Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.96 MB, 76 trang )

www.nongthonviet.com.vn

Tạp chí

số 65 (tháng 06/2021)

1


2

Tạp chí

số 65 (tháng 06/2021)


TƠI
CHỌN





CHO VAY SẢN XUẤT,
KINH DOANH
HÀNG TIÊU DÙNG

Tài trợ lên đến 90% Phương án vay vốn
Thời gian duy trì hạn mức kéo dài đến 3 năm
Thời gian phê duyệt hồ sơ: 24h làm việc
Linh hoạt trong việc cung cấp hồ sơ tài chính


và đăng ký kinh doanh

Tiếp vốn nhanh – sẵn sàng kinh doanh

Tổng đài CSKH 24/7 (Miễn phí)
Tạp chí

số 65 (tháng 06/2021)

3


Nhìn ra thế giới

4

Tạp chí

số 65 (tháng 06/2021)


Số

65

Tháng 06/2021

Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Quốc hội mới & kỳ vọng mới


Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Đầu tàu kinh tế phía Nam:
Cần nhiều thay đổi nhanh
để tăng tốc
Đối đầu dịch
nơi biên giới

Tổng biên tập
Nguyễn Đức Quang
Phó Tổng biên tập
Nguyễn Thị Quốc Hương
Nguyễn Mạnh Thường
Hội đồng cố vấn
Nguyễn Tuấn Anh - GSTS
Nguyễn Minh Châu - PGS.TS
Nguyễn Sĩ Dũng - TS
Nguyễn Trí Ngọc - TS
Nguyễn Đăng Nghĩa - TS
Trần Thế Tuyển - Nhà báo
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - TS
Võ Trọng Nghĩa - KTS
Hồ Thị Tú Anh - Nhà báo
Thư ký tòa soạn
Nguyễn Thị Mai Phương
Thiết kế mỹ thuật
Đặng Hữu Nhất
Trị sự
Trương Thị Thu Cúc


Các
làng nghề
làm hương

Tòa soạn
Lầu 10, Tòa nhà số 12 Võ Văn Kiệt,
P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
ĐT: (028) 3821 1283
Fax: (028) 3914 7286
Hotline: 093 205 6666

Ảnh bìa:
Làng nghề làm hương
gần 100 tuổi tại xã
Lê Minh Xuân (huyện
Bình Chánh, TP.HCM)
tràn ngập sắc vàng,
đỏ và mùi hương quế,
hương trầm.
Ảnh: TL.HK

www.nongthonviet.com.vn

Văn phòng Hà Nội
26 Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 091 3460692

VỚI SỰ THAM GIA CỦA

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan,
Hồ Xuân Hùng, TS Nguyễn Sĩ Dũng,
Trần Văn Tuấn, Trần Thế Tuyển,
Nguyễn Quốc Hương, Mạnh Tiến, Bảo Vân,
Đỗ Quang Tuấn Hoàng, Khánh An, Minh Huy,
Hùng Phong, Thanh Chí, Ngọc Nam, Đăng Tuyên,
Đào Thị Thanh Tuyền, Trần Trọng Triết, Bảo Minh,
Như Quỳnh, Anh Phương, Cẩm Hà, Lương y
Diệp Bình, Thùy Dung, Đặng Tuấn, Phương Minh,
Ánh Tuân, Thanh Huyền, Anh Khôi, Kim Nhã,
Anh Khoa, Bá Anh, Phương Đặng…

Giấy phép xuất bản số 06/GP-BTTTT
do Bộ TT&TT cấp ngày 7/1/2016.
CV chấp thuận tăng lên 76 trang
số 3993/BTTTT-CBC do Bộ TT&TT
cấp ngày 08/11/2019
In tại CT TNHH Quảng cáo và
Thương mại Dương Phong.
Khổ in (21 x 29)cm.
BÀI VỞ XIN GỞI VỀ
Ngọc Phương


GIÁ: 30.000 ĐỒNG

www.nongthonviet.com.vn

95
100

50

CƠNG TY CỔ PHẦN HIM LAM

Tạp chí

số 65 (tháng 06/2021)

5


Mục lục
40

Bạn trẻ với
đam mê xây dựng
bản đồ nông sản Việt

09

Hợp tác với nhau,
nương tựa vào nhau,
hỗ trợ lẫn nhau thì
chúng ta sẽ phát triển

13

luật đất đai
sửa đổi, Hy vọng
sẽ khơng cịn

lỗi hẹn

16
18

Tiếp tục đầu tư
57.000 tỉ đồng
cho Chương
trình OCOP

24

Đầu tàu
kinh tế phía
Nam: Cần
nhiều thay
đổi nhanh
để tăng tốc

45

làng nghề việt:
Các làng nghề
làm hương

48

Thủy Xuân, giữ nghề xưa
kết hợp du lịch


62

Du lịch nơng thơn
ở châu Á – sự hấp dẫn
khó cưỡng

Kiên Giang siết chặt
phịng tuyến chống dịch

PLASTICS

VIET RICE
Organic

6

Tạp chí

số 65 (tháng 06/2021)


Quốc hội mới
& kỳ vọng mới

P

TS nguyễn sĩ dũng

hải đến tháng 07/2021 tới, Quốc hội khóa XV
mới họp phiên đầu tiên. Nhưng sau ngày 23/05

vừa qua, các vị đại biểu của khóa này đã được
các cử tri chính thức bầu ra. Và rất nhiều cơng việc đang
chờ các vị đại biểu ở phía trước.
Trong hoạt động lập pháp, các vị đại biểu cần coi
trọng hơn nữa chất lượng các dự luật. Quan niệm nhiều
luật là tốt có thể đã không sai, nhưng chắc chắn đã rất lỗi
thời. Đặc biệt, khi sự chồng chéo, sự xung đột của pháp
luật đang làm cho cả người dân, doanh nghiệp và các cơ
quan nhà nước đều khó khăn, lúng túng. Đó là chưa nói
tới chi phí tn thủ ngày một tăng cao đè nặng lên nền
kinh tế và công cuộc mưu sinh của người dân. Một dự
án xây dựng nhà máy, tuân thủ cho hết các quy đinh của
Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ
môi trường… thì chi phí về thời gian thường khơng dưới
3 năm. Các chi phí khác cũng nhiều vơ kể. Trong nhiệm
kỳ khóa XIV vừa qua, Quốc hội đã thẩm định các dự luật
một cách kỹ càng hơn. Đây là khoảng thời gian, số lượng
các dự luật bị tạm hỗn thơng qua, bị đưa ra khỏi chương
trình nghị sự nhiều nhất. Xu hướng này cần được Quốc
hội khóa XV kế tục. Cần phải làm luật để xử lý các vấn
đề của cuộc sống hơn là làm luật để thực hiện kế hoạch.
Thực tế cho thấy, lạm dụng điều chỉnh không phải
bao giờ cũng tốt. Một đạo luật chỉ tốt khi chính sách lập
pháp được đề ra đúng đắn, giải pháp lập pháp được hiệu
quả và khả thi. Những đạo luật kém chất lượng khơng
chỉ làm cho quy trình quản trị bị rối loạn, mà cịn làm
phát sinh những chi phí khổng lồ cả cho việc thực thi
của các cơ quan Nhà nước, việc tuân thủ của các doanh

nghiệp và người dân. Đó là chưa nói

tới việc những quy định mù mờ của các
đạo luật còn trở thành mảnh đất màu mỡ
cho sự nhũng nhiễu và tiêu cực phát sinh.
Trong hoạt động giám sát, các vị đại biểu cần áp
đặt trách nhiệm giải trình. Khi chất vấn, khơng nên “bắt
chẹt” mà cần tạo điều kiện để các cơ quan Nhà nước giải
trình về phản ứng chính sách, cũng như cách thức thực thi
chính sách của mình. Bảo đảm trách nhiệm giải trình cịn
được hiểu là khơng giải trình được với Quốc hội thì phải bị
mất tín nhiệm của Quốc hội. Quan trọng nhất ở đây là các
vị đại biểu phải có đủ bản lĩnh để bày tỏ sự bất tín nhiệm
đối với bất kỳ quan chức nào nếu khơng giải trình được
với Quốc hội. Trong nhiệm kỳ vừa qua, chất lượng giải
trình được tăng lên đáng kể nhờ việc tranh luận được đề
cao. Đây là xu thế cần được các vị tân đại biểu phát huy.
Trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước, các vị đại biểu khóa XV cần
quan tâm nhiều hơn tới chức năng quyết định ngân sách.
Ngân sách là bản chất của chính sách. Mọi chính sách dù
to tát đến đâu cũng ít có ý nghĩa, nếu việc phân bổ ngân
sách khơng được thiết kế đi kèm. Quyền lực thật của
Quốc hội thực ra nằm ở quyền phân bổ ngân sách. Thời
gian dành cho việc thẩm định ngân sách chắc chắn sẽ
phải thiết kế dài hơn; thủ tục thẩm định ngân sách chắc
chắn sẽ cần phải đổi mới và hoàn thiện; năng lực thẩm
định ngân sách chắc chắn sẽ phải được nâng cao. Khi vô
tận các con số thu chi ngân sách không nói gì nhiều cho
các vị đại biểu thì quả thực việc Quốc hội phê chuẩn ngân
sách chỉ là hình thức. Vì vậy, cần dành nhiều thời gian để
nghiên cứu về dự toán ngân sách. Quan trọng hơn, cần

tham vấn được các chun gia về tài chính.
Ngồi ra, Quốc hội là cơ quan đại diện cho quốc gia,
vì vậy, các vị đại biểu cần cân đối giữa lợi ích của tỉnh với
lợi ích của quốc gia. Do các đại biểu Quốc hội được bầu
theo tỉnh nên xu hướng đại diện cho lợi ích của các tỉnh
là khá tự nhiên. Đấu tranh cho lợi ích của các tỉnh cũng
khơng có gì xấu, tuy nhiên lợi ích của quốc gia bao giờ
cũng quan trọng hơn.
Cuối cùng, mặc dù Quốc hội khóa XV chưa bắt đầu
nhiệm kỳ của mình, nhưng kỳ vọng của cử tri và nhân
dân vào các vị đại biểu khóa mới là rất lớn. Kỳ vọng lớn
cũng có thể là động lực lớn!
Tạp chí

số 65 (tháng 06/2021)

7


thời sự trong kỳ
T R O N G N Ư Ớ C

Q U Ố C T Ế

Hơn 69 triệu cử tri cả nước đã đi bỏ phiếu trong
ngày 23/05, để thực hiện quyền bầu cử, lựa chọn
ra 500 đại biểu Quốc hội khóa XV; 3.726 đại biểu
HĐND cấp tỉnh; 22.952 đại biểu HĐND cấp huyện
và 242.312 đại biểu HĐND cấp xã. Kết quả bầu đại
biểu Quốc hội sẽ có sau 20 ngày kể từ ngày bầu

cử, còn đại biểu HĐND các cấp là sau 10 ngày.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp với
sự bùng phát lan rộng do biến chủng virus từ Ấn Độ đã xâm
nhập vào nhiều nước. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có kết quả
chống dịch tốt cũng rơi vào tình cảnh bùng phát như Singapore,
Đài Loan, Malaysia, Việt Nam. Trong khi đó châu Âu đã bắt đầu
q trình mở cửa lại biên giới sau đợt giãn cách xã hội kéo dài
đến 6 tháng. Tính đến 31/05, thế giới ghi nhận hơn 169 triệu
ca nhiễm, trong đó gần 3,5 triệu ca tử vong.

Việt Nam đang đối mặt với làn sóng Covid-19 lần
thứ tư với nhiều ca dương tính mang chủng virus
biến thể Ấn Độ (B.1.617.2), nhiều ổ dịch cùng lúc,
bùng phát mạnh ở khu công nghiệp khiến số ca
nhiễm tăng vọt gấp nhiều lần con số trước đây.
Chỉ tính riêng từ khi bắt đầu đợt dịch này (ngày
27/04) đến 31/05, số ca lây nhiễm trong cộng
đồng đã lên đến 4.095 ca tại 30 tỉnh thành. Hàng
loạt các tỉnh thành như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà
Nội, Đà Nẵng, Hà Nam, TP.HCM buộc phải thực hiện
giãn cách tại các địa điểm có số ca nhiễm lớn. Từ
27/05 đến 31/05, TP.HCM ghi nhận 142 ca nhiễm
liên quan đến ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục
Hưng. Một số ổ dịch khác diễn biến phức tạp khiến
TP.HCM phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 0h
ngày 31/05. Tính đến ngày 31/05, Việt Nam ghi
nhận 7.107 ca nhiễm, trong đó 47 ca tử vong.
Ngày 01/07/2021, Luật Cư trú 2020 bắt đầu có hiệu
lực. Luật có nhiều điểm mới trong việc đăng ký

thường trú như sẽ xóa thường trú nếu vắng mặt
trên 12 tháng mà không đăng ký tạm trú tại nơi
khác, được đăng ký thường trú vào nhà thuê nếu
được chủ nhà đồng ý (nhưng sẽ bị xóa đăng ký nếu
như chấm dứt hợp đồng thuê hoặc chủ nhà không
đồng ý tiếp tục cho giữ đăng ký thường trú)...
Ngày 10/05, TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với
14 bị cáo trong vụ án “Buôn lậu” và “Vi phạm quy
định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra
tại Công ty Nhật Cường. Các bị cáo bị tuyên án từ 3
đến 17 năm tù giam (trừ 1 bị cáo đang bỏ trốn) và
phải bồi thường số tiền hơn 2.900 tỷ đồng.
Ngày 16/05, Cục An ninh mạng và Phịng chống
tội phạm sử dụng cơng nghệ cao (Bộ Công an) cho
biết, cơ quan này đang vào cuộc xác minh thông
tin liên quan vụ việc hàng ngàn chứng minh nhân
dân bị rao bán với giá 9.000 USD trên mạng.

