Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tạp chí Nông Thôn Việt số 77 - Tháng 06.2022.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.93 MB, 76 trang )

Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022) •

1


Hà Tĩnh và Tập đoàn Quế Lâm
hợp tác phát triển nơng nghiệp hữu cơ, tuần hồn

HỒ ANH

N

Việc ký kết hợp tác giữa Hà Tĩnh với Cơng ty CP Tập đồn Quế Lâm
là cơ hội để nhân rộng các mơ hình nơng nghiệp hữu cơ, tuần hồn trên địa bàn.

phân bón hữu cơ. Bên cạnh đó, tận dụng
gày 12/05, tỉnh Hà Tĩnh và
nguồn nguyên liệu, đào đạo nguồn nhân
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm
lực xây dựng các tổ hợp sản xuất, chế biến
đã tổ chức lễ ký biên bản hợp
nông sản hữu cơ (tổ hợp 4F) làm nơi thực
tác về đồng hành sản xuất nông nghiệp
hành và đào tạo cho nơng dân, cơng nhân,
hữu cơ, nơng nghiệp tuần hồn.
sinh viên và nhân ra diện rộng; cung cấp
Theo đó, hai bên sẽ tun truyền,
con giống, thức ăn chăn ni, phân bón
nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân


hữu cơ vi sinh đạt tiêu chuẩn, chất lượng.
dân trong việc sản xuất, sử dụng nơng
Chủ tịch HĐQT Cơng ty CP Tập đồn
sản hữu cơ, an tồn; từng bước phát muốn có nhiều sản phẩm sạch, an tồn
triển sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, nơng và có nhiều sản phẩm nơng nghiệp xuất Quế Lâm khẳng định, Quế Lâm sẽ xây dựng
khẩu, vì vậy, tỉnh đang tập trung hướng tới lòng tin bằng các mơ hình thực tiễn, từ đó
nghiệp tuần hồn.
Xây dựng, phát triển chuỗi giá trị các nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần đánh giá sự phù hợp của các mơ hình với
sản phẩm nơng nghiệp hữu cơ và theo hoàn. Hiện nay, một số địa phương đã bắt điều kiện địa phương và các phương án tiếp
hướng hữu cơ về trồng trọt, chăn nuôi, đầu triển khai các mô hình và bước đầu có theo. Bên cạnh đó, 2 bên cũng cần xây dựng
chuỗi cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm
trọng tâm là mơ hình liên kết, chuỗi giá trị những tín hiệu khả quan.
Cơng ty CP Tập đoàn Quế Lâm nghiên hữu cơ; cùng nhau nghiên cứu, xây dựng tổ
về lúa gạo, lợn, cây ăn quả, rau màu. Đào
tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông cứu, khảo sát, đề xuất đầu tư dự án Nhà hợp sản xuất, chế biến nông sản hữu cơ (tổ
nghiệp hữu cơ, nơng nghiệp tuần hồn, máy Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại hợp 4F: Farm - Food - Feed - Fertilizer, tức
nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển Hà Tĩnh. Chuyển giao, phổ biến các tiến trang trại - thành phẩm - thức ăn chăn nuôi
chuỗi siêu thị, cửa hàng giới thiệu và bán, bộ kỹ thuật, cơng nghệ, hướng dẫn quy - phân bón hữu cơ). Trước tiên là xây dựng
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; trình sản xuất cho người dân; phối hợp nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
tuyên truyền, quảng bá, đẩy mạnh tiêu với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học trên địa bàn. Công ty cũng mong muốn các
thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông và công nghệ Hà Tĩnh (Sở KH&CN) đưa cấp, ngành ở Hà Tĩnh quan tâm, tạo điều
công nghệ vi sinh vào xử lý các phế phẩm kiện để doanh nghiệp và nơng dân Hà Tĩnh
nghiệp tuần hồn.
Phát biểu tại lễ ký kết, Bí thư Tỉnh ủy trong trồng trọt, chất thải trong chăn ni, triển khai các mơ hình nơng nghiệp hữu cơ
Hồng Trung Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh trong chế biến nông, lâm, thủy sản, tạo ra trên địa bàn có hiệu quả.
Võ Trọng Hải nhấn mạnh nơng nghiệp
hữu cơ, nơng nghiệp tuần hồn là xu thế
TẬP Đ OÀN QU Ế L ÂM
tất yếu, giúp người dân giảm chi phí sản
Số 39, đường Thân Văn Nhiếp, phường An Phú, quận 2, TP.HCM

xuất, tạo ra những sản phẩm sạch, an
Điện thoại: 028 35352234 - Fax: 028 35352054
toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp
Email: Website: phanbonquelam.com
phần
bảo vệ mơi trường. Hà Tĩnh
mong
2
• Tạp chí
• số 77 (tháng 06/2022)


Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022) •

3


Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tổng biên tập
Nguyễn Đức Quang
Phó Tổng biên tập
Nguyễn Thị Quốc Hương
Nguyễn Mạnh Thường
Hội đồng cố vấn
Nguyễn Tuấn Anh - GSTS
Nguyễn Minh Châu - PGS.TS
Nguyễn Sĩ Dũng - TS

Nguyễn Trí Ngọc - TS
Nguyễn Đăng Nghĩa - TS
Trần Thế Tuyển - Nhà báo
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - TS
Võ Trọng Nghĩa - KTS
Hồ Thị Tú Anh - Nhà báo
tòa soạn
Đặng Thị Thùy Dung
Thiết kế mỹ thuật
Đặng Hữu Nhất
Trị sự
Trương Thị Thu Cúc

Tòa soạn
Lầu 10, Tòa nhà số 12 Võ Văn Kiệt,
P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
ĐT: (028) 3821 1283 • Fax: (028) 3914 7286
Hotline: 093 205 6666
Văn phòng Hà Nội
26 Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Điện thoại: 091 3460692
Giấy phép xuất bản số
06/GP-BTTTT do Bộ TT&TT
cấp ngày 7/1/2016. Công văn
chấp thuận tăng lên 76 trang số
3993/BTTTT-CBC do Bộ TT&TT
cấp ngày 08/11/2019
In tại CT TNHH Quảng cáo và
Thương mại Dương Phong.
Khổ in (21 x 29)cm.


4

• Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022)

Ảnh bìa: Lễ hội vật cầu nước tại làng Vân.
Ảnh: Vũ Ngọc Tuấn

VỚI SỰ THAM GIA CỦA:
TS Nguyễn Sĩ Dũng, Tô Văn Trường, Cẩm Hà,
Chu Khôi, Mạnh Tiến, Trần Trọng Triết, Tuấn Anh,
Đông Khánh, Nhã Uyên, Nguyễn Văn Mỹ, Hà Linh,
Vũ Ngọc Tuấn, Đặng Tuấn, Khuất Linh, Tuyết Trinh,
Thiên Hương, Thanh Thúy, Phương Loan, Thành
Long, Lê Phượng, Kiều Trinh, Đặng Thùy, Lê Kiên,
Tường Nguyễn, Mạnh Hùng, Thùy Dung, Thảo Vi,
Ban Dung, Phương Minh, Anh Khoa, Minh Minh,
An Viên, Bình Minh, Đồn Minh, Thanh Huyền...

BÀI VỞ XIN GỞI VỀ
Kim Hoa


GIÁ: 30.000 ĐỒNG
www.nongthonviet.com.vn


Mục lục

07

26

Cải cách để phát huy nguồn lực đất đai

Bạc Liêu: Tăng cường tín dụng
phát triển mơ hình lúa - tôm

10

28

Suy ngẫm về đề án tái cơ cấu
ngành lúa gạo Việt Nam
đến năm 2025 và 2030

Long An với 5 vùng sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao

30

16

Du lịch cộng đồng:
Cần thay đổi cách tiếp cận

Lúa mùa nổi và Nàng Nhen
ở Tri Tôn thức giấc


18

Phát triển lúa hữu cơ:
mục tiêu mới của Quảng Trị

20

20

Chi phí lớn
từ chiếc “tem” nhỏ

95
100
50

Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022) •

5


44

Cơng nghệ, chìa khóa
cho du lịch an tồn

48


Lễ hội vật cầu nước

50

Cuộc đời nhạc sĩ,
từ “Màu cỏ úa” đến “Em và Trịnh”

34

Giữ làng mộc
Quỳnh Hưng

36

Lúa tím than ở lị gạch cũ
của “Chí Phèo - Thị Nở”

40

Cho tảo nghe nhạc để tăng
hiệu quả… xử lý nước thải

53

42

Nghệ sĩ Trung Dân làm… nông dân

60


Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè:
“Hoa hậu” du lịch
đường thủy Việt Nam

Những vấn đề xoay quanh cuộc
khủng hoảng lương thực, thực phẩm hiện nay

46

66

Trải nghiệm làm
kỹ sư trồng trọt

Châu Âu có thể tự túc
100% nhu cầu về đậu nành?

PLASTICS
CƠNG TY CỔ PHẦN HIM LAM

VIET RICE
Organic

6

• Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022)



thời luận

Cải cách

để phát huy nguồn lực đất đai
TS NGUYỄN SĨ DŨNG

Đất đai là một nguồn lực to lớn của đất nước. Vừa qua, nguồn lực này đã được phát huy một bước.
Tuy nhiên, vẫn cần có những cải cách sâu rộng hơn nữa để đất đai có thể mang đến sự giàu có và
thịnh vượng cho chúng ta. Vậy đâu là định hướng quan trọng cho những cải cách này?

V

ề mặt lý thuyết, nguồn lực đất đai chỉ có thể
được phát huy đầy đủ nhất nếu: 1. Đất đai
được chuyển giao cho người (hoặc những
người) có thể làm ra nhiều của cải nhất trên đất đai đó;
2. Đất đai được sử dụng cho mục đích mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.
Lý thuyết là như vậy, nhưng làm thế nào để đạt
được hai mục tiêu nói trên là hồn tồn khơng dễ.
Thực tế cho thấy, các quyết định dựa trên nguyên tắc
kế hoạch hóa tập trung nói chung ít mang lại hiệu quả
mong muốn. Ngược lại, nếu quyền tự do tài sản được
bảo đảm thì đất đai lại được phân bổ và sử dụng hiệu
quả cao hơn.
Thực tế cho thấy, các doanh nhân chỉ mua lại
quyền sử dụng đất khi và chỉ khi điều đó mang lại lợi
ích lớn hơn cho họ. Người nơng dân, người có quyền
sử dụng đất chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng đất

khi và chỉ khi điều đó cũng mang lại lợi ích lớn hơn cho
họ. Sau mỗi lần giao dịch, cả bên bán và bên mua đều
cùng có lợi chính là bí quyết thần kỳ của quyền tự do
tài sản. Quyền tự do tài sản, chứ không phải là sự sáng
suốt nhất thời của bất kỳ một cá nhân nào là tiền đề
quan trọng nhất để nguồn lực đất đai được phát huy
đầy đủ (và, có lẽ, cả để chúng ta có được sự cơng bằng,
thịnh vượng và giàu có bền lâu).

