Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Tạp chí Nông Thôn Việt số 72 - Tháng 01.2022 (Xuân 2022).pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.09 MB, 144 trang )

Tạp chí

1


2

Tạp chí


Nơng nghiệp thịnh thì đất nước thịnh

ại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn mọi dự
báo về tình hình kinh tế thế giới năm
2021. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Từ
cuối tháng 4, khi đợt dịch thứ 4 bùng
phát, nhiều doanh nghiệp ở phía Nam điêu đứng
trước làn sóng lao động tự phát bỏ nhà máy, bỏ thành
phố về quê; hàng hóa ngun liệu, sản phẩm khơng
lưu thơng được; dịng vốn bị ách tắc… Mặc dù Chính
phủ đã nhanh chóng rút kinh nghiệm, kịp thời chỉ đạo
chuyển “trạng thái bình thường mới”: vừa ổn định phát
triển sản xuất, vừa phòng chống dịch an toàn hiệu quả, tuy
nhiên ba chuỗi cung ứng: lao động, vật tư nguyên liệu, dòng
vốn vẫn bị đứt gãy, là di chứng nặng nề để lại cho năm 2022.
Năm 2022, tình hình thế giới vẫn có nhiều bất ổn. Cuộc đối
đầu giữa các nước lớn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều động
thái cho thấy quan hệ Mỹ - Trung ngày càng đi xuống. Quan hệ
Nga - Mỹ và châu Âu cũng không tiến triển trước nguy cơ tiềm
ẩn xung đột ở biên giới Ukraine. Trong khi, Trung Đơng lại nóng
lên với sự trở lại cầm quyền của Taliban ở Afghanistan. IS đang


có nhiều dấu hiệu hồi phục gây ra hàng loạt vụ khủng bố lớn ở
Afghanistan và Iraq. Đại dịch Covid-19 tưởng chừng đã được
khống chế nhờ độ phủ vắc-xin thì biến chủng Omicron xuất
hiện. Một lần nữa, nhiều quốc gia lại đóng cửa biên giới. Chuỗi
cung ứng toàn cầu tiếp tục bị đứt gãy… Tất cả những điều đó
đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình khôi phục và phát triển
kinh tế của nước ta trong năm 2022.
Năm 2022, vẫn dự báo là một năm khó khăn. Cũng như
các nước trên thế giới, mục tiêu chống dịch hiệu quả, trước
làn sóng tấn cơng của biến chủng Omicron và những biến
chủng tiếp theo vẫn là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên. Tuy
nhiên song song với đó vẫn phải có các giải pháp ổn định và
phát triển sản xuất, giữ vững mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Để
giữ vững mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ngay từ những ngày
đầu năm này, Chính phủ cần có những chính sách kịp thời,
với mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp khắc phục “khủng hoảng đứt gãy” trong cả 3 lĩnh
vực, dòng vốn, vật tư nguyên liệu và lao động. Đối với các
doanh nghiệp, hơn lúc nào hết, cần nâng cao tính chủ
động “vượt khó” - chuyển hướng sản xuất, sản phẩm,
ứng dụng cơng nghệ, số hóa… để giảm thiểu sự phụ
thuộc vào nguồn lao động.
Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có nhiều
rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và biến động thị
trường. Tuy nhiên, năm 2021, nơng nghiệp vẫn

là ngành kinh tế có giá trị xuất khẩu cao nhất, đem lại nguồn
ngoại tệ nhiều nhất cho đất nước. Năm 2022, ngành nông
nghiệp đề ra nhiều mục tiêu tăng trưởng cao. Tuy nhiên,
để nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế phát triển bền

vững thì việc tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng
khoa học công nghệ… vào các khâu từ sản xuất đến chế biến,
phải được khuyến khích, đẩy mạnh. Những năm qua, nhiều
doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp từ ni
trồng đến bảo quản, chế biến, đó là một xu hướng tích cực.
Chính phủ cần có chính sách ưu tiên về vốn tín dụng nhằm
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào lĩnh
vực này, để họ thực hiện tốt hơn vai trò dẫn dắt - hợp tác, liên
kết với nông dân, bảo đảm cung ứng nguyên liệu chất lượng
cho đầu vào và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm của các hộ
nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp; chú trọng đầu tư các
kho chứa bảo quản và các nhà máy chế biến nông sản hiện
đại, để làm gia tăng giá trị nông sản. Trong những năm qua,
mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn, nông dân, tuy nhiên, hạ tầng nông thôn,
đặc biệt là nông thôn miền núi và các tỉnh Nam bộ vẫn chưa
được đầu tư đúng mức. Ba chương trình mục tiêu Quốc gia:
Xây dựng Nơng thôn mới; Giảm nghèo và an sinh xã hội bền
vững; Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi - đều nhắm đến đối tượng là nông nghiệp,
nông thôn, nông dân. Tuy nhiên, giữa chủ trương và thực
tế vẫn đang có khoảng cách khơng nhỏ. Điều này phải sớm
được khắc phục. Việc hàng triệu nhân cơng bỏ phố về q,
gây ra tình trạng thiếu lao động cho các nhà máy, xí nghiệp,
nhưng nếu có chính sách sử dụng tốt, thì những người ở lại
sẽ là lực lượng lao động đáng kể bổ sung cho sản xuất nông
nghiệp ở các làng quê lâu nay vốn đang rất thiếu lao động…
Để kinh tế đất nước phát triển vượt bậc, cần suy ngẫm và
áp dụng sáng tạo hơn nữa lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong thư gửi các điền chủ và nông gia ngày 14/04/1946:

“Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nơng nghiệp ta thịnh
thì nước ta thịnh…”. “Muốn phát triển cơng nghiệp, phát
triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nơng nghiệp
làm gốc, làm chính…”. Năm 2021 khó khăn đứt gãy mà kim
ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn đạt con số kỷ lục
48,6 tỉ USD. Nên việc ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho nông
nghiệp không chỉ là đối sách hiệu quả vượt qua khó khăn
trong năm tới mà còn là kế hoạch “sâu rễ bền gốc” phát triển
bền vững kinh tế đất nước.
Tạp chí Nơng thơn Việt
Tạp chí

3


Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Mục lục
07

Tổng biên tập
Nguyễn Đức Quang

Thắp sáng hồi sinh

Phó Tổng biên tập
Nguyễn Thị Quốc Hương
Nguyễn Mạnh Thường
Hội đồng cố vấn
Nguyễn Tuấn Anh - GSTS

Nguyễn Minh Châu - PGS.TS
Nguyễn Sĩ Dũng - TS
Nguyễn Trí Ngọc - TS
Nguyễn Đăng Nghĩa - TS
Trần Thế Tuyển - Nhà báo
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - TS
Võ Trọng Nghĩa - KTS
Hồ Thị Tú Anh - Nhà báo
Thư ký tòa soạn
Nguyễn Thị Mai Phương
Đặng Thị Thùy Dung

08
Người kết nối

12
10 sự kiện trong nước
nổi bật năm 2021

14
Nơng nghiệp 2022:
Hồn thiện nhanh
chuỗi cung ứng, chú ý
xu hướng tiêu dùng xanh

18

Thiết kế mỹ thuật
Đặng Hữu Nhất
Trị sự

Trương Thị Thu Cúc
Tòa s oạ n
Lầu 10, Tòa nhà số 12 Võ Văn Kiệt,
P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
ĐT: (028) 3821 1283 - Fax: (028) 3914 7286
Hotline: 093 205 6666
Vă n ph òn g H à N ội
26 Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy,
TP Hà Nội. Điện thoại: 091 3460692
Giấy phép xuất bản số 06/GP-BTTTT
do Bộ TT&TT cấp ngày 07/01/2016.
Công văn số 1833/CBC-QLBC của Cục Báo chí
(Bộ TT&TT) về việc chấp thuận xuất bản
báo Xuân 2022 ngày 19/11/2021.
In tại CT TNHH Quảng cáo và
Thương mại Dương Phong.
Khổ in (21 x 29)cm.

Ông Hồ Xuân Hùng,
Chủ tịch Tổng hội
nn&ptnt Việt Nam: Cùng
chung tay vì một nền nông
nghiệp hiện đại

24
Xuất khẩu nông sản
chinh phục đỉnh cao mới

30
Ngôi đền trên đỉnh

Trường Sơn

36

Làm thế nào để cảnh quan
miền núi mãi đẹp?

38

Sức mạnh mềm từ
“câu chuyện sản phẩm”

50
Tiếng gọi mùa xuân

52
Chứng khoán Việt Nam,
một năm thăng hoa

54
Hồn Việt trong
chiếc bánh dân gian

62
Bánh tráng cù lao Mây...
bay đi Mỹ

95
100
50


CÔNG TY CỔ PHẦN HIM LAM

4

Tạp chí


94
Những câu chuyện ly kỳ
tình người và cọp

100
Chuyện ni hổ
ở Thảo cầm viên Sài Gịn
Ảnh: Hồng Phước

82
Lạc quan nhé,
ta cùng “hồi sinh”

84
Những ngày K1
với những lần
đầu tiên

108
Mai mùa cũ

Ảnh bìa: Họa sĩ DAD


nhóm thực hiện

114

Tuấn Anh - Nguyệt Ánh
Minh Quang - Kim Hoa - Lộc Sâm

Người Dao và tục thờ
tranh, dạy chữ

VỚI SỰ THAM GIA CỦA

116
Làng nón ngựa hơn
300 tuổi

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan,
Hồ Xuân Hùng, Trần Văn Tuấn, Trần Thế Tuyển,
Nguyễn Đức, Đức Quang, PGS.TS Vũ Trọng Khải,
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, TS Nguyễn Sĩ Dũng,
PGS. TS Nguyễn Duy Thiệu, TS Tô Văn Trường,
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, Tạ Ngọc Hùng,
TS Tăng Minh Lộc, TS Đặng Văn Cường, Trần Bảo Định,
Lê Đại Anh Kiệt, Anh Hùng, Anh Phương, Cẩm Hà,
Nhật Thanh, Hồng Trọng, Minh Huy, Phúc Long, Chu
Khơi, Tuyết Trinh, Đào Thanh Tùng, Tân Thành, Trịnh
Hoàng Tân, Phạm Nguyễn Hoàng Lập Sơn, Thành Long,
Phương Loan, Đào Thị Thanh Tuyền, Trần Như Đăng
Tuyên, Hồng Nguyễn, Như Quỳnh, Thiên Như,

Bắc Minh, Tuấn Anh, Thùy Dung, Như Uyên,
Nguyệt Ánh, Ban Dung, Ánh Tuân, Đặng Dung,
Lê Khắc, Song Thùy, Phương Minh,
Đoàn Minh, Minh Quang...

BÀI VỞ XIN GỞI VỀ

86
Nghệ sĩ và những ngày
chống dịch “không thể quên”

88
Vinh danh những
cống hiến thầm lặng

128

Kim Hoa


Thú vị rừng
ngập mặn Rú Chá

136
Xu hướng thời trang 2022:
Đi tìm niềm vui

GIÁ: 60.000 ĐỒNG
www.nongthonviet.com.vn


PLASTICS

VIET RICE
Organic

Tạp chí

5


Nhâm
Dần

2022

6

Tạp chí

thời s ự n ơ ng nghi ệp


Nhâm
Dần

2022

Hai.

Ảnh: Nguyễn Hồng Ân


Thắp
sáng
hồi sinh
TRẦN THẾ TUYỂN

Một.

