BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
ĐỖ THỊ ÁNH NGUYỆT
THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU (GVC)
CỦA TRUNG QUỐC TRONG NGÀNH MAY MẶC VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thƣơng mại
Mã số: 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THƢƠNG MẠI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG ÁNH
HÀ NỘI – 2010
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ 5
CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG NGÀNH MAY MẶC 5
1.1. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu 5
1.1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị 5
1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu 10
1.1.2.1. Định nghĩa: 10
1.1.3. Quản lý chuỗi giá trị 12
1.1.4. Lợi ích của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu 15
1.2. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc 18
1.2.1. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc 18
1.2.2 Vai trò của ngành may mặc trong thương mại quốc tế 19
1.2.3.Các công đoạn tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc thế giới 20
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU NGÀNH MAY MẶC CỦA TRUNG QUỐC 24
2.1. Tình hình hoạt động ngành may mặc của Trung Quốc 24
2.1.1. Năng lực sản xuất và cung ứng nguyên liệu: 25
2.1.2. Trình độ công nghệ ngành may mặc: 27
2.1.3. Sản xuất sản phẩm may mặc 28
2.1.4. Công đoạn thiết kế hàng may mặc 31
2.1.5. Phân phối sản phẩm và marketing 32
2.2. Tình hình xuất khẩu ngành may mặc của Trung Quốc 32
2.2.1. Mặt hàng xuất khẩu 32
2.2.2. Các thị trường xuất khẩu may mặc chủ yếu của Trung Quốc 34
2.2.4. Các phương thức sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc 42
2.3. Vị trí của Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu 46
2.4. Một số doanh nghiệp may mặc tiêu biểu của Trung Quốc 49
2.4.1. Bosideng, một trong những thương hiệu hàng đầu Trung Quốc. 49
2.4.2. Youngor – 9 năm liền đạt doanh số bán và lợi nhuận sản xuất
hàng may mặc cao nhất của Trung Quốc 51
2.4.3. Sunshine, một trong những nhà sản xuất hàng may mặc được
thành lập sớm nhất Trung Quốc. 52
CHƢƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHI
THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH MAY MẶC 54
3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc của Việt Nam 54
3.1.1. Hoạt động sản xuất và cung ứng nguyên liệu 54
3.1.2 Thực trạng hoạt động sản xuất hàng may mặc 56
3.1.3. Các thị trường tiêu thụ 59
3.1.4. Đánh giá vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành
may mặc. 66
3.2 Triển vọng ngành dệt may Việt Nam 2010 – 2015 68
3.2.1. Quan điểm và chiến lược phát triển ngành dệt của Nhà nước 68
3.2.2. Những thách thức ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO 70
3.2.3. Kế hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam 72
3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu trong ngành may mặc. 74
3.3.1. Nâng tỷ lệ nội địa hóa và chủ động nguồn nguyên liệu 74
3.3.2. Xây dựng chiến lược hoạt động toàn cầu đặc biệt chú trọng đến thị
trường tiêu thụ nội địa 76
3.3.3. Tận dụng lợi thế lao động rẻ ở khu vực nông thôn 78
3.3.4. Từng bước chuyển đổi từ phương thức sản xuất OEM sang
phương thức sản xuất ODM 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1. So sánh chuỗi giá trị do người mua và người sản xuất chi phối 12
Bảng 2.1: Năng lực sản xuất của ngành dệt Trung Quốc 26
Bảng 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2004 đến 2008 29
Bảng 2.3: 10 hàng hóa Xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc năm 2008 30
Bảng 2.4: Các nhà xuất khẩu may mặc hàng đầu trên thế giới 33
Bảng 2.5: 10 quốc gia Trung Quốc xuất khẩu mạnh nhất năm 2008 35
HÌNH
Hình 1.1. Bốn liên kết trong chuỗi giá trị giản đơn 6
Hình 1.2: Chuỗi giá trị đồ gỗ nội thất 8
Hình 1.3. Chuỗi giá trị kết hợp 9
Hình 2.1 : Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may 47
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa, nền kinh tế của một quốc gia có xu hướng
bị chi phối bởi các tập đoàn kinh tế mà hình thức hoạt động chính là mạng
lưới dày đặc các công ty mẹ và chi nhánh ở rất nhiều quốc gia khác nhau. Ở
phạm vi quốc tế, các giá trị hình thành từ những công đoạn khác nhau của một
ngành kinh doanh nào đó sẽ trở thành dòng chảy giá trị gia tăng toàn cầu. Các
doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ trở thành những mắt xích quan
trọng và có thể chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị. Việc phân tích sự tham
gia của các doanh nghiệp vào các công đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu chính
là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực cạnh tranh cũng
như vai trò và phạm vi ảnh hưởng của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Xu thế toàn cầu hoá có tác động đến tất cả các nước, đặc biệt là những
nước đang phát triển, điều đó dẫn đến sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa
các nước ngày càng chặt chẽ, do đó các nước dù giàu hay nghèo, dù lớn hay
nhỏ cũng phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nếu như
không muốn bị đánh bại trong cuộc chiến toàn cầu của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thế giới, ngành dệt may là một trong những ngành
hình thành chuỗi giá trị toàn cầu sớm nhất. Trung Quốc là một quốc gia đã rất
thành công khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc. Để nâng
cao khả năng cạnh tranh rộng khắp, các công ty đa quốc gia và xuyên quốc
gia của Trung Quốc đã không ngừng mở rộng mạng lưới sản xuất hàng hoá
của mình bằng cách đặt nhà máy sản xuất tại nhiều nước trên thế giới nhằm
tối ưu các yếu tố sản xuất tư bản, công nghệ, sức lao động, nguyên vật liệu để
tạo thành một hệ thống sản xuất qui mô quốc tế, có khả năng sản xuất một
khối lượng sản phẩm khổng lồ.
