biểu diễn hộ gia đình

Hộ sản xuất nơng
nghiệp
Hộ sản xuất phi nông
nghiệp

(1)

(Nguồn số liệu của Đảng bộ phường Khánh Hậu, lấy tháng 1 năm 2008 )


15

Biểu đồ biểu diễn số người trong độ
tuổi lao động
Lao động nông
nghiệp
Lao động công
nghiệp và tiểu thủ

công nghiệp
Lao động thương
mại và dịch vụ
Lao động ngành
nghề khác

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện tình hình dân cư ở Khánh Hậu
Nhìn vào số lượng dân cư ở Khánh Hậu có thể thấy, tỷ lệ nam nữ tương đối
đều nhau. Mặc dù dân số tham gia sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng
số người lao động trong các ngành khác lại không tập trung, lao động chủ yếu là
tiểu thủ công nghiệp và mở rộng dần về dịch vụ nên có thể thấy, nền sản xuất chủ
yếu ở Khánh Hậu vẫn là sản xuất nông nghiệp.
1.2.3. Cơ sở hạ tầng và đời sống kinh tế(1):
Khánh Hậu có một chợ lớn của xã là chợ Khánh Hậu, một trường tiểu học
là trường tiểu học Khánh Hậu.
Hiện nay trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã chuyển về địa
bàn phường Khánh Hậu. Việc này sẽ tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển, đặc biệt
là những dịch vụ phục vụ sinh viên.
Về đường giao thơng có 15km đường giao thơng (hơn 4km đường nhựa,
còn lại là đường cấp 6 và đồng bằng).
Kinh tế: thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Gần đây, người dân có thêm thu
nhập từ thương mại và dịch vụ. Trong 388,70 ha diện tích đất tự nhiên thì có
219,89 ha đất nơng nghiệp, cịn lại 168,81 ha đất là sử dụng vào mục đích khác
hoặc đất chưa sử dụng.
Mức sống của người dân ở mức trung bình, sự chênh lệch giữa người giàu
và người nghèo không lớn.
1.2.4. Đời sống tơn giáo, tín ngưỡng, lễ hội:
Tơn giáo: có bốn tơn giáo chính ở Khánh Hậu là Phật giáo, Cao đài, Công
giáo, Tin Lành. Tuy nhiên người dân ở đây đa số là theo Phật giáo.


(1)

(Nguồn số liệu của Đảng bộ phường Khánh Hậu, lấy tháng 1 năm 2008 )


16

Tín ngưỡng, lễ hội: Khánh Hậu có một đình thành Khánh Hậu, một chùa
Phật, hai thánh thất Cao Đài và một di tích văn hố cấp quốc gia là lăng mộ
Nguyễn Huỳnh Đức (tiền qn).
Những di tích văn hố và những tơn giáo trên đã chi phối đến tín ngưỡng và
lễ hội của cư dân ở đây. Các chùa và thánh thất sẽ tổ chức sinh hoạt theo đời sống
tôn giáo của họ. Lễ hội đình thành thì được tổ chức vào ngày 16 tháng 4 (âm lịch)
hàng năm với nghi lễ chủ yếu là dâng hương và cúng. Lễ hội ở lăng mộ Nguyễn
Huỳnh Đức thì được diễn ra vào ngày 9/9 (âm lịch) hàng năm.

Hình 1.3: Lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức (nguồn: www.longan.gov.vn)
* Lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức: đây là nơi đã được Bộ Văn hóa thơng tin
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định cơng nhận là di tích quốc
gia ngày 11 tháng 5 năm 1993 (số quyết định: 534-QĐ/BT). Đây là một quần thể
kiến trúc bao gồm các cơng trình như: cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương quận
công Nguyễn Huỳnh Đức với kiểu nghệ thuật kiến trúc lăng mộ đầu đời Nguyễn
và những cổ vật quý giá cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
Nguyễn Huỳnh Đức tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại làng
Tường Khánh, huyện Kiên Hưng (nay là phường Khánh Hậu, thị xã Tân An). Ông
theo phò Nguyễn Anh từ năm 1780 lập nhiều chiến công, được ban họ vua và giữ
nhiều chức vụ quan trọng như: Chưởng Hậu quân, Chưởng tiền quân, Tổng Trấn
Gia Định thành, Tổng Trấn Bắc thành, tước Quận cơng. Ơng còn được mọi người
gọi bằng tên thân mật là Hổ tướng vì dũng khí và tài năng võ nghệ. Ơng mất ngày
9 tháng 9 năm 1819, được nhân dân tôn làm thần. Hàng năm vào 3 ngày: 7,8,9

tháng 9 âm lịch, nhân dân trong vùng tề tựu về đây để làm lễ cúng ơng. Lễ hội này
đã được duy trì từ năm 1819 đến nay(1).
Từ tổng quan về tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc tiến hành
nghiên cứu tiếp về trò chơi dân gian của trẻ em Nam bộ là hồn tồn hợp lý để góp
thêm tiếng nói cho các đề tài nghiên cứu trước đó về trị chơi dân gian. Đề tài này
sẽ có sự đóng góp nhất định cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
(1)

