Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang (nghiên cứu trường hợp tại tổ chức trẻ em rồng xanh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TẠ THỊ PHÚC

HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ
EM LANG THANG (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI TỔ CHỨC TRẺ
EM RỒNG XANH – HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TẠ THỊ PHÚC

HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ
EM LANG THANG (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI TỔ CHỨC TRẺ
EM RỒNG XANH – HÀ NỘI)

Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S. Đỗ Thị Ngọc Phƣơng



Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 6
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................. 9
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu......................................... 17
3.1 Ý nghĩa lý luận ....................................................................................... 17
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 18
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu ........................................................... 18
4.1. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................... 18
4.2. Khách thể nghiên cứu:........................................................................... 18
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 19
6. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 19
7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 19
8. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 20
8.1. Mục đích nghiên cứu: ........................................................................... 20
8.2. Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu: ........................................................................... 20
9. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 20
9.1. Phƣơng pháp luâ ̣n ................................................................................ 20
9.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 20
9.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu ........................................................ 20
9.2.2. Phương pháp trưng cầ u ý kiế n......................................................... 21
9.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu............................................................ 21
9.2.4. Phương pháp thảo luâ ̣n nhóm.......................................................... 21
9.2.5. Phương pháp quan sát ..................................................................... 22
10. Kết cấu của luận văn ............................................................................ 22
CHƢƠNG 1. CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU.... 23

1.1. Các khái niệm công cụ .......................................................................... 23
1.1.1. Trẻ em ............................................................................................ 23
1.1.2. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt......................................................... 23
1.1.3. Trẻ em lang thang........................................................................... 24
1


1.1.4. Dịch vụ xã hội ................................................................................. 25
1.1.5. Dịch vụ công tác xã hội ................................................................... 26
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................... 27
1.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow .......................................................... 27
1.2.2. Thuyết vai trò ................................................................................. 30
1.2.3. Thuyế t hê ̣ thố ng sinh thái............................................................... 31
1.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh ............ 34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
CTXH CHO TRẺ EM LANG THANG TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG
XANH ............................................................................................................. 42
2.1. Thực trạng trẻ em lang thang tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh ............. 42
2.2. Tình hình về nhóm nghiên cứu ............................................................. 43
2.2.1. Đặc điểm về nhóm nghiên cứu ....................................................... 43
2.2.2. Nguyên nhân bỏ nhà đi lang thang: ................................................. 48
2.2.3. Nhu cầu của trẻ em lang thang về cung cấp dịch vụ CTXH ........... 52
2.3. Vai trò của dịch vụ công tác xã hội ....................................................... 54
2.4. Một số kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội ............... 56
2.4.1. Dịch vụ hỗ trợ tâm lý....................................................................... 59
2.4.2. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý..................................................................... 64
2.4.3. Dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe .......................................... 67
2.4.4.Dịch vụ hỗ trợ giáo dục đào tạo ...................................................... 70
2.4.5. Hỗ trợ về chỗ ở ................................................................................ 74
2.4.6.Các hoạt động hỗ trợ khác ................................................................ 77

2.5. Mô ̣t số tồ n ta ̣i và nguyên nhân .............................................................. 81
CHƢƠNG 3. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CHO TRẺ EM LANG THANG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT .. 89
3.1. Vai trò của nhân viên xã hô ̣i trong cung cấ p các dich
̣ vụ CTXH .......... 89
3.1.1. Vai trò người giáo du ̣c ..................................................................... 89
3.1.2. Vai trò người tổ chức, quản lý ......................................................... 91
3.1.3. Vai trò người kế t nố i các nguồn lực ................................................ 92
3.1.4. Vai trò người biê ̣n hô .......................................................................
94
̣
3.1.5. Vai trò người hỗ trợ tâm lý .............................................................. 96
3.2. Mô ̣t số giải pháp đề xuấ t ....................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 109
2


DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

1

BVCSTE


Bảo vệ chăm sóc trẻ em

2

CTXH

Công tác xã hô ̣i

3

HIV/AIDS

Human Insuffisance Viruts/ Acquired Inmmune
Deficency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải)

4

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

5

TECHCĐB

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

6


TELT

Trẻ em lang thang

7

TERX

Trẻ em Rồng Xanh

8

PVS

Phỏng vấn sâu

3


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
STT

Tên bảng số liệu

Trang

Bảng 2.1

Độ tuổi, giới tính của TELT


44

Bảng 2.2

Nhu cầu được hỗ trợ của TELT

54

Bảng 2.3

Kết quả dịch vụ công tác xã hội cho TELT

58

Bảng 2.4

Sự hài lòng của TELT về các dịch vụ CTXH

60

Bảng 2.5

Dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho TELT

66

Bảng 2.6

Dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho TELT


70

Bảng 2.7

Dịch vụ hỗ trợ giáo dục cho TELT

73

4


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

Biểu 2.1

Cơ cấu độ tuổi của TELT

45

Biểu 2.2

Cơ cấu việc làm của TELT

46


Biểu 2.3

Cơ cấu giới tính của TELT

47

Biểu 2.4

Trình độ học vấn của TELT

48

Biểu 2.5

Công việc hiện tại của TELT

49

Biểu 2.6

Nguyên nhân bỏ nhà đi lang thang

50

Biểu 2.7

Dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho TELT

63


Biểu 2.8

Sự hài lòng của TELT về dịch vụ hỗ trợ tâm lý

65

Biểu 2.9

Sự hài lòng của TELT về dịch vụ hỗ trợ pháp lý

68

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển của thế giới, sự phát
triể n của nước ta đang d iễn ra theo xu hướng toàn cầ u hóa và hô ̣i nhâ ̣p . Nền
kinh tế thị trường đã đem lại nhiều thành tựu lớn lao trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước, song bên cạnh đó đã kéo theo nhiều vấn đề nổi cộm bức
xúc tác động đến mỗi gia đình trong đó có trẻ em. Trẻ em luôn là đối tượng đầu
tiên bị ảnh hưởng trước những thay đổi lớn. Hiê ̣n ta ̣i, cấ u trúc gia điǹ h truyề n
thố ng bi ̣phá vỡ với tỉ lê ̣ ly hôn , ly thân ngày càng tăng , sự phân hóa giàu
nghèo càng rõ rệt mà hậu quả là có hàng ngàn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc
biê ̣t khó khăn . Nạn buôn bán phụ nữ trẻ em ; trẻ em bị xâm hại ; trẻ phải lao
đô ̣ng nă ̣ng nho ̣c trong điề u kiê ̣n đô ̣c ha ̣i, nguy hiể m, trẻ bị bỏ rơi, bị ảnh hưởng
bởi HIV; trẻ vi phạm pháp luâ ̣t và trẻ bỏ nhà đi lang thang kiế m số ng đang có
chiề u hướng gia tăng.
Theo các số liệu của Bộ LĐTB&XH thì số lượng trẻ em lang thang trong

