Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tạp chí Nông Thôn Việt số 67 - Tháng 08.2021.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.87 MB, 76 trang )

Số

67

Tháng 08/2021

Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Câu chuyện tri thức
từ thửa ruộng, bờ ao
Quy hoạch
vùng trồng,
những bài học
kinh nghiệm
Làng nghề Việt:
Những làng nghề
thuốc Nam

Phát triển
du lịch

www.nongthonviet.com.vn

Tạp chí

số 67 (tháng 08/2021)

1


2



Tạp chí

số 67 (tháng 08/2021)


Dịch vụ
CHUYỂN TIỀN

QUỐC TẾ

100%

TẶNG

Miễn
phí phát hành lệnh chuyển tiền đối với:
 100 giao dịch chuyển tiền quốc tế đi đầu tiên trên Internet Banking
 50 giao dịch chuyển tiền đi bằng đồng CAD đầu tiên trên hệ thống
LienVietPostBank

100.000 VNĐ
cho mỗi giao dịch
chuyển tiền đi quốc tế

Thời gian áp dụng:

Ưu đãi về tỷ giá mua bán ngoại tệ:

Từ ngày 15/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021


Đặc biệt đối với đồng CAD và AUD

Đối tượng: Khách hàng cá nhân

Tạp chí

số 67 (tháng 08/2021)

3


eVoucher
Từ 01/06 - 31/08/2021
Xác thực eKYC
Miễn phí mở tài khoản đẹp

Tặng 50k/lượt
giới thiệu tải app

Miễn phí chuyển tiền
24/7 liên ngân hàng*

- Quà may mắn: Galaxy Watch Active 2, Vàng 24K, eVoucher,...
*Chuyển đến tài khoản/thẻ nội địa

4

Tạp chí


số 67 (tháng 08/2021)


Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Số

67

Tháng 08/2021

Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Câu chuyện tri thức
từ thửa ruộng, bờ ao

Tổng biên tập
Nguyễn Đức Quang

Quy hoạch
vùng trồng,
những bài học
kinh nghiệm
Làng nghề Việt:
Những làng nghề
thuốc Nam

Phó Tổng biên tập
Nguyễn Thị Quốc Hương
Nguyễn Mạnh Thường

Hội đồng cố vấn
Nguyễn Tuấn Anh - GSTS
Nguyễn Minh Châu - PGS.TS
Nguyễn Sĩ Dũng - TS
Nguyễn Trí Ngọc - TS
Nguyễn Đăng Nghĩa - TS
Trần Thế Tuyển - Nhà báo
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - TS
Võ Trọng Nghĩa - KTS
Hồ Thị Tú Anh - Nhà báo
Thư ký tòa soạn
Nguyễn Thị Mai Phương
Đặng Thị Thùy Dung
Thiết kế mỹ thuật
Đặng Hữu Nhất
Trị sự
Trương Thị Thu Cúc
Tòa soạn
Lầu 10, Tòa nhà số 12 Võ Văn Kiệt,
P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
ĐT: (028) 3821 1283 - Fax: (028) 3914 7286
Hotline: 093 205 6666

Phát triển
du lịch

www.nongthonviet.com.vn

Ảnh bìa: Du khách nước ngồi
trải nghiệm du lịch nơng thơn

tại Hội An, Quảng Nam.

VỚI SỰ THAM GIA CỦA
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan,
Chuyên gia Tô Văn Trường, TS Nguyễn Sĩ Dũng,
Nguyễn Trọng Khánh, Nguyễn Văn Mỹ,
Cẩm Hà, Đông Khánh, Nguyên Thu, Huỳnh Lợi,
Bình Nguyên, Trương Thanh Liêm, Minh Huy,
Trần Trọng Triết, Đào Thị Thanh Tuyền,
Trịnh Viết Hiệp, Đỗ Quang Tuấn Hoàng,
Đức Tạo, Ngoan Phạm, Mỹ Lệ, Khuất Linh,
Nguyễn Quỳnh, Hồng Nguyễn, lương y Diệp Bình,
Tuấn Anh, Thùy Dung, Kim Nhã,
Nguyệt Ánh, Huyền Trang,
Anh Khôi, Thiện Anh…

BÀI VỞ XIN GỞI VỀ
Ngọc Phương


Văn phòng Hà Nội
26 Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 091 3460692
Giấy phép xuất bản số 06/GP-BTTTT
do Bộ TT&TT cấp ngày 7/1/2016.
CV chấp thuận tăng lên 76 trang
số 3993/BTTTT-CBC do Bộ TT&TT
cấp ngày 08/11/2019

GIÁ: 30.000 ĐỒNG


www.nongthonviet.com.vn

In tại CT TNHH Quảng cáo và
Thương mại Dương Phong.
Khổ in (21 x 29)cm.

Tạp chí

số 67 (tháng 08/2021)

5


Mục lục

10

Câu chuyện tri thức
từ thửa ruộng, bờ ao

12

Quy hoạch vùng trồng,
những bài học kinh nghiệm

22

18


Hiểu đúng
số liệu thống kê

Tiêu thụ vải thiều
giữa mùa dịch:
Khơng cịn là
giải cứu!

20

Thay đổi
phương thức
hỗ trợ hợp tác xã,
nên khơng?

95
100
50

6

Tạp chí

số 67 (tháng 08/2021)

28

Du lịch
nơng thơn:
Dễ mà khó!



42

Để ta biết mình cịn có nhau!

46

Mật ngọt
từ vùng đất
ngập mặn

34

Báo động
suy giảm nước
ngầm ở ĐBSCL

48

38

Thú vị
bánh căn

Ngân hàng
tiếp sức người dân,
doanh nghiệp bị
ảnh hưởng dịch bệnh


51

Làng nghề Việt:
Những làng
nghề thuốc Nam

PLASTICS
CƠNG TY CỔ PHẦN HIM LAM

VIET RICE
Organic

Tạp chí

số 67 (tháng 08/2021)

7


thời sự trong kỳ
Q U Ố C T Ế

T R O N G N Ư Ớ C

Đợt dịch Covid-19 thứ 4 tiếp tục diễn biến phức tạp. Tính đến
sáng ngày 28/7, Việt Nam có tổng 117.121 ca mắc Covid-19,
trong đó có 2.206 ca nhập cảnh và 114.915 ca mắc trong nước.
Số ca được điều trị khỏi là 22.946. TP.HCM có số ca mắc Covid-19
nhiều nhất: 72.459 ca.
Trước tình hình lây lan do biến chủng Delta ngày càng tăng, Thủ

tướng đã quyết định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với 19
tỉnh, thành phía Nam trong 14 ngày, từ 0h ngày 19/7, trong đó
3 nơi đang thực hiện và bổ sung 16 địa phương khác. Một số địa
phương khác như Hà Nội, Đắk Lắk, Khánh Hòa cũng thực hiện các
biện pháp giãn cách sau khi có dấu hiệu gia tăng trở lại các ca
nhiễm trong cộng đồng. Đến 0 giờ ngày 26/7, UBND TPHCM cũng
đã quyết định áp dụng hình thức hạn chế đi lại từ 18 giờ hơm
trước đến 6 giờ sáng hơm sau trên tồn địa bàn.
Ngày 10/7, Chính phủ đã phát động đợt tiêm chủng lớn nhất
từ trước đến nay, quy mô dự kiến tiêm 150 triệu mũi vắc-xin
Covid-19 cho khoảng 75 triệu người trong nửa cuối của năm
2021 và đầu năm 2022.
Từ ngày 20/7 đến ngày 26/7, Quốc hội khóa XV đã họp phiên thứ
nhất bầu các chức danh quan trọng của Quốc hội, Nhà nước và
Chính phủ. Theo đó, ơng Vương Đình Huệ tái đắc cử chức danh
Chủ tịch Quốc hội; ông Nguyễn Xuân Phúc tái đắc cử Chủ tịch
nước; ông Phạm Minh Chính tái đắc cử Thủ tướng Chính phủ. Bên
cạnh đó, Quốc hội cũng bầu bà Võ Thị Ánh Xn làm Phó Chủ tịch
nước, ơng Nguyễn Hịa Bình làm Chánh án TAND tối cao và ơng
Lê Minh Trí làm Viện trưởng VKSND tối cao… Quốc hội cũng đồng
ý giảm 1 Phó Thủ tướng trong nhiệm kỳ 2021-2026. 4 Phó Thủ
tướng đương nhiệm được phê chuẩn tiếp tục nhiệm kỳ mới gồm:
Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam và Lê Văn Thành.
Ngày 28/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Lloyd Austin, bắt đầu
chuyến thăm Việt Nam 2 ngày. Ơng là quan chức cấp cao nhất
của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm chính thức Việt
Nam tính tới nay.
Ngày 7/7, khoảng 1 triệu thí sinh trên cả nước bước vào kỳ thi
tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021. Đây là kỳ thi đặc biệt trong
lịch sử thi quốc gia trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng gần

40 tỉnh, thành. Các thí sinh phải có kết quả xét nghiệm âm tính
mới được dự thi. Tuy nhiên, trong ngày thi vẫn phát hiện một
số thí sinh dương tính với Covid-19. Đợt 2 dự kiến sẽ được tổ
chức từ ngày 6 - 7/8/2021. TP.HCM đã đề xuất xét tốt nghiệp
đặc cách cho hơn 3.200 thí sinh trên địa bàn nhằm đảm bảo
an tồn phịng chống dịch.

8

Tạp chí

số 67 (tháng 08/2021)

Tính đến 28/7, thế giới ghi nhận gần 196 triệu ca
nhiễm Covid-19, trong đó gần 4,2 triệu ca tử vong.
Các nước Đông Nam Á đang loay hoay ứng phó đại
dịch Covid-19 khi biến chủng Delta đẩy số ca nhiễm
tăng cao kỷ lục. Indonesia đã vượt Ấn Độ và Brazil, trở
thành quốc gia có số ca mắc theo ngày cao nhất thế
giới. Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở nước này bị cho là cao
hơn mức trung bình tồn cầu. Các quốc gia còn lại cũng
ghi nhận số ca nhiễm lên đến hàng chục ngàn ca, gây
quá tải hệ thống chăm sóc y tế quốc gia.
Ngày 7/7, Tổng thống Haiti - Jovenel Moise đã bị sát hại
tại nhà riêng. Biến cố này làm gia tăng lo ngại nguy cơ
vịng xốy bất ổn mới tại quốc gia nghèo nhất vùng
Caribe, nơi đang đối mặt với chia rẽ chính trị sâu sắc,
khủng hoảng nhân đạo, tình trạng thiếu lương thực.
Ngày 9/7, một phái đồn Taliban cho biết, nhóm phiến
qn này kiểm sốt hơn 85% lãnh thổ Afghanistan.

Tuy nhiên, Chính phủ Afghanistan hiện vẫn nắm giữ
các tỉnh/thành chủ chốt như Kabul, Kandahar, Kunduz,
Herat... Với thực trạng hiện nay, dư luận lo ngại bất
ổn tại Afghanistan sẽ còn trầm trọng hơn và tiếp diễn
trong thời gian tới.
Lượng mưa dữ dội ngày 15/7 đã gây ra trận lụt lịch sử ở
Đức, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, phá hủy đường phố và
nhà cửa, làm ít nhất 180 người chết, hàng nghìn người
khác mất tích. Nhiều chun gia cho rằng tình trạng thời
tiết cực đoan này là kết quả hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Các trận mưa lớn gây ngập lụt ở tỉnh Hà Nam (Trung
Quốc) đã khiến ít nhất 56 người chết, thiệt hại ước tính
hơn 10 tỉ USD. Đây là trận mưa lịch sử với lượng mưa
trong 24 giờ gần bằng với lượng mưa trung bình hằng
năm của tỉnh Hà Nam.
Ngày 23/7, Nhật Bản đã khai mạc Olympic 2020 tại
Tokyo sau 1 năm bị hỗn vì dịch Covid-19. Có hơn
11.000 vận động viên đến từ 206 quốc gia và vùng
lãnh thổ tham dự Olympic lần này. Đặc biệt, các trận
đấu sẽ diễn ra mà khơng có khán giả trực tiếp nhằm
hạn chế lây nhiễm Covid-19 trong lúc thủ đô nước
Nhật đang trong tình trạng khẩn cấp. Cũng trong
tháng 7, hai giải đấu lớn trên thế giới là EURO 2020
và COPA AMERICA 2021 cũng được tổ chức với ngôi vô
địch lần lượt thuộc về Italia và Argentina.


thời luận

ĐỂ CƠNG NGHIỆP HĨA NƠNG NGHIỆP

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Để có một nền nơng nghiệp hiện đại, đủ sức cạnh tranh với thế giới thì quan trọng là
phải cơng nghiệp hóa nơng nghiệp. Tuy nhiên, cơng nghiệp hóa nơng nghiệp sẽ rất khó
khăn nếu đất đai đang được phân chia manh mún như hiện nay. Sự manh mún này là
hệ quả của một loạt chính sách đã từng rất đúng đắn trong quá khứ như khoán hộ, giao
đất cho hộ gia đình, giao rừng… Vấn đề chỉ là ta đã xem chúng đúng quá lâu.