Nguồn:


17

Về địa bàn nghiên cứu, việc chọn nghiên cứu ở Khánh Hậu sẽ có những
thuận lợi sau:
Thứ nhất, Khánh Hậu nằm ở ngoại thị của thị xã Tân An nên hồn tồn
khơng phải là đơ thị như khu vực nghiên cứu của nhóm sinh viên Khoa Nhân học
đã thực hiện (ngay tại thành phố Hồ Chí Minh).
Thứ hai, Khánh Hậu nằm ngay giao điểm của Đông Nam bộ và Tây Nam
bộ nên sẽ có những đặc điểm của cả hai khu vực này. Mặt khác, Khánh Hậu còn
lưu giữ rất nhiều đặc điểm của nông thôn Nam bộ như hệ thống gia phả của những
gia đình lâu đời, các lễ hội được tổ chức đều đặn, thu nhập chủ yếu vẫn là nơng
nghiệp…mặc dù đơn vị hệ thống hành chính là phường.
Thứ ba, Khánh Hậu cũng không cách xa thành phố Hồ Chí Minh về mặt địa
lý nên việc đi lại nghiên cứu của chúng tôi cũng được thuận tiện.


18

Chương 2: THỰC TRẠNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN

CỦA TRẺ EM NAM BỘ
2.1. Đặc điểm của trò chơi dân gian của trẻ em Nam bộ:
2.1.1. Số người chơi:
Số người tham gia chơi trò chơi dân gian của trẻ em Nam bộ rất đa dạng, ít
nhất là hai người cịn thường thì các em chơi trò chơi gồm nhiều người.
Dù nhiều hay ít người thì cách sắp xếp đội hình chơi của trò chơi dân gian
trẻ em Nam bộ đều rơi vào bốn loại đội hình sau:
Thứ nhất, đội hình đối diện. Đây là đội hình thường thấy trong các trị chơi
dân gian gồm có hai người. Khi hai người chơi, nhất là chơi cờ, ơ ăn quan…thì
phải ngồi đối diện nhau mới chơi được. Ở một số trị chơi đơng người mà chia làm
hai đội như: kéo co, cướp cờ…thì hai đội cũng sẽ đứng theo đội hình này.
Thứ hai, đội hình hàng ngang. Ở loại đội hình này thường có nhiều người
chơi và có một mức nhất định cho mọi người đứng. Mọi người sẽ đứng dưới mức
và thi đấu với nhau. Với đội hình này, các trị chơi thường gặp là các trị chơi có
các đội thi đấu với nhau về mặt thời gian. Ví dụ như trị chuyền chanh, bịt mắt nhả
bóng…
Thứ ba, đội hình có một người làm trung tâm. Đây là đội hình dành cho
những trị chơi có nhiều người. Sau khi bề trắng, bề đen sẽ có một người thua và bị
chăng(1) cho những người khác chơi. Đội hình này rất phổ biến. Những người khác
có thể đứng vịng trịn, tuỳ trị chơi hoặc chạy lộn xộn để người chăng đuổi bắt. Ví
dụ: trị bịn bon, trị bỏ khăn (đứng vịng trịn), trị trốn tìm, bịt mắt bắt dê, sống
chết…(mọi người chạy lộn xộn).
Thứ tư, đội hình khơng cố định. Đội hình này cũng dành cho nhiều người
chơi. Đặc điểm của đội hình này là mỗi người đều có vai trị, vị trí như nhau, khả
năng di chuyển như nhau. Đội hình này ít phổ biến. Nó thường gặp trong các trị
chơi như: thả diều, đánh cổng…
Qua việc khảo sát 48 trò chơi dân gian Nam bộ, chúng tôi thấy tỷ lệ phân
bố của bốn loại đội hình này như sau:

(Tỷ lệ: %)

Đội hình một
Đội hình
Đội hình
Đội hình người làm trung khơng cố
hng ngang
đối diện
tâm
định
20.83
29.17
31.25
18.85

(1)

Từ địa phương Nam bộ, có nghĩa là người thua sẽ làm cho những người khác chơi.


×