Thực ra, mặc dù ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý, thế nhưng trong quá trình đổi mới và cải
cách, các quyền tài sản đối với đất đai về cơ bản đã
được trả lại cho các thể nhân và các pháp nhân nhờ
một sáng tạo pháp lý hết sức thiết thực. Đó là chế
định quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất đã bao
hàm gần như toàn bộ các quyền tài sản đối với đất đai,
bao gồm quyền hưởng lợi từ đất đai, quyền chuyển
nhượng, quyền thế chấp, quyền để thừa kế... và cả
quyền sử dụng. Trong thời gian qua, ở những mức độ
nhất định, quyền tự do tài sản đối với đất đai đều đã
được bảo đảm. Điều này đã giúp cho việc không chỉ
đất đai được sử dụng hiệu quả hơn, mà nền kinh tế nói
chung cũng có những bước phát triển rất ngoạn mục.
Tuy nhiên, có hai vấn đề rất lớn đang hạn chế
quyền tự do tài sản đối với đất đai. Đó là: 1. Thủ tục để
thực thi quyền tài sản đối với đất đai rất phức tạp; 2.
Một số quyền tài sản còn bị hạn chế ở những mức độ
khác nhau, đặc biệt là quyền sử dụng đất.
Về vấn đề thứ nhất, do khác với nhiều nước trên

thế giới, ở nước ta, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu
đối với đất đai, nên nhiều cơ quan Nhà nước buộc lòng
phải xuất hiện trong mọi giao dịch liên
quan đến đất đai, cho dù đó chỉ là

Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022) •

7


th ời luận

các giao dịch thương mại và dân sự. Điều này làm cho
chi phí thủ tục, chi phí cơ hội và chi phí thời gian tăng
lên rất cao. Mà như vậy thì mọi chuyện đều trở nên đắt
đỏ, kinh tế khó lịng phát triển đột biến được.
Xin lấy ví dụ về việc chuyển nhượng đất được giao
50 năm để phân tích. Để nhận chuyển nhượng, bên A
phải thương lượng và mua lại quyền sử dụng đất của
bên B. Đây có thể chỉ là một giao dịch dân sự hoặc
thương mại. Tuy nhiên, do bên B không phải là chủ sở
hữu của miếng đất được giao 50 năm, do đó cả hai bên
A và B phải tiếp cận các cơ quan Nhà nước hữu quan
(thường là các cơ quan địa chính và hành chính địa
phương) để trình bẩm, cung cấp chứng từ về giao dịch
mua bán đất. Sau khi thẩm định và đồng ý, các cơ quan
này sẽ thu hồi đất 50 năm của bên B và ra quyết định
giao đất lại cho bên A với một thời hạn nhất định sau khi

đã trừ đi thời gian mà bên B đã sử dụng đất. Tuy nhiên,
điều này chỉ có thể thực hiện được nếu như bên B đã trả
tiền thuê đất 50 năm một lần cho Nhà nước. Nếu bên B
không trả tiền thuê đất cho Nhà nước một lần, mà trả
hàng năm, thì giao dịch mua bán đất là hồn tồn bế
tắc. Lý do đơn giản là vì đất đó là đất của Nhà nước, bên
B thậm chí chưa trả tiền thuê (vì cuối năm mới trả), thì
bên B đâu có cái gì để bán. Thế nhưng, trong trường hợp
này, đất đai vẫn thuộc quyền sử dụng của bên B trong
thời hạn được giao 50 năm.
Ví dụ nói trên cho thấy việc thực thi quyền tài sản
đối với đất đai là rất khó khăn, tốn kém và nhiều khi là
hồn tồn bế tắc. Đó là chưa nói tới gánh nặng công
việc rất lớn cho các cơ quan Nhà nước, vì các cơ quan
này phải tham gia vào tất cả các giao dịch liên quan đến
đất đai bất kể đó là giao dịch dân sự hay thương mại.
Về vấn đề thứ 2, các quyền tài sản đối với đất đai
còn bị hạn chế bởi ba quyền năng quan trọng của Nhà
nước. Đó là quyền thu hồi đất, quyền cho phép chuyển
đổi và quyền xác định giá đất. Trong các quyền năng
này, quyền cho phép chuyển đổi ảnh hưởng đến khả
năng phát huy nguồn lực đất đai nhiều nhất.

8

• Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022)

Quyền cho phép chuyển đổi thực chất là một thứ

quyền hô “biến”. Đất nông nghiệp với hiệu quả kinh
tế thấp có thể được biến thành đất kinh doanh, đất đô
thị với hiệu quả kinh tế rất cao chỉ nhờ vào quyết định
cho phép chuyển đổi. Đất bên cạnh Hồ Tây của Hà
Nội nhiều khi vẫn chỉ là đất nông nghiệp nếu không
được cho phép chuyển đổi. Tuy nhiên, nếu sử dụng
đất cạnh Hồ Tây để sản xuất nơng nghiệp, thì lợi ích
kinh tế thu được sẽ chẳng đáng là bao nhiêu.
Quyền sử dụng đất còn bị hạn chế trong khn
khổ của một loại đất. Ví dụ, nhiều khi và nhiều nơi,
người nông dân không thể chuyển đổi đất trồng lúa
sang trồng màu hay nuôi cá, cho dù trồng màu hay
nuôi cá sẽ mang lại hiệu quả gấp hai ba lần trồng
lúa. Vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa bảo đảm
hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất nơng nghiệp
là một phép cân đối khó khăn. Tuy nhiên, cơ chế kế
hoạch hóa tập trung chưa chắc đã là cơng cụ hữu
ích ở đây. Lý do là vì lương thực đang rất dư thừa, mà
đời sống của những người nơng dân lại chậm được
cải thiện. Ngồi ra, bắt buộc những người nơng dân
phải hy sinh lợi ích kinh tế của mình để bảo đảm an
ninh lương thực cho tất cả mọi giai tầng xã hội khác,
không biết có thật cơng bằng hay khơng? Thật ra, đất
đai chỉ có thể được chuyển đổi theo sự phát triển tự
nhiên của kinh tế và xã hội. Mọi quy hoạch không đi
theo sự phát triển tự nhiên này có thể gây ra những
lãng phí và sự thiếu cơng bằng rất lớn. Cải cách thể
chế quan trọng nhất ở đây vì vậy là việc quy hoạch
đất đai phải được thực hiện dựa trên cơ sở sự phát
triển tự nhiên của kinh tế, xã hội. Và việc chuyển đổi

đất đai phải rất dễ dàng khi đã nằm trong quy hoạch.
Tóm lại, để phát huy đầy đủ nguồn lực đất đai,
thì quan trọng nhất là bảo đảm tốt hơn nữa quyền tự
do tài sản đối với đất đai. Định hướng cải cách chính
sách, pháp luật ở đây vì vậy nên tập trung tháo gỡ
những ách tắc trong việc thực thi quyền tự do tài sản
về đất đai.


thời sự tro ng k ỳ

Trong nước

Trong 7 ngày thăm, làm việc tại Mỹ (10/05 - 17/05),
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp
Tổng thống Joe Biden, dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt
ASEAN - Mỹ, tiếp xúc nhiều quan chức, đại diện
doanh nghiệp và kiều bào.

quốc tế

Từ tháng 4 đến nay, các quốc gia Nam Á đã trải qua
đợt nắng nóng bất thường khiến một số khu vực
chạm mức 50 độ C. Các nhà khoa học cho hay đây
chính là hệ lụy của cuộc khủng hoảng biến đổi khí
hậu khiến thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn.

Đoàn thể thao Việt Nam đã khép lại kỳ SEA Games
31 với 206 huy chương vàng, bỏ xa kỷ lục 194 huy
chương vàng mà Indonesia lập tại SEA Games Jakarta

1997. Trong đó, 2 đội tuyển bóng đá nam và nữ đều
chiến thắng và giành huy chương vàng trước đối thủ
Thái Lan.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine tiếp
tục diễn ra trong bối cảnh tiến trình đàm phán giữa
hai bên và các nỗ lực trung gian rơi vào bế tắc.

Ngày 18/05, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thơng
báo chính thức các hình thức kỷ luật đối với tập thể và
các cá nhân là nguyên lãnh đạo, lãnh đạo của Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán
Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Trung
tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Trung Quốc cảnh báo Mỹ sẽ phải trả giá đắt nếu “đi
vào con đường sai lầm” về vấn đề Đài Loan, khẳng
định khơng bên nào có thể ngăn Bắc Kinh “thống
nhất đất nước”. Bình luận được đưa ra sau khi Tổng
thống Mỹ Joe Biden hơm 23/05 nói Mỹ sẽ can thiệp
qn sự nếu Trung Quốc tấn cơng Đài Loan.

Chính phủ yêu cầu TP.HCM xử lý dứt điểm tình trạng
ùn tắc, ngập úng trong 5 - 10 năm tới nhằm đạt mục
tiêu đưa TP.HCM thành trung tâm kinh tế, tài chính của
châu Á vào 2045.

Ngày 24/05, một nghi phạm 18 tuổi đã xả súng
tại trường tiểu học Robb ở thành phố Uvalde, bang
Texas, Mỹ, khiến 19 trẻ em và hai người lớn thiệt mạng.


Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các doanh nghiệp đang sử
dụng hơn 28ha đất mặt tiền đường Thùy Vân thuộc
khu vực bãi Sau (TP Vũng Tàu) hồn trả mặt bằng
trước ngày 31/05, nếu khơng sẽ tiến hành cưỡng chế,
tháo dỡ.
Từ ngày 21/05, người dân có thể đến trụ sở công an xã
để đăng ký, cấp biển số cho mô tô, xe máy, xe máy điện
thay vì phải đến cơng an cấp huyện như trước.
Ngày 24/05, Đại sứ Mỹ Marc Knapper cùng Bộ Ngoại
giao Việt Nam đã cắt băng khai trương Trung tâm
Hợp tác Việt - Mỹ, khơng gian giao lưu văn hóa giữa
hai nước.
Lãnh đạo các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định cùng
đề xuất Thủ tướng xem xét, cho xây dựng cao tốc dài
160km, tổng đầu tư 56.000 tỷ đồng, giúp kết nối ba
địa phương.
Bộ LĐTBXH đề xuất mức lương tối thiểu theo giờ từ
15.600 đồng tới 22.500 đồng tương ứng bốn vùng,
bên cạnh tăng lương tối thiểu tháng thêm 6% từ
ngày 01/07.
Trong tháng 5, hàng loạt lãnh đạo và nhân viên của
CDC các tỉnh Đắk Lắk, Hậu Giang và Trà Vinh đã bị khởi
tố vì liên quan việc mua sắm kit test của Cơng ty Việt Á.

Nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia công
bố kế hoạch đầu tư ít nhất 50 tỷ USD vào cơ sở hạ
tầng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ơng Tedros Adhanom Ghebreyesus tái đắc cử vị trí

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới trong cuộc bỏ
phiếu kín với 155/160 phiếu thuận.
Ngày 23/05, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - Erdogan nói
sẽ sớm phát động chiến dịch quân sự mới ở Syria
nhằm tạo vành đai an toàn ở khu vực do người Kurd
kiểm sốt.
Ngày 23/05, lãnh đạo Cơng đảng Australia, ông Anthony Albanese, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng
thứ 31 của nước này, sau khi giành chiến thắng ấn
tượng trong cuộc bầu quốc hội liên bang.
Ngày 26/05, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng nước
này đã bắt được một người đàn ông mà họ tin là tân
thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng,
sau khi Abu Ibrahim al-Qurashi bị Mỹ tiêu diệt hồi
tháng 2.
Ngày 26/05, đại diện Nga và Trung Quốc tại Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu phủ quyết đề
xuất áp thêm lệnh trừng phạt lên Triều Tiên do Mỹ
soạn thảo.
Giới chức Trung Quốc thông báo tổ chức diễn tập
trong ngày 28/05 ở vùng biển cách đảo Hải Nam
khoảng 25km về phía Nam nhưng không cho biết
nội dung diễn tập cụ thể.
Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022) •

9


th ời sự nông nghiệp


B

Suy ngẫm về đề án tái cơ cấu
ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030
TÔ VĂN TRƯỜNG

ộ NN&PTNT vừa ban hành Quyết
định 555/QĐ-BNN-TT phê duyệt
“Đề án Tái cơ cấu ngành lúa
gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030”.
Theo đó, đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo
Việt Nam ghi nhận mục tiêu cụ thể với
chỉ tiêu đến năm 2025 như sau: Giữ diện
tích đất lúa 3,6 - 3,7 triệu hecta, diện tích
gieo trồng 7,0 - 7,2 triệu hecta, sản lượng
lúa 40 - 41 triệu tấn. Xuất khẩu khoảng 5
triệu tấn gạo; trong đó gạo thơm, đặc sản
và gạo japonica chiếm 40%, gạo nếp 20%,
gạo trắng phẩm chất cao 20%, gạo phẩm
trung bình và thấp 15%, sản phẩm từ gạo
5%; tỷ lệ xuất khẩu có thương hiệu 20%. Tỷ
lệ diện tích gieo trồng sử dụng hạt giống
xác nhận trên 80%; sử dụng giống chất
lượng cao trên 70%; giảm lượng giống
gieo sạ; ứng dụng quy trình canh tác tiên
tiến, thực hành tốt trên 60%; ứng dụng
công nghệ cao 10%. Giảm lượng phân bón
hóa học, lượng thuốc bảo vệ thực vật có
nguồn gốc hóa học dùng trong sản xuất

lúa từ 30% trở lên. Tỷ lệ thất thoát sau thu
hoạch dưới 8%. Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản
xuất lúa bình qn 70%, riêng đồng bằng
sơng Cửu Long đạt trên 90%. Tỷ lệ diện
tích gieo trồng có liên kết sản xuất - tiêu

10

• Tạp chí

thụ trên 30%. Lợi nhuận cho người trồng
lúa trên 30%. Giảm phát thải khí nhà kính
trong sản xuất lúa 5%.
Quyết định 555/QĐ-BNN-TT có hiệu
lực ngày 26/01/2021, thay thế Quyết định
1898/QĐ-BNN-TT năm 2016.
Theo tôi, chủ trương này là đúng. Đơn
giản lợi nhuận ruộng đất phải được định
nghĩa như sau: Nó là thu nhập dựa trên
việc sở hữu thửa ruộng, tức là lấy thu nhập
trồng lúa trừ đi chi phí sản xuất (giống,
phân bón, thuốc trừ sâu) và chi phí lao
động của người làm (nếu là ơng chủ làm
thì phải tính bằng chi phí th người làm
thay mình và trừ đi chi phí cho th ruộng
nếu quyết định không tự làm).
Tuy nhiên, giảm lượng (sản lượng/
năng suất) còn liên quan đến giảm áp lực
lên tài nguyên đất, nước, giảm phát thải
khí nhà kính, do các giống chất lượng có

nhu cầu về phân bón thấp hơn.
Bài tốn trước đây chỉ nhìn thấy kim
ngạch xuất khẩu lúa gạo, nhưng khơng
tính đến chi phí về tài ngun đất (độ phì
nhiêu đất suy giảm nên phải bón nhiều
phân hơn, dẫn đến sâu bệnh nhiều hơn
nên lại phải phun thuốc nhiều hơn); nước...
Ngồi ra, dư địa thị trường lúa gạo khơng

• số 77 (tháng 06/2022)

còn, chỉ xoay quanh 43 - 44 triệu tấn, nên
gia tăng giá trị là giải pháp khả dĩ nhất.
Hay nói bao quát hơn, tư tưởng chuyển
từ chạy theo số lượng sang chất lượng là
đúng. Nhưng phải hiểu chất lượng với nội
hàm rộng hơn, không đơn thuần là chất
lượng lúa gạo mà còn giá trị (lợi nhuận)
thu được từ kinh tế lúa gạo, tiết kiệm tài
nguyên nước, bồi dưỡng và giữ gìn cả số
lượng và chất lượng tài ngun đất, giữ
gìn hệ sinh thái và mơi trường. Hiện tại
nếu tính đủ chi phí, gạo của chúng ta xuất
khẩu khơng lãi nhiều.
Nếu nhìn vào các nội dung tái cơ cấu thì
vẫn tư duy theo số lượng và vẫn can thiệp
vào những điểm vốn của thị trường mà
chưa thấy sự can thiệp mạnh hơn của nhà
nước. Điểm then chốt để tạo ra giá trị cao là
liên kết. Tuy nhiên, mục tiêu mới chỉ 30%!

Nếu phân tích sâu hơn về tỉ lệ diện tích
gieo trồng có liên kết sản xuất - tiêu thụ
trên 30% thì thấy việc này quá chậm trong
thực hiện nâng cao chất lượng, lợi nhuận
của nông dân, bảo vệ môi trường và hiệu
quả sản xuất tổng hợp. Kinh nghiệm bài
học về hợp tác hóa ở Thuỵ Sĩ là đầu tiên
một nhóm nơng dân trồng cây ăn trái hợp
tác với nhau để sản xuất trái cây hữu cơ.


thời sự nông nghiệ p

Sau một thời gian hàng của họ tạo được
niềm tin của người tiêu dùng nên bán
được giá cao, lời nhiều. Từ đó, họ đầu tư
sang lĩnh vực kho bảo quản để bán trái vụ
và cả công nghiệp chế biến. Hợp tác xã
không ngừng lớn mạnh và những nơng
dân khác muốn gia nhập hợp tác xã thì
phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình
sản xuất hữu cơ, nhưng sản phẩm của họ
trong hai năm vẫn chưa được cơng nhận
chính thức là sản phẩm của hợp tác xã
nên bán giá thấp hơn. Đó là hai năm làm
xã viên dự bị. Quyết tâm trong lĩnh vực
hợp tác hóa ở nước ta chưa phù hợp với
các mục tiêu đề ra, mặc dù ruộng đất ở
nước ta quá manh mún.
Về sử dụng giống chất lượng cao trên

70%, chúng ta thấy muốn có nhiều giống
chất lượng cao và xây dựng được thương
hiệu bền vững thì phải khắc phục ngay
tình trạng xâm phạm bản quyền đáng
buồn trong thời gian qua, tiêu biểu là đối
với hai giống lúa ST 24 và ST 25.
Hệ thống lại, có vẻ như Chính phủ đã
nhận ra quan điểm Việt Nam không nên
làm an ninh lương thực cho thế giới mà
chỉ cần đảm bảo an ninh lương thực cho
chính mình là đủ. Vì thế trong QĐ 555 có
mấy điểm khác so với trước đây:
(i) Diện tích đất trồng lúa giảm một
chút, chỉ còn 3,6 - 3,7 triệu hecta (trước đây
4 triệu hecta) (ii) Xuất khẩu gạo khoảng 5
triệu tấn/năm (iii) sản lượng thóc 40 - 41
triệu tấn/năm. Tuy nhiên, hơi phân vân về
mấy con số, ví dụ đã có đánh giá hiệu quả

xuất khẩu thế nào để chỉ định xuất khẩu
5 triệu tấn gạo trong khi nhiều năm trước
xuất khẩu trên dưới 7 triệu tấn? Diện tích
đất gieo trồng 7 - 7,2 triệu hecta trong khi
chưa có quy hoạch sử dụng đất quốc gia,
liệu có quy định tỷ lệ đất cây công nghiệp,
cây ăn quả và rau màu như đất trồng lúa
khơng và có cho phép chuyển đổi mục
đích giữa các loại đất này sang trồng lúa và
ngược lại không? Tương tự là các con số về
giảm phát thải khí nhà kính, lợi nhuận cho

nơng dân, tỷ lệ diện tích gieo trồng có liên
kết sản xuất - tiêu thụ… cần có luận chứng
cơ sở khoa học và đánh giá thống kê.
Nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu
gạo của Việt Nam cịn thấp hơn kim
ngạch nhập khẩu ngơ, đỗ tương cho thức
ăn chăn nuôi, và ta vẫn nhập khẩu gạo
từ một số nước lân cận như Campuchia,
Ấn Độ do chênh lệch giá. Quyết định 555
mới nói giảm xuất khẩu nhưng chưa có
quy định nào nói đến giảm nhập khẩu
ngũ cốc nói chung.

trong Luật Đất đai, ngay cả việc cho phép
người dân và doanh nghiệp được tích tụ
đất cũng bị né tránh. Tơi nghĩ chỉ cần áp
dụng mơ hình của Tập đồn Lộc trời ở An
Giang đã có thể tháo gỡ được phần nào.
Nơng dân được góp đất vào Tập đồn như
cổ phần, họ khơng phải bán đất kể cả khi
khơng đủ điều kiện tự canh tác, khi cần có
thể rút cổ phần lấy lại đất.
Một số hộ nông dân tạo thành một đơn
vị sản xuất như tổ hợp và có kỹ sư nơng
nghiệp hỗ trợ sản xuất theo kế hoạch của
Tập đồn và cập nhật thơng tin hàng ngày
cho Tập đồn. Khi đó, mới nói được việc
đảm bảo tỷ lệ diện tích có giống xác nhận,
tỷ lệ sử dụng giống chất lượng cao, tỷ lệ
giảm mức sử dụng phân hố học và thuốc

bảo vệ thực vật hóa học… Khơng tích tụ
ruộng đất thì khơng sản xuất lớn, khơng
cơ giới hóa, khơng có lợi nhuận 30% cho
nơng dân, khơng có gạo xuất khẩu chất
lượng cao và giá cao.
Làm nông nghiệp thời 4.0 phải theo
chuỗi giá trị và sản xuất
xanh. Hệ thống của ta
Làm nông nghiệp thời 4.0 phải theo
luôn đứt gãy chuỗi giá
chuỗi giá trị và sản xuất xanh. Hệ
trị: sản xuất thì phó mặc
thống của ta ln đứt gãy chuỗi giá
cho nơng dân, kể cả
trị: sản xuất thì phó mặc cho nơng dân,
giống, phân bón, thuốc
kể cả giống, phân bón, thuốc bảo vệ
bảo vệ thực vật, vốn hầu
thực vật, vốn hầu như khơng có ai lo.
như khơng có ai lo. Sau
Bộ NN&PTNT và Bộ Cơng thương thu hoạch thì khâu chế biến và bảo quản
nên phối hợp nghiên cứu chế biến ngũ quá yếu kém. Khâu thu mua và xuất khẩu
cốc trong nước làm thức ăn chăn ni thì khoán trắng cho thương lái và mấy
thay thế nhập khẩu, coi như xuất khẩu ông lớn VINAFOOD. Lợi nhuận hầu hết rơi
tại chỗ. Tôi ngạc nhiên là suốt mấy chục vào túi mấy ông xuất khẩu, trong khi họ
năm qua, Bộ NN&PTNT không đặt hàng chẳng nghĩ đến đầu tư cho nông dân và
một đề tài nghiên cứu nào cấp nhà nước nghiên cứu khoa học công nghệ để nuôi
về chế biến thức ăn chăn nuôi và cũng dưỡng nguồn thu. Ví dụ chỉ cần quy định
khơng thấy viện nghiên cứu nào cơng các doanh nghiệp xuất khẩu phải trích 1
bố kết quả về vấn đề này, trong khi thị USD /tấn gạo xuất khẩu cho Viện lúa Đồng

trường thức ăn chăn nuôi và thủy sản bằng sông Cửu Long thì mỗi năm Viện
bao năm nay đều do các doanh nghiệp nhận được hơn 7 triệu USD để nghiên cứu,
FDI độc quyền nên việc nhập nguyên liệu nhiều hơn 2 lần ngân sách nhà nước cấp
là đương nhiên.
chi thường xuyên cho viện hiện nay.
Vấn đề tích tụ ruộng đất vẫn khơng
Tóm lại, Quyết định 555 về dự án tái cơ
được đặt ra một cách nghiêm túc thì cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến 2025 và
nông nghiệp Việt Nam không thể sản xuất 2030 vẫn mang tính định hướng và thiếu
lớn được. Chưa nói đến quyền sở hữu tính khả thi.
Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022) •

11


th ời sự nơng nghiệp

CHU KHƠI

Theo định hướng
phát triển ngành lúa
gạo được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn đề ra, từ
nay đến năm 2030,
Việt Nam sẽ giảm khối
lượng gạo xuất khẩu
xuống chỉ còn 4 triệu

tấn, nhưng giá trị kim
ngạch xuất khẩu gạo
vẫn phải tăng. Muốn
đạt được mục tiêu này,
cần giảm sản xuất gạo
phẩm cấp thấp, tăng
trồng các giống lúa
đặc sản cho gạo chất
lượng cao thơm ngon.

