Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luan van thac si pham duc cuong 20230331015202 e 4857

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 84 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

PHẠM ĐỨC CƯỜNG

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN
ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2022


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

PHẠM ĐỨC CƯỜNG

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN
ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ ĐÌNH HỊA



Hà Nội – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính
chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn

Phạm Đức Cường


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Quản lý
sinh viên, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tơi xun suốt q trình học tập và hồn thành luận văn Thạc sĩ này.
Tơi xin gửi lời tri ân tới q thầy, q cơ đã tận tình giảng dạy lớp đào
tạo Thạc sĩ Luật học khóa 2, chuyên ngành Luật Hình sự và Luật Tố tụng
hình sự của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ
Đình Hịa đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cám ơn chân thành tất cả những người đã luôn ủng hộ,
động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Phạm Đức Cường



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN
CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY
ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ................................. 7
1.1. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ ............................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 7
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý ............................................................................. 8
1.2. Khái niệm, đặc điểm của giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ..................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 10
1.2.2. Đặc điểm ....................................................................................... 12
1.3. Khái niệm, đặc điểm của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều
tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ................... 13
1.3.1. Khái niệm ...................................................................................... 13
1.3.2. Đặc điểm ....................................................................................... 17
1.4. Nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ....................................... 18
1.4.1. Thực hành quyền công tố với việc khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết
định khởi tố vụ án, khởi tố bị can............................................................ 18
1.4.2. Thực hành quyền công tố với việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện
pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế và một số biện pháp khác theo
quy định ................................................................................................... 21
1.4.3. Thực hành quyền công tố với việc đề ra yêu cầu điều tra và yêu
cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra ................................................. 22


1.4.4. Thực hành quyền công tố với việc trực tiếp tiến hành một số hoạt

động điều tra trong một số trường hợp theo quy định ............................ 24
1.4.5. Thực hành quyền cơng tố với việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ
điều tra .................................................................................................... 26
Chương 2. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CĨ LIÊN QUAN VÀ THỰC
TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU
TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................ 28
2.1. Tình hình đặc điểm có liên quan đến thực hành quyền công tố trong
giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................... 28
2.1.1. Điều kiện địa lý và tình hình xã hội của thành phố Hà Nội ......... 28
2.1.2. Tình hình tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................... 29
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân hai cấp thành phố
Hà Nội ..................................................................................................... 31
2.2. Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà
Nội và nguyên nhân .................................................................................... 32
2.3. Một số hạn chế, khó khăn trong thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên
địa bàn thành phố Hà Nội và nguyên nhân ................................................. 38
2.3.1. Một số hạn chế, khó khăn.............................................................. 38
2.3.2. Nguyên nhân của một số hạn chế, khó khăn ................................. 40


Chương 3. YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN
ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............ 51
3.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn

điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa
bàn thành phố Hà Nội ................................................................................. 51
3.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tội
phạm ........................................................................................................ 51
3.1.2. Bảo đảm hoạt động đúng đắn của Viện kiểm sát trong giai đoạn
điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ....... 52
3.1.3. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và quy
định của pháp luật ................................................................................... 53
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong
giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................... 55
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật và thống nhất nhận thức về
áp dụng pháp luật.................................................................................... 55
3.2.2. Nhóm giải pháp khác .................................................................... 61
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 69


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

Cơ quan điều tra


CTTP

Cấu thành tội phạm

ĐTV

Điều tra viên

KSV

Kiểm sát viên

THQCT

Thực hành quyền cơng tố

TNHS

Trách nhiệm hình sự

TTHS

Tố tụng hình sự

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC


Viện kiểm sát nhân dân tối cao


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................ 30
Bảng 2.2. Kết quả THQCT trong việc khởi tố vụ án vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................... 33
Bảng 2.3. Kết quả THQCT trong việc khởi tố bị can về tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội .................. 33
Bảng 2.4. Kết quả THQCT trong việc không phê chuẩn, huỷ bỏ một số biện
pháp ngăn chặn đối với người phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................. 35
Bảng 2.5. Kết quả ban hành văn bản yêu cầu điều tra vụ án vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội .................. 36
Bảng 2.6. Kết quả điều tra của các vụ án vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................. 38