toàn quốc đã tăng từ gần 15.000 em năm 1996 lên tới 23.000 em năm 2000.
Trên thực tế con số này còn cao hơn nhiều. Bộ LĐTB&XH ước tính năm
2007 có hơn 2,5 triệu trẻ em sống trong “các hoàn cảnh đặc biệt” chiếm gần
10% tổng số trẻ em trai và trẻ em gái ở Việt Nam . Trong đó hơn 13.000
TELT. Đế n năm 2010 số TECHCĐB đã tăng lên hơn 3,4 triê ̣u trẻ em trong đó
có hơn 21.000 TELT. Được sự quan tâm của của Đảng , Nhà nước và nhân
dân trong công tác bảo vê ̣ chăm sóc trẻ em

, trải qua nhiều hoạt động can

thiê ̣p, trơ ̣ giúp đế n năm 2013, số lươ ̣ng trẻ em có hoàn cảnh đă ̣c biê ̣t giảm
xuố ng còn hơn 1,5 triê ̣u em trong đó có hơn 15.000 TELT. Vì thiếu một hệ
thống cơ sở chăm sóc trẻ em ho ạt động mạnh và có hiệu quả nên các vấn đề
nêu trên càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thế đó là thiếu các dịch vụ công
tác xã hội chuyên nghiệp để hỗ trợ tất cả các trẻ em dễ bị tổn thương, từ
phòng tránh tình trạng bị lạm dụng, bỏ rơi, bóc lột cho đến chăm sóc và điều
trị. Đây chin
́ h là vấ n đề nhức nhố i của xã hô ̣i , đòi hỏi cầ n sự quan tâm , chăm
sóc với phương pháp chuyên môn đặc thù và tí
6

nh chuyên nghiê ̣p cao của


người làm công tác xã hô ̣i , nhằ m hỗ trơ ̣ cho các em và cô ̣ng đồ ng trong viê ̣c
giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
Thể hiê ̣n sự quan tâm đă ̣c biê ̣t dành cho trẻ em , Việt Nam là quốc gia đầu
tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em
của Liên hợp quốc (Viê ̣t Nam phê chuẩ n ngày 20/02/1990). Đây là cam kết rất
rõ ràng của Việt Nam đối với trẻ em, và sau đó đã được thực hiện bằng sự đầu

tư và ưu tiên cho trẻ em trong những năm qua. Bố n nhóm quyề n cơ bản của
trẻ trong Công ước của Liên hợp quốc đã được luật hóa trên cơ sở phù hợp
với điề u kiê ̣n , hoàn cảnh và pháp luật Việt Nam . Cùng với việc hoàn thiện
nhiề u văn bản pháp lý liên quan như Luâ ̣t Bảo vệ, chăm sóc và giáo du ̣c trẻ
em, Luâ ̣t phòng chố ng mua bán người … Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiề u chương trin
̀ h , chính sách, kế hoa ̣ch hành đô ̣ng nhằ m gắ n mu ̣c tiêu bảo
vê ̣, chăm sóc và giáo du ̣c trẻ em với các chi ến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó , hê ̣ thố ng cơ sở chăm sóc trẻ em đươ ̣c hiǹ h thành rô ̣ng khắ p trên cả
nước là sự cu ̣ thể hóa hành đô ̣ng của Đảng , Nhà nước và nhân dân ta trong
công tác bảo vê ̣, chăm sóc trẻ em, nhấ t là những trẻ em có hoàn cảnh đă ̣c biê ̣t
trong đó có trẻ em lang thang . Bên ca ̣nh đó sự hỗ trơ ̣ của nhi ều tổ chức quốc
tế hoạt động tại Việt Nam như UNICEF, ILO, Plan, Tầm nhìn thế giới, các
Quỹ nhi đồng Anh, Mĩ, Thuỵ Điển…đã quan tâm hỗ trợ, hợp tác và giúp
nhiều địa phương xây dựng, triển khai được nhiều dự án, mô hình, hoạt động
có ý nghĩa và hiệu quả đã góp phầ n to lớn trong công cuô ̣c phát triể n kinh tế
xã hội của đất nước.
Hiê ̣n nay, TECHCĐB chủ yế u đươ ̣c chăm sóc , nuôi dưỡng ta ̣i các cơ sở
chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn . Theo Báo cáo của Bô ̣ LĐTB &XH
tính đến năm 2013, cả nước có 22.000 trẻ em sống trong các cơ sở chăm sóc
tâ ̣p trung. Trong đó có 10.000 em số ng trong cơ sở Nhà nước và 12.000 em
số ng trong các cơ sở tư nhân . Trên điạ bàn cả nước có 432 cơ sở bảo trơ ̣ xã
hô ̣i công lâ ̣p và ngoài công lâ ̣p trong đó có

300 trung tâm chăm sóc , nuôi

dưỡng trẻ em . Trong tổ ng số các trung tâm bảo trơ ̣ xã hô ̣i Nhà nước q uản lý
190 cơ sở , còn lại là của các Tổ chức phi chính phủ quốc tế , đoàn thể xã hô ̣i .
7