Bên cạnh đó Việt Nam là nước chưa thành công khi tham gia vào chuỗi
2
giá trị toàn cầu ngành may mặc. Việt Nam có nền kinh tế - chính trị - xã hội
tương đồng với Trung Quốc và cũng là quốc gia có lợi thế về nguồn nhân lực
dồi dào, giá nhân công rẻ. Trong những năm gần đây Việt Nam đã rất chú
trọng đến ngành may mặc, tuy nhiên hiện nay nước ta chủ yếu tham gia vào
khâu sản xuất theo hợp đồng gia công cho những nhà sản xuất lớn hơn trong
khu vực. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của
Trung Quốc trong ngành may mặc sẽ giúp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm để
nâng cao vị thế và năng lực canh tranh của ngành may mặc Việt Nam khi gia
nhập thị trường thế giới. Chính vì thế tác giả đã chọn chủ đề: Thực trạng
tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) của Trung Quốc trong ngành may
mặc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, làm đề tài cho luận văn thạc sỹ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Trên thế giới vào những năm 1990 tác giả Micheal Porter đã khởi
xướng viết “Chuỗi giá trị toàn cầu”. Sau Micheal Porter, có nhiều nhà khoa
học nghiên cứu sâu về đề tài này như Gary Gereffi - Duke University với bài
nghiên cứu “The governance of global value chains” đăng trên tạp chí
Review of in Political Economic tháng 4/2003; Raphael Kaplinski – Institute
of development studies, “Wooden global value chain – perspectives for the
developing countries in South Africa”, bài trong hội thảo Unido tổ chức tại
Vienne năm 2003 Hiện nay đề tài này đang được nhiều các nhà khoa học
trên thế giới nghiên cứu.
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn mới mẻ, cho đến
nay mới chỉ có vài công trình như:
- “Chiến lược và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may
3
Việt Nam, sau khi dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch dệt may – cách tiếp cận trong
chuỗi giá trị toàn cầu” của nhóm nghiên cứu do TS Phạm Thu Hương chủ trì.
- Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
“Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain – GVC) và khả năng
tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam” do TS Nguyễn
Hoàng Ánh chủ nhiệm đề tài.
- Công trình nghiên cứu của Bộ Thương Mại do PGS.TS Đỗ Thị Loan
chủ nhiệm về “Đẩy mạnh việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (global value
chain – GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may
Việt Nam”.
Nhưng cho đến nay chưa có đề tài nào ở Việt Nam nghiên cứu về thực
trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Trung Quốc trong ngành may mặc.
3. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào các mục đích cơ bản:
- Làm rõ lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị may mặc thế
giới và đặc điểm của chúng.
- Nghiên cứu thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành
may mặc của Trung Quốc.
- Đánh giá mức độ tham gia của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
trong chuỗi giá trị may thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đáp ứng được những mục đích trên, luận văn phải đáp ứng được
những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may
mặc của Trung Quốc.
- Tìm hiểu mức độ tham gia của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
4
trong chuỗi giá trị may mặc thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chuỗi giá trị may mặc toàn cầu,
việc tham gia của các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc, cũng như mức độ,
phạm vi ảnh hưởng của các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc trong chuỗi
giá trị dệt may thế giới trên hai phương diện: khai thác lợi ích của chuỗi để
tham gia tốt hơn và dần dần gây những ảnh hưởng nhất định đến các khâu
khác nhau trong chuỗi giá trị.
Phạm vi nghiên cứu: tình hình hoạt động ngành may mặc của Trung
Quốc và Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 đến 2009.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài dự định sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành
may mặc của Trung Quốc. Phương pháp thống kê, so sánh cũng được vận
dụng triệt để cùng với sự hỗ trợ của các công cụ minh họa như bảng biểu, sơ
đồ, hình vẽ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi giá trị toàn cầu trong
ngành may mặc
Chương II: Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Trung Quốc
trong ngành may mặc
Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia chuỗi giá
trị toàn cầu ngành may mặc
5
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG NGÀNH MAY MẶC
1.1. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu
1.1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị
1.1.1.1. Chuỗi giá trị là gì?
Ngày nay cùng với trào lưu toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì doanh
nghiệp nào có thể thống lĩnh toàn bộ chuỗi giá trị? doanh nghiệp dựa vào thế
mạnh của mình để tham gia vào chuỗi giá trị bằng cách chuyên môn hóa từng
giai đoạn. Theo quan điểm của đồng tác giả cuốn “handbook for value chain”,
Raphael Kaplinsky và Mike Morris, (2002) thì: “chuỗi giá trị là một chuỗi
các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hay dịch vụ từ khi còn là ý
tưởng thông qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm sự kết hợp
giữa những yếu tố là biến đổi vật chất và dịch vụ của các nhà sản xuất) đến
khi được phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng kể cả việc xử lý sản
phẩm đã qua sử dụng”. [30].
Theo quan điểm của tiến sĩ kinh tế học Michael Porter, trường Harvard
school (1985): „„chuỗi giá trị gồm toàn bộ các hoạt động gia tăng giá trị bắt
đầu từ khâu cung cấp nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, lưu kho hàng hoá,
marketing và cung cấp dịch vụ hậu mãi‟‟.
Thật vậy, chuỗi giá trị có thể được hiểu theo hai nghĩa đó là nghĩa rộng
và nghĩa hẹp. [29].
