Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tạp chí Nông Thôn Việt số 76 - Tháng 05.2022.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.68 MB, 76 trang )

Tạp chí

• số 76 (tháng 05/2022) •

1


Hà Tĩnh mong muốn hợp tác với Quế Lâm
phát triển nơng nghiệp hữu cơ, nơng nghiệp tuần hồn
thành nam

N

gày 17/04, Bí thư Tỉnh ủy Hồng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thì tại Tổ phân bón, chuyển giao kỹ thuật, thu mua,
Trung Dũng, Chủ tịch UBND hợp 4F cũng như các mơ hình chăn ni bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch cho các
tỉnh Võ Trọng Hải dẫn đầu đoàn liên kết của Quế Lâm đều an toàn. Lần hộ dân trên địa bàn tỉnh. Cung ứng vật tư
công tác lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đến tham đầu tiên tôi đi vào các khu chuồng trại mà để sản xuất nông nghiệp hữu cơ như phân
quan một số mô hình nơng nghiệp hữu cơ khơng phải mang các thiết bị bảo hộ. Điều bón, chế phẩm sinh học, đặc biệt là nghiên
của Cơng ty CP Tập đồn Quế Lâm tại tỉnh đó cho thấy quy trình chăn ni của Quế cứu đầu tư xây dựng dựng nhà máy sản
Lâm thực sự khoa học và an toàn sinh xuất phân bón vi sinh, nhà máy sản xuất
Thừa Thiên Huế.
thức ăn chăn ni hữu cơ phục vụ nhu
Cùng đi có Phó Chủ tịch Thường học”, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh phân tích.
Sau những khảo sát thực tiễn, làm cầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông
trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh, Trưởng ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Văn Hùng, Phó việc với Tập đồn Quế Lâm, Bí thư Tỉnh nghiệp tuần hoàn của người dân.
Hỗ trợ các hộ dân, hợp tác xã, tổ hợp
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn; lãnh ủy Hà Tĩnh mong muốn tập đoàn xây
đạo các sở, ban, ngành liên quan và các dựng phương án và tổ chức sản xuất tác nông nghiệp cung ứng, bán các loại
liên kết, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp phân bón, vật tư với hình thức liên kết. Đầu
huyện, thành phố, thị xã.


Sau khi tìm hiểu và khảo sát các mô hữu cơ trên địa bàn Hà Tĩnh. Tổ chức liên tư xây dựng, hình thành các chuỗi cửa
hình của Tập đồn Quế Lâm, cả Bí thư kết sản xuất, phát triển các mơ hình sản hàng tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp hữu
Tỉnh ủy Hồng Trung Dũng cũng như các xuất nông nghiệp hữu cơ đối với những cơ; kết nối với hệ thống các hệ thống cửa
lãnh đạo của địa phương đều thống nhất sản phẩm của Hà Tĩnh theo hình thức hàng nơng sản, siêu thị nơng sản của Tập
quan điểm, những “bài tốn” của nơng liên kết, hợp tác từ khâu cung cấp giống, đoàn Quế Lâm...
nghiệp Hà Tĩnh sẽ có lời giải nếu hợp tác
với Quế Lâm phát triển nơng nghiệp hữu
TẬP Đ ỒN Q U Ế L ÂM
cơ, nơng nghiệp tuần hồn.
Số 39, đường Thân Văn Nhiếp, phường An Phú, quận 2, TP.HCM
“So sánh đơn giản nhất là thời điểm
Điện thoại: 028 35352234 - Fax: 028 35352054
này, trong khi Hà Tĩnh cũng như nhiều
Email: Website: phanbonquelam.com
địa•phương
khác đang gồng mình
chống
2
Tạp chí
• số 76 (tháng 05/2022)


COMBO

SIÊU ƯU ĐÃI
DUY NHẤT chỉ có tại LienVietPostBank

Được triển khai từ ngày 01/04/2022

Tổng đài CSKH 24/7 (Miễn phí)


Tạp chí

• số 76 (tháng 05/2022) •

3


Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tổng biên tập
Nguyễn Đức Quang
Phó Tổng biên tập
Nguyễn Thị Quốc Hương
Nguyễn Mạnh Thường
Hội đồng cố vấn
Nguyễn Tuấn Anh - GSTS
Nguyễn Minh Châu - PGS.TS
Nguyễn Sĩ Dũng - TS
Nguyễn Trí Ngọc - TS
Nguyễn Đăng Nghĩa - TS
Trần Thế Tuyển - Nhà báo
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - TS
Võ Trọng Nghĩa - KTS
Hồ Thị Tú Anh - Nhà báo
tòa soạn
Đặng Thị Thùy Dung
Thiết kế mỹ thuật
Đặng Hữu Nhất
Trị sự

Trương Thị Thu Cúc

Tòa soạn
Lầu 10, Tòa nhà số 12 Võ Văn Kiệt,
P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
ĐT: (028) 3821 1283 • Fax: (028) 3914 7286
Hotline: 093 205 6666
Văn phòng Hà Nội
26 Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Điện thoại: 091 3460692
Giấy phép xuất bản số
06/GP-BTTTT do Bộ TT&TT
cấp ngày 7/1/2016. Công văn
chấp thuận tăng lên 76 trang số
3993/BTTTT-CBC do Bộ TT&TT
cấp ngày 08/11/2019
In tại CT TNHH Quảng cáo và
Thương mại Dương Phong.
Khổ in (21 x 29)cm.

4

• Tạp chí

• số 76 (tháng 05/2022)

Ảnh bìa: Nhà đón Grand World Phu Quoc Cơng trình xanh với kỹ thuật kết nối tre độc đáo.
Ảnh: Hiroyuki Oki

VỚI SỰ THAM GIA CỦA:

TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phạm Hải Vũ,
Đào Thế Anh, Lê Đại Anh Kiệt, Nguyên An,
Chu Khôi, Minh Huy, Trần Trọng Triết,
Tuấn Anh, Vĩnh Tường, Nguyễn Việt Hưng,
Bình Nguyên, Tráng Xuân Cường, Lập Phương,
Tân Thành, Cẩm Hà, Đông Khánh,
Trần Như Đăng Tuyên, Ánh Tuân, KS Ngô Đức Thọ,
Đặng Tuấn, Di Linh, Lộc Sâm - Thành Huy,
Phương Loan, Thành Long, Lê Công Phượng,
Đào Thị Thanh Tuyền - Kim Duy, Hồng Lâm,
Lê Kiên, Phương Minh, Tường Nguyễn, Minh Quân
Diệp Bình, Thảo Vi, Minh Minh,
Lê Diệp, Hịa Bình, Đồn Minh,
Hải Triều, Thanh Huyền...

BÀI VỞ XIN GỞI VỀ
Kim Hoa


GIÁ: 30.000 ĐỒNG
www.nongthonviet.com.vn


Mục lục
07

18

Quy chế pháp lý
về nước sạch cho dân


Mở đường
cho vựa nơng sản

09

20

Mơ hình nào thay thế
cho tăng trưởng thuần gdp?

Nông trại sạch làm
sản phẩm chế biến

12

24

Nông nghiệp sinh thái, “linh hồn”
của nơng nghiệp bền vững

Bình Hịa Đơng, Mộc Hóa:
Đường lớn chờ cầu lớn!

14

Cần khơi thông nguồn lực xã hội
đầu tư vào nông nghiệp xanh,
giảm phát thải


16

Cơ hội vàng
cho hàng xuất khẩu Việt Nam đến
Trung Đơng sau đại dịch

95
100
50

Tạp chí

• số 76 (tháng 05/2022) •

5


42

Đặng Bảo Trâm:
“Phụ nữ phải khí chất”

46

Khánh Hịa: Phát triển
du lịch nông nghiệp

50

NSND Bạch Tuyết: “Trả ơn cho các

tiền bối cải lương, cho đất nước và dân tộc”

28

Cảnh giác với
các chiêu trị lừa đảo

30

Cần có chính sách hỗ trợ
tăng trưởng tín dụng “xanh”

32

56

36

60

40

66

Nhà đón Grand World Phu Quoc:
Cơng trình xanh với kỹ thuật kết nối tre độc đáo

Vụ xuân bội thu của
chè Shan hữu cơ Bản Liền


độc đáo phong tục kể chuyện

Thủy tinh có vị… mặn

Nơng nghiệp kỹ thuật số
hay chuyện nơng dân hết thời

Cây xanh trên đất “trắng”

PLASTICS
CƠNG TY CỔ PHẦN HIM LAM

VIET RICE
Organic

6

• Tạp chí

• số 76 (tháng 05/2022)


thời luận

H

Quy chế pháp lý về nước sạch cho dân
TS NGUYỄN SĨ DŨNG

iện nay ở nước ta, hơn 84% các hộ dân ở

thành thị được dùng nước máy. Thế nhưng,
số hộ dân được dùng nước máy ở nông thôn
chỉ là gần 35%. Một sự chênh lệch quả thực quá lớn.
Thực tế cho thấy, do thiếu hụt đầu tư công, nhiều
địa phương đã tìm cách xã hội hóa việc cung cấp nước
sạch. Tuy nhiên, mọi việc vẫn có vẻ khơng hề suôn sẻ.
Một loạt vấn đề đang được đặt ra liên quan đến giá cả;
đến quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, của nhà cung
cấp nước sạch và người dân. Hệ lụy là tỷ lệ người dân
không được tiếp cận dịch vụ cung cấp nước sạch, đặc
biệt ở nông thôn vẫn rất cao. Trong bối cảnh này, một
quy chế pháp lý xác định rõ ràng trách nhiệm của Nhà
nước, các doanh nghiệp cung cấp nước và người tiêu
dùng (người dân) là rất cần thiết.
Để xây dựng được một quy chế pháp lý phù hợp,
một khuôn khổ khái niệm rõ ràng, mạch lạc là điều đầu
tiên chúng ta cần có. Khn khổ này bắt đầu từ việc
xác định cho rõ nước sạch có phải là hàng hóa cơng
hay khơng (cung cấp nước sạch có phải là dịch vụ
cơng hay khơng)?
Theo kinh tế học, hàng hóa cơng là loại hàng hóa
có hai tính chất cơ bản sau đây:
1. Người này tiêu dùng không loại trừ việc tiêu dùng
của người khác. Người này được hưởng thụ an ninh trật tự không loại trừ người khác cũng được hưởng thụ
an ninh - trật tự.
2. Hàng hóa khơng bị tiêu hao sau khi được tiêu
dùng. Sau khi một người hưởng thụ an ninh - trật tự,
thì an ninh - trật tự vẫn cịn đó.
Với các tính chất như vậy, thì cơng lý, quốc phịng,
điện chiếu sáng… đều là những hàng hóa cơng.

Tuy nhiên, cũng với các tính chất như vậy, thật sự
rất khó kiếm tiền bằng cách kinh doanh các hàng hóa
cơng. Chính vì vậy, hàng hóa cơng phải do Nhà nước
cung cấp.
Vấn đề đặt ra là nước sạch có phải là hàng hóa
cơng hay khơng? Xét từ góc độ kinh tế học, tuy hành
tinh của chúng ta có đến ¾ là nước, nhưng nước ngọt

quả thực là đang ngày càng trở nên khan hiếm. Ở rất
nhiều nơi, người này dùng nước ngọt sẽ không còn
phần cho người khác. Và cũng khác với an ninh - trật
tự, mỗi người tiêu dùng đều làm cho nước ngọt bị tiêu
hao. Chính vì vậy, xét từ góc độ kinh tế học, nước ngọt
khó lịng được coi là hàng hóa cơng.
Tuy nhiên, từ năm 2010 Liên hiệp quốc đã coi
quyền sử dụng nước sạch là một quyền con người.
Đã là một quyền con người, thì Nhà nước phải đứng
ra bảo đảm. Cung cấp nước sạch để bảo đảm quyền
con người vì vậy là trách nhiệm của Nhà nước. Nước
sạch cũng vì vậy là một loại hàng hóa cơng. Vấn đề là
quyền con người được sử dụng nước sạch phải được
định nghĩa một cách rõ ràng. Dùng nước sạch để rửa
xe ô tô, để tưới cây, để đổ đầy bể bơi… có phải là quyền
con người hay khơng? E rằng câu trả lời phải là không!
Như vậy, nước sạch chỉ là hàng hóa cơng trong
trường hợp phục vụ đời sống hàng ngày như ăn uống,
tắm rửa, vệ sinh… thôi. Và trong trường hợp này, Nhà
nước phải đứng ra cung cấp hoặc hợp tác với tư nhân
để cung cấp (PPP).
Nước còn có thể được coi là hàng hóa bán cơng.