T

rong thời đại mở cửa và hội nhập, như mọi lĩnh vực
khác, nông nghiệp nước ta cũng sẽ phải cạnh tranh
sòng phẳng với thế giới. Để cạnh tranh chắc chắn
phải đưa khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất và kinh
doanh nông nghiệp. Điều này chỉ có các doanh nghiệp lớn
mới có thể làm được. Rất tiếc, nhiều doanh nghiệp lớn muốn
đầu tư vào nơng nghiệp đều phải bó tay vì khơng có đất.
Tích tụ ruộng đất vì vậy là một nhu cầu khách quan nếu
chúng ta muốn cơng nghiệp hóa nơng nghiệp. Tuy nhiên,
khơng thể tích tụ ruộng đất bằng cách thu hồi ruộng đất của
các hộ nông dân, cho dù phần lớn các hộ nơng dân đã có được
quyền sử dụng đất trên cơ sở được Nhà nước giao miễn phí.
Ai cũng hiểu quyền sử dụng đất ở ta là gần như tương đương
với quyền sở hữu. Về cơ bản, Nhà nước chỉ có thể thu hồi đất
vì mục đích quốc phịng, an ninh. Việc thu hồi đất cho các dự
án phát triển kinh tế vì lợi ích chung mặc dù được pháp luật
cho phép, vẫn gặp phải mn vàn khó khăn, thách thức trên
thực tế. Và trong mọi trường hợp, đất đai vẫn phải được bồi
thường theo giá thị trường.
Trong bối cảnh như vậy, tích tụ ruộng đất chỉ có thể xảy ra

khi có sự dịch chuyển xã hội: cư dân nông thôn dịch chuyển
thành cư dân đô thị và lao động nông nghiệp dịch chuyển
thành lao động công nghiệp và dịch vụ.
Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, dân số thành thị
của nước ta là trên 33 triệu người, chiếm 34,4% tổng dân số;
dân số nông thôn là khoảng 63 triệu người, chiếm 65,4%
tổng dân số. Tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp
và xây dựng là 31,7% (17,09 triệu người); trong khu vực dịch
vụ là 36,7% (19,81 triệu người); trong khu vực nông nghiệp
là 31,6% (17,05 triệu người).

Số liệu trên cho thấy cư dân sống ở nông thôn và lực lượng
lao động làm nông nghiệp của Việt Nam rất lớn. Hệ quả là
ruộng đất có quá nhiều ông chủ; lối sống tự túc, tự cấp hạn chế
khả năng mở rộng thị trường trong nước cho các sản phẩm
nông nghiệp; lực lượng lao động trong nông nghiệp quá lớn
cũng hạn chế khả năng cạnh tranh quốc tế (nhiều nước trên
thế giới chỉ có 3 - 5% lực lượng lao động làm nơng nghiệp).
Giải pháp chính sách cần được đề ra ở đây là phải đẩy
nhanh q trình đơ thị hóa. Q trình đơ thị hóa thời gian qua
đã tạo ra một sự chuyển dịch cư dân từ nông thôn ra thành
thị. Trong 10 năm (2009 - 2019), yếu tố di cư góp phần làm
tăng dân số thành thị lên 1,2 triệu người, chiếm 3,5% dân số
thành thị. Sự dịch chuyển như vậy là quá chậm, chắc chắn cần
phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Để làm được điều này, ngồi việc
mở rộng và hình thành các khu đơ thị mới, cũng cần tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình di cư. Chủ trương xóa bỏ sổ hộ
khẩu giấy được Quốc hội thơng qua vừa rồi có lẽ là một cố
gắng theo hướng này.
Ngồi ra, thúc đẩy cơng nghiệp hóa và phát triển mạnh

kinh tế dịch vụ phải được xem là một giải pháp chính sách
quan trọng. Thực ra, cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và phát
triển kinh tế dịch vụ thường đi liền với nhau. Các khu cơng
nghiệp có thể tạo động lực cho việc hình thành các khu đô thị
ở xung quanh. Các khu đô thị mới lại tạo cầu cho kinh tế dịch
vụ phát triển (và cả cho nông nghiệp phát triển nữa). Tất cả
sẽ tương tác với nhau theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho
việc dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị, lao động
từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đây sẽ là điều
kiện quan trọng nhất để tích tụ ruộng đất và cơng nghiệp
hóa nơng nghiệp.
Tạp chí

số 67 (tháng 08/2021)

9


góc nhìn

Câu
chuyện
tri thức

từ thửa ruộng, bờ ao
Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

Tri thức hóa người dân nơng thơn là đặt nền móng
vững chắc cho làng quê ngày mai, cho nền nơng nghiệp
tương lai. Nền móng đó cịn quan trọng gấp nhiều lần

nền móng của những cơng trình hạ tầng.

V

ừa rồi qua za-lơ (zalo) tơi có
nhận được một tin nhắn của
một anh nơng dân. Anh gửi
một tấm hình chụp lại mấy dòng chữ
viết tay trên giấy tập học trò. Nội dung
là nhờ đăng ký tham dự một hội thảo về
kết nối kinh doanh nông sản trực tuyến.
Các hội thảo trực tuyến hiện nay thường
yêu cầu đăng ký trực tuyến, nhưng ngặt
nỗi, anh nơng dân đó khơng biết cách
sử dụng các thiết bị thơng minh. Vì thế,
anh ấy nghĩ ra cách viết tay, nhờ cháu
nội chụp ảnh, rồi gửi qua za-lơ đăng ký.
Tính ra thì anh nơng dân ấy đã rất
nhanh trí, tiếp cận được cơng nghệ dù
theo cách của mình. Tuy vậy, ngẫm nghĩ
lại cũng thấy hơi lo. Cịn bao nhiêu người
nơng dân trên đất nước mình chưa có
điều kiện tiếp cận, sử dụng thành thạo
những thiết bị, công cụ thơng minh? Bao
nhiêu người nơng dân chưa hình dung
được, cần cù thôi là chưa đủ trong xu thế
phát triển của khoa học, kỹ thuật, công
nghệ, của nền kinh tế tri thức? Và bao
nhiêu lớp đào tạo ngành nghề nông
thôn không mang lại hiệu quả, không

thu hút được người nông dân hăng hái
tham gia.
Hiện có nhiều lớp đào tạo nghề nông
thôn đúng nghĩa là dạy nghề nông:
hướng dẫn cho người nơng dân kỹ thuật

10

Tạp chí

cây trồng, vật ni. Nhưng người giảng
dạy, hướng dẫn nghề nông lại không
phải là người thu mua sản phẩm nuôi
trồng của người nông dân nên nhiều khi
chưa nắm bắt hết thông tin, xu hướng
thị trường. Trong khi thị trường mới
là nơi tiêu thụ, người tiêu dùng mới là
người quyết định nhu cầu, số lượng bao
nhiêu, chất lượng ra sao. Đào tạo nghề
nông thôn thường chú trọng kỹ thuật,
cách thức sản xuất, để sản lượng nhiều,
năng suất cao nhưng lại chưa quan tâm
đúng mức đến kết nối tiêu thụ, tiêu
chuẩn nông sản, nhu cầu thực tế của thị
trường… Đào tạo nghề nơng thơn có thể
hiểu là giúp trang bị kiến thức, kỹ năng
nghề “cho” người nông dân. Chỉ dừng lại
ở đấy, liệu có đủ khơng?
Và bây giờ là câu chuyện về nông
nghiệp thông minh, nông nghiệp 4.0.

Nghề nông giờ đây đâu chỉ quần quật
quanh năm, “tay lấm chân bùn”, “bán
mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Nếu
cứ bằng lịng với cách làm nghề nơng
truyền thống, “gia truyền” qua bao đời,
thì nơng dân mình vẫn cịn nhiều gian
khó, nông nghiệp vẫn bấp bênh như đi
trên dây. Như nhiều ngành nghề khác,
nghề nơng ngày càng địi hỏi chiều sâu
tri thức, liên tục cập nhật những tiện ích
khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Hòa cùng xu

số 67 (tháng 08/2021)

thế phát triển, nghề nơng phải tích hợp
giá trị gia tăng bằng hàm lượng khoa
học, công nghệ, bằng phương thức kinh
doanh nông sản, bằng tinh thần hợp tác
của những người nông dân, bằng thái độ
tích cực, chủ động, sẵn lịng thích ứng
với sự thay đổi. Khi người nơng dân chủ
động tìm hiểu, kết nối với thị trường, thì
sẽ nhận lại thơng tin, tín hiệu của thị
trường. Từ thơng tin, tín hiệu đó, người
nơng dân sẽ hình dung rõ hơn về nhu
cầu, xu thế thị trường, hiểu rằng mình
cần phải sản xuất theo chuẩn mực của
thị trường, nếu khơng muốn cứ rơi vào
vịng lặp “thừa mứa, ế ẩm, rớt giá”.
Chương trình xây dựng nơng thơn

mới trong những năm qua đã có những
kết quả đáng tự hào. Hạ tầng, cơ sở vật
chất ở nông thôn thay đổi theo hướng
hiện đại hơn, văn minh hơn, thu nhập
của người nông dân dần được cải thiện.
Tuy nhiên, vai trị chủ thể, vị trí trung
tâm của người dân chưa được định hình
rõ rệt. Suy cho cùng, người nơng dân
trong nông thôn mới, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực. Đích đến của Chương


góc nhìn

trình xây dựng Nơng thơn mới khơng
phải là diện mạo bên ngồi với những
tiêu chí được cơng nhận, mà là sức mạnh
tinh thần, chất lượng sống của người dân
nông thơn được nâng lên từng ngày. Sức
mạnh đó đến từ tinh thần tự lực, tự chủ
trong xóm làng, tự quyết định cuộc sống,
quyết khơng trơng chờ, ỷ lại. Sức mạnh
đó đến từ tinh thần hợp tác: “mỗi người
vì mọi người, mọi người vị mỗi người”,
phát huy năng lực cá thể, hợp thành
năng lực cộng đồng.
Năng lực của mỗi người đâu chỉ có ở
đơi tay cơ bắp, mà cịn đến từ kiến thức,
kỹ năng, tri thức tích luỹ được. Năng lực
của mỗi người đâu chỉ phản ánh qua giá

trị vật chất, của cải hiện có, mà cịn thể
hiện qua sự chuẩn bị cho tương lai, là sự
kết tinh giá trị hữu hình và cả giá trị vơ
hình, mà đơi khi, chính giá trị vơ hình,
như thái độ sống và làm việc, mới quyết
định sự thành công bền vững. “Người
nghèo, nghèo cái túi; người giàu, giàu
cái đầu”, tựa đề một cuốn sách gợi lên
nhiều suy ngẫm. Như vậy, tri thức hóa
người dân nơng thơn là đặt nền móng

Khi muốn, người ta tìm giải
pháp. Khi khơng muốn, người ta
viện lý do. Đâu có “cái khó” nào
làm khó được những người gắn
bó mật thiết với nông dân, luôn
đau đáu về sự phát triển bền
vững của nghiệp nông gia.
vững chắc cho làng quê ngày mai, cho
nền nơng nghiệp tương lai. Nền móng
đó cịn quan trọng gấp nhiều lần nền
móng của những cơng trình hạ tầng.
Lan tỏa tri thức đến người nông dân
bắt đầu từ việc hỗ trợ bà con tiếp cận
các công cụ, thiết bị thông minh để công
việc canh tác, sản xuất hàng ngày trở nên
“thông minh” hơn. Phải trao đổi, hướng
dẫn cho bà con làm quen với cách làm
nông mới, không đợi đến khi “hết gạo
chạy rong”, nghề nông mới được nhắc

