Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ 10 năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 75 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA
LẦN THỨ 10 NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:

Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THƠNG
ĐƯỜNG BỘ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC
GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU : XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THUỘC NHÓM NGÀNH : KHOA HỌC XÃ HỘI

Mã số cơng trình: ......................................


ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TP. HỒ CHÍ MINH
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm2008

PHIẾU ĐĂNG KÍ THAM DỰ
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA
LẦN THỨ 10 NĂM 2008
1. Tên cơng trình:
Ý thức chấp hành luật giao thơng đường bộ của sinh viên Đại
Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
Đánh dấu chọn, nếu cơng trình nghiên cứu từ những vấn đề gợi ý của


doanh nghiệp.
2. Lĩnh vực nghiên cứu:
Xã Hội Nhân Văn
Thuộc nhóm nghành:
Khoa Học Xã Hội
3. Tóm tắt mục đích của cơng trình – những vấn đề mới (không quá
100 từ):
Luật giao thông dường bộ là chủ đề khá rộng lớn. Phàn lớn các đề tài
tìm hiểu ý thức khi tham gia giao thông người dân, hay các hội thảo tìm
các giải pháp khắc phục những hạn chế của ngành giao thông đường bộ.
Với đề tài “Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của Sinh Viên
Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh”- Đây là đề tài khá mới
mẻ tìm hiểu ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên
trong quá trình tham gia giao thơng nhất là vấn đề đội mũ bảo hiểm khi
đi môtô xe gắn máy trước và sau khi có nghị định 32/2007/NQ - CP.
Với đề tài này chúng tơi đi tìm hiểu ý thức chấp hành luật giao thông
đường bộ của sinh viên liệu sinh viên có chấp hành tốt các qui định
trong luật giao thơng đường bộ chưa?. Từ những tư liêu, số liệu thu thập
được chúng tôi thu được những kết quả cho đề tài để từ đó đưa ra những
nhận xét và những giải pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn tại.
4. Tác giả/ nhóm tác giả (khơng q 3 người) dự thi:
 Tác giả 1:
Họ tên: Bùi Thị Na
Nam/ nữ: Nữ
Năm sinh: 1985
Địa chỉ/ĐT: 0975.747.167
Khoa/ Trường: Xã Hội Học – Trường ĐHKHXH & NV


 Tác giả 2:

Họ tên: Trần Thanh Hương
Nam/nữ: Nữ
Năm sinh: 1985
Địa chỉ/ĐT: 0986.229.233
Khoa/trường: Xã Hội Học – Trường ĐHKHXH & NV
 Tác giả 3:
Họ tên: Võ Thị Hương Giang
Nam/nữ: Nữ
Năm sinh: 1985
Địa chỉ/ĐT: 0984.829.879
Khoa/trường: : Xã Hội Học – Trường ĐHKHXH & NV

TM.Ban tố chức Eureka cấp trường:
(ký tên, đóng dấu)

Tác giả (nhóm trưởng) ký tên:


MỤC LỤC
DẪN NHẬP..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ...........2
3. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa hiện thực .........................................................4
6. Kết cấu đề tài ............................................................................................4
7. Tiến độ thực hiện ......................................................................................5
8. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài .....................................5
Chương 1: Cơ sở lý luận ...............................................................................7
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................7

1.2 Cách tiếp cận đề tài .................................................................................10
1.3 Già thuyết nghiên cứu .............................................................................11
1.4 Mơ hình khung phân tích ........................................................................12
1.5 Các lý thuyết áp dụng trong đề tài...........................................................12
1.6 Thao tác hóa các khái niệm .....................................................................16
Chương II : Kết quả nghiên cứu....................................................................20
2.1 Thực trạng về ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia
giao thông của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh............20
2.2 Nguyên nhân dẫn đến ý thức đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy 37
2.3 Các yếu tố tác động đến ý thức chấp hành luật GTĐB trên tất cả các tuyến
đường khi tham gia giao thông của sinh viên ĐHQG TP.HCM.....................38
2.4 Hệ thống kiểm soát xã hội tác động đến ý thức đội mũ bảo hiểm của sinh
viên ĐHQG TP.HCM ...................................................................................56
Kết luận và kiến nghị ....................................................................................66
I. Kết luận .....................................................................................................66
II. Kiến nghị..................................................................................................67
Danh mục tài liệu tham khảo.........................................................................70


1
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

DẪN NHẬP
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Tai nạn giao thông (TNGT) không chỉ là vấn nạn của Việt Nam mà nó trở
thành thảm họa tồn cầu. Mỗi năm trên thế giới có 1,2 triệu người chết và 50 triệu
người bị thương tật do TNGT gây ra. Ơ Việt Nam là 4 triệu người trong đó có
70.000 trường hợp tử vong, số người tử vong do TNGT tăng gấp 5 lần so với 10
năm trước. Theo tính tốn ngân hàng phát triển Á Châu (ACB) số người thiệt hại
vì TNGT trong cả nước là 900 triệu USD/ năm. Đây thực sự là con số báo động và

cần phải được quan tâm nghiên cứu để giảm và hạn chế tình hình vi phạm giao
thơng ở nước ta.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả
nước, là nơi tập trung nhiều các khu cơng nghiệp, các trường đại học. Chính là nơi
tập trung đông khu dân cư nên lưu lượng người tham gia giao thông trên địa bàn
thành phố rất lớn. Trong khi đó đường sá và các cơ sở hạ tầng đang trong tình
trạng xuống cấp. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra các tình trạng như ùn
tắc giao thông, tai nạn giao thông – vấn đề các ngành, các cấp của thành phố cũng
như các phương tiện truyền thông quan tâm.
Theo TS. Võ Văn Nho – Trưởng khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy
cho biết: mỗi năm Bệnh viện cấp cứu hơn 30.000 ca chấn thương sọ não do phải
điều trị nội trú, có nguy cơ tử vong cao nhưng cho dù có cứu được cũng để lại di
chứng bệnh tật nặng nề như chấn thương sọ não, mất ngôn ngữ, sống đời sống thực
vật; số ca chấn thương sọ não bình quân tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong những năm
gần đây là 14.000 -16.000 ca/năm, 50 người chết và bị thương/ngày do TNGT là
con số bình quân tính vài tháng đầu năm 2007 tại TP. HCM, đưa thành phố lọt vào
tốp 17 tỉnh có số người chết vì TNGT cao nhất cả nước.
Những con số chấn thương sọ não do TNGT khơng phải là nhỏ, cịn để lại
gánh nặng cho gia đình và xã hội. Qua đó cho ta thấy ý thức chấp hành luật giao
thơng đường bộ (GTĐB) của người dân đặc biệt là sinh viên (SV), còn thể hiện