12

• Tạp chí

Chiến lược xuất khẩu gạo:
giảm khối lượng, tăng giá trị

Tăng tỷ trọng gạo chất lượng
cao, giảm gạo giá rẻ

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, xuất khẩu gạo trong tháng 04/2022 đạt 550
nghìn tấn, đem về 273 triệu USD. Lũy kế 4 tháng
đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 2,05 triệu tấn với kim
ngạch 1 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng
giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy giảm về giá trị, nhưng theo Hiệp hội
Lương thực Việt Nam, giá gạo của Việt Nam vẫn
duy trì ở mức cao hơn so với các nước. Chẳng
hạn, gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan trong

tháng 4 ở mức 410 - 412 USD/tấn, gạo 5% tấm của
Ấn Độ ở mức 361 - 365 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn
so với tháng trước. Trong khi đó, gạo 5% tấm xuất
khẩu của Việt Nam sau khi tăng lên mức 425
USD/tấn vào giữa tháng 04, thì sang đầu tháng
05/2022 đã giảm trở lại mức 415 USD/tấn, tương
đương mức trung bình tháng 03.
Trước đó, xuất khẩu gạo năm 2021 đạt 6,19
triệu tấn, kim ngạch 3,27 tỷ USD; tăng 0,8% về
khối lượng và tăng 7,2% giá trị. Mặc dù khối lượng
gạo xuất khẩu năm 2021 không đạt mục tiêu 6,5
triệu tấn, nhưng do giá bán tăng nên kim ngạch
xuất khẩu lại vượt chỉ tiêu 3 tỷ USD đề ra.
Một điểm nhấn ấn tượng của ngành lúa gạo
trong năm 2021 là giá xuất khẩu gạo của Việt
Nam cao hơn giá gạo của Thái Lan, Ấn Độ và
Pakistan. Đơn cử như trong tháng 11/2021, giá
gạo tẻ thường loại 5% tấm xuất khẩu của Việt
Nam ở mức 438 USD/tấn, trong khi giá gạo xuất
khẩu cùng loại của Thái Lan là 373 USD/tấn, Ấn
• số 77 (tháng 06/2022)

Độ là 358 USD/tấn và Pakistan 363 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam
trước đây thường thấp hơn so với gạo của các
nước “đối thủ” là Thái Lan và Ấn Độ, nhưng nay
đã vượt lên cao hơn là nhờ cơ cấu gạo xuất khẩu
của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch sang các
loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và
giá trị gia tăng cao hơn. Cùng với đó, người nông

dân và các thương nhân xuất khẩu gạo cũng
ngày càng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất
lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng
các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó
tính như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ.
“Ngành gạo của Việt Nam đang giảm dần sản
xuất và xuất khẩu các loại gạo trắng thường, bởi
không thể cạnh tranh về giá với các nước chuyên
sản xuất gạo giá rẻ như Myanmar, Pakistan và Ấn
Độ. Những năm về trước, lúa chất lượng cao chỉ
chiếm từ 35 đến 40% trong cơ cấu sản xuất lúa
gạo thì đến năm 2021 con số này đã đạt từ 75 đến
80%”, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội
Lương thực Việt Nam cho hay.

Chuyển dịch thị trường sang EU
Những năm trước đây, hai thị trường Trung
Quốc và Philippines thường chiếm 80 - 90% lượng
gạo xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay Trung
Quốc và Philippines vẫn là những thị trường chủ
lực của gạo Việt Nam, nhưng tỷ trọng xuất khẩu
sang những thị trường này đang giảm dần.
Quý đầu năm 2022, Philippines tiếp tục đứng
đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 44,7%


thời sự nông nghiệ p

Vận chuyển từ ghe
lên container.


Thứ trưởng
Phùng Đức Tiến
nhấn mạnh,
ngành sản xuất
lúa gạo đang
được thúc đẩy
tái cơ cấu theo
hướng đẩy mạnh
giá trị, phát
triển bền vững
với việc tập
trung các giải
pháp nâng cao
chất lượng và
giá trị cho hạt
gạo Việt Nam.

trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim
ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 672.136 tấn,
tương đương 311,08 triệu USD, giá trung bình 462,8
USD/tấn, tăng mạnh 63,3% về lượng, tăng 41,4%
về kim ngạch. Gạo xuất khẩu sang Philippines và
Indonesia chủ yếu là gạo trắng phẩm cấp thường,
độ tấm từ 20 - 25%, cạnh tranh chủ yếu bằng giá.
Thị trường Trung Quốc chiếm trên 11,9% trong
tổng lượng và chiếm 12,4% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý đầu năm
2022. Cụ thể, đạt 178.201 tấn, tương đương 90,82
triệu USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, giảm

mạnh 30,5% về lượng, giảm 33,3% về kim ngạch và
giảm 4% về giá so với quý I/2021.
Vài năm trở lại đây, gạo Việt Nam đã có sự tăng
trưởng mạnh mẽ khi xuất khẩu vào các thị trường
khó tính như EU, Nhật Bản. Thống kê cho thấy xuất
khẩu gạo sang EU trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt
trên 30.000 tấn, với kim ngạch 23 triệu USD. Riêng
trong quý 1/2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn
22.500 tấn gạo sang thị trường này, thu về gần 18
triệu USD, tăng gần 4 lần về lượng và tăng 4,3 lần về
trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ
cao Trung An cho biết, từ đầu năm đến nay, công
ty đã xuất khẩu một lượng lớn gạo chất lượng cao
sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) với giá
1.000 USD/tấn. So với các thị trường khác thì giá
gạo xuất khẩu sang thị trường EU đang rất cao và
nhu cầu nhập khẩu từ thị trường này cịn rất lớn.
Ơng Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế
biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, xuất khẩu
sang EU dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 nhờ
ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt
Nam (EVFTA). Cam kết từ Hiệp định EVFTA nêu rõ
EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo
mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn
gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt,
EU sẽ tự do hóa hồn tồn đối với gạo tấm, cam kết
này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng
100.000 tấn vào EU hàng năm. Do thị phần gạo của

Việt Nam tại EU còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,1%
trong tổng lượng gạo ngoại khối nhập khẩu vào
EU nên Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để gia tăng
xuất khẩu vào thị trường này. Dự báo, xuất khẩu
gạo của Việt Nam trong năm 2022 sang thị trường
EU sẽ đạt tối thiểu 60.000 tấn, đặc biệt là tại các thị
trường truyền thống như Đức, Italia, Ba Lan…

Mục tiêu đến năm 2030 chỉ
xuất khẩu 4 triệu tấn gạo
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương
thực Việt Nam khuyến cáo: “Các doanh nghiệp lúa
gạo Việt Nam nên tập trung sản xuất các dòng sản
phẩm gạo thơm, gạo cao cấp để xuất khẩu vào các thị
trường khó tính vì dư địa tại các thị trường này là rất
lớn. Cùng với đó, cần tập trung xây dựng thương hiệu
bởi cùng chất lượng gạo nhưng loại có thương hiệu
tốt có thể sẽ bán được với giá cao hơn từ 10 - 20%”.
Hiện nhiều địa phương tại Việt Nam đã chú trọng
đến cơ cấu giống. Các giống đặc sản, lúa thơm được
đưa vào canh tác ngày càng nhiều đã giúp khẳng
định thương hiệu gạo Việt ở nhiều thị trường “khó
tính”. Điều này lý giải vì sao giá gạo Việt Nam cao
hơn một số nước xuất khẩu truyền thống, nhưng
người tiêu dùng thế giới vẫn chọn ký hợp đồng nhập
khẩu gạo Việt. Đặc biệt, những năm gần đây, dòng
gạo thơm, gạo đặc sản của Việt Nam như ST24,
ST25, Jasmine… đã đi được vào một số thị trường
lớn EU, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Phùng Đức Tiến nhận định, cơ cấu gạo xuất
khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch theo
hướng gia tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, gạo
japonica, gạo trắng phẩm cấp cao với giá bán và giá
trị gia tăng cao hơn.
Trong hơn một thập kỷ qua, mỗi năm nước ta
xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn gạo. “Mục tiêu xuất khẩu
gạo của cả nước cũng đã được điều chỉnh, đến năm
2030, dự kiến chỉ cịn khoảng 4 triệu tấn. Do đó, để
nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo, ngành gạo cần
rà soát lại nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường,
xác định những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp
thường với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp,
gạo thơm…”, ông Phùng Đức Tiến cho biết.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, ngành
sản xuất lúa gạo đang được thúc đẩy tái cơ cấu theo
hướng đẩy mạnh giá trị, phát triển bền vững với
việc tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng và
giá trị cho hạt gạo Việt Nam. Thời gian tới, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các
địa phương, tiếp tục triển khai các cơ chế, chính
sách, giải pháp xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hồn
chỉnh. Cùng với đó, đẩy mạnh thu hút nguồn lực về
tài chính, ứng dụng khoa học - cơng nghệ, hướng
đến xây dựng ngành lúa gạo Việt Nam phát triển
hiện đại, bền vững với các chuỗi sản xuất lúa gạo
chất lượng cao, như: SRP, GlobalGAP, VietGAP…

Tạp chí


• số 77 (tháng 06/2022) •

13


câu chuyện nơng nghiệ p

KHUẤT LINH

Khẩu Mẹo,
hay cịn được gọi
với tên gọi khác là
lúa hạt tròn Bản
Liền, là giống lúa
ngon của vùng
cao Bắc Hà, tỉnh
Lào Cai.

T

Khẩu Mẹo,

giống lúa ngon của Bản Liền

hật ra ở Bắc Hà khơng chỉ có Khẩu Mẹo. Theo
ơng Nguyễn Xn Giang, Trưởng phịng
NN&PTNN huyện Bắc Hà, thì các giống lúa
bản địa khác như Khẩu Nậm Xít, Nếp Dâu - vốn được
bà con người Mông, người Tày trồng tại nhiều xã
trong huyện - đều là những giống lúa nhiều triển

vọng với đặc điểm chung là hạt gạo dẻo, thơm, được
khách du lịch và người dân trong, ngoài huyện ưa
chuộng, tìm mua nên giá bán khá cao, ổn định.

Canh tác lúa tại Bắc Hà.