Thắp sáng hồi sinh!... Tơi miên man
nghĩ thế khi cả thành phố chìm trong bóng tối
đêm 19/11/2021, nhằm 15/10 năm Tân Sửu. Đêm
tưởng niệm đồng bào tử nạn và cán bộ, chiến sĩ
hy sinh trong đại dịch Covid-19! Đèn điện tắt để
nhường ánh sáng cho những ngọn nến…
Nến trong văn hóa tâm linh của người Việt đã
quá đỗi thân quen. Thuở hồng hoang khi chưa
có điện, chưa có dầu, nến được thắp để phục vụ
sinh hoạt cộng đồng. Sau này nến xuất hiện khi
có sự kiện quan trọng trong đời sống tinh thần
của con người: sinh nhật; đám tang; đám hiếu,
cúng bái, tưởng niệm...
Đại dịch Covid-19 như bóng ma trùm thế giới.
Mảnh đất hình chữ S thân thương của chúng ta
không ngoại lệ. Trong vịng hơn 5 tháng của làn
sóng dịch thứ 4 (từ tháng 5 - 11/2021) dịch bệnh
đã cướp đi sinh mạng của hơn 23 ngàn đồng bào;
trong đó TP.HCM có tới gần 18 ngàn người. Khắp
từ Bắc chí Nam và cả chốn xa xôi, nơi kiều bào ta
sinh sống, tối 19/11 tất cả đều tắt điện, thắp nến
tưởng nhớ bà con ta tử nạn và tri ân những chiến

sĩ tuyến đầu đã ngã xuống trong cuộc chiến chống
Covid-19 khốc liệt và cam go...
Tơi như người mộng du đi giữa bóng đêm,
giữa lung linh ngàn vạn ngọn nến. Ánh sáng
huyền ảo của nến như nói hộ lịng người. Tưởng
niệm để nhớ mãi khuôn mặt thân yêu của người
thân, bạn bè, đồng nghiệp, đồng đội. Tưởng niệm
để chia sẻ với thân nhân người tử nạn và để thắp
sáng niềm tin, thắp sáng hồi sinh.

Ba.

Hồi sinh là trở lại sự sống. Tơi may
mắn có mặt trong những thời khắc thiêng liêng
của lịch sử dân tộc. Ấy là khi kẻ thù mang máy
bay B52 rải thảm bom đạn, chất độc da cam lên
những cánh rừng Trường Sơn, miền Đông Nam
bộ và phố phường Hà Nội. Sau các trận rải thảm
khốc liệt ấy, mặt đất hoang tàn bỗng hồi sinh.
Sự hồi sinh không chỉ ở cây cỏ, núi sông mà
trước hết ở niềm tin của con người.
Chính niềm tin ấy đã tạo sức mạnh cho
chúng ta làm nên một “Điện Biên Phủ trên
không” cuối năm 1972, buộc kẻ thù phải ngồi
vào bàn đàm phán, ký kết hiệp định chấm dứt
chiến tranh, rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi đất
nước Việt Nam. Chính niềm tin ấy cho chúng
ta sức mạnh tổng hợp làm nên trận đại thắng
trong chiến dịch mang tên Chủ tịch Hồ Chí
Minh cuối tháng 04/1975 thu giang san về một

dải, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới.
Khơng chỉ lo cho mình, ít năm sau
30/04/1975, chúng ta đã giúp nhân dân
Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Có mặt
trong thời khắc lịch sử ấy, tơi đã chứng kiến sự
hồi sinh ngoạn mục của đất nước Chùa Tháp,
sau những đêm dài địa ngục trần gian.

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI (năm 1986), đất nước ta bước vào
công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản
Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. 35
năm, sự nghiệp đổi mới đã giành được
thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử. Cả
nước bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. “Đất
nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực,
vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” thì
đại dịch Covid-19 như bóng ma tràn vào
hủy hoại thành quả lao động và cướp đi
sinh mạng của hàng vạn đồng bào ta.
Quả thực, đây là cuộc chiến chưa
có tiền lệ, chưa có giáo trình và phương
án tác chiến, nên có lúc chúng ta lúng
túng, bị động. Song với quyết tâm của
cả hệ thống chính trị và sự đồng lịng
của tồn xã hội, sự ủng hộ của bạn bè
quốc tế, chúng ta từng bước tìm ra lối
đi cho riêng mình. Chống dịch như


chống giặc. Chống dịch cứu dân; thực
hiện mục tiêu kép vừa ngăn chặn dịch
bệnh vừa phát triển kinh tế, ổn định
xã hội. Đến nay, trước thềm Xuân mới
Nhâm Dần, chúng ta đã cơ bản khống
chế được dịch bệnh.
Mọi khó khăn rồi cũng qua đi. Đất
nước đang hồi sinh từng ngày như các
lần hồi sinh trước đây sau chiến tranh
và thiên tai, bão lũ. Cơng cuộc “chống
dịch như chống giặc” vẫn cịn phức
tạp, cam go, song, những kết quả bước
đầu của cuộc chiến này cho ta niềm tin
để ngăn chặn, đẩy lùi bệnh dịch; tiếp
tục thực hiện các mục tiêu xây dựng
đất nước giàu mạnh, văn minh.
Chúng ta tin ở sức mình, thắp sáng
hồi sinh, tiến vào năm Nhâm Dần với
niềm tin và sức mạnh của “chúa sơn
lâm”, của cả dân tộc!
Xuân Nhâm Dần - 2022
Tạp chí

7


Nhâm
Dần

2022


Nguyễn Đức

1. Căn nhà
Căn nhà Ông đang ở vốn được phân phối khi Ơng là
giám đốc một nơng trường, bề ngang có lẽ 4m phủ bì,
chiều dài khoảng 16m, 1 lầu.
Tơi đã đến đó nhiều lần, từ khi Ơng làm Bí thư Huyện
ủy một huyện ngoại thành, rồi Giám đốc Sở Nơng
nghiệp, rồi Chủ tịch, rồi Bí thư Thành ủy… Thông thường,
khi cán bộ từ cấp trung lên cấp cao, đều được đổi nhà
lớn hơn. Nếu là Ủy viên Bộ Chính trị thì chắc chắn phải
được chuyển đến một căn villa có khn viên rộng rãi,
ở những khu vực n tĩnh, lịch sự… vừa bảo đảm điều
kiện sinh hoạt, làm việc cho cán bộ lãnh đạo, vừa thuận
tiện cho công tác bảo vệ. Năm 1996 Đại hội Đảng khóa
VIII, Ơng được bầu là Ủy viên Bộ Chính trị, được phân
cơng làm Bí thư Thành ủy, thì việc đổi nhà chắc chắn
chỉ một sớm một chiều. Do vậy, trong một lần đến chơi,
tôi nửa đùa nửa thật với chị H. – phu nhân của Ông: Khi
nào chị chuyển nhà, cho em “xin” Sở Nhà đất căn nhà
này. (Hồi đó, nhà Nhà nước do Sở Nhà đất - sau nhập

8

Tạp chí

với Sở Địa chính thành Sở Địa chính - Nhà đất và nay
là Sở Tài nguyên & Môi trường quản lý, và cấp - sau này
mới chuyển thành thuê…). Chị H. bảo: Không chuyển

đâu chú. Anh chị sẽ ở đây thôi! Tôi khơng tin, vì dù anh
chị khơng muốn chuyển thì tổ chức cũng yêu cầu, bởi
nguyên tắc bảo vệ cán bộ cấp cao. Thế nhưng, Ơng làm
Bí thư gần hết nhiệm kỳ vẫn ở nhà đó. Rồi ra Hà Nội, làm
đến chức vụ cao nhất về mặt Nhà nước, vẫn ở nhà đó.
Cái sự “bảo thủ” (từ ngữ tơi nghe được của nhiều
cán bộ lúc đó nói về việc Ơng khơng chịu đổi nhà),
cũng gây nhiều điều bất tiện. Trước hết, anh em bảo vệ
khơng có chỗ ngồi. Nếu là biệt thự, như của hầu hết cán
bộ lãnh đạo khác, thì việc ăn nghỉ của anh em cảnh vệ,
khá thoải mái. Cịn ở nhà Ơng, chỉ đến khi giữ vị trí cao
nhất về mặt Nhà nước, tơi mới thấy có cảnh vệ. Cái phần
trệt căn nhà, chỉ khoảng 16m2, để đồ đạc, xe cộ cũng đã
chật, nên “không gian” dành cho cảnh vệ, chỉ có 2 cái
ghế, 1 cái quạt đứng, dựng sát tường, ngay lối đi. Khi có
khách đến, từ 2 người trở lên, bảo vệ thường phải đứng,


Nguyên Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang đi khảo sát địa
điểm xây dựng cầu bằng xe máy.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
thăm hỏi người dân trong dịp khánh thành
các công trình cầu mới.

nhường ghế cho khách và lấy thêm ghế từ phịng ăn
trong nhà bếp. Bảo vệ vịng ngồi, vì vỉa hè hay sân vườn
khơng có chỗ để đặt bốt gác như thường thấy ở trước nhà
nhiều lãnh đạo cao cấp khác, nên cơ quan bảo vệ phải

thuê hơn chục mét vng mặt tiền căn nhà đối diện.
Diện tích căn nhà q nhỏ hẹp nên cũng gây khơng ít
phiền phức trong sinh hoạt gia đình. Lúc con trai nhỏ của
Ơng cưới vợ. Không những cái tủ quần áo của cô chị Hai
được dành cho đôi tân hôn, mà đến cái sào treo quần áo
cũng bị người phục vụ trưng dụng nốt. Chị Hai đi làm về,
nhìn quần áo của mình để vào một góc, chỉ biết đứng nhìn…
Những điều nhỏ nhặt ấy, có lẽ Ơng khơng bao giờ biết…
Để giải quyết việc thiếu diện tích sử dụng, sau khi từ
chối các phương án đổi nhà (do lãnh đạo thành phố gợi
ý), cũng như mua thêm nhà (do chị H. không muốn các
con ở xa mình), Ơng bà quyết định “cơi” thêm tầng. Tuy
nhiên, sau khi khảo sát kết cấu móng không đủ chịu tải
thêm tầng, phương án “chốt” là… xây lại. Bây giờ, trên
nền nhà cũ, cũng với chiều ngang chưa đầy 4m và chiều
dài chừng 16m, là căn nhà mới xây 4 tầng. Trệt vẫn là bếp
và để xe cộ, một ít đồ đạc và “phịng làm việc” của anh em
cảnh vệ. Khơng gian làm việc của Ơng chỉ có tầng lửng,
khoảng hơn chục mét vng, vừa đặt cái bàn làm việc
bé xíu như bàn học sinh, vừa đặt bộ bàn ghế tiếp khách,
xung quanh là kệ chứa đầy sách. Bên trên một kệ sách là
ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với bài vị, di ảnh và một
bát nhang, làm nơi thờ cúng gia tiên.
Không chỉ tôi, chắc chắn ai thân tình đến thăm Ơng
cũng đều ái ngại về chỗ ở, chỗ làm việc, sinh hoạt quá chật
hẹp đối với gia đình một lãnh đạo cao cấp. Có lần tôi mạo
muội so sánh: ông A, ông B “lên” sau anh mà được nhận
biệt thự mặt tiền đường lớn, to đùng, sao anh khơng…? Ơng
Tạp chí


9


Nhâm
Dần

2022

quắc mắt: Tại sao tơi cứ phải như họ? Có lúc vui vui, Ơng
tiết lộ: Sau này, khi khơng cịn khỏe nữa, tao sẽ về quê.
Đất vườn nhà rộng, trồng đủ loại cây, tha hồ mà dưỡng
lão, lo gì. Sau này, khi Ơng đã nghỉ hưu, tơi có vài lần được
đến nhà Ơng ở q. Đó là thửa đất do ông bà cha mẹ để
lại, Ông thuê cải tạo, xây căn nhà trệt, kiểu nhà nông thôn
Nam bộ, vừa là nơi thờ tự, vừa là chỗ ở, mỗi khi Ông đi về…