8

Tạp chí

số 65 (tháng 06/2021)

Ơng Biden hơm 17/05 thơng báo Mỹ sẽ gửi vaccine của các hãng
Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson, cùng với 60 triệu liều
vaccine AstraZeneca đã lên kế hoạch trước đó để cung cấp cho
các quốc gia khác, đánh dấu lần đầu tiên Mỹ chia sẻ vaccine đã
được nước này cấp phép sử dụng.
Ít nhất 230 người thiệt mạng ở dải Gaza (Palestine), bao gồm

47 trẻ em sau hàng loạt vụ ném bom giữa quân đội Israel và
lực lượng Hamas ở Palestine. Căng thẳng gia tăng ở Dải Gaza,
sau khi quân đội Israel tố phong trào vũ trang Hamas bắn hơn
1.700 quả tên lửa kể từ ngày 10/05. Cuộc đụng độ được đánh
giá là nghiêm trọng nhất kể từ năm 2014.
Cơ quan Khí tượng Ấn Độ cho biết, cơn bão mạnh nhất từng
xuất hiện trên Biển Arab trong 20 năm qua - Tauktae, đổ bộ
vào bờ biển bang Gujarat, Tây Nam Ấn Độ, làm chết ít nhất 19
người, gây ra mưa to, gió giật mạnh tới 165 km/h, kèm theo
sóng lớn. Cơn bão quét qua khi Ấn Độ đang trải qua cuộc khủng
hoảng nhân đạo do làn sóng thứ 2 của Covid-19 gây ra trên
tồn lãnh thổ.
Ngày 17/05, giới chức Tây Ban Nha thơng báo ít nhất 5.000
người, trong đó có khoảng 1.000 trẻ em, đã vượt biển từ Maroc
sang Ceuta, vùng lãnh thổ thuộc Tây Ban Nha nằm bên bờ biển
Bắc Phi. Đây là điểm đến mà người di cư từ các nước Bắc Phi
nghèo khó tìm tới với hy vọng có được một cuộc sống tốt đẹp
hơn tại châu Âu.
Ngày 22/05, núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - Nyiragongo
đã phun trào khiến chính phủ Congo phải sơ tán khẩn cấp hàng
nghìn người dân. Ít nhất 15 người thiệt mạng trong cuộc sơ tán
hỗn loạn này. Đợt phun trào gần nhất của núi lửa năm 2002
đã khiến 250 người thiệt mạng và 120.000 người vơ gia cư.
Ngày 23/05, ít nhất 21 người thiệt mạng sau khi mưa đá và gió
lớn tấn cơng những người tham gia giải chạy xuyên núi quốc gia
100km được được tổ chức tại khu thắng cảnh Rừng Đá Hoàng Hà,
gần thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc.


câu chuyện nông nghiệp


Hợp tác với nhau,
nương tựa vào nhau,
hỗ trợ lẫn nhau thì
chúng ta sẽ phát triển (*)
Lê Minh Hoan (Bộ trưởng Bộ NN&PTNT)

Câu chuyện từ đĩa cơm tấm

… Sáng nay tôi đi ăn cơm tấm tại một
quán cơm khá nổi tiếng ở Cần Thơ. Trong
thành phần đĩa cơm tấm, ai cũng biết,
phải có gạo tấm, có sườn nướng hoặc có
gà nướng. Trong đĩa rau dưa ăn kèm thì
có rau muống, dưa leo, củ cải, củ kiệu.
Rồi trong bát nước chấm thì nước mắm,
đường, chanh, ớt, tỏi... Tơi muốn lấy ví
dụ đĩa cơm tấm để nói, hàng ngày chúng
ta - hơn 100 triệu dân Việt Nam - đang sử
dụng những sản phẩm do bà con nông
dân sản xuất ra. Chúng ta nói về giá trị
thu nhập từ xuất khẩu, về những giá trị
tồn cầu. Chúng ta nói về việc làm sao để
tạo ra nhiều, số lượng lớn sản phẩm hữu
cơ để có thể chiếm lĩnh thị trường thế
giới… Nhưng, như một diễn giả trên diễn
đàn này đã nói: Tại sao chúng ta chỉ chú
trọng sản xuất ra những sản phẩm hữu
cơ để đem đi xuất khẩu mà không nghĩ
là làm hữu cơ để cho 100% dân chúng

ta ăn. Cái gì ngon, bổ, an tồn mình đem
đi xuất khẩu hết thì người dân mình sẽ
ra sao? Thế hệ của mình coi như “lỡ” rồi
nhưng thế hệ mai sau sẽ như thế nào?
Tơi nghĩ đây là vấn đề, chắc chắn có nhiều
người trăn trở. Bởi vậy, trước khi chúng
ta nói đến chế biến, cơng đoạn nằm gần
cuối chuỗi giá trị, thì phải nói bắt đầu từ
trồng trọt, từ chăn ni, từ canh tác, từ
nuôi trồng các loại nông sản phẩm trong
chuỗi giá trị tạo ra “đĩa cơm tấm” đó.

Hợp của tỉnh Nghệ An, và sau nữa chưa
biết sẽ phải “giải cứu” những sản phẩm
gì? Đối với kinh tế một đất nước, sự thiệt
hại đó là nhỏ, rất nhỏ. Nhưng đối với hàng
ngàn hộ dân ở các địa phương có sản
phẩm phải “giải cứu”, thì đó là của cải, sản
nghiệp… Có thể họ khơng phải là doanh
nghiệp, có thể họ chưa phải hợp tác xã, họ
chỉ biết trồng trọt, chăn nuôi. Nhưng mà
làm sao để sản phẩm của họ làm ra có
chất lượng tốt hơn, tiêu thụ tốt hơn, và từ
đó, chất lượng cuộc sống
của họ tốt hơn?
Chuyện có hơn 1
Nếu nhấn mạnh trong ngành nông nghiệp,
triệu lao động từ các tỉnh
công nghiệp chế biến mới tạo ra giá trị gia tăng,
ĐBSCL lên các tỉnh miền

từ đó tạo ra kim ngạch xuất khẩu thì tơi nghĩ
Đơng kiếm sống, âu cũng
chúng ta vẫn cịn thiếu một điều gì đó. Đó là bổn là quy luật dịch chuyển
phận đối với đồng bào, với người dân chúng ta.
lao động, không phải chỉ
một quốc gia mà là của
dẫn chứng, huyện Vĩnh Châu tỉnh Hậu cả thế giới. Về cảm xúc, nhiều khi thấy
Giang có 6.500ha trồng hành tím, là sinh nặng lịng nhưng theo tơi, điều cần thiết
kế của 4.500 hộ nơng dân trong đó có hơn cả là chúng ta phải có một hành
đồng bào Khơ-me. Đối với một đất nước động gì đó tương thích. Tơi có đọc cuốn
thì sản lượng đó “lọt thỏm”, khơng tạo sách Nền kinh tế sân bay, trong đó, lần
ra được giá trị gì đáng kể. Nhưng đối với đầu tiên tôi thấy người ta gắn tạo việc
một huyện như Vĩnh Châu, đó cũng là một làm vào sự tăng trưởng. Xưa giờ, chúng
ngành kinh tế… Chúng ta vừa chứng kiến ta nói tăng trưởng nhưng ít đề cập đến
câu chuyện “giải cứu” rau củ quả thời vụ việc làm. Chương trình OCOP là tạo việc
của Hải Dương trong mùa Covid, trước đó làm cho người nơng dân ở các làng xã.
nữa là cam Tuyên Quang, cam Hà Giang, Bởi vậy câu chuyện “gắn tạo việc làm vào
thanh long Bình Thuận, Tiền Giang, Long sự tăng trưởng” cũng nói lên được triết lý
An, chuối Đồng Nai... Bây giờ là cam Quỳ về tăng trưởng bền vững. Nếu không giải
Chúng ta muốn tạo ra giá trị gia tăng
cao, như có người nói, nếu 20% nơng
sản qua chế biến, xuất khẩu con số tăng
lên 50% thì GDP mà ngành nơng nghiệp
đóng góp cho GDP cả nước sẽ tăng lên
gấp đơi chứ không phải chỉ tăng một
cách tịnh tiến... Chúng ta chú trọng những
ngành hàng chủ lực, nhưng có những nơi
khơng có ngành hàng chủ lực mà chỉ có
những sản phẩm “phụ lực” nhưng lại ni
sống hàng ngàn hộ dân, thì sao? Tơi lấy


(*)

Lược trích phát biểu Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trong Hội nghị tồn quốc về thúc đẩy
cơng tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021 tại Cần Thơ. Tựa do tòa soạn đặt.
Tạp chí

số 65 (tháng 06/2021)

9


thờichuyện
sự nông
nghiệp
câu
nông
nghiệp

quyết được việc làm cho nông dân ở các
làng xã, thì sẽ lại tiếp tục tình trạng dịng
người nơng thơn phía Bắc đổ đi tìm việc
làm ở các KCN Bắc Ninh, Thái Nguyên, ở
miền Nam thì đi Bình Dương, Đồng Nai...
Tơi đề nghị, các doanh nghiệp, các tập
đồn lớn cần suy nghĩ giải pháp tạo việc
làm cho lao động nông thôn trong hoạt
động chế biến và liên kết hợp tác. Đây
có thể là “mâu thuẫn lớn” bởi vì càng tự
động hóa, càng hiện đại thì việc làm ít

đi vì máy móc đã thay thế con người.
Nhưng trong nội dung cuốn sách, người
ta vẫn tạo ra được những giá trị kinh tế từ
việc tạo việc làm cho người lao động. 100
doanh nghiệp tạo ra được 100 triệu việc
làm mới. Như vậy, 1 nhà máy có thể tạo
việc làm cho 1 triệu người, bằng số lượng
lao động từ các tỉnh ĐBSCL bỏ quê lên các
tỉnh miền Đông Nam bộ kiếm sống mấy
năm nay... Điều tôi muốn chia sẻ với các
doanh nghiệp, các tập đoàn lớn là chúng
ta cần “thay đổi tư duy” - đổi mới sáng
tạo là để góp phần tăng trưởng gắn với
tạo việc làm cho người lao động.