đến. Lan toả tri thức đến người nơng
dân phải được tích hợp: kiến thức nghề
nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp và thái
độ nghề nghiệp. Việc lan tỏa tri thức
Tạp chí

phải được thực hiện đồng thời, đồng bộ
với hoạt động khuyến nông, kết nối thị
trường. Muốn đạt được những mục tiêu
sâu xa đó, các cơ sở đào tạo và đội ngũ
những người tham gia phải nghĩ khác,
làm khác. Các giáo trình, chương trình dạy
nghề cần bổ sung, cập nhật, điều chỉnh
liên tục. Cũng cần từ bỏ cách thức báo cáo
thành tích về số lớp được mở, số người
tham gia khóa học mà phải lượng hóa
cho được bà con thay đổi nhận thức như
thế nào, năng suất, thu nhập tăng thêm
bao nhiêu… thông qua các lớp đào tạo.
Thật nặng lịng khi nghe cán bộ, cơng
chức than phiền: nói mãi mà người nơng
dân khơng chịu thay đổi, cứ bám víu cách
sản xuất truyền thống. Có người dửng
dưng: “Đó khơng phải là việc của tơi, tơi
cịn “bận trăm cơng ngàn việc” do cấp
trên phân cơng”. Thậm chí có người cịn
nói, hãy để bà con thất bại, rồi tự rút ra
bài học cho mình. Nói như vậy, mình có
thối thác trách nhiệm khơng, có thiếu
đi tính nhân văn khơng? Tơi cho rằng đó

là cách nói với bà con bằng giọng của
“quan” chứ không phải bằng giọng của
người bạn, người đồng hành, và do vậy
thiếu sự thấu cảm? Nói một lần, người
dân chưa đồng thuận, sao mình khơng
giải thích nhiều lần? Cách này, người
dân chưa thơng, sao mình khơng bày
cách khác? Mỗi lần thiếu kiên nhẫn, tôi
mong mọi người cùng nhớ đến tờ giấy
học trò viết tay của anh nơng dân, để
tự nhắc mình cịn nhiều trách nhiệm và
bổn phận!
Một việc nhỏ xíu như tờ giấy học trị
viết tay mà ngẫm ra bao điều cần phải
thay đổi. Thay đổi trước hết từ trong bộ
máy quản lý ngành nông nghiệp. Thay
đổi để khơng cịn suy nghĩ kiểu thối
thác “đó khơng phải là việc của tơi”.
Khi muốn, người ta tìm giải pháp. Khi
khơng muốn, người ta viện lý do. Đâu
có “cái khó” nào làm khó được những
người gắn bó mật thiết với nông dân,
luôn đau đáu về sự phát triển bền vững
của nghiệp nông gia.
số 67 (tháng 08/2021)

11


Chuyên đề: Quy hoạch vùng trồng


Quy hoạch vùng trồng,
những bài học kinh nghiệm
Tô Văn Trường

C

Để năm 2030 sản xuất nông nghiệp Việt Nam có thể đứng trong số
15 nước phát triển nhất thế giới, cần nhìn lại bài học kinh nghiệm của quy hoạch vùng
– tiền đề cho phát triển nơng nghiệp bền vững – để có những điều chỉnh hợp lý hơn.

ần nói rõ, xưa nay, việc quy
hoạch nơng nghiệp của chúng
ta phần lớn chưa có tính hệ
thống và thiếu khoa học.

Nhiều bất cập làm quy hoạch
bị phá vỡ

Điều dễ nhận thấy nhất là chuyện
quy hoạch trùng lắp giữa các vùng dẫn
đến tình trạng “được mùa mất giá” hoặc
nơi có ngun liệu thì khơng có chỗ tiêu
thụ, nơi có nhà máy sản xuất thì khơng
có vùng ngun liệu… Quy hoạch vùng
trồng mía những năm 90 của thế kỷ
trước là một ví dụ khi các tỉnh miền
Trung, miền Bắc, miền Tây Nam bộ gần
như tỉnh nào cũng có vùng trồng mía
theo quy hoạch nhưng nhà máy sản

xuất đường thì tỉnh có tỉnh khơng. Hậu
quả là tới mùa, nơi thiếu mía để sản
xuất, nơi thì để mía trổ cờ ngồi đồng vì
khơng có nơi tiêu thụ.
Quy hoạch thiếu khoa học cộng với
cơng tác dự báo yếu kém, thiếu chính
xác, thiếu tầm nhìn dài hạn khiến sản
phẩm do nơng dân làm ra theo quy
hoạch khơng đáp ứng đúng nhu cầu thị
trường, khó tiêu thụ, thậm chí, khơng
tiêu thụ được. Thực tế đó là ngun
nhân khiến nơng dân, thậm chí cả chính
quyền địa phương và doanh nghiệp,
khơng cịn mặn mà với việc thực hiện
theo quy hoạch. Nông dân phá bỏ quy
hoạch, tự phát sản xuất theo nhu cầu
hoặc lợi ích trước mắt ngày càng nhiều
như ở Tây Nguyên, chỉ vài năm sau khi
bùng nổ việc sản xuất tự phát, diện tích

12

Tạp chí

hồ tiêu của riêng các tỉnh Tây Nguyên đã
lên đến 93.000ha (cả nước là 150.000ha)
trong khi diện tích hồ tiêu của cả nước
theo quy hoạch vùng trồng tầm nhìn
đến 2025 chỉ có 50.000ha!
Không tuân thủ quy hoạch, tự phát

sản xuất theo kinh nghiệm hoặc lợi ích
trước mắt vì nhiều lý do của nơng dân,
trong đó có ngun nhân bắt nguồn từ
quy hoạch thiếu hợp lý, đã đẩy sản xuất
nông nghiệp đi xa hơn vào bế tắc khi
tình trạng trồng - chặt, chặt - trồng liên
tục xảy ra từ nơi này đến nơi khác và lặp
đi lặp lại từ năm này qua năm khác đã

Để quy hoạch thật sự hỗ trợ sản xuất, cần
nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo
thị trường trung và dài hạn. Ảnh TLN

số 67 (tháng 08/2021)

gây tổn thất không nhỏ cho nông dân và
cho xã hội. Một thực tế khác cũng khiến
quy hoạch dễ dàng bị phá vỡ, đó là việc
các xung đột lợi ích khi tiến hành quy
hoạch đã chưa được lưu ý đúng mức để
có cách giải quyết. Quy hoạch vùng sản
xuất lúa tập trung của Đồng bằng sông
Hồng đã bị phá vỡ bởi sự hình thành của
các khu cơng nghiệp là một ví dụ.
Theo quy hoạch, vùng sản xuất lúa
tập trung là những vùng “thuận lợi về
đất và nước cho sản xuất nông nghiệp”.
Những vùng như thế này hầu hết đều
gần các khu dân cư tập trung. Với các



Chuyên đề: Quy hoạch vùng trồng

doanh nghiệp, những nơi gần khu dân
cư, thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật như
giao thông, điện nước… cũng là nơi họ
muốn đặt nhà máy, cơ sở sản xuất nhằm
tiện cho việc phát triển. Để có thể tạo
nguồn thu lớn cho ngân sách đồng thời
giải quyết nhanh công ăn việc làm cho
người dân địa phương, chính quyền các
nơi thường dành ưu tiên cho phát triển
cơng nghiệp thay vì nơng nghiệp. Và kết
quả, như chúng ta đã thấy!
Chưa tính hết mối liên kết tồn diện
trong quy hoạch lại là một thiếu sót
khác của quy hoạch vùng trồng trong
thời gian qua. Trong quy hoạch vùng
trồng của Việt Nam nhiều năm trước,
có 8 vùng sinh thái nơng nghiệp được
quy hoạch bao gồm vùng Tây Bắc, vùng
Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung
bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông
Nam bộ và Tây Nam bộ. Tám vùng sinh
thái nông nghiệp này dựa trên đặc
điểm tiểu khí hậu, địa hình, một số tính
chất thổ nhưỡng, môi trường sinh thái
tương đồng của các tỉnh trong cùng một
vùng. Tuy nhiên, quy hoạch chỉ mới chú


ý đến mối liên kết giữa các tỉnh trong
cùng mợt vùng sinh thái nơng nghiệp
mà chưa tính đến liên kết lớn hơn giữa
các vùng để có thể hình thành mối liên
kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu
thụ nơng sản trên địa bàn cả nước. Thử
hình dung nếu có mối liên kết trong
sản xuất lúa gạo giữa Đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long thì
việc thống nhất cơ cấu giớng lúa đã có
thể diễn ra, và gạo Việt Nam, nhờ thế,
có thể đã đờng nhất với chất lượng cao
và số lượng lớn đủ phục vụ trong nước
cũng như xuất khẩu và từ đó, làm cơ sở
cho việc xây dựng thương hiệu gạo Việt
Nam chất lượng cao trên thị trường thế
giới chứ không phải chỉ dẫn đầu về số
lượng cịn chất lượng thì vẫn thua nhiều
nước trong khu vực như hiện nay.
Một số tồn tại khác trong cơng tác
quy hoạch có thể nói thêm như quy
hoạch sản xuất chưa đồng bộ với quy
hoạch thủy lợi gây ra tranh chấp nước
tưới; không gắn quy hoạch sản xuất với
quy hoạch mạng lưới chế biến, logistics/
hạ tầng, nhất là giao thơng...

Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí
quy hoạch quan trọng


Đã đến lúc tính lại quy hoạch và nên
xác định rõ tiêu chí của quy hoạch là
hiệu quả kinh tế và mức độ bền vững
của phát triển sản xuất. Có như vậy, quy
hoạch vùng trồng mới phát huy được
tác dụng. Với bộ tiêu chí này, nên có quy
hoạch cứng với các cây trồng quan trọng
(như lúa gạo) để phù hợp với tình trạng
biến đổi khí hậu hiện nay. Cụ thể, phải
xem việc ổn định diện tích và sản lượng
lúa gạo đáp ứng nhu cầu an ninh lương
thực là quan trọng hàng đầu, xuất khẩu
là mục tiêu kế tiếp chứ không phải là duy
nhất. Với mục tiêu kép như vậy, cần có
chính sách bảo hiểm để nơng dân trồng
lúa có lợi nhuận đảm bảo như khi sản
xuất các cây trồng khác, tương tự như
cách mà Nhật Bản, Hàn Quốc... đang làm
với nơng dân sản xuất lúa của họ.
Ngồi lúa, các loại cây trồng khác chỉ
Tạp chí

nên định hướng quy hoạch để nông dân
hoặc địa phương biết lợi thế của từng
loại, từ đó, tự quyết định việc sản xuất
cho phù hợp; đồng thời, có chính sách hỗ
trợ, động viên người sản xuất theo đúng
quy hoạch của Nhà nước, chẳng hạn như
được Nhà nước hỗ trợ một phần khi có
rủi ro thị trường, thiên tai. Với quy hoạch

này, vai trò của các tổ chức xã hội như hội
nông dân, hợp tác xã… là rất quan trọng.
Để quy hoạch thật sự hỗ trợ sản xuất,
cần nâng cao chất lượng quy hoạch và dự
báo thị trường trung và dài hạn, đặt quy
hoạch ngành hàng trong quy hoạch tổng
thể, quy hoạch quốc gia hài hòa với quy
hoạch vùng và nên bỏ quy hoạch theo
tỉnh do các giới hạn về hành chính có thể
khiến việc tích tụ đất đai hoặc tập trung
sản xuất lớn gặp khó khăn. Chú trọng việc
quy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch
thị trường, chế biến và hạ tầng/logistics.
Khi quy hoạch đã đảm bảo, rất cần
các quy định chặt chẽ, cơ sở pháp lý rõ
ràng để có thể chế tài kiên quyết các
trường hợp dám phá vỡ quy hoạch.
Đồng thời, xây dựng cơ chế phù hợp,
công bằng gắn với sự hỗ trợ đủ mạnh
của Nhà nước cả về sản xuất, tiêu thụ
nông sản và khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp (như xây dựng
vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến sau
thu hoạch…) nhằm gia tăng hiệu quả
của chuỗi liên kết giá trị gia tăng từ tổ
chức sản xuất đến tiêu thụ nông sản.
Việc qui tụ ruộng đất phải được đồng
tâm thống nhất giữa nông dân, doanh
nghiệp và chính quyền địa phương. Qui
tụ không nên chỉ theo hình thức mua

bán đất (để tránh đầu cơ đất) mà nên mở
rộng, có thể theo hình thức góp cổ phần
để được chia cổ tức vào cuối vụ.
Các cơ quan chức năng cần thường
xuyên rà soát quy hoạch để kịp thời điều
chỉnh theo quy mô, cơ cấu sản xuất phù
hợp với tình hình ở từng giai đoạn cũng
như nhu cầu thị trường; sớm tổ chức lại
hệ thống thương mại nông sản, đặc biệt
chú ý xây dựng thương hiệu gắn với chỉ
dẫn địa lý của mỗi loại nông sản…
số 67 (tháng 08/2021)

13


Chuyên đề: Quy hoạch vùng trồng

Một trong những giải pháp
được xem là “chiếc đũa thần”
giải quyết triệt để tình trạng giải
cứu nông sản, đồng thời khai
thác tối đa lợi thế thổ nhưỡng,
khí hậu để nâng cao hiệu quả
sản xuất của người nơng dân
chính là việc thực hiện trồng
trọt phải theo quy hoạch.
Khơng chỉ trên bình diện cả
nước, từng địa phương thậm
chí từng ngành cũng có quy

hoạch cho riêng mình. Tuy vậy,
tình trạng giải cứu nơng sản,
điệp khúc “chặt - trồng, trồng
- chặt” như căn bệnh nan y
của nền nông nghiệp vẫn chưa
được chữa khỏi. Vì sao như thế?
Dưới đây là ý kiến của một
số chuyên gia về vấn đề này.

