Tên đề tài: "TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ"
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh
nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ
yếu bao gồm: quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước (là mối quan hệ phát sinh
khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn
vào doanh nghiệp); quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính; quan hệ
giữa doanh nghiệp với các thị trường khác; Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.
Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng
đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ,
tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động vốn từ bên
trong và bên ngoài, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh
nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình
thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn từ bên ngoài. Do vậy,
vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc chủ
động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn bảo đảm cho doanh
nghiệp hoạt động liên tục và có hiệu quả, tăng cường quy mô sản xuất - kinh doanh
với chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất.
Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa
chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các
dự án đầu tư, từ đó góp phần lựa chọn dự án đầu tư tối ưu. Việc huy động kịp thời
các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các
cơ hội kinh doanh. Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động
kinh doanh có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra,
đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi
1
vay. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng
các hình thức thưởng, phạt vật chất một cách hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc
đẩy người lao động gắn bó với doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng suất lao động, cải
tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ
tiêu tài chính, lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá tổng hợp
và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp; phát hiện kịp thời những
tồn tại hay khó khăn vướng mắc trong sản xuất - kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các
quyết định để điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 450.000 doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
chiếm khoảng 96%, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 4%. Các DNVVN đóng góp gần
40% GDP cả nước.
Chi cục thuế thành phố Huế quản lý thu thuế 1500 DNVVN, hàng năm thu
về cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng, tuy nhiên thông qua đó cũng chưa thể
đánh giá được hết năng lực tài chính cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các DNVVN đó, việc phân tích tài chính để đánh giá chính xác chất lượng cũng như
sự phát triển của DNVVN là việc làm cần thiết hiện nay.
Bởi vì chúng ta biết, tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống
tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở
lại phần quan trọng các nguồn tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có
ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản
xuất. Qua kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ
giúp cho các cơ quan quản lý có định hướng và giải pháp hổ trợ các doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh. Nhà nước xây dựng cơ chế, chính
sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia quá trình hoạch định,
tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
2
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài "Tình hình tài chính các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Huế" làm nghiên cứu khoa
học.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá bức tranh tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
thành phố Huế. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả tài chính cho
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tài chính doanh
nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn thành phố Huế hiện nay.
- Đề ra các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính,
nâng cao hơn nữa chất lượng báo cáo tài chính và hiệu quả tài chính các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình tài chính của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Huế thông qua hệ thống các chỉ tiêu tài
chính.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về không gian
Luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu tình hình tài chính của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh đang hoạt động trên địa bàn thành phố Huế.
3.2.2 Về thời gian
3
Số liệu sử dụng để phân tích trong luận văn bao gồm các số liệu thứ cấp
trong giai đoạn từ 2007 đến 2009. Số liệu sơ cấp được điều tra trong năm 2010 và
2011.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Để thu thập số liệu về tình hình tài chính của các doanh nghiệp, tác giả đã
tập hợp số liệu từ các bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của 675
doanh nghiệp trong năm 2007, 485 doanh nghiệp trong năm 2008 và 1.107 doanh
nghiệp trong năm 2009 trong tổng số 1.494 doanh nghiệp hiện đang hoạt động kinh
doanh trên địa bàn dưới sự quản lý của Chi cục thuế thành phố Huế. Tuy nhiên, để
đảm bảo tính đồng nhất trong quá trình phân tích và đánh giá chính xác tình hình tài
chính của các doanh nghiệp, tác giả chỉ tập trung vào 115 doanh nghiệp có đủ các
báo cáo tài chính qua 3 năm từ 2007-2009 và đảm bảo không có các lỗi số học trong
quá trình kê khai các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Cơ cấu mẫu được thể hiện
qua bảng sau:
Bảng 1.1 Cơ cấu mẫu khảo sát
Loại hình SH Tổng số Trong đó
Lĩnh vực HĐ SL % Cty CP Cty TNHH DNTN
Sản xuất 16
13,91 1 2 13
Thương mại 46
40,00 14 32
Dịch vụ 39
33,91 1 6 32
Xây dựng 14
12,17 7 7
Tổng số 115
100 2 29 84
% 100
1,74 25,22 73,04
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Toàn bộ số liệu trên được xử lý trên phền mềm MICROSOFT OFFICE
EXCEL.
