Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
CHUYÊN ĐỀ NHÓM 1
K13B CAO HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Các thành viên thực hiện chuyên đề:
1. Đoàn Quốc Ân
2. Nguyễn Thị Kiều Anh
3. Trần Thị Ngọc Anh
4. Võ Quang Bảng
5. Võ Thị Quỳnh Châu
6. Cao Thị Ngọc Diệp
7. Mai Ánh Dương
8. Trương Công Duy
9. Châu Thị Ngọc Hải
10. Nguyễn Thị Ánh Hằng
11. Đặng Hạnh
- -
1
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo là một nhu cầu không thể thiếu đối với bất cứ một loại hình tổ chức
nào. Một xã hội tồn tại được hay không là do có đáp ứng được với sự thay đổi của
xã hội hay không. Một xã hội phát triển hay chậm phát triển cũng do các nhà lãnh
đạo có thấy trước được sự thay đổi để kịp thời đào tạo tốt lực lượng lao động của
mình hay không.
Ngày nay trước yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, yếu tố con
người thực sự trở thành nhân tố quyết định, một điều kiện tiên quyết của mọi giải
pháp để phát triển kinh tế xã hội. Xét ở góc độ doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân
lực trong các doanh nghiệp là một hoạt động cần nhiều thời gian, tiền bạc và công
sức, là một điều kiện để nâng cao năng suất lao động, phát triển cán bộ công nhân
viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển phải luôn nằm trong quá trình đổi mới: đổi mới về quy mô hoạt
động, mục tiêu và công việc cần phải hoàn thành, đổi mới về công nghệ kinh doanh,
hình thức kinh doanh linh hoạt…Vì vậy, nhu cầu về đổi mới là tất yếu khách quan,
cần thiết và thường xuyên trong doanh nghiệp. Sự đổi mới này chỉ có thể đạt được
nhờ vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.
Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS (Big C) tại Huế là một Công ty kinh
doanh thương mại dịch vụ theo đúng nghĩa của nó, mà đối với một Công ty thương
mại thì ngoài chất lượng sản phẩm phải tốt, giá cả hợp lý ra thì đội ngũ nhân viên
nói chung và nhân viên bán hàng nói riêng góp một phần không nhỏ vào kết quả
hoạt động kinh doanh.
Đạt được thành tựu như ngày nay là nhờ nhân tố con người trong quá trình
quản lý, kinh doanh của Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS (Big C) tại Huế.
- -
2
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
Công tác đào tạo luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng và trở thành công tác
thường xuyên được quan tâm đúng mức.
Siêu thị BigC Huế là một trong các chi nhánh của hệ thống siêu thị BigC hoạt
động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình
thức kinh doanh bán lẻ hiện đại được tập đoàn Casino (tập đoàn mẹ của siêu thị
BigC) triển khai. Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới.
Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể nhân viên, siêu thị BigC Huế tự hào
giới thiệu đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh không gian mua sắm hiện đại,
thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm
soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh
đó, siêu thị đã cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho
khách hàng.
Là một bộ phận thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, bộ phận bán
hàng là những người hơn ai hết nắm được những tâm tư nguyện vọng của khách
hàng từ đó có thể tư vấn cho lãnh đạo siêu thị để có những chính sách, những thay
đổi nhằm đem lại những lợi ích lớn nhất cho khách hàng gián tiếp đem lại nguồn thu
cho siêu thị. Nắm được điều này, lãnh đạo siêu thị đã không ngừng nổ lực huấn
luyện, đào tạo nhân viên mà đặc biệt là nhân viên bán hàng. Việc đánh giá được chất
lượng đào tạo, huấn luyện hiện tại là rất quan trọng để lãnh đạo siêu thị có thể tiếp
tục đưa ra những chính sách, chủ trương đáp ứng tình hình mới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu tình hình đào tạo huấn luyện nhân
viên bán hàng tại siêu thị BigC Huế. Thông qua đó đề suất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng tại siêu thị.
- -
3
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tình hình đào tạo huấn luyện nhân
viên bán hàng tại siêu thị thông qua phỏng vấn nhân viên bán hàng của siêu thị BigC
Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình đào tạo huấn luyện nhân viên bán hàng tại siêu thị Big C Huế trong
năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận
về phân tích tình hình đào tạo và huấn luyện nhân viên bán hàng của siêu thị chúng
tôi sẽ thực hiện nghiên cứu tài liệu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp
này để tham khảo những đề tài về đào tạo huấn luyện nhân viên của các doanh
nghiệp đã được thực hiện để học tập kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được
sử dụng để tìm hiểu hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng lao động nói chung và
tình hinh đào tao huấn luyện nhân viên bán hàng của đơn vị nói riêng, cũng như thu
thập các số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Tiếp xúc cán bộ quản lý
nhân sự để phỏng vấn làm rõ chính sách đào tạo, đánh giá hoạt động đào tạo đối với
nhân viên bán hàng. Phỏng vấn nhân viên bán hàng để họ đánh giá về hoạt động
đào tạo ra sao.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 40 nhân viên bán hàng của siêu thị Big C tại
Huế làm việc ba ca trong ngày, những nhân viên bán hàng được lựa chọn ngẫu
nhiên và trả lời phiếu điều tra tại chỗ.