GS.TS Nguyễn Hồng Sơn,
Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam,
nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt

Đảm bảo khâu tiêu thụ để giữ vững
quy hoạch cây trồng, vùng trồng

S

ản xuất chưa căn cứ nhu cầu thị
trường là điểm yếu chung của
nông dân hiện nay. Điều đó thể hiện
cụ thể qua thói quen thấy người khác
trồng cây gì, ni con gì hiệu quả là
rủ nhau làm theo mà ít chịu suy nghĩ
một cách thấu đáo đến việc nuôi,
trồng xong sẽ bán cho ai, bán ở đâu,
bán như thế nào, càng không quan
tâm đến quy hoạch cây trồng, vùng
trồng của Nhà nước, dẫn đến phá vỡ
quy hoạch vùng trồng. Để khắc phục

điều này, mỗi vùng, mỗi địa phương
cần định hướng quy hoạch cụ thể và
sâu rộng trong xã hội, kêu gọi nông
dân tôn trọng và tuân thủ quy hoạch
vì đây là việc được tính tốn trên cơ
sở khoa học giúp nơng dân ổn định

Ơng Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Hình thành các vùng chuyên canh lớn
nhờ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng

Đ

ồng Nai hiện có nhiều vùng
chuyên canh trái cây đặc sản có
diện tích thuộc tốp đầu cả nước. Bên
cạnh đó, chương trình hỗ trợ người
dân sản xuất theo quy trình an tồn
được quan tâm triển khai. Đến nay,
tồn tỉnh có gần 1.200ha cây trồng
đạt chứng nhận GAP; 105 mã số vùng
trồng trên diện tích gần 22.000ha
với 6 loại cây trồng (chuối, mít, thanh
long, xồi, chơm chơm, chanh) và 41
mã số cơ sở đóng gói. Tỉnh đã xây
dựng được 151 chuỗi liên kết sản xuất
và tiêu thụ; 17 dự án cánh đồng lớn
được phê duyệt.
Xuyên suốt quá trình xây dựng

Nông thôn mới, Đồng Nai luôn tập
trung đầu tư mạnh về hạ tầng cho
các vùng nông thôn, nhất là đường
giao thơng và điện sản xuất, góp
phần tạo điều kiện hình thành nhiều

14

Tạp chí

vùng chun canh sản xuất cây cơng
nghiệp, cây ăn trái… Trong đó, khơng
chỉ các tuyến đường liên huyện, liên
tỉnh mà các tuyến đường nhựa,
đường bê tông nối về các xã, vào tận
cánh đồng sản xuất cũng được chú
trọng đầu tư, tạo nhiều thuận lợi cho
nông dân, doanh nghiệp trong sản
xuất.
Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy
mạnh đầu tư về cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là giao thông và mở rộng chợ
đầu mối nông sản thực phẩm Dầu
Giây, cụm công nghiệp chế biến nông
sản Long Giao, cụm công nghiệp Phú
Túc. Tỉnh cũng sẽ tạo điều kiện thuận
lợi về cơ chế, chính sách để thu hút
doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các
chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu
thụ, chế biến để nơng sản có đầu ra

ngày càng bền vững.
số 67 (tháng 08/2021)

và phát triển sản xuất. Về phía Nhà
nước, cần quan tâm kêu gọi liên kết
sản xuất, hình thành các vùng sản xuất
tập trung để có thể quản lý được sản
lượng; khắc phục điểm yếu trong xây
dựng liên kết giữa doanh nghiệp và
nông dân để đảm bảo cho việc tiêu
thụ nơng sản; gắn việc hình thành các
vùng chun canh với chính sách ưu
đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư chế biến nông sản để tạo nguồn
tiêu thụ ổn định, lâu dài tại chỗ cho
nông dân trong vùng quy hoạch. Một
yếu tố khác cần lưu ý nữa là sớm có
chính sách đầu tư khu bảo quản, kho
trữ ngun liệu cho chế biến để khắc
phục tính chất thời vụ làm ảnh hưởng
đến việc tiêu thụ nơng sản.

Ơng Paul Le, Phó Chủ tịch
Tập đồn Central Retail:

Khơng chủ động
được thị trường

V


iệt Nam chưa thực hiện được quy hoạch
vùng trồng xuất phát từ thực tế nông
sản Việt Nam chủ yếu xuất sang thị trường
Trung Quốc và quá phụ thuộc vào thị trường
này nên việc xuất khẩu luôn trong thế bị
động. Sản phẩm xuất đi Trung Quốc nhưng
nông dân Việt Nam gần như không hiểu gì về
thị trường này, cũng khơng phải là người chủ
động bán mà thương nhân Trung Quốc mới
là người chủ động.
Kỹ năng bán hàng là một trong những
hạn chế lớn của nông dân Việt Nam. Để khắc
phục điều này, nông dân Việt Nam cần tìm
hiểu kỹ nhu cầu của người tiêu dùng, của thị
trường trước khi sản xuất và khi bán hàng,
phải xác định rõ sản phẩm thế mạnh của
mình là gì, ai cần nó. Trong sản xuất, nơng
dân phải tính chuyện lâu dài và phải nhớ nằm
lịng là sản phẩm phải an toàn, đừng nghĩ
trồng cho thật nhiều, thật rẻ.


Chuyên đề: Quy hoạch vùng trồng

Ông Nguyễn Thanh Truyền,
Giám đốc Sở NN&PTNT Long An:

Quan trọng nhất là
thay đổi được tư duy


N

gành nông nghiệp tỉnh Long An xác định
quy hoạch vùng trồng là nhiệm vụ rất quan
trọng của ngành vì vừa đảm bảo mục tiêu xây
dựng vùng hàng hóa tập trung, vừa giúp cho công
tác đầu tư đúng mục tiêu, tránh dàn trải.
Trong thời gian qua, đối với từng cây trồng,
vật ni chủ lực của tỉnh, Long An có quy hoạch
đề án phát triển cụ thể như: Quy hoạch vùng lúa
chất lượng cao 40.000ha khu vực Đồng Tháp Mười
của tỉnh, Đề án phát triển cây chanh, thanh long,
tôm nước lợ... Hiện nay, thực hiện Luật Quy hoạch,
Long An đang tích hợp các nội dung cụ thể vào Quy
hoạch kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2030 và tầm
nhìn 2050 để định hướng phát triển. Trước mắt
giai đoạn 2021 - 2025, Long An tiếp tục thực hiện
Chương trình ứng dụng cơng nghệ cao đối với cây
lúa, rau, thanh long, chanh, con bò thịt và con tôm
nước lợ để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có lợi
thế cạnh tranh, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp
ứng tốt yêu cầu xuất khẩu hàng hóa sang các thị
trường khó tính và gắn với xây dựng thương hiệu.
Từ kết quả thực hiện quy hoạch, chúng tôi nhận
thấy quan trọng nhất là phải thay đổi cho được
nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân,
vì điều đó sẽ giúp thay đổi tư duy từ sản xuất nơng
nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung,
ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị.
Kinh nghiệm thực hiện cũng chỉ ra rằng muốn

quy hoạch vùng sản xuất một cách khoa học cần dựa
vào các yếu tố lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, nhưng
phải đầu tư hạ tầng đồng bộ. Công tác tổ chức, triển
khai thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm bám sát
yêu cầu đặt ra nhưng phải vận dụng linh hoạt trong
thực tiễn; tránh đầu tư dàn trải, tập trung phát triển
nông nghiệp theo chiều sâu gắn chặt chẽ với chế biến
và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, chú trọng hỗ trợ
và tạo điều kiện cho Hợp tác xã, các doanh nghiệp sản
xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã. Tăng cường
công tác quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch để
đảm bảo phát triển ngành có định hướng, bền vững,
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác
quy hoạch ngành nông nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo
tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung quy hoạch
phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm,Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang:

Sự phối hợp giữa ngành và
địa phương là yếu tố quyết định

N

hững năm qua, An Giang
đã hình thành được nhiều
vùng sản xuất chuyên canh quy
mơ lớn như vùng trồng xồi
tượng da xanh hơn 6.000ha (Chợ
Mới), vùng trồng nếp Phú Tân hơn

20.000ha mỗi vụ, vùng ni cá tra
tập trung khép kín ứng dụng cơng
nghệ 600ha (Châu Phú)…
Hiện nay theo Luật Quy hoạch
mới nhất, sẽ khơng có quy hoạch
ngành chỉ có quy hoạch tổng thể
của tỉnh. Từ quy hoạch tổng thể,
các ngành chuyên môn sẽ định
hướng cụ thể để xây dựng và hình
thành những vùng chun canh
lớn. Trong q trình triển khai,
cơng tác chỉ đạo điều hành và phối
hợp giữa ngành và địa phương rất
quan trọng, là yếu tố quyết định sự
thành công của kế hoạch. Ngồi ra,
khâu duy trì tun truyền, vận động
và đưa những tiến bộ khoa học kỹ
thuật đến với người dân là rất cần
thiết. Thời gian qua, tỉnh đã tổ chức
tập huấn cho nông dân và cán bộ
cơ sở những kiến thức cần thiết
trong sản xuất cũng như tiếp cận

thị trường. Đồng thời, hỗ trợ cho
người sản xuất, các trang trại ứng
dụng công nghệ cao vào sản xuất,
xây dựng được các mơ hình mẫu.
Tuy nhiên, cơng tác quản lý
vùng chun canh cũng gặp khơng
ít khó khăn do tập qn sản xuất

đơn lẻ, chưa có sự gắn kết và tính
đồng thuận cao trong việc hình
thành vùng sản xuất tập trung
theo mơ hình kinh tế hợp tác. Do
đó, việc thực hiện các quy trình
kỹ thuật sản xuất như VietGAP,
GlobalGAP, SRP, hữu cơ… trên quy
mô lớn luôn là thách thức của
ngành nông nghiệp. Trong điều
kiện hiện nay, đặc biệt việc ứng
dụng công nghệ số đã được 2 Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT và Bộ Thông
tin Truyền thông chỉ đạo tại Hội
nghị trực tuyến về Chuyển đổi số
trong nông nghiệp và phát triển
nông thôn vào ngày 18/6/2021 sẽ
là khởi đầu cho cuộc cách mạng
phát triển các vùng ngun liệu
quy mơ, chất lượng, có kiểm sốt;
kết nối được với các thị trường tiêu
thụ trong và ngồi nước.

Ơng Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc
Phân viện Cơ điện và Cơng nghệ sau thu hoạch

Thiếu nhiều điều kiện hỗ trợ

Q

uy hoạch sản xuất nơng nghiệp nói chung hay quy hoạch vùng

trồng nói riêng là việc làm rất cần thiết nhằm hạn chế cảnh “được
mùa - mất giá”, “trồng - chặt, chặt - trồng” gây thiệt hại cho nông dân và
tổn thất cho xã hội. Bên cạnh đó, quy hoạch vùng trồng sẽ giúp việc đầu
tư khoa học, công nghệ và cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp thuận lợi,
hiệu quả hơn. Khó khăn hiện nay trong việc quy hoạch vùng trồng của
Việt Nam là việc thiếu dữ liệu chính xác và đầy đủ về đất đai, thổ nhưỡng,
khí hậu, thời tiết, thủy lợi… cũng như thông tin các loại cây trồng; đặc biệt,
thiếu nhiều thông tin và các dự báo về thị trường tiêu thụ cho các loại nông
sản. Mặt khác, sản xuất nơng nghiệp của Việt Nam cịn nhỏ lẻ, manh mún
trong khi bảo hiểm nơng nghiệp cịn q non yếu nên nông dân chưa
mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực mới trong ni trồng theo quy hoạch.
BÌNH NGUN - THÙY DUNG ghi
Tạp chí

số 67 (tháng 08/2021)

15


Chuyên đề: Quy hoạch vùng trồng

Đ ồng b ằng sông C ử u Long

Quy hoạch mở rộng vùng cây ăn trái
TÂN THÀNH

Thời gian gần đây, các tỉnh ở
ĐBSCL có chủ trương mở rộng
quy hoạch sản xuất cây ăn trái
nhằm phục vụ tiêu thụ nội địa

và xuất khẩu. Thực tế cho thấy
việc canh tác cây ăn trái mang
lại thu nhập cao hơn so với
trồng lúa; vì vậy nhiều nơng dân
mạnh dạn hưởng ứng việc phát
triển vườn cây ăn trái…
Tăng nhanh về diện tích

Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay cả nước
có khoảng 1,13 triệu hecta cây ăn trái,
riêng các tỉnh vùng ĐBSCL có 377.700ha,
chiếm 33,3% so với cả nước. Cây ăn trái
ở ĐBSCL được trồng khá đa dạng, mùa
nào cũng có thu hoạch; trong đó, các đối
tượng cây trồng chủ lực như sầu riêng,
thanh long, xồi, chơm chơm, nhãn, bưởi,
cam, mít, chuối, chanh… được nông dân
đẩy mạnh đầu tư sản xuất và đã hình
thành một số vùng sản xuất tập trung,
qui mơ lớn. Điển hình như vùng trồng
thanh long tại Long An và Tiền Giang;
xoài tại Đồng Tháp, An Giang và Tiền
Giang; sầu riêng ở Tiền Giang, Bến Tre
và Vĩnh Long; nhãn ở Vĩnh Long, Đồng
Tháp và TP Cần Thơ; bưởi da xanh ở Bến
Tre, Sóc Trăng; bưởi năm roi ở Vĩnh Long;
quýt đường ở Đồng Tháp, Hậu Giang;