Theo nghĩa rộng: chuỗi giá trị được hiểu theo nghĩa rộng là một phức
hợp các hoạt động do nhiều người tham gia (người sản xuất sơ cấp, người gia
công chế biến, nhà phân phối, nhà cung cấp các dịch vụ ) để biến nguyên
liệu thô thành thành phẩm đưa ra bán ở thị trường.
6
Theo nghĩa hẹp: chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động của một
doanh nghiệp để sản xuất ra một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Các hoạt
động này bao gồm nhiều giai đoạn: giai đoạn đưa ra ý tưởng, thiết kế sản
phẩm, chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất, marketing, phân phối sản phẩm và
hậu mãi. Tất cả những hoạt động này liên kết với nhau thành “chuỗi” kết nối
giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
1.1.1.2. Chuỗi giá trị giản đơn
Chuỗi giá trị giản đơn bao gồm toàn bộ các hoạt động nhằm biến một
sản phẩm hay dịch vụ từ chỗ ý tưởng qua các công đoạn sản xuất, chế biến,
phát triển, phân phối đến người tiêu dùng cuỗi cùng và dịch vụ sau bán hàng,
thanh lý hay tái chế (hình 1.1). [30, tr 4]
Nguồn: Hand book for value chain, 2000
Hình 1.1. Bốn liên kết trong chuỗi giá trị giản đơn
Thiết kế
và phát
triển sản
phẩm
Sản xuất
- logistics nội
bộ
- chế biến
- cung cấp tư
liệu sản xuất
- đóng gói bao
bì
Marketing
Tiêu thụ/
tái chế
Thiết kế
Sản xuất
logistics nội bộ
chế biến
cung cấp nguyên
liệu đóng gói
bao bì
Marketing
Tiêu thụ và
tái chế
7
Qua đó ta thấy chuỗi giá trị là một thực thể phức tạp bao gồm nhiều
công đoạn mà nhà sản xuất chỉ là một trong số mắt xích tạo ra giá trị gia tăng
cho sản phẩm. Mặc dù chuỗi giá trị thường được mô tả là chuỗi liên kết theo
chiều dọc nhưng các liên kết trong chuỗi thường có quan hệ hai chiều thuận
nghịch, như việc thiết kế không chỉ tác động đến tính chất của quá trình sản
xuất và marketing mà bản thân nó còn phải chịu tác động ngược của các liên
kết trong chuỗi.
Tóm lại, chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để đưa
một sản phẩm từ nhận thức, quan niệm tới tay người tiêu dùng cuối cùng và
xa hơn. Chuỗi này bao gồm các công việc như thiết kế, sản xuất, marketing,
phân phối và dịch vụ khách hàng.
1.1.1.3. Chuỗi giá trị mở rộng
Trên thực tế, chuỗi giá trị không chỉ là những liên kết như trong chuỗi
giá trị giản đơn mà nó còn được phát triển thêm các liên kết khác nhau. Chuỗi
giá trị gỗ là một ví dụ điển hình của chuỗi giá trị mở rộng bởi vì các liên kết
trong chuỗi giá trị gỗ được phát triển bắt đầu từ hoạt động gieo hạt, cung cấp
hóa chất, bơm nước để trồng rừng, sau đó gỗ được khai thác và đưa về xưởng
để làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất. Doanh nghiệp sử
dụng máy móc, các chất liệu phụ trợ như keo dính, sơn để làm ra các sản
phẩm nội thất từ gỗ theo yêu cầu của thị trường và khách hàng đến từ những
quốc gia khác nhau. Và tùy thuộc vào yêu cầu của thị trường, đồ gỗ nội thất
được phân phối qua các khâu trung gian khác nhau rồi mới đến tay người tiêu
dùng cuối cùng. (Xem hình 1.2). [30, tr 5].
8
Nguồn: Handbook for value chain, 2000
Hình 1.2: Chuỗi giá trị đồ gỗ nội thất
Gieo hạt
Máy móc
thiết bị
Cung cấp nước
Cung cấp
hoá chất
Trồng rừng
Các dịch vụ
phụ trợ
Xưởng cưa
Máy móc
Thiết kế
Các nhà sản xuất đồ
gỗ nội thất
Logistics,
tư vấn
chất lượng
Máy móc
Người mua hàng
Sơn
Thương nhân
trong nước
Thương nhân
nước ngoài
Người tiêu dùng
Tái chế
Nhà bán lẻ
trong nước
Nhà bán lẻ
nước ngoài
9
1.1.1.4. Chuỗi giá trị kết hợp
Chuỗi giá trị kết hợp về bản chất là sự kết hợp bởi các chuỗi đơn lẻ tại
đó các nhà cung cấp chính có thể tham gia vào việc gia tăng giá trị trong
những chuỗi khác nhau. Chuỗi giá trị của ngành sản xuất giấy và bột giấy;
ngành sản xuất đồ gỗ nội thất và ngành khai thác khoáng sản là những chuỗi
đơn lẻ nhưng nguyên liệu được cung cấp cho những ngành sản xuất này đều
bắt nguồn từ ngành lâm nghiệp. Và vai trò của từng chuỗi giá trị đơn lẻ là
tương đương nhau. (xem hình 1.3 dưới đây). [30, tr 6]
Nguồn: Handbook for value chain research, 2000
Hình 1.3. Chuỗi giá trị kết hợp
Trong một vài trường hợp, những chuỗi này chỉ thu hút một lượng
khách hàng nhỏ; hoặc cũng có khi lượng khách hàng của các chuỗi này được
phân bổ đều nhau. Và thị phần mà chuỗi giá trị kết hợp tạo ra tại những thời
điểm khác nhau thì không giống nhau. Sự thay đổi về chiến lược kinh doanh
Ngành
lâm nghiệp
Ngành giấy
Xưởng cưa
Ngành mỏ
Xây
dựng
Các cổ đông
trong nước
Nội thất
Khu vực
tự doanh
Các cổ đông
nước ngoài
10
và công nghệ của một ngành sản xuất nào đó có thể làm cho lượng khách
hàng nhà cung cấp nhỏ có khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Hơn nữa,
thị phần sẽ ảnh hưởng đến vị thế của một nhà cung cấp nào đó trong chuỗi,
những người kiểm soát công nghệ chủ chốt hoặc nguyên liệu sản xuất.