Ví dụ, nước trong bể bơi cơng cộng là hàng hóa bán
cơng. Mặc dù, một người xuống bơi sẽ không làm tiêu
hao bớt nước, nhưng đến một mức độ nhất định, một
người xuống bơi sẽ loại trừ một người khác được bơi.
Nước để tưới tiêu nơng nghiệp cũng có thể được
coi là hàng hóa bán cơng. Mặc dù một người dùng tưới
nước không loại trừ người khác cũng được, nhưng lại
làm tiêu hao nước. Trong hai trường hợp, nước ngọt
là hàng hóa bán cơng nói trên, thì Nhà nước có thể
khơng đứng ra cung cấp, nhưng cần can thiệp để
chất lượng và đặc biệt là giá cả được xác lập hợp lý.
Nước sạch như hàng hóa tư rõ nhất là nước đóng
chai. Trong trường hợp này, người này uống rõ ràng
sẽ loại trừ người khác và đã uống là tiêu hao nước.
Trong trường hợp nước sạch là hàng hóa tư thì Nhà
nước khơng nhất thiết phải can thiệp. Có chăng chỉ là
áp đặt các tiêu chuẩn về chất lượng nước.
Tạp chí

• số 76 (tháng 05/2022) •

7


th ời sự trong k ỳ

Trong nước

Việt Nam tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với
Covid-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với

người nhập cảnh kể từ ngày 27/04/2022.
Tính đến ngày 29/04, Việt Nam ghi nhận 10.638.632 ca
nhiễm Covid-19. Trong đó 9.242.303 ca đã khỏi bệnh
và 43.037 ca tử vong.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thăm chính thức
Việt Nam ngày 30/04 đến 01/05 theo lời mời của Thủ
tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.
Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh TP.HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân
hàng chỉ cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu thực về nhà
ở và siết cho vay đầu tư bất động sản cao cấp, du lịch
nghỉ dưỡng, đầu cơ.

Tính đến 29/04, thế giới ghi nhận 510.138.045 ca nhiễm Covid-19.
Trong đó 463.449.004 ca đã khỏi bệnh và 6.245.953 ca tử vong.
Ngày 10/04, lần đầu tiên trong lịch sử Pakistan, một thủ tướng bị
phế truất khi ông Imran Khan thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín
nhiệm tại Quốc hội.
Ngày 12/04, Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ khi không đủ khả năng trả
khoản nợ nước ngoài 51 tỷ USD và đang chờ gói hỗ trợ từ Quỹ Tiền
tệ Quốc tế.
Lầu Năm Góc xác định Mỹ để lại số khí tài quân sự trị giá hơn 7 tỷ
USD sau khi rút lực lượng khỏi Afghanistan hồi tháng 08/2021.
Nga tung đòn đầu tiên trong cuộc đối đầu khí đốt với châu Âu
bằng cách khóa vịi sang Ba Lan và Bulgaria, qua đó cảnh báo các
thành viên khác của EU.

Việt Nam ký thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại
giao với Quần đảo Cook, quốc gia nằm ở Nam Thái Bình
Dương. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với

190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Nga dồn lực vào Donbass trong tháng thứ hai của chiến dịch quân
sự tại Ukraine, trong khi Kiev tăng cường kháng cự và tuyên bố
gây nhiều thiệt hại cho đối phương. Mỹ và các đồng minh tăng
cường chuyển vũ khí hạng nặng cho Kiev. Ngoại trưởng Nga bác
đề xuất của Kiev về tổ chức đàm phán tại thành phố Mariupol.

Đại sứ Marc Knapper cho biết Mỹ đã sẵn sàng chuyển
giao tàu tuần tra thứ ba như một phần trong cam kết
giúp Việt Nam tăng năng lực an ninh hàng hải.

Theo ước tính sơ bộ, thiệt hại của Ukraine do cuộc chiến với Nga
đến nay đã lên tới 600 tỉ USD. Hơn 32 triệu m2 không gian sống, hơn
1.500 cơ sở giáo dục và hơn 350 cơ sở y tế đã bị phá hủy hoặc hư hại.

Ngày 14/04, Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao Tơ Anh Dũng, sau tiến trình điều
tra mở rộng vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ xảy ra ở Cục
Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và các tỉnh, thành phố liên
quan.

Thủ tướng Thụy Điển và Phần Lan thông báo đang cân nhắc khả
năng gia nhập NATO.

Ngày 17/04, một máy bay của Vietnam Airlines vẫn
bay đến Phú Quốc dù bị móp vỏ do xe nâng gây ra khi
đang bảo dưỡng. Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy
bay đã bị rút giấy phép do không phát hiện ra sự cố.


Singapore thi hành án tử bằng hình thức treo cổ với cơng dân
Malaysia Nagaenthran, người có chỉ số IQ ở mức thiểu năng trí tuệ,
vì tội bn bán heroin.

Ngày 21/04, Cảnh sát Tokyo bắt hai người Việt sau khi
họ nhận thùng trà với nhiều gói ma túy có tổng trọng
lượng 1 kg giấu bên trong với giá trị 468.000 USD.
Ngày 25/04, Công an tỉnh Nam Định khởi tố và bắt tạm
giam đối với Giám đốc và 4 cán bộ của Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nam Định sau khi nhận tiền
“lại quả” 3.135.000.000 đồng từ công ty Việt Á.
Ngày 27/04, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài
51km chính thức khánh thành sau 13 năm khởi cơng và
nhiều lần phải tạm dừng vì nhiều lý do, rút ngắn khoảng
cách từ TP.HCM đi Vĩnh Long xuống còn 1,5 tiếng.
Chỉ số chứng khoán Việt Nam VN-Index giảm sâu
trong tháng 04 do nhà đầu tư xả hàng bởi nhiều thông
tin tiêu cực trong việc huy động trái phiếu, nâng giá
chứng khốn thu lợi bất chính từ các cơng ty niêm yết.

8

quốc tế

• Tạp chí

• số 76 (tháng 05/2022)

Hàn Quốc công bố kế hoạch hợp tác với Liên Hợp Quốc để xây
dựng thành phố nổi đầu tiên trên thế giới với diện tích 6,3ha cho

12.000 người gần cảng Busan.

Ngày 24/04, Cảnh sát biển Nhật Bản thơng báo ít nhất 10 người
chết và 16 người mất tích trong vụ chìm tàu du lịch ở vùng biển
Đơng Bắc nước này.
Ngày 25/04, Ơng Emmanuel Macron tái đắc cử Tổng thống Pháp
với 58,8% phiếu bầu và trở thành tổng thống Pháp đầu tiên tái đắc
cử kể từ năm 2002.
Ngày 27/04, Lưỡng viện quốc hội Mỹ thông qua dự luật giúp Đài
Loan (Trung Quốc) lấy lại vị thế quan sát viên ở WHO, dự kiến được
Tổng thống Biden sớm ký thành luật.
Cựu tổng thống Honduras Juan Orlando Hernandez, 53 tuổi, bị
dẫn độ sang Mỹ để xét xử cáo buộc bảo kê buôn lậu hàng trăm tấn
cocain và nhận hối lộ nhiều triệu USD.
Nga thông báo đã đóng các lãnh sự quán của Latvia, Litva và
Estonia để đáp trả động thái tương tự của ba nước này.
Trung Quốc thông báo nước này đã ký hiệp ước an ninh với Quần
đảo Solomon, khiến nhiều chính phủ phương Tây lo ngại.


Thời sự nơng nghiệ p

MƠ HÌNH NÀO THAY THẾ
CHO TĂNG TRƯỞNG THUẦN GDP?
PHẠM HẢI VŨ

V

Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước thách thức kép: đảm bảo an ninh lương thực và
phát triển bền vững. Chuyển đổi hệ thống và đi theo một mơ hình mới bền vững hơn là vơ cùng

cần thiết. Để làm được điều này, cần phải rời khỏi logic tăng trưởng duy nhất dựa trên GDP.

ới mức tăng trưởng GDP dao
động quanh 6% trong suốt thập
niên vừa qua, Việt Nam nằm
trong nhóm các quốc gia năng động kinh
tế nhất thế giới. Xuất khẩu nơng sản đóng
góp đáng kể vào kết quả này. Tuy nhiên,
bước vào thế kỷ 21, mơ hình kinh tế dựa
trên tăng trưởng GDP thuần túy đang dần
thối trào trên tồn thế giới. Từ cuối thế kỷ
20, khái niệm phát triển bền vững ra đời
cùng với triết lý mới là đi tìm tăng trưởng
kinh tế nhưng đồng thời gìn giữ, bảo tồn
các nguồn lực và nguồn tài nguyên để các
thế hệ sau có thể tiếp tục sử dụng chúng
(Báo cáo Brundland, 1987).

Những thách thức
do biến đổi khí hậu
Nơng nghiệp chun canh hiện đại
cho phép tăng năng suất, đạt sản lượng
cao. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời gây
những tác hại lên mơi trường, ví dụ như
hủy hoại môi trường sống của nhiều
sinh vật, làm ô nhiễm nguồn đất, nước và
khơng khí. Nơng nghiệp chun canh đặc
biệt sử dụng phân đạm urê để tăng năng
suất cây trồng. Từng được coi là chìa khóa
thần của cuộc cách mạng xanh trong

nơng nghiệp, đạm urê góp phần lớn gây
ra khí thải nhà kính vì quy trình sản xuất
cơng nghiệp u cầu nhiệt độ cao, đến từ
việc đốt xăng dầu và hoặc các chế phẩm
có nguồn gốc dầu mỏ. Theo tính tốn của
Cơ quan bảo vệ mơi trường của Mỹ, nơng
nghiệp trực tiếp góp khoảng hơn 10% vào
khối lượng khí thải nhà kính phát tán vào

mơi trường (GES), nhưng nếu tính cả các
quá trình gián tiếp ở đầu vào và đầu ra để
duy trì hoạt động nơng nghiệp, ví dụ như
sản xuất đạm urê, hay duy trì các chuỗi
đơng lạnh sau khi chế biến, (tức là tính
cả phát thải của nơng nghiệp và các khâu
trước và sau trên toàn hệ thống) thì con số
này lên đến 23% tổng khối lượng GES của
nước Mỹ (Weber and Matthews, 2008).
Nơng nghiệp góp một phần lớn gây
biến đổi khí hậu. Sau đó, chính nó lại trở
thành “nạn nhân”, hứng chịu những ảnh
hưởng xấu của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ
tăng cao đồng nghĩa với việc nước bốc hơi
nhiều hơn, dẫn đến sản xuất nông nghiệp
sụt giảm vì khơng đủ lượng nước cần thiết
cho cây trồng tăng trưởng (cả cây lương
thực và cây chăn nuôi). Một số giống cây
trồng khơng có khả năng thích ứng với
Tạp chí


nhiệt độ mới, khơng thể sống được tại
những khu vực bị nóng lên. Việc chọn
lọc gen sinh học cho các cây chịu hạn
có thể đem lại một số kết quả nhất định,
nhưng khó có thể tìm thấy các gen sinh
học trội có khả năng thích ứng với một
thay đổi “đột ngột” trong thời gian 20 - 30
năm. Cần nhớ tiến trình chọn lọc sinh học
Darwin ln diễn ra nhưng là trong một
khoảng thời dài. Trong thời gian ngắn, nếu
có chọn lọc sinh học thì khơng hẳn là các
lồi có lợi cho con người.
Một ảnh hưởng khác là nước biển sẽ
dâng lên do nước biển co giãn theo nhiệt
độ và băng ở các cực tan ra. Một phần
lớn các vùng đồng bằng ven biển sẽ biến
thành vùng ngập mặn. Việc thay đổi hình
thức sản xuất, như ni tơm nước mặn
thay vì trồng lúa, có thể được coi là lời
• số 76 (tháng 05/2022) •

9


th ời sự nông nghiệp

giải nếu dừng lại ở quy mơ một trang trại.
Nhưng ở mức vĩ mơ thì khơng phải là đáp
án cho một quốc gia, vì đằng sau những
dịch chuyển này có thể là rủi ro mất an

tồn lương thực.
Mơ hình nơng nghiệp chun canh đã
từng giúp giải bài tốn lương thực, tránh
nạn đói. Nhưng khi sức ép lên an ninh
lương thực khơng cịn như trong q khứ,
đã đến lúc phải nhìn nhận lại. Việc chuyển
đổi sang một mơ hình khác sớm muộn
cũng phải diễn ra. Chúng ta nên chuẩn bị
một chương trình chuyển đổi thay vì thụ
động ngồi chờ và thay đổi theo hướng
thích ứng bị động.
Những báo cáo gần đây nhất của IPCC
về biến đổi khí hậu cho thấy tình trạng bề
mặt trái đất nóng lên xảy ra ngày càng
nhanh hơn so với dự kiến (IPCC, 2021).
Nguyên nhân chính là lượng khí thải nhà
kính bị phát tán vào môi trường vẫn tiếp
tục tăng chứ không dừng lại. Tới 2030,
nhiệt độ bề mặt trái đất sẽ gần ngưỡng
tăng trung bình 2,50C hơn là ở mức 1,50C
như trong báo cáo cách đây 8 năm. Khu
vực Đông Nam Á nằm trong nhóm các
quốc gia chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng mạnh

10

• Tạp chí

Muốn thay đổi, cần phải
xây dựng các khoản hỗ trợ

tài chính. Với nơng nghiệp,
nếu có một khoản thu nhập
thêm, dù thấp nhưng ổn
định, thì sức ép lên phương
thức canh tác cũ sẽ thấp đi,
và sẽ có cơ hội thay đổi. Việc
này chỉ khả thi nếu nông
dân được xã hội hỗ trợ
đúng mức.
bởi biến đổi khí hậu. Các báo cáo mới nhất
trong chương trình GEMMES VN - một dự
án khoa học quốc tế lớn đang đánh giá
toàn cảnh ảnh hưởng lên môi trường, kinh
tế, xã hội của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
- khẳng định lại điều này bằng những con
số rất đáng lo ngại.