Qua đợt điều tra thực tế nhân viên bán hàng tại Công ty cổ phần ESCAPE
BUSINESS (Big C) tại Huế chúng tôi thấy công tác đào tạo nhân viên của Công ty
- -
4
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
luôn được chú trọng vì vậy mà đã thu được kết quả tốt. Nhưng bên cạnh đó vẫn bộc
lộ những tồn tại, hạn chế do đó làm thế nào để nâng cao hơn nữa chất lượng công
tác đào tạo nhân viên trong Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS (Big C) tại Huế
là một vấn đề đặt ra cho Ban lãnh đạo Công ty. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề
tài: “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân viên ở Công ty cổ phần
ESCAPE BUSINESS (Big C) tại Huế” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề của
nhóm mình.
Kết cấu chuyên đề gồm 4 chương:
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẠO TẠO NHÂN VIÊN
TRONG DOANH NGHIỆP.
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN ESCAPE BUSINESS TẠI HUẾ.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ HUẤN
LUYỆN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ESCAPE
BUSINESS TẠI HUẾ VÀ ĐỀ RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN.
- -
5
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN
TRONG DOANH NGHIỆP
I. Tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
1. Khái niệm đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy,
việc đầu tư và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực là hướng đầu tư có hiệu quả
nhất, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài
Đào tạo nhân viên là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kỹ
năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp
nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ ở cả hiện tại và
tương lai.
2. Vai trò của đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
Đào tạo nhân viên từ lâu đã được xem là yếu tố cơ bản nhằm thực hiện các
mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Nhu cầu đào tạo nhân viên trong các tổ chức
tăng nhanh cùng với sự phát triển của hợp tác và cạnh tranh quốc tế, của khoa học
công nghệ tiên tiến, của sự bùng nổ thông tin toàn cầu, và những áp lực về kinh tế –
xã hội. Vì vậy, ở các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ và Nhật Bản, các nhà quản trị
luôn quan tâm và chú trọng tới đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp, coi đó là
nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản trị nhân sự. Đào tạo nhân viên không chỉ có ý
nghĩa to lớn đối với người lao động mà còn có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp
cũng như toàn xã hội.
II. Quy trình đào tạo
- -
6
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
Quy trình tổ chức công tác đào tạo nhân viên
> Thông tin phản hồi
1. Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quan
trọng trong tiến trình đào tạo nhân viên của doanh nghiệp. Nếu việc xác định nhu
cầu đào tạo nhân viên không chính xác, đầy đủ có thể gây ra nhiều lãng phí trong
việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, hơn nữa, kết quả đào tạo nhân viên
có thể không đạt mục tiêu đề ra, làm giảm chất lượng công tác quản trị nhân lực
trong doanh nghiệp.
Nhu cầu đào tạo nhân viên thay đổi không chỉ đối với từng vị trí công tác
trong cơ cấu tổ chức mà còn đối với từng người trong doanh nghiệp, do vậy kiến
thức cơ bản, nhu cầu, bão hoà, nguyện vọng, sở thích, và tiềm năng của họ không
- -
Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên trong
doanh nghiệp
Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên
trong doanh nghiệp
Triển khai thực hiện đào tạo nhân viên
trong doanh nghiệp
Đánh giá kết quả đào tạo nhân viên trong
doanh nghiệp
7
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
giống nhau. Do vậy, các nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian đào tạo nhân
viên cần được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.
2. Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
Một kế hoạch đào tạo nhân viên tổng thể cần phải xây dựng trong doanh
nghiệp thường bao gồm những nội dung sau:
- Các chính sách đào tạo nhân viên
- Các chương trình đào tạo nhân viên
- Ngân quỹ cho đào tạo nhân viên
- Các kế hoạch chi tiết về đào tạo nhân viên
- Mục tiêu đào tạo nhân viên
- Đối tượng được đào tạo
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo nhân viên
- Tính chất công việc của người lao động trong doanh nghiệp
3. Triển khai thực hiện đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
Trên nhu cầu đào tạo nhân viên đã được xác định, các hình thức, phương
pháp đào tạo nhân viên đã được lựa chọn, cần triển khai thực hiện theo đúng kế
hoạch đã đề ra. Quá trình triển khai thực hiện này thể hiện rõ vai trò tổ chức, điều
phối, hướng dẫn, động viên của nhà quản trị trong việc tạo điều kiện thuận lợi để
thực hiện tốt nhất mục tiêu đào tạo nhân viên đã vạch ra.