2. “Vận động”
Khi Ơng đương chức, tơi đã nhiều lần chứng kiến
Ông từ chối quà biếu của cấp dưới, của doanh nghiệp.
Có dịp Tết, Ơng và tơi đang nói chuyện, có một nhóm
lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước tới chúc Tết. Ơng tiếp
vui vẻ nhưng khi nhìn thấy Ơng đang tiếp khách, họ nói
lời chúc, để lại tệp phong bì lên bàn rồi xin phép ra về.
Ơng cầm tập phong bì, đọc: Cơng ty S, cơng ty V… Được
tơi nhận, Ơng nói và đặt 2 cái phong bì mỏng xuống
bàn rồi đọc tiếp: Ngân hàng B, sao phong bì dày thế.
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng B đáp: Chỉ là chút q nhỏ
chúc Tết thơi mà Anh. Ơng nửa đùa nửa thật: “Quà vậy,
người ta bảo hối lộ đấy”. Nói xong Ông đặt lại vào tay
người khách mang đến. – Tơi nhận 2 cái kia là được rồi,

cịn lại mấy cái này, các ông đem về đi…
Ngay cả khi đã về hưu, Ơng cũng khơng nhận q.
Có lần hai anh em đang nói chuyện, có người đến
mang một túi quà, khơng biết có gì trong đó. Khách vừa
ló đầu vào chào, Ơng nhìn thấy cái túi q, đã gay gắt:
Cậu mang về đi. Lần sau đến còn mang như thế nữa
thì đừng gặp tơi. Người khách dạ dạ rối rít rồi mang túi
quà xuống lầu. Một doanh nghiệp, có lẽ nhờ sự góp ý về
quy hoạch của ơng với địa phương mà dự án khơng bị
doanh nghiệp khác thơn tính, anh ta muốn nhờ tôi đưa
đến nhà để cảm ơn Ông. Tôi xin phép trước, Ông bảo
ngay: Thôi, đến để q cáp chứ gì. Cứ bảo nó làm cho
tốt, nếu dự án xong trong hai năm, tao đề nghị thưởng,
không xong thì bị phạt. Khỏi đến…
Cho, tặng, biếu… Ơng khơng nhận. Nhưng Ơng đi
“vận động”! Khi cịn đương chức, Ơng đã vận động
các doanh nghiệp tài trợ hơn năm mươi ngàn con bò,
giao Hội Chữ thập đỏ phân phối các các hộ nghèo ở
các tỉnh biên giới phía Bắc. Nghe thơng tin ấy, có người
nghĩ, người ta “cho” một phần vì nghĩa cử, nhưng một
phần cũng vì Ơng – người lãnh đạo quốc gia, một tiếng
nói ủng hộ hay phản đối, có thể quyết định vận mệnh
một doanh nghiệp. Nếu không phải là lãnh đạo đương
chức, sức mấy…?
Thế nhưng, khi về hưu - nghĩa là khơng có khả năng
chi phối lợi ích doanh nghiệp, ơng “vận động” cịn

10

Tạp chí


nhiều hơn. Nguyên cuối năm 2016, trong một lần được
tháp tùng Ông đi tìm hiểu tình hình thực tế xây dựng
Nơng thơn mới ở một số huyện biên giới của tỉnh Long
An, nghe lãnh đạo địa phương nói khơng có tiền xây cầu
nên khơng đạt tiêu chí giao thơng và vì vậy không thể
đạt tiêu chuẩn xã Nông thôn mới, một doanh nghiệp
đi cùng đã tự nguyện tặng địa phương hai cây cầu. Tơi
chợt nghĩ, có thể vận động các doanh nghiệp hỗ trợ xây
dựng cầu cho các xã các huyện vùng sâu vùng xa, vùng
biên giới. Ngồi phía sau Ơng, tơi hỏi nhỏ: Tạp chí em
phát động chương trình xây cầu nơng thơn được khơng
anh? Ơng trả lời ngay: “Làm việc gì mà giúp được cho
dân thì làm…”. Chương trình Cầu Nơng thơn Biên giới
của Tạp chí Nơng thơn Việt ra đời như thế.
Các chương trình xã hội do báo chí vận động, chủ
yếu dựa vào uy tín tờ báo. Tạp chí Nơng thơn Việt, vừa
nhỏ, vừa mới, mấy người biết. Do vậy, Ban biên tập dự
tính mỗi năm vận động các doanh nghiệp xây được
năm ba cây cầu cũng là khá lắm rồi. Nhưng sau khi phát
động chương trình được mấy hơm, Ơng gọi tơi đến và
bảo: Tao vận động được X cây. Sáng mai mày tới đi cùng
tao đưa doanh nghiệp xuống địa bàn... Cứ thế, mươi
ngày nửa tháng, Ông lại thông báo đã “vận động” được
doanh nghiệp A, doanh nghiệp B tài trợ 10 cây, 20 cây
cầu. Cho đến nay, Chương trình Cầu Nơng thơn Biên
giới đã vận động ngót nghét 270 tỉ, xây dựng được gần
300 cây cầu. Trong đó có đến khoảng 70% là do Ơng vận
động. Tạp chí Nơng thơn Việt chỉ lo việc liên hệ với các
địa phương để chuẩn bị cho những chuyến đi khảo sát

thực tế của Ông và doanh nghiệp. Long An, Đồng Tháp,
rồi An Giang… Ông đi thực tế đến từng vị trí địa phương
đề nghị xây cầu. Nơi nào xe hơi vơ được thì đi xe hơi. Xe

Trực tiếp cùng
doanh nghiệp đi
kiểm tra cơng
trình cầu.


Khánh thành cơng trình trong một ngày mưa.

hơi khơng vơ được thì Ơng đi xe máy hoặc đi bộ. Doanh
nghiệp đi cùng cứ lệt bệt theo. Khơng ít ơng bà chủ vừa
đi vừa lắc đầu vì mệt… Ngồi những cây cầu nằm trong
Chương trình Cầu Nơng thơn Biên giới của Tạp chí Nơng
thơn Việt, ơng cịn vận động cả trăm cây cầu cho các
huyện khơng phải biên giới. Ơng bảo: “Cầu Nơng thơn
Biên giới là của Nơng thơn Việt. Cịn tao vận động thêm
cho các huyện bên trong, nơi nào cũng thiếu cầu…”.
Chương trình xây dựng cầu nơng thơn qua ông vận
động, theo ước tính của chúng tôi cũng phải hơn 300 tỉ
đồng. Nhưng đó cũng chỉ là số nhỏ. Ông không kể, không
cho kể, nhưng chúng tôi biết, bởi cuối mỗi năm, ông
thường tổ chức mời các nhà tài trợ một bữa cơm thân
mật, tại nhà, thay lời cảm ơn... Trong những buổi như vậy,
hỏi chuyện người này người kia, tổng hợp lại, thấy con số
ông vận động được, trong thời gian chưa trọn một nhiệm
kỳ sau khi nghỉ hưu, đã cả ngàn tỉ đồng. Số tiền ấy được
chuyển thẳng cho các địa phương xây dựng trường học,

bệnh viện, cầu nơng thơn, nhà tình nghĩa, trao tặng bị
giống cho các hộ nghèo, quỹ hỗ trợ ngư dân bám biển,
quỹ học bổng và cho chương trình nước sạch học đường…
Tơi cũng chứng kiến khơng ít doanh nghiệp đến thăm
Ơng và xin được tài trợ. Có người, Ơng “vận động” một, họ
cho hai, ba. Có người, là cán bộ cấp dưới của Ơng qua các
thời kỳ, đã nghỉ hưu, cũng góp sức “xin” cho các chương
trình mà Ơng tham gia vận động… Tại các buổi lễ khánh
thành bàn giao cơng trình, các địa phương coi rằng đó là
nhờ “cơng lao” của Ơng, Ơng đều phải nói lại: “Cơng lao
đó là của các nhà tài trợ. Tôi chỉ là người kết nối…”.

3. Vĩ thanh
Ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp, nguyên Chủ tịch UBND
TP.HCM, sau khi nghỉ hưu, đã lập Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân

nghèo. Và chỉ trong vịng hơn chục năm, trước khi mất,
ơng và các cộng sự đã vận động được hơn 300 tỉ đồng,
góp phần chữa bệnh miễn phí cho hàng triệu bệnh nhân
nghèo. Lúc đó, chúng tơi cũng đặt câu hỏi: Vì sao ơng Sáu
Tường có thể vận động được nhiều tiền như vậy? Câu trả
lời của các cộng sự, của người quen biết, và của cánh nhà
báo, là vì… uy tín cá nhân.
Uy tín cá nhân từ đâu? Tất nhiên, ông Nguyễn Vĩnh
Nghiệp - Sáu Tường đã từng làm Chủ tịch UBND TP.HCM,
đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao
động… Điều đó cần, nhưng chưa đủ. Uy tín cá nhân được
xây dựng dựa trên phẩm chất đạo đức, tư cách. Với ơng Sáu
Tường, làm quan thì liêm khiết, một lịng vì sự nghiệp phát
triển của TP. Hết quan hồn dân thì vẫn hết lịng hết sức vì

dân. Ông đi “xin” để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo… Và trong
lòng mọi người, sự nghiệp “bảo trợ người nghèo” của ơng
cịn vinh dự hơn cả sự nghiệp làm quan…
Uy tín cá nhân dựa trên phẩm chất đạo đức, tư cách.
Chỉ khi nào người đi “vận động” có được phẩm chất đó,
thì người “đi cho” mới vui vẻ, sẵn lịng móc hầu bao. “Vận
động” được hàng trăm tỉ đồng để góp phần chữa lành
bệnh cho cả triệu bệnh nhân nghèo; “Vận động” được
hàng ngàn tỉ đồng để trang bị phương tiện xóa đói giảm
nghèo bền vững cho hàng trăm ngàn gia đình, trang bị
phương tiện cứu sinh cho hàng chục ngàn ngư dân yên
tâm bám biển, để xây dựng hàng chục ngàn căn nhà tình
nghĩa cho các hộ nghèo, hàng ngàn căn nhà chống lũ,
hàng trăm cây cầu và các bệnh viện, trường học khang
trang cho người dân và trẻ em nghèo ở những vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới… Những người “vận động” ấy
luôn được người dân ở các địa phương và cả các nhà tài
trợ cảm kích, tin cậy, kính phục. Nhưng, trước sau, họ chỉ
nhận về mình một vai trị khiêm tốn: NGƯỜI KẾT NỐI!
Tạp chí

11


Nhâm
Dần

2022

TS NGUYỄN SĨ DŨNG


1

Đại hội Đảng toàn quốc XIII
(25/01 - 02/02/2021)

Đại hội đã tổng kết đánh giá tình hình phát triển đất nước trong
5 năm 2016 - 2020 và đề ra nhiệm vụ cho 5 năm 2021 - 2025.
Đặc biệt, Đại hội Đảng đã cung cấp tầm nhìn phát triển cho đất
nước đến năm 2030 và 2045. Với tầm nhìn này, đến năm 2030
đất nước ta sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao và
đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao.