14

• Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022)

Bán một bao thóc
giá hơn nửa triệu…

Người dân ở Bản Liền khơng nhớ chính xác lúa
Khẩu Mẹo có từ bao giờ, chỉ ước chừng trên dưới
30 năm. Ngoài tên gọi Khẩu Mẹo, giống lúa này còn
được gọi là lúa hạt trịn Bản Liền, bởi cây lúa cho hạt
thóc trịn, khác lạ so với các giống lúa khác. Theo
ông Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền, lúa
Khẩu Mẹo cho hạt gạo dẻo, trắng và thơm, khi ăn có
vị bùi, đượm nên được thị trường ưa chuộng, đánh
giá cao về chất lượng. Lúa Khẩu Mẹo cùng với chè
Shan Tuyết hữu cơ là đặc sản nổi tiếng của xã vùng
sâu Bản Liền.
Bản Liền hiện có 7 thơn và cây lúa hạt tròn được
trồng rải rác tại hầu hết các thôn bản của xã như
thôn Đội 2, thôn Đội 3, Khu Chu Tủng… nhưng nhiều
nhất là tại thơn Xà Phìn với trên dưới 30 hecta/vụ. Xà

Phìn là vùng thung lũng bằng phẳng, màu mỡ nên
từ 2 - 3 năm nay, nơng dân ở đây đang canh tác theo
mơ hình “cánh đồng 1 giống”. Lúa Khẩu Mẹo không
cho năng suất cao như các giống lúa lai nhưng lại
có ưu thế vượt trội về chất lượng gạo và giá bán. Bên
cạnh đó, trồng giống lúa này, nơng dân trong thơn có
thể tự để được giống cho vụ sản xuất mới nên thuận
lợi cho việc gieo trồng, bảo tồn.
Anh Giàng Seo Sính, sinh năm 1983, một nông


câu chuyện nơng nghiệ p

Ruộng bậc
thang Bản Liền
đón mùa vàng
óng ả

dân ở thơn Xà Phìn cho biết: Lúa hạt trịn Bản Liền
mỗi năm chỉ canh tác được một vụ do thời gian sinh
trưởng dài song người dân trong thôn vẫn thích
trồng cấy vì hiệu quả kinh tế cao. “Giá lúa lai hiện
chỉ 7.000 đồng/kg nhưng lúa hạt tròn khoảng 11.000
đồng/kg và giá gạo thì trên 18.000 đồng/kg. Bán
một bao thóc hạt trịn 50kg là mình có hơn nửa triệu
đồng rồi’, anh Sình phân tích.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế thiết thực của lúa hạt
trịn, anh Sính cùng vợ đã đầu tư máy xay xát gạo,
thu mua lúa của dân trong thơn. Từ Tết Nhâm Dần
2022 đến nay, gia đình anh thu mua và tiêu thụ hơn

10 tấn thóc hạt trịn. Khách mua gạo của anh chủ
yếu là mối quen tại địa phương hoặc khách đã từng
đến du lịch tại địa phương đặt hàng qua Zalo, qua
điện thoại.

Nỗ lực xây dựng
sản phẩm OCOP…
Chị Nguyễn Thị Quy,
một khách hàng của
anh Sính ở thị trấn Bắc
Hà, cho biết: “Gạo Khẩu
Mẹo rất thơm, cơm
ngon, bùi hơn nhiều so
với các giống lúa khác.
Nhà tôi ăn giống gạo này
Gạo Khẩu Mẹo
đã 6 năm nay. Nếu gạo Khẩu
Mẹo của Bản Liền được quảng bá
rộng rãi hơn để người dân cả nước biết đến giống
lúa ngon này thì người dân vùng cao sẽ phát triển
được diện tích trồng lúa, có thêm tiền…”.

Đại lý thu mua nơng sản
của anh Giàng Seo Sính .

Anh Giàng Seo Sính.

Hiện nay, Bản Liền đang xây dựng giống lúa hạt
tròn thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Tuy nhiên, để
thực hiện được việc này, xã cần tổ chức lại sản xuất

cho bà con nông dân thơng qua hình thức hợp tác
xã để có điều kiện liên kết với các công ty, doanh
nghiệp trong nước nhằm định chuẩn và xây dựng
thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu của giống
lúa đặc sản bản địa và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ơng Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền,
cho biết: Để thực hiện việc xây dựng và phát triển
giống lúa đặc sản địa phương, từ tháng 07/2021, xã
đã có tờ trình gửi Phịng NN&PTNN huyện xem xét,
hỗ trợ thực hiện Dự án “Phát triển sản xuất giống lúa
đặc sản địa phương” với quy mô 10ha/27 hộ gia đình
tại thơn Xà Phìn. Theo ơng Sự, 27 hộ này đa số là hộ
nghèo hoặc mới thoát nghèo nên nếu được hỗ trợ
tiền mua giống, phân bón sẽ giúp bà con phần nào
giảm bớt khó khăn trong đầu tư sản xuất, từ đó thêm
mặn mà, gắn bó với cây lúa đặc sản địa phương.
Nói về điều kiện phát triển cây lúa hạt trịn, anh
Giàng Seo Sính cho biết: “Đường sá xa xôi, cách trở
ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ nơng sản,
trong đó có cây lúa đặc sản. Quy mơ sản xuất lúa
cịn manh mún, nhỏ lẻ nên sản phẩm cung ứng ra
thị trường chưa nhiều, khơng đủ cho nhu cầu trong
khi diện tích đất lúa ở các thơn cịn rất rộng. Nếu có
thể trồng lúa hạt trịn trên diện tích lớn hơn, bà con
nơng dân sẽ có thu nhập khá hơn.”
Bản Liền hiện đang là điểm sáng mới trên bản đồ
du lịch của tỉnh Lào Cai. Nếu địa phương xây dựng
thành công thương hiệu cho lúa Khẩu Mẹo, đặc sản
này của Bản Liền nói riêng và Bắc Hà nói chung sẽ
có nhiều cơ hội để phát triển.

Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022) •

15


câu chuyện nông nghiệ p

Lúa mùa nổi và Nàng Nhen
ở Tri Tôn thức giấc
ĐẶNG TUẤN

Lúa mùa nổi, nổi theo mùa
Lúa mùa nổi hay cịn gọi là lúa chạy nước vốn
có nguồn gốc xuất xứ từ Campuchia. Vào thập niên
80 của thế kỷ trước, giống lúa này được người dân
địa phương đưa về vùng châu thổ ĐBSCL để trồng
tại các vùng đất ngập nước, vì đặc trưng của giống
lúa này là có thể vượt lũ, nước lên đến đâu lúa mọc
cao lên đến đấy.
Ơng Bùi Bích Tiên (xã Vĩnh Phước, huyện Tri
Tôn, tỉnh An Giang) cho biết ông đã trồng và khai
thác lúa nổi hơn 20 năm nay. Sau khi mời chúng
tôi ăn thử cơm từ lúa mùa nổi với muối vừng, ơng
dẫn chúng tơi ra bờ ruộng nằm ngay phía sau lưng
ngơi chịi nhỏ của gia đình để “nhìn tận mắt” cây
lúa mùa nổi đang gần đến kỳ thu hoạch. Giữa đồng
nước, cây lúa bập bềnh vươn lên theo từng con
sóng. Ơng Tiên cho biết nơng dân trồng giống lúa

này theo phương pháp truyền thống, khơng phân
bón, khơng phun thuốc trừ sâu, gieo sạ vào tháng 5
âm lịch... Cây lúa cứ sinh trưởng một cách tự nhiên,
người dân không cần phải bỏ nhiều cơng chăm sóc
như những cây lúa khác.
Anh Tơn Long Ràng - cán bộ phịng NN&PTNT
huyện Tri Tơn, người dẫn chúng tôi ra thăm đồng,
cho biết lúa mùa nổi là giống lúa quý với khả năng
sinh trưởng và thích nghi rất tốt. Tùy theo con nước
mà cây lúa có chiều dài từ 1 cho đến 5m, đây là giống
lúa duy nhất có thể trồng ở vùng đất ngập nước,
thường xun chịu tác động của biến đổi khí hậu.

16

• Tạp chí

Cũng như nhiều vùng đất khác ở khu vực ĐBSCL,
huyện Tri Tơn tỉnh An Giang có rất nhiều giống lúa bản địa
nổi tiếng thơm ngon. Trong số đó, phải kể đến lúa mùa nổi và
lúa Nàng Nhen. Hai giống lúa này có một thời gian dài bị mai một
và hiện nay, đang được tỉnh An Giang phục tráng và phát triển.
Theo anh Ràng, do năng suất thấp, thời gian canh
tác dài đến 6 tháng (gấp nhiều lần so với các giống
lúa mới) nên lúa mùa nổi dần dần bị lãng quên.
An Giang vốn là vùng đất chiếm 50% sản lượng
lúa mùa nổi của ĐBSCL, tập trung chủ yếu ở Tri Tôn.
Trước nguy cơ “biến mất” của loại lúa này, ngành
nông nghiệp tỉnh An Giang đưa ra nhiều kế hoạch để
bảo tồn và phát triển lúa mùa nổi. Phối hợp với Dự án

Quản lý nước và thích ứng biến đổi khí hậu (CCCEP),
tỉnh An Giang triển khai nhiều hoạt động bảo tồn và

• số 77 (tháng 06/2022)

Anh Tơn Long Ràng giới
thiệu cây lúa mùa nổi.


câu chuyện nông nghiệ p

Theo ông Nguyễn Thế Cường, Giám đốc
Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học
và nông nghiệp công nghệ cao (Viện lúa
ĐBSCL), lúa mùa nổi hay lúa Nàng Nhen
là giống lồi có q trình tiến hóa lâu dài,
thích nghi tốt với thổ nhưỡng; có đặc điểm
di truyền (gen quý) đặc trưng chống chịu
sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi thường
thấy của địa phương. Việc bảo tồn các giống
lúa đặc trưng tại nơi chúng phát sinh là rất
cần thiết vì nó giúp duy trì đa dạng sinh học
và giữ lại được những gen quý, là nguồn gen
giúp phát triển đa dạng sinh học cũng như
lai tạo, phát triển các giống mới ưu tú hơn.

Lúa Nàng Nhen thường được trồng ở khu vực Bảy Núi, ven 4 xã Cơ Tơ, Núi Tơ, An Tức và Ơ Lâm.

phát triển hệ thống canh tác lúa mùa nổi theo hướng
mở rộng diện tích trồng đến năm 2030 là 300 hecta.

Đến nay, Tri Tôn đã phát triển được 72 hecta lúa mùa
nổi tại hai xã Vĩnh Phước và Lương An Trà và theo kế
hoạch, đến năm 2025 sẽ đạt 200 hecta.
Theo ông Nguyễn Văn Văn, Trưởng phòng
NN&PTNT huyện Tri Tôn, việc khơi phục và phát
triển diện tích trồng lúa mùa nổi đang là ưu tiên số
một của ngành nông nghiệp huyện nhằm phát triển
nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với bảo
vệ vùng sinh thái ngập nước tại địa phương.

Khi Nàng Nhen thức giấc

Ơng Bùi Bích Tiên bên ruộng
lúa mùa nổi.