Sau khi đã được nhà quản trị cấp cao nhất có thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch
đào tạo nhân viên sẽ được phòng quản lý nhân sự và các bộ phận liên quan triển
khai thực hiện. Thông thường quá trình này được thực hiện trong doanh nghiệp hoặc
bên ngoài doanh nghiệp.
Thông tin phản hồi: Thông tin phản hồi trong quá trình đào tạo sẽ giúp học
viên biết được họ nắm được kiến thức đến đâu, biết phải làm gì để nâng cao chất
- -
8
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
lượng kết quả học tập, từ đó giúp họ tự tin và tiến bộ nhanh hơn. Vì vậy, nhà quản
trị cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt được tình hình học tập của học viên, phát
hiện những ưu điểm, nhược điểm của nỗi học viên. Cung cấp thông tin phản hồi
còn được coi là một phần của chương trình đào tạo đối với phương pháp kèm cặp tại
nơi làm việc.
4. Đánh giá kết quả đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
Đánh giá kết quả đào tạo nhân viên là một việc làm cần thiết và quan trọng
không chỉ bởi nó giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ, kỹ năng, trình độ quản lý của cán bộ, nhân viên trước và sau quá trình đào tạo
mà còn chỉ ra cho doanh nghiệp những mặt còn tồn tại, hạn chế, từ đó có biện pháp
khắc phục, cải tiến, hoàn thiện trong các khoá đào tạo bồi dưỡng sau này. Nhiều thất
bại trong đào tạo nhân viên ở một số doanh nghiệp là do doanh nghiệp chỉ chú trọng
đến các hoạt động đào tạo mà ít quan tâm đến kết quả đào tạo nhân viên. Nhiều
doanh nghiệp đã bỏ ra những chi phí khổng lồ, và có nhiều người lao động trong
doanh nghiệp tham dự nhưng lại không được tiến hành đánh giá sự tác động tới quá
trình thực hiện nhiệm vụ của họ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đánh giá kết quả đào tạo
nhân viên là một công việc khó khăn và phức tạp, có kết quả định lượng được, có
kết quả không định lượng được.
Đánh giá kết quả đào tạo nhân viên có thể thông qua kết quả học tập của học
viên và tình hình thực hiện công việc của học viên sau đào tạo.
III. Nội dung và phương pháp đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
1. Nội dung đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
Đào tạo chuyên môn – kỹ thuật
- -
9
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
Đào tạo chuyên môn – kỹ thuật cần được thực hiện thường xuyên, liên tục
trong suốt quá trình làm việc của người lao động ở doanh nghiệp, nhằm giúp cho
các cán bộ, nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật để thực
hiện tốt nhất công việc hiện tại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới cho nhu cầu
phát triển tương lai.
Đào tạo chính trị và lý luận
Đào tạo chính trị và lý luận nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nắm vững lý
luận, hoàn thiện nhân cách cho các thành viên trong doanh nghiệp, tạo ra con người
vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Đào tạo chính trị: Mỗi người lao động là một tế bào của doanh nghiệp, và
cũng là một tế bào của nền kinh tế – xã hội. Khi thực hiện công việc họ đều có các
mối quan hệ qua lại với nhau, gắn bó lợi ích với nhau. Vì vậy, con người cần phải có
thái độ đúng đắn trong công việc để không những làm lợi cho mình mà còn làm lợi
cho doanh nghiệp và xã hội. Mặt khác, cuộc sống và hoạt động kinh doanh luôn thay
đổi, đòi hỏi con người phải có bản lĩnh nhất định để thích ứng tồn tại và phát triển.
Điều này có được thông qua đào tạo chính trị cho người lao động. Người lao động
có quan điểm đương đầu trước những biến động môi trường xung quanh, có định
hướng đúng cho sự phát triển của cá nhân và cả cộng đồng.
Đào tạo lý luận: giúp cho người lao động hiểu bản chất sự vật, biết cách hành
động cũng như biét được phương hướng trong công việc thực tế. Người được trang
bị lý luận tốt có khả năng ôn cũ biết mới, từ việc biết rồi suy ra việc chưa biết. Để
thực hiện công việc có hiệu quả, cần kết hợp học đi đôi với hành, lý luận kết hợp với
thực tế. Giáo dục lý luận ở đây là cung cấp những tri thức, những kinh nghiệm đã
được tổng kết và khái quát hoá thành quy luật. Lý luận soi đường cho thực tiễn, thực
tiễn hoàn thành lý luận. “Lý luận tách rời thực hành là lý luận suông, thực hành tách
rời lý luận là thực hành mù quáng”. Vì vậy, bên cạnh dào tạo chuyên môn, kỹ thuật,
giáo dục chính trị còn cần thiết phải cung cấp lý luận cho người lao động để họ có
- -
10
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
khả năng nắm chắc bản chất của sự vật, hành động đúng đắn, đó cũng chính là cơ sở
khoa học cần thiết, quan trọng cho mọi hoạt động của người lao động trong doanh
nghiệp.