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an tồn giao thơng trên tồn
quốc đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành quy định pháp luật
của người tham gia giao thông ngày càng được nâng cao, các vụ tai nạn giao
thông tiếp tục giảm so với cùng kỳ những năm trước. Mặc dù vậy, tình hình vi
phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ hiện cịn tiếp diễn ở nhiều nơi, dẫn
đến việc xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả
làm chết nhiều người. Từ đó, các cơ quan tiến hành tố tụng phải khởi tố nhiều

vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Hà Nội là thành phố có số lượng và mật độ dân cư cao trên cả nước,
trong khi giao thông đường bộ thủ đô thường xảy ra nhiều vấn đề phức tạp do
cơ sở hạ tầng đô thị bộc lộ hạn chế, số lượng phương tiện tham gia giao thông
lớn, nhiều trục đường được thiết kế chưa khoa học và đồng bộ. Điều này đã
dẫn đến việc bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ chưa thể đáp ứng
được yêu cầu đặt ra và luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn giao thông
trên địa bàn thành phố. Do đó, việc xử lý các vụ án vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ luôn là sự thách thức không nhỏ đối với các cơ quan
tiến hành tố tụng của thành phố Hà Nội, trong đó có cơ quan VKSND.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ, VKSND hai cấp thành phố Hà Nội đã cùng
các cơ quan tiến hành tố tụng khác trên địa bàn thực hiện đồng bộ, quyết liệt
nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định nhằm ngăn chặn, hạn chế tối đa tình trạng
vi phạm và tội phạm ở lĩnh vực này. Trong đó, VKSND thực hiện chức năng
THQCT, một trong hai chức năng cơ bản của VKSND nhằm bảo đảm mọi
hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không


2

làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.
Tuy vậy, điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ là giai đoạn TTHS có nhiều hoạt động phức tạp, do khơng chỉ chịu sự điều
chỉnh của pháp luật hình sự, TTHS mà còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố
như kết cấu hạ tầng, kỹ thuật an toàn giao thơng đường bộ, thiên nhiên, thời
tiết. Q trình THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án này của VKSND hai cấp
thành phố vì vậy cịn phát sinh một số hạn chế trong việc xác định chứng cứ
chứng minh tội phạm và người phạm tội, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và

tài sản không được xác định rõ ngay khi vụ tai nạn giao thơng xảy ra. Trong
khi đó, hệ thống pháp luật về tội phạm và THQCT trong giai đoạn điều tra,
việc thực hiện hoạt động này trên thực tiễn còn chưa đồng bộ, thiếu sự thống
nhất, việc nghiên cứu khoa học, sơ kết, tổng kết chuyên đề này của VKSND
còn chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, có hiệu quả.
Đó chính là những lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hành quyền
công tố trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn Thạc sĩ theo
định hướng ứng dụng của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến nay, hoạt động nghiên cứu về tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ và THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án đã được đề
cập, cơng bố trong nhiều cơng trình khoa học và hiện vẫn đang tiếp tục được
hồn thiện. Trong đó, có thể đề cập tới một số tài liệu tiêu biểu sau đây:
2.1. Nhóm các tài liệu là giáo trình, sách chun khảo, tham khảo
- Sách: “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi,
bổ sung năm 2017 (Phần các tội phạm) – Quyển 2” do Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2018;
- Sách: “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” (Tái


3

bản lần thứ nhất) do Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng chủ biên, Nhà xuất bản Lao
động, năm 2019;
- Giáo trình: “Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) – Tập 2” do
Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng và Tiến sĩ Lại Viết Quang đồng chủ biên, Trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2019;
- Giáo trình: “Thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra, truy tố vụ
án hình sự” của Tiến sĩ Lại Viết Quang, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2020.