H


Diện tích cây ăn trái ở ĐBSCL liên tục tăng.

khóm (dứa) ở Tiền Giang, Hậu Giang và
Kiên Giang; chơm chơm ở Bến Tre, Vĩnh
Long; mít Thái ở Tiền Giang, Hậu Giang...
Có thể thấy, diện tích cây ăn trái ở
ĐBSCL tăng liên tục từ năm 2010 đến
nay. Nếu như năm 2010, diện tích cây
ăn trái tồn vùng là 287.300ha, thì đến
năm nay là 377.700ha, tăng 90.400ha.
Nhiều loại cây tăng mạnh về diện tích
như thanh long, sầu riêng, khóm, xồi,
chuối, bưởi, mít thái, chơm chơm…
chứng tỏ cây ăn trái đang là lợi thế để
người dân chuyển đổi từ đất lúa kém
hiệu quả sang cây trái.
Ông Đào Văn Minh, ngụ xã Quới Sơn,
huyện Châu Thành (Bến Tre) tiết lộ: “Mấy

Quy hoạch và câu chuyện cây mít Thái

ướng dẫn chúng tơi tham quan vựa
mít Thái được xem là lớn nhất tỉnh Hậu
Giang, ông Nguyễn Thanh Tú, ngụ xã
Đông Phước A huyện Châu Thành - người đã có trên
20 năm mua bán mít Thái - bức xúc nói: “Có khi mới
chiều hơm trước mua 15.000 đồng/kg mít trái loại
1, 9.000 đồng/kg loại 2, gom được 20 tấn thì thương
lái báo vô giá rớt, thu vô mỗi loại giảm 5.000 đồng/
kg. Lỗ trên 100 triệu trong tích tắc vậy đó...”


16

Tạp chí

năm nay giá bưởi da xanh dao động từ
35.000 - 50.000 đồng/kg, có lúc vượt lên
55.000 đồng/kg. Cùng với giá cao thì
bưởi da xanh ln hút hàng, thương lái
tìm đến vườn để thu mua. Chính điều này
mà 8 cơng bưởi da xanh của tôi đảm bảo
thu nhập mỗi năm khoảng 1 tỷ đồng,
so ra cây lúa hoặc một số loại cây khác
khơng bằng được”. Ơng Đặng Văn Nám,
ngụ xã Kế Thành, huyện Kế Sách (Sóc
Trăng) khoe: “Tơi trồng bưởi da xanh từ
năm 2010. Đến năm thứ 5, 8 công vườn
bưởi trái sai oằn, thương lái vào tận vườn
mua với giá 40.000 - 60.000 đồng/kg.
Thấy bưởi da xanh rất hiệu quả nên tôi
mở rộng lên 32 công, cho thu nhập hơn

Theo ông Vi Văn Long ngụ tại thành phố Cần
Thơ: “Hiện nay, việc tiêu thụ mít Thái phụ thuộc
gần như hồn tồn vào thị trường Trung Quốc. Giá
mua - bán mít tại vườn thì hồn tồn do thương lái
quyết định và chủ yếu mua bán bằng miệng, khơng
có giấy tờ hợp đồng gì nên đã xảy ra khơng ít vụ
“bỏ cọc chạy lấy người” mà thiệt hại ln nghiêng
về phía nơng dân. Biết vậy nhưng phải chịu”.

Việc mua bán bị chèn ép là vậy nhưng theo nhiều

số 67 (tháng 08/2021)

Nông dân thu
hoạch mít Thái.


Chuyên đề: Quy hoạch vùng trồng

3 tỷ đồng mỗi năm; số tiền trong mơ đối
với người dân nơng thơn”.
Ơng Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch
UBND tỉnh Đồng Tháp cho hay, xoài là
một trong những cây ăn trái chủ lực của
ĐBSCL, chiếm khoảng 48% tổng diện
tích xồi cả nước. Trong đó, tỉnh Đồng
Tháp hiện có diện tích trồng xồi khoảng
12.171ha, lớn nhất vùng ĐBSCL, với sản
lượng hàng năm gần 124.000 tấn. Để
quy hoạch loại cây thế mạnh này, ngay từ
những năm 2005 - 2006, tỉnh Đồng Tháp
đã tập trung đầu tư nhiều nguồn lực cho
ngành hàng xoài từ việc đầu tư hạ tầng
kỹ thuật, hệ thống đê bao chống lũ, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào
sản xuất như cải tạo giống, xử lý ra hoa
rải vụ, áp dụng kỹ thuật bao trái đến việc
sản xuất xoài theo tiêu chuẩn thực hành
nông nghiệp tốt (GAP); công nghệ sau

thu hoạch đã từng bước được áp dụng;
ứng dụng công nghệ Blockchain trong
truy xuất nguồn gốc, xây dựng “Mơ hình
cây xồi nhà tơi” bán hàng qua mạng.
Từ đó, đã hình thành nên vùng nguyên
liệu xoài tập trung chủ yếu ở huyện Cao
Lãnh và TP Cao Lãnh. Đồng Tháp đã lựa
chọn cây xoài là 1 trong 5 ngành hàng
thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp của tỉnh nhằm nâng cao giá trị
và tăng thu nhập cho người trồng xoài.

Hướng tới mục tiêu bền vững

Quy hoạch phát triển nông nghiệp
bền vững ở vùng ĐBSCL thích ứng với biến
đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn 2045

xác định đến năm 2030, diện tích canh tác
lúa tồn vùng ĐBSCL cịn 1,6 triệu hecta
(giảm khoảng 300.000ha, để chuyển
sang trồng cây ăn trái và nuôi trồng thủy
sản). Diện tích trồng lúa khi đó mỗi năm
cịn khoảng 3,1 triệu hecta (giảm 1 triệu
hecta do giảm diện tích canh tác và giảm
tăng vụ); sản lượng lúa dự kiến giảm còn
17,3 triệu tấn/năm (giảm khoảng 6,3
triệu tấn). Việc giảm đất lúa nhằm đẩy
mạnh phát triển cây ăn để phục vụ xuất
khẩu, tăng thu nhập cho nông dân.

Dự kiến đến 2030, sẽ mở rộng diện
tích cây ăn trái tại ĐBSCL lên khoảng
650.000ha, ở các vùng chuyển đổi từ đất
lúa kém hiệu quả do bị xâm nhập mặn,
khu vực có địa hình cao... Ngành nông
nghiệp sẽ nghiên cứu và ứng dụng các
loại giống cây trồng có năng suất, chất
lượng cao và chống chịu tốt với biến đổi
khí hậu; hỗ trợ nơng dân các biện pháp
canh tác bền vững, giảm chi phí; tăng
cường liên kết giữa nông dân và các hợp
tác xã với doanh nghiệp tiêu thụ. Song
song đó, đầu tư nâng cao cơng nghệ
chế biến, bảo quản; hình thành các khu,
cụm cơng nghiệp chế biến trái cây công
nghệ cao gắn với vùng chuyên canh và
các trung tâm dịch vụ hậu cần để kết nối
ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, tiến hành
xây dựng vùng trồng, đảm bảo truy xuất
nguồn gốc đáp ứng các yêu cầu mới của
các thị trường nhập khẩu; thúc đẩy đàm
phán mở cửa thị trường mới để tăng
cường xuất khẩu…
Ơng Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng

nhà vườn ở Tây Nam bộ, so ra, vẫn chưa có loại cây
ăn trái nào lợi nhuận hấp dẫn như mít Thái. Theo
họ, nhà vườn có thể thu lãi gần 100 triệu đồng trên
một cơng đất (1.000m2) khi trúng giá, nên nếu làm
bài tốn so sánh đơn giản thì trồng mít có lãi nhiều

hơn trồng lúa từ 8 đến 10 lần. Hấp dẫn là vậy nên
khơng khó hiểu khi cục diện bản đồ cây ăn trái vốn có
của miền Tây Nam bộ đang biến động mạnh khiến
quy hoạch cây trồng chung bị phá vỡ và các cơ quan
chun mơn hết sức lo lắng. Tính đến tháng 5/2021,
khu vực ĐBSCL có trên 40.000ha mít Thái đang thu

Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho rằng:
“Song hành cùng việc đầu tư nâng cao
chất lượng cây trái thì ngành nông
nghiệp đẩy mạnh hỗ trợ nông dân thực
hiện việc rải vụ, nhằm tránh tình trạng
thu hoạch đồng loạt dẫn tới rớt giá”.
Hiện nay, việc rải vụ trái cây đã được các
tỉnh ĐBSCL quan tâm chỉ đạo, nơng dân
có nhiều kinh nghiệm và áp dụng thành
cơng quy trình kỹ thuật rải vụ. Thống kê
cho thấy, hiệu quả kinh tế của 5 loại cây
được chọn để rải vụ gồm (thanh long,
xồi, chơm chôm, sầu riêng, nhãn) tăng
từ 1,5 - 2 lần so sản xuất chính vụ.
Tuy nhiên việc mở rộng diện tích
trồng cây ăn trái cũng bộc lộ những hạn
chế như nhiều vườn có nguồn giống chất
lượng thấp; trồng mật độ quá dày để khai
thác tối đa quỹ đất; sử dụng phân bón và
chất kích thích q nhiều để nâng tối đa
năng suất; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
quá liều lượng, nồng độ để phòng trừ
dịch hại… Nhưng đáng chú ý nhất là việc

tổ chức sản xuất chưa theo quy hoạch và
định hướng của địa phương, cịn mang
tính tự phát. Sự liên kết giữa sản xuất và
thu mua để tiêu thụ sản phẩm còn lỏng
lẻo, nên giá cả bấp bênh, chưa ổn định.
Vấn đề chuyển đổi cây trồng từ đất lúa
sang trồng cây ăn quả địi hỏi phải có vốn
đầu tư lớn. Trong khi đó các địa phương
lại chưa hồn thiện quy hoạch, kế hoạch
chuyển đổi gắn với thời vụ, vùng chuyển
đổi, cây trồng, tiêu thụ sản phẩm... Đây là
những nhược điểm cần khắc phục trong
thời gian tới.

hoạch, nhiều nhất là tỉnh Đồng Tháp với trên 10.000ha;
Hậu Giang xấp xỉ 5.800ha; An Giang với trên 3.500ha;
Tiền Giang 3.200ha; Long An 1.200ha...
Trước sự phát triển quá nhanh diện tích trồng cũng
như sự bấp bênh trong khâu tiêu thụ của mít Thái, một
số nông dân đã chuyển sang một số cây ăn trái khác.
Ông Kim Sang, ngụ huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho
biết: “Tơi đã đốn bỏ 1.000 gốc mít Thái để trồng vú
sữa Lò Rèn và thanh nhãn. Hy vọng sẽ khấm khá hơn”.
Câu chuyện trồng chặt - chặt trồng, có vẻ vẫn rất thời
TRƯƠNG THANH LIÊM
sự với cây mít Thái!

Tạp chí

số 67 (tháng 08/2021)


17


Thời sự

Hiểu đúng số liệu thống kê
CẨM HÀ

T

Dữ liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự thành cơng
cho mọi kế hoạch, quyết định hay định hướng chính sách. Hiểu sai
hoặc hiểu chưa đầy đủ dữ liệu sẽ dẫn tới các quyết định sai lầm.

ại cuộc họp báo do Tổng cục Thống kê tổ
chức đầu tháng 7 vừa qua, một phóng viên
thắc mắc: theo số liệu thống kê, mức chi
tiêu bình quân của hộ gia đình cho một thành viên
đang đi học trong 12 tháng là hơn 7 triệu đồng
(chưa tới 600.000 đồng/tháng). Mức này, theo anh,
quá thấp so với thực tế. Khi được giải thích mới
hiểu, hóa ra đây là mức chi tiêu đã loại trừ hoàn
toàn chi phí ăn uống, sinh hoạt!