Ba vòng tròn trong
tam giác phát triển

…Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện
một câu chuyện liên quan đến vấn đề
kinh doanh ở một ngã tư đường, đã nhận
được nhiều sự quan tâm của người xem.
Trong câu chuyện, từ một đoạn ngã tư
đường hiu quạnh, những người Tây, mỗi
người chọn một ngành nghề kinh doanh
“cộng sinh”, tạo thành một hệ sinh thái
nên nhanh chóng biến nó thành một
trung tâm thương mại sầm uất. Cịn
“người Ta”, thấy người trước mở cây xăng
đơng khách, người đến sau cũng mở cây

xăng. 4 góc ngã tư đường có 4 cây xăng,
cạnh tranh nhau bằng nhiều mánh khóe
thủ đoạn. Rốt cuộc, cả 4 đều… sập tiệm.
Câu chuyện mang đậm chất hài hước,
châm biếm tư duy kinh doanh xem lợi
ích của mình là trên hết. Tuy nhiên, từ
ngụ ý câu chuyện, tôi muốn chia sẻ:
Kinh doanh, hợp tác phải là win-win,
tất cả cùng thắng, cùng lấy giá trị bên

10

Tạp chí

Nhưng chuyện hợp tác thì khơng ai giải
quyết thay doanh nghiệp được. Chỉ có
tấm lịng nghĩ về đất nước, nghĩ về ngành
nông nghiệp, nghĩ về khát vọng vươn
lên… mới kéo chúng ta lại gần nhau hơn,
bớt đi tiếng nói, hành dộng ngược nhau.
Tơi hình dung chúng ta đang ở trong
một quan hệ tam giác phát triển mà các
đỉnh tam giác là ba vòng tròn, một bên là
nhà nước, một bên là thị trường, một bên
là xã hội. Nếu nói trong
lĩnh vực nơng nghiệp
thì một “vịng trịn” nhà
Chúng ta nói những chuyện to tát. Điều đó là
nước là Bộ NN&PTNT (có
cần thiết. Nhưng cái nhỏ mình cũng ráng chăm

thêm cơ quan liên quan
chút. Bởi đó là sinh kế của nhiều hộ nông dân,
là Bộ Khoa học - Công
của một làng, một xã, có khi cịn là một huyện.
nghệ), một “vịng tròn”
thứ 2 là các doanh nghiệp
gần nhau. Người này đã làm điểm tựa về nơng nghiệp, và “vịng trịn” thứ ba là
cho người kia, giá trị gia tăng của doanh hơn một chục triệu hộ nơng dân. Ba “vịng
nghiệp này lại tạo tiếp ra giá trị gia tăng tròn” này sẽ hợp thành một tam giác
cho doanh nghiệp khác… Nếu các doanh phát triển. Làm sao để những bánh răng
nghiệp chúng ta cùng nhau hợp tác, thì của ba vịng trịn đó chồng khít lên nhau
hồn tồn có thể biến các góc ngã tư để có thể tạo ra hiệu ứng, tạo ra nguồn
đường hiu quạnh trở thành trung tâm lực, bổ sung cho nhau? Tôi chỉ mong rằng
khi tiến gần lại thì “vùng giao thoa” càng
thương mại sầm uất...
Bằng cơng nghệ, chúng ta có thể giải lớn, làm cho tiếng nói của chúng ta càng
quyết được vấn đề tăng sản lượng, chất ngày càng xích lại gần nhau. Có như thế
lượng. Bằng nguồn vốn chúng ta có thể mới có thể tránh chuyện bên đây “nặng
giải quyết được vấn đề mở rộng sản xuất. nhẹ” bên kia, doanh nghiệp thì trách nhà
đây để nhân lên giá trị bên kia. Ai trồng
thì trồng, ai chế biến thì chế biến, ai làm
phụ phẩm thì làm phụ phẩm, ai làm bao
bì thì làm bao bì, ai đóng gói thì đóng
gói… đừng “thấy người ta ăn khoai” mà
“vác mai đi đào”. Trong thời gian vừa
qua tôi chứng kiến một số lễ ký kết hợp
tác giữa các doanh nghiệp lớn trong lĩnh
vực nông nghiệp. Tơi mừng vì thấy cộng
đồng doanh nghiệp chúng ta đã xích lại


số 65 (tháng 06/2021)


câu chuyện nơng nghiệp

Trong vịng trịn doanh nghiệp, chúng ta nên hình thành
hệ sinh thái để mỗi cá thể là điểm tựa cho nhau chứ đừng
có cạnh tranh để rồi tất cả kéo nhau cùng xuống đáy.

Trong
ngành nông
nghiệp, công
nghiệp chế
biến mới tạo
ra giá trị gia
tăng cao.

nước, nhà nước thì trách doanh nghiệp,
doanh nghiệp thì chê nơng dân, nơng
dân thì chê doanh nghiệp… Thay vì cứ
ngồi hờn trách nhau, tơi mong rằng tất
cả chúng ta cùng chung tay làm cho ba
cái vịng trịn đó xích lại gần nhau. Chúng
ta là một hệ sinh thái, chúng ta sống
“cộng sinh” với nhau. Mỗi bên đều có
thế mạnh, có ưu điểm và cũng có khiếm
khuyết. “Cộng sinh” là hợp tác với nhau,
nương tựa vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau thì
chúng ta sẽ phát triển.
Có lần, tơi gặp mấy doanh nghiệp

nước ngồi, họ nói: “Doanh nghiệp Việt
Nam rất khó đổi mới cơng nghệ, thiết
bị…”. Tơi hỏi tại sao? Họ trả lời: Công
nghệ thiết bị trên thế giới thay đổi rất
nhanh, giá thì mắc. Khi có thơng tin có
thiết bị mới, cơng nghệ mới, việc đầu
tiên của doanh nghiệp Việt là chạy đến
Nhà nước coi có cho vay với lãi suất thấp
không? Mà dù lãi suất có thấp thì giá trị
đầu tư lớn, lấy đó hợp tốn vơ giá thành
sản phẩm thì giá thành sản phẩm tăng
cao, rất khó cạnh tranh. Tính tới tính
lui… qua năm sau đã có thiết bị khác ra
đời rồi. Trong khi doanh nghiệp Nhật
thì mời 10 doanh nghiệp, 100 doanh
nghiệp cùng sử dụng chung một cơng
nghệ thiết bị. Bởi vì một cơng nghệ, các

Có thể ai cũng biết thế là “tư duy nông
dân”, nhưng người nông dân đặt ra câu
hỏi: Anh kêu tơi sơ chế, bảo quản… thì
tiền đâu tơi đầu tư? Tơi khơng có tiền,
khơng có cơng nghệ, nếu anh cho tơi
cơng nghệ, tơi chế biến rồi thì thị trường
tiêu thụ ở đâu? Cái cách hiện nay, bán
trái xoài, bán lúa nó dễ lắm. Thương lái
vơ là chở đi rồi tiền trao cháo múc. Có
tiền cịn ra đại lý phân bón, giống để trả
nợ rồi mua vật tư, giống làm vụ mới…
Như vậy, chính sách của mình phải trả

lời được câu hỏi làm thế nào để hỗ trợ
nông dân nguồn lực, hỗ trợ nơng dân
tìm kiếm thị trường. Tơi bao giờ cũng
suy nghĩ theo cách suy nghĩ của người
nông dân. Khi mình muốn người ta
thay đổi thì người ta sẽ đặt
ra những câu hỏi ngược lại
và chúng ta có xử lý được
những vấn đề “ngược lại”
Triết lý quan trọng nhất của kinh tế thị
đó khơng? Tơi hay dùng
trường là sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào, sản xuất cho ai? Chúng ta sản xuất
khái niệm nền nông nghiệp
chỉ để xuất khẩu hay vừa để xuất khẩu vừa
chúng ta là phương trình
hướng đến 100 triệu người dân trong nước?
quá nhiều ẩn số. Không thể
hy vọng trong một diễn đàn,
đồng nghiệp ở những nước khác cùng trong một hội nghị chúng ta có thể “giải
đồng ý rằng, khơng ai làm việc nhanh mã” được hết các ẩn số. Tôi đề nghị, mỗi
bằng người Việt Nam chúng ta… Nhưng hội nghị, chúng ta đưa ra và cùng nhau
ơng lại nói tiếp “tư duy làm cho xong việc giải quyết một trong những ẩn số đó...
Triết lý quan trọng nhất của kinh tế
là tư duy của người thất bại”?! Trong khi
mọi thứ đều có những giải pháp, nhiều thị trường là sản xuất cái gì, sản xuất như
cấp độ giải pháp khác nhau. Có giải pháp thế nào, sản xuất cho ai? Chúng ta sản
thứ nhất thì cịn có cái giải pháp thứ hai, xuất chỉ để xuất khẩu hay vừa để xuất
thứ ba nào tạo ra giá trị cao hơn nữa khẩu vừa hướng đến 100 triệu người
không? Khi chứng minh được giải pháp dân trong nước? Sản xuất cái gì, sản xuất

đó có giá trị cao nhất thì họ mới thiết lập như thế nào, sản xuất cho ai, ba câu hỏi
kế hoạch thực hiện. Theo Giáo sư Phan trong kinh tế học là cái sẽ dẫn dắt mọi
Văn Trường, cái việc “làm cho xong” tinh thần của chúng ta, mọi kế hoạch của
chính là tư duy “ăn xổi”. Sản xuất được nhà nước và mọi chiến lược của doanh
cái gì, đến mùa thu hoạch là kêu thương nghiệp cũng như của bà con nơng dân
lái tới bán cho nó rồi, bán cho nó nhanh... chúng ta. Tơi đưa câu chuyện “đĩa cơm
Mặc dù giá trị sản phẩm thô nằm tầng tấm” là muốn lấy dẫn chúng cụ thể để
nói về điều đó…
đáy của chuỗi giá trị.
doanh nghiệp có thể dùng chung, có thể
chia sẻ với nhau”, trong khi giá trị đầu tư
đối với mỗi doanh nghiệp là rất thấp…”.
Điều rút ra qua câu chuyện trên, cũng
như “câu chuyện ngã tư đường”, mình
“thua” là tại vì mình khơng chịu hợp tác
với nhau. Tơi mong rằng chúng ta có
tinh thần hợp tác, chúng ta cùng thay
đổi, tìm ra giải pháp từ những câu hỏi
đặt ra trong đời sống xã hội.
Vấn đề cuối cùng, trong cuốn sách
“Một đời thương thuyết, Một đời tìm
đường” của Giáo sư Phan Văn Trường - cố
vấn Chính phủ Pháp, có đoạn tác giả nói
với bạn trẻ khởi nghiệp, đại ý: Sau nhiều
năm làm việc cho các tập đoàn đa quốc
gia, đa văn hóa, tơi (tác giả) và nhiều

Tạp chí

số 65 (tháng 06/2021)


11


thời luận

Cần có biện pháp lập lại
trật tự truyền thơng, báo chí

M

TRẦN THẾ TUYỂN (Ngun Phó Cục trưởng Cục Báo chí - Bộ TT - TT)

ạng xã hội như xa lộ giao
thơng. Những người tham
gia xa lộ ấy có quyền và trách
nhiệm. Họ (chủ thể sử dụng mạng) không
chỉ được điều chỉnh bởi các quy định của
pháp luật mà còn bởi lương tâm, trách
nhiệm công dân, mối quan hệ giữa con
người với con người.
Thời đại cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, bùng nổ thơng
tin, người ta “đến” với nhau, tiếp cận thế
giới không phải bằng các chuyến bay
hoặc các phương tiện giao thông hiện
đại mà chỉ bằng chiếc điện thoại nhỏ xíu
như miếng pa-tê vẫn điểm tâm mỗi buổi
sáng. Thượng vàng hạ cám. Từ tinh hoa,
cao cả đến tả pí lù, hèn mạt đều có thể

tìm thấy trên miếng pa-tê ấy.
Cơng nghệ càng cao, tác dụng càng
lớn, địi hỏi người sử dụng càng phải có
ý thức trách nhiệm và đạo đức.
Thực tế cho thấy, cơ cấu kinh tế thế
giới và nguồn thu nhập đã có sự thay đổi,
rõ nhất từ khi xuất hiện mạng internet.
“Ngồi mát ăn bát vàng” khơng cịn được
hiểu theo nghĩa bóng mà cả nghĩa đen.
Với chiếc máy tính xách tay, thậm chí
chiếc iPhone người ta có thể “hái“ ra
tiền. Có người sử dụng mạng, hằng năm
doanh thu lên tới nhiều chục tỷ đồng.

12

Tạp chí

Bên cạnh lợi ích kinh tế, điều đáng
lưu tâm, với sự trợ giúp của khoa học
công nghệ, các cơng cụ này đã trở
thành vũ khí cho những kẻ khơng có
lương tâm, trục lợi. Họ sử dụng mạng
xã hội thực hiện mưu đồ xấu như: lừa
đảo, chiếm đoạt tài sản nhà nước và
công dân; trốn thuế, đặc biệt tung tin
thất thiệt, nói xấu Đảng, Nhà nước, xâm
phạm quyền riêng tư của công dân; tập
hợp lực lượng chống đối, thậm chí âm
mưu lật đổ chính quyền nhân dân...