1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu
1.1.2.1. Định nghĩa:
Theo Bruce Kogut, giáo sư trường Wharton School of business, Đại
học Pensylvania, thì về cơ bản chuỗi giá trị toàn cầu là „„Một tiến trình trong
đó công nghệ được kết hợp với các nguồn nguyên liệu và lao động. Các
nguồn đầu vào này được sản xuất, lắp ráp, marketing và phân phối. Một
doanh nghiệp đơn lẻ ở một quốc gia có thể chỉ là một mắt xích trong dây
chuyền này hoặc cũng có thể được hợp nhất theo chiều dọc trên phạm vi
rộng‟‟
Đặc điểm cơ bản của xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là việc
các tập đoàn kinh tế lớn đã áp dụng chiến lược tìm kiếm nguồn nguyên liệu
sản xuất ở nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm tối thiểu hoá
chi phí, tăng trưởng doanh số. Ở phạm vi toàn cầu, việc các doanh nghiệp liên
kết với nhau bằng cách ký các hợp đồng hợp tác sản xuất đã thiết lập nên hai
mạng lưới kinh tế toàn cầu. Do sự chuyên môn hoá vào từng khâu nhất định
trong chuỗi giá trị nên không doanh nghiệp nào có thể thống lĩnh toàn bộ
chuỗi giá trị. Vì vậy, doanh nghiệp khai thác lợi thế của mình để tham gia vào
chuỗi một cách có hiệu quả nhất.
1.1.2.2. Phân loại chuỗi giá trị toàn cầu
Tùy theo tính chất và đặc thù của từng ngành, quy mô sản xuất, mức độ
sử dụng nhiều vốn, công nghệ hay lao động mà mỗi chuỗi giá trị cũng mang
những tính chất khác nhau thể hiện ở mối liên kết và tính chất của quan hệ
giữa các tác nhân trong chuỗi. Theo xu hướng hiện nay thì các công ty thường
11
tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa bằng việc thiết lập hai mạng lưới kinh tế
toàn cầu. Một là chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối và hai là chuỗi giá trị
do người mua chi phối.
- Chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối (producer driven) là những
chuỗi mà trong đó các công ty có qui mô lớn như TNCs, MNCs đóng vai trò
chủ đạo trong chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối và điều phối mạng lưới
sản xuất (bao gồm cả việc phát triển thượng nguồn và hạ nguồn) đồng thời họ
cũng là những tác nhân kinh tế quan trọng trong việc tìm kiếm lợi nhuận và
kiểm soát các liên kết yếu hơn gồm những nhà cung cấp nguyên liệu thô, linh
kiện và các liên kết mạnh gồm những hãng phân phối và bán lẻ. [28].
Các ngành công nghiệp điển hình áp dụng hình thức này là ô tô, máy
bay, máy tính, ngành công nghiệp nặng và sản xuất chất bán dẫn. Lợi nhuận
thu được chủ yếu dựa vào qui mô sản xuất, doanh số và việc ứng dụng những
công nghệ tiên tiến của thế giới để đạt được những giá trị vô hình và những
khoản lợi nhuận khổng lồ. Các công ty hàng đầu trong chuỗi giá trị do người
sản xuất chi phối thường là các tập đoàn sản xuất.
- Chuỗi giá trị do người mua chi phối (buyer driven) là những chuỗi
tập đoàn bán lẻ, các hãng sản xuất trực tiếp, gián tiếp là những tác nhân kinh
tế quan trọng và điển hình trong chuỗi giá trị do người mua chi phối. Những
chủ thể này đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập nên mạng lưới sản xuất
phi tập trung ở nhiều nước xuất khẩu đặc biệt ở các nước đang phát triển. Do
các nước đang phát triển thường theo đuổi chiến lược đẩy mạnh sản xuất
hướng hướng về xuất khẩu nên nhiều ngành công nghiệp của những quốc gia
này đòi hỏi nhiều lao động đặc biệt là những ngành sản xuất hàng tiêu dùng
công nghiệp như ngành may mặc, da giầy, đồ chơi, thủ công mỹ nghệ và điện
tử gia dụng. Các nhà cung cấp phụ ở những nước đang và chậm phát triển
đảm nhận khâu hoàn thiện sản phẩm cho những người mua nước ngoài. Họ
12
phải cam kết sản xuất theo thiết kế, yêu cầu kỹ thuật của các hãng bán lẻ, các
nhà sản xuất gián tiếp lớn trên thế giới.