Lúa Nàng Nhen là loại lúa đặc sản được đồng
bào Khmer trồng phổ biến ở khu vực Bảy Núi thuộc
hai huyện Tịnh Biên và Tri Tơn của An Giang. Ít ai biết
rằng loại lúa này có thời gian bị mai một và chỉ mới
được trồng trở lại trong thời gian gần đây sau khi
trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu, phục tráng và
chuyển giao trở lại cho tỉnh An Giang.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả cơng trình
“Phục tráng và xây dựng quy trình canh tác theo
hướng hữu cơ giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm
vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang”, vùng Bảy Núi có rất
nhiều giống lúa bản địa ngon cơm đã được lưu giữ
và truyền thừa nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến
lúa Nàng Nhen - giống lúa mùa thơm cổ truyền gắn
liền với đồng bào Khmer hàng trăm năm nay. Cũng

theo nhóm nghiên cứu, việc phục tráng giống lúa

này được tiến hành cẩn trọng nhằm đảm bảo 2 mục
tiêu là duy trì các đặc tính tốt về chất lượng cũng
như tăng năng suất của lúa. Qua nghiên cứu, thử
nghiệm, nhóm nghiên cứu của Đại học Cần Thơ đã
lựa chọn 3 dịng ưu tú có thời gian sinh trưởng ngắn,
phẩm chất tốt, hàm lượng amylose thấp, có tiềm
năng năng suất cao để phục tráng. Bên cạnh các kỹ
thuật canh tác truyền thống, việc nghiên cứu thời vụ
gieo cấy và ứng dụng kỹ thuật canh tác có bổ sung
phân hữu cơ vi sinh cũng đã giúp gia tăng năng suất
lúa Nàng Nhen, đạt 5,51 tấn/ha so với 4,59 tấn/ha
nếu chỉ canh tác theo kiểu truyền thống. Việc chăm
sóc, thu hoạch và bảo quản đúng quy trình khơng
những giúp giữ năng suất ổn định mà cịn có thể
duy trì mùi thơm đặc trưng của hạt gạo Nàng Nhen
được lâu dài.
Nói về việc bảo tồn các giống lúa bản địa, ông
Nguyễn Văn Văn cho biết đây là hoạt động gắn với
phát triển du lịch sinh thái mà huyện Tri Tôn và tỉnh
An Giang nói chung đang tập trung các nguồn lực để
thực hiện nhằm phát triển nông nghiệp sạch tại địa
phương. Ngồi ra, cũng theo ơng Văn, khu vực Bảy
Núi với các cánh đồng nổi tiếng như Tà Pạ (thuộc
địa phận xã núi Tô) từ lâu đã nổi tiếng về du lịch. Các
hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức gắn liền
với địa danh Phụng Hồng Sơn (núi Tơ) sẽ góp phần
giúp phát triển thương hiệu đặc sản của Tri Tơn và
ngược lại, khi có đặc sản nổi tiếng, việc quảng bá du

lịch trong vùng sẽ dễ thu hút hơn.

Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022) •

17


câu chuyện nông nghiệ p

Phát triển

lúa hữu cơ

Mục tiêu mới của Quảng Trị
TUẤN ANH

Trồng lúa theo hướng hữu cơ sẽ góp phần giải quyết
tận gốc rễ vấn đề ơ nhiễm môi trường tại nông thôn Quảng Trị.

Đ

ến thời điểm hiện tại, Quảng Trị chỉ có
khoảng 200 hecta lúa trồng theo hướng
hữu cơ trên tổng diện tích gần 28.000 hécta
lúa trong toàn tỉnh. Mục tiêu của tỉnh Quảng Trị là đến
năm 2030 sẽ nâng diện tích lúa hữu cơ lên trên 3.000
hecta, diện tích lúa VietGAP trên 7.000 hecta.


Trăm nghe
khơng bằng một thấy
Ông Lê Văn Hảo, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông
nghiệp tổng hợp Lâm Cao (huyện Vĩnh Linh tỉnh
Quảng Trị), cho biết vụ Đông Xuân 2021 - 2022, đơn
vị đã trồng thử nghiệm giống lúa ST25 theo hướng
hữu cơ trên diện tích 0,6 hecta. Gieo cấy từ tháng
01/2022, đến nay, lúa sinh trưởng khá tốt, lá xanh đều,
ít dịch bệnh. Việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học
giá thành rẻ cho hiệu quả khá tốt (một tạ phân chỉ có
300.000 đồng trong khi phân hóa học bón lót 10kg có
giá đến 180.000 đồng, 10kg đạm giá 200.000 đồng,
10kg kali giá 180.000 đồng). Ơng Hảo nói: “Lúc mới cấy
người dân đi ngang bảo lúa chi mà lưa thưa rứa, lấy chi
mà ăn. Nhưng đến nay thì lúa đã mọc dày bít đồng”.
Khảo sát mơ hình này, TS Nguyễn Đăng Nghĩa,
chun gia nông nghiệp, đánh giá cây lúa đang sinh
trưởng tốt, đều, ít thiên địch, có thể hi vọng một mùa bội
thu. Tuy nhiên, ơng cũng lưu ý làm mơ hình nhỏ dễ cho
kết quả tốt hơn so với mơ hình nhân rộng. Ngồi ra, phải
tính đến việc thuyết phục nơng dân thay đổi thói quen

18

• Tạp chí

canh tác bằng cách nào. “Chúng ta chỉ có thể thuyết
phục bằng thực tế, nghĩa là phải trồng đối chứng và mơ
hình phải thành cơng. Nói sng thì khơng ai nghe”, TS
Nghĩa nhận xét. Theo ông, Quảng Trị đang làm tốt việc

thuyết phục nông dân thơng qua thành cơng bước đầu
của các mơ hình. “Những mục tiêu mà Quảng Trị đặt ra
để thuyết phục người dân phát triển diện tích lúa theo
hướng hữu cơ là rất cụ thể, khả thi”, ơng nói.
Để tăng diện tích lúa hữu cơ hiện nay lên 1.000
hecta vào năm 2025, tỉnh giao cho Công ty Cổ phần
Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Sepon) làm đầu
mối thực hiện.
Theo ông Hồ Xuân Hiếu - Chủ tịch HĐQT Sepon đây là một bài tốn khó, địi hỏi sự chung sức của các
doanh nghiệp làm nơng nghiệp trên địa bàn. Ơng cho
biết: “Phải giải quyết rất nhiều khâu từ giống, kỹ thuật
đến phương thức canh tác mới có thể đạt được chứng
chỉ hữu cơ, nhất là đạt chuẩn hữu cơ để xuất khẩu.
Trong q trình thực hiện, chúng tơi được chính quyền
các cấp, các nhà khoa học, các doanh nghiệp đối tác
như công ty Mismart - chuyên cung cấp các giải pháp
phun đạm qua lá, phun tưới thuốc bảo vệ thực vật sinh
học dạng lỏng bằng drone (thiết bị bay không người
lái), tổ chức Peterson Services Viet Nam, Bayer Việt
Nam… hỗ trợ rất nhiều trong phương thức canh tác
cũng như xây dựng thương hiệu Gạo hữu cơ Sepon
Quảng Trị với quy trình kỹ thuật canh tác hiện đại theo
tiêu chuẩn Quốc tế USDA (Mỹ) và EU (châu Âu)…”.

• số 77 (tháng 06/2022)


câu chuyện nông nghiệ p

Hiện nay, Sepon đang hợp tác với người dân

trồng lúa hữu cơ ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Cam
Lộ, Triệu Phong và thành phố Đông Hà. Sepon sản
xuất, cung cấp cho nông dân từ phân bón compost,
chế phẩm sinh học, phân bón lót, bón thúc và các
loại phân bón qua lá, các loại thảo dược (làm từ
gừng, ớt, tỏi, thuốc từ lá…) để phòng trừ sâu bệnh
cho đến các dịch vụ hậu cần nông nghiệp khác. Nhờ
sự hỗ trợ của Sepon, việc canh tác lúa theo hướng
hữu cơ của nông dân khá thuận lợi như tưới nước
bằng công nghệ tưới tiêu thông minh và phun thuốc
bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái giúp
đạt độ bao phủ tốt, tiết kiệm thời gian. Khi lúa chín,
Sepon tổ chức thu hoạch và mua lúa tươi ngay tại
ruộng cho nông dân với giá 11.000/kg.
Các doanh nghiệp đối
tác kiểm tra đồng lúa
hữu cơ của Sepon tại
Hải Quế, Hải Lăng,
tỉnh Quảng Trị.

Tìm đầu ra khơng khó
Nói về đầu ra cho lúa hữu cơ, ông Hồ Xuân Hiếu
khẳng định với thị trường nội địa 100 triệu dân,
trong đó, cư dân ở những thành phố lớn như Hà Nội,
TP.HCM, Đà Nẵng… có nhu cầu tiêu thụ gạo sạch rất
cao nên khơng lo khơng bán được. Ngồi ra, nếu
đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và nguồn
gốc xuất xứ, thương hiệu Gạo hữu cơ Sepon Quảng
Trị cịn có cơ hội xâm nhập vào các thị trường lớn tại
châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Theo ơng Hiếu, Sepon hiện có đủ điều kiện để
phát triển diện tích trồng lúa hữu cơ trên quy mơ lớn
với quy trình sản xuất chuẩn từ gieo trồng, chăm sóc,
thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch; đáp ứng được
Mơ hình thử nghiệm trồng lúa theo hướng
hữu cơ của HTX Lâm Cao tại Vĩnh Linh.

các tiêu chuẩn xuất khẩu đi châu Âu. Thông qua các
HTX và việc hợp tác với người dân trồng lúa trên chính
đất của họ, Sepon đã bước đầu hình thành, phát triển
các vùng sản xuất chuyên canh lúa đạt tiêu chuẩn
hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP. Sepon cũng đang từng
bước thành lập khu tổ hợp sản xuất lúa hữu cơ, sản
xuất phân hữu cơ compost, chế phẩm sinh học và
dịch vụ nông nghiệp.
Thời gian tới, Sepon cũng sẽ thành lập Trung tâm
nghiên cứu tiến đến xây dựng Viện nghiên cứu giống
lúa và ứng dụng công nghệ sinh học cho cây lúa; đưa
nhà máy sấy lúa công suất 200 tấn/ngày và kho chứa
lúa công suất 2.000 tấn vào hoạt động; thành lập sàn
giao dịch lúa, gạo Quảng Trị; hợp đồng với tổ chức
Quốc tế VIRI triển khai Dự án xúc tiến cung - cầu cho
các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận
sinh thái - công bằng tại Việt Nam và ký hợp đồng
bán hàng trên trang thương mại điện tử Alibaba.
com... để mở rộng thị trường tiêu thụ gạo hữu cơ và
các sản phẩm liên quan.
“Nếu Quảng Trị thành công trong việc chuyển
phần lớn diện tích trồng lúa hiện nay sang hướng hữu
cơ, canh tác thân thiện với mơi trường, sẽ góp phần

tích cực trong việc giải quyết tận gốc rễ nạn ô nhiễm
môi trường sống tại nông thôn. Ngoài ra, cũng sẽ mở
ra hướng đi mới cho việc cung cấp các dịch vụ nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học
an tồn để phát triển nơng nghiệp xanh, nơng nghiệp
bền vững”, anh Phạm Thanh Thọ, chuyên gia nông
nghiệp hiện đang tư vấn cho Sepon trong việc phát
triển các dịch vụ hậu cần cho sản xuất lúa an toàn
theo hướng hữu cơ, nhận định.
Mới đây, trong chuyến kiểm tra tình hình phát
triển lúa hữu cơ trên địa bàn tỉnh, ơng Hà Sỹ Đồng,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, đánh giá mơ
hình này đáp ứng được nhu cầu của người sản
xuất, người tiêu dùng và mở ra hướng canh tác bền
vững cho địa phương. Để triển khai nhanh và hiệu
quả hơn nữa việc phát triển diện tích lúa hữu cơ tại
tỉnh nhà, Quảng Trị đang gấp rút xây dựng các vùng
chuyên canh, quy hoạch sản xuất lúa hữu cơ để tạo
các vùng nguyên liệu phát triển bền vững; xây dựng
thương hiệu tập thể Gạo hữu cơ Quảng Trị để nâng
cao giá trị thương mại cho sản phẩm song song với
việc tăng cường hỗ trợ các địa phương đầu tư nâng
cấp cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông nội đồng,
ngăn cách các nguồn gây ơ nhiễm…); hỗ trợ kinh phí
cho HTX và hộ gia đình tham gia mơ hình lúa hữu cơ,
lúa VietGap…

Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022) •


19


Pháp lu ật và cuộc sống

Chi phí lớn từ chiếc “tem” nhỏ
CẨM HÀ

Cho đến khi bài báo này lên khuôn, thời hạn góp ý đối với dự thảo
Thơng tư hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo
cũng vừa kết thúc (ngày 30/05/2022). Chưa rõ cơ quan chức năng sẽ tiếp thu thế nào.