Tuy nhiên ma ̣ng lưới cơ sở bảo trơ ̣ xã hô ̣i vẫn chưa thể đáp ứng kip̣ thời sự
gia tăng nhanh chóng về số lươ ̣ng đố i tươ ̣ng trẻ em cầ n đươ ̣ c bảo vê .̣ (i) Đội
ngũ cán bộ, đặc biệt đội ngũ cán bộ xã hội mang tính chuyên nghiệp làm việc
với TECHCĐB nói chung TELT nói riêng còn thi ếu về số lượng và ha ̣n chế
về kỹ năng, phương pháp CTXH, mô ̣t số nhân viên làm viê ̣c trực tiế p với trẻ
chưa đươ ̣c bồ i dưỡng và đào ta ̣o chuyên nghiê ̣p về CTXH ; (ii) Nhâ ̣n diê ̣n về
các dịch vụ CTXH chưa rõ ràng ; (iii) Kế t nố i các dich
̣ vu ̣ CTXH từ cơ sở bảo
trơ ̣ đế n cô ̣ng đồ ng chưa chă ̣t chẽ , chưa ta ̣o đươ ̣c mô ̣t hê ̣ thố ng chuyên nghiê ̣p ,
thống nhất và đồng bộ ; (iiii) Cơ sở vâ ̣t chấ t phu ̣c vu ̣ cho hoa ̣t đô ̣ng cung cấ p
dịch vụ CTXH còn thiếu và yếu. Việc cung cấ p các dich
̣ vu ̣ CTXH trong công
tác bảo vệ các em hết sức có ý nghĩa, cả về giá trị lý luận và thực tiễn, cả về
tính xã hội và nhân văn. Như vâ ̣y nhu cầ u cung cấ p dich
̣ vu ̣ CTXH là rấ t quan
trọng, cầ n thiế t và phải đươ ̣c quan tâm.
Tổ chức Trẻ em Rồ ng Xanh là mô ̣t tổ chức phi chiń h phủ hoa ̣t đô ̣ng giúp
đỡ trẻ em có hoàn cảnh đă ̣c biê ̣t khó khăn , trẻ khuyết tật, trẻ bị buôn bán , trẻ
bị lạm dụng sức lao động, trẻ có nguy cơ bỏ học và đặc biệt là trẻ em lang
thang. Tổ chức TERX đã tiế n hành cung cấ p mô ̣t số dich
̣ vu ̣ công tác xã hô ̣i
cho các đố i tươ ̣ng có HCĐB trong đó có TELT như: trơ ̣ giúp pháp lý , trơ ̣ giúp
tâm lý , y tế , giáo dục … thông qua vai trò của nhân viên CTXH làm việc với
cá nhân , nhóm, cô ̣ng đồ ng và đã đa ̣t đươ ̣c mô ̣t số kế t

quả ban đầu đáp ứng

đươ ̣c mô ̣t phầ n nhu cầ u cơ bản trẻ và gia đình. Tuy nhiên viê ̣c thực hiê ̣n cung
cấ p các dich

̣ vu ̣ CTXH còn nhiề u ha ̣n chế như

: ( i) Mô ̣t số nhân viên chưa

nhâ ̣n diê ̣n đầ y đủ về dich
̣ vu ̣ CTXH ; (i) Quá trình cung cấp dịch vụ CTXH
chưa mang tính chuyên nghiê ̣p ; (iii) Viê ̣c kế t nố i các dịch vụ CTXH giữa cơ
sở và các đơn vi ,̣ tổ chức khác còn gă ̣p nhiề u khó khăn , chưa đủ năng lực để
kế t nố i các dich
̣ vu ̣ CTXH thành mô ̣t hê ̣ thố ng chuyên nghiê ̣p

, chă ̣t chẽ và

đồ ng bô ̣. Từ những lý do trên, tôi đã cho ̣n đề tài nghiên cứu: Hoạt động cung
cấ p dich
̣ vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang (Nghiên cứu trường hợp
tại Tổ chức Trẻ em Rồ ng Xanh - Hà Nội).

8


2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trẻ em luôn là một trong những nhóm đối tượng nhận đượ c sự quan tâm
đă ̣c biê ̣t của các nhà khoa ho ̣c , nhà nghiên cứu, các chuyên gia , học giả trong
và ngoài nước . Trong pha ̣m vi có liên quan đế n đề tài đã có mô ̣t số nghiên
cứu, bài viết như sau:
 Các bài viết, nghiên cứu liên quan đến trẻ em lang thang
Bài viết “ Giải quyết vấn đề lao động trẻ em và trẻ em lang thang trong
Chiế n lược bảo vê ̣ chăm sóc và giáo dục trẻ em ” của tác giả Quách Th ị Quế,
Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã

đánh giá thực trạng về tình trạng trẻ em lang thang và lao động trẻ em. Bài viế t
đã đề câ ̣p đến tạo ra những cơ hội cho trẻ em được học nghề, có thể làm việc để
góp phần giảm bớt khó khăn về kinh tế cho gia đình, bảo đảm chính đời sống
của các em. Thông qua mô hình dạy nghề thay thế cho TELT hồi gia là hình
thức mà Dự án Hỗ trợ TELT (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đã triển
khai trong những năm qua (2009 – 2011) tại 51 xã/08 tỉnh (Vĩnh Phúc, Hưng
Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng
Ngãi) là một mô hình đáng quan tâm. Dạy nghề cho TELT hồi gia là một giải
pháp tình thế hữu hiệu. Các em không bị ngược đãi, bị cưỡng bức; có thu nhập
để duy trì cuộc sống; rèn luyện cho các em tính cần cù, chịu khó; phát triển kỹ
năng nghề ở các em. Dự án đã hỗ trợ dạy nghề thay thế cho cha, mẹ, anh, chị
hoặc những người trực tiếp nuôi dưỡng TELT để làm kinh tế giúp các em trở
về với gia đình.
Tác giả Vũ Trùng Dương đã có bài viết về : “Cơ hội học tập của trẻ em
lang thang - vấn đề cần được quan tâm” đăng ngày 25/03/2012 trên Cổng
thông tin điện tử đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 1800 1567. Bài viết đã đánh
giá học vấn của trẻ em lang thang nhìn chung là thấp vì đa số là những trẻ bỏ
học sớm, thất học và thậm chí còn có một số em mù chữ hoặc tái mù chữ. Trẻ
em lang thang được tạo điều kiện, có cơ hội học tập, tiếp cận với giáo dục sẽ:
Được nâng cao trình độ văn hóa, được phát triển trí tuệ; có hiểu biết về pháp
luật, về quyền của mình, có ý thức được tự bảo vệ và chấp hành luật pháp tốt
9


hơn; được đào tạo nghề, có kỹ năng làm việc tốt hơn; được lựa chọn, hoặc
chuyển đổi nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân và yêu cầu của
cuộc sống. Tạo dựng cơ hội học tập cho trẻ em nói chung và trẻ em lang
thang nói riêng phải được coi là đầu tư phát triển nguồn nhân lực của đất
nước và phải gắn chặt với công tác phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em
lang thang và tái lang thang.