Phát triển đi đôi với quản lý. Quản
lý tạo động lực phát triển. Thấu suốt
quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đã
có nhiều chủ trương, biện pháp tạo điều
kiện phát huy giá trị công nghệ tiên tiến
và hạn chế đến mức thấp nhất mặt trái,
tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội.
Luật Báo chí 2016 khơng những
điều chỉnh hành vi của các tổ chức và
cá nhân hoạt động, sử dụng báo chí mà
cịn điều chỉnh hoạt động của các chủ
thể sử dụng mạng xã hội. Nhiều chủ sở
hữu các trang mạng xã hội thơng tin
sai sự thật, kích động bạo lực, đăng bài
và hình ảnh trái với thuần phong, mỹ
tục... đã được “mời “ lên làm việc. Và,
nếu sai đã bị xử lý theo quy định của
pháp luật như phạt tiền hoặc đình chỉ

số 65 (tháng 06/2021)

hoạt động... Tuy nhiên, các biện pháp,
chế tài ấy chưa đủ răn đe.
Thực hiện chỉ thị số 12/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
cơng tác tun truyền, định hướng hoạt
động truyền thơng, báo chí phục vụ
nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc; kịp thời chấn
chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt
động báo chí, truyền thơng, theo chúng

tơi các cấp ủy, chính quyền cần có sự vào
cuộc quyết liệt, huy động sức mạnh tổng
hợp để lập lại trật tự hoạt động báo chí,
truyền thơng phục vụ nhiệm vụ chính trị
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước hết, cần thực hiện tốt Quy
hoạch Phát triển và quản lý báo chí tồn
quốc đến năm 2025. Đồng thời rà soát
lại hệ thống văn bản (dưới luật) bổ sung
kịp thời các chế tài, định chế để quản lý
mạng xã hội, theo hướng tạo điều kiện
cho tổ chức, công dân sử dụng cơng
nghệ thơng tin, góp phần thúc đẩy kinh
tế văn hóa xã hội phát triển, vừa hạn chế
đến mức thấp nhất những tiêu cực, bất
cập do việc sử dụng mạng xã hội gây ra.
Trong thời điểm này cần xử lý nghiêm
minh các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp
luật, lập lại trật tự mặt trận thông tin;
thiết thực góp sức vào cuộc chiến phịng
chống Covid-19 đang diễn ra quyết liệt.


thời sự

luật đất đai sửa đổi

Hy vọng sẽ khơng cịn lỗi hẹn
ANH PHƯƠNG


Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Đất đai 2013
đã bộc lộ nhiều bất cập cần được sửa đổi, bổ sung.
Ở thời điểm này, tuy chưa tập hợp đầy đủ báo cáo
từ 63 tỉnh thành trên cả nước, song vơ số vướng
mắc trong q trình thực thi Luật Đất đai đã được
chỉ ra. Cũng vì thế mà câu hỏi “Bao giờ sửa Luật?”
đã luôn là nỗi băn khoăn lớn của nhiều vị đại biểu
Quốc hội trên bàn nghị sự ở cả hai khóa 13 và 14.
Nhiều bất cập cần sửa đổi

Trước hết, cần khẳng định những thành quả
trong quản lý đất đai với sự điều chỉnh của Luật
Đất đai 2013.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT),
trong giai đoạn 2016 - 2020, về công tác quản lý
đất đai, ngành đã đưa hơn 63.000 hecta đất chưa
sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội;
chuyển dịch gần 230.000 hecta đất cho phát triển
hạ tầng, sản xuất kinh doanh, phát triển đô thị. Cơ
quan chức năng cũng đã xử lý, thu hồi, hủy bỏ hơn
1.500 dự án với diện tích gần 30.000 hecta, hồn
thành sắp xếp nâng cao hiệu quả sử dụng đối với
2 triệu hecta đất của các cơng ty nơng, lâm nghiệp,
trong đó thu hồi, chuyển cho các địa phương hơn
Tạp chí

400.000 hecta. Việc thực hiện các quy định về giao
đất, tăng cường đấu giá đất đã ngăn ngừa đầu cơ,
tăng thu từ đất, đóng góp từ 12% - 15% thu ngân
sách nội địa hàng năm (năm 2019 đạt 192.000 tỷ

đồng, gấp gần 2,5 lần năm 2015). Cả nước đã hoàn
thành việc cấp Giấy chứng nhận đối với 97,36% diện
tích cần cấp, tăng 3,3 triệu giấy so với năm 2016.
Nhiều địa phương đã thực hiện các mơ hình, phương
thức tập trung đất đai cho nơng nghiệp cơng nghệ
cao. Lũy kế đến nay, tồn ngành Quản lý đất đai đã
hồn thành 88% khối lượng cơng việc rà soát, cắm
mốc ranh giới; đo đạc, lập bản đồ địa chính đối với
95,1% diện tích đất do cơng ty nông nghiệp, lâm
nghiệp sử dụng…
Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện, Luật Đất
đai 2013 đã bộc lộ nhiều lỗ hổng và bất cập cần được
sửa đổi, bổ sung.
Tại kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc
hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Ủy viên
Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc
hội, phát biểu: “Tình trạng bng lỏng kỷ cương,
vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý tài
nguyên, đất đai, công sản, đầu tư xây dựng cơ bản
xảy ra khá phổ biến và kéo dài. Chính phủ đã trình và
Quốc hội cũng đã quyết định đưa Dự án Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Đất đai vào chương
số 65 (tháng 06/2021)

13


thời sự

trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Tuy nhiên,

thời điểm trình dự án luật liên tục bị lùi lại và cho
tới nay, hết nhiệm kỳ, dự thảo Luật vẫn chưa trình
Quốc hội được”.
Dù rất sốt ruột, nhưng chưa trình dự thảo luật
ra Quốc hội là việc cần thiết. Bởi đây là dự án luật
khó, phức tạp và có tác động kinh tế xã hội hết sức
sâu rộng, không thể khơng đánh giá kỹ càng, đồng
thời rà sốt hàng loạt đạo luật khác có liên quan
mật thiết như Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh Bất
động sản 2014, Luật Xây dựng 2014…
Chẳng hạn, theo quy định tại Luật Đất đai 2013,
các dự án “treo” được gia hạn thêm 24 tháng, nếu
sau 24 tháng đã gia hạn mà đất đó vẫn bị “treo” thì
Nhà nước sẽ thu hồi cả đất và tài sản đã đầu tư trên
đất. Rắc rối là ở chỗ quy định “thu hồi tài sản đã đầu
tư trên đất” lại vi phạm Hiến pháp 2013 vì tài sản
này được hình thành đúng pháp luật và theo Hiến
pháp, Nhà nước có trách nhiệm phải bảo vệ tài sản
của nhà đầu tư!
Liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,
khoản 2 Điều 19 của Luật Đất đai 2013 về điều tiết
phần chênh lệch địa tô do việc chuyển mục đích sử
dụng đất tạo ra được coi là vấn đề nổi cộm nhất. Khi
thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào
mục đích phi nơng nghiệp hiện nay (đặc biệt là xây
dựng các khu đô thị, xây dựng khu nhà ở thương
mại); người bị thu hồi đất chỉ được bồi thường theo
giá đất nông nghiệp (thường rất thấp, chỉ từ vài chục
đến vài trăm nghìn đồng/m2). Sau đó, diện tích đất
này được giao cho các cơng ty kinh doanh xây dựng


14

Tạp chí

Luật Đất đai (sửa đổi)
nhà ở thành đất ở, bán với giá lên đến vài triệu hoặc
quy định rõ điều kiện
2
vài chục triệu đồng/m .
thực hiện các dự án đầu
tư để Nhà nước giao đất,
Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu th đất để
tránh tình trạng dự án
“treo”. Ảnh:TLN
sản xuất kinh doanh, Điều 149 Luật Đất đai 2013 quy
định: những nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất của các
doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu cơng nghiệp chỉ
được thực hiện hình thức trả tiền th đất hàng năm
khi các doanh nghiệp đầu tư
hạ tầng khu công nghiệp lựa
chọn phương thức trả tiền
thuê hàng năm. Trên thực
Câu chuyện người dân ở Thủ Thiêm
tế, các doanh nghiệp đầu tư
– TP.HCM đã cho luật pháp của Việt
hạ tầng khu cơng nghiệp có
Nam rất nhiều bài học. Câu chuyện
thể khơng có khả năng trả
này là hàn thử biểu để kiểm nghiệm

tiền thuê đất một lần (do số
lại các quy định của Luật Đất đai
tiền phải đóng quá lớn) nên
2013. Qua đây để thấy rằng việc thu
phải chọn hình thức trả tiền
hồi đất để phục vụ nhu cầu phát
thuê đất hàng năm trong khi
triển đất nước là tất yếu, nhưng phải
các doanh nghiệp thứ cấp lại
giải quyết được vấn đề an sinh xã hội
hồn tồn có khả năng trả tiền
cho người dân. Không thể đẩy người
thuê đất một lần. Bị buộc phụ
dân đến bên lề của sự phát triển. Đó
thuộc vào nhà đầu tư hạ tầng
không phải là mục tiêu xây dựng
khu công nghiệp, các doanh
một xã hội dân chủ, công bằng.
nghiệp thứ cấp muốn trả tiền
PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến
(Đại học Luật Hà Nội)
một lần cũng không được và
gặp khó khăn trong việc thế
chấp quyền sử dụng đất để làm địn bẩy tài chính
phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đặc biệt, về giá đất, Luật hiện hành đang sử dụng
hệ thống hai giá. Thứ nhất là giá do Nhà nước xác
định thông qua bảng giá và khung giá. Thứ hai là

số 65 (tháng 06/2021)



thời sự

giá theo cơ chế thị trường. Đất đai là nguồn lực quan
trọng nên lẽ ra cần sử dụng tối đa quan hệ kinh
tế thị trường, cơ chế thị trường trong việc xác định
giá và định giá. Việc vẫn còn xác định giá đất theo
khung giá và bảng giá (có khoảng cách rất lớn với
thị trường) luôn gây ra xung đột lợi ích giữa các bên
trong chuyển nhượng và sử dụng đất đai.

Và không chỉ sửa đổi,
bổ sung…

Bên cạnh những bất cập của
Luật Đất đai, khơng thể phủ nhận
rằng có nhiều quy định đúng
đắn trong Luật này và các luật
liên quan đã không được thực thi
nghiêm túc. Trên nhiều diễn đàn,
đại diện cho doanh nghiệp, ơng Lê
Hồng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất
GS - TSKH Đặng Hùng Võ
động sản TP.HCM (HoREA) nhiều
(nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT,
một trong những “kiến trúc sư”
lần nhận định: Điểm yếu nhất là
chủ chốt của Luật Đất đai 2003)
công tác thực thi pháp luật và quy

định về các điều kiện, cơ chế thực
thi pháp luật của hệ thống các văn bản dưới luật
cũng như thủ tục hành chính cịn rườm rà, bất cập;
trách nhiệm và năng lực thi hành công vụ của một
số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước cịn yếu.
Đơn cử, thơng tin về đất đai thiếu minh bạch là
một tình trạng phổ biến, mặc dù Điều 28 của Luật

Qua nhiều năm thực hiện,
đến nay, Luật Đất đai bộc lộ
nhiều bất cập, cản trở phát
triển kinh tế. Cơ hội phát
triển của Việt Nam khá lớn,
nhưng đất đai cứ bị ách tắc
với những quy định cũ.

7 vướng mắc chủ yếu của
doanh nghiệp trong lĩnh vực đất đai
Những vướng mắc đó bao gồm:
- Về thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư, dự
án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp;
- Do quy định dự án phải có 100% đất ở thì mới được chỉ định chủ đầu tư;
- Việc xử lý các thửa đất thuộc diện Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong dự án;
- Các dự án đầu tư đã có quyết định chủ trương đầu tư nhưng nhà đầu tư khơng
thể trình duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500;
- Xác định giá đất dự án, thẩm định giá đất để tính tiền sử dụng đất dự án nhà
ở và cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án nhà ở và người mua nhà bị
kéo dài, thường mất trên dưới 3 năm;
- Do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp phải nộp tiền sử dụng đất
dự án nhà ở thì mới được cơng nhận chủ đầu tư, mới được cấp giấy phép xây

dựng (trong khi Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Kinh doanh bất động sản
chỉ yêu cầu phải nộp tiền sử dụng đất dự án trước khi bán sản phẩm hoặc
xin cấp sổ đỏ chứ không yêu cầu phải nộp tiền sử dụng đất rồi mới được khởi
công xây dựng);
- Xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đầu tư, dự án nhà ở sử dụng quỹ đất có
nguồn gốc đất công, do sắp xếp lại trụ sở làm việc, di dời nhà xưởng ơ nhiễm.