- Để thu thập các thông tin về tình hình phát triển các doanh nghiệp, luận văn
đã sử dụng các số liệu từ các đơn vị như: niên giám thống kê thành phố Huế năm
4
2009, báo cáo tình hình quản lý đối tượng nộp thuế qua các năm của Chi cục thuế
thành phố Huế.
- Để kiểm tra đánh giá chất lượng các báo cáo tài chính tác giả thực hiện
phỏng vấn một số cán bộ thuế đang công tác tại Chi cục thuế thành phố Huế. Bên
cạnh đó, tác giả phỏng vấn trực tiếp một số doanh nghiệp nhằm thu thập thêm thông
tin để có thể diễn giải đầy đủ ý nghĩa các chỉ tiêu tài chính đã phân tích, đồng thời
qua đó ghi nhận những hạn chế, những khó khăn, những kiến nghị từ các doanh
nghiệp để đề ra các giải pháp cụ thể và hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
4.2 Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá thực trạng tài chính của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ theo các tiêu thức phân tổ khác nhau nhằm đáp ứng mục
tiêu nghiên cứu.
4.3 Phương pháp phân tích tài chính
- Trên cơ sở 4 nhóm các chỉ tiêu tài chính: (1) khả năng thanh toán, (2) cơ
cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản, (3) hiệu quả hoạt động, (4) khả năng sinh lời, tác
giả tập trung phân tích một số chỉ tiêu tài chính trong giới hạn thông tin thu thập
được từ các báo cáo tài chính và có ý nghĩa trong việc đánh giá được tình hình tài
chính của các doanh nghiệp.
PHẦN II: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ
5
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu chung
2.2 Mục tiêu cụ thể
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1.1Về không gian
3.2.1.2Về thời gian
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
4.2 Phương pháp phân tổ thống kê
4.3 Phương pháp phân tích tài chính
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
1.1.2 Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp
1.1.2.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ.
1.3 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH
1.3.1 Khả năng thanh toán
1.3.1.1 Khả năng thanh toán tổng quát
1.3.1.2 Khả năng thanh toán nhanh
1.3.2 Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
1.3.2.1 Cơ cấu nguồn vốn
1.3.2.2 Cơ cấu tài sản
1.3.3 Hiệu quả hoạt động
6
1.3.3.1 Vòng quay của tổng tài sản
1.3.3.2 Vòng quay của hàng tồn kho
1.3.3.3 Vòng quay tài sản cố định
1.3.3.4 Vòng quay tiền
1.3.3.5 Thời gian thu tiền bình quân
1.3.4 Khả năng sinh lời
1.3.4.1 Khả năng sinh lời của doanh thu
1.3.4.2 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
1.3.4.3 Khả năng sinh lời của tài sản (ROA)
1.4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
2.1 MỘT VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THÀNH PHỐ HUẾ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội
2.1.2.1 Dân số và lao động
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng
2.1.2.3 Tình hình tăng trưởng kinh tế
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
2.2.1 Về số lượng
2.2.2 Về lao động
2.2.3 Về vốn
2.3 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CÁC DNVVN ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HUẾ
7
2.3.1 Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
2.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của các doanh nghiệp
2.3.2.1 Cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp
2.3.2.2 Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp
2.3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
2.3.3.1 Doanh thu
2.3.3.2 Lợi nhuận của các doanh nghiệp
2.3.4 Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
2.3.4.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2.3.4.2 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp
2.3.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
2.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
2.4.1 Khái quát về tình hình tài chính của các doanh nghiệp
2.4.2 Một số tồn tại trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp
2.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CẢI
THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1 Mục tiêu của giải pháp
3.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp
3.1.2.1 Đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế
8
3.1.2.2 Cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp là điều cần thiết
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH
3.2.1 Các chính sách mang tầm vĩ mô của các cơ quan quản lý
3.2.1.1 Hoàn thiện và đổi mới chính sách về vốn, tín dụng và lãi
suất
3.2.1.2 Cải thiện môi trường kinh doanh
3.2.2 Về phía các doanh nghiệp
3.2.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
3.2.2.3 Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời
3.2.2.4 Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán
3.2.2.5 Chú trọng công tác dự báo tài chính
3.2.3 Về phía các tổ chức, hiệp hội
3.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với cơ quan quản lý
2. Đối với các Doanh nghiệp
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Từ phân tích thực trạng tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
thành phố Huế, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau:
9
- Trong 3 năm (2007-2009) số lượng các doanh nghiệp có tốc độ phát triển
khá cao (34,16%/năm). Trong cơ cấu, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất
(65%), thấp nhất là hợp tác xã (0,54%).