“Cuộc số ng của trẻ em lang thang trên đi ̣a bàn Hà Nội

” của tác giả

Nguyễn Thanh Bin
̀ h, Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Hà Nô ̣i đăng trên Trang tin Tổ ng cu ̣c
Dân số và phát triể n số 5 (122) đã nghiên cứu về cuô ̣c số ng sinh hoa ̣t của trẻ
em lang thang trên các phương diê ̣n về chỗ ở , công viê ̣c, thu nhâ ̣p và chi tiêu
của trẻ em lang thang. Bài viết đưa ra kết luận cuộc sống của các em tương đối
khó khăn. Đa phần các em đều có hoàn cảnh gia đình éo le. Bản thân các em
không có trình độ học vấn hoặc trình độ học vấn thấp nên rất khó khăn trong
việc tìm kiếm công việc tạo ra thu nhập ổn định cho bản thân. Hầu hết những
công việc mà các em đang làm là những công việc giản đơn, thu nhập thấp và
bấp bênh. Vì thế, trong chi tiêu hàng ngày của các em là hết sức tiết kiệm. Các
em chỉ chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Nơi ở
của các em thường được thuê với giá rẻ nhất có thể, hoặc sống tạm bợ tại
những nơi công cộng. Điều này tác động và ảnh hưởng lớn đế n cu ộc sống và
sinh hoa ̣t của trẻ em lang thang. Vì thế, cần thiết có các chính sách hợp lý nhằm
hỗ trợ cuộc sống cho các em.
Những nghiên cứu, báo cáo trên đây chỉ mang tính chất tổng kết, lượng giá
và định hướng kế hoạch thực hiện giải pháp dành cho nhóm đối tượng trẻ em
lang thang. Ở một khía cạnh nào đó, nó có đề cập đến việc tạo ra những cơ hội
cho trẻ em được học nghề, có thể làm việc để góp phần giảm bớt khó khăn về
kinh tế cho gia đình, bảo đảm chính đời sống của các em. Tuy nhiên, những bài
viết này chỉ dừng lại ở mức đánh giá, nhận định sơ bộ, chưa có nghiên cứu nào
tìm hiểu sâu về vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động hỗ trợ giáo dục trẻ
em lang thang. Do đó, đây cũng chính là tính mởi mẻ, sáng tạo của nghiên cứu
này.
10



 Một số nghiên cứu, bài viết liên quan đến phát triển các dịch vụ
công tác xã hội:
Bài viết “Kinh nghiệm triển khai dịch vụ công tác xã hội tại một số nước
trên thế giới” được đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, 2014. Bài viết đã chỉ ra một số kinh nghiệm về hoạt động
cung cấp dịch vụ tại một số nước trên thế giới: Cơ cấu các dịch vụ CTXH có
sự kết hợp của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ. Mối quan hệ này
khác nhau giữa các nước do lịch sử phát triển của hệ thống phúc lợi xã hội,
yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế chính trị của mỗi nước.
Các dịch vụ CTXH chính thường bao gồm: Chăm sóc trẻ em cần sự bảo vệ
đặc biệt, dịch vụ chăm sóc thay thế cho trẻ em, hỗ trợ các gia đình có nhu cầu,
bảo trợ xã hội, hỗ trợ người khuyết tật, người già, phụ nữ (phụ nữ là nạn nhân
của nạn bạo hành gia đình, bị buôn bán), trị liệu tâm lý, tham vấn, hỗ trợ mọi
người bị khủng hoảng, trợ giúp giải quyết các mối quan hệ.
Ở một số nước như Anh, Úc, nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc
cung cấp các dịch vụ xã hôi cho người dân. Khu vực phi Chính phủ được
khuyến khích cung cấp các dịch vụ xã hội tác các cộng đồng người nghèo.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự tham gia của khu vực phi Chính phủ
chủ yếu dựa trên các hợp đồng với Chính phủ, hoạt động với tư cách là đại
diện cho chính phủ và được chính phủ trả tiền. Còn tại nước Mỹ, CTXH thu
phí cao đối với những người giàu.
Tại Philippines, CTXH được tập trung vào vấn đề chính sách và phát triển
cộng đồng, trong đó, các cán bộ hoạt động trực tiếp đóng vai trò là người
cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và gia
đình. Các cán bộ xã hội làm việc tại cơ quan trung ương là Bộ hoặc tại các dự
án của tổ chức phi Chính phủ, văn phòng trung ương và cấp tỉnh. Các dịch vụ
chuyên biệt được cung cấp tại các trung tâm dành cho người có nhu cầu hợc ở
cấp vùng, cấp quốc gia.
Tại Thái Lan, hệ thống dịch vụ CTXH do Chính phủ cung cấp, không có

các văn phòng CTXH hay các trung tâm bảo trợ xã hội và được đặt trong các
11


cơ quan về phúc lợi xã hội, y tế và tư pháp người chưa thành niên. Cán bộ xã
hội được tuyển dụng để làm việc trực tiếp tại cấp tỉnh/thành phố và
quận/huyện. Bên cạnh đó, Thái Lan còn thiết lập một hệ thống cán sự xã hội
(cán bộ xã hội bán chuyên nghiệp) để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ đối tượng.
Ở Singapore, cán bộ xã hội phải qua đào tạo đại học và được tuyển dụng
vào làm việc ở cả các cơ quan của Chính phủ và phi Chính phủ để đảm nhận
nhiều chức năng về phúc lợi xã hội như giáo dục và hỗ trợ gia đình, cha mẹ,
tham vấn cá nhân về các mối quan hệ, việc làm cho thanh niên, bạo lực trong
gia đình và các biện pháp ngăn ngừa lạm dụng, chăm sóc người khuyết tật,
người tâm thần, người già không nơi nương tựa, trẻ có nhu cầu đặc biệt và
quản lý các dịch vụ phúc lợi xã hội.
Còn ở Trung Quốc, hiện nay, CTXH được coi là nội dung mới và quan
trọng của chính sách an sinh xã hội. Bộ Các vấn đề dân sự được giao trách
nhiệm (tương tự như Bộ Lao động- TBXH và Bộ Nội vụ của Việt Nam). Cơ
chế đối với CTXH cấp tỉnh/ thành là thực hiện việc quản lý, còn cấp
quận/huyện cung cấp các dịch vụ trực tiếp. Các dịch vụ này bao gồm dịch vụ
CTXH trực tiếp, trung tâm bảo trợ xã hội và các dịch vụ chuyên sâu khác.
Việc cung cấp dịch vụ xã hội và dịch vụ CTXH được thực hiện tại cấp
chính quyền địa phương (cấp tỉnh/thành phố, bang và quận/đia hạt). Chính
quyền địa phương thành lập các trung tâm hoặc văn phòng cấp quận/huyện, nơi
cán bộ xã hội thực hiện đánh giá các nhu cầu, lập kế hoạch các trường hợp, đưa
ra các can thiệp trực tiếp và các hỗ trợ tâm lý xã hội, vận động sự tham gia của
các ngành chuyên môn khác thông qua việc giới thiệu chuyển tuyến.
Mỗi quốc gia có hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội khác nhau tuy nhiên
công tác xã hội thường phát triển theo hướng trở thành dịch vụ tại cộng đồng
và góp phần cải thiện tính hiệu quả của dịch vụ phúc lợi xã hội.