2
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

nhận thức về tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm (ĐMBH) đối với tính mạng
và sức khỏe của chính mình.
Sinh viên là lực lượng tham gia giao thơng đơng đảo và thường xun nhất.
Vì thế, nghiên cứu ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ mà cụ thể là ĐMBH
khi đi xe mô tô, xe gắn máy giúp SV có cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn để từ đó

định hướng hành vi khi tham gia giao thông.
2. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, hành vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu : Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ
(GTĐB) của sinh viên Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh (SV ĐHQG
TP. HCM) nhất là ý thức ĐMBH khi đi xe mô tô, xe gắn máy của SV ĐHQG TP.
HCM.
 Khách thể nghiên cứu : SV ĐHQG TP. HCM
 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Tập trung sinh viên ba trường thuộc ĐHQG TP. HCM
gồm:

ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn
ĐH Bách Khoa
ĐH Khoa Học Tự Nhiên

Về mặt thời gian : Từ tháng 11/2007 – 5/2008.
Giới hạn nghiên cứu đề tài: Đề tài tập trung vào tìm hiểu ý thức chấp hnh
luật giao thơng đường bộ của SV ĐHQG TP. HCM tham gia giao thông khi đi xe
mô tô, xe gắn máy thông qua việc thu thập ý kiến SV các trường.

3. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung :
Tìm hiểu ý thức chấp hành luật GTĐB của SV ĐHQG TP. HCM
+ Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu ý kiến của SV về thực hiện qui định của luật giao thông đường
bộ.


3

Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

- Tìm hiểu ý thức chấp hành việc ĐMBH của SV ĐHQG TP. HCM khi
tham gia giao thơng (TGGT).
- Đưa ra cái nhìn khách quan về việc chấp hành ĐMBH của SV ĐHQG TP.
HCM.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài:
- Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
- Đi tìm hiểu thực tế việc chấp hành ĐMBH của SV ĐHQG TP. HCM trước
và sau khi có quy định về việc bắt buộc ĐMBH trên tất cả các tuyến đường khi
ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy ( 15/12/2007 ).
- Đưa ra các biện pháp và kiến nghị.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Để đáp ứng yêu cầu đặt ra từ đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã áp dụng các phương
pháp thu thập thông tin sau :
 Phương pháp định lượng :
+ Phỏng vấn 176 bảng hỏi dưới dạng khảo sát để thu thập từ đối tượng nghiên cứu
về thông tin cá nhân và khai thác nội dung xoay quanh ý thức ĐMBH của SV khi
đi xe mô tô, xe gắn máy.
+ Xử lý bằng phần mềm SPSS.
+ Mô tả mẫu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu của chúng tôi là cuộc nghiên cứu Xã
Hội Học thực nghiệm mang tính chất tìm hiểu và thu thập ý kiến và khai thác đối
tượng khảo sát là SV ba trường ĐH KHXH & NV, ĐH KHTN, ĐH Bách Khoa
thuộc ĐHQG TP. HCM. Ở mỗi trường chúng tôi chọn mẫu là SV năm 3, năm 4,
người được hỏi là SV thường xuyên đi học bằng xe máy và không đi bằng xe máy.
+ Về phiếu điều tra cả 3 trường gồm 180 phiếu mỗi trường có 60 phiếu trong đó:
ĐH KHXH & NV:

20 nam và 40 nữ


ĐH Khoa Học Tự Nhiên : 30 nam và 30 nữ
ĐH Bách Khoa :

40 nam và 20 nữ

Tổng số phiếu thu được đầy đủ thơng tin là 176 phiếu.
 Phương pháp định tính:


4
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

+ Phương pháp phân tích các tài liệu sẵn có: thu thập thơng tin trên cở sở các tài
liệu thu được qua báo chí, internet, các báo cáo, số liệu thống kê do các cơ quan có
liên quan cấp kết hợp tham khảo một số cơng trình có liên quan đến đề tài.
+ Phỏng vấn sâu mỗi trường 4 SV (1 sinh viên Nam năm 3, 1 sinh viên Nữ năm 3;
1 sinh viên Nam 4, 1 sinh viên Nữ năm 4) tại các địa điểm thực địa.
+ Phương php quan sát : Quan sát việc chấp hnh luật GTĐB của SV 3 trường khi
đi xe mô tô, xe gắn máy đến trường và về nhà, thu lại hình ảnh về ý thức khi
TGGT từ đó có cái nhìn thực tế hơn về vấn đề nghiên cứu.
 Phương pháp xử lý thông tin:
+ Từ những thông tin tư liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng quan tư liệu
theo các chủ đề qua đó có những nhìn nhận và đánh giá ý thức ĐMBH của SV
ĐHQG TP. HCM khi đi xe mô tô, xe gắn máy.
+ Các thông tin thu được từ bảng hỏi anket sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS.
Quá trình xử lý cho ta số liệu cần thiết để phân tích.
+ Các cuộc phỏng vấn sâu được gỡ băng và ghi chép lại đầy đủ.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực hiện:
5.1 Ý nghĩa lý luận:
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp điều tra Xã Hội Học nhằm tìm hiểu ý

thức TGGT của SV ĐHQG TP. HCM khi đi xe mơ tơ, xe gắn máy. Qua đó chúng
tơi – nhóm SV thực hiện đề tài tìm hiểu và áp dụng thực tế những lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu về Xã Hội Học.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn :
- Thấy được ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô xe máy của
SV ĐHQG TP. HCM.
- Giúp SV ý thức được tầm quan trọng của việc chấp hành luật GTĐB.
-

Đưa ra các giải php giải quyết vấn đề cịn tồn tại trong ý thức chấp hnh luật

giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM.
-

Đề tài này có ý nghĩa tham khảo đối với các cơ quan tổ chức quan tâm đến

ý thức chấp hành luật GTĐB của SV tồn Thành Phố nói chung và SV các trường
trong mẫu nghiên cứu nói riêng.


5
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

6. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, đề tài gồm có 2 chương :
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Bên cạnh đó là các phần:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


7 . Tiến độ thực hiện
Tháng 11
-

Làm

Tháng 12

Tháng 1

đề - Tìm tài liệu ở -Xây

cương

Sở

GTCC, dựng

Tháng 2

Tháng 3

- Chọn mẫu.