Bảng 1.1. So sánh chuỗi giá trị do ngƣời mua và ngƣời sản xuất chi phối
Chuỗi giá trị do ngƣời
sản xuất chi phối
Chuỗi giá trị do ngƣời
mua chi phối
Các lợi thế cạnh tranh
chính
nghiên cứu & phát triển;
sản xuất
thiết kế; marketing
Rào cản gia nhập
qui mô của các nền
kinh tế
phạm vi hoạt động của
các nền kinh tế
Ngành kinh doanh
hàng hoá trung gian,
hàng hoá tài chính; hàng
tiêu dùng lâu bền
hàng tiêu dùng
mau hỏng
Các ngành điển hình
ô tô, máy tính, hàng
không
may mặc, da giầy,
đồ chơi
Chủ sở hữu
các công ty xuyên
quốc gia
các công ty nội địa ở các
nước đang phát triển
Liên kết chủ yếu
dựa vào đầu tư
dựa vào thương mại
Cấu trúc sản xuất đặc
thù
hội nhập theo chiều dọc
hội nhập theo chiều
ngang
Nguồn: Gereffi, 1999
1.1.3. Quản lý chuỗi giá trị
1.1.3.1 Điều hành chuỗi giá trị
Điều hành chuỗi giá trị có thể được định nghĩa là “sự điều phối phi thị
trường của các hoạt động kinh tế. sự điều phối này được hoạt động thông qua
hãng hay một số hãng đặt ra những tiêu chí mà doanh nghiệp khác phải tuân
theo. hãng hay các hãng thực hiện việc chi phối này được gọi là hãng đầu
13
tàu”. Đây là hãng khởi đầu của các dòng chảy của các loại nguồn lực và
thông tin dọc theo chuỗi thông qua phát triển sản phẩm marketing và tiếp thị
sản phẩm cuối cùng. Nếu như trong một chuỗi mà không có sự điều hành thì
chỉ là một tập hợp các hãng có mối quan hệ bình thường và trao đổi dựa trên
thị trường. Tại mỗi công đoạn trong chuỗi, khi tiến hành sản xuất đều phải trả
lời ba câu hỏi:
Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào?
Sản xuất bao nhiêu và lịch trình sản xuất?
Nhưng trên thực tế không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm tốt
với giá cả phù hợp là có thể tham gia vào thị trường thế giới mà còn có những
tiêu chí khác buộc phải tuân thủ theo, đó là các thị trường khác nhau lại có
những đòi hỏi khác nhau. Cơ sở để nảy sinh yêu cầu quản lý trong chuỗi
chính là khách hàng, hay nói đúng hơn chính là rủi ro. Trong nghiên cứu
“Governance in global value chain: An analytic framework”, đồng tác giả
Gary Gereffi và Timothy Sturgeon (Học viện công nghệ Massachusetts) đã
xác định ba nhân tố quan trọng tác động đến vai trò quản lý và sự biến động
trong chuỗi giá trị toàn cầu: mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh,
ngành kinh doanh, khả năng phối hợp các hoạt động trong chuỗi và mức độ
cạnh tranh của các nhà cung cấp.
1.1.3.2 Nâng cấp trong chuỗi giá trị
Khái niệm nâng cấp trong chuỗi giá trị được đề cập đến đó là sự chuyển
dịch mà một hay một nhóm các hãng thực hiện để nâng cao vị thế cạnh tranh
của mình trong chuỗi giá trị. Quá trình nâng cấp là quá trình các chủ thể kinh
tế: quốc gia, doanh nghiệp, người lao động chuyển từ hoạt động tạo ra giá trị
thấp sang hoạt động có giá trị cao hơn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.
14
Theo Kaplinsky: vấn đề then chốt trong quá trình nâng cấp chính là khả
năng sáng tạo nhằm đảm bảo sự đổi mới không ngừng trong sản phẩm cũng
như trong cả quy trình. Thế nhưng chỉ đổi mới thôi chưa đủ, bởi nếu khả năng
tốc độ đổi mới chậm hơn đối thủ cạnh tranh thì sẽ làm giảm thị phần và giá trị
gia tăng thu về. Hiện tượng này được gọi là “tăng trưởng gây bần cùng hóa”.
Do đó sự đổi mới được đặt trong mối quan hệ với môi trường cạnh tranh và
quá trình này được gọi là nâng cấp. Theo ông, một doanh nghiệp có thể theo
đuổi bốn loại hình nâng cấp sau [30]:
Thứ nhất là nâng cấp quy trình: tức là nâng cao hiệu quả của toàn bộ
quá trình sản xuấthay cung cấp dịch vụ của từng mắt xích/tác nhân trong
chuỗi (như giảm phế liệu, chi phí hao tổn…) cũng như giữa các liên kết trong
chuỗi (như mạng lưới phân phối nhanh gon, kịp thời…) hoặc chuyển từ sản
xuất thủ công sang sản xuất hàng loạt hay từ sản xuất hàng loạt sang sản xuất
những sản phẩm có sự khác biệt hóa.
Thứ hai là nâng cấp sản phẩm: chuyển sang sản xuất sản phẩm mới,
tinh vi hơn hoặc cải tiến sản phẩm cũ nhanh hơn đối thủ cạnh tranh và đem lại
giá trị cao hơn.
Thứ ba là nâng cấp trong nội bộ chuỗi: có nhiều khả năng nâng cấp tồn
tại trong một chuỗi giá trị cụ thể như làm tăng giá trị gia tăng bằng cách thay
đổi các hoạt động trong doanh nghiệp (ví dụ như quyết định tự đảm nhận hay
chuyển công việc kế toán, dịch vụ hậu cần cho doanh nghiệp khác ngoài
chuỗi) hay chuyển bớt hoặc nhận thêm một phần hoạt động cho các doanh
nghiệp khác trong chuỗi (nâng cấp chức năng). Ngoài ra nếu một nhà sản xuất
nào đó có thể lôi kéo các hãng tàu lớn có tên tuổi hơn vào danh sách khách
mua hàng để mở rộng hay nâng giá bán của mình lên (nâng cấp mạng)
Thứ tư là nâng cấp liên chuỗi: chuyển sang một chuỗi giá trị mới dựa
trên những kỹ năng kinh nghiệm học hỏi được từ việc tham gia vào một
15
chuỗi, ví dụ như doanh nghiệp Đài Loan đã chuyển từ sản xuất đài bán dẫn
xách tay sang máy tính, ti vi, màn hình máy tính, máy xách tay và hiện nay là
điện thoại wap (wireless application protocol phones). Theo phạm vi tiến
hành có thể chia thành những mô hình nâng cấp như: ở tại nhà máy, trong
mạng lưới giữa các doanh nghiệp, trong nền kinh tế và trong khu vực.