Bài viết“Một số kinh nghiê ̣m quố c tế và những vấ n đề đặt ra đố i với viê ̣c
phát triển các di ̣ch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vê ̣ trẻ em”của tác giả
Đỗ Thị Ngọc Phương đư ợc đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế Chia sẻ kinh
nghiệm CTXH và ASXH, tại trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, tháng 11/2012.
12


Bài viết nhận định tại Anh, Mỹ, Úc, Philipines, Thái Lan, Singapore, Nhâ ̣t Bản,
Trung Quố c, viê ̣c cung cấ p dich
̣ vu ̣ xã hô ̣i chủ yế u là trách nhiê ̣m của các bô ̣ và
cơ quan nhà nước . Tại các quốc gia này , cán bộ xã hội vẫn thực hiện chức
năng tham vấ n tâm lý xã hô ̣i , nhưng lồ ng ghép với đánh giá nhu cầ u phúc lơ ̣i
xã hội và quản lý việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội đa dạng khác nhau. Dịch
vụ xã hội cũng có thể bao gồm việc xem xét các nhu cầu phát triển của trẻ em,
gia đin
̀ h, cô ̣ng đồ ng và lồ ng ghép với sự tham gia của cô ̣ng đồ ng.
Bài viết “Phát triển mạng lưới dịch vụ công tác xã hội và nhân viên công
tác xã hội” của tác giả Nguy ễn Hải Hữu trên Trang thông tin phát triể n nghề
Công tác xã hội, năm 2012 cho thấ y ở nư ớc ta hiện nay có hàng chục triệu
người đang cần loại hình dịch vụ CTXH và cũng không chỉ có những đối
đượng hiện tại mà còn hàng triệu đối tượng tiềm năng sẽ cần được cung cấp
dịch vụ công tác xã hội trong tương lai. Tác giả cũng đã nêu vấn đề cung c ấp
dịch vụ công tác xã hội bởi những người làm công tác xã hội chuyên nghiệp
hoặc bán chuyên nghiệp nhưng phải được đào tạo cơ bản thể hiện bằng sự
tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội nẩy sinh trong mối quan
hệ giữa con người, tham gia vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng
tiềm năng cho mỗi cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng có vấn đề xã hội để
họ tự vươn lên hòa nhập cộng đồng và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bài viết “Phát triển hệ thống trung tâm cung cấp các dịch vụ công tác xã
hội” của tác giả Hồng Hạnh đăng trên Trang Giáo dục Việt Nam ngày

12/9/2013 đã đề câ ̣p đế n kinh nghi ệm của các nước có nghề công tác xã hội
phát triển thì các dịch vụ công tác xã hội được thiết lập và cung cấp cho cá
nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng có vấn đề xã hội được hình thành ở ngay
cộng đồng, cơ sở như thôn ấp bản, xã/phường, thị trấn, cụm xã/phường;
trường học, bệnh viện, tòa án, cao hơn nữa là các cơ quan nhà nước cung cấp
dịch vụ công tác xã hội hay an sinh xã hội ở tuyến huyện, tỉnh và trung ương.
Các nhân viên công tác xã hội sử dụng các phương pháp tiếp cận và kỹ năng
riêng để thấu hiểu và cảm hóa đối tượng, xây dựng cái tôi nhân cách hữu ích,
xây dựng giá trị của gia đình, cộng đồng hướng tới một cuộc sống tốt đẹp
13


hơn, thông qua tư vấn, tham vấn, quản lý ca, nâng cao năng lực và giúp họ có
kế hoạch hành động thiết thực trong cuộc sống, giúp họ tiếp cận các nguồn
lực, dịch vụ sẵn có để họ có thể sử dụng các nguồn lực, dịch vụ đó một cách
hiệu quả. Việc kết nối các dịch vụ trợ giúp các đối tượng xã hội và cộng đồng
có vấn đề xã hội có phạm vi rất rộng rộng vì vậy nhân viên không chỉ đòi hỏi
có hiểu biết về nghiệp vụ công tác xã hội mà còn phải được trang bị các kiến
thức rộng hơn hơn về phát triển cộng đồng. Để cung cấp các dich vụ công tác
xã hội có hiệu quả các quốc gia đều quan tâm đến việc xây dựng thể chế
chính sách, thể chế tổ chức và thể chế tài chính phù hợp với quá trình phát
triển. Xây dựng mạng lưới nhân viên công tác xã hội được đào tạo từ các
trường chuyên nghiệp ra từ cấp trung ương đến cộng đồ ng.
Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em (18001567) - hoạt động từ năm 2004,
nay trực thuộc Cục BVCSTE- Bộ LĐTBXH, là dịch vụ công tiếp nhận thông
tin, tư vấn và kết nối dịch vụ qua điện thoại đã góp phần can thiệp, trợ giúp
cho nhiều đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đă ̣c biê ̣t . Các báo cáo cũng đã nhận
đinh
̣ dich
̣ vu ̣ mang tin

́ h CTXH này đã ngày càng hoa ̣t đô ̣ng hiê ̣u quả hơn và
thực sự cầ n thiế t đố i với viê ̣c bảo vê ̣

, chăm sóc trẻ

em nói chung và

TECHCĐB nói riêng trong đó có TELT.
Để thúc đẩ y phát triể n nghề CTXH hiê ̣n nay Th ủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định số 32/2010/QĐ-TTG: Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã
hội giai đoạn 2010-2020. Đề án 32 là tiền đề, là cơ sở pháp lý quan trọng để
phát triển hệ thống bộ máy tổ chức, hoàn thiện hành lang pháp lý cho nghề
CTXH. Đề án 32 của chính phủ đã đưa ra mục tiêu chung Phát tri ển công tác
xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về
nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng
tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với
phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp
phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Một trong những mục tiêu
quan trọng của Đề án 32 là “phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên,
cộng tác viên công tác xã hội và củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung
14


cấp dịch vụ công tác xã hội trong cả nước”. Như vậy, đội ngũ cán bộ, viên
chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH ở nước ta sẽ ngày càng tăng . Mô ̣t
trong các hoa ̣t đô ̣ng của Đề án là xây d ựng và ban hành hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về công tác xã hội trong đó viê ̣c ban hành tiêu chu ẩn, qui
trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội đươ ̣c đưa ra là hoa ̣t đô ̣ng quan tro ̣ng
trong quá trin
̀ h thực hiê ̣n đề án 32.