Hỗ trợ tài chính
nơng nghiệp, chìa khóa
mở cánh cửa đầu tiên
Hiện tại, nơng dân Việt Nam phần lớn
có thu nhập thấp, khơng đảm bảo được
cuộc sống. Người nông dân theo đuổi lợi
nhuận là vì một mặt họ phải tự hạch tốn
các chi phí đầu vào, mặt khác phải đối mặt

• số 76 (tháng 05/2022)

với nhiều rủi ro đầu ra. Được mùa và mất
mùa song hành, thậm chí khi được mùa

lại lo rớt giá. Do đó, tâm lý nơng dân là phải
tranh thủ tối đa để thu lợi mỗi khi có thể.
Vì vậy, họ sẵn sàng sử dụng các phương
thức canh tác không an tồn cho sức
khỏe người tiêu dùng, khơng thân thiện
mơi trường, nếu điều đó cho phép sản
xuất nhanh và nhiều hơn.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, rất
nhiều hình thức hỗ trợ nơng nghiệp được
sử dụng, mà mục đích chính là nhà nước
đưa tiền cho các nông hộ tham gia sản xuất
nơng nghiệp. Các gói hỗ trợ này được lấy từ
tiền thuế của người dân, từ tất cả các lĩnh
vực của nền kinh tế. Đổi lại, xã hội yêu cầu
người nông dân sử dụng các phương pháp
canh tác an tồn, khơng gây hại cho mơi
trường, khơng đẩy các-bon vào khí quyển.
Như vậy, cả hai bên đều có lợi, khơng ai
phải hy sinh vì người khác. Đây là xuất phát
điểm để từng bước thốt khỏi mơ hình tăng
trưởng nơng nghiệp thuần túy theo GDP.
Theo một nghiên cứu của FAO (trong
báo cáo của FAO năm 2021) tại hơn 80
quốc gia trên thế giới, hầu như tất cả các
nước đều hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp.


thời sự nông nghiệ p

Nếu coi mức hỗ trợ 100% nghĩa là cứ mỗi 1

USD mà nơng nghiệp đóng góp vào GDP
thì trung bình người nơng dân cũng được
nhận 1 USD hỗ trợ, thì Na Uy, Hàn Quốc
và Nhật Bản là những quốc gia nỗ lực hỗ
trợ cho nông nghiệp nhiều nhất thế giới.
Mức hỗ trợ của Na Uy và Hàn quốc cho
nông nghiệp đều vượt quá 100%. Châu
Âu và Trung Quốc lần lượt hỗ trợ tương
ứng với khoảng 24% và 20% giá trị nông
nghiệp. Mỹ là một quốc gia chủ chốt theo
đuổi kinh tế thị trường cũng hỗ trợ tới mức
8%. Cần biết rằng dù chỉ 8% nhưng đây là
những khoản tiền khổng lồ vì giá trị mà
nơng nghiệp đóng góp vào GDP tại Mỹ lớn
hơn nhiều so với các quốc gia đang phát
triển khác, tính theo con số tuyệt đối.
Cũng trong báo cáo này của FAO, Việt
Nam đứng trong nhóm các quốc gia ít
nỗ lực hỗ trợ cho nơng dân nhất. Tổng
mức hỗ trợ ước tính khoảng 3% giá trị gia
tăng của lĩnh vực nông nghiệp. Con số
này thấp hơn nhiều so với một nước láng
giềng khác là Indonesia (ở mức 26%) hay
Philippines, Trung Quốc (trên 20%). Số liệu
của tổ chức OECD cũng khẳng định quỹ
hỗ trợ nông nghiệp của Việt Nam vơ cùng

thấp. Điều này có nghĩa là so với nông
dân của các quốc gia khác, nông dân Việt
Nam là những người phải tự lực cánh sinh

nhiều nhất. Dễ hiểu vì sao nhiều người
nơng dân khơng thể chuyên tâm vào thực
hiện sản xuất an toàn, hay quan tâm đến
mơi trường. Dù họ có quan tâm, nhưng khi
thu nhập là vấn đề sinh tồn thì họ thật sự
khơng có lựa chọn. Hỗ trợ tài chính cho
người nơng dân chính là một địn bẩy
xã hội mà chúng ta chưa nghĩ đến (hoặc
chưa thể) sử dụng.
Cũng cần phải nói tuy hỗ trợ tài chính
là quan trọng, nó khơng đơn giản chỉ là
đưa tiền cho người nông dân. Tiền chỉ là
điều kiện cần. Còn điều kiện đủ, và quan
trọng nhất, là phải có định hướng để nơng
dân đi đúng hướng.
Thực tế, nhiều quốc gia thực hiện hỗ
trợ, nhưng thường chỉ là hỗ trợ mục tiêu
an ninh lương thực, và khuyến khích sản
xuất. Ví dụ như trường hợp của Trung
Quốc hay Indonesia. Trong bối cảnh an
ninh lương thực chưa được đảm bảo, các
quốc gia này chỉ đưa tiền để người dân
tiếp tục sản xuất. Việt Nam có lợi thế là
một quốc gia đã có an ninh lương thực.
Do đó, chúng ta có thể hỗ trợ để tiến hành
một chuyển đổi thông minh hơn.
Hướng đi của chúng ta phải là tìm
những phương thức canh tác thân thiện
với môi trường. Nông nghiệp hiện là một
trong nhiều thủ phạm gây biến đổi khí

hậu nhưng nếu thay đổi phương thức
canh tác, nó sẽ lại là lời giải cho bài tốn
mơi trường. Các cây lương thực, dù là
cây ngắn ngày cũng góp phần hút khí
CO2 thơng qua quang hợp. Ngồi ra, đất
cũng có khả năng tích trữ các-bon, làm
giảm lượng khí thải nhà kính. Các tính
tốn trong chương trình 4 phần ngàn tại
Pháp cho thấy, nếu tăng khả năng hấp
thụ các-bon của đất, (chỉ ở 30cm bề mặt)
thêm bốn phần ngàn thông qua trồng cây,
không để đất trống đồi trọc (điều này khả
thi), thì nơng nghiệp Pháp góp phần đáng
kể vào giảm thải các-bon sản xuất. Nghĩa
là một phần lớn khối lượng CO2 mà nơng
Tạp chí

Tại Việt Nam,
khó khăn lớn nhất là
nguồn lực tài chính để tiến
hành hỗ trợ, nhưng thật ra,
hỗ trợ không phải là “cho
không” người nơng dân tiền,
mà chính là đầu tư để thơng
qua nơng nghiệp tiếp tục duy
trì các hàng hóa dịch vụ cơng
ích như sản xuất an tồn, điều
hịa khí hậu, bảo vệ hệ sinh
thái. Cần coi nó như là một hợp
đồng với xã hội, mà nhà nước

chỉ là người trung gian đảm
bảo, thông qua việc tái phân
bổ các nguồn lực tài chính.
nghiệp phát tán vào khí quyển sẽ được bù
đắp lại bởi khả năng hấp thụ CO2 của tồn
bộ diện tích đất nơng nghiệp bề mặt trên
lãnh thổ nước Pháp.
Vì vậy, nếu có một định hướng thơng
minh - ví dụ thơng qua nơng nghiệp sinh
thái - thì nơng nghiệp có thể sẽ là lối ra cho
các lĩnh vực khác của nền kinh tế, nhất là
các ngành công nghiệp đang phát thải.
Nghĩa là khi chu trình các-bon trong nơng
nghiệp tiến tới cân bằng khơng vay nợ, thì
các tích trữ các-bon thêm trong lịng đất
sẽ gánh bớt cho các khu vực khác như
cơng nghiệp và vận tải, giúp giảm sức ép
tổng thể lên mơi trường. Trường hợp này,
thậm chí có thể u cầu các doanh nghiệp
phát thải có trách nhiệm trực tiếp “trả
tiền” cho “dịch vụ” lưu trữ các-bon của
nông nghiệp (carbon farming), và như vậy
là bài tốn thu nhập của người nơng dân
sẽ có thêm đáp án.
Việc chuyển đổi hệ thống nơng nghiệp
hiện giờ vẫn còn là một lựa chọn của
chúng ta. Nhưng biến đổi khí hậu thì vẫn
diễn ra, đặc biệt là nếu chúng ta khơng
làm gì. Cần phải dũng cảm lựa chọn trước
khi biến đổi khí hậu trở nên khốc liệt và

không cho chúng ta cơ hội được lựa chọn
theo mong muốn trong 30 năm tới!
• số 76 (tháng 05/2022) •

11


th ời sự nông nghiệp

Nông nghiệp sinh thái,
“linh hồn” của nơng nghiệp bền vững
ĐÀO THẾ ANH

Cơng cụ chiến lược
Nói đến phát triển nơng nghiệp bền vững là nói
đến nơng nghiệp sinh thái, một nền nông nghiệp
cùng lúc áp dụng cả khái niệm và nguyên tắc sinh
thái, xã hội vào việc quản lý các hệ thống nông
nghiệp, lương thực và thực phẩm; tối ưu hóa quan
hệ tương tác giữa thực vật, động vật, con người và
môi trường, đồng thời chú ý đến các khía cạnh xã
hội cần được giải quyết để đạt được hệ thống lương
thực, thực phẩm bền vững và bao trùm.
Về cơ bản, nông nghiệp sinh thái mềm dẻo trong
các lựa chọn về qui mô (lớn - nhỏ) và tính chất (tích
hợp một phần hoặc tồn phần), bởi vậy giúp cung
cấp các giải pháp phù hợp với bối cảnh và giải quyết
các vấn đề của địa phương, khu vực.
Trên cơ sở mục tiêu bảo vệ và khai thác hoạt
động chức năng của hệ sinh thái (dịch vụ sinh thái),

nông nghiệp sinh thái có lợi thế thành cơng ở qui
mơ lớn, bởi vậy hình thức sản xuất nơng nghiệp này
thường dựa trên sự đồng sáng tạo kiến thức, kết
hợp khoa học với kiến thức truyền thống và thực
tiễn tại địa phương của các nhà sản xuất. Bằng cách
tăng cường khả năng tự chủ và năng lực thích ứng
của nhà sản xuất, nông nghiệp sinh thái tăng quyền
cho các nhà sản xuất và cộng đồng - đóng vai trị là
tác nhân tạo ra thay đổi.
Về mặt kỹ thuật, nông nghiệp sinh thái áp dụng
các nguyên tắc sinh thái trong thiết kế hệ thống sản
xuất nhằm tăng cường lợi ích sinh thái (như kiểm
soát sinh học, thụ phấn, tái tạo dinh dưỡng, bảo vệ

12

• Tạp chí

Việt Nam đang cơ cấu lại ngành nơng nghiệp theo hướng
phát triển bền vững, tối ưu hố chi phí sản xuất có tính đến
các yếu tố mới nảy sinh như tự do hóa thương mại, biến đổi
khí hậu, rủi ro dịch bệnh, kiểm soát thất thoát lương thực
thực phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường…
đất, nước…) theo các qui mô khác nhau. Các tiến
trình sinh thái sẽ được đẩy mạnh trên cơ sở áp dụng
công nghệ. Bởi vậy thâm canh nông nghiệp sinh
thái hiện đại có thể kết hợp với nơng nghiệp chính
xác và ứng dụng công nghệ số.
Gần đây, nông nghiệp sinh thái đã được các tổ
chức quốc tế và Liên Hợp Quốc đưa vào thảo luận

như là một công cụ chiến lược để đạt mục tiêu phát
triển bền vững vào năm 2030.