- Phỏng vấn sâu - Chỉnh sửa báo

- Phát bảng tại

- Tìm tài liệu Phịng CSGT, bảng hỏi. hỏi


tại

Tháng 4

3trường:ĐH cáo.

3 KHXH&NV,ĐH



Trường ĐH BC

trường:

trường,khoa

Tôn

Đức

KHXH&NV, - Xử lý SPSS.

trên internet.

Thắng,

trên

ĐH KHTN, - Gỡ băng phỏng


internet.
- Đọc tài liệu

ĐH BK.

- Nộp báo cáo.

ĐH KHTN, ĐH BK.

vấn sâu.
- Viết báo cáo
các

phần:

dẫn

nhập, cơ sở lý
luận,

kết

quả

nghiên cứu, kết
luận – kiến nghị.

8. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài:
Những thuận lợi:

Trong q trình nghiên cứu đề tài nhóm chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của các cơ quan có liên quan như Sở Giao Thơng Cơng Chính, Trường Đại


6
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

Học Bán Công Tôn Đức Thắng, Khoa Xã Hội Học - Trường ĐHKH XH & NV
TP. HCM cùng các bạn trong tập thể K11B - Khoa xã hội học.
Đặc biệt là sự tận tình chỉ bảo của người hướng dẫn đề tài cô giáo Nguyễn Thị
Hồng đã bỏ khơng ít thời gian và cơng sức giúp đỡ nhóm hồn thành đề tài này.
Ngồi ra các văn phịng Đồn, Phịng Cơng Tác Quản Lý Sinh Viên cùng các
bạn sinh viên các Trường Đại Học Bách Khoa, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên,
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thuộc ĐHQG TP. HCM đã giúp
đỡ tận tình nhóm nghiên cứu hồn thành tốt đề tài.
Khó khăn
Tuy nhiên trong q trình thực hiện thì nhóm chúng tơi cũng gặp phải một số khó
khăn nhất định như kiến thức về phương pháp nghiên cứu xã hội học còn hạn chế,
đây là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện đề tài NCKH nên cũng cịn nhiều thiếu sót
do chưa có kinh nghiệm trong nghiên cứu và cũng gặp nhiều khó khăn trong việc
thu thập tài liệu từ các ban ngành liên quan đến đề tài này.


7
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Trong q trình tìm hiểu ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, chúng
tôi nhận thấy rằng đây là đối tượng nghiên cứu của nhiều cơng trình thuộc nhiều

ngành ở nhiều cấp độ, khía cạnh khác nhau. Những đề tài, dự án hay những buổi
thảo luận khoa học, hội nghị xoay quanh vấn đề đó như dự án xây dựng giao thơng
đơ thị, hội thảo giải quyết ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, … Việc nghiên
cứu về ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ của sinh viên là
vấn đề khá mới mẻ; trong khuôn khổ thông tin mà chúng tơi tiếp cận có những đề
tài, những nghiên cứu sau:
Kế hoạch “ Thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm giảm tai nạn giao
thông và giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.HCM từ nay đến q 1 năm
2008” của Sở Giao thơng cơng chính. Kế hoạch chỉ ra nguyên nhân khách quan và
chủ quan của việc ùn tắc giao thông; đề tài nêu ra các giải pháp nhằm thực hiện
như tổ chức thực hiện ngay việc học tập làm việc lệch ca, lệch giờ, tăng cường
công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức việc chấp hành luật giao thông
đường bộ của người tham gia giao thông … Những giải pháp này đã và đang thực
hiện có hiệu quả trên địa bàn thành phố.
Trong đề tài luận văn tốt nghiệp “Ý thức chấp hành luật giao thông đường
bộ của SV TP.HCM” điển cứu 3 trường gồm: Trường ĐH KHXH & NV, Trường
ĐH Ngân Hàng, ĐH bán công Tôn Đức Thắng của sinh viên La Quốc Hùng Khoa học xã hội - Trường Đại Học bán công Tôn Đức Thắng. Trong đề tài tác giả
đi sâu vào nghiên cứu thực trạng về ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của
SV TP. HCM, các yếu tố tác động đến ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ


8
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

của SV như quá trình xã hội hóa, hệ thống kiểm sốt xã hội tác động đến ý thức
chấp hành luật giao thông đường bộ của SV khi tham gia giao thông.
Dự thảo “ Về ban hành chương trình giảm ùn tắc giao thơng và tai nạn
giao thông trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2007 -2010” của Sở Giao thơng cơng
chính TP. HCM. Dự thảo nêu rõ thực trạng giao thông TP. HCM giai đoạn 2001 –
2006, tình hình tai nạn giao thơng và sự đáp ứng cơ sở hạ tầng của quản lý giao

thông đô thị… Đặc biệt đưa ra bảy nhóm giải pháp giảm ùn tắc giao thông và tai
nạn giao thông trên địa bàn TP. HCM đến năm 2010 như là phát triển tăng cường
hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng và hạn chế các phương tiện giao
thông cá nhân, tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đảm bảo trật tự giao thông
đô thị …
Luận văn tốt nghiệp “ Khảo sát sự tham gia của người dân trong quá trình
nâng cấp, sửa chữa hạ tầng giao thơng đơ thị tại TP. HCM “ điển cứu tại hẻm 118
- Đường Lê Trọng Tấn - Khu phố 5 - Phường Tây Thạnh - Quận Tân Phú - TP.
HCM của sinh viên Nguyễn Diệp Quý Vy - Khoa Xã hội học - Trường ĐH KHXH
& NV TP. HCM. Đề tài nhấn mạnh ý thức của người dân trong quá trình thực hiện
phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm“. Đề tài cho thấy rõ hơn về hiệu
quả của việc làm này, qua đó nhằm hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người dân
trong việc thực hiện chính sách, nâng cao ý thức tự giác của người dân thành phố
trong việc nâng cấp cở sở hạ tầng giao thông đô thị.
Trên Báo Tuổi Trẻ ngày 08/12/2007 trước ngày có quy định bất buộc đội
mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường. Bài “ Tơi thốt chết nhờ mũ bảo hiểm “
trong mục “ Người trong cuộc “ tác giả bài báo miêu tả vụ tai nạn giao thơng chính
mình may nhờ đội mũ bảo hiểm mà thoát chết. Bài báo cho thấy rõ hơn về tác
dụng của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, giúp người đọc thấy
tầm quan trọng của chiếc mũ bảo hiểm.
Cũng trên báo Tuổi Trẻ ra ngày 16/12/2007 có bài viết “Không đội, thấy … không
giống ai”.Bài báo viết “Sáng ngày 15/12/2007 trên đường phố TP. HCM ngập tràn
hình ảnh người dân đội mũ bảo hiểm. Theo ghi nhận của Báo Tuổi Trẻ không chỉ
trong các trục đường lớn mà trong nhiều con đường hẻm đường nhánh người dân