2.2. Nhóm các tài liệu là luận văn Thạc sĩ
- Luận văn Thạc sĩ: “Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố
ở giai đoạn điều tra các vụ án vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội” của tác giả
Nguyễn Minh Đức, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014;
- Luận văn Thạc sĩ: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng
đường bộ trong Bộ luật Hình sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Thị Phương
Thảo, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2018;
- Luận văn Thạc sĩ: “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” từ
thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Quốc An, Học viện Khoa học
xã hội, năm 2019.
2.3. Nhóm các tài liệu là bài viết được đăng tải trên tạp chí, báo khoa
học chuyên ngành
- Bài viết: “Bình luận về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ” của tác giả Đinh Văn Quế được đăng tải trên Tạp chí Kiểm sát, số
11 năm 2020, trang 23-33 và 46;
- Bài viết: “Một số vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ án về
trật tự an tồn giao thơng đường bộ” của tác giả Nguyễn Đức Mai được đăng
tải trên Tạp chí Tịa án nhân dân, số 22 năm 2009, trang 22-28;


4

Hầu hết các tài liệu liên quan đến đề tài này chỉ nghiên cứu, đề cập một
cách riêng lẻ về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ hoặc
THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ở mức độ khái qt và cơ bản.
Ngồi ra, một số đề tài liên quan chưa đi sâu phân tích những điểm riêng biệt
của loại tội này trong công tác THQCT trong giai đoạn điều tra. Đồng thời, đa
số các tài liệu phân tích theo quy định tại BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung

năm 2009) hay THQCT trong giai đoạn điều tra theo quy định của BLTTHS
năm 2013 nên đến thời điểm hiện tại đã khơng cịn mang tính cập nhật.
Do vậy, tác giả nhận thấy việc kế thừa và tiếp tục nghiên cứu đề tài trên
còn nguyên ý nghĩa cấp thiết, nhất là khi hiện nay chưa có nhiều cơng trình
nghiên cứu cụ thể về THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận, tình hình đặc điểm có
liên quan và thực tiễn THQCT của VKSND hai cấp thành phố Hà Nội trong
giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định tham gia giao thơng đường bộ. Từ
đó, luận văn đặt ra u cầu và một số giải pháp nâng cao chất lượng THQCT
trong điều tra vụ án này trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích một số vấn đề lý luận về THQCT trong giai đoạn điều tra vụ
án vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ;
- Phân tích tình hình đặc điểm có liên quan và thực trạng THQCT trong
giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó đánh giá, chỉ rõ một số hạn chế và
nguyên nhân của THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Phân tích yêu cầu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng


5

THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của hoạt

động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu THQCT trong giai đoạn điều
tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, bắt đầu từ khi
CQĐT, VKSND hay Hội đồng xét xử quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi
CQĐT ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm
theo quyết định đình chỉ điều tra, sau đó chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND.
- Phạm vi về chủ thể: VKSND hai cấp thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về không gian: Địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian 05 năm, kể từ
năm 2017 đến năm 2021 (cụ thể từ ngày 01/12/2016 đến ngày 30/11/2021).
5. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận triết học của
chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện
chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng về Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học
Luật Hình sự và TTHS như: thu thập, phân tích, tổng hợp thơng tin từ các
nguồn tài liệu để từ đó tạo ra một hệ thống khoa học toàn diện và thống nhất;
tận dụng nguồn trí tuệ từ những chuyên gia để tham khảo và đánh giá bản
chất của đối tượng nghiên cứu; chọn mẫu và thống kê hình sự để giải thích


6

tình hình tội phạm, từ đó phản ánh xu hướng của tội phạm này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ một cách hệ thống về lý luận và thực

tiễn THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó làm rõ vai trị, nhiệm
vụ, quyền hạn của VKSND trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm và
đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra
vụ án. Đồng thời, kết quả của luận văn sẽ góp phần hồn thiện lý luận khoa
học hình sự, TTHS và khoa học pháp lý chuyên ngành kiểm sát.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài có thể được sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo trong
việc nghiên cứu và học tập Luật TTHS. Đồng thời có thể góp phần nâng cao
hoạt động nhận thức về nội dung này của đội ngũ cán bộ Kiểm sát và đội ngũ
cán bộ làm công tác thực tiễn tại các cơ quan tiến hành tố tụng khác liên quan
nhằm bảo đảm xử lý tội phạm khách quan, đầy đủ căn cứ pháp luật.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 03 chương, cụ thể:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong
giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ.
- Chương 2: Tình hình đặc điểm có liên quan và thực trạng thực hành
quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Chương 3: Yêu cầu và một số giải pháp nâng cao chất lượng thực
hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.