Đào tạo văn hoá doanh nghiệp
Đào tạo văn hoá doanh nghiệp giúp cho người lao động hiểu và nhận thức
đúng về tổ chức doanh nghiệp – nơi họ làm việc, từ đó thích ứng với tổ chức, hội
nhập với môi trường làm việc của doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong doanh nghiệp tồn tại
hai hệ thống tổ chức chính thức và không chính thức. Các thành viên trong doanh
nghiệp không chỉ nắm được cơ cấu tổ chức chính thức cùng với các mối quan hệ
quyền hạn trong đó, mà còn phải hiểu được hệ thống không chính thức để rồi “chấp
nhận” một cách chắc chắn. Muốn vậy, người lao động phải nắm bắt được các yếu tố
văn hóa của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất về ý chí hành
động của các thành viên trong doanh nghiệp với tư cách là một cộng đồng người.
Văn hoá doanh nghiệp giúp cho phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác. Văn hoá doanh nghiệp tạo ra bản sắc riêng cho mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, các
thành viên trong doanh nghiệp phải được đào tạo văn hoá doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp bao gồm các yếu tố cấu thành như hệ thống giá trị, các
niềm tin và quan điểm, truyền thống và thói quen, tác phong sinh hoạt, phong cách
ứng xử, nội quy, quy chế, các thủ tục, các biểu tượng về doanh nghiệp, các nhãn
hiệu sản phẩm.
Đào tạo phương pháp công tác
Để đạt được kết quả cao trong công việc, mỗi thành viên trong doanh nghiệp
phải có phương pháp làm việc khoa học, đó là cách thức làm việc tốn ít thời gian,
công sức mà thu được hiệu quả cao. F.Taylor cho rằng mỗi công việc đều có cách
hoàn thiện tốt nhất nhiệm vụ, mỗi thành viên của doanh nghiệp phải có phương
pháp công tác khoa học, đó là cách thức làm việc tốn ít thời gian, công sức mà thu
được hiệu quả cao. Nhiệm vụ của nhà quản trị là phải tìm ra phương pháp đó để
- -
11
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
hướng dẫn cho nhân viên của mình dưới dạng những thủ tục, quy trình làm việc, các
phương pháp làm việc khoa học sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động.
2. Phương pháp đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
Kèm cặp (hay còn gọi là đào tạo tại chỗ) là phương pháp sử dụng những nhân
viên có tay nghề cao, có kinh nghiệm làm việc để kèm cặp nhân viên mới vào nghề.
Đào tạo nghề : là phương pháp kết hợp học lý thuyết với kèm cặp tại nơi làm
việc. Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong việc đào tạo các công nhân kỹ thuật
trong các doanh nghiệp sản xuất, người làm nghề thủ công.
Sử dụng dụng cụ mô phỏng: Để đào tạo nhân viên một cách thiết thực, người
ta xây dựng các mô hình giống như trong thực tế. Dụng cụ có thể đơn giản là các mô
hình giấy cho tới các dụng cụ được tin học hoá. Người giảng dạy thường chuẩn bị
mô hình các quầy bán hàng, các loại hàng hoá khác nhau, các thiết bị bán hàng, các
phương tiện vận chuyển, chất xếp hàng hoá… mô phỏng tình huống kinh doanh có
thật để học viên thực tập.
IV. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân viên trong
doanh nghiệp
1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Ngân sách đào tạo:
Đào tạo nhân viên là hoạt động đòi hỏi những khoản chi phí nhất định như:
chi phí tiền lương giáo viên và những người cộng tác trong đào tạo, huấn luyện, chi
phí trang thiết bị học tập, trợ cấp cho người học… Vì vậy cần phải có ngân quỹ
riêng cho công tác đào tạo trong doanh nghiệp. Ngân quỹ phải được thiết lập một
cách đầy đủ và chính xác trên cơ sở khả năng tài chính của doanh nghiệp và các mục
tiêu, lợi ích của mỗi chương trình đào tạo nhân viên. Công tác đào tạo nhân viên
- -
12
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
trong doanh nghiệp có tốt hay không phụ thuộc một phần không nhỏ vào ngân sách
dành cho đào tạo của doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đến công
tác đào tạo nhưng ngân sách dành cho việc đào tạo nhân viên không nhiều thì họ
không thể thường xuyên và liên tục tổ chức các lớp học chuyên môn và nghiệp vụ
cho nhân viên trong doanh nghiệp. Nếu ngân sách có hạn thì doanh nghiệp chỉ có
thể đào tạo cho nhân viên theo hình thức đào tạo tại chỗ, với phương pháp này thì
chi phí cho đào tạo sẽ thấp mà giúp cho nhân viên nhanh chóng nắm băt công việc
tuy nhiên nếu muốn nâng cao trình độ hơn nữa thì rất khó, chỉ những nhân viên quản
lý là có khả năng được đi học các khoá học nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ.