9
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

tự giác đội mũ bảo hiểm dù khơng có lực lượng cảnh sát giao thơng kiểm tra xử

phạt. Theo nhận định của Thượng Tá Trần Sơn Hà - Phó cục trưởng Cục cảnh sát
giao thơng đường bộ – đường sắt: trong ngày đầu tiên thực hiện bắt buộc đội mũ
bảo hiểm đối với người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe gắn máy trên tất cả
các tuyến đường 99% người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đã chấp hành tốt quy
định đội mũ bảo hiểm.
Tại hội thảo quốc tế về giao thông đô thị lần thứ 13, Ủy ban nhân dân thành
phố có Cử đồn cơng tác của Uỷ ban Khoa học Quốc tế Việt Nam do ơng Nguyễn
Trọng Hồ, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc làm trưởng đồn, đi cơng tác tại
Hoa Kỳ, tham dự hội nghị của Uỷ ban khoa học Quốc tế từ ngày 14-16/01/2008,
nhân dịp Ngân hàng Thế giới tổ chức hội nghị thường niên lần thứ 87 về giao
thông đô thị. Giao Giám đốc Sở Giao thông Công chính chủ trì, phối hợp với Sở
Ngoại vụ và Sở Tài chính rà sốt, đề xuất hạn mức kinh phí. Phối hợp với Sở Quy
hoạch Kiến trúc và Sở Ngoại vụ rà sốt chương trình nghị sự năm 2008 giữa thành
phố với phía Pháp. Giao Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư thành
phố phối hợp với Sở Ngoại vụ để hỗ trợ cho Vùng Rhone-Alpes làm thủ tục thành
lập một Trung tâm xúc tiến thương mại của Vùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Những hội nghị quốc tế giúp chúng ta học hỏi những kinh nghiệm cũng như sự
giúp đỡ của các nước trong quá trình phát triển giao thơng đơ thị.
Ngồi ra, Ban an tồn giao thơng thành phố phối hợp thành đồn tổ chức
các hoạt động tun truyền an tồn giao thơng từ nay đến quý I năm 2008.Thực
hiện kế hoạch liên tịch số 04/KHLT-TĐ-BATGT ngày 29/4/2007 ký kết giữa Ban
ATGT Thành Phố và Thành đồn về phối hợp thực hiện cơng tác bảo đảm trật tự
an tồn giao thơng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2008, ngày
15/11/2007, Thành đồn đã có kế hoạch số 71-KH/TV về tổ chức các hoạt động
tun truyền an tồn giao thơng từ nay đến hết quý I năm 2008. chương trình này
gồm các hoạt động cụ thể như thiết kế in ấn poster,pano,tờ rơi tuyên truyền giao
thông, tổ chức cuộc thi “Câu chuyện An tồn giao thơng”,…Theo đó, từ nay đến
hết q I năm 2008, Thành đoàn sẽ phối hợp với Ban ATGT TP tổ chức nhiều hoạt
động tuyên truyền, vận động giáo dục ý thức tự giác chấp hành luật giao thông



10
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

đường bộ, tự giác chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm... trong đoàn viên, thanh
niên, nhân dân thành phố, đặc biệt là học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân tại
các khu chế xuất, khu công nghiệp. Đây là một trong những hoạt động thiết thực
của thành đoàn thu hút giới trẻ tham gia.
1.2. CÁCH TIẾP CẬN ĐỀ TÀI.
Mỗi một đề tài đều có cách tiếp cận riêng để giải quyết vấn đề. Trong đề tài
này chúng tơi sẽ tiếp cận trên góc độ xã hội học mà cụ thể là trên góc độ xã hội
hóa và văn hóa.
1.2.1. Góc độ xã hội hóa.
Xã hội là nơi phản ánh những vấn đề xảy ra hàng ngày. Để biết được một
việc nào đó diễn ra như thế nào chúng ta nhìn vào xã hội. Để biết được ý thức khi
tham gia giao thơng của người dân nói chung và của sinh viên nói riêng thì mơi
trường xã hội là nơi thể hiện rõ nhất vấn đề này.
Ý thức là của mỗi cá nhân tuy nhiên từ ý thức của mỗi cá nhân hình thành
nên ý thức của xã hội, và từ ý thức của xã hội có tác động đến các cá nhân. Khi
một cá nhân có ý thức trong việc chấp hành luật lệ giao thông sẽ có tác động đến
cá nhân khác. Và như vậy tất yếu nó sẽ hình thành nên ý thức cho xã hội.
Với đề tài “ Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên Đại
học Quốc gia TP. HCM” khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy chúng tơi sẽ tiếp cận trên
góc độ xã hội hóa. Cùng với quá trình phát triển của xã hội thì mỗi cá nhân có sự
thay đổi và điều chỉnh bản thân cho phù hợp với xã hội đó. Xét trên phương diện
xã hội, chúng tôi nhận thấy rằng trước khi chưa có quy định bắt buộc đội mũ bảo
hiểm đối với người ngồi trên xe mơtơ, xe gắn máy thì mọi người chỉ đội MBH ở
những tuyến đường bắt buộc và từ sau khi có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm
trên tất cả các tuyến đường khi ngồi trên xe mơtơ, xe gắn máy thì hầu như tất cả
mọi người đều chấp hành nghiên chỉnh. Từ đó xét một cách toàn diện quy định này

được mọi người đồng tình, ủng hộ và sinh viên cũng khơng nằm ngồi số đó. Bên
cạnh đó cũng có một số trường hợp vì lý do chủ quan hay khách quan nào đó nên
chưa thực hiện đúng quy định này.