Tránh ngộ nhận

Cũng dễ gây hiểu nhầm như vậy, lượng tiêu thụ
rượu bia, theo cơ quan thống kê, bình qn đạt 1,3
lít/người/tháng trong cả năm 2020; thấp hơn đáng

kể so với số liệu của Bộ Y tế và Hiệp hội Bia - Rượu
- Nước giải khát Việt Nam.
Ngun nhân, như ơng Phạm Hồi Nam, Vụ
trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục
Thống kê) giải thích, là do cơ quan này chỉ tính sản
lượng rượu bia mua về để sử dụng trong gia đình,
mà khơng tính đến lượng tiêu thụ ở các nhà hàng,
các dịp liên hoan, lễ tiệc ngồi gia đình. Dễ thấy là
nếu ai đó khơng đọc kỹ và hiểu rõ cách tính tốn
thống kê, họ rất có thể hồ nghi hoặc (tệ hơn) là
đưa ra những kết luận vội vàng, khơng chính xác.
Một trong những “ngộ nhận” thường thấy nhất
liên quan đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nếu
chỉ đơn thuần nhìn vào cơng bố “kinh tế Việt Nam
tăng trưởng GDP quý II ước đạt 6,61%, 6 tháng là
5,64%” thì có thể thấy khá an tâm, nhất là khi so với
tốc độ tăng trưởng 0,39% của quý II/2020 và 1,82%
của 6 tháng đầu năm 2020. Đầu tàu kinh tế của cả
nước - TP.HCM - vẫn đạt mức tăng trưởng 5,46%, cao
hơn nhiều so với mức tăng trưởng GRDP 1,02% của
cùng kỳ năm trước, bất chấp việc vừa phải trải qua
1 tháng thực hiện giãn cách xã hội (tính đến cuối
tháng 6/2021). Đà Nẵng đạt 4,9%, bật lên từ mức

18

Tạp chí

tăng trưởng âm rất sâu của năm 2020 (-9,77%).
Cần Thơ là 5,6%, Hà Nội là 5,91%, Hải Phịng lên tới

13,5%, Bình Dương là 7,23%, Đồng Nai là 5,74%...
Tuy nhiên, rất cần lưu ý rằng, tốc độ tăng trưởng
này được so với nền tăng trưởng rất thấp của quý II
và 6 tháng đầu năm 2020 - thời điểm kinh tế Việt
Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19 và
các biện pháp phòng chống dịch được thắt chặt
hơn nhiều so với cách làm linh hoạt hơn hiện nay.
Thực tế, tốc độ tăng trưởng quý II và 6 tháng
đầu năm đều thấp hơn so với kịch bản tăng
trưởng được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/
NQ-CP, cũng như kịch bản được điều chỉnh trong
quý I/2021. Các địa phương được coi là “trọng điểm
tăng trưởng kinh tế” đều tăng trưởng thấp hơn
tốc độ chung của cả nước, trong đó có TP.HCM, vốn
đóng góp khoảng 22% GDP và từ 26,5% đến 27,5%
ngân sách cả nước.

số 67 (tháng 08/2021)


Thời sự

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, trong hai quý
cuối năm, tốc độ tăng trưởng GDP phải đạt con số
7,2%, nhưng theo ông Lê Trung Hiếu, Vụ trưởng Vụ
Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê),
đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Đó là chưa kể một số “điểm mờ” vẫn khiến một
số nhà kinh tế cảm thấy chưa được thuyết phục
hoàn toàn. Sau khi được Tổng cục Thống kê tiến

hành đánh giá lại, điều chỉnh tăng 25%, GDP theo
giá hiện hành ước tính đạt 9 triệu tỷ đồng năm
2021, mà chưa làm rõ được phần tăng này đến từ
đâu, ngay cả khi tính theo phương pháp sản xuất
(sản xuất cao lên 25%, thì phần cao lên đó được sử
dụng vào đâu: tiêu dùng, tích lũy hay xuất khẩu).
Bên cạnh đó, với mức tăng này, chuỗi số liệu
GDP đột nhiên “đứt gãy” vì khi điều chỉnh thì lẽ ra
phải tính lại từ năm đầu tiên, nhưng cơ quan thống
kê quốc gia chưa làm việc này. Khi nước Mỹ điều
chỉnh hệ thống số liệu thống kê theo phương pháp
SNA2008, họ phải tính lại tồn bộ chuỗi số từ năm
1930 đến nay…

Gộp chung vào một giỏ dễ sai lầm

Dữ liệu có ý nghĩa quan
trọng trong việc đảm
bảo sự thành cơng cho
mọi kế hoạch, quyết
định hay định hướng
chính sách.

Tương tự, việc nhận diện đúng thị trường lao
động việc làm để từ đó đánh giá tác động và thiết
kế chính sách phù hợp cũng không dễ dàng nếu chỉ
đọc lướt qua số liệu.
Tháng 07/2021, Tổng cục Thống kê, trong một
điều tra chuyên sâu về lao động việc làm dưới tác
động của đại dịch Covid-19, cho biết, trong quý

II/2021, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là
49,9 triệu người, giảm 65.000 người so với quý trước
và tăng gần 1,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là gần
1,2 triệu người, tăng 87.100 người so với quý trước
và giảm 82.100 người so với cùng kỳ năm trước…
Một câu hỏi nảy sinh gần như ngay lập tức: Vì sao
số người có việc lại tăng bất chấp làn sóng Covid-19
thứ 4 - dữ dội nhất tại Việt Nam từ đầu dịch đến nay?
“Các biện pháp phòng chống dịch lần này đã
thay đổi theo hướng khoanh vùng cách ly và nỗ lực
duy trì sản xuất kinh doanh. Nhưng cũng cần hiểu
đúng rằng con số gần 1,8 triệu người có việc làm
tăng thêm so với cùng kỳ năm trước không phải là
thành quả đáng vui mừng. Đó là mức tăng trên một
nền so sánh thấp. So với trạng thái cân bằng bình
thường của nền kinh tế (thường tăng thêm khoảng
3,4 - 3,5 triệu việc làm/năm) thì điều này có nghĩa
là đã có khoảng 1,7 triệu người bị tước đi cơ hội lao
Tạp chí

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý II/2021, lao động từ 15 tuổi trở
lên có việc làm tăng gần 1,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh: Công nhân làm việc tại một nhà máy chế biến trái cây.

động”, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ
Thống kê Dân số và Lao động hồi đáp.
Làm rõ thêm vấn đề, bà Valentina Barcucci,
Quyền Giám đốc Tổ chức lao động quốc tế ILO Việt
Nam cho biết, khái niệm “thất nghiệp” chỉ là một

trong nhiều tiêu chí để đánh giá thị trường lao động.
Có rất nhiều người trong độ tuổi lao động khơng
đi làm và khơng có thu nhập, nhưng khơng được
coi là thất nghiệp, bởi khái niệm “thất nghiệp” bao
gồm nhiều tiêu chí: khơng lao động và khơng chủ
động tìm việc. Một người giúp việc nhà trong thời
kỳ giãn cách xã hội bị mất việc, sẵn sàng làm việc
nhưng không thể chủ động tìm việc (vì chị ấy khơng
thể đi làm), thì vẫn khơng được tính là thất nghiệp
- chun gia này nêu một trong rất nhiều ví dụ. Bên
cạnh đó, chất lượng việc làm (tính bền vững, mức
thu nhập hợp lý, điều kiện lao động…) cũng là những
yếu tố không thể bỏ qua. Tóm lại, khơng thể nói
chung chung về “thất nghiệp” mà cần có sự phân
nhóm rất cụ thể để thiết kế những chính sách riêng
phù hợp nhằm cải thiện chất lượng của thị trường
lao động, đảm bảo an sinh xã hội.
số 67 (tháng 08/2021)

19


Thay đổi
phương thức
hỗ trợ hợp tác xã,
nên không?
Nguyễn Trọng Khánh
(Liên đồn HTX Raiffeisen
CHLB Đức – DGRV)


Khơng dựa trên một nghiên cứu cụ
thể có số liệu thống kê chính thức
nào, bài viết được tác giả tổng hợp
thơng tin từ q trình làm việc thực
tế tại các địa phương và tham khảo
tư liệu của các đồng nghiệp...

H

ợp tác xã (HTX) được coi là
nòng cốt phát triển kinh tế
hợp tác của Việt Nam trong
thời gian qua. Mặc dù các nguyên tắc
hoạt động của HTX dựa trên tính tự chủ
- tự quản lý - tự chịu trách nhiệm trong
hoạt động nhưng bên cạnh đó, HTX cịn
cần tới sự hỗ trợ từ bên ngồi mà các
chính sách hỗ trợ là một trong những
yếu tố quan trọng. Vậy phương thức hỗ
trợ HTX hiện nay ra sao? Hiệu quả của
việc này thế nào?

Nhiều chính sách hỗ trợ HTX…

Tính đến thời điểm hiện tại, có rất
nhiều quy định của Nhà nước về các
chính sách hỗ trợ riêng cho lĩnh vực HTX
đang cịn hiệu lực. Có thể điểm qua vài
quy định cụ thể. Điều 6 trong Luật HTX
2012 (từ khoản 1 tới khoản 4) quy định

rõ các hình thức hỗ trợ, ưu đãi của nhà
nước đối với HTX trong các lĩnh vực như
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc
tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng
dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ
mới; tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển
HTX; tạo điều kiện tham gia các chương
trình mục tiêu, chương trình phát triển

20

Tạp chí

kinh tế - xã hội; ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp và các loại thuế khác theo
quy định của pháp luật về thuế; ưu đãi
lệ phí đăng ký HTX/LH HTX theo quy định
của pháp luật về phí và lệ phí.
Các nghị định, quyết định, các chương
trình hỗ trợ theo khối ngành do Chính
phủ ban hành (như Nghị định 193 NĐ-CP
về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối
với HTX/LH HTX (chương VI); Quyết định
167 QĐ-TTg về triển khai đề án Lựa chọn,
hoàn thiện, nhân rộng mơ hình HTX kiểu
mới giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định
1804 QĐ/TTg về triển khai chương trình
Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai
đoạn 2021 - 2025…) Các thông tư hướng
dẫn của bộ, ngành liên quan mà trong

đó HTX là một trong các chủ thể hưởng
lợi; các chương trình hỗ trợ riêng căn cứ
theo quy định của pháp luật và các chính
sách từ Chính phủ của các địa phương…
Trong thực tế, những chính sách hỗ
trợ HTX cũng như kinh tế hợp tác của Nhà
nước thời gian qua đã tác động hết sức
tích cực đến hoạt động và sự phát triển
của loại hình kinh tế này. Tuy nhiên, qua
q trình thực thi, các chính sách hỗ trợ
cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.

số 67 (tháng 08/2021)

Những bất cập khiến
chính sách giảm hiệu quả

Sự thiếu nhất quán giữa các ban
ngành khi thực hiện chính sách hỗ trợ
trong lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là về nội
dung và tần suất đào tạo là một ví dụ.
Thiếu sự phối hợp, các đơn vị thực hiện
việc hỗ trợ đào tạo theo kế hoạch riêng
của từng đơn vị dẫn đến nội dung đào
tạo bị trùng lặp, chồng chéo, gây lãng
phí về nguồn lực mà hiệu quả và chất
lượng đào tạo không cao. Bên cạnh đó,
mức hỗ trợ cho cơng tác đào tạo cho các
HTX còn thấp, chỉ đủ để bồi dưỡng ngắn
hạn thơng qua hình thức tập huấn chứ

chưa tổ chức thành hệ thống đào tạo
chuyên sâu nên công tác đào tạo chưa
đạt được kết quả như mong muốn.
Một bất cập quan trọng khác là việc
HTX khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng
từ các ngân hàng thương mại dù đã có
chính sách ưu đãi lãi suất cũng như hình
thức cho vay đối với HTX. Lý do của việc
khó tiếp cận này là do các ngân hàng
thương mại khơng có nguồn vốn riêng
để thực hiện chính sách hỗ trợ HTX theo
quy định. Trong khi đó, mức cho vay của
các quỹ hỗ trợ phát triển HTX lại thấp,


Ý KIẾN

Sơ chế rau tại HTX
Nông Nghiệp Sản
Xuất Thương Mại
Dịch Vụ Phước
Thịnh (Long An).

tiêu chí cho vay cũng chưa thực sự phù
hợp với nhu cầu của các HTX.
Công tác giao đất, cho thuê đất đối
với HTX theo chính sách cũng tồn tại
nhiều vấn đề. Một số quy định hiện
hành của Luật Đất đai 2013 về quyền sử
dụng, chuyển nhượng, nhận, cho tặng

đất nơng nghiệp đang khiến q trình
tích tụ đất sản xuất của HTX gặp khó
khăn. Một số địa phương thì khơng cịn
quỹ đất để thực hiện chính sách hỗ trợ.
Thực tế cho thấy q trình thực hiện
chính sách chưa được thông suốt phần
nhiều do các quy định hoặc hướng dẫn
thực hiện chưa rõ ràng, bộ máy thực hiện
chính sách cịn chồng chéo, chưa được
phân cơng cụ thể. Một số chính sách cịn
tập trung nhiều vào chỉ tiêu phát triển số
lượng mà chưa tập trung vào nâng cao
chất lượng hoạt động của HTX, dẫn tới
việc nhiều HTX được thành lập vội vàng,
chưa được chuẩn bị kỹ về năng lực, chưa
xác định rõ được bản chất, vai trị và mơ
hình kinh doanh nên khi đi vào hoạt
động khó phát triển.
Ngồi ra, nhiều tiêu chí hỗ trợ được
đề ra chưa phù hợp dẫn tới việc người
thực thi hiểu không đúng nội hàm chính

sách hoặc lựa chọn sai chủ thể được hỗ
trợ làm lãng phí nguồn lực và giảm tính
hiệu quả của chính sách. Một số chính
sách cịn thiên về hướng quản lý nhiều
hơn là hỗ trợ. Một điều quan trọng khác
là các HTX, tuy đã có những biến chuyển
nhất định trong hoạt động nhưng
những hạn chế như không đủ năng lực

về quản lý, vận hành; khơng đủ khả năng
đối ứng; khơng có tài sản thế chấp; thiếu
chủ động, tự chủ, tự quản lý, tự chịu trách
nhiệm… vẫn còn. Những hạn chế này trở
thành rào cản khiến việc tiếp nhận chính
sách của các HTX gặp khơng ít khó khăn.
Cùng với q trình thực hiện cịn
nhiều bất cập và một số quy định, chính
sách chưa đáp ứng đúng nhu cầu thực
tế, những hạn chế tự thân của HTX cũng
đã “góp phần” khiến hiệu quả thực thi
các chính sách hỗ trợ chưa được như
mong muốn.