Trình độ đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp:
Đây là căn cứ quan trọng để xác định nhu cầu đào tạo nhân viên trong doanh
nghiệp về: đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo. Các yếu tố như
trình độ chuyên môn, tay nghề, năng lực, các đặc tính cá nhân của người lao động
quyết định ai là người cần thiết được đào tạo và được định hướng phát triển, những
kỹ năng, kiến thức cần thiết nào được lĩnh hội hay chú trọng trong quá trình đào tạo.
Trình độ của nhân viên trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
đào tạo trong doanh nghiệp. Nếu trong doanh nghiệp nhân viên đều có trình độ học
vấn và chuyên môn nhất định thì họ sẽ dễ dàng nắm bắt công việc và có nhu cầu
nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình và người làm công tác
đào tạo cũng dễ dàng trong vấn đề truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm thực tế
cho nhân viên, những người nhân viên này thì nhu cầu về đào tạo của họ là đào tạo
về nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nếu trong doanh nghiệp có nhiều nhân
viên những chỉ là nhân viên lao động phổ thông (các doanh nghiệp chuyên về các
mặt hàng như: may mặc, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ) thì họ cần có phương
pháp truyền đạt riêng, phương pháp đào tạo chủ yếu của họ là đào tạo nghề và đào
tạo tại chỗ.
Nhà quản trị
- -
13
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
Nhà quản trị là một yếu tố quyết định đến vấn đề đào tạo nhân viên trong
doanh nghiệp. Doanh nghiệp quan tâm đến công tác đào tạo hay không, có theo sát
và nắm bắt được kịp thời nhu cầu đào tạo của nhân viên và của sự biến động thị
trường hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhà quản trị, nhân viên có gắn bó với
doanh nghiệp hay không một phần cũng do nhà quản trị có được những đãi ngộ tốt
dành cho nhân viên hay không (đãi ngộ về lương, thưởng, chế độ, đào tạo…)
Chiến lược kinh doanh, chiến lược nhân sự của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cho biết mục tiêu của doanh nghiệp
trong từng giai đoạn phát triển. Những mục tiêu này đặt ra các yêu cầu khác nhau về
trình độ, năng lực chuyên môn… đối với tất cả các thành viên trong doanh nghiệp
để thích ứng với sự thay đổi của tổ chức, nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu của đào tạo là là nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ, doanh nghiệp thường quy
hoạch nhân sự để thực hiện các chiến lược kinh doanh. Kế hoạch nhân sự cho biết
sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức như: số lượng lao động cần tuyển dụng mới, tỷ lệ
thuyên chuyển công tác, số lao động về hưu, vắng mặt dài hạn, chuẩn bị đội ngũ kế
cận… Kế hoạch nhân sự giúp nhà quản trị nhân sự nắm bắt được tình hình lao động
một cách chi tiết về số lượng cũng như chất lượng lao động hiện tại, từ đó có thể
lượng hoá được nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng lao động, cơ cấu ngành
nghề và trình độ chuyên môn sẽ biến động trong tương lai để xác định nhu cầu đào
tạo nhân viên sát với thực tế.
Điều kiện tổ chức công tác đào tạo:
Yếu tố này là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến phương pháp đào tạo
nhân viên trong doanh nghiệp. Đây là điều kiện cần thiết để phục vụ cho công tác
đào tạo nhân viên. Mỗi phương pháp đào tạo đòi hỏi các phương tiện hỗ trợ phù
hợp, nên nếu thiếu chúng thì công việc giảng dạy khó có thể đạt được mục đích đề
ra.
- -
14
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
Với những doanh nghiệp chuyên kinh doanh về hoạt động thương mại, dịch
vụ thì đào tạo và huấn luyện tại chỗ là thích hợp nhất, phù hợp với trình độ cũng
như yêu cầu của công việc, người lao động không phải nghỉ làm, vẫn được chấm
lương và vẫn có thể học nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho người lao động.
Với những doang nghiệp loại hình thương mại, dịch vụ, tư vấn…. Nhân viên
có trình độ chuyên môn nhất định, nếu doanh nghiệp có khả năng tổ chức các lớp
học chuyên môn nghiệp vụ tại doanh nghiệp là một điều rất tốt tuy nhiên không phải
doanh nghiệp nào cũng có điều kiện mở lớp tại doanh nghiệp hoặc mời giảng viên
về giảng tại doanh nghiệp cho nhân viên, nhiều doanh nghiệp đã cử nhân viên đi học
các khoá học ngắn hạn ở các trung tâm hoặc trường đại học ở bên ngoài.