7

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ

THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ
1.1.1. Khái niệm
Căn cứ khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS, có thể rút
ra khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Điều 260 BLHS, do người có năng
lực TNHS thực hiện một cách vơ ý, xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ.
Tuy nhiên, khái niệm như vậy cịn mang tính khái quát khi chưa nêu được cụ
thể hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là hành vi gì.
Trong khoa học pháp luật hình sự, đã có một vài quan điểm về khái
niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Mỗi quan điểm
đều thể hiện được những điểm hợp lý, nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế.
Có quan điểm cho rằng: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ trong
khi tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt
hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác” [22, tr. 523].
Quan điểm trên đã làm rõ được hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm này và nêu được tội phạm gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản
của người khác. Tuy nhiên, quan điểm này chưa đề cập đến dấu hiệu chủ thể,
bên cạnh đó chưa đề cập đến trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản của người khác nếu không
được ngăn chặn kịp thời được quy định tại khoản 4 Điều 260 BLHS.


8

Ngồi ra, cịn có quan điểm nêu ra khái niệm như sau: “Tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi của người tham gia giao
thông đường bộ mà vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ thuộc

một trong các trường hợp sau đây: gây chết người; gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên;
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% trở lên; gây thiệt hại về
tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên; có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây
thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản của người khác nếu không
được ngăn chặn kịp thời” [34, tr. 9]. Tuy nhiên, cách liệt kê như vậy cịn chưa
bao hàm, súc tích mà nên tóm gọn lại là tội phạm xâm phạm an tồn giao
thơng đường bộ, gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khỏe của con người và tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, con người
nếu không kịp thời được phát hiện, ngăn chặn.
Trên cơ sở tiếp thu từ một số quan điểm trên, tác giả đưa ra khái niệm
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi nguy
hiểm cho xã hội do người tham gia giao thông đường bộ từ đủ 16 tuổi trở lên
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý, xâm phạm đến trật
tự an tồn giao thơng đường bộ, gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe của con người và tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ
chức, con người nếu không kịp thời được phát hiện, ngăn chặn.
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý
* Mặt khách quan
Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi
không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ các quy định về
tham gia giao thông đường bộ được quy định trong Luật Giao thông đường bộ


9

năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019) và các văn bản hướng dẫn liên
quan; dẫn đến hậu quả xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản cho các

chủ thể khác như trên. Trong đó, hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp
gây ra hậu quả đã được viện dẫn cụ thể tại khoản 1 Điều 260 BLHS.
Có thể chia hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ
thành hai nhóm, gồm: hành vi vi phạm của người điều khiển, sử dụng phương
tiện giao thông đường bộ và hành vi vi phạm của người bộ hành.
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ là tội phạm có
cấu thành vật chất bởi hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Đây
chính là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm đối với người gây
tai nạn. Nếu hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ mà
chưa gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay tài sản của người khác thì sẽ
không CTTP này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 260 BLHS.
Khoản 4 của điều luật quy định về hành vi vi phạm trong trường hợp có
khả năng thực tế dẫn đến một số hậu quả theo quy định nếu không được ngăn
chặn kịp thời. Đây là trường hợp hành vi mới chỉ gây ra tình trạng nguy hiểm
đặc biệt. Chẳng hạn như hành vi của người điều khiển xe đầu kéo xếp những
cuộn thép lớn nặng chục tấn trên xe không chằng buộc chắc chắn làm những
cuộn thép này rơi từ trên xe xuống đường, trong khi phía sau có nhiều xe đang
di chuyển nhưng chưa gây thiệt hại vì các xe đã kịp thời tránh được. Trường
hợp này cần phải xác định có đầy đủ ba yếu tố gồm: hành vi vi phạm quy định
về tham gia giao thơng đường bộ, tình trạng nguy hiểm đặc biệt và mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và tình trạng nguy hiểm đặc biệt này.
Ngồi ra, tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ còn
quy định dấu hiệu về địa điểm phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của CTTP, đó là
đường bộ, gồm: đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ theo
quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ.