Giải pháp cho nông nghiệp Việt
Để phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất
nông nghiệp hiện đại của Việt Nam trong giai đoạn
tới sẽ phải là một nền nông nghiệp sinh thái thông
minh dựa trên ứng dụng đổi mới sáng tạo của các
hệ thống nông nghiệp sinh thái, kết hợp với các
phương thức quản trị thơng minh, chính xác, áp
dụng công nghệ số nhằm sản xuất ra nhiều sản
phẩm hơn trong điều kiện sử dụng tiết kiệm, bền
vững và hiệu quả các nguồn lực tự nhiên.
Để nông nghiệp sinh thái có điều kiện phát triển,
việc tích tụ, tập trung ruộng đất thành các trang trại
trung bình là một trong những giải pháp quan trọng,
tạo tiền đề để sản xuất trên quy mơ lớn và hình thành

• số 75
76 (tháng 05/2022)
04/2022)


thời sự nông nghiệ p

Sản xuất nông nghiệp
hiện đại của Việt Nam
trong giai đoạn tới
sẽ phải là nền nông
nghiệp sinh thái

thông minh.

thế hệ nông dân chuyên nghiệp làm chủ các doanh
nghiệp gia đình, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất. Giữa
các trang trại cần được hỗ trợ bởi liên kết, hợp tác
trong khuôn khổ các HTX Nông nghiệp và các dịch
vụ chuyển đổi số nhằm tăng hiệu quả. Cần cải thiện
các chính sách và quy định về sử dụng đất nông
nghiệp để giúp nông dân dễ dàng tạo ra các hệ thống
sản xuất bền vững và đa dạng hơn, như chuyển từ
thâm canh lúa hoặc ngô sang các hệ thống hỗn hợp
(ví dụ: lúa - tơm, trái cây, rau hữu cơ, hệ thống nông
lâm kết hợp, hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng trọt,
nông nghiệp bảo tồn, VAC…). Các hệ thống này cần
có chiến lược phát triển dài hạn, quản lý một cách hệ
thống liên ngành, tích hợp kiến thức khoa học và kiến
thức địa phương để tránh rủi ro trong chuyển đổi tự
phát gây mất cân bằng cung cầu thực phẩm và sử
dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên đất.
Gia tăng việc tiếp cận với các thị trường có yêu
cầu chất lượng cao để gia tăng hiệu quả sản xuất và
giảm thất thốt sau thu hoạch thơng qua áp dụng
cơ giới hóa, canh tác nơng nghiệp chính xác, nơng
nghiệp kỹ thuật số.
Chính quyền và cơ quan chun mơn cần ban
hành các hình thức khuyến khích để thúc đẩy
nghiên cứu, phát triển và áp dụng các giống cải tiến
thích ứng tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu
và thiên tai, đồng thời, chú trọng công tác thu thập,

bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi
quý bản địa làm vật liệu chọn tạo giống cả bằng hình
thức tại nơng hộ và ngân hàng gen; hỗ trợ người
nơng dân gìn giữ các giống cây, con q thơng qua

Mơ hình sản xuất lúa hữu cơ tại Quảng Trị.

Theo “Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn
bền vững giai đoạn 2021 - 2030” đã được Chính
phủ ban hành, nơng nghiệp Việt Nam sẽ hướng tới
cách tiếp cận đa mục đích nhằm tiếp tục chuyển
đổi thành quốc gia cung ứng hàng hóa nơng sản
ngày càng lớn mạnh, phục vụ nhu cầu về khối lượng
và chất lượng ngày càng tăng của thị trường trong
nước cũng như xuất khẩu; thích ứng thơng minh
với khí hậu, bảo vệ tài nguyên, các hệ sinh thái và
đa dạng sinh học; cung cấp nguồn sinh kế bền vững
trong khi vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là
cho người nghèo ở những vùng nông thôn.

hỗ trợ phát triển các giống địa phương thành sản
phẩm đặc sản, nâng cao giá trị kinh tế sản xuất, giúp
người dân gắn bó với sản xuất nơng nghiệp. Bên
cạnh đó, cần nghiên cứu các chính sách và chương
trình hỗ trợ kỹ thuật để khuyến khích áp dụng các hệ
thống sản xuất sinh thái, bền vững hơn (ví dụ: thực
hành nơng nghiệp sinh thái, nơng nghiệp chính xác,
nơng lâm kết hợp...) và trồng rừng đặc biệt trên các
vùng đất bạc màu, ven biển.
Hệ thống sản xuất tại những vùng có điều kiện

khắc nghiệt cần được đầu tư kết hợp với các ngành
nghề đi kèm (ví dụ: ngành bảo quản, chế biến, thu
mua và phân phối sản phẩm... ) Phát triển và thí điểm
các biện pháp khuyến khích để mở rộng quy mơ mơ
hình thơng minh với khí hậu nhằm giảm thiểu phát
thải nhà kính từ nơng nghiệp và góp phần tăng lưu
trữ các-bon. Thúc đẩy mở rộng mơ hình nơng nghiệp
đảm bảo dinh dưỡng ở các vùng miền núi, khó khăn
nhằm khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em.
Khuyến khích mơ hình nơng nghiệp đơ thị theo
hướng sinh thái kết hợp du lịch nhằm góp phần đảm
bảo an ninh lương thực thực phẩm đô thị và cải thiện
môi trường đô thị. Các doanh nghiệp, người sản suất
cũng phải áp dụng tư duy kinh tế nông nghiệp, ứng
dụng công nghệ số trong sản xuất nơng nghiệp
chính xác, tối ưu giá thành sản xuất, đảm bảo thu
nhập cho người sản xuất.
Chuyển đổi sang nơng nghiệp sinh thái sẽ góp
phần giúp Việt Nam đa dạng hóa cây trồng, nâng
cao năng lực của nông dân trong việc đảm bảo an
ninh lương thực, cung ứng sản phẩm an toàn thực
phẩm và tăng cường đa dạng sinh học nông nghiệp,
cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống sản xuất
trước biến đổi khí hậu.

Tạp chí

• số 75
76 (tháng 05/2022)
04/2022) •


13


th ời sự nông nghiệp

Hoạt động sản xuất
nông nghiệp gây phát
thải khí nhà kính rất lớn.

H

Cần khơi thơng nguồn lực xã hội
đầu tư vào nông nghiệp xanh, giảm phát thải

oạt động sản xuất nơng nghiệp
gây phát thải khí nhà kính rất
lớn. Theo tính tốn của các cơ
quan chức năng, sản xuất nông nghiệp
ở Việt Nam phát thải khoảng 30% tổng
lượng phát thải khí nhà kính tồn quốc.
Phát thải khí trong sản xuất nông nghiệp
tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực trồng lúa
nước, chăn nuôi và quản lý đất, sử dụng
phân bón và quản lý đất phát thải, đốt tàn
dư thực vật. Các loại khí nhà kính phát
thải chính trong nơng nghiệp bao gồm khí
CH4, N2O và CO2.

Nhiều mơ hình canh tác

giảm phát thải đã được
thiết lập
Những năm qua, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã thực hiện nhiều
giải pháp để phát triển nông nghiệp mang
lại năng suất cao, phát thải thấp và bảo vệ
môi trường, nhằm giảm phát thải khí nhà
kính. Ở cấp độ của Bộ Nơng nghiệp và Phát
triển nông thôn, Dự án “Chuyển đổi nông
nghiệp bền vững tại Việt Nam” (VnSAT) do
Ngân hàng Thế giới tài trợ chính với tổng
số vốn tương đương khoảng 301 triệu USD
thực hiện từ năm 2015 - 2022, cũng đã có
tác động rất lớn thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp giảm phát thải khí nhà kính. Đối với

14

• Tạp chí

Chu Khơi

Ngành nơng nghiệp Việt Nam
cần ưu tiên tăng cường sự tham
gia của tư nhân vào phát triển nông
nghiệp xanh, phát thải các-bon
thấp. Muốn vậy, cần rà sốt các
chính sách hiện có về hỗ trợ thâm
canh nông nghiệp không bền vững,
tăng cường khung pháp lý và các

thể chế hỗ trợ nông hộ nhỏ.
ngành lúa gạo, VnSAT giúp nông nghiệp
Việt Nam chuyển đổi theo hướng bền
vững, đồng thời định hướng và giúp người
dân thực hành nhiều tiến bộ kỹ thuật như
“1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng”, vừa giúp
tăng năng suất lúa gạo vượt trội, vừa giúp
giảm phát thải khí mê tan (CH4).
Nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng đã
hưởng ứng tham gia sản xuất hàng hóa
nơng sản xanh, phát thải các-bon thấp.
Điển hình như, IDH đã xây dựng cảnh quan
bền vững cho sản xuất cà phê các tỉnh Tây
Nguyên; Tập đoàn Lộc Trời sản xuất lúa
SRP; các HTX thanh long Global GAP Bình
Thuận; HTX tôm - lúa Bạc Liêu; Hệ thống
theo dõi dấu chân các-bon trong sản xuất
lúa do TE, Oxfam, IRRI; Hệ thống Biofloc
trong nuôi tôm siêu thâm canh; Hệ thống
sử dụng đèn LED cho đánh bắt xa bờ...

• số 76 (tháng 05/2022)

Đặc biệt, hệ sinh thái nông nghiệp
xanh được MEVI thiết lập, đang thu hút
hàng chục nghìn hộ nơng dân cùng hàng
trăm doanh nghiệp nhỏ trên cả nước
tham gia. Bà Nguyễn Thị Thu, Giám đốc,
Sáng lập MEVI cho biết, công ty được
thành lập vào đầu năm 2020, đã chọn

hướng đi tập trung vào việc thúc đẩy phát
triển nơng nghiệp an tồn gắn với chế
biến. Hiện tại, MEVI đang xây dựng 3 hệ
sinh thái. Một là, hệ sinh thái MEVI farm,
với mục tiêu hỗ trợ các hộ nông dân, các
trang trại xây dựng mơ hình canh tác sinh
thái hữu cơ, bền vững với mơi trường và an
tồn với sức khỏe của con người. Hai là hệ
sinh thái MEVI factory, tập hợp các doanh
nghiệp nhỏ có xưởng chế biến nơng sản,
nhằm tạo ra nơng sản chế biến theo tiêu
chí MEVI đặt ra, để thu mua nông sản từ
các MEVI farm. Các hoạt động chế biến
khơng chỉ phải đảm bảo an tồn vệ sinh
thực phẩm, sản phẩm đạt chất lượng cao,
mà còn phải giảm phát thải khí nhà kính,
khơng gây ơ nhiễm mơi trường. Và ba là,
hệ sinh thái MEVI shop. Đến nay, đã có
250 đại lý tham gia MEVI shop, phần lớn
họ là các cá nhân, trong đó có nhiều giáo
viên thích kinh doanh, được MEVI đào tạo,
trang bị những kiến thức về kinh doanh và
tiêu dùng xanh, bền vững.


thời sự nông nghiệ p

Kỳ vọng về dự án
“Phát triển chuỗi giá trị
nông nghiệp các-bon thấp”

Hiện tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cùng các địa phương đang gấp
rút xây dựng kế hoạch để triển khai dự án
“Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp các
bon thấp” với tổng kinh phí dự kiến 390
triệu USD.
Ơng Nguyễn Thế Hinh - Phó Trưởng
Ban Quản lý các dự án (CPO) Nông nghiệp,
cho biết dự án “Phát triển chuỗi giá trị
nông nghiệp các-bon thấp” có tổng kinh
phí dự kiến 390 triệu USD. Trong đó, vốn
vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển
quốc tế (IBRD) là 300 triệu USD, vốn đối
ứng của Chính phủ 60 triệu USD, và vốn
viện trợ khơng hồn lại 30 triệu USD. Dự án
sẽ được triển khai trong 6 năm từ 2023 2029, gồm 3 hợp phần: Nông nghiệp xanh
và các-bon thấp bền vững; Tăng cường
quản lý rủi ro khí hậu; Tăng cường khả
năng tiếp cận thị trường các-bon và phát
triển thị trường cho các sản phẩm nông
nghiệp xanh và các-bon thấp.
Ban CPO nông nghiệp đề xuất một số
nhiệm vụ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trong Dự án này, gồm: Xây dựng
cổng thông tin số quốc gia về đăng ký
nông dân bằng ID trang trại; Xây dựng các
trạm quan trắc và trung tâm giám sát nông
nghiệp quốc gia, khu vực để thu thập,
giám sát dữ liệu về khí hậu, nước và đất;
Xây dựng quỹ các-bon và cơ chế chia sẻ

lợi ích từ tín dụng các-bon cho nơng dân
và doanh nghiệp nông nghiệp tham gia.
Ở cấp địa phương, các hạng mục chủ
yếu nằm ở sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ
tầng; Hỗ trợ các phịng thí nghiệm, trung
tâm nghiên cứu và dịch vụ đổi mới giống
và làm đầu mối kỹ thuật cho người dân;
Phát triển các nền tảng kỹ thuật số để
đăng ký nông dân bằng ID trang trại.