4

Thành lập Quỹ vắc-xin chịng
chống dịch Covid-19 (26/05/2021)

Đối mặt với tình thế đất nước bị thiếu hụt nghiêm
trọng vắc-xin để phòng chống dịch, Thủ tướng Chính
phủ Phạm Minh Chính đã thành lập Quỹ vắc-xin
phịng chống dịch Covid-19 để huy động nguồn lực
của cả xã hội cho cơng tác phịng chống dịch. Hàng
ngàn tỷ đồng đã được các doanh nghiệp và người dân
đóng góp cho Quỹ này. Đây là nguồn lực quan trọng
giúp Chính phủ đẩy nhanh việc đàm phán và mua sắm
vắc-xin phòng chống dịch.

5
Kỳ họp thứ 11 Quốc

hội khóa XIV bầu
nhân sự mới cho các cơ
quan Nhà nước (24/03 08/04/2021)

2

Một loạt nhà lãnh đạo cao cấp với tầm
nhìn và phong cách mới xuất hiện:
Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ
tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

12

Tạp chí

Bầu cử
Quốc hội
khóa XV
(22/05/2021)

3

Cuộc bầu cử Quốc hội
khóa XV diễn ra trong bối
cảnh dịch Covid-19 bắt đầu
bùng phát trở lại, nhưng đã
thành công tốt đẹp. Tỷ lệ
cử tri đi bầu đạt 99,60%.


Kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa XV
(19/07/2021 - 29/07/2021)

Kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội khóa XV đã bầu ra các cơ
quan Nhà nước cho nhiệm kỳ mới. Nhiều lãnh đạo chủ
chốt đã được bầu từ sau khi Đại hội Đảng XIII kết thúc
vào tháng 04/2021, nhưng đây là lúc họ nhận được sự
ủy quyền chính thức của Quốc hội cho nhiệm kỳ mới.
Kỳ họp được rút ngắn kỷ lục để các đại biểu có thể sớm
trở về các địa phương tham gia chỉ đạo cơng tác phịng
chống dịch. Đây cũng là Kỳ họp Quốc hội đã quyết
định ủy quyền rộng lớn cho Chính phủ trong cơng tác
phịng chống dịch.


Nhâm
Dần

2022

Ảnh: Nguyễn Hồng Ân

6

Dịch Covid-19 biến chủng Delta
bùng phát (tháng 08, 09, 10/2021)

Dịch Covid-19 bắt đầu
bùng phát tại các tỉnh
Bắc Giang, Bắc Ninh,

sau đó bùng phát dữ dội
hơn với biến chủng Delta
tại TP.HCM, Bình Dương,
Đồng Nai và các tỉnh phía Nam. Những phản ứng chính
sách và các giải pháp phịng chống dịch theo mô thức
zero Covid đã khống chế được một phần sự lây lan của
dịch bệnh, nhưng lại gây ra tình trạng sản xuất, kinh
doanh bị đứt gãy, đình trệ; tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và
gây ra các vấn đề an sinh xã hội nghiêm trọng.

Các đợt di cư ồ ạt của người dân khỏi
TP.HCM và các tỉnh kinh tế động lực miền
Nam về quê (tháng 08, 09, 10/2021)

8

Lễ tưởng niệm nạn nhân tử nạn
trong đại dịch Covid-19

Ngày 19/11/2021, cả nước đã cùng nhau làm lễ tưởng
niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ… tử nạn trong đại dịch
Covid-19. Đến thời điểm ấy, đã có hơn 23.000 người
Việt Nam mất vì Covid.

Nghị quyết 128 của Chính phủ và
mơ thức sống chung an toàn
với Covid-19 (ngày 11/10/2021)

9


Nghị quyết 128 là sự tái định hướng chiến lược cơng tác
phịng chống đại dịch Covid-19. Đất nước ta đã chuyển
từ mô thức zero Covid sang mơ thức sống chung an
tồn với Covid. Cơng tác tiêm chủng được đẩy mạnh.
Cùng với tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tăng cao, các giải pháp
phong tỏa đời sống kinh tế - xã hội đã từng bước được
nới lỏng. Đất nước dần thích nghi với sự bình thường
mới, khi virus SARS-CoV-2 được chấp nhận như là một
phần của cuộc sống. Nhưng tác hại của Covid-19 đã
được giảm thiểu rất nhiều nhờ tỷ lệ tiêm chủng tăng
cao. Nhờ Nghị quyết 128, đời sống kinh tế - xã hội của
đất nước đã từng bước được phục hồi.

7

Các đợt di cư trong tháng 08 chủ yếu là để tránh dịch. Khi dịch bệnh bùng
phát, người dân đã tránh dịch bằng cách chạy về quê. Khi các lệnh phong
tỏa được nới lỏng, người dân tiếp tục chạy về q vì những khó khăn liên
quan đến dân sinh. Các đợt di cư ồ ạt này gây ra khơng ít áp lực tâm lý và hệ
lụy cho cơng tác phịng chống dịch, cũng như cho trật tự, an toàn xã hội.

10

Vụ án thổi giá kit xét nghiệm
Covid của Công ty Việt Á (18/12/2021)

Vụ thổi giá kít xét nghiệm của Cơng ty CP Cơng nghệ
Việt Á gây bức xúc rất lớn trong dư luận. Đây cũng là dịp
để các cơ quan chức năng xử lý triệt để hơn hiện tượng
trục lợi trong cơng tác phịng chống dịch Covid-19.

Tạp chí

13


Nhâm
Dần

2022

NƠNG NGHIỆP 2022

Hồn thiện nhanh chuỗi cung ứng,
chú ý xu hướng tiêu dùng xanh
anh phương thực hiện

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan.

Năm tới sẽ là năm của “vượt rào” và “chuyển đổi”, Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nơng thơn Lê Minh Hoan chia sẻ tầm nhìn về năm
2022 trong cuộc trị chuyện trước thềm năm mới. Ơng cũng nêu nhiều
nhận định thẳng thắn với phóng viên Nơng thôn Việt về cách làm nông
nghiệp của vùng ĐBSCL quê hương mà ơng ln đặc biệt quan tâm.

Khắc phục tình trạng
mù mờ thơng tin
Thưa Bộ trưởng, nhìn lại năm 2021 vừa khép
lại sau lưng, Bộ trưởng có những nhận xét khái
quát gì? Theo Bộ trưởng, đâu là những sự kiện
quan trọng nhất trong năm?


Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Biến cố lớn nhất là đại
dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng rất lớn đến tồn
bộ nền kinh tế. Tuy vậy, ngành nơng nghiệp vẫn trụ
vững với hầu hết các chỉ tiêu được giao đều đạt, nhiều
chỉ tiêu đạt cao. Tăng trưởng toàn ngành dự
báo đạt 2,8 - 2,9%. Mọi lĩnh vực đều tăng

14

Tạp chí

trưởng, khả quan nhất là trồng trọt. Lúa tăng sản
lượng, diện tích trồng giảm nhưng năng suất cao…
Có một số vấn đề cần lưu ý, trong đó có tiến độ
thực hiện Chương trình xây dựng Nơng thơn mới, vì
việc giải ngân đầu tư công trong bối cảnh dịch bệnh
không thuận lợi, hầu hết các địa phương đều gặp khó.
Một chuyện khác cũng rất đáng suy nghĩ là kim
ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của chúng ta đạt
cao, ước trên 48,6 tỷ USD, nhưng thặng dư thương
mại lại chỉ bằng nửa năm trước, điều đó có nghĩa là
giá trị gia tăng của tồn ngành khơng cao và thu nhập
của người nông dân không tăng tương xứng.
Trong nước, bất chấp những nỗ lực của Chính
phủ, chỗ này chỗ kia vẫn xảy ra tình trạng ùn ứ
nơng sản do quy định không thống nhất giữa các


Nhâm

Dần

2022

địa phương về phịng chống dịch bệnh. Chuỗi cung
ứng nói chung, trong đó có ngành nơng nghiệp, cịn
yếu, chưa liền lạc giữa sản xuất với thị trường. Chúng
ta gần như chỉ mới quan tâm đến sản xuất mà chưa
quan tâm đúng mức đến xúc tiến thị trường, tới chuỗi
logistics nội địa. Vật tư tăng giá sau đại dịch khiến giá
thành sản xuất tăng có thể làm lợi nhuận trong nơng
nghiệp giảm sút… Đó là những vấn đề lớn mà ngành
nơng nghiệp phải giải quyết trong năm 2022 và những
năm trước mắt.

Giữa những ngày phòng chống dịch rất căng
thẳng, Bộ NN&PTNT đã lập ra Tổ cơng tác
đặc biệt phía Nam (Tổ 970) và được đánh giá là
đã hoạt động rất hiệu quả. Từ hoạt động của Tổ
970, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm
gì, thưa Bộ trưởng?

Lập tổ cơng tác là câu chuyện xử lý tình huống nhằm
hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân và giúp xã hội
hạn chế việc thiếu thốn lương thực, thực phẩm trong
đại dịch. Nhưng từ hoạt động của tổ cũng giúp chúng
ta nhìn lại tồn bộ chuỗi cung ứng và tìm cách kết nối
sản xuất - tiêu thụ cho từng loại nông sản của các địa
phương. Ngồi ra, nó cịn cho ta thấy dữ liệu thông tin
cung - cầu trong ngành hiện chưa thông suốt. Người

nuôi trồng cứ nuôi trồng, người mua cứ mua mà chưa
có sự kết nối. Nơng nghiệp của chúng ta cịn khá mù mờ
về thơng tin, đó là thực tế rút ra từ hoạt động của Tổ 970.
Năm 2022, một trong những trọng tâm công tác
của Bộ là sẽ hướng đến sự minh bạch thông tin về tiêu

thụ, xuất khẩu. Trước hết, phải kết nối giữa sản xuất và
tiêu thụ, giữa các vùng nguyên liệu với hệ thống phân
phối để sản xuất đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Bên
cạnh đó là xây dựng hệ thống dữ liệu để cung cấp số
liệu đáng tin cậy về quy mô sản lượng, nguồn gốc sản
phẩm, thời vụ… để người mua có thể truy xuất nguồn
gốc, kiểm sốt chất lượng sản phẩm dễ dàng. Khơng
thể để tái diễn cảnh lúa chín vàng trên đồng, xồi chín
vàng trên cây, cam qt vào vụ rồi mới đi tìm thị trường.
Cả bên cung lẫn bên cầu đều cần sự chủ động chuẩn
bị. Các doanh nghiệp thu mua cũng thế, cần có kế
hoạch thu xếp vốn liếng, kho bãi, bảo quản, chế biến…
Một mục tiêu quan trọng khác là phải giảm cho
được chi phí đầu vào. Tơi mới đi cơng tác Móng Cái, cửa
khẩu này chuyên tạm nhập tái xuất hàng nông sản Thái
Lan. Hàng được chở xuyên qua Lào tới nước ta để xuất
sang Trung Quốc. Chi phí vận chuyển cao thế mà họ
vẫn có lãi, vậy phải xem lại chi phí sản xuất thu mua của
chúng ta. Dĩ nhiên chúng ta vẫn cần nhập khẩu nhiều
loại nguyên liệu vật tư nhưng cái gì chủ động được thì
phải làm, phải mở ra nhiều lĩnh vực cung ứng mới, đồng
thời phát triển hạ tầng logistic, như những trung tâm
tập kết, bảo quản nông sản ở vùng biên chẳng hạn. Phát
triển giao dịch nông sản số - một cấu phần của chuyển

đổi sang nông nghiệp số - cũng sẽ góp phần giảm chi
phí kinh doanh, đem lại lợi ích tốt hơn cho người nơng
dân. Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến
năm 2030 đang được hồn thiện, cịn kế hoạch chuyển
đổi số năm 2022 đã được triển khai rồi.

Mua bán nông sản tại Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ.

Tạp chí

15


Nhâm
Dần

2022

Một điểm thu
mua thanh long
tại ĐBSCL.