10

* Khách thể

Tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ do Nhà nước
quy định nhằm bảo đảm hoạt động giao thông đường bộ được thông suốt, trật
tự, an tồn, hiệu quả. Đồng thời, tội phạm cịn xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe của con người và tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, con người.
* Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi vơ ý, có thể là vơ ý vì q tự
tin hoặc vơ ý vì cẩu thả. Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi, tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả
nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra hoặc có thể
ngăn ngừa được (vơ ý vì q tự tin) hoặc khơng thấy trước hành vi của mình
có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể
thấy trước hậu quả đó nếu có sự chú ý cần thiết (vơ ý vì cẩu thả).
* Chủ thể
Chủ thể của tội phạm là người đủ tuổi chịu TNHS theo quy định tại
khoản 1 Điều 12 BLHS (người từ đủ 16 tuổi trở lên) và có năng lực TNHS đã
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Người tham gia giao
thông đường bộ gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia
giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên
đường bộ theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ.
1.2. Khái niệm, đặc điểm của giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ
1.2.1. Khái niệm
Theo khoa học TTHS, có bốn giai đoạn giải quyết vụ án hình sự gồm:
khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Tuy vậy, giai đoạn điều tra vụ án hiện vẫn
chưa có nhận thức thống nhất về quan niệm hay hướng dẫn chính thức bởi các


11

cơ quan có thẩm quyền. BLTTHS cũng chưa có điều luật nào định nghĩa về

giai đoạn này mà chỉ có Chương X quy định về điều tra vụ án hình sự.
Mặc dù hoạt động điều tra (kiểm tra, xác minh) được bắt đầu ngay từ
khi CQĐT, VKSND tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm nhưng căn cứ
theo các quy định của BLTTHS tại Chương IX thì hoạt động này thuộc giai
đoạn khởi tố vụ án. Còn giai đoạn điều tra theo quy định của BLTTHS tại
Chương X được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi có
bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết
định đình chỉ điều tra vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, CQĐT được áp
dụng các biện pháp điều tra được quy định trong BLTTHS để thu thập chứng
cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và những vấn đề khác có liên quan
đến vụ án làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Do đó, có quan điểm như sau: “Điều tra là một giai đoạn của tố tụng
hình sự, trong đó Cơ quan điều tra được sử dụng các biện pháp do Luật Tố
tụng hình sự quy định để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người
phạm tội và những vấn đề khác có liên quan đến vụ án làm cơ sở cho việc xét
xử của Tòa án” [16, tr. 313-314].
Đây là quan điểm phổ biến nhất hiện nay khi coi điều tra là hoạt động
của CQĐT trong giai đoạn điều tra vụ án, điều này hoàn toàn phù hợp với
công tác điều tra của CQĐT. Tuy nhiên, theo luật định, CQĐT khơng phải là
chủ thể duy nhất có thẩm quyền trong giai đoạn điều tra khi VKSND thực
hiện chức năng THQCT, kiểm sát điều tra vụ án hình sự. Chẳng hạn, VKSND
có thể trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can; tiến hành một số hoạt động điều
tra như đối chất, hỏi cung bị can, lấy lời khai bị hại, người làm chứng, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo quy định tại BLTTHS. Do
vậy, CQĐT có mối quan hệ tố tụng rất chặt chẽ với VKSND trong quá trình
phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm, người phạm tội.


12


Từ những lập luận trên, tác giả đưa ra khái niệm giai đoạn điều tra vụ
án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
Giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, trong đó Cơ quan
điều tra áp dụng các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và những
vấn đề khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp
luật; đồng thời Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra vụ án làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ.
1.2.2. Đặc điểm
Thứ nhất, hoạt động điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ được tiến hành cơng khai theo trình tự,
thủ tục quy định tại BLTTHS. Tính cơng khai được hiểu là các cơ quan tiến
hành tố tụng tiến hành công khai các thủ tục TTHS về điều tra, các biện pháp
điều tra được tiến hành đều phải có sự có mặt của những người mà luật định
và những người này phải được ký vào biên bản của các hoạt động điều tra.
Thứ hai, hoạt động điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy
định tham gia giao thông đường bộ được thực hiện từ rất sớm. Do vậy, nếu
hoạt động này chính xác ngay từ đầu sẽ góp phần bảo đảm cho các giai đoạn
tố tụng tiếp sau có căn cứ; ngược lại, nếu hoạt động điều tra thụ động, chậm
trễ, thiếu sót sẽ kéo theo những sai lầm trong các giai đoạn truy tố, xét xử.
Chính vì lẽ đó, giai đoạn điều tra vụ án có vị trí, vai trị và ý nghĩa hết sức
quan trọng trong q trình tìm kiếm chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội.
Thứ ba, trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ, kết quả của hoạt động khám nghiệm hiện trường có vai
trị đặc biệt quan trọng khi đây là nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh tội