11
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

Tóm lại, khi đứng trên góc độ xã hội hóa để xem xét sẽ giúp chúng ta thấy
được những quy định của luật giao thơng nói chung và luật giao thơng đường bộ
nói riêng có được mọi người chấp hành đúng quy định hay khơng.
1.2.2. Góc độ văn hóa.
Khi xem xét vấn đề này ở góc độ văn hóa chúng tơi sẽ nhìn nó ở nhận thức
của cá nhân. Sinh viên là tầng lớp có thể nói rằng có nhận thức trong xã hội. Do
vậy ý thức về luật giao thơng của sinh viên cao.
Đứng trên góc độ văn hóa chúng ta có thể thấy được nhận thức của cá nhân
khi tham gia giao thơng. Đó là những thái độ, hành vi khi tham gia giao thông của
sinh viên nói riêng và của mọi người trong xã hội nói chung. Văn hóa thể hiện trên
đường phố để đánh giá được văn minh của người dân.
Đồng thời qua cách tiếp cận trên góc độ văn hóa cũng giúp chúng tôi thấy
được nhận thức của sinh viên như thế nào trong việc chấp hành luật giao thơng và
qua đó cũng thấy được mức độ tiếp thu luật của sinh viên đã tốt hay chưa.
Tóm lại, khi tiếp cận ở góc độ văn hóa chúng tơi sẽ biết được hành vi ứng
xử trong những tình huống khi tham gia giao thơng của sinh viên để qua đó có cái
nhìn về nhận thức của sinh viên khi tham gia giao thông.
1.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích của cuộc nghiên cứu trong đề tài này. Đồng thời qua các
lý thuyết mà chúng tôi đã áp dụng, chúng tôi đưa ra một số các giả thuyết sau: Ý
thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên Đại học quốc gia TP. HCM
rất tốt. Sinh viên luôn chấp hành mọi quy định do luật giao thông đường bộ đưa ra

và nhanh chóng tiếp thu.
Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, gắn máy khi
tham gia giao thông trên tất cả các tuyến đường được các sinh viên đồng tình và
chấp hành.


12
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

1.4. MƠ HÌNH KHUNG PHÂN TÍCH

Tác động của các yếu tố Xã
hội hoá

Đặc điểm nhân khẩu xã
hội

SV ĐHQG TP.HCM

Ý thức của SV khi
tham gia giao thông
Việc chấp hành luật GTĐB
(ĐMBH)

Thực trạng

Nguyên nhân

Suy nghĩ và hành động


1.5. CÁC LÝ THUYẾT ÁP DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Để làm nền tảng cho bài viết có tính lơgic và hợp lý, trong đề tài này chúng
tôi sẽ áp dụng các lý thuyết sau:
1.5.1. Lý thuyết cấu trúc – chức năng.
Lý thuyết cấu trúc – chức năng gắn liền với tên tuổi của Talcott Parsons,
ông là nhà xã hội học vi mô của Mỹ, ông đã phát triển lý thuyết cấu trúc – chức
năng đến đỉnh cao. (Rorbert Merton…)


13
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

Lý thuyết cấu trúc chức năng là lý thuyết mô tả các cấu trúc xã hội và các
chức năng tương ứng với mỗi loại cấu trúc.
Ơ đề tài này chúng tôi sẽ áp dụng lý thuyết cấu trúc – chức năng của T. Parsons.
Ông xem xã hội là một hệ thống “hành động” thể hiện qua lược đồ AGIL nổi tiếng
của ông.
AGIL: một chức năng là “một phức hợp các hoạt động trực tiếp hướng tới
sự gặp gỡ một nhu cầu hay những nhu cầu của hệ thống”. Với định nghĩa này thì
Parson tin rằng có 4 yêu cầu tất yếu đối với mọi hệ thống đó là : Sự thích nghi (A),
sự đạt được mục tiêu (G), sự hòa hợp (I), và sự tiềm tàng (L).
 Thích nghi (Adaption) : Theo Parsons một hệ thống xã hội phải tăng
khả năng thích ứng để thực hiện cc chức năng cơ bản của nĩ. Nó phải thích nghi
với mơi trường và làm cho mơi trường thích nghi với các nhu cầu của nó.
 Đạt được mục tiêu (Goal attainment) : Một hệ thống phải xác định và
đạt được các mục tiêu cơ bản của nó.
 Hịa hợp ( Integration) : Một hệ thống phải điều hòa mối tương quan
của các thành tố bộ phận. Nó cũng phải điều hành mối quan hệ trong 3 yếu tố chức
năng còn lại.
 Sự tiềm tàng (Latenci) : Một hệ thống phải cung cấp, duy trì, và tân tạo

cả động lực thúc đẩy của các cá thể cũng như các khuôn mẫu văn hóa đã sáng tạo
và duy trì động cơ thúc đẩy.1
Theo lý thuyết cấu trúc chức năng áp dụng trong đề tài này thì ý thức tham
gia giao thơng cũng là một cấu trúc của xã hội.
Thích nghi : Hệ thống luật giao thông được đề ra xuất phát từ việc mong
muốn của Nhà nước là mọi người đều chấp hành đúng. Đồng thời cũng qua đó để
các cơ quan chức năng thấy được những điều luật đã thực sự phù hợp hay chưa.
Đạt được mục tiêu : Khi đưa ra một điều luật nào đó nhà làm luật ln
muốn đạt được mục tiêu của mình đó là nhận được sự đồng tình của người dân.
Mục tiêu ở đây là tất cả mọi người đều có ý thức chấp hành góp phần làm cho giao
thơng được lưu thơng thuận lợi hơn.
1

Các lý thuyết Xã Hội Học – Vũ Quang Hà (Trang 146)