Một trong những hoạt động quan trọng đang góp phần củng cố và tăng
cường hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong cả nước. Đó là Dự án
Hỗ trợ phát triển nghề CTXH tại Việt Nam giai đoạn 2010-2014 do tổ chức
Atlantic Philanthropies và Chính phủ nước ta tài trợ và giao cho Cục Bảo trợ
Xã hội thực hiện từ năm 2010. Mục tiêu chung của Dự án là nhằm hỗ trợ kỹ
thuật phát triển nghề công tác xã hội trở thành một nghề chuyên nghiệp ở
nước ta vào năm 2020. Dự án tập trung vào các hợp phần chính là nghiên cứu
xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phát triển nghề CTXH; tổ chức đào tạo
cán bộ, nhân viên CTXH; phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ
CTXH và truyền thông vận động xã hội nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành và người dân về nghề CTXH. Đến năm 2014, sau 4 năm thực hiện, Dự
án đã hỗ trợ Bộ Lao động- TBXH và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và
trình ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nghề
CTXH, nghiên cứu, rà soát và đánh giá các văn bản pháp luật liên quan, xây
dựng chế độ tiền lương, phụ cấp nghề CTXH, xây dựng các tiêu chuẩn đạo
đức nghề CTXH. Bên cạnh đó, dự án đã hỗ trợ phát triển mạng lưới cơ sở
cung cấp dịch vụ CTXH và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác
viên CTXH. Thông qua các trung tâm CTXH, dự án hỗ trợ kỹ thuật để vận
hành hoạt động và phát triển dịch vụ CTXH thông qua việc tập huấn tài liệu
kỹ thuật xây dựng mô hình, tập huấn quy trình quản lý ca/quản lý trường hợp;
quy trình phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa
vào cộng đồng, nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản về chăm sóc nhận nuôi có thời hạn
đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... Đến nay, cả nước có trên 30 tỉnh, thành
phố được dự án hỗ trợ xây dựng mô hình trong tâm công tác xã hội, trong đó
15


có 05 tỉnh, thành xây mới và 21 tỉnh, thành phê duyệt Kế hoạch thành lâp
mạng lưới cộng tác viên CTXH cấp xã, phường. Tuy nhiên, nhiều Trung tâm
CTXH còn khó khăn trong việc chuyển đổi mô hình, kết nối và chuyển tuyến,

bước đầu mới chỉ tập trung vào các hoạt động vận động, giải thích và tư vấn.
Vì vậy, để triển khai có hiệu quả đề án, đưa nghề CTXH sớm đi vào cuộc
sống và cán bộ CTXH có được căn cứ pháp lý hoạt động ở cộng đồng cần có
sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các ngành chức năng và sự hỗ trợ về mặt tài
chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế.
 Một số nghiên cứu về Tổ chức trẻ em Rồng Xanh:
Một điểm đáng chú ý là những năm gần đây đã có các nghiên cứu khoa
học là Luận văn tốt nghiệp học viên ngành CTXH của trường Đa ̣i ho ̣c Khoa
học xã hội và nhân văn đã đề cập đến vấn đề này như : Luận văn “Hoạt động
trợ giúp pháp lý cho trẻ em lang thang tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh” của
tác giả Đỗ Thị Lâm, năm 2014. Luận văn đã đưa ra một số hoạt động trợ giúp
pháp lý cho đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên
Luận văn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp về
hoạt động trợ giúp pháp lý đang được cung cấp tại Tổ chức Trẻ em Rồng
Xanh. Bên cạnh hoạt động trợ giúp pháp lý Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh đang
cung cấp nhiều dịch vụ công tác xã hội khác: dịch vụ y tế, giáo dục, tâm lý...
Luận văn với đề tài “Đánh giá mô hình can thiệp với trẻ em lang thang
nhìn từ góc độ Quản lý ca ( Nghiên cứu tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh )” của
tác giả Phạm Xuân Thắng, năm 2014. Luận văn đã đề cập đến các hoạt động
trong mô hình Quản lý trường hợp tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh. Các thân
chủ khi đến với tổ chức đều nhận được sự tôn trọng như nhau. Các nhân viên
xã hội làm việc để giúp trẻ phát triển đầy đủ các kỹ năng, thông qua việc cung
cấp một loạt các kinh nghiệm và cơ hội để thân chủ thay đổi. Vai trò của nhân
viên công tác xã hội đã được thể hiện rõ trong mô hình này, nhân viên xã hội
tạo ra các cơ hội cho trẻ em theo đuổi như những cá nhân độc lập, tự chủ chứ
không phải là ép buộc quan điểm hay giá trị lên trên các em. Nhân viên xã hội
làm việc cùng với các trẻ và gia đình của họ, thân chủ tham gia vào tất cả các
16



giai đoạn của quy trình quản lý ca, chứ không phải chỉ đơn giản là người nhận
tài trợ của một tổ chức từ thiện.
Do đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “Hoạt động cung cấp dịch vụ công
tác xã hội cho trẻ em lang thang (Nghiên cứu trường hợp tại Tổ chức Trẻ em
Rồng Xanh, Hà Nội)” hoàn toàn không phải là một chủ đề mới trong hoạt
động thực tiễn cũng như trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên điểm mới của
luận văn chính là việc phân tích rõ được hai vấn đề, đó là thực trạng của hoạt
động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang dựa trên việc
đánh giá nhu cầu và nguyện vọng của chính đối tượng, tìm hiểu, đánh giá
mức độ nhận thức, thái độ của trẻ về vấn đề đó như thế nào; đồng thời phân
tích vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động cung cấp dịch vụ
công tác xã hội và đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị góp phần nâng cao
chất lượng của hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Tổ chức Trẻ
em Rồng Xanh.
Qua quá trin
̀ h tổ ng quan mô ̣t số nghiên cứu cho thấ y trẻ em có HCĐB
nói chung và TELT nói riêng là đối tượng được quan tâm đặc biệt, đươ ̣c nhiề u
nhà nghiên cứu tìm hiểu , phân tích, đánh giá ở nhiề u góc đô ̣ khác nhau . Tuy
vâ ̣y, tiế p câ ̣n từ góc nhìn công tác xã hô ̣i, tìm hiểu về hoạt động cung cấ p dich
̣
vụ CTXH cho trẻ em lan g thang ta ̣i các cơ sở chăm sóc trẻ em hầ u như chưa
có công trình nghiên cứu chính thức nào đề cập tới . Đây là mô ̣t trong những
lý do chính để tôi thực hiện nghiên cứu này để đóng góp thêm một góc nhìn
nữa trong hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng là trẻ em
lang thang đường phố. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp
phần nâng cao chấ t lươ ̣ng dich
̣ vu ̣ công tác xã hô ̣i đố i với trẻ em lang thang ,
hướng các em đến một cuộc sống an toàn, tốt đẹp và phát triển bền vững.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu sử dụng và làm rõ một số khái niệm Công tác xã hội, lý giải
một số vấn đề trong thực tiễn thông qua việc tìm hiểu và phân tích hoạt động
cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang tại Tổ chức trẻ em
17