Doanh nghiệp tư nhân
là động lực chính của
nơng nghiệp xanh
Ơng Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn cho

Châu Á – Thái Bình Dương, việc xây dựng
nền nơng nghiệp giảm phát thải các-bon
địi hỏi chi phí khơng hề nhỏ và Việt Nam
cần kết hợp các chính sách chuyển đổi
tham vọng với chiến lược định giá các-bon.
“Mức thuế các-bon thấp như hiện nay còn được gọi là Thuế Bảo vệ Môi trường
(EPT) - cần được tăng dần trong thời gian
sắp tới. Việc kết hợp các chính sách ngành
và chiến lược định giá các-bon là điều kiện
cần thiết để đưa nền kinh tế đi vào quỹ đạo
tiến tới mức phát thải rịng bằng 0”, ơng
Alfonso Garcia Mora nêu quan điểm.Ông
Alfonso Garcia Mora khuyến cáo, Việt Nam
cần thực hiện những cải cách và đầu tư để

khắc phục tình trạng sản xuất lúa gạo và
chăn nuôi phát thải nhiều các-bon. Cơng
cuộc chuyển đổi này địi hỏi các doanh
nghiệp nơng nghiệp phải truy vết dấu
chân sinh thái trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, đồng thời ứng dụng phương thức
kinh doanh xanh hơn, sạch
hơn. Để thực hiện thành
cơng q trình chuyển đổi
“Mức thuế các-bon thấp như hiện nay - còn phương thức sản xuất lương
được gọi là Thuế Bảo vệ Môi trường (EPT)
thực tại Việt Nam, cần có
- cần được tăng dần trong thời gian sắp
hướng dẫn rõ ràng về mục
tới. Việc kết hợp các chính sách ngành và
tiêu đề ra cũng như có các
chiến lược định giá các-bon là điều kiện
cơ chế khuyến khích doanh
cần thiết để đưa nền kinh tế đi vào quỹ đạo
nghiệp để áp dụng các thực
tiến tới mức phát thải rịng bằng 0”, ơng
hành mới theo hướng khử
Alfonso Garcia Mora nêu quan điểm.
các-bon.
Bà Dina Umali-Deininger, Giám đốc
Bà Lê Hồng Anh, Vụ Khoa học Cơng
nghệ và Mơi trường, Bộ Nông nghiệp và Ban Nông nghiệp của Ngân hàng Thế
Phát triển Nông thôn, cho hay nhu cầu giới cho rằng, Việt Nam cần ưu tiên tăng
tài chính cho ứng phó biến đổi khí hậu tại cường sự tham gia của tư nhân vào phát
các nước đang phát triển lớn hơn gấp 5 - triển nông nghiệp xanh, phát thải các-bon

10 lần các dịng tiền mà các quỹ tài chính thấp. Muốn vậy, cần rà sốt các chính sách
cơng quốc tế hiện tại huy động được cho hiện có về hỗ trợ thâm canh nơng nghiệp
ứng phó biến đổi khí hậu. Chi phí giảm khơng bền vững, tăng cường khung pháp
phát thải các-bon theo tính tốn của Cục lý và các thể chế hỗ trợ nông hộ nhỏ.
Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) vào năm “Cùng với đó, cần xây dựng cơ chế tài
2021 ước khoảng 1000 USD/tấn CH4 giảm chính các-bon để khuyến khích chuyển
phát thải (35,7 USD/tấn C02 tương đương). đổi sang các phương thức canh tác nông
Trong quản lý chất thải chăn nuôi, cần nghiệp phát thải các-bon thấp. Cần phát
khoảng 1700 USD/tấn CH4 giảm phát thải triển hệ thống Đo lường, Báo cáo và Xác
minh (MRV) đối với tín chỉ các-bon trong
(60,7USD/tấn CO2 tương đương).
Theo ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ nông nghiệp”, bà Dina Umali-Deininger
tịch Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) Khu vực nhấn mạnh.
biết, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thơn đang xây dựng Kế hoạch giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính ngành nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn giai đoạn
2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Để thực hiện
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông
thôn bền vững, và các cam kết quốc tế
hướng tới đưa phát thải khí nhà kính về “0”
vào năm 2050, Việt Nam cần phải có những
nỗ lực rất lớn, khơng chỉ từ phía Chính phủ,
mà cả khối tư nhân, doanh nghiệp, người
sản xuất trực tiếp cùng tham gia thực hiện
ở các quy mô khác nhau để khơi thơng
nguồn lực đầu tư của tồn xã hội.
“Các nguồn lực này tập trung vào
chuyển đổi mơ hình sản xuất từ “tăng
trưởng về sản lượng, năng suất, sử dụng

nhiều đầu vào, thâm dụng tài ngun” sang
mơ hình tăng trưởng nơng nghiệp “xanh, ít
phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu”,
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Tạp chí

• số 76 (tháng 05/2022) •

15


th ời sự nông nghiệp

Cơ hội vàng cho hàng xuất khẩu
Việt Nam đến Trung Đông sau đại dịch
TUẤN ANH

Trung Đông đang nổi lên như thị trường xuất khẩu tiềm năng cho doanh nghiệp
Việt Nam, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Trung Đơng là khu vực có dân số đơng
(khoảng 400 triệu dân) bao gồm 16 quốc gia và mức thu nhập bình quân đầu người cao.

Nhiều dư địa cho xuất khẩu
Theo ơng Nguyễn Tuấn - Phó Giám
đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và
Đầu tư TP.HCM (ITPC), Trung Đông có nhu
cầu nhập khẩu rất lớn đối với các mặt
hàng như đồ gỗ, ngũ cốc, giày dép, dệt
may... Giá trị mỗi loại ước tính từ 2 đến 8 tỷ
đơla Mỹ. Đây đều là những mặt hàng thế

mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng
các mặt hàng này của Việt Nam trong cơ
cấu hàng nhập khẩu của các nước Trung
Đông vẫn còn thấp, chưa tương xứng với
tiềm năng. Riêng các mặt hàng nơng sản
chế biến thì ngay trong thời gian khó khăn
do đại dịch Covid-19 vẫn đạt tăng trưởng
tốt. Tại UAE, tổng kim ngạch xuất khẩu
nhóm hàng nơng sản của Việt Nam năm
2021 đạt trên 183 triệu USD, tăng 55,58%
so với năm 2020 (gần 117,6 triệu USD).

16

• Tạp chí

Ngành nơng nghiệp ở các nước Trung
Đông chưa phát triển do điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt. Cơng nghiệp sản xuất
cũng ít phát triển. Do vậy, khu vực này vẫn
phải nhập khẩu nhiều thực phẩm, hàng
tiêu dùng. Theo thống kê, các quốc gia
Trung Đông nhập khẩu khoảng 80% lương
thực, thực phẩm, tương đương khoảng
40 tỷ USD/năm. Đến năm 2035, tổng giá
trị nhập khẩu lương thực, thực phẩm
của các nước vùng Trung Đông dự kiến
sẽ tăng lên 70 tỷ USD/năm. Trong khi đó,
năm 2020, kim ngạch nhập khẩu từ Việt
Nam của các nước GCC (Gulf Cooperation

Council - Hiệp hội hợp tác các tiểu vương
quốc Ả Rập vùng Vịnh) chỉ đạt 4,9 tỷ USD,
chiếm 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của
các nước GCC. Tỷ trọng này cho thấy cơ

• số 76 (tháng 05/2022)

hội mở rộng thị phần cho hàng hóa Việt
Nam cịn rất lớn.
Theo ơng Nguyễn Mạnh Tuấn - Đại sứ
Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Các
tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE),
cơ hội xuất khẩu hàng hóa vào các quốc
gia thuộc GCC đang mở rộng đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt
Nam, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 hoành hành khiến nguồn cung
trên toàn cầu bị đứt gãy. Khi dịch bệnh
được khống chế, nhu cầu nhập khẩu các
loại sản phẩm nông sản thiết yếu tăng cao
hơn bao giờ hết để bù đắp sự thiếu hụt
trong thời kỳ “tạm thời đóng cửa”. Những
loại nông sản mà các nước này cần là ngũ
cốc, hạt tiêu, hạt điều, chè, cà phê, thịt,
sữa và sản phẩm sữa, rau củ quả các loại,


thời sự nông nghiệ p

thực phẩm hữu cơ, đồ uống, bánh mì, thảo

dược… Vấn đề là các doanh nghiệp xuất
khẩu nơng sản Việt Nam có chuẩn bị sẵn
sàng để vào thị trường này với những loại
sản phẩm phù hợp hay khơng.

Thuế nhập khẩu thấp
Ơng Ngơ Tồn Thắng - Đại sứ Đặc
mệnh toàn quyền Việt Nam tại Kuwait,
cho biết quan hệ thương mại của Việt
Nam với khu vực Trung Đông chủ yếu tập
trung vào các quốc gia thuộc GCC như
Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất
(UAE), Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain,
Qatar và Oman với tổng dân số 65 triệu
người năm 2021. Sáu nước thuộc GCC nói
trên đều là thành viên của WTO nên Việt
Nam sẽ có nhiều thuận lợi khi tham gia
thị trường này.
Thêm nữa, Việt Nam có quan hệ ngoại
giao, quan hệ hợp tác truyền thống hữu
nghị lâu dài với các nước GCC. Hai bên có
khn khổ pháp lý khá đầy đủ cho việc
phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác
(Việt Nam đã ký các Hiệp định Hợp tác
kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật
với 5/6 nước, ký hiệp định thương mại 2/6
nước; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
với 5/6 nước GCC; Hiệp định khuyến khích
và bảo hộ đầu tư với 4/6 nước; Hiệp định
về vận chuyển hàng không với 5/6 nước;

Thành lập Ủy ban liên Chính phủ/Ủy ban
hỗn hợp với 5/6 nước GCC).
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam sang các nước GCC gia tăng nhanh
chóng và có mức tăng đột biến từ năm
2012 đến nay. Nếu như năm 2012, kim

ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
sang các nước GCC mới đạt 2,7 tỷ USD,
thì tới năm 2021 đã tăng gấp 4,6 lần, đạt
12,5 tỷ USD. Một thuận lợi nữa khi xuất
khẩu sang Trung Đông là mức thuế nhập
khẩu chỉ khoảng 0% - 5% đối với hàng
hóa nhập khẩu từ bên ngồi khối. Đây là
thuận lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp
Việt Nam.
Đơn cử như Kuwait, nơi tiêu dùng nội
địa chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu.
Kuwait hiện chưa áp dụng thuế VAT và
thuế thu nhập cá nhân. Đây là nước có
lượng lao động nhập cư chiếm phần
lớn dân số nên nhu cầu sản phẩm đa

Những năm đây, kim ngạch xuất khẩu
của TP.HCM sang các quốc gia Trung
Đông tăng đều theo các năm. Cụ thể, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 của
TP.HCM và UAE ước đạt 340 triệu USD;
trong đó xuất khẩu ước đạt 230 triệu USD,
tăng 12% so với năm 2020. Xuất khẩu của

TP.HCM sang Iraq ước đạt trên 130 triệu
USD năm 2021, tăng 21%.

quốc gia Hồi giáo là việc sản phẩm phải
có giấy chứng nhận về tiêu chuẩn, kiểm
định chất lượng, nhãn mác… do Tổ chức
tiêu chuẩn và Đo lường vùng Vịnh (GSMO)
cấp và đặc biệt là phải có giấy chứng nhận
Halal đối với các sản
phẩm thực phẩm,
thủy sản nhập khẩu.
Chứng nhận Halal là chương trình đánh giá
Theo bà Nguyễn
theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm/dịch vụ
Thị
Ngọc
Hằng - Giám
có trách nhiệm. Theo đó, doanh nghiệp cần đáp
đốc Marketing Văn
ứng được đồng thời 2 điều kiện là nguyên liệu
phòng chứng nhận
Halal và dây chuyền sản xuất Halal.
Halal (HCA Việt Nam),
dạng về chủng loại, chất lượng. Cư dân chứng chỉ Halal là điều kiện quan trọng
Kuwait có mức thu nhập bình qn để doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
25.000 USD/năm/người, nền kinh tế có vào được thị trường các quốc gia Hồi giáo
nội lực, ít chịu tác động của suy thối kinh cũng như gia tăng cơ hội tham gia vào
tế thế giới và đang tiếp tục tăng trưởng chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản phẩm
mạnh. Ơng Ngơ Tồn Thắng khẳng định Halal toàn cầu.
Hiện tại, các quốc gia Hồi giáo chưa

hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm…
của Việt Nam đã tạo được chỗ đứng tại đồng nhất về chứng nhận Halal mà có
thị trường Kuwait và có sức cạnh tranh những yêu cầu và tiêu chuẩn Halal riêng
theo từng quốc gia như quy định của các
cao so với hàng Trung Quốc, Malaysia.
nước vùng Vịnh (GGC), Quy định của UAE
CHUẨN bị gì để vào
(ESMA)… Do vậy, các doanh nghiệp Việt
thị trường này
cần chú ý và chuẩn bị đủ các chứng nhận
Rào cản thương mại tại thị trường các Halal phù hợp với từng nước.
Việc tiếp cận thị trường Trung Đông
chưa đầy đủ dẫn đến thiếu thơng tin liên
Các chương trình chứng nhận
quan thanh toán hoặc logistics là trở ngại
lớn cho nhiều doanh nghiệp Việt. Do vậy,
doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ thơng tin
cũng như tham vấn về chính sách, về
khảo sát thị trường, kết nối giao thương
và gặp gỡ các nhà phân phối hiện đại tại
khu vực Trung Đông từ các cơ quan, tổ
chức ngoại giao cũng như các cơ quan
chuyên mơn khác của Việt Nam như
ITPC, VCCI…
Tạp chí

• số 76 (tháng 05/2022) •

17



th ời sự nông nghiệp

Mở đường
cho vựa nông sản
Vĩnh Tường

Hằng năm, nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của
ĐBSCL lên đến hàng chục triệu tấn, song tỷ lệ đường bộ cao tốc của
vùng hiện thấp nhất cả nước, chỉ được 40km, chiếm 3,4%

Đ

BSCL là vựa nông sản chủ lực
của cả nước, đóng góp khoảng
90% sản lượng gạo, 65% sản
lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây
cho xuất khẩu của cả nước. Thế nhưng
nông sản trong vùng đang bị kìm hãm bởi
nhiều yếu tố, trong đó có gánh nặng về chi
phí logistics, hiện chiếm cao nhất và bất
hợp lý - lên đến 30% giá thành sản phẩm.