14
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

Sự phối hợp : Luật đưa ra phải xuất phát từ lợi ích của người dân. Tạo cho
mọi ngừời chấp hành đúng luật, hình thành ý thức chấp hành của các cá nhân để từ
đó hình thành nên ý thức của xã hội. Do đó phải có sự phối hợp giữa các cơ quan
chức năng và người dân.
Sự tiềm tàng : Tạo thói quen chấp hành luật giao thông đường bộ của mọi
người, Trong tương lai khi hệ thống giao thơng được hồn thiện hơn nó sẽ làm
thỏa mãn mong muốn của người làm luật đó là tất cả mọi người đều thực hiện
nghiêm chỉnh luật giao thông.
Sự phát triển của hệ thống giao thông cũng như những luật lệ được ban
hành sẽ góp phần làm cho người dân có ý thức hơn khi tham gia giao thơng. Từ đó
sẽ ảnh hưởng đến các tiểu cấu trúc cịn lại như văn hóa, du lịch,… người dân có ý

thức hơn khi tham gia giao thơng thì sẽ tạo nên một đường phố văn minh.
Ap dụng lý thuyết này của Parsons trong đề tài nghiên cứu này chúng ta có
thể xem ý thức chấp hành luật giao thơng mà trọng tâm là việc đội mũ bảo hiểm
khi ngồi trên xe môtô, gắn máy của sinh viên là hệ thống cá nhân gồm nhiều mặt
trong đó có nhận thức, rèn luyện, học tập, và hành vi điều khiển xe khi lưu thông.
Hệ thống hành động xã hội này cũng bị chi phối của hệ thống cá nhân và nó
thực sự chịu tác động của nhiều yếu tố như tâm sinh lý cá nhân, lứa tuổi, gia đình,
bạn bè… và nó cũng bị chi phối bởi tình hình kinh tế – xã hội của cả nước hay bởi
mơ hình văn hóa bao gồm văn hóa gia đình, lối sống, sở thích và tâm lý của từng
người.
1.5.2. Lý thuyết hành động.
Max Weber và G.H. Mead đều đưa ra lý thuyết về hành động nhưng hai ơng
lại có mục tiêu khác nhau. Weber quan tâm tới các nhóm cá nhân, các nhóm người,
Mead lại quan tâm tới cơ chế hình thành hành động xã hội thông qua quan hệ liên
cá nhân.
Vào thế kỷ XX, Max Weber đưa ra thuyết hành động, ông cho rằng nếu một
lý thuyết tập trung vào cá nhân thì không thể bỏ qua các yếu tố chủ quan của cá
nhân: tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng. Nếu coi ứng xử của con người như một phản
xạ trả lời một kích thích thì con người khơng khác bao nhiêu so với động vật. Con


15
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

người ngoài việc phản xạ với các kích thích từ mơi trường, cịn suy nghĩ về nó và
lựa chọn những cách ứng xử một cách có trí tuệ và tn theo tình cảm của mình.
Ơng đã đưa ra một hệ thống mang tính khn mẫu bao gồm bốn kiểu hành
động để các nhà nghiên cứu có thể dựa trên đó phân tích trong bối cảnh thực:
 Hành động do cảm xúc: Ông cho rằng phần lớn hành động của con
người thực hiện là do cảm xúc.

 Hành động mang tính truyền thống: là khi con người hành động theo
một thói quen, xuất phát từ những gì được xã hội hóa ngay từ thủa cịn thơ.
 Hành động hợp lý về giá trị: là hành động có tính định hướng về giá trị.
 Hành động hợp mục đích: người hành động phải suy nghĩ và quyết
định xem mình chọn mục đích nào và dùng phương tiện nào để đạt được mục
đích.2
Ap dụng lý thuyết hành động với quan điểm này của Max Weber trong đề
tài này chúng ta thấy rằng: mỗi cá nhân có những hành động khác nhau trong việc
thực hiện những quy định của luật GTĐB. Mỗi cá nhân có những lựa chọn hành
động riêng của mình mà cá nhân đó thấy hợp lý đối với bản thân mình. Việc chấp
hành luật GTĐB là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công nhân, tuy nhiên không
phải ai cũng chấp hành nghiêm chỉnh.
Để hành động của cá nhân phù hợp với những quy định đưa ra cá nhân đó
phải được dạy dỗ và hướng dẫn ngay từ nhỏ để từ đó thấy được mục đích hành
động của mình đem lại những lợi ích như thế nào.
Vấn đề đội MBH khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy tuy là quy định bắt
buộc mọi người chấp hành nhưng nó cũng tùy thuộc vào hành động của mỗi cá
nhân. Họ thấy đượnhững lợi ích khi đội MBH thì tất yếu họ sẽ có những hành
động đúng đắn.
Tóm lại, bốn loại hành động trên theo Weber phải đan xen nhau, nó khơng
tách rời nhau. Cá nhân muốn thực hiện hành động của mình phải trải qua quá trình
tìm hiểu từ lợi ích đến mục đích của hành động đó.
1.5.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý.
2

Nhập Môn Xã Hội Học _ TS Trần Thị Kim Xuyến – ThS Nguyễn Thị Hồng Xoan ( trang100 – 103)


16
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM


Lý thuyết này gắn liền với tên tuổi của Jame.S.Coleman. Định hướng chọn
lựa hợp lý của Coleman rõ ràng trong ý tưởng cơ bản của ông rằng “Hành động có
mục đích của cá nhân hướng tới một mục tiêu, mục tiêu đó định hình bởi các giá
trị hay sở thích” 3 và như vậy theo ơng có nhiều nguyên tắc, cơ cấu đi từ sự chọn
lựa hợp lý cá thể đến sự chọn lựa hợp lý của tập thể. Đồng thời các hoạt động của
các đoàn thể và hành động của con người đều có mục đích. Vì thế cá thể cũng như
tập thể lựa chọn cho mình những hướng đi thích hợp để đạt được mục đích của
mình.
Khi vận dụng lý thuyết này vào đề tài này chúng ta thấy rằng những suy
nghĩ, lựa chọn hành vi hợp lý của nhóm đối tượng này dưới tác động của một loạt
yếu tố là có sự khác nhau. Bởi lẽ mỗi cá nhân tùy thuộc vào những đặc điểm về lứa
tuổi, giới tính, trình độ học vấn, lối sống, sở thích sẽ có hành động và chọn lựa hợp
lý phù hợp với quy định của pháp luật có lợi cho bản thân và giúp ích cho cuộc
sống.
Việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, gắn máy trên tất cả
các tuyến đường được sinh viên nói riêng và người dân nói chung thực hiện
nghiêm chỉnh vì nó đảm bảo an tồn cho chính bản thân họ và gia đình.
1.6. THAO TÁC HĨA CÁC KHÁI NIỆM
1.6.1. Ý THỨC
Là phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người thông qua lao động
ngôn ngữ và quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hệ thống xã hội.
Ý thức là sự hiểu biết và quan tâm đúng mức đối với vấn đề có ý thức kỉ luật
(theo Từ điển Tiếng Việt trong nhiều tác giả, NXB thống kê, 1994 ).
Ý thức là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động phải có
(theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB KHXH, 1998).
Đây là ý nghĩa mà đề tài sử dụng.
Theo đó nói đến ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cụ thể ý thức
ĐMBH khi đi mô tô xe máy của SV ĐHQG TP. HCM là nói đến nhận thức thái độ
hành động, hành vi trong chấp hành luật giao thông đường bộ.