Rồng Xanh như: thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết vai trò, thuyết hê ̣ thố ng.
Đồng thời cũng vận dụng các phương pháp và kỹ năng can thiệp công tác xã
hội ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, củng cố sâu sắc hơn những hiểu biết
về các lý thuyết, phương pháp và kỹ năng công tác xã hội đã được học và
thực hành.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã
hội cho trẻ em lang thang tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh đồng thời làm rõ
vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động này. Bước đầu đề xuất
một số giải pháp giúp cơ sở có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình phát
triể n và nâng cao chấ t lươ ̣ng của hoa ̣t đô ̣ng cung cấ p di ̣ ch vụ CTXH cho trẻ
em lang thang.
- Kế t quả nghiên cứu còn là tài liê ̣u tham khảo hữu ić h đố i với các chuyên
gia, nhà khoa học , nhà nghiên cứu , người công tác trong lĩnh vực chăm sóc
bảo vệ trẻ em, các sinh viên quan tâm đế n ho ạt động cung cấ p dich
̣ vu ̣ công
tác xã hội dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em lang
thang nói riêng.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lan g thang tại
Tổ chức Trẻ em Rồ ng Xanh, Hà Nội.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
1) Khách thể nghiên cứu thuộc Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh gồm:

+ Trẻ em lang thang từ 10 đến dưới 16 tuổ i có khả năng nhâ ̣n biế t và đánh
giá về các dịch vụ công tác xã hội ta ̣i Tổ chức Trẻ em Rồ ng Xanh
+ Cán bộ quản lý
+ Nhân viên công tác xã hô ̣i
2) Khách thể nghiên cứu khác:
+ Mô ̣t số cán bô ̣ quản lý chiń h quyề n địa phương, tổ chức liên quan
+ Giáo viên
18


+ Mô ̣t số gia đin
̀ h của trẻ em lang thang đang sinh hoạt tại Tổ chức Trẻ em
Rồng Xanh.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên c ứu: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các hoa ̣t
đô ̣ng cung cấ p dich
̣ vu ̣ công tác xã hô ̣i cho trẻ em lang thang ta ̣i Tổ chức
Trẻ em Rồng Xanh .
Phạm vi không gian: Nghiên cứu đươ ̣c thực hiê ̣n ta ̣i Tổ chức Trẻ em
Rồ ng Xanh số 879 Hồ ng Hà, quâ ̣n Hoàn Kiế m, Thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 năm 2014 đến
hế t tháng 11 năm 2014.
6. Câu hỏi nghiên cứu
1) Hoạt đô ̣ng cung cấ p dich
̣ vu ̣ công tác xã hội cho trẻ em lang thang tại
Tổ chức Trẻ em Rồ ng Xanh đang đươ ̣c thực hiê ̣n theo cách lồng ghép, thiếu
chuyên nghiệp như thế nào?
3) Nhân viên công tác xã hô ̣icó vai trò như thế nào trong hoa ̣t đô ̣ng cung cấ p
dịch vụ công tác xã hộicho trẻ em lang thang tại Tổ chức Trẻ em Rồ ng Xanh?
4) Cầ n có những giải pháp nào đ ể hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã

hội cho trẻ em lang thang tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanhngày càng hiê ̣u quả ?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động cung cấp các dịch vụ công tác xã h ội cho trẻ em lang thang ta ̣i
Tổ chức trẻ em Rồng Xanh đươ ̣c coi là trung tâm của các hoa ̣t đô ̣ng trơ ̣ giúp .
Tổ chức trẻ em Rồng Xanh đã có nhiều hoạt động cung cấp dịch vụ công tác
xã hội cho trẻ em lang thang tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, tồn tại.
Nhân viên xã hội đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động cung cấp
dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh.
Có thể đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả
dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh
qua nghiên cứu này.

19


8. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
8.1.

Mục đích nghiên cứu:

Luâ ̣n văn nhằ m làm rõ thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã
hội cho trẻ em lang thang tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh . Từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ công tác
xã hội cho trẻ em lang thang tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh.
8.2. Nhiê ̣m vụnghiên cứu:
1) Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề cung cấp dịch
vụ công tác xã hội, vai trò của nhân viên xã hội và những giải pháp để nâng
cao hiệu quả của hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang
thang.
2) Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã

hội cho trẻ em lang thang.
3) Phân tích, đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt
động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang tại Tổ chức trẻ
em Rồng Xanh.
4) Đề xuất một số giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dịch vụ công
tác xã hội cho trẻ em lang thang tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh nói riêng và
các cơ sở trợ giúp trẻ em nói chung.
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1.

Phương pháp luận

Nghiên cứu sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng. Đây là phương pháp luâ ̣n để lý giải
các sự kiện được nghiên cứu và được ứng dụng trong phân tích đề tài nghiên
cứu này.
9.2. Phương pháp thu thập thông tin
9.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu tổ ng hơ ̣p , phân tić h mô ̣t số tài liê ̣u có liên quan như

: các

nghiên cứu về vấn đề trẻ em lang thang trong và ngoài nư ớc; các báo cáo về
20


hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH cho trẻ em lang thang ta ̣i Tổ chứ c trẻ em
Rồ ng Xanh; các báo cáo, văn bản pháp lý , các chương trình và các công trình
nghiên cứu sách , bảo, đánh giá , bài viết về trẻ em , TECHCĐB, TELT và các
bài viết về dịch vụ CTXH của nhiều nhà khoa học