Những điểm nghẽn
khiến logistics ì ạch
Theo ơng Phạm Minh Hải, Viện Chiến
lược và phát triển Giao thơng - Vận tải,
ngồi tỷ lệ đường cao tốc thấp nhất cả
nước, các tuyến trục ngang ĐBSCL hầu hết
đều nhỏ hẹp (quy mô đường cấp IV - V, 2 làn

xe); các trục liên kết nội vùng chưa được
đầu tư; hệ thống đường nội vùng (đường
tỉnh, đường huyện..) với khoảng 60% - 70%
số tuyến chưa đạt về cường độ yêu cầu và
tiêu chuẩn đường vào cấp quy hoạch. Cịn
hệ thống đường bộ kết nối đối ngoại đến

18

• Tạp chí

các cửa khẩu chưa hồn chỉnh, đồng bộ
để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách
và hàng hóa liên vận quốc tế. Kết nối giao
thông đường bộ với hệ thống cảng biển,
cảng thủy nội địa còn nhiều hạn chế…
Tại ĐBSCL, giao thơng đường thủy nội
địa đóng vai trị then chốt nhưng thiếu đầu
tư trầm trọng. Cảng biển tại ĐBSCL còn
thiếu, nhất là cảng nước sâu cho tàu vận
chuyển container xuất khẩu. Đặc thù hàng
hóa của ĐBSCL là hàng nơng sản, trong khi
hiện nay chưa hình thành các cảng biển
tiếp nhận tàu có trọng tải lớn (từ 30.000 50.000 tấn) và cảng biển mang tính chất
cảng cửa ngõ khu vực. Phần lớn hàng hóa
đi biển xa đều phải tiếp chuyển đến khu
vực cảng biển Đông Nam bộ. Đồng thời,
trong khu vực cũng chưa hình thành các
trung tâm logistics có quy mơ lớn để phục
vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng logistics
phân tán và manh mún, thiếu các trung tâm
logistics đáp ứng tồn diện nhu cầu xuất

• số 76 (tháng 05/2022)

Cảng Cái Cui - một trong
những cảng hoạt động tấp
nập tại ĐBSCL.

khẩu. Ông Nguyễn Phương Lam - Giám
đốc Phịng Thương mại và Cơng nghiệp
Việt Nam chi nhánh tại Cần Thơ, nhận định:
ĐBSCL còn thiếu các trung tâm logistics
trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ
tinh, thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho
ở các cảng, thiếu đơn vị kiểm định vệ sinh
an toàn thực phẩm, chiếu xạ đạt chuẩn…
Chính vì vậy, phần lớn hàng hóa xuất nhập
khẩu từ ĐBSCL phải trung chuyển qua các
cảng Cát Lái ở TP.HCM và Cái Mép - Thị Vải
của Bà Rịa - Vũng Tàu, làm tốn nhiều thời
gian và chi phí, ảnh hưởng đến sức cạnh
tranh hàng hóa trên thị trường.
Ơng Phạm Tiến Hoài - Tổng Giám
đốc Hanh Nguyen Logistics (đặt tại Hậu
Giang) cũng cho rằng những yếu kém
về giao thông và luồng vào cảng biển đã
khiến chi phí logistics của nơng sản Việt
Nam rất cao, mất lợi thế so với Trung Quốc,

Thái Lan, Indonesia, Philippines. Chi phí
này chiếm 30% giá thành trong khi Thái
Lan là 12,5%, thế giới là 14%.

Đầu tư mạnh hơn,
nhanh hơn cho logistics
Ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch HĐQT


câu chuyện nông nghiệ p

Đồng Tâm Group, cho biết trong đại
dịch Covid-19, các cảng biển quá
tải do thiếu hụt nhân lực và thiếu vỏ
container rỗng, chi phí vận tải tăng
cao... đã tác động lớn đến doanh
nghiệp xuất nhập khẩu và doanh
nghiệp logistics. Ơng kiến nghị Chính
phủ và các bộ ngành cần quan tâm
hồn chỉnh hệ thống giao thơng thủy
- bộ khu vực phía Nam, góp phần giảm
chi phí logistics để thúc đẩy phát triển
kinh tế ĐBSCL và cả nước.
Đồng quan điểm, ông Võ Thanh
Phong, Tổng Giám đốc Công ty TNHH
MTV Dịch vụ Hàng hải Hậu Giang
(VIMC Hậu Giang) đề xuất Chính phủ
cần tiếp tục hồn thiện, duy tu kênh
Quan Chánh Bố, đảm bảo cho tàu biển
có trọng tải lớn (10.000 tấn đầy tải,

20.000 tấn giảm tải) vào các cảng trên
sông Hậu; mở rộng và nạo vét kênh
Chợ Gạo (Tiền Giang) trên tuyến thủy
lộ quốc gia, huyết mạch nối TP.HCM,
Long An với các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Theo ông Lê Tiến Cơng - Phó Tổng
Giám đốc Cơng ty CP Cảng Cần Thơ,
hệ thống kênh, rạch, sơng ngịi khu
vực ĐBSCL rất đa dạng và thuận lợi
cho việc vận tải hàng hóa đường thủy
phục vụ chế biến và xuất khẩu. Tuy
nhiên, với những độ sâu khác nhau,
hệ thống giao thông thủy không đồng
bộ đã khiến việc vận chuyển khó liên
thơng, thường xun phải thay đổi
phương tiện vận tải khiến chi phí cho
việc xếp dỡ hàng hóa (từ phương tiện
nhỏ sang phương tiện lớn hoặc ngược
lại) tăng lên rất cao.
Bên cạnh đó, theo ơng Cơng,
ĐBSCL cũng cần có những điểm chứa
(depot) container, sửa chữa container
phục vụ cho việc vận chuyển. Hiện tại,
để đóng hàng lên container xuất đi
nước ngoài, chúng ta phải chuyển một
container rỗng từ TP.HCM xuống. Nếu
có điểm lưu chứa container tại đây,
việc đóng và xuất hàng sẽ nhanh hơn,
chi phí sẽ thấp hơn…


Trồng mít Thái trên đất lúa: mừng hay lo?
Nguyễn Việt Hưng

Hơn chục năm trở lại đây, mít Thái Lan ngày càng được nông dân các tỉnh
miền Tây, miền Đông Nam bộ và vùng Tây nguyên ưa chuộng, chọn trồng
đại trà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

M

ít Thái khơng kén đất trồng, trái
ngọt, thơm và có trái quanh năm,
thời gian từ lúc đặt hom giống tới khi mít
ra trái chỉ mất 1,5 - 2 năm.
Theo những nơng dân có thâm niên
“làm bạn” với cây mít Thái tại Long An,
Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…, trừ
những lúc thị trường xuất khẩu sang
Trung Quốc bị ngắt qng, cịn lại, mít
Thái có nguồn tiêu thụ khá ổn định, mang
lại cho người trồng thu nhập cao. Do vậy,
không chỉ tận dụng đất vườn để trồng
mít mà những năm gần đây, nơng dân ở
nhiều địa phương cịn chuyển đất trồng
lúa kém hiệu quả sang trồng mít Thái. Tại
xã Tân Hiệp huyện Thạnh Hóa (Long An),
ơng Nguyễn Văn Tấn đã chuyển đổi 3 sào
lúa canh tác không hiệu quả sang trồng
mít. Sau 17 tháng tính từ lúc đặt cây giống,
vườn mít Thái của ơng hiện bắt đầu cho
trái. Trái mùa đầu chưa nhiều, quả không

lớn nhưng gặp đúng thời điểm giá mít hơn
20.000 đồng/kg mua tại vườn nên ơng
cũng thu được kha khá. Tương tự, chị Lê
Thị Tuyết ở xã Tân Kiều huyện Tháp Mười

Ông Nguyễn Văn
Tấn (Long An)
bên cây mít cho
trái mùa đầu tiên.

Tạp chí

(Đồng Tháp) cũng chuyển 4 cơng đất lúa
thành đất vườn để trồng mít Thái gần 6
năm nay. Chị cho biết tiền đầu tư để trồng
mít khơng phải ít nhưng bù lại, chỉ sau gần
2 năm tính từ lúc vườn mít Thái cho thu
hoạch thì gia đình chị đã trả hết nợ vay.
Chị Tuyết kể: “Chỉ cần mỗi cây mít 1 năm
cho 4 trái, mỗi trái nặng trung bình 10kg,
với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg thì đã
thu được 800.000 đến 1 triệu đồng. Làm 1
công ruộng mà khơng mất mùa, được giá
thì cũng chỉ lời 1 - 1,5 triệu đồng/vụ”.
Trên thực tế, trong 10 năm trở lại đây,
giá mít Thái xuất khẩu thu mua tại vườn
dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg,
giúp người trồng mít có thể thu được cả
trăm triệu đồng trên một công đất mỗi
năm. Những lúc khan hiếm, giá mít lên

tới 50.000 - 70.000 đồng/kg thì nguồn
thu có thể đạt vài trăm triệu đồng/công/
năm. Không chỉ phát triển mạnh ở Nam
bộ, Tây nguyên, thời gian gần đây một số
địa phương như Hưng Yên, Hải Dương, Hà
Nam… ở phía Bắc cũng bắt đầu trồng mít
Thái trên đất chun canh lúa trước đây.
Khơng thể phủ nhận hiệu quả kinh tế
trước mắt của cây mít Thái, tuy nhiên, việc
người dân đua nhau mở rộng diện tích mít
Thái là điều cần cảnh báo, nhất là khi nơng
dân tự phát chuyển đất lúa thành đất
trồng mít. Điều cần lưu ý nữa là có tới 90%
sản lượng mít của nước ta xuất khẩu sang
một thị trường duy nhất là Trung Quốc.
Điều này khiến người trồng mít thường
xuyên đối diện rủi ro vì chỉ cần thị trường
này biến động, sản phẩm sẽ không tiêu
thụ được - như đã từng xảy ra với nhiều
loại nơng sản khác. Đã khơng cịn sớm
để các cơ quan hữu quan cũng như chính
quyền địa phương lưu ý và đưa ra những
giải pháp hợp lý cho việc này!
• số 76 (tháng 05/2022) •

19


câu chuyện nông nghiệ p


Nông trại sạch làm sản phẩm chế biến

Mơ hình canh tác
của Trang Trại Việt.
Ảnh: Bình Ngun

BÌNH NGUYÊN

T

Tự chế biến, không ngừng đa dạng sản phẩm để chủ động hơn về đầu ra cũng như tăng thêm
giá trị cho nông sản đang là hướng đi của những nông trại sản xuất sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

rong giai đoạn thị trường có
nhiều khó khăn do ảnh hưởng
dịch Covid-19, nhiều trang trại
sản xuất hữu cơ, sản xuất sạch tại Đồng
Nai đã đầu tư chế biến sản phẩm từ nguồn
nguyên liệu do trang trại sản xuất. Đây là
xu hướng mới giúp các trang trại sản xuất
chủ động được đầu ra, đa dạng sản phẩm
và gia tăng giá trị cho các sản phẩm tại
trang trại.