1.1.4. Lợi ích của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Cùng với sự phân công lao động ngày càng sâu sắc và tính chuyên môn
hoá trong hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp thì cuộc cạnh tranh ngày
càng gay gắt. Hiệu quả sản xuất là điều kiện cần thiết trong việc thâm nhập
thành công thị trường toàn cầu. Việc tham gia vào thị trường toàn cầu cho
phép doanh nghiệp duy trì thu nhập, gia tăng giá trị qua các công đoạn để từ
đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
1.1.4.1. Nâng cao tính chuyên môn hoá trong từng công đoạn sản xuất
Khi sự phân công lao động phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia
của một nước, các quốc gia có thể đảm nhiệm những công đoạn nhất định khi
tham gia vào chuỗi giá trị của một ngành sản xuất nào đó. Adam Smith cho
rằng sự phân công lao động được quyết định bởi qui mô của thị trường. Theo
quan điểm này thì những thị trường có qui mô nhỏ sẽ rất khó đạt được sự
chuyên môn hoá cao. Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp chỉ sản xuất một
lượng ghế nhỏ thì họ sẽ không phải thuê nhiều lao động và bản thân doanh
nghiệp đó sẽ phải thực hiện tất cả các khâu sản xuất cần thiết để hoàn thiện
sản phẩm. Nhưng một khi thị trường được mở rộng thì nhà sản xuất sẽ có cơ
hội gia tăng lợi nhuận và mức sản lượng lớn đòi hỏi họ phải thuê nhân công
đặc biệt là những người thợ có tay nghề để chuyên môn hoá vào công đoạn
sản xuất. Sự chuyên môn hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng giá trị một
cách có hiệu quả hơn khi tham gia vào chuỗi bởi vì người lao động sẽ không
phải mất thời gian cho quá nhiều thao tác công việc mà họ chỉ phải tập trung
16
vào những công đoạn sản xuất nhất định phù hợp với chuyên môn của họ.
Việc doanh nghiệp của một quốc gia nào đó trở thành một mắt xích
trong chuỗi giá trị toàn cầu và đảm nhận những khâu nhất định cũng đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp đó phải đối mặt với sự cạnh tranh trong toàn bộ
hệ thống. Việc lựa chọn các yếu tố đầu vào – hàng hoá và dịch vụ – trong
chuỗi sản xuất cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được vai trò và khả
năng tạo giá trị của mình trong toàn chuỗi.
1.1.4.2. Tăng hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp
Việc đánh giá hoạt động kinh doanh và thương mại của doanh nghiệp
theo từng công đoạn (phương pháp chuỗi giá trị) sẽ giúp hiểu được những
thuận lợi và khó khăn của một doanh nghiệp hoặc quốc gia trong việc chuyên
môn hoá sản xuất hàng hoá hơn và cung ứng dịch vụ. Mối liên hệ giữa các
công ty và người tiêu dùng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng đạt được
những lợi ích nhất định khi tham gia thị trường toàn cầu.
Có thể nói rằng thước đo hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh
nghiệp là lợi nhuận và nếu theo quan điểm của chuỗi giá trị thì hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp được đo bằng lượng giá trị gia tăng ở những khâu
nhất định. Giai đoạn sau chiến tranh đặc biệt là ở hai thập kỷ cuối của thế kỷ
20, có rất nhiều doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất của mình bằng cách mở
rộng hoạt động tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất và giảm chi phí sản xuất
ở qui mô toàn cầu.
Việc chuyên môn hoá sản xuất theo từng công đoạn của chuỗi giá trị sẽ
giúp điều chỉnh tốt hơn toàn bộ chu kỳ sản xuất và cả sự liên kết với thị
trường tiêu dùng cuối cùng để từ đó làm cho qui trình sản xuất một sản phẩm
nào đó sẽ trở nên hoàn thiện hơn. Mô hình liên kết hình tam giác của Gereffi
trong chuỗi giá trị hàng may mặc cũng phát huy mạnh mẽ hiệu quả hoạt động
của các chủ thể tham gia chuỗi. Theo đó các hãng sản xuất hàng may mặc của
17
Hồng Kông sẽ sản xuất trực tiếp cho thị trường Mỹ. Khi doanh thu giảm do
hàng may mặc xuất khẩu bị áp đặt hạn ngạch thì các hãng lại thay đổi chức
năng hoạt động trong chuỗi bằng cách ký các hợp đồng sản xuất với các nước
thứ 3 đầu tiên là Trung Quốc đại lục và sau đó là Mauritius – rồi xuất khẩu
sản phẩm sang thị trường tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên gần đây hai hãng
Pringle và Tommy Hilfiger đã bán những sản phẩm có nhãn hiệu của riêng
mình hoặc là mua những gian hàng bán lẻ ở Châu Âu và Nam Mỹ.