Tạp chí

Đất đai đã quy định rõ và trong điều kiện công nghệ
thông tin phát triển như hiện nay, thì việc cơng khai
và tiếp cận thông tin về đất đai là khá dễ dàng. Thiếu
thông tin nên thiệt hại lớn nhất là người dân, điển
hình là vụ Cơng ty địa ốc Alibaba lừa đảo bán dự án
đất nền cho hàng nghìn khách hàng.
Câu chuyện giá đất “sôi sùng sục” tại một số địa
phương thời gian gần đây - nhiều nơi tăng 100%,
thậm chí 200% - có một phần là do người dân thiếu
thơng tin; trong khi những nhà đầu tư hoặc cánh
môi giới, cò mồi liên kết với nhau, tung ra những
thông tin không chuẩn xác, thổi giá đất lên, lôi kéo
nhiều người tham gia.
Một thực tế nhức nhối khác, tiềm ẩn bất ổn xã
hội - là khiếu kiện dai dẳng, mà trong đó ln có
một tỷ lệ rất lớn liên quan đến đất đai. Việc điều tiết
lợi ích kinh tế đối với đất đai, đảm bảo hài hòa giữa
người đang sử dụng đất với những người bị thu hồi
và những người được nhận đất mới - nhất là khi Nhà
nước đầu tư các công trình hạ tầng, đầu tư dự án làm
gia tăng giá trị của đất đai - vẫn chưa được xử lý tốt

và khơng hiếm trường hợp có tiêu cực. Theo PGS.TS
Nguyễn Quang Tuyến, Đại học Luật Hà Nội, do việc
kiểm sốt quyền lực khơng hiệu quả, nhiều người
được giao quản lý đất đã tự ý thu hồi đất, cấp đất,
giao đất, bán đất. Qua thanh tra, kiểm tra, mặc dù
phát hiện ra nhiều sai phạm nhưng cịn ít xử lý về
hình sự mà chủ yếu là xử lý hành chính, phạt tiền.
Trong khi đó, mức phạt tiền so với giá trị thu lợi từ
hành vi vi phạm pháp luật về đất đai cịn q chênh
lệch, khơng đủ sức răn đe.
Mới đây, tại cuộc tiếp xúc với cử tri thành phố
Hải Phịng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho
biết, dự kiến trong năm 2022, Quốc hội sẽ xem xét,
sửa đổi Luật Đất đai, trong đó có vấn đề đẩy mạnh
thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ ruộng đất, phát
triển sản xuất nơng nghiệp hiện đại. Trước đó, Thủ
tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ
TN&MT, trong quý II năm 2021 sẽ triển khai tổng
kết thi hành Luật Đất đai; đồng thời, xây dựng Dự
thảo Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030
tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi
để hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ trước khi trình
Quốc hội vào kỳ họp đầu năm 2022.
Rõ ràng, cả Quốc hội và Chính phủ đều rất quyết
tâm sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Đất đai 2013.
Hy vọng đạo luật hết sức quan trọng này tới đây sẽ
được bổ sung, sửa đổi đúng hẹn.
số 65 (tháng 06/2021)


15


Thời sự

Đầu tàu kinh tế phía Nam

Cần nhiều thay đổi nhanh để tăng tốc
CẨM HÀ

Trung tuần tháng 05/2021, ngay sau khi Chính phủ vừa được kiện tồn,
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm và làm việc với TP.HCM. Đây không phải
là lựa chọn ngẫu nhiên của người đứng đầu Chính phủ.
Bất hợp lý kìm hãm sự phát triển

Tuy vậy, cũng phải nhìn nhận rằng
xu hướng tăng trưởng và phát triển
của vùng trọng điểm phía Nam (TĐPN)
đang giảm dần. Giai đoạn 2016 - 2019,
hoạt động đầu tư toàn xã hội thực hiện
tại vùng đã thấp hơn đáng kể (cả về
giá trị tuyệt đối và mức độ gia tăng)
so với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
(KTTĐBB). Tốc độ tăng vốn đầu tư tồn
xã hội bình qn cả giai đoạn 2016 2019 của vùng TĐPN là 8,8%/năm so
với 12,2% của vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc và 9,3% của cả nước. Tương
ứng với tỉ lệ này, tốc độ tăng trưởng
bình quân GRDP của vùng giai đoạn
2016 - 2019 đã giảm từ 7,0%/năm

(2011 - 2015) xuống còn 6,6%/năm,
trong khi ở vùng KTTĐBB, tỷ lệ này tăng
đáng kể (từ 7,7%/năm lên 8,9%/năm).
Tỷ trọng thu ngân sách nhà nước của
vùng cũng giảm từ 43,2% năm 2016
cịn 41,4% năm 2019 so với vùng Bắc

16

Tạp chí

bộ tăng từ 31,2% năm 2016 lên 32,4%
năm 2019.
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu
của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ương (CIEM), TS Nguyễn Đình
Cung, nguyên Viện trưởng CIEM, cho rằng
nguyên nhân của tình trạng trên trước
hết là do vùng TĐPN thiếu một “nhạc
trưởng”, thiếu một cơ chế điều phối cấp
vùng cho việc tạo lập và thực hiện nhất
quán hệ thống chính sách, kế hoạch và cả
mơi trường. Mặt khác, theo ông, nguyên
nhân không kém phần quan trọng nữa là
hệ thống giao thông các loại (gồm đường
không, đường thủy, đường bộ) toàn vùng
đang ngày càng quá tải do chưa được đầu
tư tương xứng với yêu cầu phát triển; đặc
biệt là tình trạng ùn tắc nghiêm trọng
thường xuyên xảy ra trên các tuyến giao

thơng huyết mạch của quốc gia ở phía
Nam cũng như xung quanh sân bay Tân
Sơn Nhất và các cụm cảng biển tại TP.HCM.
“Cụm cảng biển TP.HCM hiện đang là

số 65 (tháng 06/2021)

cửa ngõ chính của khu vực, chiếm 67%
tổng sản lượng hàng hóa lưu chuyển của
tất cả các cảng tại Việt Nam nhưng tình
trạng giao thơng quanh các cảng hiện
nay đang đặt ra những thách thức ngày
càng lớn về hiệu quả vận chuyển”, ông
Cung nhấn mạnh.
Cũng theo ông Cung, tỷ lệ ngân sách
được giữ lại của các tỉnh trong vùng, đặc
biệt là TP.HCM, hiện đang thấp hơn nhiều
so với các địa phương miền Bắc có cùng
quy mơ kinh tế. Điều nghịch lý này đã
khiến TP.HCM và các tỉnh trong vùng kinh
tế “lực bất tịng tâm” vì khơng đủ điều
kiện nâng cấp hạ tầng tương xứng với nhu
cầu cũng như đóng góp của chính mình.

Cần đầu tư nguồn lực hợp lý
và quy chế hoạt động thích hợp

Bàn về việc tạo thêm lực đẩy cho
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TS
Nguyễn Đình Cung thẳng thắn: “Như tơi

thấy thì “vùng” hiện nay chỉ là sự cộng


thời sự

Thủ tướng Chính phủ
Phạm Minh Chính
phát biểu tại buổi
làm việc với TP.HCM.

Trao đổi tại buổi làm việc
của Thủ tướng Chính phủ,
nhiều chun gia cho rằng
khơng thể hợp lý khi các tỉnh
cơng nghiệp xung quanh
TP.HCM như Bình Dương, Đồng
Nai chỉ được giữ lại lần lượt là
36% và 47% số thu ngân sách,
trong khi các tỉnh công nghiệp
xung quanh Hà Nội như Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương có
tỉ lệ giữ lại ngân sách lần lượt
là 53%, 83%, và 98%. Riêng
TP.HCM, tuy có mức đóng góp
ngân sách cao nhất nhưng tỷ lệ
được giữ lại đang thấp nhất cả
nước, chỉ 18%. Mức giữ lại này
có thể sẽ được nâng lên thành
23% sau khi Thủ tướng
Chính phủ bày tỏ sự đồng tình

với mức đề nghị này tại
buổi làm việc với TP.HCM
vào giữa tháng 5 vừa qua!

gộp các địa phương lân cận, chứ thực chất
không có liên kết nào đáng kể”.
Một trong những nguyên nhân dễ
thấy, theo chuyên gia này, là do hệ thống
12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội giống nhau
được áp dụng cho tất cả các địa phương.
Phân tích của ơng Cung chỉ ra rằng với việc
cào bằng chỉ tiêu như thế, chính quyền các
địa phương sẽ có tâm lý phải cạnh tranh
với nhau để thu hút đầu tư, để lo cho “tỉnh
nhà” trước. Để có tốc độ tăng trưởng GRDP
cao, chính quyền từng địa phương sẽ tìm
mọi cách để tối đa hóa tốc độ tăng trưởng
của mình, bất chấp những phí tổn mà các
địa phương khác có thể phải gánh chịu.
“Chừng nào lãnh đạo của một tỉnh vẫn
được đánh giá bằng kết quả hoạt động
của riêng tỉnh đó về tăng trưởng GRDP,
đóng góp ngân sách cho chính quyền
trung ương, phát triển cơng nghiệp, thu
hút FDI, hay kim ngạch xuất khẩu... mà
hồn tồn khơng liên quan đến kết quả
hoạt động của vùng thì chừng đó các tỉnh
vẫn tiếp tục chuyện mạnh ai nấy xây dựng
ồ ạt các khu công nghiệp, sân bay, cảng
biển... với chi phí cao mà hiệu quả thấp

và khơng quan tâm đến hiệu quả chung
của cả vùng”, TS Cung bức xúc.
Để nâng cấp chuỗi giá trị, nâng cao
năng suất nhằm thúc đẩy vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam phát triển mạnh
hơn, các chuyên gia thống nhất cho rằng
cần đầu tư nguồn lực xứng đáng hơn cho
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
tăng cường hợp tác, liên kết để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Đây được xem
là những yêu cầu rất cấp thiết.
“Chúng tôi thấy rất mừng là Thủ tướng
Chính phủ đã ủng hộ tối đa đề xuất tăng
tỷ trọng ngân sách để lại cho TP.HCM. Phải
làm sao để các địa phương có đủ nguồn
lực giải quyết các vấn đề bức xúc nội tại
của họ cũng như tham gia vào các dự án
kết nối vùng”, TS Cung nhận định.
Một số vấn đề còn tồn tại khác, như
các quyết định về thành lập và quy chế
hoạt động của Tổ chức điều phối phát
triển vùng hiện nay, theo các chuyên gia,
chỉ mới đề cập tới nhiệm vụ, quyền hạn
Tạp chí

Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
được thành lập năm từ năm 1998,
khởi điểm với 4 tỉnh/thành phố gồm
TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà
Rịa - Vũng Tàu. Năm 2009, vùng được

mở rộng thành 8 tỉnh/thành phố gồm
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh,
Long An, Tiền Giang như hiện nay.
Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ bao
gồm 7 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương là Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương,
Hải Phòng, Hưng Yên.

của bộ máy tổ chức vùng cấp Trung ương
và Hội đồng vùng cũng như chỉ đề cập tới
chế độ làm việc “theo nguyên tắc tập thể”
mà không đề cập tới nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của người đứng đầu bộ
máy tổ chức vùng. Nguồn kinh phí hoạt
động cho bộ máy vùng cũng là một vấn
đề khi hiện tại chỉ đủ để duy trì hoạt động
sự vụ hàng ngày, khơng có nguồn lực tài
chính để triển khai các chương trình/dự
án chung tồn vùng. Thêm vào đó, Chủ
tịch Hội đồng vùng được quy định hoạt
động theo cơ chế luân phiên hàng năm,
nghĩa là mỗi năm sẽ có một chủ tịch mới,
là chủ tịch UBND tỉnh thuộc vùng, đảm
nhiệm. Điều này hạn chế rất lớn vai trò
điều hành hoạt động chung cả vùng của
Chủ tịch Hội đồng vùng.
“Để hoạch định chiến lược và điều
phối vùng thực sự hiệu quả, cần có một

cấp chính quyền vùng (dưới cấp quốc gia
và trên cấp tỉnh) ở một dạng nào đó. Chủ
tịch Hội đồng vùng có thể là Thủ tướng
hoặc một Phó Thủ tướng”, TS Nguyễn
Đình Cung đề xuất. Ơng giải thích thêm,
cấp chính quyền này cần có quyền lực về
tài khóa, quy hoạch và nhân sự. Khi đó,
chính quyền vùng sẽ có động cơ theo đuổi
lợi ích chung cho tồn vùng chứ khơng
bị chi phối bởi lợi ích cục bộ của từng địa
phương. Mặt khác, vùng - khi đó - sẽ trở
thành một đơn vị hành chính đủ lớn để
có thể phát triển kết cấu và hạ tầng kinh
tế hoàn chỉnh, hiện đại đúng với quy mô
cấp vùng!
số 65 (tháng 06/2021)

17


nông thôn mới

Tiếp tục đầu tư 57.000 tỉ đồng
cho Chương trình OCOP
THÙY DUNG

T

Giai đoạn 2018 – 2020, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có những
tác động tích cực đến phát triển kinh tế ở khu vực nông thơn. Bước sang giai đoạn

2021 – 2025, Chương trình OCOP được kỳ vọng sẽ có sự chuyển mình để tiếp tục là
cơng cụ đắc lực cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

heo đề cương sơ bộ của đề án
Chương trình OCOP giai đoạn
2021 - 2025 mà Bộ NN&PTNT
đang xây dựng, mục tiêu của Chương
trình trong giai đoạn mới được xác định
là phát triển sản phẩm OCOP để góp phần
tiếp tục cơ cấu lại ngành nơng nghiệp gắn
với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và
dịch vụ nông thôn, nhằm phát triển kinh
tế nông thôn trên cơ sở tăng cường ứng
dụng chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế
tuần hồn. Từ đó, nâng cao thu nhập của
người dân, bảo tồn các giá trị văn hóa,
bảo vệ cảnh quan và mơi trường nơng
thơn, góp phần xây dựng Nơng thôn mới
bền vững ở các địa phương.
Để thực hiện, tổng kinh phí dự kiến

18

Tạp chí

cho Chương trình OCOP giai đoạn này là
khoảng 57.000 tỉ đồng. Trong đó, chú
trọng huy động nguồn xã hội hóa, gồm
vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
sản xuất, vốn vay tín dụng, các quỹ đầu

tư, quỹ phát triển doanh nghiệp, quỹ hỗ
trợ phát triển hợp tác xã, tài trợ của các
tổ chức quốc tế… Ngoài ra, nguồn vốn
ngân sách từ Trung ương và địa phương
hỗ trợ một phần (chiếm khoảng 10,9%).