Thương lái
có vai trị quan trọng
Bộ trưởng vừa đề cập đến vấn đề giá cả. Ông nghĩ
thế nào về câu chuyện được nhắc đi nhắc lại hàng
năm là “được mùa mất giá, được giá mất mùa”?
Vấn đề là quy luật cung - cầu của thị trường
thơi. Tơi thấy buồn khi ai đó cứ đẩy người sản xuất

và thương lái thành 2 chiến tuyến. Thương lái cũng
từ nông dân mà ra, họ không sát sao với sản xuất thì
cũng sạt nghiệp như chơi. Đồng Tháp quê tơi có câu
“nơng dân thương thương lái, thương lái thương lại
nông dân”. Các doanh nghiệp không len lỏi xuống
từng hộ sản xuất ở vùng sâu vùng xa để thu mua hết
được. Phải có đội ngũ thương lái. Một hệ sinh thái
nơng nghiệp bao gồm cả thương lái và trong đó, tất
cả các bên phải có niềm tin với nhau là điều mà nền
nông nghiệp nào cũng cần, nhất là nông nghiệp còn
nhỏ lẻ như của ta hiện nay.
Còn để khắc phục nghịch lý “mất giá” thì như
tơi đã nói, trước hết phải kết nối cung - cầu, phải có
thơng tin để nông dân chủ động ngay từ khâu sản
xuất nhằm hạn chế tình trạng dội chợ. Kế đến là phải
có hạ tầng để bảo quản, chế biến rồi tiết giảm chi phí
đầu vào, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

Theo Bộ trưởng, các hiệp định thương mại tự
do (FTA) mà Việt Nam ký kết đã mở ra cơ hội
như thế nào cho ngành nông nghiệp? Chúng ta
đã tận dụng được hết các lợi ích từ FTA chưa,
thưa ơng?

FTA ln có hai mặt, chứ khơng chỉ tồn cơ hội.
Năm qua, một thành cơng của Bộ là phối hợp với các

16

Tạp chí


cơ quan khác giải tỏa được cuộc điều tra theo mục
301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 của Mỹ về gỗ,
góp phần đẩy giá trị xuất khẩu lâm sản lên gần 16 tỷ
USD. Nhưng thẻ vàng IUU do EU áp đặt (cảnh báo khai
thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không
theo quy định) vẫn chưa được gỡ và gần đây, Mỹ áp
thuế chống phá giá với mặt hàng mật ong của ta…
Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, rào cản
thương mại, kỹ thuật bảo hộ và đặc biệt, yêu cầu của
xu thế tiêu dùng có trách nhiệm, là điều tất yếu. Muốn
được hưởng trái ngọt từ các FTA, chúng ta phải vượt
qua những điều đó. Tơi vẫn nói nơm na là ngành nơng
nghiệp của đang đứng trước “3 biến”: biến đổi khí
hậu, hiện hữu rồi; biến đổi thị trường - thị trường này
mở ra, thị trường khác khép lại, thậm chí có thị trường
một cánh mở, một cánh khép vì hàng rào kỹ thuật;
biến đổi xu thế tiêu dùng của thế giới theo hướng
không chỉ sạch, ngon, mà cịn phải “xanh”, tức là ít
tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái nhất.
Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam
kết Việt Nam sẽ cân bằng Carbon vào năm 2050.
Để thực hiện được cam kết đó, ngành nơng nghiệp
có vai trị khơng nhỏ. Vừa qua, tại một hội thảo mà
tơi cùng chủ trì với bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân
hàng Thế giới, tơi rất đồng tình khi bà ấy nói phải
xem việc chuyển nền nơng nghiệp từ “nâu” (thâm
dụng tài nguyên thiên nhiên, nhân lực) sang “xanh”
(thâm dụng khoa học tri thức…) là cơ hội. Nông
nghiệp khơng chạy theo sản lượng mà chuyển sang

mơ hình tuần hoàn sẽ tạo ra nhiều ngành hàng mới,
doanh nghiệp khởi nghiệp mới, việc làm mới ở nơng
thơn. Định hướng đó cũng đã được thể hiện trong

Trong nền
kinh tế toàn
cầu hiện
nay, rào cản
thương mại, kỹ
thuật bảo hộ
và đặc biệt, yêu
cầu của xu thế
tiêu dùng có
trách nhiệm,
là điều tất yếu.


Nhâm
Dần

2022
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững
đến 2030, tầm nhìn 2050 mà Bộ NN&PTNT đã trình lên
Thủ tướng Chính phủ. Nhưng tất nhiên, câu chuyện này
liên quan đến hàng chục triệu hộ nơng dân và tồn xã
hội, khơng chỉ gói ghém trong Bộ NN&PTNT. Tồn xã hội
phải cùng đồng lịng góp sức.

Quốc hội khơng “bắt”
người dân ĐBSCL chỉ trồng lúa!

Quốc hội khóa XV vừa thơng qua quy hoạch
sử dụng đất quốc gia. Thảo luận trước khi quy
hoạch được thơng qua, có ĐBQH cho rằng
khơng hợp lý nếu cứ bắt ĐBSCL “gánh gạo” cho
cả nước, bởi vì làm lúa vừa vất vả vừa có thu nhập
khơng cao. Là người con của ĐBSCL , Bộ trưởng
suy nghĩ gì về ý kiến này?

Cần nói lại cho rõ thế này, Quốc hội đã “quyết nghị”
giữ 3,5 triệu hecta đất trồng lúa, nhưng không phải là
“quyết giữ” đất chỉ để trồng lúa. Đất này có thể linh
hoạt canh tác, miễn sao khi cần thì có thể nhanh chóng
trở lại trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực. Còn
phần lớn đất lúa nằm ở vùng ĐBSCL là vì sự thuận lợi
trong canh tác lúa gạo của vùng này. Lắng nghe những
ý kiến tranh luận, tôi thấy là ngay cả những người muốn
giảm đất lúa cũng chưa nói rõ nếu giảm rồi thì làm gì với
đất đó, sản phẩm làm ra tiêu thụ thế nào, ở đâu…
Thật sự thì ở nhiều tỉnh vùng ĐBSCL như Cà Mau,
Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang… nông dân đã sản xuất
lúa luân canh với cây, con khác, cho hiệu quả kinh tế cao
hơn thuần lúa. Ở Đồng Tháp vừa rồi, mùa không trồng
lúa, bà con đưa nước vào ruộng nuôi cá linh. Làm lúa
3 vụ thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm nhưng luân canh
lúa và cá linh thì đạt 250 triệu đồng, gấp 5 lần, tương
tự như mô hình trồng lúa kết hợp ni tơm ở Cà Mau.
Bạc Liêu. Nói cách khác là có thể tích hợp đa giá trị trên
1 đơn vị diện tích theo hướng nơng nghiệp tuần hồn,
nơng nghiệp sinh thái. Mình cũng khơng nên đồng nhất
“lương thực” chỉ là lúa gạo mà là một hệ cây con có

thể ni sống con người. Đảm bảo an ninh lương thực
cũng là theo nghĩa đó. Cho nên, tôi muốn nhấn mạnh
một lần nữa, là Quốc hội không “bắt” người dân ĐBSCL
chỉ trồng lúa đâu! Vừa qua, Bộ cũng đã chỉ đạo các cơ
quan nghiên cứu trong năm 2022 đánh giá tồn diện
để chuyển mơ hình sản xuất lúa 3 vụ ở vùng đầu nguồn
các tỉnh ĐBSCL thành mơ hình xen canh, ln canh cho
giá trị cao hơn.

Xin cảm ơn Bộ trưởng đã dành cho Tạp chí
Nơng thơn Việt cuộc trao đổi này!

Nơng
nghiệp
Việt Nam
2021

Giá trị gia tăng
tồn ngành (VA) ước tăng

2,85 - 2,9%

Nông nghiệp

3,18%

Lâm nghiệp

3,85%


Kim ngạch xuất khẩu nơng lâm thủy sản: 48,6 tỷ USD

Nơng sản chính

21,49 tỷ USD
13,5%

Lâm sản chính

15,96 tỷ USD
20,7%

Thủy sản

8,89 tỷ USD
5,6%

Thặng dư thương mại toàn ngành: 6,44 tỷ USD,

Thủy sản
1,85%

14,9% so với 2020

Chăn nuôi

434 triệu USD
2,1%

40,8% so với năm 2020

Tỷ lệ che phủ rừng

Số xã đạt chuẩn
Nông thôn mới:
5.614 xã (68,2%)
5,8% so với 2020

42,02%

63/63 tỉnh, thành phố phê duyệt Đề án, Kế hoạch OCOP cấp tỉnh
62 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng và công nhận 5.320
sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (gấp 1,66 lần so với năm 2020)

1.250 HTX Nông nghiệp, nâng tổng số HTX Nông nghiệp lên 19.100 HTX

4.180 HTX Nông nghiệp liên
kết với doanh nghiệp trong sản
xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản
1.980 HTX Nông

nghiệp ứng dụng
công nghệ cao

78 liên hiệp HTX Nông nghiệp
30.027 tổ hợp tác
19.667 trang trại
Thành lập mới và trở lại hoạt động
1.640 doanh nghiệp, nâng tổng số lên
hơn 14.400 doanh nghiệp nơng nghiệp.
Có 6 dự án, cơ sở với tổng mức đầu

tư trên 5.000 tỷ đồng được khởi công,
khánh thành, đi vào hoạt động.

Nguồn: Bộ NN&PTNT

Tạp chí

17


ÔNG HỒ XUÂN HÙNG,
CHỦ TỊCH TỔNG HỘI NN&PTNT VIỆT NAM

Cùng chung tay vì một nền
nơng nghiệp hiện đại
THÙY DUNG thực hiện

Cuối năm 2021, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam - ơng Hồ Xn Hùng đã có cuộc trao đổi với
Tạp chí Nơng thơn Việt để nhìn lại một chặng đường đầy khó khăn, vất vả nhưng cũng có rất nhiều điều
đáng tự hào của nơng nghiệp Việt Nam nói chung và hoạt động Tổng hội nói riêng.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19
diễn biến phức tạp, gây khó khăn trên
nhiều lĩnh vực, ngành nơng nghiệp đã
khẳng định được vai trị “trụ đỡ” đối
với nền kinh tế đất nước. Ông đánh
giá thế nào về sự vận hành của ngành
nông nghiệp trong thời gian qua?

Ông Hồ Xuân Hùng: Năm 2021 là năm
cực kỳ khó khăn khơng chỉ riêng với Việt

Nam mà với cả thế giới. Tuy nhiên, nhìn vào
tỷ trọng tăng trưởng GDP và những đóng
góp của ngành nơng nghiệp cho kinh tế đất
nước, có thể thấy ngành nơng nghiệp Việt
Nam vẫn giữ được “nhịp”. Với điểm nhấn
kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản
ước đạt 48,6 tỷ USD, ngành nông nghiệp
đã khẳng định được vị thế của mình cả ở
trong nước và trên thị trường quốc tế.
Một trong những yếu tố mang lại thành
cơng chính là nhờ việc ứng dụng khoa
học, công nghệ ngày càng cao không chỉ
trong sản xuất, chế biến nông nghiệp mà
cả trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ
- điểm yếu lâu nay của chúng ta. Sự bùng
nổ của thương mại điện tử đã góp phần
hỗ trợ rất lớn cho việc tiêu thụ nông sản.
Thông qua các sàn thương mại điện tử,
người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp
nông nghiệp đã kết nối được với người tiêu
dùng ở mọi miền và cả ở nước ngồi ngay

18

Tạp chí

trong đại dịch. Trong năm 2021, chuỗi liên
kết trong sản xuất nơng nghiệp cũng đã có
được cái nhìn rõ nét hơn. Chính những khó
khăn trong mùa dịch đã trở thành động lực

để nơng dân và các doanh nghiệp trong và
ngồi lĩnh vực nông nghiệp tham gia vào
chuỗi giá trị, hỗ trợ lẫn nhau.