13


phạm cao nhất, có ý nghĩa nhất trong q trình định hướng điều tra vụ án. Bởi
lẽ, hiện trường vụ án là nơi ghi nhận khách quan đầy đủ dấu vết liên quan để
từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng có thể đánh giá nhằm xác định tội phạm,
người phạm tội và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Do vậy,
trường hợp xảy ra sai sót ở hoạt động khám nghiệm hiện trường thường gây
hậu quả rất khó khắc phục trong quá trình giải quyết vụ án.
Thứ tư, việc thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ không đơn giản do nhiều yếu tố
khách quan. Các vụ tai nạn giao thông thường xảy ra bất ngờ, nhanh, nếu là
ban đêm thì ít khi có người làm chứng, nếu là ban ngày thì người đi đường
khó chứng kiến đầy đủ diễn biến, hoặc nếu có chứng kiến rõ thì ít khi họ dừng
lại để chờ khai báo sự việc với CQĐT hay VKSND. Đồng thời, địa điểm xảy
ra vụ án là nơi tập trung rất nhiều phương tiện và người tham gia giao thông
di chuyển liên tục. Hoặc khi xảy ra tai nạn thì việc cấp cứu nạn nhân là cấp
thiết nên hiện trường vụ án dễ bị xáo trộn, nhiều dấu vết bị thay đổi hoặc bị
mất như vết cày, vết sơn, vị trí của nạn nhân và phương tiện khi xảy ra tai
nạn. Mặt khác có thể kể tới việc nếu nạn nhân đã chết hoặc bị thương nặng
phải cấp cứu thì đối tượng gây tai nạn thường cố tình đưa ra lời khai, diễn lại
hiện trường có lợi cho mình mà ít có chứng cứ khác để đối chiếu.
1.3. Khái niệm, đặc điểm của thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1.3.1. Khái niệm
Để đưa ra khái niệm về công tố và THQCT, cần xuất phát từ nội hàm
công tố gắn liền với Nhà nước và tính giai cấp của Nhà nước. Để củng cố địa
vị, Nhà nước thiết lập trật tự công phù hợp với ý chí, lợi ích của mình và bảo
vệ trật tự này bằng cách trừng trị những hành vi nguy hiểm xâm hại đến các
quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ. Do vậy, bản chất của công tố gắn liền



14

với tội phạm, người phạm tội trong TTHS; cụ thể là sự buộc tội đối với người
đã thực hiện hành vi phạm tội nhằm bảo vệ lợi ích đã bị hành vi đó xâm hại
hoặc đe dọa xâm hại. Muốn vậy, cơ quan giữ quyền công tố phải sử dụng các
quyền năng mà pháp luật cho phép để trực tiếp hoặc yêu cầu cơ quan khác có
thẩm quyền thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm. Tại Việt Nam, việc thu
thập chứng cứ chủ yếu được thực hiện bởi CQĐT, một thiết chế nằm ngoài hệ
thống tổ chức của cơ quan công tố là VKSND. Tuy nhiên, VKSND với vai trò
là chủ thể buộc tội phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của tồn
bộ hệ thống chứng cứ để phục vụ việc truy tố; bằng việc đề ra yêu cầu điều tra
đối với CQĐT, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra, ban hành một số
quyết định tố tụng khác để xác nhận hiệu lực pháp lý đối với một số quyết
định, hành vi tố tụng của CQĐT hoặc phủ quyết nếu có sai phạm… Thực hiện
những quyền năng này chính là biểu hiện của hoạt động THQCT [11].
Chức năng này đã được định nghĩa cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Luật Tổ
chức VKSND năm 2014 như sau: “Thực hành quyền công tố là hoạt động của
Viện kiểm sát nhân dân trong Tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của
Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”.
Hầu hết các quan điểm đề cập đến khái niệm quyền cơng tố và THQCT
đều có những điểm tương đồng nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Quan điểm thứ nhất, quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực
hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về Nhà
nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (VKSND) để phát hiện
tội phạm và truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Để làm được điều này,
cơ quan có chức năng THQCT phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy
đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó



15

quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên
tịa. Do đó, THQCT là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc
nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm
tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử [33, tr. 40, 57].
Quan điểm này đã xác định được đầy đủ đối tượng, chủ thể, nội dung
và phạm vi của THQCT. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì khơng cần
thiết đề cập tới thuật ngữ “phát hiện tội phạm” như một trong hai nhiệm vụ
của quyền công tố. Đồng ý rằng VKSND có thể phát hiện tội phạm nhưng đây
là nhiệm vụ chính của CQĐT, trong khi VKSND chỉ phát hiện tội phạm nếu
có căn cứ vi phạm pháp luật của CQĐT. Có thể thấy ở khái niệm THQCT thì
quan điểm này cũng chỉ cịn đề cập đến nhiệm vụ truy cứu TNHS.
Quan điểm thứ hai, quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho
VKSND để truy cứu TNHS đối với người phạm tội và thực hiện việc buộc tội
đối với người đó trước phiên tịa. Do đó, THQCT là VKSND sử dụng các
quyền năng pháp lý theo luật định để thực hiện việc truy cứu TNHS đối với
người có hành vi phạm tội nhằm bảo đảm việc truy tố tội phạm được công
bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng tội [19, tr. 124-126].
Quan điểm này cũng đã chỉ rõ quyền công tố là quyền của Nhà nước
giao cho VKSND và thực hiện hai nhiệm vụ là truy cứu TNHS người phạm
tội và thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội trước phiên toà. Tuy
nhiên, tác giả cho rằng buộc tội người phạm tội trước phiên tồ cũng chính là
một trong các hoạt động truy cứu TNHS đối với người phạm tội nên không
cần thiết phải tách biệt hai thuật ngữ này. Đồng thời, quan điểm này chỉ ra
nhiệm vụ của THQCT là bảo đảm việc truy tố tội phạm. Như vậy đã thu hẹp
phạm vi của THQCT chỉ đến giai đoạn truy tố vụ án là không đầy đủ.
Quan điểm thứ ba, quyền công tố là quyền buộc tội của Nhà nước đối
với người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã



16

hội bị coi là tội phạm. Do đó, THQCT là một trong các hình thức thực hiện
quyền lực của Nhà nước được Nhà nước giao cho VKSND để thực hiện
quyền buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được bắt đầu từ khi thụ
lý giải quyết nguồn tin về tội phạm và diễn ra trong suốt quá trình điều tra,
truy tố, xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người
phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội đều phải được xử lý hình sự theo
đúng quy định của pháp luật [15, tr. 50]. Có thể thấy, quan điểm này tương
đồng với khái niệm tại Luật Tổ chức VKSND năm 2014, ngoài ra do xuất
hiện sau khi BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực nên đã
quy định chủ thể bị buộc tội bao gồm cả pháp nhân thương mại phạm tội.
Dựa trên một số quan điểm cùng những lập luận nêu trên, tác giả đưa ra
khái niệm quyền cơng tố và THQCT trong vụ án hình sự như sau:
Quyền công tố là quyền buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội,
pháp nhân thương mại phạm tội. Do đó, thực hành quyền cơng tố là hoạt
động của Nhà nước được Nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân sử dụng
các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc buộc
tội đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội; được bắt đầu từ
khi giải quyết nguồn tin về tội phạm và diễn ra trong suốt quá trình điều tra,
truy tố, xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người
phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội đều phải được xử lý hình sự theo
quy định của pháp luật.
Từ hệ thống những khái niệm đã nêu ở trên, tác giả đưa ra khái niệm
THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ như sau: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra
vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hoạt động của
Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra vụ án để thực hiện việc buộc

tội đối với người phạm tội, được bắt đầu từ khi khởi tố vụ án hình sự và diễn


×