Một số khuyến nghị về giải pháp

Từ những vấn đề nêu trên, cần nhìn
nhận lại phương thức hỗ trợ cũng như
quá trình xây dựng, triển khai chính sách
để có sự điều chỉnh phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả chính sách, đáp ứng đúng
nhu cầu, nâng cao khả năng tự chủ của
các HTX.
Ở cấp độ quy định trong luật, liệu có
cần quy định các hình thức hỗ trợ chi
tiết như trong Luật HTX 2012 đang quy
định khơng? Nếu có quy định thì nên
quy định như thế nào để xây dựng được
hành lang pháp lý vừa đảm bảo quyền
lợi của HTX mà vẫn phát huy được tính

tự chủ, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm để
HTX có thể phát huy nội lực cũng như tận
dụng được sự hỗ trợ?
Ở các nước phát triển, HTX được coi
là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy,
những quốc gia có xây dựng luật HTX
khơng qui định về hình thức hỗ trợ cho
loại hình này mà chỉ có những chính
sách hỗ trợ chung cho khối kinh tế mà
trong đó HTX là một thành phần. Điều
này tạo cho các HTX cũng như các thành
phần khác trong một ngành có một mơi
Tạp chí

trường hỗ trợ bình đẳng, thúc đẩy sự
cạnh tranh lành mạnh trong việc nâng
cao năng lực tổ chức để đáp ứng nhu cầu
phát triển chung.
Đối với hệ thống xây dựng, triển khai
chính sách, cần xây dựng hệ thống đánh
giá hiệu quả hoạt động của HTX dựa trên
bản chất của loại hình này để có những
tiêu chí chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu
quả. Bên cạnh đó, nên cân nhắc tới việc
thành lập nhóm làm việc bao gồm các
tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính
phủ, các chuyên gia trong lĩnh vực phát
triển HTX. Nhóm làm việc này có thể thực
hiện những nghiên cứu, khảo sát đánh
giá nhu cầu, năng lực của các HTX để góp

ý xây dựng các chính sách, tiêu chí phù
hợp. Các nội dung của chính sách cần có
hướng dẫn chi tiết về cơ quan thực hiện,
các quy định cụ thể về tài chính, hướng
dẫn chi tiết về các khoản mục có thể giải
ngân nhằm đảm bảo các cơ quan thực
hiện chính sách nắm rõ vai trò, cách thức
triển khai mang lại hiệu quả tối đa cho
các chính sách hỗ trợ và lợi ích cho chủ
thể được hỗ trợ. Hệ thống đào tạo khung
về HTX cho các chủ thể liên quan (cơ
quan xây dựng chính sách, cơ quan thực
hiện chính sách, các chủ thể tiếp nhận
chính sách) cũng cần được tính đến để
đảm bảo tính khả thi của chính sách.
Sau cùng, nhưng cũng là điều quan
trọng nhất, cần thay đổi cách nhìn nhận
về HTX theo đúng bản chất của nó. HTX
được sinh ra bởi thành viên, do thành
viên làm chủ, phục vụ lợi ích của thành
viên thơng qua các hoạt động kinh
doanh, vì vậy, tuy có những đặc trưng
riêng (như quyền bỏ phiếu ngang nhau
khơng phụ thuộc vào số vốn góp; khách
hàng đầu tiên của HTX chính là thành
viên; chia lãi theo mức độ sử dụng dịch
vụ), cịn lại, HTX hoạt động khơng khác
gì các loại hình doanh nghiệp khác. Do
vậy, cần thay đổi phương thức hỗ trợ để
tạo sân chơi bình đẳng cho HTX, để HTX

không bị coi là tổ chức của những người
yếu thế, qua đó, thúc đẩy sự phát triển
HTX một cách bền vững.
số 67 (tháng 08/2021)

21


Thời sự nông nghiệp

Tiêu thụ vải thiều giữa mùa dịch:

Không cịn là giải cứu!

Đơng Khánh

Với nhiều cách
làm sáng tạo, mùa
vải thiều năm nay,
vải Bắc Giang đã
lần đầu tiên xuất
hiện ở nhiều thị
trường xuất khẩu
khó tính và trên
nhiều sàn thương
mại điện tử, kênh
bán hàng của các
tập đoàn phân
phối, hệ thống
siêu thị, trung tâm

thương mại lớn
trong nước.

22

Tạp chí

B

ắc Giang có hơn 28.000ha vải thiều,
trong đó có 15.500ha sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP, 340ha theo tiêu chuẩn
GlobalGAP. Tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều toàn
tỉnh vụ năm nay đạt trên 215.000 tấn, tăng trên
50.000 tấn so với vụ năm 2020. Tiêu thụ tại thị
trường nội địa đạt trên 126.000 tấn (58,6%) và
xuất khẩu trên 89.000 tấn (41,4%). Giá bán bình
quân cả vụ ước đạt 19.800 đồng/kg, giá xuất khẩu
dao động từ 30.000 - 55.000 đồng/kg. Riêng ở
các nước Nhật Bản, Pháp, Đức, Hà Lan… giá bán ở
mức rất cao, từ 350.000 - 450.000 đồng/kg. Tổng
doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ của
tỉnh Bắc Giang đạt trên 6.800 tỷ đồng.

Chủ động, chính xác trong kế hoạch
ứng phó

Năm nay, theo đánh giá của cơ quan chuyên
môn và người dân, vải thiều được mùa hơn so
với năm trước. Trong khi đó, dịch Covid-19 lại

diễn biến hết sức phức tạp ngay tại địa bàn Bắc
Giang nên dự báo việc tiêu thụ sản phẩm vốn
đã khó sẽ càng thêm khó.
Trước bối cảnh đó, chính quyền huyện Lục
Ngạn - thủ phủ vải thiều - đã xây dựng 3 kịch
bản cho việc tiêu thụ nông sản chủ lực này, trong
đó kịch bản đã được áp dụng là tiêu thụ 70%
trong nước (khoảng 130.000 tấn), 30% xuất
số 67 (tháng 08/2021)

khẩu (khoảng 50.000 tấn). Phương án tiêu thụ
vải ở thị trường trong nước sẽ gồm: kênh tiêu thụ
trên sàn thương mại điện tử; các chợ đầu mối; các
tập đồn phân phối có hệ thống siêu thị, trung
tâm thương mại lớn; các doanh nghiệp chế biến
xuất khẩu; các chợ truyền thống, tiểu thương, xe
cóc, điểm cân nhỏ; sản lượng vải loại 2, 3 chuyển
chế biến sấy và chế biến khác. Để chủ động ứng
phó với tình huống xấu nhất là không bán hết
vải thiều, huyện Lục Ngạn cũng hỗ trợ người dân
xây dựng hơn nghìn lị sấy vải. Đây được xem là
phương án cuối cùng trong tiêu thụ vải thiều.
Về phía tỉnh, nhận định dịch bệnh diễn biến
phức tạp sẽ hạn chế việc xuất khẩu tiểu ngạch,
thương nhân nước ngồi sẽ khó sang Việt Nam
mua bán trực tiếp trong khi việc lưu thơng hàng
hóa giữa các tỉnh thành trong nước nhiều khả
năng gặp khó do lệnh phong tỏa, giãn cách để
phòng chống dịch của các địa phương, lãnh đạo
tỉnh Bắc Giang ngay từ sớm đã có văn bản báo

cáo Chính phủ và gửi các địa phương đề nghị
tạo điều kiện cho vải thiều lưu thông bằng các
“luồng xanh” thuận lợi. Tỉnh cũng chủ động lập
hai tổ công tác hỗ trợ xuất khẩu vải thiều đóng
chốt tại cửa khẩu các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn. Hai
tổ này sẽ theo nắm thơng tin, xử lý tại chỗ những
khó khăn trong q trình lưu thơng qua cửa
khẩu, hướng dẫn doanh nghiệp, thương nhân


Câu chuyện nông nghiệp

quy định chống dịch của từng địa phương trên
đường vận chuyển.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà người
dân Lục Ngạn tập trung làm là bảo vệ vùng vải thiều
an tồn. Các chốt kiểm sốt tiến hành giám sát chặt
chẽ người ra vào, xét nghiệm Covid-19 nhanh các
đối tượng như lái xe, thương nhân đến thu mua vải
thiều… để kịp thời khoanh vùng, cách ly, ngăn chặn
dịch bệnh. Trong các thôn làng, suốt thời gian thu
hoạch, các chủ hộ trồng vải tuân thủ hết sức nghiêm
túc khuyến cáo 5K, “nhà nào ở yên nhà nấy” không
giao thiệp, qua lại để phòng tránh dịch bệnh lây lan
làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch cũng như mua
bán và chất lượng sản phẩm.
Năm nay, hầu hết lao động ngoại tỉnh từ Lạng
Sơn, Hải Dương, Thanh Hóa, Thái Nguyên… đều
Vải thiều Lục Ngạn
khơng đến Lục Ngạn vì Bắc Giang đang là tâm

năm nay được đánh
giá được mùa, và giá
dịch, do vậy, nhân công thu hoạch khan hiếm. Để
cả tương đương với
khắc phục, huyện thơng qua các đồn thể như Hội
năm 2020.
Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và
lực lượng vũ trang huy động hơn 2.800 thành viên
thành lập 317 tổ, chun giúp chính quyền rà sốt,
thống kê các hộ trồng vải có nhu cầu về lao động
để bố trí nhân lực hỗ trợ bà con thu hoạch kịp thời.
Đối với vải thiều xuất khẩu, địa
phương yêu cầu các cơ sở thực hiện
một cách nghiêm túc các quy định
về vệ sinh an toàn thực phẩm trong
Sau khi chinh phục thị
tất cả các khâu từ thu mua, đóng gói
trường khó tính như Nhật
tới vận chuyển. Các lô vải thiều Lục
Bản, Australia, vải thiều Lục
Ngạn, dù tiêu thụ trong nước hay
Ngạn đã chính thức được
xuất khẩu, đều có giấy chứng nhận
xuất khẩu chính ngạch vào
an tồn dịch bệnh Covid-19.
EU, hưởng những ưu đãi từ

Hiệp định EVFTA. Một số thị
trường xuất khẩu mới của
vải thiều Bắc Giang như:

Campuchia, Lào, Thái Lan,
Malaysia... cũng cho thấy
nhiều tín hiệu tích cực.

Sự hỗ trợ hiệu quả

Thực tế những ngày qua, ngoài
xuất khẩu thuận lợi, nhiều bộ
ngành, đoàn thể, địa phương, doanh
nghiệp trong nước đã chung tay hỗ
trợ Bắc Giang tiêu thụ vải thiều.
Trong nước, chính quyền tỉnh Bắc Giang từ sớm
đã kết nối với các tập đoàn phân phối, hệ thống siêu
thị, trung tâm thương mại như: Aeon, Central Retail,
MM Mega Market, Vincom, Lotte, Big C, Saigon Co.op,
Fivimart và Citimart… nhằm đưa quả vải lên kênh
phân phối này; trong đó Tập đồn VinCommerce dự
kiến thu mua 2.000 tấn vải phân phối trên trang
thương mại điện tử và tại hệ thống hơn 2.500 cửa
hàng, siêu thị VinMart, VinMart+ trên tồn quốc. Tập
Tạp chí

đồn cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam cam
kết tiêu thụ ít nhất 180 tấn vải thiều Lục Ngạn. Các
hãng hàng không như: Vietnam Airlines, Vietjet Air,
Bamboo Airways và ngành đường sắt cũng đã tích
cực hỗ trợ vận chuyển vải với giá ưu đãi. Nhiều cá
nhân, tổ chức trong nước cùng tham gia hỗ trợ tiêu
thụ vải thiều Bắc Giang trên mạng. Sàn thương mại
điện tử Sendo còn quyết định giao mặt tiền trên

Facebook và hướng dẫn nơng dân livestream bán
vải. Tỉnh Đồn Bắc Giang cắt cử cán bộ đoàn các cấp
bám sát, hỗ trợ nơng dân trong khâu thu hoạch,
đóng gói, hướng dẫn cách thức thao tác trên các
kênh bán hàng trực tuyến cho đến khi người dân sử
dụng thành thục.