Đặc sản an toàn
Nhiều năm qua, người tiêu dùng đã
biết đến sản phẩm rau, trái sạch của
trang trại sản xuất cơng nghệ cao, an
tồn có quy mô cả chục héc-ta của Công
ty TNHH Trang Trại Việt ở xã Xuân Trường

huyện Xuân Lộc. Sản phẩm của trang trại
đã được cấp chứng nhận GlobalGAP và
đang trong quá trình làm chứng nhận sản
phẩm hữu cơ.
Tết Nguyên đán 2022 vừa qua, Cơng

20

• Tạp chí

ty TNHH Trang Trại Việt đưa ra thị trường
nhiều loại đặc sản không đụng hàng, được
chế biến từ nguồn rau, trái sạch trồng
trong trang trại như dưa lưới non ngâm
5 vị; rượu dưa lưới; nước ép dưa lưới; rau,
trái cây sấy lạnh… Ơng Trần Quang Tính Giám đốc Công ty TNHH Trang Trại Việt,
chia sẻ: “Tôi mất 2 năm mới ra được sản
phẩm rượu dưa lưới lên men tự nhiên. Q
trình sản xuất, chúng tơi tn thủ chặt chẽ
quy trình tiệt trùng. Sản phẩm này của
chúng tôi không bị đụng hàng do nguyên
liệu chế biến được trồng theo chuẩn hữu
cơ mới ra được hương vị, chất lượng riêng
khơng đâu có”.
Trang Trại Việt hiện đang tiếp tục
nghiên cứu để có thể tung ra thị trường
thêm nhiều sản phẩm chế biến độc, lạ,
đảm bảo dinh dưỡng và nhất là an tồn
từ nguồn nơng sản sạch do trang trại sản
xuất. Các sản phẩm chế biến của trang

trại từ nguyên liệu đến quy trình chế biến

• số 76 (tháng 05/2022)

Quy trình sấy lạnh trái cây, rau quả ở Cơng ty TNHH
Trang Trại Việt, huyện Xuân Lộc. Ảnh: Bình Nguyên

đều được nghiên cứu, đầu tư bài bản
nhằm có được hương vị và chất lượng tốt
nhất. Ơng Tính dẫn chứng: món dưa lưới
non ngâm 5 vị của trang trại dùng nguyên
liệu là trái dưa lưới non trồng theo chuẩn
hữu cơ được sấy lạnh để giữ nguyên
vitamin và dinh dưỡng của trái tươi; quy
trình ngâm chua hồn tồn tiệt trùng để


câu chuyện nông nghiệ p

sản phẩm giữ được độ tươi ngon mà vẫn
để được lâu không cần đến các chất phụ
gia, bảo quản.
Tại xã Gia Tân 3 huyện Thống Nhất,
HTX Nơng trại Dốc Mơ (Dốc Mơ Farm) hoạt
động hồn tồn tự cung tự cấp từ thịt, rau
quả, trái cây đến các loại dược liệu… Nông
trại làm nông theo phương pháp thuận tự
nhiên khơng hóa chất, tự ủ phân xanh để
cải tạo đất và bón cho cây trồng; ni heo,
gà, vịt bằng cám, bắp, rau vườn. Trong

sinh hoạt hằng ngày, nông trại sử dụng
các loại vật liệu thân thiện với môi trường
như chai thủy tinh, túi giấy thay cho đồ
nhựa; nước tắm, nước gội đều làm từ cây
cỏ, thảo dược trong vườn.

Gia tăng giá trị cho sản
phẩm và khép kín quy trình
sản xuất
Những nơng trại sản xuất sạch đầu tư
cho chế biến tuy có sản phẩm, cách làm
khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu
là cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho
cộng đồng. Đầu tư cho chất lượng cũng là
điều các trang trại kiên trì thực hiện nhiều
năm qua. Nhờ đó, sản phẩm của họ ngày
càng được người tiêu dùng đón nhận.
Như ở Dốc Mơ Farm, trang trại này
hiện đang xây dựng chuỗi liên kết từ sản
xuất, chế biến kết hợp với du lịch cộng
đồng để nâng cao giá trị nơng sản tại nơng
trại. Theo đó, nơng trại đã đầu tư xưởng
chế biến các loại nông sản từ nguyên liệu
sạch sản xuất tại chỗ như: xúc xích, lạp
xưởng, thịt xơng khói, thịt lên men làm
theo phương pháp truyền thống của Đức;
một số sản phẩm trà thảo dược, tiêu hữu
cơ, mứt trái cây… Ơng Phạm Ngọc Thọ,
Giám đốc HTX Nơng trại Dốc Mơ, chia sẻ:
“Trang trại không chỉ là nơi làm ra bó rau,

cân thịt hay trái cây sạch để bán mà còn
mang lại nhiều giá trị khác, chẳng hạn
như giúp du khách trải nghiệm mọi công
đoạn làm nông; tự thu hoạch và tham gia
vào q trình chế biến”.
Theo ơng Thọ, “khách hàng tiêu thụ
sản phẩm sạch của chúng tơi chính là
những người đã từng về nông trại. Họ

Chị Thủy giới thiệu sản phẩm chế biến thủ công của Lá Farm tại Khu trưng bày nông
sản ở trụ sở của Hội Nơng dân tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Bình Ngun

đến trang trại, tự mình quan sát, tìm hiểu
về quy trình ni trồng đến chế biến nên
tin tưởng vào chất lượng và sẵn sàng trả
giá cao để mua sản phẩm ngon, an toàn
từ chúng tôi”.
Cùng quan điểm, chị Bùi Thị Thủy,
chủ cơ sở Vườn thảo mộc Nhà của Lá (Lá
Farm) ở thị trấn Vĩnh An huyện Vĩnh Cửu
chia sẻ: Lá Farm đang cung cấp hàng
chục sản phẩm chế biến thủ công cho thị
trường như trà hoa đậu biếc, trà bạc hà
mật ong, túi lọc gội đầu, xà bông làm bằng
than tre, xà bông lá tía tơ, muối thảo mộc
ngâm chân, nến thơm… Hiện trang trại
đang đẩy mạnh khai thác các sản phẩm
chế biến mà địa phương dồi dào nguồn
nguyên liệu như xà bông, dầu gội làm từ
bưởi, bột bưởi rửa mặt, nguyên liệu xông

từ tinh dầu bưởi… Tuy thời gian qua việc
tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn do ảnh
hưởng của dịch Covid-19 nhưng Lá Farm
vẫn quyết tâm mở rộng đầu tư cho sản
xuất cũng như chăm chút hơn cho khâu
đóng gói, bao bì. Lá Farm đang mở rộng
hợp tác với các điểm du lịch sinh thái tại
địa phương để tiếp cận thêm đối tượng
khách hàng mới là du khách.
Tạp chí

Đưa ra góc nhìn khác, ơng Trần
Quang Tính cho biết thêm: “Đầu tư chế
biến giúp trang trại chủ động hơn về đầu
ra và tăng giá trị nông sản lên gấp nhiều
lần so với bán ngun liệu thơ. Tơi đang
xây dựng quy trình sản xuất khép kín
với việc chế biến sâu mọi sản phẩm thu
hoạch được tại trang trại để gia tăng giá
trị của sản phẩm. Việc này tơi đã kiên trì
nghiên cứu, thử nghiệm trong nhiều năm
để có được quy trình chế biến hoàn chỉnh
nhất, đảm bảo chất lượng cao nhất”. Thời
gian qua, ngoài việc bày bán sản phẩm
tại siêu thị do doanh nghiệp đầu tư ở
TP.HCM, Trang Trại Việt còn cung cấp các
đặc sản này cho những cửa hàng thực
phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ và cũng
đang mở rộng cung cấp vào hệ thống
quán ăn, nhà hàng tại các thành phố lớn.

Doanh nghiệp đã đầu tư trang trại quy
mô hàng trăm héc-ta tại tỉnh Bình Thuận
theo mơ hình tổng hợp chăn ni, trồng
trọt và cũng đã nghiên cứu ra nhiều sản
phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu
sạch do trang trại sản xuất như các loại
rau, trái cây sấy lạnh, gà đồi hun khói, vịt
hun khói…
• số 76 (tháng 05/2022) •

21


Hoạt động Tổng hội và thành viên

Tổng hội NN&PTNT Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại Nam Phi

C

hiều 26/04, tại TP.HCM, Văn phòng
Lãnh sự Danh dự Nam Phi tại TP.HCM
và Tổng hội NN&PTNT Việt Nam đã ký
kết bản ghi nhớ hợp tác về việc thúc đẩy
thương mại giữa hai quốc gia, đặc biệt là
các sản phẩm nông nghiệp, nhằm khôi
phục và đẩy mạnh quan hệ hợp tác Việt
Nam - Nam Phi thời kỳ hậu Covid-19.
Việc ký kết bản ghi nhớ này là một

“đòn bẩy”, tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp có thêm kênh tiếp cận với các đối
tác thơng qua các chương trình mà Tổng
hội NN&PTNT Việt Nam cùng Lãnh sự
quán Nam Phi tổ chức. Theo đó, Tổng hội
NN&PTNT Việt Nam dự kiến tổ chức đưa
đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Nam
Phi để khảo sát thực tế và tìm hiểu thị
trường, Văn phịng Lãnh sự Danh dự Nam

Hội NN&PTNT Bắc Ninh tổ chức phổ biến
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

N

gày 21/04, Hội NN&PTNT Bắc Ninh
(thành viên Tổng hội NN&PTNT Việt
Nam) đã phối hợp Chi cục Trồng trọt và
Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT tỉnh Bắc
Ninh) tổ chức phổ biến chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp đến hội
viên làm vườn trong tỉnh. Cụ thể, các hội
viên đã được giới thiệu, phổ biến một số

văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực
trồng trọt, liên quan đến các vấn đề giống
cây trồng, phân bón, sản xuất an tồn và
quản lý chất lượng, quản lý đất lúa và sản
xuất lúa, mã số vùng trồng; Các chính sách
của tỉnh đối với sản xuất nơng nghiệp như:
quy định hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng nơng nghiệp - nơng thơn, chính

Phi kết nối qua Bộ Công thương Nam Phi
(DTI) tổ chức hội thảo cho doanh nghiệp
gặp gỡ và trao đổi trực tiếp. Sau đó là
chuyến thăm và làm việc của đoàn doanh
nghiệp Nam Phi với các đơn vị, công ty liên
quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp do
Tổng hội NN&PTNT giới thiệu tại Việt Nam.
Việc ký kết cũng là bước đầu khẳng
định tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp hai
nước của Văn phòng Lãnh sự Danh dự
Nam Phi. Tại buổi lễ, Madam Đỗ Liên - Lãnh
sự Danh dự Nam Phi, cho biết: “Dù kinh
tế có phát triển đến đâu thì nơng nghiệp
vẫn đóng vai trò quan trọng liên quan đến
sự sống còn của một quốc gia. Đại dịch
Covid-19 càng cho thấy tầm quan trọng
của an ninh lương thực và vai trò đặc biệt
của ngành nơng nghiệp, chuỗi cung ứng
nơng nghiệp địa phương và tồn cầu. Việc
khôi phục sức mạnh kinh tế của các nước
giai đoạn hậu Covid, phụ thuộc rất nhiều
vào sự phát triển của ngành nơng nghiệp”.
ĐẶNG THÙY
sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn; đề án
chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu
quả sang sản xuất các sản phẩm nơng
nghiệp, thủy sản có giá trị kinh tế cao,

Chương trình OCOP cấp tỉnh… Bên cạnh
đó, các hội viên cũng đã được cán bộ kỹ
thuật của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực
vật tỉnh hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây
trồng vụ xn; cách phịng trừ một số đối
tượng sâu bệnh hại cần lưu ý.
THẢO VI

Tập đồn Năm Sao khởi cơng
xây dựng Phịng Khám Đa Khoa
Quốc Tế Sài Gịn Năm Sao

N

gày 19/04, Tập đồn Quốc tế Năm Sao đã tổ chức Lễ Động
thổ Phòng Khám Quốc Tế Đa Khoa Sài Gòn Năm Sao - Saigon
Five Star General Clinic tại Siêu đô thị Five Star Eco City. Với quy
mô 9 tầng nổi, 1 hầm và sân thượng, Phòng khám Saigon Five Star
General Clinic đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu khám chữ
bệnh, chăm sóc sức khoẻ và nâng tầm sống mới cho cư dân Five
Star Eco City nói riêng và các khu vực lân cận nói chung. LÊ DIỆP

22

• Tạp chí

• số 76 (tháng 05/2022)


Hoạt động Tổng hội và thành viên


Tracodi hoàn thành 21% kế hoạch lợi nhuận năm 2022

T

ại Đại hội đồng cổ đông 2022 của Công ty Cổ phần
Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi;
HoSE: TCD) diễn ra vào ngày 14/04, Giám đốc Tài chính
Tracodi đã thơng tin kết quả kinh doanh quý I/2022 với
doanh thu hợp nhất 560 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế
hợp nhất 105 tỷ đồng.
Năm 2022, Tracodi đặt mục tiêu đạt 4.431 tỷ đồng
doanh thu, lợi nhuận sau thuế 507 tỷ đồng, lần lượt
tăng trưởng 42% và 51% so với 2021. Đây đồng thời là kế
hoạch cao kỷ lục của công ty nếu thực hiện thành công.
Như vậy, kết thúc quý I/2022, Tracodi đã thực hiện được
13% chỉ tiêu doanh thu và gần 21% kế hoạch lợi nhuận
năm. Trong quý II, công ty sẽ nỗ lực tăng cường hoạt
động đầu tư tài chính để thu hồi vốn cho hoạt động xây
lắp - vốn là mảng cốt lõi của công ty.
MINH MINH

VINASEED vinh dự được nằm trong TOP 100 giải thưởng Sao vàng Đất Việt

Đ

ây là lần thứ 4 VINASEED được
cộng đồng doanh nghiệp Việt
Nam ghi nhận và vinh danh do có
những thành tích kinh doanh và đóng

góp xã hội nổi bật. Bằng nỗ lực khơng
ngừng, năm 2021, VINASEED đã khẳng
định vị thế Tập đồn nơng nghiệp có
quy mơ và thị phần lớn nhất ngành
giống cây trồng Việt Nam với sản
lượng đạt 113 nghìn tấn, tăng 6,8% so
với năm 2020, chiếm 21% thị phần cả
nước, doanh thu cao nhất từ trước đến
nay, cán mốc gần 2.000 tỷ đồng, lợi
nhuận trước thuế đạt 248,9 tỷ đồng.