Bài học kinh nghiệm rút ra được
từ năm 2021 là gì, thưa ơng?

Đó chính là bài học về niềm tin. Người
dân, doanh nghiệp đã rất tin cậy vào chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước. Khi đã có đủ niềm tin thì sẽ tạo
ra một sức mạnh đủ sức đối phó với khó
khăn. Niềm tin giúp mọi người đồng lòng,
sát cánh bên nhau để vượt qua những
thách thức của thời cuộc. Bên cạnh đó là
tính chủ động. Chính sự chủ động đánh
giá, phân tích và vạch ra kế hoạch đối phó
từ sớm đã giúp người dân và doanh nghiệp
có các bước đi phù hợp trong đại dịch.
Thời gian vừa qua, chúng ta cũng đã
chứng kiến cảnh tượng hàng chục ngàn
người dân tự phát bỏ phố về quê, dẫn đến
khơng ít hệ lụy về nhiều mặt, cả về kinh tế
lẫn an sinh xã hội. Đó là bài học lớn. Chúng ta
cần tập trung chăm lo cho người nông dân
để ổn định sinh kế cho họ, tạo tình thế vững
chắc cho đất nước trong mọi trường hợp.

Năm 2021, Tổng hội NN&PTNT đã
có những hoạt động gì nhằm hỗ trợ

kết nối và nâng cao năng lực cho các
doanh nghiệp thành viên, thưa ơng?

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây
nhiều khó khăn trên tất cả các phương
diện, Tổng hội NN&PTNT chủ động thích
ứng với tình hình, kịp thời chuyển hình
thức hoạt động trực tiếp kết hợp trực
tuyến. Bằng những hoạt động thiết thực,
Tổng hội đã thể hiện trách nhiệm, vai trò
đồng hành cùng nông dân, doanh nghiệp
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Cụ thể, Tổng hội đã phối hợp với Trung
tâm Xúc tiến Thương mại của Bộ NN&PTNT
tổ chức 3 chương trình “Bác sĩ nơng học”
tại các huyện Chợ Mới, Tân Phú (tỉnh An
Giang) và huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp)
nhằm giúp nông dân tiếp cận những kỹ
thuật, công nghệ mới trong sản xuất; đi
sâu vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn
cho nơng dân, hợp tác xã, doanh nghiệp,
nhất là trong tiêu thụ nơng sản. Bên cạnh
đó, Tổng hội cũng tổ chức thành công hội
nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ cho sản
phẩm vải thiều Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang)
và mận Tam Hoa (tỉnh Lào Cai); phối hợp
với Vụ Thị trường trong nước của Bộ Công
thương tổ chức tập huấn cho các doanh
nghiệp và HTX nông nghiệp về “Xây dựng



Nhâm
Dần

2022

phương án sản xuất kinh doanh phù hợp
với tình hình mới”, “Phương pháp tiêu thụ
nông sản trực tuyến trên Internet”; phối
hợp với Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam
tổ chức hội thảo giới thiệu cổng thông
tin quản lý, giám sát, truy xuất minh bạch
và kết nối thị trường nông sản Việt Nam.
Ngoài ra, Tổng hội cũng tham gia cùng
Ban Kinh tế Trung ương, Bộ NN&PTNT, Hội
Nông dân Việt Nam trong các tọa đàm, hội
thảo về chuyển đổi số nông nghiệp nhằm
hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp
chuyển đổi số đúng hướng. Thông qua các
hoạt động được tổ chức, Tổng hội đã thu
hút được một số doanh nghiệp đầu tư cho
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Mặt khác, Tổng hội cịn chủ động đóng
góp ý kiến với Trung ương về kế hoạch tái cơ
cấu ngành nông nghiệp, tham gia xây dựng
các chủ trương chính sách… như tham gia
đóng góp ý kiến cho Tổng kết Nghị quyết
26/TW về Nông nghiệp, nơng dân, nơng
thơn; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây
dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025…


Là đơn vị đồng hành, Tổng hội đã có
những đóng góp thế nào cho Chương
trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng
Nơng thơn mới?

Vừa qua, Quốc hội đã phê duyệt chủ
trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc

Tổng hội cũng chú trọng
tạo điều kiện cần thiết cho
thành viên Tổng hội phát huy
được tinh thần năng động,
sáng tạo, chủ động thích
ứng với mọi tình huống.
gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021
– 2025. Ngay sau đó, Chính phủ cũng đã có
Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết
này. Với vai trò và trách nhiệm của mình,
Tổng hội là thành viên tích cực tham gia
vào các nội dung chuẩn bị cho Chương
trình trong giai đoạn 2021 - 2025 song
song với việc tiếp tục hỗ trợ, tư vấn cho các
địa phương; kêu gọi các tổ chức, doanh
nghiệp tham gia vào Chương trình Mục
tiêu quốc gia xây dựng Nơng thơn mới.
Điển hình là Chương trình Cầu Nơng thơn
Biên giới của Tạp chí Nơng thơn Việt đến
nay đã vận động được khoảng 270 tỷ đồng
xây dựng gần 300 cây cầu giao thơng nơng

thơn tại các vùng cịn nhiều khó khăn, góp
phần cải thiện cơ sở hạ tầng nơng thôn,
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Đặc biệt, Tổng hội đã xây dựng kế
hoạch liên kết với Bộ NN&PTNT và Bộ Tư
lệnh Bộ đội biên phòng để triển khai thực
hiện Chương trình Nghĩa tình Biên giới.

Năm 2021, Tổng hội đã có nhiều hoạt
động hỗ trợ nơng dân tiếp cận những kỹ
thuật, công nghệ mới trong sản xuất.

Đây là nội dung rất quan trọng, nhằm hỗ
trợ giải quyết những khó khăn trong xây
dựng Nông thôn mới ở vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới… Tuy chưa đi vào hoạt
động chính thức, nhưng những mơ hình
thí điểm của Tạp chí Nơng thơn Việt thực
hiện tại một số địa phương đã giúp phát
hiện những khó khăn cũng như ghi nhận
kịp thời những mong muốn và nhu cầu
của người dân. Thời gian tới, khi chính
thức triển khai Chương trình Nghĩa tình
Biên giới, chúng tơi sẽ chọn một số địa
phương làm điểm để hỗ trợ xây dựng
Nông thôn mới và rút kinh nghiệm trước
khi lan tỏa mơ hình ra cả nước.

Xin ơng chia sẻ về thêm về định
hướng hoạt động của Tổng hội

trong năm 2022.

Quan trọng nhất là phải tập trung tham
gia nhằm triển khai kịp thời, đầy đủ các
chủ trương, chính sách của Nhà nước. Với
vai trò là tổ chức xã hội nghề nghiệp, Tổng
hội sẽ là đơn vị kịp thời nắm bắt và phản
ánh đến các bộ ngành liên quan những
khó khăn, vướng mắc từ cơ sở thực tế để
làm sao có được những giải pháp tốt hơn
cho người dân và doanh nghiệp. Đây là nội
dung hoạt động mà Tổng hội đặc biệt chú
trọng. Chẳng hạn Chính phủ đã có chính
sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp nhưng các doanh nghiệp vẫn
gặp khó, do vậy, Tổng hội cần tìm hiểu, lắng
nghe để kịp thời có tiếng nói nhằm thúc
đẩy nơng nghiệp, nơng thơn phát triển.
Tiếp đó, Tổng hội sẽ có những giải
pháp để giúp bà con nông dân, hợp tác xã,
doanh nghiệp hoạt động trong và ngồi
lĩnh vực nơng nghiệp, nông thôn hiểu rõ,
nắm bắt đầy đủ các chủ trương, chính
sách của Nhà nước nói chung, trong lĩnh
vực nơng nghiệp - nơng thơn nói riêng.
Tổng hội cũng chú trọng tạo điều kiện cần
thiết cho thành viên Tổng hội phát huy
được tinh thần năng động, sáng tạo, chủ
động thích ứng với mọi tình huống.


Xin cảm ơn ơng.
Tạp chí

19


Nhân chuyến thăm một miền q xa xơi,

thêm một góc nhìn về
một nơng thơn đáng sống

X

in nói ngay, đây là một góc nhỏ
miền q của một đất nước xa
xơi mà tơi vừa có chuyến đến
thăm. Một góc nhỏ thơi, một ít thời gian thơi,
những gì nhìn thấy được, nghe ngóng được, rồi
hỏi han một chút, ngẫm nghĩ một chút, tích hợp một
chút, cũng có thể là suy diễn một chút mà thật nhiều
cảm xúc, thật nhiều điều liên tưởng. Một chuyến đi
ngắn ngủi nhưng thêm một góc nhìn về một miền
quê thôn dã giàu sức sống và thật đáng sống.
Miền quê nơi đó đẹp như tranh thuỷ mặc. Những
con đường làng quanh co rộng thoáng với những
cây ven đường, cây bụi và cây tán, cây tầng cao và
cây tầng thấp, những thảm cỏ xanh rờn, những bông
hoa dại ven đường. Đúng là “cây chen lá, đá chen
hoa”. Những con mương nước trong veo, những
tường rào gỗ mộc mạc phủ mảng dây leo, điểm xuyết

những bụi thuỷ sinh thật tự nhiên. Giếng làng như
giữ dấu tích của một thời ngày xưa bên cạnh những
trụ bơm nước sạch công cộng. Những ngôi nhà kiên
cố khang trang sạch sẽ. Những cửa hàng nông sản,
thực phẩm, nhu yếu phẩm mà đa phần được làm ra
từ bàn tay, khối óc của những người làng để phục
vụ du khách. Đặc biệt, một khu nhà cộng đồng rộng
thống với nhiều phịng chức năng, những kệ sách,
bản đồ giới thiệu lịch sử hình thành ngơi làng, những

20

Tạp chí

Lê Minh Hoan

kệ trưng bày những dụng cụ làm nơng, những sản
phẩm tạo ra từ nghề nông. Đây là ngôi nhà chung để
người làng lui tới để sinh hoạt văn hóa, học tập, giao
lưu. Tính cộng đồng từ đây, tri thức hóa người làng từ
đây, một cộng đồng cư dân làng hài hòa cũng được
tạo lập từ đây.
Cảm nhận được làng quê này là của người làng
này. Người làng mới là chủ thể tạo lập làng q, hình
thành văn hóa làng, phát triển kinh tế làng, kiến tạo
không gian làng với những khung cảnh thanh bình,
giàu sức sống. Người làng khơng biệt lập trong ngơi
nhà của mình mà kết nối lại thành cộng đồng dân cư
làng, xã hội làng, sức mạnh làng. “Lệ làng” thông qua
những quy tắc ứng xử không phải để vượt lên “luật

vua” mà thẩm thấu những quy phạm pháp luật dựa
trên đặc điểm của làng, làm cho pháp luật được người
làng tiếp nhận một cách tự nguyện, nhẹ nhàng, sáng
tạo. Tính liên kết ngang những người làng cùng nhau
làm chủ làng q của mình, chính quyền chỉ giữ vai