2. Nhân tố thuộc về người lao động
Đối tượng được đào tạo
Đối tượng đào tạo khác nhau cần phải có các hình thức và phương pháp đào
tạo khác nhau. Chẳng hạn để đào tạo nhân viên có thể sử dụng các phương pháp:
kèm cặp, đào tạo nghề dụng cụ mô phỏng… Để đào tạo nhà quản trị có thể sử dụng
các phương pháp: trò chơi kinh doanh, nghiên cứu tình huống, mô hình ứng xử,
nhập vai, luân phiên công việc.
Độ tuổi
Độ tuổi của nhân viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nhân
viên trong doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có độ tuổi trung bình nhân viên
thấp (mô hình doanh nghiệp trẻ) thì công tác đào tạo nhân viên có nhiều thuận lợi
hơn, nhân viên dễ tiếp thu những kiến thức từ các khoá học cả trong doanh nghiệp
cũng như bên ngoài doanh nghiệp do những nhân viên trẻ có khả năng tiếp thu kiến
thức nhanh, cập nhật thông tin thường xuyên cho nên dễ dàng tiếp xúc với công
nghệ mới, quan niệm kinh doanh và làm việc mới. Với những doanh nghiệp có độ
- -
15
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
tuổi trung bình nhân viên cao thì phải tìm cách trẻ hoá doanh nghiệp, đào tạo đội
ngũ kế cận thay thế.
Khả năng công việc, điều kiện đi học
Chất lượng đào tạo nhân viên có tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng trong công việc cũng nhu điều kiện đi học của nhân viên. Nhiều người rất
có khả năng nhưng doanh nghiệp không có điều kiện cho nhân viên đi học, tự tổ
chức đào tạo cho nhân viên học tại doanh nghiệp, kinh nghiêm tổ chức chưa có,
giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng sẽ dẫn đến chất lượng công tác đào tạo
kém.
Mong muốn, nguyện vọng sau khi học xong
Trong doanh nghiệp nhu cầu đào tạo của mỗi người là khác nhau, điều đó tuỳ
thuộc vào phẩm chất, năng lực, ý chí phấn đấu vươn lên và cả điều kiện cá nhân của
họ khi làm việc tại doanh nghiệp. Nhu cầu thay đổi không chỉ đối với từng vị trí ở
cấp quản trị hay trong cơ cấu tổ chức mà còn đối với từng người. Do đó để xác định
chính xác nhu cầu đào tạo từ đó triển khai thực hiện quá trình đào tạo nhân viên có
hiệu quả, cần phải quan tâm đến nhu cầu đào tạo, nguyện vọng của người lao động.
3. Nhân tố thuộc về đặc thù công việc
Tính chất công việc của người lao động trong doanh nghiệp.
Căn cứ vào tính chất công việc của người lao động trong doanh nghiệp, nhà
quản trị có thể lựa chọn các hình thức và phương pháp đào tạo phù hợp.
Tiêu chuẩn thực hiện công việc
Mỗi công việc đòi hỏi kỹ năng và các hành vi cần thiết để thực hiện tốt công
việc, đòi hỏi các năng lực, phẩm chất cần có của người lao động trong quá trình thực
hiện công việc. Vì vậy, tiêu chuẩn thực hiện công việc đặt ra nội dung cần phải đào
tạo đối với người lao động. Thông thường các doanh nghiệp thường dựa vào tiêu
- -
16
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
chuẩn thực hiện công việc để xác định nhu cầu đào tạo nhân viên mới hoặc đào tạo
nhân viên mới thực hiện công việc lần đầu.
Chất lượng công tác đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp còn phụ thuộc rất
nhiều vào đặc thù công việc, ngành hàng kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều
công việc nếu không qua đào tạo thì nhân viên không thể làm được. Ví dụ như đối
với ngành may mặc, giầy da, hàng thủ công mỹ nghệ nếu không qua đào tạo thì
nhân viên không thể làm được, mà có làm được thì chất lượng sản phẩm sẽ không
cao.
Nhưng cũng có những công việc không qua đào tạo người nhân viên vẫn có
thể làm được công việc mà doanh nghiệp giao cho ví dụ như: nhân viên kinh doanh,
bán hàng… họ đã có kiến thức và kinh nghiệm từ trước khi được tuyển dụng vào
làm việc trong doanh nghiệp hoặc tự học hỏi trong quá trình làm việc. Tuy nhiên với
những nhân viên và công việc như vậy nếu doanh nghiệp có thể đào tạo họ trong
công việc (có thể ở trong doanh nghiệp hoặc ở ngoài doanh nghiệp) thì sẽ công việc
họ làm sẽ tốt hơn rất nhiều.