Hiệu quả từ việc tận dụng công nghệ

Điểm mới đặc biệt trong việc tiêu thụ vải thiều
năm nay của Bắc Giang là đẩy mạnh giao dịch thương
mại điện tử, tăng cường kết nối trực tuyến trong
điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Việc vải
thiều được bán đồng loạt trên các sàn thương mại
điện tử lớn ở Việt Nam (Sendo, Voso (Viettel Post),
Tiki, Shopee, Postmart (VNpost), Lazada và Alibaba)
được xem là bước đột phá trong việc tiêu thụ vải
năm nay. Để đảm bảo chất lượng vải, sau khi khách
chốt đơn trên sàn, nông dân Bắc Giang dồn lực thu
hoạch vải cho kịp, sau đó đóng thùng xốp, giữ lạnh
đúng quy cách, dán tem truy xuất nguồn gốc và vận
chuyển nhanh bằng mọi hình thức (xe lạnh, máy
bay) về các địa phương. Các đơn hàng tới tay người
tiêu dùng trong vịng 2 - 3 ngày.
Có thể nói đây là lần đầu tiên vải thiều Bắc Giang
được tổ chức phân phối một cách bài bản và có hệ
thống trên các sàn thương mại điện tử lớn. Hoạt động
này đã giúp vải thiều Bắc Giang tiếp cận với thị trường
trong nước và quốc tế nhanh, rộng hơn, phù hợp với
phương thức bán hàng thời kỳ công nghệ 4.0 và tình

hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

*

Phán đốn tình hình chính xác, chủ động, sáng
tạo trong kế hoạch ứng phó, được cả nước chung
sức hỗ trợ, mùa vải năm nay Bắc Giang không chỉ
tiêu thụ sản phẩm rất tốt giữa lúc dịch bệnh đang
hoành hành tại địa phương mà thơng qua việc này
cịn rút được nhiều kinh nghiệm quý giá, đồng thời
cung cấp cho nhiều địa phương khác những bài học
thực tiễn về giải pháp tiêu thụ sản phẩm trong điều
kiện địa phương bùng phát dịch bệnh.
số 67 (tháng 08/2021)

23


Câu chuyện nơng nghiệp

Triển vọng từ mơ hình
trồng mắc ca tại n Bái
ĐẶNG THÙY

Trồng mắc ca là mơ hình cịn khá mới tại tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên,
rất nhiều người dân nơi đây hào hứng với tiềm năng phát triển của loại cây này.
Hợp tác phát triển cây mắc ca

Lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái và Hiệp hội Mắc ca Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ về việc
hợp tác phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.


N

ăm 2015, ông Đinh Văn Thành
(xã Gia Hội, huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái) mua 400 cây
giống mắc ca từ Đắk Lắk về trồng thử
nghiệm xen vào diện tích chè Shan của gia
đình. Dù chỉ để cây mắc ca mọc tự nhiên,
nhưng đến năm 2020, với một số cây cho
bói, ơng Thành đã thu được hơn 1 tạ quả.

Tiềm năng mắc ca

Giống như gia đình ông Thành, những
năm qua, một số hộ ở huyện Văn Chấn
cũng đã thử nghiệm trồng cây mắc ca và
hầu hết cho kết quả khả quan. Cây mắc
ca sinh trưởng tốt tại Yên Bái ngay cả
trong điều kiện thời tiết giá lạnh. Nhận
thấy tiềm năng phát triển cây mắc ca
tại địa phương, năm 2020, Hiệp hội Mắc
ca Việt Nam đã hỗ trợ huyện Văn Chấn
trồng thử nghiệm 5ha mắc ca tại xã Gia
Hội. Được trồng xen với chè Shan với mật
độ 150 cây/ha, sau hơn 6 tháng, cây mắc
ca đã sinh trưởng thêm 70 - 80cm.
Từ những tín hiệu khả quan bước đầu,
năm 2021, huyện Văn Chấn chủ trương
mở rộng mô hình trồng mắc ca. Theo

đó, huyện đã phê duyệt và triển khai đề

24

Tạp chí

UBND tỉnh Yên Bái đã giao Chi cục Kiểm
lâm tỉnh thực hiện đề tài khoa học “Thử
nghiệm trồng cây mắc ca tại các huyện
phía Tây của tỉnh Yên Bái” để đánh giá
khả năng sinh trưởng, phát triển của
một số loài cây mắc ca với 2 phương
thức là trồng thuần loài và trồng xen kẽ.
Cụ thể, tổ chức triển khai tại 3 huyện
Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải
trên diện tích 12ha, trong đó, 8ha trồng
thuần lồi và 4ha trồng xen chè.

án trồng cây mắc ca xen chè tại 5 xã, thị
trấn, gồm xã Gia Hội, Nậm Búng, Đồng
Khê, thị trấn Sơn Thịnh và thị trấn Nông
trường Trần Phú. Mục tiêu đến năm 2025
sẽ trồng trên 400ha cây mắc ca xen chè.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái, hiện
toàn tỉnh có 56,66ha cây mắc ca, trong
đó, có 51,66ha trồng tập trung, 5ha trồng
xen canh với chè. Do mới trồng nên sản
lượng thu hoạch cịn ít. Tuy nhiên, kết
quả bước đầu cũng cho thấy hiệu quả
kinh tế khá cao. Sau khi khảo sát, Hiệp

hội Mắc ca Việt Nam cũng đánh giá n
Bái là tỉnh có điều kiện khí hậu và thổ
nhưỡng thích hợp để trồng cây mắc ca,
đặc biệt là tại các huyện Văn Chấn, Trạm
Tấu, Mù Cang Chải.

số 67 (tháng 08/2021)

Mới đây, làm việc với Hiệp hội Mắc
ca Việt Nam, ơng Nguyễn Thế Phước,
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
Yên Bái, đã nhất trí chủ trương phát
triển cây mắc ca tại Yên Bái. Cam kết sẽ
đồng hành và tạo mọi điều kiện để Hiệp
hội Mắc ca Việt Nam phát triển cây mắc
ca trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Thế
Phước đề nghị Hiệp hội Mắc ca Việt Nam
tiếp tục phối hợp với địa phương khảo
sát, xác định địa điểm, quy mơ và diện
tích trồng phù hợp với u cầu sinh thái
của cây mắc ca để từ đó tỉnh xem xét, xác
định diện tích trồng cây mắc ca phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế, xã hội của tỉnh. Ông đề nghị Hiệp hội
giới thiệu các dòng mắc ca phù hợp với
từng tiểu vùng khí hậu của tỉnh cũng
như hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc cây
cho người dân. Đồng thời, kết nối các
doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng mơ
hình chuỗi giá trị trong việc phát triển

cây mắc ca trên địa bàn.
Ông Nguyễn Thế Phước cho biết sẽ
tổ chức thống kê, đánh giá kết quả sản
xuất trồng mắc ca trong thời gian qua.
Từ đó, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ
chức, cá nhân thực hiện đúng kỹ thuật
trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế hạt
mắc ca theo quy định của Bộ NN&PTNT.
Tỉnh cũng sẽ tạo mọi điều kiện để doanh
nghiệp đầu tư nhằm tạo ra hình mẫu,
làm nịng cốt trong phát triển cây mắc
ca trên địa bàn tỉnh.
Đại diện Hiệp hội Mắc ca Việt Nam,
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch
Hiệp hội, cho biết, Hiệp hội Mắc ca Việt
Nam cam kết sẽ cung ứng giống và bao
tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho bà con
trồng mắc ca tại địa phương.


Tin Tổng hội NN&PTNT

Chiều 8/7/2021, Thường trực Tổng hội họp
đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và
đề ra nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021.

Tổng hội NN&PTNT Việt Nam
đẩy mạnh các hoạt động
xúc tiến thương mại


T

THẢO VI

heo báo cáo của Tổng hội
NN&PTNT VN (Tổng hội), trong
6 tháng đầu năm 2021, đại
dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã
ảnh hưởng nặng nề tới tình hình kinh
tế - xã hội của cả nước nói chung và các
hoạt động của Tổng hội nói riêng. Tuy
nhiên, với sự chỉ đạo của Thường trực,
Ban Thường vụ và nỗ lực của Văn phòng,
các Ban tham mưu, các đơn vị trực thuộc,
Tổng hội đã đạt được những kết quả
nhất định.
Về công tác tổ chức, Tổng hội đã kết
nạp thêm 1 hội viên mới là Hội NN&PTNT
tỉnh Nghệ An; thành lập mới Trung tâm
Xúc tiến tiến thương mại và Phát triển
nguồn nhân lực; ra mắt Trung tâm

Chuyển giao tiến bộ về nông nghiệp,
nông thôn và Giám định chất lượng nông
sản, vật tư nông nghiệp. Tuy mới được
thành lập nhưng các đơn vị này đã hoàn
thành việc xây dựng kế hoạch hoạt động.
Lãnh đạo Tổng hội đã chủ động tham
gia đóng góp ý kiến với Trung ương
chuẩn bị tổng kết Nghị quyết 26/TW

về nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn;
tham gia và đóng góp những ý kiến thiết
thực cho 3 hội thảo do Bộ NN&PTNT và
VCCI tổ chức. Ngồi ra, Ban Khoa học và
Cơng nghệ của Tổng hội đã phối hợp
với Viện Nghiên cứu văn hóa triển khai
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động văn hóa trong Xây
dựng Nơng thơn mới giai đoạn 2021 -

2025”. Ban Xúc tiến thương mại và Kết
nối doanh nghiệp cũng phối hợp với
Trung tâm Xúc tiến thương mại nơng
nghiệp Bộ NN&PTTN tổ chức 3 chương
trình Bác sĩ nông học An Giang và Đồng
Tháp; tổ chức thành công 2 hội nghị kết
nối trực tuyến cho vải thiều huyện Lục
Ngạn (tỉnh Bắc Giang) và mận Tam Hoa
(tỉnh Lào Cai).
Bên cạnh đó, các thành viên, hội viên
và đơn vị trực thuộc Tổng hội tiếp tục
tham gia tích cực các hoạt động an sinh
xã hội như: Chương trình Cầu Nơng thơn
- Tạp chí Nơng thơn Việt, ủng hộ quỹ vắcxin phịng chống Covid-19, phối hợp với
Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phịng chuẩn bị
phát động chương trình thiện nguyện
mang tên Nghĩa tình biên giới…
Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo
luận và đóng góp ý kiến để thống nhất
nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Cụ thể, tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành của Thường trực, Ban
Thường vụ cho phù hợp với tình hình và
diễn biến của đại dịch Covid-19; lên kế
hoạch tổ chức một số buổi làm việc của
Ban Thường vụ Tổng hội với lãnh đạo
của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành,
hiệp hội; thực hiện chương trình bình
chọn Thương hiệu Vàng nơng nghiệp
Việt Nam lần thứ 7 năm 2021. Song song
đó, xây dựng kế hoạch cụ thể để Tổng
hội tích cực tham gia vào kế hoạch tái
cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tham gia
xây dựng các chủ trương chính sách lớn
thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII
của Đảng…

Shark Liên tặng 10.000 thẻ bảo hiểm cho người nghèo
rước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, bà Đỗ
Thị Kim Liên (Shark Liên) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ những
T
người có hồn cảnh khó khăn trong đại dịch.


Theo đó, bà Đỗ thị Kim Liên đã dành 500 triệu đồng triển khai
Chương trình “Gói tình Shark Liên - gửi nghĩa đồng bào”. Số tiền
này sẽ dùng để mua sản phẩm, hàng hoá thiết yếu dành tặng
những người dân nghèo có hồn cảnh khó khăn, gia đình chính
sách, gia đình thương binh liệt sỹ... Ngoài ra, Shark Liên sẽ tặng
10.000 thẻ bảo hiểm cho người nghèo. Cụ thể, các trường hợp

bệnh nhân tử vong do Covid -19 có gia cảnh khó khăn, khơng đủ

điều kiện lo hậu sự... sẽ được nhận hỗ trợ toàn bộ chi phí mai táng.
Nhằm giúp những bạn trẻ lập nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch,
Shark Liên chủ trương mua ủng hộ sản phẩm của các đơn vị khởi
nghiệp để làm quà tặng người nghèo với mong muốn mang đến
cho các bạn trẻ mới lập nghiệp một cơ hội được đưa các sản phẩm
tâm đắc của mình vào những gói q tình nghĩa.
Hưởng ứng lời kêu gọi “1000 suất ăn miễn phí/ngày hỗ trợ cho
cán bộ trong các đội Truy vết COVID” của Hội Doanh Nhân Trẻ Việt
Nam, bà Đỗ Thị Kim Liên đã gửi tới Hội 100 triệu đồng, đồng thời,
đứng ra kêu gọi cộng đồng chung tay đóng góp.
TAM DIỆP

Tạp chí

số 67 (tháng 08/2021)

25


×