3

Các lý thuyết Xã Hội Học _ TS Vũ Quang Hà (trang 447)


17
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

1.6.2. LUẬT
Phép tắc quy định buộc mọi người phải tuân thủ (Từ điển Tiếng Việt nhiều
tác giả, NXB thống kê, 1994 ).
1.6.3. LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Được Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ NghĩaViệt Nam khóa X, kỳ
họp thứ 9 thơng qua ngày 29/06/2001 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002,
Luật GTĐB quy định những nguyên tắc GTĐB, các điều kiện đảm bảo an toàn
GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ.
Luật GTĐB áp dụng đối với cơ quan tổ chức cá nhân hoạt động sinh sống
trên lãnh thổ nước CHXHCNVN; trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước
CHXHCNVN ký kết hoặc tham gia có quyết định khác với luật giao thơng đường
bộ thì áp dụng những quy định của điều ước quốc tế đó.
1.6.4. SINH VIÊN (SV)
Từ ngữ ‘’Sinh Viên’’ có nguồn gốc từ tiếng La tinh, chữ Student, có nghĩa
là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm, tìm hiểu khai thác trí thức.
SV là bộ phận ưu tú trong thanh niên, là một tầng lớp xã hội được tuyển
chọn qua thi cử, có sức khỏe, có văn hóa, nhạy cảm với cuộc sống; được giáo dục
rèn luyện và đào tạo chuẩn bị cho hoạt động lĩnh vực nghề nghiệp chun mơn nào
đó, là thế hệ kế thừa cho tương lai.
SV là những người đã chuẩn bị để gia nhập đội ngũ tri thức xã hội. Lênin đã
đánh giá “SV là bộ phận nhạy cảm nhất của thế giới tri thức, là tầng lớp có trình độ
tiên tiến nhất trong hàng ngũ thanh niên’’.

SV có lứa tuổi 18 – 25 tuổi. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành về mặt xã
hội, chín muồi về thực lực, định hình về nhân cách và đang học tập, tiếp thu những
tri thức, kĩ năng của một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định với trình độ cao đẳng, đại
học.
1.6.5. TAI NẠN GIAO THƠNG (TNGT)
Tai nạn giao thơng đã có từ rất lâu trong lịch sử với nhiều hình thức khác
nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thật chính xác có thể lột tả hết
những đặc tính của nó. Về cơ bản TNGT có đặc tính sau :


18
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

 Được thực hiện bằng những hành vi cụ thể.
 Gây ra những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe con người tài sản
 Chủ thể thực hiện hành vi cuối cùng trong TNGT cụ thể phải là đối tượng
tham gia và hoạt động giao thơng.
Như vậy nhóm chúng tơi có thể định nghĩa TNGT như sau : TNGT là sự việc
bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao
thông khi đang di chuyển trên đường do vi phạm các ngun tắc an tồn giao
thơng hay đã gặp tình huống sự việc đột xuất khơng kịp phịng tránh gây thiệt hại
nhất định cho người và của.
 Tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB)
TNGTĐB là tai nạn giao thông xảy ra đối với những phương tiện giao thông
đang tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ hay trên tuyến đường chuyên
dùng đối với người đi bộ.
1.6.6. MŨ BẢO HIỂM (MBH)
MBH là thiết bị có tác dụng bảo vệ, hạn chế hiệu quả các chấn thương vùng
đầu, đặc biệt chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn.
MBH dùng cho người đi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đảm bảo được các

yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): TCVN 5756:2001 hay
TCVN 6979:2001 đối với sử dụng cho trẻ em, cụ thể như sau:
+ Vật liệu làm mũ phải chịu được thời tiết, nhiệt độ, khơng gây độc hại, dị ứng cho
da tóc và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+ Khối lượng của mũ không nặng quá 1,5 kg đối với mũ che cả hàm và không quá
1,0 kg đối với mủ che nửa đầu, mũ cho trẻ em không quá 1,2 kg đối với mũ che cả
hàm và 0,8 đối với mũ che nửa đầu.
+ Mũ và các vật gắn trên mũ không được có gị sắt, nhọn khơng sử dụng các bu
lơng, ốc, vít bằng kim loại.
+ Vỏ cứng của mũ phải che được các bộ phận cần bảo vệ của đầu và phải đảm bảo
tầm nhìn cho người đội.
+ Phải chịu được va đập ( không nứt vỡ ) và hấp thụ được xung động.
+ Khi thứ đâm xuyên mũi không được chạm tới đầu.


19
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

+ Quai đeo phải có khóa và phải đảm bảo độ bền, độ co giãn phải nằm trong giới
hạn cho phép, đảm bảo ổn định theo tiêu chuẩn.
+ Kính chắn gió (nếu có) khơng làm sai lệch hình ảnh, đảm bảo độ truyền sáng,
khi vỡ khơng tạo thành các mảnh có góc quá nhỏ dể gây thương tích cho người
đội.
1.6.7. LUẬT BẮT BUỘC ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐI XE
MƠTƠ, XE GẮN MÁY
Cơng điện của thủ tướng chính phủ ngày 14/09/2007 tại Hà Nội đã đưa ra 6
yêu cầu để thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả một số giải pháp cấp bách kiềm
chế tai nạn giao thông nêu tại nghị quyết 32/2007/NQ – CP ngày 29/06/2007 của
Chính Phủ. Điều đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đảm bảo an tồn giao
thơng. Trong đó, việc thực hiện bắt buộc đội mũ bảo hiểm là điều đầu tiên trong

công điện.
- Các cán bộ ngành, địa phương truyền thông tuyên truyền rộng rãi việc quy
định đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy và các quy định khác có liên
quan đến trật tự an tồn giao thơng, thơng qua các phương tiện truyền thơng đại
chúng, khẩu hiệu, pa nơ, áp phích và các tờ rơi.
- Đi cùng với công điện, Văn Phịng Chính Phủ cũng đã đưa cơng văn số
5008/VPCP - VN đến các Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ cơng thương, Bộ Tài
chính, Bộ Giao thơng vận tải và Ủy ban an tồn giao thơng quốc gia về việc quản
lý chất lượng mũ bảo hiểm.