Nhâm
Dần

2022

trị cung cấp dịch vụ cơng, tư vấn, hỗ trợ. Đó chính là
thiết chế tự quản trong cộng đồng dân cư.
Đi xa rồi lại nhớ về quê hương. Người ta đẹp tới
đâu thì cũng khơng bằng q nhà vì “Q hương
mỗi người chỉ một”. Ai cũng có tình u q hương
xứ sở, nơi mình sinh ra, trải nghiệm thời thơ ấu cho
đến lúc trưởng thành, ra đi tìm kiếm cơ hội cho cuộc
sống và làm việc. “Khi thương trái ấu cũng tròn”,
con người chúng ta vốn dĩ vẫn vậy, làng q mình dù
sao vẫn đẹp. Song, đơi khi cũng cần nhìn về người
để ngẫm về mình, để mỗi ngày một tốt hơn, để tránh
tự bằng lòng trong một thế giới muôn màu. Thế giới
này là sự giao thoa, học hỏi lẫn nhau mà thôi.
Yêu thương là vậy nhưng rồi bỗng một ngày
làng q khơng cịn gần gũi nữa, chỉ cịn trong khắc
khoải, trong tâm niệm, trong mơ hồ. Bôn ba chốn thị
thành, hít thở khơng khí tất bật của người thành thị,
hình ảnh làng q chỉ cịn mờ ảo như những cuộn

khói mùa đốt đồng. Rồi cũng đơi khi trở về làng như
một nghĩa vụ, như một cuộc du ngoạn. Ngắn thì
sáng về chiều lại vội vã đi, dài thì ba hôm năm bữa
cũng lại đi, để lại họ hàng thân thuộc, thửa ruộng,
bờ ao. Có những người già thốt lên, tụi nó về rồi đi
nhanh như người ta đi thăm bẫy vậy.
Q mình đã có nhiều đổi thay từ khi nơng thơn
khốc lên mình chiếc áo mới. Đường làng mở rộng
khang trang, nhà cửa kín cổng cao tường, làng hóa

phố, phố trong làng. Những cơng trình cơng cộng
được đầu tư phục vụ người làng: nhà văn hóa, trung
tâm học tập cộng đồng, trường học, trạm y tế, chợ
mua bán, nơi chơn cất, khu xử lý rác, trụ sở hành
chính. Rồi nào cấp điện, nào cấp nước, đèn điện
sáng choang thay những ngọn đèn dầu khi tỏ khi
mờ. Người làng hớn hở đón chào ngày khánh thành
những cơng trình mới, háo hức trước quang cảnh
mới, hòa vào nhịp sống mới. Đi xa lâu ngày trở về
bỗng thấy lạ mà hình như quen, nhưng quen mà
hình như sao thấy lạ.
Nhìn đây đó vẫn thấy hình như cịn thiếu điều
gì đã ăn sâu vào tâm thức, đã ni dưỡng tâm hồn,
hình thành nhân cách người làng. À, hình như đó là
cái hồn q. Đây đó, bên cạnh những xã Nơng thơn
mới đã dựng được “cốt” mới nhưng vẫn giữ được
“hồn” cũ, thì có hình ảnh một vài nơi nhìn thấy hiện
đại hơn nhưng cảm nhận được sự thô ráp, vô hồn
như cô gái đẹp mà kém dun. Nhiều cơng trình
được xây dựng nhưng dường như xa lạ với người

làng, thấy thiếu điều gì đó thân thuộc như hình bóng
ngày xưa. Những hàng cây xanh mát vệ đường, luỹ
tre nên thơ ngày nào bỗng bị thay thế một cách
khiên cưỡng bằng những chậu hoa đẹp nhưng cảm
thấy xa lạ với khung cảnh tự nhiên quanh làng.
Có phải do người ta giàu có nên mới có thể xây
dựng làng quê đẹp đẽ như vậy. Hình như đúng mà
hình như cũng chưa đúng. Hình ảnh làng q thơn
dã giàu bản sắc, đậm chất văn hóa, tràn đầy sức
sống, cộng đồng hài hòa thân thiện do chính người
làng tạo lập. Đó sẽ là sức hút, khi ấy người rời làng
sẽ quay về nhiều hơn, khách phương xa sẽ tìm đến
thăm thú trải nghiệm đơng đúc hơn, sản phẩm từ
làng sẽ được tiêu thụ nhiều hơn, thu nhập và chất
lượng sống người làng sẽ được nâng thêm.
Điều làm nên hình ảnh nơng thơn đầy sức sống
chính là cách đặt con người vào đúng vị trí trung
tâm, người làng tạo ra sức sống cho làng. Hình ảnh
nơng thơn với ruộng vườn sạch sẽ chính là điều
người ta xem đó là phẩm cách của một địa phương,
đất nước. Nơng thơn là để phục vụ con người và
chính con người đã cùng nhau tạo ra nông thôn theo
cách riêng của mình. Người làng cùng kiến tạo, cùng
quản lý để rồi người làng cùng thụ hưởng thành quả
của mình. Khi ấy, nông thôn sẽ thực sự là nơi đáng
sống, nơi đáng trở về, nơi đáng tìm đến!
“Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một
mẹ thôi. Quê hương nếu ai khơng nhớ. Sẽ khơng lớn
nổi thành người”!
Tạp chí


21


Dự cảm
D

22

Tạp chí

TS Nguyễn Sĩ Dũng

ịch bệnh chưa qua đi, thì năm mới 2022 đã tới. Cho dù
có một vài dự báo lạc quan là đại dịch Covid-19 sẽ kết
thúc vào giữa hoặc cuối năm 2022, thì sống chung an
tồn với dịch vẫn là mô thức chủ đạo của đời sống xã
hội trong năm Nhâm Dần đang đến này.
Vận hành mơ thức sống chung an tồn với
Covid-19 có lẽ vẫn là một trong nội dung quan trọng
nhất của nền quản trị quốc gia trong năm 2022.
Sống chung với Covid có nghĩa là nâng cao sức
đề kháng của toàn dân và thực hiện các giải pháp cần
thiết để khống chế sự lây lan của dịch bệnh ở mức
số ca phát bệnh không làm quá tải các bệnh viện và
các cơ sở y tế, số ca tử vong được giảm thiểu tối đa.
Sống chung với Covid cịn có nghĩa là khơng để các
giải pháp phòng chống dịch cực đoan làm cho nền
kinh tế bị tê liệt, an sinh xã hội bị ảnh hưởng nặng nề.
Để nâng cao sức đề kháng cho toàn dân thì quan

trọng nhất là phổ cập tiêm chủng và tiêm chủng tăng
cường. Quan trọng không kém là trang bị cho người
dân sự hiểu biết chính xác, khách quan và khoa học
về Covid và cách thức phịng chống nó. Khi và chỉ
khi mỗi người dân đều có thể tự bảo vệ mình thì dịch
bệnh mới có thể bị đẩy lùi. Ngoài ra, hiểu biết cũng
làm gia tăng sức đề kháng. Cần điều chỉnh kịp thời
để có được một chiến lược truyền thông cân bằng,
khách quan và khoa học. Truyền thông theo kiểu “thà
thừa hơn thiếu” có thể gây ra sự hoảng loạn và tuyệt
vọng. Đây không khéo là một trong những nguyên

nhân làm cho xã hội bị tê liệt, và những phản ứng cực
đoan tăng cao.
Để sống chung an toàn với Covid, thì cần nhanh
chóng giảm tải cho các bệnh viện và các cơ sở y tế
bằng cách không điều trị cưỡng ép các ca lây nhiễm
nhưng không phát bệnh. Chính sách nhất quán trong
cả nước là cho phép những người này được cách ly
và điều trị tại nhà. Theo số liệu thống kê được đại diện
của Bộ Y tế công bố tại Hội thảo quốc gia về phục hồi
và phát triển du lịch ngày 25/12/2021 tại Nghệ An, chỉ
có khoảng 1% những người đã tiêm chủng đầy đủ bị
nhiễm sẽ phát bệnh nặng phải điều trị. Như vậy, tập
trung tất cả những người dương tính (F0) vào các
bệnh viện và các cơ sở y tế để điều trị là bất hợp lý.
Nếu các ca F0 khơng triệu chứng có thể tự điều trị
tại nhà, thì các ca F1 cũng không cần phải cách ly tập
trung. Cũng như đối với các ca F0, điều quan trọng là
trang bị cho họ kiến thức, thuốc men và khả năng tiếp

cận dịch vụ tư vấn để tự cách ly.
Để sống chung an toàn với Covid, thì Nhà nước cần
cân đối giữa phịng chống dịch, bảo tồn nền kinh tế
và bảo đảm an sinh xã hội. Các phản ứng chính sách
phịng chống dịch cực đoan sẽ rất giống với sốc phản
vệ. Những vấn đề mà chúng gây ra cho nền kinh tế và
cho đời sống dân sinh thường bao giờ cũng lớn hơn rất
nhiều so với vấn đề mà chúng hướng tới để giải quyết.
Hậu quả là chúng ta phải đối mặt với rủi ro là chưa chết
vì dịch bệnh đã chết vì thiếu đói và vì bất ổn xã hội.


Nhâm
Dần

2022

Năm Nhâm Dần
2022 đang đến.
Dẫu khó khăn
thách thức
cịn nhiều,
nhưng con
đường phía
trước đã ngày
càng sáng tỏ.

Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là nội dung
quan trọng thứ 2 của nền quản trị quốc gia trong
năm 2022. Do dịch bệnh bùng phát và do các giải

pháp phong tỏa cứng theo mô thức zero Covid, nền
kinh tế của đất nước đã bị ảnh hưởng rất nặng nề,
hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về an sinh xã hội
đã phát sinh. Về kinh tế, các chuỗi cung ứng bị đứt
gãy; nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh bị đình
chỉ, bị hạn chế; hàng loạt các doanh nghiệp bị phá
sản hoặc phải đình chỉ sản xuất; kinh tế đã có lúc
tăng trưởng âm đến trên 6%. Về xã hội, hàng triệu
người bị mất việc làm, hàng triệu người bị giảm thu
nhập. Hệ lụy là rất nhiều người bị thiếu đói.
Kinh tế và xã hội gắn liền với nhau. Có phục hồi
được kinh tế, chúng ta mới có thể giải quyết được
một cách căn bản các vấn đề về an sinh xã hội. Bài
toán phục hồi kinh tế là một bài toán lưỡng nan vì
hiện nay cả tổng cung và tổng cầu đều giảm. Chính
vì vậy chương trình phục hồi kinh tế phải nhắm vào
việc giải cho được bài toán này. Chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho hai năm 2022 và
2023 được Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn là
rất rộng lớn và toàn diện. Chương trình này bao gồm
cả các chính sách tài khóa, các chính sách tiền tệ
và cả những cải cách thể chế. Tuy nhiên, mọi chính
sách pháp luật chỉ tốt ngang bằng với việc chúng
được thực thi như thế nào trong cuộc sống. Ở đây,
chất lượng thực thi chính sách là rất quan trọng,

nhưng quan trọng không kém là tốc độ thực thi
chính sách. Rất nhiều doanh nghiệp đang cầm cự
một cách tuyệt vọng với khó khăn, rất nhiều người
dân đang bị thiếu đói. Trong bối cảnh như vậy, thực