Cơ chế, chính sách là chân trụ

Là người theo sát Chương trình OCOP
trong suốt 3 năm qua, Thứ trưởng Bộ
NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng có
rất nhiều vấn đề cần đặt ra để Chương
trình OCOP tiếp tục phát huy hiệu quả.

số 65 (tháng 06/2021)

Trước mắt, Chương trình OCOP cần củng
cố, hồn thiện cơ chế, chính sách để
chương trình có thể lan tỏa, mở rộng
và khuyến khích việc đầu tư khoa học
cơng nghệ nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm, mẫu mã, thiết kế bao bì; đẩy
mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng
mạng lưới các cửa hàng quảng bá, bán
sản phẩm OCOP… Ngồi ra, cũng cần
có cơ chế, chính sách trong việc nâng
cao và kiểm sốt chất lượng sản phẩm
chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém
chất lượng. Theo Thứ trưởng Trần Thanh
Nam, đã bắt đầu xuất hiện các sản phẩm

giả, nhái sản phẩm OCOP trên thị trường.
Điều này theo Thứ trưởng, sẽ ảnh hưởng
rất xấu tới hiệu quả của Chương trình.


nơng thơn mới

Đề cập đến vấn đề cơ chế chính sách,
PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn TP.HCM, cho rằng chủ thể thực hiện
của Chương trình OCOP là các hợp tác xã,
tổ hợp tác, doanh nghiệp, hộ kinh doanh
ở quy mô vừa và nhỏ, vì vậy, cần phải có
cơ chế, chính sách ưu tiên phù hợp với
đối tượng hướng đến của Chương trình
trong việc phát triển vùng nguyên liệu,
xây dựng chuỗi giá trị, chuyển giao khoa
học công nghệ...

Tập trung cho khâu hỗ trợ
triển khai Chương trình

Một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của Chương trình OCOP giai đoạn
2021 - 2025 là chú trọng nâng cao năng
lực của hệ thống hỗ trợ triển khai Chương
trình. Theo đó, sẽ tiến hành xây dựng các
Trung tâm khởi nghiệp và phát triển sản
phẩm OCOP gắn với chương trình khởi

nghiệp, quảng bá, giới thiệu và thương
mại sản phẩm OCOP ở các vùng trên cả
nước, nhằm thu hút sự tham gia của các
chủ thể, đồng thời kết nối với hoạt động
du lịch. Theo Thứ trưởng Trần Thanh
Nam, các trung tâm này sẽ là đầu mối

Những mục tiêu cụ thể
của Chương trình OCOP
- Phấn đấu có ít nhất 10.000 sản phẩm
OCOP được công nhận đạt từ 3 sao
trở lên, trong đó có ít nhất 3% sản
phẩm OCOP đạt 5 sao.
- Có ít nhất 40% chủ thể OCOP là hợp
tác xã và 30% chủ thể là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
- Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây
dựng được chuỗi giá trị khép kín gắn
với vùng nguyên liệu ổn định, trong
đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã
được đánh giá và phân hạng (trong
đó có ít nhất 50% sản phẩm OCOP
hiện có được củng cố và nâng cấp).
- Có ít nhất 50% làng nghề nơng thơn
có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn
và phát triển làng nghề truyền thống
của các địa phương.
- Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng
cấp, chứng chỉ làm việc tại các chủ
thể OCOP đạt tối thiểu 20%.


tập trung cho việc phát triển sản phẩm
OCOP từ chất lượng sản phẩm đến thiết
kế, sáng tạo mẫu mã, bao bì, đồng thời là
nơi tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao
năng lực cho đội ngũ nhân sự thực hiện
Chương trình OCOP. Thứ trưởng cho biết
trước mắt dự kiến sẽ xây dựng 4 trung
tâm điểm tại Hà Nội, Quảng Ninh, Huế
và Kiên Giang.
Góp ý cho cơng tác xây dựng các
trung tâm này, ông Vũ Thành Long Trưởng ban Ban Xây dựng Nông thôn
mới tỉnh Quảng Ninh, đề xuất: Không chỉ
là đầu mối tập trung cho việc phát triển
sản phẩm OCOP, các trung tâm nên là nơi
nghiên cứu, đề xuất các chính sách phục
vụ, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
trong quá trình đăng ký ý tưởng tham
gia Chương trình OCOP song song với
việc tư vấn, hỗ trợ từ khâu xây dựng hồ
sơ đăng ký ý tưởng; xây dựng kế hoạch
sản xuất kinh doanh đến chuyển giao
khoa học cơng nghệ, máy móc thiết
bị; đăng ký sở hữu trí tuệ, cơng bố tiêu
chuẩn chất lượng và kết nối tiêu thụ sản
phẩm; hỗ trợ kết nối các nguồn vốn vay
phục vụ sản xuất... Ông Vũ Thành Long
cũng đề xuất các trung tâm sẽ là nơi
trưng bày, giới thiệu, triển lãm các sản
phẩm OCOP.

Tạp chí

Kinh phí thực hiện
Chương trình
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình
OCOP, dự kiến khoảng 57.000 tỷ đồng,
bao gồm:
- Vốn do các doanh nghiệp, hợp tác xã,
tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng
ký kinh doanh đầu tư: khoảng 11.400
tỷ đồng, chiếm 20%
- Vốn vay tín dụng: khoảng 37.164 tỷ
đồng, chiếm 65,2% (các tổ chức, hộ
sản xuất vay vốn từ các tổ chức tín
dụng trong q trình thực hiện đầu
tư tiếp theo)
- Vốn lồng ghép các chương trình, dự án
hỗ trợ khác: 2.280 tỷ đồng, chiếm 4%.
- Vốn hỗ trợ từ ngân sách: khoảng
6.156 tỷ đồng, chiếm 10,9%, trong đó:
• Ngân sách Trung ương: khoảng
1.026 tỷ đồng (chiếm 1,8%), từ
nguồn vốn dành cho thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025.
• Ngân sách địa phương (tỉnh,
huyện, xã): 5.130 tỷ đồng, từ
nguồn vốn bố trí cho Chương
trình xây dựng NTM hàng năm;
nguồn khuyến nơng, khuyến

cơng, lồng ghép từ các chương
trình, dự án khác có liên quan.

TRANG THƠNG TIN NÀY CĨ SỰ
PHỐI HỢP CỦA VĂN PHỊNG ĐIỀU PHỐI
NÔNG THÔN MỚI TRUNG ƯƠNG

số 65 (tháng 06/2021)

19


nông thôn mới

Chú trọng các yếu tố
thu hút người trẻ “làm” OCOP
HỒ XUÂN HÙNG
(Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT)

Chương trình OCOP là một trong những nội dung được triển khai khi thực hiện Chương
trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. 3 năm qua, Chương trình OCOP đã đạt
nhiều thành quả đáng ghi nhận, nhất là mang việc làm đến cho người dân nông thôn, bước
đầu giải quyết được vấn đề nan giải là làm sao để người nông dân “ly nông bất ly hương”.

V

ới OCOP, người nơng dân nói riêng và người
ở nơng thơn nói chung có thêm cơng ăn
việc làm vào những lúc nơng nhàn, thu
nhập gia đình tăng lên và góp phần phát triển kinh

tế cho địa phương. Qua việc khuyến khích và hỗ trợ
người địa phương tham gia OCOP, Chương trình đã
góp phần giữ gìn các nghề truyền thống và duy trì
được sản phẩm đặc thù, từ đó giữ được bản sắc văn
hóa của địa phương.
Tất nhiên, bên cạnh thành tựu, Chương trình
OCOP cũng cịn một số tồn tại. Theo tơi, điều đáng
lo lắng hiện nay chính là vấn đề đào tạo nghề. Muốn
giữ được nghề, cần phải có người thạo nghề và biết
truyền nghề. Lớp nghệ nhân đam mê nghề, thạo
nghề càng lúc càng lớn tuổi và dần hiếm hoi, nếu
không kịp thời thu hút, lôi cuốn được lớp trẻ vào
cuộc, chúng ta sẽ dần khơng có ai làm nghề, theo
nghề, phát triển sản vật quê hương. Cần thấy một

20

Tạp chí

Ơng Hồ Xn Hùng

Ngun Thứ trưởng
Bộ NN&PTNT,
Chủ tịch Tổng
hội NN&PTNT

số 65 (tháng 06/2021)

thực tế là các nghệ nhân thì tâm huyết, yêu nghề,
muốn cống hiến nhiều hơn là vì kinh tế nhưng muốn

phát triển làng nghề, muốn phát triển sản phẩm
OCOP căn cơ, lâu dài thì khơng có cách nào khác là
phải tạo được thu nhập tốt cho người theo nghề, có
vậy họ mới gắn bó và phát triển nghề, địa phương
mới có thể lưu giữ và quảng bá văn hóa của mình.
Muốn phát triển Chương trình OCOP, tơi cho rằng
chúng ta phải đầu tư thật sự vào việc đào tạo nguồn
nhân lực cho các làng nghề. Ngay như với tên gọi
“Mỗi xã một sản phẩm”, chúng ta cũng cần chú ý đến
công tác tuyên truyền để không vô tình giới hạn sự
phát triển sản phẩm của các làng nghề. Bởi ở nước
ta mỗi xã có thể có nhiều làng nghề, có nhiều sản
phẩm mang nét văn hóa đặc thù của địa phương,
xứng đáng được giữ gìn và phát triển.
Để phát triển sản phẩm OCOP, chúng ta cần làm
rõ các chính sách để có sự hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà
nước trong việc nâng chất các nguyên vật liệu để làm
ra sản phẩm OCOP. Hiện nay, một số sản vật vốn là
thương hiệu của địa phương như mây tre lá, gỗ, gốm
sứ hoặc nông sản tươi sống như con bò, con lươn, gà
vịt… vẫn chưa được chú trọng phát triển về giống, về
vùng ni trồng, thậm chí cịn có nguy cơ mai một.
Nhà nước cũng cần có chính sách tập trung hỗ
trợ việc kết nối các sản phẩm OCOP với thị trường, từ
thị trường xã, huyện, tỉnh vươn đến thị trường trong
nước và ngoài nước. Đặc biệt, phải kết nối được các
địa phương sản xuất sản phẩm OCOP với du lịch, bởi
thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP mạnh nhất chính
là du lịch. Chúng ta phải làm cho các làng nghề thành
điểm du lịch hấp dẫn, từ đó hình thành những điểm

dừng chân bắt buộc đối với khách du lịch. Phải kích
cầu thì chúng ta mới có thể thúc đẩy sự phát triển
của các sản phẩm OCOP cũng như các làng nghề.


nơng thơn mới

Chuyện ở làng mai

Nơng dân xã
Tân Tây chăm
sóc mai vàng.

Nguyễn Quốc Hương

Đã là tháng ba âm lịch nhưng đến Tân Tây (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An), cảm giác
khơng khí Xn vẫn cịn. Những cánh mai vàng lấp ló trong vườn bên cạnh những hạt
mai to trịn, đen nhánh. Nét xuân rõ nhất trên gương mặt những người nơng dân.