- Cùng với sự phát triển về số lượng doanh nghiệp, vốn và khả năng thu hút
lao động của các doanh nghiệp cũng có tốc độ tăng khá nhanh.
- Các doanh nghiệp ngày càng thu hút nhiều lao động tham gia, giải quyết
vấn đề công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động trên địa bàn.
- Mặc dù doanh thu, vốn kinh doanh có xu hướng tăng qua các năm nhưng
lợi nhuận thu được lại quá thấp. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp.
- Hệ số nợ thấp, đồng nghĩa với khả năng tự chủ tài chính cao. Tuy nhiên,
doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, dẫn đến hạn chế trong
việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Khả năng thanh toán chấp nhận được, tuy nhiên không phải là mức an toàn.
Trên cơ sở thực trạng đã phân tích ở trên, đề tài đã đề xuất mục tiêu, quan
điểm và các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính. Trong
đó, các giải pháp được đặc biệt chú ý là:
- Các giải pháp mang tầm vĩ mô: hoàn thiện chính sách lãi suất vay vốn, cải
thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Các giải pháp xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp là điều kiện quyết
định đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp trong tương lai
Tóm lại, toàn bộ nội dung của luận văn tập trung vào nghiên cứu vấn đề về
tài chính trong các DNVVN ở thành phố Huế hiện nay. Về cơ bản, luận văn đã đạt
được các mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân
khách quan hoặc chủ quan, luận văn khó tránh khỏi các hạn chế nhất định. Tác giả
kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo hướng dẫn, các chuyên gia
trong ngành và bạn đọc…để luận văn có thể hoàn thiện hơn nữa
II. KIẾN NGHỊ
Để cho các giải pháp đề xuất ở chương 3 có thể thực hiện được, chúng tôi xin đưa
ra một số kiến nghị sau:
10
3. Đối với cơ quan quản lý
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi
trường đầu tư thông thoáng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đánh giá tác động
của các chính sách đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ doanh
nghiệp trong quá trình vận dụng chính sách cũng như giúp cho các cơ quan
quản lý nhà nước có thể điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.
- Điều chỉnh hệ thống thuế, đổi mới chế độ kế toán, hoàn thiện chế độ báo
cáo tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình
thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, thống kê và kế toán của nhà nước,
đồng thời chống thất thu thuế.
- Đa dạng hoá các hình thức cho vay, tín dụng, chính sách lãi suất hợp lý…
nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4. Đối với các Doanh nghiệp
- Cắt giảm các chi phí đầu vào hợp lý hơn, trong đó đặc biệt chú ý đến chi
phí giá vốn hàng bán ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận của doanh nghiệp
- Mạnh dạn trong việc vay vốn để mở rộng quy mô.
- Các doanh nghiệp cần tham gia và liên hệ mật thiết với các tổ chức, hiệp
hội nghề nghiệp để học hỏi và chia sẻ những thuận lợi hay khó khăn của
mình đối với các doanh nghiệp bạn trong quá trình sản xuất kinh doanh,
nhằm rút bài học lớn cho doanh nghiệp mình, góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh, hiệu quả tài chính.
- Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại cho công tác kế toán và phân tích
báo cáo tài chính được thuận lợi và chính xác. Hiện nay có rất nhiều phần
mềm kế toán trên thị trường, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn phù
hợp với khả năng tài chính của mình.
11
12