- -
17
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
CHƯƠNG II
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN ESCAPE BUSINESS TẠI HUẾ
I. Khái quát Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS (Big C) tại Huế
1. Quá trình hình thành và phát triển ở Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS
(Big C) tại Huế
Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS (Big C) tại Huế với tên giao dịch là
ESCAPE BUSINESS JOINT STOCK COMPANY viết tắt là Công ty cổ phần
ESCAPE BUSINESS (Big C) tại Huế với trụ sở chính Khu Quy hoạch Bà Triệu -
phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty cổ phần ESCAPE
BUSINESS (Big C) Huế là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập
đoàn bán lẽ hàng đâu Châu Âu với hơn 11000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan,
Argentina, Uruguay, Venezuela, Brasil, Colombia, Ấn Độ Dương, Hà Lan, Pháp…
sử dụng hơn 200.000 nhân viên làm việc tại các cơ sở này.
Hiện nay hế thống BigC Việt Nam đã có 24 có sở trên toàn quốc và sử dụng
khoảng 8.000 nhân viên để phục vụ, kinh doanh trên 40.000 mặt hàng. Các siêu thị
BigC Việt Nam sử dụng khoản 95 hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam.
Big C Huế được khai trương và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/2009
với tổng vốn đầu tư trên 300 tỉ đồng. Big C Huế được bố trí 5 tầng lầu dành cho khu
thương mại : tầng hầm là khu vực để xe hai bánh và bốn bánh với diện tích gần
2.000m
2
tầng trệt 3.600m
2
là khu vực cửa hiệu cho thuê với các thương hiệu lớn
trong nước và quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Revlon, Takasima, Ag
Tex 28, John Henry, PNJ, Converse, Nino Maxx, Blue Exchange, Baby land, ACB
Bank, …; tầng 1 và tầng 2 là đại siêu thị tự chọn 4.800m
2
, kinh doanh 40.000 mặt
- -
18
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
hàng thực phẩm và phi thực phẩm trong đó 95% là hàng Việt Nam và 25% hàng địa
phương. Tầng 3 với diện tích khoảng 3000m
2
dành cho khu vực văn phòng, nhà
sách, ăn uống, nhà hàng, khu vui chơi trẻ em…
Ngoài ra, Big C Huế còn có khu ẩm thực quy mô lớn với các đặc sản địa
phương cùng nhiều món ăn của các vùng miền trên cả nước và thế giới.
2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS
(Big C) tại Huế
Loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh:
Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS (Big C) tại Huế là một công ty cổ
phần, Công ty có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của
pháp luật. Công ty có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu
hạn, cổ đông của Công ty chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ về tài sản của
Công ty trong phạm vi vốn góp.
Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS (Big C) tại Huế là một công ty kinh
doanh chuyên về thương mại, dịch vụ, là trung tâm thương mại và đại siêu thị Big
C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và
chất lượng cao. Sản phẩm kinh doanh tại các cửa hàng Big C có thể được chia ra
thành 5 ngành chính, như sau:
Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến,
thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.
Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa
phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện.
Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày
dép và túi xách.
Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị
trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học.
- -
19
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong
nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di
động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi.
Hành lang thương mại Big C
Hành lang thương mại Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong và
ngoài đại siêu thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại Big C. Tuy
nhiên, những hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần phải tạo được
sự khác biệt với những sản phẩm được bày bán trong các đại siêu thị Big C. Nhờ đó,
Khách hàng đến mua sắm tại Big C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện
ích chỉ tại một nơi nhất định, góp phần tăng kinh nghiệm mua sắm của Khách hàng
tại Big C.
Hoạt động kinh doanh tại các Hành lang thương mại Big C có thể chia ra
thành 4 nhóm chính:
Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực.
Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, và sân chơi dành cho thiếu nhi.
Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại,
điện tử.
Dịch Vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)
Mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS
(Big C) tại Huế
- Nâng cao uy tín đối với khách hàng, khẳng định được hình ảnh và vị thế của
Công ty trên thương trường
- Cung cấp cho khách hàng sản phẩm một cách tốt nhất, đúng thời gian, địa
điểm, phương thức thanh toán thuận tiện, dịch vụ chu đáo
- Tăng cường nâng cấp kho bãi, phương tiện vận chuyển để tăng sức cạnh tranh
và mở rộng thị trường.
- Xác định rõ thị trường mục tiêu, nghiên cứu và mở rộng thị trường.
- -
20
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
- Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước: nộp ngân sách đầy đủ, tham gia
các hoạt động công tác xã hội
- Quản lý nguồn vốn có hiệu quả: Huy động vốn vay của các cá nhân, tổ chức,
huy động trong công ty, ngân hàng.
- Đẩy mạnh công tác nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên : bằng cách
tổ chức các lớp học bồi dưỡng về nghiệp vụ
- Đẩy mạnh nâng cao đời sống tinh thần vật chất và phúc lợi cho cán bộ công
nhân viên
- Nghiên cứu sắp xếp lại các bộ phận quản lý trong Công ty sao cho có hiệu
quả cao.