“Chơi sang”
hơn Nhật, Singapore
Trung tuần tháng 5 vừa qua, Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) khẩn thiết gửi
công văn tới 4 bộ trưởng, là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn
Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Công thương
Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ Huỳnh Thành Đạt để tiếp tục kiến nghị về
dự thảo Thông tư hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng
đối với thực phẩm.

20

• Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022)


Nhưng trước đó, khơng chỉ VASEP mà hàng loạt
hiệp hội ngành hàng thực phẩm cũng đã lên tiếng
về dự thảo này. Theo doanh nghiệp, bản dự thảo
có nhiều quy định chưa phù hợp, từ nguyên tắc ghi
nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm; nội dung ghi
thành phần dinh dưỡng; lộ trình thực hiện cho đến
điều khoản chuyển tiếp… Mẫu ghi nhãn dinh dưỡng
cũng không hợp lý (yêu cầu nhiều thơng tin, khó thực
hiện trong diện tích bao bì nhỏ).
Về phạm vi điều chỉnh, doanh nghiệp đề nghị
xem xét bổ sung vào danh mục loại trừ các nhóm sản


Pháp luật và cuộc sống

phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ, thực
phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dành cho chế độ
ăn đặc biệt, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Lý do là nhu
cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ và các đối tượng đặc biệt
là khác xa mức 2.000kcal cho người lớn khỏe mạnh,
hơn nữa, đã được quy định riêng trong QCVN và/hoặc
Thông tư 43/2014/TT-BYT. Nếu không loại trừ thì phải
tích hợp các quy định liên quan trong Thông tư 43 và
QCVN tương ứng, đồng thời bãi bỏ Thông tư 43.
Các doanh nghiệp cũng cho rằng nhiều sản phẩm
xuất hiện trong dự thảo thơng tư này nằm ngồi các
nghị định mà thông tư này hướng dẫn thực hiện, như
thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến khơng có
bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng…, đồng

thời đề xuất cơ quan soạn thảo xem xét loại trừ rượu,
bia, vì việc ghi nhãn 7 chất (bao gồm năng lượng,
đạm, chất bột đường (carbohydrat), đường tổng số
(total sugar), chất béo, chất béo bão hoà, natri) theo
quy định đối với rượu bia là khơng hợp lý.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp quan ngại về
yêu cầu ghi đầy đủ 7 chất với tất cả các loại thực
phẩm, mà không áp dụng phương thức quản lý rủi
ro, sẽ làm tăng nhiều chi phí cho kiểm nghiệm. Để so
sánh, doanh nghiệp cho biết, Singapore yêu cầu ghi
4 chỉ tiêu: năng lượng, đạm, chất béo, carbohydrat.
Malaysia 4 chỉ tiêu như Singapore, riêng nước giải
khát thêm tổng đường. Nhật Bản yêu cầu ghi 5 chỉ
tiêu: năng lượng, đạm, chất béo, carbohydrat, muối.

Tốn kém, phức tạp,
nhưng có thực sự cần thiết?
Phân tích về những tác động tới doanh nghiệp
của các quy định này, VASEP cho biết, với 2 chỉ tiêu
ghi nhãn nhiều hơn so với Nhật, thì chỉ riêng tiền
kiểm nghiệm, doanh nghiệp Việt Nam tốn kém thêm
khoảng 381 tỷ đồng trong năm đầu tiên và 127 tỷ
đồng trong các năm tiếp theo.
Bởi lẽ, để có thơng tin ghi nhãn, doanh nghiệp ít
nhất phải kiểm nghiệm 3 lần để tính giá trị trung bình.
Và theo ISO, nếu khơng kiểm nghiệm từng lơ, thì mỗi
năm doanh nghiệp phải thực hiện kiểm nghiệm lại ít
nhất 1 lần để xem giá trị này cịn chính xác hay khơng.
Lấy ví dụ mức giá kiểm nghiệm chất béo bão hòa
tại Viện Kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia hiện nay

là 1,1 triệu đồng/1 mẫu. Theo số liệu của Cục An toàn
thực phẩm, trong 3 năm 2015 - 2016 - 2017, Cục đã
cấp giấy đăng ký cho 113.000 sản phẩm thực phẩm,
như vậy 5 năm có khoảng 188.000 sản phẩm. Chỉ cần

tính 50% số này có trên thị trường, ta có 94.000 sản
phẩm thực phẩm và cứ 3 kiểm nghiệm để ghi nhãn
1 chỉ tiêu, với 94.000 sản phẩm, các doanh nghiệp
đã phải chi 310 tỷ đồng. Tiếp đó, để tiếp tục duy trì tối
thiểu 1 kiểm nghiệm hàng năm, doanh nghiệp tiếp
tục phải chi thêm (1,1 triệu đồng x 94.000 sản phẩm),
tức 103 tỷ đồng nữa… Một dịng thơng tin nhỏ xíu trên
nhãn mác quả thực đã làm doanh nghiệp tốn kém
thêm nhiều nguồn lực, nhân lực và thời gian; đồng
thời cũng làm cho sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn khi
đến tay người tiêu dùng. Tất nhiên, đằng sau đó cũng
là thu nhập của những người nông dân trồng trọt
và chăn nuôi để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho
doanh nghiệp…
Nếu thơng tin đem lại giá trị thực sự, thì đắt cũng
phải làm, nhưng trong bối cảnh nguồn lực tài chính
của doanh nghiệp, người dân bị bào mòn đáng kể
sau thời gian chống chọi với đại dịch Covid-19, thì đây
rõ ràng là điều nên cân nhắc.
Giải pháp hợp lý hơn, theo doanh nghiệp, là quy
định “ghi 4 chỉ tiêu thay vì 7, giống như các nước trong
khu vực (Singapore, Malaysia) hoặc 5 chỉ tiêu như
Nhật Bản và áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro để phân
loại nhóm sản phẩm nào cần ghi tiêu chí gì”, cơng văn
VASEP gửi các bộ trưởng đề xuất phương án.

Chẳng hạn, nhóm sản phẩm thức ăn nhanh, thực
phẩm chiên rán vốn có nhiều chất béo bão hịa thì
mới cần ghi hàm lượng chất béo bão hịa; nhóm nước
giải khát thường hay chứa nhiều đường thì mới cần
ghi tổng đường.
“Bộ Y tế cần có nghiên cứu đánh giá việc bắt buộc
ghi cả 7 chỉ tiêu và phải ghi theo cả 2 cách (theo số
lượng và theo % giá trị dinh dưỡng) có lợi gì, hay hại
gì so với 4 chỉ tiêu và ghi theo 1 cách như Singapore,
Malaysia hay 5 chỉ tiêu như Nhật để có cơ sở khoa
học nhằm hoàn thiện dự thảo”, cũng là kiến nghị
thẳng thắn được nêu trong công văn của VASEP gửi
người đứng đầu các bộ.
Về điều khoản chuyển tiếp, doanh nghiệp cho
rằng có sự mâu thuẫn giữa các điều khoản trong chính
bản dự thảo thơng tư này và đề nghị sửa thành: “Thực
phẩm đã được sản xuất hoặc nhập khẩu trước ngày
01/01/2025 thì được tiếp tục lưu thơng, sử dụng cho
đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn thực phẩm đó”.
Giới kinh doanh thực phẩm nói riêng, người nơng
dân và đơng đảo người tiêu dùng nói chung đang rất
chờ đợi quyết định hợp lý, hợp tình từ bộ chịu trách
nhiệm chính về vấn đề này - Bộ Y tế.

Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022) •

21



vì cộng đồng

TS Dương Văn Thái Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang:

Nhiều phương án tiêu thụ vải thiều năm 2022

T

TS Dương Văn Thái
- Uỷ viên Trung ương
Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch HĐND tỉnh
Bắc Giang.

MẠNH TIẾN ghi

Năm 2022 được đánh giá là năm hàng nông sản
nói chung và quả vải thiều nói riêng ở nước ta gặp
rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Chỉ còn gần
một tháng nữa là thủ phủ vải thiều Bắc Giang sẽ
bước vào chính vụ thu hoạch, dự báo là năm được
mùa của quả vải. Với diện tích vải thiều toàn tỉnh
là 28.300ha, sản lượng ước đạt từ 150.000 đến
180. 000 tấn, vậy, Bắc Giang có những phương án
giải pháp nào để tiêu thụ hết sản lượng quả vải
trên? TS Dương Văn Thái - Ủy viên Trung ương
Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc
Giang đã có những chia sẻ về nội dung này.


22

• Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022)

rong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang phức
tạp hiện nay, tỉnh Bắc Giang đã sớm chỉ đạo cho
các Sở, ban, ngành, nhất là Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Sở Công thương đẩy mạnh xúc
tiến thương mại quả vải thiều. Trước hết, Bắc Giang coi
trọng thị trường trong nước. Bởi vì hàng năm sản lượng
vải thiều ở tỉnh Bắc Giang tiêu thụ ở trong nước chiếm
tỷ lệ trên dưới 50% tổng sản lượng. Vì vậy mà Bắc Giang
đã tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại ở các
tỉnh, các chợ đầu mối nông sản ở Hà Nội, TP.HCM, Đà
Nẵng và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, các tập
đoàn bán lẻ, chuỗi các hệ thống siêu thị như: Saigon.
coop, Vinmart, Hapro… tham gia hợp tác, ký kết hợp
đồng bao tiêu quả vải với các địa phương, hợp tác xã
và bà con nông dân trong tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang cũng đã phối hợp với
các huyện rà soát bổ sung các vùng trồng theo yêu cầu
của các thương nhân, doanh nghiệp; tiến hành loại bỏ
các vùng trồng không đảm bảo yêu cầu; đồng thời thực
hiện số hóa vùng sản xuất vải tập trung tại các huyện:
Lục Ngạn, Tân Yên, Lục Nam... Bên cạnh đó, đẩy mạnh
chế biến quả vải tại chỡ bằng cách sấy khô với hương vị
thơm ngon, chất lượng cao.



văn bản mới

Được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ
ngành Trung ương, đến nay tất cả các cơ quan
Thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài đã hỗ
trợ thực hiện quảng bá, giới thiệu, xúc tiến và
thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ vải thiều tại các
nước trên thế giới.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ khá lớn vải
thiều Bắc Giang. Nhưng hiện nay, Trung Quốc
đang thực hiện chính sách “Zero Covid”, nên
lượng vải xuất khẩu sang nước này sẽ giảm. Vì
vậy Bắc Giang đã chủ động mở rộng thị xuất
khẩu sang các nước: Nhật Bản, Úc, Singapore
Hàn Quốc, Thái Lan... và cả các thị trường lớn
là Mỹ và Châu Âu. Bắc Giang xác định Mỹ là thị
trường tiềm năng, có sức mua lớn. Ći tháng
3 vừa qua, Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị trực
tuyến kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải
thiều và nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc
Giang vào thị trường Mỹ.
Để quả vải và các nông sản khác vào thị
trường “khó tính”, từ nhiều năm nay các địa
phương trong tỉnh Bắc Giang đã chủ động xây
dựng vùng cây vải đạt chất lượng cao. Hiện
nay toàn tỉnh Bắc Giang có diện tích cây vải là
28.300ha; trong đó vải an tồn theo tiêu chuẩn
VietGAP là 15.400ha, sản lượng khoảng 112.900
tấn; sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với diện

tích 82ha, sản lượng ước khoảng1.000 tấn. Bắc
Giang hiện có 18 mã số vùng trồng vải thiều với
diện tích 218ha; sản lượng khoảng 1.600 tấn để
xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi yêu cầu
cao như EU, Mỹ… Các diện tích vùng trồng này đã
được Mỹ cấp mã số IRADS.
Mặc dù Bắc Giang đã tích cực đẩy mạnh hỗ
trợ, khuyến khích, thúc đẩy mở rợng thị trường
xuất khẩu nhưng tỉnh cũng gặp không ít khó
khăn về vận chuyển, bảo quản… Ví dụ như hiện
nay, tại các tỉnh, thành phố phía Bắc chưa có
trung tâm chiếu xạ nào được phía đối tác doanh
nghiệp ở Mỹ chấp thuận, nên để xuất khẩu vải
thiều sang Mỹ, doanh nghiệp phải đưa hàng
vào TP.HCM, chiếu xạ, đóng gói vì thế phát sinh
nhiều chi phí. Vì vậy, Bắc Giang mong nhận
được sự quan tâm hơn nữa của các Bộ, ngành,
các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực
chế biến, bảo quản quả vải thiều như: sấy lạnh,
đồ hộp, chiếu xạ… Có như vậy quả vải thiều Bắc
Giang mới phát triển bền vững và trở thành
thương hiệu q́c gia.