A

nh Nguyễn Văn Tạo, ngun
Chủ tịch UBND huyện Thạnh
Hóa (tỉnh Long An), người thiết
kế chuyến đi này nói vui: “Tơi phải nói bà
con nói bớt bớt lại số tiền họ thu được từ
bán mai cho người ta dễ tin, chứ khơng
người ta bảo mình nổ”. Có đến đây mới
thấy lo ngại của anh Tạo là có thật, bởi
thật khó tin khi chỉ một mùa Tết, bà con

làng mai đã có nguồn thu đến hơn 70 tỷ
đồng, trong đó có nhà chỉ bán 2 sào mai
mà bỏ túi đến 14 tỷ đồng…

Tiền tỉ “rải” khắp vườn

Đưa chúng tôi đi một vịng vườn mai
rộng khoảng 4 hecta của mình, ơng Trần
Văn Vị (Hai Vị) chỉ vào 3 cây mai to, đứng
gần nhau, nói “3 cây này, người ta đã trả
2,4 tỷ tơi khơng bán”! Chỉ một cây mai
có thế gốc uốn lượn rất đẹp, ơng kể: “Có
một anh q Cần Thơ lên đòi mua cây này
500 triệu, năn nỉ từ sáng tới chiều. Thấy
cũng tội nghiệp, nhưng cây đẹp, bán thì
tiếc nên tơi từ chối. Để chơi thơi”! Tơi hỏi:
“Chú tính vậy, cả vườn mai mình cỡ bao
nhiêu?”. Với nụ cười hào sảng đậm chất
anh Hai Nam bộ, ơng nói: “Khơng biết
được. Nhưng có khoảng 5.000 gốc mai
đã được trả từ 100 triệu trở lên. Khoảng
100 cây có giá vài trăm triệu, 6 cây có
giá gần tỷ và trên tỷ. Mấy cây trên tỷ thì

tơi nhớ”! Để tơi dễ hình dung, ông chỉ
mấy chục cây mai trồng trên khoảng đất
chừng hai sào: “Mai trên khoảnh này,
người ta trả 14 tỷ đồng rồi đó”!
Vườn mai của ơng Hai Vị khơng phải
là cá biệt. Trước đó, ơng Nguyễn Văn

Hồng cũng đưa chúng tơi lướt qua
một vịng vườn mai của ơng và cho biết:
“Trước Tết, lái mai vô đã trả giá cây này
65 triệu, cây này 50, cây này 100, còn cây
này là 200 triệu mà tui hổng bán”!
Với thu nhập gấp hàng chục lần so với
hồi trồng lúa, dễ hiểu vì sao mà chỉ trong
vòng chưa đầy 20 năm kể từ khi những
cây mai đầu tiên xuất hiện ở xứ này thì
Tân Tây đã thành làng mai với diện tích
lên đến gần 300 hecta. Ơng Huỳnh Kim
Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạnh
Hóa, người đã có vài chục năm gắn bó
với vùng đất này kể, khơng ai nghĩ đất
Tân Tây có thể trồng được mai. Trước đó
người dân loay hoay với lúa, thu nhập
được vài chục triệu một hecta là mừng.
Anh Trần Văn Hè, Chủ tịch Hội Nông
dân xã Tân Tây cho biết: Bình quân 1ha
trồng được 2.000 cây mai vàng, sau bốn
năm đầu tư, trừ chi phí người dân thu
về lợi nhuận rịng hơn 800 triệu đồng/
ha/năm. Cịn những cây mai có thế đẹp,
lâu năm thì giá khó đốn. Khơng chỉ
người trồng mai có thu nhập tăng lên
Tạp chí

Cổng vào làng mai Tân Tây.

gấp hàng chục lần trước đây, nghề trồng

mai còn mang đến thu nhập 500 ngàn
đồng/ngày cho lao động nhàn rỗi tại địa
phương. Ơng Nguyễn Kinh Kha, Trưởng
phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng
thơn huyện Thạnh Hóa cho biết: “Hiện
nay, đã có gần 280 hộ trồng mai, chiếm
trên 20% số hộ dân trong khu vực, với
diện tích trồng đã trên 372ha. Có đến
1/3 số hộ trồng mai vàng có thu nhập
hơn 1 tỷ đồng/năm”.
TRANG THƠNG TIN NÀY CĨ SỰ
PHỐI HỢP CỦA VĂN PHỊNG ĐIỀU PHỐI
NƠNG THƠN MỚI TRUNG ƯƠNG

số 65 (tháng 06/2021)

21


nơng thơn mới

“Ơng tổ” nghề trồng mai!
Cây mai đầu tiên của vùng đất này
khơng cịn, đúng hơn là khơng ai nhớ.
Nhưng người đầu tiên đem mai về đất
này thì khơng ai không biết. Câu chuyện
bắt đầu vào năm 2003, anh thanh niên
Trần Văn Thống, con trai ông Trần Văn
Vị, lúc đó mới 22 tuổi, sang Chợ Lách,
Bến Tre học nghề. Vốn có khiếu uốn, tỉa

cây, anh rất thích nghề trồng cây kiểng.
Về nhà anh năn nỉ cha cho anh trồng
mai thử nhưng khơng được đồng ý. “Nó
canh me lúc tơi đi Sài Gịn có cơng việc,
kêu người ta tới chặt bỏ hết 1 cơng dừa
để trồng mai. Tơi về thì chuyện đã rồi.
Nó thì trốn biệt, khơng dám giáp mặt
tơi... Tơi chửi mấy đứa phụ nó trồng mai
rằng, tao là chủ nhà này chứ đâu phải
nó mà tụi bây làm theo lời nó… Hên là
tơi khơng cho đào mai lên như tánh tôi
trước giờ. Nhờ vậy mà bây giờ ở đây có
mai”! - Ơng Hai cười.
Những người xung quanh, ai cũng
nói: “Thằng Thống con ơng Hai Vị nó bị
khùng rồi! Tự nhiên đem mai về đất này
trồng. Đất đầy phèn, sao sống nổi”! Ông
Nguyễn Văn Tạo, nguyên Chủ tịch UBND
huyện Thạnh Hóa, nhiều năm là Trưởng
phịng Nơng nghiệp huyện cũng thừa
nhận: “Tơi cũng khơng dám tin là Thạnh
Hóa trồng được mai. Hồi đó phá đất lúa
để trồng cây khác là chuyện khơng được
khuyến khích, thậm chí bị phê bình.
Nhưng tơi cũng để dân trồng thử, chỉ
khuyến cáo là không nên trồng ồ ạt. May
là nhờ vậy là người dân Tân Tây đổi đời”!
4 năm sau, chỉ với hơn 1 công mai,
Thống bán được gần 500 triệu đồng. Đây
là một con số không ai tin nổi. Và thế là

không chỉ gia đình Thống mà cả ấp 4
cũng làm theo. Chàng trai ấy trở thành
“ơng tổ làng mai” khi tuổi đời cịn rất trẻ.
Thống bày tỏ với lãnh đạo địa phương
về mong ước xây dựng một làng mai
chuyên canh để bà con Tân Tây nói riêng
và Thạnh Hóa nói chung thốt nghèo,
làm giàu. Ơng Tạo kể: “Tơi hỏi Thống
làm được khơng mậy? Thống khẳng
định được chứ chú, sao khơng được!”.

22

Tạp chí

Ơng Trần Văn Vị bên gốc mai
đã được trả giá hơn 1 tỷ đồng.

Đưa chúng tôi ra thăm vườn, đến
bên ngôi mộ đặt ở một góc vườn nhà,
nơi có nhiều cây mai “cổ thụ”, ơng Hai
Vị đưa mắt nhìn xa xăm, tiếc nuối: “Nó
đi sớm q, mà cũng đột ngột, vì đột
quỵ. Bao nhiêu mơ ước dở dang…”. Ơng
Lê Xn Hảo, Phó Chủ tịch UBND xã Tân
Tây cho biết: “Thống mất năm 38 tuổi,
cách đây khoảng 3 năm, khi chưa được
tuyên dương cơng trạng gì. Nhưng giờ
nói đến làng mai Tân Tây, không ai là
không nhắc đến Thống”!


Mơ ước về một làng hoa Nam bộ

Từ khi cây mai về Tân Tây đến giờ,
theo cách của anh Trần Văn Thống, mai
ở đây chỉ lấy giống mai nguyên thủy,
gieo bằng hạt, chứ không trồng mai
ghép. Và như có sự sắp đặt của thiên
nhiên, vùng đất phèn Tân Tây lại cho cây
mai những ưu điểm vượt trội mà những
nơi khác khơng có được. Cây mai Tân

số 65 (tháng 06/2021)

Tây có bộ rễ nhiều, hoa khơng ghép
nhưng vẫn nhiều cánh, to, màu vàng
rực rỡ lại ít sâu bệnh.
Xuất phát từ vườn mai của Thống và
gia đình nên “rốn” của làng mai nằm ở
ấp 4. Hồi đầu, để hướng dẫn nhau trồng
mai, cắt tỉa, uốn cây, xã có lập tổ hợp
tác. Sau này thấy trồng mai thu được lợi
nhuận cao, huyện thường xuyên tổ chức
các khóa đào tạo để có thêm lao động
trồng mai, và những buổi tập huấn, trao
đổi kinh nghiệm.
Ơng Hai Vị nói: “Giá trị cây mai không
chỉ nằm ở yếu tố kỹ thuật hài hòa giữa
thân, gốc, tàng với dáng thế của cây mà
còn được quyết định bởi sở thích của

người thưởng thức hoa mai. Người biết
chơi thường thích cả gốc, tàng và hoa,
cịn những người chơi hoa Tết chỉ quan
tâm đến hoa mấy cánh, to hay khơng”.
Vì thế vườn mai của Thống để lại và của
gia đình ơng Hai Vị là vườn mai có giá trị


nông thôn mới

Phát triển chuỗi giá trị du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM

Đ

ầu tháng 5 vừa qua, tại TP.HCM, Văn phịng Điều phối
Nơng thơn mới Trung ương kết hợp với Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM tổ chức Hội
thảo “Giải pháp phát triển chuỗi giá trị du lịch nông thôn tại
Việt Nam”. Tại hội thảo, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng
- Chánh Văn phịng Điều phối Nơng thơn mới Trung ương
cho rằng, sau 10 năm triển khai Chương trình xây dựng
Nơng thôn mới, việc phát triển du lịch ở nông thôn vẫn cịn
nhiều hạn chế về hành lang pháp lý, chính sách, sự đa dạng
sản phẩm, nguồn nhân lực... “Để phát triển du lịch nơng

“khủng” nhất xứ này. Cây mai có giá trị
cao nhất lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Ngày 24/06/2020 UBND tỉnh Long
An ký ban hành Quyết định số 2121/
QĐ-UBND về việc công nhận Làng nghề

trồng mai xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa.
Định hướng thời gian tới sẽ phát triển
làng nghề theo hướng kết hợp du lịch
sinh thái miệt vườn. Ông Nguyễn Văn
Tạo, nguyên Chủ tịch UBND huyện Thạnh
Hóa cho biết: “Tơi có lời hứa với Thống,
với anh Hai Vị, với bà con xứ này về việc
xây dựng một vùng nông thôn mới kiểu
mẫu xoay quanh làng mai Tân Tây. Lãnh
đạo địa phương cũng đang mong mỏi
làm thế nào để mong ước chính đáng
đó của bà con thành hiện thực”.
Từ làng mai Tân Tây, Thạnh Hóa,
đi về trung tâm TP, đường sá bây giờ
cũng chỉ hết 1g15 -1g30 phút. Nếu Tân
Tây thành làng hoa, đường hoa, quảng
trường hoa mai… thì mỗi dịp tết đến
xuân về, khách từ TP, từ khắp nơi trong
cả nước có thể về ngắm mai, dạo chơi với
mai, chụp ảnh dưới rừng mai vàng nở
rộ… 18 năm trước, chàng thanh niên trẻ
Trần Văn Thống dám đốn dừa trồng mai,
lẽ nào bây giờ… Chúng tôi rời Tân Tây
sau cái bắt tay thật chặt với ông Hai Vị,
người nông dân suốt đời bám trụ mảnh
đất quê hương bên dòng ông Vàm Cỏ.
Cái xiết chặt tay, như một lời hứa “chém
đinh chặt sắt” rằng, sẽ vận động mỗi
người cùng chung tay xây dựng Tân Tây
thành làng hoa Nam Bộ kiểu mẫu.


thôn bền vững, phải thay đổi cách tiếp cận. Đồng thời, cần
hình thành được chuỗi giá trị và xác định được vai trị của
các tác nhân trong tồn bộ chuỗi giá trị” - ông Tiến chia sẻ.
Bên cạnh các tham luận chất lượng từ các nhà khoa học,
hội thảo cũng đã nhận được sự chia sẻ và phản hồi tích cực
từ các doanh nghiệp, các nhà quản lý, lãnh đạo ở các địa
phương. Từ đó, gợi mở cho các hoạt động phát triển chuỗi
giá trị du lịch nông nghiệp hiện nay. Đây cũng là cơ sở cho
việc xây dựng Đề án Du lịch nông thôn gắn với xây dựng
NTM giai đoạn 2021 - 2030. 
NGUYỆT ÁNH

Xã biên giới Huổi Luông đạt chuẩn Nông thôn mới

U

BND tỉnh Lai Châu vừa công
nhận xã biên giới Huổi Luông
(huyện Phong Thổ) đạt chuẩn Nông
thôn mới năm 2020. Trong 10 năm,
xã biên giới Huổi Luông đã huy động
được trên 287 tỷ đồng để thực hiện
các mục tiêu Chương trình xây dựng

NTM; vận động người dân hiến đất
xây dựng cơ sở hạ tầng được trên
30.000m2, đóng góp 20.614 ngày
cơng lao động để xây dựng các
tuyến đường giao thơng, nhà văn

hóa và nhà lớp học… Hiện xã khơng
cịn nhà tạm, nhà dột nát.