Giá trị của của Công ty Cổ phần ESCAPE BUSINESS (Big C)
Tầm nhìn: Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng.
Nhiệm vụ: là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài
lòng quý Khách Hàng.
Năm Giá Trị siêu thị Big C:
- Tính đổi mới.
- Tính minh bạch.
- Tính tương trợ.
- Tính trách nhiệm.
- Sự hài long của khách hàng.
3. Cơ cấu bộ máy của Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS (Big C) tại Huế
a.Cơ cấu tổ chức:
- -
21
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
b. Sơ đồ quầy hàng
- -
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức hệ thống BigC
22
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức quầy hàng
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty được bố trí thống nhất từ trên xuống đảm bảo
tính hợp lý và hiệu quả cao.
- Giám đốc quyết định những vấn đề quan trọng của Công ty, điều hành hoạt
động của Công ty
- Phó giám đốc giúp đỡ giám đốc giải quyết những vấn đề của Công ty, tham
gia bàn bạc, tham mưu, đề xướng những đường lối chính sách trong Công ty,
ký kết những văn bản hợp đồng thuộc thẩm quyền
- Phòng kinh doanh: chỉ đạo đôn đốc việc kinh doanh, lập kế hoạch, tìm kiếm
thị trường, đối tác, nghiên cứu mở rộng thị trường, tìm đầu mối khách hàng.
Đưa ra các chiến lược kinh doanh, chỉ đạo đôn đốc việc kinh doanh, trực tiếp
điều hành hoạt động phân phối, bán hàng ở các đại lý của Công ty, tổ chức
các hoạt động Marketing của Công ty.
- Phòng kế toán – tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán các khoản thu chi, xác định các
khoản thanh toán, khoản nợ, chi trả lương cho nhân viên, huy động các nguồn
vốn cho kinh doanh.
4. Sơ bộ ngành nghề kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh thương mại dịch vụ (Doanh nghiệp chỉ
kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật)
- Các hoạt động kinh doanh chủ yếu: Thưong mại
Sơ đồ cơ cấu cửa hàng Big C:
- -
23
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
5. Môi trường kinh doanh
a. Môi trường bên ngoài
Yếu tố kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng một cách nhanh chóng, thu nhập của
người dân được cải thiện. Đất nước ngày càng phát triển, đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam ngày càng tăng, hoạt động kinh doanh bán lẻ ngày càng được chú trọng và
thu hút đầu tư. Với thị trường bán lẻ còn rất mạnh như ở tỉnh Thừa Thiên Huế thì
việc kinh doanh thương mại, dịch vụ về bán lẻ có nhiều cơ hội lớn,.
- -
24
Sơ đồ 3: Cơ cấu của hàng BigC
Nhóm 1 Cao học: Quản trị kinh doanh - K13B
Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS (Big C) tại Huế hoạt động theo hệ
thống đại siêu thị nên phụ thuộc nhiều vào nhà sản xuất về nguồn cung cấp, những
ràng buộc trong những thoả thuận với các đối tác cung cấp hàng.
Yếu tố chính trị – luật pháp:
Nước ta có một thể chế chính trị – luật pháp vững vàng, ổn định về an ninh
trật tự, điều đó tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Nhà nước có những chính sách ưu đãi trong việc vay vốn ngân hàng và có
những chính sách phát triển hệ thống tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho việc
thanh toán, chính sách pháp luật ổn định, thông thoáng tạo môi trường kinh doanh
lành mạnh cho các doanh nghiệp
Bên cạnh đó Công ty còn gặp phải những khó khăn như phải cạnh tranh với
các siêu thị khác như Siêu thị Coop-mart, siêu thị Thuận Thành
b. Môi trường bên trong
Nguồn nhân lực:
Công ty cổ phần ESCAPE BUSINESS (Big C) tại Huế có số lượng nhân viên
có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao. Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo
và tuyển chọn đội ngũ nhân viên. Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình
đào tạô nâng cao trình độ của nhân viên. Đặc biệt Công ty chú trọng tới đội ngũ bán
hàng cá nhân và sử dụng nguồn lao động phù hợp với trình độ chuyên môn. Công
ty có nhiều chính sách khen thưởng đối với những nhân viên có hiệu quả làm việc
cao (thưởng theo doanh số đối với nhân viên bán hàng), tổ chức các hoạt động tham
quan du lịch để nâng cao đời sống cán bộ nhân viên Công ty.
Về chế độ tuyển dụng, tất cả những người lao động làm việc trong Công ty
thông qua hợp đồng lao động giữa nhân viên và Công ty, có thể ký kết hợp đồng
ngắn hạn và dài hạn theo quy định của nhà nước.
- -
25