20
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng về ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham
gia giao thông của sinh viên Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
(ĐHQG TP. HCM)
2.1.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu:
 Điều kiện kinh tế xã hội.
TP.HCM là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của đất nước, thành phố chiếm
0,6% diện tích và 7,5% dân số so với cả nước (năm 2005). Là thành phố có tốc độ
phát triển kinh tế cao, có nền kinh tế năng động nhất, đi đầu cả nước về tốc độ tăng
trưởng. Do vậy, mức đóng góp GDP lớn cho cả nước, tỷ trọng GDP của thành phố
chiếm 1/3 GDP của cá nước. Hiện nay khi cả nước bước vào thời kỳ cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa thành phố phát huy những lợi thế của mình với những chính
sách, phương pháp cải tiến thì trong tương lai không xa TP.HCM không chỉ là
trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước mà còn là điểm thu hút vốn đầu tư lớn của
khu vực. Tuy nhiên muốn đạt được điều đó thành phố cần nổ lực hơn nữa, nhất là
cơ sở hạ tầng thành phố chưa đáp ừng được cho q trình cơng nghiệp hóa hiện đại

hóa.
Song song với nền kinh tế phát triển thì TP.HCM cũng là thành phố đông
dân cư. Dân số Thành Phố năm 2001 là 5.285.454 người, đến cuối năm 2006 là
6.424.000, tức tăng 21.5%. Do đó, thành phố thực hiện hạn chế gia tăng dân số để
đạt đến ngưỡng là 7,2 triệu người năm 2010 theo Nghị quyết Đại hội Đảng thành
phố lần thứ VIII đã đề ra. Đặc biệt đây là thành phố có số lượng dân nhập cư lớn,
hầu hết dân nhập cư vào Thành Phố kiếm việc làm, học tập. Chính điều này buộc
thành phố phải đối mặt với tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường,…Dân số tăng cùng
q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh mà cơ sở hạ tầng của ngành giao
thông chưa đáp ứng được dẫn dến tình trạng như ngập lụt, ùn tắc giao thông …
đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo thành phố. Mặc dù cịn gặp khó khăn trong quá
trình phát triển nhưng năm tháng đầu năm 2008 nền kinh tế thành phố đạt ước thực
hiện 52.583,8 tỷ đồng đạt 53,2% dự toán cả năm tăng 97,7% so cùng kì (cùng kỳ
23,3%), các khu vực kinh tế đều tăng, doanh nghiệp nhà nước 60,8%, doanh
nghiệp doanh nhân tăng 78,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 59,3%, và
sẽ tiếp tục tăng trưởng.
TP.HCM luôn giữ vững là trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước, thành phố
đóng góp lớn vào trong q trình xây dựng đất nước. Để giữ vững và phát triển
thành phố cần có những chính sách cải tiến, phù hợp để giải quyết những khó khăn
và thu hút nhiều hơn vốn dầu tư vào thành phố.
 Tình hình giao thông ở TP. HCM hiện nay
TP.HCM diện tích 2.095 Km2 hiện có 3.365 con đường với tổng chiều dài
khoảng 3.223 km, với mật độ diện tích giao thơng so với tổng diện tích của
TP.HCM mới chỉ đạt 1,44 km 2 so với mật độ diện tích đường trên diện tích chung


21
Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên ĐHQG TP.HCM

là 1,7%. Theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến để đáp ứng nhu cầu giao thông

thông suốt mật độ diện tích đường so với diện tích chung phải đạt từ 10% – 20%.
Ngoài ra, phần lớn các đường cịn hẹp chỉ khoảng 14% số đường có lịng
đường rộng trên 12m – có thể vận chuyển xe bt và xe khách thuận lợi, 51% số
đường có lịng đường rộng từ 7m – 12m chỉ phù hợp cho xe hai bánh lưu thông.
Tốc độ phát triển đường hiện nay khơng thể theo kịp q trình đơ thị hóa, mạng
lưới đường còn yếu kém nhất là việc sữa chữa đường xá, đào và làm các lô cốt
giữa đường gây cẩn trở và ách tác giao thông vào giờ cao điểm.
Chính vì cơ sở hạ tầng chưa được nâng cấp, cải thiện nên tình hình giao
thơng thành phố vẫn dang còn nhiều bất cập. Hàng ngày khi chúng ta tham gia
giao thông trên địa bàn thành phố nhất là khu vực nội thị thì ln phải chứng kiến
cảnh tắc đường, tình trạng này có nút giao thơng kéo dài hàng giờ đồng hồ.
Ngun nhân ùn tắc giao thơng có nhiều nguyên nhân được đề cập đến như người
dân lấn chiếm lịng lè đường để bn bán, … có ngun nhân đặc biệt hơn đó là sự
gia tăng của các loại phương tiện. Theo số liệu thống kê của phòng CSGT - CA
TP.HCM trong năm 2006 xe ô tô đã tăng 32.000 xe (10%), xe mơ tơ tăng 343000
xe. Tính đến thời điểm hiện nay thành phố có 3.200000 các loại đăng kí lưu hành
trong đó ơ tơ chiếm 10%.
Với số lượng xe tham gia giao thông ngày càng tăng, mật độ diện tích thành
phố dành cho việc việc xây dựng hệ thống giao thông mới đạt 1,44km/km2 ; mật độ
diện tích đường trên diện tích chung là 1,7%. Theo kinh nghiệm của các nước tiên
tiến, muốn đáp ứng nhu cầu giao thơng thơng suốt thì diện tích đường so với diện
tích chung phải đạt từ 10-20%. Qua đó ta thấy diện tích đất dành cho giao thơng
trên địa bàn thành phố cịn thấp, phân bố khơng đồng đều, điều đó góp phần tăng
tai nạn giao thơng.
Bảng 1: Sự gia tăng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Đăng ký mới

Thời gian


Tổng số phương tiện quản lý

Ơtơ

Mơtơ

Tổng số

Ơtơ

Mơtơ

Tổng số

2000

7537

218109

225682

131182

1569355

1700537

2001


13673

383232

396903

144407

1968872

2113279

2002

16666

335726

352392

158172

2284870

2443042

2003

21785


141369

163151

221665

2305415

2527080

2004

35214

211045

246259

252861

2428989

2681850

2005

23343

143425


166768

267815

2557621

2825436

2917502

3213645

2006

31985

343142

375127

296143

(Nguồn: Phòng Cảnh Sát Giao Thông- Công An TP. HCM).


×