Hải Phịng: Khởi cơng 21 cơng trình Nơng thơn mới kiểu mẫu

S

au khi xã Tân Liên (huyện Vĩnh
Bảo) được Hải Phịng chọn thực
hiện thí điểm Chương trình xây dựng
NTM kiểu mẫu năm 2020, huyện
Vĩnh Bảo đã có chủ trương đầu tư và
phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật
của 26 danh mục cơng trình Nơng
thơn mới kiểu mẫu. Các cơng trình
được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 là

cơng trình đường trục chính từ trung
tâm xã đến đường huyện và đường
liên xã; nhóm 2 là đường trục chính
từ trung tâm xã đến trung tâm các
thơn và đường liên thơn; nhóm 3 là
đường trục 7 thơn trên địa bàn. Đến
nay, UBND huyện Vĩnh Bảo đã tổ chức
lễ khánh thành 5 cơng trình và động
thổ 21 cơng trình cịn lại.

Huyện Nam Trà My (Quảng Nam)
có xã đầu tiên đạt chuẩn Nông thôn mới


Q

ua gần 10 năm xây dựng, đến
nay, xã Trà Mai (huyện Nam Trà
My) đã đạt chuẩn Nông thôn mới và
được công nhận Đô thị loại V miền núi
trực thuộc huyện. Đây cũng là xã đầu
tiên của huyện Nam Trà My đạt chuẩn
này. Cụ thể, xã Trà Mai đã hồn thành

tất cả 19 tiêu chí, đặc biệt 2 tiêu chí
khó là giảm nghèo và thu nhập bình
qn đầu người, xã đều đạt và vượt.
Hiện tỷ lệ hộ nghèo tại xã cịn dưới
8%, thu nhập bình qn đầu người
đạt hơn 38 triệu đồng/năm.
HUYỀN TRANG

TRANG THƠNG TIN NÀY CĨ SỰ PHỐI HỢP CỦA
VĂN PHỊNG ĐIỀU PHỐI NƠNG THƠN MỚI TRUNG ƯƠNG

Tạp chí

số 65 (tháng 06/2021)

23


Đối đầu dịch nơi biên giới


Bộ đội Biên phòng
Kiên Giang tuyên
truyền, vận động
nhân dân nâng cao
ý thức phòng chống
dịch SARS - CoV-2.

Kiên Giang siết chặt phòng tuyến chống dịch
KHÁNH AN

Kiên Giang là tỉnh biên giới có đủ cả biên giới
đường bộ, đường biển, có đảo và có rừng. Ngồi 57km
đường biên giới đất liền với Campuchia, Kiên Giang
cịn có bờ biển dài trên 200km. Trước tình hình dịch
bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, để phòng ngừa
dịch bệnh lây lan khơng kiểm sốt được, tồn tuyến
biên giới trên biển và trên đất liền giữa Việt Nam với
Campuchia – trong đó có phần biên giới nằm trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang – đang được siết chặt…

C

hốt 46 thuộc đồn Biên phòng Cửa khẩu
Quốc tế Hà Tiên, Kiên Giang là một túp lều
tranh nằm ngay sát biển, xung quanh có
nhiều cây mắm, cây đước. Trong túp lều mượn tạm
của dân để làm chốt phòng chống dịch, mọi thứ từ
giường ngủ đến bếp núc đều sơ sài, tạm bợ.

Ngày đêm cắm chốt


Đại úy Đoàn Văn Hoàn, Chốt trưởng chốt 46,
nguyên là cán bộ trường Trung cấp ni dạy chó
nghiệp vụ, cho biết anh được tăng cường về đây
tham gia phòng chống dịch từ tháng 05/2020. Chốt
của anh có 7 anh em thuộc các lực lượng biên phịng,
qn sự, cơng an và dân qn tự vệ, có nhiệm vụ
tuần tra, canh gác, phát hiện và ngăn chặn các hoạt
động nhập cảnh bất hợp pháp trên một đoạn tuyến
biên giới dài gần 1 km dọc bờ biển Kiên Giang. Hơn
một năm qua, đặc biệt là từ đầu năm 2021 đến

24

Tạp chí

số 65 (tháng 06/2021)

nay, anh cùng đồng đội trong chốt phải thay nhau
trực chiến và tuần tra liên tục khơng kể ngày hay
đêm. Hồn bộc bạch: “Ở đây ngày thì nắng nóng
gay gắt, đêm khuya khi gió lên lại rất lạnh và nhất
là rất nhiều muỗi. Tầm 6 - 7 giờ tối là muỗi bay dày
đặc, dùng tay quơ cũng bắt được cả mớ. Ăn cơm
hay đi tuần, đi gác đều phải mặc quần dài, áo dài
tay và đi thêm giày hoặc ủng, xoa thêm kem chống
muỗi. Phịng bị kỹ vậy nhưng hơm nào tụi tôi cũng
bị muỗi đốt sưng cả người. Dù vậy nhưng chúng tơi
động viên nhau giữ vững vị trí, khơng rời bỏ nhiệm
vụ. Thời gian qua, chúng tôi đã phát hiện, bắt giữ

nhiều người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam”…
Trên tuyến biên giới do Đồn Biên phòng Cửa
khẩu Quốc tế Hà Tiên phụ trách, trung bình cứ
500m là có một chốt phòng chống dịch và trong mỗi
chốt lại chia ra nhiều điểm cảnh giới, mỗi điểm do
1 - 2 chiến sĩ đảm nhiệm. Trung tá Nguyễn Văn Tùng,
đồn trưởng, cho biết đơn vị thường xuyên duy trì
53 chốt cố định, 4 tổ cơ động với sự tham gia của
trên 370 cán bộ, chiến sĩ biên phịng, cơng an và
dân qn tự vệ. Sau thời gian đầu tạm bợ, đến nay,
đã có 25/53 chốt được kiên cố hóa; 52/53 chốt đã
có điện lưới và 30/53 chốt có nước máy để sử dụng.
“Nhìn chung, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng bám chốt
phòng chống dịch trên tuyến biên giới thuộc địa
bàn của đồn, nhất là ở các đoạn tuyến thuộc vùng
sâu (như chốt 46 - PV) vẫn đang phải làm việc trong
điều kiện khá khó khăn”. - ơng Tùng nói.


Đối đầu dịch nơi biên giới

Nhờ kịp thời thiết lập thế trận phòng chống
dịch chặt chẽ nên dù gặp nhiều khó khăn, đồn Biên
phịng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên từ tháng 01/2021
đến nay vẫn phát hiện được 45 vụ xuất nhập cảnh
trái phép qua khu vực biên giới; tiếp nhận bàn giao
từ Campuchia 25 trường hợp công dân Việt Nam vi
phạm các quy định về cư trú, nhập cảnh tại nước bạn...

Dựa vào nhân dân…


Theo Đại tá Nguyễn Văn
Chỉ tính riêng từ đầu năm Thống, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội
2021 đến nay, các đồn, đơn vị Biên phòng Kiên Giang, địa hình
Biên phịng tỉnh Kiên Giang trên tuyến biên giới đất liền của
đã tổ chức 388 đợt tuần tra Kiên Giang chủ yếu là đồng bằng,
với 1.544 lượt cán bộ chiến có nhiều sơng, rạch nhỏ nên
sĩ tham gia, bảo vệ an toàn người dân hai nước Việt Nam và
đoạn biên giới, địa bàn phụ Campuchia dễ dàng qua lại. Trên
trách... Nhờ chủ động, tích
vùng biên giới biển thì có nhiều
cực, biết dựa vào sức mạnh
bãi ngang, bến thuyền tự phát
của mạng lưới an ninh nhân
dân, chỉ tính từ đầu tháng với hàng ngàn phương tiện hoạt
01/2021 đến nay, Bộ đội Biên động ngày đêm khiến cơng tác
phịng Kiên Giang đã phát kiểm soát xuất nhập cảnh gặp
hiện, bắt giữ 230 đối tượng rất nhiều khó khăn. Do đó, nguy
xuất nhập cảnh trái phép cơ dịch bệnh xâm nhập tại Kiên
qua biên giới. Giang, đặc biệt là khu vực biên giới
biển tại Hà Tiên, là rất lớn...
Trước nguy cơ lây lan của dịch bệnh, với tinh thần
“chống dịch như chống giặc”, Bộ đội Biên phòng tỉnh
Kiên Giang đã triển khai và duy trì nghiêm 144 chốt
cố định, 24 tổ cơ động, 13 tàu, 2 xuồng tuần tra với
Một điểm chốt chặn biên giới vùng biên.

Tạp chí

Ngồi việc đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách

cho cán bộ chiến sĩ theo quy định chung, chúng tơi
cịn tranh thủ mọi nguồn lực từ các nhà hảo tâm,
các đoàn thiện nguyện để tăng cường chăm sóc sức
khỏe và đảm bảo phương tiện hỗ trợ cho lực lượng
đang làm nhiệm vụ ở các chốt. Chúng tôi cũng động
viên cán bộ chiến sĩ tranh thủ điều kiện tự nhiên để
tăng gia sản xuất, cải thiện bữa ăn. Hiện nay, chúng
tôi đang huy động các nguồn lực để kiên cố hóa dần
các chốt phịng chống dịch, góp phần giảm bớt khó
khăn trong sinh hoạt hàng ngày cho anh em. Đặc
biệt, chúng tơi cịn phối hợp với Viettel khảo sát 33 vị
trí dự kiến lắp camera trên tuyến biên giới thuộc tỉnh
để tăng cường thêm sức mạnh trong phòng chống
và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh...
Thượng tá Dỗn Đình Tránh
(Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang)

sự tham gia của gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ. Riêng trên
đảo Phú Quốc, hiện nay đơn vị cũng đã triển khai 30
chốt phòng chống dịch và 8 tổ cơ động. Tuy nhiên, so
với đường biên giới dài và vùng biển rộng 63.000km2
có 145 hịn đảo lớn nhỏ của tỉnh, số lượng chốt chặn
và lực lượng cán bộ chiến sĩ tham gia hoạt động tuần
tra, kiểm sốt như vậy vẫn khó có thể bao qt hết
dù các lực lượng đã rất cố gắng tuần tra, kiểm tra,
mật phục. “Quần đảo Phú Quốc và quần đảo Hải Tặc
rất gần với đất liền của Campuchia, lại tiếp giáp với
vùng nước lịch sử nên khó khăn nhất hiện nay của
chúng tơi chính là việc ngăn chặn hoạt động xuất
nhập cảnh trái phép bằng đường biển, nhất là vào

ban đêm”, đại tá Thống chia sẻ.
Để khắc phục nhược điểm này trong cơng tác
chốt chặn, lực lượng biên phịng Kiên Giang đã vận
động người dân cùng tham gia phòng chống dịch
bằng việc nâng cao cảnh giác, hỗ trợ thông tin kịp
thời khi có nghi vấn để các lực lượng chức năng truy
tìm, ngăn chặn.
Ở Hà Tiên, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa
khẩu Quốc tế thường xuyên đến từng nhà, lên từng
tàu, thuyền tuyên truyền, vận động nhân dân tăng
cường ý thức phịng chống dịch, phối hợp tích cực
với lực lượng chức năng trong việc phát hiện, ngăn
chặn các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép đồng
thời ghi nhận, giám sát những bất thường trong
hoạt động cộng đồng để kịp thời phát hiện mọi
hành vi vi phạm. Hay như ở Phú Quốc, nhờ cảnh giác
và phát huy tốt mạng lưới an ninh nhân dân mà chỉ
trong 10 ngày cuối tháng 04/2021, đồn Biên phòng
Cửa khẩu cảng An Thới đã phát hiện, bắt giữ 4 vụ
gồm 22 người nhập cảnh trái phép từ Campuchia
về Phú Quốc để vào đất liền...
số 65 (tháng 06/2021)

25


×