thi các chính sách chậm trễ sẽ chẳng khác gì thực
thi các chính sách yếu kém.
Cuối cùng, đất nước ta đã hội nhập rất sâu rộng
với thế giới. Năm 2022 cũng như mọi năm khác, các
biến động của thế giới không thể không ảnh hưởng
tới đất nước ta. Biến động cần được quan tâm nhất
trong năm 2022 là lạm phát. Lạm phát trên thế giới
đang tăng cao. Khi được nhập khẩu vào nước ta, lạm
phát này sẽ được gọi là lạm phát chi phí đẩy. Do phải
nhập khẩu rất nhiều nguyên vật liệu, thiết bị về để
sản xuất, nên khi giá của chúng tăng, thì giá thành
sản phẩm cuối cùng của chúng ta khơng thể khơng
tăng. Nhưng giá sản phẩm tăng thì chưa chắc đã
được thị trường chấp nhận. Phản ứng chính sách
khơn ngoan và phù hợp nhất ở đây là tìm mọi cách
để giảm giá thành các sản phẩm của chúng ta hơn là
hành xử theo cách giá đầu vào tăng thì chúng ta tăng
giá đầu ra. Để làm được điều này, các doanh nghiệp
phải tìm cách tiết kiệm và cắt giảm nhiều hơn nữa
các chi phí của mình; các cơ quan Nhà nước cũng
cần cắt giảm chi phí thủ tục và chi phí tn thủ nhiều
nhất có thể cho các doanh nghiệp và cho người dân.
Quả thật, lạm phát chưa hiện hữu, thì những tác động
tâm lý của nó đã rất lớn. Xu thế người người, nhà nhà
đua nhau đầu tư vào bất động sản để bảo vệ tài sản
của mình đang thật sự tạo ra một cơn sốt. Nếu các
cơ quan quản lý khơng có các phản ứng chính sách
kịp thời và phù hợp, bong bóng bất động sản sẽ rất dễ
hình thành. Mà đã hình thành, thì nó nhất định sẽ vỡ
tung trong một ngày đẹp trời để lại những hệ lụy vô

cùng to lớn về kinh tế và xã hội.
Ngồi lạm phát, xu thế số hóa, xu thế kinh tế
xanh của thế giới cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nước ta. Đây là những xu thế không chỉ tất yếu, mà
còn lành mạnh. Tiếp nhận và bắt kịp với những xu
thế này là rất quan trọng, nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát triển bền vững.
Năm Nhâm Dần 2022 đang đến. Dẫu khó khăn
thách thức cịn nhiều, nhưng con đường phía trước
đã ngày càng sáng tỏ. Với những kinh nghiệm tích
tụ được trong phịng chống dịch và với tư duy ngày
càng được giải phóng khỏi hệ chuẩn zero Covid,
chúng ta nhất định sẽ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thành cơng.
Tạp chí

23


Nhâm
Dần

2022

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
CHINH PHỤC ĐỈNH CAO MỚI
ĐẶNG DUNG ghi

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề chưa từng có
của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản
của Việt Nam năm 2021 vẫn ước đạt 48,6 tỷ USD - con số kỷ lục

từ trước đến nay. Các chuyên gia đã nói gì về con số này?

ƠNG NGUYỄN QUỐC TOẢN
(Cục trưởng Cục Chế biến
và Phát triển Thị trường
Nông sản - Bộ NN&PTNT)

Chủ động tìm
thị trường riêng

N

hư chúng ta đã biết, trong năm
2021, ngành nông nghiệp đã
chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 trên nhiều phương diện, kể cả
khu vực sản xuất nông nghiệp đến khu
vực phân phối lưu thông và tiêu thụ nơng
sản. Tuy nhiên, chúng ta đã có sự nỗ lực rất
cao nhằm không để bị đứt gãy chuỗi cung
ứng trên thị trường và vươn lên với sức tăng
trưởng mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu nông
lâm thủy sản ước đạt 48,6 tỷ USD - vượt mức
chỉ tiêu Chính phủ giao, là một con số rất ý nghĩa.
Nhìn lại năm 2021, có thể thấy chúng ta
khơng q lệ thuộc vào một thị trường xuất khẩu
mà đã chủ động tìm ra được những thị trường
mới, thị trường ngách như khối Halal - thị trường
Hồi giáo toàn cầu. Mặt khác, chúng ta cũng đã
quyết tâm đầu tư cho khu vực chế biến nông sản khâu tạo ra giá trị gia tăng đột phá, giúp cho hàng hóa

của chúng ta cải thiện được tình trạng bảo quản, giảm
gánh nặng cho khâu logistics.
Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục coi chế
biến nông sản, phát triển thị trường là khâu then chốt trong
cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2026.
Đồng thời tập trung tạo ra những giá trị gia tăng mới, chuyển
dịch từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp bằng
cách nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân, hợp
tác xã và năng lực thị trường của người nơng dân. Khi có năng
lực thị trường, người nông dân sẽ làm chủ được đầu ra của sản
phẩm, chủ động cải tiến theo tín hiệu của thị trường.
Vừa qua, Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nơng sản đã
tham mưu Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ đề án Thúc
đẩy ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong thu thập và phân tích
thơng tin thị trường nông sản. Đề án khi được triển khai sẽ hỗ trợ
người dân, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số để
nắm bắt thông thị trường đạt hiệu quả hơn.

24

Tạp chí


Nhâm
Dần

2022

ƠNG HỒNG TRỌNG THỦY (chun gia nơng nghiệp)


Cần chú ý đến giá trị thặng dư!

T

rong một năm mà toàn cầu đứt gãy
chuỗi cung ứng, việc xuất khẩu thiếu
thuận lợi, chi phí vận tải tăng cao, nhưng
xuất khẩu nơng lâm thủy sản của ta lại
đạt được con số cao nhất từ trước đến
nay: 48,6 tỷ USD là tín hiệu vơ cùng đáng
mừng. Đầu tiên, phải nói đó là cơng của
người nơng dân, các doanh nghiệp xuất
khẩu, đã mang lại nguồn hàng cũng
như chủ động thích ứng với thị trường,
bền bỉ thực hiện được các mục tiêu. Để
có thắng lợi này, thương mại điện tử đã
góp phần rất lớn trong việc kết nối với thị
trường quốc tế. Đây chính là thước đo
cho sự tìm tịi, sáng tạo, nỗ lực vượt khó
của người nông dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong con số 48,6 tỷ USD vẫn
cịn đó những lo ngại. Các nơng sản chủ lực

S

như gỗ, sản phẩm từ gỗ, cà phê, tiêu, thủy
sản... có giá xuất khẩu rất cao nhưng giá
trị thặng dư, giá trị sinh lời của người nông
dân chưa nhiều do giá vật tư đầu vào cao.
Nhìn tổng thế, chi phí vận tải, chi phí cho

phịng chống dịch... chiếm phần lớn, dẫn
đến thặng dư thấp. Đây là điều đáng chú ý.
Hiện nay, nơng sản Việt Nam vẫn cịn
nằm trong “tầm ngắm” của các thị trường
văn minh và thị trường có giá trị sinh lời
cao, do hàng hóa của chúng ta vẫn bị ảnh
hưởng bởi hai yếu tố: truy xuất nguồn
gốc và chất lượng sản phẩm (tồn dư hóa
chất...) Để năm 2022, hoạt động xuất khẩu
đạt hiệu quả cao hơn thì việc truy xuất
nguồn gốc cũng như cơng tác tài chính,
thủ tục hành chính cần phải đảm bảo
minh bạch dựa trên cơng nghệ số.

au vơ vàn khó khăn, tình hình đại dịch Covid-19
đang dần được kiểm sốt. Chính phủ của các nước
thành viên EU đang thúc đẩy áp dụng giấy tờ đi lại căn
cứ vào việc tiêm vắc-xin, nới lỏng các quy định đi lại,
mở cửa một phần dịch vụ ăn uống và du lịch. Do vậy,
thị trường nhập khẩu nông sản EU đã bắt đầu khởi sắc.
Đây là thời điểm thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu nông
sản của nước ta sang thị trường này.
Thị trường EU hiện chỉ chiếm khoảng 11% và vẫn
còn rất nhiều tiềm năng. Để tận dụng tốt cơ hội, hàng
Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về an
toàn vệ sinh thực phẩm cũng như vận chuyển, lưu
thông thông suốt, đây là khâu mà các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn còn chưa đủ sức đáp ứng đầy đủ.
Chúng ta cần thúc đẩy nông nghiệp xanh tuần
hồn, là nền nơng nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ

quy trình, cơng nghệ để sử dụng hợp lý, tiết kiệm đầu
vào, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Ngồi
ra, Việt Nam có thể hình thành hệ sinh thái kinh tế nông thôn, phát
triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, khơng chỉ phục vụ sản xuất mà cịn
phát triển kinh tế nông thôn, du lịch nông nghiệp, nông thôn kết hợp với
chuyển đổi số một cách phù hợp, bài bản và khoa học các khâu trồng trọt,
sản xuất, thu hoạch và phân phối. Đồng thời, cần chú trọng đào tạo nguồn
nhân lực cho nơng dân, nâng cao dân trí cho nơng dân, hướng đến thái độ
sống tích cực, khuyến khích tinh thần tự lực, liên kết, hợp tác.

ƠNG TRẦN QUANG
THẮNG (Viện trưởng
Viện KT&QL TP.HCM,
PCT kiêm TTK Hiệp hội
Doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam
– phía Nam)

Xuất khẩu
nơng sản sang
EU cịn nhiều
tiềm năng

ƠNG PHẠM VĂN TẤN
(PGĐ Phân viện Cơ điện và
Cơng nghệ sau thu hoạch)

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
trong nông nghiệp góp
phần thực hiện cam kết

giảm phát thải

T

ại Hội nghị về “Biến đổi khí hậu - COP
26” ở Glasgow (Anh) vào tháng 11/2021,
Thủ tướng Việt Nam đã cam kết rằng “Việt
Nam sẽ đạt được mục tiêu mức phát thải
ròng bằng “0” vào năm 2050”. Đây là một
cam kết rất mạnh mẽ khi Việt Nam vẫn còn
là nước đang phát triển.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy
sản xuất nông nghiệp chiếm tới 1/3 lượng
khí thải - carbon của thế giới. Trong đó,
châu Á chiếm đến 44% tổng lượng khí thải
- carbon và chiếm tới 90% diện tích lúa của
thế giới. Khí thải - carbon phát sinh từ sản
xuất nơng nghiệp gây biến đổi khí hậu
chủ yếu do các hoạt động sản xuất có sử
dụng nhiên liệu hố thạch như xăng, dầu,
than đá; các chất khí NOx sinh ra từ các
hoạt động sản xuất và sử dụng phân bón
cho nơng nghiệp; khí methane (CH4) sinh
ra do q trình phân hủy yếm khí của rơm
rạ và từ chất thải của các loại gia súc; khí
carbonic (CO2) sinh ra do đốt rơm rạ và phá
rừng để sản xuất nông nghiệp.
Đối với sản xuất nơng nghiệp của Việt
Nam, để có thể giảm được phát thải gây
biến đổi khí hậu nhưng vẫn cải thiện tốt

được thu nhập và đời sống của nông dân,
đồng thời đảm bảo được an ninh lương
thực quốc gia, trong 30 năm tới cần đẩy
mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để
giảm vật tư và phân bón đầu vào; nâng
cao năng suất, chất lượng và giá trị của
các sản phẩm đầu ra. Tập trung xây dựng
nền “Nông nghiệp bảo tồn” (Conservation
Agriculture), tận dụng và nâng cao giá trị
các phụ phế phẩm nơng nghiệp, khơng
đốt rơm rạ mà sử dụng nó để sản xuất nấm,
phân bón hữu cơ cho đất; giảm và thay thế
dần phân bón vơ cơ bằng các loại phân hữu
cơ, vi sinh; sử dụng các nguồn năng lượng
tái tạo, thay thế dần các dạng năng lượng
hoá thạch. Đồng thời, chuyển đổi một phần
diện tích lúa sang các hoạt động sản xuất
khác có hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi
trường hơn.

Tạp chí

25


×