Tóm lại, việc tham gia vào chuỗi giá trị sẽ tăng khả năng chuyên môn
hoá từ đó tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn
thực hiện chiến lược tìm kiếm nguồn cung cấp với chi phí rẻ ở những nước
đang và chậm phát triển còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ sản xuất sản
phẩm tốt hơn để cung ứng và thu lợi nhuận nhiều hơn.
1.1.4.3 Tăng thu nhập cho các chủ thể trong chuỗi
Khi tiến trình toàn cầu hoá ngày càng phát triển, thì mô hình phân phối
thu nhập giữa các quốc gia và các công ty đã ngày càng trở nên phức tạp. Mối
liên hệ giữa các hoạt động kinh tế ở qui mô toàn cầu với khả năng đáp ứng
nhu cầu khiến cho thu nhập phát sinh từ những hoạt động kinh tế này đã ngày
càng trở nên lỏng lẻo. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang rất năng động
hiện nay, sự chuyên môn hoá vào từng khâu của công đoạn trong chuỗi sẽ làm
tăng hiệu quả sản xuất của các chủ thể và từ đó giúp gia tăng thu nhập của
doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp khác nhau ở phạm vi quốc gia
hoặc toàn cầu thì thu nhập của họ tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp đó có khả
năng chiếm lĩnh khâu nào trong chuỗi. Trong chuỗi giá trị của một ngành kinh
doanh nào đó, các doanh nghiệp, khu vực hoặc quốc gia đều có khả năng liên
kết và hoạt động như một mạng lưới toàn cầu. Nhìn ở phạm vi toàn cầu thì sự
liên kết giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau sẽ ảnh hưởng đến
mức thu nhập của toàn bộ hệ thống và là cơ sở của những nỗ lực gia tăng giá
18
trị của các chủ thể. Hơn nữa, việc tham gia vào chuỗi giá trị sẽ tạo động lực
gia tăng thu nhập của các chủ thể trong chuỗi.
Việc gia tăng thu nhập của doanh nghiệp khi tham gia chuỗi giá trị toàn
cầu cũng bị ảnh hưởng bởi các rào cản thương mại bởi vì rào cản cũng làm
hạn chế năng lực cạnh tranh nhưng rào cản càng lớn thì doanh nghiệp càng có
khả năng tăng lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận phản ánh hình thức nhu nhập của
doanh nghiệp trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Thu nhập được phân phối trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể được thực
hiện bằng các nguồn vốn đầu tư khác nhau như vốn đầu tư mạo hiểm, vốn
công nghệ, vốn lao động, nguồn tài nguyên và các nguồn cung cấp nguyên
liệu đầu vào cho quá trình gia tăng giá trị. Việc tham gia chuỗi giá trị của
doanh nghiệp sẽ giúp gia tăng thu nhập ở các công đoạn. mức sản lượng do
lao động tạo ra chính là nhân tố quan trọng duy trì thu nhập của doanh nghiệp
khi tham gia chuỗi.
1.2. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc
1.2.1. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc
Khái niệm: “chuỗi giá trị may mặc toàn cầu là quá trình sản xuất sản
phẩm hàng may mặc được tạo ra bởi nhiều quốc gia hợp lại, qua nhiều công
đoạn trong chu trình của chuỗi giá trị từ khâu sản xuất nguyên liệu, thiết kế,
may thành sản phẩm rồi phân phối đến các nhà bán buôn, bán lẻ ”
Chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc được hình thành và phát triển từ
những thậo niên 70 của thế kỷ 20 khi mà các công ty đa quốc gia và xuyên
quốc gia bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải tái cơ cấu và hợp lý hóa lại sản xuất
và phân phối hàng may mặc, tìm nguồn lao động nhiều và rẻ ở những nước
đang và chậm phát triển. ngành công nghiệp may mặc trước đó chỉ hoạt động
trên phạm vi địa lý hẹp. [4]. Những hãng lớn thường tiến hành từ khâu
nguyên liệu đầu vào, thiết kế, sản xuất đến marketing ở cùng một địa điểm
19
hoặc những địa điểm lân cận đó để tạo điều kiện cho việc đi lại thuận lợi. Đối
với những hãng có nhiều nhà máy thì khâu thiết kế và marketing được tiến
hành tại trụ sở chính còn khâu sản xuất vẫn cùng một nơi, một sản phẩm may
mặc từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thiện đều được sản xuất tại một địa điểm.
Vào những năm 1980 các nước trong khối EU, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ là
những nước dẫn đầu về xuất khẩu hàng may mặc nhờ tận dụng được lợi thế
về của chuỗi giá trị may mặc toàn cầu do người mua chi phối. Ví dụ như
Trung Quốc tận dụng được nguồn nhân công và nguyên liệu rẻ, mỹ thì có lợi
thế về khả năng tiên tiến của công nghệ và thiết kế sản phẩm, họ đã vượt ra
ngoài quốc gia để tìm lợi thế từ các nguồn lực ở các quốc gia khác.
1.2.2 Vai trò của ngành may mặc trong thương mại quốc tế
May mặc là một ngành công nghiệp điển hình của cuộc cách mạng
công nghiệp nổ ra đầu tiên ở Anh từ thế kỷ thứ 18 và Lancashire đã trở thành
trung tâm sản xuất sản phẩm may mặc của thế giới. Đến thế kỷ thứ 19, các
nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan cũng đã phát triển
ngành công nghiệp rộng lớn này và thuê hàng trăm nghìn người lao động,
thường ở những khu công nghiệp rất phát triển.