ĐOÀN MINH

3 nhà đầu tư “rót” 1.700 tỷ đồng vào Hồng Anh Gia Lai

T

ập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL
- Mã: HAG) vừa thông báo Nghị
quyết Hội đồng quản trị về việc triển
khai chào bán riêng lẻ 161,9 triệu cổ
phiếu để huy động vốn đã được Đại
hội đồng cổ đông thông qua ngày
08/04. Giá chào bán là 10.500 đồng/
cổ phiếu, tương đương với số tiền dự
kiến thu về gần 1.700 tỷ đồng. Thời
gian thực hiện trong năm 2022.
Danh sách nhà đầu tư được chốt
chính thức bao gồm: Cơng ty TNHH


Glory Land (dự kiến mua vào hơn 95,2
triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8,74%, tương đương
gần 1.000 tỷ đồng), Công ty Cổ phần
Quản lý quỹ Việt Cát (dự kiến mua
hơn 47,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,37%,
tương đương gần 500 tỷ đồng) và ông
Nguyễn Đức Quân Tùng (dự kiến mua
hơn 19 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,75%, tương
đương gần 200 tỷ đồng). Như vậy, sau
khi hoàn thành đợt chào bán, vốn điều
lệ của HAGL sẽ tăng từ 9.275 tỷ lên
10.893 tỷ đồng.
HỊA BÌNH
Tạp chí

• số 76 (tháng 05/2022) •

23


cầu nơng thơn

Bình Hịa Đơng, Mộc Hóa:
Đường lớn chờ cầu lớn!
LÊ ĐẠI ANH KIỆT

Bình Hịa Đơng, xã biên giới huyện
Mộc Hóa (tỉnh Long An), cịn nhiều khó
khăn đang phấn đấu vươn lên thành
xã Nông thôn mới. Xã đã được tỉnh đầu

tư tuyến đường dài hơn 5km với mặt
đường rộng 3m, trải đá dăm, chịu tải
trên 8 tấn nhưng giao thông vẫn gặp
khó vì 5 cây cầu cũ trên trục đường
này chỉ rộng 1m và đã xuống cấp.
Những cây cầu Nông thôn mới khang
trang đang là mong muốn, là khát vọng
của người dân và chính quyền sở tại.

R

ất tình cờ trong chuyến về quê
ăn tết Nhâm Dần, tôi gặp Phục,
đồng đội cũ hơn 40 năm trước
ở đơn vị tiểu đoàn 1 cơ động Long An. Câu
chuyện hàn huyên ngẫu nhiên kết nối
những kỷ niệm thời xa lắc với nhưng bức
xúc thời sự hôm nay.

Ước mơ làm giàu từ
10 mẫu ruộng!
Phục là nơng dân nịi, q ở Vĩnh Cơng
huyện Châu Thành. Gia đình 5 anh em
chỉ bám vơ 5 cơng ruộng. Ngay những
ngày chiến tranh khói lửa ở biên giới Tây
Nam, nó đã mê mẩn đất đai màu mỡ và
cánh đồng rộng mênh mơng ở Đồng Tháp

24


• Tạp chí

Mười dù thời ấy cánh đồng chỉ bạt ngàn
cỏ xanh cao đến ngực, nửa năm khơ cháy,
nửa năm ngập úng. Những khoảnh khắc
bình n hiếm hoi giữa hai trận đánh, gối
đầu lên báng súng, chúng tôi tỉ tê tâm sự
về ước mơ tương lai khi yên giặc. Tôi mơ
được trở lại mái trường tiếp tục việc học
dở dang. Phục thì chắc nịch quyết tâm, sẽ
quay lại vùng này khẩn 10 mẫu ruộng, sẽ
làm giàu trên đất mới này.
Cứ ngỡ đó là ước mơ lãng mạn của
tuổi trẻ mỗi người sẽ nổi trơi theo dịng
xốy cuộc đời. Hơn 10 năm sau, tôi ra quân
đi học, ra trường làm báo. Một lần tình cờ
trên đường đi cơng tác ở Mộc Hóa, tơi gặp
Phục đang đi bộ trên đường đoạn Tân Lập.
Nó khơng đi một mình mà dắt theo một
cặp trâu lớn và một con nghé. Tôi dừng
xe gọi, Phục mừng rỡ, bỏ trâu chạy ôm lấy
tôi. Chưa kịp hỏi thì Phục đã huyên thuyên
kể, mấy năm qua nó đã khẩn hoang theo
chính sách khuyến khích của tỉnh và mua
thêm được 5ha ruộng ở Bình Hịa Đơng.
Gom hết vốn lợi của mùa lúa năm rồi, nó
mua cặp trâu này để vừa làm ruộng nhà
vừa cày thuê trong mùa tới. Với đà này thì
ước mơ làm giàu với 10 mẫu ruộng của nó
khơng cịn xa nữa. Điều bất ngờ đến sững

sờ là nó đã đi bộ một ngày một đêm dẫn
cặp trâu từ dưới quê lên đây, xa ngót 100
cây số. Nghe tơi xt xoa, nó lắc đầu: “Đi

• số 76 (tháng 05/2022)

xa nhưng đường bằng phẳng đâu có cực.
Từ đây vơ Bình Hịa Đơng chỉ hơn 10 cây
số nhưng cực hơn nhiều. Khơng có cầu,
khơng có đường, phải long (dẫn trâu hoặc
đưa vật gì đó đi băng qua sông rạch) qua
sông, qua kinh, phải lội đồng, lội trắp”. Câu
chuyện của nó nhắc tơi ý thức sâu sắc về
khó khăn khắc nghiệt của vùng đất này là
thiếu đường, thiếu cầu.

Có ruộng vẫn khơng giàu
Lần gặp mới đây, tóc Phục đã bạc
trắng nhưng sắc da đỏ ửng, cơ thể vẫn rắn
chắc như tuổi trung niên, chứng tỏ nó vẫn
cần cù đánh vật với nắng mưa. Hỏi về ước
mơ làm giàu với 10 mẫu ruộng đã đạt được
chưa nó nửa cười nửa mếu:
- “10 mẫu thì có nhưng giàu thì chưa!”
- Sao vậy?
- Một là được mùa mất giá; hai là thiếu
cầu thiếu đường nên chi phí cao, giá bán
thấp, khơng chủ động. Thiệt đơn thiệt kép
vậy thì sao giàu lên nổi?



cầu nơng thơn

Hóa ra Phục đã bán trâu sắm máy cày,
máy cấy, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến
nhưng thiếu đường, thiếu cầu nên chi phí
cao khơng giàu lên nổi. Đơi mắt Phục long
lanh buồn buồn nói về tương lai. “Định bán
ruộng về lại quê. Lớn tuổi rồi đau yếu bệnh
hoạn, đi lại khó khăn cách trở, bệnh nhẹ
cũng thành nặng. Con cháu đi lại học hành
bê trễ cũng thua sút người nơi khác!”.
Cái lý lẽ của Phục làm tôi giật mình.
Chuyện thiếu cầu, đường khơng chỉ là rào
cản phát triển kinh tế mà cịn kéo trì cuộc
sống, sinh mạng người dân và sự phát
triển của thế hệ trẻ. Một người yêu ruộng
đất, giàu nghị lực, ý chí dành cả cuộc đời
thực hiện ước mơ làm giàu với 10 mẫu
ruộng lại có thể dừng chân, từ bỏ ước mơ
chỉ vì cái ách tắc ấy. Bao nhiêu con người,
bao nhiêu số phận đang bị kìm hãm bởi
giấc mơ cầu đường như Phục? Tơi chạnh
lịng hỏi: “Chính quyền thì sao, có kế hoạch
gì khơng?”. Phục cười buồn thơng cảm:
“Huyện nghèo, tồn hộ nơng dân, nguồn
thu đâu có gì đáng kể. Huyện cũng hết lịng
lo nhưng khơng đủ sức. Tỉnh đầu tư cho
con đường rộng 3m nhưng cầu vẫn là cầu
cũ rộng 1m. Đường đang phải chờ cầu!”

Phục hất hàm hướng mắt về phía xa
nói như một ước mơ: “Xã Bình Thạnh nằm
kế bên Bình Hịa Đơng nhưng may mắn
được chương trình Cầu nông thôn hỗ trợ
làm cầu trọn tuyến đường Bắc Kinh 61,
cuộc sống người dân bên đó nâng lên thấy
rõ. Nếu Bình Hịa Đơng có cầu, mình sẽ làm
giàu, sẽ sống chết với vùng đất này!”

Huyện nghèo, có lịng
nhưng thiếu vốn
Ray rứt về câu chuyện của Phục, tôi
đã gặp và trao đổi với anh Vũ Đình Trúc,
Trưởng Ban Quản lý đầu tư xây dựng
huyện Mộc Hóa và được biết: Sau khi chia
tách địa giới hành chính, huyện Mộc Hóa
đi lên từ xuất phát điểm thấp nhất trong
khu vực và toàn tỉnh. Kinh tế chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, chuyên
canh cây lúa. Tồn huyện chỉ có 52 doanh
nghiệp vừa và nhỏ, có 987 cơ sở sản xuất
kinh doanh cá thể, thu ngân sách huyện
hàng năm chỉ đạt 22 tỷ đồng. Huyện đã có
nhiều cố gắng huy động mọi nguồn lực từ
việc tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương,
tỉnh đến việc kêu gọi nguồn lực xã hội để
đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhất là
hạ tầng giao thông để góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thời gian qua, huyện Mộc Hóa đã được

nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Tạp chí

cùng Ban Biên tập Tạp chí Nơng thơn Việt
quan tâm, vận động các doanh nghiệp tài
trợ kinh phí xây dựng cầu giao thơng nơng
thơn cho các xã biên giới trên địa bàn
huyện. Đã có 13 cây cầu trên trục đường
Bắc Kinh 61, tuy là đường liên xã nhưng
nối liền Mộc Hóa với Kiến Tường - Thạnh
Hóa. Những cây cầu rộng 4m, kiên cố này
đã giúp xe ô tô, xe tải nhẹ đi lại thông suốt,
thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt đời sống
người dân. Nhưng hiện vẫn cịn nhiều cầu
giao thơng nơng thơn hư hỏng, xuống cấp
mà huyện chưa có nguồn lực để đầu tư
xây dựng mới.
Về thực trạng Bình Hịa Đơng, anh
Vũ Đình Trúc cho biết: “Hiện tại, tuyến
đường Lê Quốc Sản thuộc xã Bình Hịa
Đơng, huyện Mộc Hóa có chiều dài 5,3km
đã được Sở NN& PTNT tỉnh Long An đầu
tư xây dựng năm 2019 nhưng trên tuyến
đường này có 5 cầu tạm làm bằng bê
tông cốt thép với bề rộng mặt cầu chỉ
1m, hiện đã xuống cấp rất nghiêm trọng.
UBND huyện đã lập phương án thiết kế,
nhưng do nguồn kinh phí của huyện cịn
gặp nhiều khó khăn nên chưa bố trí được

nguồn vốn để đầu tư xây dựng.
Nghe chuyện của Phục và những
thơng tin từ anh Vũ Đình Trúc, tơi càng hiểu
và thấm thía hơn ý nghĩa, giá trị của những
cây cầu của Chương trình Cầu nơng thơn
- Tạp chí Nơng thơn Việt. Nó làm thay da
đổi thịt từng vùng đất, nó chắp cánh, khai
thông bế tắc cho giấc mơ “Làm giàu trên
10 mẫu ruộng” của biết bao người lao động
nhọc nhằn suốt đời như Phục bạn tơi.
• số 76 (tháng 05/2022) •

25


×