, chuyên gia , nhà nghiên

cứu, học giả trong cả nước ; các nghiên cứu có liên quan đến Tổ chức Trẻ em
Rồng Xanh.
9.2.2. Phương pháp trưng cầ u ý kiế n
Để đánh giá nhu cầ u và thực tra ̣ng cung cấ p dich
̣ vu ̣ công tác xã hội cho
trẻ em lang thang tại Tổ chức Trẻ em Rồ ng Xanh.
- Đối tượng: Trẻ em lang thang có độ tuổi từ 10 đến dưới 16 tuổ i có khả
năng nhâ ̣n biế t và đá nh giá về các dich
̣ vu ̣ công tác xã h ội tại Tổ chức Trẻ em
Rồ ng Xanh
- Dung lượng mẫu: 100 em trong tổ ng số 180 trẻ em lang thang (cả trẻ em
nam và nữ.
9.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đề tài này sử dụng phỏng vấn sâu với 16 đối tượng khác nhau để tìm hiểu
quan điểm của mỗi đối tượng về hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội
cho trẻ em lang thang và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt
động cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh. Trong
đó cơ cấu như sau:
+ Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh bao gồm: Cán bộ quản lý (01), nhân viên
Luật (01), nhân viên xã hô ̣i (03), nhân viên chăm sóc (01); bố /mẹ/người giám
hô ̣ trẻ (03); trẻ em lang thang (04);
+ Cán bô ̣ chính quyề n điạ phương (01);
+ Giáo viên (02)
9.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm
Để tìm hiểu rõ hơn về quan điểm, thái độ của các thành phần liên quan với
hoạt đông cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang tại Tổ chức
trẻ em Rồng Xanh. Trong khuôn khổ đề tài sẽ tiế n hành thực hiê ̣n

thảo luận nhóm đối với 2 nhóm tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh:
21

02 buổi


+ Nhóm trẻ em (10 người): Đối tượng là trẻ em có thể đánh giá và nhận
biế t đươ ̣c hiê ̣u quả của dich
̣ vu ̣ nhằ m mu ̣c đić h thu thâ ̣p ý kiế n về các dich
̣ vu ̣
công tác xã hội đang được cung cấp.
+ Nhóm nhân viên xã hội (7 người): nhằ m thu thâ ̣p thông tin trong quá
trình cung cấp dịch vu ̣ công tác xã hội cho trẻ em lang thang.
Nội dung chính của các buổi thảo luận nhóm tập trung vào các vấn đề sau:
+ Nguyên nhân khiến trẻ em lang thang
+ Đánh giá về hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội
+ Đánh giá về vai trò của nhân viên công tác xã hội
+ Giải pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động cung cấp dịch
vụ công tác xã hội
9.2.5. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát đươ ̣c sử du ̣ng trong suố t quá triǹ h nghiên cứu nhằ m
quan sát quá trin
̣ vu ̣ CTXH cho trẻ lang thang ta ̣i Tổ chức
̀ h cung cấ p các dich
Trẻ em Rồng Xanh .Về thái đô ̣ , hành vi và khả năng tiếp nhận các dịch vụ
CTXH của trẻ. Đặc biệt là việc quan sát những thay đổ i của trẻ khi đươ ̣c cung
cấ p các dich
̣ vu ̣ CTXH . Những quan sát này góp phần làm sáng tỏ thêm
những kết quả nghiên cứu định lượng đã thu thập được.
10. Kết cấu của luận văn

Luận văn này ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị ,nội dung
chính được chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
Chương 2. Thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang
thang tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh
Chương 3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động cung cấp
dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang và một số giải pháp đề xuất

22


Chƣơng 1. CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Trẻ em
Hiê ̣n nay khái niê ̣m “Trẻ em” không đồ ng nhấ t ta ̣i nhiề u quố c gia trên thế
giới. Ở Australiavà Anh, trẻ em được quy định là dưới 18 tuổ i. Tại Singapore,
trẻ em là người dưới 14 tuổ i. Trong khi đó ở Hồ ng Kông , trẻ em là nhóm
người dưới16 tuổ i. Sở di ̃ có sự khác nhau này là do có sự khác biê ̣t về điề u
kiê ̣n lich
̣ sử , kinh tế , văn hóa , xã hội. Mô ̣t lâ ̣p luâ ̣n khác để giải thích về sự
khác biệt đó là khả năng của nền kinh tế của mỗi quốc gia

, bởi vì viê ̣c quy

đinh
̣ về đô ̣ tuổ i trẻ em bao giờ cũng gắ n với trách nhiê ̣m đảm bảo các quyề n
của trẻ em, ngoài ra còn đảm bảo quyền công dân, quyề n con người nói chung
ở mỗi quốc gia.
Theo quan điể m của mô ̣t số tổ chức quố c tế trực thuô ̣c Liên hiê ̣p quố c như
Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Lao đô ̣ng Quố c tế (ILO), Tổ chức Giáo du ̣c ,

Khoa ho ̣c và Văn hóa (UNESCO) xác định trẻ em là người dưới 15 tuổ i.
Theo Điề u 1, Công ước Quố c tế về Quyề n trẻ em của Liên hiê ̣p quố c công
bố năm 1989 xác định “Trong phạm vi công ước này , trẻ em có nghĩa là dưới
18 tuổ i, trừ trường hơ ̣p luâ ̣t pháp áp du ̣ng với trẻ em đó quy đinh
̣

tuổ i thành

niên sớm hơn”.
Tại Việt Nam, theo Điề u 11, Luâ ̣t Bảo vê ̣ chăm sóc và giáo du ̣c trẻ em sửa
đổi năm 2004 thì “Trẻ em là công dân Viê ̣t Nam dưới 16 tuổ i”.
Trong pha ̣m vi của đề tài , chúng tôi vận dụng khái niệm Trẻ em theo Điề u
11, Luâ ̣t Bảo vê ,̣ chăm sóc và giáo du ̣c trẻ em sửa đổi năm 2004. Trên cơ sở
đó, nhóm trẻ trong phạm vi nghiên cứu là những trẻ em lang thang dưới

16

tuổ i ta ̣i Tổ chức Trẻ em Rồ ng Xanh, quâ ̣n Hoàn Kiế m, TP Hà Nô ̣i.
1.1.2. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là một vấn đề xã hội

, xuấ t hiê ̣n và tồ n ta ̣i

trong những bố i cảnh kinh tế - xã hội cụ thể . Hoàn cảnh đặc biệt ở đây được
hiể u theo nghiã là nhóm trẻ em này gă ̣p những t rở nga ̣i khó vươ ̣t qua để thực
hiê ̣n những quyề n cơ bản như quyề n đươ ̣c số ng cùng cha me ̣ , gia điǹ h; quyề n
23



×