Hầu hết các nước đang phát triển đều có giai đoạn coi may mặc là
ngành công nghiệp chủ chốt của mình điển hình như Trung Quốc, Ấn Độ,
Hàn Quốc và hiện nay là Bangladesh, Việt Nam. Hơn nữa, đây là một
ngành kinh tế đòi hỏi vốn đầu tư công nghệ, máy móc và trang thiết bị không
quá lớn vì vậy rất thích hợp với tiến trình công nghiệp hoá của các nước
nghèo cần vốn để đầu tư nhưng lại có tỷ lệ tăng trưởng sản lượng may mặc rất
cao như Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam. [13].
May mặc cũng là ngành sản xuất đầu tiên thực hiện chiến lược mở rộng
qui mô toàn cầu ở các nước phát triển và đang phát triển. Ngành may mặc tạo
nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở cả những nước phát triển với
20
những nước đang và chậm phát triển đặc biệt là lao động nữ. Trung bình hàng
năm ngành may mặc thế giới đã thu hút khoảng 20 triệu lao động chính thức
mỗi năm. Tại Việt Nam, đây là ngành sản xuất đứng đầu về tạo công ăn việc
làm cho khoảng 2 triệu lao động mỗi năm. Do thu hút phần lớn lao động đặc
biệt là lao động ở những nước đang phát triển mà ngành này đang ngày càng
tham gia sâu rộng vào sân chơi toàn cầu.
Trong thời đại toàn cầu hoá, may mặc là một trong những ngành kinh tế
điển hình của việc khó kiểm soát đang phải đối mặt với những bất đồng
thương mại. Khi các quốc gia phát triển mở rộng qui mô sản xuất sang các
nước đang và chậm phát triển thì dệt may trở thành mục tiêu của những cuộc
tranh luận chính trị gay gắt giữa các nước phát triển với những nước đang và
chậm phát triển và thậm chí là với những nước phát triển với nhau. Không
phải ngẫu nhiên mà dệt may trở thành ngành kinh tế duy nhất đặt ra các qui
tắc thương mại thông qua hiệp định đa sợi.
1.2.3. Các công đoạn tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc thế giới
Chuỗi giá trị hàng dệt may về cơ bản gồm 5 giai đoạn chính: nguyên vật
liệu, thiết kế, sản xuất, xuất khẩu và mạng lưới marketing; mỗi một giai đoạn
đều có những đặc điểm về tổ chức và kỹ thuật riêng. Trong những thập kỷ gần
đây, mỗi giai đoạn đều có những thay đổi cơ bản.
1.2.2.1. Công đoạn cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc
- Cung cấp nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô chính là khâu đầu tiên tạo giá trị cơ bản trong chuỗi giá
trị hàng may mặc toàn cầu là việc sản xuất nguyên liệu. Nguyên liệu cơ bản
của ngành may mặc có thể được sản xuất dựa trên hai phương pháp cơ bản đó
là nguyên liệu tự nhiên là sản phẩm của ngành nông nghiệp như sợi cô tông,
len và tơ tằm và sợi nhân tạo được sản xuất từ dầu thô và khí tự nhiên.
Ngành sản xuất sợi đã phát triển từ rất nhiều năm và đem lại những
21
thay đổi căn bản trên thế giới. Ngành sản xuất vải bông ở Trung Quốc đã ra
đời cách đây 2000 năm, Mỹ là 1000 năm. Những khu vực trồng bông chủ yếu
ở trung quốc có thể kể đến là thung lũng Sông hoa vàng và Dương tử (yellow
và yangtzi). Đầu tiên chính phủ độc quyền về ngành này và cơ quan của chính
phủ thu mua bông của các hộ nông dân với giá rất thấp. Họ kiểm soát và quản
lý toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh sợi bông. Chính sách này được
duy trì cho đến những năm 80 khi mà nền kinh tế Trung Quốc phát triển theo
định hướng thị trường. Sau Trung Quốc thì Mỹ là quốc gia thứ hai về sản xuất
sợi bông, chiếm 20% sản lượng bông của thế giới. Cho đến nay thì Mỹ vẫn
đang là quốc gia lớn nhất về xuất khẩu bông, chiếm 1/4 kim ngạch xuất khẩu
bông của thế giới. Qui mô các trang trại trồng bông cũng rất đa dạng, sản
lượng bông trên một héc ta cũng giảm qua các năm. [13].
Trước đây khi ngành hoá dầu chưa phát triển thì nguyên liệu thô chủ
yếu của ngành dệt là bông xơ hoặc len. Ngày nay, khi khoa học công nghệ
phát triển mạnh thì các sản phẩm của ngành hoá dầu, gỗ và khí tự nhiên đã
cung cấp cho ngành dệt nguyên liệu tốt.
- Sản xuất nguyên liệu cho ngành may
Dệt vải là một khâu quan trọng của mạng lưới cung cấp nguyên phụ
liệu cho ngành may bao gồm hai công đoạn chính là kéo sợi và dệt vải. Cả hai
khâu này đều có thể được thực hiện bởi mọi loại hình doanh nghiệp từ những
doanh nghiệp siêu nhỏ đến những chi nhánh lớn hơn của các tnc. Tuy nhiên
xu hướng chung đối với ngành dệt là nguồn vốn đầu tư cho các công ty lớn
ngày càng trở nên quan trọng. Sản phẩm của ngành dệt cũng có thể trở thành
nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất đồ nội thất, thảm của các hộ gia
đình, cho ngành may hoặc các ngành công nghiệp khác để tạo nên nhiều
chuỗi giá trị khác nhau, tuy nhiên thì may mặc vẫn là ngành sản xuất chủ yếu
sử dụng nhiều nhất nguyên liệu của ngành dệt.