văn bản mới
Ngày 09/05/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký
Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo
hiểm nơng nghiệp. Theo đó, đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo
hiểm nơng nghiệp gồm: Cây trồng (lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê);
Vật ni (trâu, bị, lợn); Nuôi trồng thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân
trắng, cá tra). Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nơng nghiệp từ

ngày 24/06/2022 đến hết ngày 31/12/2025.
Ngày 18/05/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký
Quyết định số 590/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các
vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu
rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2030, thực hiện bố trí ổn định 121.290
hộ, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 bố trí ổn định 64.283 hộ, bao gồm:
47.159 hộ vùng thiên tai; 3.726 hộ vùng đặc biệt khó khăn; 2.872 hộ
vùng biên giới, hải đảo; 10.526 hộ di cư tự do, hộ cư trú trong khu rừng
đặc dụng.
Ngày 18/05/2022, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường
công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất
rừng trái pháp luật. Thủ tướng Chính phủ u cầu Bộ NN&PTNT tiếp
tục tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính
sách để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng; nâng cao đời sống, thu nhập người làm nghề rừng; huy động
các nguồn lực hợp pháp để đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp,
tiêu thụ nông, lâm sản tại các tỉnh nhằm giảm áp lực lên rừng; phối
hợp với cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương tăng cường
kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về
quản lý, bảo vệ rừng có quy mơ lớn, phức tạp.
Ngày 20/5/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị
định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với
khoản vay của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh. Nghị định nêu rõ,
doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất (gọi là khách
hàng) thuộc một trong các trường hợp sau: Có mục đích sử dụng vốn
vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh quy định
tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/ 2018 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, bao gồm:

hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục
và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, cơng nghiệp chế
biến, chế tạo…; Có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây
dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc
danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, cơng bố.

Tạp chí

• số 77 (tháng 06/2022) •

23


Hoạt động Tổng hội và thành viên

Tổng hội NN&PTNT kết nối đưa doanh nghiệp Việt vào thị trường Pháp

S

áng 04/05, tại Hà Nội, Tổng hội
NN&PTNT Việt Nam có buổi gặp gỡ và
làm việc cùng Đại sứ quán Pháp tại Việt
Nam. Hai bên đã nhất trí sẽ cùng nhau hợp
tác để kết nối các doanh nghiệp Pháp và
Việt Nam. Đồn cơng tác của Đại sứ quán
Pháp do bà Marion Chaminade, Tham
tán nông nghiệp - Đại sứ quán Pháp tại
Việt Nam, làm trưởng đoàn. Sau khi trao

đổi về những vấn đề hai bên cùng quan

tâm, Tổng hội NN&PTNT Việt Nam và Đại
sứ quán Pháp tại Việt Nam nhất trí sẽ
cùng nhau hợp tác để kết nối các doanh
nghiệp Pháp và Việt Nam. Trước mắt,
các doanh nghiệp Pháp đang có mặt tại
Việt Nam sẽ gặp gỡ các doanh nghiệp
Việt Nam theo từng chuyên ngành, lĩnh
vực. Sau đó, hai bên sẽ kết nối để các

doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển
quan hệ đối tác với Pháp có thể thăm và
làm việc tại Pháp. Ngược lại, các doanh
nghiệp Pháp cũng được hỗ trợ để có thể
sang Việt Nam nếu có mong muốn phát
triển thị trường tại đây.
Trong lĩnh vực đào tạo, Đại sứ quán
Pháp sẽ tìm kiếm, kết nối để các chuyên
gia sang Việt Nam và thơng qua Tổng hội
triển khai chương trình đào tạo nông dân
làm kinh tế cho các trường đại học, trường
nghề. Đồng thời, hai bên sẽ phối hợp cùng
Bộ NN&PTNT tổ chức các diễn đàn về nông
nghiệp hữu cơ, liên quan đến các vấn đề
như phát triển sản phẩm hữu cơ, chứng
nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu....
Thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục phát
triển thêm những mảng hợp tác mới trên
cơ sở đơi bên cùng có lợi và cùng quan tâm.
MẠNH TIẾN


Tổng hội NN&PTNT tổ chức cho hội viên Bắc Ninh tham quan,
học tập các mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao ở khu vực phía Nam

T

ừ 24/05 đến 28/05, Tổng hội Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam đã tổ chức chuyến tham quan, học
tập một số mơ hình nơng nghiệp cơng
nghệ cao ở khu vực phía Nam cho các hội
viên tỉnh Bắc Ninh.
Cụ thể, đoàn đã đến thăm và tìm hiểu
mơ hình ni tơm giống - tơm thương
phẩm, ni lươn Nhật và mơ hình sản xuất
nước mắm truyền thống Ca Na của Tập
đoàn Nam Miền Trung tại Ninh Thuận; mơ
hình sản xuất trứng gà của Cơng ty Cổ phần
Ba Hn; mơ hình sản xuất thịt mát của
Masan Meat Life tại Long An, mơ hình trồng
dưa lưới và rau công nghệ cao của VinEco
ở Đồng Nai. Đây là những doanh nghiệp
thành viên của Tổng hội. Chuyến đi đã tạo
điều kiện cho cán bộ, hội viên Hội NN&PTNT
tỉnh Bắc Ninh được tiếp cận và học tập các
mơ hình nông nghiệp công nghệ cao quy
mô lớn, hiệu quả cao. Các hội viên cũng trao
đổi về các ý tưởng để mở rộng sản xuất kinh
doanh trong thời gian tới.

24


• Tạp chí

Ơng Nguyễn Xn Độ - Chủ doanh
nghiệp, thành viên đồn tham quan - chia
sẻ: “Dịp này, đoàn đã được đến tham quan
thực tế các mơ hình hoạt động chun
nghiệp; được tìm hiểu về những cơng
nghệ mới trong lĩnh vực chăn ni, chế
biến, trồng trọt. Qua đó, tơi cũng đã có được
những bài học kinh nghiệm về cách làm
việc bài bản, khoa học khi triển khai thực
hiện các mơ hình nơng nghiệp ứng dụng
khoa học cơng nghệ. Bên cạnh đó, tâm
huyết và tinh thần làm việc của các lãnh

• số 77 (tháng 06/2022)


Hoạt động Tổng hội và thành viên

Vinaseed - Top 100 doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ tiêu biểu sáng tạo 2022

N

gày 15/05 vừa qua, tại TP.HCM, Hiệp hội Doanh
nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ
chức hội nghị thường niên năm 2022 và Lễ vinh danh
“Doanh nghiệp KH&CN tiêu biểu năm 2022”.
Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần


đạo doanh nghiệp cũng là nguồn động
lực khích lệ tơi kiên trì theo đuổi định
hướng làm nơng nghiệp cơng nghệ cao”.
Ơng Nguyễn Xn Vững - Thường
vụ Tổng hội NN&PTNT Việt Nam, Chủ
tịch Hội NN&PTNT Bắc Ninh cho biết,
chuyến đi đã mở ra nhiều cơ hội hợp
tác giữa Hội NN&PTNT Bắc Ninh và các
doanh nghiệp phía Nam. Tại các buổi
làm việc, Hội NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh
đã bước đầu thỏa thuận với các doanh
nghiệp về việc hợp tác phát triển các mơ
hình nơng nghiệp cơng nghệ cao. Theo
đó, các doanh nghiệp sẽ chuyển giao
công nghệ, kỹ thuật; cung ứng giống,
vật tư; đảm bảo đầu ra… nhằm mở rộng
hoạt động sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao tại địa phương.
Ngay sau chuyến đi này, Hội
NN&PTNT Bắc Ninh sẽ tổ chức các hội
nghị tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn
cho hội viên về ứng dụng khoa học công
nghệ trong nông nghiệp, tiến tới xây
dựng một số mơ hình điểm về sản xuất
nơng nghiệp cơng nghệ cao.
TUẤN ANH – THÙY DUNG

Văn Tùng, các đồng chí lãnh đạo Văn phịng chính
phủ, Bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo

Viện Nghiên cứu Sáng chế và Khai thác Công nghệ
Việt Nam, Sở KH&CN TP.HCM và gần 100 doanh
nghiệp tham dự.
Tại buổi lễ, Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam Vinaseed đã được vinh danh “Top 100 doanh nghiệp
Khoa học & Công nghệ tiêu biểu sáng tạo năm 2022”.
Sau gần 20 năm đổi mới và phát triển đặc biệt
giai đoạn 2016 - 2021 với chiến lược tập trung đầu
tư lấy KHCN làm nền tảng và động lực để phát triển,
Vinaseed đã trở thành Công ty Giống cây trồng có
quy mơ lớn nhất thị trường giống cây trồng Việt Nam.
Vinaseed đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho cơng tác
nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, xây dựng
các trung tâm nghiên cứu và phát triển, hiện đại
hóa cơ sở vật chất kỹ thuật. Chính đổi mới sáng tạo,
ứng dụng khoa học công nghệ đã giúp thương hiệu
Vinaseed được khẳng định ở cả trong và ngồi nước.
BÌNH MINH

Tracodi vinh danh vào Top 50 doanh nghiệp
tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2022 - FAST500

V

ào Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng
xuất sắc nhất Việt Nam 2022, Tracodi
đã nỗ lực để đạt được kết quả kinh doanh
ấn tượng. Cụ thể, Công ty đạt tổng tài
sản 5.769 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất
đạt 3.111 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt
335,6 tỷ đồng. So với thực hiện năm

2020, doanh thu của Công ty tăng 9%, lợi
nhuận sau thuế tăng tới 128%. Kết quả lợi
nhuận sau thuế cũng tăng mạnh 19,8% so
với kế hoạch 280 tỷ đồng được ĐHĐCĐ
2021 thông qua. Đây là lần thứ 5 liên tiếp
Tạp chí

Tracodi nằm trong Top 50 Doanh nghiệp
tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam.
Năm 2022 sẽ tiếp tục là một năm
tăng tốc, đột phá và khẳng định vị thế
của Tracodi trên thị trường Việt Nam.
Tracodi cũng đưa ra những định hướng
chiến lược quan trọng, trong đó tập trung
tạo ra giá trị thương hiệu bền vững, tăng
biên lợi nhuận các hoạt động kinh doanh,
đồng thời xây dựng một mơi trường làm
việc an tồn, năng động, và gắn kết các
cán bộ nhân viên.
ĐỒN MINH
• số 77 (tháng 06/2022) •

25


×